Tải bản đầy đủ (.pdf) (107 trang)

Tương tác thể loại trong sáng tác xuân diệu trước cách mạng tháng tám

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1000.22 KB, 107 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC QUY NHƠN

NGUYỄN THỊ THANH THỦY

TƢƠNG TÁC THỂ LOẠI
TRONG SÁNG TÁC XUÂN DIỆU
TRƢỚC CÁCH MẠNG THÁNG TÁM

Ngành: VĂN HỌC VIỆT NAM
Mã số: 8220121

Ngƣời hƣớng dẫn: TS. Chu Lê Phƣơng
TS. Nguyễn Văn Đấu

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Đề án tốt nghiệp: “Tƣơng tác thể loại trong sáng
tác Xuân Diệu trƣớc Cách mạng tháng Tám” là kết quả nghiên cứu của
riêng tôi. Các kết quả nghiên cứu trong đề án là trung thực và chƣa từng đƣợc
cơng bố trong bất cứ cơng trình nào.

Bình Định - Năm 2023
Tác giả đề án

Nguyễn Thị Thanh Thủy

LỜI CẢM ƠN

Lời đầu tiên, tôi xin đƣợc gửi lời cảm ơn đến Ban Giám Hiệu, Phòng sau
đại học Trƣờng Đại học Quy Nhơn và các thầy cô giáo trực tiếp giảng dạy đã
giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi cho tơi trong q trình học tập tại trƣờng.



Với tình cảm sâu sắc, tơi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến TS. Chu
Lê Phƣơng, TS. Nguyễn Văn Đấu – ngƣời đã tận tình hƣớng dẫn, trợ giúp
và động viên tơi trong thời gian nghiên cứu để tơi hồn thành đề án này.

Tôi cũng xin gửi lời tri ân tới gia đình, bạn bè đồng nghiệp là những
ngƣời đã sát cánh cùng tôi, giúp đỡ tôi trong suốt thời gian qua để tơi có thể
thực hiện tốt mọi công việc.

Bình Định - Năm 2023
Tác giả đề án

Nguyễn Thị Thanh Thủy

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1

1. Lý do chọn đề tài .................................................................................................1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề...................................................................................3
3. Hƣớng tiếp cận và phƣơng pháp nghiên cứu đề tài.............................................9
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của đề tài.....................................................10
5. Đóng góp của đề tài...........................................................................................10
6. Cấu trúc của đề án .............................................................................................10
Chƣơng 1. VẤN ĐỀ TƢƠNG TÁC THỂ LOẠI VÀ SÁNG TÁC CỦA XUÂN
DIỆU TRƢỚC CÁCH MẠNG THÁNG TÁM ....................................................11
1.1. Khái quát về tƣơng tác thể loại.......................................................................11


1.1.1. Thể loại văn học.......................................................................................11
1.1.2. Khái niệm tƣơng tác thể loại....................................................................13
1.1.3. Ranh giới thể loại và vấn đề liên văn bản................................................15
1.2. Sáng tác của Xuân Diệu trƣớc Cách mạng tháng Tám ..................................17
1.2.1. Quan niệm nghệ thuật của Xuân Diệu.....................................................17
1.2.2. Vấn đề thể loại trong sáng tác Xuân Diệu ...............................................19
1.2.3. Sự tổng hợp thể loại trong sáng tác Xuân Diệu trƣớc Cách mạng tháng
Tám................................................................................................................................... 20
Tiểu kết Chƣơng 1 .................................................................................................23
Chƣơng 2. TƢƠNG TÁC THỂ LOẠI TRONG THƠ XUÂN DIỆU TRƢỚC
CÁCH MẠNG THÁNG TÁM ...............................................................................24
2.1. Tự sự trong thơ Xuân Diệu.............................................................................24
2.1.1. “Sự kiện”, “nhân vật” trong thơ...............................................................24
2.1.2. Hình thức “cốt truyện” trong thơ .............................................................31
2.1.3. Chủ thể trữ tình “kể chuyện” trong thơ ...................................................41
2.2. Thơ giữa lằn ranh âm nhạc .............................................................................47

2.2.1. Sự hòa kết giữa vần và nhịp.....................................................................48
2.2.2. Sự giao cảm giữa âm điệu lòng ngƣời và âm thanh ngoại giới ...............54
2.2.3. Sự vận dụng nhuần nhị các làn điệu dân ca.............................................60
Tiểu kết Chƣơng 2 .................................................................................................66
Chƣơng 3. TƢƠNG TÁC THỂ LOẠI TRONG TRUYỆN XUÂN DIỆU
TRƢỚC CÁCH MẠNG THÁNG TÁM ...............................................................68
3.1. Chất thơ trong truyện......................................................................................68
3.1.1. Nhân vật với đời sống cảm xúc, cảm giác ...............................................69
3.1.2. Nghệ thuật tự sự phi cốt truyện ...............................................................78
3.1.3. Kết cấu truyện theo sự vận động của dòng cảm xúc ...............................84
3.2. Hồi ký trong truyện Xuân Diệu .....................................................................87
3.2.1. Sự xuất hiện đậm nét của cái tôi trần thuật..............................................87
3.2.2. Sự dung hòa giữa cảnh - tình - sự ............................................................90

3.2.3. Sự đan xen giữa ngôn ngữ kể và ngôn ngữ tả .........................................92
Tiểu kết Chƣơng 3 .................................................................................................95
KẾT LUẬN ..............................................................................................................96
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO..............................................................99
QUYẾT ĐỊNH GIAO TÊN ĐỀ TÀI (BẢN SAO)

1

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
1.1. Tác giả Bakhtin, nhà nghiên cứu khoa học xã hội, khoa học nhân văn của
Nga đã quan niệm lịch sử văn học là lịch sử đấu tranh giữa các thể loại. Cùng với
quá trình vận động và phát triển, các thể loại cịn có sự tƣơng tác với nhau. Tƣơng
tác thể loại (thâm nhập thể loại) là một thuộc tính của thể loại văn học góp phần tạo
nên tính khoa học, sự kết nối trong sáng tác và tiếp nhận tác phẩm. Thế nhưng,
không phải tất cả mọi sự vận động của thể loại đều được coi là tương tác thể
loại…Tương tác thể loại chỉ diễn ra khi thể loại đã “trưởng thành” đã định hình
đầy đủ những nịng cốt vốn có của nó [51, tr.9-10].

Nghiên cứu tƣơng tác thể loại là cách tiếp cận mối quan hệ vừa riêng vừa
chung của tác phẩm, có sự mở rộng, giao thoa về nội dung tƣ tƣởng và hình thức
nghệ thuật nhƣng trên quan điểm hệ thống động và mở. Sự thâm nhập, tác động,
ảnh hƣởng lẫn nhau của văn học tạo sự phong phú, đa chiều. Tƣơng tác thể loại thể
hiện phẩm chất sáng tạo, nét cá thể của văn học. Nó vƣợt qua cái cố hữu, mặc định
để mở rộng, phát triển, kết nối nhiều hơn nữa. Chính vì vậy, cái hay của tƣơng tác
thể loại văn học là cơ hội cho tác giả thử sức trên nhiều thể loại, mở rộng phạm vi,
khám phá, đào sâu cảm xúc, tƣởng tƣợng. Mặt khác nó là cơ hội để độc giả, ngƣời
nghiên cứu khám phá văn bản sâu sắc hơn. Ở đó, ngƣời yêu văn chƣơng có những
phát hiện thú vị, khai thác sâu sắc với trƣờng quan sát, cảm nhận của mình. Cái hay

của văn chƣơng là sự độc đáo, đồng điệu, ấn tƣợng và cái hay đó cịn là sự gắn kết
tƣơng tác nhiều vấn đề của tác phẩm. Thế giới vật chất thƣờng hƣớng đến cái rõ
ràng, trực quan và văn chƣơng - nghệ thuật muôn đời đa nghĩa, sinh động, trong cái
này lại hàm chứa cái kia, mở rộng biên độ, lằn ranh cảm xúc.
1.2. Phong trào Thơ mới 1932 -1945 tạo nên tiếng vang và đánh dấu bƣớc chuyển
to lớn trong tiến trình thơ ca dân tộc. Đã có những gƣơng mặt thơ làm rạng rỡ nền
thi ca Việt Nam với dấu ấn của riêng mình: Thế Lữ, Lƣu Trọng Lƣ, Hàn Mặc Tử,
Chế Lan Viên, Nguyễn Nhƣợc Pháp, Nguyễn Bính,… Trong đó, khơng thể khơng
nhắc đến Xuân Diệu - “Nhà thơ mới nhất trong các nhà Thơ mới” [49, tr.106].

2

“Người đem đến cho thi ca Việt Nam nhiều cái mới nhất”, “mới nhất, đằm thắm và
nồng nàn nhất trong tất cả Thơ Mới” [21, tr.12]; “ u n Diệu là một người của đời,
một người ở giữa lồi người ầu thơ của ơng y dựng tr n đất của một tấm lòng
trần gian” [8, tr.11],... Thi nhân Xuân Diệu - một con ngƣời tài hoa, giàu xúc cảm
và suốt một đời mong đƣợc lấy chính hồn mình để hiểu hồn ngƣời. Ơng ln có sự
nỗ lực kiếm tìm, đổi mới nghệ thuật trên hành trình sáng tạo. Và chắc chắn rằng từ
tài năng ấy, tâm hồn ấy Xuân Diệu đã chạm đến tƣ tƣởng, trái tim của nhiều thế hệ
bạn đọc.

Xuân Diệu là đại biểu xuất sắc của phong trào Thơ mới, là một trong những nhà
thơ đƣợc cơng chúng đón nhận nồng nhiệt nhất. Khơng chỉ sáng tác thơ ca, truyện
ngắn, ơng cịn viết báo, phê bình văn học, dịch thuật,… Rất nhiều mỹ từ, danh từ tơn
vinh, ngợi ca về đóng góp của thi sĩ, nghệ sĩ Xuân Diệu. Khu vƣờn văn học đa thanh
đa sắc của ơng lại càng có giá trị hơn khi nó đƣợc khám phá những giá trị mới, góc
nhìn mới. Văn chƣơng Xuân Diệu luôn đƣợc nghiên cứu và tiếp nhận đa dạng từ nội
dung đến nghệ thuật. Một trong những đóng góp làm nên giá trị văn học ở Xuân Diệu
chính là sự tƣơng tác thể loại. Những bài thơ đƣa tên tuổi ông sánh cùng thời gian,
vƣợt qua mọi sự thẩm định. Để rồi những ý tƣởng trong thơ ca ấy không ngừng lại

mà tiếp tục sinh sôi, lan tỏa trong những tác phẩm văn xuôi nhƣ truyện ngắn, bút ký,
phê bình văn học, dịch thuật. Xuân Diệu là nhà thơ của cảm xúc và có khả năng tạo ra
thế mạnh của từng thể loại. Thơ ông phong phú về giọng điệu - giọng trầm hùng
tráng ca, giọng triết luận và đặc biệt là giọng trữ tình. Hàm súc luôn là yếu tố đƣợc
chú trọng ở thơ ca nên mạch nguồn ý tƣởng và cảm hứng của thi nhân đã vƣợt qua
giới hạn thể loại tìm sự biểu đạt dạt dào trong văn xuôi. Sự mở rộng dung lƣợng cho
phép nhà thơ nói chi tiết, cụ thể và phong phú hơn những điều chƣa thể nói trong thi
ca. Trong truyện có thơ, trong thơ có truyện, trong tự sự có trữ tình, trong trữ tình có
tự sự, hồi ký,... Ý tƣởng vận động, hƣớng tƣ duy đổi mới nghệ thuật làm nên tƣơng
tác thể loại. Đây chính là sắc màu văn học đẹp, lạ, hay.

Vì những lí do trên, ngƣời viết đã chọn đề tài “Tương tác thể loại trong sáng
tác Xuân Diệu trước Cách mạng tháng Tám” để nghiên cứu. Qua đề tài này,
chúng tơi mong muốn đƣợc tìm hiểu sâu hơn về giá trị tƣơng tác thể loại mà Xuân Diệu

3

để lại cho nền văn học nƣớc nhà. Đồng thời góp phần lý giải sự vận động khá đa
dạng về thể loại trong văn học Việt Nam. Chúng tơi hi vọng đề tài có thể trở thành
tài liệu tham khảo cho những ngƣời yêu văn chƣơng Xuân Diệu, giúp họ hiểu thêm
những sáng tạo đặc sắc ở con ngƣời tài hoa này.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
2.1. Những cơng trình, bài viết đánh giá về sáng tác của Xuân Diệu trước Cách
mạng tháng Tám

Xuân Diệu là tác giả lớn của văn học Việt Nam hiện đại. Những sáng tác của
ông xuyên suốt, bền bỉ và hòa cùng với bƣớc chuyển của lịch sử dân tộc. Đó là sự
đều đặn, trọn vẹn trong các thể loại và các giai đoạn lịch sử. Một Xuân Diệu dạt
dào cảm xúc từ những ngày Pháp thuộc buồn lạnh bơ vơ đến khi đất nƣớc bƣớc vào
cuộc trƣờng chinh chống Mĩ. Một Xuân Diệu từ cái tôi bé nhỏ lạc loài đến niềm tin

yêu một khối hồng cùng xƣơng thịt với nhân dân. Tất cả đã làm nên Xuân Diệu rất
gần trong lòng ngƣời đọc khi dám sống thật, dám bày tỏ khát vọng mãnh liệt về
cuộc sống trần thế. Do vậy, tên tuổi và tài năng của ông xuất hiện nhiều trong
những cơng trình, bài viết ở nhiều cấp độ…Xn Diệu ln có ý thức hịa vào đời
sống để giao cảm, bộc bạch, đắm say, mong muốn “ NGƯỜI HÃY MỞ TAY, người
hãy mở lịng mà nhận lấy… Tơi tha thiết, muốn ứng đáng với lòng bạn thiết tha”
[8, tr.9]. Phải chăng Lời đưa duy n của Xuân Diệu nhƣ một tuyên ngôn nghệ thuật
ông gửi đến cho đời muốn yêu đời và đƣợc đời yêu thƣơng! “Thơ u n Diệu ca
ngợi cái đẹp của sự sống; không vụ lợi, thực dụng mà hướng tới niềm vui và thanh
cao tạo n n sự giao cảm trong thi n nhi n, tạo vật Ca ngợi sự sống trong trời đất…
làm bừng dậy vẻ đẹp cho con người …Nhà thơ say m , khao khát, đợi chờ…” [23;
tr.6 -7]

Trƣớc Cách mạng tháng Tám, Xuân Diệu là nhà thơ tiêu biểu của phong trào
Thơ mới. Ơng có nhiều đóng góp vào việc cách tân các thể loại thi ca và phát triển
ngôn ngữ dân tộc qua hai tập Thơ thơ (1938) và Gửi hương cho gió (1945). Nhà phê
bình Chu Văn Sơn cho rằng nếu chọn ba nhà thơ tiêu biểu nhất của phong trào Thơ
mới không thể không nhắc đến Xuân Diệu (Xuân Diệu, Nguyễn Bính, Hàn Mặc Tử
- đỉnh “Tam Đảo”, “Ba Vì” của Thơ mới). Điều này cho thấy vị thế lớn lao của

4

Xuân Diệu trên thi đàn Việt Nam. Hầu hết ngƣời nghiên cứu về thơ Xn Diệu đều
cho rằng ơng là nhà thơ của tình u với các danh xƣng “ơng hồng thơ tình”, “nhà
thơ tình bậc nhất”, “thi sĩ tình y u”, “khó ai vượt được u n Diệu trong lĩnh vực
thơ tình”. Và cả bản thân Xuân Diệu cũng từng tự hào cho rằng: “Đặc sản của tơi là
thơ tình… làm thơ tình nguy n chất”. Xuân Diệu mƣợn tình yêu để giao tiếp với đời
vì tình yêu là một trong những niềm giao cảm mãnh liệt nhất, là hạt nhân của sự
sống. Tƣ duy nghệ thuật của Xuân Diệu đƣợc hình thành và phát triển trên cơ sở
nguồn cảm xúc yêu đƣơng ấy. Đề tài tình u khơng mới trong văn chƣơng nghệ

thuật nhƣng với Xn Diệu đó là thứ tình cảm say mê, đắm đuối mãnh liệt vơ cùng.
Nó bắt nguồn từ hiện thực cuộc sống, rất ngƣời và hơn thế là sự hòa nhịp cao độ
giữa linh hồn - thể xác “ta muốn uống hồn em” hay “Y u tha thiết thế vẫn cịn chưa
đủ”. Tuy nhiên, một nghịch lí trong sáng tác của Xuân Diệu trƣớc Cách mạng tháng
Tám là yêu rất nhiều nhƣng đau khổ và thất vọng cũng khơng kém. Có lúc thiết tha,
nồng cháy có lúc da diết, đắng cay. Đó là cảm giác mặc cảm, cơ đơn, lạc lồi của
“con nai bị chiều đánh lưới, khơng biết đi đ u đứng sầu bóng tối”; “Lịng anh là
một cơn mưa lũ Đã gặp lòng em là lá khoai”; “Em là em anh vẫn cứ là anh…”

Với Xuân Diệu, thơ là cuộc đời. Thi nhân sống giữa cuộc đời và yêu quý sự
sống trần gian. Tác giả Hoài Thanh từng đánh giá: “Thơ u n Diệu còn là một
nguồn sống rào rạt chưa từng thấy ở chốn nước non lặng lẽ này u n Diệu say
đắm tình y u, say đắm cảnh trời, sống vội vàng, sống cuống quýt muốn tận hưởng
cuộc đời ngắn ngủi của mình Khi vui cũng như khi buồn người đều nồng nàn tha
thiết” [49, tr.103]. Quả thật trần thế là nơi đáng sống - thiên đƣờng trên mặt đất tràn
đầy xuân sắc, xuân tình với bao hình ảnh, cảm giác mê ly, tƣơi mới. Tác giả Đặng
Tiến trong Hành trình u n Diệu cho rằng: “ u n Diệu, người của Cõi thơ, đã đem
thơ về lại Cõi người…Cõi thơ u n Diệu thuở ấy là một hành tinh ri ng, long lanh
ngôn ngữ và dìu dặt m giai trong quy luật tuần hồn và sinh hóa ri ng… Tơi rất
mừng đã có một u n Diệu trong thơ ta lúc bấy giờ… Nói tóm lại, trong mùa hoa
nở rộ khoảng 1932 - 1945, u n Diệu là một trong năm ba đóa hoa rực rỡ nhất - và
có lẽ là đóa hoa sặc sỡ nhất” [54, tr.21]

Năm 1935, khi vừa mới xuất hiện, Xuân Diệu góp cho thi đàn bài thơ Với

5

bàn tay ấy. Ngƣời ta khen ơng cũng nhiều và chê cũng khơng ít. Mùa xuân năm
1937, trên báo Ngày nay số 46 (số Tết), Thế Lữ đã có bài giới thiệu Xuân Diệu với
lời lẽ rất trân trọng. Ông cho rằng cái “Thiên tài khép nép” của Xuân Diệu hồi nào

giờ đây đã thực sự nảy nở với những “mầm đậm đà”, những “ánh án lạn”. Ông gọi
Xuân Diệu là “Thi sĩ của tuổi u n, của lòng y u và ánh sáng”. Đến năm 1941,
Hoài Thanh đã đƣa Xuân Diệu vào Thi nhân Việt Nam với tƣ cách là một tác giả
chủ chốt bằng lời đánh giá rất trân trọng: “ u n Diệu là nhà thơ mới nhất trong các
nhà thơ mới” [49, tr.106]. Cái mới của Xuân Diệu theo nhà nghiên cứu là “một
nguồn sống rào rạt chưa từng thấy ở chốn nước non lặng lẽ này”, là ở “những rung
động tinh vi”, ở những câu văn “có vẻ chơi vơi… Ý văn ô đẩy, khuôn khổ c u văn
phải lung lay” [49, tr.103-105]. Một năm sau đó, 1942, Vũ Ngọc Phan trong Nhà
văn hiện đại đánh giá Xuân Diệu “là người đem đến cho thi ca Việt Nam nhiều cái
mới nhất, đằm thắm và nồng nàn nhất trong tất cả Thơ mới” [21, tr.12]. Dƣơng
Quảng Hàm trong Việt Nam văn học sử yếu (1942) đánh giá cao thơ Xuân Diệu là
thơ của “Một t m hồn đầy thơ mộng, khao khát sự y u thương, lại cảm thấy thời
gian vùn vụt thoáng qua mà muốn vội vàng tận hưởng cái cảnh vui đẹp của tuổi
anh hiện tại” [21, tr.12-13].

Tìm hiểu về sáng tác của Xuân Diệu trƣớc Cách mạng tháng Tám, các bài
viết còn khai thác nỗi ám ảnh về thời gian trôi chảy trong thơ ông. Thời gian trở
thành đại lƣợng tiêu cực, đối nghịch với hạnh phúc và tuổi xuân. Thời gian trong
thơ Xuân Diệu là tuyến tính một đi không trở lại, mỗi khoảnh khắc trôi qua là mất
đi vĩnh viễn “đương tới - đương qua; còn non - sẽ già; gặp gỡ - li biệt”. Ý thức về
thời gian trôi chảy cũng là cách không chấp nhận cuộc sống vơ nghĩa, nhạt nhịa,
quẩn quanh “le lói suốt trăm năm”. Hãy sống “vội vàng, cuống quýt, gấp gáp, mau
lên…, đừng để mất một cái gì mà khơng hưởng”!

Trong bộ giáo trình ịch sử văn học Việt Nam của Đại học sƣ phạm Hà Nội,
giai đoạn 1930 - 1945 tác giả Nguyễn Hoành Khung đã đánh giá về Xuân Diệu tồn
diện bằng sự phân tích những đặc điểm chung về thơ ơng trƣớc hết là ở chủ nghĩa ái
tình. Nó mang cái buồn vô cớ, tâm trạng cô đơn. Những sáng tác về ái tình của
Xuân Diệu đã trở thành một cảm giác nhục thể nồng nàn. Về nghệ thuật, nhà nghiên


6

cứu chú ý phong cách Xuân Diệu nổi bật là cảm hứng mãnh liệt, chân thành. Nhiều
bài có mạch thơ cuồn cuộn, tứ thơ mới mẻ, ngôn ngữ táo bạo, nhạc điệu sôi nổi tạo
sức truyền cảm trực tiếp. Nguyễn Hoành Khung cũng cho rằng do ảnh hƣởng của
thơ tƣợng trƣng Pháp, Xuân Diệu đặc biệt đi sâu vào cái huyền diệu bên trong của
con ngƣời, cảnh vật, có những cảm thụ tinh vi, những trạng thái mơ hồ. Trong mục
“Một số nhà thơ mới ti u biểu” của cơng trình Sơ thảo lịch sử văn học Việt Nam
1930- 1945 của Viện văn học (1964) đề cập đến Xuân Diệu với một tâm hồn nhạy
bén và giàu mơ mộng, có những nỗi buồn, niềm đau, thất vọng. Giáo sƣ Nguyễn
Đăng Mạnh trong Nhà văn tư tưởng và phong cách đã tổng kết những đặc điểm tƣ
tƣởng, phong cách nghệ thuật của Xuân Diệu qua các sáng tác. Theo ông, một đặc
điểm độc đáo của thi pháp Xuân Diệu là lấy “Vẻ đẹp của con người làm chuẩn mực
cho vẻ đẹp của thế giới, vũ trụ”. Và ông cho rằng “nguy n tắc mỹ học này là cả một
cuộc đời mới đáng kể trong thi ca Việt Nam hiện đại” [31, tr.106]. Khảo sát sự đa
dạng và tài năng văn chƣơng Xuân Diệu, giáo sƣ Phong Lê đã khẳng định: “Nói
đến u n Diệu tr n hành trình thơ ca, phải thấy đó là một sự nghiệp lớn trên hai
phương diện: Nhà thơ ti u biểu, đỉnh cao - Nhà nghi n cứu, ph bình với di sản văn
chương của d n tộc- phương Đông - nh n loại Ông ứng đáng là người tiếp tục
nối dài và làm giàu cho di sản, để trở thành di sản” [26, tr.520].

Từ năm 1985 trở về sau khi văn học có sự đổi mới tồn diện, việc nghiên cứu
sáng tác Xuân Diệu vô cùng phong phú, đa dạng. Một loạt các sách chuyên khảo về
ông đã liên tiếp đƣợc xuất bản nhƣ: u n Diệu, nhà thơ lớn của d n tộc (Thu Hoài -
Nguyễn Đức Quyền biên soạn); Xuân Diệu, con người và tác phẩm (Hữu Nhuận
biên soạn); u n Diệu, một đời người, một đời thơ (Lê Tiến Dũng biên soạn); Xuân
Diệu, thơ và đời (Lữ Huy Nguyên tuyển chọn); Xu n Diệu, tình đời và sự nghiệp
(Xuân Tùng sƣu tầm và tuyển chọn, biên soạn),… Bên cạnh đó cịn rất nhiều bài
nghiên cứu, hồi ức, kỉ niệm về Xuân Diệu của các nhà thơ, nhà nghiên cứu nhƣ:
Nam Chi, Huy Cận, Hoàng Cát, Phan Huy Dũng, Hà Minh Đức, Nguyễn Lệ Hà, Tế

Hanh, Đoàn Trọng Huy, Lê Quang Huy, Lê Đình Kỵ, Mã Giang Lân, Hồng Nhƣ
Mai, Nguyễn Đăng Mạnh, Vũ Quần Phƣơng, Lữ Huy Nguyên, Trần Đình Sử, Lƣu
Khánh Thơ, Lí Hồi Thu, Đỗ Lai Thúy, Nguyễn Quốc Túy,…. Tất cả đã làm tên

7

tuổi nhà thơ trở thành đỉnh cao, có tầm phổ quát.
Bàn về nét mới trong thơ Xuân Diệu, tác giả Lê Đình Kỵ trong bài viết Xuân

Diệu - Thơ mới, những bước thăng trầm (1988) cũng đã chỉ ra nhiều cách tân tƣ duy
thơ quan trọng. Ông cho rằng Xuân Diệu mới ở tƣ duy, mới ở cảm xúc và mới ở cả
ngơn ngữ. Đó là sự sáng tạo của một con ngƣời sáng tạo.

Xuân Diệu đã trở thành nguồn sống dạt dào cho những nghiên cứu của các
tác giả trẻ. Trong Lời giới thiệu cuốn sách Giao thoa Đơng T y trong thơ u n
Diệu, nhóm tác giả Võ Minh Hải - Nguyễn Thị Nguyệt Trinh - Lê Minh Kha đã chú
ý cá tính thơ độc đáo có nhiều cách tân của Xuân Diệu để tạo nên gió Đơng gió Tây
- truyền thống và hiện đại: “B n cạnh những nhà thơ ti u biểu… thế giới trong thơ

u n Diệu đã vượt qua thơ lãng mạn thuần túy Phát huy tối đa năng lực tưởng
tượng, li n tưởng bất ngờ tr n cơ sở vận dụng cảm quan tương hợp, khả năng ám
gợi của hình ảnh, ngôn ngữ, tiết tấu, nhạc điệu… làm n n một thế giới trọn b n,
tương giao, hòa điệu,… Và trong sự tích hợp ấy có cả cổ điển - hiện đại Đông -
T y…” [54, tr.22]

Hai tác giả Lê Từ Hiển, Võ Nhƣ Ngọc trong bài viết Thơ u n Diệu - đi tr n
những lằn ranh đã gọi Xuân Diệu là “Đóa hoa thơ từ những giao duy n”, là sự kế
thừa và tiếp nối. Nói cách khác thơ Xuân Diệu về bản chất vẫn kế thừa phát huy cái
nhạc điệu riêng, linh hồn riêng của thơ ca truyền thống. Những vần thơ “ít lời, nhiều
ý, súc tích như đọng lại bao nhi u tinh hoa” (Thế Lữ) , “ u n Diệu đã tới giữa

chúng ta với một y phục tối t n và chúng ta đã rụt rè khơng muốn kết th n với con
người có hình thức phương a ấy Nhưng rồi ta cũng quen dần, vì ta thấy người
cùng ta tình đồng hương vẫn nặng” [49, tr.102]

Khẳng định về những đóng góp to lớn của Xuân Diệu, giáo sƣ Hoàng
Chƣơng trong Hội thảo u n Diệu với văn hóa d n tộc (2016) tơn vinh: “ u n Diệu
là một tài năng đặc biệt của miền đất địa linh nh n kiệt Bình Định Thơ u n Diệu
như một bi n ni n sử về ã hội, văn hóa d n tộc, lịch sử, con người Việt Nam …”.
Làm thơ, viết văn với Xuân Diệu là cách giao cảm với đời, khẳng định con ngƣời cá
nhân sống ý nghĩa.

Xuân Diệu là nhà thơ, nhà văn hóa của dân tộc. Vì vậy, những đánh giá về

8

ông thƣờng hội tụ những tinh hoa về tài năng, tâm huyết của một ngƣời sáng tạo
nghệ thuật. Các bài viết, phát biểu và vơ vàn cơng trình nghiên cứu hết sức đa dạng,
có tầm ảnh hƣởng lớn trong và ngoài nƣớc đƣợc thể hiện. Tất cả những gì nêu trên
là những nguồn tƣ liệu quý giá có ý nghĩa quan trọng làm rõ, khẳng định giá trị văn
chƣơng của ông.
2.2. Những nhận định về tương tác thể loại trong sáng tác Xuân Diệu trước Cách
mạng tháng Tám

Tác giả Nguyễn Thanh Hồng với Luận văn u n Diệu trong dịng truyện
ngắn trữ tình 1930 - 1945 đã nhấn mạnh: “ u n Diệu không chỉ biết đến với một
nhà thơ lớn của d n tộc mà còn là một nhà văn tài năng của văn học d n tộc ta, đặc
biệt văn học giai đoạn 1930 - 1945 Ơng chính là một trong những nghệ sĩ đã góp
phần y dựng và khơi mở dịng văn i trữ tình Việt Nam Một u n Diệu có
những nét ri ng, rất đặc trưng đó là con người của tình y u và tuổi trẻ”


Nhà phê bình văn học Nguyễn Đăng Mạnh trong Vài cảm nghĩ về văn uôi
u n Diệu đã bàn về sự tƣơng tác giữa văn xuôi và thơ Xuân Diệu bằng những
đánh giá khái quát: “Tôi không muốn tách biệt văn u n Diệu với thơ u n Diệu
Văn hay thơ thì vẫn là hình ảnh phập phồng nóng hổi của một trái tim đắm say sự
sống, mùa u n, tuổi trẻ và tình y u Thực ra thì có rất nhiều tứ thơ của u n Diệu
đã được ông diễn đạt lại bằng cách của văn uôi…Văn uôi u n Diệu là văn uôi
của một người làm thơ, của một thi sĩ đầy kinh nghiệm Đọc những áng văn của
ông, thấy rất nhiều kỹ thuật thơ được vận dụng” [32; tr.5 - 12].

PGS.TS. Lƣu Khánh Thơ trong Nhận diện u n Diệu qua truyện ngắn và
bút ký đã có những chia sẻ: “Đặc điểm nổi bật trong văn i của u n Diệu thời kỳ
này là tính trữ tình lãng mạn Những trang văn thật đẹp với những c u văn, những
hình ảnh được trau chuốt, gọt giũa kỹ càng C u văn giàu nhạc điệu, không sa vào
biền ngẫu song lại luôn luôn tạo được m hưởng ri ng Chất thơ thấm đẫm tr n
những trang văn uôi của u n Diệu” [23; tr.156]

Nhƣ vậy, từ những bài viết trên có thể nhận thấy Xuân Diệu là tác gia lớn
trong văn học Việt Nam đã có những đóng góp mới lạ ở tƣơng tác thể loại. Đó vừa
là sự ổn định vừa là sự phá vỡ, vừa đúng chuẩn, vừa lệch chuẩn đầy sáng tạo. Ở các

9

thể loại, hình thức văn học có sự tiệm cận giữa tự sự và trữ tình, văn xi và thơ,
giữa hiện thực và lãng mạn,…Cho đến nay dù chƣa có những cơng trình bài bản, hệ
thống khi đề cập đến tƣơng tác thể loại trong sáng tác Xuân Diệu trƣớc Cách mạng
tháng Tám, nhƣng những gì đã dẫn ở trên vẫn có giá trị gợi mở và định hƣớng có ý
nghĩa cho đề tài nghiên cứu của chúng tôi.
3. Hƣớng tiếp cận và phƣơng pháp nghiên cứu đề tài
3.1. Hướng tiếp cận đề tài


Đề tài đi vào phân tích các kiểu tƣơng tác thể loại trong sáng tác của Xuân
Diệu trƣớc Cách mạng tháng Tám trên các phƣơng diện thể loại (tự sự, trữ tình) để
thấy đƣợc sự ảnh hƣởng từ thơ đến truyện, văn xuôi, và ngƣợc lại… cùng với hiệu
quả nghệ thuật - thẩm mỹ từ sự tƣơng tác ấy.
3.2. Phương pháp nghiên cứu đề tài

Để thực hiện đề án này, chúng tôi sử dụng một số phƣơng pháp cơ bản sau:
3.2.1. Phương pháp loại hình

Phƣơng pháp này đƣợc sử dụng để tìm hiểu đặc trƣng loại hình của các thể
loại văn học, tìm ra dáng nét riêng của từng thể loại từ đó tìm thấy sự tƣơng đồng,
gặp gỡ giữa chúng trong trong sáng tác Xuân Diệu trƣớc Cách mạng tháng Tám.
3.2.2. Phương pháp cấu trúc – hệ thống

Thể loại văn học luôn tồn tại trong một chỉnh thể tồn vẹn. Vì vậy, thể loại
trong sáng tác của Xn Diệu cũng phải đƣợc nhìn nhận trong một chỉnh thể để thấy
đƣợc giá trị riêng cũng nhƣ sự tƣơng tác trong cùng hệ thống thể loại hoặc khác hệ
thống thể loại.
3.2.3. Phương pháp thi pháp học

Nghiên cứu các tác phẩm ở các thể loại trong sáng tác của Xuân Diệu trên
phƣơng diện khơng gian, thời gian, điểm nhìn, quan niệm về con ngƣời,…
3.2.4. Phương pháp so sánh, đối chiếu văn học

Nhằm làm nổi bật sự tƣơng đồng và khác biệt về thơ, văn xuôi, truyện ngắn
trữ tình của Xuân Diệu so với các nhà văn, nhà thơ khác trong mối quan hệ với lịch
sử xã hội, quan điểm sáng tác, nội dung, thể loại,…

10


4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
4.1. Đối tượng nghiên cứu của đề tài

Để thực hiện đề tài này, chúng tôi tập trung tìm hiểu sáng tác tiêu biểu của
Xuân Diệu trƣớc Cách mạng tháng Tám ở các tác phẩm: Thơ thơ (thơ, 1938), Gửi
hương cho gió (thơ, 1945), Phấn thơng vàng (truyện ngắn, 1939), Trường ca
(truyện - văn xi - trữ tình, 1945) để chỉ ra những dấu hiệu tƣơng tác thể loại
trong sáng tác của ông.
4.2. Phạm vi nghiên cứu của đề tài

Tìm hiểu lý thuyết tƣơng tác thể loại, sáng tác Xuân Diệu trƣớc Cách mạng
tháng Tám, các kiểu tƣơng tác thể loại và hiệu quả nghệ thuật tƣơng tác thể loại
trong sáng tác Xuân Diệu.
5. Đóng góp của đề tài

- Thể hiện góc nhìn tƣơng tác thể loại của thơ, truyện, văn xi, ký Xuân
Diệu trƣớc Cách mạng tháng Tám.

- Góp phần phát hiện tài năng nghệ thuật của Xuân Diệu trong các sáng tác
trƣớc Cách mạng tháng Tám đó là sự linh hoạt, điêu luyện trong sự hòa phối giữa
các thể loại, các yếu tố nghệ thuật, các khuynh hƣớng tƣ tƣởng, cảm hứng nghệ
thuật,…

- Khái quát đƣợc bức tranh tƣơng tác thể loại với những chiều, những kiểu,
những cấp độ tƣơng tác vừa phong phú vừa độc đáo trong sáng tác của Xuân Diệu
trƣớc Cách mạng tháng Tám. Điều này tạo tiền đề cho sự tiếp nhận văn chƣơng của
Xuân Diệu nói chung.
6. Cấu trúc của đề án

Ngoài các phần: Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, nội dung của Đề án

sẽ đƣợc triển khai qua 03 chƣơng nhƣ sau:
Chƣơng 1. Vấn đề tƣơng tác thể loại và sáng tác của Xuân Diệu trƣớc Cách
mạng tháng Tám
Chƣơng 2. Tƣơng tác thể loại trong thơ Xuân Diệu trƣớc Cách mạng tháng Tám
Chƣơng 3. Tƣơng tác thể loại trong truyện Xuân Diệu trƣớc Cách mạng tháng
Tám

11

Chƣơng 1
VẤN ĐỀ TƢƠNG TÁC THỂ LOẠI VÀ SÁNG TÁC
CỦA XUÂN DIỆU TRƢỚC CÁCH MẠNG THÁNG TÁM

1.1. Khái quát về tƣơng tác thể loại
1.1.1. Thể loại văn học

Thể loại văn học là sự thống nhất giữa một loại nội dung, một dạng hình thức
văn bản và phƣơng thức chiếm lĩnh đời sống, là dạng thức tồn tại chỉnh thể của tác
phẩm. Theo Từ điển thuật ngữ văn học, thể loại văn học là “dạng thức của tác phẩm
văn học, được hình thành và tồn tại tương đối ổn định trong quá trình phát triển
lịch sử của văn học, thể hiện ở sự giống nhau về cách thức tổ chức tác phẩm, về đặc
điểm của các loại hiện tượng đời sống được mi u tả và về tính chất của mối quan
hệ của nhà văn đối với các hiện tượng đời sống ấy” [15, tr.245].

Cùng với những phƣơng thức chiếm lĩnh đời sống khác nhau, những quan
niệm thẩm mỹ, những cách thức xây dựng hình tƣợng khơng giống nhau,… các tác
phẩm văn học đều có những quy định riêng dù có thể có chung một quy định thống
nhất. Do vậy, việc xây dựng nguyên tắc phân chia thể loại văn học là điều phải có
để tạo tính khoa học và khách quan. Nó cũng là cơ sở để tạo nên tính kế thừa, phát
huy, biến đổi và ổn định cho văn học. Căn cứ vào các yếu tố ổn định, ngƣời ta chia

tác phẩm văn học thành các loại và các thể (hoặc thể loại, thể tài). Một tác phẩm
văn học luôn luôn thuộc một loại nhất định và phải ln gắn với một hình thức thể
văn học. Dựa vào phƣơng thức phản ánh đời sống, các nhà lý luận đã chia tác phẩm
văn học thành ba loại: tự sự, trữ tình và kịch. Loại thì rộng hơn thể, thể nằm trong
loại; mỗi loại bao gồm một số thể (tự sự có tiểu thuyết, truyện ngắn, ngụ ngơn,…;
loại kịch có bi kịch, hài kịch, chính kịch…). Các giáo trình văn học phƣơng Tây lại
có cách chia tác phẩm thành bốn loại: thơ, tiểu thuyết, ký và kịch. Giáo sƣ Trần
Đình Sử trong giáo trình í luận văn học, tập 2 phân thành năm loại: tự sự, trữ tình,
kịch, ký, trào phúng. Nhƣ vậy, do đặc thù của thể loại văn học là sự đa dạng và phát
triển nên dẫn đến nhiều cách phân loại khác nhau. Tuy nhiên, những cách phân chia
này cũng mang tính tƣơng đối bởi trong các thể loại vẫn có sự giao thoa, chịu ảnh

12

hƣởng với nhau. Đây cũng là cách làm cho thể loại văn học ln có sự vận động,
sáng tạo, vƣợt thoát.

Những quy ƣớc về thể nhƣ lời văn, lời thơ, dung lƣợng ngắn, dài, cảm
hứng,… đã làm tác phẩm khác nhau rất rõ nét. Từ đó thấy rằng thể loại văn học
ln có sự thống nhất giữa nội dung và hình thức, ln gắn với một giai đoạn lịch
sử, có thể biến đổi và đƣợc thay thế. Nói cách khác, tính ổn định, truyền thống và sự
vận động, biến đổi là đặc điểm cơ bản khi bàn về thể loại. Truyện Kiều có hình thức
truyện thơ lục bát có quy ƣớc riêng và sự chuẩn mực trong miêu tả nhân vật tao nhã,
cao thƣợng qua cƣ xử, lời nói, hành động đáng quý, đáng trọng. Tuyến nhân vật
chính diện đƣợc Nguyễn Du xây dựng theo quan điểm tích cực hóa, đạo đức hóa,
thẩm mỹ hóa của thi pháp văn học trung đại. Kim Trọng có “phong tư tài mạo tót
vời”- “bậc tài danh”, Thúy Vân “Hoa cười ngọc thốt đoan trang”, Đạm Tiên - tài
hoa, Từ Hải - đấng anh hùng, Thúy Kiều - bậc bố kinh. Và cũng có những nhân vật
đa chiều nhƣ vợ chồng Hoạn Thƣ - Thúc Sinh, Hồ Tôn Hiến làm cho câu chuyện
khá mới mẻ trong cách đánh giá về con ngƣời.


Sự vận động, biến đổi của thể loại thƣờng gắn với quy luật phát triển của vật
chất, xã hội. Khi cái này thay đổi buộc văn học và những hình thức thể loại chịu sự
thay đổi theo. Các quan điểm, giai cấp, thị hiếu thẩm mỹ, bản sắc dân tộc, thời
đại,… có tác động đến thể loại văn học. Điều này lí giải vì sao ở thời kì cổ đại các
loại thần thoại, sử thi, truyền thuyết phát triển, thời hiện đại có tiểu thuyết, truyện
ngắn, thơ ca, kịch nói,… Nhân loại không thể quên Sử thi - anh hùng ca (Hi Lạp,
Ấn Độ); Thơ Đƣờng; Tiểu thuyết cổ điển Minh Thanh (Trung Quốc), thơ Hai-cƣ
(Nhật Bản), những bộ tiểu thuyết đồ sộ của văn học Pháp, Nga,… Hoặc cùng là tiểu
thuyết nhƣng văn học phƣơng Tây thiên về phân tích tâm lí nhân vật, tự do, duy lý
trong khi tiểu thuyết phƣơng Đông chú ý về hành động, trách nhiệm, duy tâm. Cũng
nhƣ sự vận động của đời sống, dịng sơng văn chƣơng cứ thao thức hòa vào biển cả
văn học nghệ thuật. Văn học ln làm mới mình với các trào lƣu, trƣờng phái,
khuynh hƣớng,… Những dấu ấn rực rỡ về thể loại đã đƣợc gọi tên: tiểu thuyết đa
thanh phức điệu của Dostoyevsky; tiểu thuyết hiện thực huyền ảo của Balzac;
nguyên lý tảng băng trôi trong truyện Hemingway, thơ ca lãng mạn Puskin; thơ trữ
tình - triết lý Targore.

13

Văn học Việt Nam có phong trào Thơ mới 1932 - 1945, nhóm Tự lực văn
đồn đã tạo nên những bông hoa đẹp trong vƣờn hoa đa thanh, đa sắc. Khi lịch sử
đất nƣớc vẫn chƣa đƣợc gọi tên mới nhƣng những sáng tác văn chƣơng của những
nhà thơ, nhà văn: Thế Lữ, Huy Cận, Xuân Diệu, Hàn Mặc Tử, Chế Lan Viên,
Nguyễn Bính, Nhất Linh, Khái Hƣng, Hoàng Đạo, Thạch Lam, … đã tạo dấu ấn
phong cách với nhiều sáng tác mới mẻ, đa dạng. Đặc biệt, đó là sự giao thoa các thể
loại văn học, các loại hình nghệ thuật: tự sự - trữ tình, thơ - văn xi, chất ký, tùy
bút,… đan bện, hịa quyện trong nhau. Quả thật, chủ nghĩa lãng mạn đã “đánh dấu
bằng những cách t n về nghệ thuật… Thơ trữ tình đạt đến độ cực kì phồn thịnh, các
khả năng ngôn từ của thi ca được mở rộng nhờ tính đa nghĩa, tính li n tưởng, tính

ẩn dụ đậm đặc, …Tiểu thuyết được coi là hình thức phù hợp nhất của sự tổng hợp
thi ca,… sự ói mịn của các loại thể văn học, sự th m nhập lẫn nhau của các
ngành nghệ thuật” [3, tr. 290]. Mỗi tác phẩm văn học “là một phát minh về hình
thức và một khám phá về nội dung” (Leonid Leonov). Việc nắm vững tri thức thể
loại là điều cần thiết bởi nó giúp ta có cái nhìn đa chiều, khoa học về tác phẩm. Tuy
nhiên, bên cạnh quy luật loại hình, thực tiễn văn học bao giờ cũng phong phú và đa
dạng hơn nhiều. Nhà văn sáng tác tác phẩm nhằm diễn đạt một cách đúng đắn và
đầy đủ nhất những vấn đề đời sống mà họ quan tâm, những rung động thẩm mỹ độc
đáo. Nhà văn luôn là chủ thể sáng tạo khi họ có khả năng làm mới, đan xen, tƣơng
tác thể loại.
1.1.2. Khái niệm tương tác thể loại

Thể loại văn học thƣờng có tính ổn định tạo nét đặc trƣng, khu biệt. Tuy
nhiên, ranh giới của chúng sẽ bị phá vỡ bởi sự thâm nhập giữa các thể loại trong
nhau. Văn học vốn là sản phẩm của quá trình sáng tạo, đồng điệu, cảm xúc. Ngƣời
ta có thể kể một câu chuyện theo phƣơng thức tự sự nhƣng trong kể vẫn có tả, biểu
cảm, lời văn giàu chất thơ. Một bài thơ có thể là câu chuyện về một ngƣời, về cuộc
đời với những sự kiện, chi tiết, tình huống, hồi ức. Trong thể loại này có thể loại kia
tạo tính tƣơng tác, gắn kết. Tiến sĩ Trần Viết Thiện khi bàn về tƣơng tác thể loại đã
quan niệm: “Tương tác thể loại là sự th m nhập, tác động, ảnh hưởng lẫn nhau giữa
hai hay nhiều thể loại của một hoặc nhiều hệ thống thể loại khác nhau nhằm tạo n n sự
vận động, đổi mới cấu trúc thể loại văn học” [51, tr.11].

14

Vận dụng quan điểm của M.M.Bakhtin, nhiều nhà nghiên cứu đã từng bƣớc
hoàn thiện lý thuyết tƣơng tác thể loại. Nguyễn Thành Thi trong Tiểu luận phê bình
Văn học thế giới mở cho rằng: “Hiện tượng các thể loại“gần” nhau,“nhìn sang”
nhau, hợp nhất vào nhau, hay việc nhà văn vận dụng hai hay nhiều phương thức
trong khi sáng tác một thể loại như vậy, có thể gọi là tương tác thể loại”. Mặt khác,

“Khái niệm tương tác thể loại - có thể hiểu bao quát hơn - là một hiện tượng hai hay
nhiều thể loại của một giai đoạn, một thời kỳ, một nền văn học, thuộc về một hay
nhiều hệ thống thể loại, tác động lẫn nhau, m nhập vào nhau, mô phỏng nhau,… để
cùng biến đổi hoặc hình thành thể loại mới (với một cấu trúc ít nhiều thay đổi về “tố
chất thẩm mĩ chủ đạo”, “giọng điệu”, “dung lượng và cấu trúc chung của tác phẩm”
[50, tr.14]. Tƣơng tác thể loại thể hiện cụ thể qua các dạng sau:

Tương tác thể loại trước hết gắn với đặc trưng thể loại. Khi đọc một tác
phẩm, những quy ƣớc của thể loại sẽ phần nào chi phối cách ngƣời đọc tiếp cận với
tác phẩm đó, chẳng hạn ngƣời đọc sẽ có những tâm thế khác nhau khi đọc một bài
thơ, một truyện ngắn hay một cuốn tiểu thuyết. Thực tế đời sống văn học cho thấy,
nòng cốt của thể loại là những “mơ chuẩn nghệ thuật”, ít nhiều mang tính quy ƣớc.
Tác giả Nguyễn Thành Thi đã phân loại các kiểu tƣơng tác thể loại dựa trên các cấp
độ: loại với loại, thể với loại, thể với thể, yếu tố với yếu tố Kết quả của sự tƣơng
tác này tạo ra những thể loại “trung gian”, “lưỡng hợp”, mang đặc điểm “kép”,
“đan en”…Cụ thể:

Thứ nhất, tƣơng tác giữa loại với loại, loại với thể tạo ra những thể loại trung
gian, lƣỡng hợp, mang đặc điểm “kép”. Điều này đã tạo nên các hình thức: Tƣơng
tác giữa loại trữ tình với loại kịch tạo nên kịch thơ; tƣơng tác giữa loại tự sự với loại
trữ tình tạo nên truyện thơ; tƣơng tác giữa loại tự sự với loại kịch tạo nên kịch - tự
sự; tƣơng tác giữa thể truyện ngắn với loại trữ tình tạo nên loại hình truyện ngắn
đậm chất trữ tình; thâm nhập giữa thể truyện ngắn với loại kịch tạo nên nên loại
hình truyện ngắn giàu kịch tính.

Thứ hai, tƣơng tác giữa thể với thể tạo ra những thể loại trung gian, tổng hợp
mang đặc điểm “kép”: Tƣơng tác giữa thể truyện ngắn với thể tiểu thuyết tạo nên
truyện ngắn - tiểu thuyết hóa, truyện ngắn viết dài, tiểu thuyết viết ngắn; thâm nhập

15


giữa thể truyện ngắn với các thể văn học “ngắn” tạo nên những thể loại truyện ngắn
“mi ni”, “truyện rất ngắn”,“truyện cực ngắn”...

Thứ ba, tƣơng tác giữa các yếu tố thuộc nhóm thể loại sáng tác có hư cấu (tiểu
thuyết, truyện ngắn…) với các yếu tố thuộc nhóm thể loại sáng tác không hư cấu
(hồi ký, ký sự, nhật ký, ghi chép,…) tạo nên các thể loại đan xen giữa các yếu tố hƣ
cấu với yếu tố không hƣ cấu (truyện ký, tự truyện, tiểu thuyết tự thuật…).

Ở góc nhìn tƣơng tác thể loại trong diễn trình hình thành và phát triển, Nguyễn
Thành Thi đã đề cập đến ba hình thức chính: thứ nhất là hình thức “tổng hợp thể
loại”, thứ hai là hình thức “đổi ngơi” - “tiếp sức” giữa các thể loại, thứ ba là hình
thức loại bỏ, thay thế thể loại.

Tương tác thể loại tạo n n sự linh hoạt và đa dạng, đa chiều Tƣơng tác thể
loại là biểu hiện của sự vận động thể loại văn học. Nó tạo nên những biến thể,
những hiệu ứng thẩm mỹ mới cho tác phẩm. Tuy nhiên, không phải tất cả sự vận
động của thể loại đều đƣợc coi là tƣơng tác thể loại mà chỉ “khi thể loại “trưởng
thành”, đã định hình đầy đủ những nịng cốt vốn có của nó” [51, tr.10]. Tƣơng tác
thể loại nhƣng khơng làm thay đổi các yếu tố nịng cốt thể loại.

Từ những vấn đề đã trình bày cho thấy tƣơng tác thể loại là một thuộc tính của
văn học khi tạo nên tính mở, sự vận động đa dạng. Việc nghiên cứu tƣơng tác thể
loại là cách nhìn khoa học, biện chứng khi đặt văn học trong mối quan hệ với lịch
sử sinh thành, phát triển, trong cấu trúc nội tại của chúng, trong chỉnh thể các thể
loại. Nó cịn là góc nhìn mở ra những khám phá quan trọng cho văn học Việt Nam
hiện đại, đặc biệt là văn xuôi chặng đƣờng từ 1986 đến nay.
1.1.3. Ranh giới thể loại và vấn đề liên văn bản

Mỗi dân tộc, quốc gia đều có diện mạo văn hóa của riêng mình, tạo nên dáng

vẻ, bản sắc khơng hịa lẫn. Tuy nhiên, trên thực tế văn hóa có sự giao thoa, hòa trộn.
Điều này đƣợc xác thực đối với các nhà văn, nhà thơ lớn. Họ có khả năng tự biến
đổi, đan xen các thể loại, tạo nên những tác phẩm độc đáo, vƣợt cả không gian, thời
gian. Ranh giới thể loại đƣợc xác lập và vấn đề liên văn bản mở ra bƣớc ngoặt diễn
giải lớn của thời đại khi con ngƣời luôn tƣ duy trong trƣờng ngôn ngữ và tự sáng


×