Tải bản đầy đủ (.pdf) (110 trang)

Hoàn thiện công tác kiểm soát chi thường xuyên tại kbnn hòa vang trong điều kiện áp dụng dịch vụ công (dvc) trực tuyến

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.87 MB, 110 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

PHÙNG THỊ NHƯ HIỀN
HỒN THIỆN CƠNG TÁC KIỂM SỐT CHI THƯỜNG XUYÊN
TẠI KHO BẠC NHÀ NƯỚC HÒA VANG TRONG ĐIỀU KIỆN ÁP

DỤNG DỊCH VỤ CÔNG TRỰC TUYẾN
LUẬN VĂN THẠC SĨ KẾ TOÁN

Đà Nẵng – Năm 2021

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

PHÙNG THỊ NHƯ HIỀN

HỒN THIỆN CƠNG TÁC KIỂM SỐT CHI THƯỜNG XUYÊN
TẠI KHO BẠC NHÀ NƯỚC HÒA VANG TRONG ĐIỀU KIỆN ÁP

DỤNG DỊCH VỤ CÔNG TRỰC TUYẾN

LUẬN VĂN THẠC SĨ KẾ TOÁN
Mã số : 8.34.03.01

Người hướng dẫn khoa học : PGS.TS Trần Đình Khôi Nguyên

Đà Nẵng – Năm 2021


MỤC LỤC



MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1

1. Tính cấp thiết của đề tài ........................................................................ 1
2. Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................. 2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu......................................................... 3
4. Phương pháp nghiên cứu ...................................................................... 3
5. Bố cục đề tài.......................................................................................... 4
6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu............................................................... 5

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KIỂM SOÁT CHI THƯỜNG
XUYÊN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC QUA KHO BẠC NHÀ NƯỚC........ 8

1.1. TỔNG QUAN KIỂM SOÁT CHI THƯỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH
NHÀ NƯỚC QUA KHO BẠC NHÀ NƯỚC ................................................ 8

1.1.1. Khái niệm chi ngân sách nhà nước và kiểm soát chi thường xuyên
ngân sách nhà nước qua Kho bạc Nhà nước ..................................................... 8

1.1.2. Đặc điểm, vai trò và những nguyên tắc cơ bản trong cấp phát,
thanh toán chi thường xuyên ngân sách nhà nước .......................................... 11

1.1.3. Mục tiêu KSC thường xuyên NSNN qua Kho bạc Nhà nước ...... 13
1.2. NỘI DUNG KSC THƯỜNG XUYÊN NSNN QUA KHO BẠC NHÀ
NƯỚC TRONG ĐIỀU KIỆN ÁP DỤNG DVC TRỰC TUYẾN .............. 14

1.2.1. Đánh giá rủi ro trong cơng tác kiểm sốt chi thường xun NSNN
qua Kho bạc Nhà nước trong điều kiện áp dụng DVC trực tuyến.................. 14

1.2.2. Các hoạt động KSC thường xuyên NSNN qua Kho bạc Nhà nước

trong điều kiện áp dụng DVC trực tuyến ........................................................ 20

1.2.3. Hoạt động giám sát trong công tác kiểm soát chi thường xuyên
ngân sách nhà nước qua Kho bạc Nhà nước ................................................... 25

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1.............................................................................. 30

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG CƠNG TÁC KIỂM SỐT CHI THƯỜNG
XUN NSNN TẠI KHO BẠC NHÀ NƯỚC HÒA VANG TRONG
ĐIỀU KIỆN ÁP DỤNG DVC TRỰC TUYẾN ........................................... 31

2.1. KHÁI QUÁT VỀ KHO BẠC NHÀ NƯỚC HÒA VANG VÀ CÁC
ĐƠN VỊ SỬ DỤNG NGÂN SÁCH THƯỜNG XUYÊN TẠI KHO BẠC
NHÀ NƯỚC HÒA VANG ............................................................................ 31

2.1.1. Lịch sử hình thành, chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn KBNN
Hòa Vang......................................................................................................... 31

2.1.2. Tổ chức bộ máy quản lý tại Kho bạc Nhà nước Hòa Vang .......... 34
2.1.3. Thành phần và đặc điểm các đơn vị sử dụng ngân sách chi thường
xuyên sử dụng DVC trực tuyến tại Kho bạc Nhà nước Hịa Vang................. 35
2.2. THỰC TRẠNG CƠNG TÁC KSC THƯỜNG XUYÊN NSNN
TRONG ĐIỀU KIỆN ÁP DỤNG DVC TRỰC TUYẾN TẠI KBNN HÒA
VANG ............................................................................................................. 36
2.2.1. Đánh giá rủi ro trong công tác KSC thường xuyên NSNN trong
điều kiện áp dụng DVC trực tuyến tại KBNN Hòa Vang............................... 36
2.2.2. Các hoạt động KSC thường xuyên NSNN trong điều kiện áp dụng
DVC trực tuyến tại Kho bạc Nhà nước Hòa Vang ......................................... 41
2.2.3. Hoạt động giám sát trong công tác KSC thường xuyên NSNN
trong điều kiện áp dụng DVC trực tuyến tại Kho bạc Nhà nước Hòa Vang .. 56

2.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG CÔNG TÁC KSC THƯỜNG XUYÊN NSNN
TRONG ĐIỀU KIỆN ÁP DỤNG DVC TRỰC TUYẾN TẠI KHO BẠC
NHÀ NƯỚC HÒA VANG ............................................................................ 60
2.3.1. Những kết quả đạt được ................................................................ 60
2.3.2. Những hạn chế .............................................................................. 66
2.3.3. Nguyên nhân những hạn chế......................................................... 69

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2.............................................................................. 71

CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO HIỆU
QUẢ CÔNG TÁC KSC THƯỜNG XUYÊN NSNN TRONG ĐIỀU KIỆN
ÁP DỤNG DVC TRỰC TUYẾN TẠI KBNN HÒA VANG ..................... 72

3.1. MỤC TIÊU VÀ ĐỊNH HƯỚNG KSC THƯỜNG XUYÊN NGÂN
SÁCH NHÀ NƯỚC QUA KHO BẠC NHÀ NƯỚC ĐẾN NĂM 2030..... 72

3.1.1. Mục tiêu phát triển KBNN đến năm 2030 .................................... 72
3.1.2. Định hướng công tác KSC thường xuyên NSNN trong điều kiện
áp dụng DVC trực tuyến qua KBNN .............................................................. 73
3.2. NHỮNG GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC KSC
THƯỜNG XUYÊN NSNN TRONG ĐIỀU KIỆN ÁP DỤNG DVC TRỰC
TUYẾN TẠI KBNN HÒA VANG ............................................................... 74
3.2.1. Giải pháp đối với đánh giá rủi ro trong công tác KSC thường
xuyên NSNN trong điều kiện áp dụng DVC trực tuyến tại KBNN Hòa Vang
......................................................................................................................... 74
3.2.2. Giải pháp đối với hoạt động KSC thường xuyên NSNN trong điều
kiện áp dụng DVC trực tuyến tại KBNN Hòa Vang ...................................... 75
3.2.3. Giải pháp đối với hoạt động giám sát trong công tác KSC thường
xuyên NSNN trong điều kiện áp dụng DVC trực tuyến tại KBNN Hòa Vang
......................................................................................................................... 82

3.3. NHỮNG KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC
KSC THƯỜNG XUYÊN NSNN TRONG ĐIỀU KIỆN ÁP DỤNG DVC
TRỰC TUYẾN TẠI KBNN HÒA VANG .................................................. 84
3.3.1. Kiến nghị đối với Kho bạc Nhà nước Hòa Vang.......................... 84
3.3.2. Kiến nghị với Kho bạc Nhà nước cấp trên ................................... 84

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3.............................................................................. 86

KẾT LUẬN .................................................................................................... 87

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Ký hiệu Ý nghĩa
CBCC Cán bộ công chức
CNTT Công nghệ thông tin
DVC Dịch vụ công
ĐVSDNS Đơn vị sử dụng ngân sách
GDV Giao dịch viên
GDĐT Giao dịch điện tử
KBNN Kho bạc Nhà nước
KSC Kiểm soát chi
KTT Kế toán trưởng
NSNN Ngân sách nhà nước
Treasury And Budget Management Information
TABMIS System
Hệ thống Thông tin Quản lý Ngân sách và Kho bạc

DANH MỤC CÁC BẢNG


Số hiệu Tên bảng Trang
bảng 36

2.1 Các đơn vị sử dụng DVC trực tuyến chi thường xuyên

2.2 Số lượng hồ sơ chi thường xuyên qua trang dịch vụ công 64

2.3 Hồ sơ chi thường xuyên NSNN bị từ chối thanh toán 65

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ

Số hiệu Tên hình vẽ Trang
hình vẽ 8
34
1.1 Hệ thống phân cấp NSNN ở Việt Nam 45

2.1 Sơ đồ tổ chức bộ máy Kho bạc Nhà nước Hịa Vang

2.2 Sơ đồ quy trình chi thường xun qua DVC trực tuyến

1

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Cùng với công cuộc đổi mới nền kinh tế, chuyển sang nền kinh tế thị
trường có sự quản lý của nhà nước, lĩnh vực tài chính - ngân sách nói chung
và quản lý quỹ ngân sách của Kho bạc nhà nước (KBNN) nói riêng đã có sự
đổi mới căn bản, nhờ đó đã mang lại những kết quả đáng khích lệ. Đặc biệt,

công tác KSC thường xuyên NSNN qua KBNN đã có những bước chuyển
mình tích cực. Bên cạnh đó, chiến lược phát triển KBNN đến năm 2020 hình
thành Kho bạc điện tử và Dự thảo Chiến lược phát triển KBNN giai đoạn
2021 – 2030 hướng tới hình thành Kho bạc số, trong đó DVC trực tuyến là
một trong những bước đầu để tiến đến, thì cơng tác KSC NSNN nói chung và
KSC thường xuyên NSNN nói riêng trong điều kiện áp dụng DVC trực tuyến
địi hỏi phải có những cải tiến nhằm một mặt phù hợp với xu thế phát triển
của thế giới, một mặt phải đảm bảo hiệu quả trong công tác KSC NSNN.
Hiện tại, DVC trực tuyến của KBNN áp dụng trong công tác KSC
thường xuyên NSNN đang trong giai đoạn đầu triển khai tại tất cả các
ĐVSDNS có giao dịch với các đơn vị KBNN trên toàn quốc (trừ các đơn vị
thuộc khối an ninh, quốc phòng). Trong thời gian đầu triển khai, khó tránh
khỏi những tồn tại, hạn chế như về hạ tầng, công nghệ; tổ chức, quản lý cũng
như về qui trình, chun mơn, nghiệp vụ cần phải hồn thiện nhằm nâng cao
hơn hiệu quả trong cơng tác KSC thường xuyên NSNN trong điều kiện áp
dụng DVC trực tuyến.
Việc áp dụng DVC trực tuyến trong công tác KSC thường xuyên NSNN
của KBNN hiện nay chỉ mới được thực hiện ở việc chuyển đổi từ hình thức
giao dịch thủ cơng sang hình thức giao dịch điện tử. Việc khai thác các lợi thế

2

của giao dịch điện tử để nâng cao hiệu quả công tác KSC thường xuyên
NSNN của KBNN nói riêng, hiệu quả quản lý và sử dụng NSNN của Nhà
nước nói chung chưa được chú ý đến nhiều, như giảm thiểu các rủi ro trong
thanh tốn; tăng tính pháp lý của hồ sơ, chứng từ; áp dụng các cơng đoạn tự
động để tăng tính an tồn, chính xác, giảm thiểu sai sót; tiết kiệm thời gian,
công sức... trong công tác KSC thường xuyên.

Hiện tại, công tác KSC thường xuyên NSNN qua KBNN Hòa Vang vẫn

còn bộc lộ những tồn tại, hạn chế. Do cơ chế chính sách về KSC thường
xuyên thay đổi và có những nội dung chồng chéo nhau giữa các văn bản chế
độ nên một số nội dung kiểm sốt khó thực hiện làm ảnh hưởng khơng nhỏ
đến chất lượng công tác KSC NSNN qua KBNN. Đặc biệt, trong thời gian
đầu triển khai ứng dụng DVC trực tuyến vào q trình KSC NSNN qua
KBNN, tính chủ động và phối hợp trong công tác của đơn vị sử dụng ngân
sách (ĐVSDNS) với KBNN vẫn chưa được phát huy cao. Hạ tầng cơng nghệ
thơng tin vẫn cịn hạn chế, chưa đáp ứng được việc truyền và nhận chứng từ
trên chương trình DVC. Bên cạnh đó, cán bộ cơng chức tại KBNN Hòa Vang
vẫn còn lúng túng và thụ động mỗi khi ứng dụng chương trình mới vào trong
quá trình thực hiện công việc KSC dẫn đến chậm tiếp cận với những thay đổi
mới. Điều này ảnh hưởng đến hiệu quả của công tác KSC tại đơn vị.

Xuất phát từ thực tiễn nêu trên, tác giả chọn đề tài “Hồn thiện cơng tác
Kiểm sốt chi thường xuyên tại KBNN Hòa Vang trong điều kiện áp dụng
DVC trực tuyến” với mong muốn đưa ra những kiến nghị và giải pháp nhằm
giải quyết những vấn đề còn tồn tại. Đồng thời, việc nghiên cứu nhằm nâng
cao hiệu quả công tác KSC thường xuyên NSNN qua KBNN trong điều kiện
áp dụng DVC trực tuyến là một yêu cầu thiết thực trong giai đoạn hiện nay.

2. Mục tiêu nghiên cứu

3

Trên cơ sở phân tích, đánh giá thực trạng công tác KSC thường xuyên
NSNN qua KBNN trong điều kiện áp dụng DVC trực tuyến tại KBNN Hòa
Vang, luận văn được thực hiện nhằm đạt được hai mục tiêu sau:

- Nhận diện những hạn chế của công tác KSC thường xuyên NSNN qua
KBNN trong điều kiện áp dụng DVC trực tuyến tại KBNN Hòa Vang.


- Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác KSC thường
xuyên trong điều kiện áp dụng DVC trực tuyến tại KBNN Hòa Vang.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
a. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là công tác KSC thường xuyên NSNN qua KBNN
trong điều kiện áp dụng DVC trực tuyến tại KBNN Hòa Vang đối với các đơn
vị sử dụng dự toán NSNN.
b. Phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu về công tác KSC
thường xuyên NSNN từ tài khoản dự toán của các ĐVSDNS nhà nước trong
điều kiện áp dụng DVC trực tuyến.
Đề tài nghiên cứu 3 nội dung: Đánh giá rủi ro, hoạt động kiểm soát và
hoạt động giám sát trong công tác KSC thường xuyên NSNN trong điều kiện
áp dụng DVC trực tuyến tại Kho bạc Nhà nước Hòa Vang.
- Về không gian nghiên cứu: Nghiên cứu trên phạm vi địa bàn huyện
Hòa Vang.
- Về thời gian nghiên cứu: số liệu thu thập trong khoảng thời gian từ năm
2019 – 2020.
4. Phương pháp nghiên cứu
Để giải quyết mục tiêu nghiên cứu ở trên, luận văn sử dụng các phương
pháp sau:
- Phương pháp phân tích thống kê

4

Trên cơ sở thu thập dữ liệu trực tiếp từ KBNN Hòa Vang, tác giả sẽ sử
dụng phương pháp thống kê mơ tả để phân tích, đánh giá thực trạng công tác
KSC thường xuyên NSNN trong điều kiện áp dụng DVC trực tuyến tại

KBNN Hòa Vang. Cụ thể thu thập dữ liệu thống kê về:

+ Số lượng đơn vị giao dịch tham gia DVC trực tuyến
+ Hồ sơ chi thường xuyên qua DVC trực tuyến so với tổng số hồ sơ của
chi thường xuyên
+ Hồ sơ chi thường xuyên ngân sách nhà nước bị từ chối thanh toán
- Phương pháp so sánh
Phương pháp này được dùng để đánh giá sự biến động của số liệu về
công tác KSC thường xuyên NSNN trong điều kiện áp dụng DVC trực tuyến
tại KBNN Hòa Vang qua các năm.
- Phương pháp phân tích, tổng hợp
Từ các lý luận chung về công tác KSC thường xuyên NSNN qua KBNN,
kết hợp với thực trạng cơng tác này tại KBNN Hịa Vang để rút ra những
điểm cịn bất cập trong cơng tác KSC thường xuyên NSNN trong điều kiện áp
dụng DVC trực tuyến tại KBNN Hịa Vang . Trên cơ sở đó có những đề xuất
giải pháp và kiến nghị thích hợp.
5. Bố cục đề tài
Đề tài ngoài phần mở đầu và kết luận, kết cấu đề tài gồm 3 chương với
nội dung như sau:
Chương 1: Cơ sở lý luận về KSC thường xuyên NSNN qua KBNN.
Chương 2: Thực trạng cơng tác KSC thường xun NSNN tại KBNN
Hịa Vang trong điều kiện áp dụng DVC trực tuyến.
Chương 3: Giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả công tác
KSC thường xuyên NSNN trong điều kiện áp dụng DVC trực tuyến tại
KBNN Hòa Vang.

5

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
Để thực hiện đề tài “Hoàn thiện cơng tác Kiểm sốt chi thường xun tại

KBNN Hịa Vang trong điều kiện áp dụng DVC trực tuyến”, trong quá trình
nghiên cứu, tác giả đã tham khảo các luận văn có liên quan, cụ thể như sau:
Nguyễn Thị Minh Huệ (2021) đã nghiên cứu về công tác KSC thường
xuyên NSNN tại KBNN Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình. Luận văn đã trình
bày khá đầy đủ những vấn đề lý luận về công tác kiểm sốt chi thường xun
NSNN qua KBNN. Trên cơ sở đó, nghiên cứu đã chỉ ra những hạn chế, tồn tại
trong công tác KSC thường xuyên NSNN qua KBNN Quảng Trạch và đề xuất
một số giải pháp chủ yếu nhằm hoàn thiện công tác này tại KBNN Quảng
Trạch.
Tuy nhiên, luận văn chưa nhận diện và đánh giá được rủi ro trong công
tác KSC thường xuyên NSNN tại KBNN Quảng Trạch. Các giải pháp được
đưa ra trong luận văn còn chung chung, chưa đưa ra được các giải pháp cụ thể
hồn thiện cơng tác KSC thường xuyên NSNN qua KBNN Quảng Trạch
nhằm đẩy mạnh thực hiện mục tiêu chiến lược phát triển Kho bạc điện tử, đặc
biệt là các giải pháp về công nghệ thông tin.
Nguyễn Thị Minh Tâm (2019) đã nghiên cứu về kiểm soát nội bộ chi
thường xuyên NSNN tại KBNN huyện Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum. Trên cơ
sở phương pháp định tính kết hợp việc phân tích, tổng hợp và thu thập dữ liệu
trực tiếp từ KBNN huyện Tu Mơ Rông , luận văn đã nhận diện những ưu
điểm, hạn chế của công tác KSC thường xun NSNN tại KBNN huyện Tu
Mơ Rơng. Qua đó đề xuất các giải pháp có thể áp dụng nhằm nâng cao tính
hữu hiệu của cơng tác KSC thường xun NSNN tại KBNN huyện Tu Mơ
Rông.
Tuy nhiên, luận văn chưa đề cập đến mục tiêu KSC thường xuyên của
KBNN huyện Tu Mơ Rông, chưa đề cập đến định hướng công tác KSC

6

thường xuyên để làm cơ sở cho việc đề ra các giải pháp nhằm hồn thiện cơng
tác này tại KBNN huyện Tu Mơ Rơng. Các giải pháp nhận diện rủi ro luận

văn đưa ra còn chung chung, chưa cụ thể.

Nguyễn Thị Bích Vân (2019) đã nghiên cứu về công tác KSC thường
xuyên NSNN trong điều kiện ứng dụng DVC trực tuyến tại KBNN Ngũ Hành
Sơn, TP Đà Nẵng. Với việc hệ thống hóa cơ sở lý luận về công tác KSC
thường xuyên NSNN qua KBNN và vấn đề ứng dụng DVC trực tuyến vào
công tác này kết hợp với sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính, thống
kê, tổng hợp, luận văn đã phân tích thực trạng KSC thường xuyên NSNN
trong điều kiện ứng dụng DVC trực tuyến tại KBNN Ngũ Hành Sơn. Qua đó,
luận văn đã có những đề xuất có tính thực tiễn về vấn đề KSC thường xuyên
NSNN qua KBNN Ngũ Hành Sơn trong điều kiện ứng dụng DVC trực tuyến.

Tuy nhiên luận văn chưa tiếp cận nội dung KSC thường xuyên NSNN
theo lý thuyết kiểm soát nội bộ. Luận văn chưa có định hướng phát triển để
làm căn cứ đề xuất các giải pháp, các giải pháp còn mang tính chung chung,
chưa đi sâu vào vấn đề trọng tâm mà luận văn đang nghiên cứu.

Trần Thị Mỹ Vân (2018) đã nghiên cứu về cơng tác kiểm sốt chi
thường xun tại Kho bạc Nhà nước thành phố Đà Nẵng. Luận văn đã sử
dụng tổng hợp các phương pháp như thu thập tài liệu, phân tích, đối chiếu
nhằm đưa ra các kết quả đạt được và những mặt hạn chế trong công tác KSC
thường xuyên tại KBNN Đà Nẵng, từ đó làm cơ sở đề xuất các giải pháp hồn
thiện cơng tác KSC thường xuyên tại KBNN Đà Nẵng. Các giải pháp luận
văn đưa ra cụ thể nhằm đảm bảo cho công tác KSC thường xuyên được chặt
chẽ, đúng chế độ chính sách và hiệu quả hơn, qua đó nâng cao chất lượng
quản lý tài chính đối với các ĐVSDNS nhà nước qua KBNN Đà Nẵng.

Trần Thị Thu Hiếu (2015) đã nghiên cứu về công tác KSC thường xuyên
NSNN đối với các đơn vị sự nghiệp y tế tại KBNN Đà Nẵng. Luận văn đã


7

trình bày được cơ bản hệ thống cơ sở lý luận về hoạt động kiểm soát chi
thường xuyên NSNN đối với các đơn vị sự nghiệp y tế qua KBNN, trên cơ sở
phân tích thực trạng hoạt động này tại KBNN Đà Nẵng giai đoạn 2010 - 2014
để đưa ra một số hạn chế bất cập, từ đó đề xuất các giải pháp chủ yếu nhằm
hồn thiện cơng tác kiểm sốt chi thường xun NSNN đối với các đơn vị sự
nghiệp y tế tại KBNN Đà Nẵng.

Tuy nhiên, một số điểm nêu ra trong luận văn đến hiện nay khơng cịn
phù hợp. Bên cạnh đó, một số văn bản, quy định về hoạt động kiểm soát chi
thường xuyên NSNN đối với các đơn vị sự nghiệp y tế qua KBNN đã có sự
thay đổi địi hỏi tác giả luận văn phải có sự điều chỉnh, cập nhật.

Tóm lại các luận văn trên đều là những cơng trình khoa học có giá trị cao
trên địa bàn được nghiên cứu. Nhìn chung các đề tài đã hệ thống hóa được
những lý thuyết về cơng tác KSC thường xuyên NSNN qua KBNN. Qua các
luận văn đã tham khảo, tác giả tìm ra khoảng trống nghiên cứu: chưa có
nghiên cứu nào nghiên cứu về cơng tác KSC thường xuyên NSNN qua
KBNN tại đơn vị KBNN Hòa Vang trong điều kiện áp dụng DVC trực tuyến.
Mặt khác, điểm mới về ứng dụng DVC trực tuyến trong công tác KSC thường
xuyên NSNN qua KBNN trong giai đoạn hiện nay đang được chú trọng khiến
việc nghiên cứu đề tài này mang tính cấp thiết.

8

CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KIỂM SOÁT CHI THƯỜNG XUYÊN
NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC QUA KHO BẠC NHÀ NƯỚC


1.1. TỔNG QUAN KIỂM SOÁT CHI THƯỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH
NHÀ NƯỚC QUA KHO BẠC NHÀ NƯỚC

1.1.1. Khái niệm chi ngân sách nhà nước và kiểm soát chi thường
xuyên ngân sách nhà nước qua Kho bạc Nhà nước

a. Khái niệm NSNN và chi NSNN
Theo Luật NSNN số 83/2015/QH13 (Quốc hội, 2015): “Ngân sách
nhà nước là toàn bộ các khoản thu, chi của Nhà nước được dự toán và thực
hiện trong một khoảng thời gian nhất định do cơ quan nhà nước có thẩm
quyền quyết định để bảo đảm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà
nước”.
Theo Luật NSNN, hệ thống ngân sách ở nước ta bao gồm 4 cấp: Ngân
sách Trung ương, ngân sách cấp Tỉnh, ngân sách cấp Huyện và ngân sách
cấp Xã. Điều này có thể được khái quát hóa bằng sơ đồ sau:

Ngân sách Nhà nước
CHXHCN Việt Nam

Ngân sách Trung ương Ngân sách Địa phương

Ngân sách cấp Tỉnh

Ngân sách cấp Huyện và
tương đương

Ngân sách cấp Xã và tương
đương


Hình 1.1. Hệ thống phân cấp NSNN ở Việt Nam

9

Như vậy, NSNN bao gồm ngân sách trung ương và ngân sách các cấp
chính quyền địa phương (gọi chung là ngân sách địa phương). Ngân sách các
cấp chính quyền địa phương bao gồm:

+ Ngân sách cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (gọi chung là
ngân sách cấp Tỉnh)

+ Ngân sách cấp huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (gọi chung là
ngân sách cấp Huyện)

+ Ngân sách cấp Xã, Phường, Thị trấn (gọi chung là ngân sách cấp Xã)
Quan hệ giữa ngân sách các cấp được thực hiện theo các nguyên tắc sau
đây:
+ Ngân sách trung ương và ngân sách mỗi cấp chính quyền địa phương
được phân định nguồn thu và nhiệm vụ chi cụ thể;
+ Thực hiện việc bổ sung từ ngân sách cấp trên cho ngân sách cấp dưới
để bảo đảm công bằng, phát triển cân đối giữa các vùng, các địa phương. Số
bổ sung này là khoản thu của ngân sách cấp dưới;
+ Trường hợp cơ quan quản lý Nhà nước cấp trên ủy quyền cho cơ quan
quản lý Nhà nước cấp dưới thực hiện nhiệm vụ chi thuộc chức năng của mình
thì phải chuyển kinh phí từ ngân sách cấp trên cho cấp dưới để thực hiện
nhiệm vụ đó;
+ Ngoài việc bổ sung nguồn thu và ủy quyền thực hiện nhiệm vụ chi
vừa nêu trên, không được dùng ngân sách cấp này để chi cho nhiệm vụ của
cấp khác.
Chi NSNN là quá trình sử dụng quỹ NSNN nhằm trang trải cho các

chi phí của bộ máy nhà nước và thực hiện các mục tiêu kinh tế, chính trị, xã
hội, an ninh, quốc phịng. Theo các nhà chun mơn tài chính thì chi NSNN
là việc phân phối và sử dụng quỹ NSNN nhằm đảm bảo thực hiện chức năng
của Nhà nước theo những nguyên tắc nhất định.

10

Theo Luật NSNN hiện hành, nội dung các khoản chi NSNN bao gồm:
các khoản chi phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm hoạt động của bộ máy nhà
nước, bảo đảm quốc phòng, an ninh; chi viện trợ, chi trả nợ của Nhà nước;
các khoản chi khác theo quy định của pháp luật.

Theo tính chất và phương thức quản lý NSNN, có các hình thức sau:
- Chi thường xuyên bao gồm các khoản chi nhằm duy trì hoạt động
thường xuyên của nhà nước;
- Chi đầu tư phát triển là các khoản chi dài hạn nhằm làm tăng cơ sở vật
chất của đất nước và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế;
- Chi dự trữ là những khoản chi NSNN để bổ sung quỹ dự trữ nhà nước
và quỹ dự trữ tài chính;
- Chi trả nợ và viện trợ bao gồm các khoản chi để nhà nước thực hiện
nghĩa vụ trả nợ và viện trợ các khoản đã vay trong nước, vay nước ngoài khi
đến hạn và các khoản chi làm nghĩa vụ quốc tế.
b. Khái niệm KSC thường xuyên NSNN qua Kho bạc Nhà nước
- Chi thường xuyên NSNN là nhiệm vụ chi của NSNN nhằm bảo đảm
hoạt động của bộ máy nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội,
hỗ trợ hoạt động của các tổ chức khác và thực hiện các nhiệm vụ thường
xuyên của Nhà nước về phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an
ninh.
Chi thường xuyên là nhóm chi NSNN đặc biệt quan trọng, gồm rất nhiều
khoản chi và bao quát nhiều lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội. Chi

thường xuyên NSNN là các khoản chi có thời hạn tác động ngắn thường dưới
một năm, chi để mua các hàng hố và dịch vụ khơng lâu bền, thường mang
tính chất lặp đi lặp lại thường xuyên phục vụ các nhu cầu hoạt động thường
xuyên của các tổ chức công, thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước ở các hoạt
động sự nghiệp, kinh tế, giáo dục - đào tạo, y tế, xã hội, văn hóa thơng tin, thể

11

dục thể thao, khoa học công nghệ môi trường và các hoạt động sự nghiệp
khác.

- KSC thường xuyên NSNN là q trình các cơ quan nhà nước có thẩm
quyền thực hiện thẩm định, kiểm tra, kiểm soát các khoản chi thường xuyên
NSNN của các đối tượng SDNS phù hợp với các chính sách, chế độ, định
mức chi tiêu do Nhà nước quy định, theo những nguyên tắc, hình thức và
phương pháp quản lý tài chính trong q trình cấp phát và thanh toán các
khoản chi thường xuyên NSNN.

- KSC thường xuyên NSNN qua KBNN là quá trình KSC thường xuyên
NSNN được thực hiện bởi cơ quan KBNN theo các nội dung thuộc thẩm
quyền, trách nhiệm của Nhà nước giao cho cơ quan KBNN trong q trình
cấp phát và thanh tốn các khoản chi thường xuyên NSNN.

1.1.2. Đặc điểm, vai trò và những nguyên tắc cơ bản trong cấp phát,
thanh toán chi thường xuyên ngân sách nhà nước

a. Đặc điểm của chi thường xuyên NSNN
Các khoản chi thường xuyên thường có những đặc điểm sau:
- Các khoản chi thường xuyên thường mang tính ổn định, đảm bảo duy
trì hoạt động thường xuyên của đơn vị.

- Các khoản chi thường xuyên thường mang tính chất tiêu dùng.
- Các khoản chi thường xuyên không thể đánh giá và xác định hiệu quả
một cách cụ thể. Hiệu quả của các món chi thường xuyên không chỉ đơn
thuần về mặt kinh tế mà cịn được thể hiện qua sự ổn định chính trị - xã hội,
đồng thời thúc đẩy sự phát triển bền vững của đất nước.
b. Vai trò của chi thường xuyên NSNN
Chi thường xun có vai trị quan trọng trong nhiệm vụ chi của NSNN,
chi thường xuyên đã giúp cho bộ máy nhà nước duy trì hoạt động bình thường


×