Tải bản đầy đủ (.pdf) (15 trang)

Cách mạng tháng Tám 1945 - Một cuộc cách mạng mang dấu ấn thời đại pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (171.93 KB, 15 trang )

Cách mạng tháng Tám 1945 - Một cuộc cách
mạng mang dấu ấn thời đại
Thứ Tư, 08/12/2010, 11:03 SA | Lượt xem: 519
Có những sự kiện lịch sử khi thời gian càng lùi xa,
người ta nhận thấy tầm vóc, ý nghĩa của nó càng lớn.
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 của dân tộc ta là
một trong những sự kiện vĩ đại đó, đã đồng thời thực
hiện được 3 chức năng lịch sử và mang dấu ấn thời
đại
Có những sự kiện lịch sử khi thời gian càng lùi xa,
người ta nhận thấy tầm vóc, ý nghĩa của nó càng lớn.
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 của dân tộc ta là
một trong những sự kiện vĩ đại đó, đã đồng thời thực
hiện được 3 chức năng lịch sử.
Trong lịch sử Việt Nam cũng như lịch sử nhân loại
chỉ có những cuộc cách mạng vô sản mới có thể đáp
ứng đồng thời nhiều đòi hỏi của lịch sử mang tính
thời đại. Cách mạng Tháng Tám năm 1945 ở Việt
Nam đã thực hiện đồng thời ba chức năng lịch sử:
giải phóng dân tộc; giải phóng xã hội và giải
phóng con người.
Trước hết, về giải phóng dân tộc, Cách mạng
Tháng Tám đã lật đổ sự thống trị của thực dân Pháp
kéo dài hơn 80 năm, và sự cai trị của phát-xít Nhật,
giành lại độc lập cho dân tộc.
Trong lịch sử hàng ngàn năm của dân tộc nhân dân ta
đã bao lần đứng lên lật đổ sự thống trị của quân xâm
lược nước ngoài, giành lại độc lập dân tộc. Đầu công
nguyên đó là cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng, tiếp
đó là khởi nghĩa của Bà Triệu, của Lý Bí (thế kỷ VI),
của Khúc Thừa Dụ (thế kỷ thứ X), của Lê Lợi (thế kỷ


XV) Nếu như các cuộc khởi nghĩa trước đây, kẻ thù
xâm lược - thống trị có cùng một trình độ phát triển,
cùng một hình thái kinh tế - xã hội với Việt Nam, thì
khi tiến hành cuộc Cách mạng Tháng Tám năm 1945
của dân tộc ta, lực lượng cách mạng phải đối diện với
thực dân Pháp - là một trong số các quốc gia tư bản
chủ nghĩa phát triển bậc nhất vào thế kỷ XIX, XX.
Hơn thế, trong cuộc cách mạng này, dân tộc ta lại
phải đương đầu với chủ nghĩa phát-xít và lực lượng
đồng minh, mà thực chất là liên minh giữa các cường
quốc đang chi phối đời sống chính trị quốc tế lúc đó.
Ở vào giai đoạn cuối của cuộc chiến tranh thế giới
thứ hai, Đảng ta đứng trước ba kịch bản lịch sử:
Một là, thực dân Pháp tập hợp lực lượng và sẽ đưa
thêm quân viễn chinh vào cướp lại nước ta một lần
nữa, trên danh nghĩa là lực lượng đồng minh thắng
trận.
Hai là, theo sự điều phối của phe Đồng minh, quân
Tưởng sẽ kéo vào cát cứ ở miền Bắc, quân Anh sẽ
kéo vào cát cứ ở miền Nam. Lúc đó không loại trừ
Việt Nam sẽ bị chia cắt lâu dài, trở thành thuộc địa
của một trong các quốc gia thuộc phe Đồng minh,
thành “quốc gia ủy trị” của Liên hợp quốc!
Và ba là, chớp thời cơ, đứng lên khởi nghĩa, giành
độc lập dân tộc. Đảng ta do Chủ tịch Hồ Chí Minh
đứng đầu đã sáng suốt lựa chọn phương án ba - khởi
nghĩa giành chính quyền từ tay phát-xít Nhật, đập tan
âm mưu tái chiếm Việt Nam của thực dân Pháp.
Đồng thời đặt phe Đồng minh trước một sự thật đã
rồi “Nước Việt Nam độc lập đã ra đời”.

Như vậy là nền độc lập của dân tộc Việt Nam không
phải là “chiến lợi phẩm” của quân Đồng minh trong
cuộc chiến tranh chống phát-xít. Đó cũng không phải
là “tặng phẩm” hào phóng của các cường quốc chiến
thắng trao lại cho chúng ta, mà là thành quả đấu tranh
anh hùng của một dân tộc đã ý thức được quyền dân
tộc tự quyết, được xem là quyền tự nhiên của mình,
đồng thời nắm trong tay chính nghĩa của cuộc chiến
đấu chống chủ nghĩa phát-xít, bảo vệ phẩm giá con
người. Trong Tuyên ngôn độc lập, ngày 2 tháng 9
năm 1945, sau khi trân trọng trích lại Tuyên ngôn độc
lập của Mỹ năm 1776, Tuyên ngôn dân quyền và
nhân quyền của Pháp năm 1789, Chủ tịch Hồ Chí
Minh nói: “Suy rộng ra, câu ấy có ý nghĩa là: tất cả
các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng, dân
tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và
quyền tự do”(1).
Để khẳng định cơ sở pháp lý và chính nghĩa cuộc đấu
tranh của dân tộc ta, Người nhấn mạnh: “Sự thật là
dân ta đã lấy lại nước Việt Nam từ tay Nhật, chứ
không phải từ tay Pháp
Một dân tộc đã gan góc chống ách nô lệ của Pháp
hơn 80 năm nay, một dân tộc đã gan góc đứng về phe
Đồng minh chống phát-xít mấy năm nay, dân tộc đó
phải được tự do! Dân tộc đó phải được độc lập!”(2).
Ở vào thời điểm trước khi Liên hợp quốc ra đời,
Tuyên ngôn độc lập của nước Việt Nam về khách
quan đã góp phần quan trọng vào nguyên tắc “bình
đẳng, tôn trọng chủ quyền của tất cả các nước thành
viên” của Hiến chương Liên hợp quốc, đồng thời trở

thành nền tảng của công pháp quốc tế đương đại.
Thứ hai, về giải phóng xã hội, Cách mạng Tháng
Tám đã xóa bỏ chế độ thực dân - phong kiến, khai
sinh chế độ xã hội mới - Chế độ dân chủ cộng hòa -
Chế độ xã hội do nhân dân làm chủ. Khác với các
cuộc cách mạng, khởi nghĩa trong lịch sử dân tộc
cũng như các cuộc cách mạng dân chủ tư sản chỉ làm
thay đổi các vương triều hoặc thay đổi giai cấp thống
trị này bằng giai cấp thống trị khác, còn người dân rút
cuộc vẫn chỉ là những người bị áp bức, bóc lột, Cách
mạng Tháng Tám đã thay đổi số phận của cả dân tộc.
Đúng như V.I. Lê-nin đã chỉ ra, trong thời đại đế
quốc chủ nghĩa, sự áp bức giai cấp đồng thời trở
thành áp bức dân tộc. ở các nước thuộc địa, tất cả mọi
người, bất kể ai, thuộc giai tầng nào đều có chung
một số phận: nô lệ. Bởi vậy, có thể nói, Cách mạng
Tháng Tám năm 1945 đã xóa bỏ ách nô lệ, trả lại tự
do, quyền bình đẳng, phẩm giá cơ bản cho tất cả mọi
người Việt Nam.
Không phải ngẫu nhiên cuộc Cách mạng Tháng Tám
của dân tộc ta đã trở thành một dấu ấn mang tính thời
đại. Cuộc cách mạng này đã được Nguyễn Ái Quốc
(tức Chủ tịch Hồ Chí Minh) chuẩn bị về lý luận từ
trước. Người đã nghiên cứu các cuộc cách mạng điển
hình trên thế giới - đó là cách mạng giành độc lập của
Mỹ, cách mạng dân chủ tư sản Pháp và cách mạng xã
hội chủ nghĩa Tháng Mười Nga. Trong tác phẩm
“Đường Cách mệnh”, Nguyễn ái Quốc đã chỉ ra rằng,
cách mạng Mỹ, cách mạng Pháp là những cuộc cách
mạng “không đến nơi”, “tiếng là cộng hòa và dân

chủ, kỳ thực trong thì nó tước lục công nông, ngoài
thì nó áp bức thuộc địa”(3). Với Người, một cuộc
cách mạng thành công, cách mạng “đến nơi”, nghĩa
là: “cách mệnh rồi thì quyền giao cho dân chúng số
nhiều, chớ để trong tay một bọn ít người”(4) và dân
chúng phải “được hưởng cái hạnh phúc tự do, bình
đẳng thật ”(5).
Chính vì vậy, sau khi Cách mạng Tháng Tám thành
công, Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí
Minh đã chủ trương - không duy trì lâu dài Chính phủ
cách mạng lâm thời, nhanh chóng xây dựng nhà nước
pháp quyền, tiến hành tổng tuyển cử tự do trong cả
nước, xây dựng và ban bố hiến pháp Hiếm có một
cuộc cách mạng nào, một đảng chính trị nào lại có đủ
niềm tin, ý thức tôn trọng ý chí và nguyện vọng của
nhân dân như Đảng Cộng sản Việt Nam. Chỉ trong
vòng một năm, Đảng và Chính phủ ta đã thiết lập chế
độ chính trị, nhà nước và chính quyền nhân dân trong
cả nước. Sở dĩ có được niềm tin đó là vì Đảng Cộng
sản Việt Nam là hiện thân lợi ích của cả dân tộc. Đối
với Đảng ta, lợi ích của giai cấp luôn luôn thống nhất
với lợi ích của dân tộc. Như vậy là chế độ dân chủ,
nhà nước pháp quyền của nhân dân ta ra đời trong
Cách mạng Tháng Tám không phải là “thành tích”
“khai hóa” của “mẫu quốc”, cũng không phải là thứ
hàng ngoại nhập của các nhà dân chủ đương thời đem
lại, mà là kết quả của cuộc đấu tranh với không biết
bao nhiêu hy sinh, mất mát của đồng bào, cán bộ,
đảng viên của Đảng. Kết quả đó là sự sáng tạo của
cuộc cách mạng do Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng

cộng sản Việt Nam lãnh đạo.
Thứ ba, về giải phóng con người, Cách mạng
Tháng Tám, lần đầu tiên trong lịch sử dân tộc đã đem
lại quyền công dân và quyền con người cho nhân dân
ta, và ngay lập tức thực hiện các nguyên tắc bình
đẳng, không phân biệt đối xử đối với tất cả mọi thành
viên của xã hội. Đây là sự khác biệt với các cuộc
cách mạng dân chủ tư sản.
Quyền con người là thành quả phát triển của nền văn
minh nhân loại, là giá trị chung của các dân tộc. Về
bản chất, nhân quyền mang tính toàn cầu, song trong
chủ nghĩa tư bản nói chung, chủ nghĩa đế quốc nói
riêng, quyền con người vẫn chỉ là những quyền hạn
hẹp. Sau Tuyên ngôn độc lập năm 1776 - trong đó
ghi nhận “Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình
đẳng ” nhưng chế độ nô lệ vẫn tồn tại ở nước Mỹ.
Sau Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền năm 1789
ở Pháp không chỉ chế độ nô lệ vẫn tồn tại, mà quyền
bình đẳng trong bầu cử, ứng cử của người Do Thái,
của những người không có tài sản vẫn không được
thừa nhận Trên phạm vi thế giới, quyền con người
vẫn chỉ thuộc về một số ít dân tộc được gọi là “văn
minh”, là “mẫu quốc” còn ở các thuộc địa, tất cả
mọi người đều chỉ là những nô lệ.
Ở Việt Nam, hơn 80 năm cai trị, thực dân Pháp vẫn
duy trì chế độ phong kiến, xã hội thần dân. Trong tác
phẩm: “Bản án chế độ thực dân Pháp”, Nguyễn Ái
Quốc đã viết: thực dân Pháp đã không từ một thủ
đoạn nào, kể cả những thủ đoạn bỉ ổi nhất, và những
tội ác dã man nhất đối với nhân dân ta. Dựa trên ý

tưởng về nhân quyền trong hiến pháp, pháp luật của
Mỹ, của Pháp và tuyên bố của Tổng thống Mỹ Uyn-
xơn, sau khi chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc,
thay mặt những người Việt Nam yêu nước, Nguyễn
Ái Quốc đã ký tên và gửi Bản “yêu sách của nhân
dân Việt Nam” đến Hội nghị nguyên thủ các nước
thắng trận ở Véc-xây (Pháp) năm 1919. Nhưng Bản
yêu sách kết cục đã không được chấp nhận. Nguyễn
ái Quốc đã rút ra kết luận: “Chủ nghĩa Uyn-xơn ( nội
dung là Mỹ sẽ trao quyền dân tộc tự quyết cho các
dân tộc) chỉ là một trò bịp bợm lớn”(6).
Lịch sử đã chỉ ra rằng, không một quốc gia tư bản
chủ nghĩa nào chấp nhận chia sẻ giá trị nhân
quyền cho các dân tộc thuộc địa. Quyền con người
của nhân dân ta không phải do lực lượng thống trị
tôn trọng “ tính phổ quát” hoặc “quyền tự
nhiên”của con người mà có. Đối với các dân tộc
thuộc địa, độc lập dân tộc, chủ quyền quốc gia là tiền
đề, điều kiện của quyền con người. Đây là một vấn đề
mới về lý luận và chính trị trong thời đại ngày nay.
Muốn có độc lập dân tộc, chế độ dân chủ, quyền
công dân và quyền con người, các dân tộc bị áp
bức phải tự mình đứng lên làm cách mạng theo
chủ nghĩa Mác - Lê-nin. Đây là một kết luận khoa
học - chính trị, cũng có thể xem là một nguyên lý
mác-xít mới mà bản quyền hoàn toàn thuộc về
Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Với sự chuẩn bị kỹ lưỡng về lý luận cũng như kỹ
năng lập hiến, lập pháp, ngay sau khi cách mạng

thành công, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản
Việt Nam chủ trương xây dựng hiến pháp đầu tiên
của nước Việt Nam mới với những tư tưởng tiên tiến
nhất mà các dân tộc đã đạt được. Hiến pháp năm
1946 đã trở thành nền tảng chính trị - tư tưởng và
pháp lý của các bản hiến pháp tiếp theo: Hiến pháp
1959, 1980 và 1992. Khác với các văn kiện nhân
quyền đầu tiên của Hoa Kỳ, của Pháp, Hiến pháp
năm 1946 của nước Việt Nam mới ngay lập tức tuân
thủ triệt để nguyên tắc bình đẳng, không phân biệt
đối xử đối với mọi thành viên xã hội; không có bất cứ
một sự hạn chế nào về đẳng cấp, về chủng tộc, về tài
sản hoặc về giới tính của công dân. Đây là một ưu
việt của chế độ xã hội ta, một sự thật không gì có thể
bác bỏ được.
Ý nghĩa thời đại của Cách mạng Tháng Tám không
chỉ ở chỗ nhân dân ta đã đánh đổ ách thống trị của
chủ nghĩa thực dân, giành lại độc lập dân tộc, mà còn
mở ra một thời đại mới, đưa dân tộc ta đến với các
giá trị chính trị, xã hội cao nhất trong nền văn minh
nhân loại - đó là chế độ dân chủ, nhà nước pháp
quyền do nhân dân làm chủ, các quyền công dân và
quyền con người được tôn trọng, rút ngắn con đường
tiến hóa của dân tộc ta hàng thế kỷ. Cách mạng
Tháng Tám và các cuộc kháng chiến chống xâm lược
của dân tộc ta còn góp phần mở ra một quỹ đạo mới -
quỹ đạo xã hội chủ nghĩa cho phong trào giải phóng
dân tộc trên thế giới.
V.I. Lê-nin đã từng nói: cách tốt nhất để kỷ niệm một
cuộc cách mạng là làm nốt những nhiệm vụ mà cuộc

cách mạng đó đã đặt ra. Với tinh thần đó, ngày nay
chúng ta cần thực hiện tốt chiến lược bảo vệ Tổ quốc,
sự toàn vẹn lãnh thổ và các lợi ích của dân tộc; xây
dựng và hoàn thiện nhà nước pháp quyền xã hội chủ
nghĩa, phát huy quyền làm chủ của nhân dân, chống
quan liêu, tham nhũng; giữ vững sự ổn định chính trị,
xã hội, kiên quyết đấu tranh làm thất bại mọi âm
mưu, thủ đoạn lợi dụng dân chủ, nhân quyền của các
thế lực thù địch hòng can thiệp vào công việc nội bộ
của ta./.
Cao Đức Thái
TS, Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ
Chí Minh
___________________________________________
______
(1), (2) Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb Chính trị quốc
gia, Hà Nội, 2000, t 4, tr 1, 3
(3), (4), (5) Hồ Chí Minh: Sđd, t 2, tr 274, 270, 280
(6) Trần Dân Tiên: Những mẩu chuyện về đời hoạt
động của Hồ Chủ tịch, Nxb Sự thật, Hà Nội, 1984, tr
33
n

×