Tải bản đầy đủ (.pdf) (15 trang)

Tiểu luận Tư tưởng triết học Nhô Thì Nhậm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (598.11 KB, 15 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
Khoa Triết Học
  

TIỂU LUẬN MÔN

LỊCH SỬ TƯ TƯỞNG TRIẾT HỌC VIỆT NAM

ĐỀ TÀI

NỘI DUNG, ĐẶC ĐIỂM VÀ Ý NGHĨA
LỊCH SỬ CỦA TƯ TƯỞNG TRIẾT HỌC

NGƠ THÌ NHẬM

Giảng viên hướng dẫn: PGS.TS. TRỊNH DỖN CHÍNH

Học viên thực hiện : ĐỖ THỊ THÙY DUNG

Mã số học viên : 20822900104

Tp.HCM, tháng 12 năm 2020

2

MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU .............................................................................................. 4

1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................ 4
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ............................................................. 5


3. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................ 5
4. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn ....................................................... 6
PHẦN NỘI DUNG .......................................................................................... 7
Chương 1. CƠ SỞ XÃ HỘI VÀ TIỀN ĐỀ LÝ LUẬN HÌNH THÀNH TƯ
TƯỞNG TRIẾT HỌC NGƠ THÌ NHẬM .................................................... 7
1.1. Cơ sở xã hội hình thành tư tưởng triết học Ngơ Thì Nhậm ................. 7

1.1.1. Đặc điểm chính trị-xã hội Việt Nam vào thế kỷ thứ XVIII ........... 7
1.1.2. Đặc điểm kinh tế-xã hội Việt Nam vào thế kỷ thứ XVIII ............. 9
1.2. Tiền đề lý luận hình thành tư tưởng triết học Ngơ Thì Nhậm............ 11
1.2.1. Giá trị truyền thống gia đình đối với việc hình thành tư tưởng triết
học Ngơ Thì Nhậm ................................................................................... 11
1.2.2. Tư tưởng Thiền phái Trúc Lâm đối với việc hình thành tư tưởng
triết học Ngơ Thì Nhậm ............................................................................ 12
1.2.3. Trường phái Lý học Tống Nho đối với việc hình thành tư tưởng
triết học Ngơ Thì Nhậm ............................................................................ 14
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 ............................................................................ 16
Chương 2. NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN TRONG TƯ TƯỞNG TRIẾT
HỌC NGƠ THÌ NHẬM................................................................................ 18
2.1. Nội dung chủ yếu trong tư tưởng triết học Ngơ Thì Nhậm .................. 18
2.1.1. Bản thể luận trong tư tưởng triết học Ngơ Thì Nhậm .................... 18
2.1.2. Nhận thức luận trong tư tưởng triết học Ngô Thì Nhậm ................ 21
2.1.3. Triết lý nhân sinh xã hội trong tư tưởng triết học Ngô Thì Nhậm . 22
2.2. Đặc điểm của tư tưởng triết học Ngơ Thì Nhậm .................................. 25
2.2.1. Tính dung hợp, kế thừa trong tư tưởng triết học Ngơ Thì Nhậm ... 25
2.2.2. Tính nhân văn trong tư tưởng triết học Ngơ Thì Nhậm ................. 26
2.3. Ý nghĩa của tư tưởng triết học Ngơ Thì Nhậm ..................................... 26

3


2.3.1. Ý nghĩa về mặt lý luận.................................................................... 26
2.3.2. Ý nghĩa về mặt thực tiễn................................................................. 27
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ............................................................................ 28
KẾT LUẬN .................................................................................................... 30
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 32

4

PHẦN MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Thế kỷ thứ XVIII là một giai đoạn đầy biến động trong lịch sử Việt Nam.
Đó là thời kỳ đất nước bị chia cắt thành hai miền, trật tự phong kiến bị đảo lộn.
Vua Lê tuy nắm giữ ngai vàng nhưng thực chất khơng hề có quyền quyết định
đối với bất cứ cơng việc chính trị nào. Thay vào đó, chúa Trịnh và chúa Nguyễn
mới thực sự nắm mọi quyền hành. Hai tập đoàn chúa phong kiến này chia nhau
cai trị lần lượt ở Đàng Trong và Đàng Ngoài. Do vậy, đặc trưng nổi bật của giai
đoạn lịch sử này chính là hỗn loạn, rối ren. Sự hỗn loạn, rối ren đó tồn tại bắt
đầu từ trong cơ cấu bộ máy chính trị, từ đó ảnh hưởng sâu rộng đến đời sống
của từng tầng lớp nhân dân. Đặc biệt, giới trí thức – với đặc điểm nhạy cảm,
trăn trở trước thời cuộc – khi phải đứng giữa tình trạng biến loạn sâu sắc như
thế, ở họ nảy sinh mạnh mẽ khủng hoảng về mặt tư tưởng chính trị, nhân sinh.
Do vậy, tư tưởng triết học thời kỳ này chứng kiến nhiều sự xung đột giữa các
trường phái quan điểm khác nhau và sự hoài nghi, mất định hướng của các
Nho sĩ.

Ngơ Thì Nhậm sống giữa thời kỳ biến loạn đó. Ơng là một nhà văn hóa
lớn, nhà tư tưởng, chính trị nổi trội, có cơng lao to lớn và giữ vai trò trụ cột
trong việc xây dựng nhà Tây Sơn. Sống trong một giai đoạn bản lề, phò tá ở cả

hai triều đại đối đầu nhau mang đến cho tư tưởng của Ngơ Thì Nhậm những
biến chuyển sâu sắc và những điểm đặc trưng so với các nhà tư tưởng khác
trong lịch sử Việt Nam. Hơn nữa, với vai trò trọng yếu trong triều đình Tây Sơn
non trẻ, tư tưởng của ơng ắt hẳn đã có những ảnh hưởng khơng nhỏ đối với các
chính sách của nhà Tây Sơn và tình hình chính trị lúc bấy giờ. Vì thế, tìm hiểu
tư tưởng triết học của Ngơ Thì Nhậm sẽ giúp phản ánh được những suy nghĩ,

5

trăn trở của giới trí thức Việt Nam giữa một thời đại bản lề, cũng như góp phần
tìm hiểu bối cảnh tư tưởng trong giai đoạn chế độ phong kiến bắt đầu suy tàn.

2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

Mục đích nghiên cứu:

Trên cơ sở tìm hiểu về tư tưởng triết học Ngơ Thì Nhậm, bài tiểu luận
mong muốn hiểu rõ và hệ thống được nội dung, đặc điểm và ý nghĩa của triết
học Ngơ Thì Nhậm đặt trong sự ảnh hưởng của điều kiện lịch sử Việt Nam vào
thế kỷ thứ XVIII.

Nhiệm vụ nghiên cứu:

Bài tiểu luận cố gắng đạt đến các mục đích nghiên cứu thơng qua thực
hiện những nhiệm vụ sau:

Một là, phân tích các tiền đề lịch sử, chính trị, kinh tế, xã hội vào thời
đại Ngơ Thì Nhậm sinh sống, tức bối cảnh Việt Nam thế kỷ thứ XVIII. Đồng
thời, tiểu luận cũng tìm hiểu khái quát qua một số nội dung của các tư tưởng
triết học có ảnh hưởng đến hệ thống triết học Ngơ Thì Nhậm.


Hai là, trình bày những nội dung cơ bản trong tư tưởng triết học Ngơ Thì
Nhậm trên các phương diện bản thể luận, nhận thức luận và triết lý nhân sinh
xã hội.

Ba là, tìm ra những hạn chế và giá trị lịch sử của tư tưởng triết học Ngơ
Thì Nhậm đối với thời đại mà ông đang sống cũng như đối với thời đại hiện
nay của đất nước.

3. Phương pháp nghiên cứu

6

Đề tài được thực hiện dựa trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện
chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử. Bên cạnh đó, bài tiểu luận cũng sử dụng
một số phương pháp khác như phân tích, tổng hợp, so sánh, logic, lịch sử.

4. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn

Từ việc tổng hợp, phân tích, hệ thống các nội dung triết học Ngơ Thì
Nhậm, bài tiểu luận giúp làm sáng tỏ về một tư tưởng nổi bật trong lịch sử triết
học Việt Nam, tạo cơ sở để tìm hiểu sâu hơn về các tư tưởng triết học Việt Nam
nói riêng và nghiên cứu về lịch sử triết học nói chung.

Thông qua những giá trị và hạn chế của tư tưởng triết học Ngơ Thì Nhậm
mà bài tiểu luận đúc kết được, việc nghiên cứu cũng mở ra những hướng vận
dụng các giá trị này đối với thực tiễn xã hội và đời sống mỗi cá nhân trong thời
đại hiện nay.

7


PHẦN NỘI DUNG

Chương 1
CƠ SỞ XÃ HỘI VÀ TIỀN ĐỀ LÝ LUẬN HÌNH THÀNH TƯ TƯỞNG

TRIẾT HỌC NGƠ THÌ NHẬM

1.1. Cơ sở xã hội hình thành tư tưởng triết học Ngơ Thì Nhậm
1.1.1. Đặc điểm chính trị-xã hội Việt Nam vào thế kỷ thứ XVIII

Ngơ Thì Nhậm sống giữa một giai đoạn xã hội đầy biến động trong lịch
sử Việt Nam. Đó là thời kỳ đất nước bị chia làm hai miền với hai triều đình
riêng biệt cai trị: vua Lê-chúa Trịnh ở Đàng Ngoài và chúa Nguyễn ở Đàng
Trong. Sự chia cắt khơng chỉ dừng lại ở chính quyền trung ương, mà ở riêng
từng miền, tình hình chính trị, xã hội cũng vô cùng hỗn loạn.

Ở Đàng Ngồi, vua Lê chỉ cịn là hư danh chứ thực chất không hề quyết
định việc triều chính. Thay vào đó, chúa Trịnh tuy lấy danh nghĩa phị Lê nhưng
lại thâu tóm mọi quyền hành, lấn át hoàn toàn vua Lê. Điều này đi ngược với
tiêu chuẩn “trung quân” của trật tự đạo đức phong kiến. Nội bộ phủ chúa Trịnh
cũng vô cùng hỗn loạn khi các chúa Trịnh đều có cuộc sống hưởng thụ xa hoa,
đời sống loạn luân, sa đọa, tranh giành quyền lực, chém giết lẫn nhau. Sự sa
đọa này khiến triều đình khơng quan tâm đến đời sống nhân dân, hơn thế nữa,
để phục vụ cho các hoạt động ăn chơi của phủ Chúa, người dân còn phải chịu
lao dịch nhằm xây dựng các cung điện, đền đài thỏa mãn thú vui cho chúa Trịnh.

Tình hình khoa bảng và bổ nhiệm quan lại dưới thời vua Lê-chúa Trịnh
đầy hỗn tạp. Ở thời kỳ này, bộ máy nhà nước cồng kềnh, nhu cầu chi tiêu của
nhà nước tăng cao. Trong khi đó, đói kém diễn ra liên miên khiến người dân

khơng đủ khả năng nộp thóc cho triều đình. Trước thực trạng đó, thay vì chăm

8

lo, hỗ trợ đời sống nhân dân, chính quyền chúa Trịnh lại đặt ra lệ dùng tiền,
thóc gạo để mua bán chức tước và cho thí sinh nộp “tiền thơng kinh” để được
miễn vịng thi Hương trong kỳ thi khảo hạch, thơng qua đó triều đình có được
nguồn thu thóc gạo thay thế cho nguồn thuế thất thu từ nơng dân. Vì thế, vào
thời kỳ này xuất hiện rất nhiều quan chức đến từ tầng lớp bn bán, nơng dân
khá giả thay vì các nho sĩ như trước đây. Đông đảo các quan lại dùng tiền hoặc
thóc gạo mua chức tước này sau đó lại dùng chức vụ của mình để chèn ép, bịn
rút từ người dân để bù lại khoản chi phí mua chức tước ban đầu, khiến đời sống
nhân dân càng thêm khổ ải. Điều này khiến dân chúng mất niềm tin vào hệ
thống quan lại, đồng thời dấy lên thái độ bất mãn cùng cực ở thành phần sĩ phu
Nho học. Tuy vậy, trong thời kỳ nhiễu nhương này vẫn xuất hiện một số nhân
vật tài cao học rộng như Lê Q Đơn, Ngơ Thì Sĩ, Ngơ Thì Nhậm, Nguyễn
Nghiễm, Trần Danh Lâm... Họ là những Nho sĩ nặng lòng yêu nước, thương
dân, mang mối trăn trở sâu sắc đối với đời sống nhân dân và các vấn đề tồn tại
ở giai đoạn lịch sử lúc bấy giờ.

Trong khi đó, tình hình chính trị-xã hội ở Đàng Trong cũng khơng hề
khá hơn. Chính quyền nhà Nguyễn tuy có cơng lao khai hoang lập đất, mở
mang bờ cõi, khuyến khích nơng nghiệp nhưng dần dần cũng bộc lộ những vấn
đề từ trong nội bộ triều đình. Các chúa Nguyễn thời kỳ này sa vào ăn chơi
hưởng lạc, dâm dật sa đọa, không màng đến việc chăm lo đời sống nhân dân.
Triều đình cũng xuất hiện hiện tượng bè phái, chuyên quyền, đảo lộn trật tự
quân thần phong kiến. Tiêu biểu là việc Trương Phúc Loan vốn chỉ là tôn thất
nhưng lại âm mưu xây dựng quyền lực của riêng mình. Ơng dùng nhiều cách
để dụ dỗ chúa Nguyễn sa vào con đường ăn chơi, tửu sắc, bỏ bê việc triều chính
để ơng có thể nắm quyền hành. Ơng đã bức hại người kế vị ngơi chúa là Nguyễn

Phúc Luân để lập Nguyễn Phúc Thuần, khi đó chỉ mới mười hai tuổi, lên làm

9

chúa để ơng có thể đứng sau nắm mọi quyền hành. Tình trạng nhiếp chính này
tương tự như tình hình vua Lê-chúa Trịnh ở Đàng Ngoài. Khi nắm được quyền
lực, Trương Phúc Loan áp dụng những cách cai trị chuyên quyền, vơ vét, dấy
lên sự bất mãn lớn đối với tầng lớp dân chúng nghèo khổ.

1.1.2. Đặc điểm kinh tế-xã hội Việt Nam vào thế kỷ thứ XVIII

Sau cuộc chiến tranh Đàng Trong-Đàng Ngồi, do muốn thưởng cơng
cho các quan thần, tướng lĩnh trong cuộc chiến, chính quyền chúa Trịnh áp
dụng chính sách phong thưởng và ban cấp ruộng đất. Tuy nhiên, việc ban
thưởng này lại được thực hiện dễ dãi, tùy tiện dẫn đến đất công bị rơi vào tay
tư nhân, từ đó nảy sinh tình trạng chấp chiếm ruộng đất của giai cấp địa chủ,
cường hào. Tình trạng chiến tranh kéo dài trước đây còn tạo điều kiện cho các
làng xã, địa phương xa trung ương tách khỏi sự quản lý trực tiếp của nhà nước.
Từ đó, quan lại địa phương càng tăng thêm tính tự trị, mặc sức tham nhũng,
chèn ép, bóc lột người dân.

Ruộng đất ngày càng tư hữu hóa, ruộng cơng hầu hết rơi vào giới địa chủ,
cường hào khiến phần lớn nơng dân khơng có ruộng để cày cấy. Người nông
dân trở nên nghèo khổ, nhiều người buộc phải bỏ xóm làng để lưu tán tìm cách
mưu sinh, sự chênh lệch giữa người giàu và người nghèo ngày càng sâu sắc.
Thêm vào đó, thiên tai, mất mùa, đói kém cũng diễn ra khiến đời sống nơng
dân lại càng thêm khổ cực.

Tại Đàng Trong, nơng nghiệp có những nét phát triển nhờ vào chính sách
khai hoang mở đất và khuyến khích nơng nghiệp. Tuy vậy, chính sách tơ thuế

ở đây lại phiền phức, nặng nề, chồng chất, ruộng đất bị người giàu chiếm hữu,
người dân thường xuyên bị quan lại sách nhiễu. Thương nghiệp, thủ công
nghiệp cũng sút kém dần so với trước vì các chính sách bóc lột, nhũng nhiễu

10

kiềm hãm đáng kể sức sản xuất của người dân dù ở giai đoạn này, thương
nghiệp và thủ cơng nghiệp có những bước tiến nhất định về mặt kỹ thuật sản
xuất và chất lượng sản phẩm.

Từ thế kỷ thứ XVII đến thế kỷ thứ XVIII, thương nghiệp tại Việt Nam
đã phát triển khá mạnh với thủ công nghiệp phát triển, có sự giao thương bn
bán giữa các vùng miền, một số thành thị như cảng thị Phố Hiến, Hội An, Kẻ
Chợ ở Đàng Ngoài, Thanh Hà, Gia Định ở Đàng Trong trở nên hưng thịnh và
đóng vai trị quan trọng trong kinh tế thời bấy giờ. Thời kỳ này xuất hiện nhiều
thuyền buôn đến từ Trung Quốc, Ấn Độ, Hà Lan, Nhật Bản..., tầng lớp thương
nhân và thương nghiệp cũng từ đó ra đời. Tuy nhiên, chính quyền phong kiến
ở Đàng Ngoài lẫn Đàng Trong đều áp dụng chính sách ức thương hà khắc, hạn
chế xuất khẩu, thuế quan nặng nề. Thêm vào đó, chính quyền nhà Nguyễn ở
Đàng Trong còn tiến hành dùng tiền kẽm để thay cho tiền đồng trong việc trao
đổi buôn bán nhằm tiết kiệm chi phí đúc tiền cho triều đình. Đồng tiền kẽm có
giá trị thấp, dễ hư hỏng trong q trình trao đổi càng khiến cho thương nhân và
dân chúng nói chung khơng muốn bn bán hàng hóa. Từ đó dẫn đến thực trạng
hàng hóa có nơi thì ùn ứ, có nơi thì có nhu cầu nhưng khơng đủ đáp ứng, đồng
thời nền sản xuất hàng hóa cũng bị kéo trì trệ.

Có thể thấy, ở giai đoạn này, tình hình kinh tế tại Đàng Trong và Đàng
Ngồi đều có những vấn đề nghiêm trọng ở nông nghiệp lẫn thương nghiệp.
Thiên tai, mất mùa cộng với vấn đề tư hữu ruộng đất và chính sách thuế hà
khắc, sự lộng quyền của địa chủ, quan chức địa phương khiến đời sống người

dân vô cùng khốn khổ. Trước tình hình kinh tế và chính trị hỗn loạn, xuống cấp
như thế, ở cả Đàng Trong và Đàng Ngoài đã nổ ra nhiều cuộc khởi nghĩa nông
dân như khởi nghĩa của Nguyễn Dương Hưng, Hồng Cơng Chất, Nguyễn Hữu
Cầu, Lê Văn Khơi, Cao Bá Qt... Trong đó, đặc biệt nhất là cuộc khởi nghĩa

11

của anh em nhà Tây Sơn Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ mà sau này
dành thắng lợi, lật đổ cả hai tập đoàn phong kiến đang cai trị đất nước. Sự rối
ren của xã hội ấy đã tạo tiền đề cho Ngơ Thì Nhậm suy nghĩ và hệ thống nên
những tư tưởng nhằm giải quyết các vấn đề của thời đại. Các thực trạng và biến
chuyển xã hội mà Ngơ Thì Nhậm phải trải qua đã có những ảnh hưởng quan
trọng đến sự nghiệp chính trị cũng như tư tưởng vị danh sĩ này.

1.2. Tiền đề lý luận hình thành tư tưởng triết học Ngơ Thì Nhậm
1.2.1. Giá trị truyền thống gia đình đối với việc hình thành tư
tưởng triết học Ngơ Thì Nhậm

Ngơ Thì Nhậm xuất thân từ dịng họ Ngơ Thì – một danh gia vọng tộc
với rất nhiều người trong dòng họ đỗ đạt cao, là những danh sư và làm quan
phị tá cho triều đình chúa Trịnh như Ngơ Vân, Ngơ Trân, Ngơ Thì Ức... Truyền
thống của dịng họ Ngơ Thì khơng chỉ có dừng lại ở khía cạnh quan bảng mà
còn ở lĩnh vực văn chương với tuyển tập “Ngô gia văn phái”, một tuyển tập ghi
chép lại các tác phẩm giá trị của các danh sĩ dòng họ Ngơ Thì. Đặc biệt, cha
của Ngơ Thì Nhậm là Ngơ Thì Sĩ, là một vị quan tận tâm, tài ba, từng làm Ngự
sử cho triều đình chúa Trịnh và được xem là một trong những nhà sử học lớn
của nước ta. Trong cuộc quan trường của mình, Ngơ Thì Sĩ đã đảm nhiệm qua
nhiều chức vụ khác nhau, chứng kiến nhiều sự biến đổi, hỗn loạn của thời đại.
Ơng vơ cùng yêu nước thương dân, mong muốn mang lại ấm no, hạnh phúc
cho dân chúng, từng nhiều lần khẩn thiết bày tỏ lên chúa Trịnh về tình trạng

nghèo đói, khổ cực, chịu áp bức của dân chúng. Về mặt học thuật, Ngơ Thì Sĩ
cũng đã biên soạn và để lại gần nhiều tác phẩm có giá trị, trong đó có năm tác
phẩm lớn về lịch sử. Những quan sát, suy niệm, đánh giá của Ngơ Thì Sĩ về
lịch sử, chính trị nói chung và tình hình đất nước bấy giờ nói riêng chắc chắn

12

có ảnh hưởng khơng nhỏ đối với cách sống, cách suy nghĩ của con trai mình là
Ngơ Thì Nhậm.

1.2.2. Tư tưởng Thiền phái Trúc Lâm đối với việc hình thành tư
tưởng triết học Ngơ Thì Nhậm

Thiền phái Trúc Lâm ra đời vào thời nhà Trần trên cơ sở xuất phát từ
Phật giáo và xây dựng bởi chính các thiền sư Việt Nam. Người sáng lập và phát
triển Thiền phái này như Trần Thái Tông, Tuệ Trung Thượng Sĩ, Trần Nhân
Tông, Pháp Loa, Huyền Quang đều là những bậc xuất thân từ giai cấp quý tộc
phong kiến, không chỉ thông hiểu tư tưởng giáo lý của đạo Phật mà còn am
tường về Nho học và Đạo học. Có thể nói, triết học Trúc Lâm là đại diện cho
tư tưởng của giới vua quan, quý tộc của một triều đại phong kiến lừng lẫy trong
lịch sử Việt Nam.

Thời nhà Trần – thời kỳ ra đời của Thiền phái Trúc Lâm – mang những
nét đặc trưng về mặt lịch sử-xã hội. Những đặc trưng đó có ảnh hưởng không
nhỏ đến tinh thần của Thiền phái này. Trước hết, nhà Trần là triều đại hùng
mạnh nhất trong lịch sử Việt Nam, đã đánh bại được đế quốc Nguyên-Mông
xâm lược hùng mạnh. Trước bối cảnh vừa đánh bại ngoại xâm như thế, ở thời
kỳ này tinh thần dân tộc ln được đề cao nhằm khẳng định tính độc lập, tự
cường cho quốc gia Đại Việt. Triều đại nhà Trần còn độc đáo ở nét giản dị, gần
gũi trong mối quan hệ giữa mọi người, giữa các tầng lớp, cấp bậc với nhau.

Giữa vua và tôi nhà Trần không dè dặt, đặt nặng lễ nghi thứ bậc. Thay vào đó,
mọi người có thể nói chuyện, cư xử với nhau như người thân trong gia đình.
Giữa vua quan và dân chúng cũng khá bình đẳng khi trong các lễ nghi, các buổi
thuyết giảng Phật giáo, giới quý tộc vẫn ngồi nghe cùng với tầng lớp dân chúng
bình dân chứ khơng phân chia rạch rịi về giai cấp. Ngồi ra, giới q tộc thời

13

kỳ này còn rất yêu cuộc sống hòa hợp với thiên nhiên. Các vị vua, hồng thân,
quan lại thường xun tìm đến đồng q, chùa chiền để di dưỡng tinh thần và
chiêm nghiệm về lẽ sống, đồng thời có thể gần gũi hơn với đời sống của dân
chúng mà mình đang cai trị.

Tư tưởng thời nhà Trần kế thừa được nền Phật học phát triển rực rỡ của
thời Lý liền trước đó. Khuynh hướng tư duy theo Phật giáo cịn có tác dụng
kích thích sự độc lập suy nghĩ cùng tính năng động sáng tạo của con người.
Khác với lối học từ chương Nho giáo, ở Phật giáo, tri thức được truyền thụ
thông qua khơi gợi, thức tỉnh, phát huy cao độ sự động não suy nghĩ của người
học trị là chính. Nếu ở thời Lý, Phật giáo đóng vai trị là quốc giáo thì sang đến
thời Trần, Phật giáo được nghiên cứu sâu ở mặt tư tưởng và kết hợp cùng với
Nho giáo để làm công cụ cai trị đất nước. Do vậy, tính chất khổ hạnh trong việc
tu hành dần dần mờ nhạt để nhường chỗ cho tính chất phóng lãng, nhàn hạ.
Giới q tộc, quan chức nhà Trần rất mộ đạo, xây dựng rất nhiều chùa chiền
với kiến trúc đầu tư kỹ lưỡng. Song song với chức năng sinh hoạt, nghiên cứu
giáo lý Phật giáo, là biểu hiện của lòng mộ đạo, các chùa chiền này còn trở
thành nơi thưởng ngoạn, tiêu dao, thỏa mãn đời sống tinh thần cho giới vua
chúa quý tộc.

Ngồi tơn chỉ chung của Thiền là phá chấp, đốn ngộ, tâm truyền, Thiền
phái Trúc Lâm cịn có những nét riêng như đưa Phật Thiền vào cuộc sống, phục

vụ đất nước và nhân dân, tu dưỡng nhân cách con người. Không chỉ xây dựng
từ triết lý Phật giáo, tư tưởng của Thiền phái Trúc Lâm cịn dung hợp những
yếu tố tích cực của Nho giáo, Đạo giáo để giúp con người phát triển toàn diện,
phù hợp với sự phát triển của đất nước Đại Việt lúc bấy giờ. Thiền học Trúc
Lâm đặc biệt quan tâm đến phạm trù “tâm”. Thiền phái này tập trung vào “tâm”
và hướng về mục đích đạt đến cái tâm tĩnh lặng, hư khơng. Ngồi ra, vấn đề

14

nhân sinh quan cũng được quan tâm và bàn luận. Thiền phái Trúc Lâm cho rằng
cuộc đời rất ngắn ngủi, vô thường nên cần phải cống hiến toàn bộ sức lực ở mặt
đời lẫn mặt đạo. Trường phái tư tưởng này mang tinh thần nhập thế tích cực,
cho rằng khơng nhất thiết phải từ bỏ cuộc sống tại thế giới hiện hữu thì mới có
thể tìm đến được con đường giác ngộ, mà khi đã mang tinh thần đạo pháp,
người tu đạo càng phải dấn thân vào cuộc sống, hòa với niềm vui và nỗi đau
của đất nước. Tinh thần này có thể thấy được qua việc các vị thiền sư thời Trần
sau khi đánh đuổi quân xâm lược, đất nước được thái bình thì sẽ tìm đến việc
tu hành và nghiên cứu triết lý để đưa hiểu biết của mình đến với dân chúng.
Đặc điểm nhập thế tính cực này đã giúp cho Thiền phái Trúc Lâm mang những
màu sắc độc đáo, giàu tính dân tộc, trở thành một trong những đại diện cho các
trường phái tư tưởng triết học Việt Nam.

1.2.3. Trường phái Lý học Tống Nho đối với việc hình thành tư
tưởng triết học Ngơ Thì Nhậm

Là một sĩ phu thuộc xã hội phong kiến Nho giáo, Ngô Thì Nhậm chịu
ảnh hưởng rất lớn từ các tư tưởng có nguồn gốc từ Trung Hoa, đặc biệt là triết
học Tống Nho. Có thể nói, Tống Nho là sự vay mượn, kết hợp những tư tưởng
triết học trong sách Chu Dịch của Lão giáo, những khái niệm về bản thể luận
và tâm lý học của Phật giáo để xây dựng một vũ trụ quan cho Khổng giáo. Vì

thế, Tống Nho đơi khi cịn được gọi với tên “Đạo học”, “Lý học”, “Tân Nho
giáo”. Hệ thống tư tưởng này bàn nhiều về phạm trù “lý” với ý nghĩa khá rộng:
ở thế giới quan có “lý khí”, ở bản thể luận có “tính tức lý”, ở nhận thức luận có
“tồn lý khử dục”.

Chu Đôn Di là người đầu tiên xây dựng thế giới qua cho triết học Tống
Nho. Ông cho rằng căn nguyên của vũ trụ là “Thái cực”, bản chất của “Thái

15

cực” là vô thủy vơ chung, vơ hình vơ tượng, vì thế cũng có khi “Thái cực” còn
được gọi là “vô cực”. “Thái cực” tự nó lại khai triển vận động từ đó phát sinh
ra âm và dương, rồi sau đó là thủy, hỏa, mộc, kim, thổ. Từ cái “chân” của vô
cực và cái “tinh” của âm dương ngũ hành, hình tướng được sinh ra và tạo nên
“tính nam” và “tính nữ”, từ đó sinh ra vạn vật.

Tiếp nối Chu Đôn Di, Trương Tải đề cập đến hai phạm trù “lý” và “khí”
để trình bày quan điểm của mình về vũ trụ quan. Ơng cho rằng “khí” là bản thể
của “vũ trụ”, “lý” là sự tán tụ của “khí” và phụ thuộc vào “khí”. “Khí” có thế
thay đổi hình dạng, trạng thái, tụ lại thành vạn vật trong vũ trụ mà “lý” biểu
hiện ra, ta chỉ có thể nhận thức được “lý” thơng qua sự nhận thức vạn vật. Vạn
vật đều có “lý”. Như vậy, phạm trù “lý” và “khí” của Trương Tải cho thấy quan
niệm về một thế giới mang bản chất vận động, biến hóa, có các mặt đối lập
thống nhất, tương hỗ với nhau.

Trình Hy và Trình Hạo lại đưa ra những quan niệm về “lý-khí” trong mối
quan hệ đối lập với nhau, trong đó “lý” là hình nhi thượng, “khí” là hình nhi hạ,
“lý” sinh ra “khí”. Trong quan điểm của hai học giả này, “lý” được hiểu theo
ba nghĩa khác nhau. Thứ nhất, “lý” là bản nguyên sinh ra vạn vật, có thuộc tính
tự nhiên, vơ vi, vơ hình, khơng ngừng vận động, biến đổi để tạo ra mọi sự vật

hiện tượng trong vũ trụ. Thứ hai, “lý” là quy luật của sự vật. Theo đó, tất cả
mọi sự vật đều có lý và muốn nhận thức được “lý” cần phải truy tìm nguồn gốc
của sự vật. Thứ ba, “lý” là đạo đức, luân lý của con người. Trình Di và Trình
Hạo cho rằng sự vận động, thay đổi của vạn vật là quy luật của trời đất, không
cải tạo được và chỉ có thể phục tùng các quy luật ấy.

Đến lượt Chu Hy, ông cho rằng “lý” là cái xuất hiện trước khi các sự vật,
hiện tượng xuất hiện. Trong trái đất có “lý” và có “khí”. “Lý” thuộc hình nhi

Powered by TCPDF (www.tcpdf.org)


×