Tải bản đầy đủ (.docx) (14 trang)

Bài cuối kỳ kỹ năng thuyết trình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.06 MB, 14 trang )

<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">

<b>Câu 1: Trong thuyết trình cần lưu ý gì khi đặt câu hỏi giao lưu với </b>

khán giả.

Những lưu ý khi đặt câu hỏi giao lưu với khán giả:

- Câu hỏi đặt ra phải khuyến khích sự tham gia trả lời của người nghe một cách chủ động.

- Câu hỏi phải đáp ứng tiêu chí ngắn gọn, dễ hiểu: Khi hỏi nên hỏi từng câu hoặc không được đặt quá nhiều câu hỏi cùng một lúc. Việc hỏi quá dồn dập sẽ khiến người nghe rơi vào sự bối rối vì sẽ dễ lẫn lộn khi trả lời.

- Nên đặt những câu hỏi khơng q khó, câu hỏi nên được đặt từ dễ rồi đến khó: Câu hỏi đặt ra khơng được quá khó hay quá dễ trả lời.

- Nội dung câu hỏi phải bám sát với phần nội dung vừa mới trình bày xong: Câu hỏi đặt ra phải rõ ràng, tập trung đúng trọng tâm, không được quá dài dòng, lan man, dễ khiến người được hỏi hiểu sai ý của câu hỏi.

- Kiểm soát câu hỏi tốt: Không nên đặt những câu hỏi mà ngay cả bản thân còn chưa chắc chắn về đáp án.

- Động viên, khích lệ người nghe khi họ trả lời câu hỏi: Khi người được đặt câu hỏi ngại ngùng hay cịn rụt rè khi trả lời thì nên nói một vài câu khích lệ tinh thần khiến họ thoải mái và thả lỏng.

- Nếu phải đặt câu hỏi mang tính chất đúng- sai thì nên hạn chế tối đa nhất có thể đặt những câu hỏi đúng. Người thuyết trình nên đặt những câu hỏi trái ngược với đáp án đúng để người nghe đưa ra ý phản biện. Khi có yếu tố tranh luận xảy ra thì buổi thuyết trình sẽ trở nên cuốn hút và sinh động hơn rất nhiều.

- Nên đặt những câu hỏi mang dạng cần phân tích để trả lời hơn là những câu hỏi dạng mơ tả lại nội dung vừa thuyết trình. Điều này sẽ giúp bài thuyết trình khai thác được nhiều khía cạnh hơn và khơng nhàm chán.

<i><b>Câu 2: Viết chuyên đề: “ Giới thiệu văn hóa ẩm thực Việt Nam”.</b></i>

Trước khi tìm hiểu sâu hơn về chuyên đề “ Văn hóa ẩm thực Việt Nam”, ta cần hiểu rõ văn hóa ẩm thực là gì? Văn hóa ẩm thực khơng chỉ là nét văn hóa về vật chất mà cịn là nét văn hóa về tinh thần, thông qua ẩm thực của quốc gia, vùng miền, người ta có thể hiểu được phần nào nét văn hóa của con người, trình độ văn hóa cùng với những đạo lý, phép tắc, phong tục trong của đất nước, vùng miền đó.

</div><span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2">

Cũng như các quốc gia, đất nước trên thế giới, văn hóa ẩm thực của người Việt cũng có những nét đặt trưng riêng biệt. Mỗi khi nhắc đến Việt Nam, hầu hết người du lịch nước ngoài từng đến sẽ ln đề cập đến những món ăn Việt. Vì thế ẩm thực đã trở thành một nét văn hóa khơng thể hịa lẫn. Ẩm thực của người Việt được biết đến với những nét đặt trưng riêng biệt như: sự đậm đà hương vị, sự kết hợp nhuần nhuyễn các hương vị trong từng món ăn.

Vậy ẩm thực Việt Nam là gì? Ẩm thực Việt Nam là cách gọi các phương thức chế biến món ăn, nguyên lý pha trộn gia vị và những thói quen ăn uống của người Việt Nam nói chung. Cùng với hơn 54 dân tộc anh em, sự khác biệt về địa lý, văn hóa, khí hậu đã tạo nên đặc trưng ẩm thực đa dạng. Theo giáo sư, tiến sĩ Trần Văn Khê đã đúc kết, người Việt Nam ta không chỉ ăn “kho học”, biết cân bằng âm dương điều hòa hàn nhiệt mà cịn biết “ăn tồn diện” và “ăn dân chủ”. Trước khi cảm nhận hương vị thì người Việt ta “ăn bằng mắt” trước, đồ ăn phải trình bày sao cho đẹp, trơng thật hấp dẫn, tiếp theo đến bằng mũi: mùi đồ ăn phải thơm ngậy kích thích vị giác, rồi đến khi chạm vào đồ ăn cần mềm, dai hay giòn. Tiếp theo là ăn cả “bằng tai”, âm thanh giòn tan tác động đến não bộ. Sau khi trải qua bố giác quan ở trên, người Việt mới bắt đầu “chính thức” cảm nhận thức ăn bằng cách nếm và ăn thử nó.

<i><b>Hình ảnh: Ẩm thực Việt Nam</b></i>

Vì là một nước thiên về nơng nghiệp khí hậu nhiệt đới nên Việt Nam là một nước của nền văn minh lúa nước. Nhờ có điều đó, nền ẩm thực Việt Nam có rất nhiều món ăn và nguyên liệu nấu ăn có nguồn gốc từ lúa gạo. Đây là một nền văn hóa ăn uống sử dụng rất nhiều loại rau với nhiều cách chế biến như luộc, xào, làm dưa, ăn sống. Kèm với rau người Việt sử dụng nhiều loại nước canh ăn kèm. Ngồi một món canh hay rau, thơng thường trên mâm cơm người Việt còn làm thêm một món mặn. Hầu hết các món mặn được chế biến từ các

</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3">

loại thịt phổ biến như thịt lợn, bị, ngan, gà, các loại cá, tơm, cua, trai,... Cịn lại các món ăn được chế biến từ các loại thịt ít thơng dụng hơn như thịt dê, trâu, bị,... Cùng với đó, với những người ăn chay thì các món ăn được chế biến từ các lồi thực vật và khơng có nguồn thực phẩm từ động vật.

Với điều kiện khí hậu nhiệt đới gió mùa, lãnh thổ của Việt Nam được chia thành ba miền rõ ràng: miền Bắc, miền Trung và miền Nam. Tương ứng với mỗi vùng miền thì ẩm thực lại có những nét đặc trưng về khẩu vị khác nhau làm phong phú nền ẩm thực nước nhà.

Ẩm thực Việt Nam có những nét riêng biệt so với ẩm thực của một số các nước khác: chú trọng ăn ngon hơn chứ không đặt mục tiêu hàng đầu là ăn bổ. Chính vì thế những món ăn Việt ít có những món cầu kỳ, hầm nhừ ninh kỹ như ẩm thực Trung Hoa. Khơng thiên về bày biện có tính thẩm mỹ như ẩm thực Nhật Bản. Nền ẩm thực nước nhà thiên về phối trộn gia vị một cách tinh tế và nhuần nhuyễn tạo nên những món ăn có hương vị đậm đà. Tuy nhiên, cho đến thời điểm hiện tại, ẩm thực Việt cũng đã có ít nhiều sự khác biệt bởi sự hội nhập của ẩm thực các nước.

Để nói về ẩm thực Việt Nam ta phải nhắc đến trước hết là ẩm thực miền Bắc- một nền ẩm thực in đậm cốt cách của một nền văn hóa lâu đời. Khơng chỉ trong nước, ẩm thực miền Bắc còn được bạn bè ngoài nước hay những tờ báo ẩm thực thế giới đánh giá cao. Với sự trù phú của sơng Hồng chảy dài và khí hậu tự nhiên, đất thổ nhưỡng, miền Bắc là nơi hội tụ tinh hoa văn hóa ẩm thực Việt bao đời nay. Nét đặc trưng của ẩm thực miền Bắc là sự thanh đạm, không đậm các vị cay, béo hay ngọt như miền Trung và Nam. Hầu hết các món ăn sẽ có vị vừa phải kèm với các gia vị chủ yếu sử dụng là chanh, dấm, sấu, tiêu, ớt, gừng, hành, tỏi, nước mắm loãng, mắm tơm, nhiều món rau và các loại thủy sản nước ngọt dễ kiếm như tôm, cua, cá, trai, hến… Chính bởi điều đó nên ẩm thực miền Bắc đã trở thành chuẩn mực khó có thể thay đổi.

Nhắc tới miền Bắc, người ta sẽ nhớ ngay đến Hà Nội. Đây cũng chính là nơi hội tụ đầy đủ nhất tinh hoa của miền Bắc với những món ngon nổi tiếng gần xa. Những món ăn tại Hà Nội rất đa dạng, tuy khơng có sự q cầu kỳ trong bài trí nhưng vẫn ln hấp dẫn bởi sự hài hịa và tươi ngon vốn có của nó. Và một trong những món ngon nổi tiếng gần xa, gần như trở thành đại điện của ẩm thực miền Bắc vang danh thế giới chính là “Phở”.

</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4">

<i><b>Hình ảnh: Phở bị Hà Nội</b></i>

Khơng chỉ cịn là món ăn riêng biệt của mảnh đất Hà Thành, Phở đã trở thành một nét ẩm thực riêng biệt được nhiều du khách trong và ngoài nước u thích. Phở đã trở thành món ăn quen thuộc của người dân Hà Nội từ những năm 1930 trên những con phố cổ, với những gánh phở mở từ sang tới đêm khuya. Phở có một mùi thơm hấp dẫn và không lẫn đi đâu được với sự hòa quyện gia vị hài hòa, truyền thống. Trải qua biết bao nhiêu năm tháng, Phở vẫn ln được u thích và ngày càng trở nên phổ biến, mang danh bản sắc dân tộc Việt Nam.

Thành phần chính của Phở chính là nước lèo, hịa quyện với các gia vị như mắm, tiêu, chanh, ớt,... đi cùng với các loại rau ăn kèm như ngò gai, rau mùi, rau húng. Cái tinh tuy của Phở không nằm trong những miếng thịt tươi ngon, những sợ bánh phở trắng ngần mà đến từ nước dùng. Nước cốt chuẩn thì xương và các gia vị sẽ cần phải được hầm ít nhất trong 12 tiếng đồng hồ và mất thêm một số công đoạn nêm nếm làm cho nước dùng được trong và ngọt chuẩn vị, vị ngon ngọt chân thật của nhiều xương, tủy tẩy không nồng mà lại nêm vừa mắm muối. Còn lại bánh phở được làm từ bột gạo sẽ được cắt thành từng sợi, thái mỏng vừa đủ. Để lấy được một tơ phở hồn chỉnh thì trước hết ta sẽ cho bánh phở đã trần qua nước sôi vào bát rồi đổ nước dùng vào. Cuối cùng để bát phở hồn chỉnh ta sẽ thêm thịt bị, các loại rau thơm và hành lá. Để có thể thưởng thức được hương vị tươi ngon nhất của Phở, ta nên dùng nóng, ăn ngay khi mới hồn thành.

Đứng bên cạnh Phở trở thành món ăn tiêu biểu của miền Bắc thì món Cá kho làng Vũ Đại cũng ngon và nổi tiếng không kém cạnh. Làng Vũ Đại là quê hương của Chí Phèo, Thị Nở nhân vật nổi tiếng trong tác phẩm của nhà văn Nam Cao. Món cá kho làng Vũ Đại hay

</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5">

còn gọi là cá kho Đại Hoàng đã trở thành đặc sản, đi vào tiềm thức, từng hơi thở của vùng đông bằng chiêm trũng, mang đậm hơi thở của truyền thống. Đây chính là món ăn khơng thế thiếu của mỗi gia đình nơi đây trong mỗi bữa ăn khi thời tiết chuyển sang lạnh giá.

<i><b>Hình ảnh: Cá kho làng Vũ Đại</b></i>

Món cá kho Vũ Đại( thuộc tỉnh Hà Nam) đã được chế biến và có truyền thống từ xa xưa. Với địa hình mỗi vùng quê đều gắn liền với ông nước ao hồ, cùng với những dịp Lễ tết mọi người nghèo khó khơng có tiền mua thịt thì việc tận dụng nguồn thực phẩm tự nhiên từ cá là điều tất yếu. Để tỏ lòng thành kính với ơng bà tổ tiên và tạ ơn thần linh, người dân làng Vũ Đại đã mày mị, cải tiến món cá kho mang hương vị đặc biệt và dâng lên những dịp Lễ Tết. Từ đó về sau, món ăn này ngày càng trở nên phổ biến và nổi tiếng gần xa bởi nhưng du khách nếm thử và truyền tai nhau.

Để có được một niêu cá đúng chuẩn làng Vũ Đại thì người dân nơi đây phải mất rất nhiều thời gian và kỳ công chế biến. Từ những khâu chọn cá, ướp gia vị, chọn nồi niêu hay kho cá đều rất cẩn thận và kỹ lưỡng. Khác với những món cá kho ở các tỉnh khác của Việt Nam, cá kho ở đây phải được kho bằng niêu đất. Đặc biệt, niêu đất chỉ được lấy từ Nghệ An chứ không phải bất kỳ đâu khác.

Miếng cá sau khi hồn thành sẽ có màu nâu sẫm, khơng cịn mùi tanh, thịt ngọt săn chắc, mùi thơm đặc trưng hòa quyện bởi các gia vị tạo nên hương vị tuyệt vời.

Ngồi những món ăn chính cho bữa cơm, ẩm thực miền Bắc có sự đa dạng qua từng món bánh. Đại diện cho Hà Nội xưa, món bánh cốm ln được mọi người nhắc đến mỗi độ vào thu, ngon nhất chính là cốm làng Vòng. Cốm làng Vòng được chế biến thành nhiều thức quà khác nhau như bánh cốm, cốm tươi,... Màu xanh tươi mát cùng với

</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">

mùi thơm hương đồng nội, bánh cốm Hà Nội ln được lịng thực khách ghé ngang hay chính con người Hà Nội bao năm qua.

<i><b>Hình ảnh: Bánh cốm Hà Nội</b></i>

Cùng với bánh Cốm, món bánh xu xê hay cịn gọi là bánh phu thê có nguồn gốc từ Thị xã Từ Sơn, Bắc Ninh thường được dùng trong

những dịp cưới hỏi. Bánh xu xê được gói bằng lá rong, vỏ bánh màu vàng, bên trong là nhân đỗ xanh kèm chút dừa và hạt sen...Bánh xu xuê được dùng làm lễ khi dẫn cưới với màu trắng của bột lọc và dừa, màu đen của vừng, màu vàng của nhân đỗ xanh, màu đỏ của lạt buộc, màu xanh của lá ý nghĩa là biểu tượng cho sự hòa hợp đất trời, chúc mừng hạnh phúc đơi lứa.

<i><b>Hình ảnh: Bánh xu xê( bánh phu thê) Bắc Ninh</b></i>

Vào đầu thế kỷ 20 tại thị xã Hải Dương, bánh đậu xanh ra đời như một loại bánh kẹo ăn kèm với nước trà. Đây là một loại bánh hình dáng vơ cùng giản dị, vị ngọt béo ngậy thơm mềm, tan ngay từ khi

</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">

cho vào trong miệng. Bánh đậu xanh đã chứng tỏ sức hút của bản thân qua sự yêu thích của mọi người trên tỉnh thành khắp cả nước.

<i><b>Hình ảnh: Bánh đậu xanh Hải Dương</b></i>

Ẩm thực miền Bắc không quá hoa lệ, rực rỡ nhưng chứa đầy cảm xúc. Qua những món ăn đơn giản, giản dị người ta thấy được cái đẹp trong ẩm thực miền Bắc, đó chính là tình người, tình yêu thương quê hương tha thiết.

Cùng với âm thực miền Bắc, ẩm thực miền Trung cũng phong phú và đang dạng khơng kém cạnh. Ngồi lối ẩm thực cầu kỳ mang tính Cung đình, nặng về lễ nghi thì lại có những lối ẩm thực bình dân và giản dị, sự đối lập đặc biệt giữa sang trọng và giản dị tạo nên một nền ẩm thực hấp dẫn và giá trị.

Với địa hình trải dài và hẹp, miền Trung là mảnh đất chịu nhiều thiên tai, bão lũ, khí hậu khắc nghiệt, chính vì lẽ đó người dân ở đây vô cùng cần cù và lam lũ nên món ăn chú trọng vào chiều sâu hương vị. Nói đến ẩm thực miền Trung nói riêng và Việt Nam nói chung, ẩm thực xứ Huế là một trong những cái tên lâu đời và khó quên nhất. Nổi tiếng với sự mặn nồng của mình, bún bị Huế ln khiến các du du khách phải say mê. Với nước dùng được làm từ xương hầm vị đậm đà, mặn mà của mắm ruốc, cay nồng từ xả, một tơ bún bị Huế ra đời ăn kèm với rau sống như bắp chuối, giá, rau muống...Mỗi một tô bún được thêm khoanh giò heo béo ngậy, mềm mại cùng chả Huế sần sật khiến khơng ai có thể bỏ qua.

</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">

<i><b>Hình ảnh: Bún bị Huế- đặc sản xứ Huế</b></i>

Một đặc sản được u thích khơng kém bún bị tại Huế đó chính là cơm hến. Đây là món ăn vơ cùng thích hợp với những người muốn ăn cay. Hến được chế biến rửa sạch xào cùng với các gia vị cay nồng trộn với cơm và các topping như xoài, khế chua, đậu phộng,... sẽ khiến người ăn vơ cùng hài lịng.

<i><b>Hình ảnh: Cơm hến- đặc sản xứ Huế</b></i>

Huế vốn là nơi sinh sống của hồng tộc và cơng hầu, khanh tước,... nên miếng ăn, thức uống theo lệ “ phú quý sinh lễ nghĩa”. Khơng chỉ tầng lớp hồng gia, lối văn hóa này cịn tác động khơng nhỏ đến tầng lớp thường dân xưa. Ẩm thực cung đình là những món ăn được ngự thiện dâng cho vua chúa, đều là cao lương mỹ vị, chế biến tỉ mỉ, trình bày đẹp mắt. Tiêu biểu cho lối văn hóa ẩm thực này chính là bát trân- 8 món ăn quý hiếm dành cho vua quan gồm nem công, chả phượng, da tây ngưu, bàn tay gấu, gân nai, môi đười ươi, thịt chân voi và yến sào.

</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">

<i><b>Hình ảnh: Món nem cơng trong bát trân</b></i>

Ẩm thực xứ Quảng( Quảng Nam- Đà Nẵng) nổi tiếng với món mì Quảng. Đây là món ăn đặc sản dùng để mời khách, giới thiệu nét ăn hóa đặc trưng của xứ Quảng. Các du khách có thể dễ dàng bắt gặp mì Quảng ở bất cứ nơi đâu ở Đà Nẵng, từ các chợ dân dã đến nhà hàng cao cấp. Tơ mì Quảng bao gồm tôm, thịt heo, thịt gà xé nhỏ, chút bùi béo của đậu phộng, nước lèo đậm vị đi cùng với rau sống như xà lách, húng, bánh đa vừng.

<i><b>Hình ảnh: Mì Quảng- đặc sản xứ Quảng</b></i>

Góp phần tạo nên đặc sắc văn hóa ẩm thực miền Trung, ẩm thực Hội An là một nét truyền thống xưa còn đọng lại của phố cổ Hội An. Những du khách đến Hội An chắc chắn không thể bỏ qua món Cao Lầu trứ danh phố Hội. Cao Lầu có sợ bánh màu vàng đặc trưng từ nước củi tràm của Cù Lao Chàm và nước giếng Bá Lễ, nước dùng từ thịt heo ăn kèm với các loại rau sống. Cao Lầu được ăn với ít nước dùng, nước sốt có hương vị đậm đà lấy từ nước tẩm gia vị thịt heo, đun trên bếp để thấm đậm gia vị. Sợi Cao Lầu dẻo dai sần sật quyện

</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10">

cùng đủ mùi vị cay nồng, đắng, chát của rau ghém thanh đạm, hòa với cái ngầy ngậy của tép mỡ, vị ngọt của thịt xá xíu làm người ăn bồi hồi và xao xuyến.

<i><b>Hình ảnh: Món Cao Lầu trứ danh phố Hội</b></i>

Một địa danh không chỉ nổi tiếng bởi những bờ biển xanh mát tươi đẹp mà cịn nức danh với những món ngon nức tiếng, tiêu biểu phải kể đến món nem nướng Nha Trang. Nem nướng Nha Trang hay còn gọi là nem Ninh Hòa được làm từ thịt heo sạch thái sợi kèm thêm gia vị đậm đà được nướng trên bếp than đỏ hồng. Thịt heo được bầm nhuyễn với mỡ heo và gia vị đậm đà như tỏi, muối, bột nở, nước mắm và tiêu trắng, tất cả sẽ được gói trong lá chùm ruột đã được lên men vài ngày trước đó. Phần nhân thịt lợn sẽ được quấn quanh que nướng trên bếp hồng tỏa ra hương vị khó quên. Nước chấm- quyết định sự thành công hay thất bại của món ăn. Hơn tất cả, loại nước sốt đậu phộng được ưa chuộng được làm từ gạo nếp, gan heo, bơ đậu phộng, tỏi, nước mắm, nước sốt. Nem nướng Nha Trang được dùng như một món khai vị. Thưởng thức món nem nướng Nha Trang, thực khách sẽ cảm nhận được vị chua dịu, mùi thơm của thịt, vị cay của ớt...hòa quyện ăn với nộm đu đủ.

</div>

×