Tải bản đầy đủ (.pdf) (87 trang)

Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong lan trì kiến văn lục của vũ trinh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.11 MB, 87 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUY NHƠN
HÀ THỊ THANH TÂM

NGHỆ THUẬT XÂY DỰNG NHÂN VẬT TRONG
LAN TRÌ KIẾN VĂN LỤC CỦA VŨ TRINH
ĐỀ ÁN THẠC SĨ VĂN HỌC VIỆT NAM

Bình Định - Năm 2023
1

MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài

Văn học trung đại mở đầu cho giai đoạn văn học viết Việt Nam, kế thừa những
giá trị tốt đẹp của văn học dân gian, hình thành những truyền thống quý báu của văn học
dân tộc và tác động mạnh mẽ đến sự vận động của văn học hiện đại. Nổi bật trong nội
dung của văn học trung đại là chủ nghĩa yêu nước, tư tưởng nhân đạo và chủ nghĩa anh
hùng, gắn liền với tư tưởng trung quân ái quốc. Văn học trung đại có sự hấp thụ mạch
nguồn của văn học dân gian từ nguồn đề tài phong phú, đến tư tưởng, tình cảm và những
sáng tạo nghệ thuật. Ngồi ra, văn học trung đại còn tiếp thu tinh hoa văn học Trung
Hoa trên tinh thần dân tộc, tạo nên những giá trị văn học đậm đà bản sắc Việt Nam.
Trên thực tế, văn học trung đại đã để lại một di sản văn học vô cùng quý báu, đồ sộ về
khối lượng, phong phú, đa dạng về nội dung và đạt được nhiều đỉnh cao về nghệ thuật.
Nền văn học trung đại được tạo thành bởi hai bộ phận chủ yếu là văn học chữ Hán và
văn học chữ Nôm. Hai bộ phận văn học này tồn tại không đối lập nhau mà bổ sung,
hoàn thiện lẫn nhau, tạo nên sự phong phú, đa dạng về nội dung và nghệ thuật. Xét về
mặt nghệ thuật, bên cạnh những thể loại văn học dân tộc như: Ngâm khúc (viết theo thể
song thất lục bát), truyện thơ (viết theo thể lục bát), hát nói (viết theo thể thơ tự do kết
hợp với âm nhạc), các tác giả đã tiếp thu và dân tộc hóa tinh hoa văn học nước ngồi
như thơ Đường luật, cáo, phú, hịch, văn tế... trong đó khơng thể khơng kể đến thể loại
truyền kì.



Truyền kì là một trong những thể loại có nguồn gốc từ Trung Quốc, nhưng có
một q trình hình thành và phát triển trong cái nơi văn hóa Viêt Nam, đặc biệt là ảnh
hưởng cội nguồn văn hóa, văn học dân gian, nên thể loại này mang đậm dấu ấn dân tộc,
với những yếu tố thần linh, huyền thoại của tơn giáo, tín ngưỡng và văn hóa người Việt
được thể hiện đậm nét. Như ý kiến của nhà nghiên cứu Nguyễn Phong Nam, tìm hiểu
những yếu tố văn hóa trội bật của thể loại này chính là q trình truy nguyên những vấn
đề liên quan đến hệ thống, đặc điểm tín ngưỡng, sự ảnh hưởng của văn hóa dân gian, tư

2

tưởng tôn giáo, phương thức tư duy của con người trung đại đến quan niệm thẩm mỹ,
thế giới nghệ thuật của các thiên truyện ngắn truyền kì trong văn xi trung đại Việt
Nam. Phần lớn các nhà văn trung đại mượn những chuyện kì ảo để phản ánh hiện thực
trong xã hội con người. Truyện truyền kì thuộc loại hình văn xuôi tự sự Việt Nam, được
manh nha từ những tác phẩm truyện dân gian, tôn giáo thế kỷ X-XIV như Việt điện u
linh, Lĩnh Nam chích quái, Thiền uyển tập anh và chính thức xuất hiện ở thế kỷ XV với
tập Thánh Tông di thảo của Lê Thánh Tông, tiếp tục quá trình phát triển với Truyền kỳ
mạn lục của Nguyễn Dữ, Truyền kỳ tân phả của Đoàn Thị Điểm... Và Lan Trì kiến văn
lục của Vũ Trinh được xem là tác phẩm cuối cùng của thể loại truyền kỳ trong văn học
trung đại Việt Nam.

Lan Trì kiến văn lục của Vũ Trinh có một hệ thống nhân vật phong phú. Từ hệ
thống nhân vật, tập truyện vừa phản ánh được bức tranh hiện thực đương thời vừa thấm
đẫm giá trị nhân văn, nhân đạo. Cũng trong tập truyện này, Vũ Trinh đã có những sáng
tạo cả về nội dung và hình thức nghệ thuật so với những tác phẩm truyện truyền kì trước
đó, đóng góp nhất định cho thể loại truyền kì nói riêng và văn học trung đại Việt Nam
ở giai đoạn cuối nói chung. Trên cơ sở đó, chúng tôi đã chọn Nghệ thuật xây dựng
nhân vật trong Lan Trì kiến văn lục của Vũ Trinh làm đề tài của đề án.
2. Lịch sử vấn đề

2.1. Những nghiên cứu về thân thế và sự nghiệp tác giả Vũ Trinh

Thân thế và sự nghiệp của Vũ Trinh đã được thể hiện trong nhiều bài viết, cơng
trình nghiên cứu. Trong các sách Từ điển văn học Việt Nam: Từ nguồn gốc đến hết thế
kỷ XIX [2], Từ điển văn học (bộ mới) [16], ở loại mục tác giả, Vũ Trinh là một trong
những gương mặt tiêu biểu đã được giới thiệu một cách khái quát. Ở một số cơng trình
nghiên cứu là sách, luận văn, khóa luận, trước khi đi vào tìm hiểu, lý giải những vấn đề
cụ thể về đặc điểm, giá trị sáng tác của Vũ Trinh, các tác giả cơng trình cũng đã ít nhiều
tìm hiểu xuất thân, hành trạng cuộc đời, thái độ ứng xử của Vũ Trinh trước thời cuộc và
xem đó như một cơ sở, chìa khóa đi vào tác phẩm của ơng. Những cơng trình này tiêu

3

biểu có thể kể đến như: Vũ Trinh và Lan Trì kiến văn lục của nhóm tác giả Trần Thị
Băng Thanh, Phạm Tú Châu, Phạm Ngọc Lan [47], Nhân vật Lan Trì kiến văn lục của
Nguyễn Thị Hồng Thu [52], Tìm hiểu giá trị nội dung, nghệ thuật Lan Trì kiến văn lục
của Vũ Trinh của Nguyễn Thị Trang [54],... Điểm qua về tác giả Vũ Trinh cịn có nhiều
bài viết trong các sách, báo, tạp chí, tiêu biểu có thể kể đến như: Vũ Trinh và truyện
truyền kì của Anh Chi [4], Vũ Trinh và Lan Trì kiến văn lục trong dịng truyện ngắn
truyền kì Việt Nam của Trần Thị Băng Thanh [46],…

Các bài viết, cơng trình nghiên cứu về Vũ Trinh đều thống nhất cho biết: Vũ
Trinh (1759 - 1827) tên tự là Duy Chu, hiệu là Nguyên Hanh, biệt hiệu là Lai Sơn, Lan
Trì ngư giả, đạo hiệu Hải Âu hịa thượng. Ơng là người làng Xn Lan, huyện Lang
Tài, nay thuộc tỉnh Bắc Ninh. Vũ Trinh xuất thân từ một gia đình có nề nếp thi thư. Ơng
nội Vũ Trinh hiệu là Hy Nghi, đỗ Tiến sĩ thời Lê, làm quan đến Thượng thư bộ binh.
Cha ông tên là Triệu, cũng đỗ Hương tiến, làm quan đến chức Tham Nghị cho nhà Lê.
Vợ ông là con gái Xuân Quận công Nguyễn Nghiễm, người Tiên Điền, là chị gái của
đại thi hào Nguyễn Du. Vũ Trinh nổi tiếng thông minh từ nhỏ, 17 tuổi đỗ Hương tiến,
được tập ấm chức Tri phủ Quốc Oai, tước Lan Trì bá. Là con nhà thế phiệt, lại có hồi

bão lớn nên ơng tham gia chính trường rất sớm. Với bản lĩnh cứng cỏi, tài năng tổ chức
lớn, Vũ Trinh trở thành một bậc tơi trung, ln hết lịng với nhà Lê. Thế nhưng, con
đường hoạn lộ của ông lại gặp nhiều thăng trầm, sóng gió. Các trước tác của Vũ Trinh
khá phong phú và đa dạng: Lan Trì kiến văn lục, Cung ốn thi, Thanh chú trong Trúc
Lâm tông chỉ nguyên thanh, Sứ n thi tập, Lời bình trong Đoạn trường tân thanh,
Hồng Việt luật lệ, Phàm lệ soạn sử, một số tản văn viết cho họ Ngơ Thì hay bè bạn,
nhiều chiếu sách đầu đời Gia Long và có thể cịn có thơ văn ông làm trong thời gian bị
lưu đày ở Quảng Nam, hay ơng cịn được cho là tác giả của các vở chèo Cơng chúa Lạc
Xương, Lưu Bình – Dương Lễ, Chu Mãi Thần, Hán Sở [47, tr23].

Qua những bài viết, công trình nghiên cứu về thân thế và sự nghiệp của Vũ Trinh,
chúng ta nhận thấy ông xuất thân trong một gia đình có truyền thống khoa bảng, nhiều

4

đời làm quan, gắn bó và nhận nhiều ân sủng của triều Hậu Lê. Dù vậy, cá nhân ông cũng
phải chịu nhiều bi kịch từ những biến động của lịch sử - xã hội đương thời. Ông là một
người đa năng, đa tài: vừa là một nhà văn, lại vừa là một nhà làm luật, một nhà Thiền
học. Bởi vậy, tác giả đã có những đóng góp nhất định cho đất nước lúc bấy giờ trên
phương diện luật pháp, tư tưởng, nhất là trong dòng chảy của văn học trung đại Việt
Nam giai đoạn cuối thế kỉ XVIII – đầu thế kỷ XIX.
2.2. Những nghiên cứu về nội dung nghệ thuật trong Lan Trì kiến văn lục

Lan Trì kiến văn lục của Vũ Trinh có vị trí quan trọng trong dịng truyện truyền kì
Việt Nam. Đặc sắc của tác phẩm này xuất phát từ quan điểm mĩ học và bút pháp của tác
giả có những nét riêng, tạo nên bước chuyển biến lớn cả về nội dung lẫn nghệ thuật
trong văn xuôi tự sự trung đại Việt Nam. Cho đến nay, tác phẩm đã được nhiều nhà
nghiên cứu quan tâm và nghiên cứu trên nhiều phương diện nội dung khác nhau.

Trong bài viết Vũ Trinh và Lan Trì kiến văn lục trong dịng truyện truyền kì Việt

Nam (Tạp chí Văn học, số 4, 1989), tác giả Trần Thị Băng Thanh đã nêu ra một số chủ
đề nổi bật của Lan Trì kiến văn lục: “Là đề cao lòng nhân hậu vị tha, đề cao tình yêu
thủy chung, niềm khao khát hạnh phúc lứa đơi, tình mẫu tử thiêng liêng” [46, tr34].

Ở cơng trình sách Đặc điểm văn học Việt Nam trung đại - Những vấn đề văn xuôi
tự sự (Nxb Giáo dục, 2003), nhà nghiên cứu Nguyễn Đăng Na đã đánh giá khái quát:
“Kiến văn lục của Vũ Trinh là đại biểu cuối cùng của văn xuôi tự sự thuộc xu hướng thế
tục” [34, tr38].

Cuốn Từ điển văn học (Bộ mới) (Nxb Thế giới, 2004), trong mục “Vũ Trinh”,
Nguyễn Huệ Chi cho rằng: “Chủ đề nổi rõ nhất của Kiến văn lục là trình bày hiện tượng
phá vỡ “khn phép” của những con người thời đại. Sự phá vỡ này có thể theo chiều
hướng thối hóa, làm cho con người tàn bạo, mất hết nhân tính ...nhưng sự phá vỡ cũng
theo chiều hướng tích cực, ở đó con người thường bị đặt trong những tình huống căng
thẳng đầy bi kịch và chính là trong cuộc vật lộn cay đắng ấy, họ đã có dịp bộc lộ những
phẩm chất cao q, những tình cảm rất người” [16].

5

Bài viết Những biến đổi trong nguyên tắc tự sự của truyện truyền kì Việt Nam in
trong sách Tự sự học, một số vấn đề lí luận và lịch sử (Trần Đình Sử chủ biên, Nxb Đại
học Sư phạm Hà Nội, 2008), tác giả Vũ Thanh cũng đề cập đến đề tài thế sự trong Lan
Trì kiến văn lục [45].

Trong cuốn Vũ Trinh và Lan Trì kiến văn lục, Trần Thị Băng Thanh - Phạm Tú
Châu - Phạm Ngọc Lan biên dịch và biên soạn (Nxb Đại học Sư phạm Hà Nội, 2018)
có ghi lại các lời tựa thể hiện những nhận định, đánh giá liên quan đến các phương diện
nội dung của tập truyện:

“Lời tựa 1” của Ngơ Thì Hồng, in ở đầu tập Lan Trì kiến văn lục cho biết: “Lớn

thì như người, vật, quỷ thần, nhỏ thì như cá, sâu, chim, thú, những gì mắt thấy, những
gì tai nghe mà có điều kì lạ, ơng đều ghi chép lại”[47, tr70], “Có chỗ nói chuyện qi
dị mà khơng xa dời đạo thường, có chỗ kể về sự biến hóa nhưng khơng mất chính đạo,
đại để ngụ ý khuyên răn kín đáo khiến cho người đời sau đọc sách này noi theo điều
hay, phịng ngừa điều dở, thực là có ích cho sự giáo dục ở đời, sao có thể xem như đã
sử dụng hoang đường được”[47, tr71]. Theo tác giả này, những nhân vật trong Lan Trì
kiến văn lục phần lớn gắn với cuộc sống đời thường. Nó có tác dụng khuyên răn hoặc
cảnh cáo người đời. Ý kiến này đánh giá cao về những đóng góp của Vũ Trinh trong
Lan Trì kiến văn lục.

“Lời tựa 2”, Tín Như Thị viết: “Tơi đọc sách này, có được thu hoạch sâu sắc.
Các truyện Cơ Đào họ Nguyễn, truyện Liên Hồ Quận quân là thương giai nhân chẳng
gặp thời, mà cũng ngụ lời than tài tử số phận lận đận. Các truyện Người đàn bà trinh
tiết ở Thạch Thán, Người vợ tiết liệt ở Cổ Trâu là biểu dương tiết lớn của bậc quần
thoa, mà cũng có thể gửi gắm nỗi đau bất hạnh của kẻ trung thần. Cá hổ nghĩa hiệp, gà
chó cũng gần gũi với thân người. Trong căn phòng nhỏ cầm quyển sách lặng lẽ nghĩ
suy, cảm thấy tâm thần khoan khoái như trong điện Phật ngồi nghe bậc cao tăng thuyết
pháp, sách bổ ích cho đời đâu phải là nhỏ? (...) ” [47, tr73-74]. Như vậy, Tín Như Thị

6

đã khẳng định Lan Trì kiến văn lục đem đến cho người đọc một cái nhìn tồn diện về
cuộc sống của người xưa.

“Lời tựa 3”, in ở đầu tập Lan Trì kiến văn lục, Trần Danh Lưu cho biết: “Trong
khoảng trời đất, cõi hồn vũ rộng lớn, vật gì khơng có. Thế mà đối với những chuyện
tai không nghe, mắt không thấy nhưng cứ nhao nhao biện bác là có hay khơng thì có
thỏa đáng chăng? Vả lại, sách của ơng đều ghi chép những điều tai nghe, mắt thấy hiện
thời. Đường đời hiểm trở, ma quỷ đầy đường, hồn thiêng ma ác chẳng phải là chuyện
hư ảo [47, tr76].


Bên cạnh đó cịn có nhiều bài viết, khóa luận, luận văn nghiên cứu về nội dung tác
phẩm Lan Trì kiến văn lục ở những cấp độ khác nhau, tiêu biểu như: khóa luận của
Nguyễn Thị Trang: Tìm hiểu giá trị nội dung, nghệ thuật Lan Trì kiến văn lục của Vũ
Trinh, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2, 2014; luận văn thạc sĩ của Nguyễn Ngọc
Trai: Yếu tố huyền ảo trong truyện kí Việt Nam thế kỷ XVIII-XIX (Khảo sát qua Tang
thương ngẫu lục, Lan Trì kiến văn lục và Truyền kỳ Tân Phả), Trường Đại học Sư phạm
Tp. Hồ `Chí Minh, 2014; luận văn thạc sĩ của Nguyễn Thị Lan Phương: Chủ đề tình yêu
nam nữ trong truyện truyền kì trung đại Việt Nam (Khảo sát qua Truyền kì mạn lục,
Lan Trì kiến văn lục),Trường Đại học Khoa học, Đại học Thái Nguyên, 2017; khóa luận
tốt nghiệp của Lê Thị Hồng Nhung: Đặc điểm chủ tình trong tác phẩm Lan Trì kiến văn
lục của Vũ Trinh, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2, 2018; bài viết của Lê Thị Hải
Yến: Hai bức tranh xã hội trong kí về chuyện kì Việt Nam giai đoạn thế kỷ XVIII và nửa
đầu thế kỷ XIX, Tạp chí Khoa học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2, số 42/2020;...

Nhìn chung, các bài nghiên cứu đi sâu tìm hiểu nội dung phản ánh, thế giới nhân
vật đa dạng, những giá trị nổi bật của tác phẩm. Từ đó, khẳng định những đóng góp to
lớn của Vũ Trinh cho nền văn học trung đại giai đoạn cuối và điểm khác biệt của Vũ
Trinh so với các tác giả trước đó.
2.3. Những nghiên cứu về hình thức nghệ thuật trong Lan Trì kiến văn lục

7

Nghiên cứu về hình thức nghệ thuật trong Lan Trì kiến văn lục, các cơng trình đi
trước ít nhiều đã chú ý đến việc tác giả Vũ Trinh đã xây dựng nên một hệ thống nhân
vật phong phú trong tập truyện thành những kiểu loại khác nhau, trong đó đáng chú ý
nhất là nhân vật người phụ nữ. Các cơng trình tiêu biểu có thể kể đến như: Trương Thị
Hoa (2011), Loại hình các nhân vật trong truyện truyền kì Việt Nam qua ba tác phẩm
tiêu biểu: Thánh Tơng di thảo, Truyền kì mạn lục, Lan Trì kiến văn lục, Luận văn thạc
sĩ Văn học, Trường Đại học Sư phạm Tp. Hồ Chí Minh; Nguyễn Thị Hồng Thu

(2012), Nhân vật Lan Trì kiến văn lục, Luận văn thạc sĩ Ngữ văn, Trường Đại học Vinh;
Lê Thị Thu Trang (2013), Nhân vật người phụ nữ trong Truyền kì tân phả và Lan Trì
kiến văn lục, Luận văn thạc sĩ Ngữ văn, Đại học Sư phạm Hà Nội. Hoặc có những bài
viết đi vào tìm hiểu một phương thức nghệ thuật cụ thể trong Lan Trì kiến văn lục, tiêu
biểu như bài viết của Quảng Văn Ngọc: Nét đặc sắc trong thủ pháp kể chuyện của Vũ
Trinh qua Lan Trì kiến văn lục, Tạp chí Xã hội, nhân văn và giáo dục, 2015.

Đụng chạm và gợi mở nhiều vấn đề nghiên cứu về hình thức nghệ thuật của Lan
Trì kiến văn lục là cơng trình sách Vũ Trinh và Lan Trì kiến văn lục của nhóm tác giả
Trần Thị Băng Thanh, Phạm Tú Châu, Phạm Ngọc Lan (Nxb Đại học Sư phạm Hà Nội,
2018) và cơng trình luận án Truyện truyền kỳ Việt Nam thời trung đại: diện mạo và đặc
trưng nghệ thuật của tác giả Lê Dương Khắc Minh (Học viện Khoa học xã hội, Hà Nội,
2019). Ở mục “Đặc điểm nghệ thuật của Lan Trì kiến văn lục” trong sách Vũ Trinh và
Lan Trì kiến văn lục, nhóm tác giả đã cho thấy: ở thể loại truyền kì, “Vũ Trinh đã có
cách viết nhiều ít khác các tác giả đi trước và do đó có đóng góp thêm những nét mới
cho thể loại” [47, tr46]. Cụ thể là, tập truyện Lan Trì kiến văn lục vừa có “tính chất
truyền kì” lại vừa có “tính chất kí sự” và “tính chất truyện kí lưu giữ nhiều bản sắc dân
dã”. Trong cơng trình luận án Truyện truyền kỳ Việt Nam thời trung đại: diện mạo và
đặc trưng nghệ thuật, tác giả Lê Dương Khắc Minh đã đi vào tìm hiểu, nghiên cứu một
số vấn đề nổi bật của nghệ thuật truyện truyền kì Việt Nam nói chung và trong tương
quan với truyện truyền kì khu vực Đơng Á: các kiểu kết cấu truyện truyền kì, nghệ thuật

8

xây dựng hình tượng nhân vật, nghệ thuật miêu tả thế giới siêu nhiên, không gian và
thời gian trong truyện truyền kì, mơtip dân gian được sử dụng trong truyện truyền kì
[31].

Nhìn chung, những bài viết, cơng trình nghiên cứu nêu trên đều ít nhiều liên quan
đến đề tài đề án. Những nghiên cứu đi trước về thân thế, sự nghiệp, hành trạng cuộc đời

tác giả cũng như nội dung và hình thức nghệ thuật trong tác phẩm Lan Trì kiến văn lục
đều giúp chúng tôi đi sâu định danh, lý giải về hệ thống các kiểu nhân vật mà tác giả đã
lựa chọn xây dựng cùng những thủ pháp nghệ thuật cụ thể mà tác giả đã sử dụng để xây
dựng nhân vật trong tác phẩm của mình.
3. Mục đích nghiên cứu

Qua nghiên cứu về nghệ thuật xây dựng nhân vật trong Lan Trì kiến văn lục của
Vũ Trinh, đề án muốn góp phần đánh giá giá trị tác phẩm cũng như vai trị, đóng góp
của tác giả đối với thể loại truyện truyền kì trung đại Việt Nam nói riêng cũng như cho
văn học trung đại Việt Nam nói chung.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu

Đề án có nhiệm vụ tìm hiểu, phân tích, làm sáng rõ nghệ thuật xây dựng nhân vật
trong Lan Trì kiến văn lục của Vũ Trinh.
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng: Tập tác phẩm Lan Trì kiến văn lục của Vũ Trinh.
- Phạm vi: Tìm hiểu về nghệ thuật xây dựng nhân vật trong Lan Trì kiến văn lục của Vũ
Trinh, bao gồm cả đặc điểm hệ thống nhân vật và các thủ pháp nghệ thuật cụ thể trong
việc xây dựng nhân vật.
6. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp loại hình: Sử dụng phương phương pháp loại hình, người viết có thể
phân chia hệ thống nhân vật trong tác phẩm thành những kiểu loại có cùng chung những
đặc điểm nhận diện nhất định để đi sâu vào tìm hiểu, phân tích; đồng thời cũng cho phép

9

người viết thấy được những điểm tương đồng và dị biệt ở việc sử dụng các thủ pháp
nghệ thuật cụ thể để xây dựng các kiểu loại nhân vật trong tác phẩm.
- Phương pháp nghiên cứu Văn học sử: Tìm hiểu các bài viết liên quan đến mơi trường
văn hóa thời đại; quá trình sáng tác, đời tư, các nhận định, đánh giá liên quan đến tác

giả,… nhằm làm sáng tỏ ảnh hưởng, dấu ấn thời đại và cá nhân tác giả trong tác phẩm
Lan Trì kiến văn lục.
- Phương pháp thống kê - hệ thống: Khảo sát 45 truyện trong Lan Trì kiến văn lục do
Trần Thị Băng Thanh - Phạm Tú Châu - Phạm Ngọc Lan biên dịch và biên soạn để làm
sáng rõ những vấn đề về nghệ thuật xây dựng nhân vật trong tập truyện.
- Phương pháp so sánh: So sánh Lan Trì kiến văn lục với một số tác phẩm truyện kí
đồng đại (Vũ trung tùy bút, Thượng kinh ký sự, Cơng dư tiệp kí,…) để thấy được những
tương đồng và dị biệt trong nghệ thuật xây dựng nhân vật trong tập truyện.
7. Đóng góp của đề án

Thông qua việc triển khai đề tài đề án, chúng tôi muốn đem đến cho bạn đọc cái
nhìn tồn diện và sâu sắc về nghệ thuật xây dựng nhân vật trong Lan Trì kiến văn lục
của Vũ Trinh (Hệ thống nhân vật, Các thủ pháp cụ thể trong việc xây dựng nhân vật).
Từ đó, chúng ta sẽ hiểu rõ hơn về hiện thực xã hội và khát vọng của con người lúc bấy
giờ, cũng như biết thêm về Vũ Trinh và những đóng góp của ơng cho văn học trung đại
và lịch sử dân tộc.
8. Cấu trúc của đề án

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, phần nội dung của đề án gồm
3 chương:
- Chương 1: Nghệ thuật xây dựng nhân vật, Vũ Trinh và Lan Trì kiến văn lục.
- Chương 2: Hệ thống nhân vật trong Lan Trì kiến văn lục.
- Chương 3: Thủ pháp xây dựng nhân vật trong Lan Trì kiến văn lục.

NỘI DUNG
10

CHƯƠNG 1
NGHỆ THUẬT XÂY DỰNG NHÂN VẬT, VŨ TRINH


VÀ LAN TRÌ KIẾN VĂN LỤC
1.1. Nhân vật và nghệ thuật xây dựng nhân vật trong tác phẩm văn học
1.1.1. Nhân vật trong văn học

Để tạo thành một tác phẩm văn học phải có nhiều yếu tố như: nhân vật, ngôn từ,
kết cấu, giọng điệu.... trong đó, nhân vật là hình thức, là phương tiện cơ bản cấu thành
nên một tác phẩm văn học. Nhà văn Tơ Hồi đã từng nói: “Nhân vật là nơi duy nhất tập
trung hết thảy, giải quyết hết thảy trong một sáng tác” [21]. Nhân vật là đứa con tinh
thần của nhà văn, là nơi để nhà văn bộc lộ tư tưởng, chủ đề của tác phẩm. Khi tạo ra các
nhân vật, nhà văn đều gắn liền nó với những vấn đề mà mình đề cập tới trong tác phẩm
văn học. Đó là tiếng lịng của nhà văn với cuộc đời. Điều đặc biệt là nhân vật trong tác
phẩm văn học khác với nhân vật trong các loại hình nghệ thuật khác, nó được tạo nên
bởi chất liệu riêng là ngơn từ. Vì vậy, khi tiếp cận với nhân vật văn học, chúng ta phải
vận dụng trí tưởng tượng, liên tưởng, xem xét nó trong các mối quan hệ.

Nhân vật trong tác phẩm văn học rất phong phú, đa dạng. Đó có thể là con người,
có tên tuổi cụ thể như: Thúy Kiều, Thúy Vân, Chí Phèo, Tràng, bà cụ Tứ, Việt, Chiến,
Tnú, Mị, A Phủ... Đó có thể là con người, nhưng khơng có tên tuổi cụ thể, người ta chỉ
gọi phiếm chỉ là: hắn, thị, lão, nó, mụ... Đó có thể là một đại từ nhân xưng như: tôi trong
các truyện ngắn, tiểu thuyết; mình - ta trong ca dao... Cũng có thể nhân vật trong tác
phẩm văn học không phải là người mà là những sự vật, loài vật, đồ vật ít nhiều mang
bóng dáng, tính cách của con người như: Dế Mèn, Dế Choắt, Bọ Ngựa; ánh trăng trong
thơ Hồ Chí Minh, Nguyễn Duy; cây, cỏ, hoa lá... Nhân vật trong văn học cũng có khi
đến từ thế giới siêu nhiên như: ma quỷ, thần tiên...

Nhân vật trong văn học là một hiện tượng mang tính ước lệ, chứ khơng phải là
sự sao chép nguyên xi, đầy đủ như ngoài cuộc sống. Như trong Truyện Kiều , khi miêu
tả Thúy Vân, Thúy Kiều, Nguyễn Du viết:

11


Vân xem trang trọng khác vời,
Khuân trăng đầy đặn, nét ngài nở nang.

Hoa cười ngọc thốt đoan trang,
Mây thua nước tóc, tuyết nhường màu da.

Kiều càng sắc sảo mặn mà,
So bề tài sắc lại là phần hơn.
Hay miêu tả về Từ Hải, tác giả viết: Vai năm tấc rộng, thân mười thước cao. Tìm đâu
ra ngồi đời một nàng Vân, một nàng Kiều đẹp kiều diễm, tuyệt mĩ đến thế, và cũng tìm
đâu ra một anh hùng Từ Hải cao lớn đến thế. Tất cả là từ bút pháp ước lệ của nhà văn.
Nhân vật trong văn học được khắc họa bởi tên gọi, dấu hiệu về tiểu sử, nghề nghiệp,
đặc điểm riêng... Như trong tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu,
người phụ nữ được nói đến với tên gọi phiếm chỉ “người đàn bà hàng chài”, chỉ tên gọi
chung cho những người phụ nữ vùng biển.
Chức năng của nhân vật trong tác phẩm văn học là khái quát thế giới đời sống,
số phận, tính cách, hiện thực, đồng thời thể hiện quan niệm của nhà văn về cuộc đời.
Như nhắc đến nhân vật Thúy Kiều, Đạm Tiên, ta liên tưởng ngay tới những con người
tài hoa bạc mệnh. Nhắc đến nhân vật Mị trong truyện Vợ chồng A Phủ của Tơ Hồi, ta
liên tưởng ngay đến số phận của những người dân miền núi phía Bắc dưới sự bóc lột,
đè nén của bọn chúa đất... Nhân vật trong tác phẩm văn học chất chứa những hiểu biết,
những ước ao, những kì vọng về con người của nhà văn. Ví như, nhân vật Tấm trong
truyện Tấm Cám, Người em trong truyện Cây khế, Thạch Sanh trong Thạch Sanh... đều
là những con người nhỏ bé, bất hạnh trong xã hội, nhưng cuối cùng họ đều sống hạnh
phúc. Đó là ước mơ của ơng cha ta về cơng bằng xã hội, ở hiền gặp lành, ác giả ác báo.
Hay qua nhân vật Chí Phèo trong truyện Chí Phèo, Nam Cao đã thấu hiểu cuộc sống
của những người nông dân nghèo trong xã hội thực dân nửa phong kiến. Con người bị
xã hội đẩy đến con đường lưu manh hóa, trở thành con quỷ dữ, đánh mất đi cả nhân
hình lẫn nhân tính... Vì vậy, trong q trình xây dựng nhân vật, nhà văn tự do lựa chọn


12

những yếu tố, chi tiết cần thiết, góp phần lột tả được ý đồ của họ, quan niệm của họ về
con người và cuộc đời. Có thể nói, nhân vật trong văn học là một sáng tạo nghệ thuật
độc đáo, gắn liền với những ý đồ tư tưởng của nhà văn. Đúng như ý kiến của Betông
Brecht: “Các nhân vật của tác phẩm nghệ thuật không phải đơn giản là những bản dập
của những con người sống mà là những hình tượng được khắc họa phù hợp với ý đồ tư
tưởng của tác giả”. Cho nên, chúng ta không nên đồng nhất con người trong văn học
với con người trong đời sống hàng ngày.

Tóm lại, nhân vật văn học là sáng tạo độc đáo của nhà văn. Mỗi nhân vật như
một chiếc cầu nối giữa người viết và người đọc. Qua nhân vật, người viết gửi gắm bao
nhiêu tâm tư, tình cảm, nguyện vọng, hiểu biết... về con người và cuộc sống thực tại.
Cịn người đọc nhận được điều gì, hiểu được điều gì về cuộc sống và con người trong
tác phẩm văn học đều thông qua suy nghĩ, hành động của nhân vật văn học.
1.1.2. Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong tác phẩm văn học

Nếu như nhà điêu khắc, nhà họa sĩ tạo dựng nhân vật trong một tư thế cố định
theo ý tưởng của mình, thợ nhiếp ảnh ghi lại con người trong khoảnh khắc thì nhà văn
lại tạo ra nhân vật trong thế động, có lời ăn tiếng nói, có hành động, có ngoại hình, có
đời sống vật chất và tinh thần phong phú. Để xây dựng thành công nhân vật trong tác
phẩm văn học, nhà văn phải có cái nhìn khái quát, phải có vốn hiểu biết về con người
và cuộc đời, phải có khả năng phát hiện những đặc điểm bền vững ở nhân vật. Nhà văn
có thể xây dựng nhân vật với nhiều cách khác nhau như: xây dựng nhân vật qua ngoại
hình, tâm trạng, ngơn ngữ, cử chỉ, hành động, tình huống, khơng gian – thời gian,...

Xây dựng nhân vật qua miêu tả ngoại hình, nghĩa là qua cái dáng vẻ bề ngồi của
nhân vật như: đơi mắt, mái tóc, miệng, tác phong, trang phục.... Ơng cha ta thường nói
“Trơng mặt mà bắt hình dong”, nghĩa là mỗi con người đã bộc lộ một điều gì đó qua

dáng vẻ của mình. Trong văn học cổ thường xây dựng ngoại hình nhân vật qua những
chi tiết ước lệ, tượng trưng:

Vân xem trang trọng khác vời,

13

Khuôn trăng đầy đặn, nét ngài nở nang.
Hoa cười ngọc thốt đoan trang,

Mây thua nước tóc, tuyết nhường màu da.
(Trích: Chị em Thúy Kiều - Truyện Kiều)

Còn trong văn học hiện đại, nhân vật văn học thường được xây dựng với những
chi tiết cụ thể, chân thực hơn. Nhà văn Nam Cao đã miêu tả Thị Nở như sau: “Cái mặt
của thị thực là một sự mỉa mai của hóa cơng: nó ngắn đến nỗi người ta có thể tưởng bề
ngang lớn hơn bề dài, thế mà hai má nó lại hóp vào mới thật sự là tai hại, nếu hai má
nó phinh phính thì mặt thị lại cịn được hao hao như mặt lợn, là thứ mặt vốn nhiều người
ta tưởng trên cổ người. Cái mũi thì vừa ngắn, vừa to, vừa đỏ, vừa sần sùi như vỏ cam
sành, bành bạnh muốn chen lẫn nhau với những cái môi cũng cố to cho không thua cái
mũi... hai môi dày... những cái răng rất to lại chìa ra”. Tác giả miêu tả Chí Phèo cũng
với những nét rất độc đáo: “Cái đầu thì trọc lóc, cái răng cạo trắng hớn, cái mặt thì đen
mà rất cơng cơng, hai mắt gườm gườm trông gớm chết! Hắn mặc cái quần nái đen với
cái áo tây vàng. Cái ngực phanh, đầy những nét chạm trổ rồng phượng với một ông
tướng cầm chùy, cả hai cánh tay cũng thế”. Ngoại hình nhân vật góp phần miêu tả nội
tâm nhân vật. Ngoại hình của Chí Phèo là ngoại hình của một kẻ lưu manh, bợm trợn.
Từ khi ra khỏi tù về, Chí khơng cịn là một anh nông dân lương thiện, hiền lành, thật
thà, chất phác nữa. Chí lúc này khơng cịn là người nữa, hắn đã trở thành con quỷ dữ
của làng Vũ Đại. Nhân vật bà cụ Tứ trong truyện Vợ nhặt được Kim Lân miêu tả: “
Ngồi đầu ngõ có tiếng người húng hắng ho, một bà lão từ ngoài rặng tre lọng khọng

đi vào. Bà lão vừa đi vừa lẩm bẩm tính tốn gì trong miệng”. Với dáng vẻ “lọng khọng”,
“húng hắng ho” đã cho chúng ta biết được, mẹ Tràng đã già yếu, gầy gị. Cái vẻ “vừa đi
vừa tính tốn gì trong miệng” lột tả được bao nhiêu nỗi lo toan, tính tốn trong nội tâm
của một người mẹ nghèo khó. Dường như, cái đói, cái nghèo đã ám ảnh bà suốt cả cuộc
đời. Nhà văn đã miêu tả nhân vật với những đặc điểm ngoại hình tiêu biểu, vừa cụ thể,
vừa linh hoạt, góp phần bộc lộ nội tâm, tính cách của nhân vật.

14

Xây dựng nhân vật qua miêu tả nội tâm nhân vật nghĩa là tác giả đi vào miêu tả
tâm trạng, suy nghĩ, khát vọng... thuộc thế giới tâm hồn của nhân vật trước hồn cảnh
thực tại. Như L.Tơn-xtơi đã nói: “Mục đích chính của nghệ thuật... là nói lên sự thật về
tâm hồn con người, nói lên những điều bí ẩn khơng thể diễn tả bằng ngơn ngữ thơng
thường được. Vì thế, nhà văn phải am hiểu sâu sắc cuộc sống, con người và những diễn
biến tâm lí bên trong của nhân vật, để từ đó diễn tả diễn biến tâm lí tinh tế của nhân
vật”. Trong văn học trung đại, nhắc đến việc diễn tả nội tâm, tâm lí tinh tế, sâu sắc của
nhân vật, không thể không nhắc đến Nguyễn Du:

Khi tỉnh rượu lúc tàn canh,
Giật mình mình lại thương mình xót xa.

Khi sao phong gấm rủ là,
Giờ sao tan tác như hoa giữa đường?

Mặt sao dày gió dạn sương?
Thân sao bướm chán ong chường bấy thân!

(Trích: Nỗi thương mình - Truyện Kiều)
Khi phải sống ở lầu Ngưng Bích, phải làm gái làng chơi, Kiều đau đớn, xót xa
cho thân phận của mình. “Khi tỉnh rượu, lúc tàn canh” là khi con người ta sống thật với

chính mình. Tâm trạng của Kiều lúc này là đau đớn, xót xa, tủi hổ, tự vấn bản thân : khi
sao?, giờ sao? Đoạn trích là minh chứng cho thành công của Nguyễn Du trong việc miêu
tả tâm trạng nhân vật.
Trong văn học hiện đại, xây dựng nhân vật qua miêu tả nội tâm nhân vật cũng
được thể hiện rất rõ. Bà cụ Tứ trong truyện Vợ nhặt của Kim Lân là một ví dụ. Khi
Tràng dẫn người đàn bà lạ về, bà cụ Tứ đã ngạc nhiên, sững sờ. Trong lòng bà xuất hiện
hàng loạt những câu hỏi: “quái, sao lại có người đàn bà nào...? Người đàn bà nào lại...?
Sao lại chào mình bằng u?...Ai thế nhỉ?”. Những câu hỏi đó đã lột tả hết được tâm trạng
của bà. Một người mẹ nghèo khổ, chính cái nghèo đã làm cho bà mất đi cái linh cảm

15

thiêng liêng của một người mẹ. Khi hiểu ra mọi chuyện, bà “cúi đầu nín lặng”, ai ốn,
xót thương cho số kiếp con trai mình.

Xây dựng nhân vật qua ngôn ngữ, như Sêđrin đã nói: “Từ cửa miệng một người
nói ra khơng hề có lấy một câu nào mà lại khơng thể truy ngun đến cái hồn cảnh đã
khiến nó xuất hiện... Trong cuộc sống, khơng thể có những hành động, những câu nói
mà đằng sau lại khơng có một lịch sử riêng”. Đúng như vậy, mỗi người đều có những
nét riêng về ngôn ngữ, nên xây dựng nhân vật là phải phát hiện những nét riêng trong
ngôn ngữ của nhân vật. Ngôn ngữ thể hiện được tư tưởng, tâm lí, tình cảm, vốn hiểu
biết... của nhân vật. Trong văn học trung đại, ta bắt gặp ngôn ngữ của nhiều nhân vật
như trong Truyện Kiều của Nguyễn Du. Đó là ngơn ngữ của Thúy Kiều, Kim Trọng,
Thúc Sinh, Từ Hải, Hoạn Thư... Ngôn ngữ nhân vật thể hiện rõ được tính cách, tâm lí
của nhân vật:

Nàng rằng: “phận gái chữ tòng,
Chàng đi thiếp cũng một lòng xin đi”.

Từ rằng: “Tâm phúc tương tri,

Sao chưa thoát khỏi nữ nhi thường tình?

Bao giờ mười vạn tinh binh,
Tiếng chiêng dậy đất bóng tinh rợp đường.

Làm cho rõ mặt phi thường,
Bấy giờ ta sẽ rước nàng nghi gia...”

(Trích: Chí khí anh hùng – Truyện Kiều)
Những lời nói trên thể hiện rõ được tâm lí, tính cách của Kiều và Từ Hải. Nếu như Kiều
là thân phận nữ nhi, với tâm lí bình thường của một người phụ nữ: xuất giá tịng phu.
Thì Từ Hải lại hiện lên là một anh hùng, với lí tưởng, khát vọng lớn lao, hứa hẹn sẽ trở
về trong chiến thắng.

Hành động nhân vật cũng là một phương diện quan trọng tập trung thể hiện tính
cách của nhân vật. Như hành động đốt đền của Ngô Tử Văn trong Chuyện chức phán

16

sự đền Tản viên cho thấy nhân vật Ngô Tử Văn là một người chính trực, nóng nảy, thấy
gian tà thì khơng thể chịu được. Hay như trong truyện Vợ chồng A Phủ của Tơ Hồi,
nhân vật A Phủ xuất hiện đầu tiên với hành động đánh A Sử - con quan thống Lí. Hành
động đó cho thấy A Phủ là một chàng trai mạnh mẽ, dũng cảm, không sợ cường quyền.
Hành động thể hiện được đầy đủ những tâm trạng, sắc thái nội tâm của nhân vật.

Ngồi ra, nhà văn cịn có thể xây dựng nhân vật qua điểm nhìn của nhân vật khác
trong tác phẩm, qua việc mô tả những yếu tố không gian, thời gian xung quanh nhân vật
... Trong truyện ngắn Vợ nhặt của Kim Lân, vào sáng hôm sau, qua điểm nhìn của nhân
vật Tràng, Thị hiện lên là một người vợ đảm đang, tháo vát, biết thu vén việc gia đình.
Tràng nhìn xung quanh thấy được sự thay đổi mới mẻ: “Nhà cửa, sân vườn hôm nay

đều được quét tước, thu dọn sạch sẽ, gọn gàng. Mấy chiếc quần áo rách như tổ đỉa vẫn
vắt khươm mươi niên ở một góc nhà đã thấy đem ra sân hong. Hai cái ang nước vẫn để
khô cong ở dưới gốc ổi đã kín nước đầy ăm ắp. Đống rác mùn tung bành ngay lối đi đã
hốt sạch”. Có Thị nhà cửa trở nên gọn gàng, sạch sẽ. Thực tế, khi xây dựng nhân vật
văn học, nhà văn thường sử dụng nhiều biện pháp, thủ pháp khác nhau, và chúng khơng
tách rời mà gắn bó chặt chẽ với nhau.
1.2. Vũ Trinh trong xã hội phong kiến Việt Nam nửa cuối thế kỷ XVIII – nửa đầu
thế kỷ XIX

Vũ Trinh sống trong thời kì xã hội phong kiến có nhiều khủng hoảng, biến thiên,
nhất là sự tranh chấp, hoán vị giữa các tập đồn phong kiến đương thời. Trong hồn
cảnh ấy, ơng vừa khẳng định được tài năng của mình nhưng đồng thời cũng khơng thốt
khỏi những hạn chế của xuất thân, giai cấp, thời đại.

Năm 1786, Nguyễn Huệ tiến quân ra Bắc với danh nghĩa “phù Lê diệt Trịnh”,
được Lê Hiển Tông gả công chúa Ngọc Hân cho. Năm sau, Hiển Tông mất, Lê Chiêu
Thống lên ngôi, Vũ Trinh được vua Lê Chiêu Thống mời về triều. Tình hình chính sự
hết sức rối ren, các bè phái mưu đồ thanh toán lẫn nhau để tranh giành quyền lực.
Nguyễn Huệ rút quân về Nam, các thế lực quân phiệt cát cứ đánh chiếm lẫn nhau, vua

17

Lê phải triệu Nguyễn Hữu Chỉnh từ Nghệ An ra đánh dẹp. Nguyễn Hữu Chỉnh thâu tóm
mọi quyền hành, lấn át vua Lê. Lê Chiêu Thống vời Vũ Trinh vào chầu bàn mưu giết
Hữu Chỉnh để thống nhất quyền lực. Vũ Trinh can vua: hiện bên ngồi đang có giặc
mạnh, bên trong khơng nên giết bề tơi có quyền thế. Vua nghe theo nên Bắc Hà tạm
tránh được sự tổn thất của một cuộc thanh toán nội bộ lớn.

Năm 1787, Nguyễn Huệ tiến quân ra Bắc lần thứ hai, Hữu Chỉnh bị giết, Lê Chiêu
Thống bỏ ngai vàng chạy sang Kinh Bắc. Cha con Vũ Trinh đón vua dốc hết sản nghiệp

lo vào việc quân và theo Lê Chiêu Thống chạy trốn ở các vùng Kinh Bắc, Hải Dương,
Sơn Nam… Khi Tôn Sĩ Nghị đem quân sang xâm lược, các cựu thần văn võ nhà Hậu
Lê đều lẩn tránh chạy trốn cả. Lê Chiêu Thống sai Vũ Trinh đi đón rước, đem trâu rượu
đi khao quân Thanh. Tôn Sĩ Nghị hỏi Vũ Trinh về tình hình trong nước, Trinh ứng đối
giỏi, được Nghị khen là có tài, có bản lĩnh. Chiêu Thống dựa vào quân Thanh trở về
Thăng Long, phong cho Vũ Trinh là Tham tri chính sự.

Mùa xuân năm Kỷ Dậu (1789), khi vua Quang Trung đánh tan quân xâm lược
nhà Thanh, Chiêu Thống theo Tôn Sĩ Nghị chạy sang Bắc Quốc. Vũ Trinh chạy không
theo kịp vua Chiêu Thống sang Bắc quốc, lui về quê quán, không chịu ra làm quan cho
Tây Sơn. Đến cuối những năm chín mươi của thế kỉ XVIII, Vũ Trinh ra Thăng Long
sinh hoạt với nhóm trí thức Thăng Long xung quanh thiền viện của Ngơ Thì Nhậm ở
phường Bích Câu. Nội bộ nhóm này khơng cùng xu hướng chính trị. Nếu như Vũ Trinh
một lịng trung thành với nhà Lê, thì Ngơ Thì Nhậm, Phan Huy Ích, Nguyễn Đăng Sở
từng làm quan trong triều Tây Sơn. Ngơ Thì Hồng , người em thân thiết với Ngơ Thì
Nhậm thì chưa từng tham gia quan trường, hoàn toàn đứng ngoài chính sự. Thế nhưng
trong Thiền viện họ ý hợp tâm đầu. Họ hoạt động, nghiên cứu kinh sách, giáo lí khá
nghiêm túc. Trúc Lâm tông chỉ nguyên thanh là thành quả nghiên cứu về Kinh Viên giác
của họ.

Năm 1802 nhà Tây Sơn bị diệt, Gia Long lên ngôi, mời các cựu thần nhà Lê đến
yết kiến. Vũ Trinh được giao chức Thị trung học sinh, theo Gia Long về Phú Xuân.

18

Năm 1803, hài cốt Chiêu Thống được đưa về nước, bộ Lễ bàn chỉ chôn cất theo nghi lễ
thường dân, chỉ ghi tên khơng ghi hiệu vì Chiêu Thống là ông vua bán nước. Vũ trinh
đã xin Gia Long ban lễ hậu và cho được giữ nguyên tên hiệu để tỏ cái nghĩa đối với triều
đại đã mất. Được Gia Long đồng ý, Vũ Trinh lấy cớ là “bề tôi của nhà Lê” xin từ chức
về Bắc để lên cửa quan đón tang. Gia Long khen ơng là người có nghĩa nhưng khơng

cho ơng từ chức mà nhân đó giao việc khám xét đê điều Bắc Thành sau đó lại triệu về
kinh. Trong thời gian làm quan cho nhà Nguyễn, ông đã có rất nhiều đóng góp và thể
hiện năng lực của mình. Vũ Trinh là người học vấn uyên bác, văn chương hàm súc, trau
chuốt.

Năm 1807, Vũ Trinh được giao làm Giám thí trường thi Sơn Tây, có dịp trở ra
Bắc.

Năm1809, Vũ Trinh được cử làm chánh sứ. Trong lần đi này, ông viết cuốn Sứ
Yên thi tập. Khi trở về, ông được giao soạn bộ Hoàng triều luật lệ. Đây là bộ luật đầu
tiên của triều Nguyễn, thường gọi là Bộ luật Gia Long.

Năm 1813, ông được giao làm giám thí trường thi Quảng Đức, tức trường thi
Thừa Thiên.

Năm 1816, Nguyễn Thuyên, con trai của Nguyễn Văn Thành, bị cáo giác có âm
mưu phản nghịch qua lời của một bài thơ. Vũ Trinh cố gắng biện minh cho Thuyên.
Đúng lúc đó Lê Duy Hốn mưu khơi phục nhà Lê bị bắt, khai do Thuyên xúi giục. Cha
con Nguyễn Văn Thành bị xử tội chết. Vũ Trinh bị kết tội “a dua với bọn phản nghịch”,
bị cắt hết chức tước, xử trảm giam hậu.

Năm 1818, xét lại án, ông được tha tội chết, đày vào Quảng Nam. Ở đây, ông
giảng sách, dạy học, sáng tác văn chương, ẩn nhẫn giữ mình.

Năm 1828, vua Minh Mạng tuần du đến Quảng Nam, Vũ Trinh xin về quê và
được vua tha cho về. Ít lâu sau, ơng mất, thọ 76 tuổi.

Có thể nói, trong xã hội phong kiến Việt Nam lúc bấy giờ, Vũ Trinh là một tài
năng khơng may mắn. Ơng là người theo Nho học, một bậc tôi trung thành hiếm có với


19

nhà Lê, nhưng lại trưởng thành trong “thời loạn”. Con đường lí tưởng mà ơng lựa chọn
theo đuổi, bảo vệ nó chưa chắc đã chuẩn xác, nên những đóng góp của ơng cho đất nước
về mặt chính trị khơng có nhiều điều để ghi nhớ. Nhưng nói về văn học thì Vũ Trinh là
một cây bút đa năng, để lại dấu ấn trên một số thể loại của văn học trung đại. Tài năng
và số phận của Vũ Trinh trong khơng khí thời cuộc, mơi trường văn hóa trung đại đã là
nguồn mạch để ông lựa chọn vấn đề phản ánh, thể hiện nội dung tư tưởng qua hệ thống
nhân vật và thủ pháp xây dựng nhân vật cụ thể trong Lan Trì kiến văn lục. Ơng đã đem
đến một nét mới cho thể loại truyện truyền kì trung đại, ảnh hưởng nhiều đến phong
cách truyện kí của cả thế kỉ XIX.
1.3. Truyện truyền kì và Lan Trì kiến văn lục
1.3.1. Khái niệm truyện truyền kì, truyện truyền kì trung đại Việt Nam

Truyện truyền kì cũng được hiểu theo nhiều cách khác nhau. Trong Từ điển thuật
ngữ văn học (Lê Bá Hán, Nguyễn Khắc Phi, Trần Đình Sử đồng chủ biên) cho rằng:
truyện truyền kì là “Thể loại tự sự ngắn cổ điển của văn học Trung Quốc hình thành ở
thời Đường. Tên gọi này tới cuối thời Đường mới có. “Kỳ” nghĩa là khơng có thực,
nhấn mạnh tính chất hư cấu...” [15]. Trong cơng trình Thi pháp văn học trung đại Việt
Nam của Trần Đình Sử, căn cứ vào sự ra đời của thể loại này, các học giả Trung Quốc
cho rằng: Truyện truyền kì xuất hiện ở đời Đường, Tống, đánh dấu sự chín muồi của tự
sự nghệ thuật. Hai chữ truyền kì được hiểu: một là có ý chuộng lạ, hai là chứa đựng
nhiều thể: sử, thơ, nghị luận... [44]. Hoặc trong Kho tàng truyện truyền kỳ Việt Nam,
nhà nghiên cứu Vũ Ngọc Khánh cho rằng: “Theo đúng nghĩa đen của nó, truyền kỳ chỉ
có nghĩa là truyền đi, kể đi một sự lạ, sự lạ này có thể là chuyện của thần thánh, của ma
quỷ, chuyện có những thơng tin dị biệt đối với đời. Bao nhiêu vấn đề báo ứng, mộng mị,
huyền ảo hư thực hàm hồ đều có thể gọi là kỳ cả” [23]... Có điều là chuyện kì ảo nhưng
lại khơng phải là thần thoại và có phần gần với cổ tích thần kì. Các nhà Nho đã chịu khó
ghi chép nhiều chuyện lạ, chuyện được nghe, chuyện đồn đại, họ đều để công thu thập


20


×