Tải bản đầy đủ (.pdf) (29 trang)

Báo cáo thực hành học phần phương pháp nghiên cứu khoa học đề tài nhân tố ảnh hưởng đến kĩ năng quản lý tài chính cá nhân của sinh viên đại học công nghiệp hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (566.09 KB, 29 trang )

lOMoARcPSD|39150642

BỘ CÔNG THƯƠNG
ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI

BÁO CÁO THỰC HÀNH
HỌC PHẦN: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

ĐỀ TÀI:

NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KĨ NĂNG QUẢN LÝ TÀI CHÍNH

CÁ NHÂN CỦA SINH VIÊN ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI

GVHD: Bùi Thị Thu Loan

Nhóm sinh viên thực hiện:

Nguyễn Thị Phượng : 2021606530

Nguyễn Đức Trọng : 2021606555

Nguyễn Ngọc Hà : 2021600116

Lớp: 20231BM6046006

Hà Nội: 11/2023
LỜI CẢM ƠN

Lời đầu tiên, để có một bài báo cáo hồn chỉnh nhóm xin chân thành gửi lời cảm
ơn tới các thầy cô giảng viên và các bạn sinh viên trường Đại học Cơng Nghiệp Hà


Nội, đã giúp cho nhóm có kiến thức nền tảng và dữ liệu để thực hiện đề tài này.

Đặc biệt, nhóm xin gửi lời cảm ơn chân thành đến cô Bùi Thị Thu Loan – giảng
viên bộ môn Phương pháp nghiên cứu khoa học. Trong suốt quá trình học tập, cô rất

1

Downloaded by ANH BACH ()

lOMoARcPSD|39150642

tâm huyết dạy và hướng dẫn nhóm nghiên cứu nhiều thơng tin bổ ích trong môn học
và kĩ năng làm một bài tiểu luận để nhóm có đủ kiến thức hồn thành bài tiểu luận này.

Tuy nhiên, vì kiến thức bản thân cịn hạn chế và sự tìm hiều chưa sâu sắc nên
khơng tránh khỏi những thiếu sót. Nhóm nghiên cứu mong nhận được sự góp ý, chỉ
bảo thêm từ cơ và các bạn để hồn thiện những kiến thức cịn thiếu, để nhóm có thể
dùng làm hành trang thực hiện tiếp các đề tài khác trong tương lai, cũng như trong học
tập và công việc sau này.

Một lần nữa nhóm nghiên cứu xin gửi đến cô và các bạn lời cảm ơn chân thành
và tốt đẹp nhất!

2

Downloaded by ANH BACH ()

lOMoARcPSD|39150642

MỤC LỤC


LỜI CẢM ƠN 2

MỤC LỤC 3

PHẦN MỞ ĐẦU 5

PHẦN NỘI DUNG 9

CHƯƠNG I. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU 9

I.1. Tổng quan nghiên cứu 9

I.2. Khoảng trống tri thức 10

CHƯƠNG II. CƠ SỞ LÝ LUẬN KỸ NĂNG QUẢN LÝ TÀI CHÍNH CÁ NHÂN

CỦA SINH VIÊN 12

II.1. Một số khái niệm 12

II.2. Tầm quan trọng của việc quản lý tài chính cá nhân 13

II.3. Sự cần thiết của kỹ năng quản lý tài chính với người trẻ đặc biệt là sinh viên 14

CHƯƠNG III. MƠ HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU 15

III.1. Mơ hình nghiên cứu: 15

III.2. Thiết kế nghiên cứu: 16


CHƯƠNG IV. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ ĐỀ XUẨT MỘT SỐ GIẢI PHÁP

20

IV.1. Kết quả nghiên cứu kỹ năng quản lý tài chính cá nhân của sinh viên Đại học

Cơng Nghiệp Hà Nội 20

IV.2. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng lãng phí tiền bạc của sinh viên trường Đại học

Công Nghiệp Hà Nội 25

IV.3. Đề xuất một số giải pháp nhằm hạn chế tình trạng lãng phí tiền bạc nhằm nâng

cao kỹ năng quản lý tài chính cá nhân cho sinh viên Cơng Nghiệp Hà Nội 26

CHƯƠNG V. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 31

V.1. Kết luận 31

V.2. Khuyến nghị 31

TÀI LIỆU THAM KHẢO 33

3

Downloaded by ANH BACH ()

lOMoARcPSD|39150642


PHẦN MỞ ĐẦU

1. Giới thiệu nghiên cứu

Trong thế giới hiện tại, hiểu biết về tài chính ngày càng đóng vai trò quan trọng
trong sự cân bằng thịnh vượng của mỗi cá nhâ nói riêng và sự ổn định của phát triển
nền kinh tế nói chung. Việt nam là một trong những quốc gia mới nổi và đang trên đà
phát triển, tuy vậy trình độ hiểu biết, kỹ năng về tài chính của người Việt cịn thấp, đặc
biệt sinh viên- thế hệ tương lai của đất nước. Bài nghiên cứu tìm ra mục tiêu nghiên
cứu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu là sinh viên Đại học Công Nghiệp Hà Nội( do
nguồn lực nghiên cứu có giới hạn) có vai trị quan trọng trong khẳng định tính cấp
thiết của đề tài. Cuối cùng là phần kết cấu của đề tài nghiên cứu. Nội dung của chương
này được trình bày chi tiết ở phía dưới đây.

2. Lý do chọn đề tài

Sinh viên là một nhóm đối tượng đặc biệt trong xã hội. Họ đang trong giai đoạn
trưởng thành, bắt đầu có thu nhập và chịu trách nhiệm về tài chính của bản thân. Tuy
nhiên, thực tế cho thấy nhiều sinh viên chưa có kỹ năng quản lý tài chính cá nhân tốt,
dẫn đến tình trạng chi tiêu lãng phí, nợ nần, thậm chí là vỡ nợ.

Việc nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến kỹ năng quản lý tài chính cá nhân
của sinh viên là rất cần thiết. Nghiên cứu này sẽ giúp chúng ta hiểu rõ hơn về những
yếu tố tác động đến kỹ năng quản lý tài chính của sinh viên, từ đó có những giải pháp
hiệu quả để nâng cao kỹ năng này cho sinh viên.

Dưới đây là một số lý do cụ thể cho việc chọn đề tài nghiên cứu này:

Tính cấp thiết: Kỹ năng quản lý tài chính cá nhân là một kỹ năng quan trọng đối với

sinh viên, giúp họ có thể quản lý tài chính của bản thân một cách hiệu quả, tránh tình
trạng chi tiêu lãng phí, nợ nần, thậm chí là vỡ nợ. Tuy nhiên, thực tế cho thấy nhiều
sinh viên chưa có kỹ năng quản lý tài chính cá nhân tốt.

Tính mới mẻ: Đề tài nghiên cứu này chưa được nhiều người nghiên cứu ở Việt Nam,
đặc biệt là đối với sinh viên Đại học Cơng nghiệp Hà Nội. Do đó, kết quả nghiên cứu
của đề tài này sẽ góp phần bổ sung thêm kiến thức về các nhân tố ảnh hưởng đến kỹ
năng quản lý tài chính cá nhân của sinh viên.

Tính khả thi: Đề tài nghiên cứu này có thể thực hiện được với các phương pháp
nghiên cứu khoa học hiện đại. Đồng thời, số lượng sinh viên Đại học Công nghiệp Hà
Nội là khá lớn, nên việc thu thập dữ liệu đối với sinh viên khá thuận lợi . Từ đó giúp
các bạn sinh viên nhận thức được tầm quan trọng của tài chính cá nhân đối với bản
thân mình.

Tóm lại, việc nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến kỹ năng quản lý tài chính cá nhân
của sinh viên là một đề tài nghiên cứu có ý nghĩa khoa học và thực tiễn. Kết quả
nghiên cứu của đề tài này sẽ góp phần nâng cao kỹ năng quản lý tài chính cá nhân cho
sinh viên, giúp họ có thể tự chủ tài chính và đạt được các mục tiêu tài chính trong cuộc
sống.

.

Benjamin Franklin đã từng nói rằng: “Nếu bạn muốn giàu có thì chẳng những
phải học cách làm ra tiền mà còn phải học cách sử dụng đồng tiền”. Chúng ta đều thừa

4

Downloaded by ANH BACH ()


lOMoARcPSD|39150642

nhận rằng; “Tiền bạc luôn là một yếu tố tất yếu của cuộc sống”. Trong cuộc sống, mỗi
người dù ở hoàn cảnh khác nhau nhưng đều có những thời điểm đối mặt và đưa ra
quyết định tài chính. Để giữ cho tiền ln “đầy túi”, người khơn ngoan cịn học cách
quản lý tốt đồng tiền của mình. Thực tế cho thấy có nhiều người làm chủ được đồng
tiền họ đều biết cách làm sao để sinh lời từ đồng tiền mà họ có nhưng có người khơng
biết làm chủ, bao nhiêu tiền cũng hết, thậm chí cịn tự mang lại những rắc rối vào thân.
Chính vì vậy, mỗi cá nhân cần trang bị, trau dồi những kỹ năng và kiến thức liên quan
đến tài chính và quản lý tiền bạc.

Đối với nhiều bạn trẻ - sinh viên, thời điểm vước chân vào cánh cổng đại học là
bước đầu tiên các bạn được trải nghiệm cuộc sống độc lập và tự bản thân quản lý, chịu
trách nhiệm về cuộc sống của mình, trong đó có chuyện tiền bạc. Tuy nhiên, không
phải sinh viên nào cũng may mắn được trang bị kỹ năng quản lý tài chính cá nhân từ
gia đình, và đa phần các chương trình giáo dục cấp bậc trước đại học không đa dạng
các hoạt đơng ngoại khóa hay khóa học liên quan đến chủ đề này. Do đó, cuộc sống
độc lập với biết bao thử thách và cám dỗ có thể trở thành “cạm bẫy” với những sinh
viên chưa có kinh nghiệm sống, chưa có trang bị bản thân hiểu biết tài chính, khiến họ
rơi vào những rắc rối về tiền bạc, nợ nần, khơng có khoản tiền tiết kiệm cho tương lai,
khơng có quỹ khẩn cấp, hay nghiêm trọng hơn là bị lừa đảo và sa vào những hành vi
tiêu cực.

Mỗi sinh viên cần trang bị tốt kiến thức cũng như kỹ năng quản lý tài chính cá
nhân từ sớm giúp họ chủ động trong chi tiêu của bản thân, làm chủ tài chính, khơng bị
áp lực vấn đề tiền bạc. Đặc biệt, có thể tiết kiệm được một khoản cho kế hoạch tương
lai của bản thân. Vì những lý do trên, nhóm đã quyết định lựa chọn “Kỹ năng quản lý
tài chính cá nhân của sinh viên Đại học Công Nghiệp Hà Nội” làm đề tài nghiên cứu
và học tập, nhằm nhấn mạnh tầm quan trọng sự hiểu biết tài chính và kỹ năng quản lý
tài chính.


3. Mục tiêu nghiên cứu
a. Mục tiêu tổng quát:

Nghiên cứu làm sáng tỏ cơ sở lí luận và thực trạng vấn đề quản lý tài chính của
sinh viên Đại học Cơng Nghiệp Hà Nội, trên cơ sở đó đề xuất giải pháp nhằm nâng
cao kĩ năng quản lý tài chính của sinh viên trườbng Đại học Công Nghiệp Hà Nội.

Mục tiêu tổng quát của nghiên cứu tài chính cá nhân là nghiên cứu và hiểu rõ về
tình hình tài chính cá nhân của mỗi người ,nhằm tạo ra một kế hoạch và chiến lược tài
chính hiệu quả để đạt được mục tiêu tài chính cá nhân trong tương lai . Nghiên cứu
này có thể bao gồm việc phân tích thu nhập , chi tiêu , đầu tư , tiết kiệm ,taif trợ , các
rủi ro tài chính , các ưu điểm và hạn chế của các loại tài chính cá nhân khác nhau .

b. Mục tiêu cụ thể:
- Tìm hiểu và nghiên cứu về kĩ năng quản lý tài chính cá nhân của sinh viên Đại
học Cơng Nghiệp Hà Nội
- Khảo sát và đánh giá thực trạng quản lý tài chính của sinh viên Đại học Công

Nghiệp Hà Nội.
- Đánh giá về nguyên nhân kỹ năng quản lý tài chính cịn kém hiệu quả và hạn

chế ở sinh viên Đại học Công Nghiệp Hà Nội.
- Đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao hiểu biết cũng như kỹ năng quản lý tài

chính cá nhân đối với sinh viên trường Đại học Công Nghiệp Hà Nội.

5

Downloaded by ANH BACH ()


lOMoARcPSD|39150642

4. Đối tượng, khách thể và phạm vi nghiên cứu
a. Đối tượng nghiên cứu:

Nghiên cứu về kỹ năng quản lý tài chính cá nhân của sinh viên trường Đại học
Công Nghiệp Hà Nội.

b. Khách thể nghiên cứu:
Sinh viên trường Đại học Công Nghiệp Hà Nội.

c. Phạm vi nghiên cứu:
- Phạm vi nội dung: Nghiên cứu tập trung vào mô tả thực trạng và các yếu tố tác

động đến kỹ năng quản lý tài chính của sinh viên.
- Phạm vi không gian: Nghiên cứu ở phạm vi Trường Đại học Công Nghiệp Hà

Nội
- Phạm vi thời gian: Nghiên cứu được thực hiện từ 21/09 /2023 đến 9/11/2023
5. Phương pháp nghiên cứu

a. Phương pháp nghiên cứu lý luận:
Phương pháp nghiên cứu lý luận là phương pháp nghiên cứu thu thập, lựa chọn,
giải thích và phân tích thơng tin thơng qua sách báo, tài liệu tham khảo nhằm mục đích
chọn những khái niệm và tư tưởng lý luận cho đề tài dự đốn về những thuộc tính của
đối tượng nghiên cứu, xây dựng những mơ hình lý thuyết hay thực nghiệm ban đầu.

b. Phương pháp phỏng vấn bằng phiếu trưng cầu ý kiến:
Để nghiên cứu về kĩ năng quản lý tài chính cá nhân của sinh viên trường Đại

học Công nghiệp Hà Nội, nhóm đã thu thập dữ liệu thơng qua phiếu khảo sát được xây
dựng ở định dạng Google forms gửi tới sinh viên của trường. Các câu hỏi xoay quanh
về việc sử dụng thời gian của sinh viên qua đó biết được sinh viên lãng phí tiên bạc
vào việc gì, kĩ năng quản lí tài chính của sinh viên có hợp lí khơng?
Khảo sát thực hiện trong 1 tuần với tổng số phiếu phát ra là 50 phiếu và thu về
36 phiếu (đạt 72%).

c. Phương pháp quan sát:
Phương pháp quan sát được áp dụng trong suốt quá trình nghiên cứu, với
phương pháp này có thể nắm bắt được một số thơng tin sơ bộ tại địa bàn nghiên cứu.
Giúp chúng ta quan sát cẩn thận để nghiên cứu, đúc kết ra được cách quản lý và sử
dụng tiền bạc của sinh viên Cơng Nghiệp Hà Nội để từ đó đưa ra được nhiều giải pháp
tránh lãng phí tiền bạc

d. Phương pháp thu thập dữ liệu
Phương pháp thu thập dữ liệu bằng nhiều cách thức phỏng vấn qua bảng hỏi và
tổng hợp các dữ liệu có được:
- Dữ liệu sơ cấp: từ sinh viên trường Đại học Công Nghiệp Hà Nội
- Dữ liệu thứ cấp: các báo cáo, tài liệu, các bài báo nghiên cứu khoa học.
- Dựa vào những số liệu khảo sát bảng hỏi đưa ra những đánh giá, xử lý số liệu
bằng một số phần mềm như word, excel, google form,…
6. Câu hỏi nghiên cứu:

6

Downloaded by ANH BACH ()

lOMoARcPSD|39150642

Để có thể đạt mục tiêu được nêu như trên, câu hỏi nghiên cứu nhằm định hướng

cho đề tài được đề xuất như sau:

- Câu hỏi 1: Thực trạng kỹ năng quản lý tài chính cá nhân của sinh viên Đại học
Công Nghiệp Hà Nội như thế nào?

- Câu hỏi 2: Nguyên nhân dẫn đến kỹ năng quản lý tài chính cá nhân của sinh
viên Cơng Nghiệp Hà Nội còn hạn chế?

- Câu hỏi 3: Để nâng cao kỹ năng quản lý tài chính cá nhân cho sinh viên trường
Đại học Cơng Nghiệp Hà Nội cần đặt ra những mục tiêu, định hướng hay kế hoạch
như thế nào?

7. Ý nghĩa của đề tài nghiên cứu:
Đề tài nghiên cứu này góp phần vào việc quản lý tài chính của sinh viên một

cách hiệu quả dựa trên việc chi tiêu của giới trẻ, cụ thể là sinh viên. Đề tài chỉ ra các
khía cạnh liên quan đến quản lý tài chính: cách sử dụng tiền bạc, kế hoạch chi tiêu hợp
lý, biện pháp tiết kiệm tiền…Bên cạnh đó có những yếu tố ảnh hưởng tới quản lý tài
chính của sinh viên là: do chính bản thân, mơi trường sống, những người bên cạnh và
mỗi yếu tố có mức ảnh hưởng khác nhau.

Nghiên cứ quản lí tài chính giúp mỗi cá nhân phát triển khả năng quản lí tài
chính cá nhân , tăng cường kỹ năng đầu tư , suy nghĩ chiến lược và định hướng tài
chính . Nó cung cấp cho ta một cơ sở kiến thức vững chắc để đạt được sự độc lập trong
tài chính và phát triển trong cuộc sống

Tóm lại , nghiên cứu quản lí tài chính cá nhân có ý nghĩa quan trọng trong việc
cung cấp kiến thức , giúp đạt được mục tiêu tài chính , đảm bảo sự ổn định tài chính và
phát triển cá nhân .


8. Kết cấu của bài báo cáo nghiên cứu:
Tên đề tài: “Kỹ năng quản lý tài chính cá nhân của sinh viên Đại học Cơng

Nghiệp Hà Nội”. Cơng trình nghiên cứu gồm:
- Lời cảm ơn
- Mục lục
- Phần mở đầu
- Phần nội dung:
● Chương I: Tổng quan nghiên cứu

● Chương II: Cơ sở lý luận kĩ năng quản lý tài chính cá nhân của sinh viên

● Chương III: Mơ hình nghiên cứu và thiết kế nghiên cứu

● Chương IV: Kết quả nghiên cứu và đề xuất một số giải pháp

● Chương V: Kết luận và khuyến nghị
- Tài liệu tham khảo

7

Downloaded by ANH BACH ()

lOMoARcPSD|39150642

● PHẦN NỘI DUNG

CHƯƠNG I. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU

I.1. Tổng quan nghiên cứu


Robert Kiyosaki - tác giả cuốn sách nổi tiếng “Cha giàu - Cha nghèo” từng
nhận định: “Không quan trọng là bạn kiếm được bao nhiêu tiền mà quan trọng là bạn
giữ được bao nhiêu tiền, làm thế nào để tiền phục vụ bạn và để tiền có thể sinh thêm
tiền”.

Hay:” Nếu bạn khơng thể độc lập về tài chính vào lúc bạn bốn mươi hay năm
mươi tuổi, điều đó khơng có nghĩa là bạn không gặp đúng thời ở vào đúng quốc gia.
Nó chỉ đơn giản là bạn đã lập kế hoạch sai.” – Jim Rohn

Quản lý tài chính cá nhân là một kỹ năng sống vơ cùng quan trọng. Thậm chí,
kỹ năng này được nhiều chuyên gia và tổ chức quốc tế khuyến nghị nên được phổ cập
từ khi còn trên ghế nhà trường bởi nhiều lợi ích.

Nếu bạn khơng có đủ kiến thức và kỹ năng quản lý thì cũng dễ dàng lâm vào
cảnh gặp những rùi ro trong sinh hoạt hàng ngày. Đỗi với nhiều sinh viên cho rằng
việc quản lý tài chính cá nhân là chưa cần thiết. Bởi độ tuổi này thì nguồn thu nhập
chủ yếu đến từ các khoản chu cấp của gia đình hay các cơng việc làm thêm. Số tiền
này cũng khá ít ỏi, cùng lắm là chỉ đủ để trang trải cuộc sống sinh viên mà thôi. Tuy là
số tiền không nhiều nhưng việc quản lý tài chính vẫn rất cần thiết và quan trọng với
sinh viên. Trong bài nghiên cứu “Quản lý tài chính cá nhân cho sinh viên dễ hay
khó?” của Nguyễn Huy Khánh và Hà Minh Tâm có nhắc đến: “Quản lý tài chính đối
với sinh viên đóng một vai trị quan trọng, khơng chỉ đối với sinh viên mà còn đối với
các gia đình và tổng thể nền kinh tế. Việc nâng cao nhận thức về tài chính cá nhân sẽ
góp phần nâng cao chất lượng cuộc số Nghiên cứu nhân tố ảnh hưởng đến hiểu biết tài
chính của sinh viên trên địa bàn thành phố Hà Nội 26 Tạp chí Khoa học & Đào tạo
Ngân hàng- Số 230-

Tháng 7. 2021 Nghiên cứu của tác giả Trần Thanh Thu và cộng sự (2020) tập
trung nghiên cứu về chương trình giáo dục tài chính quốc gia trong bối cảnh số hóa

ngành Tài chính, nhóm tác giả này đã chỉ ra rằng Việt Nam có chỉ số quan tâm và am
hiểu kiến thức tài chính thấp hơn so với đại đa số các nước Châu Á. Bên cạnh đó, các
số liệu hiểu biết về tài chính ở mức độ trên trung bình chỉ chiếm 24%, nhưng có đến
93% người Việt Nam khơng có hứng thú cải thiện (Dougn, 2019). Đã có nhiều nghiên
cứu nước ngồi về hiểu biết tài chính cá nhân, tuy nhiên mối quan hệ giữa các nhân tố
ảnh hưởng đến hiểu biết tài chính cá nhân còn chưa được nhiều tác giả nghiên cứu triệt
để. Nhìn chung, phần lớn các nghiên cứu này đều tìm mối quan hệ cùng chiều giữa các
nhân tố như tuổi, giới tính, ngành học, thu nhập, giáo dục… và hiệu quả quản lý tài
chính cá nhân của sinh viên nói riêng và hiệu quả hoạt động của thị trường tài chính
nói chung”. Hiểu biết về tài chính cá nhân đã trở thành một đề tài nghiên cứu khá
nóng trên thế giới trong thập kỷ gần đây (Mohamad & cộng sự, 2010; Annamaria &
cộng sự, 2010; Yap và cộng sự, 2016).heo Mohamad (2010), sinh viên ở ký túc xá có
hiểu biết tài chính cao hơn sinh viên khơng ở ký túc, điều này được giải thích vì các
sinh viên ở ký túc xá phải tự bươn chải, tự lập với cuộc sống xa gia đình hơn nên cũng
phải cân đối chi tiêu và tìm hiểu những vấn đề liên quan đến tài chính hơn. Bên cạnh
các nhân tố về đặc điểm cá nhân, các nhà nghiên cứu chỉ ra rằng các nhân tố về hoàn

8

Downloaded by ANH BACH ()

lOMoARcPSD|39150642

cảnh gia đình như trình độ học vấn của bố mẹ, nghề nghiệp của bố mẹ, tình hình kinh
tế của gia đình… cũng có tác động đến mức độ am hiểu tài chính của sinh viên
(Mohamad, 2010; Nguyễn Thị Hải Yến, 2014; Yap và cộng sự, 2016). Murphy (2005)
nhận ra các sinh viên xuất thân từ một gia đình được giáo dục đầy đủ sẽ am hiểu về tài
chính hơn và việc thường xuyên trao đổi kiến thức về lĩnh vực tài chính với bố mẹ sẽ
củng cố nhận thức của sinh viên về tài chính. Lusardi & cộng sự (2011) cho rằng học
vấn của người mẹ thực sự ảnh hưởng lớn đến nhận thức tài chính của một người, đặc

biệt khi người mẹ đó tốt nghiệp bậc học Cao đẳng. Như vậy, trình độ học vấn của bố
mẹ tác động thuận chiều đến hiểu biết tài chính của sinh viên.

Kết quả cũng cho thấy có sự khác biệt giữa sinh viên ở các khóa và ngành học
khác nhau đối với kỹ năng quản lý tiết kiệm, nhưng khơng có sự khác biệt đối với kỹ
năng quản lý chi tiêu. Dựa trên kết quả khảo sát, nghiên cứu đề xuất một số kiến nghị
nhằm phát triển kỹ năng quản lý ngân quỹ trong sinh viên nói chung và sinh viên của
trường Đại học Cơng Nghiệp Hà Nội nói riêng

I.2. Khoảng trống tri thức

Có rất nhiều các cơng trình nghiên cứu về vấn đề quản lý tài chính cá nhân, mỗi
tác giả nêu ra, phân tích, đánh giá một mặt riêng của q trình phát triển kỹ năng quản
lý tài chính cá nhân. Mỗi bài viết đều cho ta cái nhìn rõ hơn về vấn đề đào tạo kỹ năng
quản lý tài chính cho sinh viên hiện nay là cực kỳ cần thiết, chỉ khi trang bị cho mình
đầy đủ kỹ năng quản lý tài chính thì sinh viên mới có thể vượt qua giai đoạn khó khăn
khi cần phải trang trải học phí, ăn uống và sinh hoạt,... Quản lý tài chính cá nhân còn
giúp sinh viên tăng lượng tài sản một cách hiệu quả, tiếc kiệm chi tiêu để phòng
trường hợp xấu và ổn định tiêu dùng cá nhân. Do vậy nên những năm gần đây, các
phương tiện thông tin đại chúng nhắc nhiều đến cụm từ “kỹ năng quản lý tài chính cá
nhân”. Song chưa có cơng trình nào cho thấy được “Nhận thức của sinh viên như thế
nào về phát triển kỹ năng quản lý tài chính cá nhân”. Chính vì lý do đó nên đề tài mà
nhóm đã và đang trong quá trình nghiên cứu, tìm hiểu nhằm hướng tới phát triển các
kỹ năng quản lý tài chính đáp ứng nhu cầu việc làm cho đối tượng sinh viên trường
Đại học Công nghiệp Hà Nội.

9

Downloaded by ANH BACH ()


lOMoARcPSD|39150642

CHƯƠNG II. CƠ SỞ LÝ LUẬN KỸ NĂNG QUẢN LÝ TÀI CHÍNH CÁ
NHÂN CỦA SINH VIÊN
II.1. Một số khái niệm
II.1.1. Khái niệm về: “kỹ năng”

▪ Kỹ năng là khả năng vận dụng những kiến thức, hiểu biết của con người
để thực hiện một việc gì đó, có thể là việc nghề nghiệp mang tính kỹ thuật, chun
mơn hoặc việc liên quan cảm xúc, sinh tồn, giao tiếp, …

Theo tác giả Đặng Thành Hưng, kỹ năng là một dạng hành động được thực hiện
tự giác dựa trên tri thức về công việc, khả năng vận động và những điều kiện sinh học
– tâm lí khác của cá nhân (tức chủ thể của kỹ năng đó), như nhu cầu, tình cảm, ý chí,
tính tích cực cá nhân... để đạt được kết quả theo mục đích hay tiêu chí đã định, hoặc
mức độ thành công theo chuẩn mực hay quy định.

Khơng có khái niệm cụ thể, đồng nhất về kỹ năng. Tùy mỗi người sẽ có những
định nghĩa khác nhau. Nhìn chung, kỹ năng có thể được hiểu như khái niệm bên trên
hoặc theo một cách ngắn hơn hơn. Kỹ năng (tên tiếng anh là Skill) là việc một người
nào đó vận dụng khả năng hay năng lực để thực hiện hành động gì đó nhằm tạo ra kết
quả như mong muốn.

Nhìn chung, tác giả đều cho rằng kỹ năng là quá trình áp dụng những tri thức
đúng đắn mà một cá nhân tích lũy được để thực hiện mục tiêu đã đề ra.

Với những kỹ năng được trang bị, chúng ta sẽ dùng để áp dụng vào thực tế. Kỹ
năng có thể được chia thành các cấp bậc khác nhau. Ban đầu, kỹ năng có thể cịn ít
hoặc chưa được thuần thục nhưng sau thời gian, rèn luyện, kỹ năng sẽ được lên
“level”. Đồng thời, kỹ năng cũng có rất nhiều loại. Mỗi người cần trang bị cho mình

các loại, các mức độ kỹ năng để vận dụng trong thực tiễn.

II.1.2. Khái niệm về “quản lý”
Quản lí (Management) là một hoạt động cần thiết cho tất cả các lĩnh vực của
đời sống con người. Ở đâu con người tạo lập nên nhóm xã hội là ở đó cần đến quản lí,
bất kể đó là nhóm khơng chính thức hay nhóm chính thức, là nhóm nhỏ hay nhóm lớn,
là nhóm bạn bè, gia đình hay các đoàn thể, tổ chức xã hội, bất kể mục đích, nội dung
hoạt động của nhóm đó là gì.
Từ điển Bách khoa Việt Nam định nghĩa động từ quản lý, theo đó, quản lý gồm
hai yếu tố. “Quản” là trơng coi và giữ gìn theo những yêu cầu nhất định và “Lý” là tổ
chức và điều khiển các hoạt động theo yêu cầu nhất định. Như vậy, công tác “quản lý”
là thực hiện hai quá trình liên hệ chặt chẽ với nhau là “quản” và “lý”.
Trong đời sống xã hội, quản lý xuất hiện khi có hoạt động chung của con người.
Quản lý điều khiển, chỉ đạo hoạt động chung của con người, phối hợp các hoạt động
riêng lẻ của từng cá nhân tạo thành hoạt động chung thống nhất của tập thể hướng tới
mục tiêu đã định trước. Để thực hiện hoạt động quản lý cần phải có tổ chức và quyền
uy.

10

Downloaded by ANH BACH ()

lOMoARcPSD|39150642

II.1.3. Khái niệm về “tài chính”

Tài chính là một phạm trù kinh tế phản ánh các mối quan hệ của xã hội dưới
hình thức giá trị. Tài chính thể hiện ra là sự vận động của vốn tiền tệ, diễn ra ở mọi
chủ thể trong xã hội. Nó phản ánh tổng hợp các mối quan hệ kinh tế nảy sinh trong
phân phối các nguồn tài chính thơng qua việc tạo lập hoặc sử dụng các quỹ tiền tệ

nhằm đáp ứng các nhu cầu khác nhau của các chủ thể trong xã hội.

Tài chính gồm các quỹ tiền tệ, được hình thành bởi Nhà nước nhằm thực hiện
những chức năng và nhiệm vụ của nhà nước. Tài chính khơng phải là tiền tệ, nhưng
các quỹ tiền tệ được hình thành bởi Nhà nước chính là những biểu hiện bên ngồi của
tài chính.

Tài chính là hiện tượng đặc trưng bằng sự vận động độc lập tương đối của tiền
tệ với chức năng phương tiện thanh toán và phương tiện cất trữ trong quá trình tạo lập
hay sử dụng các quỹ tiền tệ đại diện cho những sức mua nhất định ở các chủ thể kinh
tế – xã hội.

Theo PGS.TS Nguyễn Trúc Lê, Hiệu trưởng trường Đại học Kinh tế- Đại học
Quốc gia Hà Nội, giáo dục tài chính hỗ trợ cho sự phát triển bền vững của hệ thống tài
chính và nền kinh tế, là tiền đề để thực hiện các mục tiêu kinh tế- xã hội của quốc gia.
Nhờ giáo dục tài chính các cá nhân/ hộ gia đình tương lai sẽ có xu hướng tiết kiệm và
quản lý ngân sách tốt hơn, giúp gia tăng nguồn lực tiết kiệm cho dân, thúc đẩy nguồn
vốn đầu tư cho xã hội, tạo hiệu ứng tích cực cho đâu tư và tăng trưởng nền kinh tế.

II.1.4. Khái niệm về “Quản lý tài chính cá nhân”

Tài chính cá nhân là những những yếu tố có liên quan tới việc quản lý, sử dụng,
hạch toán tiền của mỗi cá nhân. Mỗi người sẽ có một mục tiêu tài chính và những vấn
tài chính cá nhân khác nhau. Do đó mà thu nhập, chi tiêu, đầu tư, tích lũy… của mỗi
người là khác nhau.

Quản lý tài chính các nhân là cách bạn sử dụng đồng tiền một cách hợp lý cho
nhu cầu mục tiêu cần thiết cá nhân và những dự định tương lai,... bên cạnh đó cần phải
dự phịng cho mình một khoản vào việc bất ngờ và rủi ro xảy ra khi không lường trước
được trong cuộc sống.


II.2. Tầm quan trọng của việc quản lý tài chính cá nhân.

Quản lý tài chính cá nhân hợp lý sẽ giúp bạn có thể phát triển bản thân, mở
rộng những mối quan hệ, và đưa đến những cơ hội hấp dẫn. Mỗi cá nhân khi đã có thể
tự quản lý tài chính sẽ đồng nghĩa với việc bạn đã trưởng thành hơn, độc lập hơn, khôn
ngoan hơn và cả hạnh phúc hơn.

Quản lý tài chính giúp bạn làm chủ được đồng tiền, những cơ hội sẽ đến khi
bạn có nguồn tài chính ổn định và bạn sẽ khơng rơi vào tình trạng bị động trước mọi
tình huống.

Quản lý tài chính cá nhân giúp bạn khơng chi tiêu q mức, hạn chế lãng phí
vào những việc vơ bổ. Khoản tiền dự phịng sẽ giúp bạn ứng phó kịp thời khi bị ốm
hay tai nạn hay thất nghiệp hay là bị cắt giảm lương do dịch bệnh...

Bạn chỉ có thể tự do tài chính khi bạn biết cách quản lý chi tiêu của mình.

11

Downloaded by ANH BACH ()

lOMoARcPSD|39150642

Hậu quả của việc không quản lý tài chính cá nhân chính là kèm theo một khoản
nợ cho tháng sau.

Việc lập một kế hoạch chi tiêu hợp lý sẽ giúp bạn thốt khỏi tình trạng nợ nần,
trở nên hạnh phúc trong cuộc sống.


Quản lý tài chính cá nhân hiệu quả không chỉ quản lý chi tiêu tiền kiếm được
mà còn giúp gia tăng tài sản của bạn. Số tiền khơng chỉ để tiết kiệm và chi tiêu mà cịn
được sử dụng để đầu tư cho kỹ năng mới, nâng cao thu nhập. Tiền làm việc để tạo ra
tiền, giúp thu nhập tăng dù bạn không bỏ ra quá nhiều công sức.

II.3. Sự cần thiết của kỹ năng quản lý tài chính với người trẻ đặc biệt là
sinh viên

Với sinh viên nói riêng và tất cả mọi người nói chung, ai cũng biết, kỹ năng quản
lý tài chính là một trong những kỹ năng cần thiết, đều phải được trang bị càng sớm
càng tốt và có ý nghĩa quan trọng trong cuộc sống cùng một số lý do dưới đây:

- Nắm giữ được tài chính của bản thân: Cuộc sống sẽ luôn tiềm ẩn những rủi ro
bất ngờ mà bạn phải đối mặt như bạn bị mất việc bất ngờ hoặc chẳng may gặp tai nạn
thì đều ảnh hưởng đến tài chính của bản thân. Nhưng nếu đã có kỹ năng quản lý tài
chính thì bản thân ln có nguồn tiền dự phịng cho những sự kiện bất ngờ này mà
không ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày của bạn.

- Hạn chế và kiểm soát được rủi ro liên quan đến tài chính: Nhờ có kỹ năng quản
lý dịng tiền mà bạn có cách để điều chỉnh gia tăng dịng tiền của mình như có kế
hoạch chi tiêu tiết kiệm, phân bổ ngân sách chi tiêu thận trọng, tìm kiếm kênh đầu tư
gia tăng tài sản. Đây là yếu tố giúp bạn đi đến giai đoạn tự do tài chính nhanh chóng.

- Đảm bảo sự an tâm cho bản thân và gia đình là điều mà hầu hết mọi người
mong muốn. Kỹ năng quản lý tài chính giúp bạn quản lý dịng tài chính của mình cho
từng hạng mục cụ thể như: chi tiêu cần thiết, quỹ dự phòng, quỹ tiết kiệm, quỹ giáo
dục, quỹ từ thiện… Những hạng mục này được quản lý và kiểm sốt để ln sẵn sàng
hỗ trợ bạn tốt nhất sử dụng khi có sự kiện tài chính xảy ra.

- Xây dựng lối sống văn minh và khoa học, nâng cao mức sống của bạn: cũng

như các kỹ năng khác thì kỹ năng quản lý tài chính cá nhân là một trong những tiêu chí
xây dựng cộng đồng lối sống văn minh khoa học, đồng thời học cách tiết kiệm và
chăm sóc bản thân tốt hơn thì sẽ khơng cịn cảnh chật vật vì “viêm màng túi” dẫn đến
nợ xấu, trộm cắp khắp nơi,…Từ đó cộng đồng đất nước sẽ phát triển vững mạnh hơn,
khơng cịn những tệ nạn xã hội nữa khi mỗi cá nhân có tài chính ổn định.

12

Downloaded by ANH BACH ()

lOMoARcPSD|39150642

CHƯƠNG III. MƠ HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU

III.1. Mơ hình nghiên cứu:

III.1.1. Mơ hình đề xuất:

Dựa trên tổng quan các cơng trình nghiên cứu khoa học đã cơng bố, lý thuyết nền tảng.
Nhóm đã xây dựng mơ hình kỹ năng quản lý tài chính cá nhân của sinh viên, thông
qua các kỹ năng, nhân tố tác động đến kỹ năng quản lý tài chính:

Kỹ năng thiết
kế, kiểm soát
thu chi cá nhân

(H2)

Kiến thức tài Giáo dục tài
chính (H1) chính từ gia


đình (H3)

Kỹ năng quản
lý tài chính cá
nhân của sinh

viên

Bảng 1: Mơ hình đề xuất

III.1.2. Các giả thuyết nghiên cứu:

Từ mơ hình đề xuất trên, nhóm xây dựng các giả thuyết khoa học cụ thể như sau:

(i) Kiến thức tài chính (KT): Kiến thức tài chính là một trong những nhân tố
quan trọng nhất khi nói đến kỹ năng quản lý tài chính cá nhân, đặc biệt đối với các
sinh viên đại học. Theo World Bank (2013) kiến thức tài chính được đo lường theo:
các khái niệm tài chính cơ bản và các kỹ năng thiết kế, kiểm soát thu chi cá nhân cơ
bản (thanh toán, mở tài khoản). Từ đó, giả thuyết (H1) được đặt ra như sau:

H1: Kiến thức tài chính có tác động thuận chiều đến kỹ năng quản lý tài
chính cá nhân của sinh viên.

(ii) Kỹ năng thiết kế, kiểm soát thu chi cá nhân (KN): Kỹ năng và kiến thức
quản lý tài chính là yếu tố cần thiết để giúp sinh viên quản lý tốt các nguồn tài chính
mà họ đang có. Theo World Bank (2013), kỹ năng thiết kế, kiểm soát thu chi cá nhân
được đo lường qua: kỹ năng trình bày và kỹ năng tính tốn những vấn đề liên quan đến
tài chính. Từ đóm giả thuyết (H2) được đặt ra như sau:


(H2): Kỹ năng thiết kế, kiểm sốt thu chi cá nhân có tác động thuận chiều
đến kỹ năng quản lý tài chính cá nhân của sinh viên

13

Downloaded by ANH BACH ()

lOMoARcPSD|39150642

(iii) Giáo dục tài chính từ gia đình (GD): Theo một nghiên cứu của

Đại học Cambridge (Anh), thói quen tài chính của trẻ bắt đầu hình thành khi 7 tuổi,

bởi vậy phụ huynh nên giúp trẻ có cái nhìn đúng về vai trò, hiểu được giá trị mà đồng

tiền mang lại và biết cách quản lý tài chính ngay từ khi được dùng để chi tiêu. Từ đó,

giả thuyết (H3) được đặt ra như sau:

Mã hóa Giả thuyết Nội dung Kỳ vọng

KT H1 Kiến thức tài chính tác động đến kỹ năng quản lý tài Cùng chiều
chính của sinh viên.

KN H2 Kỹ năng thiết kế, kiểm soát thu chi cá nhân tác động đến Cùng chiều
kỹ năng quản ký tài chính cá nhân của sinh của viên.

GD H3 Giáo dục tài chính tác động đến kỹ năng quản lý tài Cùng chiều
chính cá nhân của sinh viên.


(H3): Giáo dục tài chính từ gia đình có tác động thuận chiều đến kỹ năng
quản lý tài chính cá nhân của sinh viên.

Bảng 2: Các giả thuyết nguyên cứu

III.2. Thiết kế nghiên cứu:

III.2.1. Thiết kế nghiên cứu định lượng

Lựa chọn phương pháp nghiên cứu định lượng

III.2.2. Dự liệu nghiên cứu đó là Dữ liệu sơ cấp: Thu thập dữ liệu từ 100

sinh viên ngẫu nhiên thuộc trường Đại học Công Nghiệp Hà Nội, lập bảng

hỏi.

- Phương pháp phân tích dữ liệu:
+ Phương pháp khảo sát bằng câu hỏi
+ Phương pháp tổng hợp và phân tích xử lí dữ liệu đã thu thập được

III.2.3. Phiếu khảo sát

Xin vui lòng chia sẻ một số ý kiến của bản thân trong q trình quản lý tài chính
cá nhân. Những ý kiến của anh/chị sẽ giúp đỡ chúng tôi rất nhiều trong việc nghiên
cứu về kỹ năng quản lý tài chính cá nhân nhằm đề xuất các giải pháp đáp ứng tốt hơn
về kỹ năng quản lý tai chính cho sinh viên trường đại học Công Nghiệp Hà Nội.

Xin chân thành cảm ơn!


1. Nguồn tài chính đầu vào hàng tháng chủ yếu của bạn?

◻ Từ gia đình, người thân chu cấp

◻ Có từ các nguồn khác: làm thêm, học bổng,...

◻ Cả hai

2. Bạn có thường xuyên lập kế hoạch chi tiêu hàng tháng khơng?

◻ Có

14

Downloaded by ANH BACH ()

lOMoARcPSD|39150642

◻ Không

3. Mức chi tiêu hàng tháng của bạn là bao nhiêu?

◻ Dưới 3 triệu

◻ Từ 3-5 triệu

◻ Trên 5 triệu

◻ Mục khác:


4. Mức chi tiêu trùng bình mỗi ngày của bạn là bao nhiêu?

◻ Dưới 100k

◻ 100-200k

◻ 200-300k

◻ Trên 300k

5. Bạn có thoả mãn với mức tài chính của bản thân khơng?

◻ Có

◻ Khơng

6. Bạn theo dõi chi tiêu của mình như thế nào?

◻ Ghi chép vào sổ chi tiêu cá nhân

◻ Lập kế hoạch và note theo

◻ Sử dụng các ứng dụng quản lý chi tiêu cá nhân

◻ Không theo dõi

7. Bạn gặp khó khăn gì trong việc quản lý chi tiêu tài chính cá nhân?

◻ Tiêu quá so với số tiền đã dự kiến, lên kế hoạch trước đó


◻ Khơng nhớ được mình đã tiêu những gì mà lại hết tiền

8. Bạn hãy đánh giá hiểu biết của bạn về quản lý tài chính cá nhân?

◻ Khơng biết

◻ Cơ bản

◻ Hiểu rõ

9. Bạn hãy đề xuất 1 giải pháp để chi tiêu hợp lý?

III.2.4. Xây dựng thang đo nghiên cứu

Để hiểu rõ hơn kỹ năng quản lý tài chính cá nhân của sinh viên Đại học Cơng
Nghiệp Hà Nội, nhóm xây dựng thang đo nghiên cứu thông qua 12 hoạt động. Mức độ
từ 1 đến 4 tương ứng:

1. Hầu như không

2. Thỉnh thoảng

3. Khá thường xuyên

4. Rất thường xuyên

15

Downloaded by ANH BACH ()


lOMoARcPSD|39150642

1. Tôi ghi chép và kiểm soát chi tiêu cá nhân của bản thân
2. Tơi hài lịng với cách kiểm sốt chi tiêu hiện tại của bản thân
3. Tôi so sánh các phương án khác nhau khi mua hàng trả góp
4. Tơi so sánh giá khi mua sắm một mặt hàng nào đó
5. Tơi thiết lập các mục tiêu tài chính dài hạn và mục tiêu này có ảnh hưởng đến
cách tôi quản lý các khoản chi tiêu hiện tại
6. Tôi đã chi tiêu nhiều hơn thu nhập (thâm hụt tiền)
7. Tôi tiết kiệm hàng tháng
8. Tơi sử dụng thẻ tín dụng và thấu chi khi thiếu tiền chi tiêu (chi nhiều hơn số tiền
có trên thẻ tín dụng)
9. Tơi có khoản dự phịng tài chính khẩn cấp
10. Tơi đánh giá tình trạng tài chính cá nhân trước khi đưa ra những quyết định mua
sắm một sản phẩm gì đó
Bảng 3: Thang đo đánh giá kỹ năng quản lý tài chính cá nhân của sinh viên

16

Downloaded by ANH BACH ()

lOMoARcPSD|39150642

CHƯƠNG IV. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ ĐỀ XUẨT MỘT SỐ GIẢI
PHÁP

IV.1. Kết quả nghiên cứu kỹ năng quản lý tài chính cá nhân của sinh viên
Đại học Công Nghiệp Hà Nội

Để có cái nhìn tổng thể, khách quan nhất về mức độ hiểu biết kỹ năng quản lý

tài chính của sinh viên Đại học Cơng nghiệp Hà Nội, nhóm nghiên cứu đã tiến hành
một cuộc khảo sát đến đối tượng là các bạn sinh viên trong trường. Chúng tôi đã lập
một phiếu điều tra với số lượng lớn câu hỏi, cùng các câu trả lời có sẵn ở từ mức độ
đơn giản đến đi sâu vào vấn đề bằng hình thức trực tuyến.

Biểu đồ 1. Tỷ lệ nguồn tài chinh đầu vào của sinh vên tham gia khảo sát của
trường ĐHCN Hà Nội.
Với tổng số câu trả lời nhận được là 36, với 44,4% sinh viên có nguồn thu nhập duy
nhất từ gia đình chu cấp; 8,3% sinh viên có thu nhập từ việc làm thêm, học bổng, kinh
doanh và 47,2% còn lại là từ cả hai nguồn.

Biểu đồ 2. Tỷ lệ mức tài chính hàng tháng của sinh viên tham gia khảo sát của
trường ĐHCN Hà Nội
Vì cịn là sinh viên các bạn chưa đi làm thêm nhiều nên mức tài chính hàng tháng cịn
phụ thuộc vào bố mẹ nên tài chính hàng tháng chủ yếu của các bạn dưới 3 triệu đồng

17

Downloaded by ANH BACH ()

lOMoARcPSD|39150642

chiếm 58,3%; từ 3-5 triệu đồng chiếm 27,6% và 13,9% các bạn có mức tài chính cao
là trên 5 triệu đồng.

Biểu đồ 3. Tỷ lệ sinh viên thỏa mãn với nguồn tài chính bản thân của trường
ĐHCN Hà Nội
Đa số các bạn đều thấy tạm ổn với nguồn tài chính trên chiếm 45,1%, 30,4% các bạn
khảo sát thấy thỏa mãn với nguồn tài chính đó, nhưng bên cạnh đó cịn 18,6% các bạn
khơng hài lịng với nguồn tài chính trên có thể nó chưa đủ để các bạn trang trải trong

cuộc sống và sinh hoạt.

Biểu đồ 4 Tỷ lệ mức tài chính mà sinh viên trường ĐHCN Hà Nội chi tiêu trong
ngày
Trong tổng 36 câu trả lời có 61,1% các bạn có mức chi tiêu hàng ngày là dưới 100
nghìn đồng, mức chi tiêu ngày có thể nói là ít và tiết kiệm; phần lớn phần trăm sinh
viên trường ĐHCN Hà Nội có mức chi tiêu là 100 nghìn đồng/ngày trở lên, mức chi
tiêu này vừa đủ và phù hợp cho sinh viên; 27,8% là tỷ lệ sinh viên có mức chi tiêu từ
100 đến 200 nghìn/ngày, mức chi tiêu này là khá cao và 2,8% sinh viên khảo sát có
mức chi tiêu một ngày từ 200-300 nghìn, mức chi tiêu này là cao; 8,3% sinh viên chi
tiêu trên 300 nghìn đồng/ngày, mức ci tiêu này là rất cao.

18

Downloaded by ANH BACH ()

lOMoARcPSD|39150642

Biểu đồ 5. Tỷ lệ sinh viên lập kế hoạch chi tiêu
Và khi nhắc đến vấn đề lập kế hoạch thì chi tiêu hay khơng thì nhóm chúng tơi nhận
được kết quả tỷ lệ sinh viên không lập kế hoạch chi tiêu bằng tỷ lệ sinh viên lập kế
hoạch chi tiêu. Điều này cho thấy các bạn sinh viên chưa thực sự chi tiêu hợp lý với
mức tài chính của mình.

Biểu đồ 6. Tỷ lệ sinh viên trường ĐHCN Hà Nội ghi chú tiêu dùng cá nhân
Để quản lý tài chính cá nhân 52,4% ghi chú tiêu dùng của bản thân và 47,1%

khơng có thói quen ghi chú. Nhìn qua biểu đồ trên có thể thấy rằng phần lớn các bạn
chưa ghi chú tiêu dùng của bản thân. Chúng ta nên ghi chú lại những khoản chi tiêu
cho từng ngày, mua những gì, bao nhiêu tiền để khi xem lại sổ chúng ta biết rằng mình

đã thực sự chi tiêu phù hợp hay chưa, đồ dùng đó có thực sự cần thiết hay hoang phí.

19

Downloaded by ANH BACH ()

lOMoARcPSD|39150642

Biểu đồ 7. Tỷ lệ sử dụng phương thức để quản lý tài chính cá nhân của sinh viên
trường ĐHCN Hà Nội

Để quản lý tài chính cá nhân 30,6% sử dụng các ứng dụng quản lý chi tiêu trên
điện thoại di động và tỷ lệ lên kế hoạch và note theo là 8,3%; 16,7% ghi chép chi tiêu
vào sổ chi tiêu cá nhân và 44,4% là sinh viên không theo dõi chi tiêu cá nhân.

Biểu đồ 8. Tỷ lệ sinh viên trường ĐHCN Hà Nội đánh giá mức độ hiểu biết về quản
lý tài chính của bản thân

Tỷ lệ hiểu biết quản lý tài chính của sinh viên Công Nghiệp khá cao với mức độ
hiểu cơ bản chiếm 69,4% và hiểu rõ là 5,6%. Tuy nhiên mức độ không biết cũng khá
cao chiếm 25%.

Qua cuộc khảo sát nhỏ trên ta thấy kết quả khá đáng mừng kỹ năng quản lý tài
chính cá nhân cũng như sử dụng hiệu quả nguồn tài chính cá nhân của sinh viên Đại
học Cơng Nghiệp Hà Nội khá tốt, chiếm tỉ lệ khá cao. Tuy nhiên tỷ lệ sinh viên có kỹ
năng và kiểm sốt tài chính bản thân cịn nhiều hạn chế, mang lại nhiều rủi ro cho bản
thân. Như vậy có thể thấy, về cơ bản sinh viên tại Việt Nam vẫn chưa quan tâm nhiều
tới việc quản lý tài chính cá nhân. Họ có thể có những khoản tiết kiệm, cũng như các
khoản đầu tư khác, nhưng lại chưa có kế hoạch chi tiêu cụ thể và chưa xác định được
mức độ rủi ro.


20

Downloaded by ANH BACH ()


×