Tải bản đầy đủ (.doc) (162 trang)

luận văn Đặc điểm ngôn ngữ diễn đàn thanh – thiếu niên (từ 12 đến 30 tuổi)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.27 MB, 162 trang )

MỤC LỤC
1.1.2. Quan hệ và địa vị của ngôn ngữ toàn dân 10
Bài hát đêm tân hôn ^_^ 38
zẪn lÀk nhƯ thía (vẫn làm như thế) 57
Một hành tinh ngoại có thể có sự sống 89
[HOT] Thông báo tuyển vợ toàn v-z! 124
Bài hát đêm tân hôn ^_^ 127
[HOT] TỔNG HỢP video hỏt nhộp siờu HÀI nè :)) update Số video trong topic này rất
nhiều nhưng Các bạn vnzoom cứ từ từ thưởng thức nhé Rất thú vị đấy Mình để chế độ ẩn để
tiện cho các bạn load,cỏc bạn ấn vô HIỆN 127
Truyện tranh Đụrờmon chế: Bánh mì giúp đạo nhạc 128
ầÄầh' ẹÄ^u" ảXảệủ" Ä*n †ƠủảXả` Ơ€^u ! 156
zẪn lÀk nhƯ thía 156
Angry birds phiên bản đầy đủ dành cho pc 158
Các hàm cơ bản trong excel 158
3G Viettel trọn gói cần đọc - tin khẩn 159
15 điều người dùng máy tớnh nờn biết {sưu tầm} 160
MỞ ĐẦU
1
I. Lý do chọn đề tài
1.1. Ngôn ngữ là một hiện tượng xã hội đặc biệt, nó chỉ có thể phát sinh và
phát triển khi gắn liền với xã hội loài người. Ngoài xã hội, ngôn ngữ không thể tồn
tại được. Ngôn ngữ sinh ra do ý muốn nhu cầu giao tiếp của con người, do đó nó là
sản phẩm mang tính xã hội. Tính xã hội thể hiện ở chỗ, mỗi một cộng đồng người,
một nhóm người, một xã hội, một quốc gia đều có một quy ước riêng về ngôn ngữ
cho mình. Đặt ngôn ngữ ra khỏi hệ thống đú, nú trở nên vô nghĩa hoặc khó hiểu đối
với người khác.
Không chỉ là một hệ thống tín hiệu đặc biệt, thể hiện trực tiếp tư tưởng của
con người, thực hiện chức năng giao tiếp, ngôn ngữ còn là một hệ thống tín hiệu
mang tính vật chất, vì thế nó cũng luôn luôn vận động và biến đổi theo thời gian
như các dạng vật chất khác. Mỗi một xã hội ở mỗi một giai đoạn lịch sử khác nhau


sẽ có những sự thay đổi khác nhau, tùy theo quy ước của từng cộng đồng người
trong xã hội đó. Tuy sự thay đổi này không nhiều, không thể làm thay đổi được toàn
bộ hệ thống cấu trúc ngữ nghĩa của ngôn ngữ, sự thay đổi chỉ ở một mức độ nhất
định nào đó.
1.2 Trong hệ thống tín hiệu ngôn ngữ lớn bao gồm nhiều hệ thống ngôn ngữ
nhỏ thuộc các chuyên ngành, lĩnh vực khác nhau, cụ thể như: ngôn ngữ sinh hoạt,
ngôn ngữ báo chí, ngôn ngữ chính luận, ngôn ngữ hành chính, ngôn ngữ nghệ
thuật…
Mỗi một chuyên ngành ngôn ngữ khác nhau lại có một đặc thù phù hợp với
chuyên ngành đó. Giữa các chuyên ngành khác nhau bao giờ cũng có sự giao thoa
ngôn ngữ, và sự giao thoa nhiều nhất là giao thoa với ngôn ngữ giao tiếp (ngôn ngữ
sinh hoạt). Với hai chức năng quan trọng nhất của mình là giao tiếp và tư duy, có thể
khẳng định rằng: ngôn ngữ giao tiếp (ngôn ngữ sinh hoạt) là dạng ngôn ngữ quan
trọng nhất. Ngôn ngữ cũng như các dạng vật chất khác, không ngừng tiến hóa. Vì vậy
sẽ luụn cú từ mất đi, có từ mới hình thành, có từ thay đổi nghĩa hoặc thay đổi cách sử
2
dụng. Ngôn ngữ không phải là cái gì bất biến, khó thay đổi, mà vận động, thay đổi
luôn luôn liên tục.
1.3. Cùng với xu hướng hiện nay của thế giới là xu hướng tri thức hóa thông tin
trong mọi lĩnh vực, ngôn ngữ cũng không tách biệt khỏi xu hướng này. Sự bùng nổ
thông tin cùng với sự xuất hiện của internet, một lớp ngôn ngữ mới ra đời được gọi là
ngôn ngữ internet (ngôn ngữ mạng). Nhịp sống càng gấp gáp, các phương tiện hiện đại
càng gần gũi với các phương tiện sinh hoạt đời thường, thì những ngôn từ thuộc lớp
ngôn ngữ mạng càng có nhiều cơ hội phát sinh, phát triển và xâm nhập vào cuộc sống
hàng ngày. Ngôn ngữ mạng với những đặc điểm riêng, ưu điểm cũng như nhược điểm,
nó có ảnh hưởng tới ngôn ngữ trong tất cả các lĩnh vực, đặc biệt là trong lĩnh vực giao
tiếp thường ngày.
1.4. Có nhiều cách hiểu và định nghĩa về ngôn ngữ mạng. Cách hiểu đơn thuần
thì đó là lớp ngôn ngữ thuộc lĩnh vực công nghệ thông tin, dùng để tạo lập và thiết kế
web, các chương trình phần mềm, tin học… Nhưng hiện nay ngôn ngữ mạng còn được

hiểu là ngôn ngữ mà những bạn trẻ thuộc các thế hệ 8X, 9X đang sử dụng trờn cỏc
phương tiện thông tin như: điện thoại, internet… đặc biệt là trên internet. Ngôn ngữ này
được gọi là ngôn ngữ @. Ngôn ngữ này khá đa dạng, ban đầu sử dụng qua chat yahoo,
game online, rồi được dùng trong các diễn đàn, dần lan sang các blog cá nhân với tốc độ
chóng mặt. Ngôn ngữ @ ban đầu chỉ là cách biến đổi chữ cái học theo wed nước ngoài.
Chẳng hạn như từ forever trong Tiếng Anh, để nhanh và gọn, sẽ được viết lại thành 4rever;
goodnight sẽ được viết lại thành G9… Sau này ngôn ngữ mạng ngày càng biến đổi nhiều,
tùy theo cách sử dụng cũng như người dùng.
Diễn đàn (forum) là khái niệm quen thuộc trong cộng đồng những người dùng
internet. Diễn đàn là nơi giao lưu học hỏi kinh nghiệm, cũng như trao đổi thông tin và
cập nhật tin tức cho mọi người. Đây là sân chơi khá tự do nên mỗi cá nhân khi tham
gia đều có thể thoải mái thể hiện bản thân mình. Cách thể hiện đầu tiên là thể hiện qua
ngôn ngữ sử dụng. Ngôn ngữ diễn đàn, cũng như ngôn ngữ blog, chat, game… có
nhiều đặc điểm khác so với ngôn ngữ nói và viết chính thống. Những thay đổi này bắt
3
nguồn từ những đặc trưng riêng của diễn đàn cũng như những đặc điểm của dòng ngôn
ngữ mạng.
1.5. Càng ngày ngôn ngữ mạng càng xâm nhập nhiều vào cuộc sống thường
ngày, sinh hoạt cũng như học tập, làm việc của mọi người, đặc biệt là thế hệ tuổi teen.
Sự xâm nhập này kéo theo nhiều tác động, kể cả tích cực và tiêu cực. Vì vậy, tìm hiểu
đặc điểm ngôn ngữ trên một số diễn đàn của thanh thiếu niên có thể có ý nghĩa quan trọng
trong việc tìm hiểu đặc điểm cũng như những tác động của lớp ngôn ngữ này tới sự phát
triển của Tiếng Việt, trong việc giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt. Bảo vệ sự trong sáng
của Tiếng Việt cũng có nghĩa là giữ gìn cho tiếng mẹ đẻ của chúng ta luôn phát triển lành
mạnh, vừa phát huy được bản sắc tinh tế của ngôn ngữ dân tộc, vừa du nhập được những
khái niệm mới cần thiết cho cuộc sống hôm nay trong xu thế hội nhập quốc tế ngày càng
sâu rộng.
1.6. Ngôn ngữ diễn đàn được sử dụng nhiều nhất ở lứa tuổi teen 8X, 9X. Vậy
nên sự ảnh hưởng của nó cũng xảy ra nhiều nhất ở bộ phận thanh thiếu niên. Với luận
văn này, chúng tôi chủ yếu tìm hiểu đặc điểm Tiếng Việt trên một số diễn đàn thanh

thiếu niên và sự ảnh hưởng của ngôn ngữ này tới sự phát triển của Tiếng Việt hiện nay.
1.7. Theo xu hướng nghiên cứu chung của ngôn ngữ học thời hậu cấu trúc,
luận văn của tôi chọn đối tượng nghiên cứu là những biểu hiện sống động của lời
nói trong các lĩnh vực khác nhau của đời sống. Chúng tôi chọn đối tượng ngôn ngữ
diễn đàn là một địa hạt rất mới mẻ cả về tính thời sự của nghiên cứu xã hội (vấn đề
giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt), lẫn sự mới mẻ của đối tượng (đặc điểm và
ảnh hưởng ngôn ngữ diễn đàn tới Tiếng Việt). Cùng với việc khảo sát, nghiên cứu
về lớp ngôn ngữ diễn đàn, có thể dự đoán tương lai, xu hướng phát triển tiếp theo
cho lớp ngôn ngữ này, đồng thời góp phần giữ gìn sự trong sáng cho Tiếng Việt.
1.8. Mặt khác, việc nghiên cứu ngôn ngữ mạng nói chung và ngôn ngữ diễn đàn
mới xuất hiện ở Việt Nam trong vài năm trở lại đây, nhưng nó chưa được quan tâm nghiên
cứu nhiều, chủ yếu là một số bài báo trên một số tờ báo: Tạp chí ngôn ngữ, Ngôn ngữ học
trẻ, Nhân dân, Tuổi trẻ,…và các báo điện tử: Vietnamnet.vn, dantri.com.vn,
4
tintuconline.com.vn, 24h.com.vn,… Các báo chủ yếu nêu vấn đề và một số nét đánh giá
chung chung chứ chưa đi sâu vào cơ chế phát sinh, phát triển, cũng như ảnh hưởng của
ngôn ngữ diễn đàn tới sự phát triển của Tiếng Việt, nên vấn đề này vẫn đang bị bỏ ngỏ.
Với những lý do trên, chúng tôi chọn đề tài của luận văn là: “Đặc điểm
ngôn ngữ diễn đàn thanh – thiếu niên (từ 12 đến 30 tuổi)”.
I. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
I.1. Mục đích nghiên cứu
Thông qua việc tìm hiểu đặc điểm Tiếng Việt sử dụng trên một số diễn đàn
thanh thiếu niên, góp phần nghiên cứu Tiếng Việt với tư cách là biến thể dưới tác
động của các nhân tố xã hội; góp phần chuẩn hóa Tiếng Việt, giữ gìn sự trong sáng
của Tiếng Việt trong giai đoạn hiện nay; góp phần nghiên cứu vào một lĩnh vực
ngôn ngữ mới là ngôn ngữ diễn đàn.
I.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Từ những mục đích nghiên cứu trên, luận văn đặt ra các nhiệm vụ chính như sau:
- Khái quát hệ thống tín hiệu ngôn ngữ qua các phương ngữ và các
mạng ngôn ngữ.

- Giới thiệu một cách khái quát và có hệ thống đặc điểm của ngôn ngữ
diễn đàn, đặc điểm cũng như ảnh hưởng của ngôn ngữ này đến sự phát triển của
Tiếng Việt, đặc biệt là trong ngôn ngữ giao tiếp thường ngày.
- Khái quát sự ảnh hưởng của ngôn ngữ diễn đàn đến sự phát triển của
Tiếng Việt nhìn từ các góc độ khác như: ngữ âm, từ vựng, cỳ phỏp,… để từ đó có cái
nhìn toàn diện hơn về sự ảnh hưởng của ngôn ngữ diễn đàn đến Tiếng Việt.
- Khảo sát ý kiến, thái độ của mọi người đối với ngôn ngữ diễn đàn và
đưa ra những dự đoán cho tương lai của ngôn ngữ này.
II. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
5
3.1. Hiện nay đối tượng sử dụng mạng chủ yếu là thanh – thiếu niên thuộc
thế hệ 8X, 9X. Họ sử dụng mạng chủ yếu để: chat yahoo, chơi game, tham gia các
diễn đàn (forum), viết blog… Ngôn ngữ họ sử dụng ngoài Tiếng Việt hàng ngày, họ
thường biến hóa và vận dụng cỏc kớ tự một cách linh hoạt và sáng tạo vào việc giao
tiếp, tạo ra các biến thể ngôn ngữ trên mạng. Phạm vi khảo sát của luận văn sẽ là
những phương tiện có kết nối mạng (điện thoại, máy tính), các diễn đàn, forum của
một số game online, phũng chỏt, blog, một số báo mạng…
3.2. Người sử dụng mạng hầu hết là giới trẻ, vì vậy đối tượng khảo sát của luận
văn chính là những bạn trẻ thuộc thế hệ 8X, 9X. Họ còn được gọi là những gamer,
blogger, chatter, member của các forum… Đây là những đối tượng thường xuyên sử
dụng mạng, về mặt tâm lý rất dễ bị ảnh hưởng, dễ bắt chước cái mới mà không cần biết
hậu quả.
3.3. Trước đây, mạng internet được tạo ra và sử dụng với mục đích lưu giữ và
trao đổi thông tin, dữ liệu, kết nối các cơ sở dữ liệu lại với nhau. Các ứng dụng của
mạng ra đời như: game online, chat yahoo, forum, blog… mục đích ban đầu là để
mọi người vừa chơi, vừa có thể nói chuyện trực tuyến với nhau. Lâu dần, người sử
dụng các ứng dụng này ngoài việc nói chuyện, còn tạo ra cho mình một thế giới
riêng: viết nhật ký, bày tỏ tình cảm, giải đáp những thắc mắc, đưa tin… Ở những sân
chơi này, mọi người có thể viết thoải mái (có phần tùy tiện), sử dụng các ký tự để tạo
ra sự đẹp mắt, cá tính, viết tắt hay đệm tiếng lóng, thậm chí dựng cỏc phương ngữ,

tiếng địa phương. Tất cả những điều trên tạo thành một biến thể ngôn ngữ mới là
ngôn ngữ @. Đối tượng nghiên cứu của luận văn chính là loại ngôn ngữ @ này trên
một số diễn đàn thanh thiếu niên hiện nay.
III. Ý nghĩa của đề tài
Luận văn đi vào tìm hiểu đặc điểm ngôn ngữ trên một số diễn đàn trẻ, lớp
ngôn ngữ mới xuất hiện ở Việt Nam một số năm gần đây. Đây là một đề tài về ngôn
ngữ học xã hội, một vấn đề ngôn ngữ học rất đáng chú ý, quan tâm. Quá trình
nghiên cứu, luận văn thu được những cái mới sau:
6
III.1. Đây là công trình thứ hai nghiên cứu sự biến đổi của ngôn ngữ trên
mạng internet, cụ thể là tìm hiểu đặc điểm Tiếng Việt trên một số diễn đàn thanh
thiếu niên (từ 12 đến 30 tuổi). Luận văn khẳng định tính bất biến và khả biến của
ngôn ngữ là Tiếng Việt nói chung và Tiếng Việt trên mạng nói riêng trong xu thế
hội nhập ngôn ngữ toàn cầu, đáp ứng lý thuyết của ngôn ngữ học xã hội.
III.2. Luận văn góp phần cho việc nghiên cứu ngôn ngữ học xã hội mới, một xu
thế nghiên cứu mới với miền đất mới là ngôn ngữ mạng internet. Luận văn còn góp phần
định hướng và chuẩn hóa Tiếng Việt trong công cuộc bảo vệ trong sáng của Tiếng Việt.
III.3. Luận văn bước đầu tìm hiểu thái độ xã hội đối với loại ngôn ngữ mới
là ngôn ngữ diễn đàn, một dạng biến thể ngôn ngữ của Tiếng Việt, đưa ra những dự
đoán tương lai cho lớp ngôn ngữ này.
IV. Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu ngôn ngữ xã hội là một địa hạt nghiên cứu mới mẻ. Hơn nữa,
phương tiện để tìm hiểu, khảo sát lại là mạng internet và các phương tiện truyền
thông. Vì thế, phương pháp nghiên cứu của chúng tôi bao gồm:
- Khảo sát thái độ xã hội đối với ngôn ngữ mạng internet và ngôn ngữ diễn
đàn.
- Phân tích ngữ nghĩa và phân tích ngữ cảnh.
- Phương pháp điều tra xã hội học.
- Phương pháp so sánh, tổng hợp trên cơ sở ngữ liệu thu thập.
Bên cạnh các phương pháp trên, luận văn sử dụng các thủ pháp sau: thủ pháp

thống kê, phân loại…
V. Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và ngữ liệu thu
thập, luận văn bao gồm 3 chương:
7
Chương I: Cơ sở lý thuyết
Chương II: Đặc điểm Tiếng Việt sử dụng trên một số diễn đàn thanh – thiếu
niên (từ 12 đến 30 tuổi)
Chương III: Tiếng Việt trên diễn đàn với việc giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt
8
CHƯƠNG I
CƠ SỞ LÝ THUYẾT
1.1. Phương ngữ
1.1.1. Phương ngữ và ngôn ngữ toàn dân
“Phương ngữ là một thuật ngữ ngôn ngữ học để chỉ sự biểu hiện của ngôn
ngữ toàn dân ở địa phương cụ thể với những nét khác biệt của nó so với ngôn ngữ
toàn dân hoặc so với một ngôn ngữ khỏc”. [4; 29]
Phương ngữ hay phương ngôn, tiếng địa phương là cách gọi khác trong Tiếng
Việt của cùng một thuật ngữ dialect. Thuật ngữ dialect dùng để chỉ cả phương ngữ có
chữ viết lẫn phương ngữ không có chữ viết, cả biến thể địa lý lẫn biến thể xã hội của
ngôn ngữ. Theo cách hiểu của người Anh, phương ngữ là biến thể ngôn ngữ không
chính thức, chỉ dùng ở trong các tầng lớp thấp hoặc ở nông thôn.
Theo Nguyễn Văn Khang, phương ngữ cần được xem xét trên hai mặt: mặt
cấu trúc và mặt chức năng.
+ Nếu nhìn từ góc độ cấu trúc, gọi là phương ngữ của ngôn ngữ, một khi các
ngôn ngữ này tuy có trong hệ thống cấu trúc riêng, nhưng vẫn có thể chứng minh được
mối quan hệ cội nguồn trong các phương ngữ đó với ngôn ngữ. Hay nói một cách
khác, trong ngôn ngữ và các phương ngữ có quan hệ cội nguồn với nhau.
+ Nếu nhìn từ gốc độ chức năng, thì phương ngữ là một loại biến thể ngôn
ngữ mà chức năng giao tiếp chịu sự hạn chế mang tính địa phương và sự phát triển

của nó chưa đạt đến mức chưa được tiêu chuẩn hóa (dưới chuẩn).
Ranh giới giữa phương ngữ và ngôn ngữ là điều không đơn giản. “ Ranh giới
này không chỉ được nhìn nhận ở cấu trúc bên trong của ngôn ngữ mà còn phụ thuộc vào
chức năng (do các nhân tố chính trị, xã hội quyết định) giữa chúng. Hay nói một cách
khác, sự phân biệt phương ngữ với ngôn ngữ còn phụ thuộc vào nhân tố “giá trị xã
hội”[10; 112]. Nhiều nhà nghiên cứu đã đưa ra nhiều tiêu chuẩn để phân biệt ngôn ngữ
và phương ngữ, nhưng theo Hoàng Thị Châu, phương ngữ được hiểu đơn giản là “một
9
thuật ngữ ngôn ngữ học để chỉ sự biểu hiện của ngôn ngữ toàn dân ở địa phương cụ thể
với những nét khác biệt của nó so với ngôn ngữ toàn dân hoặc so với một ngôn ngữ
khỏc” [ 4; 29].
Vậy “ngôn ngữ toàn dân là một hiện tượng lịch sử - văn hóa, đó là cái hình thức trau
chuốt có ý thức của cách nói năng mà ta phải học tập mới có được chứ không phải tự nhiờn” [4;
26, 27].
“ Khi miêu tả tiếng nói tự nhiên, thì dứt khoát nó là mô tả một phương ngữ cụ
thể. Khi miêu tả chỉ thu hẹp vào phương pháp mà thôi, thì sự khác nhau giữa phương
ngữ với ngôn ngữ toàn dân thường không có gì quan trọng, trừ một vài từ chỉ trỏ, một
vài hư từ, tức là không liên quan gì tới cấu trỳc”. [4; 27]. Sự thống nhất về mọi mặt ngữ
pháp của phương ngữ đảm bảo tính thống nhất của ngôn ngữ toàn dân của quốc gia –
dân tộc ấy.
1.1.2. Quan hệ và địa vị của ngôn ngữ toàn dân
Vì tự thân khái niệm phương ngữ đã chứa đựng mối quan hệ với các phương
ngữ khác, cũng như với ngôn ngữ toàn dân cho nên chúng ta bắt buộc phải xột nú
trước hết trong quan hệ với ngôn ngữ toàn dân.
Ngay từ khi xã hội loài người mới được thành lập thì “phương ngữ là ngôn ngữ
của từng bộ lạc và với tư cách như vậy, nó trở thành mầm mống để trở thành ngôn ngữ
toàn dân trong một xã hội cao hơn, khi ngôn ngữ ra đời” [4; 44]. Khi ngôn ngữ ra đời
thì ngôn ngữ toàn dân cũng ra đời. Đó là “công cụ giao tiếp chung cho cả nước”, nó ra
đời trên “cơ sở phương ngữ xã hội của giai cấp thống trị, dân tộc có số dân đông hơn,
có văn hóa cao hơn, thế mạnh hơn nhưng xét cho cùng vẫn là trên một phương ngữ cụ

thể” [2; 45].
Nhiều nhà nghiên cứu ngôn ngữ cho rằng phương ngữ là một bộ phận của ngôn
ngữ toàn dân. Điều này chỉ đúng khi xét về mặt địa lớ. Cũn về mặt ngôn ngữ học,
phương ngữ được xem như là một ngôn ngữ vì bản thân nú cú chứa những đặc điểm
10
cũng như các yếu tố của một ngôn ngữ. Vậy nờn nú không phải là một bộ phận của
toàn thể.
Chẳng hạn phương ngữ miền Trung - Nghệ An (PN - Trung) được xem như
là một ngôn ngữ riêng với những hệ thống từ ngữ riêng biệt (trốc, bâu, tơi, cơi, tru,
ló, trục cúi, mụ, tờ, răng, rứa…) nhưng vẫn nằm trong hệ thống Tiếng Việt, mặc dự
nó không hoàn toàn giống như phương ngữ Bắc, phương ngữ Nam.
Cũng có người cho rằng phương ngữ là một nhánh của ngôn ngữ toàn dân.
F.F.Fortunatov viết: “Cũng như ngữ tộc phân chia ra thành nhiều ngữ chi, mỗi ngữ
chi lại phân ra thành những ngôn ngữ riêng biệt, cái ngôn ngữ riêng của mỗi ngữ chi
đến lượt nó lại chia ra thành những ngôn ngữ mà người ta gọi là những tiếng địa
phương hoặc những phương ngữ, đến lượt những phương ngữ thì lại chia chúng ra
thành những loại lớn và những loại bé. Rồi cứ như thế cho đến những thể ngữ vụn
vặt”.
Quan hệ giữa phương ngữ với ngôn ngữ là quan hệ giữa cái trừu tượng và cái
cụ thể. Phương ngữ là cái cụ thể, còn ngôn ngữ là cái trừu tượng rút ra từ cái cụ thể.
Phương ngữ cũng như ngôn ngữ toàn dân, đều có mặt trừu tượng và mặt cụ thể. Ngôn
ngữ toàn dân cụ thể khi nó ở dạng văn bản, trừu tượng khi ở dạng âm thanh.
Tóm lại, có thể khẳng định rằng: “Phương ngữ là biến thể địa phương của
ngôn ngữ toàn dân được hình thành trong quá trình lịch sử” [4; 57].
1.1.3. Phương ngữ với tư cách là biến thể của ngôn ngữ
“Biến thể được coi là đơn vị nghiên cứu của ngôn ngữ học xã hội. Biến là đại
lượng biến đổi trong quá trình xem xét. Biến thể ngôn ngữ có thể hiểu là hình thức
biểu hiện của ngôn ngữ được sử dụng phổ biến trong hoàn cảnh xã hội giống nhau
với những đặc trưng xã hội giống nhau” [10; 30]. Đó là những hiện tượng ngôn ngữ
liên quan đến xã hội như: đa ngôn ngữ, phương ngữ xã hội, ngôn ngữ giới tính.

Như các mục trờn đó nói, khi phương ngữ được coi là một biến thể của ngôn
ngữ thì trước tiên bản thân nói đã là một ngôn ngữ hoàn chỉnh với những yếu tố đầy
11
đủ trong hệ thống ngôn ngữ đó, ngoài những đặc điểm riờng thỡ phương ngữ vẫn
mang những nét chung của ngôn ngữ toàn dân.
Phương ngữ Trung – Nghệ An là một biến thể của tiếng Việt (phương ngữ
Bắc làm chuẩn). Ngoài hệ thống thanh điệu là đặc điểm chung của tiếng việt thì
phương ngữ Trung có đặc điểm riêng ở thanh điệu là chỉ có 4 thanh ( \ /. —) chứ
không đủ 6 thanh như phương ngữ Bắc.
1.2. Phương ngữ xã hội
1.2.1. Khái niệm phương ngữ xã hội
Chức năng cơ bản của ngôn ngữ là giao tiếp. Khi giao tiếp, ngôn ngữ được
thể hiện chủ yếu bằng phương ngữ. Phương ngữ được chia ra theo 2 cách: phương
ngữ địa lý và phương ngữ xã hội. Phương ngữ địa lý (tiếng) là loại phương ngữ
(tiếng) được phân chia theo từng vùng chẳng hạn: tiếng Nghệ An, tiếng Thanh Hóa,
tiếng Hà Nội, tiếng Hải Dương, tiếng Huế …
Phương ngữ xã hội là phương ngữ địa lý có kết hợp thêm vài yếu tố xã hội,
chẳng hạn người Huế khi nói tiếng Huế giọng của họ là giọng của phương ngữ
Trung, khi phát âm thành những từ cơ bản thì lại giống phương ngữ Nam [4; 59].
Theo Nguyễn Văn Khang những đặc điểm xã hội như: giới tính, tuổi tác,
nghề nghiệp, xuất thân, trình độ … đều có tác động trực tiếp và tạo nên những đặc
điểm về ngôn ngữ trong sử dụng. Và phương ngữ trong các điều kiện xã hội khác
nhau sẽ có tác dụng xã hội khác nhau. Xã hội càng phát triển sự cạnh tranh giữa các
phương ngữ càng mạnh. Sự cạnh tranh này sẽ đi theo hai xu hướng: phân ly hoặc
hoà nhập.
Theo Hoàng Thị Châu thì phương ngữ xã hội được xột trờn cả ba chiều:
không gian, thời gian, xã hội. Vậy phương ngữ xã hội là “Phương ngữ của một
cộng đồng xã hội hoặc một nhóm người nào đó … Là hệ thống ký hiệu và quy tắc
cú pháp được sử dụng trong phạm vi tập thể xã hội nhất định”[4; 10].
12

Phương ngữ xã hội trong nhiều trường hợp còn được gọi là: tiếng lóng, biệt
ngữ, tiếng nghề nghiệp…
1.2.2. Cách tiếp cận, tìm hiểu phương ngữ xã hội
Ngôn ngữ khi đưa vào sử dụng trong giao tiếp đều dưới dạng phương ngữ.
Một ngôn ngữ có thể có nhiều phương ngữ. Vấn đề là khi tiếp cận một phương
ngữ, ta phải đặt nó trong tư thế so sánh, đối lập với các ngôn ngữ khác cũng như với
ngôn ngữ toàn dân, mặt khác phải tìm hiểu mối quan hệ giữa mặt khả biến và mặt
bất biến của ngôn ngữ. Saussure đã nhận xét : “Một trạng thái tuyệt đối là một trạng
thái không hề có gì thay đổi, nhưng dù sao ngôn ngữ cũng vẫn chuyển biến, tuy có
thể rất ít, cho nên nghiên cứu một trạng thái ngôn ngữ về thực tiễn mà nói, chung
quy là gạt bỏ những sự thay đổi không quan trọng”. [10; 81]
Nói cách khác có nhiều xu hướng tiếp cận phương ngữ xã hội, tuỳ theo từng
tiêu chí phân loại mà người nghiên cứu đưa ra hướng tiếp cận cho phù hợp, nhưng
vẫn phải dựa vào hai mặt bất biến và khả biến của ngôn ngữ để phân tích một cách
chính xác.
“Phương ngữ học tập trung vào những biến thể và chính nhờ vậy mà bổ sung
những thiếu sót không thể tránh khỏi của ngôn ngữ học đồng đại cũng như lịch đại,
chính nhờ chú ý đến các biến thể là điều ngôn ngữ học thường coi nhẹ, cũng như
nhờ áp dụng cách giải thích liên ngành tiêu biểu cho phương ngữ học mà nú cú
những đóng góp về thực tiễn vừa về lý luận cho ngôn ngữ học riêng và cho các
ngành khoa học xã hội nói chung” [10; 82].
Trong luận văn này, chúng tôi tiếp cận phương ngữ xã hội học dựa trên
phương tiện sử dụng là máy tính có nối mạng internet để làm công cụ gián tiếp cho
việc giao tiếp. Tức là tiếp cận phương ngữ theo hướng cùng sử dụng một công cụ,
cùng một lĩnh vực, cùng sở thích …
1.3. Tính cộng đồng và tính thời đại của ngôn ngữ
1.3.1 Tính cộng đồng của ngôn ngữ
13
Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp chung để mọi người có thể hiểu nhau, vì
thế nờn nú luụn có tính cộng đồng. Tính cộng đồng hiểu một cách chung nhất là khả

năng liên kết giữa các cá nhân trong xã hội người lại với nhau.
Trong mỗi cộng đồng khỏc cú những cộng đồng chung như: giới tính, tuổi tác,
nghề nghiệp, tôn giáo, khu vực… Ngôn ngữ cũng mang những đặc trưng của cộng
đồng đó. Chẳng hạn với cộng đồng những người cùng giới tính nam/nữ thì trong cách
nói năng giải quyết vấn đề cũng sẽ khác nhau. Khi từ chối một vấn đề, nam giới có xu
hướng nghiêng về một sự giải quyết theo hướng khác hoặc đưa ra lời hứa tương đương
với sự trì hoãn một hành động. Nữ giới khi từ chối, sẽ nghiêng về sự kêu gọi cảm
thông, viện dẫn lý do chủ quan hoặc khách quan cản trở hành động. Khí chất mềm
mỏng, nhẹ nhàng, tinh tế luôn luôn muốn giữ gìn sự hài hoà trong giao tiếp thuộc về
phái nữ, trong khi đó hướng trọng thông tin theo yêu cầu công việc là thân hữu ở phái
nam.
Có người cho rằng, tính cộng đồng của ngôn ngữ thể hiện ở những phương
ngữ. Tức là trong một cộng đồng cùng sử dụng một ngôn ngữ được gọi là cộng
đồng nói năng. Cách nhìn nhận này đó xoỏ nhoà ranh giới địa lý và bối cảnh xã
hội . “J.J Gumper cho rằng, cộng đồng nói năng được hình thành qua giao tiếp
thường xuyên liên tục của con người trong sử dụng ngôn ngữ tự nhiên… Một cộng
đồng người chỉ cần có đặc điểm chung một cách có hệ thống về ngôn ngữ cộng
đồng đó sử dụng và mọi người (nói năng) trong cộng đồng đó thường xuyên qua lại
với nhau thì sẽ được coi là cộng đồng nói năng” [10; 33].
Tức là mỗi quốc gia, dân tộc, mỗi lĩnh vực vùng miền, mỗi thôn, bản, làng,
mỗi lĩnh vực đều có thể trở thành cộng đồng nói năng (mà có người còn nói là tiếng
lóng, ngôn ngữ nghề nghiệp…). Mỗi cộng đồng nói năng luụn cú một chuẩn xã hội
chung, chuẩn Tiếng Việt của từng vùng là sử dụng chuẩn của ba vùng: Phương ngữ
Bắc, phương ngữ Trung, phương ngữ Nam và dùng phương ngữ Bắc (tiếng Hà Nội)
làm chuẩn chung cho cả nước. Trong mỗi một cộng đồng nói năng có thể bao gồm
nhiều cộng đồng nhỏ khác nữa với những đặc trưng khu biệt. “Cú thể nói cộng đồng
14
nói năng là một tập hợp những người có một đặc trưng xã hội chung khi sử dụng
một ngôn ngữ nào đó. Mức độ to nhỏ của cộng đồng nói năng tuỳ thuộc vào yêu cầu
nghiên cứu cũng như mức độ trừu tượng. Giữa các cộng đồng nói năng có thể có

những phần bằng nhau và một cá thể nói năng có thể chỉ thuộc về một cộng đồng
nói năng nhất định, tức là có thể là thành viên của hai hoặc hơn hai cộng đồng nói
năng” [10; 35].
1.3.2. Tính thời đại của ngôn ngữ
Ngôn ngữ có tính cộng đồng và tính dân tộc, đây là điều hiển nhiên. Và một đặc
điểm nổi bật của ngôn ngữ là nú luụn có tính thời đại đi kèm với tính dân tộc của mình.
Mỗi một cộng đồng quốc gia, dân tộc trong những giai đoạn lịch sử xã hội khác nhau,
với những biến đổi vận động không ngừng, sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến ngôn ngữ. Vì
thế ngôn ngữ trong mỗi giai đoạn khác nhau cũng sẽ khác nhau.
Chẳng hạn thơ, văn của Việt Nam trong giai đoạn kháng chiến chống Pháp –
chống Mĩ cứu nước sẽ mang âm hưởng hào hùng, hoành tráng với những từ ngữ có
tính chất chính trị: đồng chí, chiến đấu, đồng minh, quyết chiến, quyết thắng… Nhưng
đến thơ – văn của thời đại hoà bình – hiện đại thì ngôn ngữ lại mang đậm chất sinh
hoạt đời thường, kể cả những câu tục tĩu, chửi bới của dân hàng chợ. Ví dụ như thơ của
Đồng Đức Bốn:
Xong rồi chả biết đi đâu
Xích lô Bà Triệu qua cầu Chương Dương.
Khi xã hội phát triển hơn nữa, thơ văn lại ảnh hưởng nhiều của những phương
tiện thông tin đại chúng, ngôn ngữ trở nên ngắn gọn súc tích, dễ hiểu, hiện đại và năng
động…
1.3.3. Khái niệm mạng xã hội
Trong xã hội có rất nhiều mối quan hệ đan xen như: quan hệ bạn bè, quan hệ
công việc, quan hệ gia đình, quan hệ đồng nghiệp… Các quan hệ này còn được gọi
là là mạng xã hội. Mạng xã hội theo Nguyễn Văn Khang là cấu trúc chỉ quan hệ xã
15
hội được hình thành theo ý nguyện cá nhân của mọi người. “Trong quá trình xã hội
hoá với tư cách là tổng hoà các mối quan hệ xã hội, con người có vô vàn mối quan
hệ. Có thể nói mối quan hệ giữa con người và con người tạo nên các mạng quan hệ
rất đa dạng và phức tạp”[10; 273]. Khái niệm mạng là khái niệm rộng và mỗi người
có thể là thành viên của nhiều mạng với đặc trưng riêng trong tư cách là thành viên

của mỗi mạng.
Trong cộng đồng nói năng, mạng xã hội đóng vai trò rất quan trọng. “Mạng
xã hội là mối quan hệ xã hội không chính thức giữa cá nhân thường xuyên “qua lại
với nhau” như thân thuộc, láng giềng, bè bạn… Trong xã hội mà có hình thức
“đúng kớn” thì mạng xã hội có ảnh hưởng lớn hơn nhiều đến hành vi nói năng của
mỗi cỏ nhõn” [10; 274]. Chẳng hạn, trong một lớp học, giữa các học sinh có mối
quan hệ là bạn bè (bạn học, bạn đồng môn) thì hành vi nói năng sẽ khác với mối
quan hệ giữa các học sinh và thầy giáo của mình (thầy – trò) là suồng sã.
Ví Dụ A gặp B, A có thể hỏi B: “Đi đâu đấy?” thay cho lời chào. Nhưng
khi gặp A thầy/cụ giỏo thỡ không thể sử dụng câu hỏi này để thay cho lời chào nữa
mà buộc phải sử dụng hành vi chào hỏi trực tiếp là: “Em chào thầy/cô ạ!”.
1.3.4. Mạng trong ngôn ngữ học
Gumperz đã nhiều lần vận dụng phân tích mạng và chỉ ra rằng, cấu trúc mạng
cá nhân chịu ảnh hưởng của rất nhiêu nhân tố như nghề nghiệp, trình độ văn hoá, sở
thớch…Vỡ vậy mặc dù người nói năng có hoàn cảnh gia đình và xã hội như nhau
nhưng vẫn thể hiện mô thức lời nói khác nhau. Tác giả còn chứng minh rằng các
thành viên thuộc cấu trúc mạng đóng thường hay thích biến thể phi chuẩn. Khi người
ta thay đổi cuộc sống như di chuyển chỗ ở, đi làm việc nơi khỏc… (tức là cấu trúc
mạng vốn đã thay đổi) thì đối tượng lời nói của cá nhân cũng theo đó thay đổi.
Vậy mạng ngôn ngữ là gì? Có thể hiểu một cách chung nhất đó là tập hợp
những hành vi nói năng của một cộng đồng nói năng. Trong mạng ngôn ngữ thỡ cú
mạng đóng và mạng mở. Mạng đóng chỉ bao gồm những hành vi nói năng trong
cộng đồng đó. Mạng mở là những lời nói năng của cộng đồng đó với những cộng
16
đồng khác. Việc áp dụng nghiên cứu mạng trong ngôn ngữ học là điều tuy không
còn mới mẻ nhưng rất ít được nghiên cứu một cách thật sự. Tìm hiểu đặc điểm ngôn
ngữ trong một cộng đồng nói năng thích hợp với mọi xã hội. Bất kỳ người nói năng
nào, ở đâu cũng có quan hệ xã giao phạm vi chính thức. Mạng xã hội có tác dụng
điều tiết bảo vệ các phạm vi đối với mọi giai cấp, kể cả người có địa vị cao. Có thể
nói, nghiên cứu mạng có thể đưa ra các cứ liệu làm chỗ dựa ổn định để giải thích

các hiện tượng ngôn ngữ.
1.4. Một số vấn đề liên quan đến ngôn ngữ sử dụng trên diễn đàn
1.4.1. Khái niệm diễn đàn
Diễn đàn trên tiếng Anh là forum (nơi công cộng, hội nghị). Theo nghĩa của từ
cổ (La Mã) lại có nghĩa là: chợ, nơi công cộng, chỗ hội họp, và khi sử dụng trong các
chuyên ngành kinh tế hoặc quản lý kỹ thuật đều mang nghĩa là diễn đàn.
“Diễn đàn là nơi để trao đổi, nói lên ý kiến cá nhân của mình về một vấn đề
nào đó và diễn đàn cũng là nơi để nêu lên những thắc mắc cần được giải đáp, góp ý,
giúp đỡ. Đồng thời, nó cũng là nơi để mọi người giao lưu, học hỏi kinh nghiệm,
chia sẽ những tâm tư tình cảm của mình”.
http://đienan.bacgiangview.com.show thread.php?t=12171
Có nhiều loại diễn đàn, mỗi loại ứng với một vấn đề xã hội mà mọi người
quan tâm. Trong khuụn khổ của luận văn này, chúng tôi sẽ đi tìm hiểu đặc điểm về
ngôn ngữ của loại diễn đàn trực tuyến (diễn đàn dựng trờn internet) trong độ tuổi từ
12 đến 30.
Diễn đàn trực tuyến (forum) là nơi để cho người dùng internet để trao đổi
thông tin, thảo luận và tán gẫu với nhau. Phương thức thường được dùng cho diễn
đàn là người đầu tiên gửi lên một chủ đề (topic, thread) trong một đề mục (category,
forum), và sau đó những người tiếp theo sẽ viết những bài góp ý, thảo luận lên để
trao đổi xung quanh chủ đề đó.
Các thành phần chính của một diễn đàn trực tuyến:
17
- Đề mục (Category) là một nhúm cỏc diễn đàn có nội dung gần giống nhau gộp
lại.
- Diễn đàn (Forum) thường được gọi là Box gồm một nhóm các chủ đề có
liên quan đến nhau, người sử dụng có thể tạo chủ thể trong các diễn đàn này.
Chủ đề hoặc luồng (Topic, Thread) do người dùng tạo ra quay quanh một
vấn đề nào đó, mọi người sẽ đọc những bài chủ đề này và viết ý kiến của mỡnh lờn,
thường được gọi là các bài viết (Post) cùng nhau thảo luận.
1.4.2. Đặc điểm của diễn đàn

1.4.2.1. Lịch sử ra đời của diễn đàn
Diễn đàn ban đầu bắt nguồn từ những lời bỏn tỏn, góp ý của mọi người về
một vấn đề tại những nơi công cộng, đông người như chợ búa, hội nghị… Những
lời bàn tán, góp ý này được ghi lại trên bảng để tham khảo cho mọi người.
Diễn đàn trực tuyến hiện đại bắt nguồn từ những bảng thông báo, và là một
sự tiến hoá công nghệ của hệ thống quay số các bảng thông báo. Diễn đàn trực
tuyến (diễn đàn công nghệ) là các ứng dụng web dùng để quản lý nội dung thông tin
do người dùng tạo ra. Các diễn đàn internet có thể được mô tả như một phiên bản
web của một danh sách gửi thư điện tử hoặc nhóm tin, cho phép mọi người đăng bài
và bình luận về thông điệp khác. Sau đó phát triển bằng cách mô phỏng cỏc nhúm
tin khác nhau hoặc danh sách nhận, cung cấp thông tin nhiều hơn cho diễn đàn đó,
dành riêng cho một vấn đề cụ thể trên diễn đàn.
Diễn đàn thực hiện chức năng đưa tin, thông báo tương tự như hệ thống bảng
tin, được sáng tạo bắt đầu từ cuối những năm 1970. Đến năm 1994, khi internet ra đời,
diễn đàn bắt đầu phổ biến với cộng đồng những người sử dụng mạng internet thường
xuyên. Các chủ đề chủ yếu được thảo luận, trao đổi trên diễn đàn là: công nghệ, trò
chơi, thể thao, âm nhạc, tôn giáo, thời trang, chính trị, kinh tế… Mỗi diễn đàn lại có
một số lượng lớn các chủ đề nhỏ khác nhau.
18
Diễn đàn gói phần mềm được phổ biến rộng rãi trên internet, được viết bằng
nhiều ngôn ngữ lập trình như PHP, Perl, Java, ASP. Các cấu hình và hồ sơ của các bài
viết có thể lưu trữ trong các tập tin văn bản hoặc trong một cơ sở dữ liệu. Với hồ sơ dữ
liệu này, khách hàng (Viewer) có thể dễ dàng truy cập và gửi bài bình luận về chủ đề.
Một số ứng dụng wed khác như wedbg cũng kết hợp tính năng diễn đàn. Hiện nay,
Nhật Bản là nước dẫn đầu với 2 triệu bài viết mỗi ngày trên diễn đàn 2channel. Trung
Quốc cũng có hàng triệu bài viết trờn cỏc diễn đàn như Tianyaclub.
1.4.2.2. Cấu trúc và phân loại diễn đàn
Diễn đàn có cấu trúc giống như một cây thư mục có chứa các chủ đề chính
tới các chủ đề phụ (nảy sinh ra từ chủ đề chính). Mỗi diễn đàn được tổ chức hợp lý
thành một tập hợp hữu hạn các chủ đề chung (chủ đề chính) được điều khiển và cập

nhập bởi một nhóm được gọi là thành viên và quản lý bởi một nhóm được gọi là
những người kiểm duyệt. Diễn đàn cũng có thể có cấu trúc của một đồ thị, người đọc
(viewer) có thể tìm hiểu từng phần của chủ đề thông qua đồ thị đó.
Hiểu một cách chung nhất, diễn đàn là tập hợp các bài viết về các chủ đề
xoay quanh một chủ đề chính nào đấy và các thành viên của diễn đàn có thể tham
khảo đóng góp ý kiến về vấn đề đó bằng cách viết bài rồi gửi lên hoặc để lại lời
bình luận (comment) ngay phía dưới bài mình vừa đọc.
Các thành phần chính (tóm tắt) của một diễn đàn trực tuyến bao gồm:
+ Đề mục (category) là một nhúm cỏc diễn đàn có nội dung gần giống nhau gộp
lại.
+ Diễn đàn (forum) thường được gọi là Box, gồm một nhúm cỏc chủ đề có
liên quan đến nhau, người sử dụng có thể tạo chủ đề trong các diễn đàn này.
+ Chủ đề (topic) hay luồng (thread) do người dùng tạo ra, quay quanh một
vấn đề nào đó. Mọi người sẽ đọc bài chủ đề này và viết ý kiến của mỡnh lờn,
thường được gọi là các bài viết (post) và cùng nhau thảo luận.
Một diễn đàn phải bao gồm:
19
+ Thành viờn nhóm (User groups) là thành viên, đồng thời cũng là người sử
dụng diễn đàn. Thành viên của diễn đàn có thể gửi bài viết về chủ đề hoặc đưa ra
một chủ đề xoay quanh chủ đề chính, để lại những lời bình luận về chủ đề được đưa
ra. Nếu một người nào đó muốn tham gia vào một diễn đàn để bàn luận về một vấn
đề nào đó bắt buộc phải đăng ký thành viên, nếu không chỉ được đọc những bài viết
chính, được xem như là khỏch (khỏch truy cập: viewer). Khách thường được cấp
quyền truy cập cho tất cả các chức năng mà không cần thay đổi cơ sở dữ liệu hay vi
phạm sự riêng tư.
+ Ban quản trị (Monderators) hay các điều hành viên (viết tắt là Mod) là người sử
dụng (hoặc các thành viên) của diễn đàn được cấp quyền truy cập vào các bài viết và chủ
đề của tất cả các thành viên với mục đích quản lý các cuộc thảo luận và cũng giữ cho diễn
đàn trong sạch (vô hiệu hóa thư rác, spam bots…). Người điều hành cũng có câu trả lời
cho sự quan tâm của người dùng về diễn đàn, câu hỏi chung, cũng như trả lời các khiếu nại

cụ thể.
+ Quản trị viên (Administrator) viết tắt là Admin, là người quản lý chi tiết
các kỹ thuật để chạy các trang web. Họ có thể thúc đẩy, thăng chức (hoặc giáng
chức) các thành viên để kiểm duyệt, quản lý các quy tắc, tạo ra các phần và tiểu
mục, cũng như thực hiện bất kỳ hoạt động cơ sở dữ liệu. Quản trị viên cũng có thể
kiểm duyệt bài viết, đưa ra thông báo cho diễn đàn.
+ Bài viết (Post) là những bài viết thảo luận về chủ đề chung được các thành viên
gửi lên diễn đàn. Các thành viên được phép chỉnh sửa hoặc xóa bài viết của mỡnh. Cỏc
bài viết bắt đầu chủ đề được gọi là TS (thread started) hoặc OP (bài gốc). Bài viết tiếp
theo trong chủ đề này sẽ tiếp tục cuộc thảo luận về bài viết khác hoặc trả lời những câu
hỏi, thắc mắc. Bài viết có một giới hạn nội bộ thường được đo bằng ký tự (tối thiểu là 10
ký tự).
+ Chủ đề (Thread, topic) là tập hợp các bài viết (thường được hiển thị từ cũ
nhất tới mới nhất). Chủ đề được định nghĩa bởi một tiêu đề, một mô tả hoặc tóm tắt
các cuộc thảo luận dự định. Chủ đề do người dùng thảo luận.
20
+ Thảo luận (Discussion): diễn đàn thực chất là nơi để mọi người cùng nhau
thảo luận về các vấn đề. Thảo luận của các thành viên có thể giúp giải đáp thắc mắc,
giải quyết vấn đề hoặc mở ra hàng chục chủ đề nhỏ liên quan đến chủ đề lớn.
+ Tin nhắn riêng (Private messenger) là thông điệp được gửi đi từ một thành viên tới
các thành viên khác. Private messenger thường được sử dụng cho cả người, các cuộc hội thoại
+ Đính kèm (Attachment) là một tập tin được gửi lên diễn đàn (được gọi là
một file). Diễn đàn thường có giới hạn rất nghiêm ngặt về những gì được đính kèm
trong bài viết của các thành viên.
+ Biểu tượng cảm xúc (Emotion) là sự kết hợp các ký hiệu dùng để chuyển
tải nội dung tình cảm bằng văn bản hoặc bằng tin nhắn. Diễn đàn luụn cú một hệ
thống các biểu tượng cảm xúc (Vd: : -); : - ( ; ; - ); : - P).
+ Lời bình luận (Comment) là những lời bình luận về vấn đề mà những thành
viên sau khi đọc bài chủ đề hoặc đọc các lời bình của các thành viên khác để lại, lời
bình (comment) thường đi kèm với các biểu tượng cảm xúc.

Phân loại diễn đàn
Có thể phân loại diễn đàn ra bao gồm nhiều loại nhưng chủ yếu 3 loại chính:
+ Diễn đàn giải trí (dùng cho việc thảo luận, đăng tải những chủ đề xung
quanh chủ đề giải trí như âm nhạc, khiêu vũ, hội hoạ, thể thao…).
+ Diễn đàn chuyên môn (dùng để thảo luận các chủ đề liên quan đến một vấn
đề, một chuyên ngành nào đó: tin học, toán học, văn học, kinh tế…).
+ Diễn đàn sở thích (là diễn đàn tập hợp những cá nhân cú cựng sở thích nào đó:
diễn đàn những người chơi cây cảnh, diễn đàn những người thích nhạc đàn tranh…).
1.4.2.3. Thực tế sử dụng diễn đàn ở Việt Nam
Ngay từ khi mạng internet xuất hiện ở Việt Nam thì đồng thời các diễn đàn
cũng bắt đầu xuất hiện bởi nhu cầu trao đổi thông tin, giải trí, học hỏi kinh nghiệm
của cộng đồng những người dùng mạng.
21
Các diễn đàn bắt đầu chỉ mang quy mô nhỏ, lẻ nhưng sau này đã phát triển
thành những trang diễn đàn với hàng ngàn thành viên thu hút hàng triệu lượt truy
cập mỗi ngày như: me.zing.vn, truongton.net, vn-zoom…
Ngoài các trang diễn đàn mang quy mô lớn vậy cũn cú những diễn đàn được
tạo lập ra dùng trong một cộng đồng nhỏ như diễn đàn dành cho những người đồng
hương, diễn đàn những người thích nuôi chim cảnh, cá cảnh, sưu tập điện thoại, xe
máy …
- Hiện nay có rất nhiều diễn đàn trực tuyến. Khảo sát tìm hiểu bằng công cụ
tìm kiếm Google cho thấy với từ khoá:
Diễn đàn có 16.800.000 kết quả trong 0,06s
Diễn đàn VN có 4.000.000 kết quả trong 0,1
Diễn đàn trẻ có 65.700.000 kết quả trong 0,12s
Diễn đàn teen có 2.176.000 kết quả trong 0,06s
Diễn đàn sở thích có 7.200.000 kết quả trong 0,2s
Diễn đàn giải trí có 1.960.000 kết quả trong 0,07s
Diễn đàn chuyên môn có 9.120.000 kết quả trong 0,17s
Với kết quả như vậy cho ta thấy nhu cầu và số lượng người sử dụng diễn đàn

ở Việt Nam rất lớn.
Diễn đàn được sử dụng cho nhiều độ tuổi khác, nhưng độ tuổi chủ yếu sử dụng
diễn đàn là giới trẻ hiện nay (từ 12 đến 30 tuổi) trong hầu hết các lĩnh vực. Có ý kiến
cho rằng vì độ tuổi này, họ tiếp xúc nhiều với công nghệ thông tin do đó việc sáng lập
và sử dụng các diễn đàn như một phương tiện chia sẻ và liên lạc. Mặt khác, giới trẻ là
những người năng động nhiệt tình, khả năng tiếp xúc, thích ứng với công việc cũng
như các phương tiện giải trí rất cao. Trong “thế giới mạng”, việc mở rộng nhu cầu giao
lưu, học hỏi, kết bạn, giãi bày tình cảm là điều không thể thiếu. Diễn đàn hoàn toàn có
thể đáp ứng được yêu cầu này của người sử dụng. Nhưng bên cạnh đú, cú một số diễn
22
đàn với nội dung không lành mạnh cũng làm ảnh hưởng không nhỏ đến cộng đồng
người sử dụng mạng. Đấy cũng là tính chất hai mặt của vấn đề mở rộng giao lưu một
cách thái quá.
1.4.3. Một vài đặc điểm chung về ngôn ngữ sử dụng trên diễn đàn
Mục đích đầu tiên của diễn đàn (tiện ích) là cung cấp và chia sẻ thông tin, nên
đặc điểm nổi bật nhất của diễn đàn là tính nhanh nhạy, gấp rút, chạy đua về thời gian.
Tớnh chất chạy đua trong việc cung cấp, trao đổi thông tin (giao tiếp) khiến cho diễn
đàn hay sử dụng các biệt ngữ chuyên ngành, viết tắt, dùng từ lóng, đệm tiếng Anh vào,
đặc biệt là viết tắt và dựng cỏc biệt ngữ từ lóng. Dù vậy, người viết vẫn đảm bảo đủ
hiểu cho các thành viên khỏc trên diễn đàn. Đặc điểm này một phần ảnh hưởng của
ngôn ngữ chát, ngôn ngữ điện thoại di động, ngôn ngữ blog. Những người tham gia
đọc và viết diễn đàn cần trao đổi, cung cấp thông tin nhanh thì càng phải tăng cường
viết tắt, đệm tiếng Anh, dùng biệt ngữ… Nên khi nói: “Chúc ngủ ngon” thì sẽ viết là
“good night” hay “G9”, “khụng” được viết thành “k”, “ko” “hok”, “hem”, “em” có thể
viết thành “e”, “iem”, “của” thành “of”, “người” viết thành “ng”, “tất cả” viết thành
“all”…
Ví dụ 1
vẫn tưởng cuộc sống of e sẽ k cũn gì suy nghĩ nữa but giờ thì e thật sự rối lắm
ánh mắt đầu tiên a trao e đã làm e k thể quên, qua rất nhỡu sóng gió e và a đã
được bên nhau. Anh bằng tuổi e,đang học 12, tương lai rực rỡ ai cũng núi

mỡnh đẹp đụi và e cũng thấy thế e nghĩ rằng mỡnh đó tìm được nơi dừng chân
rồi e sẽ k để mất a but ng` đú đó xuất hiện, ng` đó hơn e 15t, là hàng xóm
of nhà e lần đầu tiên thấy e, ng` đó hỏi mẹ e e là aj mẹ nói là bé H chứ aj. Ng` đó
liền nói zậy e kêu chị bằng má vợ lun nha. E thật sự rất bất ngờ. Ng` đú có một wa'

23
khứ k lấy gì là tốt vừa ra tù, đã từng có vợ but khi a bị bắt thì vợ a đã bỏ a but a rất
bjk lo cho gia đình, làm ăn a tìm mọi cỏch cú đc sdt of e và e đã giấu mẹ để có
những buổi đi chơi vs ng` đú bờn cạnh ng` đó e rất vuj ng` đó bjk a là ng` yêu of e,
ng đó muốn e chọn ng` mà e thấy sẽ mang hp đến cho e e bjk nếu e chọn ng` đú thì
sẽ bị all mọi ng` phản đối kịch liệt và e cũng bjk đx mình đang rất có lỗi vs a gia
đình e thì rất thích a
/>Đặc điểm thứ hai của ngôn ngữ diễn dàn là cỏc tớnh bàn phím. Các member giao
tiếp, nói chuyện với nhau bằng bàn phím, dùng bàn phím làm công cụ hỗ trợ. Bàn phím
ngoài việc gõ chữ thông thường cũn cú cỏc ký tự, kí hiệu, cộng thờm cỏc emotion (ký
hiệu vui) do các nhà mạng cung cấp cùng với cỏch chốn hỡnh ảnh (file đính kèm), giúp
cho các member tuy không trực tiếp thể hiện được ý kiến, thái độ biểu cảm của mình
nhưng vẫn thể hiện được gián tiếp thái độ, tình cảm của mình (vui, buồn, đồng ý, phản
đối…) với vấn đề.
Các ký hiệu vui (emotion) có thể do nhà mạng cung cấp.
Ví dụ 2

24




I-) =(( @-) :O @};- 8-> b-( :-& :^O :* =P~ :)] :|
X-( =D> =)) :-? :-c /:) [-O< :) :D ~x( :-L :x
:p :-> :( (:| :-j O:-) :macco: 8-} :-?? b-) ;) :-@

:-B <):)
Hoặc do các ký tự, các dấu ghép lại như: =>, ^ ^, ~>, ))))), >>>>>,….! ~, -
- , […], >”<, ^_^, ^-^,…
Hoặc cũng có thể do các member tự tạo ra như:
Ví dụ 3
(`’•.á(`’•.áÔ*Ôá ’´)á.•’´)
ô´ă`• Ô Văn Chiêu Vương™:Ô •´ă`ằ
(á.•’´(á.•’´Ô*Ô`’•.á)`’•.á )
/>á,ứÔ°``°Ôứ,(¯`'ã.áMisS…ả_ỉơƒ€á. ã'´¯) á,ứÔ°``°Ôứ,á
/>25

×