Tải bản đầy đủ (.pdf) (93 trang)

Yếu tố tâm linh trong sơ kính tân trang của phạm thái

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (632.3 KB, 93 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUY NHƠN

VÕ THỊ NGỌC LAN

YẾU TỐ TÂM LINH TRONG SƠ KÍNH TÂN TRANG CỦA
PHẠM THÁI

Ngành: VĂN HỌC VIỆT NAM
Mã số: 8220121

Người hướng dẫn: TS. Trần Thị Tú Nhi

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đề tài: Yếu tố tâm linh trong “Sơ kính tân trang” của
Phạm Thái là kết quả nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nghiên cứu trong
đề tài là trung thực và chưa từng được cơng bố trong bất cứ cơng trình nào.

Bình Định, ngày 30 tháng 8 năm 2023
Tác giả khóa luận

Võ Thị Ngọc Lan

LỜI CẢM ƠN

Lời đầu tiên, tôi xin được gửi lời cảm ơn đến Ban giám hiệu, Phòng
Sau đại học trường Đại học Quy Nhơn và các thầy cô giáo trực tiếp giảng
dạy đã giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi cho tơi trong q trình học tập tại
trường.


Với tình cảm sâu sắc, tơi xin bày tỏ lịng biết ơn chân thành đến TS.
Trần Thị Tú Nhi – người đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ và động viên tôi
trong thời gian nghiên cứu để tơi có thể hồn thành đề tài này.

Tôi cũng xin gửi lời tri ân tới gia đình, bạn bè đồng nghiệp là những
người luôn sát cánh cùng tôi, giúp đỡ tôi trong suốt thời gian qua để tơi có
thể thực hiện tốt mọi công việc.

Bình Định, ngày 30 tháng 8 năm 2023
Tác giả khóa luận

Võ Thị Ngọc Lan

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 1

1. Lý do chọn đề tài ..................................................................................... 1
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài ..................................................... 2
3. Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................ 9
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................ 9
5. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................... 10
6. Cấu trúc của đề án ................................................................................ 11
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ HÌNH THÀNH YẾU TỐ TÂM LINH TRONG VĂN
HỌC TRUNG ĐẠI VÀ TRUYỆN THƠ NƠM SƠ KÍNH TÂN TRANG ...... 12
1.1. Cơ sở hình thành yếu tố tâm linh trong văn học trung đại ................... 12


1.1.1. Khái niệm tâm linh, văn hóa tâm linh và yếu tố tâm linh ............. 12
1.1.2. Cơ sở hình thành yếu tố tâm linh trong đời sống người Việt ........ 16
1.1.3. Yếu tố tâm linh trong truyện thơ Nôm ......................................... 24
1.2. Phạm Thái và Sơ kính tân trang .......................................................... 30
1.2.1. Về tác gia Phạm Thái và sự nghiệp sáng tác ................................. 31
1.2.2. Tác phẩm Sơ kính tân trang ......................................................... 35
1.2.3. Quan niệm về tâm linh của Phạm Thái ........................................ 37
Tiểu kết Chương 1 ....................................................................................... 40
CHƯƠNG 2 .NHỮNG BIỂU HIỆN CỦA YẾU TỐ TÂM LINH TRONG SƠ
KÍNH TÂN TRANG ..................................................................................... 42
2.1. Tín ngưỡng thờ cúng và thế giới Trời, Phật, Thần, Tiên ..................... 42
2.1.1. Tín ngưỡng thờ cúng ................................................................... 42
2.1.2. Trời, Phật, Thần, Tiên.................................................................. 44

2.2. Dun kiếp, số mệnh, bói tốn, lời thề ................................................ 49
2.2.1. Duyên kiếp, số mệnh .................................................................. 49
2.2.2. Bói tốn, lời thề ........................................................................... 52

2.3. Chiêm bao, linh ứng ............................................................................ 61
2.3.1. Chiêm bao ................................................................................... 61
2.3.2. Linh ứng ...................................................................................... 63

Tiểu kết Chương 2....................................................................................... 65
CHƯƠNG 3. HIỆU QUẢ THẨM MỸ CỦA YẾU TỐ TÂM LINH TRONG
SƠ KÍNH TÂN TRANG ................................................................................ 66

3.1. Yếu tố tâm linh với việc phản ánh hiện thực trong Sơ kính tân trang .. 66
3.1.1. Hiện thực đương thời................................................................... 66
3.1.2. Hiện thực đời sống tâm linh ......................................................... 69


3.2. Yếu tố tâm linh với ý nghĩa giáo dục văn hóa và khát vọng nhân văn về
tình yêu của con người .............................................................................. 74

3.2.1. Ý nghĩa giáo dục văn hóa ............................................................ 74
3.2.2. Khát vọng nhân văn về tình yêu ................................................... 76
Tiểu kết Chương 3 ....................................................................................... 80
KẾT LUẬN ................................................................................................. 81
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................... 83

QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỀ TÀI (BẢN SAO)

1

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
Trong bất kỳ thời đại nào của xã hội, cuộc sống của con người đều có
mối quan hệ tiềm ẩn với thế giới tâm linh. Một mối quan hệ có lúc hiển hiện
khá rõ trong sinh hoạt văn hóa, tinh thần của con người nhưng cũng có lúc tồn
tại ẩn kín trong tâm hồn, trong nếp nghĩ của cá nhân, cộng đồng mà chúng ta
thật sự chưa lý giải hết…
Có thể nói, thế giới tâm linh là đời sống tinh thần vơ cùng huyền bí của
nhân dân chi phối rất nhiều đối với cuộc sống và rất quan trọng đối với mọi
người. “Thế giới tâm linh là thế giới của cái thiêng liêng, mà ở đó chỉ có cái
gì cao cả, lương thiện và đẹp đẽ mới có thể vươn tới. Cả cộng đồng tơn thờ và
cố kết nhau lại trên cơ sở của cái thiêng liêng ấy”. [1, 115]
Những năm gần đây trên tinh thần cởi mở để hòa nhập cùng thế giới,
vấn đề tâm linh được đề cập nhiều hơn. Người ta nói nhiều về thế giới tâm
linh, đời sống tâm linh, giải tỏa tâm linh, văn hóa tâm linh,… Tâm linh đối
với văn học đã có gắn kết nhau như duyên nợ nên việc đi sâu khám phá tâm

linh sẽ là hướng đi đúng quĩ đạo của văn học.
Văn học chính là nơi lưu giữ những giá trị văn hóa tinh thần cho mọi thế
hệ. Từ văn học chúng ta có thể hiểu thêm về văn hóa, những giá trị nhân văn của
đời sống. Hơn đâu hết, thế giới tinh thần vô cùng phong phú của người Việt
Nam, trong đó có thế giới tâm linh thể hiện rõ nét trong văn học từ văn học dân
gian đến văn học viết. Văn học Việt Nam thời trung đại một mặt kế thừa các giá
trị tinh thần thiêng liêng trong văn học dân gian, mặt khác phản ánh toàn diện thế
giới tâm linh của con người trong suốt mười thế kỉ tồn tại của xã hội phong kiến.
Trong văn học thời kì này, thơng qua tài năng nghệ thuật và vốn văn hóa truyền
thống sâu rộng của các tác giả, ta phần nào hiểu được niềm tin thiêng liêng, tín
ngưỡng truyền thống, phong tục tập quán, phương thức tư duy và những quan

2

niệm phổ biến của nhân dân những điểm cốt lõi tạo nên giá trị văn hóa tinh thần
đặc sắc của văn hóa dân tộc và văn hóa tâm linh. Văn học trung đại là bộ phận
văn học thể hiện khá phong phú về thế giới tâm linh cả trong văn xuôi và truyện
thơ Nôm. Đặt biệt, truyện thơ Nôm là một bộ phận văn học khá độc đáo, có giá
trị và có vị trí quan trọng trong đời sống tinh thần của người bình dân xưa. Vì
vậy thế giới tâm linh trong truyện thơ Nôm cũng vô cùng phong phú, đa dạng và
có dấu ấn riêng. Trong đó có Sơ kính tân trang của Phạm Thái. Đây là một trong
những tác phẩm truyện thơ Nôm tiêu biểu trong sự nghiệp sáng tác của Phạm
Thái. Tác phẩm được xem là thước phim bằng thơ bắt nguồn từ những sự kiện
thuộc về tiểu sử bản thân của chủ nhân sáng tạo ra nó. Việc chủ thể sử dụng tiểu
sử bản thân để xây dựng cốt truyện Sơ kính tân trang đã bộc lộ nét cá biệt trong
tư duy sáng tạo của tác giả. Hơn thế nữa, tác phẩm còn là nơi bộc lộ đầy đủ vốn
văn hóa sâu rộng của nhà trong đó có văn hóa tâm linh. Văn hóa tâm linh đã trở
thành mạch nguồn cảm xúc, quy định cách ứng xử của các nhân vật mà Phạm
Thái đã kết tinh thành hành động truyện. Tìm hiểu văn hóa tâm linh trong tác
phẩm truyện thơ Nơm Sơ kính tân trang sẽ giúp người đọc sáng rõ hơn về diễn

biến của cốt truyện, hành động nhân vật và ý nghĩa nhân sinh mà tác giả đã gửi
gắm qua tác phẩm. Với mong muốn góp thêm cái nhìn mới về tác phẩm truyện
thơ Nôm này, tôi đã chọn đề tài Yếu tố tâm linh trong “Sơ kính tân trang”của
Phạm Thái làm đề tài đề án tốt nghiệp thạc sĩ của mình.

2. Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài
2.1. Những nghiên cứu về văn hóa tâm linh
Trong những năm gần đây, các vấn đề về văn hóa, tâm linh, mối quan
hệ giữa văn hóa với văn học đã nhận được sự quan tâm rất nhiều của các nhà
nghiên cứu văn hóa, văn học nước nhà. Đúng hơn, vấn đề về văn hóa tâm linh
thực sự được bàn luận ở góc độ khoa học chỉ từ khoảng đầu thập niên 90 đến
nay. Điển hình nổi bật có thể kể đến các cơng trình nghiên cứu và các bài báo
khoa học sau:

3

Cơng trình nghiên cứu Văn hóa tâm linh của Nguyễn Đăng Duy xuất
bản năm 2002 [20] đã đề xuất khái niệm tâm linh, văn hóa tâm linh khá đầy
đủ “Tâm linh là cái linh thiêng cao cả trong cuộc sống đời thường, là niềm tin
thiêng liêng trong cuộc sống tín ngưỡng tơn giáo. Cái thiêng liêng cao cả,
niềm tin thiêng liêng ấy được ngưng đọng lại ở biểu tượng, hình ảnh, ý niệm”
[20,11]. “Văn hóa tâm linh là văn hóa biểu hiện những giá trị thiêng liêng
trong cuộc sống đời thường và biểu hiện niềm tin thiêng liêng trong cuộc sống
tín ngưỡng tơn giáo” [20, 26].

Công trình chủ yếu viết về văn hóa tâm linh người Việt ở miền Bắc
trong các lĩnh vực như: tín ngưỡng, thần thánh, trời, đất, thờ mẫu, tang ma,
thờ cúng tổ tiên, các tôn giáo Phật giáo, Đạo giáo, Thiên chúa giáo. Tác giả
cũng điểm qua tâm linh trong mọi mặt của đời sống cá nhân, gia đình, tín
ngưỡng, tơn giáo và cả mê tín dị đoan.


Tâm linh cũng được Sơn Nam đề cập trong bài viết: Nói thêm về tâm
linh trong liên hệ với văn hóa Việt Nam [48]. “Tâm linh tồn tại trong mọi mặt
đời sống từ xưa cho đến nay, từ trong truyền thuyết, các bài văn tế, các tác
phẩm văn học trong việc thờ cúng tổ tiên, cúng cô hồn cho tới những ca khúc
về tổ quốc và cả những hành động, mọi việc làm, nghĩa tử cao đẹp của con
người bình thường trong cuộc sống”. Tâm linh của con người ngưng đọng
trong trí nhớ và con người ln tâm niệm, thành kính và điều mình đã tin, đã
làm. “Trí nhớ khơng phải đứng dùng một chỗ, lâu ngày phát triển thêm rồi tồn
đọng trở thành tâm linh” [48, 130].

Ngô Đức Thịnh trong cơng trình Tín ngưỡng và văn hố tín ngưỡng ở
Việt Nam, khẳng định: “Tín ngưỡng dân gian là một bộ phận cơ bản của văn
hóa tâm linh, một lĩnh vực nhạy cảm mà trong lịch sử nhận thức và giao tiếp
văn hóa đã có những nhận thức, đánh giá khác nhau”. Cho nên theo tác giả,
chúng ta cần có sự quan tâm đúng mức đối với lĩnh vực này.

4

2.2. Nghiên cứu về văn hóa tâm linh trong văn học trung đại
Nghiên cứu văn hóa tâm linh, tâm linh trong văn học, nhất là thơ ca
trung đại đã được một số nhà nghiên cứu bàn đến ở những phạm vi mức độ
khác nhau. Nhìn chung các nhà nghiên cứu đều khẳng định có tồn tại một thế
giới tâm linh trong đời sống con người Việt Nam từ xưa đến nay trên nhiều
phương diện, đặc biệt là trong văn học trung đại.
Tâm linh trong văn học trung đại cũng được tác giả Thanh Tâm Langlet
quan tâm qua bài: Tâm linh và thơ ca Việt Nam giai đoạn cổ trung đại [39]. Ở
đây tác giả chủ yếu theo dõi yếu tố tâm linh trong đời sống tơn giáo ở dịng
thơ thiền Lí - Trần qua sáng tác của các Thiền sư thuộc các thiền phái Nam
Phương, Thảo Đường, Trúc Lâm.

Văn hóa là cội nguồn của văn học. Tính văn hóa là thước đo giá trị của
tác phẩm văn học. Theo Trần Nho Thìn Văn học trung đại Việt Nam dưới góc
nhìn văn hóa xuất bản năm 2009 [63]. Trong đó, bài viết “Mơ hình ai thế giới
và vấn đề phương pháp nghiên cứu văn học Việt Nam thời trung đại (khảo sát
qua Truyện Kiều), tác giả đưa ra hai mơ hình cụ thể là thế giới trời - quyền
năng vô hạn và thế giới linh hồn, ma quỷ - tuy khơng có quyền nhưng lại chi
phối, ảnh hưởng rất lớn đối với người đang sống. Bài viết này, tác giả dường
như hóa giải được chỗ mà lâu nay người ta cho Nguyễn Du là mê tín, yếm
thế, nặng về luân hồi nghiệp báo, thuyết thiên mệnh…
Công trình Văn học trung đại Việt Nam và những vấn đề tâm linh [82] của
nhóm tác giả trường Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh, do nhà xuất bản
Đại học sư phạm thành phố Hồ Chí Minh ấn hành năm 2015, là cơng trình có hệ
thống, mang tính tổng kết q trình nghiên cứu về văn hóa tâm linh của các tác
giả. Cơng trình đã chỉ dẫn mơ hình nghiên cứu văn hóa tâm linh trong tác phẩm
văn học trung đại nói riêng, văn học Việt Nam nói chung.
Đáng chú ý là hướng nghiên cứu văn học trung đại dưới góc nhìn văn hố.
Trong cuốn Văn học trung đại Việt Nam dưới góc nhìn văn hố [63], nhà nghiên

5

cứu Trần Nho Thìn đã đề xuất phương pháp nghiên cứu văn học trung đại gắn
liền với “mơ hình hai thế giới” - một đặc trưng của văn hoá trung đại. Trong
quan niệm của người thời cổ trung đại luôn luôn tồn tại hai thế giới, “một thế
giới hiện thực với những quan hệ xã hội và thiên nhiên có thể nhận thức được
bằng kinh nghiệm” và “một thế giới tâm linh do chính con người tưởng tượng ra
theo một ngun lí nào đó”. Theo đó, một đặc điểm cơ bản của văn hố phương
Đơng là xem xét con người và thế giới trong mối quan hệ chặt chẽ không tách
rời, xem Thiên đạo (đạo trời) và Nhân đạo (đạo người) như một thể thống nhất.
Góc nhìn văn hố này được tác giả nghiên cứu qua hai trường hợp Truyện Kiều
(Nguyễn Du) và Bình Ngơ đại cáo (Nguyễn Trãi) với những lí giải, phân tích

sáng rõ, lơgic. Với Truyện Kiều gần như ơng đã “hố giải” được chỗ mà lâu nay
người ta cho là hạn chế tư tưởng của Nguyễn Du như duy tâm, thần bí, nặng tư
tưởng Thiên mệnh, nghiệp báo luân hồi…

Dành nhiều tâm huyết cho hướng tiếp cận thơ trung đại từ nền văn hoá
truyền thống, Lê Thu Yến đưa ra cái nhìn bao quát, hệ thống những yếu tố
tâm linh trong thơ Nguyễn Du với bài viết Thế giới tâm linh trong sáng tác
Nguyễn Du - một biểu hiện của văn hoá Việt [81]. Bằng những con số thống
kê cụ thể, chính xác những biểu hiện truyền thống văn hoá tinh thần dân tộc,
tác giả đã khẳng định một giá trị văn hoá truyền thống trong sáng tác của nhà
thơ lớn Nguyễn Du - thế giới tâm linh: “Thế giới này biểu hiện rõ rệt trong
sáng tác Nguyễn Du làm cho người đọc không thể không nhận ra. Một Văn
chiêu hồn thấm đẫm màu sắc của thế giới bên kia, một Truyện Kiều bàng bạc
không gian của cõi âm và nhất là thơ chữ Hán nhan nhản bày ra những đình,
đền, miếu, mộ...” [81, 29]. Đây chính là một gợi ý trực tiếp cho chúng tôi
chọn đề tài này.

Riêng ở bộ phận văn xi trung đại, Nguyễn Đăng Na đã có cái nhìn
khái quát, hệ thống về tiến trình phát triển của văn xi tự sự nói chung và
các thể loại truyện ngắn, kí, tiểu thuyết chương hồi qua bài Văn xi tự sự

6

Việt Nam thời trung đại - những bước đi lịch sử [51] cùng với các bài giới
thiệu trong các cuốn tuyển soạn [47],[48],[49]. Sau khi khái quát đặc điểm,
thành tựu văn xuôi trung đại qua ba giai đoạn, tác giả đưa ra nhận xét khái
quát: “Cùng với các loại hình văn học khác, văn xi tự sự đã hồn thành sứ
mệnh lịch sử mà thời đại giao phó: phản ánh tâm linh của người Việt Nam
thời trung đại” [51, tr38].


Với cơng trình Văn hóa tâm linh trong văn xi Trung đại của Hồng
Thị Minh Phương, đây là cơng trình đã có sự cơng phu, đầu tư để nghiên cứu
về văn hóa tâm linh trong văn xuôi Trung đại. Tác giả đã đề cập đến những
biểu hiện phong phú của thế giới tâm linh như: giấc mộng, thờ cúng, khấn vái,
điềm báo, phép thuật, tướng số, linh ứng, hồn ma hóa kiếp… Từ đó, tác giả
đúc kết được hiệu quả của yếu tố tâm linh trong phản ánh hiện thực và nhận
thức, tư tưởng về cuộc sống; phản ánh hiện thực đời sống xã hội. Đồng thời
tác giả cho thấy yếu tố tâm linh có hiệu quả nghệ thuật tạo nên sức hấp dẫn
riêng của văn xuôi Trung đại.

Từ hai cơng trình nghiên cứu của Lê Thu Yến và Hoàng Thị Minh
Phương như gợi mở và cuốn hút chúng tôi vào thế giới tâm linh trong bộ phận
truyện thơ Nơm của văn học Trung đại cịn bỏ ngỏ, trong đó có sáng tác của
Phạm Thái trong Sơ kính tân trang

Liên quan và gần gũi với thế giới tâm linh trong truyện thơ Nơm, chúng
tơi tìm hiểu các luận văn:

Thế giới tâm linh trong truyện thơ Nôm, luận văn thạc sĩ của Nguyễn
Thị Gái, trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh.

Truyền thống văn hóa Việt trong Truyện Kiều, luận văn thạc sĩ của
Đặng Văn Kim, trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh.

Tín ngưỡng dân gian và quan niệm của Nguyễn Du trong Truyện Kiều,
luận văn của Trần Ngọc Minh Nguyệt, trường Đại học Sư phạm Thành phố
Hồ Chí Minh.

7


Thế giới nghệ thuật Truyện Kiều từ góc nhìn văn hóa tâm linh, luận văn
của Nguyễn Thị Hồng Nga, trường Đại học Quy Nhơn.

Lục Vân Tiên của Nguyễn Đình Chiểu từ góc nhìn văn hóa tâm linh,
luận văn thạc sĩ của Hồ Thị Hồng Thắm, trường Đại học Quy Nhơn.

Như vậy, từ các nguồn tìm hiểu về văn hóa tâm linh và truyện thơ Nôm
cho chúng ta nhận thấy đó là những hướng tìm hiểu, nghiên cứu độc lập.
Hướng thứ nhất, các tác giả đi vào tìm hiểu tâm linh, tín ngưỡng, tơn giáo và
sự ảnh hưởng của chúng đối với đời sống tinh thần của con người. Hướng thứ
hai, các tác giả đi vào nghiên cứu truyện thơ Nơm với các khía cạnh về thể
loại, nội dung, hình thức, ngôn ngữ, nhân vật, xa hơn nữa cũng mới dừng lại ở
nghiên cứu về văn hóa ứng xử trong truyện thơ Nôm. Hướng thứ ba, các tác
giả đi vào phân tích các luồng văn hóa ảnh hưởng trong tư tưởng tác giả để
tạo nên thế giới tâm linh mang tính quan niệm trong truyện thơ Nơm.

2.3. Các cơng trình nghiên cứu văn hóa tâm linh trong “Sơ kính tân
trang”

Kể từ khi được ra đời đến nay, Sơ kính tân trang ln nhận được sự
quan tâm đặc biệt của giới nghiên cứu bởi những giá trị của tác phẩm đối với
đời sống văn hóa của nhân dân. Sơ kính tân trang của Phạm Thái đã được giới
nghiên cứu văn học tiếp cận từ nhiều góc độ khác nhau. Trong các nghiên
cứu, một số được tập trung vào tư tưởng và triết lý từ câu chuyện hay từ tác
giả; một số khác lại xoay quanh các giá trị đạo lý có thể suy ra từ tác phẩm;
và một số đặt trọng tâm về ngôn ngữ và kết cấu trong truyện chẳng hạn như
một số cơng trình nghiên cứu sau:

Những bài viết, cơng trình về Phạm Thái
Có thể kể đến như Phạm Thái, Sơ kính tân trang (1960) là cơng trình

khảo dị và hiệu đính rất cơng phu về tác phẩm Sơ kính tân trang. Cơng trình
này đã nêu ra được những thành cơng và hạn chế của tác phẩm này.
Trong Từ điển văn học nguồn gốc đến hết thể kỷ XIX, Nxb Đại học

8

Quốc gia Hà Nội, Lại Nguyên Ân giới thiệu tiểu sử, tên tác phẩm chính và
nhận định thơ văn Phạm Thái.

Trong Văn học Việt Nam - nửa cuối thế kỷ XVIII - hết thế kỷ XIX (1999)
ở chương IV, Nguyễn Lộc có viết về tiểu sử Phạm Thái và tìm hiểu nội dung
và giá trị nghệ thuật tác phẩm Sơ kính tân trang.

Trong Nhà văn và tác phẩm trong nhà trường Phạm Thái - Nguyễn
Công Trứ - Cao Bá Quát (1999), (tuyển chọn và biên soạn), Nxb Giáo dục,
tác giả Vũ Dương Quý có nêu tiểu sử, giới thiệu các tác phẩm tiêu biểu, giới
thiệu nét lớn về nội dung và nghệ thuật thơ văn Phạm Thái. Trong đó có gợi
ý phân tích Cảnh chùa chiền (trong Sơ kính tân trang).

Tạp chí Văn học số 8 - 2000, Nguyễn Thị Nhàn có viết về Mơ hình kết
cấu truyện Sơ kính tân trang. Nguyễn Huệ Chi viết Nguyễn Huy Lượng và
Phạm Thái xung quanh bài phú Tụng Tây Hồ, in trong Gương mặt văn học
Thăng Long, Trung tâm hoạt động khoa học Văn miếu Quốc Tử Giám, Nxb
H. 1994. Trên Tạp chí văn học cũng có đăng bài của Đặng Thị Hảo bàn về
Phạm Thái - nhà thơ của mỗi thể loại, một tác phẩm tuyệt bút.

Liên quan và gần gũi với thế giới tâm linh trong cơng trình “Thế giới
tâm linh trong truyện thơ Nôm” của Nguyễn Thị Gái, luận văn thạc sĩ Ngữ
văn được bảo vệ tại trường Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh, năm
2010, đã đề cập đến tác phẩm Sơ kính tân trang như đối tượng nghiên cứu bên

cạnh nhiều truyện thơ Nôm hữu danh cũng như khuyết danh khác. Trong cơng
trình này, tác giả đã chỉ ra các yếu tố tâm linh trong truyện thơ Nơm nói
chung và Sơ kính tân trang nói riêng, đánh giá hiệu quả nghệ thuật của các
yếu tố này trong việc giải quyết xung đột truyện, thể hiện tích cách nhân
vật… Tuy nhiên, vì nghiên cứu nhiều đối tượng trong một luận văn với độ dài
giới hạn nên Sơ kính tân trang cũng chỉ được nhắc đến một cách khái lược.
Tác giả chưa đi sâu vào phân tích tường tận vai trò của các yếu tố tâm linh
trong tác phẩm, chưa chỉ ra hiệu quả nghệ thuật của chúng đối với tác phẩm.

9

Có thể chúng tơi sưu tầm chưa đầy đủ về các cơng trình nghiên cứu liên
quan đến Sơ kính tân trang và thế giới tâm linh. Nhưng qua các cơng trình tìm
được, chúng tơi nhận thấy chưa có cơng trình nào cụ thể, chi tiết, quy mô
nghiên cứu về sự phối, kết hợp thế giới tâm linh vào tác phẩm Sơ kính tân
trang của Phạm Thái. Và đề tài Sơ kính tân trang của Phạm Thái từ góc nhìn
văn hóa tâm linh mà chúng tôi đang thực hiện tuy không phải là một hướng
tiếp cận mới lạ, song nó vẫn cịn là một mảnh đất khá màu mỡ cho những ai
tâm huyết với thế giới văn hóa trong truyện thơ Nơm. Vì thế trong q trình
thực hiện đề tài này, chúng tơi cũng đã gặp phải khơng ít những khó khăn,
nhất là trong cách tiếp cận các yếu tố tâm linh. Và tất nhiên, trong quá trình
nghiên cứu, những khiếm khuyết là điều khơng thể tránh khỏi, nhất là trong
q trình thẩm bình và phân tích những nét đẹp văn hóa của các yếu tố tâm
linh trong tập truyện này.

Từ những góp ý q báu của người đi trước, chúng tơi đã mạnh dạn đi
vào tìm hiểu, tiếp cận Sơ kính tân trang ở góc độ văn hóa tâm linh - yếu tố
quan trọng tạo nên giá trị đặc sắc cho tác phẩm này.

3. Mục tiêu nghiên cứu

Đề tài là cơng trình đầu tiên đi sâu tìm hiểu về vấn đề văn hóa tâm linh
được đề cập đến trong truyện thơ Nơm Sơ kính tân trang của Phạm Thái.
Từ đối tượng nghiên cứu là các yếu tố tâm linh xuất hiện trong tác
phẩm truyện thơ Nơm Sơ kính tân trang của Phạm Thái, chúng tơi đi đến
khái quát một trong những đặc điểm về cơ sở hình thành yếu tố tâm linh trong
văn học trung đại nói chung và đối với truyện thơ Nơm Sơ kính tân trang nói
riêng. Phân tích những biểu hiện của yếu tố tâm linh trong tác phẩm và những
hiệu quả thẩm mỹ của yếu tố tâm linh đối với đời sống – con người.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Văn bản được chúng tôi lựa chọn khảo sát cho đề án là bản in tác phẩm

10

Sơ kính tân trang do Hồng Hữu n hiệu đính và chú giải, nhà xuất bản Đại
học Quốc gia ấn hành năm 2002.

4.2. Phạm vi nghiên cứu
Từ các thao tác thống kê, phân loại các yếu tố tâm linh trong tác phẩm
dựa vào các văn hóa tâm linh như phong tục, tập qn, tín ngưỡng… Chúng
tơi sẽ đi vào giải thích một số yếu tố tâm linh để từ đó thấy được giá trị nghệ
thuật, vai trị, ý nghĩa của thế giới tâm linh. Chính nó đã góp phần tạo nên nét
độc đáo của truyện thơ Nơm Sơ kính tân trang
5. Phương pháp nghiên cứu
Trong đề án chúng tôi sử dụng một số phương pháp nghiên cứu sau:
5.1. Phương pháp văn học sử
Tác phẩm văn học là sản phẩm của một hồn cảnh lịch sử trong tiến
trình phát triển của lịch sử dân tộc. Vì vậy, hướng đến việc tìm hiểu hồn
cảnh lịch sử xã hội, mơi trường văn hóa tư tưởng chung của thời đại trong
mối tương tác của chúng với tác giả sẽ giúp cho chúng tôi lí giải yếu tố văn

hóa trong văn học một thời đại.
5.2. Phương pháp hệ thống
Chúng tôi xem tác phẩm Sơ kính tân trang là một cấu trúc chỉnh thể có
hệ thống. Trong đó yếu tố tâm linh được đặt trong hệ thống chung của tác
phẩm để khảo sát. Căn cứ vào những số liệu có được từ thao tác thống kê,
phân loại từ tần số xuất hiện các hiện tượng tâm linh, chúng tôi đã sử dụng
phương pháp tổng hợp nhằm lý giải những yếu tố tâm linh trong tác phẩm. Từ
đó có cái nhìn tồn diện về văn hóa tâm linh trong tác phẩm.
5.3. Phương pháp so sánh
Sử dụng phương pháp so sánh giúp chúng tôi thấy được điểm giống và
khác nhau giữa các yếu tố tâm linh trong tác phẩm với các tác phẩm truyện
thơ Nôm khác cùng giai đoạn, cũng như góp phần làm rõ sự giống và khác
nhau của những yếu tố tâm linh trong Sơ kính tân trang so với truyện thơ

11

Nôm ở các giai đoạn khác thuộc văn học trung đại Việt Nam.
5.4. Phương pháp phân tích tổng hợp
Phương pháp phân tích tổng hợp cũng được chúng tơi sử dụng trong

q trình tiếp nhận, nghiên cứu yếu tố tâm linh trong Sơ kính tân trang.
Phương pháp này giúp chúng tôi xem xét yếu tố tâm linh trên nững cơ sở nhất
định đồng tời rút ra những nhận định xác thực về sự tồn tại của tâm linh trong
dòng chảy của văn học.

5.5. Phương pháp liên ngành
Phương pháp này cũng được sử dụng trong đề án của chúng tôi để việc
nghiên cứu hướng đế mục đích giúp người đọc thấy rõ vấn đề tâm linh thuộc
về văn hóa. Hơn thế, văn hóa và văn học ln có mối quan hệ mật thiết.
6. Cấu trúc của đề án

Ngoài các phần: Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, Phụ lục, đề án
gồm có 3 chương, cụ thể như sau:
Chương 1: Cơ sở hình thành yếu tố tâm linh trong văn học trung đại và
truyện thơ Nơm Sơ kính tân trang
Chương 2: Những biểu hiện của yếu tố tâm linh trong Sơ kính tân trang
Chương 3: Hiệu quả thẩm mỹ của yếu tố tâm linh trong Sơ kính tân
trang

12

CHƯƠNG 1
CƠ SỞ HÌNH THÀNH YẾU TỐ TÂM LINH TRONG VĂN HỌC
TRUNG ĐẠI VÀ TRUYỆN THƠ NƠM SƠ KÍNH TÂN TRANG

1.1. Cơ sở hình thành yếu tố tâm linh trong văn học trung đại
Yếu tố tâm linh là một trong những yếu tố quan trọng tồn tại trong cuộc
sống và tư tưởng của mỗi con người. Việt Nam là đất nước có nền văn hóa
tâm linh đa dạng và độc đáo. Văn hóa tâm linh của người Việt được hình
thành từ những yếu tố bản địa cùng sự du nhập những yếu tố ngoại sinh. Sau
khi hình thành, văn hóa tâm linh đã được nền văn học trung đại hấp thu tạo
nên những giá trị nghệ thuật đặc sắc. Văn hoá tâm linh thực sự mang lại cho
tác phẩm văn học giá trị bất biến, giúp cho tác phẩm này được tồn tại bền
vững và vận động một cách hoàn bị trong lịch sử phát triển nhân văn của dân
tộc Việt Nam.
1.1.1. Khái niệm tâm linh, văn hóa tâm linh và yếu tố tâm linh
Tâm linh
Trong đời sống con người, có rất nhiều yếu tố khơng thể giải thích
được bằng khoa học lý tính. Con người phải cần đến thế giới cảm tính siêu
hình để lý giải, cắt nghĩa. Chẳng hạn như chiêm bao, mộng mị, trời phật, thần
tiên, hồn ma, bóng quế… Tất cả chi phối thế giới tinh thần con người một

cách mạnh mẽ. Do đó, thế giới vơ hình thường xun hiện diện trong cuộc
sống hàng ngày của con người. Vậy tâm linh là gì? Tâm linh là “cái thiêng
liêng cao cả trong cuộc sống đời thường. Là niềm tin thiêng liêng trong cuộc
sống tín ngưỡng tơn giáo. Cái thiêng liêng cao cả được đọng lại ở những biểu
tượng hình ảnh, ý niệm” (Nguyễn Đăng Duy) [20, 11]. Tâm linh là hình thái ý
thức chỉ có ở con người, gắn liền với ý thức con người. Trong đời sống con
người, những gì khơng thể giải thích được bằng tư duy thơng thường, trí não
bình thường khơng thể cắt nghĩa được thì đó chính là tâm linh. Như vậy, có

13

thể hiểu tâm linh bao gồm: phần tinh thần, tình cảm, tâm hồn của con người,
là đời sống nội tâm phong phú của con người, là khả năng phán đoán, biết
trước, đốn định sự việc diễn ra trước mà khơng cần phân tích lý tính, là các
hiện tượng liên quan đến người chết và con người sau khi chết. Nếu mặt hiện
hữu có thể giải thích lý tính thì tâm linh gắn với cảm tính.

Tâm linh bao gồm 2 từ tâm và linh. Tâm được hiểu là lòng, là thế giới
tinh thần của con người. Linh là thiêng. Tâm linh là thế giới tinh thần của con
người, là sự nhạy bén, mẫn cảm của thế giới bên trong con người, có khả
năng vượt khỏi tầng nhận thức lý tính để chạm đến những điều mà lý trí
khơng thể nắm bắt và lý giải được. Mỗi người đều có tâm linh nên họ tin vào
những điều thiêng liêng, những điều mà tri giác thông thường khơng thể nhận
thức được. Tâm linh có thể được hiểu là lòng tin thiêng liêng vào những điều
linh thiêng, là thế giới của những điều thiêng liêng mà con người luôn tin
tưởng, đề cao. Hạt nhân cơ bản làm nên thế giới tâm linh chính là niềm tin,
niềm tin giúp nuôi dưỡng thế giới tâm linh hiện hữu trong tâm thức mỗi
người. Con người có niềm tin ở những điều tưởng chừng như khơng nắm bắt
được nhưng nó vẫn tồn tại, vẫn quanh quẩn trong ý thức, câu chuyện, lời kể
giữa mọi người với nhau. Chính niềm tin đã duy trì thế giới tâm linh.


Phương thức tồn tại của tâm linh là trong đời sống của mỗi cá nhân,
trong niềm tin của những thành viên gia đình, trong cộng đồng, làng xã có
chung tín ngưỡng, phong tục, tập qn… Đó có thể là đức tin, sự chiêm
nghiệm của mỗi người trong thực tế đời sống họ đã qua, cũng có thể là một
tơn giáo mà gia đình đang thờ phụng, cũng có thể là một nhân vật kiệt xuất cả
làng cùng tôn là thành hoàng… Tâm linh và các yếu tố của tâm linh tồn tại
bất kỳ đâu trong đời sống con người.

Đời sống tâm linh là đặc thù của đời sống con người, chỉ có ở những con
người có hoạt động thần kinh bình thường. Tâm linh bao gồm các giá trị tinh
thần hết sức phong phú và cao siêu của con người. Nó bao gồm các cảm xúc

14

rung động mãnh liệt về đời sống tinh thần như lòng vị tha, ý chí, linh hồn… Tâm
linh bao gồm thế giới bên trong phong phú, phức tạp của con người.

Tâm linh biểu hiện đa dạng trong đời sống con người, trong cả cuộc
sống thường ngày và trong tín ngưỡng tơn giáo. Có thể thấy, cuộc sống con
người luôn tồn tại đời sống tâm linh bên cạnh đời sống hiện thực với những
nhu cầu vật chất thông thường (ăn, mặc, ở, đi lại, học hành, chăm sóc sức
khỏe...). Đời sống tâm linh là một phần của đời sống tinh thần. Bất kỳ con
người bình thường nào cũng có nhu cầu tâm linh. Ở đó, con người có niềm tin
vào “cái thiêng” khiến chúng ta cân bằng trong cuộc sống. Với những người
không theo tôn giáo, đời sống tâm linh chỉ xuất hiện khi “hoàn cảnh thiêng”,
“khơng gian thiêng”, “thời gian thiêng”. Đó là vào những hoàn cảnh con
người phải cầu viện vào sự phù hộ của Thánh Thần, Trời, Phật, Chúa... Đó là
thời khắc thiêng liêng như ngày cúng giỗ (kị), đêm giao thừa, ngày tết, ngày
rằm, các lễ hội có phần lễ thiêng liêng... những lúc ấy con người giao hòa với

trời đất, thiên nhiên và những thế lực siêu hình (ơng bà tổ tiên, Thánh Thần,
Trời, Phật, Chúa...). Sống trong bầu không khí thiêng liêng mang tính tâm
linh ấy con người thực sự được giải tỏa. Họ cảm thấy tinh thần được thư giãn,
tâm hồn được tắm gội thanh lọc, họ cởi bỏ những phiền muộn, lo âu trong
cuộc sống, họ cầu mong hi vọng và hướng đến những điều tốt đẹp cho bản
thân, gia đình và xã hội ngay trong cuộc sống hiện tại. Sống đời sống tâm linh
chính là cách để con người đến gần hơn với thế giới tâm linh - thế giới của
những biểu trưng về “đạo trời”, của những lực lượng siêu nhiên huyền bí với
quyền năng vô hạn chi phối cuộc sống trần thế.

Văn hóa tâm linh
Thuật ngữ tâm linh xuất hiện nhiều vào khoảng mười lăm năm gần đây,
nhất là sau khi một số nhà nhân học, tâm lí học, khoa học xã hội quốc tế thừa
nhận tâm linh, một trong bốn thuộc tính của con người (con người xã hội, con
người sinh học, con người tâm lí, con người tâm linh). Khi ghép “Tâm linh”

15

vào “Văn hóa”, thì khái niệm “Văn hóa tâm linh” là hình thái văn hóa của một
tộc người gồm: tơn giáo, tín ngưỡng, nghệ thuật dân gian (folklore) và một
phần của sáng tạo khoa học, nghệ thuật... Từ cách hiểu và giới hạn khái niệm
văn hóa và tâm linh, chúng tơi hiểu văn hóa tâm linh là những giá trị văn hóa
tinh thần thiêng liêng. Đó là “văn hóa biểu hiện những giá trị thiêng liêng
trong cuộc sống đời thường và biểu hiện niềm tin thiêng liêng trong cuộc sống
tín ngưỡng tôn giáo” [20, 26].

Thuộc lĩnh vực văn hóa tinh thần, nhưng văn hóa tâm linh với những
đặc thù không chỉ gồm những giá trị văn hóa vơ hình (ý niệm, quan niệm, tập
tục, nếp cảm nếp nghĩ, nghi lễ...) mà cả những giá trị văn hóa hữu hình thiêng
liêng (đình, đền, miếu, mộ, chùa, nhà thờ, tượng, bàn thờ...).


Người Việt Nam khơng kì thị tơn giáo bởi họ đến với tôn giáo bằng
niềm tin vào những điều thiêng liêng có thể giúp họ có một sự cân bằng tinh
thần trong cuộc sống. Trong ý niệm của nhân dân ta, từ xưa thế giới ln có
các lực lượng siêu nhiên thống trị cuộc sống nhân gian, niềm tin đó tạo nên
những hoạt động tương ứng biểu hiện qua việc thờ cúng các nghi lễ, tập tục,
kiêng kị... làm nên tín ngưỡng dân gian. Tín ngưỡng dân gian người Việt rất
đa dạng, bao gồm tín ngưỡng thờ thần thánh, trời đất như thành hoàng làng,
thần hộ mệnh, thánh tổ nghề, thờ các vị phúc thần, các anh hùng lịch sử văn
hóa... đều là đối tượng để con người sùng kính, ngưỡng mộ tơn vinh và noi
gương; tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên là việc hướng về cội nguồn, biết ơn người
đã khuất, tri ân công trạng của các bậc tiên hiền... Các tín ngưỡng dân gian
cùng với tâm linh của những người dân theo đạo Phật, Thiên chúa giáo, Đạo
Hồi, Cao Đài... song hành tồn tại trong đời sống nhân dân và trở thành những
sinh hoạt văn hóa tạo nên bản sắc văn hóa Việt Nam.

Yếu tố tâm linh
Yếu tố tâm linh là những biểu hiện cụ thể của văn hóa tâm linh trên các
phương diện của đời sống con người. Nếu văn hóa tâm linh là thực thể hữu cơ


×