Tải bản đầy đủ (.docx) (10 trang)

Hình sự cơ bản_HS12_Nguyễn Thanh Phong

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (155.39 KB, 10 trang )

HỌC VIỆN TƯ PHÁP
CƠ SỞ TP. HỒ CHÍ MINH

BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ THEO HỒ SƠ TÌNH HUỐNG

KỸ NĂNG CỦA LUẬT SƯ THAM GIA GIẢI QUYẾT CÁC VỤ ÁN HÌNH SỰ
HỒ SƠ TÌNH HUỐNG 12: Nguyễn Thanh Phong bị khởi tố về hành vi “Giết người”

(Hình sự cơ bản – kỳ thi chính)

Họ và tên:
Sinh ngày
SBD:
Khóa:

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 22 tháng 05 năm 2022

Câu hỏi 1: Là Luật sư bảo vệ cho thân chủ là bị hại Hồ Minh Lợi, hồ sơ vụ án đã
được chuyển sang Tòa án chuẩn bị xét xử, Anh (Chị) hãy tóm tắt kết quả nghiên
cứu hồ sơ vụ án này.

1. Xác định tư cách đương sự

- Bị cáo: Nguyễn Thanh Phong – Sinh năm: 1968

Địa chỉ: Ấp Chợ Cũ, Thị trấn Mỹ Xuyên, Huyện Mỹ Xuyên, Tỉnh Sóc Trăng

- Bị hại: Hồ Minh Lợi (tự Tràng) – Sinh năm: 1975

Địa chỉ: Ấp Chợ Cũ, Thị trấn Mỹ Xuyên, Huyện Mỹ Xuyên, Tỉnh Sóc Trăng


- Đại điện gia đình bị hại:
+ Bà Nguyễn Thị Thiệt (mẹ bị hại) – Sinh năm: 1959
Địa chỉ: Ấp Chợ Cũ, Thị trấn Mỹ Xuyên, Huyện Mỹ Xuyên, Tỉnh Sóc
Trăng
+ Chị Huỳnh Thị Hiền (vợ bị hại)
Địa chỉ: Ấp Chợ Cũ, Thị trấn Mỹ Xuyên, Huyện Mỹ Xuyên, Tỉnh Sóc
Trăng

- Người làm chứng:
+ Ông Phan Văn Phường – Sinh năm: 1980
Địa chỉ: Tổ 5, Ấp Chợ Cũ, Thị trấn Mỹ Xuyên, Huyện Mỹ Xuyên, Tỉnh
Sóc Trăng
+ Ông Phạm Văn Nghệ - Sinh năm 1950
Địa chỉ: Ấp Chợ Cũ, Thị trấn Mỹ Xuyên, Huyện Mỹ Xuyên, Tỉnh Sóc
Trăng
+ Chị Nguyễn Thị Lệ Thu – Sinh năm 1972
Địa chỉ: Ấp Chợ Cũ, Thị trấn Mỹ Xuyên, Huyện Mỹ Xuyên, Tỉnh Sóc
Trăng
+ Bé Nguyễn Phong Kiều – 12 tuổi
Địa chỉ: Ấp Chợ Cũ, Thị trấn Mỹ Xuyên, Huyện Mỹ Xuyên, Tỉnh Sóc
Trăng
+ Bà Trần Thị Kính – Sinh năm 1914

Địa chỉ: Ấp Chợ Cũ, Thị trấn Mỹ Xuyên, Huyện Mỹ Xuyên, Tỉnh Sóc
Trăng

2. Tóm tắt vụ án

Vụ án xảy ra giữa Bị cáo Nguyễn Thanh Phong và Bị hại Hồ Minh Lợi (tự là
Tràng), cả 2 cùng ngụ tại Ấp Chợ Cũ, Thị trấn Mỹ Xuyên, Huyện Mỹ Xuyên, Tỉnh

Sóc Trăng.

Sáng ngày 01/9/2018, Nguyễn Thanh Phong đi đào đất ở phía sau nhà. Đến 10 giờ
sáng thì Phong nghỉ đào đất. Sau đó, Phong cùng con gái tên là Nguyễn Phong
Kiều đi chài cá theo dọc kinh ở xóm. Trong lúc này, ở nhà Phong chỉ có mình vợ
kế của Phong là chị Nguyễn Thị Lệ Thu (khơng có đăng ký kết hơn) ở nhà một
mình, Hồ Minh Lợi là hàng xóm (đã có uống rượu) đến nhà chọc ghẹo và đòi giao
cấu với Thu nhưng Thu không đồng ý. Không dừng lại, Lợi đã lôi Thu vào buồng
và đè Thu ra vạc định thực hiện hành vi giao cấu. Tuy nhiên, Lợi chưa đạt được ý
định thì Thu la lên nên bà Kính (là mẹ ruột của Phong) đang ở nhà ông Phạm Văn
Nghệ nghe thấy chạy về và đuổi Lợi đi.

Chài cá xong Phong và con gái về nhà và Phong nghe Thu kể về việc bị Lợi sàm
sỡ. Đến khoảng 11 giờ 30, trong lúc Phong và Thu đang ăn cơm thì có anh Phan
Văn Phường ở cùng xóm đến trả cái áo cho Phong và đem theo con chuột rủ Phong
nhậu. Phong và Phường nhậu đến khoảng 12 giờ 30 thì hết 3 xị rượu, sau đó ngồi
uống nước trà đến 13 giờ. Khi đó, Hồ Minh Lợi tiếp tục đến nhà của Phong, lần
này đến để rủ Phong nhậu nhưng Phong từ chối. Phong có mời Lợi ngồi xuống
uống trà với Phong và Phường nhưng Lợi không uống. Lợi nằm xuống giường chỗ
anh Phường đang uống nước trà và đưa chân qua gác lên đùi của Thu đang ngồi đối
diện và địi hơn Thu. Thấy vậy Phong mới lên tiếng “Nó là vợ tao, mày làm gì mà
kì vậy? Sao hồi sáng mày đến dê nó, lơi đó vào buồng?”. Biết Thu kể lại cho
Phong nghe chuyện lúc trưa Lợi đến chọc ghẹo Thu nên Lợi ngồi dậy và dùng tay
tát vào mặt Thu và dung chân đá vào bụng Thu. Phong thấy vậy can Lợi ra thì cũng
bị Lợi đánh. Kiều con gái Phong thấy vậy liền chạy qua nhà ông Phạm Văn Nghệ
nhờ ông Nghệ sang giúp đỡ. Ơng Nghệ và bà Kính đến nơi thì thấy Lợi rượt Phong
chạy ra sân, Phong có nói: “Tao cịn có bà già chứ không tao chơi với mày lâu
rồi”. Bà Kính về tới thì hỏi Lợi: “Con tao làm gì mà mày đánh con tao?” thì Lợi
xơ bà Kính té rồi nhào tới nắm đầu và đánh vào lưng Phong. Ông Nghệ và anh
Phường tới can Lợi ra, tranh thủ Phong chạy vào nhà lấy con dao (loại chét) chạy ra

chém vào người Lợi trúng gáy bên trái và thêm 1 cái trúng đầu. Ơng Nghệ sợ q
chạy ln về nhà. Lúc này Lợi đã bị chém và ngã xuống, nhưng Phong tiếp tục
chém nhiều nhát và người Lợi, cuối cùng là Phong nắm đầu Lợi kéo ra sau và cứa

đứt cổ của Lợi. Sau khi thực hiện hành vi gây án, Phong cầm con dao gây án đến
Công an Thị trấn Mỹ Xuyên để tự thú và giao nộp con dao.

Ngày 03/9/2018, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Sóc Trăng ra quyết định
số 36/QĐ-CSĐT về việc khởi tố vụ án hình sự và quyết định số 59/QĐ-CSĐT về
việc khởi tố bị can.

Ngày 03/9/2018, Cơ quan Cảnh sát điều tra Cơng an tỉnh Sóc Trăng ra lệnh số
94/CSĐT về việc tạm giam 4 tháng đối với bị can Nguyễn Thanh Phong.

3. Thẩm quyền điều tra, xét xử

Bị cáo đã thực hiện hành vi phạm tội Giết người. Do đó, căn cứ các quy định tại
Điều 268; Điểm b, Khoản 5, Điều 162; Khoản 1, Điều 239 Bộ luật Tố tụng hình sự
năm 2015 thì thẩm quyền điều tra, truy tố và xét xử thuộc thẩm quyền tương ứng
của Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Sóc Trăng, Viện Kiểm sát Nhân dân
Tỉnh Sóc Trăng và Tịa án Nhân dân tỉnh Sóc Trăng.

4. Định hướng bảo vệ Bị hại Hồ Minh Lợi

Các tình tiết vụ án diễn ra khá rõ ràng, Bị cáo Nguyễn Thanh Phong cũng đã nhận
tội và khai rõ hành vi gây án. Theo đó, là Luật sư bảo vệ cho Bị hại Hồ Minh Lợi
sẽ bảo vệ thân chủ của mình theo hướng đồng tình với cáo trạng số 07/KSĐT-TA
2019 của Viện Kiểm sát truy tố Bị cáo với tội danh Giết người nhưng khơng đồng ý
với tình tiết định khung là có tính chất cơn đồ theo quy định tại Điểm n Khoản 1
Điều 123 Bộ luật Hình sự 2015. Theo đó chứng minh nhằm củng cố tội danh của Bị

cáo, đề xuất áp dụng tình tiết định khung là thực hiện hành vi phạm tội có tính chất
man rợ và áp dụng tình tiết tăng nặng là cố ý thực hiện tội phạm đến cùng, phân
tích hậu quả nghiêm trọng ảnh hưởng đến gia đình Bị hại và Bị cáo chưa có thiện
chí khắc phục hậu quả giúp đỡ gia đình Bị hại sau khi sự việc xảy ra.

Câu hỏi 2: Anh (Chị) hãy lập kế hoạch tham gia xét hỏi tại Tòa sơ thẩm.

Kế hoạch hỏi dưới đây được xây dựng trên tư cách là Luật sư bảo vệ cho Bị hại Hồ
Minh Lợi theo định hướng đồng ý tội danh truy tố của Viện Kiểm sát và củng cố
các lập luận chứng minh tội danh của Bị cáo Nguyễn Thanh Phong

1. Hỏi Bị cáo Nguyễn Thanh Phong

- Bị cáo cho biết Bị cáo và Bị hại Hồ Minh Lợi có mối quan hệ quen biết như
thế nào?

- Trước đây giữa Bị cáo và Bị hại có từng có mâu thuẫn gì hay khơng?

- Bị cáo trình bày lại q trình vụ việc xảy ra ngày 01/9/2018

- Trước đây Bị hại đã từng có những vi tương tự hay không?
- Hôm xảy ra vụ việc ai là người đã dùng vũ lực trước?
- Khi thấy vợ bị đánh anh đã làm gì?
- Anh có bị Lợi đánh hay không?
- Lúc bị Lợi đuổi ra sân anh có nói câu “Tao cịn có bà già chứ khơng tao chơi

với mày lâu rồi” khơng?
- Tại sao anh lại chém Lợi?
- Hung khí gây án của anh là loại dao gì và hàng ngày nó dùng để làm gì?
- Bị cáo cho biết đã chém Lợi bao nhiêu cái và chém những vị trí nào?

- Trong suốt q trình gây án có ai ngăn cản Bị cáo không?
- Tại sao sau khi Lợi đã ngã Bị cáo vẫn cứa cổ Lợi?
- Từ hôm xảy ra vụ việc, Bị cáo hoặc gia đình Bị cáo có tiến hành hỗ trợ bồi

thường cho gia đình Bị hại khơng?

2. Hỏi người làm chứng Nguyễn Thị Lệ Thu
- Chị cho biết mối quan hệ giữa chị với Bị hại Lợi?
- Hai lần Bị hại tới nhà của chị hôm 01/9/2018 là do Lợi tự đến hay được ai

mời?
- Đã lần nào Lợi đã sàm sỡ chị trước đây chưa?
- Trước khi vụ án xảy ra giữa Bị cáo và Bị hại có từng mâu thuẫn với nhau hay

chưa?
- Khi Bị cáo và Bị hại đánh nhau chị có can hay chứng kiến toàn bộ sự việc hay

không?

3. Hỏi người làm chứng Phạm Văn Phường
- Anh Phường cho biết hôm xảy ra vụ án anh đến này của Bị cáo để làm gì?
- Anh và Bị cáo nhậu bao nhiêu rượu?
- Anh có chứng kiến tồn bộ sự việc xảy ra khơng?
- Ai là người gây sự và dùng vũ lực trước?
- Thái độ của Bị cáo khi bị Lợi đánh như thế nào?
- Anh cho biết thái độ của Bị cáo khi cầm dao từ trong nhà ra và khi chém Bị

hai như thế nào?

4. Hỏi người làm chứng Phạm Văn Nghệ

- Ông cho biết tại sao khi vụ án xảy ra ông lại có mặt ở hiện trường?
- Khi ơng qua tới thì ơng thấy sự việc đang thế nào?
- Ơng có can ngăn Bị cáo và Bị hại đánh nhau không?
- Khi ông can ngăn thì thái độ của Bị cáo và Bị hại là như thế nào?
- Khi thấy Bị cáo cầm dao ra và chém Bị hại ơng có cản hay khơng?
- Sau nhát chém đầu tiên thì Bị hại như thế nào?
- Ông cho biết thái độ của Bị cáo khi thực hiện hành vi gây án như thế nào?
- Tại sao ông không tiếp tục can ngăn mà lại bỏ về nhà?
5. Hỏi người làm chứng Trần Thị Kính
- Bà cho biết Bị hại có mối quan hệ như thế nào với gia đình của bà?
- Trước nay giữa Bị hại Lợi và con trai bà có mâu thuẫn nào hay khơng?
- Thời gian gần đây có thường xuyên tiếp xúc nhau không?
- Khi xảy ra sự việc bà từ đâu về và vì sao biết được thơng tin?
- Khi bà về tới nhà thì sự việc ra sao?
- Bị hại Lợi có đánh bà khơng?
6. Hỏi đại điện gia đình bị hại chị Huỳnh Thị Hiền
- Trước khi xảy ra vụ án chị có nghe chồng chị và Bị cáo có mâu thuẫn gì hay

không?
- Đám tang của anh Lợi ai là người đứng ra lo chi phí mai táng?
- Bị cáo hoặc gia đình bị cáo đã có bồi thường hay giúp đỡ gia đình chị khi sự

việc xảy ra không?
- Trước khi anh Lợi mất, ai là lao động chính trong gia đình?
- Hiện này, chị và gia đình sống bằng nguồn thu nhập từ đâu?
- Hiện chị mang thai ở tháng thứ mấy?
- Chị và gia đình có u cầu Bị hại bồi thường gì hay khơng?
Câu hỏi 3: Anh (Chị) hãy viết bản luận cứ bảo vệ cho thân chủ Hồ Minh Lợi.
Kính thưa Hội Đồng Xét Xử (“HĐXX”),
Kính thưa Vị đại diện Viện Kiểm sát (“VKS”)


Thưa Quý Luật sư đồng nghiệp và tất cả những người có mặt tại phiên tịa hơm
nay!

Tơi là Luật sư A, hiện công tác tại Công ty luật TNHH PTD thuộc Đồn Luật sư
Thành phố Hồ Chí Minh. Theo lời mời của gia đình Bị hại Hồ Minh Lợi, tơi có mặt
tại phiên tịa ngày hơm nay với tư cách là Luật sư bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp
của bị hại, là người tử vong trong vụ án giết người mà Bị cáo là Nguyễn Thanh
Phong - Bị cáo bị Viện kiểm sát nhân dân (“VKSND”) tỉnh Sóc Trăng truy tố về tội
“Giết người” theo quy định tại Điểm n Khoản 1 Điều 123 Bộ luật hình sự năm
2015 sửa đổi bổ sung năm 2017 (sau đây viết tắt là “BLHS”).

Trước tiên, tôi xin gửi lời cảm ơn tới các cơ quan tiến hành tố tụng đã tạo điều kiện
cho tôi được tiếp cận, sao chụp hồ sơ vụ án phục vụ cho quá trình nghiên cứu hồ sơ
và tham gia phiên tịa ngày hơm nay.

Kính thưa HĐXX! Sau khi lắng nghe các câu trả lời của bị cáo, những người làm
chứng tại phiên tòa, ý kiến của Vị đại diện VKS cũng như sự nghiên cứu kỹ lưỡng
hồ sơ vụ án của bản thân, với tư cách là Luật sư bảo vệ cho Bị hại Hồ Minh Lợi, tơi
xin có trình bày quan điểm bảo vệ thân chủ như sau:

Thứ nhất, tơi hồn tồn đồng ý với tội danh mà VKSND tỉnh Sóc Trăng truy tố Bị
cáo Nguyễn Thanh Phong theo Cáo trạng số 07/KSĐT-TA 2019 ngày 09/1/2019 là
Tội giết người. Tuy nhiên, vị đại diện VKS xác định hành vi của Bị cáo có tính chất
cơn đồ theo Điểm n Khoản 1 Điều 123 Bộ luật hình sự (“BLHS”) 2015 thì tơi cho
rằng khơng phù hợp.

Hành vi của Bị cáo được xác định là hành vi giết người là không thể bàn cãi khi mà
hành vi này đã đáp ứng các cấu thành của tội giết người theo quy định của BLHS
2015, cụ thể:


(i) Xét về mặt chủ thể:

Bị cáo Nguyễn Thanh Phong sinh năm 1968, là người trên 18 tuổi không đang
mắc bệnh tâm thần, một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả
năng điều khiển hành vi của mình. Theo đó, Bị cáo là người có đầy đủ năng
lực trách nhiệm hình sự.

(ii) Khách thể:

Hành vi phạm tội giết người xâm phạm tính mạng của người khác, cụ thể vụ
án này hành vi phạm tội của Bị cáo đã tước đoạt đi tính mạng và quyền được
sống của Bị hại anh Hồ Minh Lợi.

(iii) Về mặt chủ quan của tội phạm:

Với hành vi dùng dao tấn công anh Lợi được miêu tả trong hồ sơ vụ án cho ta
thấy rõ nhất về ý định tước bỏ mạng sống anh Lợi của Bị cáo. Bị cáo nhận
thức rõ hành vi tấn công của mình sẽ có thể gây ra hậu quả là cái chết cho nạn
nhân và Bị cáo đã mong muốn hậu quả đó xảy ra. Bằng chứng là hành vi gây
án của Bị cáo được thực hiện rất quyết liệt, dứt khoát. Cái chết của anh Lợi
xảy ra là hoàn toàn nằm trong kế hoạch và của Bị cáo, điều này được thể hiện
qua câu nói “Tao cịn có bà già chứ khơng tao chơi với mày lâu rồi”. Giữa Bị
cáo và Bị Hại từ lâu đã có hiềm khích, từ đó đã hình thành trong Bị cáo động
cơ gây án, và lần này Bị cáo đã quyết tâm chấm dứt hiềm khích này theo đúng
dự định của mình.

(iv) Về mặt khách quan của tội phạm:

Mặt khách quan của tội giết người được thể hiện qua hành vi cố ý tước bỏ

mạng sống của người khác một cách trái pháp luật, mà hành vi này phải là
nguyên nhân trực tiếp dẫn đến hậu quả.

Theo hồ sơ vụ án, hành vi của Bị cáo đã thỏa mãn cả hai điều kiện trên khi mà
Bị cáo đã có hành vi chém liên tục vào người anh Lợi và kết thúc bằng nhát
cứa cổ chí mạng. Một chuỗi các hành vi của Bị cáo cho thấy sự quyết tâm để
đạt mục đích cho bằng được của Bị cáo. Hậu quả của hàng loạt các hành vi mà
Bị cáo thực hiện đã trực tiếp dẫn đến hậu quả là nạn nhận chết tại chỗ theo Kết
quả giám định số 68/TKTT.01 ngày 05/09/2018 cho thấy hậu quả tử vong của
nạn nhân là do bị vật sắc chém ngang đứt cổ tồn bộ khí quản, mạch máu,
thần kinh vùng cổ. Do đó, hành vi của Bị cáo Phong đã hoàn toàn đáp ứng mặt
khách quan của tội “Giết người”.

Hành vi giết người đã rõ, nhưng để xác định đây là hành vi có tính chất cơn đồ thì
chưa thật sự phù hợp. Hiện nay, như thế nào là tính chất cơn đồ chưa được quy
định cụ thể bởi một quy định của pháp luật. Tuy nhiên, có thể dựa trên sự giải thích
của Cơng văn số 38/NCPL ngày 06/01/1976 của Tịa án Nhân dân Tối cao để hiểu
rằng tính chất cơn đồ là hành động của những tên coi thường pháp luật, luôn luôn
phá rối trật tự trị an, sẵn sàng dùng vũ lực và thích (hay) dùng vũ lực để uy hiếp
người khác phải khuất phục mình, vơ cớ hoặc chỉ vì một duyên cớ nhỏ nhặt là đâm
chém, thậm chí giết người. Trong vụ án này trước khi Bị cáo thực hiện hành vi gây
án, giữa Bị cáo và Bị hại đã có mâu thuẫn dẫn đến đánh nhau. Bị cáo khơng thể
xem là vì một chuyện nhỏ mà ra tay giết chết anh Lợi, bởi vì trong sự việc đáng
buồn này cũng xuất phát từ một phần lỗi của Bị hại. Do đó, áp dụng quy định về
“có tính chất côn đồ” là không đúng với bản chất của hành vi phạm tội của Bị cáo.

Trong trường hợp này chúng ta cần nhìn lại diễn biến sự việc để có cái nhìn khách
quan hơn. Như những lời khai người làm chứng ông Phạm Văn Nghệ, các chứng cứ
có trong hồ sơ vụ án hay lời khai của chính Bị cáo và đều nhất quán rằng: “tôi chạy
vào nhà lấy cây dao chét chạy ra dùng 02 tay chém 01 cái trúng vào vùng gáy bên

cổ trái của Lợi thì Lợi té nhũi xuống, tơi cầm dao bằng tay phải chém mạnh 01 cái
vào lưng của Lợi, tiếp tục chém 01 cái vào bả vai bên phải rồi dùng tay trái nắm
đầu Lợi lật ngửa ra dùng tay phải cắt 01 cái vào cổ của Lợi rồi cầm dao đến Công
an Thị trấn Mỹ Xuyên tự thú” (Bút lúc 60-61).

Theo miêu tả hành vi gây án trên chúng ta thấy rằng sau nhát chém đầu tiên Bị hại
đã gục xuống nhưng Bị cáo tiếp tục chém thêm nhiều nhát nữa vào người Bị hại,
điều này dẫn đến trên thi thể Bị hại có đến gần 9 vết thương theo như giám định.
Tôi khá chắc chắn rằng lúc này, sau khi bị chém nhiều nhát liên tục và nhát nào
cũng là nhát vào điểm trọng yếu chí mạng, Bị hại đã hoàn toàn mất khả năng chống
cự và nằm im. Tuy nhiên, Bị cáo lúc này vẫn chưa thỏa mãn được sự bản chất hung
hăng, nóng giận và thù hận trong người mình. Như đã nói, Bị cáo muốn đạt được
mục đích là tước đoạt mạng sống của anh Lợi bằng mọi cách, nên để chắc chắn Bị
hại phải chết thì dù anh Lợi đã khơng thể chống cự Bị cáo vẫn thực hiện nhát dao
chí mạng trực tiếp dẫn đến cái chết tức thì cho Bị hại đó là cắt một cái mạnh, dứt
khốt và chính xác vào cổ nạn nhân. Nhát dao này mang đến nỗi đau tột cùng cho
nạn nhân và người thân của nạn nhân, như sự giải tỏa thỏa mãn cơn giận dữ của Bị
cáo cho lỗi lầm của anh Lợi đã gây ra. Vết thương này sẽ khiến bất kỳ ai cũng phải
khiếp sợ trừ chính Bị cáo, bởi sau gây án Bị cáo khơng chút nao núng mà bình tĩnh
cầm hung khí đi tự thú. Tồn bộ diễn biến trên khơng thể dùng từ ngữ nào khác
ngồi hai từ “man rợ”. Từ những phân tích trên, tơi kính đề nghị HDDXX áp dụng
Điểm i Khoản 1 Điều 123 BLHS 2015 tuyên Bị cáo phạm tội giết người với tình
tiết định khung là thực hiện tội phạm một cách man rợ.

Thứ hai, về tình tiết tăng nặng, cũng như phân tích trên của tơi về lý do tại sao có
nhát dao cuối cùng của Bị cáo là cứa cổ của nạn nhân. Rõ ràng trước khi thực hiện
hành vi phạm tội, Bị cáo dự định sẽ giết Bị hại. Hàng loạt nhát dao được thực hiện,
tất cả đều là những điểm trọng yếu khiến nạn nhân có thể mất mạng bất kỳ lúc nào,
điều này chứng tỏ mong muốn nạn nhân phải chết ngay lập tức của Bị cáo. Do đó,
để chắc chắn đạt được mục đích, Bị cáo đã thực hiện nhát dao cuối cùng để chắc

chắn anh Lợi không thể có cơ hội sống sót thì Bị cáo mới dừng tay. Với hành vi
này của Bị cáo, cần phải được áp dụng tình tiết tăng nặng được quy định tại Điểm e
Khoản 1 Điều 52 BLHS 2015 là “cố tình thực hiện tội phạm đến cùng”. Do vậy,
tơi đề nghị HĐXX áp dụng tình tiết tăng nặng này đối với hành vi phạm tội của Bị
cáo Phong.

Thứ ba, về trách nhiệm dân sự

Thời điểm xảy ra vụ việc, vợ anh Lợi là chị Hiền đang mang thai 07 tháng, mẹ anh
Lợi thì lớn tuổi, chỉ có mình anh Lợi là lao động chính trong nhà nhưng lại đột ngột
ra đi. Sự mất mát người thân là những nỗi đau không thể nào đong đếm được, hơn
nữa kinh tế gia đình anh Lợi vốn dĩ cũng khó khăn, nay thêm việc mất đi lao động
chính trong nhà, khó khăn lại càng chồng chất với mẹ và vợ anh Lợi. Vậy mà từ
ngày xảy ra án mạng, gia đình Bị cáo chưa một lần hỏi thăm, động viên, giúp đỡ,
bồi thường bất kỳ khoản tiền nào đối với gia đình Bị hại. Căn cứ Điều 591 Bộ luật
Dân sự 2015, tôi đề nghị HĐXX tuyên Bị cáo phải có trách nhiệm bồi thường cho
gia đình Bị hại các khoản cụ thể như sau:

- 1.720.000 đồng cho chi phí mai táng anh Lợi, dựa trên lời khai của bà Thiệt
mẹ anh Lợi tại Bút lục số 58;

- Khoản bù đắp tổn thất về tinh thần cho người thân của anh Lợi: Không quá
một trăm lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định, cụ thể là 139.000.000
đồng (căn cứ quy định tại Khoản 8 Điều 4 Nghị quyết 70/2018/QH14) hoặc
một mức cụ thể khác nếu các bên thỏa thuận được;

- Tại thời điểm vụ án xảy ra, vợ anh Lợi đang mang thai 07 tháng, do đó nếu
đứa bé được sinh ra thì Bị cáo phải có trách nhiệm cấp dưỡng cho đến khi con
của anh Lợi tròn 18 tuổi.


Trên đây là quan điểm bảo vệ Bị hại của tôi, xin cảm ơn HĐXX, Vị đại diện VKS,
vị Luật sư đồng nghiệp và những người tham dự phiên tòa đã chú ý lắng nghe.


×