Tải bản đầy đủ (.pdf) (96 trang)

Tiểu thuyết nguyễn việt hà nhìn từ nguyên lý đối thoại

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.08 MB, 96 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUY NHƠN

PHAN THẾ DUY

TIỂU THUYẾT NGUYỄN VIỆT HÀ –
NHÌN TỪ NGUYÊN LÝ ĐỐI THOẠI

Chuyên ngành : Văn học Việt Nam

Mã số : 8220121

Người hướng dẫn: TS. NGUYỄN THỊ NGUYỆT TRINH

LỜI CAM ĐOAN

Tơi xin cam đoan cơng trình này là kết quả nghiên cứu của riêng tôi
dưới sự hướng dẫn của TS. Nguyễn Thị Nguyệt Trinh. Các nội dung nêu
trong đề án là trung thực và chưa được công bố trong bất cứ một cơng trình
nghiên cứu nào.

Học viên

Phan Thế Duy

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU....................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài........................................................................................ 1


2. Lịch sử vấn đề ............................................................................................ 3
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu............................................................... 6
4. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................ 7
5. Đóng góp của đề án .................................................................................... 7
6. Cấu trúc của đề án ...................................................................................... 8
NỘI DUNG ................................................................................................... 9
Chương 1. LÝ THUYẾT ĐỐI THOẠI VÀ ĐỐI THOẠI TRONG TIỂU
THUYẾT VIỆT NAM TỪ SAU 1975.......................................................... 9
1.1. Lý thuyết đối thoại .................................................................................. 9
1.1.1. Giới thuyết khái niệm ........................................................................... 9
1.1.2. Các quan niệm về đối thoại trong văn học .......................................... 14
1.2. Tiền đề xuất hiện nguyên lý đối thoại trong tiểu thuyết Việt Nam sau 1975... 17
1.2.1. Những chuyển động trong đời sống xã hội Việt Nam sau 1975 .......... 17
1.2.2. Công cuộc đổi mới văn học ................................................................ 19
1.3. Nguyễn Việt Hà trong dòng tiểu thuyết Việt Nam sau 1975 .................. 24
1.3.1. Từ ánh sáng hiện đại…....................................................................... 24
1.3.2. Đến tư duy hậu hiện đại...................................................................... 26
TIỂU KẾT CHƯƠNG 1............................................................................. 28
Chương 2. ĐỐI THOẠI TRONG TIỂU THUYẾT NGUYỄN VIỆT HÀ -
NHÌN TỪ NỘI DUNG NGHỆ THUẬT .................................................... 29
2.1. Đối thoại về quan niệm nghệ thuật và hành trình nghệ thuật.................. 29
2.1.1. Đối thoại về quan niệm nghệ thuật ..................................................... 29

2.1.2. Đối thoại về hành trình nghệ thuật ...................................................... 33
2.2. Đối thoại về giá trị truyền thống và đức tin tôn giáo .............................. 37
2.2.1. Đối thoại về giá trị truyền thống ......................................................... 37
2.2.2. Đối thoại về đức tin tôn giáo............................................................... 42
2.3. Đối thoại về quan niệm nhân vật và nguyên tắc xây dựng nhân vật ....... 47
2.3.1. Đối thoại về quan niệm nhân vật ........................................................ 47
2.3.2. Đối thoại về nguyên tắc xây dựng nhân vật ........................................ 51

TIỂU KẾT CHƯƠNG 2............................................................................. 55
Chương 3. ĐỐI THOẠI TRONG TIỂU THUYẾT NGUYỄN VIỆT HÀ -
NHÌN TỪ HÌNH THỨC NGHỆ THUẬT ................................................. 56
3.1. Đối thoại qua điểm nhìn nhân vật và khơng gian, thời gian ................... 56
3.1.1. Đối thoại qua điểm nhìn nhân vật ....................................................... 56
3.1.2. Đối thoại qua điểm nhìn khơng gian, thời gian ................................... 62
3.2. Đối thoại qua cách thức và lời kể nhân vật ............................................ 66
3.2.1. Đối thoại trong đối thoại và đối thoại trong độc thoại ......................... 66
3.2.2. Đối thoại qua lời kể chuyện trực tiếp và gián tiếp ............................... 71
3.3. Đối thoại qua giọng điệu nghệ thuật ...................................................... 75
3.3.1. Đối thoại qua giọng điệu mỉa mai, bỡn cợt ......................................... 75
3.3.2. Đối thoại qua giọng điệu triết lý, suy tư.............................................. 79
TIỂU KẾT CHƯƠNG 3............................................................................. 84
KẾT LUẬN................................................................................................. 85
TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................... 88
QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỀ TÀI ĐỀ ÁN THẠC SĨ (bản sao)

1

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

M.Bakhtin (1895-1975) là một trong những nhà khoa học nhân văn
Liên Xơ có tầm ảnh hưởng quốc tế rộng lớn, đặc biệt trong các lĩnh vực ngữ
văn học và văn hoá học. Nhiều khái niệm trong hệ thống lý thuyết của ông
đã được sử dụng rộng rãi như “tiểu thuyết phức điệu”, “tư duy carnaval”,
“khronotov”, “nguyên lý đối thoại”… Sự xuất hiện các cơng trình lí luận của
ơng những năm 20 (thế kỷ XX) đã thu hút rất nhiều sự quan tâm của giới
nghiên cứu khoa học và trí thức Liên Xơ nói riêng, thế giới nói chung. Ở

Việt Nam, sau khi cơng trình Lý luận và thi pháp tiểu thuyết (Phạm Vĩnh Cư
tuyển chọn, dịch và giới thiệu), cơng trình Những vấn đề thi pháp
Dostoievsky (do nhóm dịch giả Trần Đình Sử, Lại Nguyên Ân, Vương Trí
Nhàn thực hiện) đến với người đọc, khiến lý thuyết của Bakhtin nhanh
chóng được đón nhận và vận dụng trong nghiên cứu, phê bình và cả sáng tác
văn học những năm sau đổi mới.

Từ đó đến nay, nhiều cơng trình, bài viết khác của Bakhtin hay nhóm
Bakhtin đã được tiếp tục giới thiệu ở nước ta, nhờ vậy mà việc vận dụng
Bakhtin trong nghiên cứu và sáng tác văn học ở Việt Nam đã đạt được khơng
ít thành tựu. Đặc biệt, trong xu thế tồn cầu hóa, văn học Việt Nam tiếp nhận
cùng lúc nhiều lý thuyết hiện đại và hậu hiện đại, nhưng hệ thống lý thuyết
của Bakhtin vẫn được lưu giữ, vận dụng mà nền tảng chính là nguyên lý đối
thoại. Về cơ bản, lý thuyết đối thoại của Bakhtin là sự tập trung chú ý đến các
quan hệ đối thoại của ý thức con người - một hiện tượng nằm ngồi phạm vi
của ngơn ngữ học nhưng lại được biểu hiện qua ngôn ngữ, thông qua ngơn
ngữ, làm cho ngơn ngữ có được sự sống. Ngun tắc cơ bản để nhà văn khám
phá bản thể người là thông qua việc đối thoại với người khác và với chính họ.

2

Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ VI (1986) đánh dấu bước
chuyển quan trọng cho văn học Việt Nam. Văn học có diều kiện để thực hiện
đổi mới mạnh mẽ, ngày càng sâu sắc và tồn diện, theo xu hướng dân chủ
hóa, nhân đạo hóa và hiện thực hóa. Trong sự chuyển đổi chung của cả nền
văn học, với sự năng động và ưu thế riêng, tiểu thuyết đã có những sự bứt phá
và đạt được những thành tựu nghệ thuật nổi trội so với các thể loại văn học
khác. Sự đổi mới tiểu thuyết bắt đầu từ sự thức tỉnh ý thức cá nhân của người
cầm bút với những quan niệm mới về nhà văn, từ sự đổi mới quan niệm về
hiện thực, về con người đến những chuyển đổi trong thi pháp thể loại. Tuy

nhiên, với hiện thực của một nền tiểu thuyết non trẻ, cuộc du mục lí thuyết
đối thoại của Bakhtin được các nhà văn vận dụng trên một số bình diện tiêu
biểu, phù hợp với tư duy sáng tác, văn hoá tiếp nhận của văn học Việt Nam.
Mỗi nhà văn đề cập đến những góc cạnh khác nhau của tư duy đối thoại trong
sáng tác của mình. Từ đối thoại về nội dung tư tưởng đến đối thoại trong bút
pháp tự sự, kỹ thuật văn chương là hành trình phát triển, hội nhập của văn học
Việt Nam trên diễn trình hội nhập thế giới.

Là một trong những nhà văn trẻ của nền văn học đổi mới, Nguyễn Việt
Hà cũng cho thấy một tư duy nghệ thuật sắc bén, một tư tưởng cách tân tiểu
thuyết quyết liệt. Với quan niệm “văn chương bị lặp lại đáng sợ như văn
chương nhạt nhẽo”, Nguyễn Việt Hà đã không chấp nhận sự lặp lại trong văn
chương. Tác giả ln cố cơng tìm tịi sáng tạo những thể nghiệm mới, phá bỏ
những nguyên tắc hình thức cũ, xây dựng quy luật vận động tự thân của tiểu
thuyết… Qua quá trình khám phá, đổi mới về tư duy nghệ thuật tiểu thuyết
của mình, Nguyễn Việt Hà đã để lại những dấu ấn độc đáo. Trong đó, vấn đề
xây dựng nguyên lý đối thoại trong tiểu thuyết Nguyễn Việt Hà, thiết nghĩ cần
được xem xét một cách thấu đáo.

3

Đề tài Tiểu thuyết Nguyễn Việt Hà - nhìn từ nguyên lý đối thoại là hành
trình tìm hiểu tư duy đối thoại của nhà văn trong hành trình nhận thức lại mối
tương quan với hiện tại và quá khứ. Qua đó khẳng định phong cách, cá tính
sáng tạo cũng như vị trí, đóng góp của Nguyễn Việt Hà trong đời sống văn
học Việt Nam đương đại.

2. Lịch sử vấn đề

Đến nay, đã có khơng ít ý kiến nhận xét, đánh giá và phê bình về tiểu

thuyết Nguyễn Việt Hà (chủ yếu về Cơ hội của Chúa và Khải huyền muộn).
Các cơng trình này đã nhận định về nội dung và chủ đề của các tác phẩm cũng
như khám phá một số nét độc đáo trên bình diện nghệ thuật.

Tác giả Hoàng Ngọc Hiến trong bài viết Đọc “Cơ hội của Chúa” của
Nguyễn Việt Hà [21] đã có những đánh giá khá tồn diện từ những vấn đề
khái qt về “những gì thực sự đương diễn ra trong xã hội ta thời kỳ đổi mới”,
những mẫu nhân vật xuất hiện trong tiểu thuyết, đến những chủ đề văn hóa
tơn giáo, và một số đặc điểm về nghệ thuật tự sự.

Tác giả Trần Văn Toàn khi nói về Tự sự trong Cơ hội của Chúa - cách
tân và giới hạn [42] đã tìm hiểu khái lược phương thức tự sự của Nguyễn Việt
Hà trong tiểu thuyết Cơ hội của Chúa, từ mơ hình tiểu thuyết đến điểm nhìn
trần thuật, giọng điệu, qua đó có những đánh giá nhận định về những thành
công của tác giả trong tư duy tiểu thuyết.

Nguyễn Chí Hoan trong Khải huyền muộn, cuốn tiểu thuyết về chính
nó [24] đã đi vào xem xét cấu trúc trong tiểu thuyết Nguyễn Việt Hà, tác
giả nhận xét: “cái hiệu quả đáng kể nhất của cấu trúc các nhân vật phân
thân trong cuốn tiểu thuyết này chính là ở chỗ nó đã tạo ra một kiểu khơng
gian ảo”.

4

Nguyễn Huy Thiệp trong Khải huyền muộn - cảm hứng và những dấu
hiệu của hình thức nghệ thuật đương đại trong tiểu thuyết [50], Phùng Gia
Thế trong Tiểu thuyết Nguyễn Việt Hà và thi pháp hậu hiện đại [46] đã nhận
định về sự chồng chéo thời gian, mơ hình cấu trúc tác phẩm độc đáo cùng với
nghệ thuật nghịch dị và giễu nhại… trong tiểu thuyết Nguyễn Việt Hà.


Tác giả Mai Hải Oanh trong bài viết Nghệ thuật tổ chức điểm nhìn
trong tiểu thuyết Việt Nam thời kì đổi mới, đăng trên tạp chí Nghiên cứu văn
học, số 10, năm 2007 lại đề cập đến hiện tượng “gấp bội điểm nhìn” trong
tiểu thuyết Nguyễn Việt Hà, ở đó một nhân vật được nhìn cùng lúc với nhiều
điểm nhìn khác nhau, và kỹ thuật lồng tiểu thuyết với kết cấu độc đáo.

Ngồi các cơng trình phê bình, nghiên cứu đã đề cập, tiểu thuyết của
Nguyễn Việt Hà còn là đối tượng nghiên cứu của những luận văn thạc sĩ tại
các trường Đại học: luận văn thạc sĩ của Nguyễn Thị Thuyên với đề tài
Những cách tân trong tiểu thuyết Nguyễn Việt Hà qua Cơ hội của Chúa và
Khải huyền muộn (Đại học Vinh, 2008); luận văn thạc sĩ của Lê Khánh Hà
với đề tài Đặc điểm tiểu thuyết Nguyễn Việt Hà (Đại học Đà Nẵng, 2011);
luận văn thạc sĩ của Lê Thị Loan với đề tài Tư duy nghệ thuật tiểu thuyết
Nguyễn Việt Hà (Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia
Hà Nội, 2012); luận văn thạc sĩ của Bùi Thị Nhung với đề tài Người kể
chuyện trong tiểu thuyết Nguyễn Việt Hà (Đại học Khoa học Xã hội và Nhân
văn - Đại học Quốc gia Hà Nội, 2015); luận văn thạc sĩ của Nguyễn Thị Dung
với đề tài Tác giả hàm ẩn trong tiểu thuyết Nguyễn Việt Hà (Đại học Đà
Nẵng, 2016)…

Mỗi bài viết, cơng trình nghiên cứu kể trên đều chỉ ra một cách sắc nét
nghệ thuật tiểu thuyết Nguyễn Việt Hà ở từng phương diện như nhân vật,
người kể chuyện, điểm nhìn, ngơn ngữ, giọng điệu…, từ đó khái quát lên nội
dung tư tưởng mà nhà văn gửi gắm qua tiểu thuyết. Tuy nhiên, việc nhìn tiểu

5

thuyết Nguyễn Việt Hà từ lý thuyết đối thoại lại hết sức dè dặt với những
nhận định chung chung. Theo khảo sát của chúng tơi, vấn đề này, đến nay chỉ
có một số cơng trình đề cập như sau:


Phùng Phương Nga trong bài viết Liên văn bản và vấn đề đối thoại của
tư tưởng trong văn xi đương đại Việt Nam nhận định: “Vượt thốt khỏi
bóng dáng của những cuốn lịch sử, tôn giáo, triết học, xã hội học, lý thuyết
văn học thơng thường; vượt thốt khỏi cái bóng hư cấu hồn tồn mà tác
phẩm văn học thường có, các tác phẩm của Bảo Ninh, Phạm Thị Hoài,
Nguyễn Xuân Khánh, Hồ Anh Thái, Thuận, Nguyễn Việt Hà, Tạ Duy Anh…
đã thẳng thắn đặt ra và đối thoại với rất nhiều quan điểm, học thuyết... - các
văn bản vĩ mô của truyền thống” [36].

Đoàn Cầm Thi trong Cơ hội của Chúa: từ nhật ký đến hậu trường văn
học cho rằng: Nhân vật hoàn toàn ý thức được bản chất hai mặt của ngôn từ:
cái “tôi” cho phép bộc lộ một tâm hồn quá thường xuyên bị che đậy “dưới
những vỏ quần áo khác nhau”, nhưng lại có thể bị bóp méo dưới “cái vỏ ngơn
ngữ”. Xen giữa những dịng tự sự của “tôi” là cuộc đối thoại triền miên giữa
“nhà văn” và “nhân vật” [48, tr. 530]. Tác giả cho rằng, sức hấp dẫn của tiểu
thuyết Cơ hội của Chúa không dừng lại ở sự phong phú của các chủ đề về
tình yêu, tình bạn, tình anh em, các lĩnh vực như tơn giáo, chính trị, kinh tế,
văn hóa... mà còn ở sự thể nghiệm nghệ thuật độc đáo ở cái tôi đa dạng với lối
kể chuyện ở ngôi thứ ba, thể loại tự sự ở ngôi thứ nhất, văn nhái, truyện lồng
truyện, tiểu luận.

Bàn về nguyên lý đối thoại trong sáng tác Nguyễn Việt Hà nhiều nhất
là Lê Thị Thúy Hằng. Khảo sát qua Cơ hội của Chúa, Khải huyền muộn, tác
giả cho rằng: “Nhân vật của nhà văn đang loay hoay xoay xở với bản thân,
lựa chọn cách ứng xử trong cùng quẫn mà chính anh ta dự phần đẩy mình
tham dự. Thực hiện hành động này vơ tình/ cố ý, các nhân vật ln bắt mình

6


phải suy nghĩ. Dù cùng quẫn, bế tắc song họ luôn nhận thức, làm chủ được nó
mặc dù đơi khi chỉ là nửa vời. Ý thức bắt đầu ở đâu thì ở đó có đối thoại. Điều
Nguyễn Việt Hà muốn luận bàn, đối thoại ở tiểu thuyết của mình là những giá
trị cũ được nhận thức lại trong cơn biến động của thời cuộc và đức tin, thậm
chí hồi nghi cả tơn giáo để tìm ra bản ngã”. Theo tác giả, Nguyễn Việt Hà có
lối viết trần tình, châm biếm sâu cay nhưng với một thái độ lạnh lùng. Tính
đối thoại nằm sau những triết lí mang chất giọng lạnh lùng ấy: “Tính đối thoại
cịn được thể hiện trong ngơn ngữ nghệ thuật. Nguyễn Việt Hà cắt bỏ hoàn
toàn những dẫn dắt rườm rà, nhân vật trực diện bộc lộ thứ ngôn ngữ đầy tính
bỡn cợt, triết lí, rút ngắn khoảng cách giữa bác học với thứ văn hóa của ngơn
ngữ bình dân. Ở cả Cơ hội của Chúa và Khải huyền muộn, Nguyễn Việt Hà
gây hấn với người đọc bằng những kết luận, nhận định đầy tính bơng đùa”
[19, tr. 53]…

Nhìn chung, tìm hiểu sáng tác của Nguyễn Việt Hà qua những nhà
nghiên cứu chứng tỏ rằng tiểu thuyết Nguyễn Việt Hà đã có một chỗ đứng
trong văn học đương đại Việt Nam và trở thành đối tượng của nghiên cứu phê
bình văn học. Tuy nhiên, từ nguyên lý đối thoại, vẫn chưa có cơng trình
nghiên cứu nào thực sự đi sâu vào xem xét tiểu thuyết Nguyễn Việt Hà dưới
góc nhìn liên văn bản. Đề án của chúng tôi là một hướng nghiên cứu, một
đóng góp mới trên cơ sở tiếp thu thành tựu của người đi trước, từ đó góp phần
hiểu rõ sự vận động và những cách tân của Nguyễn Việt Hà đối với sự phát
triển chung của tiểu thuyết Việt Nam đương đại.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1. Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài Tiểu thuyết Nguyễn Việt Hà - nhìn từ
nguyên lý đối thoại là tiểu thuyết Nguyễn Việt Hà, chủ yếu qua Cơ hội của

Chúa (1999) và Khải huyền muộn (2003).

7

3.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu của đề án này chủ yếu tập trung dùng lí thuyết của

nguyên lý đối thoại trong sáng tác văn học để soi chiếu vào tiểu thuyết
Nguyễn Việt Hà (chủ yếu qua Cơ hội của Chúa và Khải huyền muộn). Thơng
qua đó, chúng tơi sẽ làm rõ những ngun lý trong đối thoại từ nội dung nghệ
thuật và hình thức nghệ thuật của tiểu thuyết Nguyễn Việt Hà để nhận thức rõ
sự vận động và những đóng góp của Nguyễn Việt Hà đối với sự phát triển
chung của tiểu thuyết Việt Nam đương đại.

4. Phương pháp nghiên cứu
Để tiến hành nghiên cứu đề án này, chúng tôi tập trung sử dụng chủ yếu

các phương pháp nghiên cứu như sau:
- Phương pháp so sánh đồng đại và lịch đại: Phương pháp này nhằm

tập trung so sánh tư duy đối thoại trong lí thuyết của Bakhtin với việc ảnh
hưởng vào tiểu thuyết Việt Nam sau năm 1986, trong đó có Nguyễn Việt Hà.
So sánh tính đối thoại của tiểu thuyết Việt Nam trước và sau năm 1986 và các
tiểu thuyết với nhau.

- Phương pháp thống kê - phân loại: Phương pháp này nhằm đưa ra
những luận chứng xác đáng, cụ thể cho các luận điểm.

- Phương pháp liên ngành: Vận dụng kiến thức của các ngành khoa học
xã hội khác như: nghệ thuật, triết học, văn hóa, tâm lý, chính trị... để thấy rõ

sự khác nhau trong tư duy đối thoại của các chuyên ngành đặc thù.

5. Đóng góp của đề án
Với đề án này, chúng tơi mong muốn có những đóng góp như sau:
Thứ nhất, tìm hiểu về nguyên lý đối thoại, một lý thuyết mang tính nền

tảng trong hệ thống tư tưởng của Bakhtin.

8

Thứ hai, nhận thức được quá trình xuất hiện, ảnh hưởng, vận động của
nguyên lý đối thoại trong tiểu thuyết Việt Nam từ sau 1975.

Thứ ba, soi chiếu nguyên lý đối thoại vào tiểu thuyết Nguyễn Việt Hà
trên phương diện nội dung nghệ thuật và hình thức nghệ thuật để thấy được sự
vận động và những đóng góp của Nguyễn Việt Hà đối với sự phát triển chung
của tiểu thuyết Việt Nam đương đại.
6. Cấu trúc của đề án

Ngoài các phần: Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, chúng tôi triển
khai nội dung của đề án này thành ba chương như sau:

Chương 1. Lý thuyết đối thoại và đối thoại trong tiểu thuyết Việt Nam
từ sau 1975

Chương 2. Đối thoại trong tiểu thuyết Nguyễn Việt Hà - nhìn từ nội
dung nghệ thuật

Chương 3. Đối thoại trong tiểu thuyết Nguyễn Việt Hà - nhìn từ hình
thức nghệ thuật


9

NỘI DUNG

Chương 1. LÝ THUYẾT ĐỐI THOẠI VÀ ĐỐI THOẠI TRONG
TIỂU THUYẾT VIỆT NAM TỪ SAU 1975

1.1. Lý thuyết đối thoại

1.1.1. Giới thuyết khái niệm

Trên thế giới, luận về đối thoại, trước khi trở thành hệ hình lý thuyết
gắn với tên tuổi nhà triết học - mỹ học - nghiên cứu văn học M. Bakhtin,
khởi nguyên của nó bắt nguồn từ Socrate (khoảng 470 - 399 trước Công
nguyên). Tuy nhiên, thời cổ đại, đối thoại Socrate là một thể loại văn học
được ghi chép lại bởi Plato (khoảng 428 - 348 trước Công nguyên). Trong
tiếng Hi Lạp, đối thoại (dialogos) được dùng để chỉ cuộc trị chuyện giữa ít
nhất là hai nhân vật trong kịch hay tác phẩm văn xi. Nó cũng dùng để chỉ
một thể loại chính luận - triết học, trong đó có sự tranh luận, trao đổi giữa
hai hay một số người.

Đến những năm 20 thế kỷ XX, M. Bakhtin viết Bàn về ngôn ngữ tiểu
thuyết, Tác giả và nhân vật trong hoạt động thẩm mỹ (cuối những năm 20),
Những vấn đề sáng tác Dostoievski (1929) đã trở lại vấn đề đối thoại không
phải trên phương diện một thể loại mà là đặc trưng thi pháp thể loại. Đặc
biệt, trong cơng trình Những vấn đề sáng tác Dostoievski, nhà nghiên cứu
đặt ra tính đa thanh, phức điệu, nguyên tắc phức điệu trong tiểu thuyết. Đa
thanh, phức điệu cũng chính là tính đối thoại trong nội tại lời nói con
người. Bakhtin chú ý đến các quan hệ đối thoại của ý thức con người - một

hiện tượng vẫn nằm ngồi phạm vi ngơn ngữ nhưng được biểu hiện bằng
ngôn ngữ, qua ngôn ngữ.

Đối tượng trong lý thuyết ngơn ngữ của Bakhtin là lời nói (parole), tức
ngơn ngữ trong thực hành giao tiếp của con người. Ông cho rằng ngôn ngữ

10

chỉ tồn tại với các tình huống thực hành giao tiếp cụ thể. Chính vì thế ngơn
ngữ và đời sống gắn bó chặt chẽ với nhau. “Ngôn ngữ thâm nhập vào đời
sống thông qua những phát ngơn cụ thể và chính thơng qua những phát ngôn
cụ thể, đời sống cũng thâm nhập vào ngôn ngữ” [32, tr. 13]. Ngôn ngữ không
tồn tại tự thân mà phải qua các phát ngôn cụ thể, qua các giao tiếp bằng lời
(tiếng nói, chữ viết) cụ thể. Nó cũng không đứng yên, tĩnh tại mà luôn vận
động thành một dòng chảy giao tiếp rộng lớn trong cộng đồng người. Như
vậy, ngôn ngữ theo lý thuyết của Bakhtin là một thứ “siêu ngôn ngữ”. Đơn vị
cơ bản của “siêu ngơn ngữ” này là phát ngơn. Đó là một chỉnh thể ngôn ngữ
thể hiện dưới nhiều dạng khác nhau (các thể loại lời nói) rất phong phú: một
câu hỏi, một lời cảm thán, một lời cầu xin, một mệnh lệnh, một khẳng
định…Chủ thể của phát ngơn chính là người nói. Tuy vậy, cái tổ chức nên
phát ngôn không phải là ý chí chủ quan của người nói mà là mơi trường xung
quanh, đó là kết quả của q trình tương tác xã hội. Mỗi phát ngơn là một mắc
xích trong dịng chảy của hoạt động giao tiếp, phát ngơn chính là đầu mối của
mọi vấn đề trong lý thuyết ngôn ngữ của Bakhtin.

Trong thực tế phát ngơn, người nói bao giờ cũng hướng đến một đối
tượng nào đó, tiến hành một sự đối thoại nào đó (với người khác hoặc với
chính mình). Theo nhà nghiên cứu, nói bao giờ cũng nhằm tới một sự “thông
hiểu chủ động”, “thông hiểu chủ động” là quá trình tiếp nhận - hồi đáp, khơng
phải tái hiện y nguyên lời nói trong đầu người tiếp nhận, mà là sự tán thành

hay phản đối…làm cho người khác hiểu mới chỉ là một cơng đoạn trong q
trình phát ngơn, người nói cịn muốn, cịn chờ đợi một “hồi đáp”. Mỗi phát
ngơn như vậy tự nó đã hàm chứa “câu trả lời sơ bộ” và “lời kẻ khác” trong lời
người nói.

Nhìn chung, quan điểm của Bakhtin có sự khác biệt so với quan điểm
của nhà ngôn ngữ học F. de Saussure (1857 - 1931). Mơ hình giao tiếp mà

11

Saussure đề xướng cũng bao gồm người nói và người nghe, nhưng người
nghe chưa phải là người tham thoại, đối thoại mà chỉ là người tiếp nhận một
cách thụ động. Saussure xem bản chất của ngôn ngữ nằm ở sự khác biệt,
Bakhtin xem bản chất ngôn ngữ là đối thoại. Không những thế, Bakhtin cịn
trừu tượng hóa đối thoại thành một khái niệm triết học. Đối thoại được xem là
bản chất tư tưởng nhân loại. Cho nên, ý nghĩa của mọi phát ngôn đều tùy
thuộc vào những gì được nói trước đó và cách thức người nghe tiếp nhận phát
ngôn ấy. Hiểu một cách đơn giản hơn, mọi phát ngơn đều mang tính đối thoại.
Như vậy khái niệm “đối thoại” của Bakhtin khác với khái niệm mà chúng ta
thường thấy trong ngôn ngữ học (thường chỉ giới hạn trong phạm vi lời hỏi,
đáp và được ghi vào trong ngoặc kép hoặc sau dấu gạch đầu dòng). Đối thoại
trong quan điểm của Bakhtin là thái độ của ý thức, biểu hiện qua sự đồng tình,
phản đối, khẳng định, phủ định, hoài nghi, giễu nhại…

Khi lý thuyết đối thoại của Bakhtin du nhập vào Việt Nam, các nhà
nghiên cứu nước ta cũng đưa ra nhiều khái niệm về đối thoại trong văn học.
Trong 150 thuật ngữ văn học, Lại Nguyên Ân đã đưa ra khái niệm về thuật
ngữ đối thoại với một số hàm nghĩa khác nhau:

1) Sự giao tiếp bằng lời nói giữa hai người (hoặc nhiều người

với nhau).

2) Một phần của văn bản ngôn từ nghệ thuật, một thành tố mà chức
năng là tái tạo sự giao tiếp bằng lời nói của các nhân vật.

3) Một thể loại văn học ở châu Âu, nghiêng về nội dung chính luận triết
lí, trong đó tư tưởng của tác giả được khai triển dưới dạng trò chuyện, tranh
cãi giữa hai người (hoặc nhiều hơn). Thể loại này dựa vào truyền thống giao
tiếp trí tuệ bằng lời nói miệng, vốn có ở thời Cổ đại Hy Lạp; ngọn nguồn của
truyền thống này là hoạt động Sokraste.

12

Ở cách hiểu thứ nhất, đối thoại thiên về giao tiếp hàng ngày; cách hiểu
thứ hai, đối thoại là một phạm trù thuộc về ngôn từ trong văn chương; cách
hiểu thứ ba, đối thoại lại là một thể loại văn học. Ở đề tài này, đối thoại
không chỉ nhìn nhận đơn giản từ góc độ ngơn ngữ trong văn chương, là các
phát ngôn qua lại giữa các chủ thể hay thể loại văn học mà rộng hơn, nó phải
được xem xét như một phương tiện nhằm khám phá nghệ thuật thể hiện cuộc
sống của nhà văn.

Cũng trong 150 thuật ngữ văn học, Lại Nguyên Ân còn phân biệt đối
thoại và độc thoại trong vai trò là hai kiểu giao tiếp ngôn từ cơ bản: “Do chỗ
các thành phần ngôn từ của hai kiểu này đều mang màu sắc chủ quan và bộc
lộ đặc tính của những chủ thể phát ngơn chúng, ngôn từ đối thoại và ngôn từ
độc thoại trở thành nhân tố tổ chức nhiều văn bản ngôn từ, nhất là văn bản tác
phẩm văn học (tác phẩm ngôn từ nghệ thuật), nơi mà chúng hiện diện với tư
cách là đối tượng của sự miêu tả” [3, tr. 129].

Ngôn từ đối thoại và ngôn từ độc thoại là phương tiện nghệ thuật chủ

yếu để tái tạo các hành vi của con người và các giao tiếp về tinh thần giữa họ,
được kết hợp với các quá trình tư duy vốn nhuốm màu ý chí - cảm xúc của họ.
Đối thoại và độc thoại là đối tượng miêu tả quan trọng nhất trong mọi thể loại,
thể tài văn học. Ở các giai đoạn lịch sử ban đầu, trong nghệ thuật ngôn từ, lối
khoa trương bóng bẩy mang tính độc thoại có ưu thế hơn lối trị chuyện mang
tính đối thoại. Trong học thuật hiện đại, nhân tố đối thoại được xem như một
đặc tính phổ quát hết sức quan trọng của hoạt động ngơn từ, bởi vì các phát
ngơn ln ln hiện diện sự chờ đợi (sự kích thích) một lời đáp lại nào đó,
cũng tức là phản ứng lại kinh nghiệm ngơn ngữ trước đó. Về mặt này, “đối
thoại và độc thoại trong văn học tương ứng với tính đối thoại và tính độc thoại
của ý thức các nhân vật và của bản thân các nhà văn, do các đặc điểm của
quan niệm tư tưởng - nghệ thuật của họ. Ý thức mang tính đối thoại hướng tới

13

những xúc tiếp rộng - liên cá nhân và được làm giàu bởi kinh nghiệm của
người khác - nó - theo M. Bakhtin - là thuận lợi hơn cả cho hoạt động nghệ
thuật hiện đại (kể cả hoạt động cảm thụ); nó được bộc lộ đầy đủ nhất trong
tính đối thoại nội tại của những lời độc thoại ở người trần thuật và các nhân
vật trong các tiểu thuyết” [3, tr. 134].

Đỗ Đức Hiểu trong Từ điển văn học xem tính đối thoại là một đặc
trưng của tiểu thuyết, chứa đựng nhiều tiếng nói khác nhau, tranh luận với
nhau - một phát hiện của Bakhtin. Sau này, một số nhà nghiên cứu như
Genette, Todorov, Kristeva… mở rộng đến thơ, kịch… Văn chương nói
chung có tính đối thoại, dù nhiều hay ít.

Cũng theo Đỗ Đức Hiểu, trong tiểu thuyết, những tiếng nói khác nhau
xen lấn nhau, đối kháng nhau, được tạo nên bởi đối thoại giữa các nhân vật
với những tình cảm, suy tư khác nhau, đối lập nhau, đứng cạnh nhau, trao đổi,

cãi vã nhau; bởi vì trong tiểu thuyết “tơi” và “nó” xuất hiện, mà mỗi người là
một thế giới riêng biệt. Tính đối thoại của tiểu thuyết được tạo nên bởi giọng
nói của nhiều tầng lớp xã hội, có phong cách cao, có phong cách thấp. Tiểu
thuyết (một loại hình văn học ra đời muộn so với thơ, anh hùng ca, kịch…),
tiếp thu những cái hay, cái đẹp của các loại hình, vì vậy, bao gồm tiếng nói
hùng tráng, lời ca trữ tình, tiếng nói cười cợt, thư từ, cả những đoạn triết lý,
chính luận, đạo đức học… nó là một thể “lai”. Thêm nữa, tiểu thuyết cịn đối
thoại với tiểu thuyết trước nó và sau nó, đối thoại với tiểu thuyết nước ngoài,
với các ngành nghệ thuật khác. Cuối cùng, tiểu thuyết cịn có tính đa âm (theo
Berger trong Từ vựng phân tích văn chương); tính đa âm là tiếng nói của nhà
văn (chủ thể), hiểu như con người xã hội làm nghề viết văn; tiếng nói của tác
giả, người phát ngơn và tiếng nói của người kể chuyện - ba tiếng nói này xen
lẫn nhau trong một tác phẩm. Tính đa âm là một bộ phận của tính đối thoại.

14

Như vậy, tìm hiểu tư duy đối thoại trong tiểu thuyết Nguyễn Việt Hà
không đơn thuần là khảo sát cấu trúc đối thoại của ngôn từ mà chính là sự
dụng cơng trong việc tìm ra ý nghĩa của đối thoại thông qua ngôn từ. Điều
này đã được M. Bakhtin chứng minh rõ trong sự diễn giải trên cứ liệu tiểu
thuyết Dostoievski. Trên cơ sở lí thuyết của Bakhtin trong Những vấn đề thi
pháp Dostoievski, ông đã đưa ra lí thuyết về đối thoại, trong đó nêu lên bản
chất đối thoại của ý thức và ngôn từ.

1.1.2. Các quan niệm về đối thoại trong văn học

Trong cơng trình Những vấn đề sáng tác của Dostoievski (1929), sau

được in lại với tên mới Những vấn đề thi pháp của Dostoievski (1963),
Bakhtin đã hệ thống và chỉ ra những biểu hiện đa dạng của tính đối thoại, đặc

biệt trong thể loại tiểu thuyết. Từ đối thoại trong cách đọc truyền thống, đối
thoại trong tiểu thuyết cổ điển và tiểu thuyết hiện đại, tác giả cơng trình đã đặt
ra tính đa thanh, phức điệu, nguyên tắc phức điệu trong tiểu thuyết. Có thể
xem đây là đóng góp nổi bật nhất của Bakhtin trong việc nghiên cứu về thể
loại tiểu thuyết, xây dựng một bộ cơng cụ lý thuyết mang tính cách mạng để
khảo cứu về tiểu thuyết, đúng với tinh thần “đa thanh” của nó và bản chất
hiện thực của đời sống.

Trong tiếng Hi Lạp, Polyphonie nghĩa là phức điệu: “polyss” là “nhiều”
và “phònè” là “tiếng”. Khi dịch ra tiếng Việt, có nhiều cách gọi: đa âm, đa
thanh, phức điệu… Hiểu đơn giản, đa thanh/ phức điệu là những phát ngôn
phức hợp nhiều lời, nhiều giọng của nhiều chủ thể khác nhau. Bakhtin đã sử
dụng thuật ngữ này cho tiểu thuyết của Dostoievski, ông coi nghệ thuật tiểu
thuyết của Dostoievski là một sự cách tân lớn trong truyền thống tiểu thuyết
châu Âu, một sự đổi mới về nguyên tắc xây dựng tiểu thuyết. Đến lúc này,
trong lịch sử tiểu thuyết châu Âu đều có tính độc thoại, nghĩa là toàn bộ thế
giới nghệ thuật trong tác phẩm được mô tả, biểu hiện, đánh giá theo lập

15

trường duy nhất là lập trường của tác giả. Thế giới nghệ thuật trong tiểu
thuyết độc thoại “được đặt vào trong một cái khung vững chắc và không thể
vượt qua của ý thức tác giả đã nhận định nó, miêu tả nó và được kiến tạo trên
cái nền vững chắc của thể giới bên ngồi” [33, tr. 217]. Theo Bakhtin, đa
thanh là “tính nhiều tiếng nói và ý thức độc lập khơng hịa làm một”, văn bản
đa thanh gồm nhiều giọng: giọng người kể chuyện, giọng nhân vật, giọng tác
giả... Tất cả tạo nên sự căng thẳng thậm chí tương phản bởi những giá trị tự
thân và độc lập tương đối giữa các “tiếng nói”. Bakhtin cho rằng: tiểu thuyết
của Dostoievski được kiến tạo theo nguyên lý đối thoại của thế giới đa chủ
thể: giữa các nhân vật với nhau, nhân vật với độc giả, nhân vật với tác giả, với

người kể chuyện, tác giả với độc giả… các chủ thể độc lập, có thẩm quyền
ngang nhau, không ai hơn ai. Như vậy, tiểu thuyết được tổ chức trên nền tảng
những đối thoại liên chủ thể, nguyên lý đối thoại của Bakhtin vận dụng vào
tiểu thuyết của Dostoievski bao gồm một loạt các quan điểm soi tỏ các bình
diện của tác phẩm như hình tượng nhân vật, kết cấu, giọng điệu, lối tự sự…

Sau Bakhtin, người giới thiệu, diễn giải thành cơng nhất về tính đối
thoại chính là Julia Kristeva (nhà phân tâm học, phê bình văn học, triết gia, nữ
quyền và tiểu thuyết gia nổi tiếng của Bun-ga-ri). Thuật ngữ liên văn bản xuất
phát từ công trình Từ, đối thoại và tiểu thuyết (1967) của bà. Bên cạnh việc
giới thiệu, Kristeva đã đi sâu phân tích tư tưởng của Bakhtin và đề xuất tính
liên văn bản để thay thế cho tính đối thoại/ tính liên chủ thể. Phát hiện bản
chất đối thoại của ngôn ngữ, Bakhtin đề xuất hướng nhìn nhận phổ quát về
việc thực hành ngơn ngữ, cụ thể là trong văn học nói chung, thể loại tiểu
thuyết nói riêng. Kristeva ghi nhận điều này, đi vào xem xét nó và định danh
nên một bản chất của văn bản, vốn là kết quả của hành động tư duy ngơn ngữ,
đó là tính liên văn bản. Bà đề xuất chiều kích có tính đối thoại: chủ thể viết,
chủ thể nhận và ngữ cảnh. Với Bakhtin, ngữ cảnh là hoàn cảnh xã hội,

16

Kristeva thì cho rằng: ngữ cảnh là văn bản xung quanh nó. Nghĩa là chỉ những
mối quan hệ khác nhau (có thể có) của một văn bản với những văn bản khác
(trích dẫn, bình giải, ám chỉ, nhại lại, bắt chước, vay mượn…). Kristeva đã
giới thiệu một khái niệm mang tính rộng mở: bất kì văn bản nào cũng là sự
hấp thụ và sự biến đổi các văn bản khác hay chính là sự tương tác của các văn
bản. Tóm lại, từ tính liên chủ thể trong nguyên lý đối thoại của Bakhtin,
Kristeva đã xây dựng thành thuật ngữ tính liên văn bản.

Đến năm 1968, trong bài viết Cái chết của tác giả (đăng lần đầu trên

tạp chí Mantéia, năm 1968), R. Barthes đã triển khai khái niệm liên văn bản
một cách đầy đủ hơn. Tác giả bài viết quan niệm, mọi văn bản đều là liên văn
bản đối với một văn bản khác. Theo R. Barthes, văn bản không phải là một tổ
hợp ngôn ngữ mang tính tự trị mà là một khơng gian đa ngun với vô số văn
bản, chứa đựng nhiều hiểu biết, niềm tin, văn hóa khác nhau. Khơng có văn
bản nào là độc tôn và là khởi nguyên cho văn bản khác. Bên cạnh đó, với tiểu
thuyết Dostoievski, Bakhtin khẳng định tác giả tham gia một cách bình đẳng,
độc lập với ý thức nhân vật, thì R. Barthes khơng quan tâm đến địa vị của tác
giả. Ông viết: “Mỗi văn bản là một liên văn bản; những văn bản khác có mặt
trong nó ở các cấp độ khác nhau dưới những hình thái ít nhiều nhận thấy
được: những văn bản của văn hóa trước đó và những văn bản của văn hóa
thực tại xung quanh. Mỗi văn bản đều như là tấm vải mới được dệt bằng
những trích dẫn cũ. Những đoạn của các mã văn hóa, các định thức, các cấu
trúc nhịp điệu, những mãnh vụn biệt ngữ xã hội…tất cả đều bị văn bản ngốn
nuốt và đều bị hòa trộn trong văn bản, bởi vì trước văn bản và xung quanh nó
bao giờ cũng tồn tại ngơn ngữ” [40, tr. 444].

Sau đó, khái niệm liên văn bản tiếp tục được sử dụng phổ biến, biện
giải trong tư duy của các nhà hậu cấu trúc của Pháp (J. Derrida, J. Lacan, M.
Foucault, F. Lyotard…) và hậu cấu trúc của Mỹ (Paul de man, H. Bloom, H.


×