Tải bản đầy đủ (.pdf) (99 trang)

Văn hóa tâm linh trong công dư tiệp ký của vũ phương đề

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (992.53 KB, 99 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC QUY NHƠN

LÊ THỊ HỒNG VY

VĂN HĨA TÂM LINH TRONG CƠNG DƯ TIỆP KÝ
CỦA VŨ PHƢƠNG ĐỀ

Ngành: Văn học Việt Nam
Mã số: 8220121

Ngƣời hƣớng dẫn: TS. Nguyễn Đình Thu

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan Đề án tốt nghiệp với đề tài “Văn hóa tâm linh trong
Cơng dư tiệp ký của Vũ Phương Đề” là cơng trình nghiên cứu độc lập của tác
giả, dƣới sự hƣớng dẫn tận tình của TS. Nguyễn Đình Thu. Cơng trình đƣợc
nghiên cứu và hoàn thành tại Trƣờng Đại học Quy Nhơn trong năm 2023.

Các tài liệu tham khảo phục vụ cơng trình nghiên cứu này đƣợc sử
dụng đúng quy định.

Tơi xin hồn tồn chịu trách nhiệm với cam kết nêu trên.
Quy Nhơn, ngày 04 tháng 12 năm 2023
Học viên thực hiện

Lê Thị Hoàng Vy

LỜI CẢM ƠN


Trong phạm vi Đề án này, chúng tôi tập trung đi vào khai thác các
biểu hiện của văn hóa tâm linh trong Cơng dư tiệp ký của Vũ Phƣơng Đề. Hy
vọng đề án sẽ trở thành tài liệu hữu ích cho cơng tác nghiên cứu, giảng dạy về
văn hóa tâm linh trong văn xi trung đại Việt Nam nói chung và văn hóa tâm
linh trong tác phẩm Cơng dư tiệp ký nói riêng.

Trong quá trình thực hiện đề tài, tôi đã nhận đƣợc rất nhiều sự giúp
đỡ, tạo điều kiện của quý thầy/cô cùng các học viên lớp Cao học Văn học
Việt Nam K24B – Trƣờng Đại học Quy Nhơn, nhất là sự hỗ trợ của Tiến sĩ
Nguyễn Đình Thu - giảng viên trực tiếp hƣớng dẫn, góp ý cho tơi trong suốt
q trình thực hiện đề án này. Vì vậy, tơi xin bày tỏ sự biết ơn sâu sắc và lời
cảm ơn chân thành đến q thầy cơ, bạn bè đã động viên, khích lệ, tạo điều
kiện để tơi hồn thành tốt đề án thạc sĩ của mình.

Quy Nhơn, ngày 04 tháng 12 năm 2023
Học viên thực hiện

Lê Thị Hoàng Vy

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1

1. Lý do chọn đề tài....................................................................................... 1
2. Lịch sử nghiên cứu.................................................................................... 3
3. Mục tiêu nghiên cứu.................................................................................. 9
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu........................................................... 10
5. Phƣơng pháp nghiên cứu đề tài............................................................... 10

6. Đóng góp của đề tài................................................................................. 11
7. Cấu trúc của đề tài................................................................................... 12
CHƢƠNG 1. VĂN HÓA TÂM LINH TRONG VĂN XUÔI TRUNG
ĐẠI VIỆT NAM VÀ CÔNG DƯ TIỆP KÝ CỦA VŨ PHƢƠNG ĐỀ ...... 13
1.1. Văn hóa tâm linh trong văn xi trung đại Việt Nam ......................... 13

1.1.1. Khái niệm văn hóa tâm linh .......................................................... 13
1.1.2. Cơ sở hình thành văn hóa tâm linh ............................................... 14
1.1.3. Một số biểu hiện của văn hóa tâm linh ......................................... 22
1.2. Vũ Phƣơng Đề và Công dư tiệp ký ...................................................... 24
1.2.1. Vũ Phƣơng Đề và sự chi phối của các dòng tƣ tƣởng .................. 24
1.2.2. Văn bản Công dƣ tiệp ký và các bản ghi chép.............................. 26
1.2.3. Vị trí của Cơng dƣ tiệp ký trong ký Việt Nam thế kỷ XVIII –
XIX.......................................................................................................... 30
Tiểu kết Chƣơng 1........................................................................................... 32
CHƢƠNG 2. BIỂU HIỆN VĂN HÓA TÂM LINH TRONG CÔNG
DƯ TIỆP KÝ CỦA VŨ PHƢƠNG ĐỀ......................................................... 34
2.1. Dấu ấn tƣ tƣởng, tôn giáo..................................................................... 34
2.1.1. Dấu ấn Nho giáo ........................................................................... 34
2.1.2. Dấu ấn Phật giáo ........................................................................... 37

2.1.3. Dấu ấn Đạo giáo............................................................................ 42
2.2. Quan niệm, tín ngƣỡng dân gian.......................................................... 46

2.2.1. Quan niệm phong thủy.................................................................. 46
2.2.2. Quan niệm ở hiền gặp lành, ác giả ác báo .................................... 51
2.2.3. Tín ngƣỡng thờ cúng, cầu đảo ...................................................... 52
Tiểu kết Chƣơng 2........................................................................................... 58
CHƢƠNG 3. HIỆU QUẢ THẨM MĨ CỦA VĂN HĨA TÂM LINH
TRONG CƠNG DƯ TIỆP KÝ CỦA VŨ PHƢƠNG ĐỀ ............................ 60

3.1. Khắc họa bức tranh lịch sử - xã hội đa chiều....................................... 60
3.1.1. Bức tranh xã hội trật tự, quy củ .................................................... 60
3.1.2. Bức tranh xã hội phi trật tự ........................................................... 63
3.2. Khắc họa đời sống tinh thần phong phú của ngƣời Việt ..................... 66
3.2.1. Tín ngƣỡng tơn thờ, sùng bái tự nhiên và con ngƣời.................... 66
3.2.2. Quy luật nhân quả, số mệnh và ƣớc mơ của con ngƣời................ 70
3.3. Sự chi phối của văn hóa tâm linh đối với phƣơng thức nghệ thuật
trong tác phẩm............................................................................................. 74
3.3.1. Nghệ thuật khắc họa nhân vật ....................................................... 74
3.3.2. Không gian, thời gian nghệ thuật.................................................. 78
3.3.3. Hình tƣợng nghệ thuật và yếu tố kỳ ảo ......................................... 83
Tiểu kết Chƣơng 3........................................................................................... 85
KẾT LUẬN .................................................................................................... 87
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 90

QUYẾT ĐỊNH GIAO TÊN ĐỀ TÀI (BẢN SAO)

1

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
Văn học và văn hóa là hai phƣơng diện khơng thể tách rời. Nếu văn hóa

thể hiện quan niệm và cách ứng xử của con ngƣời trƣớc thế giới thì văn học
lƣu giữ điều đó một cách sống động nhất. Văn học là tiếng nói nghệ thuật của
văn hóa. Văn học tái hiện những giá trị lịch sử, văn hóa; những sắc màu cuộc
sống và cũng là nơi gửi gắm tâm tƣ, tình cảm của con ngƣời.

Cùng với dịng chảy lịch sử, văn học khơng ngừng phát triển cả về bề

rộng lẫn chiều sâu, len lỏi vào thế giới tâm hồn con ngƣời, trong đó có cả
những niềm tin tâm linh. Chính vì vậy, yếu tố tâm linh cũng là một phần
không thể thiếu trong văn học. “Thế giới tâm linh là thế giới của cái thiêng
liêng, mà ở đó chỉ có cái gì cao cả, lƣơng thiện và đẹp đẽ mới có thể vƣơn tới.
Cả cộng đồng tôn thờ và cố kết nhau lại trên cơ sở của cái thiêng liêng ấy.”
[21, tr.115].

Ở hiền gặp lành, ác giả ác báo,… là quan niệm đã đi sâu vào tiềm thức
ngƣời Việt từ những câu chuyện ngày xửa, ngày xƣa. Đến thế kỷ X, văn học
viết trung đại lại kế thừa, tiếp nối những giá trị thiêng liêng ấy. Từ thời kì này,
văn học viết Việt Nam hình thành nên các thể loại và có đƣợc những thành
tựu tiêu biểu, làm nền tảng vững chắc cho sự phát triển của văn học Việt Nam
sau này. Là một bộ phận không thể tách rời trong tiến trình văn học, song, văn
học trung đại vẫn mang những đặc trƣng riêng biệt. Đặc biệt, các yếu tố văn
hóa truyền thống cũng đƣợc khúc xạ vào tác phẩm, trở thành những giá trị
văn hóa tinh thần quý báu của một thời đại lịch sử vàng son.

Văn học trung đại Việt Nam phát triển qua bốn giai đoạn, mỗi giai đoạn
đều có những đặc điểm và thành tựu riêng. Trong đó, văn học từ thế kỉ XVIII
đến nửa đầu thế kỉ XIX có vị trí đặc biệt quan trọng với những bƣớc chuyển
mình mạnh mẽ. Một trong số đó phải kể đến sự phát triển của ký - bộ phận

2

không nhỏ trong di sản văn học dân tộc. Ký thƣờng bám sát hiện thực, thông
qua việc ghi chép mà phản ánh hiện thực, nhƣng khơng phải vì vậy mà ký trở
nên khơ khan, ngƣợc lại trở thành một chứng nhân lịch sử ký thác những giá
trị văn hóa tinh thần bền vững của dân tộc, thời đại.

Trải qua hàng thế kỷ, tiếp nối thành tựu đi trƣớc, ký trung đại Việt Nam

giai đoạn này vẫn vẹn nguyên những giá trị trƣờng tồn và còn là tiền đề, nền
tảng phát triển cho văn học giai đoạn sau. Một trong số đó, khơng thể khơng
nhắc đến tác phẩm ký cuối cùng cịn sót lại - Cơng dư tiệp ký của Vũ Phƣơng
Đề. Theo nhà nghiên cứu Trần Nghĩa (Tạp chí Hán Nơm, 1996, số 4), cho đến
nay có thể kể tên hàng chục cuốn sách, cả chữ Hán, chữ Nơm, chữ quốc ngữ
có gốc gác từ tác phẩm duy nhất này của Vũ Phƣơng Đề.

Công dư tiệp ký tuy là một tác phẩm đã xếp vào hàng xƣa cũ, thậm chí
có thể cho là thuộc loại hiếm có, khó tìm và từ lâu cũng thất lạc bản gốc
nhƣng lại mang sức hút lạ kỳ đối với giới nghiên cứu văn học cổ Việt Nam,
thậm chí là giới nghiên cứu sử học. Bởi lẽ, đây không chỉ là một trong những
tập truyện ký có sức ảnh hƣởng lớn đến sự phát triển của thể loại truyện ký
chữ Hán thế kỷ XVIII - XIX ở Việt Nam mà còn chứa đựng một phần văn
hóa, lịch sử dân tộc. Dù chỉ là những ghi chép lúc rỗi việc công nhƣng những
truyền thuyết và giai thoại trong Công dư tiệp ký lại liên quan đến nhiều sự
kiện và nhân vật nổi tiếng trong lịch sử Việt Nam. Điều độc đáo là khơng chỉ
có những yếu tố lịch sử, địa lý đƣợc ghi chép lại mà cịn mang đậm dấu ấn
văn hóa tâm linh của ngƣời Việt. Từ những dấu ấn tƣ tƣởng, tôn giáo đến
những quan niệm, tín ngƣỡng dân gian đều đƣợc Vũ Phƣơng Đề ghi chép lại
một cách tỉ mỉ.

Dù đƣợc viết trong những ngày nhàn rỗi việc công nhƣng Công dư tiệp
ký không phải chỉ đơn thuần đọc để tận hƣởng cái nhàn, không thể “cƣỡi ngựa
xem hoa” mà hiểu hết đƣợc. Với những tƣ liệu dã sử, các dữ kiện thần thoại,
truyền thuyết, cổ tích,… đan xen cùng những dấu hiệu văn hóa riêng và

3

khoảng cách thời đại hàng thế kỷ sẽ tạo nên những chiều sâu không dễ dị tìm.
Trong dòng chảy Văn học Việt Nam, văn học trung đại là khởi đầu của


nền văn học viết và trở thành nền tảng cho văn học nƣớc nhà. Những yếu tố văn
hóa tâm linh trong Cơng dư tiệp ký góp phần làm sâu sắc thêm những giá trị
trƣờng tồn. Văn hóa là hồn cốt dân tộc. “Văn hóa cịn thì dân tộc cịn. Văn hóa
mất thì dân tộc mất.” (Tổng Bí thƣ Nguyễn Phú Trọng). Trong thời đại hội nhập
hiện nay, sự phai mờ những giá trị văn hóa truyền thống là một điều đáng buồn.
Chính vì thế, những giá trị cổ xƣa, lâu bền của dân tộc càng cần đƣợc giữ gìn,
phát triển. Cùng với tình yêu, niềm say mê văn hóa dân tộc, chúng tơi nhận thấy,
việc nghiên cứu những tác phẩm văn học cổ, đặc biệt là ký trung đại sẽ góp phần
định vị đƣợc giá trị của thể loại này trong kho tàng văn học giai đoạn thế kỉ
XVIII - XIX nói riêng và văn học trung đại Việt Nam nói chung.

Từ những lý do trên, chúng tôi chọn đề tài: Văn hóa tâm linh trong
Cơng dư tiệp ký của Vũ Phƣơng Đề làm đề án tốt nghiệp. Thực hiện đề tài
này, chúng tôi muốn tiếp tục khẳng định giá trị, vẻ đẹp và vai trị của Cơng dư
tiệp ký trong văn xuôi trung đại Việt Nam, đánh thức những giá trị văn hóa
tinh thần từ lâu đời của dân tộc; đồng thời, khẳng định những đóng góp của
Vũ Phƣơng Đề trong dịng chảy văn học, văn hóa dân tộc.

2. Lịch sử nghiên cứu
Trong q trình tìm hiểu, chúng tơi nhận thấy có một số tƣ liệu, cơng

trình nghiên cứu liên quan đến đề tài dƣới nhiều cấp độ khác nhau có thể khai
thác, kế thừa, học hỏi.

2.1. Những tư liệu, cơng trình, bài viết về mối quan hệ giữa văn hóa
tâm linh và văn học

Các vấn đề văn hoá, văn hoá tâm linh, mối quan hệ giữa văn hố và văn
học ln thu hút sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu văn hoá, văn học

nƣớc nhà. Văn hoá là cội nguồn của văn học và “Văn học nghệ thuật có
nhiệm vụ và có tác dụng to lớn trong việc sáng tạo nên những giá trị văn hoá

4

cao quý ấy” (Phạm Văn Đồng). Mối quan hệ giữa văn hóa tâm linh và văn
học cũng đã đƣợc một số bài viết, công trình nghiên cứu đề cập đến.

Trong bài viết “Từ văn học Việt Nam thử nghĩ về văn hoá Việt Nam”,
nhà nghiên cứu Lê Trí Viễn đã chỉ ra điểm cốt lõi trong mối quan hệ giữa văn
hóa và văn học: “Từ văn học nhìn vào văn hóa đều thấy thấm nhuần hai tình
cảm lớn là vì nƣớc, vì dân, vì con ngƣời, hai tƣ tƣởng lớn: yêu nƣớc và nhân
văn, nhân đạo làm cốt lõi cho bản lĩnh dân tộc” [44, tr.180]. Nội dung tâm
linh trong văn hố Việt Nam đƣợc ơng nhắc đến ở phƣơng diện thờ cúng tổ
tiên, các vị anh hùng dân tộc, thành hoàng làng với ý nghĩa là đạo lí biết ơn
kèm theo tín ngƣỡng.

Vấn đề tâm linh trong văn hoá Việt Nam cũng đƣợc nhà văn Sơn Nam
bàn đến trong bài viết “Nói thêm về tâm linh trong liên hệ với văn hố Việt
Nam” [29]. Theo ơng, tâm linh tồn tại trong mọi mặt đời sống từ xƣa tới nay,
từ truyền thuyết, các bài văn tế, các tác phẩm văn học, trong tục thờ cúng tổ
tiên, cúng cô hồn cho tới những hành động, việc làm, nghĩa cử của những con
ngƣời bình thƣờng trong cuộc sống. Với bài viết “Tiếp cận vấn đề tâm linh”,
Sơn Nam cũng đã khẳng định “tâm linh là vấn đề bản sắc văn hóa” [30,
tr.282], đồng thời đi tìm mối quan hệ giữa tâm linh với tín ngƣỡng và mê tín.

2.2. Những tư liệu, cơng trình, bài viết về văn hóa tâm linh trong văn
học trung đại Việt Nam

Về yếu tố tâm linh trong văn học trung đại Việt Nam cũng đã có một số

chun luận, cơng trình, đề tài,… đề cập đến với nhiều quy mô, mức độ khác
nhau.

Cuốn Văn học trung đại Việt Nam dưới góc nhìn văn hố của nhà
nghiên cứu Trần Nho Thìn đã đề xuất phƣơng pháp nghiên cứu văn học trung
đại gắn liền với “mơ hình hai thế giới” - một đặc trƣng của văn hoá trung đại.
Quan niệm của thời cổ trung đại luôn luôn tồn tại song song hai thế giới, “một
thế giới hiện thực với những quan hệ xã hội và thiên nhiên có thể nhận thức

5

đƣợc bằng kinh nghiệm” và “một thế giới tâm linh do chính con ngƣời tƣởng
tƣợng ra theo một ngun lí nào đó”. Góc nhìn văn hoá này đƣợc tác giả làm
rõ qua hai trƣờng hợp Truyện Kiều (Nguyễn Du) và Bình Ngơ đại cáo
(Nguyễn Trãi) [41].

Trong bài viết “Tâm linh và thơ ca Việt Nam giai đoạn cổ trung đại”
[39], tác giả Thanh Tâm Langlet cũng quan tâm đến vấn đề tâm linh. Tác giả
nhận thấy, tôn giáo cũng là một phần của yếu tố tâm linh. Từ đó, tác giả theo
dõi và khai thác yếu tố tâm linh trong đời sống tơn giáo ở dịng thơ Thiền Lí -
Trần qua sáng tác của các Thiền sƣ thuộc các thiền phái Nam Phƣơng, Thảo
Đƣờng, Trúc Lâm.

Dành nhiều tâm huyết cho hƣớng tiếp cận thơ trung đại từ nền văn hoá
truyền thống, nhà nghiên cứu Lê Thu Yến cũng đƣa ra cái nhìn bao quát, hệ
thống những yếu tố tâm linh trong sáng tác của Nguyễn Du với bài viết “Thế
giới tâm linh trong sáng tác Nguyễn Du - một biểu hiện của văn hoá Việt”:
“Thế giới này biểu hiện rõ rệt trong sáng tác Nguyễn Du làm cho ngƣời đọc
không thể không nhận ra. Một Văn Chiêu Hồn thấm đẫm màu sắc của thế giới
bên kia, một Truyện Kiều bàng bạc không gian của cõi âm và nhất là thơ chữ

Hán nhan nhản bày ra những đình, đền, miếu, mộ...” [49, tr.29].

Với tác giả Nguyễn Đăng Na, trong cơng trình nghiên cứu Văn xuôi tự
sự Việt Nam thời trung đại - những bước đi lịch sử, ơng đƣa ra một cái nhìn
khái qt, hệ thống hơn về tiến trình của văn xi tự sự nói chung và một số
thể loại nói riêng. Từ đó, ơng rút ra nhận xét: “Cùng với các loại hình văn học
khác, văn xi tự sự đã hồn thành sứ mệnh lịch sử mà thời đại giao phó:
phản ánh tâm linh của ngƣời Việt Nam thời trung đại” [21, tr.38].

Luận văn thạc sĩ Văn hóa tâm linh trong văn xi trung đại của Hoàng
Thị Minh Phƣơng, do nhà nghiên cứu Lê Thu Yến hƣớng dẫn, đã góp phần
tìm hiểu những giá trị đặc sắc của văn hóa tâm linh trong văn xi trung đại:
“Bộ phận văn học này đã phần nào phản ánh đƣợc những nét cơ bản trong đời

6

sống văn hóa tinh thần dân tộc với những phong tục, tín ngƣỡng, thế giới
quan và tƣ duy mang tính tâm linh sâu sắc.” [35, tr.106].

Trong luận văn thạc sĩ Yếu tố tâm linh trong truyện thơ Nôm [14] của
Nguyễn Thị Gái, do nhà nghiên cứu Lê Thu Yến hƣớng dẫn, qua việc khảo
sát 30 truyện thơ Nôm, tác giả đã làm rõ đƣợc yếu tố tâm linh góp phần làm
nên sức hấp dẫn của truyện thơ Nơm qua đời sống tinh thần và trí tƣởng
tƣợng phong phú của con ngƣời.

Bên cạnh đó, vẫn cịn một số cơng trình nghiên cứu, chuyên luận, bài
báo khoa học, bài viết đề cập đến văn hóa tâm linh và yếu tố tâm linh trong
văn học trung đại Việt Nam.

Nhƣ vậy, văn hóa tâm linh trong văn học đã đƣợc một số nhà nghiên

cứu bàn đến ở những phạm vi, cấp độ khác nhau, nhìn chung, văn hóa tâm
linh vẫn là một phần khơng thể tách rời trong văn học Việt Nam trung đại.

2.3. Những tư liệu, cơng trình, bài viết liên quan trực tiếp đến tác
phẩm Công dư tiệp ký

Đối với tác phẩm Cơng dư tiệp ký của Vũ Phƣơng Đề, có rất ít tƣ liệu
và cơng trình nghiên cứu đi sâu vào tác phẩm này. Dù xuất hiện từ thế kỷ
XVIII nhƣng nhìn chung, các nghiên cứu về Cơng dư tiệp ký giai đoạn trƣớc
năm 1900 vẫn hết sức sơ lƣợc.

2.3.1. Về mặt văn bản học
Năm 1984, “Công dư tiệp ký” của Vũ Phƣơng Đề đƣợc Trần Văn Giáp
xếp vào phần Truyện ký ở tập I, trong bộ sách nổi tiếng: Tìm hiểu kho sách
Hán Nơm - nguồn tư liệu văn học sử học Việt Nam (Nxb. Văn hóa, Hà Nội,
1984), với lời giới thiệu khá đầy đủ về diện mạo văn bản cũng nhƣ tác giả.
Tiếp nối Trần Văn Giáp, năm 1989, Nguyễn Đăng Na là ngƣời tìm
hiểu, nghiên cứu về văn bản của tác phẩm này, trong bài viết Tục Công dư
tiệp ký tác gia và tác phẩm (Tạp chí Hán Nơm, Số 1). Nguyễn Đăng Na đã

7

nghiên cứu Trần tộc hợp phả (gia phả họ Trần ở xã Điền Trì, huyện Chí Linh,
tỉnh Hải Dƣơng) và tìm ra một số bản ghi chép khác nhau của Công dư tiệp
ký. Vào năm 2001, trong cơng trình Văn xi tự sự Việt Nam thời trung đại
(tập I, Nguyễn Đăng Na biên soạn, Nxb. Giáo dục, Hà Nội), văn bản Công dư
tiệp ký đã đƣợc Nguyễn Đăng Na tách thành hai tác phẩm riêng biệt là Công
dư tiệp ký của Vũ Phƣơng Đề và Tục Công dư của Trần Trợ.

Về phần văn bản của Công dư tiệp ký, trong bài viết “Góp phần giải

quyết những vấn đề văn bản học đang đặt ra với Công dư tiệp ký”, Trần Nghĩa
sau khi tiến hành đối chiếu sơ bộ các văn bản đã nhận xét: “Ngoài những biến
động về tiêu đề, nội dung các truyện trong các văn bản, nếu đem so sánh, ta
cũng thấy có sự xê dịch nhƣng cũng chủ yếu là về mặt câu chữ. Khác nhau về
chi tiết giữa các truyện tuy có nhƣng không nhiều.” [31].

Bài viết “Công dƣ tiệp ký vấn đề tác giả và văn bản tác phẩm” (Tạp chí
Hán Nơm, Số 3 (83)/ 2007) của Trần Thị Kim Anh đã hệ thống một cách khái
quát lịch sử nghiên cứu Công dư tiệp ký trên bình diện văn bản học. Qua đó,
tác giả thấy đƣợc “văn bản Cơng dƣ tiệp ký hiện cịn là văn bản đƣợc hợp
thành từ Công dƣ tiệp ký (gồm 43 ký của Vũ Phƣơng Đề) + Tục Công dƣ tiệp
ký (hay Cát Xuyên tiệp bút gồm 58 ký của Trần Tiến) + Bạch Vân Am cƣ sĩ
Nguyễn công Văn Đạt phả ký (gồm 1 ký của Vũ Khâm Lân) + Bổ di (gồm 9
ký của Phạm Đình Hổ)… Sự nối kết các tác phẩm này với nhau đã giúp phản
ảnh khá tập trung và hết sức sinh động về lịch sử xã hội và con ngƣời Việt
Nam, đặc biệt đậm nét ở giai đoạn sau khi nhà Lê Trung hƣng (thế kỷ XVII -
XVIII) - một giai đoạn lịch sử đầy biến động.” [2, tr. 13 - 24].

2.3.2. Về tác giả và tác phẩm Công dư tiệp ký

Bài viết “300 năm sinh tác giả Công dư tiệp ký” (in trong Báo Thể thao
và văn hóa, số 92, 15/11/1997) của Lại Nguyên Ân đã cho ngƣời đọc nhìn
nhận một cách khái quát về Vũ Phƣơng Đề và tác phẩm Công dư tiệp ký.
Trong bài viết của mình, Lại Ngun Ân nhận xét: “Cơng dƣ tiệp ký suốt mấy

8

trăm năm qua đã trở thành một thứ điểm tựa để rất nhiều soạn giả dựa vào, bổ
sung, trích lục… Cơng dƣ tiệp ký của Vũ Phƣơng Đề hiển nhiên là một cuốn
sách có sức kích thích sinh sản mạnh. Vì sao vậy? Nếu vì văn chƣơng hay, thì

đây là chỗ cho sự phân tích của các nhà nghiên cứu chun về văn xi chữ
Hán ở Việt Nam thời trung đại. Cũng lại có thể nghĩ rằng lối viết của Vũ
Phƣơng Đề ở Công dƣ tiệp ký mang đặc tính trứ thuật của các tác giả trung,
cận đại Việt Nam, theo đó “văn” vốn rất rộng: một định hƣớng ghi chép tƣ
liệu dã sử là khơng nằm ngồi “văn”. Mà cái hƣớng nhƣ thế, nhiều ngƣời sau
lại có thể theo.” [3].

Tiếp đó, trong bài viết “Đơi điều bổ sung thêm về tác giả và tác phẩm
Công dư tiệp ký”, Nguyễn Văn Hồi nhận định: “Cơng dƣ tiệp ký của Vũ
Phƣơng Đề có vị trí nhƣ là tác phẩm “nối mạch” cho dịng văn xi tự sự Việt
Nam sau hơn hai thế kỷ dƣờng nhƣ bị quên lãng.” [17]; đồng thời, giới thiệu
về thân thế, sự nghiệp của Vũ Phƣơng Đề với một số thông tin mới qua những
giá trị cốt lõi của tác phẩm này.

Bài viết “Hai bức tranh xã hội trong kí viết về chuyện kì Việt Nam giai
đoạn thế kỷ XVIII và nửa đầu thế kỷ XIX” của Lê Thị Hải Yến đƣợc in trong
Tạp chí khoa học - số 42/2020, Đại học Sƣ phạm Hà Nội 2 lại khai thác Cơng
dư tiệp ký ở một bình diện khác. Ở đây, tác giả đã đi sâu vào hai bức tranh xã
hội trong ký viết về chuyện kì Việt Nam, trong đó có đề cập đến một vài
truyện trong Cơng dư tiệp ký, nhận thấy trong tác phẩm có nhiều chi tiết liên
quan đến sự báo mộng trƣớc và cả những chi tiết mang tính dị thƣờng, giải
thiêng. Từ đó, tác giả đƣa ra nhận định: “Tựu chung, trong các tác phẩm kí
viết về chuyện kì, các tác giả đã tập trung xây dựng, phản ánh hai bức tranh
xã hội khác nhau. Bức tranh thứ nhất, bức tranh xã hội trật tự - quy củ thiêng
liêng, cao cả gắn với sự chi phối của tƣ tƣởng hệ chính thống - Nho giáo…
Song bên cạnh đó, do tác động của hoàn cảnh lịch sử xã hội, sự xuống cấp
nghiêm trọng của tƣ tƣởng hệ Nho giáo đã dẫn đến một sự đứt gãy tƣ tƣởng

9


hệ, kéo theo hệ tƣ tƣởng tơn giáo bị hồi nghi, hệ tƣ tƣởng cá nhân lên ngôi
khiến cho nhiều nhân vật, sự kiện trƣớc đây đƣợc huyền thoại hóa, xem là tối
cao thì nay bị hạ bệ, giải thiêng. Điều đó dẫn đến hình thành một mơ hình xã
hội phi trật tự, sai lệch, sa sút, giải thiêng.” [48, tr.16].

2.3.3. Về yếu tố tâm linh trong Công dư tiệp ký
Trong q trình tìm hiểu, nghiên cứu, chúng tơi thấy có rất ít tƣ liệu và
cơng trình nghiên cứu liên quan đến yếu tố tâm linh trong Công dư tiệp ký.
Riêng chỉ có luận văn thạc sĩ Văn hóa tâm linh trong văn xi trung đại [35]
của Hồng Thị Minh Phƣơng, do Lê Thu Yến hƣớng dẫn, quá trình nghiên
cứu 22 tác phẩm văn xi trung đại, có khảo sát qua về 13/44 truyện trong
Công dư tiệp ký của Vũ Phƣơng Đề, tuy nhiên, vẫn chƣa phân tích sâu.
Những cơng trình nghiên cứu trên đều là tƣ liệu vô cùng quý báu. Với
thái độ trân trọng và kế thừa những thành tựu của ngƣời đi trƣớc, chúng tôi
mong muốn tiếp tục nghiên cứu, bổ sung, mở rộng và nêu quan điểm, ý kiến
của bản thân về vấn đề văn hóa tâm linh trong Cơng dư tiệp ký nói riêng cũng
nhƣ giá trị của tác phẩm nói chung trong tiến trình văn học trung đại Việt
Nam thế kỷ XVIII - XIX.
3. Mục tiêu nghiên cứu

Văn hóa tâm linh là một phần không thể thiếu trong đời sống tinh thần
của ngƣời Việt từ xƣa đến nay. Đó khơng chỉ là những quan niệm sống mà
còn là cả thế giới tinh thần của ngƣời Việt gắn liền với lịch sử dựng nƣớc và
giữ nƣớc. Không chỉ ghi chép lịch sử, địa lý, Cơng dư tiệp ký cịn phản ánh cả
đời sống tinh thần con ngƣời, những giá trị đạo đức nhân văn và cả những mặt
trái của con ngƣời. Văn hóa là một phần khơng thể thiếu đối với mỗi dân tộc,
là những giá trị trƣờng tồn làm nên hồn cốt của dân tộc. Trên cơ sở đó, đề án
đi sâu tìm hiểu văn hóa tâm linh, những giá trị tín ngƣỡng trong đời sống con
ngƣời thơng qua những sự việc ghi chép trong Công dư tiệp ký. Qua đó, giúp
ngƣời đọc hiểu hơn về đời sống tinh thần của con ngƣời.


10

Sự hình thành và phát triển của nền văn xi trung đại gắn liền với nền
văn hố dân gian lâu đời, bám rễ trong truyền thống văn hoá dân tộc, đồng
thời nhƣ là sự phản chiếu tƣ duy nghệ thuật của nền văn học sản sinh ra nó.
Với hƣớng nghiên cứu này, đề án sẽ chỉ ra và phân tích những yếu tố văn hóa
tâm tinh xuất hiện trong các mẩu chuyện đƣợc Vũ Phương Đề ghi chép lại
trong Công dư tiệp ký.

Trong thời đại hội nhập nhƣ hiện nay, việc giữ gìn, bảo tồn và phát huy
các giá trị văn hóa truyền thống là điều vơ cùng cần thiết. Đời sống tâm linh
là một hình thức đặc biệt của ý thức con ngƣời và ý thức xã hội; hƣớng đến
thế giới tâm linh dƣờng nhƣ là một nhu cầu trong đời sống tinh thần của con
ngƣời, đồng thời là một trong những cách để con ngƣời sống lƣơng thiện hơn,
tốt đẹp hơn. Thế giới tâm linh, đời sống tâm linh chính là sự khát khao của
con ngƣời về chân lý, về cái hồn mỹ và hạnh phúc vĩnh hằng. Có thể nói, lọc
bỏ những yếu tố có màu sắc thần bí và mê tín dị đoan, phần tinh tuý, trong
sáng của đời sống tâm linh sẽ hiện ra, đó là những giá trị văn hoá đầy bản sắc
và chứa đựng ý nghĩa nhân văn. Đề tài mong muốn đánh thức những giá trị
truyền thống trong đời sống tinh thần của con ngƣời. Đặc biệt, trong cuộc
sống hiện đại và hội nhập hiện nay, những tất bật của cuộc sống đôi khi khiến
con ngƣời ta lãng quên những giá trị truyền thống của dân tộc. Việc tìm về
với những giá trị tinh thần thuần túy sẽ giúp con ngƣời có thêm điểm tựa,
niềm tin và sống thanh thản hơn với cuộc sống hiện tại.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu

4.1. Đối tượng nghiên cứu: Khảo sát 44 truyện trong Công dư tiệp ký
tiền biên do Vũ Phƣơng Đề soạn.


4.2 Phạm vi nghiên cứu: Văn hóa tâm linh trong Công dư tiệp ký của
Vũ Phƣơng Đề.

5. Phƣơng pháp nghiên cứu đề tài
- Phƣơng pháp phân tích - tổng hợp: Thu thập những tài liệu, tác phẩm

11

liên quan đến đề tài, từ đó nghiên cứu để vận dụng vào đề tài. Xử lý các kết
quả có đƣợc để đi đến đánh giá toàn diện.

- Phƣơng pháp nghiên cứu lịch sử - văn hóa: Tìm hiểu các bài viết liên
quan đến mơi trƣờng văn hóa thời đại; quá trình sáng tác, đời tƣ, các nhận
định, đánh giá liên quan đến tác giả,… nhằm làm sáng tỏ ảnh hƣởng, dấu ấn
thời đại và cá nhân tác giả trong tác phẩm Công dư tiệp ký.

- Phƣơng pháp thống kê - hệ thống: Khảo sát 44 truyện trong Công dư
tiệp ký tiền biên do Vũ Phƣơng Đề soạn để thấy đƣợc yếu tố văn hóa tâm linh
trong tác phẩm.

- Phƣơng pháp so sánh: So sánh Công dư tiệp ký với một số tác phẩm ký,
truyền kỳ đồng đại để làm rõ dấu ấn của văn hóa tâm linh (Vũ trung tùy bút,
Thượng kinh ký sự, Lan trì kiến văn lục,…)
6. Đóng góp của đề tài

Công dư tiệp ký của Vũ Phƣơng Đề dù chỉ đơn thuần là những mẩu
chuyện đƣợc ghi chép lại lúc rỗi rãi việc công nhƣng lại chứa đựng những giá
trị lịch sử, văn hoá quý giá. Đặc biệt, các yếu tố thuộc về văn hoá tâm linh
trong tác phẩm đã phần nào phản ánh đƣợc thế giới quan, đời sống văn hoá
tinh thần của ngƣời Việt thời phong kiến xa xƣa. Khác với Truyền kỳ mạn lục

của Nguyễn Dữ, đọc Cơng dư tiệp ký, ngƣời đọc có thể tìm kiếm đƣợc nhiều
dữ kiện thuộc về thần thoại, truyền thuyết, cổ tích đan xen những sự kiện, câu
chuyện lịch sử có thật. Từ đó, có thể thấy, Cơng dư tiệp ký không chỉ dừng lại
là một ghi chép thông thƣờng mà cịn chứa đựng những giá trị văn hố truyền
thống cần đƣợc khai thác.

Đề án đi vào tìm hiểu về văn hóa tâm linh trong Cơng dư tiệp ký để thấy
đƣợc giá trị của những yếu tố tâm linh trong việc làm nên sức hấp dẫn của tác
phẩm và khắc họa bối cảnh lịch sử, xã hội lúc bấy giờ. Đồng thời, đề tài góp
phần khẳng định giá trị trƣờng tồn của văn hóa tâm linh trong đời sống tinh
thần của con ngƣời.

12

7. Cấu trúc của đề tài
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, nội dung đề án đƣợc

cấu trúc thành 03 chƣơng chính, cụ thể nhƣ sau:
Chƣơng 1. Văn hóa tâm linh trong văn xuôi trung đại Việt Nam và Công

dư tiệp ký của Vũ Phƣơng Đề
Chƣơng 2. Biểu hiện văn hóa tâm linh trong Công dư tiệp ký
Chƣơng 3. Hiệu quả thẩm mĩ của văn hóa tâm linh trong Công dư tiệp ký

13

CHƢƠNG 1. VĂN HÓA TÂM LINH TRONG VĂN XUÔI TRUNG
ĐẠI VIỆT NAM VÀ CÔNG DƯ TIỆP KÝ CỦA VŨ PHƢƠNG ĐỀ

1.1. Văn hóa tâm linh trong văn xuôi trung đại Việt Nam


1.1.1. Khái niệm văn hóa tâm linh
Tâm linh không phải là vấn đề mới mẻ mà là một sinh hoạt tinh thần

vốn có từ xa xƣa, đề cập đến mối tƣơng quan giữa con ngƣời và vũ trụ. Tâm
linh giúp con ngƣời khám phá những bí ẩn của chính mình và góp phần tạo
niềm tin trong cuộc sống.

Nhắc đến văn hóa, ta khơng thể khơng nói đến văn hóa tâm linh - một bộ
phận không thể tách rời, in sâu vào đời sống tinh thần của mỗi ngƣời dân Việt.

Văn hoá tâm linh là một thuật ngữ đƣợc dùng để chỉ một loại hình văn
hố tinh thần đặc thù của ngƣời Việt Nam lấy đối tƣợng là sự bày tỏ tình cảm
linh thiêng, niềm tin linh thiêng, sự tri ân của những ngƣời đang sống đối với
những ngƣời thân đã mất, đối với những vị anh hùng dân tộc, những liệt sĩ
đƣợc tơn làm Thánh, làm Thần, làm Thành hồng… diễn ra trong một không
gian thiêng và thời gian thiêng nhất định.

Từ xa xƣa, trong các hoạt động văn hoá truyền thống dân tộc, ngƣời
Việt Nam đều có tổ chức các hoạt động văn hố tâm linh. Tâm linh vốn xuất
phát từ những giá trị đạo đức tốt đẹp trong tâm hồn con ngƣời. Sở dĩ từ “tâm”
trong “tâm linh” là nói về “tấm lịng nhân ái” hay nói cách khác là biểu hiện
của chân tâm, của thiện căn luôn tồn tại trong mỗi con ngƣời; “linh” trong
khái niệm này là “linh hồn”, là phần tinh thần bên trong thể xác con ngƣời.
Nói cách khác, tâm linh chính là đời sống tinh thần phong phú của con ngƣời,
là điểm tựa tinh thần của con ngƣời trƣớc những biến thiên của cuộc sống.

Có thể nói, tâm linh có mặt trong cả đời sống tinh thần, đời sống xã hội
và đời sống tôn giáo. Tâm linh thuộc ý thức, gắn liền với ý thức con ngƣời,
bởi niềm tin có đƣợc là do sự nhận biết của ý thức. Điều cốt yếu của tâm linh


14

là niềm tin, khơng có niềm tin chắc chắn là khơng có tâm linh. Do vậy, niềm
tin tâm linh thuộc về bản chất của con ngƣời, là nhân tố cơ bản tạo nên đời
sống tinh thần của con ngƣời. Tâm linh là thế giới của cái thiêng liêng, cao cả
mà con ngƣời luôn hƣớng tới, ln tin tƣởng nên nó có giá trị ràng buộc con
ngƣời bên cạnh các mối quan hệ hữu hình khác.

Trong mối liên hệ giữa văn hố và tâm linh, thì văn hóa biểu hiện bản
chất của sự vật, tâm linh là thuộc về ý thức tinh thần. Suy cho cùng, văn hóa
tâm linh là sự kết hợp giữa những giá trị hiện thực và giá trị tinh thần, hay nói
khác hơn là sức mạnh ý thức của con ngƣời.

Hiện nay, vẫn chƣa có một khái niệm nào thật rõ ràng và chính xác về
văn hóa tâm linh. Chung quy lại, có thể hiểu một cách đơn giản, văn hóa tâm
linh là những giá trị tốt đẹp trong đời sống tinh thần của con ngƣời, niềm tin,
điểm tựa tinh thần của con ngƣời trƣớc những biến thiên của cuộc sống.

Tuy nhiên, tâm linh khơng có nghĩa là mê tín dị đoan, đặt niềm tin mù
quáng vào những điều thần bí hay lợi dụng những điều thần bí để mê muội
con ngƣời, khiến con ngƣời quên đi thực tại. Thực chất, tâm linh không phải
là xa rời cuộc sống trần thế. Cốt lõi của văn hóa tâm linh vẫn là hƣớng đến
những giá trị thẩm mĩ trong tâm hồn con ngƣời, hƣớng con ngƣời đến chân,
thiện, mỹ, những ƣớc mơ và khát vọng tốt đẹp trong cuộc đời.

1.1.2. Cơ sở hình thành văn hóa tâm linh
Nảy sinh trên nền văn hóa dân gian, xuất hiện trong giai đoạn chuyển

giao giữa văn học dân gian và văn học viết, văn học trung đại Việt Nam ln

chịu sự tác động của những quan niệm, tín ngƣỡng từ văn hóa dân gian, đồng
thời cũng chịu ảnh hƣởng của những dịng tƣ tƣởng từ nƣớc ngồi du nhập vào.

1.1.2.1. Sự kế thừa, tiếp nối văn học dân gian
Trong tiến trình văn học Việt Nam, văn học dân gian ra đời sớm nhất
và chứa đựng những giá trị nguyên sơ trong đời sống tinh thần của con ngƣời.

15

Do những hoàn cảnh địa lý - lịch sử đặc biệt mà Việt Nam có những
đặc trƣng của nền văn hố nơng nghiệp. Đó là, con ngƣời có sự phụ thuộc vào
các hiện tƣợng tự nhiên (nhƣ trời, đất, nƣớc, nắng, mƣa...), nên trong nhận
thức đã hình thành một lối tƣ duy tổng hợp, trọng quan hệ, trọng tình, thiên về
kinh nghiệm, trực giác, cảm tính và duy linh (linh cảm). Xuất phát từ nền văn hóa
gốc nơng nghiệp, từ xa xƣa, ngƣời Việt cổ đã có tín ngưỡng sùng bái tự nhiên.

Thiên nhiên ảnh hƣởng lớn đến đời sống, sản xuất của con ngƣời, mọi
việc trồng trọt, chăn nuôi đều phụ thuộc vào sự biến đổi của tự nhiên. Chính
vì vậy, con ngƣời nảy sinh tâm lý lệ thuộc vào thiên nhiên, hơn thế nữa là tôn
sùng tự nhiên nhƣ những vị thần phù trợ cho mình. Đó là cơ sở hình thành tín
ngƣỡng đặc biệt: Tín ngƣỡng đa thần - một yếu tố quan trọng trong văn hóa
Việt Nam. Tục thờ thần bắt nguồn từ đó. Ngƣời xƣa vẫn quan niệm các hiện
tƣợng thiên nhiên nhƣ mƣa, sấm, chớp,… đều đƣợc xem là hiện tƣợng siêu
nhiên do đấng tối cao tạo ra. Không chỉ thờ thiên thần, nhiên thần, ngƣời cổ
đại còn thờ vật thiêng, tế lễ trời đất… Tất cả đều xuất phát từ ƣớc muốn mƣa
thuận gió hòa, mùa màng bội thu, mong thần linh phù hộ cho cuộc sống.

Ngoài ra, ngƣời cổ đại cịn có tín ngưỡng sùng bái con người. Họ quan
niệm rằng, có một thế giới tồn tại song song với thế giới mà con ngƣời đang
sống. Đó là thế giới của thần linh, ma quỷ, của cõi u linh huyền bí... Con

ngƣời dù chết đi nhƣng linh hồn vẫn tồn tại, rong ruổi khắp nơi trên trần thế,
có thể gây họa hoặc tạo phúc cho con ngƣời. Ông bà tổ tiên, những ngƣời
hiền đức ở thế giới bên kia vẫn luôn dõi theo và phù hộ con cháu, phù hộ
Nhân dân. Ngƣợc lại, những oan hồn chƣa thể siêu thoát lại quấy nhiễu, gây
họa cho con ngƣời. Chính vì vậy mà trong văn hóa, tín ngƣỡng dân gian xuất
hiện tín ngƣỡng sùng bái con ngƣời, đƣợc biểu hiện qua các hình thức: Thờ cúng
tổ tiên, thờ các anh hùng lịch sử văn hóa, thờ nhân thần, cầu siêu, cúng tế…

Có thể thấy, tín ngƣỡng đa thần, tín ngƣỡng sùng bái tự nhiên và con
ngƣời là những biểu hiện quan trọng trong đời sống văn hóa tâm linh ngƣời


×