Tải bản đầy đủ (.pdf) (270 trang)

luận án Tiến sĩ Nghệ thuật tạo hình tranh thờ của người Sán Chay (nhóm Cao Lan) ở tỉnh Tuyên Quang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (30.04 MB, 270 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH

VIỆN VĂN HÓA NGHỆ THUẬT QUỐC GIA VIỆT NAM
---------

Bùi Văn Khánh

NGHỆ THUẬT TẠO HÌNH TRANH THỜ
CỦA NGƯỜI SÁN CHAY (NHÓM CAO LAN)

Ở TỈNH TUYÊN QUANG

Ngành: Lý luận và lịch sử mỹ thuật
Mã số: 9210101

LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGHỆ THUẬT

Hà Nội - 2023

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH
VIỆN VĂN HÓA NGHỆ THUẬT QUỐC GIA VIỆT NAM
---------

NGHỆ THUẬT TẠO HÌNH TRANH THỜ
CỦA NGƯỜI SÁN CHAY (NHĨM CAO LAN)

Ở TỈNH TUYÊN QUANG

Ngành: Lý luận và lịch sử mỹ thuật
Mã số: 9210101


LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGHỆ THUẬT

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC NGHIÊN CỨU SINH
PGS.TS Ngơ Văn Doanh

TS Võ Thị Hồng Lan Bùi Văn Khánh

Hà Nội - 2023

i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận án Tiến sĩ Nghệ thuật tạo hình tranh thờ của người
Sán Chay (nhóm Cao Lan) ở tỉnh Tun Quang là cơng trình nghiên cứu của
riêng tơi. Các trích dẫn, số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực, có xuất xứ
rõ ràng và chưa được công bố trong bất kỳ cơng trình nghiên cứu của tác giả nào
khác. Tơi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm về lời cam đoan này.

Tác giả luận án

Bùi Văn Khánh

ii

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ....................................................................................................... i
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT................................................................................. iv
DANH MỤC BẢNG...................................................................................................v
MỞ ĐẦU.....................................................................................................................1
Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ LUẬN, KHÁI

QUÁT VỀ NGƯỜI VÀ TRANH THỜ CỦA NGƯỜI SÁN CHAY (NHÓM CAO
LAN) Ở TỈNH TUYÊN QUANG...............................................................................8
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu ..........................................................................8
1.1.1. Những nghiên cứu về lịch sử Đạo giáo và người Sán Chay (nhóm Cao Lan) .8
1.1.2. Những nghiên cứu về văn hóa của người Sán Chay (nhóm Cao Lan) ...........12
1.1.3. Những nghiên cứu về tranh thờ dân gian và tranh thờ của người Sán Chay
(nhóm Cao Lan) ........................................................................................................15
1.2. Cơ sở lý luận ......................................................................................................24
1.2.1. Các khái niệm..................................................................................................24
1.2.2. Lý thuyết nghiên cứu .......................................................................................27
1.3. Khái quát về đời sống vật chất, tinh thần và tranh thờ của người Sán Chay
(nhóm Cao Lan) ở tỉnh Tuyên Quang .......................................................................29
1.3.1. Khái quát về đời sống vật chất của người Sán Chay (nhóm Cao Lan) ở tỉnh
Tuyên Quang .............................................................................................................29
1.3.2. Khái quát về đời sống tinh thần của người Sán Chay (nhóm Cao Lan) ở tỉnh
Tuyên Quang .............................................................................................................33
1.3.3. Hiện trạng tranh thờ của người Sán Chay (nhóm Cao Lan) ở tỉnh Tuyên
Quang ........................................................................................................................37
Tiểu kết......................................................................................................................44
Chương 2: NỘI DUNG VÀ HÌNH THỨC NGHỆ THUẬT TRANH THỜ CỦA
NGƯỜI SÁN CHAY (NHÓM CAO LAN) Ở TỈNH TUYÊN QUANG .................45
2.1. Nội dung và hình thức nghệ thuật bộ tranh chính..............................................46
2.1.1. Bộ tranh Tam Thanh .......................................................................................46
2.1.2. Bộ tranh Tứ Đại Nguyên Sư............................................................................53
2.1.3. Bộ tranh Thần Nông - Địa Trạch....................................................................59
2.1.4. Bộ tranh Bản Tinh - Nam Đường....................................................................62
2.1.5. Bộ tranh Thổ Phủ - Linh Tiền .........................................................................64
2.1.6. Bộ tranh Thập Điện Diêm Vương ...................................................................67
2.1.7. Các bức tranh đơn...........................................................................................69
2.2. Nội dung và hình thức nghệ thuật bộ tranh phụ.................................................73


iii

2.2.1. Tranh Dẫn Hương Lộ......................................................................................73
2.2.2. Tranh Long Ngâm Hổ Tiếu .............................................................................77
2.2.3. Bộ tranh Mặt Nạ Thần........................................................................................80
2.2.4. Bộ tranh Thập Điện.........................................................................................83
2.3. Tranh thờ của người Sán Chay (nhóm Cao Lan) trong tương quan với tranh thờ
của một số dân tộc khác ............................................................................................85
2.3.1. So sánh tranh thờ của người Sán Chay (nhóm Cao Lan) ở Tuyên Quang với
tranh thờ của người Sán Chay (nhóm Cao Lan) ở các tỉnh Phú Thọ, Thái Nguyên 85
2.3.2. So sánh tranh thờ của người Sán Chay (nhóm Cao Lan) với tranh thờ người
Dao ở tỉnh Tuyên Quang...........................................................................................88
2.3.3. So sánh tranh thờ của người Sán Chay (nhóm Cao Lan) với tranh thờ người
Tày ở tỉnh Tuyên Quang............................................................................................90
Tiểu kết ......................................................................................................................92
Chương 3: ĐẶC TRƯNG, GIÁ TRỊ NGHỆ THUẬT VÀ XU HƯỚNG BIẾN ĐỔI
NGHỆ THUẬT TRANH THỜ CỦA NGƯỜI SÁN CHAY (NHÓM CAO LAN) Ở
TỈNH TUYÊN QUANG HIỆN NAY .......................................................................93
3.1. Đặc trưng nghệ thuật ..........................................................................................93
3.1.1. Bố cục phân tầng, dàn trải..............................................................................93
3.1.2. Hình nhân vật gợi tả........................................................................................96
3.1.3. Màu sắc theo quan niệm Đạo giáo mang tính tượng trưng............................99
3.1.4. Nét khái qt .................................................................................................103
3.1.5. Khơng gian đồng hiện ...................................................................................105
3.1.6. Mơ típ mang tính biểu tượng theo quan niệm của người Sán Chay (nhóm Cao
Lan) .........................................................................................................................107
3.2. Giá trị nghệ thuật..............................................................................................111
3.2.1. Sáng tạo nhân vật thần linh trong tranh thờ.................................................111
3.2.2. Thủ pháp nghệ thuật ước lệ tương trưng và lối vẽ công bút.........................117

3.3. Xu hướng biến đổi nghệ thuật tranh thờ của người Sán Chay (nhóm Cao Lan) ở
tỉnh Tuyên Quang hiện nay .....................................................................................122
3.3.1. Biến đổi công đoạn vẽ tranh .........................................................................122
3.3.2. Biến đổi nghệ thuật tạo hình .........................................................................125
3.3.3. Một số nguyên nhân biến đổi ..........................................................................130
Tiểu kết ....................................................................................................................132
KẾT LUẬN .............................................................................................................133
DANH MỤC CÁC CƠNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CƠNG BỐ ........................135
TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................................136
PHỤ LỤC................................................................................................................144

Chữ viết tắt iv
D:
H: DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
KT: Chữ viết đầy đủ
NCS: Dài
NTTH: Hình
Nxb: Kích thước
PL: Nghiên cứu sinh
STT: Nghệ thuật tạo hình
R: Nhà xuất bản
TP: Phụ lục
TK: Số thứ tự
Tr: Rộng
VHTT&DL: Thành phố
Thế kỷ
Trang
Văn hóa, thể thao và du lịch

v


DANH MỤC BẢNG

Bảng 1.1. Phác dựng hệ thống tranh thờ của người Sán Chay (nhóm Cao Trang
Lan) ở tỉnh Tuyên Quang ..................................................................................... 40
Bảng 2.7. So sánh tranh thờ của người Sán Chay (nhóm Cao Lan) ở
Tuyên Quang với tranh thờ của người Sán Chay (nhóm Cao Lan) ở các 87
tỉnh Phú Thọ, Thái Nguyên .......................................................................

1

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
- Lý do thực tiễn: Tranh thờ và tranh Tết là hai dòng tranh dân gian đã có từ
xa xưa ở Việt Nam. Tranh thờ có nhiều giá trị nghệ thuật, giá trị nhân văn và được
lưu truyền, thực hành thường xuyên trong đời sống cộng đồng các dân tộc ở Việt
Nam. Tranh thờ “sống” trong tín ngưỡng của đồng bào các dân tộc thiểu số vùng
núi, cho thấy hệ tư tưởng, quan niệm về vũ trụ, nhân sinh, gắn liền với những vị
thần. Cũng như dân tộc Kinh, Tày, Dao… tranh thờ là một đồ thờ khơng thể thiếu
trong đời sống tín ngưỡng của người Sán Chay (nhóm Cao Lan) ở tỉnh Tuyên
Quang. Những bộ tranh thờ không chỉ chứa đựng trong đó đời sống tâm linh, quan
niệm thẩm mỹ mà cịn thể hiện nhiều giá trị nghệ thuật độc đáo, trở thành một gam
màu đặc sắc trong không gian nghệ thuật của người Sán Chay (nhóm Cao Lan). Tuy
nhiên cho đến nay, việc nghiên cứu nghệ thuật tranh thờ của người Sán Chay (nhóm
Cao Lan) ở Tuyên Quang dưới góc độ mỹ thuật học vẫn chưa được quan tâm đầy
đủ. Do đó việc nghiên cứu cụ thể, chi tiết, có hệ thống về tranh thờ để làm sáng rõ
những đặc trưng tạo nên phong cách nghệ thuật của người Sán Chay (nhóm Cao
Lan) ở tỉnh Tuyên Quang là cần thiết.
- Lý do khoa học: Nghệ thuật dân gian các dân tộc thiểu số ở Việt Nam đã
được đề cập trong một số công trình, bài viết của các tác giả thuộc nhiều chuyên

ngành khác nhau. Tuy nhiên, vấn đề nghệ thuật tạo hình dân gian của người Sán
Chay (nhóm Cao Lan) ở tỉnh Tuyên Quang vẫn chưa được khai thác. Do đó NCS
mong muốn đi sâu nghiên cứu, tìm lời giải thỏa đáng cho những “ẩn số” về nghệ
thuật tạo hình dân gian và tìm ra các đặc trưng, giá trị nghệ thuật của tranh thờ
người Sán Chay (nhóm Cao Lan) ở tỉnh Tuyên Quang.
Nghiên cứu nghệ thuật tranh thờ của người Sán Chay (nhóm Cao Lan) ở tỉnh
Tun Quang từ góc nhìn lý luận và lịch sử mỹ thuật sẽ tiếp cận nhiều nhất có thể
những vấn đề về mỹ thuật nói chung và giá trị nghệ thuật tạo hình dân gian nói riêng.
Bên cạnh đó, trong quá trình nghiên cứu tranh thờ của người Sán Chay
(nhóm Cao Lan) ở tỉnh Tuyên Quang sẽ giúp NCS có được vốn kiến thức khoa học
chuyên sâu về lĩnh vực lý luận và lịch sử mỹ thuật, đặc biệt là nghệ thuật tạo hình

2

dân gian ở Việt Nam nói chung và nghệ thuật dân gian các dân tộc thiếu số nói
riêng. Từ đó đúc kết những kinh nghiệm, bài học cần thiết, nâng cao khả năng tư
duy độc lập và tích lũy kiến thức cho những nghiên cứu tiếp theo.

Từ những lý do trên, NCS nhận thức rằng: Nghiên cứu nghệ thuật tranh thờ
của người Sán Chay (nhóm Cao Lan) ở tỉnh Tuyên Quang trên góc độ mỹ thuật học,
luận án hướng tới tiếp cận nghệ thuật tạo hình dân gian của người Sán Chay (nhóm
Cao Lan). Kết quả nghiên cứu mới của luận án sẽ góp phần làm phong phú thêm tư
liệu về mỹ thuật dân gian, đặc biệt là hội họa các dân tộc thiểu số vùng núi phía
Bắc. Chính vì vậy, NCS đã chọn đề tài: Nghệ thuật tạo hình tranh thờ của người
Sán Chay (nhóm Cao Lan) ở tỉnh Tuyên Quang cho luận án của mình. Qua nghiên
cứu, góp phần nhận diện nghệ thuật tạo hình dân gian, bảo tồn và phát huy các giá
trị nghệ thuật tranh thờ của người Sán Chay (nhóm Cao Lan) ở tỉnh Tuyên Quang
trong đời sống đương đại.

2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

2.1. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu tiến trình lưu truyền, cách thức sử dụng, nghệ thuật tạo hình dân
gian được biểu đạt trong tranh thờ của người Sán Chay (nhóm Cao Lan) ở tỉnh
Tuyên Quang. Nhận diện đặc trưng, giá trị nghệ thuật và các xu hướng biến đổi
nghệ thuật tranh thờ của người Sán Chay (nhóm Cao Lan) ở tỉnh Tuyên Quang. Từ
đó có cơ sở để lưu giữ, bảo tồn hệ thống tranh thờ của người Sán Chay (nhóm Cao
Lan) ở tỉnh Tuyên Quang.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích nêu trên, các nhiệm vụ chính đặt ra như sau:
- Tổng hợp, thu thập tư liệu, tài liệu có liên quan đến tranh thờ của người Sán
Chay (nhóm Cao Lan) trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang.
- Nhận diện nghệ thuật tạo hình dân gian của người Sán Chay (nhóm Cao
Lan) được diễn đạt biểu hiện thông qua các bộ tranh thờ. Nhận diện bản sắc mỹ
thuật dân gian của người Sán Chay (nhóm Cao Lan) trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang
trong tương quan với các dòng tranh dân gian khác.

3

- Đánh giá đặc trưng, giá trị nghệ thuật và những xu hướng biến đổi nghệ
thuật tạo hình trong tranh thờ dân gian của người Sán Chay (nhóm Cao Lan) ở tỉnh
Tuyên Quang.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án là nghệ thuật tạo hình tranh thờ của người
Sán Chay (nhóm Cao Lan) ở tỉnh Tuyên Quang.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về không gian
Phạm vi khảo sát, đề tài tập trung khảo sát chủ yếu trên địa bàn tỉnh Tuyên
Quang. Cụ thể phạm vi nghiên cứu như sau: huyện Hàm Yên, huyện Yên Sơn,

huyện Sơn Dương và thành phố Tuyên Quang. Có thể được mở rộng trong thao tác
so sánh, đối chiếu với tranh thờ của những dân tộc khác, khảo sát tranh thờ của
người Sán Chay (nhóm Cao Lan) ở các địa phương lân cận như tỉnh Phú Thọ, tỉnh
Thái Nguyên…
- Về thời gian
Các bộ tranh thờ cũ của người Sán Chay (nhóm Cao Lan) ở tỉnh Tuyên
Quang có niên đại từ cuối TK XIX, đầu TK XX. Các bộ tranh thờ mới vẽ từ năm
2000 đến nay.
4. Câu hỏi và giả thuyết nghiên cứu
4.1. Câu hỏi nghiên cứu
1. Tranh thờ của người Sán Chay (nhóm Cao Lan) ở tỉnh Tuyên Quang được
lưu truyền, sử dụng như thế nào? 2. Nghệ thuật tạo hình dân gian của người Sán
Chay (nhóm Cao Lan) được biểu đạt ra sao qua các lớp nhân vật thần linh? 3. Đặc
trưng, giá trị nghệ thuật và xu hướng biến đổi nghệ thuật tạo hình tranh thờ người
Sán Chay (nhóm Cao Lan) ở tỉnh Tuyên Quang hiện nay?
4.2. Giả thuyết nghiên cứu
4.2.1. Giả thuyết 1
Tranh thờ của người Sán Chay (nhóm Cao Lan) ở tỉnh Tuyên Quang được
lưu truyền qua nhiều thế hệ trong cộng đồng và sử dụng thường xuyên trong hoạt

4

động tín ngưỡng. Hệ thống tranh thờ của người Sán Chay (nhóm Cao Lan) với các
bộ tranh chính, phụ có tên gọi và mục đích sử dụng khác nhau. Cách xếp đặt, trưng
bày từng bộ tranh, bức tranh thờ trong từng nghi lễ thờ cúng đã tạo nên nét riêng
trong đời sống văn hóa, tín ngưỡng của người Sán Chay (nhóm Cao Lan) ở tỉnh
Tuyên Quang.

4.2.2. Giả thuyết 2
Các yếu tố tạo hình được diễn đạt biểu hiện trong tranh thờ của người Sán

Chay (nhóm Cao Lan) ở tỉnh Tun Quang (bố cục, hình mảng, màu sắc, đường nét,
tổ chức không gian) để thiết lập chặt chẽ hình ảnh các nhân vật thần linh. Trong
tranh thờ của người Sán Chay (nhóm Cao Lan) diễn tả nhiều lớp nhân vật, nhiều
tầng hình ảnh, nhiều khơng gian. Giữa tranh thờ của người Sán Chay (nhóm Cao
Lan) ở tỉnh Tuyên Quang với tranh thờ người người Sán Chay (nhóm Cao Lan) ở
các địa phương tiếp giáp và với tranh thờ của các dân tộc khác ở Tuyên Quang có
những tương đồng và sự khác biệt nhất định.
4.2.3. Giả thuyết 3
Đặc trưng tạo nên phong cách nghệ thuật tạo hình tranh thờ của người Sán
Chay (nhóm Cao Lan) ở tỉnh Tuyên Quang. Giá trị nghệ thuật chứa đựng những
thông điệp nhân văn xuyên suốt trong những tác phẩm tranh thờ của người người
Sán Chay (nhóm Cao Lan). Trải qua tiến trình lưu truyền, sáng tạo dân gian đã tạo
nên những xu hướng biến đổi về nghệ thuật tạo hình: các cơng đoạn vẽ tranh và
hình thức biểu đạt trong tranh thờ của người Sán Chay (nhóm Cao Lan) ở tỉnh
Tuyên Quang.
5. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp điền dã
Thực hiện điền dã trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang, tiếp cận đối tượng nghiên
cứu nhằm thu thập thông tin, tìm kiếm tư liệu, hiện vật. NCS tập trung điền dã sâu
khu vực người Sán Chay (nhóm Cao Lan) sinh sống, trực tiếp tham dự các sinh hoạt
tín ngưỡng, tìm hiểu quá trình sáng tạo tranh thờ của các họa cơng để có được góc
nhìn chân thực, tồn cảnh về đối tượng nghiên cứu. Phỏng vấn các cá nhân, nhà sưu
tập, nhà nghiên cứu, họa sỹ, nghệ nhân đã và đang lưu giữ tranh thờ của người

5

người Sán Chay (nhóm Cao Lan) ở Tuyên Quang. Đi sâu quan sát, phỏng vấn với
ba mục tiêu cụ thể:

Một là, quan sát thực địa (địa bàn nghiên cứu) làm cơ sở tiếp cận tư liệu có

liên quan đến đối tượng nghiên cứu. Quan sát trực tiếp và gián tiếp đối tượng
nghiên cứu. Sử dụng linh hoạt hình thức quan sát cơng khai và bí mật để có góc
nhìn đa chiều về nền nghệ thuật dân gian, các quan niệm thẩm mỹ của người Sán
Chay (nhóm Cao Lan) ở tỉnh Tuyên Quang.

Hai là, phỏng vấn (cá nhân, nhóm) để hiểu rõ hơn nguồn gốc, quan niệm
thẩm mỹ dân gian của người Sán Chay (nhóm Cao Lan) ở tỉnh Tuyên Quang. Đối
tượng phỏng vấn tập trung vào người người Sán Chay (nhóm Cao Lan) cư trú tại
các huyện: Yên Sơn, Sơn Dương và thành phố Tuyên Quang.

Ba là, phỏng vấn sâu các thầy Tào, họa công đang lưu giữ tranh thờ của Sán
Chay (nhóm Cao Lan), khai thác các vấn đề có liên quan đến hội họa dân gian. Tìm
kiếm những thơng tin về hoạt động lưu truyền, các công đoạn vẽ tranh và cách thức
sử dụng tranh thờ của người Sán Chay (nhóm Cao Lan) ở tỉnh Tuyên Quang.

- Phương pháp nghiên cứu nghệ thuật học
Phương pháp chính được sử dụng trong luận án là phương pháp nghiên cứu
nghệ thuật học. Từ các nguồn tư liệu điền dã, luận án đi sâu phân tích nghệ thuật tạo
hình dân gian trong từng bộ tranh, bức tranh của người Sán Chay (nhóm Cao Lan) ở
tỉnh Tun Quang. Từ đó tìm ra các đặc trưng và giá trị tạo nên phong cách nghệ
thuật được biểu đạt qua các yếu tố tạo hình trong tranh thờ của người Sán Chay
(nhóm Cao Lan) ở tỉnh Tuyên Quang.
- Phương pháp so sánh
Thực hiện việc so sánh, đối chiếu giữa kết quả tổng hợp tài liệu với kết quả
thu thập từ nghiên cứu điền dã, quan sát tham dự và phỏng vấn sâu để so sánh sự
tương đồng và khác biệt giữa tranh thờ dân gian của các tộc người. Đặt tranh thờ
của người Sán Chay (nhóm Cao Lan) ở tỉnh Tuyên Quang trong trạng thái động,
trong mối tương quan với tranh thờ của các dân tộc khác như Dao, Tày… Bằng góc
nhìn so sánh đa chiều, luận án sẽ khái quát được những điểm tương đồng, khác biệt,
mối liên hệ, giao lưu, tiếp biến nghệ thuật và quan niện thẩm mỹ giữa các tộc người.


6

- Phương pháp thống kê
Phương pháp thống kê được sử dụng để tiến hành định lượng, phân loại, xác
định hệ thống tranh thờ của người Sán Chay (nhóm Cao Lan) ở tỉnh Tuyên Quang.
Phương pháp này được sử dụng với từng phần nội dung cụ thể của luận án. Trong
đó thống kê mơ tả được sử dụng trong việc khái quát các nguồn tư liệu, số liệu về
hệ thống tranh thờ của người người Sán Chay (nhóm Cao Lan) ở tỉnh Tuyên Quang
ở chương 1; thống kê suy luận được sử dụng để phân tích, đánh giá các vấn đề
nghiên cứu về nghệ thuật tạo hình tranh thờ của người ở Sán Chay (nhóm Cao Lan)
chương 2 và chương 3 của luận án.
- Cách tiếp và phương pháp nghiên cứu
Luận án sử dụng cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu khoa học liên
ngành như: văn hóa dân gian, dân tộc học nghệ thuật, sử học trong mối liên hệ với
mỹ thuật học, để làm sáng rõ các vấn đề nghệ thuật tạo hình trong tranh thờ của
người Sán Chay (nhóm Cao Lan) ở tỉnh Tuyên Quang.
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
6.1. Ý nghĩa khoa học
Luận án là công trình nghiên cứu khoa học đầu tiên và có hệ thống dưới góc
nhìn lý luận và lịch sử mỹ thuật về nghệ thuật tạo hình tranh thờ của người Sán
Chay (nhóm Cao Lan) ở tỉnh Tuyên Quang. Nghiên cứu sẽ bổ sung tư liệu về hội
họa dân gian của người Sán Chay (nhóm Cao Lan) trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang
trên nhiều phương diện: nguồn gốc lịch sử, nghệ thuật tạo hình, quá trình lưu truyền
và sử dụng. Luận án có những chứng cứ, luận cứ xác thực để minh giải những vấn
đề về hội họa dân gian các dân tộc thiểu số nói chung và tranh thờ của người Sán
Chay (nhóm Cao Lan) ở tỉnh Tuyên Quang nói riêng.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả nghiên cứu của luận án góp phần làm phong phú thêm tư liệu về mỹ
thuật dân gian, đặc biệt là mỹ thuật các dân tộc thiểu số ở khu vực miền núi phía

Bắc. Qua đó thấy được vị trí tranh thờ của người Sán Chay (nhóm Cao Lan) ở tỉnh
Tuyên Quang trong dòng chảy mỹ thuật dân gian Việt Nam. Từ đó thấy được mối

7

tương quan của tranh thờ người Sán Chay (nhóm Cao Lan ) với tranh dân gian của
các dân tộc khác ở miền núi. Nghiên cứu có ý nghĩa định hướng trong việc bảo tồn
và phát huy các giá trị nghệ thuật tranh thờ của người Sán Chay (nhóm Cao Lan)
trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang trong đời sống đương đại.

7. Kết cấu của luận án
Ngoài phần Mở đầu (7 trang), Kết luận (2 trang), Tài liệu tham khảo (7 trang)
và Phụ lục (116 trang), nội dung chính của luận án được kết cấu thành 3 chương:
Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu, cơ sở lý luận, khái quát về người
và tranh thờ của người Sán Chay (nhóm Cao Lan) ở tỉnh Tuyên Quang (36 trang).
Chương 2: Nội dung và hình thức nghệ thuật tranh thờ của người Sán Chay
(nhóm Cao Lan) ở tỉnh Tuyên Quang (47 trang).
Chương 3: Đặc trưng, giá trị nghệ thuật và xu hướng biến đổi nghệ thuật tranh
thờ của người Sán Chay (nhóm Cao Lan) ở tỉnh Tuyên Quang hiện nay (39 trang).

8

Chương 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU,
CƠ SỞ LÝ LUẬN, KHÁI QUÁT VỀ NGƯỜI VÀ TRANH THỜ
CỦA NGƯỜI SÁN CHAY (NHÓM CAO LAN) Ở TỈNH TUYÊN QUANG
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu
1.1.1. Những nghiên cứu về lịch sử Đạo giáo và người Sán Chay (nhóm
Cao Lan)
Đáng chú ý trong nhóm nghiên cứu nước ngồi về Việt Nam là những học

giả người Pháp. Trong đó nổi bật là tác giả Bonifacy, ông đã thực hiện nhiều cuộc
điền dã, khảo sát thực địa về nguồn gốc lịch sử, văn hóa, tín ngưỡng của đồng bào
các dân tộc thiểu số ở Việt Nam, trong đó có người Mán Cao Lan (Sán Chay) ở khu
vực miền núi phía Bắc Việt Nam. Tác giả đặc biệt quan tâm đến vấn đề nguồn gốc
lịch sử tộc người ở Việt Nam nói chung và người người Sán Chay (nhóm Cao Lan)
trên địa bàn vùng núi phía Bắc nói riêng.
Bonifacy đã dành nhiêu thời gian điền dã, tìm hiểu, thu thập các nguồn tư
liệu cần thiết để nghiên cứu về nguồn gốc lịch sử của một số tộc người ở vùng núi
Việt Nam, trong đó có người người Sán Chay (nhóm Cao Lan). Trong các cơng
trình nghiên cứu của Bonifacy nổi bật là những tác phẩm như: Chuyên khảo về
người Mán Quần cộc (Monographie des Mans Quan Coc, Đỗ Trọng Quang dịch
trong Revue Indochinoise 1904, No 10 et 11) [14]; Giản chí người Mán Cao Lan,
(Revue Indochinoise. No. 13 - 15/7/1905. Page 899 - 928) [15]; Về quan hệ tộc
người giữa các dân tộc ở miền Bắc Việt (Une mission ches les Mans de Octobe
1901 à la for de Janvier) [16]. Bonifacy đã khảo tả chi tiết về nguồn gốc lịch sử, sự
hình thành các tộc người ở khu vực miền núi Việt Nam. Tác giả tập trung đi sâu
nghiên cứu tiến trình lịch sử của tộc người người Sán Chay (nhóm Cao Lan) khu
vực miền núi phía Bắc nói chung và ở địa bàn tỉnh Tuyên Quang nói riêng.
Bonifacy đã có những nghiên cứu mang tính phát hiện, từ đó phân tích, luận bàn các
vấn đề liên quan đến nguồn gốc lịch sử, văn hóa, tín ngưỡng, tập quán canh tác của
người người Sán Chay (nhóm Cao Lan). Đặc biệt trong cơng trình Giản chí người

9

Mán Cao Lan (Revue Indochinoise. No. 13 - 15/7/1905. Page 899 - 928) [15], tác
giả đã đề cập đến hoạt động thờ cúng (tín ngưỡng) của người người Sán Chay
(nhóm Cao Lan) và việc sử dụng những bộ tranh thờ trong các nghi lễ của người
Sán Chay (nhóm Cao Lan) ở khu vực miền núi phía Bắc Việt Nam.

Những nghiên cứu của Bonifacy đã cung cấp nhiều thông tin khoa học quý

giá, là tiền đề, cơ sở quan trọng cho những nghiên cứu tiếp theo có liên quan đến
người Sán Chay (nhóm Cao Lan) ở Việt Nam. Có thể thấy những vấn đề về lịch sử,
văn hóa, tín ngưỡng, nghệ thuật của các dân tộc thiểu số Việt Nam nói chung và
người Sán Chay (nhóm Cao Lan) nói riêng ở khu vực vùng núi phía Bắc đã được
các nhà khoa học nước ngồi quan tâm, nghiên cứu và cơng bố trên nhiều tác phẩm.
Những cơng trình của các nhà khoa học nước ngồi đã mang đến những cách tiếp
cận mới, góc nhìn mới về đời sống văn hóa, tín ngưỡng của người dân tộc thiểu số ở
Việt Nam. Có thể thấy những cơng trình nghiên cứu của các tác giả nước ngồi là
nguồn tư liệu quan trọng, cần thiết, là tiền đề quan trọng để mở ra hướng tiếp cận
mới trong việc nghiên cứu nghệ thuật tạo hình dân gian các dân tộc thiểu số nói
chung, đặc biệt là nghệ thuật tranh thờ của người Sán Chay (nhóm Cao Lan) trên
địa bàn tỉnh Tuyên Quang nói riêng.

Các nhà khoa học Việt Nam cũng dành sự quan tâm đặc biệt tới những vấn
đề có liên quan đến nguồn gốc lịch sử, đời sống sinh kế, văn hóa, tín ngưỡng… của
các dân tộc thiểu số ở khu vực miền núi phía Bắc Việt Nam. Trong đó có nhiều
cơng trình nghiên cứu, đề cập, giới thiệu, khái quát về lịch sử tộc người, đời sống
sinh kế, văn hóa, tín ngưỡng và các phong tục, tập qn cũng như lễ hội truyền
thống của người Sán Chay (nhóm Cao Lan) ở tỉnh Tuyên Quang.

Năm 1978, cơng trình Các dân tộc ít người ở Việt Nam - Các tỉnh phía Bắc
[80], đi sâu nghiên cứu nguồn gốc lịch sử của dân tộc ít người ở các tỉnh phía Bắc,
trong đó có người Sán Chay (nhóm Cao Lan). Các tác giả thu thập được nhiều
chứng cứ, tư liệu, hiện vật cổ đã và đang được lưu truyền trong dân gian để chứng
minh cho những nhận định, luận bàn các vấn đề nghiên cứu. Vấn đề các dân tộc ít
người ở Việt Nam được trình bày cụ thể, khoa học, tường minh với những luận cứ

10

xác đáng. Trong đó, tác giả Nguyễn Nam Tiến có nhận định: “Người Cao Lan - Sán

Chỉ quần cư đông đảo tại vùng Thập Vạn Đại Sơn - Bạch Vân Sơn, nằm sát biên
giới Việt - Trung hiện nay. Nhiều tài liệu cho thấy, đợt di cư lớn vào miền trung du
Bắc Bộ Việt Nam đã cách đây khoảng bốn trăm năm” [67, tr.119]. Cơng trình bước
đầu cho người đọc nhận diện được những dân tộc ít người đã và đang sinh sống ở
khu vực miền núi phía Bắc Việt Nam.

Năm 2004, Lâm Q cơng bố cơng trình Văn hóa Cao Lan. Nghiên cứu này
đã làm rõ những vấn đề về văn hóa, tín ngưỡng và nguồn gốc lịch sử của Sán Chay
(nhóm Cao Lan). Tác giả viết về lịch sử hình thành của người Sán Chay (nhóm Cao
Lan) ở Việt Nam như sau: “Đại Minh quốc, Quảng Tây tỉnh, tả Giang đạo, Nam
Ninh phủ, Thượng Tư châu, Tây Lâu hương thôn” (Dịch là: thời đại nhà Minh, tỉnh
Quảng Tây, đường phía bên phải dịng sơng Tây Giang, phủ Nam Ninh, châu
Thượng Tư, thơn Tây Lâu)” [77, tr.12]. Cùng với đó, cơng trình khảo tả chi tiết về
lịch sử, văn hóa, tín ngưỡng của người Sán Chay (nhóm Cao Lan) ở khu vực miền
núi phía Bắc nói chung và địa bàn tỉnh Tun Quang nói riêng. Cơng trình đã cho
người đọc nhận diện được những nét văn hóa, tín ngưỡng độc đáo của người Sán
Chay (nhóm Cao Lan) với cuộc sống lao động, sản xuất gắn bó mật thiết với yếu tố
tự nhiên. Như vậy, Lâm Quý đã công bố nhiều thông tin, tư liệu, đưa ra các giả
thuyết, kết luận quan trọng cho thấy người Sán Chay (nhóm Cao Lan) ở Việt Nam
nói chung và trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang nói riêng có nguồn gốc từ Trung Hoa,
chứa đựng nhiều nét văn hóa, tín ngưỡng độc đáo.

Có thể thấy, theo nhận định của các nhà khoa học, căn cứ vào nhiều nguồn tư
liệu chính thống và khơng chính thống (các cơng trình khoa học đã được cơng bố và
nguồn tư liệu cổ cịn được lưu giữ trong cộng đồng), có thể nhận định người Sán
Chay (nhóm Cao Lan) ở Việt Nam nói chung và trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang nói
riêng có nguồn gốc lịch sử từ Trung Hoa. Họ đã di cư sang Việt Nam theo nhiều
dòng họ, qua nhiều con đường, từ nhiều thời điểm, thành nhiều đợt khác nhau.
Điểm dừng chân cuối cùng của người Sán Chay (nhóm Cao Lan) là trên địa bàn tỉnh
Tuyên Quang vào khoảng thời gian cuối đời nhà Minh, đầu nhà Thanh cách đây

khoảng hơn 300 năm (cùng thời với nhà Nguyễn những năm 1640 - 1660). Như

11

vậy, người Sán Chay (nhóm Cao Lan) có ở Việt Nam từ khá lâu, họ định canh, định
cư ở khu vực miền núi phía Bắc và đã tạo nên những nét văn hóa riêng.

Năm 2011, cuốn sách Đạo giáo nhập môn [73], tác giả Trương Đạo Quả đi
sâu nghiên cứu, phân tích trên nhiều góc độ, khía cạnh của Đạo giáo. Cơng trình
được chia nhiều chuyên đề khác nhau, nội dung cốt lõi xoay quanh chín vấn đề của
lịch sử Đạo giáo: nguồn gốc lịch sử, giáo nghĩa, các tông phái, kinh điển, thần tiên,
tiên cảnh, đạo thuật, nghi thức và văn hóa Đạo giáo... Đó là những vấn đề quan
trọng trong việc tiếp cận, nghiên cứu về nguồn gốc lịch sử tôn giáo, tín ngưỡng ở
Việt Nam. Từ đó, người đọc có được góc nhìn chân thực hơn về nguồn gốc, xuất sứ,
chức vị, tên gọi của các vị thần của Đạo giáo.

Năm 2012, cuốn sách 100 câu chuyện về Đạo giáo [75], tác giả Trương Tùng
Quân tập hợp, giới thiệu những câu chuyện có liên quan đến Đạo giáo được lưu
truyền trong dân gian Việt Nam. Cơng trình có nhiều chi tiết thú vị, với các yếu tố
tín ngưỡng, tâm linh mang tính siêu nhiên, thần bí trong Đạo giáo. Cuốn sách đi vào
phân tích, luận bàn về nguồn gốc và tên gọi các vị thần xuất hiện trong quan niện
dân gian của cộng đồng các dân tộc. Qua đó, người đọc hiểu rõ hơn về nguồn gốc
Đạo giáo, các tập tục, quan niệm về thần linh của các tộc người miền núi phía Bắc.

Năm 2019, tác giả Trần Trọng Kim xuất bản cuốn Đạo giáo [56]. Đây là
những bài báo khoa học về Đạo giáo được tổng hợp thành sách. Cơng trình gồm
180 trang, đã khái lược toàn diện về Đạo giáo và lịch sử Đạo giáo. Trong đó đề cập
đến học thuyết của Lão Tử, tóm thuật những tư tưởng cốt lõi của phái Đạo gia: Liệt
Tử, Trang Tử. Nghiên cứu đi sâu khai thác những biến thể của Đạo giáo dưới hình
thức thần tiên, tu tiên, trường sinh bất lão của giới đạo sĩ thời Tần Hán. Cơng trình

cũng đề cập đến vai trò của tam giáo đồng nguyên (Nho, Phật, Đạo) ở Việt Nam và
luận bàn những vấn đề tiếp biến trong việc hình thành nên diện mạo của nền văn
hóa Việt Nam. Đây là tài liệu quan trọng để tìm hiểu về Đạo giáo và lịch sử Đạo
giáo ở Trung Hoa. Cuốn Đạo giáo đã cung cấp cho người đọc một bản lược đồ chi
tiết, cụ thể về nguồn gốc, lịch sử của Đạo giáo trong trình hình thành phát triển ở
Việt Nam. Qua đó người đọc có góc nhìn chân thực, sâu rộng về tín ngưỡng trong
đời sống tâm linh của cộng đồng các dân tộc ở Việt Nam.

12

Tóm lại, những cơng trình nêu trên các tác giả đã đi sâu khai thác nhiều vấn
đề có liên quan đến lịch sử Đạo giáo và lịch sử tộc người, trong đó có người Sán
Chay (nhóm Cao Lan). Qua đó, người đọc có một góc nhìn chân thực, sâu rộng, chi
tiết, cụ thể và nhận diện rõ nét về nguồn gốc lịch sử Đạo giáo, văn hóa, tín ngưỡng
của người Sán Chay (nhóm Cao Lan) ở Việt Nam nói chung và trên địa bàn tỉnh
Tun Quang nói riêng. Trong q trình sống, lao động, sản xuất người Sán Chay
(nhóm Cao Lan) trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang được bản địa hóa và đã tạo nên một
bức tranh văn hóa, tín ngưỡng, nghệ thuật vô cùng đặc sắc, đậm chất dân gian, nổi
bật là hệ thống tranh thờ được lưu truyền qua nhiều thế hệ trong cộng đồng và sử
dụng thường xuyên ở các nghi lễ thờ cúng.

1.1.2. Những nghiên cứu về văn hóa của người Sán Chay (nhóm Cao Lan)
Tiếp cận từ góc độ văn hóa của người Sán Chay (nhóm Cao Lan), đến nay đã
có khá nhiều cơng trình nghiên cứu được cơng bố về lĩnh vực này. Các tác giả dù
tiếp cận, nhìn nhận, nghiên cứu, khai thác các vấn đề ở nhiều chiều hướng, nhiều
góc độ và trên nhiều phương diện, khía cạnh khác nhau, song tựu trung lại, các cơng
trình vẫn chủ yếu xoay quanh vào những vấn đề liên quan đến văn hóa dân gian của
các tộc người, trong đó có văn hóa của người Sán Chay (nhóm Cao Lan) ở Việt
Nam nói chung và ở tỉnh Tuyên Quang nói riêng.
Năm 2002, có cơng trình Lễ hội các dân tộc Hoa, Sán Dìu ở Việt Nam của

tác giả Diệp Trung Bình [12], nghiên cứu đã đem đến một góc nhìn mới về văn hóa,
tín ngưỡng của đồng bào các dân tộc thiểu số. Công trình đi vào khảo tả chi tiết một
số phong tục, tập quán, tín ngưỡng trong lễ hội truyền thống tiêu biểu của người
Hoa, Sán Dìu ở Việt Nam như: lễ Tháo Khoán, lễ Kỳ Yên, lễ Đại Phàn, lễ Cấp Sắc.
Đặc biệt, trong cơng trình đã đề cập đến một số bức tranh thờ được sử dụng trong lễ
hội của người Sán Dìu. Cuốn sách đề cập khá tồn diện lễ hội của người Sán Dìu và
người Hoa ở Việt Nam, mang đến cho người đọc một góc nhìn tồn cảnh, chân thực
về lễ hội truyền thống các dân tộc thiểu số.
Cùng với đó, năm 2002, trong cuốn Văn hóa Việt Nam nhìn từ Mỹ thuật (tập
2) [95]. Trong phần VII “Tranh dân gian”, tác giả Chu Quang Trứ đã đề cập và
phân tích mảng tranh thờ cúng dân gian, đưa ra nhiều nhận định về tranh thờ trong

13

hoạt động tín ngưỡng của người Việt. Cơng trình đi sâu nghiên cứu cụ thể tên gọi
một số bức tranh, tên gọi các vị thần và vị trí sắp xếp tranh (treo tranh) ở các không
gian khác nhau. Cuốn sách cũng đề cập đến tín ngưỡng Phật giáo, Nho giáo, Đạo
giáo, các nghi lễ hầu đồng ở Bắc Bộ. Qua đó có những luận bàn về ý nghĩa của một
số bức tranh được sử dụng trong các nghi lễ thờ cúng. Cơng trình đã cho người đọc
một góc nhìn mới về nền văn hóa, tín ngưỡng ở Việt Nam qua lăng kính mỹ thuật.

Năm 2003, Khổng Diễn (chủ biên) đã xuất bản cuốn sách Dân tộc Sán Chay
ở Việt Nam [23]. Công trình này đã tập trung khai thác những vấn đề liên quan đến
văn hóa của người Sán Chay (nhóm Cao Lan - Sán Chỉ). Trong đó cơng trình giới
thiệu khái quát về điều kiện tự nhiên, địa vực cư trú, dân cư, đời sống kinh tế, các tổ
chức xã hội trong cộng đồng của người Sán Chay ở Việt Nam. Nghiên cứu đi sâu
phân tích những vấn đề cụ thể về văn hóa vật chất, văn hóa tinh thần của người Sán
Chay các vùng, miền khác nhau ở Việt Nam, trong đó có nhóm người Sán Chay
(nhóm Cao Lan) khu vực miền núi phía Bắc.


Năm 2006, trong cơng trình Văn hóa, văn hóa tộc người và văn hóa Việt
Nam [84] của tác giả Ngô Đức Thịnh đã đi sâu nghiên cứu về tộc người và văn hóa
tộc người ở khu vực miền núi trong dịng chảy văn hóa Việt Nam. Cơng trình này
tác giả tiếp cận vấn đề qua các nhóm ngơn ngữ, từ đó đi sâu khảo cứu những thư
tịch cổ đang được lưu truyền trong cộng đồng để tìm ra nét đặc trưng của văn hóa
các tộc người trong từng khu vực ở Việt Nam. Nghiên cứu đã đề cập đến tín ngưỡng
văn hóa của cộng đồng các dân tộc thiểu số khu vực miền núi phía Bắc như: Tày,
Nùng, Thái, Cao Lan, Sán Dìu... Từ đó tác giả đưa ra những nhận định, kết luận về
văn hóa tộc người và văn hóa Việt Nam.

Năm 2014, trong cơng trình Lễ hội truyền thống của người Cao Lan ở Tuyên
Quang [86] Đặng Chí Thông đã tiếp cận, khai thác, nghiên cứu về văn hóa người
Sán Chay (nhóm Cao Lan) trên phương diện lễ hội truyền thống. Tác giả đã đi sâu
bóc tách các vấn đề văn hóa dân gian để tìm ra những nét đặc trưng của lễ hội
truyền thống người Sán Chay (nhóm Cao Lan) ở Tuyên Quang trong đời sống
đương đại. Đặc biệt tác giả tập trung nghiên cứu, khảo tả chi tiết và phân tích về lễ


×