Tải bản đầy đủ (.docx) (22 trang)

KHUNG LÝ THUYẾT VỀ BẢO TỒN VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG, NGHỀ THỔ CẨM TRUYỀN THỐNG CỦA DÂN TỘC THIỂU SÔ TỈNH ĐẮK LẮK

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (219.29 KB, 22 trang )

Chuyên đề 1:
KHUNG LÝ THUYẾT VỀ BẢO TỒN VĂN HÓA TRUYỀN
THỐNG, NGHỀ THỔ CẨM TRUYỀN THỐNG CỦA DÂN TỘC THIỂU

SÔ TỈNH ĐẮK LẮK

I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Việt nam là quốc gia đa dân tộc phát triển trên nền tảng nền văn minh nơng
nghiệp lúa nước. Chính vì vậy, hoạt động kinh tế tự cấp tự túc là chính gắn với
nền văn hố nông nghiệp và các làng nghề, ngành nghề truyền thống cùng với
các sản phẩm của nó tạo nên sắc thái riêng của nền kinh tế và văn hoá của dân
tộc. Mỗi vùng miền,mỗi tộc người tùy điều kiện tự nhiên theo tiểu vùng địa lý
và khí hậu cùng lịch sủ tộc người mà mang những đặc trưng về kinh tế- văn hoá-
xã hội, tâm lý, tập quán khác nhau nên cũng có nghề thủ cơng truyền thống
khác nhau. Có một số cộng đồng hình thành làng nghề, có một số cộng đồng chỉ
tồn tại nghề truyền thống, nghề gia truyền của tộc gười để phục vụ gia đình cứ
khơng có mục tiêu phục vụ cộng đồng – đấy là đặc trưng của nghề truyền thống
trong cộng đồng dân tộc thiểu số nói chung,nghề truyền thống của dân tộc thiểu
số tỉnh Đăk Lắk nói riêng.
Chính vì vậy, khi nghiên cứu khung lý thuyết trong bảo tồn văn hóa truyền
thống, nghề truyền thống các dân tộc thiểu số tại tỉnh Đăk Lăk cần lựa chọn lý
thuyết và áp dụng linh hoạt để phù hợp bối cảnh tự nhiên, xã hội, lịch sử của
cộng đồng nơi đây mới có được cái nhìn tồn diện và đánh giá chính xác trong
nghiên cứu nhằm đưa ra giải pháp phù hợp nhất giúp nhà quản lý có cơ sở đưa
ra quyết sách hiệu quả trong tạo động lực trực tiếp giải quyết việc làm, sử dụng
hợp lý, có hiệu quả nguồn lao động. Bên cạnh đó cịn giúp bảo tồn, duy trì và
phát triển được nhiều ngành nghề truyền thống của dân tộc, tạo điều kiện và cơ
hội phát triển đội ngũ nghệ nhân, thợ giỏi, bảo lưu và giữ gìn văn hố dân tộc
bắt nhịp được với sự phát triển chung của đất nước.
II. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ CÁCH TIẾP CẬN
1. Phương pháp nghiên cứu



1

Để nghiên cứu,đề tại áp dụng những phương pháp nghiên cứu sau:
- Phương pháp phân loại và hệ thống hoá:
Phân loại là sắp xếp các vấn đề lý luận, các cách tiếp cận khác nhau, các
khuynh hướng, bản chất để thuận lợi cho việc phân tích, đánh giá và hệ thống
lại các vấn đề để từ đó tìm ra những ưu điểm và khuyết điểm trong việc thực thi
chính sách.
- Phương pháp chuyên gia nhằm thu thập ý kiến của các chuyên gia về lĩnh
vực này ở khu vực và quốc gia áp dụng cho các chủ thể khác nhau. Phương pháp
chun gia đóng vai trị quan trọng trong việc học hỏi và tìm ra những bài học
kinh nghiệm để đánh giá thực trạng cũng như tổng hợp và khuyến nghị giải
pháp.
- Phương pháp chọn mẫu: chọn mẫu, địa điểm để khảo sát thực trạng.
- Phương pháp điền dã: tiến hành đi cơ sở khảo sát thực tế các cơ sở dệt thổ
cẩm truyền thống của các dân tộc đã được chọn lựa, kết hợp với việc tiếp xúc
phỏng vấn những nghệ nhân, người cao tuổi, những người đang trực tiếp quản lý
và làm cơng tác văn hóa để thu thập thơng tin.
- Phương pháp phỏng vấn chuyên sâu: là phương pháp mà người nghiên cứu
dùng để trao đổi trực tiếp với người được nghiên cứu và ghi nhận các ý kiến trả
lời của họ về vấn đề bảo tồn và phát huy các giá trị của nghề dệt thổ cẩm truyền
thống của các dân tộc thiểu số.
- Phương pháp điều tra xã hội học: thu thập thông tin xã hội phục vụ cho
việc nghiên cứu về thực trạng nghề dệt thổ cẩm truyền thống của các dân tộc
thiểu số hiện nay. Các cuộc điều tra xã hội học sẽ đi theo phương pháp lập mẫu
bảng hỏi, gửi bảng hỏi đến nhiều thành phần khác nhau trong xã hội và sau đó
xử lý các kết quả điều tra
- Phương pháp xử lý thông tin: đối với các dữ liệu thu thập được từ các cuộc
điều tra xã hội học, đề tài sử dụng phương pháp phân tích, thống kê, đánh giá về

việc tiếp nhận và thực thi các chính sách trong việc bảo tồn văn hố truyền
thống nói chung và nghề dệt thổ cẩm truyền thống nói riêng của các dân tộc
thiểu số.

2

Phương pháp dự báo: Dự báo là một khoa học và nghệ thuật tiên đoán những
sự việc sẽ xảy ra trong tương lai trên cơ sở phân tích khoa học các dữ liệu đã thu
thập được qua các đợt phỏng vấn, qua điều tra xã hội học và qua văn bản… Khi
tiến hành dự báo đề tài sẽ căn cứ vào việc thu thập, xử lý số liệu trong quá khứ
và hiện tại để xác định xu hướng vận động của nghề dệt thổ cẩm truyền thống
của các dân tộc trong tương lai.

Kỹ thuật sử dụng:
- Thu thập, tra cứu văn bản, cơ sở dữ liệu theo kỹ thuật truyền thống như thu

thập, tra cứu các tài liệu liên quan tại các thư viện, trung tâm lưu trữ.
- Sử dụng công cụ tra cứu trực tuyến: đề tài sẽ sử dụng công cụ tra cứu trực

tuyến để phục vụ cho việc nghiên cứu đề tài
- Thiết kế phiếu hỏi
- Tổ chức hội thảo, tọa đàm nhằm tiếp thu ý kiến góp ý, các ý kiến tranh

luận, đối thoại giữa các quan điểm khoa học khác nhau từ những chuyên
gia, nhà khoa học, lãnh đạo cơ sở và quần chúng.
- Tổ chức các hoạt động trao đổi nhóm giữa các thành viên nghiên cứu đề
tài; giữa người nghiên cứu và người được nghiên cứu…
2. Cách tiếp cận
Cách tiếp cận nghiên cứu sẽ giúp cho nhóm nghiên cứu xác định được cơ sở
để nghề dệt thổ cẩm truyền thống cần được ưu tiên bảo tồn và phát huy. Đó là

các cách tiếp cận liên ngành các chuyên ngành lịch sử, dân tộc học, xã hội học.
Nếu thiếu cách tiếp cận liên ngành thì đề tài chắc chắn sẽ khơng thể nào làm rõ
được tính đặc thù hay bản sắc của mỗi vùng, mỗi dân tộc.
Tiếp cận khu vực học là nghiên cứu liên ngành giữa lịch sử, dân tộc học, xã
hội học, văn hoá học, nhân học… Cách tiếp cận này rất được coi trọng khi đánh
giá thực trạng nghề dệt thổ cẩm truyền thống và các chính sách đang được thực
hiện để tìm hiểu về sinh kế của các dân tộc ở những khu vực nhất định với việc
đặt dân tộc và khu vực đó ở trạng thái tĩnh và động, không gian rộng và hẹp để
từ đó đưa ra những nghiên cứu, đề xuất bổ sung cho các chính sách trong giai
đoạn tiếp theo.

3

Tiếp cận liên cấp để đánh giá chính sách dân tộc thơng qua các nghị quyết,
thơng tư, chính sách dân tộc ở Việt Nam. Vấn đề này được xem xét ở nhiều cấp độ
khác nhau, từ cao xuống thấp, để từ đó thấy được sự đan xen, tác động qua lại lẫn
nhau giữa các cấp quản lý trong hoạch định chính sách trong việc bảo tồn và phát
huy nghề dệt thổ cẩm truyền thống của các dân tộc thiểu số trong tương lai.

Tiếp cận có sự tham gia của các cán bộ địa phương, các trường đại học, các
Viện nghiên cứu: cách tiếp cận này cho phép khắc phục những cách làm áp đặt
trong xây dựng, tổ chức thực hiện các chính sách dân tộc. Với cách tiếp cận này,
vùng dân tộc thiểu số khơng chỉ là nơi thụ hưởng chính sách mà cịn tham dự
vào quá trình xây dựng, tổ chức, thực hiện chính sách.

III. KHUNG LÝ THUYẾT VỀ BẢO TỒN VĂN HÓA TRUYỀN
THỐNG

1. Các lý thuyết được áp dụng trong nghiên cứu về nghề dệt thổ cẩm
truyền thống


Trong quan điểm về bảo tồn văn hóa truyền thống cho đến nay nổi bật có
3 quan điểm: (1) quan điểm bảo tồn nguyên vẹn (bảo tồn nguyên gốc); (2), bảo
tồn có sự kế thừa (3), bảo tồn và phát triển (phát huy)

I.1. Bảo tồn nguyên vẹn
Được các nhà bảo tàng học ủng hộ và thịnh hành từ những năm 1850,

góp phần quan trọng trong công tác bảo tồn nguyên trạng các di tích, các bộ
sưu tập hiện vật trưng bày trong các bảo tàng.

Tác giả Nguyễn Thị Mỹ Liêm có bài viết “Bảo tồn và phát huy” hay “kế
thừa và phát triển” văn hoá dân tộc trong nền kinh tế thị trường xã hội chủ
nghĩa” được in trong cuốn kỷ yếu hội thảo 60 năm đề cương văn hố Việt Nam
(1943-2013) có nêu ra quan điểm: “Bảo tồn” là giữ lại, không để bị mất đi,
khơng thể bị thay đổi, biến hố hay biến thái…Như vậy, trong nội hàm của thuật
ngữ này, khơng có khái niệm “cải biến”, “nâng cao” hoặc “phát triển”. Hơn nữa,
khi nói đối tượng bảo tồn “phải được nhìn là tinh hoa”, chúng ta đã khẳng định
giá trị đích thực và khả năng tồn tại theo thời gian, dưới nhiều thể trạng và hình
thức khác nhau của đối tượng được bảo tồn”.

4

Bảo tồn nguyên vẹn trong văn hóa được hiểu là các nỗ lực nhằm bảo vệ,
gìn giữ sản phẩm văn hóa (vốn được chắt lọc, chưng cất, được thử thách qua
nhiều bước thăng trầm của lịch sử) và không gian tồn tại của nó theo dạng thức
vốn có. Nghĩa là, những sản phẩm của quá khứ nên được bảo vệ một cách
nguyên vẹn như nó vốn có, cố gắng phục hồi nguyên gốc các di sản văn hóa vật
chất và tinh thần cũng như cố gắng cách ly di sản khỏi môi trường xã hội đương
đại. Song vấn đề đặt ra, văn hóa ln gắn bó với đời sống con người, với mơi

trường xã hội trong sự vận động của nó, nhất là di sản văn hóa phi vật thể. Chính
vì vậy mà quan điểm bảo tồn nguyên vẹn sẽ không phải là cách tiếp cận chính
của trường hợp nghiên cứu về nghề dệt thổ cẩm ở địa bàn nghiên cứu.

I.2. Bảo tồn trên cơ sở kế thừa
Quan điểm bảo tồn trên cơ sở kế thừa: tác giả Gregory J.Ashworth1 cho

rằng, không chỉ những đồ tạo tác hay những tòa nhà mà cả các bộ sưu tập và các
di sản khác cũng được bảo tồn dựa trên cơ sở kế thừa. Các tiêu chí lựa chọn
khơng phụ thuộc vào bản chất bên trong của di sản mà còn phụ thuộc vào những
yếu tố nằm bền ngồi, khơng thuộc bản chất của di sản văn hóa. Bảo tồn trên cơ
sở kế thừa khơng chỉ quan tâm đến hình thức mà cịn quan tâm đến cả chức năng
của di sản văn hóa.

Bảo tồn trên cơ sở kế thừa những giá trị độc đáo của quá khứ dường như
là một xu thế khá phổ biến trong giới học giả hiện nay khi bàn đến giá di sản văn
hố nói chung và văn hóa truyền thống nói riêng. Quan điểm này dựa trên cơ sở
mỗi di sản văn hoá cần phải thực hiện nhiệm vụ lịch sử của mình ở một thời
gian và không gian cụ thể. Khi giá trị di sản văn hố ấy tồn tại ở khơng gian và
thời gian hiện tại, di sản văn hoá ấy cần phát huy giá trị văn hoá - xã hội phù
hợp với xã hội hiện nay và phải loại bỏ đi những gì khơng phù hợp với xã hội
ấy. Nếu như quan điểm bảo tồn nguyên vẹn gặp khó khăn trong việc xác định
đâu là yếu tố nguyên gốc, đâu là yếu tố phát sinh và giữ gìn nguyên gốc là giữ
gìn những yếu tố nào, thì quan điểm bảo tồn trên cơ sở kế thừa gặp phải khó
khăn trong khâu xác định yếu tố nào thực sự là giá trị cần phải kế thừa và phát

1 Ashworth, G.J., (1997), “Elements of Planning and Managing Heritage Sites” (Các yếu tố quy hoạch và quản lý
di sản) in Nuryanti, W, Tourism and Heritage Management, Gadjah Mada University Press, p. 165-191

5


huy, yếu tố nào khơng cịn phù hợp, cần phải loại bỏ, cũng cần phải khuyến cáo
rằng sự loại bỏ ấy có thể sẽ đánh mất những giá trị văn hoá mà chúng ta chưa
hiểu biết một cách sâu sắc và thấu đáo.

Thực tế cho thấy, cả bảo tồn nguyên vẹn và bảo tồn trên cơ sở kế thừa đều
có những ưu điểm và hạn chế riêng. Quan điểm bảo tồn nguyên vẹn gặp khó
khăn trong việc xác định đâu là yếu tố nguyên gốc, đâu là yếu tố phái sinh và
giữ gìn nguyên gốc là giữ gìn những yếu tố nào. Quan điểm bảo tồn trên cơ sở
kế thừa lại khó khăn trong xác định yếu tố nào thực sự là giá trị cần phải kế thừa
và phát huy, yếu tố nào khơng cịn phù hợp, cần phải loại bỏ; cũng cần phải
khuyến cáo rằng sự loại bỏ ấy có thể sẽ đánh mất những giá trị văn hóa mà chúng
ta chưa hiểu biết một cách sâu sắc và thấu đáo.

Áp dụng quan điểm này vào nghiên cứu nghề dệt truyền thống tại địa bàn
nghiên cứu để chỉ ra những điểm cần kế thừa để duy trì phục vụ cuộc sống của
gia đình, cộng đồng và bảo đảm văn hóa đặc sắc của tộc người. Mặt khác cũng
chỉ ra nhưng điểm đã lỗi thời cần loại bỏ

I.3. Quan điểm bảo tồn và phát triển (phát huy).
Bảo tồn để phát triển không đơn thuần là việc tìm những biện pháp để bảo

tồn nguyên vẹn di sản, mà có thể xem xét quản lý di sản theo một hướng khác.
Hướng khai thác mới này dựa trên cơ sở, văn hóa truyền thống hẳn nhiên đang tồn
tại song hành với xã hội, vì vậy, cần có những biện pháp quản lý văn hóa truyền
thống một cách thích hợp với những yêu cầu của thời đại hiện nay. Những yêu cầu
của thời đại luôn cần được đặt trong một bối cảnh chính trị, kinh tế, xã hội và văn
hóa nhất định. Mối quan hệ giữa văn hóa truyền thống và những bối cảnh nêu trên
là mối quan hệ hai chiều, tương hỗ lẫn nhau 1.


Xung quanh vấn đề phát huy di sản văn hoá phi vật thể cũng đặt ra nhiều
vấn đề. Song điều quan trọng hơn cả đối với việc phát huy những di sản văn hố
phi vật thể nói chung và giá trị văn hố làng nghề nói riêng là làm sao khơi dậy

1 tr.28-31, Bùi Hoài Sơn (2007), Quản lý lễ hội truyền thống của người Việt ở châu thổ
Bắc bộ từ năm 1945 đến nay, Luận án Tiến sĩ Văn hóa học, Viện Văn hóa - Thơng tin,
Hà Nội.

6

được ý thức của cộng đồng, niềm tự hào của cộng đồng về di sản văn hoá phi
vật thể, để di sản văn hoá ấy sống trong cộng đồng như đúng bản chất của nó.
Trong cơng tác phát huy, vấn đề ln được đặt ra đó là truyền dạy, tun truyền,
giáo dục trong cộng đồng, nhất là thế hệ trẻ có những hiểu biết về làng nghề với
những giá trị văn hố truyền thống của nó. Chính đây là cây cầu để chúng ta đưa
những giá trị văn hoá làng nghề với cộng đồng và hơn thế cộng đồng chính là
mơi trường khơng chỉ sản sinh ra văn hố làng nghề, mà còn là nơi tốt nhất bảo
tồn, làm giàu thêm và phát huy nó trong đời sống xã hội.

Quan điểm đặt bảo tồn với phát triển là không bận tâm đến việc tranh luận
nên bảo tồn y nguyên thế nào, nên kế thừa cái gì từ quá khứ mà đặt trọng tâm
vào việc làm thế nào để di sản sống và phát huy được tác dụng trong đời sống
đương đại.

Như vậy, với các lý thuyết được đề cập để nghiên cứu nghề dệt thổ cẩm
truyền thống của dân tộc thiểu số ở Đắk Lắk, nhóm nghiên cứu sẽ khơng áp
dụng cứng nhắc, tuyệt đối hóa một lý thuyết nào cho nghiên cứu mà chỉ áp dụng
mang tính chọn lọc cho phù hợp với điều kiện, bối cảnh nghề dệt ở địa phương
với các nguồn lực ở địa phương đang có để có thể phát huy nghề dệt thổ cẩm
truyền thống giúp các dân tộc thiểu số đang lưu giữ nghề dệt truyền thống, văn

hóa truyền thống của dân tộc mình được phát huy đóng góp cho sinh kế và bảo
tồn văn hóa truyền thống.

2. Các nhân tố ảnh hưởng đến bảo tồn làng nghề truyền thống
2.1. Một số đặc điểm làng nghề truyền thống

Làng nghề truyền thống có quan hệ gắn bó với nơng nghiệp và
nơng thơn

Trong lịch sử lâu dài, các làng nghề truyền thống với tư cách là một
hình thức tổ chức kinh tế có mối quan hệ hai chiều chặt chẽ với nông
nghiệp, nông thôn được thể hiện dưới nhiều mức độ và sắc thái khác nhau.
Một nền kinh tế với sản xuất nông nghiệp là chủ yếu đã tạo điều kiện cho
các làng nghề thủ công nảy sinh và phát triển. Do thời gian dành cho sản
xuất nơng nghiệp khơng chiếm hết tồn bộ quỹ thời gian lao động, chỉ sử

7

dụng từ 1/3 đến 1/2 thời gian lao động trong năm. Thời gian lao động ít,
năng suất lao động thấp đã ảnh hưởng đến đời sống của người dân. Vì vậy,
nhu cầu tạo việc làm để có thêm thu nhập ngồi sản xuất nơng nghiệp trở
thành cấp thiết, cộng với việc dư thừa lao động trong nông nghiệp đã thúc
đẩy các nghề thủ cơng hình thành và phát triển. Tuy những nghề này chỉ
mang tính chất nghề phụ của người nơng dân, nhưng do được chun mơn
hố theo sự phân công nhất định nên năng suất, chất lượng sản phẩm ngày
càng tăng lên. Sản phẩm làm ra không những đáp ứng nhu cầu cho sản xuất
và tiêu dùng, mà còn dư thừa có thể đem bán trên thị trường. Hoạt động của
các nghề thủ công đã ngày càng gắn liền với quan hệ hàng hoá, tiền tệ, gắn
liền với thị trường.


Sự phát triển của các làng nghề đã đáp ứng hầu hết các nhu cầu cơ
bản và thiết yếu của người dân nông thơn, có tác động tích cực đến sản xuất
nơng nghiệp, phục vụ sản xuất nông nghiệp và phục vụ đời sống của
nơng dân. Vì vậy, giữa nghề nơng và nghề thủ cơng nghiệp có mối quan hệ
gắn bó, bổ sung cho nhau. Sự gắn bó này thể hiện ở hai mối quan hệ:

Một là: quan hệ trong trao đổi tư liệu sản xuất. Làng nghề sản
xuất và cung cấp tư liệu sản xuất cho nơng nghiệp, góp phần xây dựng cơ
sở vật chất kỹ thuật cho nơng nghiệp, cịn nơng nghiệp là nơi cung cấp
nguyên liệu cho làng nghề. Nông nghiệp được coi là "bàn đạp" để phát triển
TTCN trong làng. Hầu hết nguyên liệu của thủ công nghiệp trong làng do
nông nghiệp tạo ra (như chế biến nông sản, dệt vải, dệt chiếu…).

Hai là: quan hệ trong đổi tư liệu tiêu dùng, được gắn với quá trình
nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nơng dân cũng như q trình
hình thành đơ thị hố nơng thơn.

Các cơ sở sản xuất của làng nghề được phân bố tại chỗ trên địa
bàn, phục vụ trực tiếp cho sự phát triển kinh tế - xã hội nông thôn như: Tiêu
thụ nguyên vật liệu, cung cấp vật tư sản phẩm hàng hố làm ra, thu hút lao
động nơng thơn, thúc đẩy sản xuất nông nghiệp và hoạt động dịch vụ
cùng phát triển, góp phần tăng thu nhập cho người dân, tham gia xây dựng

8

kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội nông thơn và đồng thời chịu sự quản lý hành
chính của các cấp chính quyền địa phương. Vì vậy, sự phát triển các làng
nghề tạo nên kết cấu kinh tế đa dạng, bền vững của kinh tế nông thôn.

Tuy nhiên, trong điều kiện hiện nay, LNTT bị tác động của bởi

quá trình hội nhập quốc tế ngày càng có tính độc lập hơn trong quan hệ đối
với nơng nghiệp. Bởi vì, ngun liệu cho sản xuất của LNTT đa dạng hố
trong đó có cả sản phẩm của các ngành công nghiệp ở thành thị. Hơn nữa,
hiện nay nước ta đã là thành viên chính thức của WTO, việc thực hiện các
cam kết thương mại quốc tế, đã làm cho nguyên liệu của các làng nghề bị
cạnh tranh quyết liệt từ các bạn hàng nước ngồi. Do tác động của cách
mạng khoa học cơng nghệ, lợi thế tài nguyên có nguồn gốc trực tiếp từ tự
nhiên giảm xuống.

Đặc điểm về lao động của làng nghề truyền thống
Lao động trong làng nghề truyền thống là sự kết hợp giữa kỹ năng, kỹ
thuật cao với tay nghề khéo léo của thợ thủ công, giữa lao động tại chỗ với
lao động từ nơi khác đến. Trong lao động hiện nay của làng nghề, trừ một
số khâu công việc hoặc những cơng việc mang tính bí quyết nghề nghiệp,
cịn lại là lao động phổ thơng, trình độ thấp, hầu hết là lao động địa phương.
Cùng với xu thế mở cửa, hội nhập và phân công lao động xã hội ngày càng
phát triển và giao lưu hàng hố nên cơng nghệ, thiết bị sản xuất của làng
nghề cũng thay đổi theo hướng hiện đại. Từ đó buộc lao động của làng nghề
cũng phải được nâng cao trình độ để tạo ra sản phẩm đủ sức cạnh tranh trên
thị trường trong và ngồi nước. Thợ thủ cơng của làng nghề phải có sự sáng
tạo mới tạo ra những nét độc đáo trong hàng hoá và chủ động nắm bắt nhu
cầu của khách hàng nhằm tạo ra sản phẩm đáp ứng nhu cầu thị trường. Do
đó, lao động của làng nghề khơng những có sự thay đổi về chất lượng mà
cịn có sự biến động sâu sắc về cơ cấu lao động theo hướng hiện đại. Sự
biến đổi về chất sẽ giúp cho lao động làng nghề nhanh chóng thích ứng với
điều kiện lao động mới.
Trong xu thế hội nhập quốc tế ngay tại nông thôn cũng xuất hiện

9


nhiều ngành nghề mới hấp dẫn với những mức thu nhập cao hơn so với các
ngành nghề truyền thống, do đó xuất hiện xu hướng bỏ dần các ngành nghề
truyền thống đặc biệt đối với nguồn nhân lực trẻ, làm cho việc duy trì, phát
triển LNTT sẽ phải đối mặt với nhiều khó khan thách thức hơn.

2.2. Các nhân tố nội tại ảnh hưởng đến bảo tồn, phát triển làng
nghề truyền thống

Thứ nhất, khả năng tiếp cận thông tin thị trường của LNTT.
Thị trường các LNTT nước ta trong một thời gian khá dài, khả năng tiếp
cận thị trường với bên ngoài rất hạn hẹp. Sản phẩm sản xuất ra cịn mang nặng
tính chất tự cấp, tự túc. Tính chất này không chỉ hạn chế sức mua trên thị trường
hàng hóa tiêu dùng trong thời gian trước mắt, mà cũng hạn chế đến khả năng
đầu tư mở rộng sản xuất của LNTT sau này.
Thị trường xuất khẩu của LNTT có được mở ra nhưng với số lượng khơng
đáng kể. Bởi vì, u cầu chất lượng, mẫu mã và chủng loại rất khắt khe, trong
khi đó, LNTT của chúng ta chưa thay đổi. Một số sản phẩm thủ cơng mỹ
nghệ đó được xuất khẩu sang một số nước phát triển nhưng mức độ chưa nhiều.
Nguyên nhân chính là sản phẩm của chúng ta khơng phù hợp với khí hậu, thời
tiết của bạn, nên bị nứt vỡ, cong vênh. Hơn nữa, khả năng tiếp cận thị trường
của ta vẫn cịn yếu, khơng có điều kiện cần thiết để tìm kiếm, nắm bắt thơng tin
thị trường. Theo số liệu điều tra của Dự án quy hoạch phát triển ngành nghề thủ
công phục vụ công nghiệp hóa nơng thơn của JICA Nhật Bản và Bộ Nơng
nghiệp và phát triển nơng thơn, có gần 90% làng nghề gặp khó khăn về thơng tin
thị trường như thơng tin về mẫu mã, giá cả và chất lượng… cho hàng hóa của
họ. Điều này khơng chỉ ảnh hưởng đến tiêu thụ sản phẩm ở trong nước và cịn có
tác động đến xuất khẩu ra nước ngồi. Thiếu thơng tin về thị trường, về bản sắc
dân tộc và văn hóa đặc trưng riêng của từng nước nhập khẩu về thị hiếu của
khách hàng… Do đó, các làng nghề khó mà chủ động trong sản xuất, họ sẽ phải
phụ thuộc nhiều vào đơn đặt hàng của thương nhân hoặc của khách hàng. Vì thế,

khả năng mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm của LNTT rất hạn chế.

10

Thứ hai, công nghệ sản xuất rất lạc hậu. Đa phần các LNTT đều áp dụng
các công nghệ truyền thống với đội ngũ lao động được truyền nghề từ đời này
qua đời khác thông qua các thế hệ con cháu là chủ yếu. Điều này ảnh hưởng
rất lớn đến sản phẩm cũng như mẫu mã của sản phẩm và sức cạnh tranh của
sản phẩm trên thị trường. Nhiều cơ sở sản xuất và các hộ sản xuất trong LNTT
cịn sử dụng máy móc cũ, cơng suất nhỏ, thậm chí sử dụng cả máy móc thải loại
để sản xuất; dẫn đến tình trạng mức chính xác khơng cao, tiêu tốn ngun vật
liệu nhiều và nguồn điện rất lớn. Mặc dù trong những năm gần đây, các LNTT
đó tập trung đầu tư, đổi mới trang thiết bị để nâng cao chất lượng sản phẩm và
năng suất lao động, nhưng sự thay đổi này vẫn diễn ra một cách chậm chạp.

Sở dĩ việc sử dụng các trang thiết bị cũ kỹ lạc hậu là do đặc thù của các
làng nghề. Hầu hết các cơ sở sản xuất đi lên từ sản xuất nhỏ, ban đầu sản xuất
chủ yếu phục vụ cho nhu cầu của gia đình, họ đã phải tự chế tạo các thiết bị để
sản xuất là chính. Khi nhu cầu hàng hóa ngày một gia tăng, họ mở rộng sản xuất
phục vụ thơn xóm, cộng đồng rồi cho toàn bộ xã hội. Việc mở rộng sản xuất
khiến họ phải đầu tư các thiết bị lớn hơn và nhiều hơn. Nhưng điểm mâu thuẫn
là nguồn tài chính eo hẹp, nên đã buộc họ phải mua các thiết bị cũ kỹ, lạc hậu về
sửa chữa lại và cải tiến đôi chỗ rồi đưa vào hoạt động. Mặt khác, do trình độ tay
nghề của người lao động khơng cao, nên cũng khơng thể sử dụng được các loại
máy móc, trang thiết bị hiện đại. Ngoài ra, yêu cầu về chất lượng sản phẩm của
LNTT không cao và phải bán với giá thấp cho phù hợp với túi tiền của người
dân, nên họ cũng không cần đầu tư thêm các trang thiết bị hiện đại vì quá nhiều
tiền.

Thứ ba, sức cạnh tranh của hàng hóa thấp.

Sản phẩm của làng nghề truyền thống trước đây chủ yếu sản xuất ra
phục vụ nhu cầu tiêu dùng nên không quan tâm đến thị trường cần cái gì
nên sức cạnh tranh của sản phẩm LNTT rất kém, không đủ năng lực cạnh
tranh trên thị trường.
Đặc biệt là các mặt hàng thủ công mỹ nghệ của ta cũng đang chịu sự
cạnh tranh gay gắt các mặt hàng tương tự từ những nước như: Trung Quốc,

11

Thái Lan, Ấn Độ, Nhật Bản… Các nước này cũng có nghề truyền thống
khá phát triển và khả năng xuất khẩu của họ rất lớn, do họ có chiến lược
đầu tư thích hợp vào cơng nghệ và cải tiến sản phẩm. Ngồi ra, do sự phát
triển của khoa học, cơng nghệ mà các nước này có mặt hàng xuất khẩu như
Việt Nam, nhưng sản phẩm của họ được sản xuất bằng các vật liệu mới, giá
rẻ hơn, mẫu mã đẹp hơn và có nhiều đặc tính tốt hơn hàng Việt Nam.

Thứ tư, chất lượng nguồn lao động thấp.
Trước đây LNTT chủ yếu là sản xuất thủ cơng kinh nghiệm là chính
nhưng do sự phát triển của khoa học - công nghệ và yêu cầu ngày càng cao
của thị trường trong nước và quốc tế, nên máy móc, thiết bị cơng nghệ mới
và một số ngành nghề mới đã được đưa vào các làng nghề truyền thống, địi
hỏi người lao động phải nâng cao trình độ tay nghề ln học hỏi cập nhật
nâng cao trình độ của người lao động. Nhiều công việc trước đây làm thủ
công, nay đã được cơ khí hóa, vừa nâng cao trình độ của người lao động,
vừa làm tăng năng suất lao động, giảm chi phí sản xuất, tăng chất lượng và
sức cạnh tranh của sản phẩm. Từ đó, sản phẩm của làng nghề ngày càng
chiếm lĩnh thị trường trong nước và ngoài nước.
Tuy nhiên, công tác đào tạo nghề và chất lượng lao động trong các
LNTT vẫn còn nhiều bất cập. Điều này thể hiện rõ nhất là quy mô đào tạo
nhỏ lẻ, nội dung nghèo nàn, tính chất phân tán, tự phát, thiếu quy

hoạch, phương pháp truyền nghề theo kinh nghiệm, chưa kết hợp được
với tiến bộ khoa học công nghệ mới nên chất lượng không cao. Cho đến
nay, theo đánh giá của các chuyên gia, chất lượng lao động trong các làng
nghề còn thấp, chưa phù hợp với yêu cầu của nền sản xuất hàng hóa. Tỷ lệ
qua đào tạo nghề (chủ yếu là ngắn hạn) mới đạt khoảng 15%, trong đó có
khoảng 1,5% là nghệ nhân hoặc lao động có tay nghề cao; 85% còn lại là
lao động chưa qua đào tạo hoặc bồi dưỡng có hệ thống.
Thứ năm, vấn đề ô nhiễm môi trường.
Làng nghề truyền thống phát triển, góp phần giải quyết cơng văn việc
làm, tạo thu nhập cho người lao động, song vẫn còn tồn tại khá nhiều

12

vướng mắc từ các làng nghề. Nổi bật và đáng lo ngại nhất là vấn đề ô
nhiễm môi trường. Môi trường bị ơ nhiễm lại phát sinh từ chính đặc thù
hoạt động sản xuất của làng nghề do quy mô sản xuất nhỏ, công nghệ thủ
công lạc hậu, thiết bị thiếu đồng bộ, chắp vá… Một thực tế nữa là do chính
sự hiểu biết của người dân cịn hạn chế, không thấy hết được những tác hại
của nạn ô nhiễm mơi trường do chính họ gây ra, làm ảnh hưởng không nhỏ
đến sức khỏe cộng đồng.

Nạn ô nhiễm môi trường, nhất là ô nhiễm nguồn nước và khơng khí
gây ra bệnh nghề nghiệp rất lớn. Tỷ lệ người dân ở các làng nghề bị mắc
các bệnh phổi, đường ruột, đau mắt hột, thậm chí có thể gây ung thư, giảm
trí nhớ… Thêm vào đó ở các làng nghề hiện nay kết cấu hạ tầng yếu kém,
hệ thống cấp thoát nước chưa được xây dựng đồng bộ, hơn nữa do lượng
ôtô ra vào vận chuyển nguồn nguyên liệu, thành phẩm nhiều, vượt xa so với
đường giao thông ban đầu. Chẳng hạn như ở làng gốm sứ Bát Tràng (Hà
Nội) khi có mưa xuống đó gây ra tình trạng ngập úng kéo dài, hoặc bụi quá
mức cho phép khi trời nắng.


Vấn đề môi trường ở các cơ sở làm nghề đã được các cấp, các ngành
quan tâm, song do tính chất là những cơ sở sản xuất nhỏ, chủ yếu là hộ gia
đình, do cơ sở vật chất nghèo nàn, nguồn vốn hạn hẹp thì việc giải quyết
nạn ô nhiễm môi trường là vấn đề rất nan giải. Do đó, dẫn đến tình trạng ơ
nhiễm lan rộng, khơng được xử lý đúng quy định đã ảnh hưởng rất lớn đến
các vùng lân cận và sản xuất nông nghiệp. Nhiều làng nghề thiếu quy hoạch
tổng thể, không xử lý chất thải làm cho môi trường ngày càng bị ô nhiễm
nặng nề.

Hiện nay, đi đôi với phát triển làng nghề phải dựa trên cơ sở sử dụng
hợp lý tài nguyên, đồng thời, phải bảo vệ tốt môi trường sinh thái đang là
vấn đề cấp bách được đặt ra. Vì vậy, việc nhận thức rõ vai trị tích cực của
nó để từ đó phát huy và đẩy mạnh làng nghề phát triển sẽ giúp cho việc xây
dựng một nền nông nghiệp và kinh tế nơng thơn có cơ sở vật chất kỹ thuật
hiện đại, cơ cấu kinh tế hợp lý, quan hệ sản xuất tiến bộ và phù hợp, giải

13

quyết việc làm, xóa đói giảm nghèo, nhanh chóng nâng cao thu nhập và đời
sống, dân cư nông thôn nước ta tiến lên văn minh hiện đại.

2.3. Các nhân tố ngoại biên tác động đến bảo tồn làng nghề truyền
thống

Tác động của hội nhập quốc tế:
Hội nhập quốc tế có tác động vừa tạo cơ hội mới vừa đặt ra những
thách thức không nhỏ đối với sự tồn tại và phát triển của làng nghề truyền
thống (LNTT). Những cơ hội mới chủ yếu cho cơ sở làm nghề của Việt
Nam do hội nhập quốc tế tạo ra bao gồm:

Một là, tạo khả năng mở rộng thị trường cho sản phẩm nghề thủ
công. Việc gia nhập vào các thị trường khu vực và quốc tế trở thành bước
ngoặt cho các LNTT mở rộng thị trường xuất khẩu, tạo ra cơ hội lớn trong
giao lưu kinh tế văn hoá giữa các làng nghề của các địa phương và toàn
quốc với nước ngoài, làm cho nghề thủ công trở thành chiếc nôi cung ứng
hàng thủ công mỹ nghệ cho thị trường rộng lớn của thế giới.
Hai là, trong xu thế phát triển của tồn cầu hóa và cơng nghệ thông
tin, thương mại điện tử trở thành yếu tố hỗ trợ tích cực cho các doanh
nghiệp làng nghề khắc phục hạn chế về không gian, thời gian và những khó
khăn trở ngại khác trong tiếp cận thị trường thế giới, tạo ra cơ hội mới ngày
càng rộng mở, thuận lợi để tăng cường tiếp thị, tìm kiếm cơ hội kinh doanh
và mở rộng kinh doanh.
Ba là, hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng thúc đẩy mạnh mẽ
các hoạt động thương mại, đầu tư, dịch vụ, tạo cơ hội cho cơ sở nghề thủ
cơng có thể thu hút vốn, cơng nghệ, học hỏi tiếp thu kinh nghiệm quản lý,
kinh nghiệm kinh doanh, phát triển nhân lực để phát huy lợi thế so sánh của
các vùng miền, địa phương trong sản xuất kinh doanh các mặt hàng thủ
công mỹ nghệ truyền thống.
Những thách thức chính đối với các làng nghề truyền thống trong hội
nhập quốc tế bao gồm:
Thứ nhất, thị trường biến động khó lường. Sự vận động và phát triển

14

của thị trường thế giới diễn ra không ổn định, hậu quả của khủng hoảng tài
chính khu vực và tồn cầu có tác động làm giảm sức mua nói chung của thị
trường, gây tác động tiêu cực rất lớn tới các chủ thể sản xuất kinh doanh
các sản phẩm mang đậm nét văn hóa như các mặt hàng của LNTT. Thực
tiễn tác động của Khủng hoảng tài chính tồn cầu năm 2008 - 2009 cho
thấy, khơng ít doanh nghiệp nhỏ và vừa với tư cách là chủ thể LNTT của

Việt Nam đã lâm nguy, thậm chí đang đứng trước nguy cơ phá sản, đóng
cửa, sản xuất cầm chừng, nhiều hợp đồng bị hủy bỏ. Thị trường xuất khẩu
bị co lại, sức tiêu thụ trên thị trường nội địa giảm sút gây sức ép tài chính
đe dọa sự phá sản của khơng ít nghề truyền thống.

Thứ hai, yêu cầu về chất lượng, thiết kế mẫu mã sản phẩm của thị
trường thế giới ngày càng cao. Trong những năm gần đây, xu hướng tiêu
dùng hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam giảm sút trên thị trường thế giới vì
khơng có tính đột biến, sáng tạo trong mẫu mã. Theo điều tra của trung tâm
hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ thuộc Phịng Cơng nghiệp Việt Nam thì
cách đây khoảng 5 năm sản phẩm thủ công mỹ nghệ của Việt Nam rất được
ưa chuộng trên thị trường Nhật Bản, Hàn Quốc và EU do lạ mắt, giá rẻ,
nhưng đến nay thì những tính chất này khơng cịn sức hấp dẫn nữa, khâu
yếu nhất của sản phẩm thủ công mỹ nghệ Việt Nam là thiết kế kiểu dáng,
mẫu mã sản phẩm. Nguyên nhân của sự giảm sút này là do đầu tư quá ít
cho thiết kế mẫu, mầu sắc, nhãn hiệu bao bì chưa tương xứng. Mặc dù các
LNTT đã có nhiều mẫu mã phong phú và đa dạng nhưng so với u cầu thị
trường thì vẫn rất ít, nghèo nàn, sự sáng tạo không theo kịp với những thay
đổi nhanh chóng về thị hiếu tiêu dùng… Tình trạng phổ biến ở các làng
nghề truyền thống là rập khuôn những mẫu có sẵn đơn điệu, tự nghĩ ra cái
gì thì làm cái đó hoặc làm theo đơn đặt hàng và bắt chước sao chép những
hàng bán chạy, thậm chí một số sản phẩm thủ công mỹ nghệ, đồ gỗ nhái lại
theo mẫu hàng Thái Lan, Trung Quốc, Đài Loan... Nếu tiếp tục tình trạng
này về pháp lý sẽ gặp rắc rối vì vi phạm bản quyền, song đáng lo hơn cả là
bản sắc dân tộc bị phai nhạt. Thực tế nghề thủ công tryền thống được các

15

nghệ nhân có độ tinh xảo khéo léo làm ra sản phẩm có độ trau chuốt nhưng
lại khơng theo kịp nhu cầu thị hiếu thời đại, thị trường. Còn lớp trẻ năng

động thích ứng được với cơ chế thị trường lại không tiếp thu được giá trị
truyền thống của sản phẩm và kỹ xảo của cha ông. Một nguyên nhân nữa
dẫn đến sự nghèo nàn về mẫu mã của hàng thủ công Việt Nam là: nhiều hộ
sản xuất nghề thủ cơng làm theo đơn đặt hàng mẫu có sẵn, chế độ gia công
làm hàng, bao thầu, thu gom sản phẩm đã đánh đồng thợ kỹ thuật lành
nghề, nghệ nhân… làm thui chột khả năng sáng tạo của họ. Để làm ra một
mẫu mã sản phẩm mới đòi hỏi người thợ thủ cơng ngồi kỹ năng, kỹ xảo,
am hiểu chất liệu chế tác cịn có khả năng tư duy về mỹ thuật. Trước đây
các chủ hộ sản xuất kinh doanh không quan tâm việc này nhưng hiện nay
họ đã ý thức tìm tịi, cải tiến mẫu mã mới nhưng rất khó khăn thậm chí ở
một số cơ sở nghề thủ cơng có thể nói là khủng hoảng về mẫu mã. Các
chuyên gia đã khuyến cáo, sản phẩm nghề thủ công thường nhấn mạnh đến
tính truyền thống, văn hóa dân tộc. Nhưng những đặc tính được đề cao đó
có thể có giá trị đối với dân tộc này mà khơng hoặc ít có đối với văn hóa
dân tộc khác. Ví dụ điển hình, do thiếu đội ngũ thiết kế chuyên nghiệp nên
tại thị trường Nhật, Hàn Quốc đồ gỗ Việt Nam chỉ chiếm thị phần rất nhỏ.

Thứ ba, cạnh tranh ngày càng gay gắt sản phẩm thủ công đứng trước
thách thức lớn là sức cạnh tranh của các doanh nghiệp yếu, thụ động, chưa
thực sự có ý thức hội nhập. Một số làng nghề truyền thống cũng có nghiên
cứu thị trường, nhưng chưa đồng bộ, phụ thuộc nhiều vào trung gian, môi
giới, khách hàng lớn, kế hoạch sản xuất khơng ổn định. Mơ hình tổ chức
sản xuất chủ yếu ở các làng nghề là hộ gia đình, nhưng các hộ gia đình lại
khơng có đủ khả năng đầu tư cơng nghệ, khơng có năng lực, tư cách pháp
nhân để xuất khẩu trực tiếp. Hầu như các cơ sở chưa đủ sức tìm kiếm thị
trường mới hay mở rộng thị trường mà phải thông qua một số hộ, doanh
nghiệp trong làng thu gom theo hình thức bán bn, rồi xuất khẩu ủy thác
qua một công ty trung gian chuyên xuất - nhập khẩu. Việc Nhà nước chưa
sự quan tâm để đưa ra chiến lược, giải pháp giúp đỡ xuất khẩu sản phẩm,


16

các làng nghề phải tự tìm đường tiêu thụ, thơng qua nhiều khâu trung gian
như vậy đã làm cho giá thành sản phẩm bị tăng lên làm mất ưu thế cạnh
tranh.

Thứ tư, những yếu kém của các chủ thể nghề thủ công trong việc tiếp
cận thông tin thị trường, công nghệ sản xuất tiên tiến và sự thiếu hụt
nguồn nguyên liệu tại chỗ. Các cơ sở nghề thủ công chưa biết tận dụng khả
năng tiếp thị sản phẩm của mình ra bên ngồi nên mạng lưới tiêu thụ trong
nước và nước ngồi cịn ít và mang tính nhỏ lẻ. Chi phí lưu thơng cao, mối
liên kết, hợp tác kinh doanh giữa hộ gia đình, giữa các làng nghề gần như
khơng có. Bí quyết cơng nghệ khơng có khả năng chia sẻ cho cộng đồng đã
trở thành rào cản khi ra thị trường lớn. Thêm vào đó là việc thiếu thơng tin
về thị trường, thơng tin dự báo xu hướng tiêu dùng. Chưa quan tâm đến nhu
cầu, phong tục văn hóa, thẩm mỹ của khách hàng. Nên các mặt hàng làm
ra không đáp ứng được đúng thị hiếu người tiêu dùng trong từng thời điểm
làm cho lượng sản phẩm bị ứ đọng, xuất khẩu gặp nhiều khó khăn. Bị nhiều
sản phẩm cạnh tranh cùng loại trong khối nước Asean. Doanh nghiệp chưa
kiên trì trong nghiên cứu thâm nhập thị trường. Cơ sở nghề thủ công gặp
trở ngại về kiến thức, ngoại ngữ, kinh nghiệm, kỹ năng giao tiếp với đối tác
nhập khẩu.

Những khó khăn trong tiếp cận, sử dụng cơng nghệ tiên tiến không
những cản trở việc tăng thu nhập cho các cơ sở nghề thủ cơng, mà cịn đặt
ra thách thức lớn về môi trường, gây tác động tiêu cực trở lại q trình phát
triển của nghề thủ cơng.

Việc phát triển nguồn nguyên liệu thiếu quy hoạch dẫn đến tình trạng là
nguyên liệu cho cơ sở nghề thủ công do thị trường trôi nổi cung cấp, phụ

thuộc vào nhập khẩu tiểu ngạch, làm cho giá cả ln có xu hướng tăng
khơng ổn định. Việc thu mua nguyên liệu ở các nguồn xa, nhập khẩu
nguyên liệu đã làm tăng chi phí, giá thành làm mất đi lợi thế nhân công
rẻ là những hạn chế của làng nghề truyền thống trong phát triển bền vững.

Tóm lại các làng nghề truyền thống hay cá cơ sở làm nghề thủ công

17

truyền thống hiện nay là làm thế nào để sản phẩm làng nghề truyền thống
thực sự trở thành các sản phẩm xuất khẩu có giá trị cao, đáp ứng được các
u cầu của các thị trường khó tính nhất. Tuy nhiên phải nhận thấy những
thách thức là: Làng nghề truyền thống thiếu cạnh tranh do chất lượng sản
phẩm chưa cao, quy mô sản xuất nhỏ, phân tán, mẫu mã đơn điệu, nhãn
hiệu hàng hố, bao bì sản phẩm thiếu hấp dẫn. Thiết bị nhà xưởng sản xuất
còn thiếu và nghèo nàn. Tình trạng ơ nhiễm mơi trường, giao thơng đi lại
khó khăn. Tác phong làm việc, thái độ ứng xử với khách hàng cịn hạn chế.
Với trình độ, kiến thức như vậy, người lao động làng nghề sẽ gặp rất nhiều
trở ngại khi phải đổi mới công nghệ, kỹ nghệ, mỹ nghệ, thay đổi mẫu mã,
nâng cao chất lượng sản phẩm.

Như vậy, Các nhân tố về kinh tế - Sự tồn tại và phát triển các làng nghề
phụ thuộc rất lớn vào sự biến đổi của thị trường, những làng nghề có khả
năng đáp ứng và thích ứng với sự thay đổi nhu cầu của thị trường thì có sự
phát triển nhanh chóng. Chính thị trường đã tạo định hướng cho phát triển
của các làng nghề. Các hộ, cơ sở sản xuất kinh doanh (SXKD) của các làng
nghề phải hướng ra thị trường, xuất phát từ quan hệ cung cầu của hàng hoá
dịch vụ, xuất phát từ nhu cầu thị hiếu của người tiêu dùng trên thị trường để
hoạch định, cải tiến SXKD phù hợp. Ngày nay thị trường khơng cịn bó hẹp
là thị trường hàng hoá dịch vụ mà các loại thị trường khác như: thị trường

tài chính, thị trường lao động, thị trường bất động sản, thị trường khoa học -
công nghệ đều có ảnh hưởng đến sự phát triển của các làng nghề. - Trình độ
kỹ thuật và cơng nghệ: Nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu ngày
càng cao, sự cạnh tranh của cơ chế thị trường đòi hỏi phải đa dạng hoá các
sản phẩm, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm. Do vậy các làng nghề
cũng phải không ngừng đổi mới trang thiết bị, công nghệ tiên tiến vào q
trình SXKD. Trình độ kỹ thuật và cơng nghệ ảnh hưởng trực tiếp tới năng
suất, chất lượng, giá thành sản phẩm và do đó ảnh hưởng lớn đến năng lực
cạnh tranh của sản phẩm. Nó có thể quyết định sự tồn tại hay suy vong của
cơ sở sản xuất sản phẩm đó.

18

Kết cấu hạ tầng: Các cơ sở nghề thủ cơng chỉ có thể phát triển mạnh ở
những nơi có hệ thống kết cấu hạ tầng đảm bảo và đồng bộ. Trong điều kiện hội
nhập kinh tế, cạnh tranh khốc liệt, thị trường tiêu thụ sản phẩm rộng khắp,
nguồn nguyên liệu cũng phải vận chuyển nơi xa về thì nhu cầu về hệ thống giao
thông vận tải phát triển thuận lợi cho các làng nghề giảm chi phí vận chuyển tạo
điều kiện giao lưu phát triển thị trường, ký kết hợp đồng, liên doanh liên kết
v.v… Hệ thống cung cấp điện, nước, thoát nước, bưu chính viễn thơng v.v…
cũng có ảnh hưởng rất lớn tới phát triển của các làng nghề, đặc biệt là q trình
CNH, HĐH nơng nghiệp và nơng thơn, những hạ tầng này tạo điều kiện cho áp
dụng các tiến bộ khoa học công nghệ, giảm thiểu ô nhiễm môi trường, bảo vệ
sức khoẻ người lao động, góp phần phát triển kinh tế xã hội bền vững.

Vốn cho SXKD: Đây là nguồn lực quan trọng của quá trình SXKD. Các
làng nghề muốn đầu tư phát triển, mở rộng cơ sở sản xuất, đầu tư trang thiết bị
mới, đổi mới công nghệ, mở rộng thị trường v.v… đều phải cần đến nhu cầu
vốn. Vốn nhiều hay ít do nhu cầu quy mơ, đặc điểm sản xuất sản phẩm các
ngành nghề ở từng làng nghề. Ngày nay các làng nghề đang phát triển theo xu

thế hiện đại, đa dạng, chun mơn hố, sản phẩm hàng loạt… thì nhu cầu về vốn
là rất lớn. Sự đáp ứng về vốn có một ý nghĩa quyết định cho sự hội nhập, cạnh
tranh và phát triển của các làng nghề.

Nguyên vật liệu: Sử dụng nguồn nguyên liệu sẵn có ở địa phương trước
đây là đặc điểm của làng nghề và là nhân tố góp phần hình thành làng nghề.
Hiện nay, do hội nhập kinh tế, cơ sơ hạ tầng giao thơng, bưu chính viễn thông…
thuận lợi, nguồn nguyên vật liệu khác nhau cho sản xuất các sản phẩm. Vì vậy
khối lượng, chất lượng, chủng loại và khoảng cách nguồn nguyên vật liệu có ảnh
hưởng trực tiếp tới chất lượng, giá thành, lợi nhuận của các cơ sở sản xuất. Việc
sử dụng các loại nguyên vật liệu hợp lý, thay thế, giá rẻ phù hợp với quá trình
sản xuất là nhân tố tác động đến sự phát triển của các làng nghề.

Nguồn nhân lực: Những nghệ nhân, chủ cơ sở SXKD và những người thợ
thủ cơng có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc bảo tồn và phát triển các làng

19

nghề. Những nghệ nhân, những thợ thủ công lành nghề là những người truyền
nghề, dạy nghề, đồng thời là những người sáng tạo ra các sản phẩm độc đáo.
Ngày nay việc phát triển sản xuất theo hướng CNH, HĐH, hội nhập, thị trường
cạnh tranh đòi hỏi chất lượng nguồn nhân lực cao. Đó là đội ngũ các chủ cơ sở
SXKD phải am hiểu nhiều mặt kinh tế xã hội, lực lượng quản lý phải tinh thơng,
đội ngũ cơng nhân có trình độ chun mơn cao v.v… để đáp ứng nhu cầu của
tình hình mới.

IV. KẾT LUẬN

Kế thừa thành tựu khoa học của các học giả đi trước và nhằm hệ thống
hoá kiến thức cho nghiên cứu nghề dệt thổ cẩm truyền thống của DTTS ở tỉnh

Đắk Lắk. Các lý thuyết về bảo tồn, phát huy văn hóa truyền thống theo nghĩa
rộng, về nghề dệt thổ cẩm truyền thống của DTTS theo vấn đề nghiên cứu nói
riêng giúp vấn đề ngiên cứu có cái nhìn tổng qt khi ứng dụng các lý thuyết
vào nghiên cứu.

Nghề dệt thổ cẩm truyền thống vốn dĩ là một phương thức sản xuất cổ
truyền được lưu giữ lại và tồn tại nhờ sự cải biến và thích nghi. Nghề dệt thổ
cẩm ra đời trong nền kinh tế nơng nghiệp tự cấp tự túc, mang tính phục vụ đời
sống cho gia đình,cộng đồng trong quá trình tồn tại và phát triển.

Mỗi một nghề thủ công truyền thống gắn bối, cộng đồng, nên văn hóa
nghề thủ cơng gồm tổ hợp các thành tố, trong đó có quang cảnh/khơng gian văn
hố cộng đồng, di tích, nhà ở, lễ hội, phong tục, tín ngưỡng, thờ tổ nghề, mối
quan hệ của người dân làng nghề, bí quyết nghề nghiệp, kỹ thuật truyền nghề,
biểu tượng văn hố trong các sản phẩm của làng nghề…có mối quan hệ chặt chẽ
với nhau tạo thành tổng thể di sản văn hoá làng nghề.

Đối với quan niệm bảo tồn nguyên vẹn, bảo tồn văn hóa được hiểu là các
nỗ lực nhằm bảo vệ, gìn giữ sản phẩm văn hóa (vốn được chắt lọc, chưng cất,
được thử thách qua nhiều bước thăng trầm của lịch sử) và khơng gian tồn tại của
nó theo dạng thức vốn có. Nghĩa là những sản phẩm của quá khứ nên được bảo
vệ một cách trọn vẹn như nó vốn có, cố gắng khục hồi nguyên gốc các di sản

20


×