Tải bản đầy đủ (.pdf) (18 trang)

Con đường tơ lụa kỹ thuật số trong sáng kiến vành đai và con đường của trung quốc tác động đến khu vực asean giai đoạn 2015 đến nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (223.71 KB, 18 trang )

lOMoARcPSD|9242611

HỌC VIỆN NGOẠI GIAO
KHOA CHÍNH TRỊ QUỐC TẾ VÀ NGOẠI GIAO
NGÀNH CHÂU Á – THÁI BÌNH DƯƠNG HỌC

-------------------------

TIỂU LUẬN CUỐI KỲ
MÔN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU QUAN HỆ QUỐC TẾ

ĐỀ TÀI:
CON ĐƯỜNG TƠ LỤA KỸ THUẬT SỐ TRONG SÁNG KIẾN VÀNH
ĐAI VÀ CON ĐƯỜNG CỦA TRUNG QUỐC: TÁC ĐỘNG ĐẾN KHU

VỰC ASEAN GIAI ĐOẠN 2015 ĐẾN NAY

Giảng viên hướng dẫn: TS. Lê Thị Ngọc Hân
Sinh viên thực hiện: Lý Thị Lê Lan
Mã sinh viên: CATBD49A40070
Lớp: TQH49A4

Hà Nội, tháng 6 năm 2023

1

lOMoARcPSD|9242611

MỞ ĐẦU:

1. Lý do chọn đề tài



Trải qua hơn 40 năm thực hiện cải cách mở cửa, nền kinh tế Trung Quốc đã có nhiều
sự phát triển vượt bậc. Cùng với việc trở thành nền kinh tế lớn thứ hai trên thế giới, Trung
Quốc cịn được xem là một phần khơng thể thiếu của nền kinh tế toàn cầu. Bên cạnh
những thành tựu vô cùng ấn tượng trên lĩnh vực kinh tế, Trung Quốc cũng đã có nhiều sự
điều chỉnh lớn trong chính sách ngoại giao nhằm từng bước khẳng định vị thế và vai trị
của mình trên trường quốc tế. Sau khi giữ chức Tổng bí thư và Chủ tịch nước Trung
Quốc, ơng Tập Cận Bình đã đề xuất sáng kiến “Một vành đai, một con đường” vào năm
2013 và sau đó được đổi tên thành “Vành đai và con đường” vào năm 2016. Sáng kiến
“Vành đai và con đường” có phạm vi hết sức rộng lớn và có vai trị đặc biệt quan trọng
trong chính sách ngoại giao của Trung Quốc, là công cụ để Trung Quốc đạt được mục
đích vơ cùng to lớn, chứa đầy tham vọng trong mục tiêu hướng tới hiện thực hóa “Giấc
mộng Trung Hoa”.

Trong quá trình thực hiện sáng kiến “Vành đai và con đường”, Trung Quốc coi
ASEAN là một thành tố hợp tác chủ đạo. Là những nước láng giềng ngày đêm sống bên
nhau, Trung Quốc và ASEAN không chỉ gần gũi về mặt địa lý và kết nối trong giao lưu
nhân dân và văn hóa, mà còn giúp đỡ lẫn nhau và hỗ trợ lẫn nhau vào những thời điểm
quan trọng. Trong 30 năm qua, Trung Quốc và ASEAN đã bắt đầu con đường láng giềng
tốt đẹp, hữu nghị và hợp tác cùng có lợi, thể hiện tinh thần tôn trọng lẫn nhau; hỗ trợ, học
hỏi lẫn nhau, và cùng nhau hợp tác. Hiện nay, khả năng phục hồi của quan hệ Trung
Quốc-ASEAN ngày càng nổi lên, tiềm năng hợp tác ngày càng được phát huy, thể hiện xu
hướng tốt đẹp là phát triển toàn diện và có chiều sâu. Với việc Trung Quốc thực hiện sáng
kiến “Vành đai và con đường” nói chung và việc xây dựng “Con đường tơ lụa kỹ thuật
số” trong sáng kiến này nói riêng hầu hết đều có tác động đến khu vực ASEAN cũng như
tác động đến các quốc gia nằm trong khu vực này. Nghiên cứu “Con đường tơ lụa kỹ
thuật số” và tác động của việc xây dựng đến khu vực ASEAN giúp chúng ta có cái nhìn

3


lOMoARcPSD|9242611

tổng quan về sáng kiến, phân tích tác động của nó đến khu vực ASEAN, từ đó có thể đưa
ra các biện pháp cụ thể. Vì những lí do trên mà em quyết định lựa chọn “Con đường tơ
lụa kỹ thuật số trong sáng kiến ‘Vành đai và con đường của Trung Quốc’: Tác động đến
khu vực ASEAN giai đoạn 2015 đến nay” làm đề tài nghiên cứu cho bài tiểu luận cuối kì.

2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu của bài tiểu luận là: nghiên cứu tổng quan về ‘Con đường tơ lụa kỹ
thuật số’ trong sáng kiến “Vành đai và con đường” của Trung Quốc. Làm rõ những tác
động của việc xây dựng “Con đường tơ lụa kỹ thuật số” của Trung Quốc đến khu vực
ASEAN trên một số lĩnh vực, thông qua những thành tựu, hạn chế cũng như các vấn đề
đặt ra.
Với mục tiêu trên, nhiệm vụ nghiên cứu của bài tiểu luận bao gồm những nội dung chính
sau: (1) Khái quát một cách cụ thể về “Con đường tơ lụa kỹ thuật số” trong sáng kiến. (2)
Phân tích những tác động đến khu vực ASEAN cũng như các quốc gia trong đó.

3. Câu hỏi nghiên cứu
“Con đường tơ lụa kỹ thuật số” trong sáng kiến “Vành đai và con đường” của Trung
Quốc?
Việc xây dựng “Con đường tơ lụa kỹ thuật số” có tác động như thế nào đến khu vực
ASEAN từ năm 2015 đến nay?

4. Giả thuyết nghiên cứu
Con đường tơ lụa kỹ thuật số được xem là một bộ phận không thể tách rời trong sáng kiến
“Vành đai và con đường” của Trung Quốc.
Con đường tơ lụa kỹ thuật số có tác động rất lớn đến triển vọng việc làm ở Đông Nam Á,
tạo ra một loạt công việc mới, thúc đẩy kết nối hạ tầng, Các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở

4


lOMoARcPSD|9242611

Đông Nam Á đã thâm nhập vào thị trường Trung Quốc, tăng khả năng hợp tác, cũng như
tăng cường mối quan hệ giữa hai bên,…

5. Tình hình nghiên cứu đề tài
a) Các nghiên cứu trên thế giới

Trong những năm gần đây, đề tài nghiên cứu liên quan đến lĩnh vực Ngoại giao
Trung Quốc đã và đang tiếp tục được đề cập, các cơng trình nghiên cứu liên quan đến lĩnh
vực này ngày càng được gia tăng. Trong đó với đề tài về sáng kiến “Vành đai và con
đường” nói chung và đề tài về “Con đường tơ lụa kỹ thuật số” trong sáng kiến “Vành đai,
con đường” nói riêng cũng đã thu hút được sự quan tâm nghiên cứu của nhiều học giả ở
Trung Quốc và các quốc gia khác. Tại Trung Quốc, những bài viết đăng trên báo chí và
một số tạp chí nghiên cứu học thuật đã cung cấp một cái nhìn khái quát về sáng kiến
“Vành đai và con đường” và vấn đề xây dựng “Con đường tơ lụa kỹ thuật số” nằm trong
sáng kiến này.

Một số bài viết nổi bật như: “Con đường tơ lụa kỹ thuật số - Mở rộng dấu chân kỹ
thuật số của Trung Quốc” được biên soạn bởi Yang Le - nghiên cứu viên Viện nghiên cứu
mạng (杨乐, 欧亚集团报告:数字丝绸之路——扩大中国的数字足迹). Bài viết đề cập
khái quát tới vệc xây dựng con đường tơ lụa kỹ thuật số, tầm quan trọng của việc xây
dựng con đường tơ lụa kỹ thuật số, những thách thức và rủi ro do con đường tơ lụa kỹ
thuật số mang lại; Gần đây, bài viết “Trung Quốc và ASEAN nỗ lực xây dựng con đường
tơ lụa kỹ thuật số” (中国东盟着力打造数字丝绸之路), nguồn bài viết: Thông tin kinh tế
hàng ngày. Trong bài viết này, tác giả đã đề cập đến một số lợi ích trong q trình hợp tác
đồng thời đề cập đến triển vọng hợp tác giữa Trung Quốc và ASEAN trong tương lai.

b) Nghiên cứu trong nước


5

lOMoARcPSD|9242611

Bài viết tiêu biểu liên quan đến đề tài này có thể kể đến như: “Sáng kiến vành đai và
con đường của Trung Quốc và phản ứng chính sách của một số quốc gia Đơng Nam Á”
của PGS.TS. Hồng Thị Thanh Nhàn – Trường đại học Đông Đô đã cung cấp những
thông tin tổng quát về “Sáng kiến vành đai và con đường”, đề cập đến vị trí và vai trị của
ASEAN đối với sáng kiến “Vành đai và con đường” của Trung Quốc, bên cạnh đó là
những góc độ tiếp cận sáng kiến này của ASEAN. Ngoài ra, một số bài viết liên quan
như: “Tác động của sáng kiến ‘Vành đai và con đường’ tới Đông Nam Á của tác giả Lê
Hồng Hiệp, xuất bản năm 2017.

Nghiên cứu về sáng kiến “Vành đai và con đường”, nhiều bài viết của các nhà nghiên
cứu đã đề cập tương đối nhiều về các vấn đề như khái niệm, nội dung, mục tiêu, cũng như
tác động của sáng kiến này tới thế giới, khu vực. Đặc biệt trong sáng kiến này, việc thiết
lập “Vành đai kinh tế con đường tơ lụa trên bộ” và “Việc xây dựng con đường tơ lụa trên
biển thế kỉ XXI” đã có những cơng trình nghiên cứu chi tiết về các nội dung có liên quan.
Tuy nhiên về việc xây dựng “Con đường tơ lụa kỹ thuật số” vẫn chưa đề cập sâu về ảnh
hưởng của nó đến khu vực ASEAN, vì vậy mà đề tài nghiên cứu “Con đường tơ lụa kỹ
thuật số của Trung Quốc trong sáng kiến ‘Vành đai và con đường’: tác động đến các
nước ASEAN giai đoạn 2015 đến nay” nhằm tập trung giải quyết vấn đề trên.

6. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của bài tiểu luận là tác động của việc xây dựng “Con đường tơ lụa
kỹ thuật số” trong sáng kiến “Vành đai và con đường” của Trung Quốc đến khu vực
ASEAN.


Về thời gian: Từ năm 2015 (từ khi con đường tơ lụa kỹ thuật số được hình thành lần đầu
vào năm 2015 trong khuôn khổ sáng kiến vành đai và con đường) đến nay (năm 2022).

Về không gian: Trung Quốc, khu vực ASEAN

Về nội dung: Nghiên cứu tác động của con đường tơ lụa kỹ thuật số đến khu vực ASEAN
trong quá trình thực hiện.

6

lOMoARcPSD|9242611

7. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp khai thác tài liệu
Phương pháp phân tích nội dung

8. Bố cục
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và mục lục bài tiểu luận được chia làm 3
chương như sau:
Chương I: Khái quát “Con đường tơ lụa kỹ thuật số” trong sáng kiến “Vành đai và con
đường” của Trung Quốc
Chương II: Vai trò ASEAN trong việc xây dựng “Con đường tơ lụa kỹ thuật số”
Chương III: Tác động của “Con đường tơ lụa kỹ thuật số” đến khu vực ASEAN

NỘI DUNG:
CHƯƠNG I: KHÁI QUÁT “CON ĐƯỜNG TƠ LỤA KỸ THUẬT SỐ” TRONG
SÁNG KIẾN “VÀNH ĐAI VÀ CON ĐƯỜNG” CỦA TRUNG QUỐC

1. Sáng kiến vành đai và con đường của Trung Quốc
Sáng kiến “Một vành đai, một con đường” của Trung Quốc được công bố lần đầu tiên

vào năm 2013, sau đó được đổi tên thành sáng kiến “Vành đai và con đường” vào năm
2016. Sáng kiến này nhằm kết nối Trung Quốc với các nước châu Á, châu Âu và châu Phi
thông qua mạng lưới đường cao tốc, đường sắt, cảng biển, nhà máy năng lượng cùng các
dự án hạ tầng khác. Vành đai kinh tế con đường tơ lụa với trọng tâm là kết nối Trung
Quốc với châu Âu ( biển Baltic) qua Trung Á và Nga; kết nối Trung Quốc với vịnh Ba Tư
và Địa Trung Hải qua Trung Á và Tây Á; kết nối Trung Quốc với Đông Nam Á, Nam Á
và Ấn Độ Dương. Con đường tơ lụa trên biển thế kỷ XXI tập trung vào việc phát triển các
cảng biển với các hướng trọng điểm là từ các cảng ven biển của Trung Quốc qua biển

7

lOMoARcPSD|9242611

Đông đến Ấn Độ Dương và kéo dài sang châu Âu; từ các cảng ven biển của Trung Quốc
qua biển Đơng đến Nam Thái Bình Dương.

“Con đường tơ lụa kỹ thuật số” được hình thành lần đầu vào năm 2015 và được công
bố lần đầu tiên trong diễn đàn sáng kiến “Vành đai và con đường” tháng 5 năm 2017,
trong đó đưa ra việc lắp đặt các tuyến cáp quang dưới biển cung cấp đường truyền
internet ngắn nhất giữa các quốc gia châu Á, châu Âu và châu Phi, đồng thời cung cấp cơ
sở hạ tầng công nghệ thông tin tiên tiến cho các quốc gia tham gia sáng kiến ‘Vành đai và
con đường’ bao gồm mạng băng thông rộng, trung tâm thương mại điện từ và thành phố
thông minh”.

Sáng kiến “Vành đai và con đường” của Trung Quốc tập trung vào năm lĩnh vực kết
nối bao gồm: chính sách, cơ sở hạ tầng, thương mại, tiền tệ và giao lưu nhân dân. Đối với
Trung Quốc, sáng kiến này có vai trị hết sức quan trọng trong q trình hiện thực hóa
“Giấc mộng Trung Hoa”.

2. Xây dựng “Con đường tơ lụa kỹ thuật số” trong sáng kiến vành đai và con

đường của Trung Quốc

2.1 Sự hình thành “ Con đường tơ lụa kỹ thuật số”

“Con đường tơ lụa kỹ thuật số” được đề cập lần đầu tiên vào tháng 3 năm 2015,
“Tầm nhìn và hành động thúc đẩy cùng xây dựng Vành đai – Con đường” đã được Uỷ
ban Cải cách và phát triển Quốc gia cùng với Bộ Ngoại giao và Bộ Thương mại Trung
Quốc phối hợp ban hành. Trong đó, kêu gọi cùng thúc đẩy xây dựng các tuyến cáp quang
xuyên biên giới và các mạng trục thông tin liên lạc, nâng cao mức độ kết nối quốc tế,
thông suốt con đường tơ lụa thông tin; đẩy nhanh tiến độ xây dựng các tuyến cáp quang
xuyên biên giới song phương .

Vào ngày 14 tháng 5 năm 2017 con đường tơ lụa kỹ thuật số được chính thức đề xuất
khi chủ tịch Tập Cận Bình tham dự lễ khai mạc: Diễn đàn cấp cao hợp tác quốc tế “Vành
đai và con đường” tại Bắc Kinh. Con đường tơ lụa kỹ thuật số đề cập đến sự hợp tác trong
các lĩnh vực tiên phong như kinh tế kỹ thuật số, trí tuệ nhân tạo, cơng nghệ nano và máy

8

lOMoARcPSD|9242611

tính lượng tử, nhằm thúc đẩy việc xây dựng dữ liệu lớn, điện toán đám mây và thành phố
thông minh, đồng thời kết nối chúng thành một con đường tơ lụa kỹ thuật số trong thế kỷ
XXI. Con đường tơ lụa kỹ thuật số đào tạo ra một khơng gian mạng cởi mở, hịa bình, an
tồn và đổi mới hơn, mang lại những cơ hội mới cho Trung Quốc để phát triển toàn cầu
và xây dựng con đường tơ lụa trực tuyến dẫn đến thịnh vượng chung.

2.2 Mục tiêu của con đường tơ lụa kỹ thuật số

Là một bộ phận quan trọng trong sáng kiến “Vành đai và con đường”, con đường tơ lụa

kỹ thuật số gồm ba mục tiêu chính:

Thứ nhất, tăng cường kết nối khu vực và quốc tế từ năm khía cạnh bao gồm cơ sở hạ tầng,
thương mại, tài chính, tâm lí người dân và chính sách.

Thứ hai, con đường tơ lụa kỹ thuật số đề xuất thúc đẩy nâng cấp và đổi mới các ngành
công nghiệp truyền thống ở các quốc gia dọc theo “Vành đai và con đường” bằng cách
tiếp tục mở cửa thị trường Trung Quốc. Trong khi thúc đẩy các dự án phát triển cấp bách
của các nước đối tác dọc theo Vành đai và con đường, nó cũng thúc đẩy phần lớn q
trình nâng cấp cơng nghiệp và việc làm của Trung Quốc, đồng thời hình thành sự phụ
thuộc của các quốc gia dọc theo “Vành đai và con đường” vào nền kinh tế kỹ thuật số của
Trung Quốc. Với sự trỗi dậy của “Con đường tơ lụa kỹ thuật số” trong khuôn khổ “Sáng
kiến Vành đai và Con đường”, các quốc gia dựa vào cơng nghệ kỹ thuật số để tích cực
thực hiện hợp tác trong lĩnh vực sản xuất và thương mại.

Thứ ba, tối ưu hóa bố cục cơng nghiệp khu vực, hình thành một cộng đồng khu vực có lợi
ích kinh tế chung và xây dựng chuỗi giá trị toàn cầu lấy Trung Quốc làm trung tâm.

2.3 Ý nghĩa của việc xây dựng con đường tơ lụa kỹ thuật số

“Con đường tơ lụa kỹ thuật số” đã cung cấp cơ sở hạ tầng kỹ thuật số cho các quốc
gia có thu nhập trung bình và trở thành cơ hội để thu hẹp khoảng cách kỹ thuật số và phát
triển nền kinh tế kỹ thuật số ở các nước châu Phi. Giúp các quốc gia liên quan thúc đẩy
xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật số, tăng cường thâm nhập Internet và thúc đẩy kết nối cơ

9

lOMoARcPSD|9242611

sở hạ tầng kỹ thuật số, tạo cơ hội mới cho tăng trưởng kinh tế và chuyển đổi kỹ thuật số.

Với việc cải thiện dần cơ sở hạ tầng theo sáng kiến “Vành đai và Con đường”, năng suất
lao động của các quốc gia chắc chắn sẽ tăng lên, mức GDP bình quân đầu người, tỷ lệ
thâm nhập Internet và tỷ lệ bán hàng thương mại điện tử cũng sẽ tăng lên.

Xây dựng con đường tơ lụa kỹ thuật số có thể thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, cải thiện
chất lượng kinh tế, thúc đẩy việc làm và cải thiện phúc lợi của người dân; không chỉ giúp
thúc đẩy sự phát triển của các dịch vụ kinh tế kỹ thuật số như thương mại điện tử xuyên
biên giới, thành phố thông minh, y tế từ xa và internet tài chính, mà cịn thúc đẩy sự phát
triển của điện toán đám mây, dữ liệu lớn, internet vạn vật, trí tuệ nhân tạo, chuỗi khối,
điện toán lượng tử và các lĩnh vực kỹ thuật khác.

“Con đường tơ lụa kỹ thuật số” là chỗ dựa quan trọng để Trung Quốc hiện đại hóa
“Con đường tơ lụa cổ đại”. Trong bối cảnh dịch bệnh, “Con đường tơ lụa kỹ thuật số” đã
tạo ra một hệ sinh thái thương mại mới ở Trung Quốc, hợp tác sâu rộng đóng vai trị quan
trọng trong quá trình quan hệ thương mại ở các nước đang phát triển. Nó bao gồm một số
lượng lớn các dự án kỹ thuật, chẳng hạn như xây dựng trạm gốc 5G, đặt cáp quang, xây
dựng và trang bị cho trung tâm dữ liệu, v.v.

2.4 Thực tiễn triển khai

Trong những năm gần đây, việc xây dựng “Con đường tơ lụa kỹ thuật số” đã tiếp tục
đi sâu và trở nên vững chắc hơn. Đầu tiên, thông qua một loạt hợp tác kinh tế kỹ thuật số,
Trung Quốc đã thúc đẩy sự phát triển kinh tế kỹ thuật số của các quốc gia dọc theo “Vành
đai và Con đường” và có những đóng góp quan trọng trong việc thu hẹp khoảng cách kỹ
thuật số toàn cầu. Thứ hai, dưới sự thúc đẩy tích cực của Trung Quốc, ngày càng có nhiều
quốc gia dọc theo “Vành đai và Con đường” tích cực tham gia xây dựng một khơng gian
mạng hịa bình, an ninh, cởi mở, hợp tác và có trật tự. Đồng thời, Trung Quốc tiếp tục
thúc đẩy xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật số tại các quốc gia dọc theo “Vành đai và Con
đường” trong các lĩnh vực Internet, viễn thông và thương mại điện tử, đồng thời đẩy


10

lOMoARcPSD|9242611

nhanh quá trình kết nối cơ sở hạ tầng kỹ thuật số tại các quốc gia dọc theo tuyến
đường. Thứ ba, các sản phẩm của Trung Quốc được bán thông qua các nền tảng thương
mại điện tử về cơ bản bao phủ các quốc gia dọc theo “Vành đai và Con đường”. Bên cạnh
đó, ngày càng có nhiều sản phẩm từ các quốc gia dọc theo tuyến đường này đến với hàng
nghìn hộ gia đình ở Trung Quốc thông qua các nền tảng thương mại điện tử.

Hiện tại, Trung Quốc đã ký các biên bản ghi nhớ về hợp tác “Con đường tơ lụa kỹ
thuật số” với 17 quốc gia, thiết lập cơ chế hợp tác song phương “Thương mại điện tử Con
đường tơ lụa” với 23 quốc gia và xây dựng 34 tuyến cáp đất liền xuyên biên giới và nhiều
tuyến cáp biển quốc tế với các nước láng giềng.

CHƯƠNG II: VAI TRÒ CỦA ASEAN TRONG VIỆC XÂY DỰNG “CON ĐƯỜNG
TƠ LỤA KỸ THUẬT SỐ”

ASEAN là một thị trường tiềm năng to lớn cho nền kinh tế kỹ thuật số. Việc cùng
nhau xây dựng “Con đường tơ lụa kỹ thuật số” đã trở thành nhiệm vụ trọng tâm trong quá
trình xây dựng “Vành đai và Con đường”, đồng thời cũng là điểm khởi đầu quan trọng để
các nước phát triển kinh tế số, có ý nghĩa to lớn và đơi bên cùng có lợi. Hiện tại, về xây
dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật số, thương mại điện tử xuyên biên giới, công nghệ thông tin
và truyền thông, việc xây dựng “Con đường tơ lụa kỹ thuật số” chung Trung Quốc-
ASEAN đã đạt được kết quả ban đầu. Trình độ phát triển nền kinh tế kỹ thuật số kém phát
triển của các nước ASEAN, khoảng cách kỹ thuật số lớn và năng lực nghiên cứu khoa học
kỹ thuật số yếu kém là những trở ngại chính đối với việc xây dựng chung “Con đường tơ
lụa kỹ thuật số”.

ASEAN có nền tảng vững chắc để phát triển nền kinh tế số. Thứ nhất, dân số trong độ

tuổi lao động lớn, đạt khoảng 438 triệu người. Các quốc gia như Indonesia, Philippines,
Việt Nam, Thái Lan, Myanmar, Malaysia và Campuchia có dân số trong độ tuổi lao động
hơn 10 triệu người. Thứ hai, tiềm năng tăng trưởng GDP bình quân đầu người là rất lớn,

11

lOMoARcPSD|9242611

các nước như Indonesia, Philippines, Lào, Việt Nam, Campuchia và Myanmar thuộc các
nước có thu nhập trung bình thấp. Do vậy, việc xây dựng Con đường tơ lụa kỹ thuật số
chung giữa Trung Quốc và ASEAN đã trở thành một nhiệm vụ trọng tâm trong quá trình
xây dựng “Vành đai và Con đường”.

CHƯƠNG III: TÁC ĐỘNG CỦA “CON ĐƯỜNG TƠ LỤA KỸ THUẬT SỐ” ĐẾN
KHU VỰC ASEAN

1. Thực trạng xây dựng “Con đường tơ lụa kỹ thuật số” chung giữa Trung Quốc và
ASEAN

ASEAN và Trung Quốc đã thiết lập quan hệ đối tác chiến lược được 17 năm, hai bên
đang hợp tác chặt chẽ để thúc đẩy xây dựng “Vành đai và Con đường”. Dự án “Cảng
thông tin Trung Quốc-ASEAN”, được chính thức khởi động vào năm 2014, đã trở thành
một dự án mang tính bước ngoặt để hai bên cùng nhau xây dựng “Con đường tơ lụa kỹ
thuật số”. Năm 2017, Trung Quốc, Thái Lan, Lào và các quốc gia khác đã cùng nhau khởi
động “Sáng kiến hợp tác quốc tế về kinh tế kỹ thuật số Vành đai và Con đường”. Vào
cuối năm 2020, Trung Quốc đã đề xuất “Sáng kiến Trung Quốc-ASEAN” về thiết lập
quan hệ đối tác kinh tế kỹ thuật số để thúc đẩy tăng cường hợp tác kinh tế kỹ thuật số
Trung Quốc-ASEAN. Hai bên sẽ mở rộng hơn nữa các lĩnh vực hợp tác trong kinh tế số
và công nghệ số, tối ưu hóa phương thức hợp tác, điều phối nhu cầu lợi ích, cùng xây
dựng con đường tơ lụa số có lợi cho hai bên. Trọng tâm xây dựng hiện tại của “Con

đường tơ lụa kỹ thuật số Trung Quốc-ASEAN” bao gồm xây dựng chung cơ sở hạ tầng kỹ
thuật số, hợp tác thương mại điện tử, công nghệ thông tin, truyền thông và trao đổi nhân
tài.

Với việc chung tay xây dựng hạ tầng kỹ thuật số, nỗ lực hiện thực hóa liên thơng, hai
bên đã thực hiện các chính sách và hợp tác ở cấp quốc gia và cấp độ doanh nghiệp. Ở cấp
quốc gia, năm 2018, hai bên đã thơng qua “Tầm nhìn đối tác chiến lược Trung Quốc-

12

Downloaded by tran quang ()

lOMoARcPSD|9242611

ASEAN năm 2030”, chỉ ra rằng cần phải làm tốt công việc kết nối các kế hoạch xây dựng
cơ sở hạ tầng kỹ thuật số trong ASEAN và giữa Trung Quốc và ASEAN. Và để hiện thực
hóa cơ sở hạ tầng “Vành đai và Con đường”, Trung Quốc đã hỗ trợ nhiều nước ASEAN
xây dựng cơ sở hạ tầng thông tin, cụ thể là 1 trạm cập bờ cáp biển quốc tế, 3 tuyến cáp
ngầm thông tin liên lạc quốc tế, 10 tuyến cáp quang đất liền quốc tế, 4 nút giao tiếp quan
trọng và 6 trung tâm dữ liệu lớn. Ở cấp độ doanh nghiệp, ba nhà khai thác viễn thông lớn
của Trung Quốc đều đã đầu tư và hợp tác tại các nước ASEAN.

Tiếp đó là việc thực hiện hợp tác công nghệ số và thúc đẩy trao đổi nhân tài số. Kể từ
năm 2015, Alibaba Cloud đã thành lập các trung tâm dữ liệu khu vực tại Singapore,
Malaysia, Indonesia và các nước ASEAN khác. Vào tháng 12 năm 2018, hai bên đã gia
hạn thời hạn hiệu lực của “Bản ghi nhớ về hợp tác công nghệ thông tin và truyền thông
Trung Quốc-ASEAN”, đồng thời tiếp tục triển khai hợp tác cấp cao hơn trong xây dựng
cơ sở hạ tầng kỹ thuật, nghiên cứu và phát triển công nghệ, ứng dụng cơng nghệ, chính
sách cơng nghệ và giám sát. Vào tháng 9 năm 2019, Kênh chuyên dụng dữ liệu Internet
quốc tế Trung Quốc-Singapore (Trùng Khánh), kênh dữ liệu đầu tiên do Trung Quốc

thành lập cho một quốc gia nước ngoài duy nhất, đã được ra mắt. Nó có kế hoạch thực
hiện hợp tác sâu rộng trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo và khám phá độ sâu xử lý dữ liệu.
Năm 2018, Tập đoàn Alibaba đã hợp tác với Thái Lan, Malaysia và các quốc gia khác để
thành lập “Liên minh Giáo dục Kinh tế Kỹ thuật số Toàn cầu” (gọi tắt là GET Alliance),
cung cấp một nền tảng tốt để nuôi dưỡng các tài năng kỹ thuật số, khám phá các mơ hình
kinh doanh kỹ thuật số, phổ biến kinh nghiệm khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo,…

2. Tác động đến khu vực ASEAN

Các quốc gia trong khu vực ASEAN rất coi trọng kinh nghiệm của người tiên phong
và công nghệ trưởng thành của Trung Quốc trong việc phát triển nền kinh tế kỹ thuật số
và khá quan tâm đến việc phát triển nền kinh tế kỹ thuật số của riêng họ với sự giúp đỡ

13

Downloaded by tran quang ()

lOMoARcPSD|9242611

của các công ty Trung Quốc. Ngày nay, “Con đường tơ lụa kỹ thuật số” đã trở thành mắt
xích mới kết nối Trung Quốc và ASEAN.

Trong những năm gần đây, “Con đường tơ lụa kỹ thuật số” đã đạt được đà phát triển
ở Đông Nam Á. Việc xây dựng “Cảng thông tin Trung Quốc-ASEAN” đang tiến triển đều
đặn và một số dự án cáp ngầm cũng đang được xây dựng. Các công ty tư nhân của Trung
Quốc như Huawei, Alibaba và SenseTime đã đầu tư rất nhiều vào khu vực
ASEAN. Trong số đó, Huawei đã thành lập phịng thí nghiệm mở OpenLab thứ bảy trên
thế giới tại Bangkok vào năm 2017 như một phần của kế hoạch “Thái Lan 4.0” và ra mắt
nền tảng thử nghiệm 5G đầu tiên ở Đông Nam Á vào tháng 2 năm 2020. Kuala Lumpur
trở thành thành phố đầu tiên bên ngoài Trung Quốc áp dụng hệ thống thành phố thông

minh Alibaba Cloud. Đồng thời, các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Đông Nam Á đã thâm
nhập thị trường Trung Quốc rộng lớn với sự trợ giúp của “Nền tảng thương mại điện tử
thế giới”do Alibaba xây dựng. Chỉ riêng ở Malaysia, nền tảng này đã bao phủ hơn 2.600
doanh nghiệp vừa và nhỏ địa phương, tạo ra khoảng 60.000 việc làm và đóng góp hàng tỷ
đơ la doanh thu thương mại.

Khi thương mại điện tử, thanh toán điện tử và các dự án kỹ thuật số khác trở nên phổ
biến hơn, “Con đường tơ lụa kỹ thuật số” sẽ có tác động rất lớn đến triển vọng việc làm ở
Đông Nam Á. Nó cũng sẽ tạo ra một loạt cơng việc mới, chẳng hạn như phát triển ứng
dụng di động, thiết kế thực tế ảo và công việc trực tuyến hay cịn gọi là “nền kinh tế tự
do”. Sự sẵn có rộng rãi của cơ sở hạ tầng kỹ thuật số giá rẻ có thể tạo ra một mơi trường
thị trường thuận lợi cho các ngành dịch vụ linh hoạt và được cá nhân hóa hơn phát triển,
từ dịch vụ giao hàng hậu cần và gọi xe đơn giản đến kế tốn, biên tập và sản xuất âm nhạc
có kỹ năng cao hơn,…Việc xây dựng hạ tầng mạng như Wifi, băng thông rộng là điều
kiện cần thiết để đẩy nhanh sự phát triển của nền kinh tế số. Trong tình hình dịch bệnh,
mọi người phụ thuộc nhiều hơn vào Internet để làm việc từ xa và tầm quan trọng của việc
xây dựng cơ sở hạ tầng mạng càng nổi bật hơn. Các cơng ty cơng nghệ Trung Quốc có
cơng nghệ trưởng thành và mơ hình kinh doanh, các nước Đơng Nam Á có thể tiến hành
hợp tác sâu rộng hơn với các công ty Trung Quốc trong lĩnh vực này.

14

Downloaded by tran quang ()

lOMoARcPSD|9242611

Hiện nay, cơ chế kết nối nền kinh tế kỹ thuật số Trung Quốc-ASEAN vẫn đang được
thiết lập. Ở cấp chính phủ, cơ chế đối thoại về kinh tế số đang dần được hình thành, hiện
nay Trung Quốc và Thái Lan đã thiết lập “Cơ chế đối thoại cấp bộ về hợp tác kinh tế số”
và đã bắt đầu đi vào hoạt động, cơ chế hợp tác thương mại điện tử cũng đang được hình

thành. Trung Quốc đã ký “Biên bản ghi nhớ về hợp tác thương mại điện tử” với
Campuchia; Trung Quốc và Malaysia bắt đầu quá trình đàm phán và ký kết “Biên bản ghi
nhớ song phương” về thương mại điện tử xuyên biên giới. Ở cấp độ doanh nghiệp, ngồi
việc tiến hành thương mại theo hình thức thương mại điện tử xuyên biên giới, các công ty
kinh tế kỹ thuật số của Trung Quốc và các nước ASEAN cung cấp thêm vốn và kinh
nghiệm kỹ thuật cho các công ty địa phương ở các nước ASEAN thông qua đầu tư vốn cổ
phần, mua bán và sáp nhập, xuất khẩu công nghệ và chiến lược. Hiện tại, “Cảng thông tin
Trung Quốc-ASEAN” có 85 dự án trọng điểm vào năm 2022, 71 trong số đó đã bắt đầu
xây dựng và tỷ lệ hoạt động là 83, 5%; một số trung tâm dữ liệu đã được xây dựng và vận
hành ở các nước ASEAN,…

3. Tác động tới một số quốc gia cụ thể
3.1 Tác động tới Malaysia

Trong những năm gần đây, nhờ nỗ lực của chính phủ hai nước, hợp tác kinh tế kỹ
thuật số giữa Trung Quốc và Malaysia trong các lĩnh vực thương mại điện tử, cơ sở hạ
tầng kỹ thuật số, nghiên cứu và phát triển kỹ thuật số đã đạt được kết quả tốt đẹp, thể hiện
động lực hợp tác mạnh mẽ giữa hai nước. Động lực hợp tác giữa Trung Quốc và Malaysia
chủ yếu đến từ việc Trung Quốc thúc đẩy “Con đường tơ lụa kỹ thuật số” và nhu cầu
chuyển đổi kỹ thuật số của Malaysia.

Trung Quốc và Malaysia hợp tác chặt chẽ và cam kết phát triển nền kinh tế kỹ thuật
số. Chủ tịch Tập Cận Bình lần đầu tiên đề xuất khái niệm Con đường tơ lụa kỹ thuật số
trong bài phát biểu tại lễ khai mạc Diễn đàn cấp cao hợp tác quốc tế “Vành đai và Con
đường” năm 2017. Tháng 4/2019, Thủ tướng Malaysia thăm Trung Quốc, Chủ tịch Tập
nói rõ Trung Quốc khuyến khích các doanh nghiệp mạnh và uy tín trong nước đầu tư vào

15

Downloaded by tran quang ()


lOMoARcPSD|9242611

Malaysia và sẵn sàng cùng Malaysia tăng cường hợp tác trong các ngành mới nổi như
kinh tế số, điện tử, thương mại, mở rộng hợp tác trong các lĩnh vực như nông nghiệp,
khoa học kỹ thuật. Bộ Công nghiệp và Công nghệ thông tin Trung Quốc tuyên bố rằng
dưới sự thúc đẩy của sáng kiến “Vành đai và Con đường”, hợp tác Trung Quốc-Malaysia
trong nhiều lĩnh vực đã bước vào giai đoạn phát triển nhanh chóng. Bộ Công nghiệp và
Công nghệ thông tin sẵn sàng tăng cường hợp tác đổi mới với Malaysia trong lĩnh vực sản
xuất và làm phong phú thêm ý nghĩa của quan hệ đối tác chiến lược Trung Quốc-
Malaysia.

3.2 Tác động đến Thái Lan

Với đề xuất về sáng kiến “Vành đai và con đường”, Trung Quốc và Thái Lan có triển
vọng hợp tác rộng lớn trong việc cùng xây dựng “Con đường tơ lụa kỹ thuật số”. Trung
Quốc và Thái Lan có thể cùng tổ chức một loạt triển lãm công nghệ thông tin liên quan
đến công nghệ đám mây, 5G và trí tuệ nhân tạo, đồng thời xây dựng một nền tảng để
chứng minh giá trị của các ứng dụng công nghệ kỹ thuật số.

Nền kinh tế kỹ thuật số cũng là một trong những lĩnh vực mà Thái Lan đang phát
triển mạnh mẽ. Sự phổ biến và phát triển của thị trường thanh toán di động Thái Lan đã
vượt quá mong đợi của thị trường, dự kiến số lượng tài khoản thanh toán di động đang
hoạt động ở Thái Lan sẽ tăng lên 30 triệu vào năm 2018. Để tạo ra một “Thái Lan kỹ
thuật số”, Hành lang kinh tế phía Đơng (EEC), hiện đang được chính phủ Thái Lan thúc
đẩy, đã đưa ra lời kêu gọi nồng nhiệt đối với các công ty Trung Quốc như Alibaba và
Huawei. Tập đồn Alibaba và chính phủ Thái Lan đã chính thức ký kết biên bản ghi nhớ
về đầu tư, thương mại điện tử và du lịch. Theo kế hoạch, Alibaba sẽ thành lập một trung
tâm kỹ thuật số thông minh trong khu vực EEC, giúp các doanh nghiệp vừa và nhỏ của
EEC chuyển đổi sang nền kinh tế kỹ thuật số, xây dựng nền tảng du lịch kỹ thuật số ở


16

Downloaded by tran quang ()

lOMoARcPSD|9242611

Thái Lan và đào tạo nhân tài thương mại điện tử. Thủ tướng Thái Lan Prayut Prayuth rất
coi trọng dự án hợp tác này và đã đích thân quảng bá nó với người dân Thái Lan.

3.3 Tác động đến Philipines

Là một quốc gia Đông Nam Á với dân số hơn 100 triệu người, Philippines cũng có
lượng người mua sắm trực tuyến khổng lồ, hiện đã lên tới 30 triệu người và chắc chắn có
tiềm năng lớn để hỗ trợ sự phát triển của thương mại điện tử. Chính phủ Philippines rất
nhiệt tình trong việc phát triển nền kinh tế kỹ thuật số. Cuối tháng 10/2017, Tổng thống
Thái Lan đã gặp Jack Ma, để thảo luận về cách tạo môi trường pháp lý thân thiện cho các
doanh nghiệp vừa và nhỏ. Vào tháng 2/2017, một phái đoàn bao gồm 5 quan chức cấp bộ
cấp cao đã được cử đến Hàng Châu trong một chuyến đi đặc biệt để học hỏi từ Alibaba,
tìm hiểu và khám phá sự đổi mới trong phương pháp giám sát tài chính và cách sử dụng
cơng nghệ kỹ thuật số để trao quyền cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Alibaba cũng rất
lạc quan về tiềm năng của thị trường thương mại điện tử Philippines. Alibaba đã liên tiếp
đầu tư 4 tỷ USD để trở thành cổ đông lớn của Lazada, trang mua sắm trực tuyến lớn nhất
Đơng Nam Á và có kế hoạch thiết lập thị trường Internet tại Philippines, thông qua
Lazada để thúc đẩy thương mại điện tử xuyên biên giới. Vào tháng 2 năm 2017, Alibaba
và gã khổng lồ kinh doanh nổi tiếng của Philippines Ayala Group một lần nữa đầu tư
chiến lược vào Mynt, một cơng ty cơng nghệ tài chính được gọi là “Philippine Alipay”
thuộc gã khổng lồ viễn thông Philippine Globe Telecom, và thiết lập quan hệ đối tác với
doanh nghiệp và viễn thông Philippine.


KẾT LUẬN

Là một phần quan trọng của sáng kiến “Vành đai và Con đường”, “Con đường tơ lụa kỹ
thuật số” thúc đẩy sự kết nối giữa các quốc gia trong khu vực thông qua cơ sở hạ tầng kỹ
thuật số, hỗ trợ phát triển nền tảng và phần mềm, các quy định chính sách liên quan và

17

Downloaded by tran quang ()

lOMoARcPSD|9242611

thiết kế tiêu chuẩn cũng như đào tạo nhân tài. Thông qua sáng kiến “Vành đai và con
đường” và việc xây dựng “Con đường tơ lụa kỹ thuật số” trong sáng kiến này có ảnh
hưởng lớn tới khu vực ASEAN cũng như các nước liên quan trong khu vực. Trung Quốc
coi ASEAN là một khu vực quan trọng trong quá trình triển khai sáng kiến, hai bên đã
tích cực hợp tác cũng như đưa ra những chính sách và giải pháp phù hợp nhằm tăng
cường lợi ích chung trong việc xây dựng “Con đường tơ lụa kỹ thuật số” cũng như củng
cố, tăng cường mối quan hệ hợp tác lâu dài trong tương lai.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Hồng Hạnh. (2020). Ông Tập muốn xây “Con đường tơ lụa kỹ thuật số với

ASEAN”. Truy cập: /> thuat-so-voi-asean-4198137.html
2. Đức Hoàng. (2020). Trung Quốc kêu gọi xây dựng “Con đường tơ lụa kỹ thuật
số” với ASEAN. Truy cập: /> con-duong-to-lua-ky-thuat-so-voi-asean-20201127164607838.htm
3. Trương Khắc Trà. (2019). “Con đường tơ lụa kỹ thuật số” kỳ I: Toan tính của
Trung Quốc. Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp, truy cập:
/> trung-quoc-156979.html
4. Trần Văn Liệu. (2023). Chiến lược “Con đường tơ lụa kỹ thuật số” của Trung

Quốc và tác động với khu vực ASEAN. Tạp chí thơng tin và truyền thơng, truy cập:
/> tac-dong-voi-khu-vuc-asean-57076.html

18

Downloaded by tran quang ()

lOMoARcPSD|9242611

5. Phó Chí Cương. (2018). Con đường tơ lụa kỹ thuật số: Mắt xích mới kết nối Trung
Quốc với Đông Nam Á. (“数字丝绸之路”:连接中国与东南亚的新纽带). Truy
cập: />
6. Cấu trúc, cốt lõi, mối quan hệ và mục tiêu của sáng kiến Vành đai và con đường
của Trung Quốc. Tạp chí điện tử Lý luận Chính trị. (2020). Truy cập:
/> quan-he-va-muc-tieu-cua-sang-kien-vanh-dai-va-con-duong-cua-trung-quoc.html

7. Đôi nét về sáng kiến “Vành đai và con đường” của Trung Quốc. Tạp chí Quốc
phịng tồn daan. (2017). Truy cập: /> nuoc-ngoai/doi-net-ve-sang-kien-vanh-dai-va-con-duong-cua-trung-quoc/
10813.html

8. Giới thiệu về “Con đường tơ lụa kỹ thuật số” (什么是数字丝绸之路 数字丝绸之
路介绍). (2022). Truy cập: />
9. Trung QuốC-ASEAN cùng xây dựng “Con đường tơ lụa kỹ thuật số”:Hiện trạng,
động lực và thách thức (中国一东盟共建数字丝绸之路:现状、动力与挑战).
(2020). Truy cập: />
10. Trung Quốc và ASEAN nỗ lục xây dựng “Con đường tơ lụa kỹ thuật sô”.
(中国东盟着力打造数字丝绸之路). (2020).Truy cập:
/>
11. Việc xây dựng con đường tơ lụa kỹ thuật số trở thành điểm nhấn mới (数字丝绸之
路建设成为新亮点). (2019). Truy cập:

/>
19

Downloaded by tran quang ()


×