Tải bản đầy đủ (.doc) (9 trang)

Một số giải pháp tiến hành dạy tốt kỹ năng nghe

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (137.97 KB, 9 trang )

<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">

<b>A. PHẦN MỞ ĐẦU</b>

<b>I.Lý do chọn đề tài1. Cơ sở lý luận</b>

Mục tiêu của môn Tiếng Anh là nhằm hình thành và phát triển những kiến thức kỹ năng cơ bản về tiếng Anh và những phẩm chất trí tuệ cần thiết để tiếp tục học và đi vào cuộc sống, lao động. Ngày nay, nhằm phục vụ chính sách mở cửa đổi mới, hịa nhập với khu vực trên thế giới, đòi hỏi người giáo viên phải rèn luyện cho học sinh kỹ năng giáo tiếp tốt Tiếng Anh, đặc biệt là phải nghe tốt.

Cả bốn kỹ năng: Nghe, nói, đọc, viết đều được quan tâm và được phối hợp trong các bài tập và hoạt động trên lớp.

Nhưng một trong bốn kỹ năng đó, nghe là kỷ năng quan trọng, học sinh thường gặp khó trong q trình nghe. Trong thực tế, để có được kỹ năng nghe tốt Tiếng Anh thì người học ngoại ngữ phải có qúa trình luyện tập nghe thường xuyên, lâu dài với những hình thức và nội dung nghe khác nhau.

Tại sao nghe lại là việc khó với các em?

<b>2. Cơ sở thực tiễn</b>

Là giáo viên dạy bộ môn Tiếng Anh tại trường THCS Đông Hiệp, tôi cũng như các đồng nghiệp khác luôn mong muốn học sinh của mình có thể hiểu bài một cách nhanh nhất, chủ động nhất, đặc biệt các em có thể vận dụng những kiến thức đã học vào giao tiếp thực tế. Muốn được như vậy chúng ta cần phải không ngừng học hỏi và đổi mới phương pháp giảng dạy sao cho mỗi tiết lên lớp học sinh đều hứng thú tích cực học tập và nhớ được bài ngay tại lớp.

Xác định rõ được tầm quan trọng và những khó khăn của các em đối với những giờ học nghe, khi học sinh nghe giáo viên đọc, các em đã quen nghe với giọng điệu của giáo viên. Giáo viên có thể đọc chậm, dùng cử chỉ, hành động, hình ảnh để minh họa, vì thế việc nghe trở nên dễ dàng hơn. Nhưng khi các em nghe băng, học sinh phải đối mặt với những khó khăn sau:

- Lời nói trong băng quá nhanh - Có một số từ được luyến âm - Bài nghe có nhiều từ mới . . .

Vậy làm thế nào để giúp các em nghe tốt, giúp các em bớt căng thẳng và trở nên thú vị khi học bài nghe. Đó là điều mà tôi và đồng nghiệp đang trăn trở.

<b>Với việc nghiên cứu đề tài “Một số giải pháp tiến hành dạy tốt kỹ năng</b>

<b>nghe”, tôi mong muốn phần nào giúp giáo viên dần dần khắc phục những khó</b>

khăn trên để tiến hành dạy nghe có hiệu quả hơn, học sinh tích cực, chủ động trong việc tiếp thu, lĩnh hội kiến thức bài học.

<b>II.Giới hạn đề tài (Phạm vi nghiên cứu và thực hiện)</b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2">

<b>B. PHẦN NỘI DUNG</b>

Nghe là một trong những kỹ năng cần thiết trong quá trình thực hiện giao tiếp. Giống như kỹ năng đọc, nghe cũng là kỹ năng tiếp thu nhưng khó hơn đọc, vì ngơn ngữ tiếp thu qua nghe là lời nói. Khi ta nói các ý thường khơng được sắp xếp có trật tự như viết, ý hay lặp đi lặp lại, có nhiều từ đệm. Hơn nữa, khi nghe người khác nói, ta chỉ nghe có một lần. Do đó, khi dạy kỹ năng nghe ngồi những thủ thuật chung cho các kỹ năng tiếp thu, giáo viên cần có những thủ thuật đặc thù cho các hoạt động luyện nghe của học sinh.

<b> I. Thực trạng dạy nghe môn tiếng Anh khối lớp 9 ở trường THCS ĐơngHiệp</b>

<b>1. Thuận lợi </b>

Mặc dù có những điều kiện khách quan và chủ quan ảnh hưởng trực tiếp trong q trình giảng dạy, nhưng chúng tơi đã biết khác phục vượt lên những khó khăn đó, từng bước nâng cao chất lượng giờ dạy nghe môn Tiếng Anh nhằm đáp ứng mục chương trình sách giáo khoa mới và tình hình thực tế.

<b> 1.1. Về phía giáo viên</b>

- Đã tiếp cận sử dụng tốt các kỹ thuật dạy học đặc trưng – kỹ thuật dạy nghe.

- Từng bước đổi mới phương pháp dạy học, đánh giá kiểm tra. - Chủ động với cách tổ chức một tiết dạy nghe.

- Phối hợp linh hoạt các kỹ thuật dạy học.

- Sáng tạo nhiều đồ dùng dạy học có sức lơi cuốn học sinh và đạt hiệu quả cao.

- Sử dụng các thiết bị dạy học hiện đại: băng đĩa, băng hình, máy casstte, đầu video, máy chiếu . . .

<b> 1.2. Về phía học sinh</b>

- Học sinh được quen dần với môn học.

- Nhiều học sinh đã nghe và nhận biết được giọng nói của người bản xứ. - Phần lớn học sinh nghe được những bài nghe có nội dung đơn giản, thực hiện được các bài tập sau khi nghe hai hoặc ba lần.

- Một số học sinh đã hình thành kỹ năng, kỹ xảo trong học tập.

<b>2. Hạn chế:</b>

- Một số học sinh có ít cơ hội để nghe, ít tiếp cận với thơng tin đại chúng mà qua đó có thể nghe tiếng Anh.

- Một số em cịn ngại nghe nói bằng tiếng Anh, vì các em sợ bị mắc lỗi. - Môn nghe hiểu còn mới với các em, nhất là học sinh khối 6, 7, 8. - Học sinh chưa quen với tốc độ đọc, nói trong băng của người bản xứ. - Một số băng đĩa chất lượng chưa tốt, chưa rõ, tiếng cịn ồn.

<b>3. Điều tra cụ thể</b>

Trong q trình giảng dạy, bản thân đảm nhận lớp 9, với việc nghiên cứu đặc điểm tình hình học tập bộ mơn, ngay từ đầu năm học tơi đã định hướng cho mình một kế hoạch, phương pháp cụ thể để chủ động điều tra tình hình học tập của học sinh do lớp mình phụ trách. Qua điều tra, tơi nhận thấy rằng, các em nắm từ vựng, kỹ năng nghe và giao tiếp bằng tiếng Anh còn hạn chế.

*Kết quả điều tra cụ thể như sau:

</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3">

Với việc nghiên cứu thành công đề tài sáng kiến kinh nghiệm này sẽ giúp giáo viên có được những điều sau:

4.1. Cách thức tổ chức một tiết dạy nghe có hiệu quả. 4.2. Các bước tiến hành dạy nghe có hiệu quả.

4.3. Hướng dẫn học sinh tự luyện tập, rèn luyện để có kỹ năng và kỹ xảo nghe Tiếng Anh tốt.

<b>II. Những biện pháp thực hiện</b>

<b> 1. Tìm hiểu các yếu tố tác động trực tiếp đến hiệu quả của tiết dạy nghe1.1. Giáo viên:</b>

Với phương pháp dạy học mới - phương pháp dạy học tích cực thì giáo viên đóng vai trị chỉ đạo, điều khiển hoạt động trong giờ học.

- Để tiến hành dạy nghe có hiệu quả thì giáo viên cần thực hiện các yếu tố cơ bản sau:

+ Chọn và sử dụng linh hoạt các kỹ thuật dạy nghe phù hợp với những nội dung bài nghe.

+ Tổ chức điều khiển lớp học, phân bố thời gian hợp lí. + Sử dụng thành thạo các phương tiện, các đồ dùng dạy học. + Sáng tạo ra các đồ dung dạy học phù hợp.

+ Truyền cảm, lôi cuốn, hấp dẫn học sinh. + Xác định rõ mục đích, yêu cầu của bài nghe.

<b>1.2. Phương pháp - kỹ thuật dạy nghe</b>

Phương pháp dạy nghe được quy định bởi nội dung dạy nghe, nội dung bài nghe chi phối việc lựa chọn, vận dụng phối hợp các phương pháp kỹ thuật dạy nghe. Mỗi kỹ thuật dạy phải phù hợp với hình thức của một bài cụ thể.

+ Answer the question….

<b>1.3. Các phương tiện thiết bị phục vụ cho việc dạy nghe</b>

Việc sử dụng tranh ảnh hỗ trợ cho dạy học đối với môn ngoại ngữ nói chung và Tiếng Anh nói riêng được coi là một phương tiện thể hiện một phần nội dung chính. Muốn thực hiện tốt các bài luyện nghe thì người học phải nghe được các nội dung bài học trong băng, đĩa. Hơn thế nữa, thiết bị dạy nghe là phương tiện tích cực trong việc đổi mới phương pháp dạy học, thúc đẩy, tạo động cơ và gây hứng thú học tập cho các em.

Các thiết bị cần cho môn học là: + Máy thu – phát băng cassette.

</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4">

+ Máy ghi âm các bài đọc – nghe trong sách giáo khoa. + Tranh ảnh minh họa.

+ Đồ dùng dạy học giáo viên tự làm.

<b> 1.4. Học sinh</b>

Trong mối tương quan giữa cách dạy và cách học: giáo viên là người tổ chức điều khiển, học sinh tự chiếm lĩnh kiến thức bằng những thao tác, những hành động trí tuệ của riêng mình dưới sự điều khiển của giáo viên. Để tiết dạy nghe được tốt thì học sinh cần phải có những kỹ năng cần thiết trong việc nghe hiểu bằng tiếng Anh.

<b> 2. Lập kế hoạch cho một tiết nghe</b>

<i><b>2.1. Đối với giáo viên</b></i>

Để một tiết nghe được tốt thì giáo cần thực hiện các bước sau:

- Nghiên cứu kỹ nội dung tiết dạy từ sách giáo khoa, sách giáo viên:

+ Sách giáo khoa, sách giáo viên là cơ sở quan trọng để giáo viên hoạch định giảng dạy của mình cho tiết học.

+ Việc nghiên cứu kỹ sách giáo khoa, sách giáo viên là sẽ giúp cho giáo viên tổ chức, điều khiển tiết dạy nghe đi đúng trọng tâm, trọng điểm; phân bố thời gian cho các bước, các hoạt động một cách khoa học.

- Nghiên cứu mục đích yêu cầu của tiết dạy:

Mục đích yêu cầu của tiết dạy là mục đích mà cả giáo viên và học sinh cần phải đạt được say tiết dạy - học. Đối với tiết dạy nghe, thơng thường mục đích u cầu của tiết dạy là giúp học sinh luyện tập và phát triển kỹ năng: Listening (nghe), Speaking (nói), Writing (viết), trong đó kỹ năng nghe là chủ yếu, sau khi kết thúc phần nghe, học sinh hiểu được nội dung chính của bài nghe và thực hiện một số u cầu hay bài tập ngơn ngữ nào đó.

- Lựa chọn và phối hợp các kỹ thuật dạy nghe (Listening Techniques) một cách linh hoạt và phù hợp:

Việc lựa chọn kỹ thuật nghe phải được xác định trên căn cứ là nội dung của tiết dạy, đặc điểm, năng lực của lớp học và các giai đoạn trong tiến trình dạy nghe gồm có 3 giai đọan:

+ Giai đọan trước khi nghe (Pre – Listening) + Giai đoạn khi nghe (While –listening) + Giai đọan luyện tập (Pose – listening)

Trong mỗi giai đọan có các kỹ thuật dạy nghe đặc trưng phù hợp với tình

+ Phải đảm bảo tính an tồn khi thao tác

+ Tuyệt đối không để học sinh tự ý sử dụng nếu chưa được hướng dẫn + Xem xét sự cần thiết, hiệu qủa mang lại, thời gian cụ thể cho từng công đọan.

* Sử dụng tranh minh họa:

+ Tranh hình trong sách giáo khoa: Một trong những thế mạnh của của bộ SGK biên soạn theo chương trình mới là có nhiều tranh hình minh họa. Việc tận dụng đến mức tối đa các tranh hình trong sách giáo khoa để giúp học sinh hiểu bài học mới là việc cần chú trọng trong tất cả các bài học.

</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5">

+ Tranh minh họa: (tự tạo) để giới thiệu và luyện tập bài mới là yêu cầu bắt buộc. Không yêu cầu hình minh họa phải có tính thẩm mĩ cao, nhưng phải có sự lien hệ thực tế gần gũi với nội dung bài học.

- Cần phải thiết kế giáo án hợp lý, khoa học:

Trao đổi, thảo luận về phương án giảng dạy: Hiệu qủa tiết dạy sẽ được nâng cao hơn nếu phương án giảng dạy được đưa ra thảo luận cùng đồng nghiệp trước khi dạy.

<i><b>2.2. Đối với học sinh: </b></i>

Thực hiện tốt các nhiệm vụ: hòan thành các câu hỏi gợi mở về bài mà em sắp được học, tự tin, chủ động, sáng tạo trong qúa trình học

<b> 3. Thực hiện tốt tiến trình dạy nghe</b>

<i><b>Tiến trình dạy nghe trải qua 3 giai đọan: Pre – Listening, </b></i>

<i><b>While-Listening, Post –Listening. Tiến trình này khơng những giúp học sinh hiểu bài</b></i>

mà còn giúp các em nghe trong giao tiếp thực tế. Giáo viên cần xác định rõ mục đích yêu cầu của từng bài nghe cụ thể, từ đó định ra cho mình những nhiệm vụ trong từng giai đoạn.

<i><b>3.1. Pre – Listening</b></i>

Trong giai đoạn này, giáo viên giúp học sinh có định hướng, suy nghĩ về đề tài hay tình huống trước khi học sinh nghe, thơng qua những bước sau:

- Tạo hứng thú cho các em thông qua trò chơi: Hang man, Bing go, Shark attack, ...

- Giới thiệu từ vựng: chỉ giới thiệu những từ khó mà học sinh không hiểu được nội dung của bài.

- Chuẩn bị cho học sinh nghe, nghĩ về điều sắp nghe, dự đốn sơ về nội dung sắp nghe thơng qua tranh hoặc một vài câu hỏi nói về tình huống bài nghe.

- Giáo viên giúp các em lường trước những khó khăn có thể gặp phải về phát âm và cấu trúc mới.

- Các bài tập trong giai đoạn này là: + True or Fasle Prediction.

+ Open Prediction. + Ordering.

+ Pre – questions

<i><b>3.2. While-Listening</b></i>

Đây là giai đoạn học sinh có cơ hội luyện tập, giáo viên đưa ra các dạng bài tập, yêu cầu học sinh thực hiện. Học sinh có thể mắc lỗi ở giai đoạn này, vì vậy giáo viên cần chú ý sửa lỗi cho học sinh và đưa ra phương án trả lời đúng.

Giáo viên cho học sinh nghe hai hoặc ba lần, lần đầu giúp học sinh làm quen với bài nghe, hiểu bao quát nội dung bài nghe, lần thứ hai nghe thơng tin chính xác để hồn thành bài tập. Mục tiêu chính của nghe hiểu là học sinh nghe lấy nội dung chính hay lấy thơng tin chi tiết đồng thời hiểu được quan điểm thái độ của tác giả. Do đó giáo viên cho học sinh nghe cả bài để các em nắm được ý chung cũng như bố cục cả bài và làm bài tập, sau đó có thể cho nghe lại từng đoạn để nắm chắc kết quả, nghe lại những chỗ khó để khẳng định đáp án. Nên hạn chế cho học sinh nghe từng từ một.

Các bài tập trong giai đoạn này là: + Selecting

+ Deliberate Mistakes + Grids

</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">

+ Listen and Draw

+ Comprehension Questions + Matching

+ Filling in the gaps

+ Defining True or False…

<i><b>3.3. Post listening:</b></i>

Đây là giai đoạn luyện tập sau khi nghe, ở giai đoạn này học sinh sử dung

<i><b>những kiến thức, kỹ năng ngôn ngữ đã được luyện tập ở giai đoạn </b></i>

<i><b>While-Listening và các tình huống giao tiếp thực tế, có nghĩa. Sau khi nghe học học</b></i>

sinh cần thưc hiện: Báo cáo trước lớp hay kết qủa bài học, học sinh khác nghe và nhận xét. Giáo viên cần kết hợp các kỹ năng khác để phát triển mở rộng thêm bài nghe bằng những dạng bài tập sau:

<i><b><small>Lesson 3 </small></b></i>

<b>LISTEN</b>

<small> Page: 25</small>

<b><small>I.Aim: Practice listening for specific information about the trip to Ba’s village.</small></b>

<b><small>II.Objective: By the end of the lesson, students will be able to talk about the way to their own</small></b>

<b><small>III.Language contents: </small></b>

<b><small>- Grammar : Present simple tense</small></b>

<b><small>- Vocabulary : airport, gas station, highway No, Dragon Bridge, pick up.IV.Teaching aids: Textbook, a map</small></b>

<b><small>TimeTeacher's activitiesStudents' activitiesContentsRationale</small></b>

<small>-Teacher puts thewords on the board.-Teacher calls twoteams of students tothe front of the class.Make sure they standan equal distance fromthe board.</small>

<small>-Teacher calls one ofthe words (inVietnamese) in a loudvoice, </small>

<small>-Teacher elicits newwords with translation,visual, and situation.-Teacher models.</small>

<small>- Come to the frontof the class. Makesure they stand anequal distance fromthe board.</small>

<small>-The two studentsmust run forwardand slap the word onthe board. The onewho first slaps the</small>

<small>- an airport: sân bay (explanation)- a gas station: trạm xăng</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">

<small>-Teacher writes theword on the board. -Teacher sets thescene: You will listento the trip to Ba’svillage.</small>

<small>-Teacher asks studentsto look at the map, andguess where the placeson the map are andcompare with theirpartner.</small>

<small>-Feedback. </small>

<small>-Let student listen tothe tape and checktheir prediction</small>

<small>Ask students todescribe the way fromtheir house to school-Teacher asks studentsread their passage.</small>

<small>-Students copy downthe new words. </small>

<small>Students write theirguess on the board.</small>

<small>-Students listen tothe tape and matchthe places on the busroute with the letteron the map.</small>

<small>-Students describethe way from theirhouse to school.</small>

<small>- a pond = a lake: ao (picture)</small>

<small>- highway No: Đường quốc lộ(explanation)</small>

<small>- Dragon Bridge: Cầu Rồng(explanation)</small>

<small>- (to) pick up: Đón ai (explanation)</small>

<i><b><small>* Checking vocabulary: Rub Out</small></b></i>

<small>*Tape: At 6.30 in the morning, the buscollected Ba and his family from theirhome. After picking everyone up, the buscontinued north on Highway Number 1. Itcrossed the Dragon Bridge and stopped atthe gas station to get some more fuel. Then,it left the highway and turned left onto asmaller road westward. This road ranbetween green paddy fields, so the peopleon the bus could see a lot of cows andbuffaloes. The road ended before a big storebeside a pond. Instead of turning lefttowards a small airport, the bus went in theopposite direction. It didn’t stay on thatroad for very long, but turned left onto aroad which went through a small bambooforest. Finally, the bus dropped everyoneoff at the parking lot ten meters from a bigold banyan tree. It parked there and waitedfor people to come back in the evening.</small>

<small>Eg: On the way from my house toschool, there is a big banyan tree andtwo bamboo forest. There are alsogreen paddy field on both side.</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">

<b>III. Tính hiệu quả:1. Hiệu quả kinh tế</b>

<b> Xu thế toàn cầu hóa đang diễn ra mạnh mẽ, ngày càng có nhiều doanh</b>

nghiệp, cơng ty nước ngồi đặt trụ sở trên đất nước ta và nhu cầu cần những nhân lực chất lượng cao phục vụ công việc của họ. Việc học tốt tiếng Anh, đặc biệt là nghe và nói mang lại hiệu quả rất cao trong những năm học tiếp theo. Học sinh có thể giao tiếp và tìm được nhiều công việc tốt, phù hợp với nhiều đơn vị tuyển dụng, gia tăng đáng kể thành công trong cơng việc.

<b>2. Lợi ích xã hội</b>

Dạy ngơn ngữ thứ hai cũng có thể dạy cho học sinh về một nền văn hóa thứ hai, vì ngơn ngữ là một khía cạnh quan trọng của văn hóa. Khi bắt đầu học tiếng Anh, học sinh sẽ hịa mình vào văn hóa của các quốc gia nói tiếng Anh trên thế giới. Giai đoạn đầu học tiếng Anh có thể là thử thách, nhưng chúng sẽ giúp học sinh cải thiện sự tự tin. Điều này rất quan trọng, và hãy tự hào về bản thân vì đã cố gắng ngay cả khi mắc lỗi. Ngoài ra học tiếng Anh là một trong những yếu tố giúp suy nghĩ sáng tạo hơn. Sự linh hoạt này có thể dẫn đến tăng tính sáng tạo trong việc giải quyết vấn đề và trong cách tương tác với thế giới xung quanh.

<b>C. PHẦN KẾT LUẬN </b>

<b>1. Phạm vi áp dụng sáng kiến tại cơ quan, đơn vị</b>

Việc vận dụng sáng kiến kinh nghiệm này tại đơn vị Trường THCS Đông Hiệp, bản thân tôi đã đạt được một số kết quả tuy không cao lắm nhưng cũng tương đối khả quan. Trước hết, những kinh nghiệm này rất phù hợp với chương trình, sách giáo khóa mới. Học sinh có thích học tập hơn, tích cực chủ động sáng tạo để mở rộng vốn hiểu biết, đồng thời cũng rất linh hoạt trong việc thực hiện nhiệm vụ lĩnh hội kiến thức và phát triển kỹ năng. Khơng khí học tập sơi nổi nhẹ nhàng. Học sinh có cơ hội để khẳng định mình, khơng cịn lung túng, lo ngại khi bước vào giờ học. Đây cũng chính là những nguyên nhân đi đến những kết quả tương đối khả quan của đợt khảo sát năm học kì I – năm học 2021-2022, cụ thể

<b>2. Điều kiện áp dụng và được triển khai nhân rộng</b>

Sau khi vận dụng đề tài bản thân tôi đã gặt được những kết quả đáng kể và những kinh nghiệm quý báu cho bản thân như sau:

2.1. Giáo viên phải luôn tạo môi trường trong giờ học và phải sử dụng Tiếng Anh như một ngơn ngữ chính để giao tiếp. Tùy theo khối lớp và đối tượng

</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">

học sinh, giáo viên có thể sử dụng những câu Tiếng Anh ngắn gọn, đơn giản, dễ hiểu, dễ nhớ, dễ thuộc.

- Phải ln biết khích lệ học sinh sử dụng kiến thức đã học để sử dụng trong giao tiếp.

- Không nên quá chú ý đến lỗi của học sinh trong khi nói. Hãy để các em nghe và nói tự nhiên. Đừng bao giờ buộc học sinh phải dừng nói trong khi học sinh đó đang cố gắng diễn tả ý nghĩa của mình bằng Tiếng Anh, làm như vậy sẽ khiến các em cảm thấy sợ mắc lỗi khi nghe và nói.

- Nên lồng ghép các hoạt động nghe và nói Tiếng Anh với hình thức “vừa chơi – vừa học”

2.2 Giáo viên cần lôi cuốn thu hút học sinh vào nội dung bài nghe bằng các hình thức hoạt động phải kỹ thuật phù hợp trong từng giai đoạn.

2.3. Sáng tạo những đồ dùng dạy học

Tóm lại, để thực hiện tiết nghe có hiệu quả thì giáo viên cần lưu ý những vấn đề sau:

- Ngữ cảnh cần được giới thiệu rõ ràng

- Nếu bài do giáo viên đọc phải đọc chuẩn xác, rõ ràng, tốc độ trung bình, khơng nhanh quá, không chậm quá

- Cần tạo cơ hội cho học sinh luyện các kỹ năng cần thiết khi nghe.

- Đối với bài nghe có nội dung phức tạp thì giáo viên cần áp dụng tốt ba bước nghe để tạo điều kiện phát huy khả năng nghe hiểu và sử dụng ngôn ngữ của học sinh.

- Tăng cường sử dụng đồ dùng dạy học để minh họa và luôn trao đổi với học sinh bằng Tiếng Anh.

Xuất phát từ cơ sở lý luận, thực tiễn, mục đích dạy học cũng như những thành công và hạn chế trong khi thực hiện đề tài, để góp phần cho việc dạy Tiếng Anh nói chung, dạy nghe nói riêng đạt chất lượng ngày càng cao, bản thân tơi có kiến nghị thiết thực sau:

<i><b>*Về phía lãnh đạo cấp trên:</b></i>

Duy trì cho giáo viên giao lưu học hỏi và rút nghiệm qua các hội thảo, chuyên đề.

<b> Với sáng kiến kinh nghiệm này, tơi hy vọng sẽ góp một phần nhỏ vào việc</b>

giúp giáo viên và học sinh trường chúng tơi nói riêng, các đồng nghiệp và học sinh các trường bạn nói chung khắc phục dần khó khăn, thực hiện dạy và học nghe môn Tiếng Anh đạt hiệu qủa tốt hơn. Về phía bản thân, tơi xin hứa sẽ tiếp tục thừa kế và phát huy những kết quả đã đạt được của việc thực hiện đề tài, đồng thời không ngừng học hỏi rút kinh nghiệm khắc phục những khó khăn trong giảng dạy để đáp đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình, phương pháp giảng dạy môn tiếng Anh theo quy định.

Đông Hiệp, ngày 15 tháng 4 năm 2022

Người thực hiện

</div>

×