Tải bản đầy đủ (.pdf) (115 trang)

Thế giới nghệ thuật thơ triều la vỹ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (789.06 KB, 115 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUY NHƠN

ĐẶNG THỊ THÙY VINH

THẾ GIỚI NGHỆ THUẬT THƠ TRIỀU LA VỸ

Ngành: Văn học Việt Nam
Mã số: 8220121

Người hướng dẫn: TS. TRẦN THỊ TÚ NHI

LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tơi. Các số
liệu trích dẫn đều có nguồn gốc rõ ràng. Các kết quả nghiên cứu trong đề án
đều trung thực và chưa từng được công bố ở bất kỳ cơng trình nào khác.

Bình Định, tháng 11 năm 2023
Tác giả đề án

Đặng Thị Thùy Vinh

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN
MỞ ĐẦU....................................................................................................... 1

1. Lý do chọn đề tài .................................................................................... 1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ...................................................................... 3
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ........................................................... 6
4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu .......................................................... 7


5. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................ 7
6. Đóng góp mới của đề án ......................................................................... 8
7. Cấu trúc của đề án................................................................................... 9
CHƯƠNG 1. THƠ TRIỀU LA VỸ TRONG DỊNG CHẢY THƠ CA
BÌNH ĐỊNH ................................................................................................ 10
1.1. Thơ ca Bình Định trong thời đại mới ................................................. 10

1.1.1. Bình Định: mảnh đất ươm mầm văn chương ............................... 10
1.1.2. Thành tựu nổi bật của thơ Bình Định đương đại .......................... 16
1.2. Triều La Vỹ - quan niệm nghệ thuật và hành trình sáng tạo ............... 24
1.2.1. Quan niệm nghệ thuật.................................................................. 24
1.2.2. Hành trình sáng tạo thơ ca ........................................................... 28
Tiểu kết chương 1 ........................................................................................ 32
CHƯƠNG 2. HÌNH TƯỢNG CÁI TƠI TRỮ TÌNH TRONG THƠ
TRIỀU LA VỸ............................................................................................ 33
2.1. Cái tôi giao cảm với thiên nhiên, sâu nặng nghĩa tình với quê hương,
đất nước.................................................................................................... 34
2.1.1. Cái tôi giao cảm với thiên nhiên .................................................. 35
2.1.2. Cái tơi sâu nặng nghĩa tình với quê hương, đất nước ................... 38
2.2. Cái tôi suy tư chiêm nghiệm về nhân sinh.......................................... 44
2.2.1. Cái tôi nghiệm suy đời sống nhân sinh ........................................ 45
2.2.2. Cái tôi nghiệm suy giá trị bản thể ................................................ 50

2.3. Cái tôi riêng tư trong thế giới tình yêu ............................................... 55
2.3.1. Tình yêu với nhiều cung bậc cảm xúc ......................................... 55
2.3.2. Tình u mang màu sắc tính dục ................................................. 60

Tiểu kết chương 2 ........................................................................................ 64
CHƯƠNG 3. PHƯƠNG THỨC TRỮ TÌNH TRONG THƠ TRIỀU LA VỸ.......65


3.1. Hệ thống thể loại................................................................................ 65
3.1.1. Thể thơ lục bát mang phong vị ca dao ......................................... 66
3.1.2. Thơ tự do với âm sắc đa dạng...................................................... 72

3.2. Ngôn ngữ thơ ..................................................................................... 77
3.2.1. Ngôn ngữ thơ đời thường, giản dị, mộc mạc................................ 78
3.2.2. Ngôn ngữ thơ giàu giá trị biểu cảm ............................................. 82

3.3. Giọng điệu thơ ................................................................................... 88
3.3.1. Giọng điệu vui tươi, hóm hỉnh..................................................... 89
3.3.2. Giọng điệu tâm tình, thiết tha ...................................................... 93
3.3.3. Giọng điệu suy tư, triết lý............................................................ 98

Tiểu kết chương 3 ...................................................................................... 102
KẾT LUẬN............................................................................................... 104
TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................ 107
QUYẾT ĐỊNH GIAO TÊN ĐỀ TÀI (BẢN SAO)

1

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
1.1. Văn học Bình Định là bộ phận quan trọng của Văn học Việt Nam.
Có thể nói, Bình Định là một trong số ít những địa phương giàu truyền thống
và có bề dày lịch sử văn học. Điều đó được khẳng định khi Bình Định đã có
một lực lượng viết đơng đảo, tiếp nối nhiều thế hệ với những cá tính sáng tạo
riêng, ghi dấu ấn trên dòng văn học đương đại. Kế thừa thành tựu của những
nhà thơ, nhà văn Bình Định tiền bối nổi tiếng như: Nguyễn Diêu, Yến Lan,
Quách Tấn, Hàn Mặc Tử, Chế Lan Viên, Xuân Diệu, Nguyễn Thành Long,

Phạm Hổ, Nguyễn Văn Bổng… văn học Bình Định đương đại đã xuất hiện
nhiều tên tuổi đã được khẳng định như: Lệ Thu, Bùi Thị Xuân Mai, Lê Văn
Ngăn, Nguyễn Văn Chương, Nguyễn Thanh Mừng, Trần Thị Huyền Trang,
Văn Trọng Hùng, Lê Hồi Lương, Mai Thìn, Nguyễn Mỹ Nữ, Trần Quang
Lộc, Phạm Ánh, Triều La Vỹ... Văn học Bình Định thời gian qua đã phát triển
như một khu vườn tươi xanh và nhiều sắc màu với sự đóng góp của nhiều thế
hệ nhà văn, được nuôi dưỡng và hun đúc bởi một thế hệ cầm bút sung sức và
tiềm tàng nhiều tài năng, khát vọng. Không chỉ thơ, văn mà cả phê bình văn
học và kịch bản sân khấu cũng đạt được những thành tựu đáng kể. Bằng sự
độc đáo riêng biệt của mình, văn học Bình Định đã góp phần tạo nên sự đa
màu đa sắc cho nền văn học Việt Nam hiện đại.
Riêng đối với mảng thơ ca Bình Định, có thể thấy được sự xuất hiện
của đơng đảo nhà thơ để lại dấu ấn thi pháp đặc sắc, được độc giả yêu quý
tiếp nhận và ngợi ca như Lệ Thu, Từ Quốc Hoài, Lê Văn Ngăn, Văn Trọng
Hùng, Xuân Mai, Nguyễn Thanh Hiện… Hồ Thế Hà đã chia sẻ: Thơ Bình
Định là thơ Việt Nam, hịa chung với thi ca cả nước. Ở đó, sắc thái tình cảm
và thiên nhiên Bình Định làm thành nét riêng độc đáo, tạo ra bao hồn thơ, và
thơ bồi đắp thêm hồn quê hương, xứ sở. Từ trước đến nay, nhiều tuyển tập thơ
văn Bình Định đã được ra mắt bạn đọc với dư luận tốt [46].

2

1.2. Ở Bình Định, văn học địa phương đang ngày càng được quan tâm
và được đề xuất đưa vào tài liệu giáo dục địa phương để giảng dạy tại các
trường tiểu học và trung học trên địa bàn tỉnh. Trong số những cây bút đóng
góp tích cực cho văn học Bình Định, Triều La Vỹ là cây bút viết khá sớm và
bền bỉ. Trong sự nghiệp cầm bút của mình, Triều La Vỹ đã đóng góp cho văn
học Bình Định với một dấu ấn rất riêng trên cả hai mảng thơ và văn xuôi. Qua
những tác phẩm của Triều La Vỹ, thiên nhiên và con người Bình Định hiện
lên với những đường nét và màu sắc đa dạng. Từ những trải nghiệm sống của

mình, Triều La Vỹ đã chắt lọc và một chút văn hóa đã được trao truyền, tiếp
nhận, học hỏi, sàng lọc để trở thành thứ “nước cốt”, một thứ “của báu” của
riêng mình. Thơ ơng ln trộn hịa ba cảm thức: tình u lứa đơi, tình u
thiên nhiên đất nước và con người. Triều La Vỹ có cách lắng những âm vang
của đời thực thành những khoảnh khắc nên thơ, nên tình trong những câu thơ
rất nhiều thi ảnh. Chất liệu cuộc sống đi vào thơ bắt đầu từ những hoài niệm,
từ những rung động của một tâm hồn đa cảm. Triều La Vỹ đã cho ra đời
những tác phẩm như: Bên kia lời hẹn (NXB Thuận Hóa - 1996), Nhật ký
đêm (NXB Văn học - 2015), Ba bờ nắng (in chung ba tác giả).

Với tình cảm và tâm huyết dành cho mảnh đất quê hương, Triều La Vỹ
đã đạt được nhiều giải thưởng xứng đáng. Khi cịn là sinh viên, ơng đã đạt
giải tại các cuộc thi thơ Đại học Y Huế năm 1991, 1995, Báo Mực Tím 1992
và có chùm thơ hay nhất năm 1997 của Tạp chí Sơng Hương. Đến 2015,
Triều La Vỹ tiếp tục tham dự cuộc thi sáng tác về đề tài lực lượng vũ trang
tỉnh Bình Định và đạt giải nhì (khơng có giải nhất). Sau đó nhà thơ đã đạt giải
A giải thưởng Đào Tấn – Xuân Diệu (2010 - 2015) với tập Nhật ký đêm. Với
bài Cánh đồng Triều La Vỹ được xếp vào mục Tiếng thơ quen thuộc trên
sóng VOV 2. Tập truyện ngắn Bóng rồng của Triều La Vỹ đã đạt được giải A
Giải thưởng Đào Tấn - Xuân Diệu dành cho văn học, nghệ thuật tỉnh Bình
Định lần thứ VI (2016 - 2020).

3

1.3. Các sáng tác của Triều La Vỹ có một vị trí nhất định đối với văn
học Bình Định, những tác phẩm của ông mang tính tiếp nối, kế thừa những
thành tựu của các thế hệ trước, đồng thời, góp phần ghi dấu ấn văn học Bình
Định vào dịng chảy văn học Việt Nam đương đại. Chính vì vậy, nghiên cứu
về những sáng tác của Triều La Vỹ sẽ bổ sung thêm nguồn tư liệu học tập và
nghiên cứu về văn học địa phương tại Bình Định. Đề tài này sẽ là một tài liệu

tham khảo hữu ích cho việc giảng dạy văn học địa phương ở các trường phổ
thông trên địa bàn tỉnh Bình Định.

Với những lý do thực tiễn và khoa học trên, chúng tôi đã lựa chọn đề tài
Thế giới nghệ thuật thơ Triều La Vỹ, trên cơ sở tiếp thu, kế thừa có chọn lọc
các kết quả nghiên cứu trong các cơng trình của những người đi trước nhằm
góp phần nhận diện thơ Triều La Vỹ sâu hơn, rộng hơn, từ đó đưa ra được
một cái nhìn đầy đủ và có hệ thống về tác giả. Hy vọng, đề tài sẽ góp phần
khẳng định vị trí của tác giả Triều La Vỹ đối với văn học Bình Định nói riêng
và trong dịng chảy văn học Việt Nam nói chung.

2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Triều La Vỹ là một cây bút bền bỉ, qua những năm tháng kiên nhẫn và
tự tin, Triều La Vỹ đã tìm được cho thơ mình một hướng đi và bản sắc riêng,
thu hút được sự chú ý của bạn đọc cũng như giới phê bình, ơng đã có những
đóng góp cho văn học Bình Định trên cả hai lĩnh vực là thơ và văn xuôi.
Cho đến nay, có khá nhiều bài viết trên các tạp chí, báo và internet về
sáng tác của Triều La Vỹ trên một số phương diện nội dung và nghệ thuật.
Tuy nhiên, các cơng trình nghiên cứu về thế giới nghệ thuật thơ Triều La Vỹ
không nhiều. Ở đây, chúng tôi chỉ lựa chọn và xin điểm qua một số cơng
trình, bài viết có liên quan đến đề tài nghiên cứu.
Thơ ca của Triều La Vỹ được nuôi dưỡng nâng niu từ những cảm xúc
thật, từ những gì chủ thể trữ tình đã trải qua, đã chứng kiến, đã hịa hợp, đó là
lí do để thơ ơng dễ đi vào lịng người và có vị trí riêng neo đậu nơi trái tim

4

người đọc. Nhà thơ chia sẻ: Tôi yêu quê hương, đất nước này một cách rất cụ
thể. Tôi không thể nói tơi u xóm làng, q hương, đất nước mình nếu khơng
trộn lẫn, hịa quyện như máu thịt trong đó chút rung động dành cho những kỷ

niệm nơi mình sinh ra, lớn lên rồi trưởng thành, tình cảm dành cho người
mình u thương… [45]. Những hồi niệm, những rung động của một tâm hồn
đa cảm đã trở thành chất liệu cuộc sống đi vào thơ Triều La Vỹ. Chính vì thế,
tại Tọa đàm “10 năm văn học Bình Định (2011 – 2021) – Tiếp nối và Hy
vọng”, trong tham luận Bình Định 10 năm trong dịng chảy thi ca Việt Nam
đương đại, nhà thơ Đặng Huy Giang – Nguyên Ủy viên Hội đồng thơ, Hội
Nhà văn Việt Nam đã có nhận xét: Riêng nhà thơ Triều La Vỹ làm tôi khơng
khỏi ngạc nhiên về cách nói khác lạ, cách gọi sự vật trong trẻo, đẹp đẽ và có
phần tinh tế, độc đáo, đặc biệt trong thể thơ lục bát truyền thống. Thơ ơng
thấm nhuần cái đưa đẩy tình tứ, cái duyên dáng của ca dao nhưng vẫn rất
Triều La Vỹ [18, tr.37].

Thơ Triều La Vỹ nhẹ nhàng, giản dị và gần gũi đến chân thành, gắn với
đời sống thực tại, gắn với tình đời sâu thẳm. Chính vì lẽ ấy, mà thơ ơng dễ đi
vào lòng người, dễ thuộc, dễ nhớ. Trong Gã lãng du giấu đêm vào chữ, Hồ
Thế Hà đã viết: Triều La Vỹ không to tiếng, nhiều lời, chỉ lặng lẽ ép trái tim
mình lên giấy để nghe từng hơi thở đất đai và cuộc sống đồng vọng và ngọn
bút giúp anh ghi lại hiện sinh tư tưởng của chính mình. Thơ Vỹ đụng đến
những vùng hiện thực tâm trạng và những kinh nghiệm quan hệ người rất đỗi
thiêng liêng, gần gũi […] Có nghĩa là Vỹ đã khơng chạy theo những gì viển
vơng mà mình khơng có. Vỹ lặng lẽ gián cách với chính mình bằng cách đem
tất cả những gì thuộc về nội tâm để tạo nên hình thức bên ngồi tương ứng
cho thơ. Đó cũng là thuộc tính của thi ca, để thi ca đến với độc giả bằng con
đường ngắn nhất nhưng bền chặt và đồng cảm nhất [44, tr.71].

Lê Hoài Lương trong Nắng trên miền áo trắng cho rằng: Triều La Vỹ
là một kênh khác. Không phải không suy ngẫm về tình, về nhân thế, nhưng

5


chàng thơ này có tài giấu tất cả những suy tư ấy vào lớp vỏ ngôn ngữ tung
tẩy, tươi nõn […] Ngôn ngữ thơ anh phong phú với những lắng nghe, học từ
dân gian, nhất là phương ngữ, chơi chữ và điệp từ [43, tr.96].

Trong Nắng đã long lanh miền nhớ, Nguyễn Thanh Xn viết: Thơ
Triều La Vỹ có rất nhiều những hình ảnh độc đáo, khéo léo “cài đặt” những
ngôn ngữ dân gian dễ gây ấn tượng [43, tr.92].

Hồ Thế Hà trong bài viết Chất thơ của một vùng thơ đã nhắc đến Triều
La Vỹ cùng với những gương mặt tên tuổi của văn học Bình Định: Về thế hệ
lớp trước, ngồi sự triết lý, chiêm nghiệm khá chân thành và nghệ thuật của
Lệ Thu, chúng tôi chú ý đến tác giả Nguyễn Thanh Hiện và Lê Văn Hiếu, Mai
Thìn, Trần Như Luận, Triều La Vỹ… ở thể thơ tự do và thơ văn xuôi. Những
chú ý hơn cả là ở chất thơ và tư duy thơ. Các anh muốn thể nghiệm cuộc sống
và tình yêu qua các phạm trù hiện sinh: hữu thể và hư vơ, sự sống và cái chết,
hoặc đi tìm thời gian đã mất trong một hoàn cảnh khác, gắn với hiện sinh và
kinh nghiệm sống của chính mình [18, tr.22]. Nhận xét này đã khái quát được
đặc trưng về nghệ thuật của các tác giả thơ Bình Định đương đại nói chung,
trong đó có tác giả Triều La Vỹ.

Trần Hà Nam trong bài viết Triều La Vỹ - con sóng nhỏ ân tình đã có
nhận xét: Triều La Vỹ có thế mạnh trong hồi niệm, khi mà khơng gian thực
và mộng đã đan cài vào nhau, thời gian xóa nhịa ranh giới khi ký ức sống
động trong lòng. Kỷ niệm khơi ra những góc khuất tâm hồn, những ân tình
của tuổi nhỏ với quê hương, của mối tình đầu vụng dại nhưng đã chớm qua vị
đắng. Điều đáng quý là sự chân thành đã khiến câu thơ của Triều La Vỹ
không sa vào uốn éo làm duyên ngay cả những đề tài dễ khiến người làm thơ
sa vào những từ sáo mà ý rỗng. […] Có đơi khi, giọng thơ muốn trở thành
khinh bạc, bụi bặm một chút, mượn những giọt say, khói thuốc, ném cuộc tình
vào và ra khỏi đời nhau thì câu thơ cũng chỉ quặn lên một chút như khúc

ngoặt của dịng sơng thơ Triều La Vỹ mà thơi. Nhưng âu đó cũng là một cách

6

để người đọc người nghe có thể phát hiện một khả năng bốc cháy hết mình
của thi sĩ [49].

Nhìn chung, các bài viết về thơ Triều La Vỹ đã nghiên cứu một số nét
nổi bật trong phong cách nghệ thuật. Các tác giả trên trong từng bài viết cụ
thể của mình đều bàn đến thơ Triều La Vỹ ở những khía cạnh về nội dung và
nghệ thuật. Các bài viết, cơng trình nghiên cứu nói trên là những tài liệu rất
quan trọng và có ý nghĩa, giúp chúng tơi phần nào hiểu thế giới nghệ thuật
của Triều La Vỹ.

Tuy nhiên, vẫn chưa có một cơng trình nào đi sâu, nghiên cứu một cách
có hệ thống về thế giới nghệ thuật thơ Triều La Vỹ qua hai chặng đường sáng
tác của nhà thơ. Kế thừa và phát triển thành tựu nghiên cứu của những người
đi trước, chúng tơi mong rằng sẽ tiếp tục tìm hiểu sâu hơn vào thế giới nghệ
thuật thơ Triều La Vỹ để khẳng định phong cách nghệ thuật và sự đóng góp
của ơng đối với thi ca Việt Nam hiện đại.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề án là toàn bộ thơ Triều La Vỹ trong đó
tập trung vào các tập thơ đã xuất bản là:
- Bên kia lời hẹn, NXB Thuận Hóa, 1996.
- Ba bờ nắng (tập thơ in chung ba tác giả), NXB Văn học, Hà Nội, 2015.
- Nhật ký đêm, NXB Văn học, Hà Nội, 2015.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Đề án tập trung nghiên cứu Thế giới nghệ thuật thơ Triều La Vỹ qua

việc khảo sát các tập thơ tiêu biểu của tác giả trên các bình diện: hình tượng
cái tơi trữ tình và phương thức biểu hiện. Ngồi ra, chúng tơi cịn nghiên cứu
một số tác phẩm khác của các nhà thơ Bình Định để so sánh, đối chiếu.
Chúng tôi cũng tham khảo một số sách lý thuyết, lý luận văn học làm cơ sở lý
luận cho cơng trình nghiên cứu của mình.

7

4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
4.1. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu một số vấn đề trong Thế giới nghệ thuật thơ Triều La Vỹ
nhằm mục đích làm rõ hơn những nét riêng của tác giả. Từ đó, góp phần
khẳng định những đóng góp trên phương diện thơ của Triều La Vỹ đối với
văn học Bình Định nói riêng và trong dịng chảy văn học Việt Nam nói chung.
4.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
4.2.1. Thế giới nghệ thuật thơ trữ tình là một chỉnh thể thống nhất bao
hàm các thành tố cấu trúc và quy luật cấu trúc riêng, thể hiện q trình cái tơi
nhà thơ nội cảm hóa thế giới khách quan bằng tưởng tượng của mình. Mặt
khác, thế giới nghệ thuật ấy gắn liền với kinh nghiệm cá nhân, với phong cách
sáng tác chủ quan của tác giả. Khám phá thế giới nghệ thuật thơ Triều La Vỹ,
đề án đặt ra nhiệm vụ nghiên cứu hình tượng cái tơi trữ tình và phương thức
biểu hiện cái tơi trữ tình ấy. Hình tượng cái tơi chính là hình tượng nhân vật
trung tâm, là hạt nhân của cấu trúc chỉnh thể.
4.2.2. Các hình tượng nghệ thuật tất yếu phải được thể hiện ra bằng văn
bản ngơn từ. Vì vậy, một nhiệm vụ nữa không kém phần quan trọng mà đề án
đặt ra để giải quyết là: Nghiên cứu những phương thức, phương tiện tiêu biểu
hiện đặc sắc trong thơ Triều La Vỹ. Trên cơ sở đó, luận văn phân tích mối
tương quan biện chứng giữa nội dung và hình thức trong sáng tác thơ của ơng.
4.2.3. Qua việc nghiên cứu Thế giới nghệ thuật thơ Triều La Vỹ để chỉ
ra những đóng góp tiêu biểu và khẳng định vị trí của tác giả trong dòng chảy

văn học Việt Nam hiện đại. Đồng thời, góp phần quảng bá rộng rãi hơn về
văn học Bình Định trong dịng chảy của văn học Việt Nam hiện đại.
5. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài này chúng tôi sử dụng một số phương pháp nghiên
cứu chính sau:
5.1. Phương pháp nghiên cứu thi pháp học

8

Thế giới nghệ thuật thơ Triều La Vỹ là một chỉnh thể nghệ thuật trọn
vẹn và mang tính hệ thống mà đề án phải chú ý tìm ra những thành tố tạo nên
chỉnh thể này và quy luật cấu trúc nó thơng qua việc tìm hiểu, khảo sát và
phân loại những đặc điểm thi pháp thơ Triều La Vỹ như thể thơ, ngôn ngữ
thơ, giọng điệu thơ. Đề án sử dụng phương pháp luận thi pháp học để tiếp cận
những tác phẩm thơ Triều La Vỹ, từ đó tìm ra những đặc trưng riêng, nổi bật
trong sáng tác của nhà thơ.

5.2. Phương pháp nghiên cứu văn hóa học
Sử dụng phương pháp nghiên cứu văn hóa học để thấy được những tác
động về văn hóa đến quan niệm sáng tác và đề tài, chủ đề trong những sáng
tác của Triều La Vỹ
5.3. Phương pháp liên ngành
Đề án sử dụng phương pháp liên ngành để tham chiếu cái nhìn từ xã
hội học, văn hóa học, ngơn ngữ học, lịch sử… từ đó, nghiên cứu thế giới nghệ
thuật thơ Triều La Vỹ trong sự vận động qua các chặng đường sáng tác; lí
giải, cắt nghĩa thế giới nghệ thuật thơ Triều La Vỹ.
Ngồi ra, chúng tơi cịn sử dụng các thao tác nghiên cứu cần thiết như
phân tích - khái quát,so sánh, thống kê, phân loại… để rút ra các kết luận có ý
nghĩa khoa học.
6. Đóng góp mới của đề án

Khi thực hiện được các nhiệm vụ đã đặt ra, đề án sẽ làm nổi bật được
những nét đặc sắc của thế giới nghệ thuật thơ Triều La Vỹ trong cái nhìn
chỉnh thể. Kết quả của đề án một mặt khẳng định bản sắc riêng độc đáo của
ngịi bút Triều La Vỹ mặt khác làm tốt lên nét tiêu biểu trong sáng tạo thơ ca
của văn học Bình Định.
Đây là cơng trình đầu tiên nghiên cứu một cách có hệ thống về thế giới
nghệ thuật thơ Triều La Vỹ. Từ việc tìm hiểu và phân tích thế giới nghệ thuật
thơ Triều La Vỹ, đề án góp một phần nhỏ vào việc nghiên cứu và học tập về

9

thơ Việt Nam hiện đại. Đề án có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho sinh
viên Ngữ văn và học viên cao học Văn học Việt Nam.

7. Cấu trúc của đề án
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, Nội dung
nghiên cứu của đề án được triển khai thành 03 chương, cụ thể như sau:
Chương 1: Thơ Triều La Vỹ trong dòng chảy thơ ca Bình Định
Chương 2: Hình tượng cái tơi trữ tình trong thơ Triều La Vỹ
Chương 3: Phương thức trữ tình trong thơ Triều La Vỹ

10

CHƯƠNG 1
THƠ TRIỀU LA VỸ
TRONG DỊNG CHẢY THƠ CA BÌNH ĐỊNH

1.1. Thơ ca Bình Định trong thời đại mới
1.1.1. Bình Định: mảnh đất ươm mầm văn chương
Bình Định là tỉnh duyên hải miền Trung Việt Nam với lãnh thổ trải dài

110 km theo hướng Bắc - Nam, có chiều ngang với độ hẹp trung bình là 55
km. Phía Bắc giáp tỉnh Quảng Ngãi, phía Nam giáp tỉnh Phú Yên, phía Tây
giáp tỉnh Gia Lai, phía Đơng giáp Biển Đơng cùng bờ biển dài 134 km, điểm
cực Đông là xã Nhơn Châu (Cù Lao Xanh) thuộc thành phố Quy Nhơn.
Là vùng đất giàu truyền thống thượng võ, hồn thiêng sông núi đã hun
đúc nên khí chất anh hùng bất khuất của con người Bình Định, từ đó, làm nên
bao chiến tích oanh liệt, góp phần tơ thắm vào trang sử vẻ vang dựng nước và
giữ nước của dân tộc. Bên cạnh đó, Bình Định cũng là mảnh đất ươm mầm, là
nơi nuôi dưỡng tâm hồn cho những tài năng văn chương tỏa sáng.
Về mặt lịch sử, nhìn lại từ quá khứ xa xưa, chúng ta tự hào về Bình
Định - nơi sớm sản sinh ra nền văn hoá lớn của cư dân cổ Sa Huỳnh với giao
lưu văn hoá rộng lớn giữa các vùng của đất nước. Bình Định cịn là nơi chứng
kiến sự phát triển, lụi tàn của quốc gia cổ Chămpa - một vương quốc có nhiều
thăng trầm song cũng khơng tránh khỏi số phận tồn vong của lịch sử. Cái tên
Chămpa chỉ còn như một tên riêng của một dân tộc Chăm gắn bó trong đại gia
đình các dân tộc Việt Nam. Thế kỷ XV, đất nước Chămpa đầy biến động bởi
sự nội biến bên trong và xung đột bên ngoài. Vua Lê Thánh Tơng đã có thời
cơ để chấm dứt nạn tranh chấp này vào năm 1471. Từ đó, đất Bình Định trở
thành một bộ phận của nước Đại Việt. Nhà Lê đã cho lập Thừa tuyên Quảng
Nam tạo cho phủ Quy Nhơn thời chúa Nguyễn một nội lực kinh tế phát triển,
một thế đứng vững chắc để mở nước về phía nam. Với một tầm nhìn chiến

11

lược, với chính sách thơng thống trong việc thu nạp hiền tài (trường hợp của
Lương Văn Chánh, Đào Duy Từ...) cùng với việc khuyến nơng, các chúa
Nguyễn đã có chính sách tích cực trong việc di dân, khai phá, lập làng, tạo
cho phủ Quy Nhơn hình thành nhiều làng xã trù phú, canh tác nông nghiệp
phát triển. Bên cạnh những yếu dần dần do sự phân hố bất cơng trong xã hội
ngày càng tăng khiến cho mâu thuẫn ngày một gay gắt giữa tầng lớp lao động

và giai cấp thống trị, đã nảy sinh những cuộc khởi nghĩa chống lại chế độ hà
khắc đương thời. Tiêu biểu nhất là cuộc khởi nghĩa Tây Sơn xuất phát từ vùng
núi An Khê của phủ Quy Nhơn.

Dưới sự chỉ huy thiên tài của Nguyễn Huệ với đội ngũ tướng lĩnh tài
ba, trí dũng, kiên cường, cùng sự đóng góp của nhân dân Bình Định và nhân
dân cả nước đã dập tắt nạn cát cứ, nội chiến Trịnh - Nguyễn kéo dài trên hai
thế kỷ; đánh tan 5 vạn quân Xiêm ở phía nam, 29 vạn quân Thanh xâm lược ở
phía bắc, giải phóng dân tộc, lập lại nền độc lập thống nhất đất nước. Thời đại
Tây Sơn với những chiến công hiển hách, vang dội làm nhiều nước trên thế
giới phải kính nể. Đó là niềm tự hào của nhân dân Bình Định - quê hương của
phong trào Tây Sơn, của các anh hùng áo vải cờ đào và của mỗi một người
dân Việt Nam.

Dưới thời Nguyễn, Bình Định được triều đình Huế rất chú tâm về việc
tổ chức cai trị cũng như về kinh tế, xã hội, nhất là vào đầu thời kì vua
Nguyễn. Vì nơi đây - vốn là đất của triều Tây Sơn, đã diễn ra cuộc chiến tranh
khốc liệt lâu ngày, bị tàn phá nặng nề và là nơi còn tồn tại nhiều mâu thuẫn
một mặt cần trấn áp nhưng mặt khác cũng phải thu phục lịng dân. Vì vậy,
Bình Định được coi là trọng trấn của Triều đình, rồi trở thành một tỉnh trực
thuộc chính quyền Trung ương Huế (1832).

Trải qua hai cuộc chiến tranh chống trường kỳ, gian khổ với bao mất
mát hy sinh, từ sau năm 1975 đến nay, Bình Định đã thực sự đổi mới từ trong
nếp nghĩ kinh tế, làm ăn đến tư duy cuộc sống, tạo nên sự biến đổi sâu sắc

12

trong đời sống xã hội của tỉnh nhà. Diện mạo quê hương đã đổi thay, bộ máy
Nhà nước các cấp của tỉnh đã kiện toàn, hệ thống cơ sở hạ tầng đã và đang

phát triển làm thay da đổi thịt cuộc sống của Nhân dân. Cơng cuộc hiện đại
hố đang dần được hình thành, đã làm cho đời sống vật chất và tinh thần của
người dân ngày một tốt đẹp hơn. Nếp sống văn minh trong sinh hoạt cộng
đồng ngày càng phong phú đã tạo nên một sự chuyển biến tích cực trong xu
thế phát triển của xã hội Bình Định.

Về văn hóa, Bình Định có một mạch nguồn văn hóa rất xa xưa, nếu nói
phía Bắc có nền văn hóa Đơng Sơn, phía Nam có nền văn hóa Ĩc Eo thì Bình
Định, trung điểm của khu vực miền Trung có nền văn hóa Sa Huỳnh và nền văn
hóa Chămpa nổi tiếng. Có thể nói, trên hành trình mở cõi về phương Nam, cha
ơng ta đã bồi đắp, tôn tạo bao giá trị văn hóa mà ngày nay con cháu các thế hệ
hết sức tự hào. Được mệnh danh là miền đất võ – xứ văn chương, Bình Định lưu
giữ kho tàng văn hóa vô giá cả về vật thể lẫn phi vật thể. Thừa hưởng một mạch
nguồn văn hóa hết sức đồ sộ và cổ xưa, trải qua hàng nghìn năm dựng nước và
giữ nước văn hóa Bình Định vừa lan tỏa vừa tiếp thu những giá trị của các nền
văn hóa khác để bồi đắp, làm phong phú cho mình. Người Bình Định rất đỗi tự
hào và ln có ý thức bảo tồn, lưu giữ và phát huy vốn văn hóa truyền thống của
ông cha để lại, làm giàu cho cuộc sống hơm nay. Và trên cái nền của văn hóa -
văn minh cổ xưa ấy, đất Bình Định ln ln là nơi ươm mầm, phát tích những
trào lưu văn hóa – văn học hết sức độc đáo.

Văn học dân gian Bình Định vơ cùng phong phú với nghệ thuật tuồng,
nghệ thuật bài chòi, nghệ thuật hát bả trạo của cư dân miền biển cùng với kho
tàng ca dao tục ngữ địa phương phong phú, đồ sộ, đậm chất vùng miền và những
sáng tác dân gian của ba dân tộc thiểu số miền núi: Bana, Chăm, H’rê sống trên
đất Bình Định là mạch nguồn bồi đắp nên một nền văn hóa đậm đà bản sắc dân
tộc đã trở thành những món ăn tinh thần đặc sắc khơng những đối với nhân dân
Bình Định mà cịn là đặc sản để giới thiệu ra ngoài tỉnh và khách quốc tế.

13


Là hình thức diễn xướng dân gian kết hợp giữa trò chơi dân gian và hát
dân ca, nghệ thuật bài chòi đã trở thành di sản văn hóa phi vật thể vơ cùng đặc
sắc, độc đáo của cộng đồng cư dân các tỉnh miền Trung từ Quảng Bình đến
Khánh Hịa. Trong đó, Bình Định được xem là cái nơi của nghệ thuật bài
chịi, là địa phương có nghệ thuật bài chịi hình thành từ sớm và phát triển
mạnh mẽ. Nghệ thuật bài chòi Trung Bộ đã được UNESCO cơng nhận là di
sản văn hóa của nhân loại bởi nó là giá trị văn hóa đặc sắc và độc đáo của
vùng miền, nghệ thuật hô hát Bài chịi như mạch nước ngầm, ln hiện diện
trong đời sống văn hóa tinh thần của người dân khu vực Trung bộ. Trong dân
gian đã lưu truyền câu ca dao:

Rủ nhau đi đánh Bài chòi
Để con nó khóc mà lịi rún ra
hoặc:
Thà rằng ăn mắm mút dòi
Cũng nghe Bài chòi cho sướng cái tai ...
Những câu thai bài chịi với giá trị văn hóa – văn học cao… được biến
tấu, diễn tả sinh động mọi cảnh đời, từ tình u đơi lứa đến những khúc mắc
nhân tình thế thái, tạo nên sự riêng biệt của nghệ thuật bài chịi dân gian.
Khơng chỉ là cái nơi của nghệ thuật bài chịi, Bình Định cịn là “kinh đơ”
của nghệ thuật hát bội (tuồng). Những giá trị độc đáo của nó đã “neo lại” trong
lòng nhân dân bao thế hệ với những câu ca dao, tục ngữ được lưu truyền như:
Nghe đánh trống chiến không khiến cũng đi
Nghe dục trống chầu đâm đầu mà chạy
hay:
Hát bội làm tội người ta
Đàn ông bỏ vợ đàn bà bỏ con
Lịch sử nghệ thuật tuồng Bình Định gắn liền với tên tuổi của tiền tổ
Đào Duy Từ và hậu tổ tuồng Đào Tấn. Mảnh đất “thượng võ tôn văn” này là


14

nơi danh nhân Đào Duy Từ từng dừng chân và cũng là người “đặt nền móng”
cho nghệ thuật tuồng Bình Định. Đặc biệt, người góp cơng lớn trong việc đưa
nghệ thuật tuồng phát triển đến đỉnh cao là nhà soạn tuồng lỗi lạc Đào Tấn
(quê ở làng Vinh Thạnh, huyện Tuy Phước - tỉnh Bình Định). Ơng khơng
những đã soạn nhiều vở tuồng kinh điển mà còn lập ra Học bộ đình, làm thầy
dạy tuồng, dạy nhạc cho rất nhiều nghệ sĩ kế tục nổi danh. Đào tiên sinh còn
là nhà lý luận, phê bình xuất sắc, một nhà đạo diễn và nhà cách tân tuồng lỗi
lạc, xứng đáng là “cây đại thụ” của ngành tuồng. Ơng được đời sau tơn vinh
làm hậu tổ nghệ thuật tuồng, danh nhân văn hóa của đất nước. Đào Tấn còn
lưu lại đến nay hơn 200 bài thơ, từ nổi tiếng, những bài viết về lý luận sân
khấu và nhất là những vở tuồng xuất sắc như: Cổ thành, Hộ sanh đàn,
Hoàng Phi Hổ quá Giới Bài quan, Diễn võ đình… Cần nói thêm, người thầy
của ông, cụ tú Quỳnh Phủ Nguyễn Diêu cũng để lại những vở hát bội đến nay
được xưng tụng là tuồng thầy: Ngũ hổ bình Liêu, Cổ miếu vãng ca (thường
được gọi là Nguyệt Cơ hóa cáo), Liệu Đố... Từ mạch nguồn văn hóa, văn học
dân gian, đến Đào Duy Từ rồi đến Đào Tấn, Đào Phan Duân, Hồ Sĩ Tạo, và
những nhà khoa bảng Triều Nguyễn… đã tạo dựng nên nền tảng vững chắc,
kiên cố cho văn học Bình Định các thế hệ sau vững bước tiến và tạo nên
những thành tựu đáng ghi nhận.

Đầu thế kỷ XX, trong dòng thơ văn tiền chiến 1930 – 1945 với phong
trào thơ Mới, Quy Nhơn – Bình Định là một nơi có phong trào học thuật và
sinh hoạt văn nghệ sôi nổi và ấn tượng với cuộc tranh luận thơ Cũ - thơ Mới,
qua cuộc diễn thuyết của nhà thơ Lưu Trọng Lư tại nhà Học hội Quy Nhơn
thuộc thành phố Quy Nhơn - một trong những trung tâm văn hóa và học thuật
lúc bấy giờ. Bình Định cũng được đánh giá là nơi bùng phát một trào lưu sáng
tác cùng với những nhà thơ xuất sắc như: nhóm “Bàn Thành tứ hữu” (hay còn

gọi là “Tứ Linh”) gồm những nhà thơ nổi tiếng như Hàn Mặc Tử, Chế Lan
Viên, Yến Lan, Quách Tấn, và những cái tên nổi bật khác như: Xuân Diệu,

15

Nguyễn Diêu, Nguyễn Thành Long, Phạm Ký, Phạm Hổ, Nguyễn Văn Bỗng…
Tiếp nối truyền thống này, trong tiến trình vận động của văn học dân

tộc nói chung và văn học Bình Định nói riêng, trong những giai đoạn sau, văn
học Bình Định vẫn tạo nên những gương mặt sáng giá trên văn đàn với sự góp
mặt của Phạm Hổ, Nguyễn Thành Long, Từ Quốc Hoài… Trong văn học
cách mạng qua các giai đoạn của lịch sử văn học và các nhà văn Võ Phiến,
Nguyễn Mộng Giác, Khuất Đẩu, Mang Viên Long… Trong văn học miền
Nam 1954 - 1975. Sự tiếp nối của các thế hệ nhà văn từ thời tiền chiến đến
các thời kỳ kháng chiến đã tạo tiền đề văn hóa để hình thành thế hệ nhà văn
Bình Định đương đại với sự đam mê và dấn thân của nhiều nhà văn, nhà thơ
trên hành trình khám phá và sáng tạo.

Sau năm 1975, dòng chảy văn học Bình Định được kế thừa, tiếp nối bởi
sự đóng góp, cống hiến của những cây bút người Bình Định trên khắp mọi
miền đất nước như: Phạm Ký, Lệ Thu, Xuân Mai, Thu Hoài, Võ Phiến, Từ
Quốc Hoài, Đặng Quý Địch, Vũ Ngọc Liễn, Nguyễn Xuân Nhân, Phan Trọng
Cầu, Nguyễn Phu - Nguyễn Thiều, Võ Ngọc An... Sự kế thừa và tiếp nối này
cho thấy truyền thống Văn học Bình Định ln là mạch nguồn tiếp nối, có
những đóng góp tích cực, lâu dài cho nền Văn học chung của đất nước.

Cho đến hiện nay, những gương mặt Văn học Bình Định hiện diện,
phát triển khá nhiều trên văn đàn trong tỉnh và cả nước với nhiều tên tuổi như:
Văn Trọng Hùng, Nguyễn Thanh Mừng, Mai Thìn, Trần Quang Khanh, Trần
Thị Huyền Trang, Nguyễn Mỹ Nữ, Lê Hoài Lương, Tạ Văn Sĩ, Hà Giao,

Nguyễn Thị Phụng, Đào Duy Anh, Phạm Ánh, Đào Viết Bửu, Hồ Thế Phất,
Nguyễn Hoàn, Phạm Vân Hiền Trần Hà Nam, Lưu Thị Mười, Trần Minh
Nguyệt, Phạm Kim Sơn, Triều La Vỹ, Võ Thị Hạnh, Vân Phi, Trần Hoa Khá,
Thái An Khánh, Viễn Trình, Bùi Tấn Phước, Đào Thị Quý Thanh, Lê Hứa
Huyền Trân, Nguyễn Trọng Nghĩa, Trường Văn, Võ Thị Thanh Nhi… đã và
đang tạo được sự quan tâm đặc biệt của nhiều đọc giả trong cả nước.

16

1.1.2. Thành tựu nổi bật của thơ Bình Định đương đại
Thành tựu của văn học đương đại Bình Định nói chung và thơ ca
đương đại Bình Định nói riêng trong thời gian qua là sự kết tinh của một vùng
đất giàu trầm tích văn hóa và sự dấn thân, phấn đấu không ngừng, tinh thần
lao động nghệ thuật nghiêm túc và trách nhiệm cao đối với “đứa con tinh
thần” của mỗi nhà thơ trong hành trình sáng tạo nghệ thuật của mình. Với số
lượng đơng đảo những cây bút nhiều tâm huyết, giàu đam mê, thơ Bình Định
đã và đang có những thành tựu nhất định, đóng góp tích cực, đa dạng và
phong phú cho nền văn học Việt Nam đương đại.
Lực lượng sáng tác hùng hậu với nhiều thế hệ
Đại hội VI năm 1986 của Đảng đánh dấu sự mở đầu cho công cuộc đổi
mới đất nước. Từ 1986 đến nay, nền văn học Việt Nam nói chung và văn học
Bình Định nói riêng đã có bước chuyển mình và đạt được những thành tựu
đáng ghi nhận, trong đó, ngày càng xuất hiện những thế hệ nhà thơ nối tiếp
nhau làm nên thành tựu thi ca mới trên hành trình hiện đại. Nhà thơ Thanh
Thảo đã từng viết: Ví thơ và các nhà thơ Bình Định đơng như sóng vỗ vào eo
biển Quy Nhơn Thật khơng q [19; tr.5]. Điều đó đã được chứng minh qua
lực lượng sáng tác dồi dào với những phong cách sáng tác đã được định hình.
Tên tuổi và tác phẩm của các nhà thơ Bình Định liên tục xuất hiện và chiếm
lĩnh thi đàn cả nước, trong đó, rất nhiều nhà thơ đã để lại dấu ấn thi pháp đặc
sắc, được độc giả yêu quý.

Trong số lực lượng sáng tác thơ Bình Định đương đại, có các nhà thơ
trưởng thành từ trước năm 1975 tiếp tục sáng tác trong hiện tại. Thế hệ này có
thể kể đến các nhà thơ như: Lệ Thu, Nguyễn Văn Chương, Hồ Thế Phất,
Nguyễn Thái Dương, Mang Viên Long, Lê Văn Ngăn… những cái tên này đã
kế thừa xứng đáng thành tựu của các bậc tiền bối, những nhà thơ nổi tiếng của
Bình Định như: Hàn Mặc Tử, Chế Lan Viên, Quách Tấn, Yến Lan, Xuân
Diệu, Nguyễn Diêu, Nguyễn Thành Long, Phạm Hổ, Nguyễn Văn Vàng… từ


×