Tải bản đầy đủ (.pdf) (96 trang)

Thơ thanh hóa từ sau 1986 đén nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.3 MB, 96 trang )

<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">

TRƯỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC

<b>KHOA KHOA HỌC XÃ HỘI </b>

<b>BÁO CÁO TỔNG KẾT </b>

<b> ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP CƠ SỞ </b>

<b>THƠ THANH HÓA TỪ SAU 1986 ĐÉN NAY</b>

<b>MÃ SỐ ĐỀ TÀI: </b>

<b>Chủ nhiệm đề tài: PGS. TS Hỏa Diệu Thúy </b>

<b>Thanh Hóa, năm 2023</b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2">

<b>DANH SÁCH THÀNH VIÊN THAM GIA NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI VÀ ĐƠN VỊ PHỐI HỢP CHÍNH </b>

<b>1. Danh sách đơn vị phối hợp chính </b>

<b>Họ và tên Đơn vị cơng tác Nội dung tham gia </b>

1 ThS Nguyễn Thị Quế Trường ĐH Hồng Đức Khảo sát, phỏng vấn, tập hợp tư liệu

2 ThS Mỵ Thị Quỳnh Lê Trường ĐH Hồng Đức Khảo sát, phỏng vấn, tập hợp tư liệu

</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3">

<b> MỤC LỤC </b>

<b>DANH SÁCH THÀNH VIÊN THAM GIA NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI VÀ </b>

<b>ĐƠN VỊ PHỐI HỢP CHÍNH ... i </b>

<b>MỤC LỤC ... ii </b>

<b>DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT... iv </b>

<b>THƠNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ... v </b>

<b>A. PHẦN MỞ ĐẦU ... 1 </b>

1. Tính cấp thiết của đề tài ... 1

2. Tổng quan tình hình nghiên cứu thuộc lĩnh vực của đề tài ở trong và ngoài nước ... 2

3. Mục tiêu đề tài ... 8

4. Cách tiếp cận, phương pháp nghiên cứu ... 9

5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ... 10

6. Bố cục của đề tài ... 11

7. Đóng góp mới của đề tài ... 11

<b>B. PHẦN NỘI DUNG... 12 </b>

<b>Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI... 12 </b>

1.1. Xác lập khái niệm "thơ Thanh Hóa" ... 12

1.2. Thanh Hóa, một "miền thơ" ... 13

1.3. Tiền đề văn hóa - xã hội của "Thơ Thanh Hóa" từ 1986 đến nay ... 20

1.3.1. Thanh Hóa trong bối cảnh chung của đời sống – xã hội đất nước từ 1986 đến nay ... 20

1.3.2. Hội VHNT Thanh Hóa và Ban Thơ ... 25

<b>Chương 2. DIỆN MẠO THƠ THANH HÓA SAU 1986 ... 28 </b>

2.1. Lực lượng sáng tác ... 28

2.1.1. Nhiều thế hệ ... 28

2.1.2. Đa dạng vùng miền ... 31

2.2. Một số đặc điểm của thơ Thanh Hóa sau 1986 ... 32

2.2.1. Đặc điểm nội dung ... 32

2.2.2. Tự tình ... 40

</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4">

2.3. Đặc điểm hình thức nghệ thuật ... 42

2.3.1. Biểu đạt theo hướng truyền thống là phổ biến ... 42

2.3.2. Mạnh dạn những thử nghiệm làm mới hình thức thơ ... 45

<b>Chương 3. MỘT SỐ GƯƠNG MẶT THƠ TIÊU BIỂU CỦA THANH HÓA SAU 1986 ... 51 </b>

3.1. Thơ Văn Đắc – Cái tơi trữ tình nghệ sỹ ... 52

3.1.1. Hành trình của một niềm đam mê thơ... 52

3.1.2. Một cái tơi trữ tình ln mới mẻ ... 54

3.1.3. Âm hưởng trữ tình bay bổng trong thơ Văn Đắc ... 58

3.2. Thơ Nguyễn Minh Khiêm: sức sáng tạo mãnh liệt ... 61

3.2.1. Cây bút viết khỏe và có duyên với giải thưởng ... 61

3.2.2. Đối tượng trữ tình vơ cùng phong phú... 62

3.2.3. Đa dạng trong cách thức biểu đạt ... 70

3.3. Đinh Ngọc Diệp: gương mặt mới của thơ Thanh Hóa ... 74

</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5">

<b>DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT </b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">

<b>THƠNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 1. Thơng tin chung </b>

- Tên đề tài: Thơ Thanh Hóa từ sau sau 1986 đến nay - Mã số: - Thời gian thực hiện: tháng ( từ /2022 đến /2023 ).

- Cấp quản lý: Cấp cơ sở.

- Cơ quan quản lí đề tài: Trường Đại học Hồng Đức. - Đơn vị chủ trì đề tài:

- Chủ nhiệm đề tài: Hỏa Diệu Thúy Đơn vị công tác: khoa khoa học xã hội Điện thoại: 0916594259 Email:

<b>2. Mục tiêu </b>

Trên cơ sở xác lập quan niệm về thơ Thanh Hóa, đề tài sẽ nhận diện thơ Thanh Hóa từ sau 1986 đến nay ở các phương diện: lực lượng sáng tác, những đặc điểm nổi bật, đồng thời giới thiệu một số tác giả tiêu biểu.

Từ kết quả nghiên cứu, đề tài sẽ là gợi ý bổ ích cho giới sáng tác, đồng thời góp phần xây dựng định hướng phát triển thơ Thanh Hóa nói riêng, văn học Thanh Hóa nói chung, để văn học Thanh Hóa tiếp tục phát triển, nỗ lực xây dựng văn học Thanh Hóa theo định hướng "tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc".

<b>3. Tính mới và sáng tạo </b>

Đề tài có cái nhìn hệ thống, tồn diện về diện mạo thơ Thanh Hóa từ 1986 đến nay, gắn với cơng cuộc đổi mới đất nước và hội nhập thế giới:

Bước đầu đưa ra nhận xét, đánh giá về đặc điểm, thành tựu, hạn chế của thơ Thanh Hóa mấy chục năm qua;

Nghiên cứu, đánh giá về một số cây bút thơ Thanh Hóa tiêu biểu

<b>4. Kết quả nghiên cứu </b>

Đề tài đạt mục tiêu nghiên cứu thông qua cấu trúc ba chương: Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài

Chương 2: Diện mạo thơ Thanh Hóa sau 1986

Chương 3: Một số gương mặt thơ Thanh Hóa tiêu biểu sau 1986

</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">

<b>5. Sản phẩm của đề tài </b>

- Báo cáo tổng kết đề tài - Bài báo đã đăng tải - Tóm tắt đề tài

<b>6. Hiệu quả, phương thức chuyển giao kết quả nghiên cứu và khả năng ứng dụng - Đề tài có thể xuất bản thành sách để trở thành tài liệu tham khảo cho học </b>

phần; Văn học địa phương; Du lịch địa phương

- Thành tài liệu tham khảo cho Hội VHNT Thanh Hóa, giới sáng tác thuộc VHNT Thanh Hóa

</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">

<b>A. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài </b>

1.1. Trong một bài tiểu luận nghiên cứu, cây bút dành nhiều tâm huyết nghiên cứu về văn học Thanh Hóa cho rằng xứ Thanh là "miền đất thi ca". Tác giả đã chứng minh xác quyết của mình rằng "Tạo hóa đã ưu ái ban tặng cho mảnh đất này những điều kiện để trở thành xứ sở thi ca với cả hai nghĩa: nơi sinh thành, hội tụ các thi nhân, cũng là nơi khơi nguồn cảm hứng thi ca" [8, tr 7] Từ trong kho tàng dân gian đến văn học thành văn, từ thời trong đại đến hiện đại, miền đất được coi là “Việt Nam thu nhỏ” này nơi đâu cũng có dấu ấn của nguồn mạch thi ca. Thế hệ nối tiếp thế hệ, đất xứ Thanh đã dâng hiến và góp phần làm cho thảm rừng thi ca dân tộc thêm phong phú, tốt tươi và giàu bản sắc.

Thơ Thanh Hóa nói riêng, văn học Thanh Hóa nói chung, sở thuộc khơng gian địa văn hóa độc đáo, mảnh đất xứ Thanh. Cho dù trong thời kỳ hội nhập với sự giao thoa hay tác động, ảnh hưởng từ các sáng tác, lý thuyết mới, thơ – thể loại trữ tình vẫn mang tính chủ quan của chủ thể sáng tạo. Chủ thể ấy, chịu tác động "thâm căn cố đế" của môi trường địa văn hóa, vì vậy, nghiên cứu thơ Thanh Hóa sẽ nhận ra cá tính "vùng miền" của chủ thể trữ tình và điều này sẽ chi phối tồn diện các phương thức của thể loại một cách thú vị. Nghiên cứu thơ Thanh Hóa, đề tài hi vọng sẽ tìm thấy những dấu ấn mang bản sắc xứ Thanh độc đáo

1.2. Năm 1986 không chỉ là dấu mốc lịch sử - xã hội khi đất nước chọn đường lối phát triển hội nhập với thế giới mà còn đánh dấu hướng vận động phát triển mới của văn hóa dân tộc. Văn học là yếu tố cốt lõi của văn hóa. Trong xu thế hội nhập tồn cầu, người ta ngày càng nhận ra để "hội nhập mà không hòa tan", mỗi dân tộc cần khẳng định bản sắc văn hóa dân tộc mình, bởi, sản phẩm tinh thần này chính là yếu tố khơng thể "hịa tan", là nền tảng cốt yếu khẳng định sự tồn tại tất yếu của mỗi dân tộc. Đảng ta khi chọn con đường "mở cửa" hội nhập thế giới, tại Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương (khóa VIII) đã ban hành Nghị quyết về xây dựng và phát triển nền Văn hóa Việt Nam tiên

Bộ chính trị lại ban hành NQ 23 "Về tiếp tục xây dựng và phát triển văn học

</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">

nghệ thuật trong thời kỳ mới" nhấn mạnh: "Tập trung mọi nguồn lực xây dựng nền văn học, nghệ thuật Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc". Văn học địa phương" <small>1</small>, trong đó có văn học Thanh Hố đã hưởng ứng như thế nào, đã đóng góp như thế nào vào cơng cuộc đổi mới nền văn học Việt Nam theo tinh thần Nghị quyết của Đảng? Nghiên cứu thơ Thanh Hoá thời kỳ đổi mới từ sau 1986 đến nay, đề tài vừa hướng tới mục tiêu đánh giá diện mạo và bản sắc thơ của một vùng văn hóa, khẳng định những đóng góp tích cực của thơ vào sự vận động, phát triển của văn học địa phương, góp tiếng nói xây dựng quyết sách phát triển văn hóa văn nghệ địa phương theo đường lối phát triển của đất nước, góp phần xây dựng nền Văn học Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc.

Những năm gần đây, trong chương trình đào tạo cải cách, môn văn ở các cấp học, từ bậc phổ thông đến bậc đại học, văn học địa phương đã trở thành môn học bắt buộc bởi những lý do như ở trên đã trình bày. Trường đại học Hồng Đức thuộc hệ thống trường đại học địa phương, là trường đào tạo đa ngành, vừa đào tạo ngành Sư phạm Ngữ văn, Sư phạm Tiểu học, vừa đào tạo các ngành thuộc lĩnh vực khoa học xã hội nhân văn, như: Du lịch, Việt Nam học, Xã hội học, rất cần am hiểu văn học địa phương. Đề tài nghiên cứu thể loại thơ - một trong hai thể loại chính của văn học, sẽ là một tài liệu bổ ích trong việc tìm hiểu văn hóa – văn học địa phương Thanh Hóa.

<b>2. Tổng quan tình hình nghiên cứu thuộc lĩnh vực của đề tài ở trong và ngoài nước </b>

<i><b>Ngoài nước </b></i>

Theo cập của chúng tôi, đối tượng "Thơ Thanh Hóa từ 1986 đến nay" chưa có bài viết hay cơng trình nào nghiên cứu.

<i><b>Trong nước </b></i>

Ở góc độ khái quát, cho đến nay chưa có bất kỳ cơng trình nghiên cứu một cách hệ thống, toàn diện về đối tượng "Thơ Thanh Hóa từ sau 1986 đến

<small>thành phố trực thuộc trung ương trong cả nước. Tuy nhiên, đây là khái niệm với tính phạm vi tương đối, vì nhiều cây bút đang sinh hoạt tại các Hội VHNT địa phương, đồng thời là thành viên của Hội Nhà văn Việt Nam. Đề tài sẽ trở lại xác lập khái niệm này ở quan niệm "Thơ Thanh Hóa". </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10">

nay". Có chăng, là một bài viết khái quát hoặc khái lược về đặc điểm hoặc diện

<i>mạo thơ Thanh Hóa nói chung. Năm 2012, trong cơng trình Văn học hiện đại Thanh Hóa, (NXB Hội Nhà văn) của tác giả Hỏa Diệu Thúy có bài Xứ Thanh vùng đất thi ca. Bài viết như một tiểu luận về một khơng gian thơ. Tác giả có </i>

chủ ý khi muốn tìm cách lý giải khơng gian địa văn hóa đặc biệt của xứ Thanh đã tạo ra môi trường văn hóa, văn chương độc đáo. Tác giả cho rằng, xứ Thanh đã có một "khơng gian thơ" từ trong điều kiện địa lý, lịch sử, khiến nơi đây không chỉ "vượng tướng" mà vượng cả "thi nhân". Tác giả đã xâu chuỗi một cách hệ thống từ trong kho tàng ca dao, dân ca đến những tên tuổi từng thời kỳ, xứ Thanh ln góp mặt những tài thơ đặc sắc. Tác giả cũng điểm một số nét

<i>chính của thơ Thanh Hóa ở phương diện xúc cảm trữ tình, như: Nỗi“ám ảnh về dải đất miền trung”; Cá tính “rắn rỏi, bộc trực”;Thích quảng bá “đặc sản”xứ Thanh và khẳng định: "Miền thơ ấy tạo ra dòng chảy thi ca giàu bản sắc. Thơ xứ </i>

Thanh đã và đang hịa vào dịng sơng thi ca dân tộc, góp phần làm nên sự đa dạng, phong phú của thơ ca Việt Nam, của bản sắc văn hóa Việt Nam" [8; 11] . Bài viết ở mức độ khái quát đã mang đến một hình dung về thơ Thanh Hóa. Tuy nhiên, đây là những hình dung khái quát nhất, tác giả chưa chỉ ra được diện mạo đầy đủ của thơ Thanh Hóa, đặc biệt, chưa chỉ ra điểm nhấn của thơ Thanh Hóa sau 1986 qua các đại diện tiêu biểu. Những khoảng trống này sẽ được lấp đầy trong đề tài của chúng tôi.

Năm 2021, Lâm Bằng trong bài "Vài nét về thơ Thanh Hóa hiện nay" (Diễn đàn Văn nghệ Việt Nam, số 326+ 327, 2021, trang 37). Đúng như mục đích tác giả đặt tên bài là "vài nét", vài nét về đội ngũ tác giả với cách điểm tên các thế hệ; Vài nét về cá tính thơ của một số tác giả. Điều đáng nói là ngơn từ của bài viết thiên về ấn tượng cảm xúc mà không trên cơ sở phân tích, lý giải, như: "Đó là một Văn Đắc nhẹ nhàng, uyển chuyển mà đắm say; Một Vương Anh nhuần nhuyễn thi ngôn, thi điệu tự nhiên như suối chảy; Một Bùi Nhị Lê chỉn chu câu chữ mà ngồn ngộn, chất chứa hồn Mường; Một Nguyễn Minh Khiêm ngôn ngữ thơ tung tẩy, phóng khống giàu chất biểu đạt…"; "Trương Vạn Thành tự nhiên nhi nhiên, lời thơ thật thà mà tỉnh, luôn nằm trong trường

</div><span class="text_page_counter">Trang 11</span><div class="page_container" data-page="11">

ám ảnh thơ mà anh yêu mến. Phạm Kim Khánh thức dậy chất Mường trong sâu thẳm tâm hồn. Thơ có lúc chắt lọc, dồn nén, có lúc lại tung tẩy mang chút phá phách. Hoàng Quốc Cảnh thật và lành, vừa nhẩn nha, điềm tĩnh quan sát, vừa tìm tịi thử nghiệm mà đằm sâu ký ức…" . [2, tr 37]. Đáng kể là, tác giả bài viết nhận thấy "hiện nay, Thanh Hóa vắng hẳn thơ viết cho thiếu nhi", trong khi trước đây "đã từng có một thế hệ nhà thơ viết cho thiếu nhi rất say mê, với một tình yêu trẻ thơ rất đắm say và hồn nhiên" [2, tr 38 – 39]. Tác giả cũng đã chỉ ra hạn chế của thơ Thanh Hóa hiện nay: "Có thể nói, trong số gần 70 hội viên của Ban thơ đang sinh hoạt, ngoài các nhà thơ đã thành danh, đã ghim được tên mình vào văn đàn cả nước và một số cây bút đang cố gắng khẳng định mình, cố gắng xác lập một giọng điệu (…) Thì số còn lại hầu như đều bằng lòng với cái đã có, bằng lịng với vị thế của thơ mình. Số này rất đông. Rất ham mê, rất say sưa, rất nhiệt tình với thơ. Luôn lấy thơ làm niềm vui, làm niềm vui thù tạc. Nhưng hầu như ít có khát vọng vươn lên, ít khát khao đổi mới và có lẽ cũng không đủ sức để làm mới thơ mình…" [2, tr 39]. Có thể nhận thấy lối viết dựa vào ấn tượng để điểm "vài nét" về thơ Thanh Hóa hiện nay. Cách viết dựa vào trực giác này có thể "điểm huyệt" được cá tính nếu người viết có trực giác mẫn cảm và tinh thơng về thơ, cịn lại, rất dễ sa vào chủ quan, hời hợt hoặc hàm hồ, gán ghép. Ấy là chưa kể, cách nhận xét thiếu chứng cứ phân tích, lập luận nên rất khó thuyết phục người đọc. Năm 2021, Hội Văn học nghệ thuật Thanh Hóa đã tổ chức Hội thảo với chủ đề "Văn học nghệ thuật Thanh Hóa thực hiện Nghị quyết 23 – NQ/TW "Về tiếp tục xây dựng và phát triển văn học nghệ thuật trong thời kỳ mới". Hội thảo có các đánh giá của các ban chuyên ngành về hoạt động của ban mình từ sau khi có Nghị quyết 23 (2008) đến nay. Ban thơ cũng có tham luận của chính tác giả trưởng ban Thơ Lâm Bằng. Tinh thần của bản tham luận này chính là bài báo trên đây.

Có nhiều lý do liên quan đến việc hiếm cơng trình nghiên cứu dài hơi về một thể loại văn học ở phạm vi địa phương, trong đó lý do cơ bản nhất là tính "tiêu biểu" của đối tượng. Văn học địa phương thường có phạm vi phổ biến không rộng, chủ yếu người đọc ở tại địa phương, trừ một vài trường hợp nổi bật.

</div><span class="text_page_counter">Trang 12</span><div class="page_container" data-page="12">

Thêm nữa, nhu cầu tổng kết, đánh giá không quá cấp thiết ở một Hội văn học nghệ thuật địa phương nếu khơng có sự hỗ trợ, thúc đẩy của cơ quan quản lý văn hóa. Điều này cũng đặt ra cho Hội VHNT Thanh Hóa sự quan tâm trước tình hình Đảng ta đang rất chú trọng đến phát triển nguồn lực văn hóa tại địa phương.

<i>Hướng nghiên cứu tác giả, tác phẩm cụ thể: Đây là hướng chính của </i>

nghiên cứu phê bình ở văn học địa phương. Việc giới thiệu tác giả, tác phẩm cụ thể phù hợp với mục tiêu "song hành cùng sáng tạo" là yêu cầu thiết yếu để phát hiện nhân tố mới ở Hội VHNT địa phương, vì vậy, số lượng các bài viết về tác giả, tác phẩm hoặc tập tác phẩm khá nhiều. Có thể kể đến các tập tiểu luận phê bình của tác giả sau: “Trong mắt tơi”(2000), NXB Thanh Hóa của Hoàng Tuấn Phổ; “Một vùng quê văn học” (2005), NXB Thanh Hóa, “Từ một góc nhìn” (2009) NXB Văn học của Nguyễn Mạnh Hùng; "Văn học Thanh Hóa" (1990), Tài liệu tham khảo cho Sở GD&ĐT Thanh Hóa của Lưu Đức Hạnh; "Tiếp cận văn chương" (1998), NXB Thanh Hóa của Trịnh Quốc Tuấn; "Văn học hiện đại Thanh Hóa" (2012) NXB Hội Nhà văn của Hỏa Diệu Thúy; "Sự đọc: Chỉ dấu và đường biên" (2022), NXB Văn học của Hỏa Diệu Thúy; “Mạch ngầm con chữ” (2015), NXB Hội Nhà văn, “Những cánh đồng mang gương mặt người” (2017) NXB Thanh niên, "Ngôn ngữ đối thoại" (2020) NXB Hội nhà văn, của Thy Lan;

"Rượt theo con chữ mà yêu" (2020) NXB Thanh Hóa của Trần Đàm; "Văn nghệ

"Tri âm cùng con chữ" (2021), NXB Hội Nhà văn của Trịnh Vĩnh Đức; "Chạm mặt"(2016) NXB Thanh niên của Kiều Thu Huyền v.v…Ấy là chưa kể những bài rải rác khác chưa vào tuyển tập của các tác giả.

Có thể nói, mối quan hệ giữa người sáng tác và phê bình ở địa phương rất gần gũi, thân mật. Nhà văn, nhà thơ khi hoàn thành tác phẩm có thể "dúi" trực tiếp vào tay nhà phê bình "địi" viết nhận xét, cảm nhận. Điều này tạo nên cách viết phê bình theo thiên hướng "chia sẻ", động viên là chính. Ấy là chưa kể một số "nhà phê bình" ở địa phương trong tình trạng "không chuyên", không được đào tạo chuyên nghiệp. Những cuộc tập huấn hàng năm dường như chỉ để nắm bắt chủ trương, đường lối chứ không bổ khuyết được nhiều kiến thức về nghề.

</div><span class="text_page_counter">Trang 13</span><div class="page_container" data-page="13">

Vì vậy, nhiều bài viết cịn mang nặng tính chủ quan, bình tán, khen một cách tùy tiện, ngẫu hứng hoặc lối viết "điểm sách" theo kiểu ấn tượng cá nhân. Đây cũng là thực trạng phê bình văn học của địa phương, điều góp phần khiến cho người viết tự thỏa mãn, bằng lịng, khơng muốn "nỗ lực đổi mới" như Lâm Bằng đã cảm nhận.

Nói như vậy, khơng phải khơng có những bài chun sâu, mang tính "học thuật". Ban LLPB của Hội VHNT Thanh Hóa hiện có một số cây bút nghiên cứu chuyên nghiệp hiện đang giảng dạy tại trường đại học, học viện, là thành viên Hội Nhà văn Việt Nam. Những bài viết của các cây bút này có nền tảng lý thuyết và khảo sát thực tiễn khoa học, nghiêm túc, vì vậy, những nhận xét, đánh giá, khái qt thường có tính học thuật chun sâu. Chẳng hạn, Nguyễn Thanh Tâm trong bài "Nhận diện một số cách tân thơ trữ tình trên tạp chí xứ Thanh" đã đặt thơ trong bối cảnh xã hội để thấy sự tác động của hồn cảnh, tìm cách lý giải căn nguyên cảm hứng của chủ thể trữ tình: "mọi cái đều có thể xả ra" và "tâm thế con người xuất hiện sau những biến cố lớn của thời đại như chiến tranh, thuộc địa cộng với những thành tự to lớn của khoa học công nghệ. Con người thấy hoài nghi tất cả…" [7, tr 403]. Từ đó chỉ ra "nhà thơ cảm nhận trong nỗi bí bách, chật vật của thân phận, trong sự khủng hoảng niềm tin ghê gớm (…) Tất cả đều bị dị xét bằng cái nhìn hồi nghi, đầy bất trắc…" dẫn đến kết quả: "Thơ hiện nay đang hướng đến thể hiện cuộc sống hiện tại với những trải nghiệm mới của nhà thơ. Đằng sau những hiệu quả của một nền khoa học công nghệ là sự trống rỗng của tâm linh, sự chai bạc của tâm hồn và sự nhợt nhạt của tồn tại người. Cá thể đi lạc trong mê lộ của siêu lợi nhuận, đa quốc gia, toàn cầu hóa…". Khơng chỉ đưa ra nhận xét về nội dung, tác giả bài viết còn nhận xét về nghệ thuật của thơ trên tạp chứ xứ Thanh: "Đi cùng những cách tân thơ về cái nhìn nghệ thuật, sự tự biểu hiện của cái tơi trữ tình, hình thức thể loại mới là những nỗ lực gia tăng thông tin cho ngôn ngữ thơ (…) Cho thể thơ "nốc ao" và "thủ tiêu" vần, khổ…" [7, tr 406, 407]. Cách diễn đạt và lập luận của bài viết chú trọng đến phân tích, lý giải, đánh giá và dựa trên cơ sở lý thuyết về thể loại. Tuy nhiên, đối tượng thơ trên tạp chí Xứ Thanh khơng chỉ có thơ Thanh Hóa, thêm nữa, trong một bài viết ngắn, đối tượng khảo sát ít ỏi, những nhận xét của tác giả cũng chưa có cơ sở khoa học để khái quát một cách thuyết phục.

</div><span class="text_page_counter">Trang 14</span><div class="page_container" data-page="14">

Có thời gian gắn bó lâu với hội VHNT Thanh Hóa, Hỏa Diệu Thúy cũng dành nhiều tâm sức nghiên cứu về văn học Thanh Hóa hơn ba mươi năm, cả văn xuôi và thơ. Hỏa Diệu Thúy đã có cơng trình nghiên cứu Văn xi Thanh Hóa hiện đại trong khn khổ đề tài cấp bộ. Với thể loại thơ, ngoài tiểu luận đã đề cập ở trên "Xứ Thanh miền đất thi ca", phần lớn các bài viết khác đều là nghiên cứu, phê bình, giới thiệu tác giả, tác phẩm cụ thể. Các bài viết của Hỏa Diệu Thúy thường gắn với mục đích nghiên cứu giới thiệu chân dung và tìm ra cá tính nghệ thuật của tác giả. Chẳng hạn, nghiên cứu thơ Văn Đắc, tác giả chọn đặc điểm "Khẩu khí xứ Thanh trong thơ Văn Đắc" và tác giả chứng minh "khẩu khí xứ Thanh" ấy qua cả nội dung và cách biểu đạt, như tác giả nhận xét về một bài

<i>thơ của Văn Đắc: "Tơi người Thanh Hóa giúp người nhận ra khẩu khí một vùng </i>

đất, khẩu khí ấy không giống âm hưởng da diết, nhẫn nhịn của xứ Nghệ, xứ Huế cùng giải đất miền Trung. Khẩu khí xứ Thanh bộc trực hồn nhiên, cứng cỏi, sơi nổi và khoáng hoạt. Xứ Thanh từ thuở sinh thành đã dần hội tụ mạch văn hóa vừa tài hoa lãng mạn vừa vừa tự chủ, hào hùng". Hoặc, nhận xét về nghệ thuật: "Văn Đắc có xu hướng đẩy hình ảnh cụ thể thành biểu tượng, tư duy phân tích, khái qt khiến hình ảnh, hình tượng thơ ln hướng tới tính đại diện với những suy tưởng triết lý. Dịng sơng, con đường, thành phố, thị xã, thậm chí nhỏ bé như hạt phù sa, tiếng con chim sáo…vào thơ Văn Đắc cũng thành biểu tượng (…). Xu hướng biểu tượng hóa cũng là một thứ khí chất. Thích biểu trưng, khống hoạt, khơng thích đơn lẻ, tầm thường, âu cũng là khí chất trượng phu…" [8, tr 59]; Hoặc hai bài viết về Nguyễn Duy, hiện tượng của thơ ca Việt Nam hiện đại: "Nguyễn Duy "lạ hóa" lục bát" và "Xứ Thanh trong thơ Nguyễn Duy". Tác giả có xu hướng chỉ ra đặc điểm của bút pháp, khái quát thành đặc điểm của cá tính sáng tạo: "Khám phá thế giới lục bát Nguyễn Duy, thấy rộng lớn quá, xa xôi quá mà cũng gần gũi quá. Biên độ của kho thi liệu lục bát đã được Nguyễn Duy mở rộng tưởng đến vô cùng. Chỉ riêng điều đó, Nguyễn Duy đã làm cho lục bát có thêm sức sống trẻ trung, dồi dào…" [8, tr 182]; "Có thể nói, q nhà Xứ Thanh ln là đối tượng cảm xúc mãnh liệt nhất, ám ảnh nhất trong thơ Nguyễn Duy (…) Quê nhà, ấy là ruộng đồng, là rơm rạ mưa nắng xứ Thanh, là bà con

</div><span class="text_page_counter">Trang 15</span><div class="page_container" data-page="15">

làng xóm – người nông dân xứ Thanh lam lũ mộc mạc nhưng mạnh mẽ và quả cảm; quê nhà là truyền thống lịch sử và văn hóa của vùng đất mang trong lòng nhiều nền văn minh cổ; Quê nhà là những đặc sản quê hương mà khi đi ra bỗng thấy tự hào; Quê nhà, còn nhiều lấm láp, tồn dư khắc khoải…". Trong dung lượng của bài viết này, tác giả chủ yếu nhận xét đặc điểm nội dung trữ tình của thơ Nguyễn Duy, tập trung cho đề tài "xứ Thanh" để rồi nâng thành triết lý khái quát: "Đọc thơ Nguyễn Duy nhận ra điều này, những trái tim biết yêu thương những người thân quanh mình cũng là những người ý thức cao nhất về nguồn

<i>cội: Trọn kiếp người ta chập chờn nguồn cội/ Có một miền quê trong đi đứng </i>

<i>nói cười" [8, tr 93]. Nhìn chung, đây là cách viết của Hỏa Diệu Thúy về tác </i>

phẩm và các tác giả Thanh Hóa. Chỉ trong một bài viết trên dưới mươi trang nhưng tác giả ln có xu hướng khái qt đặc điểm hoặc chỉ ra một nét nổi bật nào đó của cá tính nghệ thuật. Cách viết này khơng chỉ là thưởng thức thẩm mỹ mà cịn có tác dụng "góp ý" cho lối viết, ở mức độ nào đó, chỉ ra điểm mạnh và hạn chế của tác giả. Nhiều cây bút xứ Thanh nói chung, thơ nói riêng đã được tác giả giới thiệu theo cách như vậy. Thơ của các cây bút: Nguyễn Duy, Lê Đình Cánh, Mã Giang Lân, Lã Hoan, Mạnh Lê, Trịnh Thanh Sơn, Huy Trụ Văn Đắc, Nguyễn Minh Khiêm, Đào Phụng, Hồng Vân, Nguyễn Anh Nơng đã được tác giả tìm hiểu, nghiên cứu, giới thiệu và bước đầu phát hiện, khẳng định cá tính sáng tạo của họ.

Như vậy, cho đến hiện tại, chưa có cơng trình nào dài hơi, chuyên sâu nghiên cứu diện mạo tổng thể thơ Thanh Hóa từ 1986 đến nay.

<b>3. Mục tiêu đề tài </b>

Trên cơ sở xác lập quan niệm về thơ Thanh Hóa, đề tài sẽ nhận diện thơ Thanh Hóa từ sau 1986 đến nay ở các phương diện: lực lượng sáng tác, những đặc điểm nổi bật, đồng thời giới thiệu một số tác giả tiêu biểu.

Từ kết quả nghiên cứu, đề tài sẽ là gợi ý bổ ích cho giới sáng tác, góp phần xây dựng định hướng phát triển thơ Thanh Hóa nói riêng, văn học Thanh Hóa nói chung, để văn học Thanh Hóa tiếp tục phát triển, nỗ lực xây dựng văn học Thanh Hóa theo định hướng "tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc".

</div><span class="text_page_counter">Trang 16</span><div class="page_container" data-page="16">

Thành cơng của đề tài sẽ đóng góp vào việc khẳng định và quảng bá văn học Thanh Hóa, tiếp thêm tình yêu, niềm tự hào về quê hương Thanh Hóa.

<b>4. Cách tiếp cận, phương pháp nghiên cứu </b>

<i><b>Cách tiếp cận: Văn học Thanh Hóa nói riêng, nền văn học Việt Nam nói </b></i>

chung hiện đang song hành cùng với sự đổi thay mạnh mẽ của đất nước. Những tổng kết cuối cùng về một nền văn học đang vận động là không thể, song những nhận xét, những đánh giá bước đầu thì hồn tồn có cơ sở. Để đảm bảo cho những nhìn nhận, những kết luận thật sự khách quan, khoa học, đề tài sẽ tiếp cận đối tượng nghiên cứu trên quan điểm lịch sử kết hợp với quan điểm biện chứng, nghĩa là sẽ đặt đối tượng nghiên cứu gắn liền với bối cảnh lịch sử - xã hội để khảo sát; mặt khác cũng sẽ căn cứ những lý thuyết nghiên cứu hiện đại để phát hiện và có cách đánh giá khách quan đối với những sáng tác mới.

Đề tài cũng sẽ tiếp cận đối tượng nghiên cứu trên cơ sở thế giới quan Mác - Lê nin và đường lối của Đảng ta về phát triển văn hóa, văn học nghệ thuật. Đặc biệt sẽ vận dụng quan điểm của Đảng qua Nghị quyết số 23 - NQ/TW “về tiếp tục xây dựng và phát triển văn học, nghệ thuật trong thời kỳ mới” để nhận xét và đánh giá về vận động, phát triển của thơ Thanh Hóa.

Ở phương diện lý thuyết, đề tài sẽ tiếp cận đối tượng nghiên cứu từ phương diện văn học sử và lý thuyết thi pháp học, từ những hướng tiếp cận này đối tượng thơ Thanh Hóa từ sau 1986 đến nay vừa hiện một cách tổng thể, vừa được phân tích lý giải từ tổ chức cấu trúc bên trong, vì vậy, diện mạo đối tượng sẽ hiện ra rõ rệt hơn, đồng thời, thấy được đóng góp của mỗi tác giả.

<i> Phương pháp nghiên cứu: Đề tài sẽ vận dụng một số phương pháp nghiên </i>

cứu sau

- Phương pháp hệ thống: Tư duy và thao tác hệ thống là phương pháp bắt buộc với đề tài nghiên cứu văn học sử. Sử dụng phương pháp này, đề tài sẽ có cái nhìn vừa khái qt vừa chi tiết về sự vận động của lực lượng thơ Thanh Hóa;

- Phương pháp phân tích – khái quát: Phương pháp này giúp cho những nhận xét, đánh giá tường minh, có sức thuyết phục hơn; cũng cho thấy sự vận động của xu hướng thơ Thanh Hóa;

- Phương pháp so sánh văn học: Nghiên cứu một "nền" thơ, một giai đoạn

</div><span class="text_page_counter">Trang 17</span><div class="page_container" data-page="17">

thơ của một "không gian" thơ rất cần đến phương pháp này. Đề tài sẽ sử dụng để làm sáng tỏ hơn những đặc điểm của thơ Thanh Hóa và những cá tính thơ nổi trội.

Ngoài ra, đề tài sẽ vận dụng thêm phương pháp lịch sử, phương pháp loại hình, phương pháp cấu trúc khi cần thiết nhằm đạt được mục tiêu và nhiệm vụ đặt ra.

<b>5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu </b>

<i>Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của đề tài là "Thơ Thanh </i>

Hóa từ sau 1986" đến nay. Để chọn phân loại được đối tượng "Thơ Thanh Hóa", đề tài xác lập đối tượng như sau:

“Thơ Thanh Hóa” mà đề tài chọn khảo sát là thơ của các tác giả hiện là hội viên Hội Văn học Nghệ thuật Thanh Hóa. Các hội viên này phần lớn đang sinh sống và làm việc tại Thanh Hóa, tuy nhiên, cũng có một vài tác giả, hiện khơng cịn sinh sống và làm việc tại Thanh Hóa, nhưng vẫn cịn trong danh sách hội viên của Hội. Đây sẽ là đối tượng khảo sát và nghiên cứu chính của đề tài. Tuy nhiên, trong quá trình nghiên cứu, đề tài sẽ khảo sát thêm tác phẩm của một số cây bút không phải là hội viên Hội VHNT Thanh Hóa nhưng là người Thanh Hóa để so sánh, làm rõ hơn đặc điểm của thơ Thanh Hóa, sắc thái xứ Thanh trong thơ Thanh Hóa.

Đối tượng nghiên cứu mang tính khu biệt này của đề tài nhằm hướng tới xác nhận vai trò, vị trí của văn học địa phương – "cánh tay nối dài" của Hội Nhà văn Việt Nam. Các Hội VHNT địa phương hiện vẫn đang thực hiện sứ mạng khơi dậy tiềm năng sáng tạo văn chương ở địa phương. Với môi trường phù hợp, các nhà văn có điều kiện đăng tải tác phẩm, giao lưu học hỏi lẫn nhau. Vì vậy, đề tài sẽ có cơ hội tìm ra bản sắc xứ Thanh qua mỗi ngịi bút. Các tác giả, thơng qua tác phẩm, mỗi người một vẻ, nhưng trong căn cốt, họ đã được không gian nơi đây, truyền thống lịch sử và văn hóa nơi đây ni dưỡng cả thể xác lẫn tâm hồn, hun đúc và luyện nên tính cách, hồn cốt “xứ Thanh”. Như là lẽ đương nhiên, “bản sắc xứ Thanh” trong mỗi người đã được “nhào luyện” từ trong chiếc nơi địa văn hóa. Vì vậy, sắc thái xứ Thanh không chỉ bộc lộ ở vẻ bên ngoài, qua đối tượng và hiện thực phản ánh mà còn bộc lộ trong chiều sâu tác phẩm, điều

</div><span class="text_page_counter">Trang 18</span><div class="page_container" data-page="18">

này sẽ làm nên nét riêng độc đáo ở mỗi tác giả, làm nên sắc thái riêng trong tác phẩm của văn học xứ Thanh.

Như vậy, trong quan niệm “Thơ Thanh Hóa” hay “Văn học Thanh Hóa” để chỉ, mảnh đất này vừa là cái nôi văn chương, vừa là đối tượng thẩm mỹ, vừa là bản sắc vùng miền, là sắc thái văn hóa. Xứ Thanh, vừa là chủ thể vừa là khách thể của văn chương.

“Thời kỳ đổi mới” được xác định từ 1986 đến nay, tức là từ Đại hội Đảng VI (1986), Đảng đề ra cương lĩnh, đường lối đổi mới đất nước, vì vậy trong quá trình triển khai đề tài chúng tôi sẽ thay bằng thuật ngữ "giai đoạn đổi mới đất nước".

<b>6. Bố cục của đề tài </b>

Trừ phần Mở đầu Kết luận và Danh mục tài liệu tham khảo, Tác phẩm khảo sát, đề tài sẽ triển khai trong 4 chương nội dung:

Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài Chương 2: Diện mạo thơ Thanh Hóa sau 1986

Chương 3: Một số gương mặt thơ Thanh Hóa tiêu biểu sau 1986

<b>7. Đóng góp mới của đề tài </b>

Đề tài có cái nhìn hệ thống, tồn diện về diện mạo thơ Thanh Hóa từ 1986 đến nay, gắn với công cuộc đổi mới đất nước và hội nhập thế giới:

Bước đầu đưa ra nhận xét, đánh giá về đặc điểm, thành tựu, hạn chế của thơ Thanh Hóa mấy chục năm qua;

Cũng lần đầu tiên, một số tác giả thơ Thanh Hóa tiêu biểu được nghiên cứu, đánh giá toàn diện và chuyên sâu.

</div><span class="text_page_counter">Trang 19</span><div class="page_container" data-page="19">

<b>B. PHẦN NỘI DUNG Chương 1 </b>

<b>CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI </b>

<b>1.1. Quan niệm "Thơ Thanh Hóa" </b>

Khái niệm "Thơ Thanh Hóa" vừa (có vẻ) tường minh, lại vừa mơ hồ như khái niệm "Văn học địa phương" vậy. Văn học địa phương, cách gọi bộ phận văn học trực thuộc Hội Văn học Nghệ thuật (VHNT) tương đương cấp tỉnh/ thành phố trực thuộc trung ương. Trên cả nước, hiện có 58 tỉnh và 05 thành phố trực thuộc trung ương. Như vậy, sẽ có tương đương từng ấy hội VHNT địa phương, một tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp hoạt động trên tinh thần tự nguyện, dưới sự quản lý của Tỉnh ủy - Ủy ban nhân dân tỉnh mà tổ chức ấy thuộc về. Như tên gọi, hội VHNT Thanh Hóa bao gồm cả lĩnh vực "văn học" và "nghệ thuật", tổ chức thành 11 ban chuyên ngành và đạt tới ngót năm trăm hội viên hiện. Ban Thơ là một trong 11 ban ấy, hiện có 77 thành viên.

Giống như khái niệm "Thơ Việt Nam" là thơ của các nhà thơ Việt Nam hiện đang sinh sống ở Việt Nam, "Thơ Thanh Hóa" cũng là thơ của các nhà thơ Thanh Hóa (hiện đang sinh sống tại Thanh Hóa), tức là lấy chủ thể sáng tác làm căn cứ. Tuy nhiên, ở ranh giới địa phương thì có uyển chuyển hơn, bài viết xác định, nhà thơ "gốc Thanh Hóa" với nhà thơ hiện đang sinh sống tại Thanh Hóa là một và căn cứ để lựa chọn tác phẩm là của hội viên hội VHNT Thanh Hóa. Để trở thành hội viên Hội VHNT Thanh Hóa, tác giả cần thỏa mãn những tiêu chí: Nhà thơ đang sống và làm việc tại Thanh Hóa; có tác phẩm xuất hiện trên các ấn phẩm chính thống của nhà nước hoặc đạt các giải thưởng cấp tỉnh trở lên; được 02 thành viên của ban chuyên ngành giới thiệu. Như vậy, để trở thành nhà thơ của Hội VHNT Thanh Hóa, tác phẩm của cây bút ấy đã được "cấp phép" và thừa nhận qua khâu thẩm định của bộ phận biên tập của các báo/ tạp chí trước khi trình ra công chúng độc giả. Như vậy, thơ của những tác giả này xứng đáng trở thành đối tượng tìm hiểu, nghiên cứu, đánh giá về khả năng sáng tạo nghệ thuật.

Thơ nói riêng, các sản phẩm văn hóa tinh thần nói chung lưu dấu và bộc lộ rõ đặc điểm tâm hồn, tính cách của con người và môi trường sống của họ.

</div><span class="text_page_counter">Trang 20</span><div class="page_container" data-page="20">

Thơ ca, sản phẩm tâm hồn, thể loại bộc lộ nội tâm, tâm lý, tính cách con người rõ rệt nhất; cũng là sản phẩm văn hóa lưu dấu rõ nhất sắc thái bản địa của chủ nhân sáng tạo. Vì vậy, nghiên cứu "Thơ Thanh Hóa", cơng trình hướng tới một sự khu biệt mang màu sắc “địa phương” và sự khu biệt này nhằm nhấn mạnh sắc thái của một bộ phận văn học ở một vùng đất có bản sắc địa phương rõ nét, đó là vùng đất Thanh Hóa. Vùng đất ấy khơng chỉ có những điều kiện địa lý và vị trí lịch sử đặc biệt mà cịn đóng góp và nuôi dưỡng những tài năng văn chương cho đất nước. Các tác giả, thông qua tác phẩm, mỗi người một vẻ, nhưng trong căn cốt, họ đã được không gian nơi đây, truyền thống lịch sử và văn hóa nơi đây nuôi dưỡng cả thể xác lẫn tâm hồn, hun đúc và luyện nên tính cách, hồn cốt “xứ Thanh”. Như là lẽ đương nhiên, “bản sắc xứ Thanh” trong mỗi người đã được “nhào luyện” từ trong chiếc nơi địa văn hóa. Vì vậy, sắc thái xứ Thanh khơng chỉ bộc lộ ở vẻ bên ngồi, qua đối tượng và hiện thực phản ánh mà còn bộc lộ trong chiều sâu tác phẩm, điều này sẽ làm nên nét riêng độc đáo ở mỗi tác giả, làm nên sắc thái riêng trong tác phẩm của văn học xứ Thanh.

Như vậy, cần nhấn mạnh lại một lần nữa, khái niệm “Thơ Thanh Hóa”, theo quan niệm của đề tài là thơ của hội viên Hội Văn học Nghệ thuật Thanh Hóa. Ngồi ra, có một bộ phận nhỏ tác phẩm của các tác giả Thanh Hóa, tuy chưa phải hội viên, song thơ của họ thực sự ấn tượng, xứng đáng là đối tượng nghiên cứu.

<b>1.2. Thanh Hóa, một "miền thơ" </b>

Xứ Thanh (cách gọi vừa thân mật vừa tự hào về vùng đất Thanh Hóa) đã hiện diện từ bốn mươi vạn năm trước. Những di chỉ khảo cổ học cho thấy văn minh núi Đọ (thời sơ sử) và Văn minh Đông Sơn (thời tiền sử) đều nằm trên đất Thanh, khiến mảnh đất ơm trong lịng dịng sơng "Mẹ" (có ý kiến cho rằng “mã” gọi chệch của từ “mạ”, tiếng Việt Mường “mạ” là “mẹ”). Dịng sơng Mẹ huyền thoại này đã sinh ra “Văn minh sông Mã”, góp phần khẳng định và tơ thắm nền văn hiến đa dạng và phong phú của dân tộc Việt Nam.

Theo nhà địa phương học, học giả H. Le Breton trong tác phẩm

<i>Laprovince de Thanh Hoa (1924), “Thanh Hóa khơng phải chỉ là một đơn vị </i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 21</span><div class="page_container" data-page="21">

hành chính bình thường, đấy là cả một xứ, cũng mn hình mn vẻ như xứ Bắc kỳ (...). Từ mảnh đất như được lựa chọn ấy, nơi gìn giữ chốn an nghỉ tôn nghiêm của tổ tiên và bao đời vua chúa, đã xuất hiện những anh hùng lừng lẫy và tài ba nhất trong lịch sử”. Nơi đây “khơng có một kỳ sơn nào mà khơng gắn với truyền thuyết", Thanh Hóa đối với Việt Nam, “là nơi giàu cảnh đẹp thiên nhất cũng là nơi lưu giữ những ký ức lịch sử và truyền thuyết hào hùng nhất” [16, 3]

Từ xa xưa, xứ Thanh nổi tiếng bởi những danh thắng. “Thanh Hóa đẹp như tranh” là câu cảm thán ở bất cứ ai đã từng gắn bó với vùng đất này. Trong

<i>sách An Nam chí nguyên, tác phẩm của Cao Hùng Trưng một viên quan đời nhà </i>

Thanh từng có thời gian làm quan cai trị ở nước ta, khi nghiên cứu, khảo tả các địa phương của “An Nam” đã rất hào hứng mô tả những đặc sắc của cảnh quan thiên nhiên phủ Thanh Hóa:... “Núi Đơng Sơn ở huyện Đông Sơn. Núi cao và đẹp, dưới chân núi giáp ngay sông Ninh Giang. Lên đứng chỗ cao, buông mắt trơng thì trời và nước, chung một màu sắc. Thật là một cảnh đẹp (...) Núi Hí mã - cũng gọi là núi Du Anh, ở huyện Vĩnh Linh, vòi vọi, đứng một mình, nằm ngang trên sơng dài. Trên núi có chỗ phình như cái bầu treo, gọi là “huyền hồ nhai” (...) Núi Biện ở Cửu Chân. Mọi ngọn cao chơm chởm, nhô cao đứng sừng sững bên sông...” [20,45]

Các bậc vua chúa, học giả, tao nhân mặc khách, đã từng dừng chân ở xứ Thanh đều dành cho mảnh đất này những tình cảm đặc biệt. Nhà bác học Phan

<i>Huy Chú trong bộ bách khoa thư Lịch triều hiến chương loại chí đã viết về vùng </i>

đất xứ Thanh: “Thanh Hóa mạch núi cao vót, sơng lớn lượn quanh, biển ở phía Đơng... núi sơng rất đẹp, là một chỗ có cảnh đẹp ở nơi xung yếu. Vẻ non sông tươi tốt chung đúc nên sinh ra nhiều bậc vương tướng, khí tinh hoa tụ họp lại, nảy ra nhiều văn nho... Bởi đất thiêng thì người giỏi nên nảy ra những bậc phi thường, vượng khí chung đúc, xứng đáng đứng đầu cả nước”<small>2</small>. Danh sĩ Nguyễn

<i>Thượng Hiền trong bài hát nói Bản tỉnh phong cảnh ca một lần nữa khẳng định "khả cảnh khả nhân" (Có cảnh đẹp tất có người tài) và cũng dành cho xứ Thanh </i>

những dòng trác tuyệt:

</div><span class="text_page_counter">Trang 22</span><div class="page_container" data-page="22">

<i>Nhân trung cảnh, cảnh trung nhân Nhân với cảnh tứ thời giai sinh sắc Tam thập lục động thừa tuyên đệ nhất Thanh Hoa nhân vật tối giai. </i>

(Cảnh trong người, người trong cảnh/ Cảnh với người bốn mùa đều tươi đẹp/ 36 động đẹp trong nước Thanh Hóa đứng hàng thứ nhất/ Người Thanh Hóa nổi tiếng tài giỏi)

Vùng đất ấy nếu có trở thành một miền thơ, một xứ thơ kể cũng không mấy ngạc nhiên. Quả là tạo hóa đã ưu ái ban tặng cho mảnh đất này những điều kiện để trở thành xứ sở thi ca với cả hai nghĩa: nơi sinh thành, hội tụ các thi nhân, cũng là nơi khơi nguồn cảm hứng thi ca.

Tác giả của đề tài từng viết: "Thích làm thơ và đọc thơ, vận thơ, nếu coi đây là phẩm chất chung của người Việt, thì có lẽ xứ Thanh là một trong những vùng đất có “tố chất” thi ca nổi bật. Vùng đất được coi là “Việt Nam thu nhỏ” này nơi đâu cũng có dấu ấn của nguồn mạch thi ca. Thì đây, cả một vùng miền tây rộng lớn của xứ Thanh chính là quê hương của Mo, của Xường, của những

<i>truyện thơ dài nổi tiếng: Nàng Nga – Hai Mối, Sống chụ xôn xao... và những </i>

người dân lam lũ chính là tác giả của những “bài thơ cổ” quý hiếm đó" [6, tr 9]. Đây nữa, trên đất nước Việt Nam có rất nhiều kênh rạch này, song chỉ có hai con sông của miền Trung mới sinh ra những điệu hị nổi tiếng. Nếu sơng Hương làm cất lên những làn điệu da diết thì sơng Mã lại sinh ra những làn điệu hò bộc trực, khỏe khoắn như tính cách, tâm hồn con người xứ này. Khi nhà thơ - nghệ sỹ dân gian cất lên những điệu hò, cũng là lúc trái tim cất tiếng nói thi ca:

<i>Vắng cơm một bữa chẳng sao Vắng em một bữa lao đao cả ngày Vắng em chỉ một phiên đị </i>

<i>Trầu ăn chẳng có chuyện trị thì khơng </i>

(Hị Sơng Mã) [6, tr 10]

Thử bao quát từ bắc xuống nam, từ đông sang tây sẽ thấy nơi đây “một dòng suối, một quả núi chỗ nào cũng là danh thắng”. Cửa ngõ xứ Thanh về phía bắc được trấn giữ bởi rặng Tam Điệp hùng vĩ kéo từ tây sang đông “như một

</div><span class="text_page_counter">Trang 23</span><div class="page_container" data-page="23">

con rồng đá khổng lồ nằm cuộn khúc chắn ngang một khoảng trời, đuôi vẫy rừng xanh, đầu vươn tới biển cả”. Rặng núi này vừa là nguồn tài nguyên quý, vừa ban tặng cho xứ Thanh những danh thắng nổi tiếng: Núi Thần Đầu, núi Bạch Nha, núi Chích Trợ, động Lục Vân, động Bích Đào, cửa Thần Phù v.v…

<i>từng là nguồn cảm hứng cho những áng văn chương giàu triết lý: Từ Thức gặp tiên, Sự tích quả dưa hấu, hoặc câu ca đầy ngụ ý này: Lênh đênh qua cửa Thần Phù/ khéo tu thì nổi vụng tu thì chìm. Mặt đông của Xứ Thanh là đường lãnh hải </i>

dài tới hàng trăm ky lô mét mở ra “sân trước” biển đông bao la. Đường biển gắn với thềm lục địa này khiến xứ Thanh được thừa hưởng bãi biển xinh đẹp bậc nhất cả nước, Sầm Sơn. Cách Sầm Sơn về phía nam là quần đảo Biện Sơn. Biện Sơn được coi là quần đảo ngọc (nổi tiếng với ngọc trai) gồm 18 hịn đảo lớn nhỏ xa trơng giống đàn ngựa 18 con đang nhấp nhô bơi lội dập dờn trên sóng nước, nên cịn có tên Thập Bát Mã Sơn. Biện Sơn gắn với tích “Ngọc cưu” và giếng “Mỵ Châu Trọng Thủy”. Truyền thuyết kể rằng chính nơi này An Dương Vương sau khi giết Mỵ Châu vì tội bội phản, được rùa vàng rẽ sóng đón xuống thủy cung. Quần đảo danh thắng này từng là hải cảng và quân cảng dưới thời phong kiến, ngày nay đang được xây dựng thành một cảng công nghiệp vào loại lớn nhất Đông Nam Á.

Ba phần tư diện tích của xứ Thanh thuộc về núi và rừng và phần lớn diện tích ấy nằm ở phía tây và tây nam. Vùng rừng núi rộng lớn và cổ kính này ơm trong lịng thiên nhiên thắng cảnh kỳ thú, những bí mật lịch sử và những địa tầng văn hóa. Quần thể núi Núi Nưa (còn gọi là Ngàn Nưa) thâm u, trập trùng núi đá, từng là “căn cứ” khởi nghĩa của vị nữ tướng lừng danh Triệu Thị Trinh,

<i>mà lời truyền còn mãi: “Con ơi con ngủ cho lành/để mẹ gánh nước rửa bành con voi/ Muốn coi lên núi mà coi/ coi bà Triệu tướng cưỡi voi đánh cồng; Kẻ thù cũng phải dành cho bà sự kính trọng: Hồnh qua đương hổ dị/Đối diện Bà Vương nan (Múa giáo đánh cọp dễ/Đối mặt Vua Bà khó). Nơi rừng núi phía tây </i>

này từng là mái nhà, “căn cứ địa” chở che cho nghĩa quân Lam Sơn suốt những

<i>tháng “nếm mật nằm gai”: Ta đây/núi Lam Sơn dấy nghĩa/chốn hoang dã nương mình (Bình Ngơ đại cáo). Nơi đây cũng đang lưu giữ chứng tích vừa hào hùng </i>

vừa bi tráng của một vương triều: thành Nhà Hồ. Vùng phía tây bắc xứ Thanh

</div><span class="text_page_counter">Trang 24</span><div class="page_container" data-page="24">

nổi tiếng với ngọn Phù Luông cao một nghìn mét quanh năm mây phủ, dấu trong lòng một khu sinh thái cổ đang là mối quan tâm của giới khoa học lẫn văn chương. Bà con của nhiều dân tộc ít người đang sinh sống nơi đây và đang lưu giữ cả một kho tàng văn hóa dân gian cổ đặc sắc. Đó là kho tàng những câu ca

<i>dao, dân ca, những truyện thơ, trường ca cổ: Xống chụ xôn xao, Khăm Panh, Ú Thêm, Nàng Nga - Hai Mối v.v... có thể là niềm tự hào của bất kỳ một nền văn </i>

học nào.

Trung tâm xứ Thanh xưa là Hạc thành - Hạc Phố nay là thành phố Thanh Hóa nằm trong quần thể di tích cất dấu trong lịng hai nền văn minh nhân loại: văn minh núi Đọ, nền văn minh tối cổ cách đây 40 vạn năm và văn minh Đông Sơn, cách đây khoảng 3.000 năm. Dải núi thiêng Hàm Rồng vừa là kỳ quan vừa là thắng tích: “Trong cõi Lĩnh Nam, xứ sở Lạc Long Qn, hình bóng rồng thiêng hiện hữu khắp nơi, nhưng hiếm thấy đất nào như Hạc thành, Hạc phố, phía Nam có Long Hổ làm tiền án, mặt Bắc lại thêm Long Mã trải dài suốt từ Tây sang Đông. Hàm Rồng là dải núi thiêng, là khí thiêng của đất trời họp lại (…) Con rồng núi Đơng Sơn đã có độ tuổi trên dưới triệu năm. Nó vươn dài và uốn lượn đến 99 khúc hùng vĩ, đằng trước đầu trần cất lên cực kỳ oai phong, trán dơ thành vịm cao, mũi nở hai cánh căng phồng, con mắt sâu thẳm không đáy và bộ hàm mở rộng thành cái hang khổng lồ như sắp nuốt trơi cả hịn núi Ngọc. Đây là một kiệt tác mỹ thuật kỳ vĩ độc nhất vơ nhị, chỉ có bàn tay tuyệt hảo của tạo hố mới đủ sức sáng tạo. Càng về phía sau lưng rồng như càng thấp dần xuống, xòe năm cái vây hóa ra năm bơng hoa núi: Ngũ Hoa phong. Rồi hơi bất ngờ, khúc đuôi rồng quẫy mạnh, lớp lớp đá tung lên xếp thành quần phong Bàn A, Bằng Trình, Tiên Sơn, những danh sơn thắng tích, nối dài thêm làm đẹp mãi cho vùng đất xứ Thanh”

<i>“Thanh Hoa thắng địa đâu hơn Hạc bay đỉnh núi rồng vờn hạt châu” </i>

<i> (Thơ ca dân gian) [11,57] </i>

Các bậc vua chúa, đấng sử gia, thi sĩ tao nhân mặc khách khơng thể cầm lịng trước danh thắng này. Các Vua Lê mỗi lần về thăm cố hương bao giờ cũng dừng chân neo đậu dưới bến Hàm Rồng rồi lên núi đề thơ:

</div><span class="text_page_counter">Trang 25</span><div class="page_container" data-page="25">

<i> "Đây núi kia rừng, tiên phật quá Như mời du khách đến cùng say". </i>

(Lê Thánh Tông)

<i>Non xanh chim đẹp rộn đua kêu Thi khách vào thăm hứng thú nhiều Muôn thuở núi sơng cịn dấu Vũ Một bầu hoa ngọc mặc xuân thêu. </i>

<i> Lê Hiến Tông - Thơ vua đề động mắt rồng (bài 2) </i>

(Hồng Phi - Hương Nao dịch)

Thi sĩ lãng du Tản Đà một lần qua Cầu Hàm Rồng để rồi mang nỗi nhớ “khôn khuây”:

<i>Ai xui ta nhớ Hàm Rồng </i>

<i>Muốn trơng chẳng thấy cho lịng khơn khy .... </i>

<i>Ước sao sơng cứ cịn xanh </i>

<i>Non xanh cịn cứ giữ mầu xanh xanh! ... Sơn Tinh, Hà Bá hay cùng </i>

<i>Giữ nguyên phong cảnh Hàm Rồng đợi ta. </i>

<i> (Tản Đà - Nhớ cảnh cầu Hàm Rồng) </i>

Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, địa danh Hàm Rồng thơ mộng, hùng vĩ trở thành thắng tích, biểu tượng cho chủ nghĩa yêu nước, chủ nghĩa anh hùng, niềm tự hào và tự tôn dân tộc:

<i>Trụ cầu ung dung đứng đó </i>

<i>Bọn giặc lái qua đây cúi đầu run sợ Cứ thế suốt bốn năm </i>

<i>Trụ cầu chỉ làm cốt sắt xi măng </i>

<i> (Mã Giang Lân - Trụ cầu Hàm Rồng) </i>

Vùng đất “danh thắng” này trở thành đất “địa linh nhân kiệt” bởi trong lòng những danh thắng ấy là trầm tích của những chiến công lịch sử hiển hách. Nơi đây đã diễn ra những “bản anh hùng ca lớn của Đại Việt” cũng là quê

</div><span class="text_page_counter">Trang 26</span><div class="page_container" data-page="26">

hương của các vị anh hùng lừng lẫy nhất trong lịch sử Đại Việt: từ thế kỷ thứ III, người phụ nữ xứ Thanh Triệu Thị Trinh đã thể hiện khí phách của phụ nữ Việt Nam, của tinh thần Việt Nam: “Tôi muốn cưỡi cơn gió mạnh, đạp luồng sóng dữ, chém cá kình ở biển chứ khơng muốn khom lưng làm tỳ thiếp cho người”. Vào năm 939, người anh hùng, cũng là người khai sáng ra triều đại Việt Nam đầu tiên chính là Ngô Quyền “người Ái Châu”. Dưới triều vua Đinh Bộ Lĩnh, người chỉ huy mười hai đạo quân, được gọi là Thập đạo tướng quân với những trận thắng lẫy lừng chống quân Tống và quân Chiêm Thành rồi trở thành vị vua sáng lập triều đại tiền Lê đó là Lê Hồn cũng gốc Châu Ái. Vương triều Hồ với Hồ Quý Ly đã đưa xứ Thanh trở thành kinh đô của Đại Việt. Sai lầm của nhà Hồ với việc để đất nước rơi vào tay quân Minh liền sau đó lại được chính một người con của xứ Thanh, người anh hùng kiệt xuất của dân tộc - Lê Lợi giải cứu. Nhà hậu Lê đưa đất nước cường thịnh suốt ba trăm năm, trong đó nổi bật với tên tuổi vị vua anh minh bậc nhất trong các triều đại phong kiến, vua Lê Thánh Tông. Xứ Thanh còn là cội rễ của hai dòng họ danh tiếng khác là họ Trịnh và họ Nguyễn. Họ Trịnh gốc ở thơn Sóc Sơn, phủ Thiệu Thiên (nay thuộc Vĩnh Lộc), họ Nguyễn gốc ở thôn Quý Hương phủ Hà Trung (nay thuộc Hà Trung). Hai dòng họ này đã chi phối và tạo nên lịch sử Việt Nam suốt từ thế kỷ XV đến thế kỷ XIX.

Không chỉ lừng danh bởi các bậc vua chúa, mảnh đất này cũng đã sinh ra những danh tướng hào kiệt, những nho sỹ kiệt xuất: Lê Văn Hưu, Trần Khát Chân, Đào Duy Từ, Nguyễn Hữu Dật, Nguyễn Hữu Tấn; Lương Đắc Bằng, Nhữ Bá Sỹ v.v...

Trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc, xứ Thanh nhiều lần là “an toàn khu”, nơi rút lui chiến lược và cũng là nơi khởi binh của nhiều cuộc kháng chiến lừng lẫy: vua Trần trong cuộc kháng chiến chống quân Mơng - Ngun đã rút về Thanh Hóa để thực thi kế sách "dĩ dật đãi lao". Trong cuộc kháng chiến chống quân Minh, núi rừng Lam Sơn khơng chỉ là nơi “dấy nghĩa” mà cịn là nơi che chở nghĩa quân chống lại các cuộc truy lùng, vây ráp của kẻ thù. Kháng chiến chống Pháp, xứ

</div><span class="text_page_counter">Trang 27</span><div class="page_container" data-page="27">

Thanh là vùng tự do, nơi cư trú của bà con khu Ba di tản theo kháng chiến. Cùng với Việt Bắc - thủ đô kháng chiến, xứ Thanh trở thành hậu phương vững chắc, đồng thời là “căn cứ địa văn hóa” suốt những năm kháng chiến.

Dễ hiểu vì sao mạch đấy này khơng chỉ vượng “tướng” mà còn giàu “thi nhân”. Ở giai đoạn nào của lịch sử đất nước, xứ Thanh cũng sinh ra những anh tài. Thời trung đại, là những danh tướng yêu văn chương: Đinh Củng Viên, Lê Văn Hưu, Hồ Quý Ly, Nguyễn Mộng Tuân, Lê Thế Tổ, Lê Thánh Tông, Lương Đắc Bằng, Lê Quát, Trịnh Sâm, Nhữ Bá Sỹ, Tống Duy Tân, Đinh Công Tráng, Trần Xuân Soạn v.v… Đến thời hiện đại, trong hai cuộc kháng chiến, xứ Thanh đóng góp những cái tên xuất sắc: Trần Mai Ninh, Hồng Nguyên, Hữu Loan, Thôi Hữu, Cầm Giang, Nguyễn Duy, Nguyễn Bao, Lê Đình Cánh, Xuân Sách, Trần Vũ Mai, Mã Giang Lân, Anh Chi v.v….

Thế hệ nối tiếp thế hệ, mạch đất xứ Thanh đã dâng hiến và góp phần làm cho thảm rừng thi ca dân tộc thêm phong phú, tốt tươi và giàu bản sắc.

Tất cả những điều kiện và hoàn cảnh trên đây sẽ góp phần lý giải tại sao xứ Thanh tự ngàn đời không thiếu vắng danh nhân, thi sỹ. Đây cũng là tiền đề vững khỏe để xứ Thanh bước vào công cuộc đổi mới tự tin và gặt hái thành công.

<b>1.3. Tiền đề văn hóa - xã hội của "Thơ Thanh Hóa" từ 1986 đến nay </b>

<i><b>1.3.1. Thanh Hóa trong bối cảnh chung của đời sống – xã hội đất nước từ 1986 đến nay </b></i>

<i>1.3.1.1. Đối mặt với những khó khăn chung của đất nước thời kỳ hậu chiến và mặt trái của cơ chế thị trường </i>

<i> Những khó khăn của thời kỳ hậu chiến: Trong ngày vui đại thắng của dân </i>

tộc, mùa xuân 1975 có niềm vui của hàng ngàn gia đình, hàng vạn người con xứ Thanh từ chiến trường trở về. Tuy nhiên, cũng như số phận của dân tộc, Thanh Hóa bước ra khỏi hai cuộc chiến tranh với niềm kiêu hãnh của người người chiến thắng nhưng cũng mang trên mình nhiều thương tích. Những khó khăn thách thức của một đất nước trải qua ba mươi năm chiến tranh khốc liệt là khơng hề nhỏ. Bước ra từ vịng hào quang chiến thắng, cả dân tộc lập tức phải đối mặt với thực tại nghiệt ngã của thời hậu chiến. Xứ Thanh giống như người con lớn trong một gia đình

</div><span class="text_page_counter">Trang 28</span><div class="page_container" data-page="28">

đơng con thời khốn khó, khơng kêu ca, thậm chí phải “làm gương” như đã từng “nêu gương” trong hai cuộc kháng chiến, tuy nhiên, trong cuộc chiến “xóa đói giảm nghèo”, vượt lên những thách thức khó khăn thời hậu chiến lần này khơng hề đơn giản, sự trả giá cũng không kém phần đau đớn.

Trong kháng chiến chống Mỹ, là mục tiêu hủy diệt, xứ Thanh bị tàn phá nặng nề: hầu như toàn bộ đường sá, cầu cống, các cơng trình cơng cộng đều bị phá hủy, một con số không về cơ sở hạ tầng. Khó khăn hơn, phần lớn nhân lực trong độ tuổi lao động hoặc đã nằm lại nơi chiến trường, hoặc mang trong mình thương tật suốt đời, hoặc chưa được đào tạo nghề. “Vắt kiệt” mình cho độc lập tự do của dân tộc, trong khó khăn chung của đất nước, xứ Thanh càng khó khăn hơn.

Vào những năm đầu của thập kỷ 80 của thế kỷ trước, khi đất nước lâm vào cuộc khủng hoảng toàn diện, đặc biệt là khó khăn từ nền kinh tế tập trung quan liêu bao cấp. Xứ Thanh là địa phương sớm rơi vào vịng xốy của cuộc khủng hoảng ấy và cũng thoát ra chậm nhất. Những năm tháng ấy, cùng với thiên nhiên dữ dằn, Thanh Hóa lâm vào nạn đói trầm trọng, người Thanh Hóa đi ăn xin ở khắp nơi. Bức tranh hiện thực mà Phùng Gia Lộc phản ánh trong ký sự

<i>Cái đêm hơm ấy ... đêm gì là giọt nước tràn ly, nó phản ánh đúng thực trạng bế </i>

tắc của một cơ chế quản lý lạc hậu và hệ lụy đau xót từ những kẻ thừa hành thối hóa, biến chất. Đêm “đồng khởi thu sản” ở xã Phú Yên thuộc huyện Thọ

<i>Xuân được tái hiện như cảnh thu thuế trong tác phẩm Tắt đèn của Ngô Tất Tố: </i>

“Bỗng tiếng gõ giục giã liên hồi, kẻng khắp xã. Loa phóng thanh mở hết cỡ đọc bản tin kế hoạch huy động lương thực của Tỉnh...”. Tiếng chó sủa,“cơng an và dân quân lùng sục”, tiếng quát lác: “cứ bắt lấy cái xe đạp! phích, xơ, bắt ráo”. Với một lập luận vô cảm “mất mùa màng, lợi ích thứ ba của người lao động phải hi sinh cho lợi ích nhà nước” (!) Vì vậy, cảnh thu nợ thuế diễn ra thật bi - hài. Có gia đình giấu thóc vào cỗ “ván thiên” mà vẫn bị phát hiện. Cả người nợ thuế, lẫn người thu thuế đều chung bi kịch: - “ Cháu van các chú! Các chú đừng lấy lúa này đi. Lâu nay các cháu phải nhịn, để dành bữa sau cúng cỗ bà, làm ma bà”; - “Thôi, em xin bà chị, em lạy bà chị! Em đi làm ở đây thế này, nhưng lại có bọn khác đến chỗ em làm ác y hệt. Nhà em cũng thiếu mà. Chị không gánh để cánh này bê cả hòm ra, chị phải chịu hai chục cơng là ít, chưa nói phạt tiền”. “Bi

</div><span class="text_page_counter">Trang 29</span><div class="page_container" data-page="29">

kịch” có thật này được tác giả đau xót xác nhận: “Việc thật ở nhà tôi đêm 26 tháng 11 năm 1983, người ngồi cuộc hẳn cho là mình bịa. Cho đến nay, mỗi khi nghĩ đến, tôi cứ thảng thốt hỏi mình: Cái đêm hơm ấy ... đêm gì?” [184]. Đây là kết quả của rất nhiều nguyên nhân, khách quan và chủ quan. Chiến tranh đã lùi xa hàng chục năm, song nạn thiếu đói mất mùa để lộ ra sự yếu kém của lực lượng sản xuất và cơ chế quản lý, những dấu hiệu của bệnh vô cảm, cửa quyền của tầng lớp “quan lại” mới trong bộ máy công quyền. Đặc biệt, thứ tư duy "hi sinh cho lợi ích nhà nước" ở thời chiến đã bị đánh tráo khái niệm để bao che cho thói quản lý quan liêu, hống hách. Bi kịch “Cái đêm hơm ấy đêm gì” gióng lên hồi chng về những thách thức phức tạp của thời kỳ hậu chiến.

<i>Những thách thức của cơ chế thị trường: Khi đất nước “mở cửa” hội </i>

nhập, cơ chế thị trường tạo nên áp lực mới, thói quen của cách quản lý cũ và những lúng túng của cách quản lý mới tạo ra sự xung đột “cơ chế”. Xung đột này nảy sinh do cả khách quan và chủ quan. Mâu thuẫn giữa một bên chưa xóa bỏ hoàn toàn quản lý bao cấp với cách quản lý theo thị trường, người quản lý chưa quen hoặc khó để thực hiện cùng một lúc cả hai cách quản lý trên. Đó là điều kiện cho những kẻ “đục nước béo cò”, lợi dụng chức quyền, lợi dụng cơ chế để trục lợi, tham nhũng. Ấy là chưa kể, hồn cảnh hịa bình sau bao nhiêu năm chiến tranh thiếu thốn, mất mát, hi sinh, nhu cầu của con người cá nhân muốn được quan tâm, bù đắp, những mong muốn, khát vọng đời thường là những cám dỗ khó cưỡng khiến khơng ít người bị sa vào vịng tội lỗi. Cái ác, cái xấu giờ đây không thuộc về tầng lớp nào mà có ở khắp nơi, đủ mọi thành phần: quan chức cấp cao, giới công chức, học sinh sinh viên, người lao động thấp v.v... Thực trạng này sẽ vọng vào các tác phẩm. Có thể nói khơng ngoa rằng, thơ Thanh Hóa thời kỳ đổi mới đã “nhập cuộc” vào công cuộc đổi mới toàn diện của đất nước mà trước hết là trên chính quê hương mình, ở phía khó khăn, thách thức.

<i>1.3.1.2. Tiềm lực được đánh thức và những đổi thay mạnh mẽ trên tất cả mọi lĩnh vực trong đời sống xã hội </i>

Song, một lần nữa, người ta lại nhận thấy sự phấn đấu quyết liệt, tinh thần chịu thương chịu khó của nhân dân Thanh Hóa anh hùng trong trận chiến “xóa

</div><span class="text_page_counter">Trang 30</span><div class="page_container" data-page="30">

đói giảm nghèo”. Hơn ba mươi năm qua, trong nỗ lực cùng cả nước vươn lên "hội nhập" thế giới, Thanh Hóa đã và đang nỗ lực từng bước khẳng định vị thế của một địa phương có truyền thống lịch sử và văn hóa, cũng là một mảnh đất có ý chí tự lực tự cường.

<i> Từng bước thích ứng với cơ chế mới: Xứ Thanh khơng có hiện tượng “xé </i>

rào” vào “đêm trước đổi mới” như hiện tượng Kim Ngọc ở Vĩnh Phúc, Đoàn Duy Thành ở Hải Phịng với “khốn chui”, Nguyễn Văn Chính ở Long An với từ bỏ tem phiếu chuyển sang cơ chế một giá v.v... Thanh Hóa anh hùng trong chiến tranh lại tỏ ra hoàn toàn “bất động” trước cơn “đại hồng thủy” của cuộc khủng hoảng toàn diện, thậm chí là một trong những địa phương bị “lún” sâu nhất vào cuộc khủng hoảng kinh tế. Nghĩ kỹ, âu cũng là lẽ đương nhiên, nhìn lại, hầu như những địa phương bị tổn thất nặng nề trong chiến tranh thường là những “điểm nóng” trong mục tiêu hủy diệt của kẻ thù. Những nơi ấy, nguyên tắc và kỷ luật chiến trường sẽ phải được thực hiện một cách triệt để nhất, đây cũng sẽ là “mặt trái” của thói quen tư duy “chấp hành” và “phục tùng” mệnh lệnh và hiển nhiên, họ sẽ là những người “ngu ngơ” nhất trong cơ chế kinh tế thị trường đầy bất ổn.

Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI (1986) giống như đầu tàu đưa đất nước vượt thoát ra khỏi đầm lầy khủng hoảng để đến với chân trời “đổi mới”, “toa tầu” xứ Thanh được kéo đi nhờ đầu tàu và hướng đi “không thể đảo ngược” ấy của quy luật lịch sử.

Sau Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI (1986), Đại hội đại biểu Tỉnh đảng bộ Thanh Hóa đã qua 5 kỳ đại hội, và ở đại hội nào Nghị quyết Tỉnh đảng bộ đều khẳng định quyết tâm hưởng ứng tinh thần đổi mới của Trung ương Đảng: “Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức của đảng, nâng cao năng năng lực cạnh tranh, nhanh chóng hội nhập kinh tế quốc tế” (...) đẩy mạnh xã hội hóa và tạo chuyển biến mạnh mẽ về chất lượng các hoạt động văn hóa xã hội (Đại hội XVI); “Nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng bộ, phát huy sức mạnh của cả hệ thống chính trị, huy động tối đa và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực, tạo bước đột phá về tốc độ, chất lượng tăng trưởng và sức

</div><span class="text_page_counter">Trang 31</span><div class="page_container" data-page="31">

cạnh tranh của nền kinh tế (...) đẩy mạnh xã hội hóa, nâng cao chất lượng các hoạt động văn hóa - xã hội; nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân” (Đại hội XVII)

Trong chỉ đạo mục tiêu nhiệm vụ cụ thể về văn hóa văn nghệ, Đại hội tỉnh đảng bộ luôn xác định: “Nâng cao chất lượng hoạt động văn hóa thơng tin, tun truyền; đẩy mạnh phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”; Củng cố và nâng cao chất lượng hoạt động các đơn vị sự nghiệp văn hóa, góp phần đáp ứng nhu cầu hưởng thụ văn hóa của nhân dân; làm tốt vai trị quản lý Nhà nước về văn hóa, thơng tin. Phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, tiếp tục giữ gìn, tơn tạo các di sản văn hóa vật thể, phi vật thể, văn hóa truyền thống phù hợp với thuần phong, mỹ tục của nhân dân; bảo tồn, phát huy, phát triển nền văn hóa các dân tộc thiểu số. Đẩy mạnh hơn nữa xã hội hóa các hoạt động văn hóa. Đưa các hoạt động văn hóa thơng tin về cơ sở, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số; phát huy tài năng, sáng tạo trong các lĩnh vực văn học nghệ thuật...” [..., 62]

Đại hội tỉnh đảng bộ lần thứ XVII, mục tiêu nhiệm vụ về hoạt động văn hóa, đặc biệt trong hoạt động sáng tác đã rất cụ thể: “Khuyến khích tự do sáng tạo trong hoạt động văn hóa, văn học, nghệ thuật nhằm tạo ra nhiều tác phẩm có giá trị, có sức lan tỏa, tương xứng với tầm vóc và bề dầy lịch sử, văn hóa, cách mạng của tỉnh; phát triển mạnh và nâng cao chất lượng các hoạt động thơng tin, báo chí, phát thanh, truyền hình, xuất bản và phát hành (...) Tiếp tục đổi mới cơ chế quản lý và đẩy mạnh xã hội hóa lĩnh vực văn hóa, thơng tin ” [7,64]

Như vậy, đường lối đã rõ ràng, chủ trương đường lối của Đảng đã được cụ thể hóa Chủ trương quyết sách thể hiện trong Văn kiện các kỳ đại hội Tỉnh Đảng bộ cho thấy Thanh Hóa đã nhanh chóng nắm bắt tinh thần chung của Đảng và Nhà nước trên cơ sở thực tiễn của địa phương để đề ra đường lối thích hợp. Văn hóa Nghệ thuật nói chung, văn học nói riêng ln có vị thế trong chiến lược

<i>phát triển chung của tỉnh. </i>

Có thể nói, tiềm lực của một xứ “địa linh nhân kiệt” đã được đánh thức từ chủ trương đường lối đúng đắn. Giờ đây, nếu lại bao quát từ bắc xuống nam, từ đông sang tây sẽ thấy một diện mạo xứ Thanh thật tầm vóc: vùng đất hoang vu

</div><span class="text_page_counter">Trang 32</span><div class="page_container" data-page="32">

nổi tiếng ma thiêng nước độc ở phía bắc xứ Thanh “Ai vô Quán Cháo, Đồng Giao/ Má hồng để lại xanh xao đem về” giờ đã trở thành khu công nghiệp Bỉm Sơn với nhà máy xi măng nổi tiếng. Mặt đông với 102 km bờ biển với những bãi cát vàng xinh đẹp đã được khai thác cho hoạt động du lịch và nuôi trồng hải sản. Cùng với bãi biển Sầm Sơn, loạt các bãi biển của các huyện ven biển: Hải Tiến - Hoằng Hóa; Quảng Lợi, Tiên Sơn - Quảng Xương; Hải Hòa - Tĩnh Gia đều được quy hoạch và đã đưa vào khai thác khiến Thanh Hóa trở thành tỉnh có thu nhập từ du lịch biển cao nhất hiện giờ. Nghi Sơn với cảng nước sâu đã được quy hoạch thành đặc khu kinh tế của vùng nam Thanh bắc Nghệ. Vùng miền Tây rộng lớn của xứ Thanh khốc tấm áo mới: cây mía đã biến những vùng đồi khô cằn hoang sơ thành vùng “đất ngọt” với một nhà máy đường nổi tiếng cả nước. Luồng Lang Chánh, Bá Thước được quy hoạch với một tiềm năng mới. Cùng với việc hình thành và phát triển các khu cơng nghiệp, kinh tế là sự phát triển cơ sở hạ tầng. Các tuyến đường giao thông huyết mạch được nâng cấp hiện đại nối liền giữa các vùng miền và khu vực xa xôi nhất của tỉnh. Sau ba mươi năm đất nước mở cửa hội nhập, Thanh Hóa đã có 2 thành phố (Thành phố Thanh Hóa và thành phố Sầm Sơn), 2 thị xã (Bỉm Sơn và Nghi Sơn). Có những thời điểm cả tỉnh như một công trường, cảm giác về sự đổi thay và phát triển đến trong từng phút, từng giờ. Tất cả trở thành nguồn cảm hứng cho sáng tạo nghệ thuật. Không phải ngẫu nhiên, bài ca lao động, bài ca tái sinh, cùng với những trăn trở về những thay đổi trong đời sống và con người đã trở thành chủ đề chính trong các sáng tác của các cây bút văn chương Thanh Hóa giai đoạn này.

<i><b>1.3.2. Hội VHNT Thanh Hóa và Ban Thơ </b></i>

Hội VHNT Thanh Hóa thành lập ngày 27 tháng 6 năm 1969 với tên gọi "Hội Văn nghệ Thanh Hóa" với 5 ban chuyên ngành: Văn xuôi, Thơ, Lý luận phê bình – dịch thuật, Văn nghệ dân gian, Sân khấu, Âm nhạc, Mỹ thuật, … Năm 1974, số ban chuyên ngành lên con số 10 và hiện nay là 11, với sự xuất hiện thêm các Ban mới: Điện ảnh, Ảnh nghệ thuật, Kiến trúc, Múa.

Việc hình thành các Ban chuyên ngành: Cơ sở hình thành các Ban chuyên ngành ở Hội VHNT Thanh Hóa căn cứ trước hết vào chuyên môn. Ngay từ

</div><span class="text_page_counter">Trang 33</span><div class="page_container" data-page="33">

những ngày đầu thành lập, đã lấy căn cứ này làm tiêu chí số một. Tuy nhiên, trên thực tế, có những người bộc lộ nhiều khả năng, vừa viết văn xuôi, làm thơ, chụp ảnh, viết phê bình… Văn học nghệ thuật là hoạt động liên ngành, việc một người cùng lúc sáng tác được một số thể loại khác nhau cũng không quá đặc biệt. Nhà thơ Hồ Chí Minh đồng thời là nhà báo, cây bút chính luận xuất sắc. Nhà thơ Nguyễn Đình Thi đồng thời là nhạc sỹ nổi tiếng. Ơng cịn viết kịch bản sân khấu, viết nghiên cứu phê bình. Văn Cao vừa là nhà thơ vừa là nhạc sỹ tài hoa v.v… Ở Hội VHNT địa phương cũng có hiện tượng này, vừa viết văn xi, vừa làm thơ, vừa viết phê bình…, có điều, chất lượng hạn chế mà thơi. Tác giả sẽ tự lựa chọn lĩnh vực mà mình yêu thích để gia nhập. Đơi khi, vẫn có tác giả ở ban này, ngẫu hứng chuyển sang sinh hoạt ở ban khác. Nói điều này để thấy, ở địa phương, việc một cá nhân chuyển từ ban chuyên ngành này sang ban khác là được phép và khơng có ranh giới tuyệt đối.

Ban Thơ của Hội VHNT Thanh Hóa hiện có 77 hội viên. Hàng năm, Ban Thơ ln là Ban chun ngành có số lượng ứng viên đông nhất so với các ban khác. Nguồn dự trữ hội viên của Ban Thơ luôn tiềm tàng. Nguồn này được cung cấp từ các câu lạc bộ khắp các huyện trong tỉnh mà hiện nay hầu như khơng có huyện nào khơng có ít nhất một câu lạc bộ thơ. Nổi lên là các câu lạc bộ: Hoằng Hóa, Nghi Sơn, Như Xuân, Hà Trung, Nga Sơn, Quảng Xương, Thường Xuân v.v… Sinh hoạt câu lạc bộ thơ là "sân chơi" văn hóa rất được yêu thích của nhiều tầng lớp nhân dân ở Thanh Hóa. Các sân chơi văn hóa này được tổ chức khá bài bản và có sức thu hút hội viên. Đặc biệt, câu lạc bộ Thi Thanh của thành phố Thanh Hóa nổi lên là câu lạc bộ Thơ nổi bật trong sân chơi câu lạc bộ thơ trong tỉnh. Thi Thanh có tơn chỉ hoạt động, có ấn phẩm xuất bản và có nịng cốt là sự tham gia của một số cây bút tên tuổi. Sinh hoạt của câu lạc bộ này giống như "salon" thơ, nơi công bố những sáng tác mới của thành viên, tất cả cùng lắng nghe và có thể "bình, tán" trực tiếp. Những cuộc trao đổi có tính "học thuật" này đã giúp nhiều cây bút trưởng thành hơn trong sáng tác. Đây là lý do khiến câu lạc bộ thơ Thi Thanh những năm gần đây đóng góp nhiều gương mặt mới cho Ban Thơ. Một số cây bút là hội viên ban Thơ của hội VHNT Thanh

</div><span class="text_page_counter">Trang 34</span><div class="page_container" data-page="34">

Hóa, như: Trương Vạn Thành, Kim Khánh, Hoàng Quốc Cảnh, Diệu Thường v.v, trong đó, có tác giả đã trở thành hội viên Hội Nhà văn Việt Nam.

Từ ngày có ngày hội thơ Ngun tiêu, Thanh Hóa ln tổ chức ngày hội thơ này rất long trọng và phong phú. Các câu lạc bộ thơ với các gương đại diện có dịp hịa vào khơng khí Ngun tiêu và trình làng những sáng tác mới. Giờ đây, ngày thơ Nguyên tiêu đã trở thành sinh hoạt văn hóa thường niên và được ủng hộ từ nhiều phía, cho thấy tình u thơ ca của người Thanh Hóa ln rất nồng nhiệt. Đây cũng là cơ sở nền tảng để thơ Thanh Hóa ln được sự tiếp ứng

<i>bởi một lực lượng trẻ yêu thơ và giàu năng lượng. </i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 35</span><div class="page_container" data-page="35">

<b>Chương 2 </b>

<b>DIỆN MẠO THƠ THANH HÓA SAU 1986 </b>

<b>2.1. Lực lượng sáng tác </b>

Lực lượng sáng tác thơ Thanh Hóa khơng đồng nhất với lực lượng hội viên của Ban Thơ. Như đã trình bày ở trên, tác phẩm thơ trong diện khảo sát thuộc hội viên Hội VHNT Thanh Hóa, nghĩa là chỉ cần là hội viên của Hội nói chung, khơng nhất thiết thuộc Ban Thơ. Bởi trên thực tế, có một số hội viên của các Ban chuyên ngành khác cũng làm thơ và có giải thưởng thơ. Vì vậy, nếu tính lực lượng sáng tác thơ của Thanh Hóa sẽ lớn hơn con số 77 rất nhiều. Hội VHNT Thanh Hóa so với các Hội VHNT cả nước ngót 500 hội viên thuộc 11 ban chuyên ngành, ban Thơ ln có lực lượng hội viên đơng nhất. Song, con số ấy chỉ là bề nổi, người làm thơ và có thơ xuất bản lớn hơn rất nhiều. Đơn cử vài ví dụ, ban Lý luận Phê bình có 15 thành viên thì có tới 7 "nhà thơ" (có người đã in đến 07 tập thơ, người ít nhất cũng có 1 tập), tới gần 50% người viết phê bình làm thơ (!). Các Ban khác cũng khơng ít thành viên tham gia làm thơ như vậy. Đó là lý do đề tài sẽ không đo đếm lực lượng sáng tác thơ ở Thanh Hóa bằng con số định lượng đơn thuần mà sẽ mô tả, đánh giá sự vận động phát triển bên trong của đội ngũ sáng tác.

<i><b>2.1.1. Nhiều thế hệ </b></i>

Nhìn vào lực lượng sáng tác thơ ở Thanh Hóa hiện nay sẽ bắt gặp sự tiếp nối và song hành các thế hệ một cách rất thú vị. Đề tài chia thành các thế hệ bởi sự xuất hiện của mỗi nhóm có những đặc thù riêng. Hội VHNT Thanh Hóa chính thức thành lập năm 1974 với tiền thân trước đó là Hội Văn nghệ Thanh Hóa. Ban Thơ hiện diện với lực lượng đông nhất, trên 20 hội viên, một con số khơng dễ có lúc bấy giờ. Song, đại diện cho thế hệ đầu tiên của ban Thơ nói riêng, thơ Thanh Hóa nói chung khơng chỉ là những gương mặt trong ban Thơ, như: Vương Anh, Mai Ngọc Thanh, Mã Giang Lân, Quế Anh, Anh Chi, Văn Đắc, Đào Phụng, Nguyễn Ngọc Quế, Bùi Nhị Lê, Hải Minh, Tân Phương, Vũ Nguyên Ngữ, Xuân Long, Đỗ Minh Dương, Lê Xuân Thơm, Xuân Long,

</div><span class="text_page_counter">Trang 36</span><div class="page_container" data-page="36">

Nguyễn Thị Thu Hương, Vũ Ngun Ngữ, v.v…mà cịn có những tên tuổi mấy năm sau mới là hội viên nhưng thơ của họ đã xuất hiện trên văn dàn, như: Mai Ngọc Uyển, Huy Trụ, Đỗ Xuân Thanh, Lã Hoan, Mạnh Lê, Lê Thị Khương, Lê Hai, Trịnh Ngọc Dự… Mặc dù hiện nay, một số cái tên đã thiếu vắng, song, nhiều người trong số họ vẫn tiếp tục đồng hành cùng các thế hệ sau trong dòng chảy thơ đương đại. Tuy nhiên, đến nay, thế hệ này đã vào tuổi 80. Có thể nói, đây là thế hệ đã khẳng định tài năng trước khi học trở thành hội viên hội VHNT

<i>Thanh Hóa. Vương Anh, trước đó, đã ra mắt các tập: Tình cịn tình chiêng (1964), Trăng mắc võng (1973) khá nổi tiếng; Minh Hiệu với Những chiếc cầu (in chung), 1969, đặc biệt, Tập ca dao kháng chiến tâm tình (1972) thống kê các </i>

bài cao dao của tác giả đã làm say mê hàng vạn trái tim trên mọi nẻo đường

<i>kháng chiến; Mai Ngọc Thanh với các tập: Hương vườn mẹ (in chung, 1968), Con mắt thức (1974); Anh Chi với Tôi yêu (1972); Mã Giang Lân ra mắt với giải 3 cuộc thi thơ trên tuần báo Văn Nghệ năm 1969 với bài Trụ cầu Hàm Rồng; Văn Đắc với Hai miền sông (1970), Biển xanh (1972), Huy Trụ với Đò ơi </i>

(1972) v.v…. Diễn đàn thơ cả nước thập kỉ 70, 80 của thế kỷ trước đã có sự đóng góp rất tích cực của các cây bút thơ Thanh Hóa. Họ để lại những dấu ấn khó quên những năm tháng ấy.

Thế hệ thơ thứ hai xuất hiện thập kỷ 80, 90 của thế kỷ trước. Đáng lưu ý là, ở địa phương, những cây bút mới không phải lúc nào cũng đồng hành với "trẻ". Nhiều cây bút khi xuất hiện, tuổi đã chạm ngưỡng "hưu" (!). Đó là hiện tượng, "nhà thơ trẻ" nhưng tuổi đã già! Điều này sẽ chi phối và tạo nên đặc điểm thơ Thanh Hóa mà đề tài sẽ đề cập ở chương sau.

Thế hệ thơ thứ hai đan xen giữa những cây bút đã cao tuổi, như: Cao Sơn Hải, Trịnh Minh Châu, Phạm Phú Thang, Nguyễn Ngọc Liên, Lê Đăng Sơn, Nguyễn Xuân Nha, Phạm Minh Dũng, Nguyễn Duy Chinh, Bùi Kim Quy, Nguyễn Thị Kim Quy, Đỗ Minh Dương, Lê Đình Bằng, Lê Tuấn Lộc, Lê Văn Sự, đã xuất hiện những gương mặt trẻ hơn, như: Nguyễn Minh Khiêm, Lâm Bằng, Đinh Ngọc Diệp, Phạm Khang… Như đã đề cập, việc kết nạp hội viên tuy đã quy định về tuổi tác, song, ranh giới này rất mong manh. Nhiều tác giả khi

</div><span class="text_page_counter">Trang 37</span><div class="page_container" data-page="37">

sắp ở độ tuổi "hưu" hoặc "gần hưu" mới công bố tác phẩm. Thơ càng ngày càng giống như một "thú chơi" được lựa chọn của "tuổi già" (!) của những người yêu thơ và muốn "làm thơ". Điều này đặt ra thách thức khi lựa chọn và đánh giá tác phẩm, cũng là "trọng trách" của giới nghiên cứu, phê bình. Việc khen – chê tác phẩm giờ đây sẽ là sự sàng lọc không đơn giản trong bề bộn những tác phẩm "na ná" thơ. Đó cũng là lý do, khi phân tích, đánh giá, đề tài sẽ loại rất nhiều tác phẩm mà chúng tôi cho rằng chưa phải thơ. Rất may, trong "đám đông" thơ ấy, vẫn có những gương mặt sáng giá. Ở thời nào thì vẫn có những tâm hồn và cá tính “thơ” thực sự. Bằng chứng là họ khơng chỉ có những câu thơ, bài thơ lưu dấu mà họ "theo đuổi" thơ, dấn thân với bằng tất cả tâm huyết. Thơ trở thành đối tượng thẩm mỹ trong hành trình chinh phục thứ nghệ thuật ngơn từ tưởng dễ mà vơ cùng khó này. Một số ít đã thành công và sẽ được đề tài đánh giá ở chương tiếp theo.

Thế hệ thơ thứ ba xuất hiện sau năm 2000, vẫn có sự kết hợp giữa già và trẻ, những gương mặt lớn tuổi tham gia diễn đàn thơ, như: Trương Thị Mầu, Phạm Văn Sỹ, Vũ Quang Trạch, Trần Tất Trừ, Bùi Khắc Viên, Hà Trọng Tân, Nguyễn Đình Ất, Lê Hải Chinh, Lê Huy Hoàng, Nguyễn Thanh Xuyết, Hoàng Quốc Cảnh, Mai Trọng Cử, Phạm Thị Kim Khánh, … đã ở độ tuổi trên 50. Song, vẫn có lực lượng trẻ mà thơ của họ sẽ có vị trí chủ đạo ở chặng này, như: Trịnh Thị Hương, Phạm Tiến Triều, Tú Anh, Mai Hương, Lâu Văn Mua, Quách Lan Anh, Nguyễn Thị Cúc, Vũ Thị Tuyết Nhung, Đinh Thị Hường v.v…

Ngoài ra, đề tài muốn nói tới một lực lượng nằm ngồi ban thơ, họ không thuộc thành viên của ban thơ nhưng họ vẫn làm thơ, thậm chí, sáng tác thơ của họ còn nhiều hơn tác phẩm thuộc về ban chuyên ngành mà họ đăng ký tham gia. Những cái tên, như: Lê Quang Sinh, Nguyễn Mạnh Hùng, Viên Lan Anh, Lê Thị Đáng, Thy Lan, Trần Đàm, Mai Thị Hạnh Lê, Trịnh Vĩnh Đức v.v… Đề tài vẫn đưa tác phẩm của những tác giả này vào diện khảo sát, bởi, những tác phẩm ấy vẫn là một phần của thơ Thanh Hóa đương đại.

Về độ tuổi, lực lượng thơ Thanh Hóa hiện vẫn đan xen giữa các độ tuổi từ 20 đến trên 80. Nhìn vào năm cơng bố tác phẩm thì chủ lực thiên vào độ tuổi từ 30 đến trên 80 tuổi, thậm chí cao hơn nữa (một vài tác giả trên 80 vẫn sáng tác). Có một

</div><span class="text_page_counter">Trang 38</span><div class="page_container" data-page="38">

thực tế là, ở Hội VHNT địa phương, có khá nhiều hội viên khi nghỉ hưu mới tham gia hoạt động, ở Ban Thơ hiện tượng này khá nhiều. Có thành viên "mới" của Ban Thơ vào Hội ở độ tuổi gần 70 (!). Sự đa dạng của độ tuổi sẽ tạo nên đặc điểm nổi bật của thơ Thanh Hóa sau 1986 mà đề tài sẽ đề cập ở phần sau.

<i><b>2.1.2. Đa dạng vùng miền </b></i>

Địa hình Thanh Hóa có đủ các miền: núi cao, trung du, đồng bằng, ven biển, lại có tới 28 dân tộc anh em cùng chung sống. Nên, có thể nhận xét khơng ngoa rằng, Thanh Hóa là "Việt Nam thu nhỏ". Tuy nhiên, dân số tập trung vào một số cộng đồng cư trú lâu đời, với các dân tộc: Kinh, Mường, Thái, Dao, H'Mơng, Thổ. Có lẽ rất hiếm hoi trong các Liên hiệp VHNT Việt Nam có một ban "Miền Núi" hoạt động độc lập để theo dõi, khích lệ các ban viên như ở hội VHNT Thanh Hóa. Riêng trong ban Thơ đã có 13 hội viên dân tộc ít người (trong đó, người Mường: 10, người Thổ 01, người Thái: 01 và người H'Mông: 01). Một thống kê gây ngạc nhiên khác, nếu tính theo địa bàn sinh sống sẽ thấy, tỉ lệ hội viên giữa miền núi, trung du, đồng bằng và ven biển là tương đương nhau (chỉ tính riêng trong ban Thơ thì tỉ lệ này là: miền núi: 13/79; trung du: 17/79; vùng biển: 24/79; đồng bằng 25/79 (số liệu 77 tính cả tác giả đã mất). Số lượng tác giả có quê gốc miền núi - trung du và ven biển vượt trội hơn đồng bằng. Thêm nữa, ấn tượng về tác phẩm của họ cũng rõ nét hơn, có cá tính rõ hơn. Phải chăng, không gian thiên nhiên rộng rãi, tác động trực tiếp và giàu cảm xúc là lợi thế của thơ và gieo mầm tâm hồn thơ?

Nhìn vào lực lượng thơ Thanh Hóa sẽ thấy sự đa dạng vùng miền, cộng đồng dân tộc. Nơi đây xứng đáng được gọi là một "miền thơ" trong lực lượng sáng tác. Sự đông đúc, phong phú, đa dạng từ tuổi tác đến giới tính, vùng miền của lực lượng thơ Thanh Hóa sẽ đem lại những giọng điệu da dạng, phong phú của "miền thơ" này. Chỉ riêng thơ Thanh Hóa thơi cũng đủ để tạo nên bản tổng phổ giàu bè điệu, cung bậc, đang hòa giọng trên diễn đàn thơ cả nước, đóng góp cho sự phát triển văn học tại địa phương và góp phần xây dựng và gìn giữ bản sắc xứ Thanh.

</div><span class="text_page_counter">Trang 39</span><div class="page_container" data-page="39">

<b>2.2. Một số đặc điểm của thơ Thanh Hóa sau 1986 </b>

Đề tài sẽ khái quát một số đặc điểm của thơ Thanh Hóa Hóa, thơng qua những đặc điểm này đề tài đồng thời sẽ chỉ ra thành tựu và hạn chế. Bởi, trong những đặc điểm ấy luôn tồn tại cả mặt mạnh và mặt hạn chế, hoặc ngược lại, những gì tạo nên thành tựu và hạn chế, tạo thành đặc điểm của thơ xứ Thanh.

<i><b>2.2.1. Đặc điểm nội dung </b></i>

<i><b>2.2.1.1. Xu hướng trữ tình tự hào với truyền thống, cảnh sắc xứ Thanh </b></i>

“Thanh Hóa khơng phải chỉ là một đơn vị hành chính bình thường, đấy là cả một xứ, mn hình mn vẻ... "; “Thanh Hóa đẹp như tranh” là những mỹ từ mà người xưa tụng ca vùng đất Thanh Hóa. Các địa danh, vừa là lịch sử - văn hóa vừa là thắng tích, "nơi đây khơng có một kỳ sơn nào mà không gắn với truyền thuyết" [5, tr 15]. Không gian xứ Thanh là là không gian "quý hương" của 9 chúa,13 vua. Mỗi tên núi, tên sông, tên làng tên xóm … xứ Thanh đi vào

<i>trong tâm hồn, trái tim mỗi người dân nơi đây bằng tiềm thức tự hào: Ru con con ngủ cho lành/ để mẹ gành nước rửa bành cho voi/ muốn coi lên núi mà coi/ coi bà Triệu tướng cưỡi voi đánh cồng (ca dao); Ai lên Biện Thượng, Lam Sơn/ Nhớ Lê Thái Tổ chặn đường quân Minh (Ca dao)/ Lênh đênh qua cửa Thần Phù/ Khéo tu thì nổi vụng tu thì chìm (Ca dao) v.v...Được hít thở trong không gian </i>

rực rỡ ấy, nên từ trong tâm khảm, các nhà thơ Thanh Hóa ln dành vị trí thiêng liêng nhất cho không gian xứ sở: "Quê nhà ở phía ngôi sao" (Nguyễn

<i>Duy). Trong thơ Thanh Hóa ln vang lên âm hưởng tự hào: Mỗi lần về với xứ Thanh/ Nghe sông Mã khúc độc hành huầy dơ/ Rừng gió cuộn biển sóng xơ/ Một đời dân mấy đời vua mới thành (Về với xứ Thanh – Huy Trụ); Sông Mã ngàn đời vang sóng nhạc/ Ơi dịng sơng dơ tả dô tà (Trường ca Hàm Rồng – </i>

Từ Nguyên Tĩnh)

Viết về xứ Thanh quê hương, các tác giả thường sử dụng lối kể nôm, "điểm danh" tên đất, tên danh lam thắng tích với ngôn ngữ sử thi giàu cảm xúc,

<i>bộc lộ niềm tự hào bất tận về hồn thiêng xứ sở: Phi nước đại từ triệu năm vào huyền thoại, cổ tích/ Phi nước đại từ triệu năm vào Đẻ đất đẻ nước (…) Sinh ra nền Văn minh Núi Đọ/ Sinh sôi con lạc cháu Hồng/ Sinh ra Mai An Tiêm, Thần </i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 40</span><div class="page_container" data-page="40">

<i>Phù, Thành Hạc, Sinh hoa văn trống đồng/ Thành nôi quê hương Bà Triệu/ Thành nôi vua Lê Chúa Trịnh/ Thành Tây Đô, Lam Kinh/ Kiêu hùng mang tên sông Mã…(Sông Mã - Nguyễn Minh Khiêm); Mảnh đất thiêng từ thuở cha ông/ Sông Chu chảy nghiêng trời lịch sử/ Sông Mã réo ngàn năm thác lũ/ Những binh đồn mn năm qua lối Hàm Rồng (Thanh Hóa – Hữu Nguyện); Đất trời gặp gỡ đỉnh Ngàn Nưa/ Linh khí tụ bồi, nắng, gió, mưa/ Huyền thoại Am Tiên lưu quốc sử/ Hồn thiêng Đất Việt tự xa xưa (Hồn thiêng Đất Việt – Tống Minh Lung); Ôi Hạc Thành biêng biếc khói sương/ Hai trăm năm gió bụi, can trường/ Cịn đây Cửa Tả, Vườn Hoa, Trường Thi, Bến Ngự/ Sơng Mã vặn mình qua bao ghềnh thác… (Thành phố mùa xuân - Trương Vạn Thành). Nhắc đến quê Thanh, </i>

các tác giả không ngại ngần thể hiện sự kiêu hãnh trong cách vinh danh, nói cho thỏa niềm biết ơn, tự hào nguồn cội. Xu hướng trữ tình này xuất hiện ở cả ba, bốn thế hệ sáng tác, cho thấy đây là cảm hứng nổi bật trong thơ Thanh Hóa. Văn Đắc hào sảng tun ngơn "Tơi người Thanh Hóa", chạm khắc một xứ Thanh với

<i>trầm tích văn hóa kiêu hùng: Núi Đọ gồng vai, vai hóa đá/ Những đồ đá của người Việt cổ/ Im ỉm năm trong đất mấy triệu năm/ Cánh chim lạc bay rợp trời buổi sớm/ Trống đồng lăn theo mặt trời lên ...; Một thoáng với Ngàn Nưa trong </i>

mùa trẩy hội, Phạm Khang như cảm nhận thấy trong màn sương huyệt đạo tiếng

<i>gươm khua của quân binh Triệu Ẩu: Lịch sử mãi cịn đây dấu tích/ người con gái anh hùng cưỡi voi một ngà đánh giặc/ mn thuở vẫn sáng ngời khí tiết/ đời sau bao kiếp/ những dấu chân về đây ngưỡng mộ... (Uống rượu với bạn trên </i>

đỉnh Ngàn Nưa); Lê Quang Sinh đặt hẳn tên một tập thơ của mình là "Lồng lộng Xứ Thanh". Nguyễn Minh Khiêm là cây bút có nhiều bài thơ, tập thơ lấy cảm

<i>hứng từ lịch sử hào hùng của xứ Thanh: Nghĩ ở hang Lê Lợi, Lê Lợi mài gươm, Núi Đốn, Sông Mã hồn tôi, Sức sống một cây cầu v.v... làm sống dậy "hồn </i>

thiêng sông núi tổ tông", để tự hào mãi về một không gian nguồn mạch sử thi,

<i>để tri ân mãi công ơn những người đã ngã xuống cho quê hương sống mãi: Xứ Thanh ta núi rừng trùng điệp/ Sừng sững dãy Trường Sơn hùng vĩ/ Biển rộng bao la/ Sông Mã, sông Chu, sơng Bưởi, sơng Lèn/ Sơng Luồng/ sơng Lị, sơng Cầu Chày, sông Hép/ Mấy nghìn năm chống giặc ngoại xâm/ Cây cối đất đai </i>

</div>

×