Tải bản đầy đủ (.pdf) (17 trang)

KĨ NĂNG THAM VẤN HỌC ĐƯỜNG ĐỀ TÀI XÂM HẠI TÌNH DỤC TRẺ EM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (583.32 KB, 17 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM – ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG


KĨ NĂNG THAM VẤN HỌC ĐƯỜNG

ĐỀ TÀI: XÂM HẠI TÌNH DỤC TRẺ EM

Giảng viên : TS. Nguyễn Thị Bích Hạnh
Người thực hiện : Nhóm 4
Lớp học phần : 22- 0104
Mã học phần : 32021373

Đà Nẵng – 2023

THÀNH VIÊN VÀ NHIỆM VỤ NHÓM 4

STT THÀNH VIÊN NHIỆM VỤ
1 Đặng Thị Thu Hồi (Nhóm trưởng) Quy trình tham vấn cho học sinh, phân loại
XHTD, thuyết trình, tìm hình ảnh, Phân
2 Trần Thị Thảo Ngân chia nhiệm vụ cho nhóm
3 Đặng Thị Ánh Ngọc Thực trạng, Thống kê số liệu, File word
4 Vi Thị Duy tiểu luận
5 Hà Thảo Nguyên Nguyên nhân, Quy trình tư vấn gia đình,
tìm hình ảnh, video
Thuyết trình, File word tiểu luận
Làm siled, tìm hình ảnh

6 Rcom H Giang Khái niệm, biểu hiện, đóng góp trong quy
7 Rơ Mah Si trình hỗ trợ tham vấn .


Hậu quả, tìm hình ảnh, đóng góp trong quy
trình hỗ trợ tham vấn .

1.Khái niệm :
- Là q trình trong đó một người trưởng thành lợi dụng vị thế của mình nhằm dụ dỗ hay
cưỡng ức trẻ em tham gia vào hoạt động tình dục, mại dâm, hiếp dâm…
- Hành vi xâm hại tình dục có thể là từ việc xâm hại bằng lời nói, trêu ghẹo trẻ một cách
quá đáng, sờ mó bộ phận sinh dục của trẻ, thủ dâm, tiếp xúc miệng với bộ phận sinh dục,
giao hợp bằng ngón tay, giao hợp qua đường sinh dục hoặc hậu môn, ép buộc trẻ sờ mó
vào cơ thể người lạm dụng…
- Việc lạm dụng tình dục ở trẻ em khơng chỉ giới hạn vào các tiếp xúc cơ thể mà còn bao
gồm cả những hành vi không tiếp xúc như khoe bộ phận sinh dục cho trẻ thấy, kể cho trẻ
nghe về tình dục, cho xem phim, truyện khiêu dâm, tìm cách hướng dẫn, kích thích tình
dục trẻ, rình xem trộm hoặc sử dụng hình ảnh khiêu dâm trẻ em…
➢ Các hình thức XHTD:
-XHTD không tiếp xúc thân thể:
+ Phô bày thân thể cho trẻ thấy
+ Cho trẻ xem phim, ảnh khiêu dâm
+ Cho trẻ thấy các hành vi của quá trình giao hợp
+ Thủ dâm trước mặt trẻ
+ Nhìn trộm khi trẻ tắm/ thay đồ
+ Đưa ra những nhận xét dâm dục về cơ thể của trẻ
- XHTD có tiếp xúc thân thể:
+ Ép trẻ chạm vào bộ phận sinh dục của người lớn
+ Sờ mó hoặc vuốt ve mơn trớn những bộ phận kín và nhạy cảm của trẻ (cơ quan sinh
dục bên ngồi, hậu mơn, sờ mó vào ngực của các bé gái) hoặc sờ mó vào những bộ phận
trên cơ thể đứa trẻ mà có tác động tới bộ phận tình dục.
+ Thực hiện cái hơn để thoả mãn nhu cầu tình dục
+ Tìm cách xâm nhập vào vùng kín hoặc hậu mơn của trẻ bằng những dụng cụ khơng vì
mục đích chữa bệnh

+ Quan hệ tình dục với trẻ

+ Dụ dỗ trẻ vào con đường mại dâm, bóc lột tình dục
+ Quay phim, chụp ảnh khiêu dâm với trẻ
2.Thực trạng:

Xâm hại tình dục trẻ em khơng chỉ xảy ra ở Việt Nam mà ở khắp mọi nơi trên thế giới và
trở thành vấn đề xã hội mang tính toàn cầu.
Tại Mỹ, cứ 8 phút, các nhân viên xã hội lại tìm thấy bằng chứng hoặc khẳng định một
trường hợp xâm hại tình dục. 34% nạn nhân bị xâm hại tình dục là dưới 12 tuổi. Khoảng
60% đối tượng xâm hại tình dục là người quen. Khoảng 30% đối tượng xâm hại tình dục
là các thành viên họ hàng trong gia đình và 10% cịn lại là người lạ.
Hay ở Nam Phi- nơi được coi là chậm phát triển trên thế giới: cứ 3 phút lại có một trẻ em
bị xâm hại tình dục.
Ở Việt Nam cứ khoảng trung bình 8 tiếng lại có 01 trẻ em bị xâm hại tình dục: từ năm
2011 đến năm 2015, tồn quốc phát hiện 5.300 vụ xâm hại tình dục trẻ em, Năm 2016
phát hiện 1.024 vụ, năm 2017 phát hiện 1550 vụ, năm 2018: phát hiện 1270 vụ. Trên địa
bàn tỉnh Bạc Liêu từ năm 2011 đến năm 2015 phát hiện 113 vụ xâm hại tình dục trẻ em,
Năm 2016 phát hiện 29 vụ, năm 2017 phát hiện 23 vụ, năm 2018: phát hiện 40 vụ. Tỷ lệ
điều tra, khám phá đạt 100%.
Nạn nhân bị xâm hại chủ yếu là trẻ em gái (chiếm trên 80%). Trong đó, số trẻ bị xâm hại
tình dục nhiều lần chiếm khoảng 28% và số trẻ em bỏ học, sống lang thang, bị xâm hại

tình dục chiếm khoảng 11%. Đối tượng xâm hại tình dục trẻ em phần lớn chưa có tiền án,
tiền sự; người có quan hệ gần gũi với nạn nhân chiếm khoảng 80%.
Thực trạng nhức nhối diễn ra nghiêm trọng đó là tình hình xâm hại trẻ em. Tình trạng này
đang là vấn nạn để lại hậu quả nặng nề không chỉ bản thân người bị hại mà còn ảnh
hưởng cả gia đình và xã hội, khơng những ở vùng nơng thôn, miền núi vùng sâu vùng xa
mà ngay cả địa bàn kinh tế, xã hội đang phát triển cũng xảy ra.
Theo đại biểu: “Những con số đau lòng sau đây cho thấy ‘mảng tối’ của cơng tác phịng

chống xâm hại trẻ em là đáng báo động. Khi mỗi ngày trung bình có 7 trẻ em bị xâm hại,
1 năm có 38 trẻ em bị giết hại, 133 trẻ em bị thương tích, 1286 trẻ em bị xâm hại và 84
trẻ em mang thai.

Đại biểu Quốc hội Phạm Văn Hòa (Đồng Tháp): mỗi ngày trung bình có 7 trẻ em bị xâm
hại
Qua thực tế cho thấy còn nhiều trẻ em bị xâm hại nhưng chưa được phát hiện kịp thời,
chưa đầy đủ xử lý nhất là các hành vi bạo lực gia đình xuất phát từ những người thân gây
tổn hại về thể chất, tinh thần, sức khỏe cho trẻ em.
Công tác theo dõi thống kê chưa được đầy đủ, điều này phản ánh chưa đúng thực trạng
trẻ em bị bạo hành và trách nhiệm của các ngành, các cấp về bảo vệ chăm sóc trẻ em
khơng được quan tâm đúng mức.

Theo đại biểu, đối tượng xâm hại trẻ em rất đa dạng, có trình độ, tuổi tác, nghề nghiệp
khác nhau. Nhiều đối tượng có mối quan hệ với trẻ như người ruột thịt, người thân thích
và người quen biết với trẻ chiếm trên dưới 90%. Có đối tượng là giáo viên, nhân viên cơ
sở giáo dục, cán bộ công chức viên chức người cao tuổi…

Bảng 1 cho ta thấy mức độ nhận diện địa điểm nguy hiểm của học sinh cịn yếu; các em
chưa có sự đề phịng cũng như có những hiểu biết nhất định về địa điểm có nguy cơ xảy
ra XHTD như “Công viên nước, hồ bơi công cộng” chiếm 50,12%; “Không gian công
cộng như: công viên, bến xe, bến tàu, bãi biển, chợ, siêu thị,...” chiếm 37,59%; “Khu vực

nhà vệ sinh ở trường học, nhà vệ sinh công cộng” chiếm 35,48%. Đặc biệt, địa điểm
“Trong lớp học” và “Trong chính ngơi nhà của trẻ” đều gần như khơng được các em lựa
chọn, tuy nhiên đây là 2 địa điểm cũng có thể xảy ra XHTD

Thống kê của Bộ Cơng an cho biết, tồn quốc trong 9 tháng năm 2022, đã phát hiện
1.711 vụ xâm hại trẻ em với 1.806 trẻ em. Toà án nhân dân các cấp đã thụ lý 1.934 vụ với
2.146 bị cáo phạm tội xâm hại người dưới 18 tuổi theo thủ tục sơ thẩm; giải quyết, xét xử

1.909 vụ với 2.116 bị cáo.
3.Biểu hiện:
- Trẻ có những hành vi bất thường:
➢ Về tâm lý:
+ Thường xuyên có cảm xúc buồn bã, lo lắng, bồn chồn, bất an.
+ Sợ hãi một số người/ tình huống nhất định,
+ Thiếu tự tin, có cảm xúc tự trách bản thân mình, cảm giác tội lỗi,
+ Dễ cáu gắt, hung hăng mà khơng vì lý do nào,
+ Khơng tập trung chú ý với các hoạt động học tập và cơng việc khác,
+ Có biểu hiện lo lắng và lảng tránh khi được hỏi về thương tích.
+ Thường khó có giấc ngủ ngon, gặp ác mộng, hoảng loạn, trầm cảm, rối loạn tâm thần.
➢ Về hành vi:

+ Trong cuộc sống, trẻ thường mất tập trung hoặc trở nên tách biệt với mọi người xung
quanh.
+ Trẻ sống thu mình lại, buồn, giận dữ vơ cớ
+ Xa lánh gia đình, bạn bè muốn bỏ nhà đi do quá đau khổ.
+ Đơi khi trẻ có hành vi tự hại mình và tự làm đau mình.
+ Sợ hãi một cách không lý do khi được thăm khám cơ thể hoặc Từ chối thay quần áo thể
dục, sợ phòng tắm.
➢ Về thể chất:
+ Rối loạn ăn uống: Ăn uống giảm sút, không muốn ăn, nôn mửa hoặc ăn uống vô độ.
+ Trẻ thường bị tổn thương âm hộ, chảy máu, đau đớn, nhiễm trùng hoặc có thể bị sang
chấn vùng trực tràng.
+ Trẻ có thể bị những vết bầm tím, bị bỏng và bị thương bất thường ở các vị trí kín đáo.
+ Biểu hiện về chấn thương hoặc chảy máu ở vùng miệng, bộ phận sinh dục hoặc hậu
môn.
4.Nguyên nhân:
Thời gian gần đây, trẻ em bị xâm hại ở một số địa phương tăng lên, nguyên nhân là:
1. Công tác truyền thông, giáo dục, vận động xã hội về bảo vệ, chăm sóc trẻ em cịn chưa

hiệu quả. Nhận thức và kỹ năng của cha mẹ, các thành viên trong gia đình, giáo viên,
người dân trong cộng đồng và của chính bản thân trẻ em về vấn đề bảo vệ trẻ em chưa
đúng, chưa đầy đủ. Nhiều trẻ em chưa được trang bị những kiến thức, kỹ năng cần thiết
để phịng tránh bị xâm hại tình dục;
2. Bên cạnh đó, việc tạo cho trẻ em một môi trường thân thiện, với các điều kiện vui chơi,
giải trí lành mạnh, phát triển năng khiếu chưa được quan tâm, đầu tư đúng mức. Hệ thống
pháp luật liên quan đến bảo vệ trẻ em vẫn cịn khoảng trống như chưa có quy định cụ thể
về trách nhiệm cung cấp, xử lý thông tin, thông báo, tố giác hành vi xâm hại trẻ em, thiếu
quy định cụ thể đầu mối tiếp nhận, xử lý thông tin, thông báo, tố giác và phối hợp xác
minh, đánh giá, điều tra về hành vi xâm hại, tình trạng mất an toàn hoặc gây tổn hại, mức
độ nguy cơ gây tổn hại đối với trẻ em.

3. Yếu tố cá nhân (trẻ em): Thiếu hiểu biết về đặc điểm tâm, sinh lý lứa tuổi: trẻ chưa
được tìm hiểu về các bộ phận trên cơ thể của bản thân (bao gồm cả vùng kín), dẫn đến
việc nhiều trẻ bị xâm hại mà không thể tự nhận biết được sự nghiêm trọng. Thiếu kiến
thức và kỹ năng phòng chống xâm hại. Hạn chế trong nhận thức về các hình thức xâm
hại. Yếu tố gia đình thiếu hiểu biết và nhận thức chưa đủ: do các bậc cha mẹ, gia đình,
người chăm sóc trẻ thiếu hiểu biết về đặc điểm tâm sinh lý trẻ em, thiếu nhận thức về
nguy cơ của vấn đề giới tính với trẻ em.
4. Yếu tố xã hội: Luật pháp chưa nghiêm ngặt: Các quy định trong hệ thống luật pháp còn
chưa được đồng bộ. Một số tội danh chế tài xử lý chưa đủ sức răn đe tội phạm, nhiều khi
không tương xứng với hành vi bạo lực cần xử lý. ( Ví dụ: Luật chưa đưa ra và xử lý các
hành vi xâm hại tình dục trẻ em (khơng có quy định những hành vi như nhìn, ngắm, vuốt
ve, sờ mó, ơm ấp… là hành vi xâm hại tình dục đối với trẻ em). Nhận thức về pháp luật
hạn chế: Nhận thức của một bộ phận người dân chưa đủ về Luật Trẻ em (quyền của trẻ
em) và Bộ Luật hình sự 2015. Công tác phát hiện, tố giác tội phạm hiện nay cịn gặp
nhiều khó khăn: một số trường hợp nạn nhân và gia đình nạn nhân có thái độ bất hợp tác.
Ảnh hưởng từ những trang mạng xã hội Internet có nội dung không lành mạnh: do tác
động của những ấn phẩm, trị chơi, phim ảnh có tính chất bạo lực, khiêu dâm và những
thông tin độc hại không được kiểm soát lan tràn trên mạng internet… dẫn đến các hành vi

lệch chuẩn ở trẻ em và người lớn. Công tác truyền thông, giáo dục, vận động xã hội chưa
hiệu quả: các hoạt động chưa bao phủ được hết các địa bàn, đối tượng; số người thực hiện
được nghiệp vụ truyền thơng, tư vấn cịn hạn chế nên chất lượng truyền thông trực tiếp
chưa cao; các sản phẩm truyền thông sản xuất với số lượng ít, chưa đến tay các gia
đình…)
5. Nguyên nhân xuất phát từ phía người phạm tội:Đối tượng phạm tội tiếp xúc nhiều với
các văn hóa phẩm khơng chính thống, phim ảnh bạo lực, khiêu dâm, các đối tượng có tâm
lý muốn “bắt chước” hoặc là để thỏa mãn nhu cầu cá nhân nên đã lôi kéo, dụ dỗ hoặc
dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực đối với nạn nhân để thực hiện hành vi phạm tội của
mình.

Có thể thấy, hậu quả của những tội phạm xâm hại tình dục là rất lớn, khơng chỉ là nỗi đau
về thể xác mà còn là nỗi đau về tinh thần. Bản thân các nạn nhân thường có tâm lý bất an,
lo sợ, thậm chí bị suy sụp, ngại giao tiếp với xã hội, bị sang chấn tinh thần.
5.Hậu quả:
- Các hành vi xâm hại trẻ em dù bất kỳ hình thức nào cũng đều để lại hậu quả nặng nề,
nghiêm trọng, lâu dài về thể chất, tinh thần đối với trẻ em là nạn nhân và gia đình của các
em.
- Đây sẽ là nỗi ám ảnh dai dẳng trong suốt cuộc đời và cịn có thể là ngun nhân khi các
nạn nhân lại trở thành hung thủ gây ra các vụ bạo hành hay xâm hại sau này đối với
người khác.
- Về thể chất: những trẻ em bị xâm hại không chỉ mang những vết sẹo, chịu sự tổn
thương vĩnh viễn, ảnh hưởng đến khả năng làm mẹ sau này, thậm chí lây các bệnh qua
đường tình dục, mang thai… Hậu quả thường thấy nhất về mặt thể chất của trẻ là tình
trạng chậm phát triển như trong khả năng vận động, năng lực xã hội, khả năng nhận thức,
thể hiện ngơn ngữ…
- Về hành vi: Trẻ có thể trở nên quá lệ thuộc, thụ động, trẻ trở nên tiêu cực, khả năng tập
trung kém, tự ti, hạ thấp giá trị bản thân làm cho trẻ khó có thể học tập, hồn thiện bản
thân mình.
- Về tâm lý: Trẻ bị hoảng loạn tinh thần, không tin tưởng vào người khác và môi trường

xung quanh, buồn rầu, chán nản và tự đổ lỗi, khơng cịn u thương q trọng bản thân.
-Hậu quả của xâm hại trẻ em ở mỗi nạn nhân là khác nhau, tùy thuộc độ tuổi, thời gian và
mức độ nghiêm trọng của hành vi xâm hại. Sự quan tâm, chăm sóc đúng cách của gia
đình và xã hội và khả năng chịu đựng, hồi phục của mỗi trẻ.
-Tác động đến gia đình – xã hội: Trẻ em là niềm hạnh phúc, là tương lai của mỗi gia đình
và của cả xã hội. Do đó, trẻ em bị xâm hại có tác động rất lớn đến gia đình và xã hội.
- Nhiều vụ việc xâm hại trẻ em gây bức xúc, hoang mang trong dư luận, gây mất ổn định
trật tự xã hội tại địa phương. Có những vụ việc mà quá trình điều tra, xét xử kéo dài (như
trường hợp Nguyễn Khắc Thủy xâm hại trẻ em ở Bà Rịa Vũng Tàu) đã bị các thế lực
phản động lợi dụng để kích động nhân dân, bơi nhọ các cơ quan điều tra, xét xử. Các gia

đình cũng khơng cịn hạnh phúc, bình n khi có trẻ bị xâm hại, ảnh hưởng lớn đến các
thành viên khác trong gia đình.

Quá trình tham vấn cho một học sinh bị xâm hại tình dục:
Bước 1: Xây dựng quan hệ và sự tin tưởng giữa nhà tham vấn với học sinh
- Đây là việc hết sức quan trọng, nhưng không phải dễ làm. Muốn giúp một trẻ bị xâm
hại tình dục bạn cần phải biết cách lắng nghe HS mình nói, tin HS, động viên, an ủi, nói
chuyện với về những gì đã xảy ra mà không chất vấn HS, đáp lại một cách hết sức bình
tĩnh và làm cho trẻ yên tâm rằng trẻ khơng có lỗi gì cả và sẽ khơng bị buộc tội về bất cứ
điều gì.
- Bạn sẽ làm tất cả để bảo vệ HS
- Bằng cách tỏ ra là chỗ dựa vững chắc của trẻ, bạn sẽ làm cho trẻ cảm thấy yên tâm hơn
và dần dần lấy lại được lịng tin. Khi biết rằng mình vẫn được mọi người u q, chăm
sóc và được an tồn trẻ sẽ cảm thấy đỡ lúng túng hơn và sẽ dần trở lại trạng thái bình
thường.
- Hãy nhớ rằng trẻ em khơng phải là người có lỗi khi bị XHTD và phải ln nói với trẻ
điều này, khẳng định rằng trẻ đã rất dũng cảm khi nói ra sự việc.
- Kiềm chế xúc cảm của bản thân (sự giận dữ của bạn đối với kẻ xâm hại có thể làm trẻ
hoảng sợ )

VÍ DỤ:
Giáo Viên: Cơ muốn bạn biết rằng cơ ở đây để hỗ trợ bạn hồn tồn. Chúng ta có thể nói
chuyện về bất cứ điều gì bạn muốn. Cô không muốn bạn cảm thấy bị áp đặt hoặc không
thoải mái. Chúng ta chỉ là hai con người đang cố gắng hiểu và giúp đỡ nhau.
Đôi khi, việc bắt đầu có thể là phần khó khăn nhất. Chúng ta không cần đi nhanh, chỉ cần
đi từng bước. Bạn có thể bắt đầu bằng cách kể cho cơ nghe những gì bạn muốn nói,
khơng có giới hạn thời gian hoặc áp lực.
Khi học sinh trả lời :
Giáo Viên: Bạn thật sự rất dũng cảm khi chia sẻ điều này với cô. Đôi khi, chúng ta
không cần phải biết ngay lập tức phải làm gì. Chúng ta chỉ cần bắt đầu bằng cách hiểu rõ
về cảm xúc của chúng ta và chia sẻ chúng với người khác. Chúng ta có thể tìm cách xử lý
nó từ từ, bước một bước.

Bước 2: Thu thập thông tin và xác định vấn đề
- Không tập trung qua nhiều vào việc thu thập thơng tin
- Bạn nên khéo léo, tìm kiếm thơng tin bằng cách đưa cho trẻ một con búp bê hoặc thú
bơng sau đó để trẻ làm lại những hành động mà kẻ xâm hại đó đã làm với trẻ trên con búp
bê. Bằng cách đó trẻ sẽ khơng phải nhớ lại những gì mà kẻ xâm hại đã đụng chạm vào
thân thể trẻ như thế nào. Bạn tuyệt đối không được sờ vào cơ thể trẻ, ép buộc trẻ phải nhớ
những gì kẻ xâm hại đã làm trên thân thể trẻ vì làm như vậy sẽ làm cho trẻ bị xâm hại
thêm một lần nữa.
- Ghi lại chính xác những gì đối tượng nói.
Bước 3: Lựa chọn giải pháp và xây dựng kế hoạch thực hiện
- Bạn cũng nên hỏi trẻ, dù nó cịn rất nhỏ, xem trẻ cần hay trơng đợi sự giúp đỡ gì ở bạn
và cho phép trẻ có quyền tự quyết định một số điều cho bản thân mình. Thảo luận với học
sinh để hiểu mong muốn và nhu cầu của trẻ, hướng dẫn học sinh thơng qua các tuỳ chọn
có sẵn. Trình bày cho HS về vai trò và chức năng của cơ quan chức năng. Ví dụ như cơ
quan bảo vệ trẻ em hoặc cơ quan cảnh sát. Giải thích rằng báo cáo sẽ giúp bảo vệ trẻ khỏi
nguy cơ xâm hại tiếp theo và đảm bảo rằng hành vi xâm hại sẽ được điều tra và xử lý.
- Tôn trọng quyền lựa chọn thuộc về HS và giúp họ hiểu rằng quyết định cuối cùng thuộc

về họ
- Nếu HS quyết định báo cáo, GV sẽ tìm hiểu cơ quan chức năng phù hợp để liên hệ và
cung cấp thông tin cần thiết. Hướng dẫn HS về việc chỉ cung cấp thông tin cần thiết và
không chia sẻ với những người không liên quan.
- Tìm thêm các nguồn khác để hỗ trợ tâm lý cho HS như: chuyên gia tâm lý.
Bước 4: Triển khai thực hiện giải quyết vấn đề
- Để giúp HS không cịn bị ám ảnh về việc đã qua. GV có thể đề ra các nhiệm vụ cụ thể
cho HS khi ở nhà như: Viết nhật ký hôm nay đã thay đổi và tích cực như thế nào? Có
chuyện gì vui?
- Bỏ thời gian đi tập thêm yoga, nhảy, múa, hát
- Khuyến khích HS tham gia các hoạt động xã hội, kết nối giữa nhiều người.
Ví dụ: Các hoạt động như trồng cây xanh vào ngày chủ nhật với các bạn trong xóm.

Đi tham quan các di tích lịch sử hoặc đi giao tiếng tiếng anh cùng người bản xứ qua các
CLB Tiếng Anh ở trường và địa phương
Bước 5: Lựợng giá và kết thúc
- Luôn quan sát sự thay đổi của HS, những tiến bộ mà HS đã đạt được, tăng cường niềm
tin cho HS bằng cách khuyến khích HS tham gia vào các cuộc thi, các dự án tình nguyện
nơi mà HS có thể sử dụng những kỹ năng mà bản thân đã rèn luyện được như giải quyết
vấn đề, tự tin khi đối diện với những thử thách, khó khăn.
- Hãy nói với HS rằng: Cơ vẫn ở đây, ở phía sau em, lúc nào em cần hỗ trợ cứ đến gặp cô
bất cứ lúc nào
- Nếu HS sẵn sàng nói về việc đã xảy ra và tổng kết lại những gì HS đã làm được thì thì
sự tham vấn của GV được xem là thành công.
Bước 6: Theo dõi sau khi kết thúc
- Sau khi kết thúc, GV cần theo dõi những chuyển biến, sự thích ứng khi HS đã có thể
kiềm chế cảm xúc và khơng cịn sợ sệt, sự theo dõi và quan tâm sẽ giúp học sinh khơng
cảm thấy đơn độc .
Sự khích lệ và hỗ trợ liên tục sẽ giúp HS phát triển toàn diện.


Quy trình tư vấn cho gia đình nạn nhân bị xâm hại tình dục :
Bước 1: Tiếp cận và tạo lập mối quan hệ với gia đình:
+ Giới thiệu bản thân là giáo viên của học sinh để tạo ra mối quan hệ với gia đình
+ Nếu rõ mục đích của cuộc tư vấn và tư vấn cho gia đình về giải pháp để giúp đỡ học
sinh
+ Thống nhất với các thành viên trong gia đình những quy trình trong buổi tư vấn đặc
biệt là bảo mật thông tin
+ Tạo cảm giác an tồn cho gia đình
+ Khích lệ các thành viên trong gia đình trình bày quan điểm trong buổi tư vấn .
+ Xác định nhu cầu mong muốn của gia đình là gì?
Bước 2: Thu thập thơng tin, xác định vấn đề của gia đình đang gặp phải:
-Xâm hại tình dục trẻ em làm tổn thất về sức khỏe tinh thần và thể chất làm giảm khả
năng học tập hịa nhập thậm chí hủy hoại tương lai của các em

+ Trước khi tư vấn người giáo viên cần trang bị sự hiểu biết từ xâm hại tình dục trẻ em
ảnh hưởng đến gia đình như thế nào.
-Tại buổi tư vấn gia đình, giáo viên cần:
+ Khai thác thơng tin về trẻ em
+ Khuyến khích các thành viên có sự quan tâm đến việc hỗ trợ cho nạn nhân, bởi vì trẻ
em khi bị xâm hại tình dục thường có cảm giác lo lắng bất an dễ dẫn đến trầm cảm tự tử
gây đau đớn cho cả nạn nhân và gia đình
+ Tạo cơ hội cho tất cả các thành viên đối thoại chia sẻ cảm xúc, mong muốn, trách
nhiệm của bản thân trong hỗ trợ nạn nhân
+ Người giáo viên cần biết những lo lắng và gia đình gặp phải khi con em bị xâm hại tình
dục
Bước 3: Cung cấp thơng tin, kiến thức cho gia đình về xâm hại tình dục như và giúp
đỡ trẻ.
+ Cung cấp thơng tin: trẻ em khi bị xâm hại thường có tâm trạng bất an và sợ hãi vì sợ
mọi người xung quanh sẽ xa lánh, tâm trí thường ám ảnh cảnh tượng bị xâm hại
+ Gia đình phải động viên con cái, tin con, không chất vấn con, đáp lại một cách bình

tĩnh và làm cho con yên tâm rằng con có con khơng có lỗi và khơng buộc tội con.
+ Thể hiện rằng gia đình sẽ làm tất cả để bảo vệ con vì khi tỏ ra là chỗ dựa vững chắc sẽ
làm cho trẻ yên tâm và lấy lại tinh thần.
-Một số biểu hiện của trẻ mà gia đình cần theo sát giúp đỡ trẻ
+ Bị ác mộng do kí ức ám ảnh hoặc sợ hãi vì bị xâm hại.
+ Thay đổi thói quen ăn uống hoặc ngủ nghỉ
+ Né tránh các hoạt động hoặc một số tình huống sinh hoạt cụ thể
+ Co cụm hoặc trầm cảm
+ Khó chịu cáu kỉnh hoặc thực hiện các hành vi có tính chất đột ngột
+ Khó tập trung
+ Thực hiện lại một số hành vi tình dục
+ Trẻ có xu hướng tự đổ lỗi cho bản thân cảm thấy xấu hổ và sợ hãi

+ Xuất hiện cảm giác tiêu cực không tin tưởng bất kỳ ai và cảm thấy nơi nào cũng không
an tồn
+ Giúp các thành viên trong gia đình hiểu biết được những biểu hiện trên để gia đình
ln thấu hiểu và chia sẻ, quan tâm trẻ nhiều hơn .
Bước 4: Giúp gia đình xây dựng kế hoạch hỗ trợ trẻ em bị xâm hại :
- Đây chắc chắn là điều khơng dễ dàng với bất cứ gia đình nào sau khi trải qua sự việc
đau lòng này, nhưng cha mẹ phải là người đầu tiên giúp trẻ có cảm giác an tồn, từ đó
giúp trẻ sớm phục hồi, chữa lành vết thương và để trẻ cảm nhận yêu thương từ cha mẹ :
+ Đầu tiên báo ngay sự việc với những người có trách nhiệm như: Tổng đài quốc gia bảo
vệ trẻ em 111, người làm công tác bảo vệ trẻ em tại địa phương, để gia đình và trẻ em
được giúp đỡ, kẻ có tội thì bị trừng phạt.
+Giúp trẻ chăm sóc cơ thể: Một cơ thể khoẻ mạnh sẽ đem đến một trí não khoẻ mạnh,
tinh thần minh mẫn. Cha mẹ có thể bắt đầu bằng việc hướng dẫn hoặc cùng con tập thể
dục. Ban đầu sẽ khó khăn, có thể chỉ là đi bộ, hoặc có thể làm bất kỳ động tác thể dục hay
môn thể thao nào trẻ thích. Cha mẹ cũng cần quan tâm đến bữa ăn hàng ngày của trẻ. Có
thể trẻ sẽ biếng ăn hoặc ăn quá nhiều. Cha mẹ cần có hướng dẫn cụ thể để đảm bảo trẻ ăn
uống đầy đủ chất theo hồn cảnh của gia đình.

+Chăm sóc về tâm lý: Tâm trí là nhận thức, suy nghĩ về bản thân, về cuộc sống. Chắc
chắn các ý nghĩ tuyệt vọng, mất niềm tin vào tương lai sẽ xuất hiện rất nhiều lần trong
suy nghĩ của trẻ. Cha mẹ hãy hướng dẫn con nghĩ đến những điều tốt đẹp mà con muốn
làm trong tương lai.
+ Chăm sóc tinh thần: Để có được sức khoẻ tinh thần tốt, cha mẹ cần hướng dẫn con:
Thường xuyên vận động, tiếp xúc với thiên nhiên, ăn uống điều độ, ngủ đủ giấc. Giúp
con nghĩ về tương lai. Kể cho con nghe hoặc hướng dẫn con tìm hiểu người cùng cảnh
ngộ vượt qua hồn cảnh như thế nào, khích lệ con có thể làm được, cha mẹ luôn ở bên
cạnh yêu thương, che chở và là chỗ dựa vững chắc cho con.
- Giải quyết những tình huống trẻ bị tiêu cực: dẫn con đi chơi chỗ con thích cùng gia
đình, mua cho con những món đồ con thích, tâm sự với con,…
Bước 5: Kết thúc buổi tư vấn:

Trước khi kết thúc buổi tư vấn gia đình, giáo viên cần xem các thành viên trong gia đình
muốn trao đổi gì nữa khơng.
+ Giáo viên cần sử dụng kỹ năng tóm lược để tổng kết lại vấn đề mà gia đình thảo luận
trong suốt buổi tư vấn. Việc này giúp các thành viên trong gia đình hồi tưởng lại toàn bộ
câu chuyện và ghi nhớ các điểm quan trọng
+ Giáo viên có thể hẹn gia đình ở các buổi sau và nếu các thành viên có nhu cầu thì giáo
viên luôn sẵn sàng trao đổi để giúp đỡ gia đình.


×