Tải bản đầy đủ (.docx) (11 trang)

Chiến lược bản địa hoá của mc donald

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (217.11 KB, 11 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG KINH DOANH

KHOA KINH DOANH QUỐC TẾ - MARKETING

DỰ ÁN KẾT THÚC HỌC PHẦN
QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC TỒN CẦU
Đề tài: CHIẾN LƯỢC BẢN ĐỊA HĨA CỦA MCDONALDS

Giảng viên: Nguyễn Hữu Huân
Lớp: LT28.3IB02
Nhóm 3:

1. Nguyễn Thị Xuân Lam
2. Bùi Thị Hà Trang
3. Phạm Thị Thùy Trang
4. Huỳnh Văn Nghĩa
5. Võ Đức Tường

TP.HCM, ngày 14 tháng 01 năm 2024

Chiến lược bản địa hóa của McDonald’s
Nhóm 3

MỤC LỤC

I. Giới thiệu về tập đoàn McDonald's.....................................................................3
1. Tầm nhìn và Sứ mệnh của McDonald's..............................................................3
2. Lịch sử hình thành...............................................................................................3

II. McDonald's và chiến lược nội địa hóa...............................................................3


1. Tổng quan về chiến lược nội địa hóa của McDonald's................................4
1971- NHẬT BẢN...............................................................................................4
1990 - TRUNG QUỐC........................................................................................5
1996 - ẤN ĐỘ......................................................................................................6
1997 - BOLIVIA..................................................................................................7
2014 - VIỆT NAM...............................................................................................8

III. Phân tích, đánh giá, và đưa ra giải pháp cho chiến lược nội địa hóa của
McDonald’s...............................................................................................................8

1. Ưu điểm của chiến lược nội địa hóa...................................................................8
2. Nhược điểm của chiến lược nội địa hóa..............................................................9
3. Giải pháp cho chiến lược nội địa hóa của McDonald’s......................................9
IV. Tài liệu tham khảo & báo cáo kết quả hoạt động nhóm..............................10
1. Tài liệu tham khảo................................................................................................10
2. Báo cáo kết quả hoạt động nhóm.........................................................................10

2

Chiến lược bản địa hóa của McDonald’s
Nhóm 3

I. Giới thiệu về tập đoàn McDonald's.
Thành lập: 1940 San Bernardino, California, USA
Trụ sở chính: Oak Brook, Illinois, USA
Phạm vi hoạt động: Toàn cầu
Sản phẩm: Thức ăn nhanh.
Doanh thu: 21,076 tỷ USD (2019)
Lợi nhuận: 9,070 tỷ USD (2019).
McDonald's được biết đến là một trong những cơng ty thức ăn nhanh tồn cầu với khoảng


36.000 nhà hàng tại 119 quốc gia. Uớc tính rằng McDonald's phục vụ gần 70 triệu khách hàng tại
hơn 100 quốc gia mỗi ngày.

Nền tảng của hoạt động kinh doanh thành công ngày nay là việc Ray Kroc mua lại anh em nhà
McDonald's và phát triển họ thành một trong những chuỗi cửa hàng thức ăn nhanh thành cơng
nhất trên thế giới.
1. Tầm nhìn và Sứ mệnh của McDonald's

Tầm nhìn: “Trở thành trải nghiệm nhà hàng phục vụ nhanh tốt nhất thế giới”.
Sứ mệnh: McDonald's cam kết đạt các tiêu chuẩn toàn cầu: chất lượng, dịch vụ, vệ sinh và giá
trị.
- Chất lượng: Thực phẩm chất lượng.
- Dịch vụ: Xuất sắc, chuyên nghiệp.
- Vệ sinh: Môi trường sạch sẽ, thân thiện.
- Giá cả hợp lí
2. Lịch sử hình thành

Ray Kroc là người sáng lập nhân viên kinh doanh máy trộn, đã làm công việc này gần như 20
năm và khá thành công. Khi đến thăm cửa hàng của anh em nhà McDonald’s, anh đã rất ấn tượng
trước lượng khách hàng khổng lồ của cửa hàng và nhận ra rằng đây là một mơ hình kinh doanh
đặc biệt. Thực đơn của cửa hàng cực kỳ đơn giản và chỉ tập trung vào một vài món: hamburger,
khoai tây chiên và đồ uống.

Nhìn thấy tiềm năng của cửa hàng, Kay Kroc đã thuyết phục và chia sẻ tầm nhìn của mình
với anh em nhà McDonald’s để xây dựng hệ thống McDonald's.
Năm 1955, ơng thành lập Tập đồn McDonald's ở Des Plaines, Illinois. 5 năm sau, ông đăng ký
độc quyền thương hiệu McDonald's và năm 1958 kỷ niệm cột mốc bán chiếc bánh hamburger thứ
100 triệu.


3

Chiến lược bản địa hóa của McDonald’s
Nhóm 3

Năm 1961, Kay Kroc mua thành công McDonald's với giá 2,7 triệu USD và trở thành người
đứng đầu McDonald's, mong muốn biến thương hiệu này thành đế chế thức ăn nhanh quốc tế.
II. McDonald's và chiến lược nội địa hóa.
1. Tổng quan về chiến lược nội địa hóa của McDonald's

McDonald's là một trong những ông lớn trong ngành hàng thức ăn nhanh và đã có những
thành cơng nhất định trên thị trường với chiến lược nội địa hóa sản phẩm để làm vừa lịng khách
hàng. Từ những thành cơng vang dội từ thị trường Nhật Bản, Trung Quốc, McDonald’s từng
bước mở rộng kinh doanh sáng các thị trường khác với chiến lược nội địa hóa sản phẩm.

Biểu đồ 1.1. Năm gia nhập thị trường và tổng số cửa hàng của McDonald’s tính đến năm 2019.

6000

5000

4000

3000

2000

1000

0 1990 1996 1997 2014

1971 TRUNG QUỐC ẤN ĐỘ BOLIVIA * VIỆT NAM
NHẬT BẢN

TỔNG SỐ CỬA HÀNG

*McDonald’s rời khỏi Bolivia năm 2002.

1971- NHẬT BẢN
Đây là lần đầu tiên mà McDonald’s có mặt tại Nhật bản bằng việc thành lập ra công ty mà

nay được biết đến là Japan McDonald's Holdings Co., Ltd với chiến lược tiêu chuẩn hóa. Đây
cũng là năm mở ra cột mốc đầu tiên của McDonald’s tại Nhật Bản bằng việc mở cửa hàng đầu
tiên tại quận Ginza của Tokyo. Tuy nhiên, ban đầu thì việc McDonald’s được đón nhận tại quốc
gia này lại diễn ra khơng như kì vọng ban đầu đặt ra. Một số khó khăn mà McDonald’s mắc phải
đó là người tiêu dùng tại Nhật Bản lúc đó vẫn chưa quen với việc ăn thức ăn nhanh, vì văn hóa
Nhật Bản là sử dụng các loại thức ăn tốt cho sức khỏe trong khi đó thức ăn nhanh thì khá là lạ
lẫm so với họ và người Nhật cũng chưa có nhiều kinh nghiệm trong các loại thực phẩm của Mỹ.
Ta có thể thấy rõ ràng rằng văn hóa tại Nhật thì rất khác so với văn hóa Mỹ, vậy nên khẩu vị và

4

Chiến lược bản địa hóa của McDonald’s
Nhóm 3

thói quen ẩm thực cũng khơng có nhiều sự tương đồng. Thơng qua việc sử dụng chiến lược tiêu
chuẩn hóa ta thấy menu ban đầu của McDonald’s được thiết kế theo kiểu Mỹ, điều này cho thấy
nó thật sự chưa phản ánh đúng với khẩu vị và nền ẩm thực được ưa thích của người tiêu dùng
Nhật, đồng thời đối với việc tiêu thụ thức ăn nhanh với một số người cũng được xem là khơng
phù hợp với văn hóa Nhật Bản.


Nhận thấy những khó khăn trong việc tiếp cận thị trường này nên vào năm 1973,
McDonald’s bắt đầu sử dụng kết hợp sử dụng chiến lược nội địa hóa trong thực đơn tại Nhật Bản
để có thể thu hút được người tiêu dùng. McDonald’s tiến hành mở rộng thực đơn bằng việc sử
dụng các hương vị và nguyên liệu phổ biến trong ẩm thực Nhật Bản như là các món gà Tasuda,
McBurger Teriyaki, Teri Tama Burger, Tsukimi Burger và gà Teriyaki. Đồng thời còn cho ra các
loại thức uống như là cà phê đá, kem Trà xanh, Shaker rong biển, Burger gạo và súp ngô. Các
khẩu phần ăn cũng được bố trí nhỏ hơn.

Với việc sử dụng chiến lược tiêu chuẩn hóa và nội địa hóa thì McDonald’s cũng đã gặt hái
được một số thành công nhất định như là vào tháng 12 năm 1975 doanh thu toàn hệ thống vượt
quá 10 tỷ yên và cho đến nay McDonald’s có đến khoảng gần 3000 cửa hàng trải khắp Nhật Bản
và vào tháng 12 năm 2022 doanh số toàn hệ thống vượt quá 700 tỷ yên.

1990 - TRUNG QUỐC
Từ khi mở cửa hội nhập vào năm 1978, thị trường Trung Quốc là một trong những thị trường

được phương Tây chú ý đến. Đã được một khoảng thời gian, không dài cũng không ngắn nhưng
đủ để các thương hiệu, nhãn hiệu phương tây thành công mạnh mẽ tại thị trường Trung Quốc.
Điều này có thể thấy ở giới trẻ Trung Quốc ngày càng có xu hướng kết hợp thời trang, lối sống và
ẩm thực vào cuộc sống của họ.

Chuỗi thức ăn nhanh nổi tiếng McDonald’s là một trong những chuỗi cửa hàng thức ăn nhanh
thâm nhập thành công tại thị trường Trung Quốc. Có mặt ở Trung Quốc vào những năm đầu của
thập niên 90, tính đến nay McDonald’s đã có hơn 4.500 chuỗi cửa hàng tại thị trường này, dự
kiến sẽ tăng số lượng cửa hàng lên gấp đôi trong vài năm tới. Nhắm tới đối tượng là những người
trẻ do đó Trung Quốc trở thành “sân chơi” lớn thứ hai của McDonald’s sau Mỹ vì tiềm năng dân
số trẻ tại thị trường này.

Để đạt được những thành cơng đó là nhờ McDonald’s đã áp dụng thành cơng chiến lược nội
địa hóa tại thị trường này. Thực đơn của McDonald’s tại Trung Quốc đã được điều cho chỉnh phù

hợp với người dân nơi đây. Cụ thể hơn, ở Trung Quốc các món gà là chiếm ưu thế hơn trong thực
đơn, vì người Trung Quốc ưa chuộng gà hơn bị. Có thêm các món như Sanwich gà, cháo cũng
được thêm vào thực đơn sáng, khách hàng có thể ăn cháo với các món ăn kèm như thịt gà, trứng
muối, trứng bắc thảo, dưa muối,…Những chiếc bánh táo thơm ngon ở Mỹ thì ở Trung Quốc

5

Chiến lược bản địa hóa của McDonald’s
Nhóm 3

chúng được thay bằng những chiếc bánh dứa. Khơng chỉ các món ăn mà cũng có sự khác biệt về
đồ uống ở đây, thay vì là sinh tố cà phê thì các món trà sữa chân châu lại phổ biến trong thực đơn
nơi đây, và vì người Trung Quốc ít có thói quen uống đồ lạnh do đó họ đã giảm ngọt trong đồ
uống và có phục vụ các món nước ấm, thêm vào đó sẽ có thêm đậu đỏ dưới đáy cốc ở món trà
sữa. Trà chanh đỏ cũng là món được thêm vào thực đơn và phổ biến không kém của McDonald’s
tại nơi này.

Với dự định mở thêm một lượng lớn chuỗi cửa hàng tại thị trường này, McDonald’s có thể sẽ
làm thực đơn phong phú, hấp dẫn hơn, xen lẫn văn hóa ẩm thực Trung Quốc nhưng không làm
mất chất riêng của McDonald’s.

1996 - ẤN ĐỘ
Lựa chọn thị trường Ấn Độ vì:
Ấn Độ là Quốc gia đông dân thứ 2 trên thế giới chỉ sau Trung Quốc
Nhà nước Ấn có chính sách giảm thuế đối với doanh nghiệp Fastfood để thúc đẩy thị trường

thức ăn nhanh trong nước
Sở thích của người Ấn là ăn đồ béo, chiên rán và thích ăn hàng rong trên đường phố
Phân khúc: Tầng lớp trung lưu, cụ thể là người trẻ, gia đình trẻ, những người hay đi ăn ngoài,


đưa con cái ra ngoài ăn
Sự phân chia tầng lớp rõ rệt tại quốc gia này, với những tầng lớp cấp thấp như Dalit,… hầu

như khơng có tiền để sử dụng thực phẩm Fastfood này.
Tầng lớp trung lưu Ấn Độ khoảng ~1/4 dân số nước này, mặc dù không nhiều ở quốc gia

này, nhưng so với các nước khác thì đây cũng là một lực lượng đông đảo
Định vị bản thân: Nhà hàng McDonald’s, một nơi lý tưởng cho gia đình
Khó khăn

- Văn hóa
Tại nơi đây người dân chủ yếu theo đạo Hồi giáo. Hầu hết người Ấn đều thích ăn chay và

khơng ăn thịt bị và thịt lợn.
- Đối thủ cạnh tranh

Có nhiều dối thủ cạnh tranh, đặc biệt lúc bấy giờ 63% cổ phần thị trường do Crisil nắm giữ.
Ngồi ra cịn có các đối thủ cạnh tranh khác: Burger King, Taco Bell, KFC, món ăn truyền thống
Ấn,……
- Rủi ro chính trị

Thường xuyên xảy ra tranh chấp vì là Quốc gia đa Đảng
Luật pháp Ấn Độ không cho phép người mang quốc tịch nước ngoài sở hữu đất đai, nên các
chuỗi cửa hàng của McDonald’s dưới sự quản lý của các đối tác nhượng quyền riêng lẻ

6

Chiến lược bản địa hóa của McDonald’s
Nhóm 3


- Cơ sở hạ tầng
Thiếu hụt mạng lưới dây chuyền làm lạnh
Thực hiện chiến lược Nội địa hóa tại Ấn Độ
Thương hiệu gắn liền với hình ảnh chiếc hamburger nhân bị truyền thơng, nhưng

McDonald’s đã phải thay đổi thực đơn khi thâm nhập vào thị trường tỷ dân này.
Trước vấn đề nan giải này, một chiếc hamburger mới được sinh ra “Maharaja Mac”, “Big

Mac với nhân là thịt gà.
Để đa dạng hơn menu của mình, những chiếc burger “McAloo Tikki Burger”, “McVeggie

Burger” – sự kết hợp burger với khoai tây và đậu Hà Lan
Nơi đây nhiều người thích ăn chay, nhưng khơng phải là 100%, những chiếc burger mặn và

chay được phân loại kỹ càng để phù hợp với nơi đây.
Người Ấn có văn hóa ăn bằng tay thay vì đũa muỗng như các quốc giá khác. McDonald’s đã

chuẩn bị những khu vệ sinh tay tại các cửa hàng.
Thực hiện các hoạt động thiện nguyện về trẻ em và cộng đồng: chương trình “McDonald’s

spotlight”, “Blue Dot”, hay cuộc thi “International Science Quiz”, ….
Nhượng quyền hay cịn gọi là xuất khẩu mơ hình quản lý kinh doanh,Cơng ty mẹ McDonald’s
huấn luyện và kiểm sốt chạy chẽ để đảm bảo duy trì tiêu chuẩn, chất lượng cao và ổn định

Đặc biệt, McDonald’s đã thành cơng trong q trình chiến lược “nội địa hóa” của mình là xây
dựng một thực đơn phù hợp với thói quen và sở thích của người Ấn đó chính là bánh có nhiều vị
bơ sữa, big size

Thất bại
McDonald’s đã từng bị ba doanh nhân người Ấn tố cáo về việc sử dụng bò trong khoai tây

chiên. Ngay lập tức thương hiệu này đã bị tẩy chay và bị phạt 10 triệu USD. Để khắc phục hậu
quả này, Mc đã điều chỉnh lại và là chuỗi cửa hàng đồ ăn nhanh đầu tiên công khai thành phần
thức ăn và chi tiết thành phần dinh dưỡng của mình lên trên bao bì sản phẩm.
Thành công
McDonald’s đã gây dựng cho mình 1 hình ảnh đẹp trong mắt người dân Ấn là chuỗi cửa hàng
quan tâm đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống của người dân
Có khoảng 400 cửa hàng trên khắp đất nước
Là một trong những chuỗi cửa hàng thức ăn nhanh được người Ấn ưa chuộng

1997 - BOLIVIA
Bước đầu gia nhập McDonald’s đã nhận được nhiều sự đồng điệu với thực đơn được thiết kế

riêng dựa theo sự phản ảnh về vị giác của người Bolivia. Nhưng may mắn có lẽ đã khơng mỉm
cười với McDonald’s khi họ áp dụng chiến lược nội địa hóa sản phẩm ở Bolivia.

7

Chiến lược bản địa hóa của McDonald’s
Nhóm 3

Ông lớn McDonald’s chỉn chu từ nước sốt “ Ilajua” cho đến món “mcSaltenas” (được sáng tạo
dựa trên món ăn truyền thống của Bolivia có nhận mặn hoặc ngọt “ saltenas”) nhưng vẫn khơng
thể níu giữ được sự quan tâm của người dân bản địa, lượng người đến các cửa hàng của
McDonald’s ngày càng giảm đi nhanh chóng.

McDonald’s sau đó tăng cường hoạt động của mình bằng cách mở rộng sang Santa cruz và
Cochbamba năm 2002 để tiếp cận với người tiêu dùng thuộc tầng lớp trung lưu. Nhưng việc làm
trên không mang lại kết quả và doanh số ngày càng sụt giảm. McDonald’s đã phải đóng cửa tất cả
các cửa hàng của mình trong cùng năm đó và rút hồn tồn khỏi Bolivia.


Cựu phó chủ tịch McDonald’s ở Nam Mỹ cho biết: “chúng tôi đã thua lỗ ở thị trường Bolivia
trong nhiều năm liên tiếp và các khoản đầu tư ban đầu khơng hịa vốn.” Cùng năm rời Bolivia,
Mc Donald cũng đã đóng cửa 700 cửa hàng ở 9 quốc gia khác nhau.
2014 - VIỆT NAM

Bước đầu vào thị trường Việt, ông lớn của chuỗi cửa hàng thức ăn nhanh đặt mục tiêu đạt
100 cửa hàng trong một thập kỉ, nhưng mãi cho đến nay McDonald’s vẫn dậm chân tại chỗ với
con số 33 cửa hàng.

Bản địa hóa thực đơn được coi là một trong những chiến lược toàn cầu tiềm năng với thị
trường Việt vì Việt Nam là đất nước có truyền thống ẩm thực khá phong phú và đa dạng. Nhưng
sau bao nỗ lực tung ra các sản phẩm mới gà rán “ giòn gia thấm thịt” bên cạnh các món ăn truyền
thống làm nên tên tuổi của McDonald’s, họ cũng không nhận được nhiều sự quan tâm của người
Việt. Vì thế, McDonald’s vẫn cân nhắc việc mở thêm các cửa hàng theo như mục tiêu được đặt ra
ban đầu.
III. Phân tích, đánh giá, và đưa ra giải pháp cho chiến lược nội địa hóa của McDonald’s
1. Ưu điểm của chiến lược nội địa hóa

Khả năng thích ứng và am hiểu địa phương cao hơn. Đồng thời còn tạo ra sự đa dạng trong
việc mở rộng thực đơn, có nhiều món mới thu hút được thị hiếu và đáp ứng nhu cầu cho khách
hàng.

Việc nội địa hóa được thực đơn giúp cho McDonald’s tăng sự phổ biến và dần được chấp nhận
từ khách hàng ở các quốc gia khác nhau, đặc biệt đối với những quốc gia có nền văn hóa ẩm thực
đa dạng và phong phú.

Việc thích ứng được với văn hóa địa phương giúp cho McDonald’s tạo ra sự gắn kết với khách
hàng bằng các chiến dịch quảng bá và sự kiện.

Việc nghiên cứu nhu cầu, thị hiếu, văn hóa ẩm thực của từng thị trường trước khi thực hiện

chiến lược nội địa hóa phần nào giúp McDonald’s hiểu rõ nhu cầu, văn hóa ẩm thực của từng thị

8

Chiến lược bản địa hóa của McDonald’s
Nhóm 3

trường hơn. Giúp McDonald’s có những cái nhìn tổng quan để đưa ra những chiến lược đúng đắn
hơn trong tương lai.

Nâng cao được sự cạnh canh với các thương hiệu truyền thống của quốc gia đó. Bằng cách
đưa vào những sản phẩm gần gũi hơn với từng thị trường, McDonald’s tạo ra lí do để khách hàng
tìm đến họ để trải nghiệm, so sánh và gia tăng cơ hội tiếp cận với khách hàng để quảng bá về
những sản phẩm truyền thống của McDonald’s.

Nâng cao sự cạnh tranh cho McDonald’s khi mỗi quốc gia có quá nhiều sự khác biệt về văn
hóa, kĩ thuật, tài chính và hệ thống luật pháp. Là một điểm gắn kết, là tiền đề để tạo lòng tin và
chiếm được lòng trung thành của khách hàng địa phương.

Lợi ích theo định hướng vì khách hàng mà thay đổi, giúp gia tăng sức mạnh thị trường và cuối
cùng là gia tăng thị phần trong chính thị trường đó.

Tạo tính linh hoạt cho sản phẩm, tạo khả năng thích ứng cao hơn với nhu cầu của khách hàng.
2. Nhược điểm của chiến lược nội địa hóa

Chi phí đầu tư cho việc nghiên cứu thị trường, nguồn nhân lực khá cao. Việc thành công của
chiến lược nội địa hóa cịn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khách quan khác: thị hiếu khách hàng thay
đổi, văn hóa địa phương, tình hình kinh tế, chính trị của nước sở tại.

Mất nhiều thời gian do quá trình nghiên cứu phức tạp và phải trải qua nhiều giai đoạn.

Cần phải xây dựng kế hoạch cụ thể, chặt chẽ và toàn diện, mục tiêu cần được bám sát. Nếu
thiếu kế hoạch toàn diện, việc nội địa hóa có thể trở nên quá tải về chi phí nhưng khơng gặt hái
được những mục tiêu mong muốn.
Việc bản địa hóa nếu khơng được thực hiện và quản lí tốt có thể làm mất đi đặc trưng vốn có
của McDonald’s.
Việc nội địa hóa có thể khơng đáp ứng được sự đa dạng của từng thị trường và sự thay đổi về
nhu cầu của khách hàng.
Có thể mắc kẹt trong một số các chiến lược cụ thể, khó khăn trong việc thích ứng với thị
trường khi xảy ra sự thay đổi.
3. Giải pháp cho chiến lược nội địa hóa của McDonald’s
Có thể nói McDonald’s đã có những thành cơng nhất định với chiến lược nội địa hóa sản phẩm
theo từng khu vực, quốc gia của mình đặc biệt đối với thị trường Nhật Bản, Trung Quốc. Việc nội
địa hóa thực đơn mang lại cái nhìn tích cực của người tiêu dùng Nhật, Trung Quốc McDonald’s.
Từ đó họ chiếm được sự tin tưởng và gặt hái được một số thành cơng nhất định trong việc thích
nghi cũng như là chạy theo xu hướng người tiêu dùng Nhật Bản, Trung Quốc bằng nhiều loại
thực đơn khác nhau giúp nó trở nên đa dạng và thu hút được khách hàng địa phương.

9

Chiến lược bản địa hóa của McDonald’s
Nhóm 3

Thay vì tự mình thâm nhập vào thị trường Nhật Bản thì McDonald’s có thể tìm kiếm các đối
tác tại Nhật để có thể tiến hành hợp tác. Người Nhật thì hiểu được văn hóa cũng như là ẩm thực
Nhật vậy nên nếu sử dụng chiến lược này thì McDonald’s có thể tiết kiệm được thời gian nghiên
cứu và chi phí cho việc này, ngồi ra nó cịn mang lại được sự tích cực cũng như là hướng kinh
doanh hiệu quả cho họ. McDonald’s có thể nhanh chóng thích ứng được với văn hóa và xu hướng
của người tiêu dùng Nhật Bản từ đó có thể đưa ra các chiến lược hiệu quả trong việc quảng bá
thương hiệu tại thị trường đa dạng văn hóa này. Đồng thời cịn có thể đưa các nguyên liệu địa
phương vào trong thực đơn của họ sao cho phù hợp với nhu cầu khách hàng, giảm các chi phí sản

xuất và cung ứng. Nhưng bên cạnh thành công ở Nhật và Trung Quốc, chiến lược nội địa hóa đã
khơng mỉm cười với McDonald’s khi họ phải nhanh chóng rút khỏi thị trường Bolivia chỉ trong
vòng 6 năm ( 1997- 2002) gia nhập thị trường này.

Bên cạnh việc bản địa hóa sản phẩm, McDonald’s cần cân nhắc việc “ bản địa hóa về giá cả”
sao cho phù hợp với mức thu nhập, khách hàng mục tiêu ở từng quốc gia để có thể đạt được
thành công như đối với thị trường Nhật Bản và Trung Quốc. Theo ngân hàng thế giới: “Năm
1997 khi McDonald’s vào Bolivia, 63% người dân sống trong tình trạng nghèo đói, 38% sống
trong tình trạng cực kì nghèo. Đến năm 2002, con số này là 65% và 40% sống trong tình trạng
cực kì nghèo khổ. Thu nhập trung bình tính theo tiền đơ là 83/ tháng”. McDonald’s có thể coi là
một loại xa xỉ phẩm đối với người dân Bolivia lúc bấy giờ cho một bữa ăn nhanh. Ở Bolivia vào
thời điểm đó, một bữa cơm đầy đủ với thịt, cơm, khoai tây, chỉ với giá khoảng 2-3 USD, trong
khi đến cửa hàng McDonald’s họ chỉ có thể mua đươc một chiếc hamburger.

Bên cạnh đó, McDonald’s nói riêng và các cơng ty đã quốc gia nói chung cần cân nhắc và thận
trọng về việc bản địa hóa và sự nhạy cảm về văn hóa của từng quốc gia. Trước khi quyết định
thực hiện việc bản địa hóa, McDonald’s cần am hiểu sâu sắc về sự nhạy cảm của văn hóa ẩm thực
để đảm bảo sản phẩm bản địa hóa của mình dựa trên khẩu vị truyền thống và không đi ngược lại
với khẩu vị truyền thống của quốc gia đó. Bolivia là một trong những ví dụ điển hình liên quan
đến sự từ chối văn hóa sâu sắc từ người dân Bolivia do tác động từ chính phủ. Việc thủ tướng
Evo Morales xem “đồ ăn nhanh của Phương Tây đang gây rất nhiều tác hại cho nhân loại” và
xem việc mở rộng thị trường của các công ty đa quốc gia lớn là “đang tìm cách kiểm sốt việc
sản xuất thực phẩm và thống trị thị trường toàn cầu bằng cách áp đặt phong tục và thực phẩm của
quốc gia đó vào quốc gia khác” là điều khó chấp nhận được.
IV. Tài liệu tham khảo & báo cáo kết quả hoạt động nhóm.
1. Tài liệu tham khảo
Nguồn CNBC
the world bank

10


Chiến lược bản địa hóa của McDonald’s
Nhóm 3


2. Báo cáo kết quả hoạt động nhóm.

Tỷ lệ đóng góp Tên Thành Viên
100% Bùi Thị Hà Trang
100% Nguyễn Thị Xuân Lam
100% Phạm Thị Thùy Trang
100%
100% Võ Đức Tường
Huỳnh Văn Nghĩa

11


×