Tải bản đầy đủ (.pdf) (115 trang)

Thế giới nghệ thuật trong trường ca giang nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.33 MB, 115 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUY NHƠN

NGUYỄN THỊ CHÂM

THẾ GIỚI NGHỆ THUẬT
TRONG TRƯỜNG CA GIANG NAM

Ngành: Văn học Việt Nam
Mã số: 8220121

Người hướng dẫn: TS. CHU LÊ PHƯƠNG

LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan rằng đây là cơng trình nghiên cứu của tơi, có sự hỗ trợ
từ giảng viên hướng dẫn là TS. Chu Lê Phương. Các nội dung nghiên cứu và
kết quả trong đề tài này là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất
cứ cơng trình nghiên cứu nào trước đây.
Nếu phát hiện có bất kỳ sự gian lận nào tơi xin hồn tồn chịu trách
nhiệm trước Hội đồng cũng như kết quả đề án tốt nghiệp thạc sĩ của mình.

Bình Định, ngày 30 tháng 10 năm 2023
Học viên

Nguyễn Thị Châm

LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành đề tài đề án này trước hết tôi xin gửi đến giảng viên
hướng dẫn TS.Chu Lê Phương, giảng viên trường Đại học Quy Nhơn, người
đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tơi hồn thành đề tài này lời cảm ơn sâu sắc
nhất.


Đồng thời, tôi xin chân thành cảm ơn gia đình nhà thơ Giang Nam, nhà
thơ Trần Vạn Giã đã nhiệt tình hỗ trợ tạo điều kiện cho tơi tìm hiểu các tài
liệu quan trọng, cung cấp cho tôi những tập thơ của nhà thơ Giang Nam
trong suốt q trình nghiên cứu. Tơi xin gửi lời cảm ơn tới Ban Giám hiệu
trường Đại học Quy Nhơn, q thầy cơ giáo Phịng Đào tạo Sau đại học, quý
thầy cô giáo Khoa Khoa học xã hội và nhân văn, những người đã truyền thụ
kiến thức khoa học giúp tôi từng bước trưởng thành và trang bị những kiến
thức vững chắc về Văn học Việt Nam.
Cuối cùng tôi xin cảm ơn chân thành những người thân, gia đình, bạn
bè, Ban Giám hiệu và quý thầy cô giáo trung tâm GDTX Nha Trang, nơi tôi
công tác đã hỗ trợ, tạo điều kiện để tơi có thể đạt được kết quả học tập tốt và
thực hiện thành công đề án tốt nghiệp thạc sĩ này.
Tôi xin chân thành cảm ơn!

Bình Định, ngày 30 tháng 10 năm 2023
Học viên

Nguyễn Thị Châm

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1

1. Lý do chọn đề tài....................................................................................... 1
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu ............................................................... 2
3. Mục đích nghiên cứu................................................................................. 6
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu ................................................................ 6
5. Phương pháp nghiên cứu........................................................................... 7

6. Cấu trúc của đề án ..................................................................................... 7
CHƯƠNG 1: TRƯỜNG CA TRONG VĂN HỌC VIỆT NAM HIỆN ĐẠI
VÀ NHÀ THƠ GIANG NAM ........................................................................ 8
1.1. Trường ca trong nền văn học Việt Nam hiện đại....................................... 8
1.1.1. Giới thuyết về trường ca ..................................................................... 8
1.1.2. Quá trình phát triển và đặc điểm trường ca trong nền văn học Việt
Nam hiện đại ............................................................................................... 13
1.2. Nhà thơ Giang Nam ................................................................................. 24
1.2.1. Tiểu sử và sự nghiệp sáng tác ........................................................... 24
1.2.2. Quan điểm sáng tác........................................................................... 33
Tiểu kết chương 1: .......................................................................................... 35
CHƯƠNG 2: TRƯỜNG CA GIANG NAM – NHÌN TỪ CẢM HỨNG
CHỦ ĐẠO VÀ THẾ GIỚI HÌNH TƯỢNG................................................ 37
2.1. Cảm hứng chủ đạo................................................................................... 37
2.1.1. Cảm hứng sử thi ................................................................................ 37
2.1.2. Cảm hứng trữ tình ............................................................................. 49
2.2. Thế giới hình tượng.................................................................................. 58
2.2.1. Hình tượng người anh hùng.............................................................. 58
2.2.2. Hình tượng nhân dân ........................................................................ 65
Tiểu kết chương 2: .......................................................................................... 67

CHƯƠNG 3: TRƯỜNG CA GIANG NAM – NHÌN TỪ KẾT CẤU,
THỂ THƠ, NGÔN NGỮ VÀ GIỌNG ĐIỆU.............................................. 69
3.1. Kết cấu và thể thơ..................................................................................... 69

3.1.1. Kết cấu .............................................................................................. 69
3.1.2. Thể thơ............................................................................................... 81
3.2. Ngôn ngữ và giọng điệu ........................................................................... 86
3.2.1. Ngôn ngữ ........................................................................................... 86
3.2.2. Giọng điệu ......................................................................................... 91

Tiểu kết chương 3: .......................................................................................... 98
KẾT LUẬN .................................................................................................... 99
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 102
QUYẾT ĐỊNH GIAO TÊN ĐỀ TÀI (BẢN SAO)

1

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

1.1. Trường ca là một thể loại thơ dài, mang trong mình tính chất lịch sử to
lớn của thời đại và cảm hứng của sử thi. Nguồn cảm hứng từ truyền thống dân
tộc và thời đại anh hùng đã tạo tiền đề cho thể loại trường ca phát triển. Vậy
nên, nó đã có đóng góp đáng kể vào tiến trình thơ Việt Nam hiện đại. Trong
nền văn học hiện đại, trường ca được xác lập chính thức vào những năm bảy
mươi và nở rộ trong thập niên tám mươi của thế kỷ XX. Có thể nói, giai đoạn
này, lịch sử văn học Việt Nam chứng kiến sự nở rộ của những sáng tác có quy
mơ và dung lượng lớn, khái quát về các sự kiện và các biến cố lịch sử; về
những số phận con người gắn liền với số phận của dân tộc, của đất nước.
Chính họ đã đem lại sự trải nghiệm mới về những vấn đề lịch sử, nhân sinh
trong một hình thức văn học cịn mới mẻ với bạn đọc nước nhà. Trường ca
Việt Nam đã hoàn thành được sứ mệnh lịch sử trong kháng chiến, với những
cây bút nổi tiếng: Thu Bồn, Lê Anh Xuân, Nguyễn Khoa Điềm, Hữu Thỉnh,
Thanh Thảo, Nguyễn Đức Mậu, Nguyễn Trọng Tạo, Lê Thị Mây,… Trong đó
cũng phải kể đến sự đóng góp rất lớn với thể loại trường ca của Giang Nam.

1.2. Trong bài điếu văn tiễn đưa nhà thơ Giang Nam, Chủ tịch Hội Nhà văn
Việt Nam Nguyễn Quang Thiều đã xúc động gửi chân thành: “mỗi ngày sống
của ông là một bài thơ lớn và mỗi bài thơ ông viết ra đều mang hơi thở một

đời sống lớn của dân tộc” [97,tr.1]. Giang Nam là tác gia lớn của văn học
Khánh Hoà và của Nam Trung Bộ. Nhà thơ được nhận khá nhiều giải thưởng
văn học như: Giải thưởng văn học nghệ thuật Nguyễn Đình Chiểu (1965),
Giải thưởng Nhà Nước đợt 1 (2001), v.v... Giang Nam đã sáng tác một khối
lượng tác phẩm khá lớn gồm thơ và văn xuôi, đã xuất bản mười tập thơ,
trường ca, bốn tập truyện ngắn, bút kí và một tập hồi kí, ngồi ra cịn một số
lượng thơ văn chỉ mới đăng báo, chưa được xuất bản thành tập. Trong cuộc
kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Giang Nam là một cây bút khá quen thuộc,
nhiều nhà nghiên cứu nhìn nhận, đánh giá Giang Nam như là một trong những
cánh chim đầu đàn của văn học giải phóng miền Nam. Tác phẩm của ông
không chỉ giúp người đọc thêm yêu tha thiết vẻ đẹp quê hương đất nước, con

2

người miền Nam mà cịn có tác dụng khơi dậy lịng đấu tranh chống xâm lược
cho các thế hệ thời chống Mỹ. Giang Nam sáng tác trường ca khơng nhiều
nhưng trường ca lại có vị trí quan trọng sự nghiệp của ơng. Những năm tháng
chiến đấu, tình cảm chân thành với vùng đất và con người nơi ơng đã đi qua,
những ân tình sâu nặng với quê hương đã là nguồn cảm hứng dồi dào để
nhiều bản trường ca ra đời như suối nguồn không vơi cạn. Nhà thơ nhận thấy
thể loại này rất thích hợp khi cần để miêu tả một thực tế phong phú và ác liệt
của chiến trường, ghi chép lại chân thực tình cảm sâu nặng của mình với
những nhân vật và sự kiện mà mình đã gắn bó, chứng kiến qua thời gian dài,
ở không gian rộng lớn và luôn biến động mà một hay nhiều bài thơ ngắn ý
ngắn dịng khơng thể đáp ứng được.
1.3. Với đóng góp to lớn như vậy, việc nghiên cứu tìm hiểu sáng tác của
Giang Nam là một việc làm rất cần thiết và có ý nghĩa đối với văn học giải
phóng miền Nam, văn học Việt Nam hiện đại, góp phần làm thêm phong phú,
giàu bản sắc và có ý nghĩa cho nền văn học dân tộc. Đồng thời cũng là nguồn
tư liệu quý giá cho những người yêu thích thơ văn Giang Nam, cho sinh viên

các trường đại học, cao đẳng, trung cấp…, cho môn giáo dục địa phương ở
các trường trung học cơ sở, trung học phổ thông trên địa bàn.

Vì những lý do trên người viết lựa chọn đề tài “Thế giới nghệ thuật
trong trường ca của Giang Nam” để nghiên cứu, làm đề án Thạc sĩ Ngữ văn
chuyên ngành Văn học Việt Nam.
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu

Trường ca xuất hiện từ sau những năm ba mươi của thế kỷ XX và những
cơng trình, bài viết nghiên cứu về thể loại này còn xuất hiện muộn hơn. Đó là
khi trường ca nở rộ vào thời kì chống Mỹ với các sáng tác của các nhà thơ
tiêu biểu như: Thu Bồn, Nguyễn Đức Mậu, Thanh Thảo… thì vấn đề nghiên
cứu thể loại mới trở nên rộng rãi, sôi nổi. Từ sau 1975, trên các tạp chí, các
diễn đàn văn học - trong một khoảng thời gian dài đã có khá nhiều bài viết
bàn góp về thể loại trường ca. Trong đó có các bài viết rất sâu sắc của các tác
như: Trần Ngọc Vương, Mã Giang Lân, Vũ Đức Phúc, Mai Bá Ấn...

Trong bài Trường ca, vấn đề thể loại Mã Giang Lân đã đưa ra vấn đề
thể loại trường ca. Ông nhận xét: “Ở trường ca bộc lộ rõ nội dung ca ngợi,

3

hào hùng, nên cảm hứng anh hùng phải là mạnh cảm xúc chủ đạo… Trường
ca đã tiếp thu, vận dụng sáng tạo trên các yếu tố cơ bản của thơ trữ tình và
sử thi nghĩa là kết hợp cả hai phương thức biểu hiện: trữ tình và tự sự” [39,
tr.105]. Bài nghiên cứu của Mã Giang Lân đã có một sự phân định về trường
ca và thơ dài khá rõ ràng.

Bên cạnh đó tác giả Lại Nguyên Ân, trong cuốn Văn học và phê bình ở
bài viết Thể trường ca trong thơ gần đây ông xem trường ca như một thể tài

và cẩn trọng cho rằng: “Trong phạm vi thơ hiện đại ở ta, có lẽ vẫn cịn đủ
thận trọng để coi trường ca như là một thể tài đang hình thành và phát triển,
với xu hướng chung là đưa yếu tố suy nghĩ trữ tình thành yếu tố chủ đạo của
tác phẩm trường ca” [5, tr.8].

Sau này, Hoàng Ngọc Hiến đã xuất bản giáo trình Năm bài giảng về thể
loại và một trong số những vấn đề được ông đưa ra là “mấy vấn đề đặc trưng
thể loại và thi pháp của trường ca”. Từ các bản dịch, các bài giới thiệu về
trường ca của Maicơpxki, các lí thuyết về thể loại của Nga, ông đã khái quát
nên những đặc điểm cơ bản của trường ca hiện đại như: nội dung lớn, cảm
hứng lớn, mối tương quan giữa tự sự và trữ tình... Và đặc biệt ơng dẫn theo
quan điểm của Biêlinxki để nêu ra đặc trưng của trường ca: “nó khơng dung
nạp văn xi của đời sống, nó chỉ chớp lấy những yếu tố mang chất thơ, chất
lí tưởng của cuộc sống mà nội dung là những chiêm nghiệm sâu sắc nhất về
thế giới và những vấn đề đạo đức cao sâu nhất của nhân loại…” [28, tr.111].
Trong quan niệm này, ông đã chỉ ra dung lượng lớn, nội dung lớn của trường
ca khác biệt với văn xuôi thuần tuý và cốt lõi của trường ca vẫn là sự vận
động của mạch tâm trạng tạo nên chất thơ.

Ngồi ra, cịn có thể kể đến các luận văn, luận án đã tìm hiểu về thể loại
trường ca như: Chất sử thi trong trường ca hiện đại 1954 – 1985 của Lê Thị
Hồng Liên (Luận văn thạc sĩ Đại học sư phạm Huế - 2001); Thể trường ca
trong văn học Việt Nam từ 1945 đến đầu thế kỉ XXI của Đào Thị Bình (Luận
án tiến sĩ, 2008); Đặc điểm trường ca Thu Bồn, Nguyễn Khoa Điềm, Thanh
Thảo của Mai Bá Ấn (Luận án tiến sĩ, 2008)… Những cơng trình này tuy
khơng nghiên cứu chun sâu từ góc độ thi pháp thể loại nhưng đều là những
tài liệu bổ ích cho những người nghiên cứu và người viết trường ca về sau.

4


Trong dàn đồng ca về thể loại, nhà thơ Giang Nam cũng đã đóng góp lớn
với những tác phẩm tâm huyết và có giá trị. Qua các tập trường ca của mình,
ơng đã góp phần rất lớn tạo nên sắc diện riêng cho trường ca hiện đại. Đồng
thời, là nhà thơ trưởng thành trong kháng chiến, văn thơ của ơng nói chung và
trường ca nói riêng là những lời tâm huyết của một trái tim yêu nước, yêu đời,
yêu người. Bàn về phong cách thơ Giang Nam, các nhà nghiên cứu, phê bình
có chung cảm nhận rằng thơ ơng thấm đẫm chất tình, dạt dào, sâu lắng. Hồi
Thanh trong Tuyển tập Hoài Thanh (tập 1) nhấn mạnh phong cách của Giang
Nam xuyên suốt cuộc đời cầm bút của ông: “Đau xót, căm thù, mến thương,
phấn khởi, chất chứa trong lịng đã trào lên đầu ngọn bút. Có lẽ chính vì thế
mà anh đã có nhiều bài thơ hay. Trong những bài ấy, dòng thơ của anh dồi
dào mà vẫn cô đọng. Anh tiết kiệm chữ, tiết kiệm lời mà vẫn nói đúng được
những điều cần nói” [89, tr.337].

Mặt khác, theo Phạm Văn Sĩ trong cuốn Văn học giải phóng miền
Nam, thơ Giang Nam dễ đi vào lịng người với những “hình tượng thơ vừa
đẹp, vừa khỏe” là nhờ vào “tư tưởng cách mạng ngày càng chín sâu ở ơng.
Tư tưởng ấy biến thành tình cảm – lý tưởng, thành khả năng sáng tạo nên
hình tượng thơ” [70, tr.188]. Phạm Văn Sĩ nhận thấy thơ ơng khơng chỉ có
chất trữ tình mà cịn có cả chất thời sự: “Mơ tả hiện thực cách mạng kết hợp
với những biểu hiện trữ tình của tâm trạng nhà thơ là đặc điểm phong cách
thơ Giang Nam… Như con bồ nơng ni con bằng máu của mình, nhà thơ
trữ tình có lúc ni dưỡng hình ảnh bằng những xao xuyến tâm hồn, bằng
những kỷ niệm xót đau trong đời mình. Chính nhờ đó mà nhiều khi hình ảnh
thơ anh có được sức mạnh gợi cảm, lắng sâu trong tâm trí người đọc” [70,
tr.187- 188].

Riêng Vũ Quần Phương trong lời giới thiệu tập Giang Nam, thơ và tuổi
thơ, có nhận xét: “Trong suốt cuộc kháng chiến cho thống nhất đất nước, thơ
Giang Nam đã thành một kênh cảm xúc chủ yếu nối tình cảm đồng bào Nam

Bắc… Thơ ơng chỉ mang nội dung của cuộc chiến ấy. Những tình cảm riêng
tư, thương nhớ vợ con cũng vùi trong cảm xúc lớn lao đó. Hơi thở của cuộc
chiến đấu phả vào mọi tình cảm và ý nghĩ của nhà thơ, tạo nên một chủ đề

5

gần như duy nhất trong thơ Giang Nam: dũng cảm kiên cường, lạc quan
chiến đấu. Ông viết nhanh, viết kịp thời, theo sát các sự kiện chính trị, quân
sự và cuộc chiến đấu. Bút pháp tự sự, chính luận thành sở trường của
Giang Nam trong giai đoạn này. Tự sự để thơng tin, chính luận để phân tích.
Nhà thơ tận tụy và phấn đấu làm phát ngôn cho kháng chiến” [63, tr.3].

Trong cuốn Tinh tuyển văn học Việt Nam (tập 8), Lê Dục Tú cũng đánh
giá về chất đời, tính chân thực, giản dị trong giọng điệu thơ Giang Nam:
“Giọng thơ trữ tình, thiết tha, giản dị mà lắng đọng. Thơ Giang Nam khơng cầu
kì. Dường như những cảm xúc nguyên sơ từ cuộc đời được ông đưa thẳng vào
thơ, không qua một sự gọt giũa nào của kỹ thuật. Tứ thơ của ơng cũng lấy từ
chính những điều xảy ra hàng ngày. Đó là điểm mạnh và cũng là điểm cần phải
vượt qua của thơ ông. Trong những năm chống Mỹ, chất giọng trữ tình trong
thơ Giang Nam đã có những ảnh hưởng nhất định đến giọng thơ của các nhà
thơ trẻ miền Nam. Đó là dấu hiệu đáng mừng của một cây bút đã tạo được cho
mình dấu ấn của một phong cách và giọng điệu” [73, tr.566-567]. Từ đó, nhà
nghiên cứu cho rằng, với tài năng độc đáo của mình, Giang Nam đã để lại ảnh
hưởng không nhỏ đối với các thế hệ kế thừa.

Bên cạnh những thành công và đặc sắc trong tác phẩm của Giang Nam,
nhiều nhà nghiên cứu cũng chỉ ra một vài điều hạn chế từ những sáng tác của
ơng. Hồi Thanh trong Tuyển tập Hồi Thanh nhận thấy: “Tình cảm của anh
tràn lan q không cô lại được theo những đường nét cụ thể, thành những
dáng hình cụ thể… tình cảm có khi chưa rõ nét lắm”, “ngay trong những bài

hay nhiều chỗ cũng cịn là lời nói chưa phải lời thơ. Ngịi bút của Giang Nam
có khi quá dễ dãi” [89, tr.337]. Theo Phạm Văn Sĩ trong Văn học giải phóng
miền Nam nhận ra bên cạnh những thành tựu cũng chỉ rõ: “Thơ Giang Nam
hình như phát triển khơng đều về chất lượng. Sau những bài thơ hay như Quê
hương, Cô gái An Thường, Đêm qua làng…, chúng ta lại gặp một số bài thơ
viết còn dễ dãi hoặc tản mạn, yếu về bố cục.” [70, tr.189].

Dù vậy, Hồi Thanh trong Tuyển tập Hồi Thanh vẫn cơng nhận rằng:
“Ngay giờ đây, thơ anh đã là một đóng góp rất q vào sự nghiệp cách
mạng khơng những ở miền Nam mà trên toàn cõi Việt Nam” [89, tr.338].

6

Phạm Văn Sĩ trong Văn học giải phóng miền Nam cũng nhận định chung
lại: “Tựu trung Giang Nam là thi sĩ miền Nam có nhiệt tình cách mạng và có
tài năng. Thơ Giang Nam nhìn chung hồn nhiên và giản dị, chân thực và
chân thành. Thơ Giang Nam là tiếng nói của lý trí cách mạng cũng là tiếng
nói tâm tình rất ấm áp đối với mỗi chúng ta” [70, tr. 189].

Có thể thấy, những cơng trình nghiên cứu đó đã làm rõ đặc sắc về nội
dung và nghệ thuật cùng những hạn chế trong thơ Giang Nam. Những bài viết
này là tài liệu quý báu và cần thiết cho q trình nghiên cứu. Tuy nhiên chưa
có cơng trình nào nghiên cứu một cách đầy đủ, chi tiết về trường ca của Giang
Nam dưới khía cạnh nội dung và nghệ thuật. Cho nên, trên cơ sở kế thừa
những thành tựu của các học giả đi trước, chúng tôi sẽ cố gắng tìm tịi, khám
phá những nét riêng, độc đáo về Thế giới nghệ thuật trong trường ca của
Giang Nam, từ đó khám phá những nét độc đáo trong sáng tác và góp phần
khẳng định tên tuổi của nhà thơ trong tiến trình thơ ca Việt Nam hiện đại.
3. Mục đích nghiên cứu


- Nghiên cứu Thế giới nghệ thuật trong trường ca của Giang Nam sẽ
làm rõ và sâu sắc hơn về nghệ thuật trong trường ca nói riêng và nghệ thuật thơ
nói chung của nhà thơ Giang Nam. Đồng thời còn làm rõ hơn vị thế của nhà
thơ trên thi đàn, sự đóng góp to lớn của ơng đối với nền văn học Việt Nam.

- Ở đề tài này, người viết sẽ đi tìm hiểu và khám phá những vấn đề chưa
được đề cập, đề cập một khía cạnh hẹp hoặc chỉ gợi mở chưa có điều kiện tìm
hiểu chun sâu, từ đó có thể giúp người hiểu và bao quát về trường ca Giang
Nam dưới góc nhìn đa dạng, phong phú mà nhà thơ đã phản ánh.

- Đây còn là điều kiện để người viết có thể học hỏi và đúc kết kinh
nghiệm nghiên cứu khoa học, cung cấp những kiến thức quý báu, nâng cao
trình độ phục vụ cho học tập, công việc và nghiên cứu sau này.
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

Để thực hiện đề tài, người viết đã tìm kiếm những tư liệu xoay quanh
cuộc đời và đọc toàn bộ sáng tác của ông, chú ý đến những bài tự thuật của
tác giả, gia đình và một số người đã từng quen biết ông. Người viết tiến hành
khảo sát các tập trường ca: Người anh hùng Đồng Tháp (1969), Ánh chớp

7

đêm giao thừa (1998) và Sông Dinh mùa trăng khuyết (2002).

5. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp tiếp cận thi pháp học: Khai thác các câu thơ, các hình ảnh

nổi bật của các trường ca để khám phá những khía cạnh cụ thể của từng vấn
đề, từng luận điểm. Cuối cùng đi đến khái quát đặc điểm nghệ thuật của
trường ca Giang Nam.


Phương pháp tiểu sử học: Tiếp cận và tìm hiểu cuộc đời nhà thơ Giang
Nam qua các giai đoạn lịch sử và hồn cảnh xã hội tương ứng, từ đó nhận
thức rõ hơn về hoàn cảnh sáng tác của các tác phẩm, tạo tiền đề cho sự cảm
nhận và phân tích thấu đáo, làm rõ yêu cầu của đề tài.

Phương pháp xã hội học: Đặt các trường ca của Giang Nam trong bối
cảnh của thời đại, trong dòng chảy của văn học Việt Nam hiện đại. Từ đó,
thấy được những nét riêng cũng như những đóng góp của ơng đối với văn học
giải phóng miền Nam nói riêng và văn học Việt Nam hiện đại nói chung.

Phương pháp hệ thống: Hệ thống trường ca trong sự nghiệp sáng tác
của Giang Nam; đặt trường ca của ông bên cạnh trường ca của các tác giả
khác; hệ thống các vấn đề nội dung và nghệ thuật từ đó thấy được phong cách
sáng tác trường ca Giang Nam.

Bên cạnh đó, chúng tơi cịn sử dụng các thao tác: phân tích, tổng hợp, so
sánh... để làm rõ những vấn đề có liên quan đến nội dung của đề tài.
6. Cấu trúc của đề án

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo nội dung luận văn
được chia làm ba chương:

Chương 1: Trường ca trong nền văn học Việt Nam hiện đại và nhà thơ Giang Nam

Chương 2: Trường ca Giang Nam – nhìn từ cảm hứng chủ đạo và thế giói
hình tượng

Chương 3: Trương ca Giang Nam nhìn từ kết cấu, thể thơ, ngôn ngữ và giọng điệu


8

CHƯƠNG 1: TRƯỜNG CA TRONG VĂN HỌC VIỆT NAM HIỆN ĐẠI
VÀ NHÀ THƠ GIANG NAM

1.1. Trường ca trong nền văn học Việt Nam hiện đại
1.1.1. Giới thuyết về trường ca

1.1.1.1. Khái niệm

Trường ca được coi là một thể loại có tầm cỡ hồnh tráng trong hệ thống
thơ ca, đóng góp lớn cho sự phát triển của văn học, làm nên gương mặt riêng
của thơ ca hiện đại Việt Nam. Về khái niệm trường ca, xưa nay có nhiều ý
kiến và quan điểm khác nhau, từ phương Tây sang phương Đông và Việt
Nam. Theo nhà nghiên cứu về trường ca M.Bakhtin: “trường ca là khái niệm
không bao giờ bị đông cứng nghĩa là trường ca là thể loại văn chương đang
biến chuyển và chưa định hình”. Nhà nghiên cứu Vũ Đức Phúc trong Chung
quanh vấn đề trường ca cũng đưa ra nhận xét: “trường ca là một thuật ngữ
văn học mới, chưa chính xác, chưa ổn định, để chỉ các sáng tác thơ dài” [63;
tr.93 - 102]. Chính vì là thể loại chưa ổn định nên cho đến nay người ta thật
khó mà đưa ra được khái niệm trường ca một cách chính xác và đầy đủ.

Thuật ngữ hay tên gọi “trường ca” trong tiếng Anh là “poem”, tiếng
Pháp “poème”, để phân biệt với “sử thi” hay “anh hùng ca” có nguồn gốc từ
văn học phương Tây. Khái niệm trường ca xuất hiện trong văn học phương
Tây:“trường ca là thuật ngữ văn học dịch từ chữ pịeme của Liên Xơ” [36, tr.
293]. Theo Từ điển Bách khoa văn học Nga (1987), “trường ca là một tác
phẩm thơ có quy mơ với cốt truyện tự sự hay trữ tình”, “vơ danh hoặc hữu
danh” [36, tr. 294]. Vì khái niệm trường ca rộng như thế nên người ta đã
dùng để gọi các tác phẩm sử thi (anh hùng ca – epos, epopei) như Iliad,

Odyssee của Homer, Ramayana, Mahabrahata của Vanmiki của Ấn Độ,
Thần khúc của Dante, Bài ca Roland ở Pháp, Thiên đường đã mất của
Milton ở Anh... Người Trung Quốc khơng có thuật ngữ “trường ca”. Đối với

9

“Poema” họ dịch thành “trường thi”, “sử thi”, hoặc dịch thành “tự sự thi”(thơ
tự sự). “Trường thi” hầu như đã thành thuật ngữ thông dụng. Các bài trường
ca của Điền Gian, Lí Quý, Văn Tiệp, Quách Tiểu Xuyên, Hạ Kính Chi… đều
nhất loạt gọi là “trường thi”. “Tự sự thi” ở đây là một thuật ngữ không đạt,
biến trường ca thành câu chuyện được kể bằng thơ.

Ở Việt Nam, các nhà nghiên cứu lí luận phê bình văn học thậm chí chính
các tác giả trường ca nhiều năm qua đã rất chú ý đi tìm một bản chất định
nghĩa cũng như những thuộc tính căn bản nhất để phân định trường ca với các
loại thơ khác. Tuy nhiên các nhà lí luận, phê bình văn học dù đã cố gắng đưa
ra cách hiểu của mình về khái niệm và tên gọi trường ca, song ở các điểm
nhìn và góc độ khác nhau nên các ý kiến đưa ra cũng có sự khác nhau.

Từ điển Tiếng Việt định nghĩa: “Trường ca là tác phẩm dài, bằng thơ,
có nội dung ý nghĩa xã hội rộng lớn” [105, tr.1057]. Còn Từ điển thuật ngữ
văn học định nghĩa: “Trường ca là tác phẩm thơ có dung lượng lớn, thường
có cốt truyện tự sự hoặc trữ tình. Trường ca cũng được dùng để gọi các tác
phẩm sử thi thời cổ và trung đại, khuyết danh hoặc có tác giả”. [25, tr. 376].
Cả hai đều xem trường ca dùng để chỉ các sử thi dân gian như sử thi Đam
San, nay thường dùng để chỉ các sáng tác thơ dài.

Bên cạnh đó, Lại Nguyên Ân trong cuốn 150 thuật ngữ văn học cho
rằng: “Trường ca có dung lượng lớn, thường có cốt truyện tự sự hoặc sườn
truyện trữ tình. Chúng được soạn bằng cách xâu chuỗi các bài hát sử thi và

truyện kể hoặc bằng nới rộng một vài truyền thuyết dân gian (Ahoyler) hoặc
bằng cách cải biên các truyện cổ xưa trong tiến trình tồn tại của sáng tác dân
gian. Trường ca với tư cách một thể loại tổng hợp, trữ tình – tự sự, hồnh
tráng cho phép kết hợp những chấn động lớn, những cảm xúc trầm sâu và
những quan niệm về lịch sử vẫn là một thể loại hiệu năng của thơ ca thế
giới”. [4, tr.363 –364]. Trong quan niệm này tác giả nêu lên đặc trưng cốt yếu

10

của trường ca là phải có sự kết hợp bổ sung, giao thoa giữa tính tự sự với tính
trữ tình, nó là một thể loại giữa thể loại tự sự và thể loại trữ tình.

Nhưng có lẽ đáng kể nhất là Mã Giang Lân đã góp tiếng nói bàn về thể
loại trường ca trong bài "Trường ca, vấn đề thể loại" đăng trên TCVH số 6,
Năm 1982. Ông nhận xét "Lâu nay các nhà nghiên cứu phê bình văn học
thường dùng thuật ngữ "trường ca" để chỉ về một thể loại văn học thời kỳ
thượng cổ như trường ca Đăm Săn, trường ca Xinh Nhã... của đồng bào Tây
Nguyên; trường ca Đẻ đất đẻ nước của người Mường… hoặc tuỳ tiện cho tất
cả những sáng tác thơ dài đều là trường ca cả” [39, tr.104]. Sau khi dẫn ra
một số tác phẩm thơ dài và trường ca để phân tích, lý giải về mặt thể loại, Mã
Giang Lân đi đến khẳng định: "Thơ dài và trường ca có những nét tương
đồng như sử dụng tổng hợp nhiều thể thơ, thay đổi khơng khí cảm xúc, hạn
chế sự bằng phẳng đơn điệu, thường khai thác và biểu hiện cái đẹp cái cao
cả, cái anh hùng. Nhưng ở trường ca bộc lộ rõ nội dung ca ngợi, hào hùng,
nên cảm hứng anh hùng phải là mạch cảm xúc chủ đạo” [39, tr.108-109].
Cuối cùng tác giả đưa ra kết luận có tính khái quát: “Đường đi của sử thi… là
đến tiểu thuyết. Cịn thơ trữ tình là cái nơi của trường ca và thơ dài. Trường
ca đã tiếp thu, vận dụng sáng tạo trên các yếu tố cơ bản của thơ trữ tình và sử
thi nghĩa là kết hợp cả hai phương thức biểu hiện: trữ tình và tự sự" [39,
tr.152]. Nghiên cứu của Mã Giang Lân đã khái quát được tất cả các đặc điểm

của trường ca và có một sự phân định về trường ca và thơ dài khá rõ ràng.

Như vậy các ý kiến về khái niệm trường ca có sự khác nhau trong việc
xác định ranh giới, nội hàm của thể loại, nhưng có thể thấy các nhà phê bình
văn học và các tác giả trường ca đều có điểm chung khi cho rằng: trường ca là
những tác phẩm có tầm cỡ, tầm vóc lớn lao cả về hình thức lẫn nội dung. Nó
có sức ơm chứa nhiều vấn đề lớn, về nhiều chủ đề tư tưởng, về độ rộng của
không gian và độ dài của tời gian. Trường ca có tính tự sự, tính trữ tình, yếu

11

tố suy nghĩ chính luận. Trên cơ sở tiếp thu các quan niệm về trường ca nêu
trên, chúng ta có thể rút ra khái niệm như sau: trường ca là một tác phẩm được
viết bằng thơ trên phương thức kết hợp nhuần nhuyễn hai yếu tố tự sự và trữ
tình, có tính hồnh tráng về cả phương diện nội dung, tư tưởng và cấu trúc
nghệ thuật tác phẩm, được nhà thơ viết nên bằng một dung lượng cảm hứng
mạnh mẽ, cảm xúc tuôn trào gắn liền với những chấn động lớn lao của lịch
sử, của dân tộc và thời đại. Như vậy, trường ca hiện đại vừa có sự vận động
kế thừa trường ca cổ vừa có những nét khác biệt, đặc trưng riêng của một thể
loại văn học hiện đại.

1.1.1.2. Đặc điểm

Từ việc nghiên cứu về nội dung và nghệ thuật cũng như kế thừa những
nhận định về trường ca, có thể rút ra những đặc điểm: trường ca là một tác
phẩm được viết bằng thơ trên phương thức kết hợp nhuần nhuyễn hai yếu tố
tự sự và trữ tình, có tính hồnh tráng về cả phương diện nội dung, tư tưởng và
cấu trúc nghệ thuật tác phẩm, được nhà thơ viết nên bằng một dung lượng
cảm hứng mạnh mẽ, cảm xúc tuôn trào gắn liền với những chấn động lớn lao
của lịch sử, của dân tộc và thời đại. Điểm cốt yếu nhất trường ca hiện đại địi

hỏi chính là chất thơ. Nhưng cần phân biệt đặc điểm các thể loại: trường
ca, thơ dài với truyện thơ. Đều là những tác phẩm dài hơi, truyện thơ có nhân
vật, có cốt truyện, tác giả thường khuất lấp đằng sau, thơ dài thì chủ yếu bày
tỏ những suy cảm của tác giá - cái tơi trữ tình bộc lộ trực tiếp. Hai thể tài này
có đường biên khá rõ, dễ phân biệt. Nhưng giữa thơ dài và trường ca hiện
đại đều lấy mạch trữ tình làm cái sườn chính để phát triển, nếu lấy chỗ đứng,
sự phát ngôn của tác giả làm tiêu chí phân biệt thì đơi khi khơng rõ ràng, bị
nhầm lẫn, vì chúng đều liên kết với nhau xung quanh chủ đề bằng những suy
cảm trữ tình, tâm lý, triết lý của tác giả dẫu có nhiều chương đoạn phân khúc
chăng nữa. Ở đây cái chỗ dựa duy nhất để bám vào mà phân biệt, đó là một tư

12

duy hướng về tinh thần cao cả với cảm hứng sử thi, ca ngợi những gì mang
tính lí tưởng cao đẹp, với tính cách vĩ đại của nhân dân, dân tộc,“sự biểu hiện
tư duy của một dân tộc dưới tất cả mọi hình thức và trong tất cả mọi phương
thức của nó” (Mỹ học, những văn bản chọn lọc, Hêghen). Nói một cách
khác cái tơi trữ tình, trực cảm đều có trong thơ dài và trường ca trữ tình,
nhưng khác về chất, cái tơi trữ tình trong trường ca chính là chủ thể trữ tình
mang sắc thái cộng đồng, thể hiện tính lý tưởng tính cao đẹp của cộng đồng,
sắc thái cá nhân không lộ rõ như trong thơ trữ tình.

Bên cạnh đó, trường ca có nguồn gốc từ sử thi, ra đời trong bối cảnh bức
thiết của thời đại, tương quan giữa nguyên tắc trữ tình và nguyên tắc tự sự là
một vấn đề trung tâm của thi pháp trường ca. Trong đó trường ca hiện đại
phát triển với xu hướng nguyên tắc trữ tình lấn át nguyên tắc tự sự. Càng về
sau yếu tố cốt truyện giảm xuống, các cảm xúc cá nhân tăng lên và vẫn được
đặt trong liên hệ với những sự kiện lớn của lịch sử, của đất nước. Đồng thời
trường ca là một tác phẩm “ca ngợi” và vì vậy, nó mang tính chất anh hùng.
Phạm trù anh hùng cần được hiểu khá rộng, trong đó có sự vươn lên trên tầm

cuộc sống bình thường và, về mặt này hay mặt khác có liên quan đến khái
niệm xứng đáng được ngợi ca, tôn vinh.

Trên tạp chí Tình hữu nghị giữa các dân tộc số 08/1961, trong bài báo
Hình thức lớn thì nội dung lớn, V. Ivanixenkơ cho rằng: “nội dung lớn” là
đặc trưng thể loại cốt yếu của Trường ca. “Nội dung lớn” ở đây không chỉ là
sự quy mô của hiện thực được phản ánh trong tác phẩm (nội dung) mà cịn là
“tính hồnh tráng của tác phẩm” nhìn từ góc độ quy mơ về hình thức bên
ngồi. “Nội dung lớn” cịn thể hiện ở nhân cách của nhà thơ (nhân cách lớn)
với những tư tưởng, tình cảm phóng khống, lành mạnh, ở sức khái qt sâu
sắc, ở những tư tưởng bay bổng [dẫn theo 14, tr.10].

13

Tóm lại trường ca mang trong mình những đặc điểm riêng và ngày càng
biểu hiện rõ nét những đặc điểm ấy trong q trình phát triển khơng ngừng
của thể loại, dần khẳng định vị trí trong nền thi ca hiện đại.
1.1.2. Quá trình phát triển và đặc điểm trường ca trong nền văn học Việt
Nam hiện đại
1.1.2.1. Quá trình phát triển

Trong nền văn học Việt Nam hiện đại, thể loại trường ca ra đời và phát
triển đã đáp ứng yêu cầu của lịch sử, xã hội. Đó là sự phản ánh và tổng kết
cuộc đấu tranh của nhân dân trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp
và đế quốc Mỹ xâm lược. Cùng với các thể loại khác, trường ca đã góp phần
làm cho nền văn học dân tộc phát triển toàn diện và ngày càng hoàn thiện
hơn. Nhà nghiên cứu Lã Nguyên đã khẳng định: “Sự xuất hiện của trường ca
trong giai đoạn 1945 -1975 là một nhu cầu tất yếu nằm trong hệ thống các
thể loại văn học Việt Nam. Có thể nói, văn học Việt Nam giai đoạn 1945 -
1975 không thiếu một thể loại nào: truyện ngắn, truyện vừa, truyện dài, các

loại kí: kí sử, bút kí, tùy bút, truyện kí, các thể thơ: thơ tứ tuyệt, thơ trào
phúng, truyện thơ, trường ca” [58; tr.208].

Trước đây, các sáng tác dân gian của các dân tộc thiểu số mang âm
hưởng anh hùng ca như sử thi Đăm Săn, Đăm Noi, Xinh Nhã,... hay truyện
thơ Đẻ đất đẻ nước đều được xem là trường ca. Đến văn học trung đại, tuy
thành tựu nổi bật của thời kì này là thơ ca, song do tính qui phạm chặt chẽ nên
các nhà thơ chủ yếu sáng tác theo thể loại thơ đường luật. Chính vì vậy các
tác phẩm thuộc thể loại trường ca khơng có điều kiện để xuất hiện. Bước sang
đầu thế kỉ XX, quá trình hiện đại hóa nền văn học dân tộc diễn ra một cách
mạnh mẽ và toàn diện. Các thể loại văn học, đặc biệt là thơ và văn xuôi đều
phát triển nhanh và đạt được những thành tựu đáng ghi nhận. Về thơ ca, sự
thắng thế và ra đời của phong trào Thơ mới (1932- 1945) đã thực sự mở ra

14

“một thời đại trong thơ ca” (Hoài Thanh), các nhà Thơ mới đã mang lại cho
thơ ca dân tộc một tiếng nói mới, một hình thức biểu đạt tự do, phóng khống,
tạo điều kiện thuận lợi để các sáng tác mang xu hướng cách tân xuất hiện.

Giai đoạn đầu, từ 1932 cho đến 1945 với tác phẩm trường ca Tiếng địch
sơng Ơ của Phạm Huy Thơng, trường ca được xem như đã xuất hiện trong
phong trào Thơ mới (1932 - 1945). Đó là một khúc anh hùng ca viết về tiếng
địch của Trương Lương làm xao lòng khách anh hùng. Ở thời kì này và nhiều
năm sau Cách mạng trường ca Việt Nam đã chịu ảnh hưởng khơng ít trường
ca của phương Tây. Nhiều bài ca dài bất hủ và ngay cả âm nhạc đều lấy đề tài
kháng chiến như: trường ca Người Hà Nội (Nguyễn Đình Thi), Du kích sơng
Thao (Đỡ Nhuận)... Lúc này trường ca hướng tới nhiệm vụ chính trị nhưng nó
vẫn tiếp nối nguồn gốc sử thi anh hùng ca cổ điển.


Giai đoạn thứ hai, từ 1945 đến 1975 thời kì kháng chiến chống Mỹ,
những năm đầu khơng có nhiều tác giả sáng tác và số lượng tác phẩm cũng
hạn chế, sự xác định ranh giới giữa trường ca với thơ dài cũng chưa rõ ràng.
Các tác giả và tác phẩm tiêu biểu có thể kể đến như: Xuân Diệu với Ngọn
quốc kì (1961), Thu Bồn với Bài ca chim Chơrao (1963) Giang Nam với
Người anh hùng Đồng Tháp (1968)... Nhìn chung, các tác phẩm trường ca
trên đã tập trung tái hiện được một số sự việc tiêu biểu, nhân vật tiêu biểu
trong giai đoạn chống giặc ngoại xâm thời kì chống Pháp, chống Mỹ.

Giai đoạn thứ ba, từ sau 1975 đến đầu thế kỉ XX, trường ca lúc này đang
phát triển mạnh và có những thành tựu đáng kể, được coi là đã đạt được một
vụ mùa bội thu. Đề tài chính của trường ca giai đoạn này là đề tài chiến tranh
và cảm hứng của thời đại. Cùng trong xu hướng chung của văn học Việt Nam
sau 1975 là đi sâu vào miền nội tâm sâu xa, được gọi là “xu hướng hướng
nội”, trường ca Việt Nam hiện đại cũng bắt đầu chuyển hướng sang thể hiện
chất trữ tình, hay có thể gọi là “trữ tình hố trường ca”. Đặc trưng trữ tình

15

được thể hiện như là cảm xúc của cái tôi cá nhân đối với truyền thống văn hoá
- lịch sử của dân tộc. Cá nhân mở rộng biên độ cảm xúc và suy tư về lịch sử
của đất nước. Sự đan xen hai yếu tố tự sự và trữ tình làm nên độ hồn chỉnh
về thể loại của trường ca; đồng thời đáp ứng được yêu cầu vừa tổng kết,
khẳng định một giai đoạn lịch sử vừa bộc lộ cảm xúc mãnh liệt trước những
chiến công hào hùng của dân tộc. Một loạt tác phẩm ra đời: Những người đi
tới biển (Thanh Thảo, 1977), Đường tới thành phố (Hữu Thỉnh, 1979),
Trường ca sư đoàn (Nguyễn Đức Mậu, 1980), Con đường của những vì sao
(Nguyễn Trọng Tạo, 1981), Mặt trời trong lòng đất (Trần Mạnh Hảo,
1981)…Kể từ 1986, xu hướng trữ tình thể hiện rất rõ nét. Đây là thể hiện của
một ý thức về sự phân công lao động nghệ thuật: trường ca không làm thay

cho tiểu thuyết như anh hùng ca trước đây nữa, mà nó phải thể hiện đúng là
một thể loại trong hệ thống các thể loại thơ ca. Cá nhân mở rộng biên độ cảm
xúc và suy tư về lịch sử của đất nước: Người cùng thời của Mai Văn Phấn
(1999), Đổ bóng xuống mặt trời của Trần Anh Thái (1999), Trầm tích của
Hồng Trần Cương (1999), Trường ca Hàm Rồng của Từ Nguyên Tĩnh
(2000),... Đồng thời nó cũng được thể hiện như là một sự chiêm nghiệm về
hiện thực đời sống hôm nay: Trường ca Biển của Hữu Thỉnh (1994), Hành
trình của con kiến của Lê Minh Quốc (2006), Phồn sinh của Nguyễn Linh
Khiếu (chưa xuất bản, đăng trên mạng, 2007)...

Trong những trường ca mới nhất hiện nay, người ta còn thấy xuất hiện
một xu hướng tiếp thu những thủ pháp của văn xuôi hiện đại: thủ pháp dịng
chảy ý thức, thậm chí cả thủ pháp của tiểu thuyết mới, của kịch phi lý: câu
văn không viết hoa, không chấm phẩy, kéo dài liên tục từng đoạn nhiều dòng
(Phồn sinh – Nguyễn Linh Khiếu). Tương xứng với thủ pháp kỹ thuật mới đó
là một khơng gian khống đạt để chứa đựng một dung lượng nội dung hoành
tráng và cảm xúc bao la, phù hợp với cái tơi được giải phóng. Thời gian lịch


×