Tải bản đầy đủ (.docx) (38 trang)

Trình bày và phân tích mối quan hệ giữa nhà nước và pháp luật

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (291.61 KB, 38 trang )

1. Trình bày và phân tích mối quan hệ giữa nhà nước và pháp luật?
a. Khái niệm
- Pháp luật là hệ thống những quy tắc xử sự mang tính bắt buộc chung do Nhà nước ban hành hoặc
thừa nhận và đảm bảo thực hiện, thể hiện ý chí của giai cấp thống trị trong xã hội và là nhân tố điều
chỉnh các quan hệ xã hội.
- Nhà nước là một tổ chức đặc biệt của quyền lực chính trị, một bộ máy chuyên làm nhiệm vụ cưỡng
chế và thực hiện chức năng quản lý đặc biệt nhằm duy trì trật tự xã hội, thực hiện mục đích bảo vệ
địa vị của giai cấp thống trị trong xã hội có giai cấp.
b. Phân tích mối quan hệ giữa nhà nước và pháp luật
Nhà nước và pháp luật ln có mối quan hệ đặc biệt trong lý luận và cả thực tiễn được thể hiện ở sự
thống nhất giữa Nhà nước và pháp luật và sự tác động qua lại, ảnh hưởng lẫn nhau giữa Nhà nước và
pháp luật. Cụ thể:
- Sự thống nhất giữa Nhà nước và pháp luật: Nhà nước và pháp luật luôn gắn liền với nhau. Bởi
vậy, sự ra đời của Nhà nước cũng chính là nguyên nhân ra đời của pháp luật. Nhà nước và pháp luật
đều là những hiện tượng xã hội mang tính lịch sử, đây đều là sản phẩm của xã hội, xuất phát từ xã hội,
từ sự phân hoá giai cấp và mâu thuẫn giữa các giai cấp. Chỉ khi có giai cấp và mâu thuẫn giai cấp, Nhà
nước và pháp luật mới thực sự tồn tại. Như vậy, có thể khẳng định Nhà nước và pháp luật đã có sự
thống nhất với nhau.
- Sự khác biệt giữa Nhà nước và pháp luật: Nhà nước là tổ chức đặc biệt của quyền lực cơng, là hình
thức tồn tại của xã hội có giai cấp. Pháp luật lại được hiểu là hệ thống những quy phạm được Nhà nước
ban hành, mang tính quyền lực Nhà nước và đảm bảo được thực hiện nhằm mục đích thơng qua đó
điều chỉnh hành vi và các qua hệ xã hội của con người. Nhà nước đại diện cho sức mạnh, pháp luật đại
diện cho ý chí. Nhắc đến Nhà nước là nhắc đến con người, nhắc đến pháp luật là nhắc đến quy tắc của
hành vi con người.
- Sự tác động qua lại giữa Nhà nước và pháp luật: Nhà nước là cơ quan thực hiện ban hành, thay
đổi, huỷ bỏ, hồn thiện đối với pháp luật, Nhà nước có chức năng bảo vệ pháp luật khỏi sự sai phạm,
đảm bảo pháp luật được đưa đến gần hơn với người dân và xã hội. Pháp luật là sản phẩm trí tuệ trực
tiếp của hoạt động Nhà nước. Pháp luật được ban hành có vai trị quan trọng được sử dụng để điều
chỉnh hoạt động Nhà nước và các quan hệ xã hội khác bởi hoạt động của Nhà nước đề mang tính pháp
lý.
- Pháp luật là mục đích tồn tại của Nhà nước, là loại phương tiện được dùng nhằm mục đích kiểm


sốt hoạt động Nhà nước. Thơng qua pháp luật, Nhà nước thực hiện các nhiệm vụ, chức năng, chính
sách đối nội và đối ngoại của mình, xác định chế độ kinh tế, chính trị, xã hội, quy chế pháp lý đối với
các chủ thể là những cá nhân, tổ chức. Toàn bộ hoạt động của Nhà nước đều xuất phát từ chế độ pháp
luật của Nhà nước đó.

- Pháp luật có vai trị quan trọng trong việc củng cố và hoàn thiện Nhà nước. Nhà nước tồn tại
song song với pháp luật, không một bộ máy Nhà nước nào có thể tồn tại lâu dài mà khơng có sự tồn tại
của pháp luật đi kèm và ngược lại. Sự tiến bộ của một Nhà nước phụ thuộc phần lớn vào pháp luật,
pháp luật trì trệ thì Nhà nước sẽ trì trệ, pháp luật tiến bộ thì Nhà nước cũng sẽ tiến bộ theo. Việc đổi
mới, hoàn thiện Nhà nước và pháp luật chỉ thực sự có ý nghĩa và đạt hiệu quả cao khi cả hai yếu tố đó
đều được phát triển song song với nhau.
- Nhà nước và pháp luật ln có mối quan hệ biện chứng với nhau: Chúng vừa phụ thuộc vừa có
sự độc lập tương đối được thể hiện rõ nét trong tổ chức và hoạt động của bộ máy Nhà nước và trong
xây dựng, thực thi pháp luật. Nhà nước sử dụng pháp luật là công cụ đắc lực để quản lý xã hội, pháp
luật cần bộ máy nhà nước để được bảo đảm và thực thi trên thực tế.
- Cả Nhà nước và pháp luật đều có cho mình những tiền đề xã hội giống nhau để xuất hiện và cùng
phát triển. Nhà nước và pháp luật không thể tồn tại mà khơng có nhau, Nhà nước khơng thể quản lý xã
hội một cách tốt nhất nếu khơng có pháp luật, pháp luật không thể thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ
của mình nếu thiếu sự đảm bảo của Nhà nước

2. Trình bày về nguồn gốc ra đời của nhà nước.
a) Các học thuyết hay quan quan điểm về nguồn gốc của nhà nước
- Thuyết thần quyền: thuyết này cho rằng thượng đế chính là người sắp đặt trật tự xã hội, thượng đế đã
sáng tạo ra nhà nước nhằm bảo vệ trật tự chung, nhà nước là một sản phẩm của thượng đế.
- Thuyết bạo lực: cho rằng nhà nước xuất hiện trực tiếp từ các cuộc chiến tranh xâm lược, là việc sử
dụng bạo lực của thị tộc này đối với thị tộc khác mà kết quả là thị tộc chiến thắng đặt ra một hệ thống
cơ quan đặc biệt – nhà nước – để nô dịch kẻ chiến bại.
- Thuyết Khế ước xã hội: Nhà nước ra đời là kết quả của một thoả thuận xã hội (khế ước) giữa những
con người sống trong trạng thái tự nhiên của xã hội (vốn có các quyền được sống, tự do, bình đẳng, sở
hữu tài sản ...là các quyền tự nhiên, thiêng liêng và bất khả xâm phạm) với nhau. Quyền lực nhà nước

thuộc về các cơng dân, vì lợi ích của các công dân. Trong trường hợp nhà nước không giữ được vai trị
của mình, các quyền tự nhiên bị vi phạm thì khế ước sẽ mất hiệu lực và nhân dân có quyền lật đổ nhà
nước này và ký kết khế ước mới, một nhà nước mới ra đời.
*Học thuyết Mác-Lênin về nguồn gốc và bản chất nhà nước
Quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin về nguồn gốc ra đời và bản chất của nhà nước được thể hiện rõ
trong tác phẩm “Nguồn gốc của gia đình, của chế độ tư hữu và của nhà nước” của Ph. Ăng-ghen và
tác phẩm "Nhà nước và cách mạng" của V. I. Lê-nin. Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin:

- Nhà nước xuất hiện là mang tính khách quan, nhưng không phải là hiện tượng xã hội vĩnh cửu
và bất biến. Nhà nước luôn vận động, phát triển và tiêu vong khi những điều kiện khách quan cho sự
tồn tại và phát triển của chúng khơng cịn nữa.

- Nhà nước chỉ xuất hiện khi xã hội loài người đã phát triển đến một giai đoạn nhất định, với các
tiền đề về kinh tế (tư hữu xuất hiện), tiền đề về xã hội (xã hội phân chia thành các giai cấp, các tầng
lớp xã hội khác nhau về lợi ích, mâu thuẫn về lợi ích khơng thể tự điều hồ được).

- Về bản chất của nhà nước, theo Lênin, "Nhà nước là sản phẩm và biểu hiện của những mâu
thuẫn giai cấp khơng thể điều hồ được. Bất cứ ở đâu, hễ lúc nào và chừng nào mà, về mặt khách
quan, những mâu thuẫn giai cấp khơng thể điều hồ được thì nhà nước xuất hiện".

b) Quá trình hình thành nhà nước trong lịch sử
- Hình thành từ xã hội cộng sản nguyên thuỷ
 Xã hội được cấu thành từ tổ chức thị tộc, bộ lạc
 Khơng có chế độ tư hữu tài sản
 Phân công lao động tự nhiên
- Xã hội dần phát triển do lực lượng sản xuất (công cụ lao động), năng suất lao động tăng lên,

phân công lao động XH
 Chăn nuôi tách khỏi trồng trọt
 Thủ công nghiệp tách khỏi nông nghiệp

 Thương nghiệp (trao đổi, buôn bán) xuất hiện
- Nguyên nhân cơ bản về sự ra đời của NN
 Cơ sở kinh tế: Chế độ tư hữu
 Cơ sở xã hội: XH phân chia thành các giai cấp đối kháng

3. So sánh các quan điểm (học thuyết) về nguồn gốc ra đời của nhà nước.

Các học thuyết phi Mác-xít Quan điểm Mác-Lênin
Dựa trên duy vật biện chứng và duy vật
HT Thần quyền HT gia trưởng Khế ước xhội lịch sử: Nhà nước là một lực lượng nảy
Mang tính duy Mang tính duy Mang tính duy sinh từ xã hội quyền lực
tâm: Nhà nước
tâm: Nhà nước tâm: Quyền lực được lập ra theo Quyền lực NN không vĩnh cửu và không
ý muốn chủ bất biến.
là sản phẩm của gia trưởng quan của con Nhà nước là một bộ máy dùng để duy trì
người sự thống trị của một giai cấp này đối với
sáng tạo của phát triển thành giai cấp khác

lượng lực siêu quyền lực nhà Phục vụ cho lợi ích của giai cấp thống trị

nhiên nước Nhà nước xuất hiện là mang tính khách
quan, nhưng không phải là hiện tượng xã
Quyền lực nhà nước là vĩnh cửu và bất biến hội vĩnh cửu và bất biến. Nhà nước luôn
vận động, phát triển và tiêu vong khi
Sự phục tùng Cơ chế thực hiện Chủ quyền của những điều kiện khách quan cho sự tồn
tại và phát triển của chúng khơng cịn
nhà nước tuyệt quyền NN giống nhà nước thuộc nữa.

đối là điều tất như cơ chế thực về nhân dân


yếu hiện quyền lực

của người gia

trưởng
Phục vụ cho lợi Phục vụ cho lợi Phục vụ cho lợi

ích của giai cấp ích của giai cấp ích xh

thống trị thống trị

Các học thuyết phi Mác xít nói trên đều mang tính chủ

quan, đều vơ tình hoặc cố ý lảng tránh bản chất giai

cấp của nhà nước.

4. Trình bày các phương thức hình thành nhà nước điển hình trong lịch sử

1. Các phương thức hình thành nhà nước cổ điển
Ph. Ăng-ghen trong tác phẩm Nguồn gốc của gia đình của chế độ tư hữu và nhà nước khi nghiên cứu
quá trình xuất hiện nhà nước trong lịch sử, đã chỉ ra ba phương thức điển hình của sự xuất hiện nhà
nước ở châu Âu:
- Nhà nước Aten: Ph. Ăng-ghen đánh giá đây là nhà nước ra đời do những nguyên nhân nội tại của xã
hội. Việc chiếm hữu tài sản và sự phân hóa giai cấp trong xã hội diễn ra rất rõ nét. Đây là nhà nước ra
đời chủ yếu và trực tiếp từ sự phát triển của lực lượng sản xuất và hình thành nên sự đối lập giai cấp
trong nội bộ xã hội thị tộc.
- Nhà nước Giéc-manh: Khác với nhà nước Aten, nhà nước Giéc-manh được thiết lập sau chiến thắng
của người Giecmanh đối với đế chế La Mã cổ đại. Nhà nước này ra đời chủ yếu do nhu cầu phải thực
hiện sự cai trị trên đất La Mã và sự ảnh hưởng của văn minh La Mã. Khi mới thiết lập nhà nước, xã hội

của người Giéc manh đã bước vào giai đoạn có sự phân hóa, nhưng sự phân hóa đó chưa thực sự rõ rệt.
- Nhà nước Rơma: Đây là phương thức ra đời nhà nước do tác động thúc đẩy của cuộc đấu tranh của
những người bình dân sống ngồi các thị tộc Rơma chống lại giới q tộc của các thị tộc Rơma.
2. Phương thức hình thành nhà nước ở phương Đơng có đại và nhà nước đầu tiên ở Việt Nam
Những nhà nước đầu tiên xuất hiện ở đây như Lưỡng Hà, Ai Cập, Trung Quốc, Ấn Độ đều là những
nhà nước ra đời sớm, sớm cả về thời gian, cả về mức độ chín muồi của các điều kiện về kinh tế và xã
hội.
Nhà nước phương Đông cổ đại ra đời trước tiên là nhằm giải quyết các nhu cầu chống giặc ngoại xâm
và nhu cầu trị thủy. Chính vì vậy nên từ rất sớm, cư dân ở đây đã liên kết lại thành một cộng đồng cao
hơn gia đình và cơng xã nhằm thực hiện chức năng đại diện và quản lý các cơng việc chung. Chế độ tư
hữu và sự phân hóa giai cấp diễn ra rất chậm và mờ nhạt.
Ở Việt Nam, những kết quả nghiên cứu mới nhất của giới sử học, khảo cổ học cho thấy nhà nước đầu
tiên xuất hiện trên lãnh thổ Việt Nam là vào cuối thời đại văn hóa Đơng Sơn, tức là cách ngày nay
khoảng 2500 - 2700 năm, dựa trên những chứng cứ khảo cổ học qua việc phân tích sự khác biệt của
các ngôi mộ táng, đặc biệt là ngôi mộ cổ Việt Khê (ở Hải Phòng).
Hai nhân tố trị thủy và tổ chức chống ngoại xâm là những yêu cầu khách quan thúc đẩy nhanh quá
trình hình thành Nhà nước Văn Lang - Âu Lạc, một nhà nước đầu tiên rất sơ khai ở Việt Nam. Nhà
nước này ra đời thực chất là một quá trình rất lâu dài. Khi mới ra đời, nhà nước được tổ chức theo hình
thức quân chủ, người đứng đầu là Hùng Vương, thành lập theo nguyên tắc cha truyền con nối. Nhà
nước này mang tính chất là một tổ chức cao hơn làng, tổ chức ấy có đặc trưng là tính đại diện cao, tính
liên kết mạnh và tính giai cấp yếu. Cơng cụ điều chỉnh các quan hệ xã hội thời kỳ này chủ yếu vẫn là
luật tục, mang tính chất tự quản.
c. Phương thức hình thành nhà nước từ sự cách mạng của giai cấp công nhân và nông dân đối
với giai cấp tư sản. (bổ sung TH1)

- Đây là phương thức hình thành nhà nước xã hội chủ nghĩa, nhà nước kiểu mới trong lịch sử. Nhà
nước xã hội chủ nghĩa ra đời từ sự nổ ra của cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa, là sự thay thế nhà nước
tư sản bằng nhà nước của giai cấp công nhân và nông dân. Nhà nước xã hội chủ nghĩa là nhà nước của
nhân dân lao động, là cơng cụ để bảo vệ lợi ích của nhân dân lao động và đàn áp, tiêu diệt các giai cấp
bóc lột. Nhà nước xã hội chủ nghĩa có hình thức là chính thể dân chủ nhân dân, tức là quyền lực nhà

nước được thực hiện bởi các cơ quan đại diện cho toàn bộ nhân dân lao động, do đảng của giai cấp
công nhân lãnh đạo.

5. Nêu và phân tích bản chất và các đặc điểm cơ bản của nhà nước. -
- Bản chất của nhà nước
Bản chất nhà nước là điều cốt lõi trong nhà nước, quy định sự vận động, tồn tại và phát triển của nhà
nước, quy định nội dung, hoạt động và mục đích tồn tại của nhà nước. Theo học thuyết Mác Lênin, bản
chất nhà nước được thể hiện ở hai phương diện là tính xã hội và tính giai cấp.
 Tính xã hội của nhà nước: một thuộc tính khách quan, phổ biến của nhà nước đó là tính xã hội

của nhà nước. Tính khách quan vì đây là một thuộc tính khơng phụ thuộc vào ý muốn con
người. Tính xã hội vì nó tồn tại ở mọi nhà nước, không phân biệt kiểu nhà nước nào
o Thứ nhất, để tồn tại và phát triển nhà nước nào cũng phải quan tâm giải quyết những vấn đề

chung của xã hội. Trước tiên nhà nước được hiểu là một tổ chức quyền lực công cộng.
Chẳng hạn, người Việt Nam ngay từ tấm bé đều biết đến hai hình ảnh "nước dâng đến đâu,
núi đồi cao đến đó" (Sự tích Sơn Tinh - Thủy Tinh) và hình ảnh “một cậu bé ba tuổi nhổ tre
đánh giặc" (Sự tích Thánh Gióng). Hai hình ảnh đó nhắc nhở người dân Việt Nam rằng ngay
từ đầu dân tộc này đã phải giải quyết hai yêu cầu thường trực, khách quan của xã hội đó là
nhu cầu trị thủy và chống giặc ngoại xâm. Nhà nước Việt Nam hiện nay cũng phải giải quyết
nhiều vấn đề xã hội phát sinh như vẫn để giáo dục, y tế, lao động - việc làm, bảo vệ môi
trường sống, phòng chống các tệ nạn xã hội v.v...
o Thứ hai, bất kỳ nhà nước nào cũng sẽ không thể tồn tại, phát triển được nếu như giai cấp
thống trị tuyệt đối không chủ ý, quan tâm, bảo vệ quyền lợi của các giai cấp, tầng lớp khác,
kể cả những giai tầng khơng có quan điểm, tiếng nói giống với giai cấp mình. Chẳng hạn,
trong Bộ Quốc triều hình luật thời Lê ở Việt Nam có rất nhiều những quy định bảo vệ quyền
lợi của những người yếu thế trong xã hội như người già, phụ nữ, trẻ em, nô lệ, người tàn tật,
người cô quả…
o Thứ ba, mức độ thể hiện và thực hiện tính xã hội của các nhà nước khơng hồn tồn giống
nhau. Tính xã hội của nhà nước chịu sự quy định, chịu sự tác động của nhiều yếu tố như: thể

chế chính trị, sự phát triển kinh tế - xã hội, các mối tương quan lực lượng, truyền thống,
phong tục tập quán, hoàn cảnh lịch sử, việc cam kết và thực hiện các điều ước quốc tế,...

 Tính giai cấp của nhà nước: Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, nhà nước nào cũng có
tính giai cấp sâu sắc. Tính giai cấp của nhà nước cũng là một thuộc tính khách quan và phổ biến
tồn tại ở mọi nhà nước. Điều này thể hiện ở những nội dung sau:
o Thứ nhất, nhà nước chỉ ra đời trong xã hội có giai cấp. Trong chế độ cộng sản nguyên
thủy, khi chưa có tư hữu xuất hiện, chưa có sự phân hóa giai cấp, thì ở đó chưa có nhà
nước.
o Thứ hai, nhà nước là do giai cấp thống trị xã hội tổ chức nên, phục vụ quyền lợi chủ yếu,
trước hết là cho giai cấp thống trị xã hội. Chẳng hạn, Điều 3 của Quốc triểu hình luật
thời Lê về chế độ Bát nghị (8 trường hợp được miễn giảm tội, bảo vệ lợi ích của triều
đình, của nhà vua). Hoặc Khoản 2 Điều 2 Hiến pháp năm 2013 cũng thể hiện tính giai
cấp nhà nước ta hiện nay: “Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam do Nhân dân làm
chủ; tất cả quyền lực nhà nước thuộc về Nhân dân mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp
công nhân với giai cấp nơng dân và đội ngũ trí thức."
o Thứ ba, sự thống trị của giai cấp được thể hiện trên ba mặt là kinh tế, chính trị và tư
tưởng. Thông qua nhà nước, giai cấp thống trị về kinh tế trở thành giai cấp thống trị về
chính trị. Cũng vì nắm được quyền lực nhà nước, hệ tư tưởng của giai cấp thống trị trở
thành hệ tư tưởng thống trị xã hội. Quyền lực chính trị do nhiều tổ chức thực hiện, nhưng
nhà nước là cơng cụ chủ yếu của quyền lực chính trị.
o Thứ tư, mức độ thể hiện và mức độ thực thi tính giai cấp trong mỗi thời kỳ, mỗi giai
đoạn là khác nhau, phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khách quan và chủ quan như chế độ
chính trị, tương quan lực lượng giai cấp, những điều kiện kinh tế, văn hoá xã hội, đảng
phái, bối cảnh kinh tế, quốc tế v.v...

Tóm lại, theo chủ nghĩa Mác - Lênin, nhà nước là một bộ máy, công cụ quyền lực đặc biệt, là một tổ
chức đặc biệt của quyền lực chính trị, bộ máy để thực hiện nền chuyên chính của giai cấp thống trị xã
hội, đảm bảo thực hiện những nhiệm vụ giai cấp và những nhiệm vụ chung nảy sinh từ bản chất của xã
hội.


- Những đặc trưng cơ bản của nhà nước
Các nhà nước trong lịch sử có sự khác nhau về bản chất, nhưng về cơ bản tất cả các nhà nước đều có
những đặc trưng (dấu hiệu) cơ bản chung. Những đặc trưng này để phân biệt nhà nước với các tổ chức
chính trị - xã hội, với tổ chức thị tộc nguyên thuỷ trước kia.

 Đặc trưng 1. Nhà nước là tổ chức quyền lực chính trị công cộng đặc biệt với bộ máy quản lý
đời sống xã hội, thực hiện cưỡng chế trong những trường hợp cần thiết trên cơ sở pháp luật

Nhà nước là tổ chức quyền lực chính trị đặc biệt, tổ chức quyền lực cơng. Nhà nước có bộ máy
cưỡng chế gắn liền với quân đội, cảnh sát, nhà tù, trại giam và những cơ quan cưỡng chế khác.
Đây là những cơ quan mà không tổn tại trong chế độ thị tộc nguyên thuỷ cũng như trong các tổ
chức khác. Cùng với sự phát triển của xã hội, bộ máy nhà nước đã được hoàn thiện để thực hiện
quản lý xã hội.
 Đặc trưng 2. Nhà nước có lãnh thổ và thực hiện sự quản lý dân cư theo theo các đơn vị hành
chính lãnh thổ. (dấu hiệu dân cư và lãnh thổ)
Phạm vi thực hiện quyền lực của nhà nước là trên toàn bộ lãnh thổ nhà nước. Nhà nước quản lý
dân cư theo các đơn vị hành chính, khơng phụ thuộc vào quan điểm chính trị, giới tính, huyết
thống, nghề nghiệp nhằm đảm bảo cho sự quản lý tập trung, thống nhất của nhà nước. Mối quan
hệ giữa người dân với nhà nước được thể hiện rõ nhất thông qua chế định quốc tịch, một chế
định xác lập sự phụ thuộc của công dân vào một nhà nước nhất định và tương ứng, nhà nước
cũng phải có những nghĩa vụ nhất định đối với cơng dân của mình.
 Đặc trưng 3. Nhà nước có chủ quyền quốc gia.
Chủ quyền quốc gia là quyền tối cao của nhà nước về đổi nội và độc lập về đối ngoại. Chủ
quyền quốc gia là quyền tự quyết của quốc gia đó về các vấn đề đối nội và đối ngoại. Nhà nước
là người đại diện chính thức, đại diện về mặt pháp lý cho toàn xã hội về đối nội và đối ngoại. Xu
hướng toàn cầu hoá hiện nay cho thấy nhà nước nào cũng tham gia vào nhiều tổ chức quốc tế,
diễn đàn quốc tế và cùng chia sẻ lợi ích, cùng gánh vác những nghĩa vụ khác nhau. Ví dụ: Việt
Nam đang tham gia các tổ chức quốc tế như: ASEAN, FAO, IAEA, ILO, IMF, UN, UNCTAD,
UNESCO, WFTU, WHO, WIPO, WMO, APEC, ASEM...; Nhiều vấn đề tồn cầu nảy sinh địi

hỏi sự chung sức của nhiều quốc gia: AIDS, Cúm gia cầm H5N1, nạn khủng bố, thảm họa môi
trường....
 Đặc trưng 4. Nhà nước là tổ chức duy nhất có quyền ban hành pháp luật và đảm bảo sự thực
hiện pháp luật. Nhà nước là đại diện chính thức cho tồn xã hội. Chỉ có nhà nước mới có quyền
ban hành pháp luật và quản lý dân cư, các hoạt động xã hội bằng pháp luật. Pháp luật có tính bắt
buộc chung, được đảm bảo thực hiện bằng nhà nước với các biện pháp tổ chức, cưỡng chế,
thuyết phục tùy theo bản chất nhà nước và các điều kiện khách quan khác.
 Đặc trưng 5: Nhà nước có quyền định ra và thu các loại thuế dưới hình thức bắt buộc. Nhà
nước nào cũng có quyền định ra và thu các loại thuế dưới hình thức bắt buộc. Mục đích cơ bản
của việc thu thuế là để nuôi sống bộ máy nhà nước và thực hiện các chức năng của nhà nước.
Chỉ có nhà nước mới được thu thuế, các tổ chức khác không phải là nhà nước khơng có đặc
trưng này.

6. Nêu và phân tích khái niệm nhà nước
TH1

*Khái niệm:
Nhà nước là tổ chức quyền lực chính trị, của quyền lực cơng, có bộ máy nhà nước để điều hành và
quản lý bảo vệ lợi ích của nhà nước và người dân, thực hiện nhiệm vụ xây dựng và phát triển nhà nước,
cộng đồng, xã hội.

- Nhà nước là một trong các tổ chức của xã hội nhưng có quyền quản lý xã hội. Để quản lý xã
hội, nhà nước phải có quyền lực. Quyền lực nhà nước là khả năng và sức mạnh của nhà nước có
thể bắt các tổ chức và cá nhân trong xã hội phải phục tùng ý chí của nó.

- Quyền lực nhà nước tồn tại trong mối quan hệ giữa nhà nước với các cá nhân, tổ chức trong xã
hội. Trong mối quan hệ này, nhà nước là chủ thể của quyền lực, các cá nhân, tổ chức khác trong
xã hội là đối tượng của quyền lực ấy, họ phải phục tùng ý chí của nhà nước.

- Quyền lực nhà nước có tác động bao trùm lên tồn xã hội, tới mọi tổ chức, cá nhân, mọi khu

vực lãnh thổ và các lĩnh vực cơ bản của đời sống: kinh tế, chính trị, văn hóa, giáo dục…

- Để quản lý xã hội, nhà nước có một lớp người tách ra khỏi lao động sản xuất để chuyên thực thi
quyền lực nhà nước, họ tham gia vào bộ máy nhà nước để làm hình thành nên một hệ thống các
cơ quan nhà nước từ trung ương tới địa phương, trong đó có các cơ quan bạo lực, cưỡng chế
như quân đội, cảnh sát, tòa án…

Tự làm
- Khái niệm: Nhà nước là tổ chức quyền lực chính trị, quyền lực cơng của xã

hội, của nhân dân, có chủ quyền, thực hiện việc quản lý các công việc chung
của toàn xã hội trên cơ sở pháp luật và lợi ích chung với bộ máy nhà nước
chuyên trách, nhà nước có trách nhiệm bảo vệ, bảo đảm các quyền, tự do
của con người, vì sự phát triển bền vững của xã hội.
- Giải thích từ ngữ đặc biệt:
 Tổ chức là sự liên kết chặt chẽ giữa những người có chung mục đích
 Quyền lực là khả năng áp đặt ý chí của chủ thể này lên chủ thể khác và

buộc chủ thể ấy phải phục tùng.
 Pháp luật là các quy tắc xử sự chung của con người trong đời sống xã hội.
- Phân tích:
 Nhà nước có quyền lực, quyền lực này tồn tại trong mối quan hệ giữa nhà

nước với các cá nhân và tổ chức xã hội khác. Trong mối quan hệ này, nhà
nước là chủ thể của quyền lực còn các các cá nhân, tổ chức xã hội khác
phải tuân thủ ý chí của nhà nước bởi vì họ là đối tượng của quyền lực đó.

 Nhà nước đặt ra pháp luật và dùng pháp luật để quản lý trật tự xã hội.
Nhà nước có bộ máy cưỡng chế gắn liền với quân đội, cảnh sát, nhà tù,
trại giam… và Nhà nước dùng nó để đảm bảo thực hiện pháp luật.


 Nhà nước cịn có chủ quyền tối cao trong phạm vi lãnh thổ của nước
mình, có quyền thay mặt quốc gia đưa ra quyết định về các vấn đề đối
nội đối ngoại.

7. Trình bày và phân tích hình thức của nhà nước
- “Nhà nước là tổ chức quyền lực chính trị, của quyền lực cơng, có bộ máy nhà nước để điều hành

và quản lý bảo vệ lợi ích của nhà nước và người dân, thực hiện nhiệm vụ xây dựng và phát triển
nhà nước, cộng đồng, xã hội.”
- Hình thức nhà nước là cách tổ chức quyền lực nhà nước gồm: Hình thức chính thể và hình thức
cấu trúc.

a. Hình thức chính thể hay thể chế chính trị: là cách thức tổ chức, trình tự thành lập (các) cơ
quanquyền lực nhà nước cao nhất và quan hệ giữa các cơ quan đó với nhau, cũng như
b. thái độ của các cơ quan này đối với nhân dân

- Là cách thức tổ chức, trình tự thành lập và hoạt động của các cơ quan quyền lực nhà nước

- Có 2 hình thức thể chế chính trị chủ yếu: Quân chủ và Cộng hoà

 Quân chủ tuyệt đối
- Nguyên thủ quốc gia có thực quyền trong lĩnh vực hành pháp
- Nguyên thủ quốc gia (Quốc vương) đồng thời là Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng

Bộ Tài chính
- Quốc vương bổ nhiệm thực tế quan chức hành pháp cao cấp

 Quân chủ hạn chế
- Vua - nguyên thủ quốc gia không giữ thực quyền trong lĩnh vực hành pháp

- Người đứng đầu nhà nước chỉ nắm một phần quyền lực tối cao và bên cạnh đó có cơ quan quyền

lực khác nữa ( hiến pháp là văn bản thể hiện sự hạn chế/chia sẻ quyền lực này).
- Quân chủ hạn chế bao gồm: quân chủ nhị hợp, quân chủ đại nghị

 Quân chủ nhị hợp (nhị nguyên): quyền của nguyên thủ bị hạn chế trong lĩnh vực lập pháp
song rất rộng trong lĩnh vực hành pháp.

 Quân chủ đại nghị: nguyên thủ quốc gia khơng có quyền hạn trong lĩnh vực lập pháp và
trong lĩnh vực hành pháp cũng hạn chế tối đa. Vua là nguyên thủ quốc gia, đứng đầu nhà

nước nhưng chỉ là tượng trưng cho dân tộc mà khơng có thực quyền. (the head of state:
người đứng đầu nhà nước→ có quyền lực những khá hạn chế, thực thi chủ yếu là vấn đề đại
diện cho quốc gia, tượng trưng cho sự thống nhất của quốc gia đó…)
 Quốc hội nhà nước này phần lớn gồm hai viện nắm quyền lập pháp. Chính phủ do thủ tướng
đứng đầu nắm quyền hành pháp. Tòa Án nắm quyền tư pháp. (trên thế giới hiện nay có 40 nhà
nước quân chủ nghị viện
 Nghị viện là cơ quan lập pháp. Tuy nhiên về mặt pháp lý, nhà vua có quyền phủ quyết các đạo
luật của nghị viện, nhưng trường hợp này không thấy xảy ra trên thực tế
 Cộng hoà tổng thống
- Tổng thống được dân bầu trực tiếp
- Tổng thống lãnh đạo hành pháp, khơng có Thủ tướng
Tổng thống là nguyên thủ quốc gia, là người đứng đầu nhà nước, đồng thời cũng là người đứng đầu
chính phủ nắm tồn quyền hành pháp. Nghị viện giữ chức năng lập pháp. Tòa án nắm quyền tư
pháp (Mỹ, Chi lê, Indonesia,...)

● Đặc điểm:- Nghị viện: gồm hạ nghị viện và thượng nghị viện, giữ chức năng lập pháp. Có quyền
thông qua các đạo luật, quyền sửa đổi bổ sung dự án luật và dự án ngân sách của tổng thống, quyền
tán thành hoặc không tán thành các quan chức cấp cao do tổng thống bổ nhiệm, quyền phê chuẩn
hoặc bác bỏ các điều ước quốc tế do tổng thống đã ký.


● Tổng thống do cử tri trực tiếp hoặc gián tiếp bầu ra, tổng thống vừa là nguyên thủ quốc gia, vừa
là người đứng đầu chính phủ, khơng có chức danh thủ tướng.

➢Đối với nước đa đảng: các đảng phái pải tranh ghế trong nghị viện→ bên nào nắm đa số ghế
trong hạ viện→ bầu thủ tướng→phe đa số sẽ bầu nên thủ tướng.

➢Đảng dân chủ Mỹ: có tư tưởng của xã hội chủ nghĩa hoặc thiên tả,mong muốn kiểm soát xã hội
bằng bàn tay của nhà nước( quyền lực nhà nước), ngoại giao thì mang tính trung dung, đánh thuế
cao đối với các tập đoàn, ủng hộ phá thai.

➢Cộng hòa: thiên hướng thiên hữu, duy trì can thiệp ít vào xã hội,thuế đánh vào các tập đoàn
xướng thấp, ngoại giao là chủ động,không ủng hộ phá thai

➢Tổng thống thành lập chính phủ.

➢Tổng chỉ huy các lực lượng vũ trang.

➢Trình dự án luật và các dự án ngân sách lên nghị viện.
➢Ký kết các điều ước quốc tế và cử các đại diện ngoại giao.
➢Bổ nhiệm thẩm phán của pháp viện tối cao.
➢Ban bố hoặc phủ quyết các đạo luật của nghị viên
- Cộng hồ đại nghị
• Nghị viện bầu Tổng thống
• Thủ tướng lãnh đạo hành pháp
- Cộng hồ bán tổng thống
• Tổng thống được dân bầu
• Tổng thống và Thủ tướng cùng lãnh đạo hành pháp
• Chính phủ được thành lập trên cơ sở nghị viện (phụ thuộc vào kết quả bầu cử các đảng phái chính
trị) và do thủ tướng đứng đầu.

• Chính phủ khơng chịu trách nhiệm trước tổng thống mà là nghị viện
- Cộng hồ XHCN
• Quốc hội do dân bầu trực tiếp
• Quốc hội bầu, phê chuẩn các chức vụ cao cấp
b) Hình thức cấu trúc NN
- Là cách thức tổ chức nhà nước thành các đơn vị hành chính - lãnh thổ, mối quan hệ giữa cơ quan
nhà nước trung ương, địa phương, thẩm quyền đại diện.
* Nhà nước liên bang

● Thiết lập từ 2 hay nhiều bang thành viên. Nhà nước liên bang có chủ quyền chung và các thành
viên có chủ quyền riêng.
● Có hai hệ thống cơ quan nhà nước, hai hệ thống pháp luật và công dân mang hai quốc tịch
● Đặc điểm:- HP ghi nhận sự phân chia quyền lực giữa tiểu bang và liên bang.
- HP ghi nhận thiết chế kiểm soát và phân chia quyền lực.
- Có hai hệ thống cơ quan nhà nước, hai hệ thống pháp luật.
* Cấu trúc nhà nước đơn nhất
● Là nhà nước có chủ quyền chung, có lãnh thổ toàn vẹn thống nhất, các bộ phận hợp thành nhà
nước là các đơn vị hành chính lãnh thổ khơng có chủ quyền riêng biệt
● Có một hệ thống cơ quan nhà nước thống nhất từ trung ương đến địa phương, có một hệ thống
pháp luật thống nhất và công dân mang một quốc tịch.
Đặc điểm:- Chủ quyền QG duy nhất
- Cơng dân có một quốc tịch
- Có một hệ thống cơ quan nhà nước thống nhất trên toàn lãnh thổ
.- Có một hệ thống pháp luật thống nhất.
● Phân loại:
+ Đơn nhất giản đơn: là cấu trúc nhà nước thống nhất, khơng có khu tự trị hay vùng lãnh thổ,...
+ Đơn giản phức tạp: Có khu tự trị, vùng lãnh thổ VD: TQ có tỉnh, đặc khu, khu tự trị: dân tộc
choang, khu tự trị tân cương, tây tạng,.. hồng kông là đặc khu

NN Chiếm hữu NN phong kiến NN tư sản NN xhcn


nô lệ nhà Là nhà nước của Là kiểu NN ra Là một kiểu NN mà 8. Nêu khái
Là kiểu ở đó sự thống trị niệm và so
ctrị thuộc về gccn, sánh những
nước đầu tiên giai cấp địa chủ, đời, tồn tại và do CM xhcn sản đặc điểm
sinh ra và có sứ chính của các
trong lịch sử, là lấy vua chúa làm phát triển trong mệnh xdựng thành kiểu nhà
công cnxh, đưa nước
tổ chức chính trị trung tâm, bóc lịng hình thái ktế nhân dân lđộng lên - Khái niệm:
địa vị làm chủ trên Kiểu nhà
đặc biệt của giai lột nhân dân, – xhội tbcn tất cả các mặt của nước là tổng
đời sống xhội trong thể những dấu
Khái cấp chủ nô. dùng mồ hôi Cơ sở ktế của NN 1 xhội phát triển hiệu (đặc
niệm cao - xhội xhcn điểm) cơ bản,
Là hình thái ktế- nước mắt của tư sản là pthức Là công cụ của giai đặc thù của
Bản cấp công nhân và nhà nước, thể
chất xhội có giai cấp nơng dân để sxuất tbcn dựa nông dân để bảo vệ hiện bản chất
những lợi ích của giai cấp và
Chức dựa trên cơ sở nuôi một bầy trên chế độ chiếm nhân dân lao động những điều
năng Phục vụ, quản lý, kiện tồn tại và
chế độ người quan lại và quân hữu tư nhân về pháp luật, quốc phát triển của
Vai phòng, ngoại giao, nhà nước
trị bóc lột người. lính, áp bức bóc TLSX, nền ktế giáo dục, văn hóa, trong một
xã khoa học hình thái kinh
hội Giai cấp chính là lột nơng dân. hhoá – thị trường. Duy trì và phát triển tế xã hội nhất
Cách chế độ xã hội chủ định
thức chủ nô và nô lệ. nghĩa, tạo điều kiện
bóc Là công cụ của Là công cụ của Là công cụ của cho sự chuyển tiếp
lột sang chế độ cộng
giai cấp chủ nô giai cấp địa chủ giai cấp tư sản để sản

Kết Loại bỏ sự bóc lột,
để bảo vệ những để bảo vệ những bảo vệ những đặc phân phối công =,
bảo đảm quyền lợi,
đặc quyền chiếm đặc quyền phong quyền tư hữu về tham gia dân chủ,
xdựng văn minh
hữu nô lệ kiến tư liệu sản xuất Là kiểu nhà nước
mới, tiến bộ vì đặc
Đàn áp, bóc lột, Đàn áp, bóc lột, Đàn áp, bóc lột, điểm đơng đảo

quản lý, pháp quản lý, pháp quản lý, pháp

luật, quốc luật, quốc luật, quốc phòng,

phòng, ngoại phòng, ngoại ngoại giao, giáo

giao giao, tơn giáo dục, văn hóa

Duy trì và phát Duy trì và phát Duy trì và phát

triển chế độ nô triển chế độ triển chế độ tư

lệ, tạo điều kiện phong kiến, tạo bản, tạo điều kiện

cho sự hình điều kiện cho sự cho sự hình thành

thành của chế độ hình thành của của chế độ xhcn

phong kiến chế độ tư bản

Chiếm hữu hoàn Thu thuế, địa tơ, Bóc lột thặng dư


tồn người nơ lệ, lao động bắt giá trị, thu thuế,

thu thuế, địa tơ, buộc, phong thổ, tín dụng, thương

lao động bắt phong tước, mại, đầu tư, mở

buộc phong ân rộng thị trường

Các kiểu nhà nước chủ nô, phong kiến và tư sản có

những đặc điểm riêng về bản chất, chức năng và vai trò

xã hội, nhưng đều là nhà nước bóc lột được xây dựng

9. Nêu khái niệm bộ máy nhà nước và các nguyên tắc cơ bản về tổ chức và hoạt động của bộ máy
nhà nước.
- Khái niệm bộ máy nhà nước :
+ Bộ máy NN là hệ thống các cơ quan NN từ trung ương đến địa phương, được tổ chức và hoạt động
theo những nguyên tắc chung, thống nhất để thực hiện chức năng và nhiệm vụ của NN
+ Bộ máy NN khác cơ quan, tổ chức phi NN
+ Bộ máy NN khác thể chế chính trị
- Các nguyên tắc cơ bản về tổ chức và hoạt động của bộ máy NN hiện đại
+ Nguyên tắc tổ chức và hoạt hoạt động của nhà nước là những tư tưởng, quan điểm, cơ bản chỉ đạo
toàn bộ tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước nói chung, từng cơ quan nhà nước nói riêng nhằm
đảm bảo sự vận hành đồng bộ, thống nhất của bộ máy nhà nước.
+ Nguyên tắc phân quyền: có sự sự kiểm sốt và cân bằng quyền lực.

● Là nguyên tắc phổ biến về tổ chức, hoạt động của bộ máy nhà nước ở nhiều nhà nước đương đại
trên thế giới hiện nay


● khơng có cơ quan nào nắm giữ toàn bộ quyền lực nhà nước. Quyền lực nhà nước được thực hiện
bởi các cơ quan lập pháp, hành pháp, tư pháp. Quyền lực nhà nước được chia thành các nhánh
khác nhau dựa trên bản chất và chức năng để các nhánh có thể kiểm soát và cân bằng lẫn nhau.

● Thực hiện nguyên tắc này sẽ hạn chế khả năng lạm quyền, góp phần chống tham nhũng có hiệu
quả.

● Khơng có phân quyền tuyệt đối, giữa các nhánh quyền lực vẫn có sự tác động qua lại, có quan
hệ chức năng với nhau. Phân quyền cũng không loại trừ sự thống nhất trong chính sách nhà
nước về những vấn đề có tính ngun tắc và sự tương hỗ giữa các nhánh quyền lực

+ Nguyên tắc dân chủ: thể hiện hiện sự tham gia của người dân và hướng tới sự đồng thuận
● Địi hỏi phải có sự tham gia rộng rãi của người dân không chỉ trong việc kiểm tra, giám sát mà
cả trong xây dựng và phân biệt các quyết sách quan trọng của nhà nước
● Người dân được quyết định và quyết định thực chất các vấn đề quan trọng của đất nước bằng
các hình thức dân chủ trực tiếp hoặc dân chủ gián tiếp. Tất cả các ý kiến của những chủ thể
tham gia phải được phản hồi để cuối cùng đi đến những quyết định thể hiện sự đồng thuận.
● Trong hiến pháp nhiều nước hiện nay đều thể hiện nguyên tắc tất cả quyền lực nhà nước thuộc
về nhân dân.Tất cả quyền lực nhà nước phải xuất phát từ nhân dân.

+ Nguyên tắc tôn trọng và bảo vệ quyền con người, quyền cơng dân
● Địi hỏi các cơ quan nhà nước và mọi nhân viên nhà nước phải có nghĩa vụ tơn trọng, bảo vệ và
đảm bảo thực hiện các quyền, tự do con người và nhân dân.

● Việc ghi nhận các quyền con người, quyền công dân luôn phải gắn với trách nhiệm của nhà
nước trong việc đảm bảo và thúc đẩy quyền con người, quyền công dân, phải được đảm bảo
thực hiện trên nền tảng của chế độ dân chủ và chủ quyền nhân dân.

● Trong hoạt động của mình khi thực thi công vụ phải thỏa mãn các điều kiện từng biện pháp đưa

ra phải phù hợp với mục đích. Hay nói cách khác, việc ban hành các quyết định phải xem xét
toàn diện các yếu tố như việc sử dụng các biện pháp để đạt được mục đích có hợp pháp khơng,
có tương xứng khơng và có cần thiết hay khơng.

● Thủ tục cơng khai, minh bạch là địi hỏi hết sức quan trọng cho việc bảo vệ quyền con người,
quyền công dân.

+ Nguyên tắc đảm bảo tính hợp pháp trong mọi quyết định của cơ quan công quyền:
● Đòi hỏi mọi cơ quan nhà nước chỉ được thực hiện những quyền và nghĩa vụ đã được pháp luật
quy định. Cơ quan nhà nước phải thực hiện đúng thẩm quyền, đúng quy trình, thủ tục, đúng quy
định pháp luật về nội dung, đảm bảo các yêu cầu về tính chính đáng, tính tương xứng trong nội
dung quyết định của mình.

+ Ngun tắc minh bạch, cơng khai và trách nhiệm giải trình:
● Địi hỏi mọi cá nhân, tổ chức đều có khả năng được tiếp cận thông tin theo những nội dung mà
pháp luật cho phép tiếp cận một cách thuận lợi, dễ dàng.
● Nghĩa vụ của các cơ quan nhà nước là phải cung cấp thông tin mà cá nhân, tổ chức có yêu cầu
theo đúng quy định của pháp luật. Ngồi ra, các cơ quan nhà nước phải có trách nhiệm giải
trình.
● Giải trình là thuộc trách nhiệm của các cơ quan nhà nước. Giải trình chính là cơ sở để bỏ phiếu
bất tín nhiệm, buộc những người khơng làm được việc phải từ chức.
● Trách nhiệm giải trình được thực hiện ở những nước mà có bầu cử tự' do, đồng thời có sự phân
định tương đôi rõ giữa bộ phận chính trị và bộ phận hành chính.

10. Trình bày các chức năng cơ bản của nhà nước

Khái niệm: Các chức năng cơ bản của nhà nước là các phương diện hoạt động chủ yếu, cơ bản của nhà
nước trên các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội, phù hợp với bản chất, vai trò, trách nhiệm của
nhà nước đối với xã hội.


Chức năng của nhà nước gắn liền với hoạt động của nhà nước, nhưng không phải là hoạt động
cụ thể của nhà nước cũng như hoạt động của từng bộ phận của nhà nước. Chức năng của nhà nước thể

hiện bản chất, vai trò, trách nhiệm của nhà nước, ln phù hợp với bản chất, trình độ phát triển của nhà
nước trong từng giai đoạn, thời kỳ lịch sử, điều kiện cụ thể của đất nước.
- Các chức năng cơ bản của nhà nước bao gồm:
+ Chức năng đối nội: là những phương diện hoạt động chủ yếu thể hiện hoạt động của nhà nước mà
đối tượng tác động, mục tiêu và nhiệm vụ của các hoạt động này chủ yếu nằm trong phạm vi nhà nước
đó

● Chức năng chính trị: Chức năng này thay đổi theo bối cảnh chính trị - xã hội. Nội dung của
chức năng chính trị là bảo vệ và phát triển trật tự chính trị - xã hội, chống lại các cuộc đảo
chính, sự can thiệp chính trị từ bên ngồi, bảo vệ trật tự quyền lực, hệ thống chính trị và các
nguyên tắc tổ chức quyền lực hiện hành. Tùy vào thể chế chính trị, hình thức nhà nước mà mỗi
quốc gia có những chức năng khác nhau.

● Chức năng kinh tế: là một trong những chức năng quan trọng bậc nhất của phần lớn các quốc
gia trên thế giới hiện đại.Có những quốc gia coi chức năng kinh tế là việc nhà nước tổ chức
quản lý nền kinh tế quốc dân một cách toàn diện, tập trung, trong khi đó ở nhiều quốc gia khác
chức năng kinh tế là việc nhà nước coi mình là nhân tố trung gian thực hiện điều tiết vĩ mô, tạo
điều kiện thúc đẩy tăng trưởng và phát triển nền kinh tế, mang tính kiến tạo phát triển. Tổ chức,
quản lý, điều tiết nền kinh tế là nội dung chủ yếu của chức năng kinh tế của nhà nước, nhưng
mức độ và cách thức thực hiện phụ thuộc vào nhận thức của mỗi quốc gia trong mỗi thời kỳ,
giai đoạn phát triển.

● Chức năng xã hội: Thiết lập cơ chế, chính sách tổ chức thực hiện các cơ chế chính sách nhằm
đảm bảo lao động, việc làm, bảo trợ xã hội, xóa đói giảm nghèo và các vấn đề an sinh xã hội
khác, giáo dục đào tạo, chăm sóc sức khỏe nhân dân, phát triển văn hóa, giữ gìn và phát triển
các giá trị văn hóa, truyền thống của dân tộc, đảm bảo sự phát triển hài hòa trong các vấn đề dân
tộc, tôn giáo... là các nội dung chính của chức năng xã hội của nhà nước.


● Chức năng môi trường: Khác với trước đây, ngày nay cùng với những hậu quả nghiêm trọng do
ơ nhiễm mơi trường khơng khí, mơi trường nước, môi trường đất cùng với những hiểm họa,
thiệt hại mà biến đổi khí hậu mang lại các quốc gia đã đưa vấn đề bảo vệ môi trường thành chức
năng chủ yếu của nhà nước.

● Chức năng ghi nhận và bảo vệ quyền con người, quyền công dân: Trong bối cảnh tồn cầu hóa,
nhân quyền, dân chủ pháp quyền, rất nhiều các quốc gia trên thế giới đã cam kết thực hiện việc
ghi nhận, tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm và thúc đẩy nhân quyền và thực hiện cam kết này không
chì thể hiện tính chất nhân văn, tiến bộ của nhà nước mà còn nghĩa vụ của nhà nước trước cộng
đồng quốc tế.

● Chức năng bảo vệ trật tự, an toàn xã hội: Nhu cầu sống trong một xã hội trật tự và an toàn là
nhu cầu tự nhiên của mỗi cá nhân và cũng vì thế mà người dân cần đến nhà nước.

+ Chức năng đối ngoại: là những phương diện hoạt động chủ yếu thể hiện thông qua các hoạt động
của nhà nước mà đối tượng tác động, mục tiêu và nhiệm vụ của các hoạt động này vượt ra ngoài phạm
vi của nhà nước đó và nằm trong mối quan hệ mật thiết với cộng đồng quốc tế, giao lưu quốc tế.

● Chức năng hợp tác và hội nhập khu vực, quốc tế: Các nhà nước luôn muốn tranh thủ các nguồn
lực bên ngồi để duy trì sự phát triển, xích lại gần các xu hướng và chuẩn mực quốc tế nên luôn
tìm cách đẩy mạnh hoạt động ngoại giao, hợp tác kinh tế, văn hóa, quốc phịng, chính trị. Hội
nhập quốc tế cũng là xu thế và mục tiêu của đa phần quốc gia trên thế giới để giải quyết các vấn
đề nội bộ cũng như các vấn đề quốc tế. Hội nhập kinh tế, văn hóa, chính trị đang là xu thế phổ
biến ở nhiều khu vực trên thế giới.

● Chức năng bảo vệ, gìn giữ trật tự hồ bình thế giới, khu vực: Quy mô và cách thức thực hiện
chức năng này phụ thuộc vào vị trí, vai trị của nhà nước trong thế giới hiện đại. Không phổ biến
vũ khí hạt nhân, vũ khí hủy diệt hàng loạt khác, tìm kiếm các giải pháp để bảo vệ hịa bình khu
vực và quốc tế, tham gia giải quyết các vấn đề khu vực và toàn cầu như chống biến đổi khí hậu,

cướp biển, an ninh, an toàn vận tải biển, hàng không, chông buôn lậu, tội phạm xuyên quốc
gia... là những nội dung cơ bản của chức năng này

● Chức năng quốc phòng: Bảo vệ chủ quyền, an ninh quốc gia, toàn vẹn lãnh thổ chống lại mọi
hành động xâm lược, gây hân, đe dọa từ bên ngồi ln là nhiệm vụ thường trực của mỗi nhà
nước.

11. Phân tích khái niệm nhà nước pháp quyền và trình bày về phương hướng xây dựng, hồn
thiện nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam.

* Phân tích khái niệm nhà nước pháp quyền:

Nhà nước pháp quyền là một phương thức tổ chức và vận hành xã hội trên cơ sở các quyền.
Các quyền này được phân định và tổ chức sao cho sự lạm quyền không thể xảy ra và quyền tự
do, dân chủ, quyền tự nhiên của người dân được bảo vệ. Hiến pháp, pháp luật có tính tối cao và
là các công cụ quan trọng nhất để xác lập và phân định các quyền. Hiến pháp, pháp luật được
xây dựng trên nền tảng các tư tưởng pháp lý tiến bộ của nhân loại nhằm đảm bảo thực sự
những giá trị xã hội được thừa nhận chung của nền văn minh thế giới: công bằng, nhân đạo,
dân chủ, pháp chế. Trong đó, Hiến pháp được coi là linh hồn của nhà nước pháp quyền và là
bản khế ước xã hội quan trọng nhất

Quyền của nhà nước thì phải “xác lập và phân định” sao cho tránh được sự lạm dụng quyền
lực nhà nước, còn quyền tự do, dân chủ, quyền tự nhiên của con người thì phải được bảo vệ.
Những quyền này được ghi nhận trong Hiến pháp và pháp luật. Đặc biệt, Hiến pháp - bản văn

thể hiện ý chí của mọi thành viên trong xã hội được coi là linh hồn của Nhà nước pháp quyền,
là bản khế ước quan trọng nhất giữa nhà nước và công dân.

- Quan điểm của Đảng ta về xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa là quá trình đúc kết,
kế thừa, vận dụng tư tưởng về Nhà nước pháp quyền trong lịch sử tư tưởng nhân loại, quan điểm

của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước, pháp luật kiểu mới và thực tiễn xây
dựng Nhà nước kiểu mới ở nước ta, nhất là trong những năm đổi mới vừa qua.

- Tư tưởng về Nhà nước pháp quyền xuất hiện rất sớm trong lịch sử tư tưởng nhân loại, ngay từ khi
xuất hiện Nhà nước cổ đại và được tiếp tục phát triển, nhất là trong thời kỳ cách mạng tư sản, phản
ánh khát vọng của nhân dân về một Nhà nước bảo đảm tự do, dân chủ, nhân quyền, đối lập với sự
độc đốn, độc tài của Nhà nước chủ nơ và chế độ chuyên chế hà khắc của Nhà nước phong kiến.

- Nhà nước pháp quyền theo quan điểm của các nhà tư tưởng trong lịch sử nhân loại là Nhà nước
bảo đảm tính tối thượng của pháp luật trong đời sống xã hội, trong đó pháp luật phải phản ánh ý chí
chung, lợi ích chung của nhân dân; thực hiện và bảo vệ quyền tự do, dân chủ của nhân dân; chịu
trách nhiệm trước công dân về những hoạt động của mình và u cầu cơng dân thực hiện các nghĩa
vụ đối với Nhà nước và xã hội; có hình thức tổ chức quyền lực Nhà nước thích hợp bảo đảm chủ
quyền thuộc về nhân dân, tổ chức thực hiện có hiệu quả quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp; ngăn
chặn được sự tùy tiện, lạm quyền từ phía Nhà nước, xử lý nghiêm minh các hành vi vi phạm pháp
luật, kể cả vi phạm pháp luật của các cơ quan và công chức nhà nước.

- Như vậy, nhà nước pháp quyền không phải là một kiểu nhà nước gắn với một giai cấp mà là hình
thức tổ chức quyền lực nhà nước, bảo đảm tổ chức hoạt động của nhà nước tuân theo quy định của
pháp luật, thực hiện được quản lý xã hội theo pháp luật, bảo đảm chủ quyền và quyền tự do, dân
chủ của nhân dân.

- NN pháp quyền là NN tôn trọng và bảo vệ các quyền tự do của con người, quyền

lực của NN phải được thực hiện và điều chỉnh bằng pháp luật, được kiểm soát

bởi pháp luật

* Phương hướng xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền Việt Nam


- Tăng cường cơ chế kiểm tra, giám sát tính hợp hiến, quy định mọi hành vi vi phạm Hiến pháp
2013 đều bị xử lý,

xây dựng cơ chế bảo vệ Hiến pháp: Đây là một trong những nhiệm vụ quan trọng để bảo đảm
thượng tôn Hiến pháp và pháp luật, tôn trọng, bảo đảm, bảo vệ quyền con người, quyền cơng dân.
Để thực hiện được điều này, cần phải hồn thiện hệ thống pháp luật và cơ chế tổ chức thực hiện
pháp luật nghiêm minh, nhất quán; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực pháp luật; tăng cường vai
trò của các cơ quan kiểm tra, giám sát như Quốc hội, Ủy ban Kiểm tra Trung ương, Thanh tra
Chính phủ, Kiểm tốn Nhà nước, Viện Kiểm sát Nhân dân, Tịa án Nhân dân, các tổ chức xã hội và
công dân.

- Quy định thẩm quyền các cơ quan Nhà nước thực hiện quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp:
Đây là một trong những phương hướng để đảm bảo quyền lực nhà nước là thống nhất, được phân
công rành mạch, phối hợp chặt chẽ, kiểm soát hiệu quả. Để thực hiện được điều này, cần phải tuân
thủ nguyên tắc phân chia quyền lực giữa các cơ quan Nhà nước theo Hiến pháp 2013; xây dựng hệ
thống văn bản quy phạm pháp luật rõ ràng, hợp lý, khớp nhau; tăng cường sự phối hợp, hỗ trợ, trao
đổi thông tin giữa các cơ quan Nhà nước; xây dựng cơ chế giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo,
kiện cáo liên quan đến thẩm quyền của các cơ quan Nhà nước.

- Cải cách để bảo đảm sự độc lập của hoạt động tư pháp, tăng cường năng lực tiếp cận công lý
của nhân dân: Đây là một trong những phương hướng để nâng cao chất lượng và hiệu quả của nền
tư pháp, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của Nhà nước, tổ chức, cá nhân. Để thực hiện được điều
này, cần phải hoàn thiện cơ chế bảo đảm độc lập, trung lập, công bằng, minh bạch của các cơ quan
tư pháp; đẩy mạnh cải cách thủ tục tố tụng, hệ thống pháp luật liên quan đến hoạt động tư pháp;
nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng, quản lý, sử dụng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức tư
pháp; tăng cường sự giám sát, kiểm tra, đánh giá hoạt động tư pháp; phát triển các hình thức giải
quyết tranh chấp ngồi tịa án như trọng tài, hịa giải, mơi giới; tạo điều kiện cho người dân tiếp cận
các dịch vụ pháp lý, tư vấn pháp luật, bảo vệ quyền lợi.

12. Phân tích nguồn gốc ra đời của pháp luật


Học thuyết Mác - Lê nin về nguồn gốc của pháp luật

+ Nguyên nhân 1: Chế độ tư hữu về TLSX và sản phẩm của lao động


×