Tải bản đầy đủ (.pdf) (96 trang)

Nghệ thuật trần thuật trong tiểu thuyết sóng ngầm của linda lê

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1004.92 KB, 96 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC QUY NHƠN

NGUYỄN THỊ NHƢ HIỆP

NGHỆ THUẬT TRẦN THUẬT TRONG TIỂU
THUYẾT SÓNG NGẦM CỦA LINDA LÊ

Ngành: Văn học Việt Nam
Mã số: 8220121

Ngƣời hƣớng dẫn: TS. Nguyễn Thị Nguyệt Trinh

LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của chúng tơi. Các số
liệu trích dẫn đều có nguồn gốc rõ ràng. Các kết quả nghiên cứu trong đề án
đều trung thực và chưa từng công bố ở bất kỳ cơng trình nào khác.

Bình Định, tháng 10 năm 2023

Tác giả đề án

NGUYỄN THỊ NHƢ HIỆP

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành đề án thạc sĩ này, tác giả xin trân trọng cảm ơn Ban
Giám hiệu, Phòng Sau đại học, Khoa Khoa học xã hội và Nhân văn, Trường
Đại học Quy Nhơn, và các Thầy, Cô giáo đã trực tiếp giảng dạy, giúp đỡ
trong suốt quá trình học tập.


Đặc biệt, tác giả xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới giảng viên
hướng dẫn TS. Nguyễn Thị Nguyệt Trinh đã ln tận tình hướng dẫn, chỉ bảo
trong suốt thời gian tác giả nghiên cứu và hoàn thành đề án.

Cuối cùng, xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, người thân, và bạn bè đã
giúp đỡ, động viên, tạo điều kiện để tác giả hoàn thành đề án.

Bình Định, tháng 10 năm 2023

Tác giả đề án

NGUYỄN THỊ NHƢ HIỆP

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1

1. Lý do chọn đề tài ................................................................................................1
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài ...............................................................2

2.1. Khái quát tình hình nghiên cứu tiểu thuyết Linda Lê .................................2
2.2. Tình hình nghiên cứu tiểu thuyết Sóng ngầm..............................................6
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ......................................................................8
3.1. Đối tượng nghiên cứu..................................................................................8
3.2. Phạm vi nghiên cứu .....................................................................................8
4. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................................8
4.1. Phương pháp lịch sử ....................................................................................9
4.2. Phương pháp phân tích – tổng hợp..............................................................9

4.3. Phương pháp so sánh...................................................................................9
5. Đóng góp của đề án ............................................................................................9
6. Cấu trúc đề án .....................................................................................................9
CHƢƠNG 1: ĐIỂM NHÌN TRẦN THUẬT TRONG TIỂU THUYẾT SĨNG
NGẦM ..................................................................................................................11
1.1.Các điểm nhìn trần thuật trong Sóng ngầm ..........................................11

1.1.1. Điểm nhìn trần thuật bên trong .....................................................13
1.1.2. Điểm nhìn trần thuật bên ngồi .....................................................15
1.2.Sự đan xen điểm nhìn trong Sóng ngầm ................................................18
1.3. Điểm nhìn “N mặt nhất thể” ..................................................................22

CHƢƠNG 2: CỐT TRUYỆN VÀ NHÂN VẬT TRONG TIỂU THUYẾT
SÓNG NGẦM.......................................................................................................27

2.1. Cốt truyện nhiều tầng bậc ......................................................................27
2.1.1. Cốt truyện phi trung tâm....................................................................29
2.1.2. Cốt truyện phản ánh đời sống đa chiều .............................................32
2.1.3. Cốt truyện đào sâu bản chất của thế giới con người.........................36

2.2. Biểu hiện nhân vật đa chiều....................................................................40
2.2.1 Nhân vật – tiểu vũ trụ..........................................................................41
2.2.2. Nhân vật được soi chiếu từ nhiều góc độ...........................................43
2.2.3. Nhân vật được xây dựng qua các mối quan hệ..................................48
2.2.3.1. Nhân vật với mối quan hệ cội nguồn ...........................................50
2.2.3.2. Nhân vật với mối quan hệ tình yêu, gia đình ...............................56
2.2.3.3. Nhân vật với mối quan hệ bản thân .............................................58
2.2.3.4. Nhân vật với mối quan hệ lịch sử.................................................60

CHƢƠNG 3: KẾT CẤU VÀ GIỌNG ĐIỆU TRẦN THUẬT TRONG TIỂU

THUYẾT SÓNG NGẦM.....................................................................................63

3.1. Kết cấu lồng ghép, đa tuyến trong Sóng ngầm .....................................63
3.1.1. Kết cấu lồng ghép ..............................................................................63
3.1.2 Kết cấu đa tuyến..................................................................................66

3.2. Giọng điệu phức điệu trong Sóng ngầm ................................................69
3.2.1. Giọng lạnh lùng, khách quan.............................................................70
3.2.2. Giọng cảm xúc, tự vấn .......................................................................74
3.2.2.1. Giọng cảm xúc..............................................................................74
3.2.2.2. Giọng tự vấn.................................................................................76
3.2.3. Sự chuyển biến linh hoạt trong giọng điệu .....................................79

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................................82
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO...............................................................85
QUYẾT ĐỊNH GIAO TÊN ĐỀ TÀI (BẢN SAO)

1

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

1.1. Từ khi đất nước bước vào công cuộc đổi mới tồn diện, văn học
Việt Nam dần trở nên sơi động bởi sự đa dạng về màu sắc ngôn ngữ, tư
tưởng,… Bên cạnh tác phẩm của các nhà văn trong nước, văn đàn nước nhà
cịn được góp tiếng nói bởi tác phẩm của những nhà văn hải ngoại, đây được
xem là một cuộc di cư của văn chương. Thế hệ di cư tiếp xúc với nền văn hóa
mới, tạo điều kiện cho sự ra đời của những tác phẩm giàu sắc điệu mới mẻ.
Trong số những cây bút để lại ấn tượng sâu sắc phải kể đến Linda Lê với lối

viết thôi miên kỳ lạ.

Linda Lê - một trong những nhà văn gốc Việt đương đại hiếm hoi viết
bằng tiếng Pháp. Trong suốt 35 năm sự nghiệp Linda Lê đã đóng góp cho nền
văn học Pháp – Việt nhiều tác phẩm giá trị, đặc biệt ở thể loại tiểu thuyết: Les
Évangiles du crime, Les Trois Parques, Cronos, Lại chơi với lửa, Vu
khống,… Các tiểu thuyết của bà không chỉ được đông đảo bạn đọc trong và
ngồi nước săn đón, bàn luận sơi nổi mà cịn được các nhà nghiên cứu chun
mơn đánh giá cao. Nhà văn đã xác lập cho riêng mình một vị thế quan trọng
trên văn đàn thế giới nói chung và văn học Pháp ngữ nói riêng.

1.2. Sóng ngầm là một tác phẩm nổi bật trong sự nghiệp sáng tác của
Linda Lê. Khi vừa ra đời, tiểu thuyết Sóng ngầm đã gây nên tiếng vang và để
lại ấn tượng sâu sắc loang sóng trong trái tim người đọc. Văn chương của bà
không dễ tiếp nhận, song khi người đọc đã hòa được vào dòng chảy văn
chương ấy thì chắc chắn sẽ bị mê hoặc khơng gì cưỡng lại được.

1.3. Trong một bài phỏng vấn năm 2010 Linda Lê từng chia sẻ: “Với tôi,
viết là một cuộc đấu tranh từng ngày. Nổi loạn chống lại thực tại, đem cái
mộng vào cõi thực, những việc ấy nhiều khi có vai trị một chỗ buông neo.

2

Chính từ đó mà tơi viết sáng tạo những thế giới song trùng” [20]. Bởi vì bà
ln cảm thấy sự đứt gãy giữa bản thân với thế giới bên ngoài nên hầu như
các tác phẩm của bà luôn tồn tại một xung năng nhằm thúc đẩy bà khai phá
chiều sâu. Điều ấy cũng được thể hiện rõ qua cuốn Sóng ngầm, tác giả khám
phá sự phức tạp trong mối quan hệ gia đình, nguồn cội, ngơn ngữ và sự cách
biệt văn hóa. Bốn nhân vật, mỗi người một câu chuyện, mỗi người một tâm
tư, bị ràng buộc với nhau bởi một câu chuyện.


Trong những yếu tố làm nên thành cơng của Sóng ngầm, nghệ thuật trần
thuật có vai trị hết sức quan trọng, có thể nói, đây là yếu tố quyết định cấu
thành nên thế giới phức tạp đa chiều chạm đến chiều sâu thực tại. Vì vậy
chúng tơi chọn nghệ thuật trần thuật để tiếp cận tác phẩm tiêu biểu hiện tượng
văn học Linda Lê. Lựa chọn và thực hiện nghiên cứu đề tài “Nghệ thuật trần
thuật trong tiểu thuyết Sóng ngầm của Linda Lê”, chúng tôi hy vọng phần nào
làm sáng tỏ những đóng góp độc đáo của Linda Lê trong bức tranh đa dạng
đang biến đổi, vận động không ngừng của tiểu thuyết Việt Nam đương đại.

2. Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài

2.1. Khái quát tình hình nghiên cứu tiểu thuyết Linda Lê

Linda Lê là một cây bút có nhiều tác phẩm gây ấn tượng về sức sáng tạo
dồi dào, không ngại thử nghiệm trên hành trình cách tân nghệ thuật. Thoạt
đầu, các tác phẩm của bà khơng được săn đón ở Việt Nam bởi các sáng tác
của bà đều viết bằng tiếng Pháp. Nhà phê bình Đào Trung Đạo từng nhận xét
“Linda Lê – nhà văn vơ xứ thênh thang dọc ngang tồn diện tấm bản đồ văn
chương tư tưởng thế giới” [14, tr.28]. Điều đó được thừa nhận qua việc nhà
văn được trao nhiều giải văn chương lớn khác nhau trong trường văn học
Pháp và văn học Pháp ngữ nói chung chỉ trong vòng 22 năm:

- Năm 1990, Giải Vocation được trao cho Solo (Độc tấu), tuyển tập

3

truyện ngắn của Linda Lê.

- Năm 1993, Renaissance de la nouvelle là một trong số giải thưởng

quan trọng nhất sự nghiệp văn chương của bà với tác phẩm Les
esvangiles du crime (Phúc âm tội ác).

- Năm 1997, Giải Fénéon dành cho tác phẩm Les Trois Parques (Ba số
mệnh).

- Năm 2010, nhà văn Linda Lê được trao giải Wepler-Fondation La
Poste cho tiểu thuyết Cronos với giá trị 10.000 euros. Hội đồng tuyển
chọn là các chuyên gia nhà sách, các nhà phê bình và độc giả.

- Năm 2011, với tác phẩm À l’enfant que je n’aurai pas (Thư gửi con
không sinh ra) nhà văn đã vinh dự nhận giải thưởng Renaudot –
Poche. Đây được xem là giải thưởng lớn nhất nhì lúc bấy giờ.

Phải đến năm 2010 Linda Lê mới thật sự quay lại với độc giả Việt Nam
cùng cuốn tiểu thuyết Vu khống do Nhà xuất bản Văn Học và Nhã Nam liên
kết ấn hành. Tác phẩm ngay sau đó đã gây một tiếng vang lớn trên văn đàn
trong nước, được giới nghiên cứu quan tâm đánh giá, phê bình. Những bài
viết nhận định về bà cũng như những tác phẩm của bà cũng xuất hiện nhiều
trên các sách báo, tạp chí, đề án/luận văn,…

Bàn về phong cách sáng tác của Linda Lê, dịch giả Nguyễn Khánh Long
tâm sự: “Phong cách của Linda Lê không nên đem so sánh với các nhà văn
khác. Sự độc đáo đó trước hết nằm trong việc sử dụng tuyệt vời ngôn ngữ
Pháp, cộng với di sản văn hóa phương Đơng nói chung và Việt Nam nói
riêng. Sau nữa, đó là cái nhìn của Linda Lê về kiếp nhân sinh. Và tất cả đòi
hỏi người đọc “đặt lại vấn đề” về chính bản thân mình” [16]. Khi đi sâu vào
thế giới văn chương của Linda Lê, ông càng thấy như là một niềm hoan lạc,
dẫu cho tác phẩm nói lên những nỗi bi quan.


4

Cùng năm 2010 trong lần quay trở lại với khán giả Việt Nam thông qua
cuốn tiểu thuyết Vu khống, tác giả Nhã Thuyên lấy tư cách là một người đọc
của Linda Lê xâm nhập vào thế giới ngơn từ nóng bỏng, liên tưởng siêu thực
cùng với nghệ thuật và nhịp điệu cuộn xiết ấy đã bị chinh phục hoàn toàn “cái
cảm giác về “tự truyện”, hay cảm giác khác, “sự ăn mình” khi đọc Linda Lê
là có thể hiểu được” [67].

Năm 2012 trong lần ra mắt cuốn tiểu thuyết Gửi đứa con mà tôi sẽ không
sinh (À l’enfant que je n’aurai pas), nhà phê bình Cao Việt Dũng cho rằng
Linda Lê là người giỏi khai thác lối viết văn chương cận kề với “non-
fiction” (tác phẩm văn chương giống như tiểu luận). Thế loại “non-fiction”
yêu cầu người viết phải đảm được tính chính xác của sự thật, và các thông
tin được đưa ra phải chuẩn xác mặc dù đối với mỗi sự thật được đưa ra sẽ có
thể bị chi phối bởi những quan điểm khác nhau của người viết nhưng dù vậy
những quan điểm được đưa ra phải có sự cơng bằng và nhất quán để truyền
tải đến người đọc những thông tin về các vấn đề ở góc độ dễ hình dung nhất.
Ấy vậy mà bà lại thành cơng trong việc xóa nhòa ranh giới giữa tự sự cá
nhân và các tác phẩm hư cấu. Cùng bàn về vấn đề đó, trong cuốn “Linda Lê
văn chương & ý niệm hủy thể tính” có nhắc đến “Phần đơng các tác phẩm
của Linda Lê đều có những chủ đề tìm kiếm ngụ ngơn về nguyên quán, bám
víu vào thời gian đã bị phân tán, xếp chồng những mắt xích ký ức và thêu
dệt những hư cấu. Chính nhà văn cũng từng khẳng định rằng, bằng văn
chương mình đã chọn lựa một con đường cơ đơn, không sát nhập vào một tổ
chức nào, một định chế văn học nhất định nào. Tư duy này chắc chắn đã ít
nhiều cho phép xác định lối viết riêng của nhà văn. Thực vậy, các tác phẩm
của Linda Lê nằm ở giữa ranh giới của hiện thực và hư cấu” [52, tr.76].

Trong đề tài“Thế giới nghệ thuật trong tác phẩm của Linda Lê”, tác

giả Trần Thị Thơm (2013) có nhắc đến nghệ thuật trần thuật được sử dụng

5

trong tác phẩm của bà đều chủ yếu tập trung vào hai kiểu kết cấu trần thuật
cơ bản: Kết cấu mê lộ và kết cấu phân mảnh. Mỗi kiểu kết cấu lại được
Linda Lê thực hiện một kĩ thuật biểu lộ dụng ý nghệ thuật rất tinh tế, độc
đáo và mới mẻ. Bên cạnh kết cấu độc đáo ấy nét đặc sắc trong sáng tác của
Linda Lê còn thể hiện ở sự lựa chọn và sử dụng các phương tiện ngôn ngữ
nghệ thuật: ngôn từ đa sắc thái, hàm súc và ngôn từ sáng tạo độc đáo. Đây
là một trong những vấn đề then chốt của nghệ thuật trần thuật. Nhà nghiên
cứu Trần Đình Sử từng nhấn mạnh: “Chức năng của ngôn từ nghệ thuật là
sáng tạo ra thực tại nghệ thuật, sáng tạo ra khách thể thẩm mỹ, đồng thời
sáng tạo ra bản thân các hình tượng ngơn từ, các biểu tượng nghệ thuật,
các hình thức lời thơ, lời văn xuôi nghệ thuật, để thỏa mãn nhu cầu giao
tiếp nghệ thuật” [55, tr.210]. Cuối cùng là về giọng điệu trần thuật, đây
được xem là yếu tố sau cùng quan trọng trong phân tách nghệ thuật trần
thuật không thể bỏ qua. Trong cuốn Những vấn đề thi pháp của truyện,
Nguyễn Thái Hịa nhận định “Giọng điệu chính là mối quan hệ giữa chủ
thể và hiện thực khách quan thể hiện bằng hành vi ngơn ngữ trong đó bao
hàm cả việc định hướng, đánh giá và thói quen cá nhân sử dụng ngơn từ
trong những tình huống cụ thể” [28, tr.154]. Giọng điệu được xem là yếu tố
thể hiện rõ nét bản ngã sáng tạo của nhà văn, giúp người đọc nhận ra phong
cách, dấu ấn riêng biệt của nhà văn đó. Trong sáng tác của Linda Lê nổi bật
hai loại chính là giọng điệu giễu nhại trào phúng châm biếm và giọng
điệu lạnh lùng, tỉnh táo, triết lý. Nếu thiếu một trong hai bè đặc sắc ấy thì sự
hịa âm có đẹp mấy cũng khơng làm được một giọng kể có phong cách và
gây ấn tượng mạnh với độc giả như trường hợp Linda Lê [67].

Sau hơn 3 ngày kể từ ngày mất của Linda Lê, trên tạp chí văn nghệ, nhà

báo Phi Hà có đề cập đến điểm chung của nhân vật trong “các sáng tác của
Linda Lê hầu như đều nhắc đến sự “lưu vong” trong tâm tưởng. Đó là sự tự

6

lưu đày vĩnh viễn trong tâm hồn con người, là con người hiện đại luôn sống
giữa hai thế giới và ln ln thấy mình khơng thuộc về nơi này hay nơi kia,
hay bất kỳ nơi nào. Họ bắc một nhịp cầu thương nhớ vào ký ức, vào sự tìm
kiếm ý nghĩa tồn tại. Và hình ảnh một quê hương vĩnh viễn xa mờ, vĩnh viễn
khơng nắm được trong trí tưởng, là cái cớ cho những cuộc viễn du của tâm
hồn ra thế giới thực tại” [20]. Cũng cùng thời điểm đó nhà phê bình Ngơ Văn
Giá trả lời phỏng vấn báo Tiền Phong về chất văn của Linda Lê vượt qua cách
nghĩ thông thường, giải quyết câu chuyện đời sống như những trạng thái sống.
Bà có khả năng biểu đạt những bí ẩn của đời sống tinh thần và đời sống thân
xác của con người. Đó là những cái mà những người viết đương thời của Việt
Nam đang thiếu [23].

Nhìn chung các bài viết và cơng trình nghiên cứu đã thể hiện được một
số vấn đề cơ bản trong sáng tác của Linda Lê. Song phần lớn vẫn là
những đánh giá tổng quát về nội dung tư tưởng của tác phẩm chứ chưa có sự
đào sâu phân tích kĩ càng về nghệ thuật đặc biệt đối với nghệ thuật trần thuật
trong tiểu thuyết của Linda Lê. Đến nay, ở Việt Nam vẫn còn rất ít cơng trình
nghiên cứu về nghệ thuật trần thuật trong tác phẩm của Linda Lê.

2.2. Tình hình nghiên cứu tiểu thuyết Sóng ngầm

Tiểu thuyết Sóng ngầm (Lame de fond) được cơng bố vào năm 2012 là
một trong bốn cuốn lọt vào vòng chung kết giải Goncourt 2012 – giải thưởng
văn chương số 1 tại Pháp. Đến đầu năm 2018, tác phẩm được dịch và xuất
bản tại Việt Nam.


Với tiểu thuyết Sóng ngầm, Linda Lê dường như đã có sự đổi khác, từ
chỗ ln giấu mình tới chỗ muốn phơi bày một phần nội tâm, như để tưởng
niệm nơi chốn đã ni dưỡng, “cứu vớt” mình. Nhưng có một điều không hề
suy suyển: bút lực dồi dào và vốn từ vựng thượng thừa của một bậc “phù thủy
ngôn ngữ”.

7

Trong tuần báo L’Express có nhắc đến “Linda Lê trở lại với những gì
tốt nhất của mình qua Sóng ngầm, cuốn sách khám phá theo cách thật thông
minh những rắc rối trong mối quan hệ gia đình, nguồn cội, ngơn ngữ và sự
cách biệt văn hóa…”. [21].

Trong buổi phỏng vấn ngày 15/10/2010 của báo Thể Thao & Văn Hóa ,
dịch giả Nguyễn Khánh Long tâm sự: “Tơi “khám phá” Linda Lê vào năm
1997. Tình cờ đọc trên báo Le Monde một bài ca ngợi cuốn Les Trois
Parques, tôi đi mua cuốn sách này. Mới đọc vài trang đầu tôi đã bị chinh
phục tức khắc và bật kêu (tơi cịn nhớ rõ): “Đây là một kiệt tác”. Nhắc đến
phong cách sáng tác của Linda Lê, Nguyễn Khánh Long cho biết: “Phong
cách của Linda Lê không nên đem so sánh với các nhà văn khác. Sự độc đáo
đó trước hết nằm trong việc sử dụng tuyệt vời ngôn ngữ Pháp, cộng với di sản
văn hóa phương Đơng nói chung và Việt Nam nói riêng. Sau nữa, đó là cái
nhìn của Linda Lê về kiếp nhân sinh. Và tất cả địi hỏi người đọc “đặt lại vấn
đề” về chính bản thân mình” [16]. Trong quá trình đọc tác phẩm của cô, ông
đã bị “chinh phục ngay tức khắc” như ông thổ lộ với báo chí. Càng đi sâu vào
khám phá thế giới văn chương của nữ văn sĩ này, ông càng thấy hấp dẫn mãnh
liệt và ông cho rằng “Đọc Linda Lê, khi nắm được những gì gửi gắm trong
từng từ, từng câu, phải nói đó quả là một niềm hoan lạc, dẫu cho tác phẩm
nói lên những nỗi bi quan. Như lời một độc giả Pháp, đọc Linda Lê là một

“lecture ardue, mais magique” (đọc rất khó khăn, nhưng thần diệu)” [16].

Trong một dịp nói chuyện về tác phẩm Sóng ngầm của mình vào năm
2010 ở Trung tâm văn hóa Pháp L’Espace – Hà Nội, Linda Lê đã thú nhận
nhiều về quan niệm viết văn, về cả chút ít đời tư đã ảnh hưởng đến sáng tác
của nhà văn: “Tôi tránh làm sứ giả của những người lưu đày, bởi lẽ tôi là một
kẻ bội phản đã quên đi tiếng mẹ đẻ của mình và đã lấy tiếng Pháp để kể lại
những nỗi gian truân của những nhân vật mơ hồ, hai mặt, ln ở giữa dịng,

8

bị xô đẩy chỗ này chỗ khác, quay về với quá khứ nhưng lại lo phải gạt bỏ
những mối hiểm nguy của sự hồi niệm” [21]. Như vậy, có thể thấy Sóng
ngầm được xem là tiểu thuyết thể hiện rõ nhất cái tôi đồng bệnh tương lân của
nhà văn gốc Việt này với các nhân vật trong tác phẩm.

Tuy được đánh giá cao nhưng theo khảo sát chúng tơi nhận thấy rằng tác
phẩm Sóng ngầm hiện tại vẫn chưa được quan tâm khảo sát nghiên cứu, đặc
biệt là về nghệ thuật trần thuật. Các bài viết phê bình, đánh giá về tác phẩm
phần nhiều chỉ xuất hiện đơn lẻ trên các trang mạng xã hội. Tiểu thuyết Sóng
ngầm dưới góc nhìn tự sự học vẫn chưa là đối tượng nghiên cứu độc lập trong
bất kỳ cơng trình nào. Tìm hiểu Sóng ngầm dưới góc nhìn nghệ thuật trần
thuật, chúng tơi muốn đi vào khai phá tác phẩm đặc sắc vẫn còn đang là miền
đất cịn để ngỏ của các nhà nghiên cứu, phê bình.

3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu

3.1. Đối tƣợng nghiên cứu
Đối tượng mà đề tài hướng đến là “Nghệ thuật trần thuật trong tiểu


thuyết Sóng ngầm của Linda Lê”. Cụ thể là những vấn đề liên quan đến
những vấn đề: Điểm nhìn trần thuật; Cốt truyện, nhân vật; Kết cấu và giọng
điệu trần thuật trong tiểu thuyết Sóng ngầm của Linda Lê.

3.2. Phạm vi nghiên cứu
Giới hạn của đề án chỉ tập trung khảo sát, tìm hiểu về tiểu thuyết Sóng

ngầm (Linda Lê), NXB Hội nhà văn, 2018.

4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Khi tiến hành thực hiện đề tài này, chúng tôi chủ yếu sử dụng những

phương pháp nghiên cứu sau:

9

4.1. Phƣơng pháp lịch sử
Văn học và thế giới thực tại khách quan có mối quan hệ mật thiết với

nhau. Bởi vậy hầu như những sáng tác của nhà văn Linda Lê chịu nhiều sự
chi phối của hoàn cảnh thời đại, xã hội . Chúng tôi vận dụng phương pháp
lịch sử để thấy rõ được sự chi phối ấy trong tác phẩm Sóng ngầm.
4.2. Phƣơng pháp phân tích – tổng hợp

Chúng tơi vận dụng phương pháp phân tích – tổng hợp để cắt nghĩa, lý
giải các phương diện nghệ thuật trần thuật tiểu thuyết Sóng ngầm, từ đó tổng
hợp và khái quát lên những vấn đề chung về nghệ thuật viết tiểu thuyết của
Linda Lê.
4.3. Phƣơng pháp so sánh


Chúng tôi vận dụng phương pháp so sánh để chỉ ra những đặc trưng riêng
của tiểu thuyết Sóng ngầm trong dịng mạch tiểu thuyết Việt Nam cùng thời.
Đồng thời, chúng tôi thấy được những đóng góp của Linda Lê trong việc tạo
dựng cốt truyện, xây dựng nhân vật, kết cấu, giọng điệu.
5. Đóng góp của đề án

Trên cơ sở học hỏi và phát huy những điểm tích cực từ những cơng trình
nghiên cứu trước, đề án của chúng tơi mong muốn làm sáng rõ tiểu thuyết
Sóng ngầm của Linda Lê dưới góc nhìn hình thức, hiểu thêm về nghệ thuật
viết tiểu thuyết của nhà văn và đánh giá được vị trí của tác phẩm trong dịng
mạch tiểu thuyết Việt Nam đương đại. Từ đó khẳng định được những đóng
góp của Linda Lê đối với nền văn học Việt, nhất là ở thể loại tiểu thuyết.

6. Cấu trúc đề án
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, đề án bao gồm ba

chương:

Chƣơng 1: Điểm nhìn trần thuật trong tiểu thuyết Sóng ngầm.

10

Chƣơng 2: Cốt truyện, nhân vật trong tiểu thuyết Sóng ngầm.
Chƣơng 3: Kết cấu và giọng điệu trần thuật trong tiểu thuyết Sóng
ngầm.

11

CHƢƠNG 1: ĐIỂM NHÌN TRẦN THUẬT TRONG TIỂU
THUYẾT SĨNG NGẦM


Cái nhìn nghệ thuật của nhà văn về cuộc sống, con người thể hiện rõ nhất
thơng qua điểm nhìn trần thuật. Điểm nhìn trần thuật được xem là một yếu tố
quan trọng để tạo dựng nên cấu trúc tác phẩm và xác lập mô hình truyện kể
bởi điểm nhìn trần thuật là một trong những yếu tố thuộc về nghệ thuật tự sự,
thể hiện góc nhìn, tầm nhận thức khám phá sự kiện, sự việc và con người của
người kể chuyện. Hòa vào dòng chảy của thế giới nghệ thuật văn chương hiện
đại, Linda Lê đã đánh dấu tên tuổi của mình bằng một thế giới nghệ thuật cũ
nhưng lại mới của thể loại với sự sáng tạo, nét riêng cá tính đến dị biệt của
một con người xem văn chương là sự sống của mình.

Để thấy được, chúng tơi trực tiếp đi sâu nghiên cứu điểm nhìn trần
thuật trong tiểu thuyết Sóng ngầm của nhà văn. Cụ thể hơn để tìm hiểu sâu
hơn về cách tổ chức điểm nhìn của bà qua tác phẩm, chúng tơi vận dụng lý
thuyết điểm nhìn trần thuật để có thể soi chiếu, thẩm thấu quan niệm nghệ
thuật cũng như cách nhìn, cách cảm về con người, về thời đời đại gắn với tác
phẩm của nhà văn.

1.1. Các điểm nhìn trần thuật trong Sóng ngầm

Điểm nhìn và người kể chuyện là hai phương diện không thể tách rời.
Truyện bao giờ cũng được kể từ một điểm nhìn nhất định. Trong cuốn Dẫn
luận nghiên cứu văn học, Pospelov cũng từng khẳng định vai trò quan trọng
của điểm nhìn trần thuật trong tác phẩm sự sự cụ thể: “Trong tác phẩm tự
sự, điều quan trọng là tương quan giữa các nhân vật với chủ thể trần thuật,
hay, nói cách khác, điểm nhìn của người trần thuật đối với những gì anh ta
miêu tả” [48]. Như vậy, vị trí của người kể chuyện có ý nghĩa mật thiết liên
quan đến quan niệm, tư tưởng, thái độ của nhà văn về hiện thực và kiến tạo
hiện thực ấy trong tác phẩm. Tại vị trí đó, người kể chuyện ảnh hưởng đến


12

việc xây dựng cốt truyện, phương thức kể, ngôn ngữ nhân vật,… Nguyên
bởi người kể chuyện kể lại câu chuyện diễn ra ở đâu, vào lúc nào, có những
nhân vật nào tham gia vào câu chuyện. Do vậy, vị trí và điểm nhìn của sự
việc rất quan trọng, được xem là sợi dây liên kết toàn bộ các thành tố cấu tạo
nên tác phẩm.

Điểm nhìn trần thuật cịn góp phần đáng kể vào sự thành cơng của tác
phẩm. Nó là vị trí mà người kể chuyện hoặc nhà văn lựa chọn để quan sát,
thâu tóm hiện thực được phản ánh trong tác phẩm. GS. Trần Đình Sử so sánh
điểm nhìn với hình ảnh chiếc ống kính camera dẫn dắt người cầm bút khám
phá hiện thực và đưa người đọc đi vào thế giới nghệ thuật của tác phẩm. Như
vậy, tìm hiểu điểm nhìn thực chất là tìm hiểu một kiểu quan hệ, một phương
thức tiếp cận của nhà văn với hiện thực. [59, tr. 300]

GS. Trần Đình Sử cho rằng: “Điểm nhìn văn bản là phương thức phát
ngơn trình bày, miêu tả phù hợp với cách nhìn, cách cảm thụ thế giới của tác
giả” và “Khái niệm điểm nhìn mang tính ẩn dụ, bao gồm mọi nhận thức,
đánh giá, cảm thụ của chủ thể đối với thế giới. Nó là cái vị trí dùng để quan
sát, cảm nhận, đánh giá, bao gồm cả khoảng cách giữa khách thể và chủ thể,
cả phương diện vật lí, tâm lí, văn hóa” [59, tr.48]. Ông đã đề xuất một khái
niệm về điểm nhìn: “Điểm nhìn trần thuật khơng chỉ là điểm nhìn thuần túy
quang học như khái niệm tiêu cự, tụ điểm mà nó cịn mang nội dung, quan
điểm, lập trường tư tưởng, tâm lý của con người” [59, tr. 48].

Như vậy, cơ bản các ý kiến của các nhà nghiên cứu đều chỉ ra một đặc
điểm mang tính chất chức năng của điểm nhìn là nó thể hiện vị trí và quan
điểm, thái độ của chủ thể trần thuật đối với việc trần thuật. Nói cách khác,
điểm nhìn là phương thức miêu tả, trình bày, là cách nhìn, cách cảm thụ của

người trần thuật về câu chuyện được kể. Có thể thấy điểm nhìn trần thuật là
yếu tố thể hiện tư duy nghệ thuật của nhà văn mang một nội dung thẩm mỹ và
quan điểm lập trường riêng của mình. Nghiên cứu điểm nhìn trần thuật là điều

13

cần thiết khơng thể thiếu khi phân tích cấu trúc nội tại của tác phẩm, cũng như
phân tích tư tưởng, thái độ của tác giả trong tác phẩm bởi nghiên cứu điểm
nhìn trần thuật sẽ giúp ta cảm nhận rõ hơn cách cảm thụ, miêu tả và thái độ tư
tưởng của tác giả trong tác phẩm. Đối với nhà văn Linda Lê, bà vận dụng
điểm nhìn trần thuật một cách triệt để để thể hiện theo dụng ý nghệ thuật riêng
của bà. Ở đó, người đọc cũng nhận ra việc tiếp cận theo điểm nhìn trần thuật
là con đường dễ nắm bắt vẻ đẹp và chiều sâu giá trị của tác phẩm tự sự qua
các điểm nhìn sau:
1.1.1. Điểm nhìn trần thuật bên trong

Điểm nhìn trần thuật bên trong là kiểu trần thuật mà ở đó người kể
chuyện trực tiếp lộ diện xưng “tôi”. Nhân vật trực tiếp tham gia vào câu
chuyện, sự kiện diễn ra trong cốt truyện. Với lối kể chuyện như vậy người
kể chuyện có cơ hội bộc lộ tình cảm, cảm xúc, suy nghĩ của mình một cách
trực tiếp hơn, rõ ràng hơn. Nhân vật tự mình nói chuyện với mình để thuật
lại câu chuyện đến độc giả.

Có thể nói với điểm nhìn trần thuật bên trong, người đọc dễ dàng nhận
thấy chân dung đa diện của người kể chuyện bởi các nhân vật trở thành đầu
mối để dẫn dắt câu chuyện, sự việc, tình tiết trong tác phẩm. Đương nhiên câu
chuyện ấy khơng nằm ngồi ý thức của người kể.

Với điểm nhìn bên trong, nhà văn Linda Lê vận dụng vào tiểu thuyết Sóng
ngầm là sự hồi tưởng quá khứ, là tâm tư tình cảm của các nhân vật “tơi”, ở đó

nhân vật được trần thuật lại như cuốn nhật ký. Ulma chỉ là đứa con hoang lai
giữa Âu – Á. Cả năm tháng tuổi thơ hầu như vắng bóng tình thương của mẹ.
Bất hạnh khiến cho nhân vật trở nên khép mình, nhân vật tự ngụy tạo khơng
nhớ, khơng đau vì xa mẹ qua dịng nhật kí “tập cho mình khơng hi vọng q
vào bà mẹ thoắt ẩn thoắt hiện”. Lâu dần, vết thương tâm lý mưng mủ nặng
nề, Ulma trở nên co rụt lại với thế giới bên ngoài. Để vượt qua chứng rối loạn

14

tâm thần và lệ thuộc vào bác sĩ, Ulma chọn cách viết ra những góc khuất đời
mình thơng qua từng lớp truyện và dĩ nhiên chúng chẳng bao giờ được gởi đi.

Bên cạnh Ulma, Lou cũng là nhân vật bị từ chối tình thương. Tuy nhiên,
khác với Ulma, bi kịch của Lou là ở việc luôn mâu thuẫn với mẹ và kết cục bị
mẹ từ chối, không những thế nhân vật còn bị mất chồng. Bi kịch nối tiếp bi
kịch chỉ vì ghen tng mà rơi vào bi kịch giết chồng.

Nhân vật Văn – trục chính của truyện, tác giả trao quyền kể chuyện cho
người chết “Sinh thời, tôi chẳng bao giờ ba hoa. Giờ nhập quan rồi, tôi mặc
sức độc thoại”, dụng độc thoại với môtip người chết kể chuyện là cớ để độc
giả - người theo dõi nhân vật nhìn thấy những suy tư, trăn trở của Văn, người
bị đẩy lìa và mãi mãi khơng tìm được q hương, ngay cả khi cịn “chút ít
Phương Đơng cịn rơi rớt” ngun bởi bi kịch bị chối bỏ và truy tìm căn tính
Việt của nhân vật khi bị tách lìa khỏi Việt Nam từ lúc 15 tuổi và vĩnh viễn bỏ
lại nơi chôn nhau cắt rốn của mình.

Chịu ảnh hưởng, mắc kẹt từ gia đình, nhân vật Laure cũng tự vấn về căn
cước, về gốc rễ, quê hương của chính mình khi khơng biết gì về đất nước Việt
Nam “Ta nửa Việt nửa Pháp, chẳng giống lũ con gái có cha mẹ chính cống
nơi đây. Ta sẽ ln ở giữa hai dịng, ngay cả nếu cha ta khơng đích thị là

châu Á, ngay cả ta đếch biết gì nhiều về đất nước của ổng” [39, tr.230]. Tác
giả dụng điểm nhìn trần thuật bên trong khơng chỉ để nhân vật xưng tội hay
làm nhẹ mặc cảm tội lỗi của mình mà cịn để độc giả nhìn thấy những góc
khuất của các nhân vật. Chấn thương tinh thần do thiếu hụt tình cảm gia đình,
thèm khát máu mủ có sức cơng phá dữ dội khi nó chính là nguồn cơn của
chuỗi bi kịch.

Điểm nhìn chủ quan và kết cấu trần thuật theo dạng thức nhật ký, các
nhân vật có cơ hội chia sẻ rất nhiều về bản thân, về những cuộc đời xung
quanh mình và những bí mật chỉ có người trong cuộc mới hiểu rõ. Nhờ tính
chất tự do, phóng túng của kiểu kết cấu này mà chủ thể trần thuật có thể


×