TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI
Trung tâm đào tạo trực tuyến
BÀI TẬP TỰ LUẬN
(CƠ SỞ VĂN HÓA VIỆT NAM)
Đề số 3: Hai đặc trưng quan trọng nhất của làng xã Việt Nam truyền thống là
gì? Cho ví dụ minh hoạ. Liên hệ hai đặc trưng đó trong văn hoá ngày nay.
Sinh viên thực hiện: Lê Thị Lưu
Ngày sinh: 31/08/2001
Lớp: FHCT518
Ngành đào tạo: Ngôn ngữ Anh
2
BÀI LÀM
Như chúng ta đã biết, Làng xã Việt Nam có một lịch sử rất lâu dài. Trải qua hàng
ngàn năm lịch sử dựng nước và giữ nước, với bao biến đổi và thăng trầm, Làng xã đã
hình thành, phát triển và tạo dựng nên những giá trị riêng, đặc sắc, làm nên hồn cốt của
dân tộc. Cội nguồn của nền văn hóa Việt Nam chính là văn hóa làng xã. Đó là chiếc nơi
hình thành, phát triển, ni dưỡng, ấp ủ, lưu giữ những nếp sống ngàn đời của cha ơng
ta trao truyền những giá trị văn hóa Việt Nam và nhân cách con người Việt Nam.
Ở mỗi vùng miền của đất nước, làng xã có những đặc trưng riêng. Từ đó hình
thành nên văn hóa gia đình và nhân cách con người ở mỗi vùng miền, với những nét
khác biệt, tựu chung lại, Làng xã Việt Nam truyền thống mang hai đặc trưng cơ bản
đó là tính tự trị và tính cộng đồng; đây là hai đặc trưng quan trọng khơng thể tách rời
trong việc hình thành, phát huy giá trị cốt lõi của làng xã Việt Nam truyền thống xưa.
Thứ nhất: Tính cộng đồng là sự liên kết các thành viên trong làng lại với
nhau; biểu tượng truyền thống của tính cộng đồng là sân đình, bến nước, cây
đa… Tính cộng đồng nhấn mạnh vào sự đồng nhất, cho nên người Việt Nam
ln sẵng sàng đồn kết, giúp đỡ lẫn nhau, coi mọi người trong cộng đồng như
anh chị e trong nhà: tay đứt ruột xót; chị ngã e nâng…
Tính cộng đồng cịn bắt nguồn từ cuộc sống nông nghiệp, những nhu cầu của
sản xuất và đời sống buộc con người phải nương tựa vào nhau, ví dụ đào mương dẫn
nước vào ruộng, đắp đê chống lụt, chống cướp bóc thổ phỉ, chống ngoại xâm bảo vệ
xóm làng... là những cơng việc mà khơng chỉ một hai gia đình có thể đảm nhận được,
do đó các cư dân trong làng phải liên kết lại để cùng tiến hành, thậm chí phải liên kết
giữa các làng với nhau thành liên làng bộ lạc, thành liên minh bộ lạc và là cơ sở hình
thành nên quốc gia (nhà nước Văn Lang - Âu Lạc hình hành trên cơ sơ liên minh các
bộ lạc).
Từ những nhu cầu thường trực trong đời sống, sản xuất và chiến đấu mà tính
cộng đồng hình thành ngày càng bền chặt ở tất cả các làng quê nông thôn Việt
3
Nam. Từ các hoạt động tập thể nói trên khiến mỗi thành viên của làng xã coi nhau
như anh em trong một nhà đã chuyển thành ý thức cộng đồng của làng xã và về sau
phát triển thành ý thức cộng đồng quốc gia. Các quan niệm “Bầu ơi thương lấy bí
cùng, tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn”, hay “Nhiễu điều phủ lấy
giá gương, người trong một nước phải thương nhau cùng” từ lâu đã trở thành
nghĩa vụ, thành phương châm sống và xử thế của mỗi người dân làng xã Việt Nam.
Tính cộng đồng trong văn hóa Việt mang một ý nghĩa hết sức to lớn, đóng
vai trị quan trọng trong quá trình hình thành và xây dựng đất nước Việt
Nam cho đến ngày nay. Điều này đã được chứng minh qua rất nhiều truyền
thuyết giải thích sự ra đời của người Việt cũng như những bằng chứng lịch sử
trước việc nước ta từng có 1000 năm Bắc thuộc nhưng dân tộc ta vẫn giữ
được cho mình tiếng nói và những phong tục tập quán đặc trưng riêng biệt
như ăn trầu, nhuộm răng đen… hay là tinh thần tương thân, tương ái “thương
người như thể thương thân” mà cụ thể gần đây nhất là hỗ trợ những đồng bào
có hồn cảnh khó khăn do ảnh hưởng của lũ lụt và dịch COVID - 19 đến từ
các mạnh thường quân trong nước và ngoài nước.
Thứ hai: Tính tự trị bao gồm phương thức sản xuất nông nghiệp trồng trọt
ở định cư và nền kinh tế tiểu nông tự túc tự cấp là nguyên nhân tạo nên lối sống
khép kín, tự trị, hướng nội của văn hóa làng. Được biểu hiện về khơng gian địa
lý: cư dân mỗi làng sống quần tụ trong một không gian khá biệt lập, bao quanh
làng là lũy tre và cổng làng, mỗi làng như một vương quốc nhỏ khép kín, làng
nào làng ấy biết. Về kinh tế: mỗi làng tồn tại như một đơn vị kinh tế độc lập, có
khả năng tự túc tự cấp nên khơng có nhu cầu quan hệ giao thương với bên ngồi.
Về mặt hành chính: mỗi làng có một đơn vị hành chính tự quản độc lập, có vai
trị và chức năng giải quyết mọi việc trong làng. Bộ máy hành chính của mỗi
làng gồm: Hội đồng kì mục (có chức năng như bộ phận lập pháp), lý dịch (có chức
năng như bộ phận hành pháp), lệ làng - hương ước là luật lệ của làng. Về tình cảm:
các thành viên trong làng đều có quan hệ họ hàng nên quan hệ giao lưu tình cảm
cũng tự đầy đủ, khép kín trong phạm vi làng. Về tín ngưỡng: mỗi làng đều có thành
hồng là vị thần bảo trợ cho dân làng, có hội hè, đình đám riêng của mỗi làng. Sự
4
độc lập về khơng gian địa lí, về kinh tế, về bộ máy hành chính, về tình cảm, phong
tục, tín ngưỡng đã khiến cho mỗi làng tồn tại như một vương quốc nhỏ, khép kín
khá biệt lập với làng khác và cũng thể hiện chức năng tự quản trong quan hệ với
nhà nước.
Nhờ làng xã có tính tự trị tương đối góp phần làm cho đất nước có một nền
văn hóa phong phú, đa dạng. Việt Nam đã có những làng văn hóa với những nét văn
hóa đặc trưng nổi bật. Trải qua q trình lịch sử lâu dài, nó khơng bị văn hóa của tổ
chức xã hội khác đồng nhất. Nó khơng bị xóa bỏ bởi văn hóa làng khác, vùng miền
khác, hay sự can thiệp của chính quyền TW, thậm chí là chính quyền ngoại xâm.
Tiêu biểu là thời Bắc thuộc hàng ngàn năm. Đó là thời kỳ bọn phong kiến phương
Bắc tiến hành đồng hóa văn hóa Việt Nam một cách ồ ạt (bắt dân ta để tóc, mặc đồ
Trung Quốc, dùng chữ Hán, tổ chức những ngày lễ tết của người Hán...) nhưng cuối
cùng chúng đã thất bại trước hàng ngàn làng văn hóa truyền thống nước Nam.
Có thể nói đặc trưng tính tự trị và tính cộng đồng của làng xã Việt Nam là
cơ sở cho sự hình thành ý thức quốc gia dân tộc của người Việt, một pháo đài
kiên cố chống giặc; tinh thần đại nghĩa, nhân ái thủy chung, tinh thần đoàn kết
keo sơn của dân tộc Việt Nam trải qua thử thách khốc liệt của lịch sử dân tộc;
không những kiên cố vững chắc mà nó cịn biết và chủ động tự bảo vệ
mình khỏi các thế lực khác.
Bước vào thời kỳ đổi mới, cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc
tế, những giá trị tốt đẹp của văn hóa làng xã quê Việt Nam vẫn được gìn giữ, vun
đắp, góp phần làm giàu thêm bản sắc văn hóa dân tộc. Trong cơng cuộc đổi mới
hiện nay, làng xã phải tháo gỡ những nếp cũ đã lỗi thời, khơng cịn phù hợp của
làng xã truyền thống như co cụm, khép kín “Trống làng nào làng ấy đánh, Thánh
làng nào làng ấy thờ” hay chỉ trong lệ làng, coi thường pháp luật kiểu “Phép vua
thua lệ làng”… nhưng cũng đồng thời phải bảo lưu được những giá trị quý báu
của văn hóa làng xã như ý thức trách nhiệm cao với cộng đồng; tôn trọng trật tự,
kỷ cương; tinh thần tương thân, tương ái, đùm bọc “tắt lửa tối đèn có nhau”… là
một bài tốn khó, nhưng khơng thể khơng tìm ra giải pháp. Nhắc lại lời phát biểu
tại Hội nghị văn hóa tồn quốc, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nói: “Tơi nhớ
5
trước đây có một vị tiền bối nói là văn hóa nói lên bản sắc của một dân tộc, văn
hóa cịn dân tộc cịn, văn hóa mất thì dân tộc mất”. Mỗi người dân Việt Nam nói
chung và mỗi người dân tại các vùng quê nói riêng, cần tích cực phát huy, gìn giữ
những giá trị tốt đẹp của nét văn hoá riêng của làng quê cổ truyền mỗi quê hương.
Đối với quê tôi ở Xã Nam Tiến, TP. Phổ Yên, tỉnh Thái Ngun vẫn ln
gìn giữ, bảo tồn những giá trị, nét đẹp văn hoá truyền thống cùng với các phong
tục, tập quán, lễ hội; nhân dân, hàng xóm, láng giếng luôn đùm bọc, gần gũi,
giúp đỡ nhau trong lúc khó khăn, hoả hoạn. Có thể lấy rất nhiều ví dụ, nhưng có
thể thấy được khi dịch Covid-19 xảy ra, đối với chúng tôi là thế hệ trẻ, nhưng
cũng cảm nhận được tinh thần dân tộc, tinh thần vì quê hương đất nước, vì
người dân Việt Nam mọi người dân đều chung tay, đoàn kết, nâng cao ý thức
bảo vệ và phòng chống dịch bệnh với tinh thần chống dịch như chống giặc. Tin
tưởng rằng, mỗi người dân Việt Nam tiếp tục phát huy, gìn giữ những nét văn
hóa truyền thống đặc sắc, độc đáo riêng biệt của làng xã cổ truyền Việt Nam,
góp phần làm cho nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc./.
* Chú thích:
[1] Bùi Xuân Đính, Pháp luật Việt Nam thời phong kiến- Những suy
ngẫm, NXB. Pháp luật, Hà nội, 2002, tr 291.
[2] Phan Đại Doãn, Một số vấn đề văn hóa làng xã Việt Nam, NXB.
Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2004, tr 87.
[3] Thu Trang - Thúy Hà, “Văn hóa cịn thì dân tộc cịn”, Tạp chí Cộng
sản, ngày 19/4/2023.
[4] Trần Ngọc Thêm, Cơ sở văn hóa Việt Nam, Giáo dục 1999
[5] Trần Quốc Vượng, Giáo trình Cơ sở văn hóa Việt Nam, NXB. Giáo dục,
Hà Nội, 2006./.