Tải bản đầy đủ (.doc) (23 trang)

Tiểu luận " Tác động của toàn cầu hóa đối với văn hóa Việt Nam " potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (414.07 KB, 23 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐÀ LẠT
KHOA NGỮ VĂN VÀ VĂN HÓA HỌC
BẦI TIỂU LUẬN
CHỦ ĐỀ:

GVHD:ThS:Lê Văn Sơn
SVVB:Trần Xuân Hạnh
MSSV:0911406

ĐÀ LẠT.4/2011
1
MỤC LỤC
TỰA ĐỀ TRANG
I/LỜI MỞ ĐẦU 3
II/TOÀN CẦU HÓA 4
1) Định nghĩa 4
2) Ý nghĩa toàn cầu hóa 4
3) Các dấu hiệu toàn cầu hóa 5
III/TÁC ĐỘNG CỦA TOÀN CẦU HÓA 6
1) Khía cạnh kinh tế 6
2) Khía cạnh chính trị 6
3) Khía cạnh văn hóa xã hội,ngôn ngữ 7
a/Những thách thức từ toàn cầu hóa đới với văn hóa dân tộc 7
b/Những mặt tích cực và tiêu cực của toàn cầu hóa 9
b.2 Tích cực 9
b.2 Tiêu cực 10
4)Toàm cầu hóa và những ảnh hưởng của nó đến việc giữ gìn và phát huy
bản sắc văn hoa dân tộc 11
a/Tác động của toàn cầu hóa đến truyền thống hiếu học của
dân tộc Việt Nam 13


b/Tác động của toàn cầu hóa đến truyền thống cần cù tiết kiệm
của dân tộc Việt Nam 14
c/Toàn cầu hóa về văn hóa trong bối cảnh hiện nay 15
c.1Toàn cầu hóa về văn hóa xưa và nay 15
c.2Toàn cầu hóa về văn hóa và bản sắc văn hóa dân tộc 16
IV/ VIỆT NAM TRONG XU THẾ TOÀN CẦU HÓA 17
V/CÁCH KHẮC PHỤC 21
VI/LỜI KẾT 22
VII/TÀI LIỆU THAM KHẢO 23
2
I/LỜI MỞ ĐẦU:
Thế giới hiện nay đang có những biến động không ngừng, nhiều
xu thế đang diễn ra, tạo cho nhân loại những vận hội, nhưng cũng nhiều thách thức
mới. Quá trình toàn cầu hoá đang ngày càng mạnh mẽ, ảnh hưởng đến mọi mặt
của đời sống của các quốc gia. Trong bối cảnh này, không một quốc gia nào có thể
phát triển nếu đứng ngoài sự phát triển của loài người. Cuộc cách mạng công nghệ
đang ngày càng làm cho đời sống của loài người nâng cao.
Nhân loại đang có những bước tiến dài đáng kể trên bước đường phát triển của
mình. Tuy nhiên nhiều vấn đề mang tình toàn cầu đang nảy sinh, tác động không
nhỏ đến đới sống quốc tế, sự sống còn của tất cả hết thảy mọi người, không phân
biệt màu da, chủng tộc, tôn giáo, quan điểm chính trị. Việt Nam chúng ta cũng
vậy, con đường hội nhập chủ động tích cực vào quá trình toàn cầu mà Đảng ta lựa
chọn là con đường đúng đắn, điều đó được chứng minh rất rõ ràng bằng những gì
mà chúng ta đã đạt được trong năm vừa qua. Nhưng chúng ta cũng nhìn nhận rằng
cũng như tất cả các quốc gia khác, chúng ta cũng phải chịu tác động từ những vấn
đề toàn cầu, những vấn đề này đang gây ra nhiều nhức nhối trong đời sống xã
hội,cản trở quá trình phát triển của đất nước………………
3
II/TOÀN CẦU HÓA
1/Định nghĩa:

Thuật ngữ toàn cầu hoá xuất hiện vào những năm 1950, với sự phổ biến các
phương tiện vận tải có động cơ và sự gia tăng các trao đổi thương mại; và được
chính thức sử dụng rộng rãi từ những năm 1990 của thế kỷ thứ XX.
Toàn cầu hóa là khái niệm dùng để miêu tả các thay đổi trong xã hội và trong
nền kinh tế thế giới, tạo ra bởi mối liên kết và trao đổi ngày càng tăng giữa các
quốc gia, các tổ chức hay các cá nhân ở góc độ văn hóa, kinh tế, v.v trên quy mô
toàn cầu. Đặc biệt trong phạm vi kinh tế, toàn cầu hoá hầu như được dùng để chỉ
các tác động của thương mại nói chung và tự do hóa thương mại hay "tự do
thương mại" nói riêng. Cũng ở góc độ kinh tế, người ta chỉ thấy các dòng chảy tư
bản ở quy mô toàn cầu kéo theo các dòng chảy thương mại, kỹ thuật, công nghệ,
thông tin, văn hoá.
2/Ý nghĩa của toàn cầu hóa
"Toàn cầu hóa" có nghĩa là:
• Sự hình thành nên một ngôi làng toàn cầu — dưới tác động của những tiến
bộ trong lĩnh vực tin học và viễn thông, quan hệ giữa các khu vực trên thế
giới ngày càng gần gũi hơn, cộng với sự gia tăng không ngừng về các trao
đổi ở mức độ cá nhân và sự hiểu biết lẫn nhau cũng như tình hữu nghị giữa
các "công dân thế giới", dẫn tới một nền văn minh toàn cầu,
• Toàn cầu hoá kinh tế — "thương mại tự do" và sự gia tăng về quan hệ giữa
các thành viên của một ngành công nghiệp ở các khu vực khác nhau trên
thế giới (toàn cầu hoá một nền kinh tế) ảnh hưởng đến chủ quyền quốc gia
trong phạm vi kinh tế.
• Tác động tiêu cực của các tập toàn đa quốc gia tìm kiếm lợi nhuận việc sử
dụng các phương tiện luật lệ và tài chính mạnh mẽ và tinh vi để vượt qua
giới hạn của các tiêu chuẩn và luật pháp địa phương hòng lợi dụng nhân
công và dịch vụ của các vùng phát triển chưa đồng đều lẫn nhau.
• Sự lan rộng của chủ nghĩa tư bản từ các quốc gia phát triển sang các quốc
gia đang phát triển.
Khái niệm này cũng chia sẻ một số tính chất với khái niệm quốc tế hoá và có thể
dùng thay cho nhau được, mặc dù có một số người thích dùng "toàn cầu hoá" để

nhấn mạnh sự mờ nhạt của ý niệm nhà nước hay biên giới quốc gia.Trên lĩnh vực
kinh tế, công nghệ, môi trường, văn hoá hay xã hội Rõ ràng cần phân biệt toàn
cầu hoá kinh tế với khái niệm rộng hơn là toàn cầu hoá nói chung.
4
3/Các dấu hiệu của toàn cầu hoá
Có thể nhận biết toàn cầu hoá thông qua một số xu hướng, hầu hết các xu hướng
đó bắt đầu từ Chiến tranh thế giới lần thứ hai. Trong số đó có lưu thông quốc tế
ngày càng tăng đối với hàng hoá, tiền tệ, thông tin và người; cùng với việc phát
triển các công nghệ, tổ chức, hệ thống luật lệ và cơ sở hạ tầng cho việc lưu thông
này. Hiện nay vẫn còn nhiều tranh luận xung quanh sự tồn tại của một số xu
hướng.
• Gia tăng thương mại quốc tế với tốc độ cao hơn tốc độ tăng trưởng kinh tế
thế giới
• Gia tăng luồng tư bản quốc tế bao gồm cả đầu tư trực tiếp từ nước ngoài
• Gia tăng luồng dữ liệu xuyên biên giới thông qua việc sử dụng các công
nghệ như Internet, các vệ tinh liên lạc và điện thoại
• Gia tăng trao đổi văn hoá quốc tế, chẳng hạn như việc xuất khẩu các văn
hoá phẩm như phim ảnh hay sách báo.
• Toàn cầu hoá cũng tác động đến ý thức con người, khiến con người chú ý
hơn đến những vấn đề có ảnh hưởng toàn cầu như vấn đề nóng lên của khí
hậu, khủng bố, buôn lậu ma tuý và vấn đề nâng cao mức sống ở các nước
nghèo.
• Sự tràn lan của chủ nghĩa đa văn hoá và việc cá nhân ngày càng có xu
hướng hướng đến đa dạng văn hoá, mặt khác, làm mất đi tính đa dạng văn
hoá thông qua sự đồng hoá, lai tạp hoá, Tây hoá, Mỹ hoá hay Hán hoá của
văn hoá.
• Làm mờ đi ý niệm chủ quyền quốc gia và biên giới quốc gia thông qua các
hiệp ước quốc tế dẫn đến việc thành lập các tổ chức như WTO và OPEC
• Gia tăng việc đi lại và du lịch quốc tế
• Gia tăng di cư, bao gồm cả nhập cư trái phép

• Phát triển hạ tầng viễn thông toàn cầu
• Phát triển các hệ thống tài chính quốc tế
• Gia tăng thị phần thế giới của các tập đoàn đa quốc gia
• Gia tăng vai trò của các tổ chức quốc tế như WTO, WIPO, IMF chuyên xử
lý các giao dịch quốc tế
• Gia tăng số lượng các chuẩn áp dụng toàn cầu; v.d. luật bản quyền
5
III/TÁC ĐỘNG CỦA TOÀN CẦU HÓA
1/Khía cạnh kinh tế
Các tổ chức quốc gia sẽ mất dần quyền lực (xem ảnh hưởng về khía cạnh chính trị
phía dưới), quyền lực này sẽ chuyển về tay các tổ chức đa phương như WTO. Các
tổ chức này sẽ mở rộng việc tự do đối với các giao dịch thương mại, và thông qua
các hiệp ước đa phương hạ thấp hoặc nâng cao hàng rào thuế quan để điều chỉnh
thương mại quốc tế.
Toàn cầu hóa cũng làm cho hiện tượng "chảy máu chất xám" diễn ra nhiều và dễ
dàng hơn, kéo theo biến tướng là nạn "săn đầu người". Hai hiện tượng này đã góp
phần gia tăng khoảng cách giàu nghèo giữa các quốc gia phát triển và đang phát
triển, giữa từng khu vực riêng biệt trong một đất nước.
2/Khía cạnh chính trị
Toàn cầu hoá sẽ làm tăng lên nhiều lần các mối quan hệ giữa các công dân trên thế
giới và cũng như các cơ hội cho từng người. Tuy nhiên nó đặt ra vấn đề là phải tìm
ra một giải pháp thay thế cho hệ thống chính trị và hiến pháp hiện tại dựa trên khái
niệm nhà nước-quốc gia. Các thực thể này đã từng gây ra những tác động tiêu cực
trong suốt lịch sử do tính chất can thiệp mạnh bạo của nó. Ảnh hưởng của chúng
giảm dần do sự toàn cầu hoá, và không còn đủ tầm xử lý nhiều thách thức mang
tính toàn cầu ngày nay.
Từ đó nảy sinh thách thức cần thiết lập một toàn cầu hoá dân chủ thể chế nào đó.
Kiểu toàn cầu hoá này dựa trên khái niệm "công dân thế giới", bằng cách kêu gọi
mọi người sống trên hành tinh này tham gia vào quá trình quyết định những việc
liên quan đến họ, mà không thông qua một bức màn "quốc tế".

Các tổ chức phi chính phủ muốn thay vào khoảng trống này, tuy nhiên họ thiếu
tính hợp pháp và thường thể hiện các tư tưởng đảng phái quá nhiều để có thể đại
diện tất cả công dân trên thế giới.
6
3/Khía cạnh văn hoá, xã hội và ngôn ngữ
(Nội dung trọn g tâm)
a. Những thách thức từ toàn cầu hóa đối với văn hóa dân tộc
Hơn 150 năm trước đây, Mác và Ăng-ghen đã viết trong Tuyên ngôn của
Đảng Cộng sản: “Đại công nghiệp đã tạo ra thị trường thế giới, thay cho tình
trạng cô lập trước kia của cá địa phương và dân tộc vẫn tự cung tự cấp, ta thấy
phát triển những mối quan hệ phổ biến, sự phụ thuộc phổ biến của các dân tộc”.
Như vậy, không có toàn cầu hóa kinh tế một cách thuần nhất, Toàn cầu hóa
còn là quá trình được mở rộng tới mọi lĩnh vực khác của đời sống xã hội, trong đó
có văn hóa. Đó là quá trình giao lưu, trao đổi, hội nhập và cả đấu tranh một cách
tự nhiên giữa các nền văn hóa. Thông qua các hình thức liên kết kinh tế, chuyển
giao công nghệ, luân chuyển vốn và mở rộng thị trường, các nền văn hóa khác
nhau có điều kiện giao lưu, truyền bá, lan tỏa và thẩm thấu lẫn nhau làm cho văn
hóa phong phú, đa dạng.
Tuy nhiên, hiện nay toàn cầu hóa đang có hiện tượng đồng hóa văn hóa
(hoặc các mặt kinh tế, xã hội) dưới sức ép của quyền lực nước lớn muốn áp đặt
văn hóa và hệ thống tư tưởng của mình lên các quốc gia khác trên phạm vi toàn
cầu. Tiến trình này xét theo góc độ địa - chính trị- văn hóa, nó được cảnh báo như
là một cuộc “xâm lăng văn hóa”, không chỉ ở một khu vực nào đó mà còn ở cấp độ
quy mô thế giới. Trong cuộc “xâm lăng văn hóa” này, kẻ xâm lăng chính là chủ
nghĩa tư bản hiện đại.
Với lợi thế vượt trội hơn hẳn về mọi mặt, chủ nghĩa tư bản đang tự cho mình
quyền áp đặt cái gọi là giá trị của “thế giới tự do”, Mỹ đã từng tuyên bố: “Chúng
ta (America) sẽ mở rộng hòa bình bằng cách khuyến khích mở cửa và tự do tại
các xã hộii trên mọi lục địa” . Từ đó cho thấy nguy cơ đang đặt ra những mối đe
dọa và thách thức lớn đối với việc bảo vệ, giữ gìn và phát triển bản sắc văn hóa

dân tộc.
Những nguy cơ, thách thức do toàn cầu hóa đối với văn hóa dân tộc biểu hiện ở
những mặt sau:
Thứ nhất, nguy cơ làm lu mờ quan điểm coi trọng truyền thống, dẫn đến
tình trạng xem nhẹ tính kế thừa các giá trị văn hóa dân tộc trong bộ phận cán bộ
nhân dân. Đó là thông qua các quan hệ kinh tế, các nước tư bản tích cực truyền
bác các giá trị phương Tây, khai thác và phát triển tâm lý hưởng lạc vật chất tầm
thường, đánh vào thị hiếu thấp hèn của một bộ phận dân chúng và cán bộ, công
chức trong hệ thống chính trị làm thay đổi quan niệm của họ về giá trị văn hóa
truyền thống. Các giá trị văn hóa phương Tây đang thâm nhập ngày càng tăng, từ
đó tạo ra trong lòng xã hộiii trào lưu “cách tân”, xem nhẹ và quay lưng lại với các
giá trị truyền thống và coi thường tính kế thừa, tạo ra một lớp người “mới” xa lạ,
mất gốc và không định hướng được tương lai, gieo rắc và khuyến khích các loại
hình văn hóa độc hại, các tệ nạn xã hộiii phát triển nhằm từng bước hủy hoại sức
7
sống văn hóa dân tộc. Theo tổ chức Văn hóa, Khoa học, Giáo dục của Liên Hợp
Quốc (UNESCO) hiện nay hãng thông tấn liên bang và hãng thông tấn AP (Mỹ)
sử dụng 100 thứ tiếng để phát tin liên tục trong ngày 24/24 giờ vào 100 quốc gia.
Mạng internet, số lượng bài viết truyền bá các giá trị Mỹ và phương Tây với gần 7
triệu chữ được đưa lên mạng hàng ngày. Các chương trình truyền hình của các
nước đang phát triển sử dụng từ 60 -70% các nội dung chương trình của các kênh
truyền hình Mỹ và phương Tây, biến các kênh truyền hình, phát thanh của các
nước này thành trạm trung chuyển cho truyền hình Mỹ và Phương Tây.
Thứ hai, nguy cơ đồng hóa văn hóa bởi cái gọi là giá trị của “thế giới tự
do”. Bắt nguồn từ học thuyết của S. Hăn -Tinh- Tơn, một học giả người Mỹ với
tên gọi “Cuộc xung đột giữa các nền văn minh”
(2)
. Bản chất của học thuyết này
chỉ bao biện cho các hành động của chủ nghĩa đế quốc, gieo rắc tâm lý lo sợ về
một thảm họa do xung đột văn hóa gây ra. Điều mà chúng ta thấy ở đây đó là văn

hóa phương Tây hay làn sóng văn minh phương Tây đang phát triển, tạo ra nguy
cơ đẩy văn hóa truyền thống về phía sau.
Với Việt Nam, Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng CSVN
đã chỉ rõ: “Tiếp tục phát triển sâu rộng và nâng cao chất lượng nền văn hóa Việt
Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc, gắn kết chặt chẽ và đồng bộ hơn với phát
triển kinh tế xã hộiii, làm cho văn hóa thấm sâu vào mọi lĩnh vực của đời sống xã
hộiii. Xây dựng và hoàn thiện giá trị, nhân cách con người Việt Nam, bảo vệ và
phát huy bản sắc văn hóa dân tộc trong thời kỳ công nghiệp hóa hiện đại hóa, hội
nhập quốc tế”.
Thứ ba, nguy cơ “diễn biến hòa bình”. Điều này được các thế lực thù địch
tận dụng toàn cầu hóa và chính sách đối ngoại mở cửa của Việt Nam để thực hiện
âm mưu phá hoại văn hóa tư tưởng. Âm mưu “diễn biến hòa bình” của các thế lực
thù địch nhằm tạo ra tình trạng tự diễn biến về văn hóa - tư tưởng. Thể hiện ở quá
trình khuyến khích sự truyền bá phổ biến các giá trị tư sản trong lòng xã hội Việt
Nam, lấn át các giá trị ưu việt của xã hội chủ nghĩa và các giá trị văn hóa dân tộc.
Tự diễn biến văn hóa - tư tưởng đồng nghĩa với quá trình thúc đẩy các phức tạp xã
hội, làm đảo lộn trật tự nhất là các vấn đề nhạy cảm như dân tộc, tôn giáo, dân tộc,
dân chủ, nhân quyền.
Chính “diễn biến hòa bình” đang tạo ra nguy cơ thẩm thấu gặm nhấm các
giá trị văn hóa xã hội chủ nghĩa và bản sắc văn hóa dân tộc, làm cho người ta quên
đi nghĩa vụ, quên đi bản quán, gốc rễ cội nguồn. Bản thân “diễn biến hòa bình”
đang tìm mọi cách để tạo ra mâu thuẫn xã hội, làm hậu thuẫn cho chủ nghĩa khủng
bố, chủ nghĩa ly khai, làm nhụt chí trong nhân dân, đánh lạc phương hướng.
Đây là nguy cơ tiềm ẩn những nguy hiểm lớn, cần cảnh giác cao độ để đánh tan
nó.
8
b. Những mặt tích cực và tiêu cực của toàn cầu hóa
b.1. Tích cực
Toàn cầu hóa thúc đẩy rất nhanh sự phát triển và xã hội hóa của lực lượng
sản xuất, đưa lại sự tăng trưởng kinh tế cao,nhất là vào nửa đầu của thế kỷ 20,

GDP thế giới tăng hơn 2,7 lần, đến cuối thế kỷ thì đã tăng lên 5,5 lần. Toàn cầu
hóa góp phần chuyển biến cơ cấu kinh tế thế giới, đặc biệt tăng mạnh các sản
phẩm chế tác, chiếm khoảng 22% và các dịch vụ chiếm 63% trong cơ cấu kinh tế
thế giới. Toàn cầu hóa tạo thêm những tiền đề rất quý cho xã hộiii mới hiện đại.
Xét từ góc độ này, ngay cả những khiếm khuyết của toàn cầu hóa tuy có hại nhưng
nó đã góp phần vào việc đặt ra hoặc cảnh báo những vấn đề lớn của tương lai và
mở ra các giải pháp. Sự phát triển bền vững kinh tế xã hội với sự tôn vinh con
người là nguồn lực chính, với mối quan tâm đặc biệt tới môi trường sinh thái cũng
xuất phát từ tiến trình toàn cầu hóa. Mặt khác, toàn cầu hóa truyền bá và chuyển
giao trên quy mô ngày càng lớn những thành quả, những đột phá sáng tạo về khoa
học và công nghệ, về tổ chức và quản lý, về sản xuất và kinh doanh, đưa kiến thức
và kinh nghiệm đến với các dân tộc, đến từng hộ gia đình, từng con người và dọn
đường cho công nghiệp hóa và hiện đại hóa. Chính toàn cầu hóa tạo nên khả năng
phát triển rút ngắn, mang lại những nguồn lực rất quan trọng, cần thiết cho các
nước đang phát triển từ các nguồn vốn vật chất đến các nguồn tri thức và kinh
nghiệm, cả về chiến lược lâu dài, về tổ chức và cả ở tầm vĩ mô của một quốc gia
và tầm vi mô của từng doanh nghiệp và cá thể. Toàn cầu hóa đã gây sức ép mãnh
liệt và gay gắt về mặt cạnh tranh do dó đòi hỏi những tiến hành cải cách sâu rộng
để nâng cao sức cạnh tranh và hiệu quả của mỗi nền kinh tế, mỗi doanh nghiệp,
chỉ rõ yếu tố hàng đầu của yếu tố chất lượng, thời gian, nâng cao giá trị gia tăng để
có sức cạnh tranh và hiệu quả. Mặt khác, toàn cầu hóa mở ra những địa bàn và
cách thức hoạt động mới, những thị trường mới, những đối tác mới cho từng nước
như các nước đang phát triển. Toàn cầu hóa thúc đẩy sự xích lại gần nhau giữa các
dân tộc, kích thích các luồng và các dạng giao lưu, làm cho con người ở mọi châu
lục ngày càng hiểu biết nhau hơn, nắm bắt được mọi tình hình, cập nhật ở mọi nơi
và góp phần tác động nhanh chóng đến các sự kiện. Toàn cầu hóa cũng góp phần
vào sự nâng cao dân trí và sự tự khẳng định mình của các dân tộc và của từng con
người.
9
b.2. Mặt tiêu cực

Toàn cầu hóa làm tăng thêm sự bất công xã hội, khoét sâu hố ngăn cách
giàu nghèo trong từng nước và giữa các nước. Trong 1 báo cáo mới đây của
UNDP đã khẳng định các thế lực của quá trình toàn cầu hóa đã mang lại sự giàu
có vô độ cho những người biết tận dụng lợi thế của các luồng hàng hóa, dịch vụ
đang tràn qua các đường biên giới quốc gia trong khi đa số dân chúng bị đẩy ra
ngoài lề xã hội. Xét theo nhiều khía cạnh, dân chúng ở gần 100 quốc gia trên thế
giới đã có mức sống thấp hơn so với nhiều năm trước đây. Khoảng cách giữa giàu
và nghèo ngày càng lớn. Các nước công nghiệp phát triển với khoảng 1,2 tỷ người
chiếm 1/5 dân số thế giới hiện đang chiếm tới 85% GDP toàn cầu, 4/5 thị trường
xuất khẩu, 1/3 đầu tư trực tiếp của nước ngoài và 75% số máy điện thoại; trong khi
đó các nước nghèo nhất chiếm 1/5 dân số thế giới chỉ tạo ra 1%GDP toàn thế giới.
Hiện nay vẫn còn hơn 1 tỷ người nghèo, những người giàu thì chỉ chiếm 20% dân
số nhưng lại chiếm hơn 86% chi phí dành cho tiêu dùng trong khi sản xuất thực
phẩm cơ bản toàn thế giới đã ở trên mức 110% nhu cầu thì hàng năm trên 30 triệu
người vẫn tiếp tục chết đói, hàng triệu người vẫn thiếu ăn. Ví dụ: Người giàu tiêu
thụ 45% lượng thịt cá trên thế giới trong khi người nghèo chỉ tiêu thụ 5%, số
người sử dụng internet đã tăng lên hàng trăm triệu nhưng mạng thông tin toàn cầu
chỉ đa số được dùng nhiều trong các nước công nghiệp phát triển. Toàn cầu hóa
cũng làm cho mọi mặt hoạt động và đời sống của con người thêm kém an toàn, từ
kinh tế, tài chính văn hóa xã hội cho tới môi trường đến an toàn chính trị và an
toàn của từng con người, từng gia đình đến an toàn của quốc gia và an toàn của hệ
thống kinh tế tài chính tiền tệ thế giới. Toàn cầu hóa có phần thu hẹp quyền lực,
phạm vi và hiệu quả tác động của các Nhà nước dân tộc, làm rung chuyển một nền
tảng tích cực quan trọng của đời sống các quốc gia, đặt ra những vấn đề nhạy cảm
và gây nên những phản ứng quyết liệt. Mặt khác, về mặt xã hội, toàn cầu hóa cũng
tạo ra nguy cơ đánh mất bản sắc dân tộc, đánh mất độc lập tự chủ quốc gia, nó
cũng tạo ra các khả năng quốc tế hóa các hiện tượng tiêu cực như buôn bán ma
túy, mại dâm, du nhập lối sống đồi trụy, chủ nghĩa khủng bố, lây truyền các bệnh
dịch HIV - AIDS
10

4. Toàn cầu hóa và ảnh hưởng của nó đến việc giữ gìn và phát triển
bản sắc văn hóa dân tộc
Như trên đã phân tích, toàn cầu hóa đang tác động mạnh mẽ đến các lĩnh
vực trong đó có văn hóa, đặc biệt như Việt Nam, một dân tộc có nền văn hóa lâu
đời, khẳng định niềm tự hào của bao thế hệ về độc lập chủ quyền của đất nước
trước kẻ thù xâm lược. Văn hóa là một di dản vô cùng quý báu được lưu truyền, kế
thừa từ thế hệ này sang thế hệ khác. Bản sắc văn hóa Việt nam bao gồm những giá
trị bền vững, những tinh hoa của cộng đồng các dân tộc được vun đắp nên trong
quá trình dựng và giữ nước. Nó kết tinh những gì tốt đẹp nhất, đặc sắc nhất, độc
đáo nhất của các cộng đồng dân tộc Việt Nam, nó có giá trị bền vững, trường tồn
cùng thời gian, như một chất keo gắn kết cộng đồng người Việt với nhau để cùng
tồn tại và phát triển. Nó biểu hiện cụ thể ở lòng yêu nước, ý chí tự lực tự cường
dân tộc, tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái, ý thức cộng đồng gắn kết cá nhân
- gia đình - làng xã - Tổ Quốc - lòng nhân ái, sự khoan dung, trọng nghĩa, trọng
tình, cần cù, chịu khó sáng tạo trong lao động, học tập, sự tinh tế trong ứng xử,
giản dị trong lối sống
Cốt lõi của văn hóa là bản sắc văn hóa dân tộc. Từ ngàn đời nay, bản sắc văn hóa
dân tộc Việt Nam đã làm nên sức sống mãnh liệt, giúp cộng đồng người Việt vượt
qua biết bao thử thách cam go để không ngừng phát triển và lớn mạnh. Đó cũng
chính là điểm tựa cơ bản để chúng ta hòa nhập vào thế giới. Tính dân tộc là yếu tố
cấu thành bản chất nhất của văn hóa, bản sắc dân tộc của văn hóa là những nét tiêu
biểu nhất của văn hóa, là những giá trị bền vững của dân tộc. Đó là cái độc đáo,
cái riêng có tính bản chất của văn hóa Việt Nam. Điều có thể nhận thấy cái riêng
đó trong phong tục tập quán, trong nếp sống, cách ăn, cách ở, cách mặc, lễ hội, tín
ngưỡng, kho tàng văn hóa dân gian.
Người Việt nam có truyền thống yêu nước, căm thù giặc mà đoàn kết đấu
tranh chống lại kẻ thù xâm lược, bảo vệ chủ quyền và độc lập của đất nước. Đó là
biểu hiện của tinh thần dân tộc, ý chí giữ gìn những gì thuộc về Việt Nam. Nhân
dân Việt Nam đấu tranh chống kẻ thù không chỉ bằng mọi thứ vũ khí, súng đạn mà
bằng cả văn hóa. Trong các thời kỳ cách mạng, văn hóa Việt Nam được coi là một

mặt trận. Văn hóa trở thành một vũ khí sắc bén để đấu tranh với kẻ thù. Nó có thể
phát huy được hiệu quả đấu tranh khi mang trong mình bản sắc, truyền thống dân
tộc. Văn hóa - Dân tộc là hai phạm trù khác nhau nhưng có liên hệ chặt chẽ, mật
thiết với nhau vì sự khác nhau giữa các dân tộc là sự khác nhau về văn hóa. Bản
sắc mỗi dân tộc được thể hiện tập trung ở bản sắc văn hóa của chính dân tộc đó.
Ở khía cạnh khác, chính đời sống văn hóa và giá trị tinh thần của một dân tộc là
dấu hiệu để đánh giá nền văn hóa đó ở trình độ nào, thuộc cộng đồng nào trên thế
giới. Có thể nói, đánh mất bản sắc văn hóa là đánh mất dân tộc.
Vì thế, bản sắc văn hóa dân tộc không chỉ được hình thành nên bằng những yếu tố
bản thân vốn có mà nó còn có sự tiếp nhận, biến đổi văn hóa nước ngoài sao cho
phù hợp, để nâng lên thành cái riêng, độc đáo, đặc sắc của dân tộc mình. Với
những giá trị riêng của nó, bản sắc văn hóa của dân tộc có sức sống bền lâu thông
qua giao lưu hội nhập, nền văn hóa nước ngoài cùng tồn tại cùng với văn hóa các
11
dân tộc Việt Nam. Dân tộc không đồng nghĩa với quá khứ nó vẫn không ngừng
tiếp thu những cái mới để làm phong phú cho mình, nhưng cái bản chất, cái riêng,
cái tinh hoa thì không bao giờ thay đổi, luôn được giữ gìn, phát huy, vun đắp. Đó
là khí phách, tâm hồn, bản lĩnh dân tộc, là gốc rễ để dân tộc Việt Nam hòa nhập
với tiến trình giao lưu quốc tế “hòa nhập mà không hòa tan”.
Bảo vệ, giữ gìn và phát triển bản sắc văn hóa dân tộc luôn được Đảng và
Nhà nước ta hết sức quan tâm, vì di sản là vốn quý báu nhất để lại cho muôn đời
sau. Nước ta tự hào được UNESCO công nhận bảy di sản văn hóa thế giới: Di sản
văn hóa vật thể: Vịnh Hạ long, Phong Nha - Kẻ Bàng, phố cổ Hội An, Cố đô Huế,
Thánh địa Mỹ Sơn. Di sản văn hóa phi vật thể: Nhã nhạc cung đình Huế, Cồng
chiêng Tây Nguyên. Trong tuần Hội nghị cấp cao APEC diễn ra ở Việt Nam tháng
11/2006, hàng loạt các hoạt động văn hóa lớn được tổ chức: Đại tiệc “Di dản văn
hóa Việt nam” Việt Nam đã khẳng định được mình, để lại cho bạn bè nhiều ấn
tượng tốt đẹp.
Không chỉ quan tâm giữ gìn bản sắc văn hóa truyền thống của dân tộc mà nhân
dân ta còn tiếp thu những tinh hoa văn hóa nhân loại đề làm giàu cho vốn văn hóa

của mình. Những thành tựu khoa học - công nghệ của thế giới cùng với việc mở
cửa giao lưu quốc tế là cơ hội để Việt Nam tiếp thu thành quả trí tuệ của nhân loại.
Đề từ đó, tạo nên một nền văn hóa mới: Kết hợp hài hòa giữa truyền thống và hiện
đại, dân tộc và quốc tế. Chiếc áo dài truyền thống có những nét cách tân trong kiểu
dáng, hoa văn trang trí. Nhiều bài hát lấy chất liệu từ dân gian nhưng lại được phối
theo những thể loại nhạc hiện đại như pop, hiphop, rock đã tạo nên sự hấp dẫn
cuốn hút người nghe. Con người Việt Nam, nhất là lớp trẻ vẫn giữ được nét giản
dị, thuần khiết nhưng lại thông minh, năng động, nhạy bén trước nhịp sống
phương Tây. Cùng với những phong tục tập quán, lễ hội ngày Tết, người Việt
Nam vẫn nô nức tham gia những sinh hoạt văn hóa của phương Tây như Noel,
Valentine, Hallowen và nhiều lễ hội khác
Hướng tới bản sắc văn hóa dân tộc, chúng ta cần nhìn nhận đánh giá một
cách công bằng, minh bạch. Tránh những suy xét ngộ nhận, cho rằng những gì
trong quá khứ của dân tộc đều là những cái tốt, cái hay, cái đẹp mà không có
những hạn chế, thậm chí tiêu cực. Tìm về bản sắc văn hóa dân tộc trong xu thế
toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế chúng ta nhìn nhận thấy những yếu kém cần khắc
phục đó là một số người còn mơ hồ, bàng quan hoặc mất cảnh giác trước những
luận điệu thù địch, xuyên tạc, không ít trường hợp vì đồng tiền và danh vị mà chà
đạp lên tình nghĩa gia đình, quan hệ thầy trò, đồng chí, đồng nghiệp. Nghiêm trọng
hơn là ở một bộ phận cán bộ đảng viên, lớp trẻ biểu hiện suy thoái về đạo đức lối
sống.
Giao lưu văn hóa với người ngoài chưa chủ động, tích cực, còn nhiều sơ hở.
Nhiều thứ văn hóa phẩm độc hại, phản động thẩm lậu vào nước ta, trong khi đó,
còn nhiều tác phẩm văn hóa có giá trị của nước ta lại ít đưa ra nước ngoài. Chung
ta cũng chưa tạo ra được nhiều kênh thông tin để đồng bào Việt Nam ở nước ngoài
tìm hiểu bản sắc văn hóa dân tộc, liên hệ mật thiết với quê nhà, góp phần công
sức, trí tuệ, kinh tế vào sự nghiệp xây dựng và phát triển của đất nước.
12
a/Tác động của toàn cầu hoá đến truyền thống hiếu học của dân tộc Việt Nam
• Tóm tắt các kết luận của luận văn:Toàn cầu hoá là một xu thế tất yếu,

khách quan của lịch sử, được thúc đẩy bởi những nhân tố kinh tế, chính
trị, xã hội nhất định và đang phát triển mạnh mẽ trong giai đoạn hiện nay.
Toàn cầu hoá mang trong lòng nó những đặc trưng thể hiện tính hai mặt
rõ rệt, vừa tích cực lại vừa tiêu cực; vừa chứa đựng những cơ hội lại vừa
có những thách thức, nguy cơ tiềm ẩn trên mọi lĩnh vực của đời sống xã
hội, đối với tất cả các quốc gia. Một trong số những nguy cơ mà toàn cầu
hoá đưa đến là nguy cơ đánh mất bản sắc văn hoá, làm biến đổi các giá trị
truyền thống của mỗi dân tộc theo hướng chịu sự ảnh hưởng của các nước
lớn, các nước tư bản phát triển.

Truyền thống hiếu học là một trong những giá trị truyền thống quý báu
được hình thành và hun đúc từ dòng chảy lịch sử ngàn đời của dân tộc ta.
Nó bao chứa những biểu hiện tích cực và cả một số mặt trái với nét đẹp
của văn hoá truyền thống dân tộc. Tham gia vào toàn cầu hoá, Việt Nam
đã đón nhận rất nhiều cơ hội quý giá. Bên cạnh đó, chúng ta cũng phải đối
mặt với nguy cơ xói mòn các giá trị truyền thống nói chung và truyền
thống hiếu học của dân tộc nói riêng. Chính vì thế, vấn đề đặt ra cho
chúng ta là phải phát huy các cơ hội, vượt qua các thách thức của toàn cầu
hoá để hiếu học mãi là một giá trị truyền thống bền vững của dân tộc Việt
Nam.
Khả năng ứng dụng trong thực tiễn, tính thời sự cấp bách trong giai đoạn
hiện nay, hệ thống lại và đưa đến một sự nhận thức khái quát về quá trình
toàn cầu hoá. Những phân tích của luận văn về các cơ hội và thách thức
của toàn cầu hoá đối với truyền thống hiếu học của dân tộc, cùng với
những giải pháp để phát huy truyền thống ấy trong giai đoạn hiện nay sẽ
góp phần gìn giữ, bổ khuyết và phát huy một truyền thống quý báu đã tạo
nên sức mạnh cho dân tộc ta từ hàng nghìn đời hiện nay và cả trong tương
lai
Những hướng nghiên cứu tiếp theo: Toàn cầu hoá đã, đang và sẽ còn là
một vấn đề cần được quan tâm nghiên cứu trên mọi bình diện, đặc biệt là

với một đất nước đang trên con đường hội nhập để phát triển như Việt
Nam. Sự tác động của toàn cầu hoá đến truyền thống hiếu học của dân tộc
cần được nghiên cứu theo hướng chuyên sâu và mở rộng hơn để hướng
đến xây dựng xã hội ta trở thành một xã hội học tập, có một nền kinh tế tri
thức phát triển theo xu hướng chung của thời đại hiện nay
13
b /Tác động của toàn cầu hóa đến truyền thống cần cù, tiết kiệm của dân
tộc Việt Nam
Với bề dày lịch sử hàng ngàn năm, dân tộc Việt Nam đã xây dựng cho mình
một hệ thống các giá trị truyền thông, trong đó có đức tính cần cù và tiết kiệm.
Trong điều kiện hiện nay, toàn cầu hoá, trước hết là toàn cầu hoá kinh tế, đã và
đang tác động mạnh mẽ đến các giá trị đó theo những chiều hướng khác nhau,
cả tích cực lẫn tiêu cực. Khi đất nước còn nghèo, hơn nữa, còn phải vượt qua
muôn vàn thách thức mà quá trình toàn cầu hoá đặt ra, chúng.ta cần tiếp tục
phát huy đặc tính cần cù và tiết kiệm, gắn cần cù với tiết kiệm. Đó vừa là cách
đê chúng ta khẳng đinh và giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc, vừa là phương thức
tăng cường nội lực nhằm tạo đà cho sự phát triển ổn định và bền vững của đất
nước.
Có vẻ sẽ thật là ngớ ngẩn nếu như mỗi một người trong chúng ta lại không tự
trả lời được những câu hỏi, như chúng ta là ai? chúng ta sinh ra từ cội nguồn
nào? chúng ta thuộc về dân tộc nào và chúng ta có gì giống cũng như có gì
khác với những con người ở các dân tộc khác? Thế nhưng, trong điều kiện
toàn cầu hoá hiện nay, những câu hỏi tưởng chừng rất đơn giản như vậy lại khó
có thể trả lời một cách dễ dàng, chính xác.
Trước tiên, chúng ta cần phải thừa nhận rằng, mỗi một dân tộc trên thế giới đều
sinh sống trong những điều kiện tự nhiên và xã hội không hoàn toàn giống
nhau, thậm chí còn trái ngược nhau. Cũng chính vì vậy, ở mỗi dân tộc sẽ hình
thành một nền văn hoá khác nhau với những phong tục, tập quán, tâm lý, thói
quen, truyền thống, chuẩn mực đạo đức, lối sống, tư tưởng (tức là những ý
thức xã hội) khác nhau, phản ánh tồn tại xã hội của chính dân tộc đó.

Trước toàn cầu hoá, sự giao lưu văn hoá giữa các dân tộc cũng đã diễn ra
nhưng chủ yếu còn mang tính cá biệt và tự phát. Giờ đây, tình hình đã thay đổi
khi toàn cầu hoá xuất hiện, đặc biệt là toàn cầu hoá đang phát triển mạnh mẽ
như trong giai đoạn hiện nay. Với sự phát triển của khoa học, kỹ thuật và công
nghệ thông tin, đặc biệt là với sự xuất hiện của mạng thông tin toàn cầu
(Internet), thế giới dường như được thu nhỏ lại, ranh giới giữa các quốc gia
cũng trở nên mỏng manh và chỉ mang tính tương đối. Toàn cầu hoá đã tạo cơ
hội để các dân tộc có thể gần gũi, hiểu biết nhau hơn. Qua đó, mọi dân tộc đều
có thể "cho" và "nhận", nghĩa là họ có thể học tập, tiếp thu những giá trị, tinh
hoa của nhau để làm phong phú cho nền văn hoá của chính dân tộc mình.
14
c/. Toàn cầu hóa về văn hóa trong bối cảnh hiện nay
c.1. Toàn cầu hóa về văn hóa xưa và nay
Phải khẳng định rằng toàn cầu hóa nói chung và toàn cầu hóa về văn hóa
nói riêng trong bối cảnh hiện nay đã khác xa so với trước kia cả về nội
dung, ý nghĩa, quy mô và tốc độ. Thật ra, nói một cách chính xác, toàn cầu
hóa trước kia chỉ là khu vực hóa. Sự giao lưu có tính chất khu vực được
quy định bởi sự hạn chế của các phương tiện, của giao thông lúc bấy giờ và
do đó, phạm vi ảnh hưởng của giao lưu văn hóa không có tính chất toàn cầu
thực sự. Chỉ đến ngày nay nhờ sự phát triển vượt bậc của khoa học - công
nghệ, các phương tiện giao thông và thông tin hiện đại mới cho phép con
người vượt qua các giới hạn không gian và thời gian, tạo điều kiện cho giao
lưu văn hóa phát triển trên phạm vi toàn thế giới. Loài người hàng ngày
được tiếp cận nhiều nguồn thông tin và do đó, có thêm nhiều dịp trao đổi
tiếp xúc với nhau, đẩy mạnh sự giao lưu về mọi mặt từ kinh tế mậu dịch,
đầu tư, du lịch đến văn hóa nghệ thuật. Làn sóng di dân từ nước này sang
nước khác cũng góp phần mở rộng hơn nữa sự giao lưu trực tiếp và mạnh
mẽ về cả đời sống vật chất và tinh thần của nhiều dân tộc. Cũng nhờ những
thành tựu của khoa học - công nghệ, thế giới hình thành các lực lượng đủ
mạnh có quy mô toàn cầu. Đó là các công ty đa quốc gia, xuyên quốc gia,

các thể chế quốc tế và đi cùng với nó là các lực lượng phá hoại như khủng
bố hay tôn giáo cực đoan
Các công ty đa quốc gia, xuyên quốc gia ngày nay thậm chí còn có sức
mạnh hơn cả những quốc gia trung bình, có khả năng ảnh hưởng to lớn đến
nền kinh tế thế giới. Đồng thời, các lực lượng phá hoại xuất hiện và hoạt
động trên quy mô toàn cầu, kết quả của những xung đột giữa các dân tộc,
các sắc tộc, các tôn giáo, mà nguyên nhân sâu xa là sự xung đột về kinh tế,
chính trị được che đậy dưới hình thức của sự xung đột về tôn giáo, cũng
phải được nhìn nhận như một mặt khác của toàn cầu hóa về văn hóa. Đây là
vấn đề sâu sắc nhất, bức thiết nhất trong xu thế lớn toàn cầu hóa mà chúng
ta không thể chỉ xem xét thông qua các lực lượng thị trường.
Nhiều người lo ngại rằng trong thời đại hiện nay, khi toàn cầu hóa về kinh
tế đang được tiến hành ngày càng rõ nét, các nền văn hóa do có năng lực
khác nhau nên các nước giàu, bằng tiềm lực kinh tế, bằng cơn lũ hàng hóa
của mình, có thể sẽ quy định các tiêu chuẩn văn hóa của hàng hóa, áp đặt
cho các dân tộc yếu hơn các tiêu chuẩn văn hóa của nó. Theo chúng tôi,
mối lo ngại này không có cơ sở. Không một nền văn hóa nào có thể lấn át
nền văn hóa nào. Bởi vì con người tiếp nhận các ảnh hưởng của văn hóa
một cách tự nhiên, một cách từ từ và nó có quá trình chọn lọc. Hơn nữa,
bản lĩnh văn hóa của mỗi quốc gia là kết quả của sự hình thành tự nhiên có
chọn lọc qua một quá trình lịch sử đủ dài. Do đó, về bản chất, toàn cầu hóa
về văn hóa chỉ góp phần thúc đẩy sự hợp tác và chọn lọc giữa các nền văn
hóa chứ không thể gây áp lực hay lấn át bản lĩnh văn hóa của bất cứ nền
văn hóa nào
15
c.2. Toàn cầu hóa về văn hóa và bản sắc văn hóa dân tộc
Nếu độc lập văn hóa nhấn mạnh đến khía cạnh chính trị của văn hóa thì bản
sắc văn hóa nhấn mạnh đến khía cạnh truyền thống của nó. Bản sắc văn hóa
là những đặc điểm để phân biệt dân tộc này với dân tộc khác và nó được
hình thành tự nhiên bởi sự tác động của nhiều yếu tố khác nhau như địa lý,

lịch sử và cả những yếu tố ngẫu nhiên. Bản sắc văn hóa dân tộc đóng vai
trò quan trọng trong đời sống tinh thần cũng như vật chất của con người.
Văn hóa hay là bản sắc chính là dấu hiệu để phân biệt người này với người
kia, cộng đồng này với cộng đồng kia, quốc gia này với quốc gia kia và là
kết quả của cộng đồng đó hay con người đó tương tác với chính mình và
tương tác với các cộng đồng khác Văn hóa thể hiện nhân cách xét về mặt cá
nhân và bản sắc dân tộc xét về mặt cộng đồng. Chính bản sắc văn hóa của
mỗi dân tộc làm cho con người khác nhau chứ không làm cho con người
đối lập với nhau vì bản thân văn hóa được hình thành nên bởi một cộng
đồng chứ không phải một cá nhân. Văn hóa chính là thông điệp chung sống
vì vậy nó có giá trị chung sống.
Chúng ta không thể phủ nhận sự bành trướng của văn hóa phương Tây trên
thế giới trong vòng hơn một thế kỷ qua cũng như sự tất yếu của giao lưu
giữa văn hóa phương Đông và phương Tây. Trong quá trình toàn cầu hóa
về văn hóa như hiện nay, không ít người lo ngại về sự mất mát bản sắc dân
tộc. Họ lo sợ sự bành trướng và ảnh hưởng của văn hóa phương Tây. Thật
ra, đó là những mối lo ngại không có cơ sở vì nếu chúng ta cường điệu
nhiệm vụ bảo vệ bản sắc dân tộc một cách chủ quan thì sẽ làm cho chúng ta
tự trở thành dị biệt với nhân loại trong khi thế giới đang đi theo xu hướng
tất yếu của sự hòa hợp. Sớm hay muộn, các dân tộc cũng hội tụ đến một
tiêu chuẩn chung sống giữa con người. Vì thế một bản sắc tết là một bản
sắc tự nó phải có khả năng hòa hợp với các bản sắc khác. Trong sự nghiệp
phát triển, một chính phủ khôn ngoan phải biết phát huy những thế mạnh
của văn hóa dân tộc đồng thời biết học hỏi những cái hay, cái tết của các
dân tộc khác để dân tộc mình có thể rương tác với nhiều cộng đồng văn hóa
khác. Hội nhập vào thế giới, đó chính là con đường tiến bộ.
16
IV/VIỆT NAM TRONG XU THẾ TOÀN CẦU HÓA
Chúng ta đang sống trong một thế giới mới, thế giới toàn cầu hóa với những
thay đổi lớn, đa dạng và phức tạp, có ảnh hưởng đến bất cứ quốc gia nào và

cá nhân nào.
Trong hai mươi năm đổi mới vừa qua, dưới sự lãnh đạo của Đảng và Nhà
nước, nhân dân ta, đồng bào đã đạt được những thành tựu to lớn, đưa đất nước
vuợt qua tình trạng trì trệ kém phát triển trở thành một trong những quốc gia có
nền kinh tế phát triển nhanh và liên tục, an ninh chính trị ổn định trong nhiều năm
qua. Thành tựu hai mươi năm đổi mới vừa qua chính là nền tảng kinh tế - chính trị
- xã hội để Việt Nam vươn mình trở thành một nước công nghiệp phát triển hùng
mạnh, thật sự "sánh vai với các cường quốc năm châu" như lời tiên tri của Chủ
tịch Hồ Chí Minh vĩ đại. Trong những năm tháng có vai trò quyết định hiện nay,
chúng ta sẽ phải có những quyết định mang tính lịch sử liên quan đến tương lai, sự
phát triển, và bản sắc của quốc gia Việt Nam, dân tộc Việt Nam. Chúng ta sẽ phải
lựa chọn giữa việc dám chủ động thi đua, cạnh tranh với các nước trên khu vực và
quốc tế - hay thỏa mãn với những thành quả bước đầu khi so sánh những kết quả
trong quá khứ của chúng ta. Chúng ta sẽ phải lựa chọn hội nhập chủ động và toàn
cầu hóa - hay bị động theo xu hướng chung của thế giới và phụ thuộc vì sức cạnh
tranh của nền kinh tế không được cải thiện, vị thế quốc gia không được nâng cao.
Chúng ta sẽ phải lựa chọn giữa chủ động tiếp thu những giá trị văn hóa của thế
giới trên cơ sở phát huy bản sắc của truyền thống văn hóa Việt Nam - hay tiếp thu
tràn lan, thiếu chọn lọc, dẫn đến bị mất bản sắc văn hóa, bị hòa tan vào trong thế
giới toàn cầu hóa.
Tất cả những lựa chọn mang tính chiến lược nêu trên là quyết định của toàn thể
dân tộc ta, của hơn 83 triệu công dân Việt Nam và hơn 3 triệu kiều bào trên toàn
thế giới. Đảng và Nhà nước là những đại diện trung thành, là công cụ hiệu quả để
tập hợp, đoàn kết và phát huy ý chí, nguyện vọng, trí tuệ và nguồn lực của toàn thể
đại gia đình dân tộc Việt Nam trong thời kỳ mới, tận dụng vận hội mới. Nói cách
khác, sự phát triển của Việt Nam không phải là công việc của riêng một tổ chức,
cá nhân nào; mà đó là quyền lợi và trách nhiệm của mọi công dân, mọi kiều bào
17
tâm huyết. Ở đây cần đặc biệt nhấn mạnh đến vai trò của tầng lớp thanh niên, của
thế hệ tri thức trẻ; chính các bạn là những chủ nhân tương lai của đất nước, quyết

định sự phồn thịnh, vị thế của quốc gia, của dân tộc và của chính bản thân các bạn.
Mục tiêu chung của tất cả chúng ta hẳn là phải nỗ lực hết mình để Việt Nam phát
triển nhanh mạnh và bền vững trong một thế giới hòa bình và ổn định. Không còn
cách nào khác, chúng ta phải chủ động và hội nhập có hiệu quả vào xu thế toàn
cầu hóa. Hơn thế nữa, chúng ta không những chỉ biết tranh thủ cái lợi, hạn chế cái
hại trong quá trình hội nhập, mà còn phải biết tác động vào diễn trình toàn cầu
hóa. Để đạt được điều đó chúng ta phải có một chiến lược ngoại giao tích cực, chủ
động, đa phương hóa, đa dạng hóa các mối quan hệ; làm bạn với tất cả các quốc
gia trên thế giới trên cơ sở tôn trọng quyền bình đẳng, đóng góp tích cực cho hòa
bình và phát triển của cả nhân loại.
Hội nhập sẽ tạo ra nhiều cơ hội to lớn cho đất nước phát triển, nhưng cũng
đồng thời là thách thức lớn nếu ta chưa có một nội lực đủ mạnh. Chúng ta sẽ đứng
trước nguy cơ tụt hậu ngày càng xa với các nước phát triển. Nỗi đau tụt hậu, chậm
phát triển, thua kém bạn bè quốc tế là không của riêng ai, mà là của toàn thể
những con người mang trong mình dòng máu Lạc Hồng trên toàn thế giới. Chúng
ta cần nhận thức rõ mối nguy chung này để biến thành những nội lực mạnh mẽ của
Việt Nam, trước hết là tinh thần hội nhập, tinh thần đoàn kết; sau là nhiệm vụ phải
nhanh chóng nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế nước nhà, song song với
việc phát triển văn hóa - xã hội, nhằm tạo nên một mô hình phát triển nhanh,
mạnh, hài hòa và bền vững. Như vậy, tinh thần hội nhập, tinh thần đoàn kết sẽ
được đặt lên trước tiên. Đặc biệt là khả năng nhận thức trọng trách đối với đất
nước trong giai đoạn hiện nay của mọi công dân đặc biệt là thế hệ trẻ. Trong thời
gian vừa qua, đã có những hoạt động chính trị - xã hội khơi dậy, huy động và phát
lộ được tinh thần, nhiệt huyết của thế hệ trẻ nói riêng và cả dân tộc nói chung đối
với Tổ quốc Việt Nam yêu dấu. Những hoạt động như: Nhật ký Đặng Thùy Trâm,
Diễn đàn "Nước Việt Nam ta nhỏ hay không nhỏ ?" của Báo Thanh Niên, chuyên
mục "Chào cờ sáng thứ hai" của Báo Tuổi Trẻ. Chúng ta cũng sẽ cần phải có nhiều
phong trào mạnh mẽ hơn
18
nữa, thực tế hơn nữa, để chấn hưng dân khí, đại đoàn kết toàn dân, hiến kế đúng

đắn, hành động thiết thực vì một nước Việt Nam
Chúng ta cần phải biết khai thác tốt những lợi thế mà thiên nhiên ban tặng
cho Việt Nam. Do vậy, ngành du lịch sẽ là một trong những trọng tâm để phát
triển, đặc biệt là du lịch sinh thái, du lịch văn hóa. Với xu hướng phục hưng của
các giá trị văn hóa Á Đông, xu hướng tiêu dùng các sản phẩm tự nhiên; cộng với
truyền thống và tinh hoa hàng ngàn năm của nền y học cổ truyền nước nhà; chúng
ta hoàn toàn có đủ những điều kiện cần thiết để phát triển ngành y học cổ truyền
dân tộc thành một ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước, vừa góp phần nâng cao tố
chất của dân tộc, vừa góp phần gìn giữ và phát triển văn hóa, vừa tạo ra những sản
phẩm - dịch vụ độc đáo của Việt Nam trên thị trường thế giới.
Chúng ta cần thật sự thực hiện phương châm "giáo dục là quốc sách hàng
đầu", thực hiện lời dạy "vì lợi ích trăm năm trồng người" của Chủ tịch Hồ Chí
Minh. Xây dựng nên một nền giáo dục có tính toàn diện: từ thể chất, đến tinh thần,
đạo đức, và tri thức; giáo dục toàn dân: xã hội hóa giáo dục; và một nền giáo dục
trọn đời, một xã hội học tập. Chúng ta cần phải nhanh chóng khắc phục những yếu
kém trầm kha nhiều năm qua của nền giáo dục nước nhà. Đảng, Nhà nước, và toàn
thể cộng đồng hãy cùng hưởng ứng thiết thực phong trào xóa bỏ tiêu cực trong
giáo dục, tôn vinh giá trị thực học. Chúng ta phải phát huy truyền thống cần cù,
thông minh, hiếu học của dân tộc; biến đó thành một lợi thế cạnh tranh trong nền
kinh tế tri thức. Trở lại lịch sử, ngay từ thế kỷ thứ 18 nhà bác học Lê Quý Đôn đã
có một nhận xét hết sức đúng đắn "Phi nông bất ổn, phi thương bất hoạt, phi công
bất phú, phi trí bất hưng". Như vậy, cha ông ta đã ý thức rất rõ tri thức sẽ đóng vai
trò quyết định đến sự hưng thịnh và hùng mạnh của quốc gia. Điều đó chúng ta
hoàn toàn có thể làm được. Một đất nước phát triển bền vững khi vật chất ngày
một sung túc, các giá trị đạo đức tinh thần ngày được bồi đắp. Một xã hội chỉ biết
chạy theo những giá trị vật chất sẽ là một xã hội hỗn loạn, bất ổn; là môi trường tốt
cho nhiều tệ nạn xấu xa và nguy hiểm phát sinh và hoành hành. Chúng ta cần đoàn
kết, huy động trách nhiệm và nỗ lực của toàn dân tộc, của cả cộng đồng quốc tế để
đấu tranh chống các tệ nạn xã hội, chống tiêu cực, tham nhũng, chống các hành vi
19

làm băng hoại đạo đức xã hội. Đoàn kết để giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó
khăn, khắc phục hậu quả của thiên tai, dịch họa tại Việt Nam cũng như trên thế
giới, thể hiện rõ nét truyền thống nhân đạo, tương thân, tương ái của dân tộc.
Chúng ta hoàn toàn nhận thức rõ trách nhiệm phát triển một nền văn hóa Việt
Nam, tiên tiến, giữ được bản sắc dân tộc sẽ vừa là động lực vừa là phương pháp để
phát triển kinh tế đất nước. Nói cách khác, phát triển kinh tế phải song song với
phát triển xã hội, phải biết chắt lọc, sắp xếp, gắn kết và giới thiệu các giá trị văn
hóa Việt Nam vào với các hoạt động kinh tế kinh doanh. Cùng với xu hướng trỗi
dậy của các giá trị văn hóa châu Á, được minh chứng bằng con đường và thành
tựu phát triển của Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Ấn Độ, chúng ta hoàn toàn
có khả năng và cần thiết phải tạo ra các sản phẩm, thương hiệu có giá trị cao,
mang trong mình giá trị văn hóa Việt. Ngược lại, chính những thành tựu kinh tế sẽ
là nguồn lực, làm điều kiện để giữ gìn và phát triển bản sắc văn hóa Việt Nam.
Tổng kết lại, chúng ta đang hội đủ những điều kiện bên trong lẫn bên ngoài
để có thể chung tay đoàn kết, xây dựng và phát triển đất nước trở nên hùng mạnh,
đóng góp vào sự phát triển hòa bình và thịnh vượng của toàn thể nhân loại. Để có
được cơ hội này, chúng ta luôn biết ơn những sự hy sinh của cha ông từ ngàn đời
nay mới có thể tạo nên vận hội to lớn để chúng ta tiếp bước, chúng ta phải luôn
hiểu được trách nhiệm của mình đối với thế hệ tương lai của đất nước. Vậy nên,
chúng ta một lần nữa sẽ phát huy tinh thần đoàn kết, sáng tạo, nhân ái của dân tộc
để tự tin vững bước khẳng định mình trong thế giới toàn cầu hóa vì sự phát triển
của mỗi cá nhân, của quốc gia, của dân tộc, và sự tiến bộ chung của toàn thể nhân
loại.
20
VI/CÁCH KHẮC PHỤC
Để khắc phục những hạn chế, yếu kém tiếp tục bảo vệ, giữ gìn, phát triển
bản sắc văn hóa dân tộc, đáp ứng yêu cầu phát triển của xã hội trong thời kỳ công
nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập kinh tế quốc tế, chúng ta cần thực hiện một
số biện pháp sau:
Một là, đầy mạnh công tác tuyên truyền, vận động quần chúng tích cực

tham gia các hoạt động văn hóa, đặc biệt là phong trào “toàn dân đoàn kết xây
dựng đời sống văn hóa” trong từng thôn, ấp, phường, xã, khối phố. Chú trọng đầu
tư xây dựng và phát huy hiệu quả các thiết chế văn hóa, phát triển và nâng cao
chất lượng xây dựng gia đình, thôn ấp, khu phố văn hóa.
Hai là, chú trọng, bảo tồn và phát triển các giá trị văn hóa, bản sắc và
truyền thống dân tộc. Giữ gìn các tác phẩm nghệ thuật, bảo vật, cổ vật và di vật có
giá trị đặc sắc. Coi trọng sưu tầm, khai thác các giá trị văn hóa vật thể và phi vật
thể.
Ba là, tích cực xây dựng đời sống văn hóa đại chúng và môi trường văn hóa
lành mạnh. Phát triển xã hộiii hóa các hoạt động văn hóa nghệ thuật. Nâng cao
chất lượng và mở rộng toàn diện, phổ biến các sản phẩm văn hóa đáp ứng nhu cầu
hưởng thụ văn hóa ngày càng cao và đa dạng của các tầng lớp nhân dân, làm cho
văn hóa thấm sâu vào từng khu dân cư, từng người, từng gia đình và xã hộiii.
Bốn là, tiếp tục mở rộng hợp tác giao lưu văn hóa quốc tế. Tiếp thu có chọn
lọc các giá trị văn hóa nhân loại, nhân văn, khoa học. Giới thiệu những tinh hoa,
bản sắc văn hóa, những thành tựu to lớn của Việt Nam qua hơn 20 năm đổi mới và
chính sách hội nhập của Đảng và Nhà nước ta “Việt Nam muốn là bạn của tất cả
các nước”.
Năm là, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát và có biện pháp quản lý
nhà nước chặt chẽ, có hiệu quả đối với các hoạt động văn hóa. Kiên quyết chống
lại những hiện tượng phản văn hóa, phi văn hóa.
Sáu là, tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ làm văn
hóa, nhất là đội ngũ cán bộ văn hóa cơ sở mới đủ khả năng đáp ứng yêu cầu bảo
vệ, giữ gìn và phát triển bản sắc văn hóa dân tộc trong xu thế toàn cầu hóa và hội
nhập kinh tế quốc tế hiện nay./.
21
VII/LỜI KẾT
Những vấn đề toàn cầu đang tiếp tục diễn ra ngày càng mạnh mẽ và sâu
sắc, bên cạnh những thời cơ và vận hội mới, cũng có không ít đến rủi ro và thách
thức đối với nước ta. “Việt Nam và những vấn đề toàn cầu” đã minh chứng một sự

thật không thể chối cãi dù là quốc gia phát triển, là quốc gia đang phát triển hay
kém phát triển những vấn đề toàn cầu vẫn luôn nảy sinh, phát triển và biến đổi
theo chu kỳ quy luât. Sự phát triển nhanh lẹ nền kinh tế trong nước, bước nhảy vọt
của khoa học kỹ thuật công nghệ trên thế giới, và bản thân quá trình toàn cầu hoá
quốc tế đã thúc đẩy các vấn đề toàn cầu tồn tại trên giới nói chung và ở Việt Nam
nói riêng. Thực trạng vấn đề toàn cầu ở Việt Nam cho thấy rõ không phải mọi vấn
đề toàn cầu đều có nguy cơ hiện hữu như nhau, thực sự một số vấn đề là nguy cơ
trực tiếp như bùng nổ dân số dân số, ô nhiễm môi trường, đói nghèo… nhưng một
số vấn đề khác lại không là mối đe doạ trực tiếp như khủng bố, chiến tranh và hoà
bình…Dù là vấn đề nào thì hệ quả từ các vấn đề đó cũng đã và sẽ gây tác động
không nhỏ đến tình hình phát triển của đất nước, ảnh hưởng đến kinh tế, đời sống
xã hội, con người, đặc biệt ảnh hưởng đến chủ quyền an ninh quốc gia…
Thông qua bài tiểu luận TÁC ĐỘNG CỦA TOÀN CẦU HÓA ĐỐI VỚI
VĂN HÓA VIỆT NAM:tôi xin được đưa ra những nhận định cơ bản cũng như
những luận giả về điều này. Bài viết có lấy và trích dẫn tài liệu của các nhà báo
nhá văn hóa học và tài liệu trên Internet.Bài viết không tránh khỏi những ý kiến
chủ quan, những thiếu sót rất mong ý kiến của giảng viên và của các bạn độc giả.
Xin cảm ơn!
Tôi xin chân thành cảm ơn Thạc sĩ Lê Văn Sơn-giảng viên bộ môn:
CÁC VẦN ĐỀ VĂN HÓA VIỆT NAM HIỆN ĐẠI,
đã giúp đỡ tôi trong quá trình làm bài.
Xin cảm ơn!
22
VII/TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.Giáo trình các vấn đề văn hóa Việt Nam hiện đại(tác động của toàn cầu hóa đối
với văn hóa Việt Nam_GVCN:THS Lê Văn Sơn biên soạn)
2.Trang wed www.bachkhoatoanthu.com
3.Trang wed báo lao động :www.laodong.com.vn
4.Trang wed Bộ tài nguyên và môi trường:http//wwwmore.gov.vn
5. Tác động của toàn cầu hóa đến truyền thống cần cù, tiết kiệm của dân tộc Việt

Nam(Mai Thị Quý_ Tạp chí Triết học) 10:08' AM - Thứ năm, 23/12/2010
6.Kinh nghiệm bản thân(thời gian học tập và làm việc ở nhà hàng Momjji 98
Trương Công Định)

23

×