Tải bản đầy đủ (.docx) (24 trang)

PHÂN TÍCH CHUỖI CUNG ỨNG NHÀ MÁY BIA HABECO

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.44 MB, 24 trang )


Group 3 HABECO-BIA HÀ NỘI

Hoàn thiện chuỗi cung ứng

Giảng viên hỗ trợ

Nguyễn Vân


1

DANH SÁCH NHÓM 3

STT Họ và tên Mã sinh viên

1 Nguyễn Chiến Sĩ 21A4030155
21A4030200
2 Phạm Quang Vinh 21A4030032
21A4030159
3 Trần Công Chiến 21A4030021
22A4030108
4 Lê Thị Tâm 22A4050290

5 Trương Ngọc Ánh

6 Đỗ Văn Nhiên

7 Nguyễn Vân Anh

2



LỜI MỞ ĐẦU
Trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt trên thị trường để thực hiện các mục tiêu về thị
phần cũng như các mục tiêu của mỗi doanh nghiệp, chuỗi cung ứng đóng vai trị rất
quan trọng. Nó giúp người tiêu dùng biết và đến với sản phẩm, dịch vụ mà mỗi
doanh nghiệp cung cấp cho thị trường. Hoạt động quản trị chuỗi cung ứng cũng vì
thế mà trở nên rất quan trọng trong hoạt động của các nhà quản trị doanh nghiệp. Sự
thành công của doanh nghiệp trên thị trường chính là nhờ có một chuỗi cung ứng
hoạt động hiệu quả. Với tốc độ thay đổi chóng mặt cùng với những biến động khó
lường của thị trường, điều quan trọng bây giờ là doanh nghiệp phải nhận thức được
các chuỗi cung ứng cũng như vai trò của mình trong đó. Các cơng ty sẽ tạo được lợi
thế cạnh tranh đáng kể trên thị trường một khi đã nhuần nhuyễn cách thức xây dựng
và tham gia vào một chuỗi cung ứng vững mạnh.

3

MỤC LỤC

1. TỔNG QUAN VỀ CHUỖI CUNG ỨNG VÀ QUẢN TRỊ CHUỖI CUNG ỨNG.4
1.1. Chuỗi cung ứng................................................................................................4
1.2. Quản trị chuỗi cung ứng...................................................................................4

2. HABECO – TỔNG CÔNG TY CỔ PHẦN BIA–RƯỢU–NƯỚC GIẢI KHÁT
HÀ NỘI VÀ THỰC TRẠNG CHUỖI CUNG ỨNG SẢN PHẨM BIA HÀ NỘI.....5

2.1 Giới thiệu chung tổng công ty cổ phần Bia - Rượu - Nước giải khát Hà Nội....5
2.1.1. Thông tin chung.........................................................................................5
2.1.2. Lịch sử hình thành và giai đoạn phát triển.................................................5

2.2. Thực trạng chuỗi cung ứng sản phẩm bia Hà Nội............................................6

2.2.1 Nguyên vật liệu...........................................................................................6
2.2.2. Quy trình sản xuất và thành phẩm.............................................................8
2.2.3. Phân phối.................................................................................................12
2.2.4 Người tiêu dung cuối cùng và logistics ngược..........................................13

3. Giải pháp khắc phục.............................................................................................16
3.1. Mẫu mã mới, sản phẩm mới...........................................................................16
3.1.1. Mẫu mã....................................................................................................16
3.1.2. Sản phẩm mới..........................................................................................18
3.2. Hồn thiện quy trình xử lý chất thải...............................................................18
3.3. Tối ưu kênh phân phối...................................................................................19
3.3.1. Lựa chọn các thành viên..........................................................................19
3.3.2. Khuyến khích thành viên kênh................................................................20
3.3.3. Thường xuyên đánh giá hoạt động của các thành viên trong kênh..........20
3.3.4. Đào tạo, bồi dưỡng trình độ nghiệp vụ cho lực lượng bán.......................20

4. KẾT LUẬN..........................................................................................................21

4

1. TỔNG QUAN VỀ CHUỖI CUNG ỨNG VÀ QUẢN TRỊ CHUỖI CUNG
ỨNG
1.1. Chuỗi cung ứng

Chuỗi cung ứng hay Supply chain là một hệ thống các tổ chức, con người, hoạt
động, thông tin và các nguồn lực liên quan tới việc di chuyển sản phẩm hay dịch
vụ từ nhà cung cấp hay nhà sản xuất đến người tiêu dùng (Consumer).
Nhà Cung cấp nguyên liệu  Nhà máy Sản xuất Hệ thống phân phối
Khách hàng
1.2. Quản trị chuỗi cung ứng

Quản trị chuỗi cung ứng là một chức năng tích hợp với trách nhiệm của việc kết
nối các chức năng kinh doanh chính và các quy trình kinh doanh trong các cơng
ty thành một mơ hình kinh doanh gắn kết và hiệu suất cao. Nó bao gồm tất cả
các hoạt động quản lý hậu cần lưu ý ở trên, cũng như các hoạt động sản xuất và
thúc đẩy sự phối hợp của các quá trình và các hoạt động của các bộ phận tiếp thị,
bán hàng, thiết kế sản phẩm, tài chính, cơng nghệ thơng tin.

5

2. HABECO – TỔNG CÔNG TY CỔ PHẦN BIA–RƯỢU–NƯỚC GIẢI KHÁT
HÀ NỘI VÀ THỰC TRẠNG CHUỖI CUNG ỨNG SẢN PHẨM BIA HÀ NỘI

2.1 Giới thiệu chung tổng công ty cổ phần Bia - Rượu - Nước giải khát Hà Nội

2.1.1. Thông tin chung

Tên Tiếng Việt: TỔNG CÔNG TY CỔ PHẦN BIA - RƯỢU - NƯỚC GIẢI
KHÁT HÀ NỘI

Tên tiếng Anh: HANOI BEER ALCOHOL AND BEVERAGE JOINT
STOCK CORPORATION

Tên viết tắt: HABECO, BIA HÀ NỘI

Địa chỉ: Số 183 - Hồng Hoa Thám - Ba Đình - Hà Nội

ĐT: 04.38453843 Fax: 04.37223784

Website: www.habeco.com.vn


Vốn điều lệ: 2.318.000.000.000 đồng

Giấy ĐKKD số: 0101376672 do Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hà Nội
cấp lần đầu ngày 16/6/2008.

Đăng ký thay đổi lần 4 ngày 26/05/2016 Tổng số cổ phần 231.800.000 đồng

Logo của HABECO
2.1.2. Lịch sử hình thành và giai đoạn phát triển
Năm 1890: Nhà máy bia Hommel được xây dựng
Năm 1957: Nhà máy bia Hommel được khôi phục, đổi tên thành Nhà máy Bia Hà
Nội

6

Ngày 01/05/1958: Thực hiện thành công mẻ bia đầu tiên
Ngày 15/8/1958: Sản xuất chai bia đầu tiên tại thị trường mang nhãn hiệu Trúc Bạch
Năm 1993: Nhà máy Bia Hà Nội được chuyển đổi thành Công ty Bia Hà Nội. Đây là
bước chuyển quan trọng trong việc mở rộng sản xuất kinh doanh.
Năm 2003: Tổng công ty Bia - Rượu - Nước giải khát Hà Nội được thành lập trên cơ
sở tổ chức lại Công ty Bia Hà Nội.
Năm 2007: Ký kết hợp tác chiến lược với tập đoàn bia Carlsberg
Ngày 28/12/2007: thủ tướng chính phủ phê duyệt phương án và chuyển Tổng công
ty Bia - Rượu - Nước giải khát Hà Nội thành Tổng công ty Cổ phần Bia - Rượu
Nước giải khát Hà Nội.
Năm 2008: Tổng công ty được cổ phần hóa và hoạt động dưới hình thức này bắt đầu
từ ngày 16/06/2008 với tổng số vốn điều lệ của tổng công ty là 2.318 tỷ đồng.
Năm 2010: Trở thành một trong hai doanh nghiệp sản xuất và phân phối bia lớn nhất
Việt Nam. Hiện nay tổng công suất đạt trên 850 triệu lít bia / năm và Tổng công ty
luôn nằm trong top 3 doanh nghiệp sản xuất và phân phối bia có thị phần lớn nhất cả

nước.
Hiện nay, Tổng cơng ty đóng vai trị cơng ty mẹ bao gồm 17 công ty con và 9 công
ty liên kết và đầu tư khác.
2.2. Thực trạng chuỗi cung ứng sản phẩm bia Hà Nội

2.2.1 Nguyên vật liệu
Malt: Trước đây, nguyên liệu Malt nhập chính từ châu Âu, nhưng những năm gần
đây Malt được công ty TNHH Đường Malt là một doanh nghiệp đầu tiên tại Việt
Nam và Đông Nam Á sản xuất Malt mà hiện tại công ty đang quan hệ hợp tác.

7

Hoa bia: Do còn hạn chế về kỹ thuật trồng lẫn một chiến lược đầu tư nguồn nguyên
liệu nên sản phẩm hoa bia trong nước không đáp ứng được yêu cầu về mặt chất
lượng. Thị trường phong phú về nguồn nguyên liệu này chính là ở Pháp, Úc, Đức,
Bỉ và Tiệp. Đây chính là những nguồn hàng mà Tổng cơng ty hướng tới để tổ chức
nghiệp vụ nhập khẩu tìm nguồn nguyên liệu hoa bia để sản xuất.

Nước: 77% được lấy từ nước ngầm, 23% lấy từ nước mặn.

Men bia: Được ủ và lên men từ 2 giống men ale (Saccharomyces cerevisiae) và men
lager (Saccharomyces uvarum).

8

Để ứng phó với đại dịch Covid-19, Habeco đã tích trữ sắn ngun liệu từ 6 tháng
trước. Vì vậy, Cơng ty có thể tiếp tục sản xuất mà khơng quan ngại về khả năng gián
đoạn hoạt động.
Ngồi ra, cơng ty cũng có nhiều phương án dự trù cho nguồn nguyên vật liệu như:
Tổng công ty Bia - Rượu - Nước giải khát Hà Nội để chủ động nguồn nguyên liệu

đầu vào và tiết liên ngoại tệ đã nghiên cứu và tổ chức trồng thử lúa mạch và hoa
houblon tại các tỉnh miền núi phía Bắc và xây dựng dự án sản xuất malt với công
suất 100.000 tấn / năm.
Gạo là nguyên liệu thay thế malt. Tỷ lệ thay thế trung bình thường từ 30- 40 % .
Nguồn nguyên liệu gạo trong nước rất dồi dào , ít 5 biến động lớn về giá cả , tạo thể
chủ động cho Habeco có sử dụng một phần gạo làm nguyên liệu thay thế malt.

2.2.2. Quy trình sản xuất và thành phẩm.
2.2.2.1. Quy trình sản xuất

9

Nhà máy sử dụng dây chuyền sản xuất hiện đại với mức độ tự động hóa cao, được
nhập khẩu trực tiếp từ Đức và các nước EU. Khu vực nhà nấu với cơng suất 200
triệu lít/năm và được điều khiển và giám sát hoàn toàn tự động bằng phần mềm
BOTEC F1.

Khu vực các bồn lên men đứng, bao gồm các bồn chứa bia đang lên men với 27 bồn
dung tích 384.000 lít và 6 bồn dung tích 194.000 lít; các bồn chứa bia sau khi được
lọc với 10 bồn dung tích 240.000 lít.

Khu vực xử lý chất thải được đầu tư đồng bộ nhằm kiểm sốt tốt q trình xử lý chất
thải, đảm bảo không để xảy ra ô nhiễm môi trường với hệ thống xử lý nước thải
công suất 4.500 m3/ngày đêm, thông số nước thải sau xử lý của nhà máy đạt mức B

10

của TCVN 5945-1995, áp dụng hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn TCVN/
ISO 14001: 2004, góp phần duy trì mức thải cho phép ra mơi trường. Hiện tại, nhà
máy sử dụng hệ thống lò nhiên nhiên liệu sạch Biomass nhằm bảo vệ môi trường và

tiết kiệm năng lượng với nhiên liệu tái tạo là vỏ trấu, mùn cưa, gỗ vụn, đây là nguồn
nguyên liệu sạch, thân thiện với môi trường. Nhà máy cũng trang bị các hệ thống xử
lý bụi trong quá trình nhập, vận chuyển và xử lý nguyên liệu malt, gạo. Các khu vực
lưu trữ chất thải rắn được chia lô, phân loại chất thải tại nguồn.

Tuy nhiên, do công tác quản lý và kiểm tra cịn chưa mạnh nên cơng ty vẫn mắc
phải lỗi trong q trình xử lý khí thải của nhà máy, dẫn đến việc nhà máy đã thải ra
khói bụi độc hại và mùi hôi thối của bã bia lên men ra ngồi mơi trường. Việc này
ảnh hưởng rất lớn tới đời sống của người dân quanh khu vực xử lí và gây ô nhiễm
môi trường.

11

2.2.2.2. Thành phẩm

Với lịch sử lâu đời và sự phát triển nghiên cứu của mình, cơng ty hiện có rất nhiều
loại sản phẩm như:

Sản phẩm Thông tin

Bia Trúc Bạch với 2 dòng sản phẩm bia
đóng chai và bia lon, dung tích cùng
330 ml và nồng độ cồn 5.1%

Hà nội Light có nồng độ cồn nhẹ hơn
với 4.5%, đóng chai thủy tinh trong
suốt bật màu bia vàng óng, dung tích
330 ml

Bia Hà Nội Bold có nồng độ cồn 4.7 -

4.9% vol, đóng chai xanh nam tính
dung tích 330 ml

Hà Nội Premium với 2 dòng sản phẩm
bia đóng chai và bia lon, dung tích
cùng 330 ml và nồng độ cồn 4.9%

Hà Nội nhãn đỏ đóng chai 450
ml, nồng độ cồn 4.4%, két nhựa 20
chai và Hà Nội nhãn đỏ lon 330
ml, nồng độ cồn 4.6%, đóng thùng 24
lon

12

Hà Nội nhãn xanh với 2 dạng bao bì
đóng chai và đóng lon, cùng dung tích
330 ml, nồng độ cồn dịu nhẹ hơn nhãn
đỏ với chỉ 4.2%.

Bia Hà Nội 1890 chai 330ml có nồng
độ cồn 4.3%

Bia hơi hà nội Bia có nồng độ cồn
khoảng 3.5%, tương đối dịu nhẹ

2.2.3. Phân phối
Habeco là đơn vị có hệ thống phân phối quy mơ lớn thứ 2 ngành bia Việt Nam với
345 đại lý phân phối cấp 1. Tuy nhiên các đại lý phân phối của Habeco chủ yếu tập
trung ở các tỉnh miền Bắc và Bắc Trung Bộ. Ba tỉnh thành có số lượng đại lý cấp 1

lớn nhất là Hà Nội (78 đại lý), Nghệ An (24 đại lý) và TPHCM (22 đại lý). Các đại
lý phân phối thường tập trung ở những tỉnh thành và khu vực có nhà máy sản xuất
của Habeco, với mạng lưới nhà máy phủ rộng khắp các tỉnh miền Bắc cho phép
Habeco tiết giảm các chi phí vận chuyển, thứ mà có thể đẩy giá thành sản xuất.
Tuy nhiên xét về tổng thể mạng lưới phân phối Habeco vẫn kém hơn Sabeco nhiều.
Kế hoạch mở rộng thị phần vào khu vực phía Nam của Habeco cũng được các cơng
ty chứng khốn đánh giá là kém khả quan vì chưa có kế hoạch mở nhà máy sản xuất;
Hệ thống phân phối chưa có và yếu hơn nhiều so với các đối thủ như Sabeco hoặc
Heineken đã xây dựng được mạng lưới quy mô lớn ở khu vực này.
Hiện tại công ty chỉ áp dụng mục tiêu doanh số bán trên mỗi đại lý làm mục tiêu
phân phối cho công ty chứ công ty không áp dụng các mục tiêu phân phối để thỏa
mãn nhu cầu thị trường:

13

- Đối với các đại lý ở thành phố lớn như Hà Nội, Hải Phịng thì lượng tiêu thụ
phải đạt ít nhất 3000 két/ tháng

- Đối với các đại lý ở đồng bằng như Hải Dương, Thái Bình, ... thì lượng tiêu
thụ tối thiểu là 2000 két/1 tháng

- Đối với các đại lý miền núi như Lào Cai, Yên Bái, ... thì lượng tiêu thụ tối
thiểu là 1500 két/ tháng

- Nếu đại lý dừng mua hàng của công ty trong vòng 3 tháng liên tiếp hoặc
doanh số bán hàng trong 1 năm khơng đạt u cầu thì cơng ty sẽ loại bỏ đại lý
đó ra khỏi hệ thống của kênh

Các biến số hàng vi trong kênh hiện tại ở hệ thống kênh phân phối của doanh nghiệp
có những hành vi xung đột và cạnh tranh giữa các đại lý chủ yếu là cấp 1. Ví dụ như

hiện tượng các đại lý lớn, cũ chèn ép các đại lý nhỏ, mới bằng cách tự ý hạ giá thành
của sản phẩm và chiết khấu cho khách hàng nhằm lơi kéo khách hàng về đại lý của
mình. Ngồi ra hiện tượng trung gian phân phối ơm kìm hàng để tăng giá bán sản
phẩm đã xảy ra.
Vì vậy, dẫn tới tình trạng các đơn vị phân phối khơng mặn mà với bia Hà Nội, từ đó
hiện tượng bia Hà Nội bị “bắt nạt” ngay trên sân nhà đang diễn ra rất phổ biến.

2.2.4 Người tiêu dung cuối cùng và logistics ngược
2.2.4.1. Khách hàng của công ty

- Khách hàng của Công ty bao gồm: Các đại lí hay nhà bán bn chính là
khách hàng trực tiếp thường xuyên của công ty, mua với số lượng lớn.
Các khách hàng mua với số lượng ít chính là người bán lẻ và người tiêu
dùng. Trong đó, các nhà bán bn chính là khách hàng chủ yếu, trọng
điểm của công ty.

- Đối với bia lon Hà Nội: Đây là loại bia cao cấp theo quan niệm của người
Á Đông, đối tượng khách hàng dùng loại bia này thường là những người

14

có thu nhập cao. Họ uống bia khơng chỉ với mục đích là để giải khát mà
họ cịn muốn thơng qua đó thể hiện được địa vị của mình. Thế nên họ rất
chú trọng đến chất lượng, hình thức, mẫu mã và uy tín của loại bia này.
Tuy nhiên, Công ty Bia Hà Nội vẫn chưa đáp ứng tốt nhu cầu của khách
hàng.
- Đối với bia chai: Đối tượng khách hàng chủ yếu là những người có thu
nhập trung bình và khá, họ thường uống bia với mục đích giải khát và
mua rất nhiều trong những cuộc liên hoan tiệc tùng.
- Đối với bia hơi: Đối tượng chủ yếu là những người có thu nhập trung bình

và thấp tại Hà Nội do chỉ bảo quản được trong 24h, thường là những
người công nhân hay những người làm công ăn lương, họ uống bia với
mục đích giải khát nên yêu cầu đầu tiên của họ khi dùng sản phẩm là chất
lượng có đạt yêu cầu không. Đối tượng khách hàng này cũng chiếm một tỉ
trọng tương đối lớn.

Tuy là lão làng trong làng bia với nhưng vị thế thương hiệu của bia Hà Nội trong
tâm trí khách hàng vẫn cịn chưa cao và được người tiêu dùng đánh giá là “Bia uống
tại nhà”, “Ngon nhưng chi phí hợp lý”. Vì vậy khách hàng cá nhân phổ biến nhất là
ở nhóm tuổi 18-24 tuổi và thu nhập hộ gia đình khơng cao. Trái ngược với đối thủ
nước ngồi nặng kí là Heiniken. Heineken được ưa chuộng bới nhóm độ tuổi trung
niên và thu nhập cao. 50% nhóm đối tượng có thu nhập hộ gia đình hơn 20 triệu
vote cho Heineken và con số giảm xuống 34% cho nhóm có thu nhập hộ gia dình từ
10 triệu hoặc thấp hơn. Các từ khố gắn với hình ảnh bia Heineken là “Cao cấp” hay
“Bia cho những dịp đặc biệt”.

15

Năm 2020, thị trường bia rượu bị tác động lớn bởi Nghị định 100 và đợt bùng phát
Covid-19. Do vậy, lợi nhuận 4 tháng đầu năm của Habeco chỉ đạt gần 16 tỷ đồng,
giảm đến 93% so với cùng kì năm 2019. Đó là vì nhiều người dân đã cắt giảm chi
tiêu, đặc biệt là việc mua bia để cho, biếu, tặng hay sử dụng vì do bị cắt giảm tiền
lương hay các nguyên nhân khác.

2.2.4.2. sản lượng tiêu thụ
Năm 2019, tổng sản lượng tiêu thụ các sản phẩm đạt 401,1 triệu lít, trong đó, tiêu
thụ bia đạt 398,5 triệu lít. Doanh thu tiêu thụ sản phẩm chính đạt 7.562 tỷ đồng, lợi
nhuận sau thuế đạt 501,8 tỷ đồng, bằng 161,8% năm 2018.
Năm 2020, thị trường bia rượu bị tác động lớn bởi Nghị định 100 của Chính Phủ và
đợt bùng phát Covid-19. Do vậy, lợi nhuận 4 tháng đầu năm của Habeco chỉ đạt gần

16 tỷ đồng, giảm đến 93% so với cùng kì năm 2019. Các chỉ tiêu sản lượng, doanh
thu, nộp ngân sách đều suy giảm, chỉ đạt từ 44-50% so với cùng kì và nhiều đơn vị
thành viên phải ngừng hoạt động, cắt giảm lao động, tiền lương, dòng tiền bị ảnh
hưởng lớn, tình hình tài chính mất cân đối… Trước những khó khăn “kép”, năm
2020, HABECO đưa ra kế hoạch giảm 50% so với cùng kỳ, như: Tiêu thụ hơn 225
triệu lít, bằng 56,1% so với cùng kỳ, trong đó, bia các loại đạt hơn 223,1 triệu lít, Để
đạt được mục tiêu trên, tháng 5/2020, HABECO đã đưa ra thị trường sản phẩm bia
hơi Hà Nội 500ml (đóng lon) và bia hơi Hà Nội 1 lít (đóng chai PET). Trong các
tháng cịn lại, tổng cơng ty tiếp tục nghiên cứu và đưa và thị trường 3 sản phẩm mới,
sản xuất một số bia Craft mới và nghiên cứu một số loại nước giải khát mới.

2.2.4.3. Logistics ngược

- Công ty Habeco triển khai việc thu hồi các chai bia thủy tinh trên toàn
quốc từ các kênh bán kẻ khác nhau nhằm bảo vệ môi trường và tái sử
dụng các vỏ chai đó.

16

- Đại lý bán lẻ thu hồi vỏ chai, két bia Hà Nội từ khách hàng, Công ty sẽ
thu hồi lại từ các đại lý thông qua các kênh phân phối, phương tiện vận
chuyển. Một số lượng lớn bao bì sau khi khách hàng sử dụng sản phẩm
được thải hồi phải thu gom lại để tái sử dụng theo phương pháp của công
ty nhằm giảm chi phí hoặc tiêu hủy chúng theo cách an toàn nhất. Tuy
nhiên, số lượng vỏ chai thu hồi về không bao giờ đạt 100% như số lượng
vỏ chai đã bán ra thị trường, chỉ dao động trong khoảng 70-80%. Trong
quá trình thu hồi thường được phối hợp cùng việc giao hàng mới, như vậy
vừa tiết kiệm được chi phí đồng thời tăng tần suất thu hồi lượng vỏ sẽ
giảm bớt việc quá tải khi thu hồi lại và số lượng vỏ chai được thu hồi sẽ
đầy đủ số lượng hơn.


- Sau khi thu hồi được vỏ chai về, nhà vận chuyển đưa ngược về Công ty để
tập kết. Từ đây, vỏ chai cũ sẽ được tái chế và phục vụ cho 1 chu kỳ sống
mới của sản phẩm.

- Ngoài ra việc thu gon phế liệu của các cá nhân cũng giúp phần nào giảm ô
nhiễm môi trường và quay đầu nguyên vật liệu.

3. Giải pháp khắc phục
3.1. Mẫu mã mới, sản phẩm mới

3.1.1. Mẫu mã
Màu sắc chủ đạo trên vỏ lon chỉ gồm hai màu chỉ đạo là vàng và đỏ. Khá đơn thuần
và chưa bắt mắt, thiếu trẻ trung nên rất khó thu hút khách hàng nhất là khách hàng
trẻ. Cho nên cơng ty có thể học hỏi các thương hiệu khác để có thể nghiên cứu và
phát triển ra các mẫu lon bia phù bắt mắt và phù hợp với từng đối tượng khách hàng.
Một số ví dụ về mẫu lon:

17

- Mẫu lon mang đậm màu sắc quê hương:
- Mẫu lon trẻ trung, mạnh mẽ:
- Mẫu lon phá cách:

18

3.1.2. Sản phẩm mới
Hiện tại công ty có khá nhiều chủng loại sản phẩm tuy nhiên vẫn chưa có tính đột
phá để cạnh tranh với các thương hiệu bia khác như Heiniken, Tiger, … Như vậy để
phát triển mạnh mẽ hơn thì doanh nghiệp có thể phát triển sản phẩm theo các hướng

sau.

- Cần thêm nhiều loại bia có nồng độ cồn cao để đáp ứng cho đa dạng các
lớp khách hàng như sản xuất thêm các dịng bia nồng độ trên 5% vol .Ví
dụ như:
+ Bia San Miguel Red Horse có nồng độ cồn: 8%.
+ Bia San Miguel Pale Pilsen có nồng độ cồn: 5%.
+ Bia Beck's có nồng độ cồn: 5%
+ Bia Sapporo Premium có nồng độ cồn: 5.2%.
+Bia Budweiser có nồng độ cồn: 5%.

- Hoặc có thể đi theo Heiniken với sản phẩm bia Heiniken 0.0% độ cồn.
Sản phẩm này đã được sự ủng hộ nhiệt tình của khách hàng nhất là giới
tài xế.

3.2. Hồn thiện quy trình xử lý chất thải
Tuy công ty đã đầu tư rất nhiều cho việc xử lý chất thải của nhà máy nhưng do vấn
đề kiểm sốt và kiểm tra cịn hạn chế, thiếu minh bạch, quyết đốn, … nên đã dẫn
đến tình trạng sau khi bã bia đã được sử dụng xong trong quá trình sản xuất, nhà
máy sẽ xử lý và sả thải ra bên ngồi mơi trường, gây ra tình trạng ơ nhiễm khơng khí
(mùi ơi thối bốc lên từ bã bia nhất là trong điều kiện oi nóng), ảnh hưởng đến sức
khỏe của bà con nhân dân khu vực xung quanh. Như vậy để tránh việc đốt bỏ rồi
thải khí độc hại và ơi thối ra mơi trường, nhà máy hồn tồn có thể giữ lại số lượng
bã bia đó để tái sản xuất thức ăn chăn ni như:

19


×