Tải bản đầy đủ (.pdf) (99 trang)

Đề tài sinh viên nghiên cứu khoa học: Các phương thức giải quyết tranh chấp ngoài Toà án

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (78.72 MB, 99 trang )

<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">

TRUONG DAI HOC LUAT HA NOI

BAO CAO TONG KET DE TAI THAM GIA XÉT GIẢI THƯỞNG

__ "SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HQC" CUA TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUAT HA NỘI NAM 2019

CÁC PHƯƠNG THỨC GIẢI QUYÉT TRANH CHAP

NGỒI TỒ ÁN

<small>Thuộc nhóm ngành khoa học: XH</small>

NAM 2019

</div><span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2">

"065.100 ... 1

1. Tính cấp thiết của đề tai c.cicccccscsesesssssesesesseseseseeees "`"... 1

2. Tình hình nghiên cứu dé tài... 6c 2t tt 0122111212111... 2

3. Phạm vi nghiên CỨU...e ¬— ¬ 3

<small>4. Mục tiêu nghiên cứu và nhiệm vụ nghién CỨU... c1 c5. 1111 31 v1 1 2 1y ray 3</small>

<small>4.1. Mục tiêu nghiÊn CỨU... HH HT HT TH HH TH HH nà 3</small>

<small>4.2. Nhiệm vụ nghiÊn CỨU... Q11 ng HT HS TH ng n0 001110 10 3</small>

<small>_ 5, Phương pháp nghiên CỨU...- c5 S2 c3 321 212123E231111 2121121111511 111111. ree 4</small>

6. Kết cấu của đề tài... "¬ 4

CHUONG I. NHUNG LÝ LUẬN VE PHƯƠNG THỨC GIẢI QUYÉT TRANH CHAP NGOÀI TOA ÁN... ch HH HH HH gu, 5

1.1. Khái niệm giải quyết tranh chấp ngoài Toà án ...- ¿5 cS+2cxExcEeExererkerrerrkee a

1.2. Đặc điểm của phương thức giải quyết tranh chấp ngồi Tồ Ơi nà nà ga nà ng hung g2 átan: 7

1.3. Vai trò và hạn chế của các phương thức giải quyết tranh chấp ngoài Toà án ... 9

1.3.1. Vai trò của các phương thức giải quyết tranh chấp ngồi Tồ án...-.--c.. 9

1.3.1.1. Chi phí giái quyết tranh chấp thấpp...--¿-- 2 5t 12t kg x11 erxrrkrrrrred 9 1.3.1.2. Đảm bảo cho các bên tiết kiệm được thời gian của mình ...---.‹‹«ss<«s<+s+2 11 1.3.1.3. Bao dam tính bí mật của vụ việc va danh tiếng của các bên tranh chấp Bữi ĐH 86853554 12

<small>1.3.1.4. Đảm bảo được quan hệ hợp tác giữa các ĐÊn... - x2 re, 13</small>

1.3.1.5. Về hiệu quả của việc giải quyết tranh chấp veces 14

1.3.2. Hạn chế của các phương thức giải quyết tranh chấp ngoài Toà án... 15

1.4. Cơ sở khoa học của các phương thức giải quyết tranh chấp ngoài Toa án... 16

</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3">

1.5.1. Phương thức giải quyết tranh chấp bằng trọng tài ...-..--.--‹-- " aeaeeeeeeeseees 19 1.5.1.1. Khái niệm của phương thức giải quyết tranh chấp bằng trọng tài... 19

1.5.1.2. Các hình thức trọng tài...-- c1 HH E1 0011101111011 111 1xcttkeryeg 21

1.5.2. Phương thức giải quyết tranh chấp bằng hoà giải...-5- 5c cscscerred pon oo 1.5.3. Phương thức giải quyết tranh chấp bằng thương IWONG...scecsessessessesesseseseeteeeeeees 27 CHƯƠNG II: QUY ĐỊNH CUA PHÁP LUAT VIỆT NAM VE PHƯƠNG THỨC GIẢI QUYET TRANH CHAP NGOÀI TOA ÁN...-- + k2 E121 151111511111 rrrkd 29

2.1. Quy định của pháp luật về gai quyết tranh chấp bang trong tài thương mại ... 29

2.1.1. Nguyên tắc giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại...-- ¿c2 55¿ 29

2.1.2. Thâm quyền giải quyết tranh chấp của trọng tài thương mại...--. . esses 34

2.1.3. Trinh tự, thủ tục giải quyết tranh chấp bang trọng tài thương mại... -.-- ay

2.1.3.1. Khởi KIM ececsscsssssssssesssssssesssnsseenvereen ... 37

2.1.3.2. Thành lập Hội đồng trong tài...scccccoe ¬ 40 2.1.3.3. Chuẩn bị Xét XỬ...v k0 121111 ae 43

2.1.3.4. Phiên họp giải quyết tranh chấp... "... 46

2.1.3.5. Thi hành phán quyết trọng tài...-¿- +2 Sẻ SxSk 1S 3 111111 111101101111E 1111111 crk. 48 2.1.3.6. Hủy phán quyết trọng mm .. 49 2.2. Quy định của pháp luật về giải quyết giải tranh chấp bằng hoà giải... 50 2.2.1. Quy định của pháp luật về hoà giải Ở CO SỞ...-s. 2 55c 2s E2 sườn 50 2.2.1.1. Nguyên tắc tổ chức, hoạt động hòa giải ở CO SỞ...- 6-5 St cv ksEerksrervered 54 2.2.1.2. Trình tự, thủ tục tiễn hanh hịa giải 6 CO SO vececesesssscsssssesseesssessessssecatsvesesseeaes 58

2.2.2. Quy định của pháp luật về hoà giải thương Mai -ceccccccsssssssssssseessssesssssseeesseeeseeeen 65

2.2.2.1. Nguyên tắc giải quyết tranh chấp bằng hoà giải thương mại ...--- 65

</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4">

2.2.3. Quy định của pháp luật về hồ giải gắn với Tịa án... coi 69

2.3. Quy định của pháp luật về giải quyết giải tranh chấp bằng thương lượng... 73

CHƯƠNG III: THỰC TIEN THUC HIEN VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIEN VE PHƯƠNG THỨC GIẢI QUYẾT TRANH CHAP NGOÀI TOA ÁN... 77

3.1. Thực tiễn thực hiện các phương thức giải quyết tranh chấp ngoài Toà án... 77

3.1.1. Thực tiễn thực hiện phương thức giải quyết tranh chấp bằng trong tài... 77

3.1.2. Thực tiễn thực hiện phương thức giải quyết tranh chấp bằng hoà giải... 79

3.1.3. Thực tiễn thực hiện phương thức giải quyết tranh chap bằng thương lượng... 82

<small>3.2.1. Giải pháp hoàn thiện khung pháp luật, tăng cường khả năng sử dụng các hình thức</small> gidi quyét 91 0007... ... 84

3.2.2. Nâng cao năng lực vận hành của các phương thức giải quyết tranh chấp ngoài Toà

<small>J ~</small>

<small>KET 00/5... ƠỊÐƠƯƠƯƠƯƠỎồ Pere ƠƠƠƠƠƠƠƠƠƠƠƠƠƠƠƠó.--a... (Gai 90</small>

DANH MỤC TÀI LIEU THAM KHẢO...22-22522c292E2951122222E215211222221522222112ce 91

</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5">

1. Tính cấp thiết của đề tài

Công cuộc đôi mới và mở cửa nền kinh tế do Dang Cộng sản Việt Nam dé xướng từ Đại hội VI (12/1986) đã đem lại những thành quả to lớn về kinh tế và xã hội. Nền kinh tế

nước ta sau hơn ba mươi năm đổi mới đã có những chun biến tích cực, hợp tác và giao

lưu thương mại ngày càng phát triển. Song cũng trong bối cảnh đó, các quan hệ thương mại ngày càng trở nên đa đạng và phức tạp. Các quan hệ này khơng chỉ được thiết lập ở

<small>trong nước mà cịn mở rộng với nước ngoài. Khi tham gia các quan hệ thương mại, các</small>

tranh chấp phát sinh là điều không thé tránh khỏi và cần được giải quyết kịp thời.

Pháp luật thế giới nói chung và pháp luật Việt Nam nói riêng đã quy định nhiều phương thức giải quyết tranh chấp như: thương lượng, hoà giải, Toà án hay trọng tài.

Trong đó, với nhiều ưu thế vượt trội nên phương thức giải quyết tranh chấp ngoài Toà án được các bên tranh chấp ưu tiên lựa chọn và ngày càng trở thành các phương thức giải

quyết tranh chấp phổ biến trên thế giới.

Đảng và Nhà nước ta đang rất quan tâm tới việc hoàn thiện hệ thống pháp luật, trong đó có chú trọng đến mảng pháp luật về giải quyết tranh chấp. Điều này được thé hiện trong Nghị quyết số 48-NQ/TW ngày 24/05/2005 của Bộ Chính trị về chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020 và Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02/06/2005 của Bộ Chính trị về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020. Các nghị quyết này đều hướng tới mục tiêu nâng cao hiệu quả của các hình thức giải quyết tranh chấp như thương lượng, hoà giải, trọng tài nhằm

góp phần xử lí đúng và nhanh chóng những mâu thuẫn, bất đồng, xung đột về quyền, lợi <small>ích hợp pháp giữa các bên tranh chấp.</small>

Theo Báo cáo Tổng kết năm 2018 của ngành Toà án, Từ ngày 01/12/2017 đến ngày 30/11/2018, các Tòa án đã giải quyết được 499.013 vụ việc trong tổng số 558.152 vụ việc đã thụ ly (đạt tỷ lệ 89,4%); số vụ việc còn lại là 59.139 vụ (chiếm ty lệ 10,6%) còn chưa

được giải quyết, hầu hết còn trong thời hạn giải quyết theo quy định của pháp luật và

đang được tiếp tục xem xét, giải quyết.' Qua đó, ta thấy với số lượng vụ việc thụ lý không lồ như vậy, Toa án đang bi quá tải, phải chịu sức ép rất lớn. Tuy nhiên, cùng với sự tồn tại và phát triển của các phương thức giải quyết tranh chấp ngoài Toà án sẽ giúp cho Toà án phần nào giảm nhẹ công việc, không bị quá tải, cũng như giúp cho các cơ quan chức năng

<small>khác không phải chịu áp lực lớn.</small>

<small>' Xem: class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">

So với phương thức giải quyết tranh chấp thơng qua Tồ án, thì phương thức giải

quyết tranh chấp ngồi Tồ án lại có nhiều ưu điểm, có tính ưu việt hơn. Các phương thức này giúp cho các bên tranh chấp tiết kiệm được thời gian, không tốn kém tiền bạc, giải quyết tranh chấp một cách nhanh gọn, hiệu quả, linh hoạt, giữ được uy tín của các bên, đặc biệt là bảo vệ được bí mật kinh doanh của các doanh nghiệp. Đồng thời, đảm bảo

được quyền, lợi ích hợp pháp của các bên tranh chấp, giữ gìn được mối quan hệ hợp tác

lâu dài, tránh mất hồ khí. Từ đó, các bên tranh chấp cùng nhau góp phần làm cho nền kinh tế Việt Nam ngày càng phát triển. Vì vậy, phương thức giải quyết tranh chấp ngoài Toà án trở thành phương thức được các bên tranh chấp ưu tiên lựa chọn, phố biến rộng rãi nhất để giải quyết tranh chấp của minh.

Có thê nói pháp luật Việt Nam điều chỉnh lĩnh vực này dang từng bước hoàn thiện theo hướng phù hợp với các chuẩn mực quốc tế và các cam kết của Nhà nước ta khi tham

gia các điều ước quốc tế. Tuy nhiên, pháp luật về các phương thức giải quyết tranh chấp

ngoài Toà án ở Việt Nam cịn có nhiều quy định chưa rõ ràng, cụ thể, chưa dự liệu hết

được những trường hợp xảy ra trên thực tế. Vì vậy, việc cần hồn thiện quy định pháp

luật về các phương thức giải quyết tranh chấp này có những giải pháp nhằm tháo gỡ

những khó khăn trong việc giải quyết tranh chấp là việc hết sức cần thiết, chính vì vậy tác

giả đã lựa chọn đề tài: “Các phương thức giải quyết tranh chấp ngoài Toà án” làm đề

tài nghiên cứu khoa học của mình.

2. Tình hình nghiên cứu đề tài

Các phương thức giải quyết tranh chấp ngồi Tồ án là vấn đề có tính thời sự cao. Do đó, từ trước tới nay có rất nhiều cơng trình nghiên cứu trong và ngồi nước đề cập tới vấn đề này thông qua các cấp độ khác nhau như luận văn, luận án hay các sách tham

<small>khảo, sách chuyên khảo, các bài báo tạp chí chun ngành luật.</small>

Các tác phẩm dién hình liên quan tới các phương thức giải quyết tranh chấp ngoài

<small>Toà án của các học giả nước ngồi có thé kế đến như: Report Alternative Dispute</small>

<small>Resolution: Mediation and Conciliation của The Law Reform Commission (2010) hoặc</small>

<small>Alternative Dispute Resolution cia Borut Strazisar (2018); tac pham Commercial Dispute</small>

Processing and Japan của Yasunobu Sato (2001) được sản xuất bởi Kluwer acdemic

publishers; tác phẩm Alternative Dispute Resolution (ADR) guidelines của Administrative

<small>appeals tribunal (2006 — Australia); v.v... Những tác phẩm trên đã dé cập tới các vấn đề</small>

hoặc từng vấn đề riêng rẽ của các phương thức giải quyết tranh chấp ngoài Toà án là phương thức giải quyết tranh chấp được ưa chuộng.

</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">

Ở Việt Nam, cũng có rất nhiều tác phẩm, cơng trình nghiên cứu liên quan đến các phương thức giải quyết tranh chấp ngoài Toà án của nhiều tác giả đã được cơng bố, có thê kể đến như: cuốn sách tham khảo Cơ chế giải quyết tranh chấp thay thé đối với các quan

hệ thương mại ở Việt Nam — Lý luận và thực tiễn của TS. Dương Quỳnh Hoa xuất bản năm 2015 bởi nhà xuất bản chính trị quốc gia; Các phương thức giải quyết tranh chấp thay thé của Đỗ Hải Hà, Số chuyên đề về Trọng tài thương mại, Tạp chí Dân chủ và pháp luật số 6/2007; luận văn thạc sĩ luật học Gidi quyết tranh chấp thương mại bằng Phương thức thương lượng, hoà giải - Những van đề lý luận va thực tiễn của Trần Đình Hào năm 2004; sách chuyên khảo Pháp luật về trong tài thương mai của Đỗ Văn Đại và Trần Hoàng Hải năm 2011 bởi nhà xuất bản Chính trị quốc gia; luận văn thạc sĩ luật học Gidi

quyết tranh chấp thương mại quốc tế bằng trọng tài tại Việt Nam của Phạm Hải Vân năm

<small>2017; v.v...</small>

Hầu hết các tác phẩm và cơng trình nghiên cứu trên chỉ đề cập tới một số vấn đề riêng lẻ của các phương thức giải quyết tranh chấp ngoài Toà án. Hay cũng có một số tác phẩm thi chi đề cập vấn đề một cách chung chung, khái quát, chưa cụ thể, rõ rang và còn chưa cập nhật kịp hệ thống pháp luật Việt Nam hiện nay và xu hướng phát triển của các phương thức này. Do đó, chưa có một cơng trình nghiên cứu một cách có hệ thống và tồn diện van dé về các phương thức giải quyết tranh chấp ngoài Toà án ở Việt Nam trong

điều kiện hội nhập quốc tế.

<small>3. Phạm vi nghiên cứu</small>

Các phương thức giải quyết tranh chấp ngoài Toà án là một trong những lĩnh vực rất rộng và có rất nhiều vấn đề cần nghiên cứu. Trong khn khổ bài nghiên cứu khoa học này sẽ không đi sâu tất cả các vấn đề liên quan đến các phương thức giải quyết tranh chấp ngoài Toà án mà chỉ nêu những vấn đề lý luận cơ bản về các phương thức này và tập trung phân tích, đánh giá những quy định pháp luật thực định về giải quyết tranh chấp tranh chấp bằng phương thức giải quyết tranh chấp ngoài Toà án, chỉ ra những hạn chế,

tồn tại và đưa ra giải pháp hoàn thiện.

<small>4. Mục tiêu nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu</small>

<small>4.1. Mục tiêu nghiên cứu</small>

Tập trung nghiên cứu những vấn đề lý luận cơ bản về các phương thức giải quyết tranh chấp ngoài Tồ án. Trên cơ sở đó, phân tích và chi ra những bat cập, tồn tại của

pháp luật Việt Nam về các phương thức này. Cuối cùng là đưa ra các giải pháp hoàn thiện cơ chế thực hiện các phương thức giải quyết tranh chấp ngoài Toà án.

<small>4.2. Nhiệm vụ nghiên cứu</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">

- Làm sáng tỏ thêm khái niệm và đặc điểm, vai trò, cơ sở và nội dung của các

phương thức giải quyết tranh chấp ngồi Tồ án.

- Phân tích, đánh khách quan các quy định của pháp luật Việt Nam hiện nay về các

phương thức giải quyết tranh chấp ngồi Tồ án thơng qua ba phương thức chủ yếu là

<small>thương lượng, hoà giải, trọng tài.</small>

- Khái quát thực trạng của các phương thức giải quyết tranh chấp ngồi Tồ án. Từ đó, phát hiện ra những ưu điểm, hạn chế, tồn tại rồi đề xuất những giải pháp hoàn thiện

<small>cho việc vận hành các phương thức này.</small>

<small>5. Phương pháp nghiên cứu</small>

Đề tài được thực hiện dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện

chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử. Các phương pháp được sử dụng để nghiên cứu đề tài

bao gồm: Phương pháp phân tích, phương pháp tổng hợp, phương pháp so sánh đánh giá,

phương pháp lịch sử, phương pháp chuyên gia. Các phương pháp này được sử dụng kết

hop khi phân tích các van đề lý luận và thực tiễn hướng tới các mục đích nghiên cứu của đề tài.

Phương pháp phân tích, tổng hợp là phương pháp được sử đụng phổ biến khi triển khai nghiên cứu các quy định của pháp luật của một số nước trên thế giới, pháp luật Việt

Nam về các phương thức giải quyết tranh chấp ngoài Toà án cũng như thực tiễn thực hiện

các quy định này. Phương pháp so sánh được sử dụng để đánh giá các phương thức giải

quyết tranh chấp ngoài Toà án của một số nước trên thế giới, từ đó rút ra các bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam. Phương pháp lịch sử được sử dụng khi nghiên cứu thực trạng

pháp luật và thực tiễn thực hiện các quy định về phương thức giải quyết tranh chấp ngoài

<small>Toà án. Ngoài ra, phương pháp chuyên gia được sử dụng kết hợp với các phương pháp</small>

nghiên cứu khác để làm sâu sắc thêm các phân tích, đánh giá của bài nghiên cứu. 6. Kết cầu của đề tài

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, mục lục, đề tài được kết cầu thành ba chương:

Chương 1: Những vấn đề lý luận về phương thức giải quyết tranh chấp ngoài Toà án Chương 2: Thực trạng pháp luật Việt Nam về phương thức giải quyết tranh chấp

<small>ngoài Toà án</small>

Chương 3: Thực tiễn thực hiện và giải pháp hoàn thiện về phương thức giải quyết

<small>tranh châp ngoài Toà án</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">

CHUONG I. NHỮNG LÝ LUẬN VE PHƯƠNG THỨC GIẢI QUYẾT TRANH

CHÁP NGỒI TỒ ÁN

1.1. Khái niệm giải quyết tranh chấp ngồi Toà án

Trong xu thế hội nhập quốc tế hiện nay, cùng với đó là sự phát triển của nền kinh tế thị trường, việc muốn xây dựng lòng tin, duy trì mối quan hệ kinh tế một cách lâu dài nhằm bảo đảm cho cho hoạt động kinh doanh, thương mại của họ được én đỉnh va phát triển. Tuy nhiên, vì nhiều lí đo chủ quan và khách quan, trong quan hệ kinh tế cũng không thể tránh khỏi những tranh chấp. Để tránh những hậu quả tiêu cực mà các tranh chấp có thể gây ra, việc hình thành phương thức giải quyết các tranh chấp là một nhu cầu khách

quan. Các phương thức giải quyết tranh chấp ngày càng đa dạng, phong phú. Cùng với đó

là sự tự do ý chí trong quan hệ hợp đồng thì xuất hiện một số phương thức giải quyết

tranh chấp như trung gian, thương lượng, hoà giải, trọng tài. Những phương thức giải

quyết tranh chấp này ngày càng phát triển, được phổ biến rộng rãi từ những năm 90 của thế ky 20. Phương thức giải quyết tranh chấp ngoài Toà án đã trở nên phổ biến, lúc đầu được coi là phương thức để giảm bớt các vụ việc còn tồn đọng trong Toà án.” Những phương thức giải quyết đó khơng gan liền với hoạt động tố tụng của Toà án, thường được

gọi chung dưới một cái tên tiếng Anh là “Alternative Dispute Resolution — ADR”.

Thuật ngữ “Alternative Dispute Resolution — ADR” này về mặt học thuật có nhiều

cách hiểu, chưa được thống nhất. Một số tác giả gọi đó là các phương thức giải quyết tranh chấp lựa chọn. Một số tác giả gọi đó là các phương thức giải quyết tranh chấp thay

thé. Theo nghiên cứu của người viết, “Alternative Dispute Resolution - ADR” được gọi là các phương thức giải quyết tranh chấp ngoài Toà án.

Xét về mặt nguồn gốc, các phương thức giải quyết tranh chấp ngoài Toà án như thương lượng, hoà giải, trọng tài xuất hiện từ rất sớm. Nguồn gốc đầu tiên của giải quyết

tranh chấp ngồi Tồ án có thể được tìm thấy ở Trung Quốc, đó là hồ giải. Nó có nguồn

gốc từ Nho giáo.” Hịa giải ở Trung Quốc lúc đó khơng chỉ nhằm đáp ứng một thỏa thuận khi được đặt ra, mà còn dùng để ngăn chặn những tranh chấp có thể xảy ra. Hịa giải nhằm mục đích giải quyết các vấn đề - đưa mọi thứ đạt đến trạng thái hài hịa. Người hồ giải thường là một người được coi là người có thâm quyền to lớn trong cộng đồng. Nếu

một trong hai bên tranh chấp từ chối lời hoà giải của người hoà giải thì người hồ giải đó

sẽ khơng chỉ mat uy tín trước mặt hai bên tranh chấp, mà cịn trước cả cộng đồng. Y định

của hòa giải là để tránh thiệt hại, đành sự đồng cảm, cảm thông, quan tâm, tôn trọng <small>? Xem: Borut Strazisar, Alternative Dispute Resolution, Pravo. Zhurnal Vysshey shkoly ekonomiki, no 3, pp. 214.</small>

<small>Xem: Borut Strazisar, Alternative Dispute Resolution, Pravo. Zhurnal Vysshey shkoly ekonomiki, no 3, pp. 215.</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10">

48. TS. Nguyễn Thị Dung, Lê Hương Giang, Bình luận một số nội dung mới của

</div><span class="text_page_counter">Trang 11</span><div class="page_container" data-page="11">

người khác và sự khiêm tốn cho bản thân.” Wolaver mô tả rằng dấu vết của trọng tài có

thé được tìm thấy ở Hy Lap và La Mã cỗ dai.” Khi có Nhà nước và pháp luật thì những phương thức giải quyết tranh chấp mang tính quyền lực Nhà nước được coi là hình thức chính thức, thể hiện chủ quyền tài phán quốc gia, cịn những phương thức dựa trên sự tự

do ý chí, tự do hợp đồng như thương lượng, hoà giải, trọng tài lại khơng được coi là

khơng chính thức. Khi các tranh chấp xảy ra, các chủ thé tham gia có quyền quyết định sử dụng phương thức giải quyết tranh chấp đó. Các chủ thê cũng có thể lựa chọn nhũng phương thức khơng chính thức để thay cho việc giải quyết thơng qua Tồ án."

Như vậy, phương thức giải quyết tranh chấp ngồi Tồ án là gì?

Thuật ngữ giải quyết tranh chấp ngoài Toà án là một thuât ngữ tương đối mới nhưng đã được sử dụng rộng rãi. Phương thức giải quyết tranh chấp ngoài Toà án được hiểu theo nhiều cách khác nhau.

- Phương thức giải quyết tranh chấp ngoài Toà án là một hệ thống giải quyết tranh chấp khơng có tính quy luật, bất thường và khơng điển hình (chẳng hạn như thủ tục giải

quyết các tranh chấp nhỏ), nó đối lập với một hệ thống mang tính chính thức, có tính quy luật và mang tính điển hình. ’

- Phương thức giải quyết ngồi Toà án được hiểu là một hệ thống dựa trên quyền

quyết định riêng biệt của các bên (thông qua thoả thuận, giao kèo) và nó đối lập với thủ

tục dựa trên những quy định và yêu cầu phê chuẩn của cơ quan nhà nước.Š

- Phương thức giải quyết tranh chấp ngoài Toà án được dùng để chỉ tất cả các phương thức ngồi tranh tụng (thơng qua các tồ án) và trọng tài, nhằm ngăn ngừa và giải

quyết các tranh chấp với sự trợ giúp của bên thứ ba.”

- Phương thức giải quyết tranh chấp ngoài Toà án được hiểu là một quy trình, bao gồm thương lượng và hồ giải, khơng bao gồm tranh tụng mặc dù nó có thể được liên kết

<small>hoặc tích hợp với tranh tụng tại Tồ án, và có sự hỗ trợ của bên thứ ba trung lập và trao `</small> quyền giải quyết các tranh chấp của riêng họ. '°

Trong Tài liệu xanh về giải quyết tranh chấp ngoài Toà án trong luật dân sự và thương mại, Ủy ban Châu Âu đã định nghĩa các phương thức giải quyết tranh chấp ngoài

<small>* Xem: Borut Strazisar, Alternative Dispute Resolution, Pravo. Zhurnal Vysshey shkoly ekonomiki, no 3, pp. 215-216.* Xem: In Heraldus Animadversiones there is described a court of reconcilement that existed among the Greeks.5 Xem: TS. Dương Quỳnh Hoa, Cơ chế giải quyết tranh chấp thay thé đối với các quan hệ thương mại ở Việt Nam —</small>

<small>Ly luận và thực tiễn, Nxb. CTQG, Hà Nội, 2015, tr.16.</small>

<small>"Xem: Yanobu Sato, Commercial Dispute Processing and Japan, Kluwer Law International, 2001.Š Xem: Yanobu Sato, Commercial Dispute Processing and Japan, Kluwer Law International, 2001.</small>

<small>° Xem: Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam, Trong tài và các phương thức giải quyết tranh chấp lua chon, 2003, tr.23.10 Xem: The Law Reform Commission, Report Alternative Dispute Resolution: Mediation and Conciliation, LRC</small>

<small>98-2010, at. 13</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 12</span><div class="page_container" data-page="12">

Toà án là các quy trình giải quyết tranh chấp ngồi tranh tụng do bên thứ ba trung lập

thực hiện, không bao gồm trọng tài."

Theo tác giả Dương Quỳnh Hoa cho rằng phương thức giải quyết tranh chấp ngoài Toà án là những phương thức giải quyết tranh chấp ding dé thay thé phương thức tổ tụng tại Tồ án.

Nhìn chung, những quan điểm về khái niệm phương thức giải quyết tranh chấp ngoài Toà án trên đây thường được sử dụng để tham chiếu đến bất kỳ biện pháp giải

quyết tranh chấp nào ngoài Toà án với tư cách là một bộ phận của hệ thống tư pháp được

thành lập bởi Nhà nước. Nói cách khác, giải quyết tranh chấp ngồi Tồ án là việc các bên tranh chấp khơng đưa tranh chấp giải quyết theo thủ tục tố tụng tư pháp mà tìm kiếm các phương thức khác nhau để tự giải quyết những tranh chấp đó. Tuy nhiên, những khái niệm trên vẫn chưa cụ thé, chưa chỉ tiết, chỉ làm rõ được thế nào là ngoài Toà án.

Theo quan điểm của tác giả, Phương thúc giải quyết tranh chấp ngoài Toà án là những phương thức thay thé cho phương thức tổ tung tại Toà an, dùng đ giải quyết sự bắt đông, mâu thuẫn hay xung đột về lợi ích, quyên và nghĩa vụ giữa các bên khi tham gia các quan hệ xã hội, các phương thức này không mang tinh quyền lực Nhà nước, không theo quy tắc định trước, thé hiện rõ quyền tự định đoạt của các bên.

_ Việc giải quyết tranh chấp thơng qua Tồ án và giải quyết tranh chấp ngồi Tồ án có mỗi quan hệ chặt chẽ với nhau. Sự tồn tại của mỗi thiết chế ngồi mục đích tự thân của nó, cịn có mục đích hỗ trợ cho các thiết chế khác, hạn chế các khuyết điểm mà thiết chế khác khơng thê tự nó khắc phục được rồi tạo ra hiệu quả chung cho cả hệ thống pháp luật. Trong suốt thời gian qua, các phương thức giải quyết tranh chấp ngoài Toà án thé hiện những ưu việt của mình, khắc phục được những điểm hạn chế của phương thức giải quyết tranh chấp thông qua Tồ án. Như vậy, có thể thấy rõ được một nhu cầu bức thiết khách quan cần phải có xuất phát từ phương thức giải quyết tranh chấp ngoài Toà án.

1.2. Đặc điểm của phương thức giải quyết tranh chấp ngồi Tồ án

Xuất phát từ khái niệm, ta có thể đưa ra một số đặc điểm của phương thức giải quyết

tranh chấp ngoài Toà án như sau:

Một là, các phương thúc giải quyết tranh chấp ngoài Toà an thể hiện rõ nhất quyền

tự định đoạt của các bên tranh chap. Quyén tu dinh doat nay thé hiện ở việc các bên tranh

<small>chap có quyên lựa chọn trọng tài viên, hồ giải viên hoặc một bên thứ ba nào đó nham</small>

<small>!! Xem: The Law Reform Commission, Report Alternative Dispute Resolution: Mediation and Conciliation, LRC</small>

<small>98-2010, at. 15</small>

<small>2 Xem: TS. Duong Quỳnh Hoa, Cơ chế giải quyết tranh chấp thay thé đối với các quan hệ thương mại ở Việt Nam —</small>

<small>Ly luận và thực tiễn, Nxb. CTQG, Hà Nội, 2015, tr.15.</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 13</span><div class="page_container" data-page="13">

giải quyết tranh chấp của minh, hoặc có thé lựa chọn bat kỳ một phương thức nào để giải quyết tranh chấp của mình, thủ tục có thể được thoả thuận và điều chỉnh cho phù hợp, họ

có thê tự quyết định có tiếp tục tham gia nữa hay khơng. Sự tự do ý chí một cách tuyệt đối

đó cịn thể hiện ở chỗ các bên được hỗ trợ trong quá trình giải quyết tranh chấp để tìm

kiếm các giải pháp thích hợp nhất đối với họ. Để từ đó các bên có thể giải quyết được

tranh chấp của mình một cách hiệu quả nhất, tiết kiệm được thời gian, chỉ phí tiền bạc. Phương thức giải quyết tranh chấp ngoài Toà án chỉ được đặt ra khi có yêu cầu của các bên tranh chấp. Khi tranh chấp phát sinh, các bên tranh chấp có quyền yêu cầu giải quyết vụ tranh chấp bằng phương thức ngoài Toà án.

Hài là, về chủ thể giải quyết tranh chấp: Đối với phương thức giải quyết tranh chấp

thông qua Toà án thi chủ thé được trao quyền giải quyết tranh chap là bởi các thẩm phán. Họ đều là cán bộ, công chức, viên chức Nhà nước, hưởng lương từ ngân sách Nhà nước và nhân danh Nhà nước. Cịn đối với phương thức giải quyết tranh chấp ngồi Tồ án thì

<small>tuỳ từng loại phương thức mà có những chủ thể giải quyết tranh chấp khác nhau. Việc</small> giải quyết bằng trọng tài thì có trọng tài viên. Hồ giải thì sẽ có hồ giải viên hay một bên

thứ ba bắt kì nào đó. Việc giải quyết bằng thương lượng thì hai bên tranh chấp tự bàn bạc,

sắp xếp, tháo gỡ những bất đồng phát sinh mà không cần đến bên thứ ba hay phán quyết của bất kì bên thứ ba nào. Những chủ thể này thì khơng phải là cán bộ, công chức, viên

<small>chức Nhà nước, không được hưởng lương từ ngân sách Nhà nước và không nhân danhNhà nước.</small>

<small>Ba là, thủ tục thực hiện của các phương thức giải quyết tranh chấp ngồi Tồ án</small>

khơng tn theo quy tắc định trước. Sự không theo quy tắc định trước này thé hiện ở khả năng lựa chọn chủ thể giải quyết, ở thủ tục áp dụng, ở hiệu lực của quyết định giải quyết tranh chấp. Điều đó được thé hiện rất rõ ở phương thức hồ giải, thương lượng, các bên không chịu sự chỉ phối bởi các quy định có tính khn mẫu, bắt buộc của pháp luật về thủ

<small>tục hoà giải, thương lượng mà pháp luật chỉ dừng lại ở việc thừa nhận là một phương thức</small>

giải quyết tranh chấp được các bên ưu tiên lựa chọn để giải quyết tranh chấp. '' Khác với phương thức giải quyết tranh chấp thơng qua Tồ án, phương thức này được thực hiện

<small>theo một trình tự, thủ tục chặt chẽ thông qua hai cấp xét xử của Toà án: cấp sơ thấm và</small>

cap phúc thấm. “ Bên cạnh đó, Tồ án cịn có thé thực hiện theo trình tự giám đốc thẩm, tái thâm để xem xét lại ban án, quyết định của Toà án cấp dưới đã có hiệu lực pháp luật.

<small>'È Xem: Điều 14 Luật Đầu tu 2014, Điều 317 Luật Thương mại 2005! Xem: Điều 17 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015.</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 14</span><div class="page_container" data-page="14">

Sự linh hoạt này còn thể hiện ngay cả trong sự phân loại các phương thức giải quyết tranh chấp ngoài Toà án. Việc phân ra thành các phương thức trọng tài, hoà giải hay thương lượng cũng khơng hồn tồn tuyệt đối bởi trong một số trường hợp, các bên tranh chấp có thê kết hợp các phương thức này với nhau. Đối với phương thức giải quyết tranh chấp thơng qua Tồ án thì chỉ có mỗi một loại phương thức duy nhất là giải quyết bằng

<small>Toà án.</small>

Bốn là, phương thức giải quyết tranh chấp ngồi Tồ án khơng mang tinh quyền lực Nhà nước. Điều này thê hiện ở chỗ chủ thể giải quyết tranh chấp ngồi Tồ án khơng đương nhiên có thâm quyền (thâm quyền theo luật định) như toà án, toàn bộ thầm quyền của chủ thể giải quyết tranh chấp hoàn toàn phụ thuộc vào sự trao quyền của các bên tranh chấp. Sự trao quyền này đòi hỏi phải có sự đồng thuận giữa các bên. Khơng giống với phương thức giải quyết tranh chấp bằng Toà án, việc giải quyết tranh chấp thông qua phương thức này đều nhân danh ý chí quyền lực Nhà nước và được đảm bảo thi hành bằng sức mạnh quyền lực của Nhà nước. Việc trao quyền giải quyết tranh chấp của Toà

án đều phải theo luật định. Trên cơ sở tiếp nhận đơn khởi kiện, bằng thẩm quyền của

mình, Tồ án sẽ xác định vụ việc tranh chấp đó có thuộc thấm quyền của mình hay khơng.

Nếu tranh chấp thuộc thâm quyền giải quyết của mình, thì Tồ án sẽ thực hiện theo thẩm

quyền. Trường hợp mà tranh chấp đó khơng thuộc thâm quyền của mình thì Tồ án sẽ trả

<small>lai đơn khởi kiện theo quy định.</small>

Như vậy, qua sự phân tích trên, ta có thé thấy rõ những đặc trưng của phương thức giải quyết tranh chấp ngoài Toà án. Từ đó, ta thấy được những điểm giống và khác nhau

giữa loại phương thức này với phương thức giải quyết tranh chấp thơng qua Tồ án. 1.3. Vai trị và hạn chế của các phương thức giải quyết tranh chấp ngồi Tồ án 1.3.1. Vai trị của các phương thức giải quyết tranh chấp ngoài Toà án

Trong cuộc sống hiện nay, các phương thức giải quyết tranh chấp ngoài Toà án trở thành những giá trị chung của thương mại toàn cầu. Việc lựa chọn phương thức này sẽ đem lại nhiều hiệu quả lớn cho việc giải quyết tranh chấp của các chủ thể. Vậy, vai trò của phương thức giải quyết tranh chấp ngoài Toà án được xem xét ở những phương điện

<small>sau đây:</small>

1.3.1.1. Chỉ phí giải quyết tranh chấp thấp

Chi phí giải quyết tranh chấp ngồi Tồ án nhìn chung thường thấp hon so với giải quyết tranh chấp bằng tranh tụng tại Toa án. Ví du: chỉ tính riêng việc hồ giải do Tồ án

<small>thực hiện nhưng trước khi mở phiên toà xét xử sơ thâm thì các bên chỉ chịu 50% mức án</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 15</span><div class="page_container" data-page="15">

phí sơ thâm giải quyết theo thủ tục thơng thường.” Cịn đối với hoạt động hồ giải ngồi

Tồ án, chi phí để giải quyết vụ việc thơng thường là mức chi phi cho từ một hoà giải viên làm việc trong một khoảng thời gian ngắn để thực hiện việc hoà giải. Trong một số

trường hợp do các bên tranh chấp lựa chọn, thủ tục hồ giải có thể được thực hiện bằng ba

hoà giải viên nhưng mức chi phí thường cũng thấp hơn nếu phải thuê những người có cùng năng lực, trình độ tương đương để tham gia giải quyết tranh chấp theo các thủ tục tố

tụng khác. |

Một nghiên cứu gần đây cho biết chỉ phí cho các tranh chấp được giải quyết thơng

qua phương thức giải quyết tranh chấp ngoài Toà án thường chỉ bằng 10% chi phí cho các

tranh chấp tương tự được giải quyết bằng toà án. '' Tuy nhiên, kết luận này khơng phải lúc

nào cũng chính xác vì có nhiều trường hợp chỉ phí cho trọng tài có thể cao hơn nhiều so

với giải quyết tranh chấp tại toà án.'” Tứ nhất, phí và các chi phí của các trọng tài viên

(không giống như lương của các thâm phán) do các bên chi trả; và trong các vụ trong tài

thương mại quốc tế quan trọng, những khoản tiền này có thể là nhiều. Thi? hai, có thể phải

trả chi phí hành chính cho một tơ chức trong tài và những chi phí này cũng có thể lớn, đặc biệt khi chúng được tính dựa trên giá trị tranh chấp. Nếu các dich vụ của một t6 chức trọng tài không được sử dụng thì việc chỉ định một thư ký hoặc người giữ hồ sơ để quản lý các thủ tục trọng tài có thé là cần thiết. Một lần nữa cũng phải trả một khoản phí. Và

việc phải thuê địa điểm để tổ chức các cuộc họp và phiên họp giải quyết tranh chấp mà

không thể sử dụng các cơ sở cơng cộng của Tồ án. Tuy nhiên, trọng tài là phương thức giải quyết tranh chấp “một lần”, phán quyết của trọng tài có giá trị thi hành, các bên

khơng có quyền kháng cáo lên bất kỳ một cơ quan hay tổ chức nào (trừ khi có sự vi phạm về tố tụng thì các bên được quyền yêu cầu Toà án xem xét huỷ phán quyết trọng tài), do đó mặc dù chỉ phí của nó có thê khơng ít hơn so với tố tụng tại tồ án nhưng phán quyết của trọng tài khơng có hàng loạt các hoạt động kháng cáo tốn kém lên các Tồ án cấp

trên. 'Š Điều này khơng thể có nếu vụ tranh chấp được đưa ra giải quyết tại Toà án, nơi thủ

tục t6 tung quy định là hai cấp xét xử, ngồi ra cịn có giám đốc thâm, tái thẩm, dẫn đến các bên phải mat nhiều thời gian và tốn kém tiền bạc vì phải theo đuổi vụ kiện kéo dai từ

<small>cap này đên cap khác.</small>

<small>. © Xem: Khoản 3 Điều 147 Bộ luật Tế tụng dân sự 2015</small>

<small>'® Xem: Russell Caller (2002), ADR and Commerical Dispute, p.3; Đỗ Hai Hà, Các phương thức giải quyết tranhchấp thay thế, Số chuyên đề về Trọng tài thương mại, Tạp chí Dân chủ và pháp luật số 6/2007, tr.28.</small>

<small>! Xem: Alan Redfern, Martin Hunter, Murray Smith (1991) The law and practice of International Commerical</small>

<small>Arbitration, ed.2, London, Sweet & Maxwell, tr.24.</small>

<small>' Xem: Alan Redfern,Martin Hunter & Nigel Blackaby, Constantine Partasides (2004), Law and practice of</small>

<small>International Commerical Arbitration, ed.4, London, Sweet & Maxwell, tr.28.</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 16</span><div class="page_container" data-page="16">

Tương tự như vậy, giải quyết tranh chấp thơng qua thương lượng và hồ giải thơng qua thường là tiết kiệm được chỉ phí hơn so với giải quyết bằng tồ án, nhưng đơi khi chỉ

phí cho việc giải quyết thơng qua những hình thức này cũng sẽ tăng cao trong trường hợp

<small>thương lượng và hồ giải khơng thành.</small>

1.3.1.2. Đảm bảo cho các bên tiết kiệm được thời gian của mình

Giải quyết tranh chấp bằng phương thức giải quyết tranh ngồi Tồ án có thé thu hút sự chú y và quan tâm của các bên tranh chấp vào vấn đề chính, cơ bản của nội dung tranh chấp và hạn chế tối đa sự hao phí thời gian vào các vẫn đề mang tính chất tố tụng.

Mỹ là nước đi tiên phong trong việc phát triển các phương thức giải quyết tranh chấp ngoài Toà án trong giải quyết tranh chấp thương mại. Trong “Sách thực hành ADR”, John J. Wilkinson viết: “Trude tiên và trên hết, các phương pháp này tiết kiệm đáng kế chỉ phí của các bên tranh chấp. Rõ ràng là chỉ phí kiện tụng có thé giảm di đáng kế nếu như các bên có thể giải quyết những bat đồng của mình trong vịng sdu tháng thay vì kiện tụng kéo đài hàng năm”.

Chúng ta đều biết, các bên tranh chấp, đặc biệt là các nhà kinh doanh là những

người làm ra hàng hoá, cung cấp địch vụ cho xã hội với mục đích kiếm được nhiều lợi

nhuận càng nhiều, càng nhanh, càng tốt. Đối với họ, thời gian là “vàng, bạc” nên khi có

tranh chấp xảy ra thì u cầu của họ là tranh chấp đó phải được giải quyết nhanh chóng.

"Nếu quá tập trung vào việc giải quyết tranh chấp các bên có thể bỏ lỡ cơ hội kinh doanh

mà giá trị của nó có thể còn lớn hơn giá trị đang tranh chấp. Hơn nữa, việc giải quyết

tranh chấp khơng nhanh chóng có thé sẽ gây tâm lý căng thang kéo dai cho các nhà kinh doanh, dẫn đến ảnh hưởng xấu đến hiệu quả kinh doanh. Phương thức giải quyết tranh

chấp ngoài Toà án với việc áp dụng thủ tục linh hoạt, đơn giản hoàn toàn đáp ứng được

yêu cầu này của các nhà kinh doanh.

Ngoài ra, việc lựa chọn phương thức giải quyết tranh chấp ngồi Tồ án cịn cho

phép các bên tranh chấp lựa chọn cho mình chủ thể giải quyết tranh chấp cho mình. Những chủ thể đó đều có năng lực chun mơn, trình độ nghiệp vụ giỏi, có nhiều kinh nghiệm, giành được nhiều sự tin tưởng từ phía các bên tranh chấp. Từ đó sẽ giúp cho việc

giải quyết tranh chấp được nhanh chóng hơn, hiệu quả hơn.

Giải quyết tranh chấp thơng qua phương thức ngồi Tồ án thường được cho là

nhanh gọn hơn quá trình xét xử tại toà án. Theo đết qua điều tra được tiến hành bởi một

số nhà nghiên cứu Australia, thì thời gian trung bình cho một vụ xét xử tại tồ án cao hơn

thời gian trung bình cho việc giải quyết một vụ tranh chấp bằng phương thức giải quyết

<small>!® Xem: John J. Wilkinson (1990), ADR practice Book, Wiley Law Publication.</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 17</span><div class="page_container" data-page="17">

tranh chấp ngoài Toà án.”” Tat nhiên, cũng cần phải nhấn mạnh rằng ưu điểm về mặt thời

gian này chỉ có được trong trường hợp việc giải quyết bằng phương thức ngồi Tồ án thành cơng. Nếu khơng thành cơng thì có thé thời gian giải quyết tranh chấp sẽ bị kéo dài hơn vì các bên cuối cùng sẽ phải đưa tranh chấp của mình ra giải quyết tại toà án. Mặt khác, nếu trong trường hợp các bên đã đạt được thoả thuận, cam kết nhưng do khơng có

<small>sự can thiệp hay giám sát từ phía cơ quan Nhà nước nên một bên có thể khơng thực hiện</small>

cam kết và bên kia lại phải khởi kiện ra tồ án. Như vậy, có thé nói rằng nếu một bên tranh chấp khơng có thiện chí thì việc sử đụng phương thức giải quyết tranh chấp ngoài Toà án rat dé bị lạm dụng như một kế sách hoãn binh kéo dai thời gian giải quyết tranh chấp để đạt được mục đích, ý đồ nhất định hoặc vơ hiệu hố q trình giải quyết tranh chấp.

<small>1.3.1.3. Bảo đảm tính bí mật của vụ việc và danh tiếng của các bên tranh chấp</small>

Tính bí mật và bảo đảm danh tiếng của các bên tranh chấp được coi là một trong những ưu điểm của phương thức giải quyết tranh chấp ngồi Tồ án. Đây cũng chính là

ngun tắc chính và là nghĩa vụ của các chủ thể giải quyết tranh chấp.”' Bảo đảm bí mật về vụ việc được coi là một điều kiện tiên quyết trong hoạt động hoà giải chuyên nghiệp trên thế giới và là một đặc điểm khác biệt so với các phương thức giải quyết tranh chấp

khác. Khơng như tố tụng tại Tồ án, nơi mà phóng viên và cơng chúng có quyền có mặt

do chính các ngun tắc tố tụng tư pháp luật quy định (xét xử công khai, nhân chứng,...),

<small>các thủ tục thương lượng, hồ giải hay trọng tài khơng phải thủ tục cơng khai. Về bản</small>

chất thì đó là một thủ tục kín. Điều này có nghĩa là các thủ tục này chỉ cho phép những người không liên quan đến tranh chấp tham gia phiên họp giải quyết khi được các bên tranh chấp đồng ý. Điều này giúp các bên hạn chế được sự tiết lộ bí quyết kinh doanh, giữ

<small>được uy tín của bên trên thương trường. Đây cũng là đặc điểm khác biệt so với việc giải</small>

quyết tranh chấp tại toà án và là ưu điểm của phương thức giải quyết tranh chấp ngoài Toà án nói chung. Có thê coi đây là sự khác biệt làm cho phương thức giải quyết tranh chấp ngoài Toà án trở nên hấp dẫn hơn đối với các nhà kinh doanh. Bởi lẽ, trong kinh doanh không ai muốn xảy ra tranh chấp, nhưng khi đã có tranh chấp thì tâm lý chung của các nhà kinh doanh là không bao giờ muốn người khác biết được họ đang phải theo đuổi

<small>một vụ tranh chap với đôi tác, đặc biệt về nội dung tình tiết cụ thê vụ việc. Nguyên tac bí</small>

<small>?° Xem: Đỗ Hải Hà, Các phương thức giải quyết tranh chấp thay thế, Số chuyên dé về Trọng tài thương mai, Tạp chí</small>

<small>Dân chủ và pháp luật số 6/2007, tr.29.</small>

<small>?! Xem: ví dụ tại Điều 4, Điều 9 Nghị định 22/2017/NĐ-CP về hoà giải thương mại. Theo đó: các thơng tin liên quan</small>

<small>đến vụ việc hồ giải phải được giữ bí mật. Nghĩa vụ của hồ giải viên là phải bảo vệ bí mật thơng tin về vụ tranhchấp mà mình tham gia hồ giải.</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 18</span><div class="page_container" data-page="18">

mật của phương thức giải quyết tranh chấp ngoài Tồ án đáp ứng được nhu cầu này; nói cách khác, là thoả mãn nhu cầu mang tính nghề nghiệp của các nhà kinh doanh, ln ln tìm cách bao vệ uy tín nghề nghiệp và bí mật kinh doanh.

Trong quy tắc hồ giải của UNCITRAL có quy định, hồ giải viên có thể cơng bố

nội đung của bất kỳ thơng tin thực tế nào mà hồ giải viên đó nhận được để cho bên kia

có cơ hội đưa ra những giải thích mà họ cho là thích hop.” Tuy nhiên, quy tắc hoà giải của UNCITRAL cũng quy định rằng một bên có thé cung cấp thơng tin cho hoà giải viên với điều kiện đặc biệt là bảo mật thơng tin, trong trường hợp này hồ giải viên phải tn thủ điều kiện giữ bí mật đó.”

Hay, một cựu Tổng thư ký của ICC đã phát biểu rằng: “... Những người sử dụng trọng tài quốc tế, ví dụ như các cơng ty, các Chính phú và các cá nhân là bên trong vụ kiện, đánh giá cao nhất tính bí mật như là một đặc điểm cơ bản của trong tài thương mại

quốc tế. Khi được yêu cầu đưa ra các đặc điểm của trọng tài thương mại quốc té có sức hấp dẫn các bên tranh chấp so với tồ án, thi tính bi mật của tô tung trọng tài và thực tế là việc tổ tụng này và các phản quyết của trọng tài được tuyên không được công khai, gan như lúc nào cũng được nhắc đến".”"

<small>1.3.1.4. Đảm bảo được quan hệ hợp tác giữa các bên</small>

Phương thức giải quyết tranh chấp ngoài Toà án giúp các bên có thé kiểm sốt được

mức độ tranh chấp từ thời gian, quá trình giải quyết, chỉ phí, bảo mật thơng tin, giảm thiểu tối đa những yếu tố bất lợi cho bản thân. Từ đó sẽ giữ được uy tín và giữ được mối quan

hệ đối tác giữa các bên tranh chấp. Đây cũng là một lợi thé khác biệt của phương thức giải

quyết tranh chấp ngoài Toà án. Để phát huy được ưu thế này, chủ thể giải quyết tranh

chấp cần phải có kỹ năng thúc đây sự đối thoại giữa các bên và kiểm soát được cảm xúc cá nhân của từng bên khi tham gia tranh chấp. Giải quyết tranh chấp bằng phương thức

giải quyết ngoài Toà án một cách thân thiện nhằm tiếp tiếp tục giữ gìn và phát triển các

<small>quan hệ kinh doanh trong thời gian dài vì lợi ích chung của cả hai bên.</small>

Cùng với sự gia tăng độ phức tap của các giao dịch thương mại trong nước và quốc

tế trong điều kiện phát triển khoa học công nghệ và tự do thương mại thì việc các bên khơng chỉ đạt được thoả thuận, cam kết trong việc giải quyết tranh chấp mà cịn gìn giữ

<small>được mơi quan hệ làm ăn lâu dài là điêu rât cơ bản và nhạy cảm đôi với các nhà kinh</small>

<small>?2 Xem: Điều 10 Quy tắc hoà giải của UNCITRAL</small>

<small>3 Xem: Pháp luật và thực tiền trọng tai thương mại quốc tế, Phòng Thương mai và Công nghiệp Việt Nam, Trungtâm Trọng tài quốc tế Việt Nam dich từ nguyên bản của Alan Redfern, Martin Hunter & Nigel Blackaby,</small>

<small>Constantine Partasides, Law and practice of International Commerical Arbitration</small>

<small>4 Xem: Theo báo cáo chuyên gia của Stephen Bond, Esso/BHP kiện Plowman, (1995), 11 Arbitration International</small>

<small>No.8, tr.273.</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 19</span><div class="page_container" data-page="19">

doanh. Để đạt được mục tiêu này thì các bên cần phải có cơ hội để có thể bộc lộ, giải toả

và xoá bỏ những hiểu nhằm, xác định lợi ích nền tảng của mình và những lĩnh vực có thé

thoả thuận để tìm ra giải pháp chung.” Một sự cam kết, một quyết định hay phán quyết

<small>trong đó ghi nhận sự thoả thuận của các bên hoặc buộc bên vi phạm phải chịu trách nhiệm</small>

tài sản đối với bên bị vi phạm được ban hành sau q trình giải quyết mang tính thân thiện dé được tự nguyện chấp hành, tạo sự tin tưởng hơn khi tiếp tục quan hệ làm ăn trong

<small>tương lai.</small>

Việc giải quyết tranh chấp tại Tồ án lại khơng như vậy. Một trong những yêu cầu

đặt ra khi giải quyết tranh chấp là thâm phán phải giữ khoảng cách cần thiết với các đương sự. Sự thân thiện với đương sự dù đưới góc độ nào cũng bị cắm đối với thâm phán. Mặt khác, xét về mặt tâm lý, việc giải quyết tranh chấp kin đáo, không ồn ào của của phương thức giải quyết ngoài Toà án làm cho bên vi phạm dễ nhận lỗi của minh hơn là khi có mặt nhiều thành phần tham gia. Trong trường hợp như vậy, bên có quyền lợi bị xâm phạm cũng dé thơng cảm hon, từ đó tránh cho các bên nguy cơ làm tôn thương đến

<small>quan hệ hợp tác. Trong khi đó, việc xét xử cơng khai tại Tồ án thường dé làm cho các</small> bên luôn bị chi phối bởi sự thắng — thua mà rơi vào tinh thế đối địch nhau.

1.3.1.5. Về hiệu quả của việc giải quyết tranh chấp

Xét về hiệu quả việc giải quyết tranh chấp, điểm đặc biệt của phương thức giải quyết tranh chấp ngoài Toà án là khả năng cho phép sử dụng nhiều loại biện pháp, chế tài khác nhau một cách rất linh hoạt để giải quyết tranh chấp. Trong khi đó Tồ án chỉ được ap

dụng những biện pháp và chế tai đã được pháp luật quy định sẵn. Đặc điểm này tao ra ưu thế của việc giải quyết tranh chấp thông qua phương thức giải quyết tranh chấp ngồi Tồ

<small>án so với Tồ án, đó là:</small>

- Phuong thức giải quyết tranh chấp ngồi Tồ án cho phép tính đến những lợi ich

khác nhau của các bên tranh chấp bao gồm cả lợi ích trong tương lai như việc duy trì lâu dài quan hệ làm ăn giữa các bên tranh chấp. Trong khi đó bản án của tồ án: chỉ tính đến quyền lợi và nghĩa vụ của các chủ thể trong quan hệ bị tranh chấp chứ khơng quan tâm đến việc duy trì quan hệ lâu dài giữa các bên.”ế

- Phương thức giải quyết tranh chấp ngoài Toà án cho phép áp dụng các biện pháp, chế tài (hực sự phù hợp với yêu cầu của người có quyền lợi bị xâm phạm. Thực tế cho

5 Xem: Dương Thanh Mai — Hoàng Đức Thắng, Hoà giải trong giải quyết tranh chấp kinh tế tại Việt Nam hiện nay,

<small>Số chuyên để về Các phương thức giải quyết tranh chấp kinh tế ở Việt Nam hiện nay, Thông tin khoa học pháp ly,Viện nghiên cúu khoa học pháp lý, Bộ Tư pháp, 1999.</small>

<small>“ Xem: Hillary Astor & Christine Chinkin (2002), Dispute Resolution in Astralia; Đỗ Hải Hà, Các phương thức giải</small>

<small>quyết tranh chấp thay thế, Sẽ chuyên đề về Trọng tài thương mại, Tạp chí Dân chủ và pháp luật số 6/2007.</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 20</span><div class="page_container" data-page="20">

thấy, trong nhiều trường hợp yêu cầu của người có quyền lợi bị xâm phạm khơng phải là những địi hỏi về bồi thường thiệt hại hay thực hiện một nghĩa vụ nào đó về tài sản mà chỉ

đơn thuần là yêu cầu về phía bên kia khơng được làm một việc gì đó hoặc đưa ra một lời

xin lỗi đối với bên bị vi phạm. Những yêu cầu như vậy thường chỉ có được trong phương

thức giải quyết tranh chấp ngồi Tồ án mà thơi.

- Phương thức giải quyết tranh chấp ngồi Toà án cho phép các bên lựa chọn chủ thể giải quyết tranh chấp có năng lực chun mơn, trình độ nghiệp vụ tốt, có nhiều kinh nghiệm, có uy tín cao, từ đó sẽ giải quyết được các tranh chấp phát sinh, bảo vệ được quyền, lợi ích của các bên tranh chấp.

Như vậy, với những vai trò trên đây, giải quyết tranh chấp ngoài Toà án đã trở thành các phương thức giải quyết tranh chấp quan trọng trong hệ thống các phương thức giải quyết tranh chấp, có vai trị to lớn trong việc bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của các chủ thé trong xã hội, góp phần bảo đảm trật tự an tồn các quan hệ xã hội.

Các chủ thé trong nền kinh tế thị trường được quyền tự đo kinh doanh, đòi hỏi cơ bản của nền kinh tế thị trường đối với việc tô chức và điều chỉnh hoạt động của các doanh nghiệp doanh nhân. Việc tự do lựa chọn phương thức giải quyết các tranh chấp là một

trong những yếu tố của quyền tự do kinh tế. Yếu tố này được dam bảo không chỉ bằng

việc khẳng định quyền tự do kinh doanh mà bằng việc tạo ra cho đoanh nghiệp, doanh nhân nhiều khả năng lựa chọn cách thức giải quyết tranh chấp, tức là pháp luật cần tạo ra nhiều phương thức giải quyết tranh chấp khác nhau cho các đoanh nghiệp và doanh nhân. Các quy định của pháp luật hiện hành về giải quyết tranh chấp ngoài Toà án đã thể hiện <small>một cách phù hợp. 7</small>

1.3.2. Hạn chế của các phương thức giải quyết tranh chấp ngoài Toà án

Mặc dù các phương thức giải quyết tranh chấp ngồi Tồ án có những vai trò nổi bật như vậy, nhưng các phương thức này vẫn còn tồn tại một số hạn chế nhất định.

Các phương thức giải quyết tranh chấp ngoài Toà án đều có tính cưỡng chế thấp. Khơng như phương thức giải quyết tranh chấp bằng Toà án, mỗi bản án, quyết định của Tồ án đều có tính cưỡng chế. Nếu các bên tranh chấp không tự nguyện thi hành theo bản

án, quyết định của Tồ án thì sẽ có những cơ quan (co quan thi hành án,...) và các biện

pháp cưỡng chế sẽ cưỡng chế các bên phải thực hiện theo bản án, quyết định đó. Cịn đối

với phương thức giải quyết tranh chấp ngồi Tồ án thì các bên sẽ tự nguyện thi hành,

khơng có quy định pháp luật nào hay một cơ quan nào sẽ cưỡng chế đối với những thoả thuận giải quyết tranh chấp của các bên. Việc thực thi các kết quả đạt được trong quá

</div><span class="text_page_counter">Trang 21</span><div class="page_container" data-page="21">

trình giải quyết tranh chap phần lớn phụ thuộc vào phụ thuộc vào sự tự nguyện thi hành vào bên có nghĩa vụ thi hành mà khơng có cơ chế pháp lý vững chắc để đảm bảo thi hành.

Tính bắt buộc của phương thức giải quyết tranh chấp ngoài Toà án thấp hơn so với phương thức giải quyết tranh chấp thơng quan Tồ án. Như ở quy định của pháp luật Việt Nam, hòa giải viên thương mại chỉ có quyền đưa ra đề xuất nhằm giải quyết tranh chấp trong q trình hồ giải mà khơng có quyền đưa ra các phân tích, lời khun pháp lý.”

<small>Hồ giải viên ln ln phải tơn trọng thỏa thuận của các bên nếu thỏa thuận đó khơng vi</small>

phạm pháp luật và không trái đạo đức xã hội.” Chính vì những ràng buộc này, nếu một bên tranh chấp cô ý kéo dài thời gian hoặc làm phức tạp thêm q trình hồ giải hoặc do năng lực hiểu biết về pháp luật hạn chế thi hoà giải viên cũng không thé đưa ra các ý kiến tư van hoặc các quyết định có tính ràng buộc, áp đặt các bên. Các bên tranh chấp tự thoả

thuận, thống nhất ý chí với nhau dé tự giải quyết tranh chấp của mình.

Một hạn chế nữa khơng thé kê đến, đó là các bên tranh chấp sau khi thực hiện xong phương thức giải quyết tranh chấp ngoài Toà án xong lại đễ bị thay đổi. Xuất phát từ bản

chất quan hệ dân sự là tự do thoả thuận, tự nguyện cam kết. Nên khi các bên tranh chấp cảm thấy sự thoả thuận của mình vẫn chưa được hợp lý thì có thể thoả thuận lại được. Điều này làm tốn kém tiền bạc, kéo dài thời gian cho các bên tranh chấp, khơng có sự

chắc chắn, ràng buộc. |

Đặc biệt, ở phương thức trọng tài lại có một hạn chế mà đoanh nghiệp họ lại e ngại

khi lựa chọn. Sự thành công của trọng tài phụ thuộc rất nhiều vào việc quyết định trọng

tài có được thi hành hay không. Rõ ràng chúng ta thấy rằng các bên khi lựa chọn trọng tài làm phương thức giải quyết thì chỉ phí để bỏ ra là khá lớn so với các phương thức khác chính vì vậy khi phán quyết bị hủy sẽ tạo cho họ một tâm lý khơng tốt về trọng tài từ đó

<small>họ sẽ khơng bao giờ lựa chọn trọng tài nữa vì họ khơng tin tưởng vào tính thi hành của</small>

<small>nó. `</small>

<small>1.4. Cơ sở khoa học của các phương thức giải quyết tranh chấp ngoài Toà án</small>

Trong nền kinh tế thị trường, sự tồn tại và phát triển của phương thức giải quyết tranh chấp ngồi Tồ án là một tất yếu khách quan. Vì vậy, việc xây dựng và hoàn thiện hệ thong pháp luật về giải quyết tranh chấp ngoai Toà án là một nhu cầu tất yếu của nhà nước pháp quyền.

Đường lối của đảng cầm quyền được thể hiện chủ yếu trong các nghị quyết của Dang. Đường lối chính trị là kim chỉ nam trong việc chỉ đạo xây dựng pháp luật và là hạt

<small>”“ Xem: Điều 9, Điều 14 Nghị định 22/2017/NĐ-CP.</small>

<small>”® Xem: Điều 9 Nghị định 22/2017/NĐ-CP.</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 22</span><div class="page_container" data-page="22">

nhân của pháp luật, trong đó có pháp luật về giải quyết tranh chấp ngoài Toà án. Ở nước ta, ké từ Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI, chính sách đổi mới với quan điểm xây dựng

Nhà nước pháp quyền của Đảng đã định hướng cho sự đối mới căn bản trong nội dung của pháp luật về giải quyết tranh chấp, đồng thời xác định phương hướng hoàn thiện pháp luật về giải quyết tranh chấp trong thời gian tới.

Đảng Cộng sản Việt Nam hiện tại đang rất quan tâm tới việc hoàn thiện hệ thống pháp luật, trong đó chú trọng đến mảng pháp luật về giải quyết tranh chấp. Nghị quyết số 48-NQ/TW ngày 24/05/2005 của Bộ Chính trị về chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020 và Nghị quyết số 49-NQ-TW ngày 02/06/2005 của Bộ Chính trị về chiến lược cải cách tư pháp đều hướng tới

khuyến khích nâng cao hiệu quả giải quyết tranh chấp và đa dạng các phương thức giải

quyết tranh chấp ngoài Toà án như hoà giải, thương lượng, trọng tài; Toà án hỗ trợ bằng

quyết định cơng nhận việc giải quyết đó nhằm góp phan xử ly đúng và nhanh chóng những mâu thuẫn, khiếu kiện trong nội bộ nhân dân và giảm nhẹ cơng việc cho Tồ án và

các cơ quan Nhà nước khác. Chính vì vậy, việc nghiên cứu pháp luật về các phương thức -giải quyết tranh chấp ngoài Toà án cần được quan tâm nghiên cứu nhằm tạo ra cơ sở vững

chắc cho hoạt động xây dựng pháp luật về giải quyết tranh chấp ngoài Toa án.

Theo Báo cáo Tổng kết năm 2018 của ngành Toà án, Từ ngày 01/12/2017 đến ngày 30/11/2018, các Tòa án đã giải quyết được 499.013 vụ việc trong tổng số 558.152 vụ việc

đã thụ lý (đạt tỷ lệ 89,4%); số vụ việc còn lại là 59.139 vụ (chiếm tý lệ 10,6%) còn chưa

được giải quyết, hầu hết còn trong thời hạn giải quyết theo quy định của pháp luật và đang được tiếp tục xem xét, giải quyết. So với cùng kỳ năm 2017, số vụ việc đã thụ lý

tăng 5.086 vụ (tăng 0,9%). Riêng công tác giải quyết các vụ việc dân sự, hơn nhân và gia

<small>đình, kinh doanh thương mại và lao động, các Tòa án nhân dân đã thụ lý 439.546 vụ việc.</small>

Trong đó, thụ ly theo thủ tục so thâm 422.358 vụ việc; thụ lý theo thủ tục phúc thẩm <small>16.234 vụ việc. :</small>

Các vụ việc dân sự mà Tòa án phải thụ ly, giải quyết theo thủ tục so thẩm là 140.108

vụ việc (tăng 2.718 vụ việc so với năm 2017), chiếm tỷ lệ cao là các tranh chấp về hợp đồng vay tài sản (38.917 vụ), tranh chấp về quyền sử dụng đất (15.192 vụ), tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất (9.469 vụ), tranh chấp đòi đất cho mượn,

cho sử dụng nhờ, lan chiếm (5.625 vụ). Các vụ án hơn nhân va gia đình mà Tịa án phải thụ lý, giải quyết theo thủ tục sơ thâm là 262.906 vụ (tăng 2.830 vụ so với cùng kỳ năm

trước), trong đó ly hơn do mâu thuẫn gia đình chiếm tới 73,6% tổng số các vụ án ly hơn

mà Tịa án đã giải quyết. Các vụ án kinh doanh thương mại mà Tòa án phải thụ lý, giải

</div><span class="text_page_counter">Trang 23</span><div class="page_container" data-page="23">

quyết theo thủ tục sơ thâm là 15.439 vụ việc (tăng 1.423 vụ việc), chủ yếu là tranh chấp

trong lĩnh vực đầu tư tài chính, ngân hàng (chiếm 32,77%), mua bán hàng hóa (chiếm 21,32%). Các vụ án lao động mà Tòa án phải thụ lý, giải quyết theo thủ tục sơ thẩm là

<small>3.665 vụ việc (giảm 1.248 vụ so với cùng kỳ năm trước), chủ yếu là tranh chấp về xử lý</small>

kỷ luật, sa thải, đơn phương cham dứt hợp đồng lao động (chiếm 26%).

Các Tòa án cũng đã thụ lý 240 đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản, trong đó: ra quyết định khơng mở thủ tục phá sản đối với 43 trường hợp, ra quyết định mở thủ tục phá sản

đối với 95 trường hợp (trong đó, đã tun bố phá sản 37 trường hợp, đình chỉ 17 trường

hợp), các trường hợp còn lại đang được tiếp tục xem xét, giải quyết theo quy định của

pháp luật.”

Như vậy, qua số liệu như trên, ta thấy được với số lượng vụ việc đân sự nhiều như vậy sẽ dẫn đến ngành Toà án bị quá tải, việc xét xử chậm chạm, vẫn cịn tình trạng vụ việc xét xử bị q hạn (tính đến ngày 30/11/2018 cịn 26 vụ quá hạn do lỗi chủ quan của Tòa án). Từ đó, gây thiệt hại lớn tới uy tín, quyền và lợi ích của các bên tranh chấp. Vì

vậy, sự tồn tại và phát triển của phương thức giải quyết tranh chấp ngoài Toà án là một nhu cầu tất yếu, giúp cho ngành Tồ án khơng bị q tải, hỗ trợ hiệu quả trong việc giải quyết tranh chấp cho các bên khi có tranh chấp xảy ra.

Xuất phát từ tính chất của quan hệ pháp luật dân sự là sự bình đẳng, tự do, tự

nguyện cam kết, tự định đoạt nên các bên tranh chấp thường lựa chọn phương thức thỏa thuận để giải quyết tranh chấp. Hơn nữa, chỉ có phương thức thỏa thuận và hịa giải giữa

<small>các bên tham gia quan hệ dân sự mới đảm bảo một cách tối ưu nhất lợi ích gitta các bên.</small>

Với phương pháp này sẽ tạo điều kiện các bên dung hịa được lợi ích của mình với lợi ích của chủ thể kia. Khi lợi ích được dung hịa ở mức độ tối đa thì sẽ tạo điều kiện để các bên

<small>thực hiện nghĩa vụ của mình và chính vì thế ma dam bảo cho lợi ích của bên kia.</small>

<small>Bên cạnh đó, phương thức giải quyết tranh chấp ngồi Tồ án lại có rất nhiều ưu</small>

điểm, mang tính ưu việt hơn so với phương thức giải quyết tranh chấp thơng qua Tồ án. Phương thức giải quyết tranh chấp ngoài Toà án giúp cho các bên tranh chấp tiết kiệm

được chi phi cho việc giải quyết tranh chấp, tiếm kiệm được thời gian, công sức, đảm bảo <small>được tính bí mật, uy tín của các bên, làm cho mối quan hệ của các bên tranh chấp trở nên</small>

<small>hài hồ, khơng cịn xung đột. Phương thức này giúp cho các bên phát huy hết mức tối da</small> quyền tự định đoạt của mình; được quyền lựa chọn chủ thể giải quyết tranh chấp có nhiều

kinh nghiệm, năng lực chuyên mơn, trình độ nghiệp vụ tốt, có uy tín; được quyền lựa

<small>chọn thủ tục áp dụng kinh hoạt. Từ đó, phương thức giải quyết tranh chấp ngồi Tồ án</small>

<small>?® Xem: https:/Avww.toaan. 8ov.vn/webcenter/portal/tatc/chi-tiet-chi-dao-dieu-hanh?đDÐocName=TAND058489</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 24</span><div class="page_container" data-page="24">

giúp cho các bên giải quyết được tranh chấp một cách hiệu quả, bảo vệ được quyền, lợi

<small>ích hợp pháp của mình.</small>

Ngồi ra, trong xu thế hội nhập quốc tế và khu vực ngày càng mạnh mẽ, pháp luật

_ thế giới có ảnh hưởng rất lớn đối với pháp luật quốc gia nói chung và pháp luật về các

phương thức giải quyết tranh chấp ngoài Tồ án nói riêng. Từ đó, giúp cho pháp luật quốc

gia Việt Nam được hoàn thiện, tạo điều kiện cho việc mở rộng quan hệ hợp tác, thúc đây

nền kinh tế phát triển.

Như vậy, xuất phát từ những cơ sở khoa học lý luận và thực tiễn trên, ta thấy được phương thức giải quyết tranh chấp ngoài Toà án là một nhu cầu khách quan, không thé

thiếu đối với pháp luật, đối với cộng đồng.

1.5. Nội dung của các phương thức giải quyết tranh chấp ngoài Toà án ở Việt Nam 1.5.1. Phương thức giải quyết tranh chấp bằng trọng tài

1.5.1.1. Khái niệm của phương thức giải quyết tranh chấp bằng trọng tài

Giải quyết tranh chấp thương mại bằng trọng tài là phương thức giải quyết thông qua hoạt động của trọng tài viên với tư cách là bên thứ ba độc lập nhằm chấm đứt các

xung đột bằng việc đưa ra phán quyết trọng tài buộc các bên tôn trọng và thực hiện.

Trọng tài là phương thức giải quyết tranh chấp có tính chất tài phán phi chính phủ do các đương sự thoả thuận lựa chọn dé giải quyết tranh chấp thương mai mang các đặc

điểm cơ bản sau:

Thứ nhất, trọng tài chỉ giải quyết tranh chấp thương mại khi có yêu cầu của các bên tranh chấp và tranh chấp đó phải thuộc thẩm quyền giải quyết của trọng tài. Khi tranh chấp phát sinh, các bên có quyền yêu cầu giải quyết vụ việc tranh chấp bằng trọng tài.

Đây là một trong những quy định quy định đảm bảo quyền định đoạt của các bên trong

việc lựa chọn phương thức giải quyết tranh chấp. Việc yêu cầu giải quyết tranh chấp của các bên được ghi nhận bằng thoả thuận trọng tài. Các tranh chấp thuộc tham quyền giải

quyết của trọng tài bao gồm: (i) Tranh chấp giữa các bên phát sinh từ hoạt động thương mại; (ii) Tranh chấp phát sinh giữa các bên trong do it nhất một bên có hoạt động thương

mại; (iii) Tranh chấp giữa các bên mà pháp luật quy định duoc giải quyết bằng trọng tài.

<small>Tuy nhiên, các bên có thoả thuận trọng tài nhưng thuộc một trong các trường hợp</small>

sau thì vụ tranh chấp thuộc thâm quyền của Tồ án trừ trường hợp các bên có thoả thuận

khác hoặc pháp luật có quy định khác như: Có quyết định của Toà án huỷ phán quyết trọng tài, huỷ quyết định của Hội đồng trọng tài về việc công nhận sự thoả thuận của các

bên; Có quyết định đình chỉ giải quyết tranh chấp của Hội đồng trọng tài Trung tâm trọng

tài được quy định tại Khoản 1 Điều 43, các điểm a, b, đ và đ Khoản 1 Điều 59 Luật Trọng

</div><span class="text_page_counter">Trang 25</span><div class="page_container" data-page="25">

tài thương mại 2010; Tranh chấp thuộc trường hợp quy định tại Khoản 1, 2, 3 và 5 Điều 4 Nghị quyết số 01/2014/NQ-HĐTP ngày 20/03/2014 của Hội đồng thẩm phán, Toà án nhân dân tối cao về hướng dẫn thi hành một số quy định luật trọng tài thương mại. Tại Hiệp định thương mại Việt Nam — Hoa Kỳ đưa ra hai loại tranh chấp có thể được áp dụng theo thủ tục trọng tài, đó là tranh chấp thương mại và tranh chấp đầu tu.°°

Thứ hai, chủ thề giải quyết tranh chấp thương mại là các trọng tài viên thực hiện thông qua Hội đồng trọng tài gồm một trọng tài viên độc lập hoặc hội đồng gồm nhiều

<small>trọng tài viên. Trọng tài viên là người được các bên lựa chọn hoặc Trung tâm trong tai</small>

hoặc Toà án chỉ định để giải quyết tranh chấp theo quy định của Luật Trọng tài thương mại 2010. Trọng tài viên phải đáp ứng đầy đủ các tiên chuẩn được quy định tại Điều 20

<small>của Luật Trọng tài thương mại 2010. Trọng tài là một tơ chức phi chính phủ, khơng nằm</small>

trong hệ thống tổ chức bộ máy Nhà nước. Bản thân các trọng tài viên cũng không phải là

<small>cán bộ, công chức, viên chức.</small>

Thứ ba, giải quyết tranh chấp thương mai bằng trọng tài thương mại đảm bảo sự kết

hợp hai yếu tố: thoả thuận và phán quyết.

Giải quyết tranh chấp thương mại bằng trọng tài là phương thức đảm bảo quyền tự

định đoạt cao nhất của các bên. Các bên tranh chấp có thé thống nhất, thoả thuận lựa chọn Trung tâm trọng tài, trựng tài viên, địa điểm giải quyết hay luật áp dụng ... Các bên có thể thoả thuận trọng tài về việc giải quyết bằng trọng tài tranh chấp có thể phát sinh hoặc đã

phát sinh.”

Phán quyết trọng tài là quyết định của Hội đồng trọng tài giải quyết toàn bộ nội dung vụ tranh chấp và chấm đứt tố tụng trọng tai.°? Khác với phán quyết của Tồ án có thê bằng bản án hoặc quyết định (mang tính quyền lực nhà nước) thì phán quyết của trọng tài bằng quyết định nhân danh và vì lợi ich của các bên tranh chấp (không mang tinh

quyền lực nhà nước). Phán quyết trọng tài là chung thâm và có hiệu lực ngay kể từ khi ban hành,” không bị kháng cáo, kháng nghị.

Thứ tư, trọng tài là một cơ chế giải quyết tranh chấp đám bảo tính bí mật.

Trọng tài là một tiến trình giải quyết tranh chấp có tính riêng biệt. Hầu hết pháp luật

về trọng tài của các nước đều thừa nhận nguyên tắc trọng tài xử kín (in camera) nếu các <small>bên khơng có quy định khác. Theo quy định tại Khoản 4 Điều 4 Luật Trọng tài thương</small>

<small>3° Xem: phan tranh chấp thương mại tại Khoản 2 Điều 7 Chương 1 và tranh chấp đầu tư tại Khoản 10 Điều 1 Chương</small>

<small>4 Hiệp định thương mại Việt Nam — Hoa Kỳ (2000).</small>

<small>*' Xem: Khoản 2 Điều 3 Luật Trọng tài thương mại 20103“ Xem: Khoản 10 Điều 3 Luật Trọng tài thương mại 20103 Xem: Khoản 5 Điều 61 Luật Trọng tài thương mại 2010</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 26</span><div class="page_container" data-page="26">

mai 2010 thì việc giải quyết tranh chấp bang trong tai được tiến hành không cơng khai,

trừ trường hop các bên có thoả thuận khác. Tính bí mật thé hiện rõ ở nội dung tranh chấp và danh tính của các bên được giữ kín, đáp ứng nhu cầu tin cậy trong quan hệ thương mại.

Quy định này có ý nghĩa lớn trong điều kiện cạnh tranh giữa các chủ thể kinh doanh và

giải quyết được sự quan ngại vì nếu nội dung vụ tranh chấp được công khai sẽ ảnh hưởng

<small>không nhỏ tới uy tín, thương hiệu của doanh nghiệp.</small>

<small>1.5.1.2. Các hình thức trọng tài</small>

<small>*) Trọng tài vụ việc</small>

Trọng tài vụ việc là hình thức trọng tài xuất hiện sớm nhất, được sử dụng rộng rãi ở

các nước trên thé giới. Pháp luật về trọng tài của các nước trên thế giới đều ghi nhận sự tồn tại của hình thức trọng tài này. Tuy nhiên, quy định của pháp luật các nước về hình

<small>thức trọng tài này cũng 6 mức độ sâu, rộng khác nhau.</small>

Trọng tài vụ việc là hình thức giải quyết tranh chấp theo quy định của Luật Trọng tài <small>thương mại 2010 và trình tự, thủ tục do các bên thoả thuận.</small>

Đặc điểm của trọng tài vụ viỆc: |

Thứ nhất, trọng tài vụ việc chỉ được thành lập khi phát sinh tranh chấp và tự chấm

đứt hoạt động (tự giải thé) khi giải quyết xong tranh chấp.

Tính chất “vụ việc” hay “lâm thời” của hình thức trọng tài này thê hiện ở chỗ, trọng tài chỉ được thành lập theo thoả thuận của các bên tranh chấp dé giải quyết vụ tranh chấp cụ thê giữa các bên. Hình thức trọng tài này chỉ tồn tại và hoạt động trong thời gian giải quyết vụ tranh chấp giữa các bên, khi giải quyết xong vụ tranh chấp, trọng tài tự chấm đứt

<small>hoạt động.</small>

The hai, trọng tài vụ việc khơng có trụ sở thường trực, khơng có bộ máy điều hành

(vì chỉ được thành lập để giải quyết vụ tranh chấp theo sự thoả thuận của các bên) và

<small>khơng có trong danh sách trọng tài viên riêng. Trọng tài viên do các bên lựa chọn hoặc</small>

được chỉ định có thể là người có tên trong hoặc ngồi đanh sách trọng tài viên của Trung

<small>tâm trọng tai.</small>

Thứ ba, trong tài vụ việc khơng có quy tắc tổ tụng riêng.

Trọng tài vụ việc chỉ được các bên thành lập khi phát sinh tranh chấp nên quy tắc tố tụng để giải quyết vụ tranh chấp phải được các bên thoả thuận xây dựng. Tuy nhiên, để tránh lãng phí thời gian cũng như công sức đầu tư vào việc xây đựng quy tắc tố tụng, các

bên tranh chấp có thé thoa thuận lựa chọn bat kỳ một quy tắc tố tụng phô biến nào (thông

thường là quy tắc tố tụng của Trung tâm trọng tài có uy tín trong nước và quốc tế).

</div><span class="text_page_counter">Trang 27</span><div class="page_container" data-page="27">

Cách thức hình thành, quy trình tố tung cũng như gia tri của phan quyết va cơ chế bảo dam thi hành quyết định của trọng tài vụ việc lần đầu tiên được quy định trong Pháp

<small>lệnh Trọng tài thương mại 2003. Trước khi ban hành Pháp lệnh Trọng tài thương mại</small>

2003, hình thức trọng tài vụ việc mới chỉ được ghi nhận là một phương thức giải quyết

tranh chấp mà chưa có bất kỳ quy định nào về cơ chế giải quyết tranh chấp bằng trọng tài

vụ việc. Trong tài vụ việc có một số ưu việt như: giải quyết nhanh chóng, ít tốn kém hay

quyền lựa chọn trọng tài viên của các bên không bị giới han boi danh sách trọng tài viên mà có thể lựa chọn bất kỳ trọng tài viên nào trong và ngoài danh sách trọng tài viên của

bất kỳ Trung tâm trọng tài nào. Bên cạnh đó, trọng tài vụ việc có lợi thế trong việc xác

định quy tắc tố tụng dé giải quyết tranh chấp. |

*) Trọng tài quy ché

Theo quy định của hầu hết các quốc gia thì trọng tài đều tồn tại dưới hình thức trọng

tài phi chính phủ (với tư cách là một tổ chức xã hội nghề nghiệp), không nằm trong bộ máy Nhà nước. Theo pháp luật Việt Nam, trọng tài quy chế được tổ chức dưới dang các

Trung tâm trọng tài. Trung tâm trọng tài là tổ chức phi chính phủ, có tư cách pháp nhân,

có con dấu, có tài khoản riêng và trụ sở giao dịch ôn định.

Trọng tài quy chế là hình thức giải quyết tranh chấp tại một Trung tâm trọng tài theo quy định của Luật Trọng tài thương mại 2010 và quy tắc của Trung tâm trọng tài đó.

Đặc điểm của trọng tài quy chế:

Thr nhất, trọng tài quy chế được tơ chức đưới hình thức các Trung tâm trọng tài. Trung tâm trọng tài là tổ chức phi chính phủ, khơng nằm trong hệ thống cơ quan Nhà nước.

Các Trung tâm trọng tài được thành lập theo sáng kiến của các trọng tài viên sau khi

được cơ quan Nhà nước có thâm quyền cho phép, chứ khơng phải được thành lập bởi Nhà nước. Các Trung tâm trọng tài không nằm trong hệ thống cơ quan quản lí Nhà nước (như trọng tài kinh tế trước đây), cũng không ở trong hệ thống cơ quan xét xử Nhà nước (như

toà án kinh tế hiện nay). Trung tâm trọng tài hoạt động khơng vì mục đích lợi nhuận. Hoạt động của Trung tâm trọng tài theo nguyên tắc tự trang trải mà khơng được cấp kinh phí hoạt động từ ngân sách Nhà nước. Trọng tài viên duy nhất hoặc Hội đồng trọng tài không nhân danh quyền lực Nhà nước mà nhân danh người thứ ba độc lập ra phán quyết.

Là to chức phi chính phủ nhưng các Trung tâm trọng tài vẫn luôn đặt dưới sự quản lí

và hỗ trợ của Nhà nước. Nhà nước là chủ thể quản lí đối với các Trung tâm trọng tài

thông qua việc ban hành các văn ban pháp luật tao cơ sở pháp lí cho việc tơ chức và hoạt

động của các Trung tâm trọng tài. Ngoài ra, việc quản lí Nhà nước đối với trọng tài thương mại cịn được thực hiện thơng qua hoạt động quản lí của hệ thống cơ quan Nhà

</div><span class="text_page_counter">Trang 28</span><div class="page_container" data-page="28">

nước có thâm quyền trong việc cấp; thay đổi, bố sung hay thu hồi giấy phép thành lập,

giấy đăng kí hoạt động của các Trung tâm trọng tài thương mại...

Trong quá trình hoạt động, các Trung tâm trọng tài cũng cần có sự hỗ trợ của Nhà

nước trên nhiều phương điện. Trọng tài thương mại là cơ quan “tài phán tư”, không nhân

danh quyền lực Nhà nước. Bởi vậy, ở Việt Nam cũng như các nước trên thế giới, hoạt

động của các Trung tâm trọng tài cần thiết phải có sự hỗ trợ của Nhà nước. Sự hỗ trợ của

Nhà nước đối với hoạt động của trọng tài thương mại được thể hiện rõ nét, như: hỗ trợ chỉ định, thay đôi trọng tài viên; hỗ trợ trong việc xem xét lại quyết định của Hội đồng trọng

tài; hỗ trợ trong việc quyết định áp dụng biện pháp khan cấp tạm thời; hỗ trợ trong việc |

huỷ hoặc không huỷ quyết định trọng tài; hỗ trợ trong việc cưỡng chế thi hành quyết định <small>trọng tài...</small>

Thứ hai, các Trung tâm trọng tài có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản

riêng”" tồn tại độc lập với nhau. Trung tâm trọng tài là tổ chức có tư cách pháp nhân, đáp ứng đầy đủ các điều kiện của pháp nhân quy định tại Điều 74 Bộ luật Dân sự 2015 bao gồm:

<small>+ Được thành lập theo quy định của Bộ luật này, luật khác có liên quan;</small>

+ Có cơ cấu tô chức theo quy định tại Điều 83 của Bộ luật Dân sự 2015;

— + Có tài sản độc lập với cá nhân, pháp nhân khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản

<small>của mình;</small>

<small>+ Nhân danh mình tham gia quan hệ pháp luật một cách độc lập.</small>

Mỗi Trung tâm trọng tài là một pháp nhân, tồn tai độc lập và bình đẳng với các

<small>Trung tâm trọng tài khác. Trung tâm trọng tài được thành lập Chi nhánh, Văn phịng đại</small>

diện ở trong và ngồi nước. |

Ngồi sự độc lập, bình dang và quan hệ hợp tác (nếu có) giữa các Trung tâm trọng tài khơng tồn tại quan hệ phụ thuộc mang tính hành chính trong cơ quan tài phán hành chính như cấp trên, cấp đưới. Sự khác biệt này về tổ chức của trọng tài thương mại (cơ

quan tài phán tư) so với hệ thống tổ chức của Tồ án (cơ quan tài phán cơng) dẫn đến tính đặc thù của tố tụng trọng tài trong việc áp dụng nguyên tắc xét xử một lần.

Thứ ba, tơ chức và quản lí ở các Trung tâm trọng tài đơn giản, gọn nhẹ. Trung tâm

trọng tài có Ban điều hành và Ban thư ký. Cơ cấu, bộ máy của Trung tâm trọng tài do điều lệ của Trung tâm trọng tài quy định. Ban điều hành Trung tâm trọng tài gồm có Chủ

tịch, một hoặc các Phó Chủ tịch, có thể có Tổng thư ký do Chủ tịch Trung tâm trọng tài

<small>cử. Chủ tịch Trung tâm trọng tài là trọng tài viên. Trung tâm trọng tài có danh sách trọng</small>

<small>4 Xem: Khoản 1 Điều 27 Luật Trọng tài thương mại 2010</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 29</span><div class="page_container" data-page="29">

tài viên. Các trọng tài viên tham gia vào việc giải quyết tranh chấp khi được chọn hoặc

<small>chỉ định.</small>

Thứ tw, mỗi Trung tâm trọng tài tự quyết định về lĩnh vực hoạt động có quy tắc tố tụng riêng. Mỗi Trung tâm trọng tài tự xác định về lĩnh vực hoạt động của minh tuỳ thuộc vào khả năng chuyên môn của đội ngũ trọng tài viên và phải được ghi rõ trong điều lệ và Trung tâm trọng tài. Trong quá trình hoạt động, các Trung tâm trọng tài có quyền mở rộng hoặc thu hẹp phạm vi lĩnh vực hoạt động, nhưng phải được sự chấp thuận của cơ quan Nhà nước có thâm qun.

Là tổ chức phi chính phủ, các Trung tâm trọng tài tồn tại độc lập với nhau, vừa hop

tác, vừa cạnh tranh cùng nhau. Bên cạnh chất lượng của các trọng tài viên, sự đơn giản và

linh hoạt của quy tắc tố tụng cũng là yếu tô tạo ra sự hấp dẫn của mỗi Trung tâm trọng tài

trước các khách hàng. Bởi vậy, mỗi Trung tâm trọng tai đều có điều lệ riêng, đặc biệt là

quy tắc tố tụng được xây dựng căn cứ vào đặc thù về tổ chức, hoạt động của Trung tâm <small>trọng tài và không trái với quy định của pháp luật trọng tài thương mại. Khi giải quyết</small>

tranh chấp, Hội đồng trọng tài hoặc trọng tài viên duy nhất phải tuân thủ theo quy tắc này. Thứ năm, hoạt động xét xử của Trung tâm trọng tài được tiễn hành bởi các trọng tài

<small>viên của Trung tâm.</small>

Mỗi Trung tâm đều có danh sách riêng về trọng tài viên của Trung tâm. Việc chọn

hoặc chỉ định trọng tài viên tham gia Hội đồng trọng tài hoặc trọng tài viên đuy nhất để

giải quyết vụ tranh chấp chỉ được giới hạn trong danh sách trọng tài viên của Trung tâm

trọng tài. Vì vậy, hoạt động xét xử của Trung tâm trọng tài chỉ được tiến hành bởi các trọng tài viên của Trung tâm. Điểm này có sự khác biệt so với giải quyết tranh chấp

<small>thương mai tại trọng tai vụ việc.</small>

<small>Xét trên phương diện phạm vi cả nước, ngoài các Trung tâm trọng tai thì cịn có</small>

Hiệp hội trọng tài. Hiệp hội trọng tài là tổ chức xã hội - nghề nghiệp của trọng tài viên và

<small>Trung tâm trọng tài trong phạm vi cả nước. Việc thành lập và hoạt động của Hiệp hội</small>

trọng tài được thực hiện theo quy định của pháp luật về hội nghề nghiệp.”

Tổ chức trọng tài nước ngoài đã thành lập và đang hoạt động hợp pháp tại nước

ngồi, tơn trọng Hiến pháp và pháp luật của Việt Nam thì được phép hoạt động tại Việt

<small>Nam theo quy định của Luật Trọng tài thương mại 2010. Tổ chức trọng tài nước ngoàihoạt động tại Việt Nam dưới các hình thức sau đây: (i) Chi nhánh của tổ chức trong tai</small>

<small>r xẻ os v ` ops Ũ a r xẻ r ` + 36</small>

<small>nước ngồi, (ti) văn phịng đại điện của tơ chức trọng tài nước ngồi.”</small>

<small>°° Xem: Điều 22 Luật Trọng tài thương mại 2010.3 Xem: Điều 74 Luật Trọng tài thương mại 2010.</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 30</span><div class="page_container" data-page="30">

Chi nhành là đơn vị phụ thuộc của tổ chức trọng tài nước ngoài, được thành lập và thực hiện hoạt động trọng tài tại Việt Nam theo quy định của pháp luật. Tổ chức trọng tài nước ngoài và chỉ nhánh của mình chịu trách nhiệm về hoạt động của chi nhánh trước

pháp luật Việt Nam. Tổ chức trọng tài nước ngoài cử một trọng tài viên là Trưởng Chi

nhánh. Trưởng Chi nhánh là người đại điện theo uỷ quyền của tổ chức trọng tài nước ngoài tại Việt Nam. Chi nhánh của tổ chức trọng tài nước ngoài tại Việt Nam được thực hiện các quyền và nghĩa vụ quy định tại Điều 76 Luật Trọng tài thương mại 2010.

Văn phòng đại diện là don vi phụ thuộc của tơ chức trọng tai nước ngồi được thành

lập và tìm kiếm, thúc đây cơ hội hoạt động trọng tài tại Việt Nam theo quy định của pháp luật. Tổ chức trọng tài nước ngoài phải chịu trách nhiệm về hoạt động của văn phòng đại

diện trước pháp luật. Văn phòng đại diện của tô chức trong tài thương mại nước ngoài tại Việt Nam thực hiện các quyền và nghĩa vụ theo quy định tại Điều 78 Luật Trọng tài

thương mại 2010. |

1.5.2. Phương thức giải quyết tranh chấp bằng hoà giải

Hoà giải đã tồn tại rất lâu đời ở Việt Nam, là nét văn hoá đặc trưng trong các cộng đồng người Việt có sự tham gia của người trung gian để đối thoại, thương lượng, tìm tiếng nói chung giữa các bên có tranh chấp nhằm giải quyết các bất đồng, hàn gắn những mối quan hệ gia đình, làng xóm hoặc giữa các cộng đồng, tộc người, làng bản trên đưới. Đây cũng là nét đặc trưng của lịch sử một dân tộc ln phải đồn kết, chung lưng đấu cật chống thiên tai, chống giặc ngoại xâm và cùng cần mẫn kiếm sống và lao động sản xuất. Hồ giải được lựa chọn, phát triển vì khởi nguồn từ văn hóa hồ hiếu của dân tộc như:

“Dĩ hoà vi quý”, “Hoà cả làng”, “Một điều nhịn, chín điều lành”,... khơng muốn đưa các

tranh chấp ra trước co quan tài phán, sợ mắt tình nghĩa và đơi khi cịn bị thiệt thoi: “Vơ phúc đáo tụng đình”, vì khơng muốn “Chuyện bé xé ra to”, “Vạch áo cho người xem

lưng” mà chủ yếu là “đóng cửa bảo nhau”. Hoà giải là hành vi thuyết phục các bên đồng ý

chấm đứt xung đột hoặc xích mich một cách ôn thoa;*” hoà giải cũng là giải quyết các tranh chấp, bất đồng giữa hai hay nhiều bên tranh chấp bằng việc các bên dàn xếp, thương lượng với nhau có sự tham gia của bên thứ ba. Hồ giải cịn được hiểu ở góc độ rộng hơn là một q trình, trong đó bên thứ ba giúp hai bên tranh chấp ngồi lại với nhau để cùng giải quyết van đề của ho;*’ hoà giải được coi là sự nối tiếp của q trình thương lượng, trong đó các bên cố gắng làm điều hoà những ý kiến bất đồng. Người, tổ chức

<small>3” Xem; Từ điển tiếng Việt của Nhà Xuất bản Khoa học Xã hội phát hành năm 199538 Xem: Bách khoa toàn thư Việt Nam</small>

<small>° Xem: theo Hiệp hội hoà giải Hoa Kỳ</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 31</span><div class="page_container" data-page="31">

đứng ra hồ giải thường là có uy tín trong cộng đồng, hiểu biết về con người, phong tục, tập quán và bản chất của vụ việc có tranh chấp, có hiểu biết về tâm lý, có kỹ năng thương thuyết, phân tích, thuyết phục và thường là tình nguyện đứng ra hoà giải vụ việc.

Như vậy, hoà giải là phương thức giải quyết tranh chấp với sự tham gia của bên thứ ba làm trung gian hoà giải dé hỗ trợ, thuyết phục các bên tranh chấp tim kiếm các giải pháp nhằm loại trừ tranh chấp đã phát sinh."

Đặc điểm của hình thức giải quyết tranh chấp bằng hồ giải:

Thi nhất, việc giải quyết tranh chap bằng hoà giải đã có sự hiện điện của bên thứ ba

(do các bên tranh chấp lựa chọn) làm trung gian để trợ giúp các bên tìm kiếm giải pháp tối ưu nhằm loại trừ tranh chấp.

Chủ thể của hoạt động giải quyết tranh chấp bằng phương thức hoà giải ngoài các

bên tranh chấp cịn có người trung gian hồ giải (người thứ ba). Bên thứ ba là cá nhân, pháp nhân cần phải hội đủ những phẩm chất nhất định, như: có trình độ chuyện mơn,

nghiệp vụ; am hiểu pháp luật, có kinh nghiệm thực tiễn và có sự độc lập, trung lập với các

bên tranh chấp. Người trung gian hoà giải khơng thé có lợi ích liên quan hoặc xung đột -với lợi ích của các bên tranh chấp.

Người thứ ba được các bên lựa chon làm trung gian hoà giải có vai trị quan trọng và

giữ vị trí trung tâm mặc dù quyết định cuối cùng vẫn thuộc về các bên tranh chấp. Tuy nhiên, bên thứ ba làm trung gian hồ giải khơng có quyền quyết định hay áp đặt bất cứ vấn đề gì nhằm ràng buộc các bên tranh chấp. Quyền quyết định cuối cùng vẫn thuộc về các bên tranh chấp khi họ thống nhất được ý chí với nhau về giải quyết vụ tranh chấp trên

cơ sở hướng dẫn trợ giúp của người thứ ba làm trung gian hồ giải. Tuy cùng có sự tham gia của người thứ ba vào quá trình giải quyết tranh chấp nhưng hoà giải (ngoài tố tụng)

khác với phương thức giải quyết tranh chấp bằng trọng tài hay Tồ án bởi vai trị của

người thứ ba. Trọng tài hay Toà án với tư cách người thứ ba tham gia vào giải quyết vụ tranh chấp lại có quyền ra phán quyết để ràng buộc các bên tranh chấp phải thực hiện theo các nội dung của phán quyết đã được đưa ra.

Tứ hai, q trình hồ giải các bên tranh chấp không chịu sự chi phối bởi các quy định có tính khn mẫu bắt buộc của pháp luật về thủ tục hoà giải. Pháp luật Việt Nam hiện hành khơng có quy định nào ràng buộc, chỉ phối đến cơ chế hoà giải ngoài các quy định có tính chất ghi nhận hồ giải là phương thức giải quyết tranh chấp được các bên tranh chấp ưu tiên lựa chọn để giải quyết tranh chấp phát sinh.

<small>'° Xem: Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Luật Thương mại Việt Nam tập 2, Nxb. Tư pháp, Hà Nội, 2018, tr.323.</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 32</span><div class="page_container" data-page="32">

Thứ ba, kết quả hoà giải thành được thực thi cũng hoàn toàn vào sự tự nguyện của

các bên tranh chấp mà khơng có bất kì cơ chế pháp lí nào bảo đảm thi hành những cam kết của các bên trong quá trình hồ giải. Đây là điểm giống với hình thức giải quyết tranh chấp bằng thương lượng vì xét về bản chất giải quyết tranh chấp bằng hoà giải thực chất vẫn được thực hiện bởi có chế tự giải quyết và hoàn toàn dụa trên cơ sở tự nguyện của các bên tranh chấp. Tuy nhiên, cũng cần phân biệt hoà giải với sự tham gia của bên thứ ba được các bên lựa chọn (hoà giải ngoài tố tụng) và hoà giải được tiến hành tại Toà án hay trọng tài (hoà giải trong tố tụng).ˆ” Mặc dù vậy, hoạt động hồ giải thơng thường được tiến hành theo các bước nhằm đạt được hiệu quả giải quyết các tranh chấp giữa các bên như trao đổi thông tin, tài liệu, lựa chọn hội đồng, các ý kiến tham vấn của người trung gian hoà giải... Kết quả của phiên hoà giải cần được ghi nhận bằng văn bản có đầy đủ chữ

ký của người đại điện các bên tranh chấp. Văn bản thoả thuận này có giá trị ràng buộc các

bên và các bên phải tôn trọng, tự nguyện thực hiện như đã cam kết.” Giải quyết tranh

chấp bằng hồ giải có nhiều ưu điểm bởi tính đơn giản, thuận tiện, nhanh chóng, sự linh

hoạt, ít tốn kém, ít chịu sự chỉ phối của các nguyên tắc hay hoạt động của các cơ quan

công quyền. Đặc biệt với sự tham gia của người thứ ba vừa đảm bảo sự hiểu biết chuyên môn ở lĩnh vực tranh chấp và đáp ứng niềm tin của các bên góp phần khơng nhỏ tạo nên

sự thành cơng của phiên hồ giải trong các tranh chấp. Tuy nhiên, hiệu quả trên thực tế của phương thức giải quyết tranh chấp bằng hồ giải cịn gắn liền với các thành tố khác

như ý thức thực hiện các cam kết, thoả thuận hay trung thực và thiện chí của các bên.

1.5.3. Phương thức giải quyết tranh chấp bằng thương lượng

Thương lượng là phương thức giải quyết tranh chấp xuất hiện sớm nhất, và phổ biến

nhất được các bên tranh chấp áp dụng để giải quyết mọi tranh chấp phát sinh trong đời sống xã hội. Phương thức giải quyết tranh chấp này thường được các chủ thể kinh doanh lựa chọn rhỗi khi có tranh chấp phát sinh, bởi sự đơn giản của phương thức thực hiện, ít

tốn kém, lại khơng bị ràng buộc bởi những thủ tục pháp lí phức tạp, uy tín, bí mật trong

kinh doanh được bảo đảm tối đa và mức độ phương hại đến mối quan hệ hợp tác giữa các bên cũng thấp, thậm chí cịn tăng cường sự hiểu biết, hợp tác lẫn nhau sau khi thương <small>lượng thành công.</small>

<small>*! Xem: Học viện Tư pháp, Kĩ năng giải quyết các vụ án kinh té, Nxb. Thống kê, Hà Nội, 2004, tr.236.</small>

<small>i Xem: PGS.TS. Trần Dinh Hảo, Hoà giải/thương lượng - Lựa chọn biện pháp giải quyét tranh chấp. kinh doanh,Ký yếu hội thảo Giải quyết tranh chấp kinh doanh và phá sản doanh nghiệp, Trung tâm nghiên cứu và hé trợ pháp lí,</small>

<small>Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Nxb. Giao thông vận tải (6/2000); TS. Phan Chí Hiếu, Tranh chấphop dong và các phương thức gidi quyết tranh chấp hợp đồng, Tap bài giảng, Trường Dai học Luật Hà Nội, 1999.</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 33</span><div class="page_container" data-page="33">

Như vậy, thương lượng là phương thức giải quyết tranh chấp thông qua việc các bên tranh chấp cùng nhau bàn bạc, tự dan xếp, tháo gỡ những bắt đồng phát sinh để loại bỏ tranh chấp mà khơng can có sự trợ giúp hay phán quyết của bắt kì bên thứ ba nào."

<small>. Qua khái niệm trên, ta rút ra được những đặc điểm của phương thức giải quyết tranh</small>

chấp bằng thương lượng như sau:

Thứ nhất, phương thức giải quyết tranh chấp này được thực hiện bởi cơ chế giải quyết nội bộ (co chế tự giải quyết) thông qua việc các bên tranh chấp gặp nhau bàn bạc, thoả thuận dé tự giải quyết những bat đồng phát sinh mà khơng cần có sự hiện diện của bên thứ ba để trợ giúp hay ra phán quyết. Điều kiện để thương lượng một tranh chấp, trước hết phải xem xét thoả mãn: có tranh chấp xảy ra, các bên mong muốn loai bỏ mâu thuẫn, khắc phục tổn thất, tiếp tục duy trì quan hệ hợp tác và các bên đều có tinh thần

<small>thiện chí, nhân nhượng, tơn trọng và giữ gìn uy tín cho nhau.</small>

Thứ hai, quá trình thương lượng giữa các bên cũng khơng chịu sự ràng buộc của bất

kì ngun tắc pháp lí hay những quy định mang tính khn mẫu nào của pháp luật về thủ

tục giải quyết tranh chấp. Pháp luật Việt Nam mới chỉ dừng lại ở việc ghi nhận thương lượng là một phương thức giải quyết tranh chấp mà khơng có bất kì quy định nào chỉ phối

đến cơ chế giải quyết tranh chấp bằng thương lượng.

Tứ ba, việc thực thi kết quả thương lượng hoàn toàn phụ thuộc vào sự tự nguyện của mỗi bên tranh chấp mà khơng có bất kì cơ chế pháp lí nào bảo đảm việc thực thi đối

với thoả thuận của các bên trong quá trình thương lượng. Giải quyết tranh chấp bằng

phương thức thương lượng là sự thể hiện quyền tự do thoả thuận, tự do định đoạt của các

bên tranh chấp. Các bên tự đề xuất các giải pháp và thoả hiệp với nhau theo trình tự, thủ

tục tự chọn để giải quyết các bất đồng phát sinh mà khơng có sự tham gia hay can thiệp của bất kì cơ quan Nhà nước nào. Việc thương lượng có thé thực hiện bằng nhiều cách như: thương lượng trực tiếp, thương lượng gián tiếp và kết hợp cả hai cách thức trên. Mỗi

<small>một cách thức thương lượng có tính ưu việt và hạn chế nhất định. Vì vậy, khi tiến hành</small>

thương lượng giải quyết những mâu thuẫn trong tranh chấp các bên can có quan điểm,

<small>thái độ, ý chí, thiện chí và ý thức để giải quyết tốt những mâu thuẫn phát sinh tránh kéo</small>

đài hay bề tắc. Khi một hoặc các bên tranh chấp thiếu sự hiểu biết về lĩnh vực đang tranh chấp, không nhận thức được vị thế của mình về khả năng thắng thua nếu phải theo đuổi

<small>vụ kiện tại cơ quan tài phán hoặc khơng có thái độ nỗ lực hợp tác, thiếu sự thiện chí, trungthực trong q trình thương lượng thì khả năng thành công là rất mong manh, mục tiêu và</small>

kết quả thương lượng thường không đạt được.

<small>' Xem: Trường Dai học Luật Hà Nội, Giáo trình luật thương mại Việt Nam tap 2, Nxb. Tư pháp, Hà Nội 2018</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 34</span><div class="page_container" data-page="34">

CHUONG II: QUY DINH CUA PHAP LUAT VIET NAM VE PHUONG THUC GIAI QUYET TRANH CHAP NGOAI TOA AN

2.1. Quy định của pháp luật về gai quyết tranh chấp bang trong tài thương mại Trọng tài phi chính phủ đã xuất hiện ở Việt Nam từ những năm 60 của thế ki 20“ và đã được các chủ thể kinh đoanh trong nước, ngoài nước biết đến như một hình thức giải quyết tranh chấp nhanh chóng, hiệu quả. Có được điều này là bởi pháp luật điều chỉnh hoạt động trong những năm qua đã khá hoàn thiện. Hiện tại, các văn bản pháp luật điều chỉnh hoạt động trọng tài là Luật Trọng tài thương mại 2010 hầu như tương thích với các quy định của Luật mẫu về trọng tài thương mại quốc tế (sửa đổi năm 2006) và luật trọng tài của nhiều nước trên thế giới.

2.1.1. Nguyên tắc giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại

Nguyên tắc giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại là tư tưởng chỉ đạo

xuyên suốt mà trọng tài cần phải tuân thủ khi thụ lí giải quyết tranh chấp. Nếu vi phạm nguyên tắc, việc giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại sẽ vi phạm pháp luật và khơng có giá trị đối với các chủ thể tham gia, không được Nhà nước bảo hộ. Cụ thê, theo

Điều 4 Luật Trọng tài thương mại 2010, các nguyên tắc giải quyết tranh chấp bằng trọng

tài thương mại bao gồm: |

*) Trọng tài viên phải tôn trọng thoả thuận của các bên nếu thỏa thuận đó khơng vi phạm điều cắm và trái dao đức xã hội |

Đây là nguyên tắc cốt lõi của toàn bộ quá trình tố tụng trọng tài, thể hiện sự tự do ý chí của các chủ thê khi lựa chọn trọng tài là phương thức giải quyết tranh chấp. Khác với phương thức giải quyết tranh chấp bằng Toà án, khi giải quyết tranh chấp bằng trọng tài, các bên tranh chấp có quyền tự do thoả thuận lựa chọn hình thức trọng tài, Trung tâm

trọng tài, trọng tài viên,... sẽ giải quyết tranh chấp cho mình. Việc thoả thuận lựa chọn

<small>trọng tài của các bên được lập thành văn bản, hoặc các hình thức khác có giá trị tươngđương văn bản, gọi là thoả thuận trọng tài. Quy định này không chỉ được ghi nhận ở Luật</small>

<small>Trọng tài thương mại 2010 của Việt Nam mà còn được ghi nhận ở luật trọng tài của một</small>

số nước trên thế giới.” Thoả thuận trong tài thể hiện ý chí muốn giải quyết tranh chap của

cả hai bên" và có thé lập trước hoặc sau khi phát sinh tranh chấp.” Nếu lập trước khi

<small>“4 Xem; Hội đồng trọng tài ngoại thương ra đời năm 1963 theo Nghị định 59/CP ngày 30/04/1963 và Hội đồng trọng</small>

<small>tài hàng hải ra đời năm 1964 theo Nghị định số 153/CP ngày 05/10/1964 của Hội đồng Chính phủ.</small>

<small>“5 Xem: Khoản 2 Điều 16 Luật Trọng tài thương mại 2010, Điều 7(2) Luật mẫu, Điều 5 Luật Trọng tài Anh 1996,Điều 1443 Luật Trọng tài Pháp, Điều 178 Luật Trọng tài Thuy Sĩ, Điều 1031 Luật Trọng tài Đức.</small>

<small>“© Xem: Điều 7 Luật mẫu, Điều 6 Luật Trọng tài Anh 1996, Điều 1442 Luật Trọng tài Pháp, Điều 1029 Luật Trọng</small>

<small>tài Đức.</small>

<small>“7 Xem: Khoản 2 Điều 3 Luật Trọng tài thương mại 2010.</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 35</span><div class="page_container" data-page="35">

tranh chấp phát sinh, thoả thuận trọng tài có thể là một điều khoản của hợp đồng, nằm trong hợp đồng nhưng có tính độc lập với hợp đồng. Việc thay đổi, gia hạn, huỷ bỏ hợp đồng, hợp đồng vô hiệu hoặc không thé thực hiện được không làm mắt hiệu lực của thoả thuận trọng tài, trừ trường hợp nguyên nhân dẫn đến hợp đồng vô hiệu cũng là nguyên nhân khiến thoả thuận trọng tài vô hiệu. Đây là quy định khá đặc biệt, vì điều khoản trọng tài là điều khoản về tố tụng, không phải là điều khoản về nội dung hop đồng, do vậy hoa toàn độc lập với hợp đồng. Nếu lập sau khi tranh chấp phát sinh, thoả thuận trọng tài được

lập dưới hình thức một thoả thuận riêng, thường là văn bản phụ lục hợp đồng, gắn kèm và

phát sinh hiệu lực cùng với giá trị của hợp đồng chính. Dù lập trước hoặc sau khi phát sinh tranh chấp, thoả thuận trọng tài cũng có giá trị trao quyên giải quyết tranh chấp giữa

<small>các bên cho trọng tài và trọng tài phải tôn trọng thoả thuận này khi được các bên lựa chọn.</small>

Ngoài thoả thuận lựa chọn trọng tài là phương thức giải quyết tranh chấp cho mình, các bên khi giải quyết tranh chấp bằng trọng tài có quyền thoả thuận địa điểm xét xử, thời

gian xét xử, ngôn ngữ xét xử, quy tắc tố tụng.... và trọng tài phải tộn trọng sự lựa chọn đó,

miễn là thoả thuận của các bên không vi phạm điều cấm và không trái đạo đức xã hội.

<small>*) Trọng tài viên phải độc lập, khách quan, vô tư và tuân theo quy định của pháp</small>

Nguyên tắc khi giải quyết tranh chấp các trọng tài viên phải độc lập, khách quan, vô tư và tuân theo pháp luật là một ngun tắc khơng mang tính đặc thù của giải quyết tranh chấp bằng trọng tài. Nguyên tắc được ghi nhận tại Hiến pháp 2013 (Khoản 2 Điều 103). Luật Tổ chức Toà án nhân dân 2014 (Khoản 1 Điều 9), Bộ luật Tố tụng dân sự 2015

(Điều 12): “Tham phan, Hội thẩm nhân dân xét xử vu án dân sự, Tham phán giải quyết

việc dan sự độc lập và chỉ tuân theo pháp luật”. Điều này là dễ hiểu, bởi lẽ một khi tranh

chấp phát sinh, các bên tranh chấp ln tìm mọi cách để bảo vệ tối đa quyền lợi của mình,

<small>do vậy họ ln có xu hướng khai khơng đúng sự thật khách quan. Trọng tài viên là người</small>

được các bên tranh chấp tin tưởng và được tim đến như một lẽ tất nhiên phải thực sự khách quan, độc lập vô tư với các bên để có thể giải quyết vụ việc đúng sự thật khách quan, đưa ra phán quyết đúng pháp luật, giải quyết được tranh chấp phát sinh giữa các <small>bên.</small>

Đây là nguyên tắc đảm bảo việc xét xử của trọng tài nói riêng và cơ quan tài phán

<small>nói chung khách quan, vô tư, đúng pháp luật; là cơ sở quan trọng trong việc tuyên những</small>

phán quyết, bản án, quyết định đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của các bên. Nguyên tắc trọng tài viên độc lập, khách quan, vô tư, chỉ tuân theo quy định của pháp luật không

<small>chỉ được ghi nhận ở Luật Trọng tài thương mại 2010 hiện hành, mà đã được ghi nhận từ</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 36</span><div class="page_container" data-page="36">

những văn bản trước đây về trọng tài.” Nguyên tắc đã tao niềm tin dé các chủ thé kinh đoanh khi phát sinh tranh chấp lựa chọn trọng tài hay Toà án là cơ quan giải quyết cho

| Tuy không phải là nguyên tắc đặc trưng của giải quyết tranh chấp bang phương thức

trọng tài thương mại nhưng việc ghi nhận tính khách quan, độc lập, vơ tư và tn theo quy ©

định pháp luật của trọng tài viên là nguyên tắc cơ bản của quá trình giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại cũng có ý nghĩa nhất định. Đó là sự nhân mạnh nghĩa vụ của những trọng tài viên, cũng là sự đề cao đạo đức nghề nghiệp của mỗi trọng tài viên.

*) Các bên tranh chấp déu bình đẳng về qun và nghĩa vụ. Hội đơng trọng tài có trách nhiệm tạo điều kiện để họ thực hiện các quyễn và nghĩa vụ của mình

Nguyên tắc các bên tranh chấp bình dang về quyền và nghĩa vụ cũng khơng phải là nguyên tắc riêng của trọng tài mà là nguyên tắc chung của tố tụng. Luật Tổ chức Toà án nhân dân 2014 quy định: “Tòa án xét xử theo nguyên tắc mọi người đều bình đẳng trước pháp luật, khơng phân biệt dân tộc, giới tinh, tín ngưỡng, tơn giáo, thành phan xã hội, dia

vị xã hội; ca nhân, cơ quan, tơ chúc đều bình dang trước Toa dn” (Điều 12). Bộ luật Tó

tụng Dân sự 2015 quy định: “7Trong to tụng dân sự mọi người đều bình đẳng trước pháp

luật, khơng phân biệt dân tộc, giới tính, tín ngưỡng, tơn giáo, thành phần xã hội, trình độ văn hóa, nghệ nghiệp, địa vị xã hội. Mọi cơ quan, tổ chức, cá nhân đều bình đẳng trong

việc thực hiện quyền và nghĩa vụ to tụng tước Tòa án. Toa án có trách nhiệm bảo dam

ngun tắc bình đẳng trong việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của cơ quan, tổ chức, cd

nhân trong té tụng dân sự”.

Việc quy định nguyên tắc này thực sự có ý nghĩa đối với các bên tranh chấp, bởi vì, : nếu khơng đảm bảo quyền bình đẳng giữa các bên trong tố tụng, quyền lợi của các bên tranh chấp sẽ không được bảo đảm. Ví dụ: một cơng ty Nhà nước có vốn lớn, thuộc sở hữu và chịu sự quản lí trực tiếp của Nhà nước, ngành nghề kinh doanh đa dạng.... khi có tranh chấp với một doanh nghiệp tư nhân có vốn nhỏ, ngành nghề kinh doanh đơn giản, trực thuộc địa phương quản lí,... cả hai bên tranh chấp đều có quyền và nghĩa vụ ngang nhau trước pháp luật. Khi đã đưa ra tranh chấp ra giải quyết tại trọng tài, họ sẽ là nguyên

đơn, bị đơn của vụ kiện; có các quyên và nghĩa vụ tương ứng theo luật định mà khơng có

<small>8 Xem: Điều 6 Nghị định 116/CP ngày 05/09/1994 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của trọng tài kinh tế;</small>

<small>Điều 9 Điều lệ tổ chức Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 204/TTg ngày</small>

<small>28/04/1993 của Thủ tướng Chính phủ về tổ chức Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam; Khoản 2 Điều 3 Pháp lệnhtrọng tài thương mại 2003.</small>

<small>* Xem: Điều 8 Bộ luật Tế tụng Dân sự 2015</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 37</span><div class="page_container" data-page="37">

sự phân biệt vốn nhiều hay ít, ngành nghề kinh doanh đa dạng hay đơn giản, thuộc sở hữu

<small>Nhà nước hay thuộc sở hữu tư nhân,...</small>

*) Giải quyết tranh chấp bằng trọng tài được tiễn hành không công khai, trừ trường

<small>hợp các bên có thỏa thuận khác</small>

Nguyên tắc xét xử khơng cơng khai (hay xét xử “kín”) của tố tụng trọng tài được hiểu là: phiên họp giải quyết tranh chấp của trọng tài được tiến hành không công khai, chỉ những người có quyền và nghĩa vụ liên quan đến vụ tranh chấp mới được quyền tham dự.

Do vậy, tất cả những chủ thể khơng có quyền và nghĩa vụ liên quan đến vụ tranh chấp sẽ

không được quyền tham dự, không được đưa tin, chụp ảnh, viết bài,... về vụ tranh chấp đang được trọng tài giải quyết. Nguyên tắc này khiến cho việc giải quyết tranh chấp tại

trọng tài có thể đảm bảo được bí mật và giữ được uy tín của các bên tranh chấp, là ưu

điểm của tố tụng trọng tài so với tố tụng Tồ án. Ngun tắc xét xử khơng cơng khai của tố tụng trọng tài đối lập với nguyên tắc xét xử cơng khai của tố tụng Tồ án, bởi vì nguyên tắc xét xử của Toà án là xét xử kịp thời, cơng bằng và cơng khai, mọi người đều

có quyền tham dự, trừ trường hợp đặc biệt cần giữ bí mật Nhà nước, giữ gìn thuần phong <small>mĩ tục của dân tộc, bảo vệ người chưa thành niên hoặc giữ bí mật nghề nghiệp, bí mậtkinh doanh, bí mật cá nhân, bí mật gia đình của đương sự theo u cầu chính đáng của họ</small> thi Tồ án có thé xét xử kín.”? Chính ưu điểm có thé đảm bảo được bí mật và giữ uy tín

_của các bên tranh chấp thông qua nguyên tắc xét xử không công khai mà trọng tài trở thành hình thức giải quyết tranh chấp được các chủ thể kinh doanh trên thế giới ưa chuộng và sử dụng phổ biến. Tuy nhiên, ở Việt Nam, vì nhiều nguyên nhân, trọng tài vẫn chưa được nhiều chủ thể kinh đoanh biết và tin tưởng lựa chọn để giải quyết tranh chấp cho mình khi tranh chấp xảy ra.”

<small>Pháp luật Việt Nam tuy đã ghi nhận tính khơng cơng khai của giải quyết tranh chấp</small>

bằng trọng tài nhưng sự ghi nhận đó cịn chưa đầy đủ, chưa bao quát hết nội dung của nguyên tắc này. Nhiều điều khoản trong Luật Trọng tài thương mại 2010 đã ghi nhận việc

<small>bảo đảm tính bí mật và khơng cơng khai trong tố tụng trọng tài. Ví dụ, giữ bí mật nội</small>

dung vụ tranh chấp mà mình giải quyết, trừ trường hợp phải cung cấp thông tin cho cơ quan nhà nước có thẳm quyền theo quy định của pháp luật (Khoản 5 Điều 21). Nội dung vụ việc tranh chấp ở đây là gì, được hiểu như thế nào, chỉ bao gồm quan hệ phát sinh

<small>tranh châp hay cả các chủ thê của các bên tranh châp, các tài liệu mà các bên gửi trình.</small>

<small>°° Xem: Khoản 3 Điều 103 Hiến pháp 2013, Khoản 2 Điều 11 Luật Tổ chức Toà án nhân dân 2014, Điều 15 Bộ luật</small>

<small>Tô tụng Dan sự 2015.</small>

<small>”! Xem; h class="text_page_counter">Trang 38</span><div class="page_container" data-page="38">

Các bên tham gia tranh chấp, những người có nghĩa vụ và quyền lợi liên quan, những

<small>người làm chứng được triệu tập tại phiên họp có nghĩa vụ giữ bí mật nội dung vụ tranh</small>

chấp khơng? Hay quy định tại Khoản 1 Điều 55, phiên họp giải quyết tranh chấp được

tiễn hành không công khai, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác. Các quy định pháp <small>luật Việt Nam dường như chi tập trung ghi nhận tính khơng cơng khai trong q trình</small>

điễn ra phiên họp giải quyết tranh chấp giữa các bên, chứ chưa có quy định nào về việc bảo mật thông tin trong q trình nghiên cứu hồ sơ hay thậm chí sau khi vụ việc kết thúc. Vấn đề này đang bị bỏ ngỏ tại các quy định về trọng tài tại Việt Nam. Do vậy, nguyên tắc

này vẫn chưa được áp dụng triệt dé.

*) Phán quyết trọng tài là chung thẩm (nguyên tắc xét xử một lan)

Nguyên tắc xét xử một lần là nguyên tắc đặc trưng của tố tụng trọng tài, đối lập với nguyên tắc đảm bảo xét xử sơ thâm, phúc thâm (Điều 6 Luật Tơ chức Tồ án nhân dân 2014) của tố tụng Toà án. Xét cử một lần nghĩa là khi trọng tài đã ra phán quyết, phán

quyết trọng tài là chung thâm, có hiệu lực thi hành ngay mà khơng có kháng cáo, kháng

nghị. Sở di trọng tài không tồn tại nguyên tắc xét xử sơ thâm, phúc thâm hay xét xử hai cấp như Tồ án, bởi vì các Trung tâm trọng tài là độc lập, khơng có trọng tài cấp trên và trọng tài cấp dưới. Các Trung tâm trọng tài cạnh tranh nhau để thu hút khách hàng và khơng có trung tâm nào có thắm quyền cao hơn dé xem xét lại phán quyết trọng tài của

trung tâm nào; khác với Toa án được tổ chức theo một hệ thống từ Toà án nhân dan tối

cao, Toà án nhân dân cấp cao, Toà án nhân dân cấp tỉnh đến Toà án nhân dân cấp huyện (Điều 3 Luật Tổ chức Toà án nhân dân 2014). Do vậy, xét xử một lần phù hợp với đặc

trưng của trọng tài, kế cả trọng tài thường trực hay trọng tài vụ việc. Nguyên tắc này

khiến việc giải quyết tranh chấp tại trọng tài kết thúc nhanh chóng, đứt điểm, tránh dây dưa quá dài vì phải trải qua nhiều cấp xét xử. Việc giải quyết tranh chấp tại trọng tài, vì vậy, có thể đáp ứng tốt yêu cầu của các bên khi đưa ra tranh chấp trọng tài và khiến trọng tài trở thành phương thức giải quyết tranh chấp được các chủ thể kinh doanh ưa chuộng. Tuy nhiên, với nguyên tắc này, các bên tranh chấp có thể khơng thực sự n tâm vì nếu.

phán quyết trọng tài sai, phán quyết đó vẫn có hiệu lực thi hành mà khơng có cơ hội sửa như bán án, quyết định của Tồ án. Điều này địi hỏi các trọng tài viên phải có trình độ

chun mơn giỏi; có kĩ năng, kinh nghiệm tranh tụng, đạo đức nghề nghiệp để đưa ra phán quyết chính xác, nhằm bảo đâm quyền lợi của các bên và giữ gìn uy tin, nghề nghiệp

<small>trọng tài viên của chính mình.</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 39</span><div class="page_container" data-page="39">

Tuy nhiên, phán quyết của trọng tài là chung thâm không có nghĩa là khơng có cơ chế giám sát hoạt động xét xử trọng tài. Việc Toà án xem xét huỷ hay không huý phán quyết của trọng tài được xem là cơ chế giám sát hoạt động của trọng tài.

Như vậy, các nguyên tắc giải quyết tranh chấp bằng trọng tài là những tư tưởng chỉ đạo xuyên suốt trong quá trình hoạt động của trọng tài, buộc các trọng tài viên cũng như các bên tham gia tranh tụng phải tuân thủ nghiêm túc khi giải quyết tranh chấp tại trọng

2.1.2. Tham quyền giải quyết tranh chấp của trọng tài thương mai

Theo quy định tại Điều 2 Luật Trọng tài thương mại 2010, trọng tài có thâm quyền giải quyết các tranh chấp sau:

*) Tranh chấp giữa các bên phát sinh từ hoạt động thương mại

Đây là loại tranh chấp phổ biến nhất thuộc thấm quyền của trọng tài. Cụ thé, các bên tranh chấp là các thương nhân khi kí kết các hợp đồng mua bán hàng hoá, hợp đồng cung ứng dịch vụ để phục vụ hoạt động sản xuất, kinh doanh, cung ứỨng,... có thé vi pham

quyền, nghĩa vụ và phát sinh tranh chấp. Tranh chấp nay được các bên lựa chon Toà án hoặc trọng tài; và nếu lựa chọn trọng tài, giữa họ phải có thoả thuận đưa ra trọng tài giải quyết. Việc các bên lựa chọn trọng tài đó chính là trao thắm quyền xét xử tranh chấp của

mình cho trọng tài; và chỉ cần được các bên lựa chọn thông qua thoả thuận trọng tài, thoả thuận trọng tài không vơ hiệu ? và có thé thực hiện được trên thực tế, trọng tài sẽ có thâm

quyền giải quyết.

Như vậy, thâm quyền giải quyết tranh chấp của trọng tài chỉ phụ thuộc vào loại

tranh chấp; không phụ thuộc vào lãnh thơ nơi bị đơn có trụ sở hoặc cư trú, không phụ

thuộc vào cấp xét xử, cũng không phụ thuộc vào vào sự lựa chọn của một bên. Đây là điểm làm cho thâm quyền giải quyết tranh chấp của trọng tài khác với thâm quyền giải quyết tranh chấp của Toà án,” là ưu điểm so với giải quyết tranh chấp thương mại tại Toà

*) Tranh chấp phát sinh giữa các bên trong đó ít nhất một bên có hoạt động thương

Ngoài thâm quyền giải quyết tranh chấp giữa các thương nhân với nhau phát sinh từ hoạt động thương mại, trọng tài có thâm quyền giải quyết tranh chấp giữa các bên trong đó ít nhất một bên có hoạt động thương mại. Đây là điểm mới của Luật Trọng tài thương

<small>mại 2010 so với Pháp lệnh Trọng tài thương mại 2003 và Nghị định 25/2004/NĐ-CP</small>

<small>®2 Xem: Điều 18 Luật Trọng tài thương mại 2010 quy định các trường hợp thoả thuận trọng tài vô hiệu> Xem: Điều 30, 31, 35, 36, 37, 38, 39, 40 Bộ Iuật Tô tụng Dân sự 2015</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 40</span><div class="page_container" data-page="40">

15/01/2004 quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Trọng tai thương mại; vi

theo các văn bản này, trọng tài chỉ có thẩm quyền giải quyết tranh chấp giữa các bên là cá nhân kinh doanh, tổ chức kinh doanh." Theo quy định này, nhiều tranh chấp phát sinh từ hoạt động thương mại nhưng chỉ có một bên là thương nhân hay tranh chấp phát sinh từ

quan hệ đầu tư góp vốn của các tơ chức, cá nhân khơng có đăng kí kinh doanh sẽ khơng

thuộc phạm vi thâm quyền của trọng tài thương mại; và như vậy sẽ hạn chế thấm quyền

giải quyết tranh chấp của trọng tài. Do đó, Luật Trọng tài thương mại 2010 quy định mở

rộng thâm quyền giải quyết tranh chấp cho trọng tài,” để trọng tài có thẩm quyền giải

quyết các tranh chấp giữa ít nhất một bên là thương nhân, có hoạt động thương mại là hợp lí và sẽ giúp trọng tài thu hút được nhiều khách hàng hơn.

*) Tranh chấp khác giữa các bên mà pháp luật quy định được giải quyết bằng Trọng

Trọng tài theo Luật Trọng tài thương mại 2010 cịn có thâm quyền giải quyết các tranh chấp khác giữa các bên mà pháp luật quy định được giải quyết bằng trọng tài. Quy

định này đã làm thống nhất hệ thống pháp luật Việt Nam, giúp các quy định pháp luật đi

vào thực tiễn. Cụ thé, trước Luật Trọng tài thương mại 2010, các văn bản pháp luật khác

đã quy định về hình thức giải quyết tranh chấp bằng trọng tài như: Luật Thương mại 2005 (Khoản 3 Điều 317) quy định trọng tài là một trong bốn hình thức giải quyết tranh chấp thương mại mà các bên lựa chọn để giải quyết tranh chấp; Luật Đầu tư 2005 (Điều 12) cũng quy định trọng tài là một trong bốn hình thức giải quyết tranh chấp liên quan đến hoạt động đầu tư tại Việt Nam; Luật Doanh nghiệp 2005 (Điều 107) cũng quy định trọng tài là một trong hai co quan có thâm quyền xem xét, huỷ bỏ quyết định của Đại hội đồng

cô đông trong các trường hợp luật định,... Tuy nhiên, Pháp lệnh Trọng tài thương mại

2003 không quy định trọng tài có thâm quyền giải quyết các tranh chấp khác mà các luật

chuyên ngành có quy định. Do vậy, đây là điểm mới đáng ghi nhận của Luật Trọng tài

thương mại 2010 so với các văn bản pháp luật trước đây khi trọng tài có thâm quyền giải quyết nhiều loại tranh chấp hơn, khiến hệ thống pháp luật đầy đủ và đồng bộ hơn.

Ngoài ra theo Luật Trọng tài thương mại 2010 quy định thâm quyền nhằm bảo vệ người tiêu dùng trong việc lựa chọn phương thức giải quyết tranh chấp. Cụ thể, Điều 17 Luật Trọng tài thương mại 2010 quy định: “Đối với các tranh chấp giữa nhà cung cắp

hang hóa, dịch vụ và người tiêu ding, mặc dù điêu khoản trọng tài đã được ghỉ nhận

<small>3 Xem: Khoản 3 Điều 2 Pháp lệnh Trọng tài thương mại 2003, Điều 2 Nghị định 25/2004/NĐ-CP</small>

<small>al Xem: TS. Nguyễn Thị Dung, Lê Huong Giang, Binh luận một sơ nội dung mới của Luật TTTM 2010, Tạp chí Luật</small>

<small>học, sô 6/2011.</small>

</div>

×