Tải bản đầy đủ (.pdf) (93 trang)

Luận văn thạc sĩ Luật học: Thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản theo quy định của Bộ luật Dân sự năm 2015

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (7.62 MB, 93 trang )

<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">

BO GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TAO BỘ TƯPHÁP. TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUAT HÀ NỘI

NGUYEN THỊ HUE CHI

THUC HIEN HOP BONG KHI HOÀN CANH THAY BOI CƠ BAN

THEO QUY ĐỊNH CUA BỘ LUAT DAN SỰ NĂM 2015

LUAN VAN THAC SiLUAT HOC

(Định hướng nghiên cứu)

HANOI, NĂM 2022

</div><span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2">

NGUYEN THỊ HUỆ CHI

THỰC HIỆN HỢP DONG KHI HOÀN CẢNH THAY BOI CƠ BẢN THEO

QUY ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT DÂN SỰ NĂM 2015

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

<small>Chuyên ngành: Luật Dân sự và Tổ tụng dén swMã số. 8380103</small>

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Tran Thị Huệ

HÀ NỘI, NĂM 202:

</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3">

LỜI CẢM ON

Trước tiên, em xin gũi lời cảm ơn dén cô giáo PGS.TS Trần Thi Huệ đã luôn hướng dẫn tận tinh, chu đáo trong qua trình thực hiện Ln văn

Em xin gửi lời cảm ơn đến Nhà trường đã tao diéu kiện đẩy đủ về cơ sở vật chất va điều kiện về tinh thân để em hồn thảnh khóa học tại Trường, cảm. ơn các Thay giáo, Cô giáo đã giảng dạy, hướng dẫn tantinh Lớp cao học chuyên. ngành Dân sự vả Tổ tung dân sw khóa 28 - Định hướng nghiên cứu trong suốt <small>quá trình học tập tại Trường Đại học Luật Hà Nội va trong suốt qua trình hoàn.thiện Luân văn nảy.</small>

<small>Em cũng xin git lời cảm ơn đến gia đính, người thân, ban bẻ, đồng</small> nghiệp đã giúp đỡ, động viên, chia sẽ và hỗ trợ em trong quá trình học têp tại <small>Trường và quá trình thực hiện Luôn văn</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4">

hướng dẫn khoa học của PGS.TS. Trên Thi Huệ Các nội dung nghiên cửu, kết <small>quả trong dé tải nay là trung thực. Trong luận văn có sử dụng một số nhận xét „</small> đánh giá cũng như số liệu của các tác giã khác, cơ quan tổ chức khác và déu có trích din va chú thích ngn gốc. Nêu phát hiện có bat ky sự gian lên nào tơi xin <small>hồn tồn chiu trach nhiệm vẻ nội dung ln văn của mình.</small>

<small>Hà Nội, ngày 01 tháng 8 năm 2</small>

Nguyễn Thị Huệ Chỉ

</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5">

DANH MỤC TU VIET TAT

<small>BLDS: Bộ luật Dân sự</small>

PICC: Bộ nguyên tắc của UNIDROIT vẻ hợp đông thương mại quốc tế PECL: Bô nguyên tắc Luật Hop đồng châu Au

<small>TAND: Tòa án nhân dân</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">

Chương 1 MỘT SO VAN DE LÝ LUẬN VE THUC HIỆN HOP BONG KHI HOÀN CẢNH THAY DOI CƠ BẢN. 7 1.1. Khái niệm, đặc điểm của thực hiện hợp đồng. 7

11.1. Khái niệm thực hiện hợp đông. 7 112 hop đồng. 9

1.2. Một số van đề lý luận về hoàn cảnh thay đổi cơ bản. "1

<small>1.2.1. Khái niệm hoàn cănh thay đỗi cơ bản "1</small> 1.2.2. Đặc điểm của hồn cảnh thay đơi cơ bản. 16 <small>13.3. Phân biệt hoàn cảnh thay đối cơ bản với sự kiệu bắt khả kháng. 18</small>

1.3. Khái niệm, đặc diém, ý nghĩa của thực hiện hợp đơng khi hồn cảnh.

<small>thay đỗi cơ bản. 20</small>

ém thực hiện hợp đơng khi hồn cảnh thay doi cơ bản. 21 hop đơng Khi hồn cảnh thay déi cơ bản23 <small>13.3. Cơ sở lý luận và thực tién của vigghỉ nhận quy định về thực hiệnhop đồng khi hoàn cảnh thay đỗi cơ băn. 25</small> 1.3.4. Ý nghĩa pháp lý của việc ghi nhận quy định về thực hiện hợp đồng <small>Khi hồn cảnh thay đơi cơ bản n</small>

1.4. Khái quát quy định pháp luật về thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh.

<small>thay đỗi cơ bản. 29</small>

KET LUAN CHUONG 1 33 Chương 2 THỰC TRẠNG QUY ĐỊNH VE THỰC HIỆN HỢP BONG KHI HOÀN CẢNH THAY BOI CƠ BẢN 34 2.1. Những quy định của Bộ luật dân sự năm 2015 về thực hiện hợp đẳng

<small>khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản 34</small>

3.1.1. Các điều kiện dé xác định hồn cảnh thay đơi cơ bản. 34 3.12. Quyên và nghia vu của các bên khi hoàn cảnh: thay đôi cơ ban. 37

</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">

<small>2.1.3. Sita đối hop đồng khi hoàn cảnh thay đỗi cơ bin. 44</small> 2.14. Chim diet hợp đơng khi hồn cảnh thay đối cơ Bản 46

2.2. Đánh giá quy định của Bộ luật dn sự năm 2015 về thục hiện hợp

<small>đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản 46</small>

2.2.1. Những wu điểm đã đạt được 46

2.2.2. Những hạn chế cần khắc phục 50

KET LUẬN CHƯƠNG 2 55 Chương 3: THUC TIEN THỰC HIỆN QUY ĐỊNH CUA BỘ LUẬT DAN SỰ NĂM 2015 VE THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG KHI HOÀN CẢNH THAY. BOI CƠ BẢN VÀ MỘT SỐ KIEN NGHỊ, GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN... 56 3.1. Thục tiễn thực hiện quy định của Bộ luật dân sự năm 2015 56

<small>3.2. Một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật và giải pháp nâng cao hiệu.quả thục hiện pháp luật về thục hiện hợp đơng khi hồn cảnh thay đổi cơ</small>

bản. 64

KET LUẬN CHƯƠNG 3 73KET LUẬN CHUNG 74

</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">

<small>"Từ xưa đến nay, ngay từ khi có sự phân cơng lao động và hình thức trao</small> đổi hàng hóa, các giao dich trong xã hội đa phân mang ý nghĩa phát triển nén kinh tế va từ đầy đã phát sinh ra một yêu tổ để thất chất các giao dich đó là <small>hợp đồng. Hop đồng có vai trị quan trong trong các giao dịch xã hội nóichung va hệ thống pháp luật nói riéng Hợp đồng là sự thỏa thun ý chi củacác bên, có tính pháp lý cao, rang buộc các bên phải thực hiện đúng quyển vanghĩa vụ của minh đã được thỏa thuận, hạn chế các rũ ro zảy ra khi quá trình</small> thực hiện hợp đồng ma có bên mn thay đổi.

“Thực hiện hợp đồng khi hoan cảnh thay đổi cơ bản la một bước đốt phá mới trong pháp luật Việt Nam Lịch sử phát triển pháp luật dân sự Việt Nam qua các thời kỳ chưa từng nhắc tới việc một bên yêu cầu bên còn lại điển chỉnh hợp đồng đã giao kết khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản trong quá trình <small>thực hiên hợp đồng, cho đến khi Bộ luật Dên sự 2015 được thông qua. Đây là</small> một điều khoăn mới, thời điểm điều khoăn được chính thức ghi nhân cũng có <small>nhiêu ý kiến, nhiêu sự quan tâm vả đênh giá về vấn để nay. Vi vay, lựa chọn</small> nghiên cứu dé tải về thực hiên hợp đông khi hoản cảnh thay đổi cơ bản theo. quy định của Bộ luật Dân sự năm 2015 a hết sức can thiết để có thé đánh giá. đúng những van để liên quan đến diéu khoản nay, lam rổ thêm ý nghĩa của điều khoản, chỉ ra những van dé còn tồn tai, dua ra được những kiến nghị để <small>quy định được hồn thiện hơn.</small>

2. Tình hình nghiên cứu đề tài

<small>2.1. Tình hình nghiên cứ trong xước</small>

<small>anh giá ở phương diện lý luận nói chung, thực hiện hợp đồng khi hồn</small> cảnh thay đổi cơ bản khơng phải là vấn để hoàn toản mới, bởi nội dung này được nhin nhận là nằm trong quy đính vé sửa đổi hợp đồng nói chung Tuy

</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">

nhiên chỉ đến khi Bộ luật Dân sự 2015 quy định cụ thé vẫn để thực hiến hop đẳng khi hoản cảnh thay đổi cơ bản trong luật thi đây lá lẫn đâu tiên, điểu này đã đánh gia va cụ thể hóa các khía cạnh liên quan đến các trường hợp được diéu chỉnh hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ ban, làm rổ hơn quyển va <small>nghĩa vụ của các bên khi tham gia quan hé hop ding Hiện nay, tai Việt Nam,</small> việc nghiên cứu vé hợp đồng nói chung va thực hiên hop đẳng khi hồn cảnh thay đổi cơ ban nói riêng cũng được dé cập đến dưới dang Sách tham khảo, <small>Ky yêu hồi thảo, Giáo trình giảng day của một số trường đại học, Luận văn,luận án hay các bai viết, bai nghiên cứu trên các tap chí, các bai báo trên các</small>

đến một số cơng trình tiêu biểu như sau: website, Cu thể có thị

- Luận án tiến sỹ luật học “Hiéu iực của hop đằng theo guy định của <small>_pháp luật Việt Nami”, cia tác giả Lê Minh Hùng bảo vệ thành cơng năm 2010</small> đã phân tích khải niệm, nội dung cơ bản điểu khoản sửa đổi hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi, điều khoản sửa đổi hợp đông khi hoan cảnh thay đổi <small>trong pháp luật Việt Nam trên cơ sở cũng có sự sơ sánh, đổi chiêu với phápluật các nước và trong tập quán thương mại quốc tế, từ đó tác giã đã kiến nghĩ</small> xây dựng và hoàn thiện các quy định của pháp luật về sửa đổi hợp đồng khi ‘hoan cảnh thay đôi.

- Luận án tiến sỹ luật học "Thực hiện hop đồng khi hoàn cảnh thay đổi co bản theo pháp luật Việt Nara hiện nay” của tác gia Bam Thi Diễm Hanh <small>(2020), Bao vệ tai Học viện Khhoa hoc sã hội, trên cơ sỡ đổi chiều với các quy</small> định của một số Bộ quy tắc về hợp đông thương mại quốc tế va pháp luật của. <small>một sổ quốc gia tác giả đã phân tích những vẫn dé lí luận, pháp lý về thực</small> hiện hợp đông khi hoản cảnh thay đổi cơ bản cũng như thực tiễn thi hành pháp luật về thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản.

- Bài viết “Bem thêm về điều chỉnh hợp đơng khi hồn cảnh thay đỗi" cha <small>tác giả Đỗ Văn Đại (2015), Tạp chí Nghiên cứu lập pháp số 13 (293) thang</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10">

<small>trong dự thảo BLDS 2015.</small>

- Bài viết “Các vấn đề pháp it đặt ra trong việc thực hiện hợp đồng ki: Toàn cảnh thay đổi" của TS Vũ Thi Lan Anh (2016), Tap chi Nhà nước và pháp luật số 5(337)/2016 trên cơ sở nghiên cứu pháp luật của một số quốc. <small>gia như Đức, Hòa Ky, Nga hay một số tập quản thương mại quốc tế như Bộ</small> nguyên tắc Unidroit vẻ hợp đẳng thương mai quốc tế... đã đưa ra khái niêm. hồn cảnh thay đỗi cơ bản, phân tích các dẫu hiệu sắc định hoàn cảnh thay đổi cơ bản, các cơ chế thực hiện quyền yêu câu sửa đổi, châm đứt hợp đơng. khi hồn cảnh thay đổi cơ bản va so sánh hoản cảnh thay đổi với sự kiện bat

khả kháng,

<small>- Bài viết</small> uáắt diễn giải và áp dung Điều 420 BLDS năm 2015 về thực hiện hop đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bẩm” của hai tác giã TS. Nguyễn Minh Hãng và ThS. Trần Thị Giang Thu, Tạp chỉ Kinh tế đối ngoại số 86 đã dựa trên lý thuyết vé hardship để dua ra nguyên tắc áp dụng thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản.

<small>Các tác giả trên đã để cập đến một hoặc một số van để lý luân, pháp lý</small> cũng như thực tiễn liên quan đến thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi. <small>cơ bản. Tuy nhiên, trong béi cảnh hiện nay, đặc biết là trong dai dịch Covid-19 việc xác định xem đại dich là sự kiện bất khả kháng hay hoàn cảnh thay</small> đổi cơ bản để các chủ thể tiên hành thực hiện hợp đơng đang có một số hạn. <small>chế nhất định Chỉnh vi vậy, việc tiếp tục nghiên cứu vé thực hiện hop đẳng</small> khi hoàn cảnh thay déi cơ bản là diéu cần thiết.

<small>2.2, Tình hình nghiên cứu nước ngoài</small>

<small>Tai các quốc gia, việc nghiên cứu vẻ thực hiên hợp đồng khi hoàn cảnh.</small> thay đỗi cơ bản đã được để cập đến trong các cơng trình nghiên cứu khác

</div><span class="text_page_counter">Trang 11</span><div class="page_container" data-page="11">

nhau, có thể kế đến như:

<small>- Cuẩn sảch “The effect of a change of ciretnnslamces on the bindingforce of contracts - Comparative perspectives” của tac gia R.A MombergUribe đã nghiên cứu các trường hop việc thực hiện hợp đồng trở nên khókhăn và khơng dat được mục đích khi trong các hồn cơnh đột xuất. Đồng</small> thời, cuốn sách cũng phân tích, so sánh pháp luật Châu Âu, Châu Mỹ Latinh và luật hợp đồng Mỹ và các bô luật mẫu hiện đại như CISG, PICC, PECL.

- Bai viết “The effect of change in circumstances on the performance of <small>contract” của các tác gia Egidijus Baranauskas va Paulius Zapolskis. Trong</small> đó, các tác gid xem xét hệ thơng luật pháp điển hình như Pháp, Anh, Đức liên quan đến việc xử lý những ảnh hưởng của sự thay đỗi hoản cénh đối với việc <small>thực hiên hợp đồng như thé nào. Các tác giả cũng đưa ra một số giải pháp trêncơ sỡ của PICC va PECL.</small>

<small>- Bai viết “Force majeure and hardship: Application in internationaltrade practice with specific regard to the CISG and the UNIDROIT Principles</small> of International Commercial Contracts” của tác giã Joem Rimke. Bai viết đã đưa ra một số khái niêm về những khó khăn và bat khả kháng trong bồi cảnh <small>của các giao dich hàng hóa quốc té, Tác giả cũng xem xét việc sử dụng các</small> tình thức hợp đông tiêu chuẩn, đặc biệt đối với PICC, va đưa ra dé xuất đổi <small>với điều khoăn bat khả kháng va hồn cảnh khó khăn</small>

<small>- Bài viết “Force majeure and hardship in International sales contract”</small> của tác giã Ingeborg Schwenzer. Trong đó, tác giả phân tích các khái niệm vẻ ‘vat khả kháng va khó khăn khi có ging để giải phóng bản thân khỏi một théa <small>thuận; dé cập đến quy định pháp luật cia các nước như Đức, Phảp, Hà Lanhay các quy định trong CIGS về điều khoản có hiệu lực. Ngồi ra, tác giã cịn</small> phân tích u câu để giải phóng ngiĩa vu trong các hợp đồng mua bán hang ‘hoa quốc tế vả kết luận với hậu qua của force majeure va hardship.

</div><span class="text_page_counter">Trang 12</span><div class="page_container" data-page="12">

hoán cảnh thay đỗi theo quy định của Bộ luật Dên sự năm 2015 tại Điều 420, <small>trong đó có nghiên cứu một số quy định mang tinh chất lý luận liên quan đền</small> thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản.

<small>4. Mục dich và nhiệm vụ nghiên cứu.</small>

hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản, thực tiễn thực hiện hợp đồng khi hoàn hoàn cảnh thay đỗi cơ bản và những kién nghĩ, giải pháp hoàn thiện <small>quy định của pháp luật.</small>

<small>5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu.</small>

<small>Phương pháp nghiên cứu chính được sử dụng trong luân văn bao gồm:</small> phương pháp phân tích quy phạm, phương pháp diễn dich, phương pháp tổng hợp, phương pháp kết hợp giữa lý luận va thực tiến. Các phương pháp này <small>được sử dụng trên cơ sỡ phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng,</small>

6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn

<small>Luận văn là cơng trình nghiền cứu vé thực hiện hop đồng khi hoàn cảnh</small> thay đỗi cơ bản theo quy định của pháp luật Việt Nam, là kết quả của quá trình nghiên cứu vả tổng hợp của người viết, do vậy luận văn có thé được sử: dung như nguồn tải liệu để tham khão về các van để liên quan, giúp cho việc. nghiên cứu chuyên sâu van dé thực hiện hợp đông khi hoản cảnh thay đổi <small>theo quy định của Bộ luật Dân sw 2015 trong tương lai được hoàn chỉnh vathuận lợi hơn.</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 13</span><div class="page_container" data-page="13">

T. Kết cấu của luận văn.

<small>Luận văn gồm có ba chương như sau:</small>

Chương 1: Một số van để lý luận về thực biên hợp đồng khi hoàn cảnh. thay đổi cơ bản.

Chương 2: Thực trạng quy định về thực hiện hợp đông khi hoản cảnh. thay đổi cơ bản.

<small>Chương 3: Thực tiễn thực hiện quy định của Bộ luật Dân sự năm 2015</small> vẻ thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản và một số kiến nghỉ, <small>giải pháp hoàn thiện.</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 14</span><div class="page_container" data-page="14">

MOT SỐ VAN DE LÝ LUẬN VE THỰC HIEN HỢP DONG KHI HOÀN CẢNH THAY DOI CƠ BẢN

<small>1</small>

niệm, đặc điểm của thục hiện hợp đẳng.

1.11. Khái niệm thực hiện hợp đông

Trong đời sống xã hội hiện nay hợp đồng được coi là giao địch phổ <small>biển nhất, là căn cử cơ bản làm phát sinh nghĩa vụ. Hợp đẳng tốn tại vô cũngphong phú và đa dang như hợp đông mua bản, hợp đồng cho vay, hop đồng</small>

.... Hợp

<small>đẳng có thé tơn tai đưới hai hình thức như tơn tại đưới hình thức miêng hoặctơn tại đưới hình thức văn bản. Theo quy đính tại điều 385 Bộ luật Dân sự</small> cho thuê, hop đồng tăng cho, hop déng trao đổi, hợp đồng ủy quy:

2015, hợp đẳng được hiểu la sự thöa thuận giữa các bén vẻ việc xác lập, thay đổi hoặc cham đứt quyên, nghĩa vụ dân sự, để được cơng nhận la hợp đơng có <small>hiệu lực thi phải théa mấn các điều kiện như la: Phải có ít nhất hai bên chủ</small> thể, có sự thông nhất ý chi của các bên, sự thỏa thuận phải có hậu quả pháp lý lâm xác lép, thay đổi hoặc chấm đứt quyển, nghĩa vụ dan sự.

<small>Hop ding khi đã được các bên giao kết dưới một trong những hìnhthức được pháp luật cơng nhân, đáp ứng đủ các diéu kiến ma pháp luật yêu</small> cầu thi hợp đồng phát sinh hiệu lực đổi với các bên. Từ đó các bên trong hợp <small>đẳng tiến hành những nơi dung đã được thỏa thuận va ghi nhân trong hợp</small> đồng: lục liệt quyền và ngất vụ Go: các bély Vi-vay-cd thd tom liễu lực hiện hợp đông là việc các bên trong hợp đồng tiền hảnh các hành vi ma mỗi <small>một bên tham gia phải thực hiện</small>

Theo Từ điển luật học của Viện khoa học pháp lý, Bộ Tư pháp: Thực hiện hợp đồng là những hành vi cia các chủ thể tham gia quan hệ hop đồng

</div><span class="text_page_counter">Trang 15</span><div class="page_container" data-page="15">

nhằm làm cho các điều khoản, nội dung đã cam kết trong hop đồng trở thành

hiện thực Nếu hiểu theo ý nghĩa này thi thực hiện hợp đồng chính là q

trình các bén trong hợp đồng tn thủ và thực hiền những quy định đã được <small>thöa thuận trong hợp đồng</small>

Tại cuốn Từ điển luật học của Viên khoa hoc pháp lý, Bộ Tư pháp cũng có khái niệm về thực hiện nghĩa vụ trong đó việc thực hiên nghĩa vụ la: thực <small>hiện việc phải lam — hành động hoặc không hành đông, làm hoặc không lmmột việc. Trung giao lưu dân sự , nguyên tắc thực hiện nghĩa vụ dân sư lảngười có nghĩa vụ dân sự phải thực hiện nghĩa vụ của minh một cách trùngthực, theo tinh thân hợp tác, đúng cam kết, không trái pháp luật, đạo đức zãhội. Việc thực hiện ngiãa vụ phải được tiền hảnh tại một nơi nhất định, vào</small>

một thời điểm nhất định do các bên théa thuận”. Không giống như việc thực

hiện ở trên, ở đây việc thực hiện được thể hiện qua việc thực hiện những hành ‘vi cụ thể hoặc không thực hiện những hanh vi thuộc đối tượng của hợp đông,

Thực hiện hợp đẳng la thực hiện những quyển va nghĩa vụ phát sinh. <small>trong hợp đồng, Trong hợp đồng thông thường quy định quyền của bên này sé</small> là ngiĩa vụ của bên kia hoặc có thể hiểu trong một hợp đơng nếu bên nay có. <small>quyền thì đồng nghĩa với việc bên kia có nghĩa vụ tương ứng với quyền của</small> tên này sé là nghia vụ của bên kia. Tính chất tương ứng vả đổi lập nhau về quyền và nghĩa vụ dân sự giữa các bên trong hợp đẳng dẫn đến hậu quả là <small>quyến lợi của biên nảy chỉ có được khi bên kia thực hiện các hénh vi mangtính nghĩa vụ.</small>

Thực hiện hợp đồng cỏ thé được hiểu là bên có nghĩa vụ trong hop đẳng phải làm hoặc không được làm một công việc trong một thời hạn nhất

<small>in Khot học Phip ý, Bộ Tư báp 206), diện Tjchọc no Tà đn Bich boa, HÀ</small>

<small>Viện Rox học asp ÿ, Bộ Tw pháp 2006), Từ ta Luậ Đọc No T đến Bịck ion, Bà NOt 757</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 16</span><div class="page_container" data-page="16">

1.12. Đặc điểm của thực hiện hợp đồng

<small>'Việc thực hiện hợp đồng dân sự của các bên nhằm théa mén những</small> nu câu vẻ vật chất, văn húa tỉnh than và lợi ich chung cia toàn x8 hội. Đồng thời còn thể hiện việc chấp hảnh pháp luật, tôn trong truyền thống đạo đức xã hội và các chủ thể trong qua trình thực hién hop đồng. Thực hiện hop đồng có một số đặc điểm cơ bản sau:

"Thứ nhất, thực hiện hop đồng phải có sư tham gia của các bên Không giống như hành vi pháp lý đơn phương chỉ là sw tuyến bổ ý chí cơng khai cũa một phía chủ thể, trong mỗi một hợp đồng đều có sw tham gia của ít nhất từ ‘hai chủ thé trở lên vi vậy khi thực hiện hợp đơng bat buộc phải có sự tham gia của ít nhất hai chủ thể đứng vé hai phía của hợp đơng Trong trường hợp chi <small>có một bên thể hiện ý chí của mảnh mà khơng được bên kia chấp thuận thì</small> khơng thể hình thành quan hệ trao đổi lợi ich vật chất, như vậy sẽ không thé thực hiện được hợp đẳng. Chủ thể trong quan hệ hợp đồng có thé là cá nhân hoặc pháp nhân hod các chủ thể khác được sác định rổ rang ngay trong hop <small>đẳng va đáp ứng được yêu câu của pháp luật về năng lực tham gia va thựchiện hợp đồng. Tuy thuộc vào théa thuận của các bên và quy định của pháp</small> luật các bên chủ thể khi thực hiện hợp đồng có thé thay đổi vi lý do khách quan hoặc chủ quan. Bên có quyển có thể chuyển giao quyển yêu cau theo ‘hop đồng sang cho chủ thể khác, nghĩa vụ thực hiện hợp đồng có thể chuyển <small>giao tử người có nghĩa vu sang người thay thé nghĩa vụ. Trường hợp một bên</small> chủ thé của hợp đơng khơng cịn tổn tại va khơng có chủ thể khác thay thé thi <small>quan hệ hợp đồng sé cham dứt, khi đó việc thực hiện hợp ding cũng sẽ bidừng lại</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 17</span><div class="page_container" data-page="17">

"Thử hai, thực biện hop đồng được hình thánh từ sư thống nhất y chi của các chủ thể. Việc thiết lập quan hệ để chuyển giao lợi ích vật chất giữa các. chủ thể khơng tự nhiên hình thành, các lợi ích vật chất khơng thé tự tìm đến. với nhau dé thiết lap quan hệ, các quan hệ tải sin chỉ được hinh thành từ ý chi tiên chủ thể khi tham gia va thực hiện hợp đồng thường theo đuổi những lợi ích nhất định của riêng minh của chủ thể. Trong thực tiễn đời sông xã hội,

trong đó họ thể hiện ý chí và mong muỗn của minh cho bên kia ngay tử khi <small>hợp đồng mới hình thành vả trong quá trình được giao kết. Hop đồng chính làkết quả của các lợi ích giữa các bên, sự thơng nhất ý chí khơng chỉ là mong</small> muén của các bên gặp gỡ nhau ma còn la sự thông nhất cia ban chất của méi tên chủ thể. Nếu như việc thực hiện hop đồng không được hình thảnh từ sự thống nhất ý chí của các chủ thể thi có thé din đến giá trị pháp lý của hop <small>đẳng không được công nhận.</small>

Thứ ba, thực hiện hợp đồng lam thay đổi, xác lập hoặc chấm dút các <small>quyển và nghĩa vụ dân sự. Các bên khi tham gia hợp đồng déu hướng tới</small> những đối tượng nhất định có thé là tai sản hoặc có thé là hanh vi. Tải sin và "hành vi đó phải hợp pháp, được xác định cụ thé, đáp ứng được Loi ich vat chất hoặc lợi ich tinh thân cho chủ thể, Các thỏa thuận hướng đến chủ dich đó sé làm sác lập, thay đỗi hoặc chấm dit các quyển và ngiĩa vu dân sự của các <small>bên khi thực hiện hợp đồng. Các bên sé được phép thực hiện những hảnhđộng nhất định hoặc buộc phải xử sự theo những gi đã thỏa thuận ở trong</small> hoàn cảnh đã xác định Quyển và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng được <small>các bên tư do théa thuận, nhưng phải được đặt trong giới han bởi lợi ích của</small> người khác lợi ich chung của xã hội va trật tự công công. Nếu để các bên tự <small>do vô hạn trong việc quy định những gi được làm và khơng được làm thi hợpđẳng rất có thể sẽ trở thành cơng cụ để người giảu bóc lột người nghèo gâynén bất én trong xã hội.</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 18</span><div class="page_container" data-page="18">

1.2. Một số van đề ly luận về hoàn cảnh thay

1.2.1. Khái niệm hoàn cãnh thay déi cơ bảm

<small>Trong tập quản thương mai quốc tế và pháp luật của nhiễu quốc gia đã</small> có quy định vẻ hồn cảnh thay đỗi cơ bản với nhiễu tên gọi khác nhau như hardship (đặc biệt khó khăn) hoặc change of circumstances (thay đổi hoàn <small>cảnh), ở Anh gọi lả “frustration of contract” (sự vô ich của hop đồng),ở Đứclà “Storung der Geschaftsgrundlage” (sự xâm phạm đến nén tăng của giao</small> địch), ở Pháp là imprévision,.. nhưng thuật ngữ “hardship” được chấp nhận <small>và sử dung rơng ri nhất</small>

<small>Trước khi có quy định vẻ “hardship”, trường hop một bên gấp khókhăn đặc biết trong việc thực hiện nghĩa vụ do các yếu tổ khách quan tác</small> đơng thì thơng thường các cơ quan tai phán sé áp dung điều khoăn bat khả kháng để giải quyết. Hậu qua của bat khả kháng thường là giãi phóng ngiữa <small>‘vu cho bên vi phạm hop đồng. Tuy nhiên, các nh nghiên cứu va các nha thực</small> tiễn thay rằng, điêu khoản bat kha kháng khơng thích hợp để giải quyết nhiều tình huồng thực tiễn và gây ra sự bat công bằng cho các bên trong hợp đơng. Để dim bão lợi ích các bên nhằm phân chia hợp lý rũi ro va tái lập sự cân <small>bằng của hop đồng, điểu khoản vé hardship đã được các bén đưa vào nội dung</small> hợp đồng và dẫn dân đã được đưa vào văn bản pháp luật

Hardship, để được chấp nhận tương đối phổ biển trong pháp luật <small>quốc tế và các quốc gia hiện nay, lả cả một quá tình lâu dai, Trong hệ</small> thống pháp luết common law, nguyén tắc hiệu lực tuyệt đổi của hợp đồng <small>được để cao "hậu quả pháp lý duy nhất và bao quát cho mọi trường hợpnghĩa vụ không được thưc hiện, dé là cẩn bắt buộc người có nghĩa vụ.</small> phải trả tiển béi thường thiệt hại. Và vì thực tế, tiên ln có trên thị trường, nên khơng có lý do gi, cho dù hợp đồng trỡ nên không thể thực hiện được

</div><span class="text_page_counter">Trang 19</span><div class="page_container" data-page="19">

<small>ngỗi dự kiến mã có thé, cho phép người có ngiấa vụ được giải phóng tráchnhiệm do vi phạm nghĩa vụ hợp déng, trừ phi các bên thỏa thuận trước</small>

về căn cứ miễn trách nhiém"?. Cho nên, việc sửa đổi hay châm đứt hợp đồng,

khi xây ra hoàn cảnh thay đổi cơ ban là rất hiểm.

Trước đây, một số quốc gia theo truyền thống Civil law như Pháp, Đức. <small>cũng có những quy đính, tuy khơng hoan tồn rổ rằng về hardship nhưngcũng đã bt đầu được áp dụng khi có biển cổ đấc biết xây ra như. giá ding</small> tiển bị mắt, tồn kém chi phí lớn hay giảm nghiêm trọng thu nhap của bên có. <small>nghĩa vụ. Sau nảy, các bộ luật mới có sự ghỉ nhận một cách minh thị,</small> BLDS Đức sửa đổi năm 2002 quy định tại Điều 313, BLDS Pháp sửa đổi 2016 quy định tại Điển 1195. Vé cơ bản, các điều luật này đều đưa ra các điểu kiên hết sức nghiêm ngặt xác đính thé nào là hardship và hệ quả pháp <small>lý của nó. Theo đó, hardship được xác định lá hồn cảnh khó khẩn đặc biệt</small> xây ra ma các bên khơng lưỡng trước được khí giao kết hợp đẳng hoặc nếu <small>có giao kết thì với nội dung hoàn toàn khác,</small>

<small>Điêu khoản hardship được ghi nhên trong Bô nguyên tắc củaUNIDROIT vẻ hop déng thương mai quốc tế (gọi tắt là PICC) - bộ nguyên</small> tắc được soạn thảo va ban hành bởi Viện Nghiên cứu quốc tế vẻ thống nhất Iugt năm 1994, sửa đối năm 2004, 2010, 2016 quy định tại Chương 6 “Thực <small>hiên hợp đồng” tai mục 2 có tên gọi “Hardship” gém 3 điển. Theo đó, Điển6.2.2 PICC quy định "Hồn cảnh hardship được sắc lập khi xảy ra các sukiên</small> lâm thay đỗi cơ bản sự cân bằng giữa các nghĩa vụ hop đồng, hoặc do chỉ phí thực hiện nghĩa vụ tăng lên hoặc do giá trì của nghĩa vụ đối trừ giảm.

3 Nguyễn Ngọc Khánh (2007), Chế dink hợp đồng trong Luit Dân sự Việt Nam N:b Tư <small>nhấp tr509</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 20</span><div class="page_container" data-page="20">

xuống và..."*. Để cĩ thể viện dẫn diéu khoăn hardship thi các sự kiện xảy ra phải đáp ứng được các điêu kiện nhất định. Việc ap dung hardship phai đâm bao hết sức hạn chế để tránh tình trang lam dụng hoản cảnh gây thiết hại cho một bên trong hop đồng. PICC để cập đến hồn cảnh làm “thay đổi co ‘ban sự cân bằng nghĩa vụ hợp đồng” hoặc “chi phí thực hiên nghĩa vu" hoặc “gia trị nhân được giảm xuống”, điều nay cĩ thể hiểu là PICC mới chỉ để cập <small>kinh tế</small> đến yêu tổ mắt cân bằng nghĩa vụ hoặc chi phi liên quan đến y

mà chưa dé cập đến việc thực hiên cĩ trở nên khĩ khăn quả mức khơng, Theo đĩ, về cơ bản hardship được hiểu là khi cĩ sự thay đổi lớn về hồn cảnh lam <small>mất cân bằng nghiêm trong vé lợi ich của một bên trong hợp đồng thì các bền</small> cĩ quyền yêu cầu thưa thuận để sửa đổi hoặc chấm đứt hợp đơng. Theo Bộ nguyên tắc Luật Hợp đơng châu Âu (gọi tắt là PECL) được xây dựng bởi Ủy ban châu Âu vẻ Luật Hop đẳng, với mục dich khơng chỉ giúp dm bão sự vận ‘hanh thơng suốt của thị trường chung châu Âu mà cịn cĩ thé được sử dung rong rãi trong quan hệ hợp déng quốc tế ngoi pham vi Liên minh châu Âu. <small>PECL quy định hardship trong một diéu 6:111 gồm 3 khoăn với tên goi“Change of circumstances”. Theo đĩ, khoăn 2 quy định như sau: "Nêu việc</small> thực hiện hop đổng trở nên qué khĩ khẩn bởi vì cĩ sự thay đổi về hồn cảnh, các bên buộc phải tiển hành thỏa thuận với quan điểm là chỉnh sửa hop đổng hoặc chấm đứt hợp đổng với điểu kiện là "“Khác với <small>PICC, PECL nhắc đến việc thực hiên hợp đồng trở nên quá khĩ khăn màkhơng dé cập đến sư mắt cân bằng hợp đẳng,</small>

<small>*PICC, Ariele 622(DeBmihon of hardship,</small>

<small>"tp (hay xnicoit orghnstruments/commercial-contrects! aihọt-pincigle-2016` Tích dẫn thơng qua ti liệu. Bàn về Ki niệm hồn cảnh thay đổ cơ bản ong thực hiệnhợp đồng theo pháp Huật một số nước trên thé giới và ở Việt Nam của tác giả Dam ThiDiem Hạnh, Trường Đại hoc Luật ~ Đại học Hu, đăng trên tạp chí pháp luật và thục hiếnsố 40/2021</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 21</span><div class="page_container" data-page="21">

<small>thương mại khơng cịn nữa. Khi một hợp đồng bi frustration, mỗi bên sé loại</small> bö các ngiãa vụ trong tương lai theo hợp đồng và không bên nao có thể kiện vi pham Rất khó có thểliệt kế đẩy đã những tình huống lam hợp đổng bị frustration, nhưng có thể xác định bằng ba nhóm chính: Một là, những su kiện xây ra lam hợp đông không thể thực hiện hoặc không thể tiếp <small>tục thực hiện được, hai 1a, những sự kiên xảy ra làm cho việc thực hiện hợpđẳng trở thành trải pháp luật, ba là, những sự kiên xảy ra làm cho việc thực</small> hiên hop đồng trở nên vô nghĩa”. Ngược lại, một hop ding sẽ không được <small>coi là frustration khi (@ Hợp đồng trở nên khó khăn hơn hoặc chỉ phí tăng</small> hơn để thực hiên hop đồng (more difficult and expensive to perform); (ii) 'Việc không thé thực hiện được hợp đông la do lỗi của một trong hai bên, (iii) Trường hợp có điển khoản về bat khả kháng, (iv) khi ma hồn cảnh có thể thấy trướcŠ. Hệ thông pháp luật Hoa kỹ về cơ bản theo hướng pháp luật Anh, Ở Hoa Kỳ, hợp ding có thể chấm đứt vì lý do xảy ra sự kiện <small>frustration. Trong trường hợp này, bên không thực hiện được hop ding</small> khơng có nghĩa vụ dén bu thiệt hại. Có thé nêu một số trường hợp cụ thể như: <small>@ Đôi tượng hop đồng là vật đã bi phá hủy sau khi giao kết hợp đồng ma</small>

<small>BB lost Dân sự Việt Nam của TS. Nguyễn Ngoc Khanh, Neb Tựpháp, 2001, 512</small>

7 Nguyễn Thị Anh Vân (2014), Nghiên cứu so sánh các quy định chung trong luật hợp.

đồng của một số nước tên thé giới, Đ tài khoa học, Trường Đại hoc Luật Hà Nội, tr 363 Nfpirwnwe-lswnezetroes co tl/Enustated-zontic php

</div><span class="text_page_counter">Trang 22</span><div class="page_container" data-page="22">

không do lỗi cia các bên, (ii) Sự kiện chính mả nghĩa vụ liên quan tới khơng xuất hiện. Vi du, th phịng để theo dõi một sự kiện nhất định ma sự kiến đó. lại bị thay đỗi hoặc hủy bé; (ii) Người thực hiện hop đồng bi bệnh hoặc chết, Giv) Sự can thiệp của công quyển làm cho nghĩa vụ trở nền vô nghĩa; (v) Luật pháp thay đỗi lam cho việc thực hiên ngiĩa vụ trở nên bất hợp pháp, (vi) Phuong pháp thực hiện nghĩa vụ trở nên không thể thực hiện được nữa”.

Ở Việt Nam, Bộ luật Dân sự năm 2015 lần đầu tiên ghi nhận điều khoản “Thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ ban” cũng khơng đưa 1a khải niêm mang tính khái qt hồn cảnh thay đổi cơ bản là gi ma thơng qua điều kiến xác định thé não là hoàn cảnh thay đổi cơ bản. Theo đó, hồn cảnh thay đỗi cơ bản khi có 5 diéu kiện: (i) Sự thay đỗi hoàn cảnh do nguyên nhân khách quan xảy ra sau khi giao kết hợp đồng. (ii) Tại thời điểm giao kết hợp đồng các bên không thể lường trước về sự thay đổi của hoàn. cảnh, (iii) Hoàn cảnh thay đổi lớn đến mức nếu các bên biết trước thì hợp đẳng đã khơng được giao kết hoặc được giao kết nhưng với nội dung thoêui tuần Khác; Gav) “Vike tưiêp lúc thực hiệu uy đơng chà khơng cố Ký thay đổi nội dung hợp đồng sẽ gây thiết hai nghiêm trong cho một bên, (v) <small>Bên có lợi ích bị ảnh hưởng đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết trong khả</small> năng cho phép, phủ hợp với tính chất của hợp đồng ma khơng thể ngăn chặn, giảm thiểu mức độ ảnh hưởng dén lợi ich. Khoản 1 Điễu 420 Bộ luật Dân sự năm 2015 khi xác định hồn cảnh thay đổi cơ bản có để cập đến "việc thực hiện hop ding mà khơng có sự thay đổi nội dung hợp đồng sẽ gây thiệt hại nghiêm trong cho một bên”(điểm d khoản 1 Điều 420). Yêu tổ nảy dé cập đến sự mắt cân bằng hợp đẳng, tương tự như cách hiểu của PICC. Như vay, khái niệm chưa để cập. yếu tổ hoàn cảnh thay đổi làm cho việc thực hiện hợp

® Pham Duy Nghĩa, Tin hiểu pháp luật Hoa Ky hong điều liên Việt Nam hội nhập kuh tế <small>Xu vụ và tế giới, Nab Chính tm que gi, 2001, tr204</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 23</span><div class="page_container" data-page="23">

đẳng trở nên quả khó khăn (tham khảo PECL) va cũng chưa dé cập đến việc <small>thực hiện hợp đồng trỡ nên vơ ích (tham khảo luật Anh -Mỹ).</small>

<small>Nhu vây, Bộ nguyên tắc hợp đồng thương mai quốc tế của UNIDROIT,</small> B6 nguyên tắc Luật Hợp đồng châu Âu, luật hợp đồng của một số quốc gia theo cả hai hệ thơng pháp luật điển hình trên thể giới déu không đưa ra khái nniém một cách khái quát ma nêu các điều kiện để xác định hoàn cảnh thay đổi

<small>co bản và Việt Nam cứng đi theo hướng nay.</small>

Tir những phân tích ở trên, tác giả đưa ra khái niêm về hoan cảnh thay đổi cơ bản như sau: hoàn cảnh thay đổi cơ ban là thuật ngữ chỉ sự thay đổi co <small>bản của hoàn cảnh trong quả trình thực hiền hợp đồng khiển cho việc thực</small> hiện hợp đơng có thé bị sửa đổi hoặc chấm dứt theo những diéu kiện nhất định. Hoàn cảnh thay đổi cơ bản sẽ chỉ được chấp nhận khi sự thay đổi hoản. <small>cảnh là nguyên nhân khách quan xây ra sau khi giao kết hợp đồng, tại thời</small> điểm giao kết hai bên không thé lường trước được về su thay đổi hoàn cảnh, hoàn cảnh thay đổi lớn đến mức néu như các bên biết trước được sự việc sé <small>xây ra thi hợp đồng đã không được giao kết hoặc được giao kết nhưng với nộidung hoàn toàn khác, trường hợp tiếp tục thực hiện hợp đồng ma khơng có sw</small> thay đỗi nơi dung hợp đồng sẽ gây thiệt hai nghiêm trong cho một bên và bền chủ thể có lợi ich bị ảnh hưởng đã áp dụng mọi biện pháp cẩn thiết trong khả năng cho phép, phủ hợp với tính chat của hợp đông ma không thé ngăn chặn, giảm thiểu mức độ ảnh hưỡng đến lợi ích

11.2. Đặc diém của hồn cảnh thay đơi cơ bản

Với việc sử dụng có hiệu quả trong thực tiễn thương mại quốc tế, ‘hardship đã được pháp điển hóa thành các quy định cu thé trong pháp luật của nhiễu quốc gia va các bộ quy tắc vẻ hop ding thương mại quốc tế. Các quy định trên khơng đưa ra khái niệm hồn cảnh thay đổi nhưng vẻ cơ ban điều

</div><span class="text_page_counter">Trang 24</span><div class="page_container" data-page="24">

<small>khoản hardship có những nơi dung chính sau: Điểu kiên sắc định hoàn</small> cảnh thay đổi, đảm phản lại hợp đồng khi có sự kiên hardship, đảm phán <small>khơng thành cơng và hậu quả pháp ly của nó. Qua nghiên cứu các quy định về</small> ‘hoan cảnh thay đổi cơ bản của PICC, PECL vả một số quốc gia, có thé thay ‘hoan cảnh thay đổi cơ bản phai có ít nhất các đặc điểm sau:

Một là, hợp đồng bi ảnh hưởng nghiêm trong béi hoàn cảnh thay đổi một cách cơ bản hay đáng kể. Bởi lế, nguyên tắc pacta sunt survanda (hiệu ực bat biển) là một trong những nguyên tắc cơ bản cia luật hợp đồng. Sự tôn trọng thỏa thuận đã giao kết như một nguyên tắc tối thượng. Chỉ khi xây ra một hoàn cảnh thay đổi là rit dang kể, sw đáng ké nảy có thé la thay đỗi hoàn <small>cảnh lâm mat cân bằng nghiêm trong lợi ích của các bên trong hợp đồng hoặc</small> lâm cho việc thực hiện hợp đông trở nên qua khó khăn thi lúc đó mới tính đền việc hợp đồng có thể được xem xét điều chỉnh.

Hai là, sự kiên tạo ra hồn cảnh thay đơi phải xay ra hoặc chỉ được biết <small>đến sau khi giao kết hợp đồng. Nên sự kiên đã xy ra hoặc đã được biết trước</small> nghĩa là các bên đã chấp nhên hậu quả có thé xảy ra và phải chấp nhận những ‘bat lợi do hoàn cảnh mang lại.

Ba la, các bên khơng thể lường trước được sự thay đổi hồn cảnh ở thời điểm giao kết hợp đồng một cach hợp lý. Tức 1a sự kiên lam thay đổi hoản. <small>cảnh ảnh hưởng đến hợp ding này không được các bên ghỉ nhân trong hop</small> đẳng hoặc dự kiến của các bên vào thời điểm giao kết. Sự kiện nảy là bắt ngờ <small>đổi với cả hai bên, Lưu y rng, sự không lường trước phải Lé hop lý bai 1é có</small> những hợp đồng ma ban chất của nó đã tiém an sự rủi ro thi khơng thé nói <small>sang không lường trước, vi du như tham gia giao dich trên thi trường chứng</small> khốn, tham gia hợp đơng bão hiểm.

</div><span class="text_page_counter">Trang 25</span><div class="page_container" data-page="25">

Bến là, bên bat loi không đáng phải gánh chiu thiết hại quá năng nể như vay. Hay cũng có thể nói rằng, hậu quả lớn đến mức mà nếu biết trước thì

<small>hợp đẳng đã không được giao kết hoặc sẽ được giao kết với nơi dung hoantồn khác</small>

12.3. Phin biệt hồn cảnh thay đơi cơ bản với sự kign bắt khả Kháng <small>Trong quá trình thực hiên hợp déng sau khi giao kết hợp đồng, các</small> van dé, các yếu tố cả vẻ tự nhiên hoặc do con người tao ra déu có thể thay đổi vì lý do nao đó, dẫn dén việc thực hiện hợp đông trở nên dé <small>dang hơn hoặc khó khăn hơn</small>

Sự kiên bất khả kháng và hồn cảnh thay đổi cơ bản là hai quy đính có phan khá tương đồng với nhau. Về bản chat, hai thuật ngữ nảy đều dùng để chỉ trường hợp tai thời điểm ký kết hợp đồng, các bên không thể lường trước được những sự kiên, những thay đổi đó dẫn đến việc vi phạm nghĩa vụ trong hợp đồng,

Sự kiện bất khả kháng được viện dẫn khi bên vi phạm nghĩa vụ <small>muốn bão về minh trước các chế tai xử lý vi pham, viên dẫn su kiên bat</small> kha kháng để chứng minh cho việc khơng có lỗi khi để xảy ra vi phạm. <small>nghĩa vụ. Theo khoản 1 Biéu 156 B6 luật Dân sự 2015. .. Sự kiện bất khả</small> kháng là sự kiện zảy ra một cách khách quan không thé lường trước được và không thé khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biên pháp cần thiết va khả <small>năng cho phép</small>

<small>‘Theo như đính nghĩa ở trên, một sự kiện được xem là sự kiên bat khả</small> kháng nếu hội tu đủ 03 yếu tổ. 6) khách quan, (i) không thé lường trước, và (ii) không thể khắc phục. Tuy nhiên, Bộ luật Dân sự 2015 khơng quy định tiêu chí xác đính cụ thể cho từng yếu tổ, việc đánh giá một sự kiện có hội tu các yếu tổ của một sự kiện bat khả kháng hay không phụ thuộc vào quan điểm.

</div><span class="text_page_counter">Trang 26</span><div class="page_container" data-page="26">

của cơ quan có thẩm quyển giải quyết tranh <small>"Thương mai) khi có tranh chấp xy ra.</small>

<small>(Tòa án hoặc Trọng tải</small>

"Một số văn bản pháp luật trong một số lĩnh vực có quy định vi dụ các trường hợp cụ thé được xem sự kiên bất khả kháng gồm: các sự kiện tự nhiên <small>(như đồng đất, bão, 1Đ, lụt, sóng thân, hỏa hoạn, ..) vả các sự kiên do con</small> người tạo nên (như bạo động, nỗi loạn, chiến sự, chống đối, phá hoại, cam <small>vân, bao vây, phong téa, bat cứ hành động chiến tranh nảo hoặc hành độngthủ đích cơng đồng cho dù chiến tranh có được tun bơ hay khơng...)</small>

<small>Hau quả của sự kiện bat khả kháng chính lả làm cho bên bi ảnh hưỡngkhông thể thực hiện nghĩa vu theo hợp đồng Điểu 351.2, Bộ luật Dân sự2015 quy định: “Trudmg hợp bên có ng]ĩa vụ khơng thực hiện ding ng]ữa vụ</small> do sue kiện bắt khả kháng thi Rhông phãi chiu trách nhiệm dân sue trừ trường, <small>hop cô thôa thuận khác hoặc pháp luật có quy din khác ”</small>

Trong khi đó, hoản cảnh thay đổi cơ bản lả căn cứ để các bên trong <small>hop đồng théa thuận lại các điều khoản đã ký kết hoặc thỏa thuận hủy bỏhop đồng vì việc tiếp tục thực hiện hợp đồng mã khơng có chỉnh sữa,</small> thay đỗi sẽ anh hưởng nghiêm trong đến lợi ích của mét bên

Trong pháp luật dân sự, cụ thể là theo quy định tại Bộ luật Dân sự 2015 khơng có đưa ra khái niệm cu thể về hoan cảnh thay đổi cơ bản ma chi đưa ra các điều kiện về hoàn cảnh thay đổi cơ bản, sự thay đổi được gọi lả hoan cảnh thay đổi cơ bản khi đáp ứng được các điểu kiên như <small>sau:</small>

Thứ nhất, thay đổi do nguyên nhân khách quan, Thứ hai, các bên không thé

<small>ký hợp đồng,</small>

t trước được sẽ có thay đổi sau khi

</div><span class="text_page_counter">Trang 27</span><div class="page_container" data-page="27">

Thứ ba, nêu khơng sửa đổi hoặc hủy bư hợp dong, quyền lợi của <small>một bên sé bị ảnh hưởng nghiêm trọng,</small>

<small>Thứ tư, đã ding các biện pháp ngăn chăn, khắc phục nhưng không,</small> thể giảm thiểu thiệt hai.

Nour vay, hoàn cảnh thay đổi cơ bản cũng Ia sự kiên mang tính khách quan, khơng thé lường trước, va khơng thể khắc phục. Điểm khác biệt của hồn cảnh thay đổi cơ ban so với sự kiện bat kha kháng thể hiện ở ba yêu tố: (4) yêu tổ 'khơng thể lường trước được" có phạm vi áp dụng rộng hơn, không bị giới han ở sư kiên bat ngờ, mà bao gồm bất kỳ sự kiện nào xảy ra không, được các bên dự liệu tại thời điểm giao kết hợp đồng, (ii) hoàn cảnh thay đổi phải lớn đến mức tác động đến cơ sở nên tang giao kết hợp đẳng của các bên <small>và (iii) việc tiếp tục thực hiện hợp đẳng sẽ gây thiệt hại nghiêm trong cho mộtbên</small>

‘Hoan cảnh thay đổi cơ bản không phải la cơ sở để được hoãn thực hiện nghĩa vụ hoặc miễn trừ trách nhiệm của bên bi ảnh hưởng Mặc dit hoan cảnh thay đổi lam cho bên bi ảnh hưởng néu tiếp tục thực hiện nghĩa vụ sẽ chịu thiệt hại nghiêm trong, nhưng hoàn cảnh thay đỗi không khiển cho bên bị ảnh hưởng không thé thực hiện hợp đồng (bên bị anh hưởng van có thé thực hiện hợp đồng, nhưng chiu thiệt hại nếu nội dung hop đẳng khơng được sửa đổi). Khí hồn cảnh thay đỗi cơ bên, bên bi ảnh hường chỉ được quyển (i) yêu cầu bên còn lại đầm phán lại hợp đẳng hoặc (i) yêu cầu Toa án sữa đổi hoặc <small>chấm đút hợp đổng Tuy nhiên, bên nhân được để nghỉ đâm phản lại hợp</small> đồng khơng có nghĩa vụ phải dim phán hoặc phải chấp nhận bat ky dé nghị <small>ảo từ bên bi ảnh hưởng,</small>

13. Khái niệm, đặc điểm, ý nghĩa của thực hiện hợp đẳng khi hồn.cảnh thay đơi cơ bản.

</div><span class="text_page_counter">Trang 28</span><div class="page_container" data-page="28">

<small>trong va thực hiện đúng những gi đã cam Kết va thỏa thuận. Nguyên tắc nàykhông chỉ tré thành tập quán quốc 8, được đưa vào các điều ước quốc tế màpháp luật của các quốc gia có ghi nhân nguyên tắc nay trong pháp luật củanước mình. Nguyễn tắc nay cịn có tên goi là "Pacta sunt servanda", nối dungcơ bản cia nguyên tắc này là những điểu đã giao ước cần phải được giữ.</small> ‘Nhung nguyên tắc nay cũng có ngoại lệ, đó là “clausula rebus sic stantibus" có nghĩa là trong hợp đông bao gém điều khoản quy định ngằm rằng một số hoàn cảnh thiết yêu phải được giữ nguyên va không thay đổi, hiểu theo cách <small>khác thi những diéu kiên làm nên tăng cho việc hình thánh hợp đồng thay đổi</small>

<small>về cơ ban thi việc thực hiện hop đồng cũng phải điều chỉnh lại</small>

<small>Vi dụ bên A và bên B có ký kết với nhau hợp đồng mua ban hạt điềutrong vòng 1? thang, bên A là bến mua, bén B là bên bán; hai bên théa thuận.</small> với nhau trong hợp dong về chat lượng của sản phẩm phải đạt tiêu chuẩn, sản lượng déu dn và có chất lượng tốt, mỗi tháng bên B sẽ phải cùng cấp cho bền A15 tấn hạt điều với mức giá 30 triệu đồng/tân. Khi hop đồng được thực hiện đến tháng thứ 9, do điêu kiện thoi tiết đột ngột diễn biển bat thường va đại dich Covid-19 diễn biển phức tạp việc thu gom cũng như vân chuyển hat điều điển ra hết sức khó khăn, điều nay đã trực tiếp lam ảnh hưởng đến chất lượng. và sản lượng của hạt diéu Trong trường hợp này bên B vẫn có thể cung cấp cho bên A 15 tan hạt điều nhưng mức chi phí hiện giờ của bên B để có thể cung cap đủ số hat điều bằng mọi cách thi lên đến 50 triệu déng/tin. Để có thể giảm bớt những tổn hại kinh tế ma bên B sẽ phải chịu thì bên A va bên B có thể thỏa thuận lại giá cả.

Trong thực tiễn những rũi ro có thé khiển nội dung hợp đồng phải được các bên théa thuận lại, có thể là hậu quả của thảm hoa thién nhiên, dịch bệnh,

</div><span class="text_page_counter">Trang 29</span><div class="page_container" data-page="29">

<small>sự thay i mới cơng nghệ kỹ thuật, sự thay</small> đổi chính sách kanh tế hoặc pháp luật của Nhà nước,.. hoặc bat kỳ sự kiên khách quan nao ma khi giao kết hợp đồng các bên khơng thể lường trước

<small>vẻ tinh hình kinh tế - xã hội,</small>

được sự việc sẽ xảy ra trong quả trình thực hiến hợp đồng, làm thay đổi các <small>quyền và lợi ích của các bên đã được ác lập. Hop ding có thời gian thựchiện cảng dài thi cảng có nhiều nguy cơ gặp rũ: ro va khơng có nghĩa hợp</small> đồng có thời gian thực hiện ngắn có thể loại trừ được nguy cơ nảy.

Như vậy, thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản được hiểu <small>1a trong trường hợp xuất hiện những sự kiện khách quan khơng lường trước</small> được din đền khó khăn đặc biệt trong việc thực hiện hop đồng hoặc làm cho việc thực hiện hop đồng ảnh hưỡng nghiêm trọng đến quyển và lợi ich của một bên, các bên được quyển đảm phán để sửa lại nội dung hợp đồng đã giao <small>kết Khác với sự kiến bat khã kháng làm cho nghĩa vụ của một bên trong hợp</small> đông không thể thực hiện được, trong trường hợp nay hợp đồng van có thể thực hiện tuy nhiên để bão dam cân bằng lợi ích của các bên trong hợp đồng và giữ dn định quan hệ hợp đồng giữa các bên, các bên có thể điều chỉnh nội <small>dung điều khoản trong hop đồng cho phù hop với hồn cảnh sau khi có thay</small>

đổi cơ ban.

Thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đỗi được nhiễu quốc gia trên <small>thể giới chấp nhân và được xem la không trái nguyên tắc rang buộc của hợpđẳng Bởi lẽ khi giao kết hop đồng các bên có sự thỏa thuận dựa trên sự tự</small>

<small>tỉnh thần bình.</small> ig; hop đồng được thực hiện để mang lại cho mỗi bên kết quả, mục đích mong muốn khi giao kết hợp ding Sự thay đổi hồn cảnh cơ <small>‘ban trong q trình thực hiện hợp đông cho dù lé mang lai thiết hại hay lợi íchcho một bên, khơng la điều mà các bên dự tính trong q trình xác lập quan“Tin Hằng Anh Q016), bản vinthac rổ hột học: Thụ hện hp đơng ơi hồn cảnh ty đỗi cơ bên 23</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 30</span><div class="page_container" data-page="30">

cảnh thay đổi cơ bản có tác dung đưa việc thực hiện hợp đồng trở về sat với. mục đích ban dau mà các bên dự định va dam bảo rằng mục đích ban dau của hợp đơng vẫn được bảo vệ trong hồn cảnh mới. Như vay, điều chỉnh hop đẳng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản không trai với nguyên tắc hiệu lực rằng ‘bude các bên trong hop đồng, đây còn được xem như cách thức bảo vệ hiệu Ie của hợp đồng trong trường hợp có sự thay đỗi cơ bản cia hồn cảnh.

của tlưực hiện hợp đơng khi hồn cảnh thay <small>bin</small>

<small>Trong quả tình thực hiện hợp ding các bên sé phải đổi mat với các</small> nguy cơ về rũi ro làm mất đi cân bằng lợi ích khi các bên giao kết hợp đồng, những rũi ro đó có thé là xã hội, kinh tế, kỹ thuật, thiên nhién hoặc con người.

Việc mac định rủi ro để một bên dé nghị bên kia có thể điều chỉnh hợp đồng đã giao kết là van dé không phải dé dang Thông thường khi soạn thảo hợp đẳng các bên sé đưa ra những điển khoản mang tinh chất dự liệu những trường hợp hoặc mức độ về thay đổi hoàn cảnh dẫn đền việc phải điều chỉnh hợp đồng hoặc khí hợp ding khơng có quy định về sự thay đổi đó các bên có thé viện din các phap luật: có liên quan VỆ sự điền: dính về thực hiện hop đồng khi hồn cảnh thay đổ: cơ bản có những đặc điểm sau:

Một la, sự thay đổi hoàn cảnh lả do nguyên nhân khách quan và nằm <small>ngoài dự liệu các các bên khi giao kết hợp đồng, Nguyên nhân Khách quan có</small> thể được hiểu 1a sự việc lam thay đổi đó nằm ngồi sự kiểm sốt và chi phối của các bên có tính chất khác thường và đột suất vi dụ như dich bệnh, thiên

</div><span class="text_page_counter">Trang 31</span><div class="page_container" data-page="31">

<small>tai, biển đông gia cả,... Nguyên nhân nay khơng thé được các bên dự định lảcó khả năng xảy ra khi tiến hành giao kết hợp đồng, nếu các bên biết trước</small> được các sự việc có thé sảy ra thi ngay từ khi thỏa thuận hợp đồng các bên chủ thể đã đưa các điều khoản vào để giải quyết van dé.

Hai la, sự thay đổi vé hồn cảnh cơ ban sẽ khiến cho lợi ích của một <small>‘bén bi ảnh hưỡng nghiêm trọng nếu bên đó tiếp tục thực hiện đúng theo hợp</small> đẳng ban đầu đã giao kết. Việc xác định sự thay đỗi đó là cơ ban va gây ảnh hưởng nghiêm trọng còn phụ thuộc vảo nhiều yếu tổ trong từng trường hợp cụ thể Các bên có thé so sánh kết qua của việc thực hiện theo hợp đồng trong trường hợp khơng có su thay đổi cơ bản vẻ hồn cénh với kết qua của việc tiếp tục thực hiện hợp đơng khi có sự xuất hiện về thay đổi hồn cảnh cơ ban từ đó đánh giá tac động của sự thay đổi vẻ tỉnh trang và lợi ích của các bên. <small>Việc xem xét địi hỏi phải có sự đánh gia khách quan, toàn điện, trung thực.</small> 'Việc xem xét không chỉ thông qua những thiệt hai thực tế có thể đo dém được <small>mã cịn cần đất vào mỗi tương quan về năng lực, diéu kiện tải chính của một</small> ‘bén chủ thể hoặc kha năng chủ thể đó có thể tiếp tục thực hiện được hợp đồng hay không Việc viện din một sự kiện diễn ra nằm ngoài dự liệu của các bên là chưa di để tré thành căn cứ cho việc điều chỉnh hợp đồng khi hoàn cảnh thay đỗi cơ bản má một trong hai bên (bên chịu thiết hai) phải chỉ ra và chứng minh được sự thay đổi cơ bản đó đã lam ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả <small>năng thực hiện nội dung hợp đồng như đã giao kết. Yêu cầu diéu chỉnh hợp</small> đồng khi có hồn cảnh thay đổi cơ bản có thể khơng được chấp nhận chỉ bởi <small>vã một bên được lợi ích ít hơn so với nức ma bên đó dự định khi zác lập hợpđẳng</small>

Trong nhiêu trường hop sự khác biết hoàn cảnh thay đổi cơ bản khiến cho một bên chịu ảnh hưởng nghiêm trong néu các bên tiếp tục thực hiện hợp đồng hoặc không thực hiện hợp đông là van dé không dễ để xác định. Hoặc.

</div><span class="text_page_counter">Trang 32</span><div class="page_container" data-page="32">

<small>thực hiền trên thực tế lại quá khó khăn, phi lý đến mức bên chịu thiết hai lế ra</small> không phải chịu nghĩa vụ đó. Trong thời điểm thay đổi đó các bến sé phải cân nhắc rằng điều khoản bat khả khang có nên được van dung thay cho việc điều chỉnh hợp đồng trong trường hợp có sự thay đổi cơ bản vẻ hồn cảnh hay khơng, Q trình đánh giá tác động của sự thay đổi hoàn cảnh là rất quan trong vi nêu nghĩa vu theo hợp đẳng được coi như là không thé thực hiện <small>được thì bên có nghĩa vụ sẽ khơng phải thực hiện ngiấa vu theo hop đồng vakhơng phải chíu bat kỹ trách nhiệm nào khác,</small>

Ba là, mức đô ảnh hưởng của sự thay đổi cơ bản của hồn cảnh là khơng thể ngăn chặn hay giãm thiểu dù bên bị thiệt hai đã áp dung mọi biện pháp cân thiết trong khả năng của minh Khi sự thay đổi cơ bản của hỗn cảnh nằm ngồi tâm kiểm sốt và chỉ phối của bên bị thiệt hại, thiệt hai gây ra do hoan cảnh thay déi là không thể tránh được. Diéu đó đơng nghĩa với việc. ‘bén chịu thiệt hại phải chủ đông ngăn chăn va giảm thiểu tác động cia sự thay đổi hồn cảnh trước khí đưa ra yêu cầu điều chỉnh hợp đồng do hoàn cảnh thay đổi cơ bản.

13.3. Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc ghi nhận quy định vê "hiện hợp đông khi hồn cảnh thay đơi cơ ban

Việc ghi nhận quy định vé thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản có ý nghĩa quan trong giúp các chủ thể thực hiện hợp đẳng được dam

‘bao lợi ich của chủ thé một cách tối ưu nhất.

Thứ nhất, thực hiện hop đơng khi hồn cảnh thay đổi cơ bản nhằm đảm. <small>bảo công bằng giữa các bến Trong khi thực hiện hợp đồng cho dit bất kỳ điều</small> khoản nao được diéu chỉnh khi hoàn cảnh thay đổi cơ ban được quy định đưới

</div><span class="text_page_counter">Trang 33</span><div class="page_container" data-page="33">

<small>các hình thức khác nhau trong pháp luật quốc gia hay pháp luật quốc tế, nộdung căn bản va thiết yêu của diéu khoăn này là nhằm tránh việc thực hiện</small> hop đẳng din đến sự không công bằng Với trường hợp hoàn cảnh thay đổi cơ bản ngoài dự kiến va ngồi tắm kắm sốt của các bên thi sự cân bằng lợi ích của các bên đã thiết lập có thể bi ảnh hưởng, điều nay khiến cho một trong hai ‘bén bi đất vào vi thé bat lợi hơn rất nhiều so với khi hợp đồng được giao kết. Việc tiếp tục thực hiện đúng nội dung như đã cam kết sẽ gây tổn hại vả không công bằng cho bên bị thiệt hại

'Việc xác định công bang hay không công bằng đối với các bên chủ thể cũng không phải việc dé dang, ngay tại thời điểm điều chỉnh để thực hiện hợp đẳng khi hoán cảnh thay đỗi phải căn cứ vào tình hình thực tế va nguyên nhân của sự phát sinh vẫn để, tam tính chi phí tin thất của bên mong muốn được điểu chỉnh,... Việc điều chỉnh va thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi. <small>cơ bản sẽ giúp hạn chế thiệt hại phát sinh va tao sự cân bằng lợi ích cho cả hai</small> bên chủ thể

Thứ hai, thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản dim bảo duy trì hiệu lực của hợp đơng, Hồn cảnh thay đổi cơ bản có thé tác động. <small>khơng tốt cho các bên trong quan hệ hợp đồng khiển việc tiếp tục thực hiện</small> hop đồng trở thành bat lợi cho bên bị thiết hại không đảng phải gánh chiu, <small>điều nay là bat hợp lý và trái với mục đích ban đâu của các bên vi vậy hợp</small> đẳng được điều chinh cho phù hợp với hoàn cảnh mới để không bi chấm dứt.

Trong thực tiến việc vân dụng điều khoản về điều chỉnh hợp đồng khi hoàn cảnh thay đỗi cơ bản, điều khoản vẻ bat khả kháng la những hình thức ma các bên sử dụng nhiêu nhất để giải quyết các van dé gây ra bởi sự thay đổi cơ bản hoan cảnh. Thực tế đối với những điều khoản bắt khả kháng khi được. áp dung đều diễn ra ngồi tam kiểm sốt của các bên đều khiển cho hợp đồng khó có thể tiếp tục thực hiện được và thường dẫn đền việc hợp đẳng bi tạm.

</div><span class="text_page_counter">Trang 34</span><div class="page_container" data-page="34">

căn cử để các bên giao kết hợp đồng khơng cịn, hoặc những lợi ich của các. <small>bên khi giao kết hop đồng không có được tron ven, xuất hiện những bất lợi</small> cho một bên khi có su thay đổi. Bởi vậy việc điều chỉnh hợp đông được coi la giải pháp tối ưu và hiệu quả để các bên thiết lập lai nôi dung của hợp đồng. sao cho phù hợp với hoan cảnh mới, hợp đơng van có thể tiếp tục được thực. <small>hiện, việc diéu chỉnh hợp đồng còn là cách thức giúp tiết kiệm thời gian, cơngsức, chi phí hơn so với việc giao kết một hợp đẳng mới trong trường hợp sự</small> thay đổi hoàn cảnh cơ bản của hợp đồng khơng có thay đổi đáng kể về ban <small>chất cia hợp đồng,</small>

ic ghi nhận quy định về thực hiện hợp 13-4. Ý nghia pháp lý của v

đông Khi hồn cảnh thay đơi cơ bản

Việc thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay déi cơ bản được coi là hợp lý khi có sự thỏa thuận của các bên tham gia, các bên tiền hành trao đổi để cùng xem xét van dé và dua ra đánh giá tác động về hồn cảnh thay đổi dé từ <small>đó tìm ra hướng giãi quyết tơi wu nhất cho tất cả các bên</small>

'Việc thực hiện hợp đơng khi hồn cảnh thay đổi cơ bản phải được thực <small>hiện trên tinh than hợp tác giữa các bên. Bên chịu thiệt hai phải đưa ra được</small> những dẫn chứng liên quan và cung cấp day đủ thông tin về những tốn that hoặc những rủi ro khi có những thay đổi khơng thé lường trước được trong hợp đông để điều chỉnh hợp đồng, bên kia cẩn nghiêm túc lắng nghe để các tiên có thể đưa ra được tiéng nói chung nhất, it gây tổn thất nhất. Trong <small>trường hợp một bên khơng mn đảm phán hoặc có hành động gây khó khăn</small> cho bên dua ra yêu cầu điểu chỉnh hợp đồng khi hoàn cảnh thay đỗi cơ bản , khiến cho bên kia phải chịu tổn thất thì bên đưa ra yêu cầu điều chỉnh hop đồng có quyền yêu cầu bên kia bồi thường,

</div><span class="text_page_counter">Trang 35</span><div class="page_container" data-page="35">

Tại nội dung thực hiện điêu chỉnh hợp đông khi hoan cảnh thay đổi cơ <small>băn , viếc théa thuận điểu chỉnh cần được dựa trên những nội dung mã các</small> ‘bén đã thing nhất trong hợp ding Nội dung mới được các bên sac lập tắt <small>‘bude phải không trải quy định của pháp luất, không trái đao đức zã hơi, đảm.</small> bảo tính cơng bằng va được hình thành dua trên sự thông nhất ý chi của các ‘vén để tìm ra giải pháp tốt nhất. Mục dich chính của việc điều chỉnh hợp đồng khi hoán cảnh thay đổi cơ bản la tạo được s cân bằng lợi ích cho tất cã các ‘bén tham gia vào quan hệ hợp đồng, việc thay đổi chi áp dụng cho những điều khoăn bat hop lý khí có sự thay đỗi cơ ban vé hoàn cảnh gây thiệt hai đền một trong hai bên chủ thể thì mới là nội dung được đưa ra để các bên thỏa thuận thay đổi.

'Về chủ thể tiền hanh thực hiện điều chỉnh hợp đơng khi hồn cảnh thay đổi cơ bản các bên khi tham gia hợp đơng có thể tự tiền hành đảm phán hoặc. đẳng ý để hợp đồng được điều chỉnh bởi bên thứ ba

Trường hợp các bên có thể tự théa thuận điều chỉnh hợp đồng khi hoàn. cảnh thay đổi cơ ban thì việc các bên tự tiền hành đảm phan là thích hợp nhất, vi chính họ là những chủ thể đã thực hiện giao kết hop đồng ngay từ ban đâu nén hiểu rất rõ những mong muốn, những lợi ich, và mục đích khi tham gia <small>hợp đồng để từ đó đưa ra hướng giải quyết tốt nhất, phù hợp với hoàn cảnhmới</small>

<small>Trường hợp các bên khơng thé tư thưa thuận điểu chỉnh hợp đồng khi</small> ‘hoan cảnh thay đổi cơ ban thì việc điều chỉnh bởi bên thứ ba là cẩn thiết. Việc <small>thực hiện hợp đồng trong hoan cảnh mới đẳng nghĩa với việc một số nội dung</small> trong hop ding sẽ được chỉnh sửa, vi vay các bên phải tim ra giải pháp để thiết lập thöa thuận hợp đồng. Nếu hai bên đều không đồng y với cách thức đưa ra để giải quyết van để tôn tại thi khả năng sự mắt công bằng, sự gây thiệt ‘hai nghiêm trong hoặc có thể sự châm dứt hợp đơng sẽ diễn ra. Sự can thiệp

</div><span class="text_page_counter">Trang 36</span><div class="page_container" data-page="36">

<small>công bằng va hop ly cho các bên tham gia hợp đồng dua trên hợp đẳng đã kykết và tỉnh hình thực tế</small>

<small>Việc đảm phán điều chỉnh thực hiện hợp đồng khi có hoàn cảnh thay</small> đổi cơ ban phải được diễn ra trong thời gian sớm nhất sau khi một bên có như. câu diéu chỉnh hợp đồng để tránh những tổn that năng né, hạn chế thiệt hại một cách tối đa. Khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản néu một bên nhận định được lợi ích của mình bị ảnh hưởng nghiêm trong do sự thay đỗi cơ ban về hỗn cảnh thì phải ngay lập tức thơng bao cho bên kia được biết để thöa thuân điều chỉnh hợp đồng vả bên để xuất can đưa ra được thời gian diéu chỉnh cụ thể cho bên kia được biết hoặc trong qua trình théa thn khí có sw thay đổi và điều chỉnh hai bên sé đi đền thống nhất về thời gian.

144. Khái quát quy định pháp luật về thực hiện hợp đồng khi hoàn.

<small>cảnh thay đỗi cơ bản.</small>

Trong pháp luật quốc té điều khoản đảm phán lại hop ding khi có sự thay đổi do hồn cảnh dẫn đến khó khăn đặc biệt trong việc thực hiện hop <small>đẳng cũng đã được thừa nhân trong nhiều hệ thống pháp luật và dưới nhiễudạng quy định khác nhau. Theo Marcel Fontain, từ những năm 1975, nhóm</small> nghiên cứu của ông tập hợp được hơn 120 diéu khoản hardship từ thực tiến <small>thương mai, một sé điều khoăn loại nay đã được Henry Lesguillons khái quát</small> lại và trình bay trong Hội thảo quốc tế tổ chức ở Ha Nội năm 2004". Nhiều nước trên thé giới từng công nhận, xây dựng khung pháp lý và án lệ để điều chỉnh hop déng thay đổi trong hoàn cảnh cơ bản Tại đó họ chấp nhận nguyên

<small>`) 12 aim Hùng G01), “Đầu Xhen điều cbt hẹp đồng do hoàn ch thấy đỗi wang phip it nước"Rgnùt vi yên ngưệm de Vật Ngài tri Ga chika Jarmnencplong alin ten pap. BaU111int khe</small>

<small>"ennghy tuy cap 0162011</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 37</span><div class="page_container" data-page="37">

tắc chung cho việc hợp déng có thé bị thay đổi hoặc chấm đứt khi việc giữ. nguyên hợp đồng ban đầu sé có những hệ quả gây ảnh hưởng đến lợi ích chung khó có thể chấp nhận được.

LỞ Pháp, nội dung về “imprévision” cho phép hợp đồng được điều chỉnh trong trưởng hợp hoan cảnh có sự thay đổi cơ bản trước hết được áp dung trong các hợp đẳng có một bên chủ thé lả cơ quan hành chính. Trong vụ tranh chấp vẻ hợp đẳng cũng cấp khí đốt giữa Cơng ty khí gas Bordeaux với Tịa <small>Thị chính thảnh phổ do Tham chính viện (Téa hành chính tối cao Pháp) xử</small> ngày 30/3/1916, mặc đủ các bên đã thưa thn trong hợp đỏ

<small>cấp khí đốt cỗ đính trong một khoăng thời gian dai, nhưng do giá khí đốt tingig một giá cũng</small>

đột biển, nêu tịa khơng sữa đỗi các điều kiên (hoặc tăng giá) cung cấp khí đốt „ chan chắn cơng ty khí đốt sẽ đi đến bờ vực pha sản vả việc cung cấp khí đốt sẽ phải đừng lai. Do đó, Tham chính viên đã cho ring, các bên có thể thỏa thuận để thay đổi hợp đồng, nhưng nếu bên có quyển từ chỗi việc nay thi cơng ty khí đốt có quyển dai một khoản tiền bu đắp tổn thất, gọi la tiền bồi thường cho khoản tổn thất khơng thé dự đốn (indemnité d’ imprévision), do

cơ quan hanh chính được cung cấp khí đốt tra?

Tuy được án lệ hanh chính chấp nhận nhưng lý thuyết nay đã bị các tòa <small>án tư pháp của Pháp bác bỏ gin như tuyết đổi Trong vu "Kênh dioCraponne" do Tòa án tư pháp t6i cao xử ngày 6/3/1876 (như đã khái quát ở</small> trên), tủa đã tun bơ rằng. "Trong moi trường hop, tịa án khơng thé cn cứ ‘vao thời gian va hồn cảnh dé thay đổi các thöa thuận của các bên va thay thé các thỏa thuân đã được các bên tự do chấp thuận bằng những điều khoăn mới, <small>dù tòa án cho rằng quyết định của mình có cơng bing thé nào chăng nữa”Phan quyết nay cia Toa an Tư pháp tôi cao được đảnh giá là cứng nhắc , và</small> cẩn phải có sự thay đổi. Trong thực tiến thương mại ở Pháp khí ký kết hop

<small>‘Tin Bằng Aan G016), hận văn thạc s bật học: Thục hện họp đẳngkõi hoàn ch thợ đi cơ bin</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 38</span><div class="page_container" data-page="38">

<small>đẳng, cắc bến thường đưa vào các hop đồng cia minh diéu khoản cho phép</small> đảm phán lại hợp đồng khi hồn cảnh thay đổi cơ bản để chủ đơng hơn khi

‘img phó với tinh huồng ảnh hưởng đền việc thực hiện hợp đồng *

<small>Bộ luật Dân sự của Đức cũng có những diéu khoản liên quan đến van</small> để nay, thể hiện trong quy định về “Disturbance of foundation of transaction” <small>(Điều 313) hay “Performance in accordance with good faith” (Điều 242). Đây</small> 1 co sở pháp lý để giải quyết các tranh chấp hợp đồng liên quan đền sự khó khăn hoặc su thay đổi cơ bản hoản cảnh, làm cho hợp đông không thể tiếp tục

<small>thực hiện, hoặc nếu thực hiện thi chỉ phí lớn, hoặc làm bên có ngiĩa vụ giảm.</small> thu nhập nghiêm trọng, *

G Italia, theo các Điểu từ 1467 đến 1469 của Bd luật Dân sự Italia, sau <small>khi hợp đồng được ký kết cũng như trước khi thực hiện hợp đồng, các cam</small> kết hợp đồng có thé bi hủy bỏ khi có sự kiên bắt ngờ xây ra một cách bất thường, không thé lường trước được và sw kiện nay làm cho viếc thực hiện hợp đồng của một bên trở nên vơ cùng khó khăn Các bên có thể tránh việc hủy bỏ hop đồng bằng cách để nghị chỉnh sữa hop đồng một cách công bằng (Điều 1467), tuy nhiên quy định này không bắt buộc, và các bên có thể thỏa thuận với nhau khơng áp dụng chúng, Một số quốc gia khác có thừa nhân việc điều chỉnh hợp đồng khi hoàn cảnh thay đỗi bao gồm Brazil, Australia, Hy

Lap, Bồ Đảo Nha. ©

Tai cấp đơ quốc tế có hai bơ ngun tắc vẻ hợp đồng rat nỗi tiếng va có đơ uy tin cao được nhiều quốc gia trên thể giới dé cập đến nội dung thực hiện điểu chỉnh hợp đồng khi có hoản cảnh thay đổi cơ bản đó là Bộ nguyên tắc. <small>Unidroit về hop đồng thương mai quốc tế (tên tiếng Anh 1a Principles ofIntemational Commercial Contracts, viết tắt lả PICC) va Bộ nguyên tắc về` Bản Hag Aah C016), bộa vin Owe fit hoe: Tục hận họp Angi hệt nh tuy aco bing 32</small>

<small>hoc. Tax hện hẹp đàngkhihoện cid ty đội cơ bin 33Hin Hing Aan (016) bận văn tac bật học. Thực hộ hợp đồng kêu hoàn ch tuy độ cơ tăng, 33</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 39</span><div class="page_container" data-page="39">

luật hợp đông Châu Âu (tên tiếng Anh là Principles of European Contract <small>Law, viét tắt là PECL)</small>

Bô nguyên tắc Unidroit về hop đồng thương mai quốc tế được soan <small>thảo và ban hành bối Viện nghiên cứu quốc tế vẻ thống nhất Luuât năm 1994,được sửa đỗi năm 2004 quy định rằng điều chỉnh hợp đồng khi hoản cảnh</small> thay đỗi cơ bản được ap dung khi có đũ các điều kiên sau.

<small>Mt là, các sự kiện sảy ra hoặc được bên bị thiệt hại biết đến sau khi</small>

'Bô nguyên tắc về luật hợp đồng Châu Âu được xây dựng bởi Ủy ban Chau Âu về luật hợp đơng với mục đích giúp đâm bảo sự vận hành thông suốt của thị trường chung Châu Âu và bộ ngun tắc cịn có thể được sử dụng rộng. rãi trong quan hệ hợp đồng quốc tế ngồi Liên minh Châu Âu. Để có thể thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ ban hoặc thực hiện cham dứt hợp <small>đẳng thì cần có những điều kiện sau:</small>

Một là, việc thay đổi hoàn cảnh xảy ra sau thời gian ký kết hợp dong, <small>Hai là, sự thay đỗi về hồn cảnh khơng phải la tỉnh huồng mã các bên.bất buộc phải tính dén khi ky kết hop đồng,</small>

Ba là, rũi ro về sự thay đỗi không phải là một tinh huồng theo như hợp đồng, bên bị ảnh hưởng bi yêu cau lả phải ganh chịu.

</div><span class="text_page_counter">Trang 40</span><div class="page_container" data-page="40">

KET LUẬN CHƯƠNG 1

<small>Đã từ rat lâu hop đẳng đã có trong những giao dịch dan sự, việc thựchiện hợp đẳng là quyển vả nghĩa vụ của các bên. Hợp đồng có vai trỏ quantrọng trong việc giúp thúc day các giao dich được coi lá chính thống bối nó là</small> sự xác lập quyền va ngiđa vụ dân sự. Hợp đơng được thể hiện đưới nhiều hình.

thức khác nhau như là đưới hình thức văn bản, hành vi hoặc lõi nói, mỗi một tình thức sẽ có những ưu điểm và nhược điểm nhất định. Thời điểm xác định <small>hiệu lực của hợp đồng được các bên thỏa thuân hoặc theo quy đính của pháp</small> luật nhưng thơng thường thời điểm sac định hiệu lực của hợp đồng là thời điểm giao kết hợp đồng,

<small>Trên thé giới việc quy đính chế đính thực hiện hợp đồng khí hồn cảnh.</small> thay đỗi cơ bản đã có từ sớm. Trong pháp luật Việt Nam mãi cho đến khí Bộ <small>luật Dân sự 2015 mới quy định vẻ chế đính này. Nêu như trước kia khi chưa</small> có quy định thực hiện hợp đẳng khi hoàn cảnh thay đỗi cơ ban tại Bộ luật Dân sự thì khí có những vấn dé phát sinh xảy ra sé có một bén chịu tốn thất lớn lâm cho hợp đồng không thể tiếp tục thực hiện được hoặc gây tn hại kinh tế. Quy định mới nay đã làm cho những bat cép trước đây được thio gỗ. Xã hội thay đổi từng ngày, những sự kiên xây ra khiến cho các bên không thể lường trước được nên vẫn để điều chỉnh hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản <small>được xem là không trái với nguyên tắc hiệu lực rằng buộc của hợp đồng, đâm.bảo được lợi ich của các bên khi tham gia hop đồng và giữ được mỗi quan hệ</small> Gn định của các bên trong hợp đông đã giao kết.

<small>Trong Chương 1, tác giã không nghiên cửu moi vẫn dé liên quan đến</small> thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đỗi cơ bản mà chỉ tập trung các vẫn đề liên quan đến lý luận như khái niệm, đặc điểm, ý nghĩa pháp lý của thực hiện ‘hop đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản.

</div>

×