Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

tiểu luận ''''quá trình gia nhập asean của việt nam ''''

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (161.88 KB, 15 trang )

HỌC VIỆN NGOẠI GIAO VIỆT NAM
Khoa chính trị quốc tế và ngoại giao Việt Nam
BÀI TIỂU LUẬN
( MÔN CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI II)
ĐỀ TÀI:
QUÁ TRÌNH GIA NHẬP ASEAN CỦA VIỆT NAM.
TÊN NHÓM: GẤU TRÚC
TÊN SINH VIÊN:
1. Cháng Mí Gió. CT36H
2. Cứ Thị Mây. CT36H
3. Lừu Thị Tỉnh. CT36H
4. Nguyễn Thị Tố Tâm. CT36H
Hà Nôi, ngày 15 tháng 3 năm 2011.
1
MỤC LỤC
Lời mở đầu…………………………………………………………….…… 3
I- Tổng quan về tình hình thế giới và khu vực………………………….… 4
1. Tình hình thế giới…………………………………………………….… 4
2. Tình hình các nước ĐNÁ…………………………………………….… 5
3. Tình hình của Việt nam……………………………………………….… 5
II- Quá trình gia nhập ASEAN của Việt nam………………………….…….6
A. Trước khi đổi mới………………………………………………….…… 6
1. Khó khăn và thuận lợi…………………………………………………….6
2. Chính sách đối ngoại của Việt nam với ASEAN………………………….6
3. Chính sách đối ngoại của ASEAN với Việt nam………………………….7
B. Sau khi đổi mới………………………………………………………… 8
1. Khó khăn và thử thách…………………………………………………… 8
2. Chính sách đối ngoại của Việt nam với ASEAN……………………….…8
3. Chính sách đối ngoại của ASEAN với Việt nam……………………….…9
4. Hội nghị kết nạp Việt nam chính thức trở thành thành viên của ASEAN 9
III- Nhìn nhận lại những khó khăn mà Việt nam đã trải qua để trở thành


thành viên của ASEAN…………………………………………………….10
1. Đối nôi………………………………………………………………… 10
2. Đối ngoại…………………………………………………………….… 10
IV- Đánh giá và nhân xét về chính sách của Việt Nam với ASEAN trong thời
gian qua, hướng phát triển của Việt Nam và ASEAN trong thời gian tới….11
1. Đánh giá và nhận xét…………………………………………………….11
2. Hướng phát triển…………………………………………………………12
Tổng kết…………………………………………………………………….13
2
Lời mở đầu
Việt Nam ta trong thời kỳ này đang là một đất nước mới dành được độc
lập, còn gặp nhiều khó khăn trong cả kinh tế, chính trị và văn hóa xã hội.
Đặc biệt là trong thời kỳ này các thế lực thù địch bên ngoài luôn muốn tìm
cách để phá hoại, tạo mâu thuẫn trong Đảng bộ nước ta, cũng như các nước
anh em lân cận. Với mong muốn làm cô lập ta với thế giới bên ngoài khiến
ta không có khả năng để khôi phục lại đất nước. Nhưng với những chính
sách khôn khéo ta đã làm sụp đổ âm mưu của các thế lực thù địch, khiến cho
cả những nước lớn mạnh như Mỹ cũng phải công nhận ta với thế giới.

Sau những khó khăn đó việc ta thiết lập quan hệ với các nước và các tổ
chức là điều không thể thiếu để xây dựng lại đất nước. Sau đó là một loạt
những hoạt động mà nhà nước ta đã thực hiện, đăc biệt là việc ta gia nhập tổ
chức ASEAN sau một thời gian dài xung đột, có thể nói việc gia nhập
ASEAN là một bước tiến lớn trong lịch sử của Việt Nam.

Vậy những kết quả mà Việt Nam đã đạt được là gì? Những khó khăn mà
Việt Nam đã trải qua trong quá trình ra nhập ASEAN ra sao? Và tại sao phải
đến năm 1995 Việt Nam mới ra nhập ASEAN sẽ được nói trong phần phân
tích dưới đây.
3

I- Tổng quan về tình hình thế giới và khu vực
1. Tình hình thế giới
Trong những thập niên 70, 80 của thế kỷ 20, trên thế giới có những biến
đổi rất lớn, chiến tranh lạnh mặc dù có dấu hiệu hòa hoãn nhưng nó vẫn luôn
đặt nhân loại sống trong sự đe dọa của vũ khí hạt nhân, xung đột khu vực
xảy ra ở khắp nơi, và vấn đề khủng hoảng dầu mỏ 1973 đã ảnh hưởng
nghiêm trọng đến các nước TBCN, khiến các nước này phải đối mặt với một
cuộc khủng hoảng kinh tế mới.
Các phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc đang diễn ra hết sức mạnh
mẽ ở khắp các châu lục Á, Phi và Mỹlatinh.
a. Nước Mỹ.
Giai đoạn này Mỹ và Liên Xô đã có sự cân bằng về vũ khí hạt nhân,
cuộc chạy đua vũ trang trong mấy chục năm qua không đem lại kết quả gì,
mà nó còn gây ra những xung đột lớn với sự xuất hiện của vũ khí hạt nhân ở
nhiều khu vực trên thế giới.
Mỹ và Liên Xô bị thiệt hại nặng nề trong công cuộc chạy đua vũ trang,
điều đó đã giúp cho các nước đồng minh khác có cơ hội kiếm lợi nhuận và
giành vị trí trên trường quốc tế, đăc biệt là ở Châu Á với sự lớn mạnh nhanh
chóng của Trung Quốc, Nhật Bản thực sự là những đối trọng của Mỹ và Liên
Xô ở khu vực Châu Á- Thái Bình Dương.
Nước Mỹ bị dư luận trong nước phản đối kịch liệt về cuộc chiến tranh ở
Việt Nam và những khoản đầu tư quá lớn vào cuộc chạy đua vũ trang với
Liên Xô, đã làm cho nước Mỹ chịu ảnh hưởng nặng nề nhất khi cuộc khủng
hoảng nổ ra.
b. Liên Xô và các nước XHCN
Trong khi các nước TBCN rơi vào cuộc khủng hoảng thì Liên Xô và các
nước XHCN lại có những bước phát triển vựơt bậc.
Sau khi Liên Xô đạt được những thỏa thuận trong việc cắt giảm vũ khí
hạt nhân với Mỹ bằng các hiệp ước salt – 1, salt – 2 và cắt giảm hệ thống
phòng thủ tên lửa,Liên Xô đã có thời gian để xây dựng lại đất nước và giúp

đỡ phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới.
Tuy vậy, vào những năm cuối thập kỷ 80, các nước XHCN lại lâm vào
khủng hoảng trầm trọng, sự duy ý chí, chậm nhận thức để thay đổi chính
sách phù hợp với thời đại của các nhà lãnh đạo ở Liên Xô và các nước
XHCN Đông Âu, đã khiến các nước này sụp đổ trong một thời gian ngắn tồn
tại. Trong khi đó các nước TBCN lại vựơt lên mạnh mẽ nhờ những chính
sách mới.
c. Trung Quốc.
4
Các nước XHCN ở Đông Âu và Liên Xô sụp đổ, TBCN thì gặp khủng
hoảng và đây là cơ hội tốt để Trung Quốc vươn lên, mặc dù họ phải trải qua
cuộc khủng chính trị nội bộ trong nước cái gọi là“ cách mạng văn hóa”
1
.
Kể từ năm 1978, Đại hội đảng toàn quốc của nhân dân Trung Hoa đã tiến
hành thay đổi chính sách bằng việc: Xây dựng Trung Quốc đi lên CNXH
mang bản sắc Trung Quốc, lấy kinh tế làm trọng tâm, đăc biệt là chính sách
mở cửa của Trung Quốc với thế giới bằng khẩu hiệu: “ Mèo trắng mèo đen
đều được, miễn là bắt được chuột”
2
, ngay sau đó Trung Quốc đã nhận được
sự ủng hộ của nhiều nước trên thế giới nhất là Mỹ, nhờ đó đã giúp Trung
Quốc đạt được những thắng lợi to lớn. Lúc này họ lại tiếp tục bản chất cũ kỹ
và cụ thể hóa khẩu hiêu đối ngoại của họ bằng cách chống Liên Xô và câu
kết với Mỹ tạo dựng nên vấn đề Campuchia gây khó khăn cho Việt nam và
các nước ĐNÁ.
2. Tình hình Đông Nam Á
Có thể nói tình hình các nước Đông Nam Á luôn chịu ảnh hưởng của các
nước bên ngoài, do vậy lúc căng thẳng, lúc hòa dịu.
Sự xuất hiện về vấn đề Campuchia do Mỹ và Trung Quốc gây dựng nên

tiếp tục làm hai bên càng thêm căng thẳng, mặc dù trước đó khu vực đã tam
thời hòa hoãn sau khi Việt nam giành thắng lợi trong cuộc chống Mỹ cứu
nước.
Đông Nam Á là khu vực có vị trí chiến lược hết sức quan trọng nên luôn
bị các nước lớn đặt làm mục tiêu xâm chiếm, vì vậy để bảo vệ nền độc lập
của quốc gia mình, thì các nước phải liên kết giúp đỡ nhau, ý tưởng đó của
các quốc gia này đã được cụ thể bằng hội nghị thành lập ASEAN vào tháng
6/1967 tai Bangcok Thái Lan gồm 5 nước: Thái lan, Indonesia, Malaysia,
Philippin và Xingapo.
ASEAN là hiệp hội các nước Đông Nam Á với mục tiêu chung là hòa
bình, tự do, trung lập, không cho phép sự can thiệp dưới bất cứ hình thức
hoặc phương cách nào của các cường quốc bên ngoài.
3. Tình hình của Việt nam.
Cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của nhân dân ta liên tiếp đạt được
những thắng lợi to lớn. Kể từ năm 1968 ta làm thất bại chiến tranh cục bộ
của Mỹ buộc Mỹ phải tính đến ngồi đàm phán với ta, đến năm 1975 đất
nước được thống nhất.
Sau khi giành được độc lập, hai miền Nam Bắc lần đầu được thống nhất
sau thời gian dài bị các nước lớn đô hộ, nhưng cũng gặp phải những khó
khăn lớn, việc đầu tiên sau khi độc lập ta phải tính đến việc xây dưng bộ
1
Cải cách mở cửa của tổ quốc 1978. Lịch sử thế giới hiện đại. Tr.
2
Cải cách mở cửa của tổ quốc 1978. Lịch sử thế giới hiện đại. Tr.
5
máy chính trị sao cho phù hợp với cả hai miền tránh sự can thiệp của các thế
lực thù địch.
Vấn đề Campuchia do Mỹ và Trung Quốc dựng lên cộng với việc Mỹ
cấm vận Việt Nam đã gây cho ta rất nhiều khó khăn về cả đối ngoại và đối
nội.

II- Quá trình gia nhập ASEAN của Việt nam.
A- Trước khi đổi mới.
1. Khó khăn và thuận lợi
a. Khó khăn:
Đây là thời kỳ rất khó khăn của Việt nam, chúng ta vừa trải qua cuộc
kháng chiến chống giặc ngoại xâm lịch sử với tên đầu sỏ đế quốc hùng mạnh
nhất thế giới.
Một số quốc gia trong khối ASEAN là đồng minh của Mỹ, đã từng tham
gia vào cuộc chiến ở Việt nam, do đó việc hai bên nói chuyện với nhau là rất
khó, nên nếu ta tham gia vào tổ chức sẽ đối mặt với sự phản đối của nhân
dân trong nước.
Việt Nam mới ra khỏi chiến tranh nên chưa hiểu rõ luật chơi của tổ chức,
kinh tế thì lạc hậu không đáp ứng được với những mục tiêu và nguyên tắc
của ASEAN.
b. Thuận lợi:
Ta vừa giành được độc lập, do vậy rất cần sự giúp đỡ của các nước trong
khu vực, nếu ta có được quan hệ tốt với ASEAN sẽ có cơ hội để khôi phục
kinh tế, vừa có bạn chống lại âm mưu của Mỹ và Trung Quốc.
Gia nhập ASEAN Việt Nam có cơ hội để nói tiếng nói của mình trên
trường quốc tế, và được giao lưu với nhiều nước có nền kinh tế phát triển
trên thế giới, vì đây là bán đảo có vị trí chiến lược quan trọng, là điểm nối
giữa Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương, là khu vực rất năng động và là nơi
giải quyết các mâu thuẫn, xung đột trên thế giới.
2. Chính sách đối ngoại của Việt nam
Có thể nói trong thời gian 1976-1978 là bước khởi đầu tốt đẹp của quan
hệ giữa ta và các nước ASEAN, năm 1976 ta công bố chính sách 4 điểm xác
định rõ ràng chính sách quan hệ láng giềng hữu nghị đối với các nước Đông
Nam Á, chủ yếu là các nước ASEAN, nói lên mong muốn chân thành hữu
nghị, hợp tác Đông Nam Á cùng tồn tại hòa bình dẫn dến các nước ASEAN
đều tỏ ra hoan nghêng.

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 6 đảng cộng sản Việt Nam 15-
18/12/1986 có nêu:
6
“ Trên tinh thần bình đẳng, bảo đảm độc lập, chủ quyền và tôn trọng lẫn
nhau sẵn sàng đàn phán để giải quyết những vấn đề thuộc quan hệ giữa Việt
Nam và Trung Quốc, bình thường hóa quan hệ và khôi phục tình hữu nghị
giữa hai nước, vì lợi ích của nhân dân hai nước vì hòa bình ở Đông Nam Á
và trên thế giới”
3
.
Ngay sau khi đất nước thống nhất, Đảng ta đã đề ra chính sách mở cửa ra
bên ngoài mong muốn được đối thoai trực tiếp với các nước trong khu vực
Đông Nam Á, nhưng với điều kiện các nước này phải cho quân đội Mỹ rút
hết quân ra khỏi các nước này và không cho bất cứ quân đôi của nước nào
vào và xây dưng căn cứ quân sự nhằm phá hoại hòa bình trong khu vực.
Bước đầu chính sách của ta đã có những kết quả, đã hình thành những
cuộc găp gỡ giữa các nhà lãnh đạo như Thủ Tướng Phạm Văn Đồng đi thăm
các nước ASEAN, tạo dựng quan hệ song phương với từng quốc gia.
3. Chính sách của ASEAN với Việt Nam.
Nhận biết được tình hình trên chiến trường Việt Nam đang bất lợi cho
Mỹ, các nước ASEAN đã phải thay đổi chính sách với Mỹ và Việt Nam.
Sau khi thành lập hiệp hội các nước Đông Nam Á, ASEAN đã mong
muốn Việt Nam sớm trở thành thành viên của ASEAN.
Tại sao ASEAN muốn Việt nam sớm gia nhập tổ chức? có thể nói Việt
nam là nước có vị trí thuận lợi trong khu vực Đông Nam Á, có nền quân sự
rất mạnh mẽ. Trên thế giới lúc bấy giờ không có được mấy nước dám đối
đầu trực tiếp với Mỹ, ngay cả Liên Xô hay Trung Quốc là những nước lớn
mạnh trong thời kỳ này cũng chưa dám đối đầu trực tiếp với Mỹ trên mặt
trận chiến trường.
Việt Nam lại là nước đi theo con đường XHCN, nếu chính sách đưa ra

không đúng đắn sẽ ảnh hưởng tới nhân dân các nước này, hơn nữa phía bắc
Việt nam là Trung Quốc một nước XHCN khác có tham vọng lớn và đủ sức
cạnh tranh với bất cứ quốc gia nào có ý định xâm chiếm khu vực Đông Nam
Á.
Trung Quốc cũng đã nhiều lần gây khó dễ cho Đông Nam Á, nếu giờ để
Việt Nam và Trung Quốc liên kết lại với nhau thì Đông Nam Á sẽ bị nguy
hiểm. Lúc này CNXH trên thế giới đang phát triển rất mạnh, các nước
TBCN thì bắt đầu lâm vào cuộc khủng mới, hơn nữa nước Mỹ ở rất xa nên
không thể lúc nào cũng giúp đỡ được.
Từ những nhận định trên các nước Đông Nam Á muốn Việt Nam sớm ra
nhập vào tổ chức trong khu vực để có thể kiềm chế Việt nam bằng những
nguyên tắc của hiệp hội, đồng thời có thể cùng Việt nam đối phó lại với
Trung Quốc và các nước lớn khác đang có ý định quay trở lại Đông Nam Á.
B-Thời kì sau đổi mới
3
Nghị quyết Đại hội VI. 50 năm Ngoại Giao Việt Nam 1945- 1995, tr. 253- 254.
7
1. Khó khăn và thuận lợi:
a. Khó khăn:
Thời kì này Việt nam dù đã dần khôi phục lại đất nước nhưng cũng gặp
phải không ít khó khăn.
Kinh tế trong nước lạc hậu, trong bộ máy chính trị xuất hiên nhiều vấn đề
yếu kém trong khâu lãnh đạo và quản lý làm cho đất nước ngày càng bị cô
lập với thế giới.
Vấn đề Campuchia vẫn chưa được giải quyết, tình hình khu vực tiếp tục
căng thẳng.
Cuối những năm 80, đầu 90 Liên Xô và các nước Đông Âu lâm vào
khủng hoảng rồi đi đến sụp đổ, Việt Nam không nhận được viện trợ của bất
cứ quốc gia Đông Âu nào, kể cả Liên Xô.
Năm 1989, Mỹ tuyên bố cấm vận Việt nam làm cho ta lại càng thêm khó

khăn hơn, ngay cả nhưng nước không phải đi theo XHCN nhưng là bạn của
ta cũng ngừng quan hệ với Việt nam.
Các nước Đông Nam Á thì lên án gay gắt hành động đem quân và đóng
quân ở campuchia của Việt nam.
b. Thuận lợi:
Trước đây mối quan hệ của Việt Nam và ASEAM vốn đã được thiết lập
từ trước, nhưng từ sau sự kiện 7- 1- 1979 sự có mặt của quân đội Việt Nam
tại Campuchia đã làm cho các nước Đông Nam Á lo ngại. Họ lo rằng chiến
tranh có thể mở rộng và phá hoại đến môi trường hòa bình, sẽ đe dọa đến an
ninh của họ.
Trước khi đổi mới thì hai bên vẫn mong muốn hỗ trợ và giúp đỡ lẫn nhau
trước sư xâm lược của bên ngoài.
Vì vậy có thể nói đây là cơ hội thuận lợi để Việt Nam và ASEAN thắt chặt
mối quan hệ.
2. Chính sách đối ngoại của Việt Nam với ASEAN trong giai đoạn này.
Có thể nói trong giai đoạn này so với giai đoạn trước đó, dù khó khăn
không ít đi nhưng đã có những thắng lơi nhất định.
Năm 1986, Đại hội Đảng toàn quốc lần VI đã xác định lại cơ cấu quản lý
mới, xóa bỏ cơ cấu quản lý bao cấp. Đổi mới toàn diên, xây dựng Viêt nam
đi lên chủ nghĩa xa hội, bỏ qua giai đoạn TBCN, xây dựng nền kinh tế thị
trường định hướng XHCN, đề ra chính sách đối ngoại mới phù hợp với sự
phát triển của thời đại.
Năm 1989, Việt Nam rút quân khỏi Campuchia, làm cho các mối quan hệ
trong khu vực trở nên hòa dịu hơn.
Đại hội lần VII năm 1991 của Đảng ta một lần nữa khẳng định chính sách
đối ngoại của ta ra thế giới với khẩu hiệu: “Việt nam muốn làm bạn với tất
cả các nước trong cộng đồng quốc tế, phấn đấu vì hòa bình, ổn định và cùng
8
phát triển, tôn trọng chủ quyền, độc lập, toàn vẹn lãnh thổ, không can thiệp
vào công việc nội bộ của nhau”

4
.
Khẩu hiệu đó ít nhiều cũng thể hiện cho nhân dân thế giới biết về sự yêu
chuộng hòa bình của nhân dân Việt nam, để nhân dân thế giới tác động đến
những người lãnh đạo của họ, khi đó từ một quốc gia sẽ mở rộng ra nhiều
nước muốn tìm hiểu và làm bạn với ta. Đó cũng là một trong những nguyên
nhân chính dẫn đến việc xóa bỏ lệnh cấm vận của Mỹ với Việt nam vào ngày
3 tháng 2 năm 1994, khiến Mỹ phải tuyên bố rằng “Khu vực Đông Nam Á
sẽ ổn định hơn nếu Việt Nam sớm tham gia vào các tổ chức quốc tế, khu
vực, đặc biệt ủng hộ Việt Nam nhanh chóng gia nhập ASEAN”.
3. Chính sách đối ngoại của ASEAN với Việt nam.
Sau khi Việt nam đổi mới đất nước 1986, với những chính sách mở cửa
mới, đặc biệt năm 1989 Việt nam đã rút quân ra khỏi đất Campuchia thì sự
căng thẳng giữa hai bên đã dần được gỡ bỏ.
Với chính sách đối ngoại của Đại hội Đảng lần VII như đã nêu ở trên ,
khiến cho mối quan hệ giữa hai bên trở nên thân thiện hơn và đặt ra các cuôc
gặp gỡ để tìm hiểu về nhau bình thường hóa quan hệ cũng được đặt ra nhiều
hơn. Ví dụ: …
Đến ngày 22 tháng 7 năm 1992, tán thành những nguyên tắc của tổ chức
ASEAN tại Manila của Philippin, Việt Nam và Lào đã trở thành quan sát
viên chính thức.
Việt Nam và các nước thành viên ASEAN đã ký kết với nhau và thỏa
thuận nhiều vấn đề quan trọng trong khu vực như: Việt nam thỏa thuận với
Malaysia cùng khai thác vùng chồng lấn; Việt Nam thỏa thuận với Thái Lan
về hợp tác trật tự trên vịnh Thái Lan; Việt nam và Philippin thỏa thuận về
nguyên tắc ứng xử cơ bản trong khu vực tranh chấp ở trường sa…
4. Hội nghị kết nạp Việt Nam chính thức trở thành thành viên của
ASEAN.
Có thể nói sau khi ra nhập ASEAN (7- 1995), Việt Nam và ASEAN lại có
thêm những điều kiện thuận lợi hơn hiệu quả hơn để phát triển mối quan hệ

song phương giữa hai bên. Những vấn đề tồn tại giữa hai nước đã và đang
từng bước được giải quyết thông qua thương lượng và ngày càng thuận lợi
hơn.
III- Tóm tắt lại những khó khăn mà Việt Nam đã vượt qua để
gia nhập ASEAN.
4
Nghị quyết Đại hội VII. Lịch sử thế giới hiện đại. tr.
9

Trong thời gian này Việt Nam đã gặp rất nhiều khó khăn cả về đối nội và
đối ngoại.
1. Đối nội.
Với tư tưởng là người thắng nhân dân Việt Nam vẫn không muốn kết bạn
với những nước đã tham gia vào cuộc chiến đẫm máu ở Việt Nam.
Chính quyền còn non trẻ, điều kiện kinh tế của đất nước còn gặp nhiều
khó khăn chưa đáp ứng được yêu cầu của tổ chức.
2. Đối ngoại.
Các thế lực thù địch luôn muốn thực hiện “diễn biến hòa bình” và cấu kết
với bọn phản động trong nước để lật đổ chính quyền của ta, mà tiêu biểu là
Mỹ và Trung Quốc.
Vậy thực sự họ muốn gì ở Việt Nam?
a. Trung Quốc.
Trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, Trung
Quốc đã giúp đỡ Việt Nam rất nhiều, tuy vậy kèm theo sự giúp đỡ đó cũng là
những âm mưu nhằm hại ta.
Nhìn lại quá trình đấu tranh của ta luôn có sự can thiệp của nhiều nước
lớn. Năm 1954 hội nghị giơ-ne-ver về lập lại hòa bình ở Việt Nam, Trung
Quốc và Pháp rồi Mỹ liên tiếp có những cuộc gặp bí mật và kết quả là Trung
Quốc đã đạt những lợi lộc khi chia cắt Việt Nam thành hai miền từ vĩ tuyến
17.

Đến 1967, Việt Nam lên tiếng kêu gọi Mỹ ngừng ném bom miền bắc,
được tất cả các nước XHCN và nhân dân yêu hoà bình trên thế giới ủng hộ
thì Trung Quốc lại phản đối kịch liệt. Trung Quốc cho rằng: “cái nút của vấn
đề Việt Nam không phải là Mỹ ngừng ném bom miền bắc mà là ở chỗ quân
xâm lược phải rút khỏi Việt Nam, đình chỉ cuộc xâm lược với toàn cõi Việt
Nam, để cho nhân dân Việt Nam tự giải quyết lấy vấn đề của mình, chứ
không phải là ở chỗ ném bom hay không nem bom”.
Trong khi Việt Nam tiến hành đàm phá với Mỹ thì Trung Quốc cho rằng
không nên, họ luôn tìm mọi cách để giữ cuộc chiến ở Việt Nam, 1970 Mao
Trạch Đông nói rằng: “Tôi sẵn sàng đón Nich-xơn sang thăm Trung Quốc
với bất cứ danh nghĩa gì, Tổng thống hay khách du lịch và những vấn đề
giữa Trung Quốc và Mỹ chỉ có thể giải quyết với Nich-xơn mà thôi”.
Trung Quốc tiếp tục tìm cách quan hệ với Mỹ, để phòng Việt Nam thiết
lập quan hệ ngoại giao với Mỹ trước, bằng việc dựng nên câu chuyện ở
Campuchia và gây chiến tranh biên giới với Viêt Nam. Trong cuộc gặp gỡ
giữa Nich-xơn và Đặng Tiểu Bình ở Oasinhton, Đặng Tiểu Bình nói rằng:
“nếu Việt Nam đem quân sang Campuchia, Trung Quốc sẽ cho Việt Nam
một bài học, nhưng Trung Quốc sẽ không đánh lớn…” Trung Quốc thỏa
10
thuận với Việt Nam rằng nếu Việt Nam rút quân ra khỏi Campuchia thì
Trung Quốc sẵn sàng đàm phán với Việt Nam về bình thường hóa quan hệ
hai nước, nhưng thực chất ý đồ của Trung Quốc là dùng Liên Xô ép Việt
Nam, dùng vấn đề Campuchia để cải thiện quan hệ Trung- Xô, tạo điều kiện
thuận lợi để thúc đẩy quan hệ Trung- Mỹ.
Nhưng rồi cuộc kháng chiến chính nghĩa của ta cũng giành thắng lợi,
bằng sức mạnh của toàn dân và sự ủng hộ của nhân dân yêu hòa bình trên
thế giới.
Tóm lại tất cả những hành động trên của Trung Quốc với việc cản trở
quan hệ của Việt Nam với Mỹ và với ASEAN nhằm mục đích:
Giữ Việt nam làm lá chắn, muốn biến Việt Nam thành quân bài để trao

đổi với Mỹ phục vụ cho kinh tế Trung Quốc, dùng Việt Nam để đổi lấy đảo
Đài Loan từ Mỹ. Trung Quốc muốn can thiệp vào Việt Nam để khẳng đinh
tầm ảnh hưởng và sức mạnh của mình.
b. Mỹ.
Đối với Mỹ thì Việt Nam là nước cờ quan trọng ở khu vực Châu Á-Thái
Bình Dương, là nơi có thể ngăn chặn sự thâm nhập của CNXH vào Đông
Nam Á nên họ muốn giữ chân Việt Nam.
Họ đã phải chịu sự lên án của thế giới và bản thân họ cũng không chịu
đươc sự thất bại cay đắng khi mình là người đi xâm chiếm, đồng thời Mỹ là
một nước có nền quân sự mạnh nhất thế giới lại thua một nước nhỏ bé như
Việt Nam.
Nếu kìm được chân Việt Nam dần dần họ sẽ đưa vào Việt Nam những cái
gọi là dân chủ của Mỹ, đồng thời có Việt Nam họ cũng dành đươc vị trí quan
trọng hơn Liên Xô ở khu vực Châu Á- Thái Bình Dương, hạn chế được sự
lớn mạnh của XHCN.
IV- Đánh giá, nhận xét về chính sách đối ngoại của Việt Nam
với ASEAN trong thời gian qua, phương hướng phát triển của
Việt Nam và ASEAN trong thời gian tới.
1. Đánh giá, nhận xét về chính sách đối ngoại trong thời gian qua.
Có thể nói chính sách của Việt Nam trong thời gian qua là đúng đắn, phải
nói rằng những khó khăn mà ta gặp phải và vượt qua được nó là không hề
đơn giản.
Ngay sau khi đất nước thống nhất có rất nhiều việc phải làm do chiến
tranh đem lại, nếu ta nóng vội gia nhập ASEAN thì sẽ càng làm cho chính
quyền non trẻ ta vừa giành độc lập sẽ trở lên căng thẳng, cộng với sự không
11
đồng tình của nhân dân khi mà trong khối ASEAN có vài nước tham gia vào
cuộc chiến ở Việt Nam.
Ở bên ngoài, sẽ có sự phản đối của Liên Xô, vì họ đã giúp đỡ ta rất
nhiều, tham gia vào ASEAN tức là sẽ nằm ở một phần của tổ chức SEANTO

do Mỹ tổ chức ở Châu Á nhằm chống lại Liên Xô và các nước XHCN.
Khi Liên Xô và các nước XHCN lâm vào khủng hoảng, đã lộ rõ bộ máy
quản lý có nhiều vấn đề, điều đó đã giúp Đảng ta điều chỉnh lại cơ cấu quản
lý nên ít bị ảnh hưởng bởi các nước đông âu.
Có người cho rằng tại sao Việt Nam nhìn thấy và đã kịp thay đổi con
đường đi lên mà lại không chỉ cho các nước khác. Nhưng ta phải biết rằng
Việt Nam chỉ là một nước nhỏ, lại vừa trải qua cuộc đấu tranh chống Mỹ cứu
nước được sự giúp đỡ của các nước XHCN, liệu họ có nghe Việt Nam
không? một đất nước dựa vào họ để đánh giặc, hơn nữa sự lớn mạnh của các
nước XHCN được cả thế giới phù nhận, giờ không thể phê phán họ mà cốt
lõi là các nhà lãnh đạo này có chịu thay đổi và cải cách không khi mà cuôc
khủng hoảng đó cũng đang diễn ra ngay trước mắt họ.
Như vậy, chính sách đối ngoại của ta là hợp lý và Việt Nam đúng đắn
khi gia nhập ASEAN vào 1995, khi hệ thống XHCN không còn, nay với nền
kinh tế mở buộc ta phải có nhiều đối tác để trao đổi, đồng thời gia nhập
ASEAN cũng giúp cho vị thế của Việt Nam đựơc nâng cao hơn. Vì đây có vị
trí chiến lược quan trọng và là nơi giải hòa các vấn đề trên thế giới, ĐNÁ
còn là một trong những khu vực có nền kinh tế sôi động nhất thế giới, luôn
thu hút được viện trợ của nhiều nước lớn và các tổ chức quốc tế khác.
2. Phương hướng phát triển giữa Việt Nam và ASEAN trong thời gian
tới.
Hiện nay, ASEAN là một trong những khu vực có tốc độ phát triển cao
nhất thế giới, cũng là nơi thu hút vốn nước ngoài lớn nhất.
ASEAN còn giữa vai trò quan trọng trong hòa bình ở khu vực Châu Á-
Thái Bình Dương. Đây là nơi được lựa chọn để tổ chức nhiều hội nghị quốc
tế lớn trên thế giới như hội nghị APEC,…
Nhìn vào sự phát triển của ASEAN trong thời gian gần đây, chúng ta tin
tưởng rằng ASEAN sẽ trở thành một trong những khu vực thịnh vượng nhất
thế giới. Do vậy, các nước ASEAN cần phải gắn kết hơn nữa, tham gia nhiều
hơn nữa vào các tổ chức quốc tế, thể hiện được vai trò gìn giữ hòa bình

trong khu vực và trên thế giới.
Cần mở rộng hơn nữa về quan hệ với các nước lớn, giải quyết các vấn
đề trong khu vực bằng phương pháp hòa bình để khu vực xứng tầm với địa
vị đang có trên thế giới. Các nước cần phải phối hợp và giúp đỡ lẫn nhau
nhiều hơn nữa cho các vấn đề trong khu vực có yếu tố nước ngoài, nhất là
vấn đề biển đông mà hiện nay Trung Quốc có ý đồ thâu tóm.
12
Tổng kết
Nhìn chung lại có thể nói việc Việt Nam gia nhập ASEAN là một việc
đúng đắn và phù hợp với hoàn cảnh lúc bấy giờ. Từ lúc Hội nghị Bộ trưởng
Ngoại giao ASEAN họp tại Băng- cốc hoan nghênh Việt Nam gia nhập
ASEAN, đã đánh dấu một bước ngoặc lớn trong quan hệ Việt Nam- ASEAN
trong một thời gian dài xung đột. Phù hợp với xu thế khu vực hóa đang diễn
ra trên thế giới cũng như trên khu vực, góp phần xây dựng môi trường hòa
bình, ổn định và đẩy mạnh hợp tác vì lợi ích cùng phát triển, hỗ trợ cho việc
thực hiện chính sách đối ngoại độc lập, tự chủ, đa dạng hóa và mở rộng hơn
nữa quan hệ hữu nghị hợp tác theo khẩu hiệu: “ Việt Nam muốn làm bạn với
tất cả các nước trong cộng đồng thế giới, phấn đấu vì hòa bình, độc lập và
phát triển” .
ĐÁNH GIÁ ĐIÊM CHO TỪNG THÀNH VIÊN
13
1. CỨ THỊ MÂY ( Nhóm trưởng) : 9 điểm
2. CHÁNG MÍ GIÓ : 9 điểm
3. LỪU THỊ TỈNH : 8,5 điểm
4. NGUYỄN THỊ TỐ TÂM : 8,5 điểm

14

15

×