Tải bản đầy đủ (.pdf) (94 trang)

Phong trào công nhân đường sắt ở nam trung bộ (1930 1945)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.48 MB, 94 trang )

1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUY NHƠN

PHẠM THỊ BÍCH TUYỀN

PHONG TRÀO CÔNG NHÂN
ĐƯỜNG SẮT Ở NAM TRUNG BỘ

(1930 - 1945)

2

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Các đoạn đường sắt ở Nam Trung Bộ nằm trong hệ thống đường sắt do thực
dân Pháp xây dựng từ cuối thế kỷ XIX. Trong đó bao gồm đoạn đường sắt từ thành
phố Đà Nẵng đến tỉnh Bình Thuận thuộc tuyến đường sắt xuyên Đông Dương và các
đoạn khác kết nối các địa phương hoặc các khu vực với nhau trong một tỉnh thuộc
khu vực Nam Trung Bộ. Khi những đoạn đường sắt đầu tiên được xây dựng trên địa
bàn các tỉnh Nam Trung Bộ, cũng là lúc đội ngũ công nhân đường sắt ở khu vực này
hình thành. Và cũng ngay từ những ngày đầu ấy, phong trào đấu tranh của lực lượng
công nhân đường sắt ở Nam Trung Bộ đã nhen nhóm, phát triển từng bước, chuyển
dần từ đấu tranh tự phát sang đấu tranh tự giác.

Xét trên nhiều phương diện, thời kỳ 1930 - 1945 có ý nghĩa đặc biệt đối với
phong trào đấu tranh của công nhân đường sắt ở Nam Trung Bộ. Ở đó, dưới tác
động của những nhân tố chủ quan và khách quan khác nhau, phong trào công nhân


đường sắt ở Nam Trung Bộ bùng lên một cách mạnh mẽ, với quy mơ lớn và hình
thức đấu tranh phong phú. Do đó, góp phần quan trọng vào thắng lợi của phong trào
cách mạng ở khu vực Nam Trung Bộ nói riêng và phong trào cơng nhân Việt Nam
nói chung.

Thế nhưng, cho đến nay chưa có cơng trình lịch sử nghiên cứu một cách đầy
đủ, hệ thống về phong trào công nhân đường sắt ở khu vực Nam Trung Bộ, dù vấn
đề này ít nhiều đã được đề cập đến trong một số cơng trình nghiên cứu về phong trào
cơng nhân nói chung và phong trào cách mạng ở khu vực Nam Trung Bộ nói riêng.
Vì vậy, nghiên cứu về phong trào cơng nhân đường sắt ở Nam Trung Bộ trong
những năm 1930 - 1945 là việc làm cần thiết, vừa có ý nghĩa khoa học, vừa có ý
nghĩa thực tiễn.

Về khoa học, đề tài góp phần làm rõ về quá trình phát sinh, phát triển của
phong trong trào cơng nhân đường sắt ở Nam Trung Bộ, từ đó nhận thức đầy đủ hơn
về đặc điểm của phong trào công nhân đường sắt ở Nam Trung Bộ. Đồng thời, làm

3

rõ đóng góp của cơng nhân đường sắt trong phong trào đấu tranh chống Pháp xâm
lược, giành độc lập dân tộc nói chung.

Về thực tiễn, đề tài góp phần bổ sung tư liệu về nghiên cứu phong trào công
nhân thời cận đại. Mặt khác, kết quả của đề tài có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo
cho giáo viên, sinh viên, học sinh nghiên cứu, giảng dạy, tìm hiểu lịch sử dân tộc,
lịch sử phong trào công nhân và nhất là hoạt động giáo dục lịch sử địa phương và
hoạt động trải nghiệm trong dạy học lịch sử.

Xuất phát từ những lí do trên và với mong muốn đi sâu tìm hiểu về phong trào
cơng nhân đường sắt ở Nam Trung Bộ trong những năm 1930 - 1945, góp phần giải

quyết những yêu cầu khoa học, thực tiễn nêu trên, tác giả quyết định chọn vấn đề
“Phong trào công nhân đường sắt ở Nam Trung Bộ (1930 - 1945)” làm đề tài
nghiên cứu và viết Đề án thạc sĩ ngành Lịch sử Việt Nam.
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài

Những vấn đề lịch sử liên quan đến phong trào công nhân đường sắt ở Nam
Trung Bộ những năm 1930 - 1945 hoặc trực tiếp hoặc gián tiếp được đề cập ở một
số cơng trình nghiên cứu. Tập hợp tài liệu, có thể chia thành các nhóm cơng trình
với hướng tiếp cận như sau
2.1. Tiếp cận dưới góc độ lịch sử Việt Nam thời cận đại

Tiếp cận dưới góc độ này trước hết phải kể đến các cơng trình như:“Lịch sử
Việt Nam tập 7, 8 và 9” do tác giả Tạ Thị Thúy làm chủ biên, “Lịch sử Việt Nam,
tập III” do Đinh Xuân Lâm chủ biên, “Giáo trình Lịch sử Việt Nam, tập IV” Nguyễn
Ngọc Cơ chủ biên, “Lịch sử Việt Nam, tập II” của Nguyễn Khánh Tồn... Trong
những cơng trình này, các tác giả tiếp cận một cách toàn diện về lịch sử Việt Nam
thời cận đại, từ chính sách thuộc địa và việc củng cố bộ máy chính quyền ở Việt
Nam của thực dân Pháp, tình hình văn hố - xã hội, các giai cấp trong xã hội Việt
Nam, đến phong trào yêu nước và cách mạng, phong trào đấu tranh của các tầng lớp
nhân dân đầu thế kỉ XX đến năm 1945. Trong đó có đề cập đến đội ngũ công nhân
đường sắt và một số sự kiện về phong trào đấu tranh của công nhân đường sắt ở
Nam Trung Bộ.

Cũng tiếp cận dưới góc độ lịch sử Việt Nam, một số cơng trình xuất bản ở
ngoài nước của các học giả nước ngoài hoặc học giả Việt Nam đề cập khá chi tiết

4

công cuộc xây dựng hệ thống đường sắt của thực dân Pháp ở Việt Nam, đồng thời ít
nhiều đề cấp đến phong trào cơng nhân Việt Nam nói chung và phong trào cơng

nhân ở Nam Trung Bộ nói riêng. Có thể kể đến như: “Indochine, la colonisation
ambiguë” (Đông Dương một nền thuộc địa nhập nhằng) 1858 - 1954 của hai sử gia
Pierre Brocheux và Daniel Hémery, “Lịch sử Việt Nam từ nguồn gốc đến giữa thế
kỷ XX” của Lê Thành Khôi, “Xứ Đông Dương” của Paul Doumer...

2.2. Tiếp cận dưới góc độ nghiên cứu giai cấp cơng nhân và phong trào công
nhân Việt Nam

Tiếp cận dưới góc độ này trước hết phải kể tới các cơng trình nghiên cứu về
cơng nhân Việt Nam của tác giả Trần Văn Giàu, như “Giai cấp công nhân Việt Nam
từ Đảng Cộng sản thành lập đến cách mạng thành công (1930-1945)” gồm 3 tập,
“Giai cấp công nhân Việt Nam: Sự hình thành và phát triển của nó từ giai cấp “tự
mình” đến giai cấp “cho mình””. Có thể xem đây là cơng trình nghiên cứu cơng phu
về lịch sử hình thành và phát triển giai cấp cơng nhân Việt Nam. Trong những cơng
trình này, tác giả đi sâu phân tích đời sống vật chất của cơng nhân, viên chức và các
tầng lớp nhân dân lao động Việt Nam. Nêu bật tình trạng thất nghiệp, ăn mày, chết
đói, tiền công thấp, giá cả sinh hoạt đắt đỏ. Đây như là những nguyên nhân dẫn đến
các cuộc đấu tranh của cơng nhân Việt Nam. Cùng với đó, tác giả phân tích q
trình chuyển biến về ý thức giai cấp, tiếp thu chủ nghĩa Mác - Lênin gắn với các thời
kỳ đấu tranh của của cơng nhân Việt Nam, trong đó có cơng nhân đường sắt ở Nam
Trung Bộ.

Cũng trên hướng tiếp cận này, tác giả Hồng Quốc Việt với cơng trình “Những
nét sơ lược về lịch sử phong trào cơng nhân và cơng đồn Việt Nam 1860 - 1945” đã
có nghiên cứu một cách có hệ thống về lịch sử phong trào cơng nhân và cơng đồn
Việt Nam từ năm 1860 đến năm 1945 và chỉ rõ qua từng giai đoạn lịch sử, phong
trào cơng nhân và cơng đồn Việt Nam đã có những bước phát triển vững mạnh và
đóng vai trị quan trọng đối với sự nghiệp cách mạng Việt Nam. Trong phong trào
cơng nhân đó có các sự kiện của phong trào công nhân đường sắt.


Trong khi đó, các tác giả của Viện Sử học trong cơng trình “Một số vấn đề về
lịch sử giai cấp cơng nhân Việt Nam” có nhiều bài viết bàn về sự hình thành giai cấp

5

công nhân và đặc điểm của giai cấp công nhân Việt Nam, những nhận thức về phong
trào công nhân qua các giai đoạn lịch sử. Tác giả Cao Văn Biền với cơng trình “Giai
cấp cơng nhân Việt Nam thời kỳ 1936 - 1939” lại tập trung nghiên cứu những vấn
đề lịch sử, trong đó có phong trào đấu tranh của công nhân trong một thời kỳ lịch sử
sôi động như thời kỳ 1936 - 1939.

Bên cạnh đó, có một số bài viết về cơng nhân Việt Nam thời Pháp thuộc đăng
trên Tạp chí Nghiên cứu lịch sử cũng ít nhiều đề cập đến sự ra đời, phát triển, những
hoạt động đấu tranh và vai trị của giai cấp cơng nhân đối với sự nghiệp đấu tranh
giải phóng dân tộc. Điển hình như:“Những hình thức đấu tranh và sự chuyển biến về
ý thức của công nhân Việt Nam đầu thế kỷ XX” của Cao Văn Biền,“Giai cấp công
nhân Việt Nam thực hiện sứ mệnh lịch sử của mình theo đường lối của Đảng tiền
phong” của Nguyễn Cơng Bình,“Q trình hình thành của giai cấp cơng nhân Việt
Nam” của Chương Thâu, “Tìm hiểu sứ mệnh của giai cấp cơng nhân đối với cách
mạng giải phóng dân tộc Việt Nam (thời kỳ trước năm 1930)” của Đức Thuận...

Cùng hướng tiếp cận với các cơng trình kể trên nhưng với khơng gian là một
địa phương cụ thể và chỉ giới hạn nghiên cứu về phong trào đấu tranh của công
nhân, viên chức, người lao động của một tỉnh như: “Lịch sử công đồn và phong
trào cơng nhân lao động tỉnh Bình Định”, “Lịch sử phong trào cơng nhân lao động
và cơng đồn huyện Hồi Nhơn (1930 - 2005)”, “Phong trào cơng nhân và cơng
đồn Quảng Nam – Đà Nẵng: từ khi hình thành đến 1954”, “Lịch sử phong trào
công nhân và công đoàn tỉnh Quảng Nam (1929 - 2005)”, “Lịch sử phong trào cơng
nhân và cơng đồn tỉnh Ninh Thuận (1929 - 2009)”,... Các cơng trình này đã đề cập
sơ lược về đội ngũ công nhân ở từng địa phương thuộc khu vực Nam Trung Bộ và

trong khi trình bày khá cụ thể về phong trào đấu tranh của công nhân, viên chức,
người lao động đã đề cập đến một số sự kiện điển hình trong phong trào đấu tranh
của lực lượng công nhân đường sắt những năm 1930 - 1945.
2.3. Tiếp cận dưới góc độ lịch sử Đảng

Nam Trung Bộ là khu vực có truyền thống lịch sử - văn hóa lâu đời, do đó
vùng đất này sớm được giới nghiên cứu quan tâm tìm hiểu. Cho đến nay, đã có khá
nhiều cơng trình nghiên cứu về khu vực Nam Trung Bộ trên nhiều lĩnh vực khác
nhau được cơng bố. Trong đó, trước hết phải kể đến các cơng trình Lịch sử Đảng,

6

lịch sử ngành ít nhiều có đề cập đến tình hình đội ngũ cơng nhân đường sắt và phong
trào đấu của họ ở thời kỳ 1930 - 1945. Điển hình có một số cơng trình sau: “Lịch sử
đảng bộ Quảng Nam - Đà Nẵng (1930 - 1975)”, “Lịch sử đảng bộ tỉnh Quảng Ngãi
(1930 - 1975)”, “Lịch sử đảng bộ tỉnh Bình Định (1930 - 1945)”, “Lịch sử Đảng bộ
tỉnh Phú Yên (1930 - 1945)”, “Lịch sử Đảng bộ Đảng cộng sản Việt Nam tỉnh
Khánh Hòa (1930 - 1975)”, “Lịch sử đảng bộ tỉnh Ninh Thuận (1930 - 1975)”, “Lịch
sử đảng bộ tỉnh Bình Thuận (1930 - 1954)”,...

Nhìn chung, vấn đề cơng nhân đường sắt ở Nam Trung Bộ những năm 1930 -
1945 ít nhiều được đề cập trong các cơng trình nghiên cứu về phong trào công nhân
đường sắt Việt Nam và một số cơng trình lịch sử Đảng. Tuy nhiên, dù tiếp cận dưới
góc độ nào, những cơng trình này cũng mới chỉ mới dừng lại ở việc đề cập đến
những sự kiện lẻ tẻ ở từng địa phương, chưa có cơng trình nào nghiên cứu một cách
có hệ thống nhìn từ không gian nghiên cứu là khu vực Nam Trung Bộ. Đặc biệt,
chưa có cơng trình nghiên cứu nào về phong trào đấu tranh cách mạng ở khu vực
Nam Trung Bộ tiếp cận dưới góc độ riêng về phong trào đấu tranh của đội ngữ công
nhân đường sắt để thấy rõ đặc điểm và đóng góp của phong trào đối với lịch sử khu
vực Nam Trung Bộ thời cận đại. Dù vậy, các cơng trình khoa học của các tác giả đi

trước và những vấn đề khoa học đang đặt ra là những cơ sở quý giá, giúp tác giả có
nguồn tư liệu và xác định hướng nghiên cứu. Trên cơ sở kế thừa những kết quả
nghiên cứu của các nhà khoa học đi trước, dựa vào nguồn tài liệu mà tác giả sưu tầm
được, luận văn tập trung nghiên cứu, làm rõ đề tài “Phong trào công nhân đường sắt
ở Nam Trung Bộ những năm 1930 – 1945”.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề án là phong trào công nhân đường sắt ở Nam
Trung Bộ từ năm 1930 đến năm 1945.
3.2. Phạm vi nghiên cứu

- Thời gian nghiên cứu của đề án là giới hạn từ năm 1930 đến khi Cách mạng
tháng Tám năm 1945 thành công (8 -1945). Tuy nhiên, trong q trình phân tích các
nhân tố tác động đến phong trào công nhân đường sắt ở Nam Trung Bộ thời kỳ 1930

7

- 1945, những đặc điểm và vai trò của phong trào, nội dung nghiên cứu có đề cập
đến những sự kiện nằm ngoài khung thời gian nêu trên.

- Không gian nghiên cứu của đề án là khu vực Nam Trung Bộ theo cách phân
chia địa giới hành chính hiện nay. Bao gồm các tỉnh, thành phố: Đà Nẵng, Quảng
Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú n, Khánh Hịa, Ninh Thuận và Bình Thuận.
Tuy nhiên, trong q trình nghiên cứu, có các sự kiện nằm trong phong trào đấu
tranh của công nhân đường sắt ở Nam Trung Bộ diễn ra trên tuyến đường sắt Tháp
Chàm – Đà Lạt, thuộc phạm vi của tỉnh Lâm Đồng hiện nay, nên tác giả đã đưa vào
đề tài nghiên cứu.

- Quy mô nghiên cứu của đề án tập trung vào làm rõ những nhân tố tác động

đến phong trào công nhân đường sắt ở Nam Trung Bộ, diễn biến, đặc điểm và vai
trò của phong trào công nhân đường sắt ở Nam Trung Bộ trong những năm
1930 - 1945.
4. Mục tiêu nghiên cứu
4.1. Mục tiêu nghiên cứu

Nghiên cứu đề tài này nhằm tái hiện lại một cách toàn diện, có hệ thống diễn
biến của phong trào cơng nhân đường sắt ở Nam Trung Bộ trong những năm 1930 -
1945; từ đó nhận diện rõ đặc điểm và đánh giá khách quan vai trị của phong trào
cơng nhân đường sắt đối với phong trào công nhân đường sắt Việt Nam nói chung
và phong trào cách mạng ở khu vực Nam Trung Bộ nói riêng.
4.2. Nhiệm vụ nghiên cứu

Đề án tập trung giải quyết những nhiệm vụ chủ yếu sau đây:
- Nêu và phân tích những nhân tố tác động đến phong trào công nhân đường
sắt ở Nam Trung Bộ trong những năm 1930 - 1945.
- Tái hiện có hệ thống diễn biến của phong trào công nhân đường sắt ở Nam
Trung Bộ trong những năm 1930 - 1945.
- Định danh và phân tích đặc điểm, vai trị của phong trào cơng nhân đường sắt
ở Nam Trung Bộ những năm 1930 - 1945.
5. Nguồn tài liệu và phương pháp nghiên cứu
5.1. Nguồn tài liệu nghiên cứu
Đề án hoàn thành trên cơ sở các nguồn tài liệu khác nhau:

8

- Nguồn tài liệu thứ cấp tồn tại dưới dạng sách chuyên khảo, tham khảo về lịch
sử Việt Nam cận địa, lịch sử Đảng, lịch sử phong trào cơng nhân và cơng đồn, hồi
ký, kỷ yếu... do các cơ quan, cá nhân viết và xuất bản có đề cập đến phong trào
cơng nhân đường sắt nói chung và phong trào cơng nhân đường sắt ở Nam Trung Bộ

nói riêng.

- Nguồn tài liệu sơ cấp tồn tại dưới dạng tư liệu thành văn, tư liệu hiện vật,
hình ảnh lưu trữ tại các Trung tâm lưu trữ Quốc gia, thư viện địa phương, Ban
Nghiên cứu Lịch sử Đảng các tỉnh, bảo tàng và nhà lưu niệm thuộc các tỉnh Nam
Trung Bộ.
5.2. Phương pháp nghiên cứu

- Cơ sở phương pháp luận là chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh
về nghiên cứu lịch sử.

- Phương pháp nghiên cứu chuyên ngành là phương pháp lịch sử và phương
pháp lôgic và sự kết hợp giữa hai phương pháp này.

- Bên cạnh đó, để hồn thành nội dung đề án, tăng tính thuyết phục cho những
luận điểm khoa học nêu trong luận văn, tác giả còn sử dụng các phương pháp liên
ngành khác như điền dã, phân tích, so sánh, tổng hợp…
6. Đóng góp của đề án

Sau khi hồn thành, đề án sẽ có những đóng góp chủ yếu sau:
- Đề án là cơng trình đầu tiên trình bày một cách tương đối có hệ thống trên cơ
sở khai thác và xử lý các tài liệu thu thập được về phong trào công nhân đường sắt ở
Nam Trung Bộ trong những năm 1930 – 1945.
- Kết quả của đề án làm rõ được đặc điểm và đánh giá khách quan vai trị
phong trào cơng nhân đường sắt ở Nam Trung Bộ trong những năm 1930 – 1945.
- Kết quả nghiên cứu của đề án có thể dùng làm tài liệu tham khảo để nghiên
cứu và học tập về lịch sử Việt Nam, lịch sử khu vực Nam Trung Bộ thời cận đại.
Đồng thời, đây cũng là nguồn tư liệu tham khảo có giá trị để xây dựng nội dung giáo
dục địa phương và xây dựng chủ đề trải nghiệm cho học sinh các bậc học ở phổ
thông.

7. Kết cấu của đề án

9

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục các tài liệu tham khảo và phụ lục, đề
án gồm 03 chương.

- Chương 1: Những nhân tố tác động đến phong trào công nhân đường sắt ở
Nam Trung Bộ trong những năm 1930 - 1945

- Chương 2: Diễn biến phong trào công nhân đường sắt ở Nam Trung Bộ (1930
- 1945)

- Chương 3: Đặc điểm, vai trò của phong trào công nhân đường sắt ở Nam
Trung Bộ (1930 - 1945).

10

NỘI DUNG
Chương 1. NHỮNG NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN PHONG TRÀO

CÔNG NHÂN ĐƯỜNG SẮT Ở NAM TRUNG BỘ TRONG
NHỮNG NĂM 1930 – 1945

1.1. Truyền thống yêu nước và chuyển biến của phong trào cách mạng ở Nam
Trung Bộ trong những năm 1930 – 1945
1.1.1. Truyền thống yêu nước của nhân dân Nam Trung Bộ

Vùng đất Nam Trung Bộ ngày nay vốn nằm trong vương quốc Chăm-pa,
nhưng trong q trình khai phá về phía Nam của cư dân người Việt, dần dần vùng

đất này được sáp nhập vào lãnh thổ Đại Việt. Đến thời Nguyễn, vùng đất này hoàn
toàn thuộc về lãnh thổ của nước Việt Nam thống nhất, đặt dưới sự cai trị của chính
quyền Trung ương Huế. Trong cuộc cải cách hành chính của Hồng đế Minh Mạng
những năm 1831-1832, vùng đất Nam Trung bộ được chia thành 6 tỉnh gồm Quảng
Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú n, Khánh Hồ, Bình Thuận, có 36 phủ, huyện
và 3431 làng [36, tr. 14].

Nam Trung Bộ là một vùng đất có điều kiện tự nhiên đa dạng, nằm ở phía Nam
của dãy Trường Sơn và kéo dài ra biển Đông. Vùng này có bờ biển dài, nhiều cảnh
quan và bãi biển đẹp, cũng như các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là chủ quyền
và lãnh hải của Việt Nam. Địa hình Nam Trung Bộ gồm có đồi núi cao ở phía Tây,
thuộc dãy Trường Sơn, và đồng bằng ven biển ở phía Đơng, có nhiều sơng ngịi tưới
mát cho nơng nghiệp và cây cơng nghiệp. Ngồi ra, vùng này cịn có nhiều vũng
vịnh, bán đảo và đảo ven bờ, thuận lợi cho ngư nghiệp và du lịch biển. Nam Trung
Bộ có hệ thống giao thông phát triển, kết nối Bắc - Nam và Đông - Tây. Đường sắt
xuyên Đông Dương từ thời Pháp, đường cao tốc Bắc - Nam và đường biển qua các
cảng biển lớn giúp cho việc vận chuyển hàng hóa và hành khách trở nên thuận tiện
hơn, tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển kinh tế - xã hội ở vùng đất này. Nam
Trung Bộ là một vùng đất giàu tiềm năng và tài nguyên, có vai trò quan trọng trong
phát triển kinh tế - xã hội của cả nước. Đây cũng là nơi có nhiều di sản văn hóa và
lịch sử, gắn liền với các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm và bảo vệ chủ quyền
quốc gia.

Nam Trung Bộ là nơi sinh sống của đông đảo cư dân thuộc nhiều tộc người
khác nhau: Kinh (Việt), Chăm, Ba-na, Raglai (Ra Glai), Ê-đê, Hrê, Hoa,... Quá trình
hình thành các thành phần dân cư ở vùng Nam Trung Bộ là quá trình lâu dài, đa

11

phương, đa tuyến. Trải qua quá trình sinh sống phát triển lâu dài, cư dân ở Nam

Trung Bộ đã tạo dựng nên những giá trị văn hóa đa dạng phong phú. Những giá trị
văn hóa đó chính là sự thích ứng với điều kiện tự nhiên, môi trường sống và sự tiếp
biến, giao lưu văn hóa giữa các tộc người. Dù nguồn gốc dân tộc, tiếng nói hay
phong tục tập quán có điểm riêng, song cư dân các tỉnh Nam Trung Bộ ln chung
sống hịa bình, có mối quan hệ mật thiết với nhau. Nhìn chung lối sống cư dân các
tỉnh Nam Trung Bộ cần kiệm, chăm chỉ, trọng nghĩa khí, chất phác, khơng q câu
nệ, lễ nghi, nhưng cũng khơng q phóng khống. Con người ở đây năng động, cứng
cỏi, trực tính, thiên về biện bác lý sự, có ý thức cộng đồng, đùm bọc, giúp đỡ lẫn
nhau lúc khó khăn hoạn nạn. Những đức tính trên ít nhiều tác động trực tiếp hoặc
gián tiếp đến nét riêng trong quá trình đấu tranh, phong trào cách mạng của nhân dân
địa phương.

Truyền thống yêu nước là một nét đặc trưng của dân tộc Việt Nam, được hình
thành và phát triển qua hàng nghìn năm lịch sử. Nhân dân Nam Trung Bộ - một
vùng đất có vai trị quan trọng trong sự nghiệp giải phóng dân tộc và xây dựng đất
nước, đã có nhiều biểu hiện cao cả của truyền thống yêu nước trong các giai đoạn
lịch sử khác nhau. Quá trình khai hoang, lập ấp của cư dân vùng đất Nam Trung
Bộ đã hun đúc nên tính cách con người nơi đây kiên cường, bất khuất, có tinh thần
thượng võ, khơng cam chịu áp bức, bóc lột.

Trong thời kỳ Bắc thuộc, dưới sự cai trị của các triều đại phong kiến
phương Bắc trên lãnh thổ nước ta, nhân dân ở quận Nhật Nam đã tự đứng lên đấu
tranh chống lại chính quyền đơ hộ. Cụ thể, vào thế kỉ II, Khu Liên đã hô hào
nhân dân huyện Tượng Lâm1 đứng lên đấu tranh chống lại chính quyền nhà Hán
để giành lấy quyền tự chủ, lập ra nước Lâm Ấp. Qua cuộc khởi nghĩa của Khu
Liên đã hình thành lên tinh thần đấu tranh chống giặc ngoại xâm của cư nơi đây
từ khá sớm, và tinh thần đấu tranh đó ngày càng được tơi luyện theo cùng với
tiến trình lịch sử dân tộc.

Trong thời kỳ phong kiến, nhân dân Nam Trung Bộ đã không ngừng kháng

chiến chống lại các cuộc xâm lược của các quốc gia hùng mạnh trong khu vực như

1 Huyện Tượng Lâm là vùng đất Quảng Nam, Quảng Ngãi và Bình Định ngày nay.

12

Trung Quốc, Xiêm, Chân Lạp, ... Tiêu biểu nhất là từ cuối thế kỉ XVIII, nhân dân
Nam Trung Bộ đã vùng lên hưởng ứng ngọn cờ Tây Sơn do ba anh em Nguyễn
Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ lãnh đạo, trong đó Bình Định là cái nơi của
phong trào Tây Sơn. Nhân dân vùng duyên hải Nam Trung Bộ đã góp phần trực
tiếp lật đổ ách thống trị của chúa Nguyễn ở Đàng Trong (1777), lật đổ bộ máy
chính quyền Lê-Trịnh ở Đàng Ngoài (1786), đập tan mưu đồ can thiệp và xâm
lược của quân Xiêm (1785) và quân Thanh (1789), tạo cơ sở cho sự thống nhất và
phục hưng đất nước. Qua phong trào Tây Sơn đã thể hiện tinh thần yêu nước, ý chí
tự lực tự cường, sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc của nhân dân Nam Trung Bộ
trong cuộc đấu tranh chống áp bức, cường quyền và giặc ngoại xâm, từ đó càng tơi
luyện hơn nữa truyền thống yêu nước của cư dân nơi đây.

Bước sang thời cận đại, khi thực dân pháp nổ súng xâm lược nước ta, nhân dân
Nam Trung Bộ cũng đã không ngừng đấu tranh chống lại ách thống trị của thực dân
Pháp. Họ đã tổ chức và tham gia vào nhiều cuộc kháng chiến anh dũng. Phong trào
đấu tranh của nhân dân Nam Trung Bộ đã có từ khi Pháp nổ súng xâm lược và kéo
dài liên tục đến khi phong trào Cần Vương kết thúc cuối thế kỉ XIX. Khi tiếng gọi
của chiếu Cần vương được công bố khắp cả nước, nhân dân Nam Trung Bộ đã
hưởng ứng chiếu Cần vương đồng loạt nổi dậy đấu tranh chống thực dân Pháp xâm
lược. Nhiều cuộc khởi nghĩa đã gây cho thực dân Pháp nhiều tổn thất to lớn và làm
chậm quá trình bình định của người Pháp ở vùng đất này. Tiêu biểu là phong trào
đấu tranh của Mai Xuân Thưởng ở Bình Định; Trần Văn Dự, Nguyễn Huy Diệu,
Phan Bá Phiến, Nguyễn Thành ở Quảng Nam; hoặc khởi nghĩa Lê Thành Phương,
Trịnh Phong ở địa bàn các tỉnh Phú n, Khánh Hịa, Bình Thuận, ….


Sang đầu thế kỉ XX, khi hồn cảnh lịch sử có nhiều thay đổi, xã hội xuất hiện
nhiều nhân tố mới thì các phong trào yêu nước ở đây vẫn diễn ra với nhiều hình thức
khác nhau, với sự tham gia của nhiều tầng lớp nhân dân như phong trào chống thuế
hay cuộc vận động Duy Tân,… Những cuộc khởi nghĩa, phong trào yêu nước này đã
góp phần làm rung chuyển chế độ thực dân Pháp, cổ vũ mạnh mẽ tinh thần yêu nước
của nhân dân Nam Trung Bộ, bồi đắp thêm cho truyền thống yêu nước Việt Nam.
Đặc biệt đã để lại nhiều bài học kinh nghiệm quý báu cho phong trào cách mạng ở

13

thời kỳ sau, góp phần thúc đẩy những nhà yêu nước, nhất là tầng lớp tiên tiến trong
xã hội chọn lựa một con đường mới, một hướng đi mới theo xu thế của thời đại và
yêu cầu mới của đất nước Việt Nam.

Tóm lại, truyền thống yêu nước của nhân dân Nam Trung Bộ là một nguồn sức
mạnh vô cùng quý giá, đã được kiểm chứng qua nhiều thăng trầm của lịch sử. Chính
điều này sẽ là nhân tố vô cùng quan trọng tác động đến phong trào yêu nước và cách
mạng Nam Trung Bộ trong đó có phong trào của giai cấp cơng nhân và đội ngũ công
nhân đường sắt ở giai đoạn tiếp theo nhất là từ năm 1930 khi Đảng Cộng sản Việt
Nam ra đời và trực tiếp lãnh đạo cách mạng Việt Nam.

1.1.2. Chuyển biến của phong trào cách mạng Nam Trung Bộ trong những năm
1930 – 1945

Cuối năm 1929, một số phần tử tiên tiến trong các tổ chức cộng sản đã nhận
thức được sự cần thiết phải thành lập một Đảng Cộng sản, chấm dứt tình trạng chia
rẽ phong trào cộng sản ở Việt Nam. Nguyễn Ái Quốc đã chủ động tổ chức và chủ trì
Hội nghị thành lập Đảng tại Cửu Long, Hương Cảng, Trung Quốc đầu năm 1930. Sự
kiện thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam vào tháng 2 năm 1930 là bước ngoặt quan

trọng của lịch sử cách mạng Việt Nam, quyết định sự phát triển của dân tộc, chấm
dứt sự khủng hoảng về đường lối và tổ chức lãnh đạo của phong trào yêu nước Việt
Nam đầu thế kỷ XX. Ở Nam Trung Bộ, sau khi nắm được tin tức về thành công của
Hội nghị thành lập Đảng, các tỉnh bộ lâm thời Đông Dương Cộng sản đảng hoặc
Đơng Dương cộng sản liên đồn đều nhất trí thực hiện chủ trương hợp nhất của
Trung ương Đảng. Lần lượt khắp Nam Trung Bộ, các chi bộ, đảng bộ đã ra đời lãnh
đạo phong trào cách mạng.

Địa phương có Đảng bộ ra đời sớm nhất trong các tỉnh Nam Trung Bộ là tỉnh
Khánh Hòa. Hệ thống tổ chức của Đảng bộ Tân Việt Khánh Hịa chuyển sang
Đơng Dương Cộng sản Liên đồn, rồi từ Đơng Dương Cộng sản Liên đồn chuyển
sang Đảng Cộng sản Việt Nam diễn ra trong thời gian ngắn, không bị gián đoạn;
cũng có một số cơ sở cịn ngun là đảng Tân-Việt chuyển thẳng sang Đảng Cộng
sản Việt Nam. Đảng bộ Đảng Cộng sản tỉnh Khánh Hịa được chính thức thành
lập ngay từ ngày có quyết định cơng nhận Đơng Dương Cộng sản Liên đoàn gia

14

nhập Đảng Cộng sản Việt Nam là ngày 24-2-1930. Dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ,
các cơ sở Đảng lại tiếp tục mở rộng, củng cố và phát triển. Vào đầu năm 1930 ở
huyện Tân Định có trên 20 đảng viên cộng sản; Vạn Ninh có một chi bộ 3 đảng
viên; Nha Trang có các chi bộ cộng sản được thành lập tại Viện Pasteur, Viện Hải
Dương học, Sở Hỏa xa, Sở Lục lộ, Sở Kiểm lâm, khách sạn Grand Hotel, các xí
nghiệp cơ khí sửa chữa De Monfreid, Charner, Bourbon. Ở vùng ngoại ơ Nha
Trang có các chi bộ Lư Cấm, Phú Nông, Phú Vinh,... [9].

Đến tháng 4-1930, các chi bộ Tân Việt ở Ninh Thuận soát xét chuyển Đảng,
hầu hết đều chuyển thành đảng viên Đảng Cộng sản. Cùng với công tác chuyển
Đảng, các chi bộ tiếp tục thực hiện phát triển Đảng [7, tr.27]. Đối với chi bộ Depot
Tháp Chàm sau khi chuyển Đảng tiếp tục xây dựng, phát triển quần chúng. Chi bộ

Depot Tháp Chàm có vị trí đặc biệt trong quá trình phát triển Đảng của Ninh Thuận
vì đây là đầu mối giao thông quan trọng của Đảng trong hệ thống đường sắt Nha
Trang – Tháp Chàm và Tháp Chàm – Đà Lạt [7, tr.28].

Tại Quảng Ngãi, tháng 3-1930, Chi bộ cộng sản đầu tiên của Đảng bộ Cộng
sản Quảng Ngãi được thành lập, đồng thời những Chi bộ dự bị Cộng sản chuyển
thành những Chi bộ Cộng sản. Sự ra đời của Đảng bộ tỉnh Quảng Ngãi là sự kiện
chính trị đánh dấu bước chuyển biến rất cơ bản của phong trào cách mạng ở các địa
phương trong tỉnh. Từ đây, cuộc đấu tranh của các tầng lớp nhân dân lao động đều
có sự lãnh đạo, chỉ đạo thống nhất của một tổ chức cách mạng tiên phong. Ngay từ
khi mới được thành lập, Đảng bộ đã trực tiếp lãnh đạo, phát động quần chúng đứng
lên đấu tranh chống thực dân Pháp và tay sai [10, tr.35].

Ở Bình Định, giữa tháng 3-1930, Chi bộ Cộng sản tại Nhà máy Đèn Quy
Nhơn được thành lập. Chi bộ Nhà máy Đèn là chi bộ cộng sản được thành lập đầu
tiên ở Bình Định, đánh dấu bước tiến vượt bậc trong phong trào cách mạng của
cơng nhân Bình Định. Ngay sau khi ra đời, Chi bộ Nhà máy Đèn tập trung phát
triển lực lượng ra các huyện trong tỉnh như An Nhơn, Phù Mỹ, Bình Khê…
Những hoạt động của Chi bộ Nhà máy Đèn đã thực sự giác ngộ ý thức chính trị
cho đội ngũ cơng nhân Bình Định, góp phần truyền bá sâu rộng chủ nghĩa Mác -
Lênin đến quảng đại quần chúng. Lần lượt các chi bộ đã được thành lập như Cửu
Lợi ở Hoài Nhơn (8-1930), trường Quốc học Quy Nhơn (10-1930), Ân Tín ở Hồi

15

Ân (7-1931), Hồng Lĩnh ở An Nhơn (10-1936). Các tổ chức tiền thân của Đảng bộ
tỉnh Bình Định đã thúc đẩy phong trào cách mạng địa phương phát triển mạnh, đặc
biệt là phong trào cơng nhân đường sắt Bình Định từ năm 1936 đến 1939. Tháng 9-
1939, Chi bộ Cộng sản đầu tiên của cơng nhân đường sắt Diêu Trì được thành lập.
Chi bộ này tăng cường hoạt động công khai và nửa công khai, mở rộng ảnh hưởng

Đảng trong các phân xưởng và ga Diêu Trì, trong thanh niên và nông dân xung
quanh, và liên lạc với Đảng bộ tỉnh Bình Định.

Ở Quảng Nam - Đà Nẵng, ngày 28-3-1930, Ban Chấp hành lâm thời Tỉnh
Đảng bộ Quảng Nam của Đảng Cộng sản Việt Nam ra Thông cáo về việc thành lập
Đảng bộ và cơng bố từ nay chỉ có một Đảng Cộng sản duy nhất là Đảng Cộng sản
Việt Nam dẫn đường cho công, nông, binh, nhân dân lao động bị áp bức đấu tranh
giành độc lập dân tộc. Ở Đà Nẵng, Thị ủy lâm thời do Xứ ủy lập ra trước đây vẫn
còn giữ nguyên nhưng phát triển thêm nhiều đảng viên mới, lập thêm một chi bộ
mới. Thị ủy đã tổ chức cơ sở công hội trong lực lượng công nhân hỏa xa, nhà đèn,
bưu điện. Tại Hội An, Điện Bàn, Đại Lộc, Duy Xuyên,.. đều đã hình thành các chi
bộ, số lượng đảng viên ngày càng tăng.

Tại Phú Yên, qua tuyên truyền, giác ngộ, thử thách trong công tác, trên cơ sở
số lượng đảng viên phát triển được, ngày 5-10-1930 tại Thôn Đồng Bé - xã Xuân
Long (Đồng Xuân), Chi bộ đảng cộng sản đầu tiên của Phú Yên được thành lập.
Ảnh hưởng của Đảng lan truyền sâu rộng ở các địa bàn trong tỉnh. Nhiều chi bộ
cộng sản được thành lập như chi bộ Phước Lãnh, Thạnh Đức, Phước Hòa, Phú
Xuân, Hà Trung, Hà Bằng, Háo Danh, Khoan Hậu thuộc huyện Đồng Xuân (lúc này
Đồng Xuân gồm cả tỉnh lỵ Sông Cầu), An Thơ, Ngân Sơn huyện Tuy An và Tuy
Hịa. Sự ra đời của chi bộ Đảng Cộng sản đầu tiên cũng như các chi bộ trong toàn
tỉnh ở Phú Yên đều nằm trong qui luật chung của cách mạng Việt Nam; đồng thời
cũng là sự khởi đầu cho một thời kỳ mới của phong trào cách mạng ở Phú Yên, đáp
ứng đúng nguyện vọng của giai cấp cơng nhân, nóng dân, tầng lớp trí thức và nhân
dân lao động trong tỉnh.

Cũng trong tình hình ấy, ở tỉnh Bình Thuận phong trào u nước cũng có
những chuyển biến mạnh mẽ, bắt đầu tiếp thu đường lối của Đảng Cộng sản Việt

16


Nam. Từ những hạt nhân của "phản đế Đồng Minh Hội", chi bộ Cộng sản Tam Tân -
chi bộ đầu tiên được thành lập ở Bình Thuận cuối năm 1930 do đồng chí Ngơ Đức
Tốn làm bí thư [13, tr.43].

Tóm lại, Đảng bộ ở các tỉnh Nam Trung Bộ từ khi ra đời đã được sự lãnh
đạo trực tiếp của Đảng Cộng sản Việt Nam. Từ đây Đảng bộ các tỉnh sẽ lãnh đạo
phong trào yêu nước của nhân dân Nam Trung Bộ đứng lên chống lại đế quốc
thực dân, phong kiến tay sai bằng nhiều hoạt động cụ thể với nhiều hình thức
phong phú, đa dạng. Phong trào cách mạng cũng bắt đầu gắn liền với sự lãnh đạo
duy nhất của Đảng, là yếu tố cơ bản, quyết định để phong trào cách mạng trong khu
vực tiến lên giành thắng lợi. Sự thành lập các đảng bộ ở Nam Trung Bộ đã góp phần
quan trọng vào việc xây dựng và phát triển Đảng Cộng sản Việt Nam, làm cho Đảng
ngày càng vững mạnh về tổ chức và chính sách. Sự thành lập các Đảng bộ ở Nam
Trung Bộ cũng đã mở ra một kỷ nguyên mới cho cách mạng khu vực và cả Việt
Nam - kỷ nguyên của sự lãnh đạo toàn diện của Đảng Cộng sản Việt Nam. Đó là kỷ
nguyên của những chiến thắng vang dội của cách mạng Việt Nam, từ cuộc khởi
nghĩa ở Nghệ - Tĩnh năm 1930 đến Cách mạng Tháng Tám năm 1945, từ thắng lợi
của cuộc kháng chiến chống Pháp năm 1954 đến cuộc giải phóng miền Nam năm
1975. Đó là kỷ nguyên của sự thống nhất và phát triển của dân tộc Việt Nam, từ việc
xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam đến việc đổi mới và hội nhập quốc tế ở cả
nước. Đó là kỷ nguyên của sự vinh quang và tự hào của dân tộc, từ việc đóng góp
vào sự nghiệp giải phóng dân tộc và chủ nghĩa xã hội trên thế giới đến việc gìn giữ
hịa bình và hợp tác quốc tế trong khu vực và toàn cầu.

Đảng bộ các tỉnh Nam Trung Bộ ra đời trong bối cảnh cách mạng Việt Nam
đang bước vào giai đoạn mới. Đó là giai đoạn cách mạng Việt Nam phải đối mặt với
sự đàn áp khốc liệt của thực dân Pháp và tay sai, nhưng cũng là giai đoạn quần
chúng nhân dân thức tỉnh, vùng lên đấu tranh giành quyền sống, quyền tự do và
quyền lập quốc gia. Qua đó, Đảng bộ các tỉnh Nam Trung Bộ đã có vai trị quan

trọng trong việc lãnh đạo nhân dân địa phương phối hợp với cả nước giành chính
quyền từ tay thực dân Pháp và tay sai, góp phần vào thắng lợi của cuộc Cách mạng
tháng Tám năm 1945.

17

Phong trào cách mạng 1930 -1931 là phong trào đầu tiên của cách mạng Việt
Nam do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo. Đây là phong trào có tính chất tồn
quốc, diễn ra ở nhiều tỉnh thành, trong đó có các tỉnh Nam Trung Bộ. Đảng bộ các
tỉnh Nam Trung Bộ đã hưởng ứng phong trào cách mạng 1930 - 1931 bằng cách tổ
chức các cuộc biểu tình, bãi cơng, vây đánh thuế đoan, chống cướp ruộng, xóa nợ…
Các cuộc biểu tình cơng khai với cờ giong trống thúc để tuyên truyền cho Đảng
Cộng sản và yêu sách của nhân dân đã diễn ra ở nhiều nơi vào ngày Quốc tế Lao
động 1-5-1930. Tiêu biểu là tỉnh Quảng Ngãi, nơi phong trào diễn ra mạnh nhất,
khiến cho chính quyền Nam Triều bị tê liệt ở nhiều nơi. Các cuộc bãi công của công
nhân đã làm tê liệt giao thông và sản xuất ở các ngành công nghiệp như dệt may, xi
măng, điện… Các cuộc vây đánh thuế đoan của nơng dân đã buộc chính quyền thực
dân phải giảm thuế, xóa nợ, trả lại ruộng đất cho nhân dân. Các cuộc đấu tranh này
đã tạo ra một sức mạnh cách mạng lớn, thể hiện sự đồn kết của cơng nơng và các
tầng lớp khác. Phong trào cách mạng 1930-1931 đã giúp cho các tổ chức quần chúng
phát triển mạnh mẽ, số lượng quần chúng cách mạng lên tới hàng chục ngàn người,
các tổ chức cơ sở Đảng Cộng sản được thành lập và củng cố ở khắp các phủ, huyện.
Sở mật thám Trung Kỳ thừa nhận: “Dân chúng ln có xu hướng ủng hộ các cuộc
biểu tình chống chính phủ, và do đó họ sẵn sàng hợp tác với Đảng Cộng sản một
cách nhiệt tình”. Cao trào cách mạng 1930-1931 đã khẳng định đường lối cách mạng
Việt Nam do Đảng đề ra là đúng đắn và để lại những bài học quý báu về xây dựng
liên minh công - nông, về xây dựng Mặt trận Dân tộc Thống nhất, về phát động
phong trào quần chúng đấu tranh giành và bảo vệ chính quyền.

Phong trào cách mạng 1936 - 1939 được bùng nổ trong bối cảnh thế giới và

Việt Nam có nhiều biến động lớn. Thế giới đang chứng kiến sự trỗi dậy của phát xít
Đức, Ý, Nhật, đe dọa hịa bình và an ninh quốc tế. Việt Nam đang chịu sự đàn áp và
bóc lột của thực dân Pháp và tay sai, gây ra nhiều khó khăn và cơ cực cho nhân dân.
Tuy nhiên, cũng trong thời gian này, Đảng Cộng sản Việt Nam đã vượt qua những
khó khăn và nguy hiểm, tiến hành khắc phục những sai lầm, củng cố tổ chức Đảng,
xây dựng Mặt trận Dân tộc thống nhất, chuẩn bị cho cuộc đấu tranh mới. Đồng thời,
nhân dân Việt Nam cũng được có những thuận lợi từ sự thay đổi chính sách của
chính quyền thực dân Pháp sau khi Léon Blum lên nắm quyền. Chính quyền thực

18

dân Pháp đã phải nhượng bộ một số yêu sách về dân sinh, dân chủ của nhân dân
Việt Nam, như giảm thuế, tăng lương, cho phép thành lập các tổ chức cơng đồn,
hội nghề, hội nơng dân… Đây là điều kiện thuận lợi để Đảng Cộng sản Việt Nam
tiến hành lãnh đạo phong trào cách mạng. Nhân dân các tỉnh Nam Trung Bộ đã
hưởng ứng cao trào cách mạng 1936 - 1939 bằng cách tổ chức các cuộc đấu tranh
đòi dân sinh, dân chủ của công nhân và nông dân.

Các cuộc đấu tranh này có ba hướng chính: vận động chính trị, đấu tranh kinh
tế và đấu tranh vũ trang. Với phong trào vận động chính trị bao gồm: Đơng Dương
đại hội, lập mặt trận dân chủ lấy cơng nơng làm nịng cốt; ủng hộ bản dân nguyện
của nhân dân gởi J.Godard - phái viên Pháp; hai lần bầu cử thắng lợi cho Mặt trận
dân chủ và chống tăng thuế của Pháp. Các Đảng bộ tranh thủ điều kiện hợp pháp,
hình thành các tổ chức biến tướng, các hội quần chúng để mở rộng lực lượng. Các
Đảng bộ kết hợp đấu tranh trong và ngồi nghị trường, liên minh bên trên và bên
dưới, cơ lập phản động, tranh thủ tiến bộ và lưng chừng. Trong đấu tranh kinh tế bao
gồm các hoạt động như công nhân bãi công, làm tê liệt giao thông và sản xuất; nông
dân vây đánh thuế đoan, chống cướp ruộng, phù thu lạm bổ; tiểu thương, công chức
yêu sách tăng lương, giảm giờ làm,… Các phong trào này có tính dây chuyền liên
tỉnh, phối hợp toàn ngành. Các phong trào giành được một số quyền lợi thiết thân về

dân sinh, dân chủ. Trong đấu tranh vũ trang chủ yếu là phong trào của đồng bào dân
tộc miền núi ở các tỉnh tham gia phong trào Săm Brăm, không nạp thuế, khơng hợp
tác, hình thành vùng vũ trang. Phong trào cách mạng trong những năm 1936 - 1939
đã giúp cho quần chúng nhân dân được giác ngộ về chính trị và trở thành lực lượng
chính trị hùng hậu của cách mạng. Đảng bộ các tỉnh Nam Trung Bộ đã có những
đóng góp quan trọng trong việc xây dựng Mặt trận Dân tộc Thống nhất, trong việc tổ
chức, lãnh đạo quần chúng đấu tranh công khai, hợp pháp.

Phong trào cách mạng trong những năm 1939 - 1945 bùng nổ trong bối cảnh
thế giới đang diễn ra chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945). Thời kì này, thực dân
Pháp càng tăng cường ách đô hộ, ban bố các luật lệ hà khắc, đàn áp Đảng Cộng sản
và các tổ chức tiến bộ. Thực dân Pháp xây dựng nhiều trại giam, trại cải tạo để bắt
giữ, tra khảo những người yêu nước và cách mạng. Những người tù chính trị phải

19

sống trong cảnh thiếu ăn, thiếu mặc, lao động nặng nhọc, bị ngược đãi bởi những kẻ
canh gác. Nhật Bản lợi dụng sự yếu kém của thực dân Pháp để xâm chiếm Đông
Dương, nhưng vẫn giữ nguyên chế độ đô hộ để khai thác quân sự và kinh tế. Trước
tình hình đó, để đề ra những nội dung cơ bản về đường lối cách mạng, phương
hướng tổ chức và phát triển lực lượng vũ trang, Trung ương Đảng đã tổ chức ba hội
nghị Trung ương lần thứ 6 (tháng 11-1939), lần thứ 7 (tháng 11-1940) và lần thứ 8
(tháng 5-1941). Các hội nghị Trung ương đã khẳng định vai trò lãnh đạo của Đảng
trong cách mạng, xác định mục tiêu giải phóng dân tộc, xây dựng một nước Việt
Nam dân chủ, độc lập.

Ở Nam Trung Bộ, Đảng bộ các tỉnh Nam Trung Bộ đã có vai trị quan trọng
trong việc lãnh đạo nhân dân địa phương phối hợp với cả nước giành chính quyền từ
tay thực dân Pháp và tay sai, góp phần vào thắng lợi của cuộc Cách mạng tháng Tám
năm 1945. Theo chỉ thị 12-3-1945 của Trung ương Đảng, Tỉnh ủy Quảng Nam đã

truyền bá cho các tỉnh bạn về tình hình chính trị và kế hoạch tổng khởi nghĩa. Các
tỉnh đã đồng tâm hiệp lực, tăng cường xây dựng tổ chức Đảng, Mặt trận Việt Minh,
lực lượng vũ trang và căn cứ địa. Nhân dân các tỉnh hưởng ứng phong trào cứu
quốc, tấn công vào kho lúa gạo, chống nhổ lúa trồng bông, bắt giữ các quan chức
thân Nhật, tịch thu quỹ xã, kho lương thực, bao vây lính Nhật. Các giới công nhân,
thanh niên, phụ nữ cũng phát triển phong trào sơi nổi, tham gia hội cứu quốc, rèn vũ
khí, diệt ác trừ gian. Cơng nhân Đà Nẵng, Bình Định, Quảng Ngãi có vai trị tiên
phong trong cơng tác in truyền đơn, tài liệu tuyên truyền, lấy máy chữ, máy in, giấy
mực cung cấp cho Ủy ban Việt Minh tỉnh. Ngư dân vùng biển tịch thu hàng nghìn
tấn gạo, hàng trăm thùng mỡ của Nhật. Thành lập Ban liên lạc chung 9 tỉnh. Hội
nghị liên tỉnh tại Vĩnh Lộc (7-1945) là bước ngoặt quan trọng để các tỉnh từ Quảng
Bình vào Bình Thuận trao đổi kinh nghiệm hoạt động, thống nhất phương hướng sửa
soạn khởi nghĩa theo chủ trương mới của Trung ương, điều đó giúp phong trào ở các
tỉnh phát triển lên cao trào. Khi thời cơ cách mạng xuất hiện, mặc dù không nhận
được lệnh khởi nghĩa của Trung ương nhưng đảng bộ các tỉnh Nam Trung Bộ vẫn
kịp chớp lấy thời cơ, căn cứ vào những điều kiện khởi nghĩa đã nêu ra trong bản Chỉ
thị ngày 12-3-1945 của Thường vụ Trung ương Đảng để hành động và giành
thắng lợi.

20

Phong trào cách mạng giải phóng dân tộc (1939 - 1945) dưới sự lãnh đạo sáng
suốt, kiên quyết của Đảng cùng với sự đoàn kết hăng hái, chiến đấu ngoan cường và
hy sinh to lớn của biết bao đảng viên cộng sản, chiến sĩ và đồng bào yêu nước đã kết
thúc thắng lợi bằng cuộc Cách mạng tháng Tám năm 1945. Thắng lợi của Cách
mạng tháng Tám năm 1945 đã phá tan sự thống trị của thực dân gần một trăm năm
và lật đổ chế độ phong kiến đè nặng lên nhân dân ta cả ngàn năm, mở ra bước ngoặt
vĩ đại của cách mạng, đưa dân tộc Việt Nam bước sang kỷ nguyên mới - kỷ nguyên
độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, nhân dân ta từ thân phận nô lệ đã trở
thành người làm chủ đất nước, làm chủ xã hội.


Trong giai đoạn từ năm 1930 đến năm 1945, thực dân Pháp đã khai thác thuộc địa
Việt Nam một cách tàn bạo, phải phát triển kinh tế công nghiệp để tăng lợi nhuận. Điều này
đã hình thành một giai cấp mới trong xã hội – giai cấp cơng nhân, trong đó có công nhân
đường sắt. Công nhân đường sắt ra đời và phát triển trong hồn cảnh khó khăn, bị áp bức
và bóc lột nặng nề bởi thực dân Pháp và phong kiến Việt Nam. Vì vậy, họ cũng là một
trong những lực lượng tiên phong trong phong trào giải phóng dân tộc, có ý thức chính trị
cao, thống nhất và tự giác. Cơng nhân đường sắt đã tham gia tích cực vào các cuộc đấu
tranh cách mạng của giai cấp công nhân Việt Nam, được lãnh đạo trực tiếp bởi Đảng Cộng
sản Việt Nam. Phong trào công nhân Việt Nam đã trải qua ba giai đoạn chính: từ 1930 -
1935, từ 1936 - 1939 và từ 1939 - 1945. Trong mỗi giai đoạn, công nhân đường sắt ở các
tỉnh Nam Trung Bộ đã đóng vai trị quan trọng trong việc kết hợp các cuộc đấu tranh kinh
tế và chính trị, góp phần vào sự thành công của cách mạng Việt Nam.

1.2. Phong trào công nhân đường sắt ở Nam Trung Bộ trước năm 1930

1.2.1. Khái quát đội ngũ công nhân đường sắt ở Nam Trung Bộ trước năm 1930

Quá trình thiết lập các tuyến đường sắt ở Việt Nam đã diễn ra cùng với quá trình
chính quyền thực dân Pháp tiến hành xâm lược, bình định, thống trị và khai thác. Trong
đó, có tuyến đường sắt được khởi cơng và hồn thành trong một giai đoạn lịch sử nhất định,
nhưng cũng có tuyến chỉ được hoàn thành qua nhiều giai đoạn lịch sử khác nhau. Ở Nam
Trung Bộ đoạn đường sắt Đà Nẵng - Đông Hà, bắt đầu khởi công từ tháng 3-1902
đến tháng 11-1906 hoàn thành việc đặt 103 km đường sắt nối liền Đà Nẵng với Huế;
đọan đường sắt Sài Gòn – Nha Trang được khởi công từ năm 1901 đến ngày 2-10-


×