Tải bản đầy đủ (.pdf) (13 trang)

Pháp luật cộng đồng ASEAN Phân tích hiện tượng thương mại chệch hướng trong các khu vực thương mại tự do và các biện pháp khắc phục hiện tượng này. Liên hệ với khu vực thương mại tự do ASEAN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (661.74 KB, 13 trang )

BỘ TƯ PHÁP
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

---------

TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN

MÔN:

PHÁP LUẬT CỘNG ĐỒNG ASEAN

HỌ VÀ TÊN :

MSSV :

NHÓM :

LỚP :

Hà Nội, 2022

MỤC LỤC
ĐỀ BÀI............................................................................................................................1
MỞ ĐẦU.........................................................................................................................2
NỘI DUNG.....................................................................................................................2

Câu 1: Phân tích hiện tượng thương mại chệch hướng trong các khu vực thương mại
tự do và các biện pháp khắc phục hiện tượng này. Liên hệ với khu vực thương mại
tự do ASEAN ...............................................................................................................2

1. Hiện tượng chệch hướng thương mại trong các khu vực thương mại tự do ..2


2. Biện pháp khắc phục hiện tượng chệch hướng thương mại trong các khu
vực thương mại tự do ...........................................................................................3
3. Liên hệ khu vực thương mại tự do ASEAN ...................................................3
Câu 2. Giải quyết tình huống .......................................................................................4
1. Mặt hàng xe đạp có phải hàng hóa có xuất xứ Campuchia khơng .................4
2. Phương thức xác định hàng hoá có nguồn gốc xuất xứ từ một nước thành
viên của ASEAN ..................................................................................................5
KẾT LUẬN ....................................................................................................................6
PHỤ LỤC .......................................................................................................................6
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................11

ĐỀ BÀI
Câu 1: Anh/chị hãy phân tích hiện tượng thương mại chệch hướng trong các khu
vực thương mại tự do và các biện pháp khắc phục hiện tượng này. Liên hệ với khu vực
thương mại tự do ASEAN
Câu 2: Anh/Chị hãy giải quyết tình huống sau đây:
Các doanh nghiệp sản xuất xe đạp của Trung Quốc (một nước không phải thành
viên của ASEAN), dự định xuất khẩu xe đạp vào Việt Nam. Đối với mặt hàng xe đạp
này, mức thuế nhập khẩu từ Trung Quốc vào Việt Nam là 35%, mức thuế nhập khẩu từ
Trung Quốc vào Campuchia là 5%. Việt Nam và Campuchia đều là thành viên của
Khu vực thương mại tự do ASEAN. Do đó, doanh nghiệp xuất khẩu xe đạp của Trung
Quốc đã xuất khẩu xe đạp vào Campuchia, sau đó lắp thêm 1 số bộ phận vào xe (đèn
trang trí, bọc bảo vệ tay lái, gác baga xe (ghế ngồi sau)) và đăng ký được sản xuất tại
Campuchia và xuất khẩu sang Việt Nam. Họ tính tốn rằng nếu làm như vậy thì sẽ
được hưởng mức thuế suất 0% đang được áp dụng trong Khu vực thương mại tự do
ASEAN (AFTA)

Hỏi.
1. Mặt hàng xe đạp trên có được cơ quan hải quan của Việt Nam coi là hàng
hoá của Campuchia khi nhập khẩu vào Việt Nam hay không?

2. Theo ATIGA, làm cách nào để xác định hàng hố có nguồn gốc xuất xứ từ
một nước thành viên của ASEAN?

1

MỞ ĐẦU

Trong bối cảnh hội nhập toàn cầu ngày càng sâu rộng, sự ra đời của các FTA với

các ưu đãi đặc biệt ngày càng gia tăng. Các FTA góp phần rất lớn trong thúc đẩy

thương mại giữa các quốc gia. Cùng với việc thành lập khu vực thương mại tự do là sự

xuất hiện của một số hiện tượng như chệch hướng thương mại gây nên sự bất công

bằng trong hoạt động thương mại và ảnh hưởng tới quốc gia thành viên trong khối

tham gia các FTA đó. Dưới đây là bài phân tích hiện tượng thương mại chệch

hướng trong các khu vực thương mại tự do và các biện pháp khắc phục hiện tượng

này. Liên hệ với khu vực thương mại tự do ASEAN. Giải quyết tình huống về xuất

xứ hàng hóa ASEAN.

NỘI DUNG

Câu 1: Phân tích hiện tượng thương mại chệch hướng trong các khu vực

thương mại tự do và các biện pháp khắc phục hiện tượng này. Liên hệ với khu


vực thương mại tự do ASEAN

1. Hiện tượng chệch hướng thương mại trong các khu vực thương mại

tự do

Khu vực thương mại tự do (FTA) hay cịn gọi là Khu vực mậu dịch tự do, được

hình thành khi hai hay nhiều nước thực hiện việc bãi bỏ tất cả thuế xuất nhập khẩu và

tất cả các hạn ngạch đối với thương mại hàng hóa qua lại giữa các nước này nhưng vẫn

giữ nguyên thuế quan đối với nước khác.

Khi một nhóm nước hình thành khu vực thương mại tự do thì một vấn đề chính

sách nảy sinh: nhập khẩu từ các nước ngồi khối có thể xâm nhập vào nước có thuế

quan cao thơng qua các nước có thuế quan thấp trong khu vực và hiện tượng này được

gọi là chệch hướng thương mại (trade deflection).

Khi xảy ra hiện tượng chệch hướng thương mại, quốc gia có thuế quan thấp hơn

thường chỉ thu được lợi nhuận nhập khẩu; việc xuất khẩu mặt hàng cùng loại (do quốc

gia ấy tự sản xuất) sang nước có thuế quan cao hơn phải chia sẻ hạn ngạch với mặt

hàng có nguồn gốc xuất xứ từ nước thứ ba bên ngoài khu vực. Các nhà sản xuất từ


ngoài khu vực né tránh thuế quan cao bằng nhiều cách như xây dựng nhà máy thực

hiện cơng đoạn cuối cùng của quy trình sản xuất ở nước thành viên có thuế quan thấp,

sau đó xuất sang các nước thành viên khác có thuế quan cao hơn. Mặc dù các nước

này đã có những biện pháp về quản lý, kiểm tra chứng từ chứng minh xuất xứ của

2

hàng hóa nhập khẩu. Điều này gây nên sự bất công bằng trong hoạt động thương mại

và ảnh hưởng tới quốc gia thành viên và các quốc gia trong khối.1

2. Biện pháp khắc phục hiện tượng chệch hướng thương mại trong các

khu vực thương mại tự do

Để giảm nguy cơ chệch hướng thương mại trong các khu vực thương mại tự do

các quốc gia cần áp dụng nguyên tắc ROO cho từng trường hợp cụ thể (quy tắc xuất

xứ), có nghĩa là chỉ những hàng hóa nào thỏa mãn các điều kiện đưa ra thì mới được

hưởng mức thuế ưu đãi. Các quốc gia thành viên phải tăng cường hoạt động quản lý,

kiểm tra một cách chặt chẽ, phân biệt hiệu quả giữa hành hóa có nguồn gốcthương mại

tự do và từ nước khác.


Cịn về lâu dài thì cần nâng cấp Khu vực thương mại tự do lên hình thức liên kết

kinh tế Liên minh thuế quan. Hai hay nhiều nước thành lập liên minh thuế quan khi

các nước này bãi bỏ toàn bộ thuế nhập khẩu đối với tất cả các hàng hóa mua bán với

nhau và thêm vào đó, thống nhất quy tắc đánh thuế nhập khẩu chung đối với hàng hóa

bên ngồi. Do có sự thống nhất về thuế quan đối với bên ngoài nên sẽ không nảy sinh

hiện tượng mậu dịch chệch hướng như trong khu vực mậu dịch tự do.

3. Liên hệ khu vực thương mại tự do ASEAN

Cũng giống như khu vực thương mại tự do khác trên thế giới, trong khu vực

thương mại tự do của ASEAN hiện tượng chệch hướng thương mại vẫn xuất hiện, nó

có tác động tiêu cực đến các nước trong khối nhưng mới chỉ dừng lại ở mức lưu ý và

dự báo trước về hiện tượng này có thể xảy ra khi ASEAN kí kết Hiệp định thương mại

tự do với các nước, chứ chưa có hiện tượng chệch hướng thương mại nổi bật nào.

Tuy nhiên, để tránh hiện tượng này xảy ra, Hiệp định về thương mại hàng hóa

ASEAN 2009 (ATIGA) có quy định về xuất xứ hàng hóa. Cụ thể là tại chương 3 của

hiệp định này. Bên cạnh đó, để các quốc gia thành viên có thể được hưởng ưu đãi


thương mại trong AFTA thì hàng hóa phải có xuất xứ ASEAN.

1 Adam Barone, Free Trade Agreement (FTA), ngày 04/01/2022,
/>
3

Câu 2. Giải quyết tình huống

1. Mặt hàng xe đạp có phải hàng hóa có xuất xứ Campuchia khơng

Mặt hàng xe đạp trên không được cơ quan Hải quan Việt Nam coi là hàng hóa

Campuchia khi nhập khẩu vào Việt Nam.

Giải thích:

Theo Thơng tư số 05/2018/TT-BCT hải quan Việt Nam sẽ xem xét xuất xứ hàng

hóa nhập khẩu dựa trên Điều ước Quốc tế đã ký kết (cụ thể là AFTA).2

Mặt hàng xe đạp trên được sản xuất tại Trung Quốc nên khơng phải hàng hóa có

xuất xứ thuần túy hoặc sản xuất toàn bộ tại ASEAN.

Như vậy, ta xem xét xuất xứ hàng hóa của mặt hàng trên có thuộc hàng hóa có

xuất xứ khơng thuần tuy hoặc khơng sản xuất tồn bộ tại ASEAN khơng.

Xét theo tiêu chuẩn hàm lượng giá trị khu vực (RVC): dựa theo tình huống trên,


có thể thấy mặt hàng xe đạp trên là mặt hàng đã hoàn thiện tại Trung Quốc và xuất

khẩu sang Campuchia, được gia công thêm 1 số bộ phận vào xe (đèn trang trí, bọc bảo

vệ tay lái, gác baga xe (ghế ngồi sau)) nên có thể thấy hàm lượng ASEAN không cao

(dưới 40%).

Xét theo tiêu chuẩn CTC: Tiêu chuẩn CTC chỉ áp dụng đối với ngun liệu

khơng có xuất xứ, chỉ áp dụng cho công đoạn sản xuất cuối cùng để hợp nhất các

ngun liệu khơng có xuất xứ.3

Ngun liệu khơng có xuất xứ là ngun liệu

+ Nhập khẩu từ một quốc gia không phải là thành viên của FTA

+ Được sản xuất tại một trong các Bên của FTA nhưng không đáp ứng Quy tắc

xuất xứ theo FTA;hoặc là

+ Xuất xứ không thể xác định.

Trung Quốc không phải thành viên AFTA (không trong cùng một FTA). Mặt

hàng xe đạp của Trung Quốc không phải nguyên liệu thô mà là hàng hóa đã hồn

thiện, nên mặt hàng trên không thể áp dụng tiêu chuẩn CTC.


2 Xem Khoản 1, Điều 5 Thông tư số 05/2018/TT-BCT quy định về xuất xứ hàng hóa
3 Brian Staples, Lê Thị Hồng Ngọc, Phạm Văn Hồng, Sổ tay quy tắc xuất xứ trong các FTA Việt Nam là thành
viên, tr.31, ngày 04/01/2022,
/>khao/S%E1%BB%95%20tay%20quy%20t%E1%BA%AFc%20xu%E1%BA%A5t%20x%E1%BB%A9%20tron
g%20c%C3%A1c%20FTA%20VN%20l%C3%A0%20th%C3%A0nh%20vi%C3%AAn.pdf?fbclid=IwAR0AEb
bGgqZaV_LpPyrFlu8RvgAYexNVSkZZTU71qh9EU4jzbLF6l5ZbaIE

4

Còn xét theo tiêu chuẩn cộng gộp: như đã nêu trên, Trung Quốc, Campuchia và

Việt Nam không trong cùng một FTA (cụ thể là AFTA) nên không thể áp dụng tiêu

chuẩn cộng gộp.

Mặt hàng xe đạp trên không đáp ứng các điều kiện về hàng hóa xuất xứ thuần túy

và hàng hóa xuất xứ khơng thuần túy. Vậy nên mặt hàng đó khơng được cơ quan Hải

quan Việt Nam coi là hàng hóa Campuchia khi nhập khẩu vào Việt Nam.4

2. Phương thức xác định hàng hố có nguồn gốc xuất xứ từ một nước

thành viên của ASEAN

Theo ATIGA, hàng hóa xuất xứ ASEAN có hai loại: hàng hóa có xuất xứ thuần

túy hoặc được sản xuất tồn bộ và hàng hóa có xuất xứ khơng thuần túy hoặc khơng


được sản xuất tồn bộ.

Hàng hóa có xuất xứ thuần túy hoặc được sản xuất tồn bộ (WO): Hàng hóa

nhập khẩu được xem là có xuất xứ thuần túy khi hàng hóa được sản xuất tồn bộ tại

lãnh thổ của 1 nước xuất khẩu là thành viên ASEAN.

Hàng hóa có xuất xứ thuần túy ASEAN được quy định tại Điều 27 Hiệp định

ATIGA về Hàng hố có xuất xứ thuần túy hoặc được sản xuất tồn bộ.

Hàng hóa có xuất xứ không thuần túy hoặc không được sản xuất toàn bộ: là

những sản phẩm được sản xuất toàn bộ hoặc từ một phần nguyên vật liệu, bộ phận,

phụ tùng nhập khẩu hoặc khơng rõ xuất xứ (hay cịn gọi là ngun liệu khơng có xuất

xứ).

Theo Điều 28, Điều 29, Điều 30 ATIGA, hàng hóa thuộc loại này được coi là có

xuất xứ ASEAN khi đáp ứng một trong ba tiêu chuẩn: tiêu chuẩn hàm lượng giá trị

khu vực, tiêu chuẩn chuyển đổi mã số hàng hóa hoặc tiêu chuẩn cộng gộp.

Tiêu chuẩn hàm lượng giá trị khu vực (RVC): là một ngưỡng (tính theo tỉ lệ phần

trăm) mà hàng hóa phải đạt được đủ để coi là có xuất xứ.


“RVC” là hàm lượng giá trị khu vực của hàng hố tính theo công thức quy định

tại Điều 29 Hiệp định ATIGA và công đoạn sản xuất cuối cùng được thực hiện tại một

nước thành viên. Ngưỡng RVC quy định trong hiệp định ATIGA là không dưới 40%.

Tiêu chuẩn chuyển đổi mã số hàng hóa (CTC): Tất cả ngun vật liệu khơng có

xuất xứ được sử dụng để sản xuất ra hàng hóa đó phải được thay đổi về tính chất so

4 Thu Hường, Chống gian lận xuất xứ hàng hóa: Cuộc chiến cịn nhiều gian nan, ngày 04/01/2022,
/>
5

với hàng hóa thành phẩm. Tức là theo mã số HS thì mã HS của ngun phụ liệu khơng
có xuất xứ ban đầu phải khác mã số HS của sản phẩm thành phẩm ở cấp độ 4 số.5

Tiêu chuẩn cộng gộp: là các phương pháp tính tốn giá trị các phần “có xuất xứ”
của các nguyên liệu từ các nước khác nhau trong cùng một FTA trong giá trị cuối cùng
của thành phẩm để xác định xuất xứ của thành phẩm, được dùng để xác định xuất xứ
hàng hóa trong trường hợp nguyên vật liệu và các cơng đoạn sản xuất hàng hóa liên
quan đến nhiều quốc gia ASEAN, được quy định tại Điều 30 ATIGA.6

KẾT LUẬN
FTA đem lãi ưu đãi thuế quan cho nhiều quốc gia tham gia, góp phần phát triển
kinh tế, thương mại toàn cầu. Song trong nền kinh tế phát triển đa dạng như hiện nay
thì cũng khơng thể tránh khỏi được một sốhệ lụy không mong muốn như hiện tượng
chệch hướng thương mại. vì vậy cần được các quốc gia thàn viên quan tâm hạn chế
hiện tượng này nhằm tạo một khu vực thương mại tự do lành mạnh thúc đẩy kinh tế
phát triển.


PHỤ LỤC

Nguồn: Sổ tay quy tắc xuất xứ trong các FTA Việt Nam là thành viên, tr.31

5 Xem Điều 28, Hiệp định thương mại hàng hóa ASEAN (ATIGA)
6 Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Pháp luật Cộng đồng ASEAN, Nxb. Công an Nhân dân, Hà Nội,
2016, tr.200,201,202,203,204

6

Nguồn: Sổ tay quy tắc xuất xứ trong các FTA Việt Nam là thành viên, tr.27
Cách tính hàm lượng giá trị khu vực

Điều 29 Hiệp định thương mại hàng hóa ASEAN (ATIGA)
7

Ví dụ về nguyên vật liệu khơng có xuất xứ

➢ HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI HÀNG HÓA ASEAN (ATIGA)
Điều 27. Hàng hố có xuất xứ thuần túy hoặc được sản xuất toàn bộ
Trong phạm vi Điều 26 (a), những hàng hoá sau đây phải được xem là có xuất

xứ thuần túy hoặc được sản xuất toàn bộ tại Quốc gia Thành viên xuất khẩu:
(a) Thực vật và các sản phẩm từ thực vật, bao gồm trái cây, hoa, rau, cây, tảo

biển, nấm và các thực vật sống, được trồng và thu hoạch, hái và thu lượm tại Quốc gia
Thành viên xuất khẩu;

(b) Động vật sống, bao gồm động vật có vú, chim, cá, lồi giáp xác, lồi khơng

xương sống, lồi bị sát, vi khuẩn và vi rút, sinh trưởng và được nuôi dưỡng tại Quốc
gia Thành viên xuất khẩu;

(c) Hàng hoá thu được từ Quốc gia Thành viên xuất khẩu;
(d) Hàng hoá thu được từ săn bắn, bẫy, câu, trồng trọt, nuôi trồng thuỷ sản, thu
gom và đánh bắt được tiến hành tại Quốc gia Xuất khẩu thành viên;

8

(e) Khoáng sản và các chất sản sinh tự nhiên khác, chưa được liệt kê từ khoản
(a) đến (d) của Điều này và được chiết xuất hoặc lấy ra từ đất, nước, đáy biển hoặc
dưới đáy biển;

(f) Sản phẩm đánh bằng tàu được đăng ký với một Quốc gia Thành viên và có
treo cờ của Quốc gia Thành viên đó và các sản phẩm khác được khai thác từ vùng
lãnh hải, đáy biển hoặc dưới đáy biển bên ngồi vùng lãnh hải của Quốc gia Thành
viên đó, với điều kiện Quốc gia Thành viên đó có quyền khai thác vùng lãnh hải, đáy
biển và dưới đáy biển đó theo luật quốc tế;

(g) Sản phẩm đánh bắt và các sản phẩm từ biển khác được đánh bắt từ vùng biển
cả bằng được đăng ký với một Quốc gia Thành viên và được phép treo cờ của Quốc
gia Thành viên đó;

(h) Sản phẩm được chế biến và/hoặc được sản xuất ngay trên tàu được đăng ký
với một Quốc gia Thành viên và được phép treo cờ của Quốc gia Thành viên đó, trừ
các sản phẩm được quy định trong khoản (g) của Điều này;

(i) Các vật phẩm được thu nhặt tại nước đó nhưng khơng cịn thực hiện được
những chức năng ban đầu hoặc cũng không thể sửa chữa hay khôi phục được và chỉ
có thể vứt bỏ hoặc dùng làm các nguyên vật liệu, hoặc sử dụng vào mục đích tái chế;


(j) Phế thải và phế liệu có nguồn gốc từ:
(i) quá trình sản xuất tại Quốc gia Thành viên xuất khẩu; hoặc
(ii) hàng hoá đã qua sử dụng được thu nhặt tại Quốc gia Thành viên xuất khẩu;
với điều kiện những hàng hố đó chỉ phù hợp làm ngun vật liệu thơ; và
(k) Hàng hoá thu được hoặc được sản xuất tại Quốc gia Thành viên xuất khẩu từ
các sản phẩm được quy định từ khoản (a) đến (j) của Điều này.
Điều 28. Hàng hố có xuất xứ khơng thuần t hoặc khơng được sản xuất
tồn bộ
1. (a) Vì mục đích của Điều 26(b), hàng hố được coi là có xuất xứ tại Quốc gia
Thành viên nơi diễn ra việc sản xuất hoặc chế biến hàng hố đó:
(i) nếu hàng hố có hàm lượng giá trị khu vực (sau đây được gọi là “Hàm lượng
giá trị ASEAN” hoặc “Hàm lượng giá trị khu vực (RVC)”) không dưới bốn mươi phần
trăm (40%) tính theo cơng thức nêu tại Điều 29; hoặc

9

(ii) nếu tất cả các ngun vật liệu khơng có xuất xứ sử dụng để sản xuất ra hàng
hố đó đã trải qua q trình chuyển đổi mã số hàng hố (được nêu ở dưới đây là
“CTC”) ở cấp bốn số của Hệ thống hài hoà.

(b) Mỗi Quốc gia Thành viên phải cho phép nhà nhập khẩu hàng hoá được quyết
định sử dụng khoản 1(a)(i) hoặc 1(a)(ii) của Điều này khi quyết định liệu hàng hố có
đủ tiêu chuẩn là hàng hóa có xuất xứ của Quốc gia Thành viên đó hay khơng.

2. (a) Bất chấp đoạn 1 của Điều này, hàng hoá được liệt kê trong Phụ lục 3
[Danh mục Tiêu chí xuất xứ sản phẩm cụ thể] đủ tiêu chuẩn là hàng hố có xuất xứ
nếu hàng hố đó thoả mãn những quy tắc chi tiết hoá sản phẩm nêu tại đó.

(b) Khi quy tắc xuất xứ đối với sản phẩm cụ thể cho phép lựa chọn các quy tắc từ

quy tắc xuất xứ dựa trên RVC, quy tắc xuất xứ dựa trên CTC, một hoạt động chế biến
hoặc sản xuất cụ thể, hoặc một sự kết hợp bất kỳ của các quy tắc trên, mỗi Quốc gia
Thành viên phải cho phép nhà nhập khẩu hàng hoá quyết định sử dụng quy tắc nào khi
xem xét hàng hố có đủ tiêu chuẩn là hàng hố có xuất xứ của Quốc gia Thành viên
hay khơng.

(c) Khi quy tắc xuất xứ đối với sản phẩm cụ thể chỉ ra một RVC cụ thể, địi hỏi
RVC của hàng hố phải được tính theo cơng thức nêu tại Điều 29.

(d) Khi quy tắc xuất xứ đối với sản phẩm cụ thể đòi hỏi nguyên vật liệu sử dụng
phải trải qua CTC hoặc một hoạt động chế biến hoặc sản xuất cụ thể, những quy tắc
này chỉ áp dụng được với ngun vật liệu khơng có xuất xứ.

3. Bất kể được quy định tại đoạn 1 và 2 của Điều này, một hàng hố được bao
hàm trong phần đính kèm A hoặc B của Tuyên bố Bộ trưởng về thương mại trong sản
phẩm công nghệ thông tin được thông qua tại Hội nghị Bộ trưởng WTO ngày 13 tháng
12 năm 1996, được nêu như Phụ lục 4 [Danh mục ITA], phải được xem là có xuất xứ
tại Quốc gia Thành viên nếu hàng hố đó được lắp ráp từ các ngun vật liệu nêu tại
cùng Phụ lục này.

10

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN (ATIGA);
2. Thông tư số 05/2018/TT-BCT quy định về xuất xứ hàng hóa;
3. Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Pháp luật Cộng đồng ASEAN, Nxb.
Công an Nhân dân, Hà Nội, 2016;
4. Adam Barone, Free Trade Agreement (FTA), ngày 04/01/2022,
/> 5. Brian Staples, Lê Thị Hồng Ngọc, Phạm Văn Hồng, Sổ tay quy tắc xuất xứ
trong các FTA Việt Nam là thành viên, tr.31, ngày 04/01/2022,

/>khao/S%E1%BB%95%20tay%20quy%20t%E1%BA%AFc%20xu%E1%BA%A5t%2
0x%E1%BB%A9%20trong%20c%C3%A1c%20FTA%20VN%20l%C3%A0%20th%
C3%A0nh%20vi%C3%AAn.pdf?fbclid=IwAR0AEbbGgqZaV_LpPyrFlu8RvgAYex
NVSkZZTU71qh9EU4jzbLF6l5ZbaIE
6. Thu Hường, Chống gian lận xuất xứ hàng hóa: Cuộc chiến còn nhiều gian nan,
ngày 04/01/2022,
/>nan.htm

11


×