Tải bản đầy đủ (.docx) (47 trang)

Đề tài “Rủi ro tín dụng tại Sacombank - Chi nhánh Hưng Đạo- Thực trạng và giải pháp”. potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (330.71 KB, 47 trang )

Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp
LỜI NÓI ĐẦU
1. Sự cần thiết của đề tài :
Thực tiễn hoạt động của các ngân hàng thương mại Việt Nam (NHTMVN)
trong hơn 20 năm đổi mới vừa qua đã cho chúng ta thấy tình trạng khó khăn về tài
chính của một ngân hàng thường phát sinh từ những khoản cấp tín dụng khó đòi,
điển hình như : việc đổ vỡ hàng loạt quỹ tín dụng, NHTMCP của những năm 1989-
1990, việc đặt một số NHTMCP vào tình trạng giám sát đặc biệt những năm 1999-
2000, hay những vụ án lớn và việc tiến hành xử lý một khối lượng nợ tồn đọng khá
lớn của các NHTMNN từ năm 2000 trở về trước đã chứng minh rất rõ điều này.
Thêm vào đó, nhìn vào kết cấu tài sản của các NHTMVN chúng ta nhận thấy tài sản
sinh lời là các khoản cấp tín dụng luôn chiếm tỷ trọng khá lớn 60-70% tài sản có,
thậm chí có một số NHTM tỷ lệ này lên đến 80%. Chính vì vậy tín dụng luôn được
đánh giá là một trong các nghiệp vụ ngân hàng phức tạp và có độ rủi ro cao, và vấn
đề quản lý rủi ro tín dụng là vấn đề luôn được các NHTMVN quan tâm hàng đầu.
Với mục tiêu hướng tới xây dựng mô hình một NHTM đạt tiêu chuẩn quốc tế,
hiện đại và vững mạnh, Sacombank nói chung và Sacombank - Chi nhánh Hưng
Đạo nói riêng trong quá trình chuyển đổi của mình luôn quan tâm và đặt lên hàng
đầu đối với vấn đề kiểm soát tốt các loại rủi ro, trong đó đặt biệt là rủi ro tín dụng.
Đó cũng là lý do em chọn đề tài “Rủi ro tín dụng tại Sacombank - Chi nhánh
Hưng Đạo- Thực trạng và giải pháp”.
2. Mục tiêu của đề tài :
Đề tài nghiên cứu muốn hướng đến các mục tiêu:
-Góp phần làm rõ hơn các lý luận về hoạt động tín dụng và rủi ro trong hoạt
động tín dụng.
-Phân tích thực trạng hoạt động tín dụng và các nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín
dụng tại Sacombank Chi nhánh Hưng Đạo.
-Trên cơ sở lý luận, phân tích thực trạng và nguyên nhân, đề tài nêu ra một số
giải pháp nhằm hạn chế rủi ro cho hoạt động tại Sacombank chi nhánh Hưng Đạo
SVTH: Võ Đình Anh Trang 1
Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp


3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu :
-Đối tượng nghiên cứu của đề tài : tìm hiểu các nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín
dụng và các giải pháp góp phần hạn chế rủi ro tín dụng để có thể góp phần nâng cao
chất lượng quản lý rủi ro tín dụng tại Sacombank chi nhánh Hưng Đạo
- Phạm vi nghiên cứu : nghiên cứu giữa lý luận và thực tế nguyên nhân dẫn
đến rủi ro tín dụng trong thời gian 2 năm qua (2009-2010) tại Sacombank chi nhánh
Hưng Đạo, từ đó đưa ra các giải pháp nhằm hạn chế rủi ro tín dụng.
4. Phương pháp nghiên cứu của đề tài :
Cùng với việc nghiên cứu các lý luận thuộc chuyên ngành kinh tế, tài chính,
ngân hàng, đề tài nghiên cứu đã được thực hiện trên cơ sở :
-Thu thập, tổng hợp các số liệu thực tế về hoạt động tín dụng tại Sacombank
chi nhánh Hưng Đạo.
- Trao đổi kinh nghiệm với các cán bộ tín dụng công tác tại Sacombank chi
nhánh Hưng Đạo.
- Trên cơ sở lý luận, các số liệu thực tế tổng hợp được, và các ý kiến nhận định
của cán bộ tín dụng, em đã sử dụng phương pháp thống kê, đối chiếu, so sánh để
phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động tín dụng của Sacombank-chi nhánh Hưng
Đạo, tìm hiểu các nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng và đưa ra giải pháp nhằm
hạn chế rủi ro tín dụng.
5. Cấu trúc và nội dung nghiên cứu của đề tài : ngoài phần mở đầu và kết
luận, đề tài nghiên cứu gồm 3 chương :
- Chương 1 : Rủi ro tín dụng trong hoạt động của các ngân hàng thương mại.
- Chương 2: Thực trạng về hoạt động quản lý rủi ro tín dụng tại Sacombank - Chi
nhánh Hưng Đạo.
- Chương 3 : Giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại Sacombank - Chi nhánh Hưng
Đạo.
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài nghiên cứu :
Đề tài nghiên cứu dựa trên thực trạng hoạt động tín dụng của hệ thống NHTM
nói chung và Sacombank-chi nhánh Hưng Đạo nói riêng. Em phân tích thực trạng
kết hợp với nghiên cứu, lý luận, tư duy của nhiều nhà nghiên cứu, chuyên gia ngân

hàng cũng như kinh nghiệm của các cán bộ tín dụng tại ngân hàng để đưa ra các ý
kiến, nhận định, giải pháp nhằm đảm bảo tuân thủ các chuẩn mực trong hoạt động
kinh doanh của ngân hàng nói chung và hoạt động tín dụng nói riêng.
SVTH: Võ Đình Anh Trang 2
Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp
Qua việc nghiên cứu các nguyên nhân dẫn đến rủi ro trong hoạt động tín dụng
và đề xuất giải pháp nhằm hạn chế rủi ro, em mong muốn những suy nghĩ, đề xuất
và những gì mình học hỏi được sẽ giúp ích cho công việc thực tế, từ đó góp phần
nâng cao mức độ hiệu quả và an toàn trong hoạt động tín dụng Sacombank-chi
nhánh Hưng Đạo.
SVTH: Võ Đình Anh Trang 3
Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp
CHƯƠNG 1
RỦI RO TÍN DỤNG TRONG HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC
NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
I. Rủi ro trong hoạt động của các ngân hàng thương mại (NHTM)
1. Khái niệm về rủi ro tín dụng trong hoạt động của các ngân hàng
thương mại
Rủi ro tín dụng là loại rủi ro phát sinh trong quá trình cấp tín dụng của ngân
hàng, biểu hiện trên thực tế qua khách hàng không trả được nợ hoặc trả nợ không
đúng hạn cho ngân hàng.
Căn cứ vào khoản 1 điều 2 của quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng
dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của các tổ chức tín
dụng (ban hành theo Quyết định 493/2005/QĐNHNN ngày 22/4/2005 của Thống
đốc Ngân hàng Nhà Nước), thì “ Rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ
chức tín dụng là khả năng xảy ra tổn thất trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín
dụng do khách hàng không thực hiện hoặc không có khả năng thực hiện nghĩa vụ
của mình theo cam kết.”
Như vậy, có thể nói rằng rủi ro tín dụng có thể xuất hiện trong các mối quan
hệ mà trong đó ngân hàng là chủ nợ, mà khách hàng nợ lại không thực hiện hoặc

không đủ khả năng thực hiện nghĩa vụ trả nợ khi đến hạn. Nó diễn ra trong quá trình
cho vay, chiết khấu công cụ chuyển nhượng và giấy tờ có giá, cho thuê tài chính,
bảo lãnh, bao thanh toán của ngân hàng.
2. Đặc điểm của rủi ro tín dụng
2.1. Rủi ro có tính chất đa dạng và phong phú
Đặc điểm này biểu hiện ở sự đa dạng, phức tạp của nguyên nhân, hình thức,
hậu quả của rủi ro tín dụng.Do đó khi phòng ngừa và xử lý rủi ro tín dụng phải chú
ý đến mọi dấu hiệu rủi ro, xuất phát từ nguyên nhân bản chất và hậu quả do rủi ro
tín dụng đem lại để có biện pháp phòng ngừa phù hợp.
2.2. Rủi ro tín dụng có tính tất yếu
Rủi ro tín dụng có tính tất yếu tức là luôn tồn tại và gắn liền với hoạt động của
ngân hàng thương mại : tình trạng thông tin bất cân xứng đã làm cho ngân hàng
không thể nắm bắt được các dấu hiệu rủi ro một cách toàn diện và đầy đủ, điều này
SVTH: Võ Đình Anh Trang 4
Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp
làm cho bất cứ khoản vay nào cũng tiềm ẩn rủi ro đối với ngân hàng. Kinh doanh
ngân hàng thực chất là kinh doanh rủi ro ở mức phù hợp và đạt được lợi nhuận
tương ứng.
2.3. Rủi ro tín dụng mang tính gián tiếp
Trong quan hệ tín dụng, ngân hàng chuyển giao quyền sử dụng vốn cho khách
hàng. Rủi ro tín dụng xảy ra khi khách hàng gặp những tổn thất và thất bại trong
quá trình sử dụng vốn; hay nói cách khác những rủi ro trong hoạt động kinh doanh
của khách hàng là nguyên nhân chủ yếu gây nên rủi ro tín dụng của ngân hàng.
3. Phân loại rủi ro tín dụng
Có nhiều cách phân loại rủi ro tín dụng khác nhau tùy theo mục đích, yêu cầu
nghiên cứu. Tùy theo tiêu chí phân loại mà người ta chia rủi ro tín dụng thành các
loại khác nhau.
• Nếu căn cứ vào nguyên nhân phát sinh rủi ro, rủi ro tín dụng được phân chia thành
các loại sau đây :
- Rủi ro giao dịch là một hình thức của rủi ro tín dụng mà nguyên nhân phát sinh là

do những hạn chế trong quá trình giao dịch và xét duyệt cho vay, đánh giá khách
hàng. Rủi ro giao dịch bao gồm rủi ro lựa chọn (rủi ro có liên quan đến quá trình
đánh giá và phân tích tín dụng, phương án vay vốn để quyết định tài trợ của ngân
hàng); rủi ro nghiệp vụ (rủi ro liên quan đến công tác quản lý khoản vay và hoạt
động cho vay, bao gồm cả việc sử dụng hệ thống xếp hạng rủi ro và kỹ thuật xử lý
các khoản vay có vấn đề).
- Rủi ro danh mục là rủi ro tín dụng mà nguyên nhân phát sinh do những hạn chế
trong quản lý danh mục cho vay của ngân hàng, được phân thành rủi ro nội tại (xuất
phát từ đặc điểm hoạt động và sử dụng vốn của khách hàng vay vốn, lĩnh vực kinh
tế) và rủi ro tập trung (rủi ro do ngân hàng tập trung chi vay quá nhiều vào một số
khách hàng, một ngành kinh tế hoặc trong cùng một vùng địa lý nhất định hoặc
cùng một loại hình cho vay có rủi ro cao).
• Nếu phân loại theo tính khách quan, chủ quan của nguyên nhân gây ra rủi ro thì rủi
ro tín dụng được phân ra thành rủi ro khách quan và rủi ro chủ quan. Rủi ro khách
quan là rủi ro do các nguyên nhân khách quan như thiên tai, địch họa, người vay bị
chết, mất tích và các biến động ngoài dự kiến khác làm thất thoát vốn vay trong khi
người vay đã thực hiện nghiêm túc chế độ chính sách. Rủi ro chủ quan do nguyên
SVTH: Võ Đình Anh Trang 5
Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp
nhân thuộc về chủ quan của người vay và người cho vay vì vô tình hay cố ý lam
thất thoát vốn vay hay vì những lý do chủ quan khác.
Ngoài ra, còn nhiều hình thức phân loại khác như phân loại căn cứ theo cơ cấu
các loại hình rủi ro, phân loại theo nguồn gốc hình thành, theo đối tượng sử dụng
vốn vay
4. Nguyên nhân của rủi ro tín dụng
Hoạt động tín dụng là hoạt động đem lại nguồn thu chủ yếu của các ngân hàng
thương mại nhưng đây cũng chính là lĩnh vực nghiệp vụ phức tạp và ẩn chứa nhiều
rủi ro nhất. Do đó, việc đi sâu nghiên cứu nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng là
thực sự cần thiết để các ngân hàng thương mại có được các giải pháp cần thiết để
hạn chế rủi ro này và đạt được hiệu quả hoạt động cao nhất.

Như chúng ta đã biết, rủi ro tín dụng là loại rủi ro phát sinh trong quá trình cấp
tín dụng của ngân hàng, biểu hiện trên thực tế qua việc khách hàng không trả được
nợ hoặc trả nợ không đúng hạn cho ngân hàng. Rủi ro này có nguyên nhân từ nhiều
phía : từ phía người cho vay, từ phía người đi vay, và cả từ môi trường bên ngoài.
4.1. Nguyên nhân thuộc về năng lực quản trị của ngân hàng
Trước hết phải nói đến các ngân hàng còn thiếu một chính sách tín dụng nhất
quán, chính sách tín dụng ở đây phải bao gồm định hướng chung cho việc cho vay,
chế độ tín dụng ngắn hạn, trung và dài hạn, các quy định về bảo đảm tiền vay, danh
mục lựa chọn khách hàng trong từng giai đoạn Nguyên nhân gây ra rủi ro tín dụng
từ phía ngân hàng có thể khái quát cơ bản dưới đây :
• Ngân hàng không có đủ thông tin về các số liệu thống kê, chỉ tiêu để phân tích và
đánh giá khách hàng dẫn đến việc xác định sai hiệu quả của phương án xin vay,
hoặc xác định thời hạn cho vay và trả nợ không phù hợp với phương án kinh doanh
của khách hàng.
• Sự lơi lỏng trong quá trình giám sát trong và sau khi cho vay nên không phát hiện
kịp thời hiện tượng sử dụng vốn sai mục đích.
• Quá tin tưởng vào tài sản thế chấp, bảo lãnh, bảo hiểm, coi đó là vật bảo đảm chắc
chắn cho sự thu hồi cả gốc và lãi tiền vay.
• Chạy theo số lượng (hoặc theo kế hoạch) mà sao lãng việc coi trọng chất lượng
khoản vay, quá lạc quan và tin tưởng vào sự thành công của phương án kinh doanh
của khách hàng.
SVTH: Võ Đình Anh Trang 6
Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp
• Ngân hàng thiếu một bộ phận chuyên trách theo dõi, quản lý rủi ro, quản lý hạn
mức tín dụng tối đa cho từng khách hàng thuộc từng ngành nghề, sản phẩm địa
phương khác nhau để phân tán rủi ro, các dự báo cần thiết trong từng thời kỳ.
• Năng lực và phẩm chất đạo đức của một số cán bộ tín dụng ngân hàng chưa đủ tầm
và vấn đề quản lý sử dụng, đãi ngộ cán bộ ngân hàng chưa thỏa đáng.
• Ngân hàng không giải quyết hợp lý quan hệ giữa nguồn vốn huy động và nguồn vốn
sử dụng, cụ thể là : dự trữ vốn quá ít so với nhu cầu bảo đảm thanh toán, từ đó dẫn

đến mất khả năng thanh toán nếu khách hàng có nhu cầu rút vốn nhiều, hoặc dự trữ
vốn quá nhiều, gây ứ đọng vốn, lãng phí trong sử dụng vốn, hoặc lấy vốn ngắn hạn
cho vay trung dài hạn quá mức quy định.
• Cạnh tranh giữa các tổ chức tín dụng chưa thực sự lành mạnh, việc chay theo quy
mô, bỏ qua các tiêu chuẩn, điều kiện trong cho vay, thiếu quan tâm đến chất lượng
khoản vay.
4.2. Nguyên nhân thuộc về phía khách hàng
• Sử dụng vốn sai mục đích, không có thiện chí trong việc trả nợ vay.
Đa số các doanh nghiệp khi vay vốn ngân hàng đều có các phương án kinh
doanh cụ thể, khả thi. Số lượng doanh nghiệp sử dụng vốn sai mục đích, cố ý lừa
đảo ngân hàng để chiếm đoạt tài sản không nhiều. Tuy nhiên, những vụ việc phát
sinh lại hết sức nặng nề, liên quan đến uy tín của các cán bộ, làm ảnh hưởng xấu
đến các doanh nghiệp khác.
• Năng lực quản lý kinh doanh kém, đầu tư nhiều lĩnh vực vượt quá khả năng quản lý.
Khi các doanh nghiệp vay tiền ngân hàng để mở rộng quy mô kinh doanh, đa
phần là tập trung vốn đầu tư vào tài sản vật chất chứ ít doanh nghiệp nào mạnh dạn
đổi mới cung cách quản lý, đầu tư cho bộ máy giám sát kinh doanh, tài chính, kế
toán theo đúng chuẩn mực. Quy mô kinh doanh phình ra quá to so với tư duy quản
lý là nguyên nhân dẫn đến sự phá sản của các phương án kinh doanh đầy khả thi mà
lẽ ra nó phải thành công trên thực tế.
• Khách hàng vay vốn tại nhiều tổ chức tín dụng dưới một danh nghĩa hay nhiều thực
thể khác nhau nên thiếu sự phân tích trên tổng thể, khó theo dõi được dòng tiền dẫn
đến việc sử dụng vốn vay chồng chéo và mất khả năng thanh toán dây chuyền.
• Tình hình tài chính doanh nghiệp yếu kém, thiếu minh bạch. Quy mô tài sản, nguồn
vốn nhỏ bé, tỷ lệ nợ so với vốn tự có cao là đặc điểm chung của hầu hết các doanh
nghiệp Việt Nam. Ngoài ra thói quen ghi chép đầy đủ, chính xác, rõ ràng các sổ
sách kế toán vẫn chưa được các doanh nghiệp tuân thủ nghiêm chỉnh và trung thực.
SVTH: Võ Đình Anh Trang 7
Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp
Do vậy, sổ sách kế toán mà các doanh nghiệp cung cấp cho ngân hàng nhiều khi chỉ

mang tính chất hình thức hơn là thực chất. Do đó, khi cán bộ ngân hàng lập các bản
phân tích tài chính của doanh nghiệp dựa trên số liệu do các doanh nghiệp cung cấp,
thường thiếu tính thực tế và xác thực.
• Chưa thực sự thay đổi quan điểm, còn xem vốn ngân hàng là vốn nhà nước nếu
doanh nghiệp làm ăn không hiệu quả thì ngân hàng chịu, ngân hàng thua lỗ thì nhà
nước chịu.
• Doanh nghiệp cố tình lừa đảo ngân hàng.
4.3. Nguyên nhân khách quan
• Sự thay đổi của môi trường tự nhiên như : thiên tai, dịch bệnh, bão lụt gây tổn thất
cho khách hàng vay vốn kinh doanh.
• Sự biến động quá nhanh và không dự đoán được của thị trường thế giới. Bởi vì nền
kinh tế Việt Nam vẫn còn lệ thuộc quá nhiều vào sản xuất nông nghiệp và công
nghiệp phục vụ nông nghiệp (nuôi trồng, chế biến thực phẩm và nguyên liệu), dầu
thô, may gia công vốn rất nhạy cảm với rủi ro thời tiết và giá cả thế giới, nên dễ bị
tổn thương khi thị trường thế giới biến động xấu.
• Sự tấn công của hàng nhập lậu
Với hàng trăm km biên giới trên bộ và trên biển cùng địa hình địa lý phức tạp
và tình hình nghèo khó của dân cư vùng biên giới, cuộc chiến đấu đối với hàng
nhập lậu đã kéo dài dai dẳng từ rất nhiều năm qua mà kết quả là hàng lậu vẫn tràn
lan tại các thành phố lớn, làm điêu đứng các doanh nghiệp trong nước và các ngân
hàng đầu tư vốn cho các doanh nghiệp này.
• Rủi ro do môi trường pháp lý chưa thuận lợi và sự kém hiệu quả của cơ quan pháp
luật cấp địa phương trong việc triển khai.
Trong những năm gần đây, quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội, chính phủ,
Ngân hàng nhà nước và các cơ quan liên quan đã ban hành nhiều luật, văn bản dưới
luật hướng dẫn thi hành luật liên quan đên hoạt động tín dụng ngân hàng. Tuy
nhiên, luật và các văn bản đã có, song việc triển khai vào hoạt động ngân hàng thì
lại hết sức chậm chạp và còn gặp phải nhiều bất cập.
• Sự thanh tra, kiểm tra, giám sát chưa hiệu quả của ngân hàng Nhà Nước. Bên cạnh
những cố gắng và kết quả đạt được, hoạt động thanh tra ngân hàng và đảm bảo an

toàn hệ thống chưa có sự cải thiện căn bản về chất lượng, năng lực cán bộ thanh tra
giám sát chưa đáp ứng được yêu cầu, nội dung và phương pháp thanh tra, giám sát
SVTH: Võ Đình Anh Trang 8
Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp
còn lạc hậu, chậm được đổi mới; vai trò kiểm toán chưa được phát huy và hệ thống
thông tin chưa được tổ chức một cách hữu hiệu, thanh tra tại chỗ vẫn là phương
pháp chủ yếu, khả năng kiểm soát toàn bộ thị trường tiền tệ và giám sát rủi ro còn
yếu
• Hệ thống thông tin quản lý còn bất cập. Hiện nay, trung tâm thông tin tín dụng ngân
hàng (CIC) của Ngân hàng Nhà Nước đã hoạt động hơn một thập niên và đã đạt
được những kết quả bước đầu rất đáng khích lệ trong việc cung cấp thông tin tín
dụng. Tuy nhiên, thông tin cung cấp còn đơn điệu, thiếu cập nhật, chưa đáp ứng
được đầy đủ yêu cầu tra cứu thông tin.
• Sự thay đổi về lãi suất, tỷ giá hối đoái, lạm phát, chỉ số giá cả tăng, nguyên vật liệu
đầu vào tăng làm ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của khách hàng, khó khăn tài
chính dẫn đến không có khả năng trả nợ.
5. Tác động của rủi ro tín dụng
5.1. Tác động đối với hoạt động kinh doanh của NHTM
Khi rủi ro tín dụng xảy ra, Ngân hàng không thu hút được vốn tín dụng đã cấp
và lãi cho vay, nhưng ngân hàng phải trả vốn và lãi cho khoản tiền huy động khi đến
hạn, điều này sẽ làm cho ngân hàng mất cân đối tring việc thu chi, vòng quay vốn
tín dụng giảm làm cho ngân hàng kinh doanh không hiệu quả, chi phí của ngân
hàng tăng lên so với dự kiến.
Nếu một khoản vay nào đó bị mất khả năng thu hồi thì ngân hàng phải sử dụng
nguồn vốn của mình để trả cho người gửi tiền, đến một chừng mực nào đó, ngân hàng
không có đủ nguồn vốn để trả cho người gửi tiền thì ngân hàng rơi vào tình trạng mất
khả năng thanh toán, có thể dẫn đến nguy cơ gặp rủi ro thanh khoản. Và kết quả là làm
thu hẹp quy mô kinh doanh, năng lực tài chính giảm sút, uy tín, sức cạnh tranh giảm
không những trong thị trường nội địa mà còn lan rộng ra các nước, kết quả kinh doanh
của ngân hàng ngày càng xấu có thể dẫn ngân hàng đến thua lỗ hoặc đưa đến bờ vực

phá sản nếu không có biện pháp xử lý, khắc phục kịp thời.
5.2. Đối với nền kinh tế nói chung
Bắt nguồn từ bản chất và chức năng của ngân hàng là một tổ chức trung gian
tài chính chuyên huy động vốn nhàn rỗi trong nền kinh tế để cho các tổ chức, các
doanh nghiệp và cá nhân có nhu cầu vay lại. Do đó, thực chất quyền sở hữu những
khoản cho vay là quyền sở hữu của người đã gửi tiền vào ngân hàng. Bởi vậy khi
SVTH: Võ Đình Anh Trang 9
Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp
rủi ro tín dụng xảy ra thì không những ngân hàng chịu thiệt hại mà quyền lợi của
người gửi tiền cũng bị ảnh hưởng.
Khi một ngân hàng gặp phải rủi ro tín dụng hay bị phá sản thì người gửi tiền ở
các ngân hàng khác hoang mang lo sợ và kéo nhau ồ ạt đến rút tiền ở các ngân hàng
khác, làm cho toàn bộ hệ thống ngân hàng gặp phải khó khăn.
Ngân hàng phá sản sẽ ảnh hưởng đến tình hình sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp, không có tiền trả lương dẫn đến đời sống công nhân gặp khó khăn. Hơn nữa
sự hoảng loạn của các ngân hàng ảnh hưởng rất lớn đến toàn bộ nền kinh tế. Nó làm
cho nền kinh tế bị suy thoái, giá cả tăng, sức mua giảm, thất nghiệp tăng, xã hội mất
ổn định.
Ngoài ra rủi ro tín dụng cũng ảnh hưởng đến nền kinh tế thế giới vì ngày nay,
nền kinh tế mỗi quốc gia đều phụ thuộc vào nền kinh tế khu vực và thế giới. Kinh
nghiệm cho ta thấy cuộc khủng hoảng tài chính châu Á (1997), cuộc khủng hoảng
tài chính Nam Mỹ (2001-2002), cuộc khủng hoảng kinh tế (2008-2009) đã làm rung
chuyển toàn cầu. Mặt khác, mối liên hệ về tiền tệ, đầu tư giữa các nước phát triển
rất nhanh nên rủi ro tín dụng tại một nước ảnh hưởng trực tiếp đến nền kinh tế các
nước có liên quan.
Tóm tại, rủi ro tín dụng của một ngân hàng xảy ra ở mức độ khác nhau : Nhẹ
nhất là ngân hàng bị giảm lợi nhuận khi không thu hồi được lãi cho vay, nặng nhất
là khi ngân hàng không thu được vốn lãi, nợ thất thu với tỷ lệ cao dẫn đến ngân
hàng bị lỗ và mất vốn. Nếu tình trạng này kéo dài không khắc phục được, ngân
hàng sẽ bị phá sản, gây hậu quả nghiêm trọng cho nền kinh tế nói chung và hệ

thống ngân hàng nói riêng. Chính vì vậy đòi hỏi các nhà quản trị ngân hàng phải hết
sức thận trọng và có những biện pháp thích hợp nhằm giảm thiểu rủi ro trong cho
vay.
II. Quản trị rủi ro trong hoạt động tín dụng của NHTM
1. Khung quản trị rủi ro trong hoạt động tín dụng
1.1. Hoạch định chiến lược hoạt động tín dụng
Hoạch định phương hướng và kế hoạch phòng chống rủi ro. Phương hướng
nhằm vào dự đoán xác định rủi ro có thể xảy ra đến đâu, trong điều kiện nào,
nguyên nhân dẫn đến rủi ro, hậu quả ra sao
Phương hướng tổ chức phòng chống rủi ro có khoa học nhằm chỉ ra những mục
tiêu cụ thể cần đạt được, ngưỡng an toàn, mức độ sai sót có thể chấp nhận được.
SVTH: Võ Đình Anh Trang 10
Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp
Tham gia xây dựng các chương trình nghiệp vụ, cơ cấu kiểm soát, phòng
chống rủi ro, phân quyền hạn và trách nhiệm cho từng thành viên, lựa chọn những
công cụ kỹ thuật phòng chống rủi ro, xử lý rủi ro và giải quyết hậu quả do rủi ro gây
ra một cách nghiêm túc.
Kiểm tra, kiểm soát để đảm bảo việc thực hiện đúng kế hoạch phòng chống rủi
ro đã hoạch định, phát hiện các rủi ro tiềm ẩn trên cơ sở đó đề nghị các biện pháp
điều chỉnh và bổ sung nhằm hoàn thiện hệ thống rủi ro.
1.2. Đo lường rủi ro tín dụng
Một trong những tính chất cơ bản của tài chính hiện đại là tính rủi ro, và vì
vậy tất cả các mô hình tài chính hiện đại đều được đặt trong môi trường rủi ro. Do
đó, cần thiết phải có một khái niệm rủi ro theo quan điểm lượng và phải xây dựng
công cụ để đo lường nó. Có thể sử dụng nhiều mô hình khác nhau để đánh giá rủi ro
tín dụng. Các mô hình này rất đa dạng bao gồm các mô hình định lượng và mô hình
định tính. Sau đây là một số mô hình cụ thể :
1.2.1. Mô hình định tính về rủi ro tín dụng- Mô hình 6C
Đối với mỗi khoản vay, câu hỏi đầu tiên của ngân hàng là liệu khách hàng có
thiện chí và khả năng thanh toán khi khoản vay đến hạn hay không? Điều này liên

quan đến việc nghiên cứu chi tiết “ 6 khía cạnh-6C” của khách hàng bao gồm :
• Tư cách người vay (Character) : Cán bộ tín dụng phải chắc chắn rằng người vay có
mục đích tín dụng rõ ràng và có thiện chí nghiêm chỉnh trả nợ khi đến hạn.
• Năng lực của người vay (Capacity) : Người đi vay phải có năng lực pháp luật và
năng lực hành vi dân sự, người vay có phải là người đại diện hợp pháp của doanh
nghiệp.
• Thu nhập của người vay (Cashflow) : Xác định nguồn trả nợ của khách hàng vay.
• Bảo đảm tiền vay (Collateral) : Là nguồn thu thứ hai có thể dùng để trả nợ vay cho
ngân hàng.
• Các điều kiện (Conditions) : Ngân hàng quy định các điều kiện tùy theo chính sách
tín dụng từng thời kỳ.
• Kiểm soát (Control): Đánh giá những ảnh hưởng do sự thay đổi của luật pháp, quy chế
hoạt động, khả năng khách hàng đáp ứng các tiêu chuẩn của ngân hàng.
Việc sử dụng mô hình này tương đối đơn giản, song hạn chế của mô hình này
là nó phụ thuộc vào mức độ chính xác của nguồn thông tin thu thập, khả năng dự
báo cũng như trình độ phân tích, đánh giá của cán bộ tín dụng.
SVTH: Võ Đình Anh Trang 11
Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp
1.2.2. Các mô hình lượng hóa rủi ro tín dụng
1.2.2.1. Mô hình điểm số Z
Mô hình này phụ thuộc vào :
- Chỉ số các yếu tố tài chính của người vay – X
- Tầm quan trọng của các chỉ số này trong việc xác định xác suất vỡ nợ của người
vay trong quá khứ, mô hình được mô tả như sau :
Z = 1,2X1 + 1,4X2 + 3,3X3 + 0,6X4 + 1,0 X5 (1)
Trong đó :
X1 : tỷ số “vốn lưu động ròng/tổng tài sản”.
X2 : tỷ số “lợi nhuận tích lũy/tổng tài sản”.
X3 : tỷ số “lợi nhuận trước thuế và lãi/tổng tài sản”.
X4 : tỷ số “thị giá cổ phiếu/giá trị ghi sổ của nợ dài hạn”

X5 : tỷ số “doanh thu/tổng tài sản”.
Trị số Z càng cao, thì người vay có xác suất vỡ nợ càng thấp. Như vậy, khi trị
số Z thấp hoặc là một số âm sẽ là căn cứ để xếp khách hàng vào nhóm có nguy cơ
vỡ nợ cao.
Z < 1,8 : Khách hàng có khả năng rủi ro cao.
1,8 < Z <3 : Không xác định được.
Z > 3 : Khách hàng không có khả năng vỡ nợ.
Bất kỳ công ty nào có điểm số Z < 1.81 phải được xếp vào nhóm có nguy cơ
rủi ro tín dụng cao.
Ưu điểm : Kỹ thuật đo lường rủi ro tín dụng tương đối đơn giản.
Nhược điểm :
Mô hình này chỉ cho phép phân loại nhóm khách hàng vay có rủi ro và không
có rủi ro. Tuy nhiên, trong thực tế mức độ rủi ro tín dụng tiềm năng của mỗi khách
hàng khác nhau từ mức thấp như chậm trả lãi, không được trả lãi cho đến mức mất
hoàn toàn cả vốn và lãi của khoản vay.
Không có lý do thuyết phục để chứng minh rằng các thông số phản ánh tầm
quan trọng của các chỉ số trong công thức là bất biến. Tương tự như vậy, bản thân
các thông số không phải là bất biến, đặc biệt khi các điều kiện kinh doanh cũng như
điều kiện thị trường tài chính đang thay đổi liên tục.
SVTH: Võ Đình Anh Trang 12
Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp
Mô hình không tính đến một số nhân tố khó định lượng nhưng có thể đóng
một vai trò quan trọng ảnh hưởng đến mức độ của các khoản vay (danh tiếng của
khách hàng, mối quan hệ lâu dài giữa ngân hàng và khách hàng hay các yếu tố vĩ
mô như sự biến động của chu kỳ kinh tế)
1.2.2.2. Mô hình điểm số tín dụng tiêu dùng
Ngoài mô hình điểm số Z, nhiều ngân hàng còn áp dụng mô hình cho điểm để
xử lý đơn xin vay của người tiêu dùng như : Mua xe hơi, trang thiết bị gia đình, bất
động sản Các yếu tố quan trọng trong mô hình cho điểm tín dụng bao gồm : Hệ số
tín dụng, tuổi đời, trạng thái tài sản, số người phụ thuộc, sở hữu nhà, thu nhập, điện

thoại cố định, tài khoản cá nhân, thời gian làm việc.
Mô hình này thường sử dụng 7-12 hạng mục, mỗi hạng mục cho điểm từ 1-10.
Ưu điểm : mô hình loại bỏ được sự phán xét chủ động trong quá trình cho vay
và giảm đáng kể thời gian ra quyết định tín dụng.
Nhược điểm : Mô hình không thể tự điều chỉnh một cách nhanh chóng để
thích ứng với những thay đổi trong nền kinh tế và cuộc sống gia đình.
1.2.2.3. Mô hình xếp hạng của Moody và Standard & Poor
Rủi ro tín dụng trong cho vay và đầu tư thường được thể hiện bằng việc xếp
hạng trái phiếu và khoản cho vay, trong đó Moody và Standard& Poor là những
công ty cung cấp dịch vụ này tốt nhất. Moody và Standard& Poor xếp hạng trái
phiếu và khoản cho vay theo 9 hạng theo chất lượng giảm dần, trong đó 4 hạng đầu
ngân hàng nên cho vay, còn các hạng sau thì không nên đầu tư, cho vay.
Tóm lại, việc một ngân hàng đánh giá xác suất rủi ro của người vay, trên cơ sở
đó định giá các khoản vay hoặc khoản nợ chính xác đến đâu phụ thuộc vào quy mô
của khoản đầu tư và chi phí thu thập thông tin. Các yếu tố liên quan đến quyết định
đầu tư gồm :
- Nhóm các yếu tố liên quan đến người vay vốn :
Lịch sử tín dụng : được thể hiện qua lịch sử vay trả của khách hàng, nếu trong
suốt quá trình đi vay, khách hàng luôn trả đủ và đúng hạn thì sẽ tạo được lòng tin
đối với ngân hàng.
Cơ cấu vốn của khách hàng : Thể hiện thông qua tỷ số giữa vốn huy động/ vốn
tự có. Nếu tỷ lệ càng cao thì xác suất rủi ro càng lớn.
SVTH: Võ Đình Anh Trang 13
Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp
Mức độ biến động của thu nhập : Với bất kỳ cơ cấu nào, thu nhập cũng sẽ có ảnh
hưởng rất lớn đến khả năng trả nợ của người vay. Chính vì vậy, thường các công ty có
lịch sử thu nhập ổn định thường xuyên lâu dài sẽ hấp dẫn các nhà đầu tư hơn.
Tài sản bảo đảm : Là điều kiện chủ yếu trong bất kỳ một quyết định cho vay
nào nhằm khuyến khích việc sử dụng vốn có hiệu quả đồng thời nâng cao trách
nhiệm của khách hàng trong việc trả nợ ngân hàng.

- Nhóm các yếu tố liên quan đến thị trường :
Chu kỳ kinh tế : Chu kỳ kinh tế ảnh hưởng rất lớn đến tình hình sản xuất kinh
doanh của doanh nghiệp. Do đó, ngân hàng cần phân tích chu kỳ kinh tế nhằm lựa
chọn quyết định đúng vào thời điểm và nên đầu tư vào ngành nào có mức độ rủi ro
thấp.
Mức lãi suất : Một mức lãi suất cao biểu hiện kết quả của chính sách thắt chặt
tiền tệ, thường gắn với mức độ rủi ro cao. Lý do là do giá vốn quá đắt nên nhà đầu
tư thường bị hấp dẫn bởi những dự án đem lại nhiều lợi nhuận, mà lợi nhuận càng
cao thì độ rủi ro càng lớn.
2. Nguyên tắc Basel về quản trị rủi ro tín dụng
Ủy ban Basel về giám sát ngân hàng là một ủy ban bao gồm các chuyên gia
giám sát hoạt động ngân hàng được thành lập vào năm 1975 bởi các thống đốc ngân
hàng Trung ương của nhóm G10 (Bỉ, Canada, Pháp, Đức, Ý, Nhật Bản, Hà Lan,
Thụy Điển, Vương quốc Anh và Mỹ). Ủy ban tổ chức họp thường niên tại trụ sở
ngân hàng Thanh toán Quốc Tế (BIS) tại Washington (Mỹ) hoặc tại thành phố Basel
(Thụy sỹ).
Quan điểm của ủy ban Basel : sự yếu kém trong hệ thống ngân hàng của một
quốc gia, dù là quốc gia phát triền hay đang phát triển, sẽ đe dọa đến sự ổn định về
tài chính trong cả nội bộ quốc gia đó. Vì vậy, nâng cao sức mạnh của hệ thống tài
chính là nhiệm vụ trung tâm. Ủy ban Basel không chỉ bó hẹp hoạt động trong phạm
vi các nước thành viên mà mở rộng mối liên hệ với các chuyên gia trên toàn cầu và
ban hành hai ấn phẩm :
- Những nguyên tắc cơ bản cho việc giám sát hoạt động của ngân hàng một cách hiệu
quả (Hệ thống các nguyên tắc và chuẩn mực về biện pháp thận trọng)
- Tài liệu hướng dẫn (được cập nhật định kỳ) với các khuyến cáo, các hướng dẫn và
tiêu chuẩn của Ủy ban Basel.
SVTH: Võ Đình Anh Trang 14
Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp
Như vậy, từ chỗ là diễn đàn trao đổi kinh nghiệm, hợp tác quốc tế về thanh tra
và giám sát ngân hàng, Ủy ban Basel về giám sát ngân hàng ngày nay đã trở thành

cơ quan xây dựng và phát triển các chuẩn mực ngân hàng được quốc tế công nhận.
Ủy ban Basel đã ban hành 17 nguyên tắc về quản lý nợ xấu mà thực chất là đưa ra
các nguyên tắc trong quản trị rủi ro tín dụng, đảm bảo tính hiệu quả và an toàn trong
hoạt động cấp tín dụng. Các nguyên tắc này được trình bày như sau :
- Nguyên tắc 1 : Hội đồng quản trị phải có trách nhiệm phê chuẩn hay xem xét lại
định kỳ (ít nhất hàng năm) chiến lược rủi ro tín dụng và các chính sách quan trọng
của ngân hàng.
- Nguyên tắc 2 : Lãnh đạo cấp cao phải chịu trách nhiệm thực thi chiến lược rủi ro tín
dụng do Hội đồng quản trị phê duyệt và phải xây dựng chính sách và quy trình để
nhận diện, đo lường, quản lý và kiểm soát rủi ro tín dụng.
- Nguyên tắc 3 : Ngân hàng nhận diện và quản lý rủi ro tín dụng trong mọi sản phẩm
và hoạt động của ngân hàng.
- Nguyên tắc 4 :Ngân hàng cần phải hoạt động theo các tiêu chí phê duyệt tín dụng
đúng đắn và được định nghĩa một cách chính xác.
- Nguyên tắc 5 : Ngân hàng cần thiết lập hạn mức tín dụng tổng thể ở cấp độ từng
khách hàng và các bên đối tác, nhóm các bên có liên quan.
- Nguyên tắc 6 : Ngân hàng cần phải thiết lập quy trình tín dụng rõ ràng để phê chuẩn
tín dụng mới cũng như đối với việc điều chỉnh, gia hạn, tài trợ khoản tín dụng hiện
thời.
- Nguyên tắc 7 : Gia hạn tín dụng phải được thực hiện trên cơ sở đầy đủ.
- Nguyên tắc 8 : Ngân hàng phải có hệ thống để theo dõi, quản lý thường xuyên các
danh mục chứa đựng rủi ro tín dụng khác nhau.
- Nguyên tắc 9 : Phải có hệ thống để kiểm soát điều kiện từng khoản mục bao gồm cả
xác định tỉ lệ dự phòng và quỹ dự phòng.
- Nguyên tắc 10 : Ngân hàng được khuyến khích xây dựng và sử dụng hệ thống đánh
giá nội bộ để quản trị rủi ro tín dụng.
- Nguyên tắc 11 : Ngân hàng phải có hệ thống thông tin và các công cụ phân tích
giúp ban lãnh đạo đo lường được rủi ro tín dụng hiện hữu trong toàn bộ các hoạt
động nội và ngoại bảng
- Nguyên tắc 12 : Ngân hàng phải có hệ thống để theo dõi tổng thể thành phần và

chất lượng danh mục tín dụng.
SVTH: Võ Đình Anh Trang 15
Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp
- Nguyên tắc 13 : Ngân hàng phải xem xét và đánh giá từng khoản tín dụng và danh
mục tín dụng và cần đánh giá rủi ro tín dụng trong những điều kiện thay đổi lớn,
nghiêm trọng.
- Nguyên tắc 14 : Ngân hàng phải thiết lập một hệ thống độc lập đánh giá thường xuyên
quy trình quản lý rủi ro tín dụng của ngân hàng và kết quả đánh giá này cần được thông
tin trực tiếp đến cho Hội đồng quản trị và ban lãnh đạo Ngân hàng.
- Nguyên tắc 15 : Ngân hàng phải đảm bảo rằng chức năng phê duyệt tín dụng được
quản lý nghiêm túc rủi ro tín dụng ở trong mức phù hợp với các tiêu chuẩn phòng
ngừa và hạn mức nội bộ.
- Nguyên tắc 16 : Ngân hàng cần có hệ thống để có những xử lý sớm đối với tín dụng
đang bị tồi đi, quản lý với khoản tín dụng có vấn đề và kế hoạch xử lý.
- Nguyên tắc 17 : Giám sát viên phải yêu cầu các ngân hàng có một hữu hiệu để nhận
dạng, đo lường, theo dõi và quản lý rủi ro tín dụng như là một phần trong kế hoạch
quản lý rủi ro tổng thể toàn ngân hàng.
Như vậy trong xây dựng mô hình quản lý rủi ro tín dụng, nguyên tắc Basel có
một số điểm cơ bản :
- Phân tách bộ máy cấp tín dụng theo các bộ phận tiếp thị, bộ phận phân tích tín dụng
và bộ phận phê duyệt tín dụng cũng như trách nhiệm rạch ròi của các bộ phận tham
gia.
- Nâng cao năng lực của cán bộ quản lý rủi ro tín dụng
- Xây dựng một hệ thống quản lý và cập nhật thông tin hiệu quả để duy trì một quá
trình đo lường, theo dõi tín dụng thích hợp, đáp ứng yêu cầu thẩm định và quản lý
rủi ro tín dụng.
Kết luận :
Trong kinh doanh ngân hàng việc đương đầu với rủi ro tín dụng là điều không
thể tránh khỏi được. Thừa nhận một tỷ lệ rủi ro tự nhiên trong hoạt động kinh doanh
ngân hàng là yêu cầu khách quan hợp lý. Vấn đề là làm thế nào để hạn chế rủi ro

này ở một tỷ lệ thấp nhất có thể chấp nhận được. Chương 1 đã khái quát các vấn đề
cơ bản về rủi ro tín dụng cũng như đề cập đến các mô hình và biện pháp đảm bảo
giảm thiểu rủi ro tín dụng, làm cơ sở cho các chương tiếp theo .
SVTH: Võ Đình Anh Trang 16
Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp
CHƯƠNG 2
GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG
THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI GÒN THƯƠNG TÍN
CHI NHÁNH HƯNG ĐẠO TP.HỒ CHÍ MINH
I. Lịch sử hình thành và phát triển của Ngân hàng thương mại cổ phần Sài
Gòn Thương Tín
Tên đơn vị: Ngân hàng Thương Mại Cổ phần Sài Gòn Thương Tín
(Sai Gon Commercial Joint Stock Bank)
Tên gọi tắt : Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín (Sacombank)
Địa chỉ : 266-268 Nam Kỳ Khởi Nghĩa - Phường 8 - Q3 - TP.Hồ Chí Minh
Website: www.sacombank.com.vn
Email :
Ngân hàng thương mại cổ phần (TMCP) Sài Gòn Thương Tín được thành lập
tại nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam .
Ngân hàng được thành lập ngày 21 tháng 12 năm 1991 theo quyết định số
0006/NH – GP ngày 5 tháng 12 năm 1991 do Ngân hàng (NH) Nhà nước Việt Nam
cấp và đi vào hoạt động trên cơ sở chuyển thể Ngân Hàng phát triển Kinh Tế Gò
Vấp và sáp nhập với 3 hợp tác xã tín dụng Tân Bình, Thành Công, Lữ Gia với mức
vốn điều lệ chưa tới 3 tỷ đồng. Sau khi xác nhập để thoát hiểm trong giai đoạn 1991
– 1995, Sacombank phải đối mặt với nhiều khó khăn và thách thức. Nhờ có chủ
trương sáp nhập các tổ chức tín dụng, một Sacombank đã hình thành với mức vốn
lớn hơn, có lực hơn để có thể vượt qua khó khăn này.
Ngân Hàng được thành lập nhằm thực hiện các giao dịch Ngân Hàng bao gồm
huy động và nhận tiền gửi ngắn, trung và dài hạn từ các tổ chức và cá nhân, cho vay
ngắn, trung và dài hạn đối với các tổ chức và cá nhân trên cơ sở tính chất và khả

năng nguồn vốn của Ngân hàng, thực hiện giao dịch ngoại tệ, các dịch vụ tài trợ
thương mại quốc tế, chiết khấu thương phiếu, trái phiếu và các giấy tờ có giá khác,
các dịch vụ Ngân hàng khác được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cho phép
SVTH: Võ Đình Anh Trang 17
Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp
Sau hơn 18 năm hoạt động, đến nay Sacombank trở thành một trong những
Ngân Hàng TMCP hàng đầu Việt Nam với:
- Hơn 323 điểm giao dich tại 45/63 tỉnh thành trong cả nước, 01 VPĐD tại
Trung Quốc, 01 chi nhánh tại Lào và 01 chi nhánh tại Campuchia.
- Hơn 7.000 cán bộ nhân viên trẻ, năng động và sáng tạo.
- 6.180 đại lý thuộc 289 Ngân Hàng tại 80 quốc gia và vùng lãnh thổ trên
Thế Giới.
1. Lịch sử hình thành và phát triển của Ngân hàng thương mại cổ phần
Sài Gòn Thương Tín chi nhánh Hưng Đạo –TP.Hồ Chí Minh
Ngân Hàng Sài Gòn Thương Tín –chi nhánh Hưng Đạo là một trong những
chi nhánh ra đới đầu tiên của Ngân Hàng (ngày 22/01/1992). Tiền thân của đơn vị
trước kia là chi nhánh Thành Công. Được thành lập theo giấy chứng nhận đăng ký
hoạt động số 309739 ngày 04/12/1998 thay đổi lần 3 ngày 21/12/2004 do Sở Kế
Hoạch Đầu Tư TP.HCM cấp.
Vì là chi nhánh cấp một thuộc Ngân Hàng Sài Gòn Thương Tín nên chi nhánh
Hưng Đạo có tất cả các hoạt động của hệ thống Sacombank, là đơn vị hạch toán phụ
thuộc Ngân Hàng, có con dấu, được phép thực hiện một phần hoặc toàn bộ các hoạt
động của Ngân Hàng theo sự ủy quyền của tổng giám đốc Ngân hàng.
Bảng 2.1 : Chi nhánh Hưng Đạo và các phòng giao dịch trực thuộc chi nhánh
Chi nhánh Hưng Đạo 99A Nguyễn Văn Cừ,P2,Q5
Phòng giao dịch Đồng Khánh65-66Trần Hưng Đạo
Phòng giao dịch Lê Đại Hành347 Lê Đại Hành,P13,Q11
Phòng giao dịch 3 tháng 2 276-280 đường 3/2,P12,Q10
Phòng giao dịch Minh Khai 530-532 Nguyễn Thị Minh Khai, P.2, Q.3
Phòng giao dịch Hồng Bàng 517 Hồng Bàng,P14,Q5

(Nguồn : Phòng giao dịch 3/2 - chi nhánh Hưng Đạo)
Chi nhánh Hưng Đạo là một trong hai chi nhánh (cùng với chi nhánh Tân
Bình) có nhiều phòng giao dịch trực thuộc nhất, điều này giúp chi nhánh Hưng Đạo
có thể tiếp cận thị trường tốt hơn, tăng tính cạnh tranh cao hơn.
SVTH: Võ Đình Anh Trang 18
Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp
2. Cơ cấu tổ chức nhân sự và bộ máy quản lý của Ngân hàng Thương Mại
Cổ Phần Sài Gòn Thương Tín chi nhánh Hưng Đạo- TP.Hồ Chí Minh
Phó giám đốc
Phó giám đốc
Phòng
cá nhân
Phòng
doanh nghiệp
Phòng
hỗ trợ
Phòng Kế toán – ngân quỹ
Phòng TCHC
Bộ phận quản lý tín dụng
Bộ phận tiền gửi thanh toán
Bộ phận tiền gửi tiết kiệm
Bộ phận tổng hợp
Bộ phận
quỹ chính
Giám đốc
SVTH: Võ Đình Anh Trang 19
Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp


(Nguồn : Phòng giao dịch 3/2 - chi nhánh Hưng Đạo)

Sơ đồ 2.1 : Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của Sacombank
chi nhánh Hưng Đạo TP.Hồ Chí Minh
• Chức năng và nhiệm vụ một số phòng ban
* Giám đốc : Là người chịu trách nhiệm chỉ đạo điều hành nghiệp vụ kinh
doanh theo quyền hạn của chi nhánh mình và người chịu trách nhiệm về quyết định
cho vay và thực hiện:
- Xem xét nội dung do phòng kinh doanh trình lên để quyết định cho vay hay
không cho vay và chịu trách nhiệm về quyết định của mình.
- Ký hợp đồng tín dụng, hợp đồng bảo hiểm tiền vay và các hồ sơ do Ngân
Hàng và khách hàng cùng lập.
- Quyết định các biện pháp xử lý nợ, cho gia hạn nợ, điều chỉnh hạn trả nợ,
chuyển nợ quá hạn. Thực hiện các chế tài tín dụng đối với khách hàng.
* Phó giám đốc kinh doanh : Có nhiệm vụ tổ chức hoạt động tín dụng của
Ngân Hàng.
SVTH: Võ Đình Anh Trang 20
Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp
* Phó giám đốc kế toán-ngân quỹ : Tổ chức các hoạt động kế toán-kho quỹ
hành chính và được ủy quyền khi giám đốc đi công tác.
* Phòng kế toán-ngân quỹ : Có nhiệm vụ trực tiếp hoạch toán kế toán, hoạch
toán thống kê, hoạch toán nghiệp vụ, thanh toán giữa các ngân hàng với nhau hoặc
Ngân Hàng với khách hàng, tổng hợp lưu trữ hồ sơ, tài liệu, thực hiện chế độ quyết
toán hàng năm, tổ chức kiểm tra báo cáo chuyên đề.
* Phòng cá nhân : Tiếp thị và phát triển khách hàng qua Marketing tại quầy,
đề xuất chính sách và kế hoạch phát triển khách hàng cá nhân.
* Phòng kinh doanh : Có nhiệm vụ đảm nhận công tác huy động vốn, thẩm
định tái thẩm định cho vay, kiểm tra báo cáo hoạt động kinh doanh.
* Phòng tổ chức hành chánh : Thực hiện công tác hậu cần phục vụ nội bộ
chi nhánh.
3.Tình hình lao động qua 3 năm 2009-2011
Sacombank luôn xem nguồn lao động là một nguồn tài nguyên quý giá tạo nên

thành công và giá trị của mình. Hiểu và trân trọng những đóng góp đó, Sacombank
chi nhánh Hưng Đạo đã thực hiện tốt các chính sách đối với đội ngũ cán bộ công
nhân viên chức (CBCNV) Ngân Hàng thông qua những cơ chế chính sách về thù
lao, đãi ngộ, cơ hội thăng tiến mà qua đó đời sống tinh thần của CBCNV luôn được
chú trọng nâng cao với chất lượng ngày càng tốt hơn, điều đó được thể hiện qua
bảng số liệu dưới đây.
Bảng 2.2 : Tình hình lao động của chi nhánh qua 3 năm 2009-2011
ĐVT : Người
Chỉ tiêu
Năm So sánh
2009 2010 2011 2010/2009 2011/2010
SL % SL % SL % +/- % +/- %
Tổng số lao động 130 100,00 140 100,00 154 100,00 10 7,69 14 10,00
1.Phân theo giới tính
-Nam 76 58,50 81 57,80 88 57,10 5 6,57 7 8,64
-Nữ 54 41,50 59 42,20 66 42,90 5 9,26 7 11,90
2.Phân theo trình độ
-Đại học và trên đại học 76 58,50 84 60,00 113 73,40 8 10,52 29 34,50
-Cao đẳng 20 15,40 20 14,30 15 9,70 0 0,00 -5 -25,00
-Trung cấp 10 7,70 12 8,60 8 5,20 2 20,00 -4 33,30
-Sơ cấp 24 18,40 24 17,10 18 11,70 0 0,00 -6 -25,00
(Nguồn : Phòng giao dịch 3/2 - chi nhánh Hưng Đạo)
SVTH: Võ Đình Anh Trang 21
Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp
Qua bảng số liệu ở bảng 2.2 ta có nhận xét:
Xét về giới tính : Năm 2009 tổng số lao động (LĐ) là 130 người thì nam
chiếm 76 người tương ứng 58,8% LĐ nữ chiếm 54 người tương ứng 41,5%. Qua
năm 2010 tổng số LĐ tăng 10 người tương ứng tăng 7,69% trong đó LĐ nam và nữ
tăng với tốc độ như nhau là 5 người. Sang năm 2011 số lượng LĐ nam và nữ cũng
tăng với tốc độ như nhau là 7 người. Nhìn chung qua các năm thì số lương LĐ nam

luôn cao hơn so với LĐ nữ, điều này cũng dễ hiểu, đó là do đặc thù của công việc
luôn đòi hỏi một áp lực cao, thời gian cho công việc nhiều.
Xét về trình độ : Qua các năm số LĐ có trình độ Đại học luôn chiếm tỷ trọng
cao trong tổng số LĐ, năm 2009 là 58,5%, trong năm 2010 là 60% đến năm 2011
tăng lên tới 73,4%. Trong năm 2011 số LĐ Đại học tăng lên 29 người tương ứng
tăng 34,5%. Như vậy càng ngày NH càng lực chọn những LĐ có trình độ cao, số
LĐ có trình độ thấp ngày càng giảm. Điều này chứng tỏ NH luôn có sự chú trọng
đến chất lượng LĐ trong công tác tuyển dụng. Ngoài ra NH còn có ban lãnh đạo với
trình độ ngày càng được nâng cao, số lương tiến sĩ và thạc sĩ ngày càng tăng.
Nhìn chung, nguồn LĐ của chi nhánh tăng dần qua các năm với tốc độ khá
cao. Điều này chứng tỏ NH có sự chú trọng đến công tác tuyển dụng nguồn lao
động, điều này giúp cho NH phát huy tốt tiềm năm nội lực của mình trong hoạt
động kinh doanh . Và nhu cầu của NH về lao động sẽ còn tiếp tục tăng nữa theo sự
hội nhập và phát triển của đất nước. Theo đó, đòi hỏi về nguồn lao động của chi
nhánh là nguồn lao động có kiến thức, kinh nghiệm, năng lực giỏi để cùng chi
nhánh phát triển Sacombank thành một tập đoàn tài chính mạnh nhất.
3.1.Tình hình và kết quả hoạt động kinh doanh tại Ngân Hàng Thương
Mại Cổ Phần Sài Gòn Thương Tín chi nhánh Hưng Đạo - thành phố Hồ Chí
minh qua 3 năm 2009-2011
3.1.1. Tình hình tài sản và nguồn vốn

SVTH: Võ Đình Anh Trang 22
Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp
Bảng 2.3 :Tình hình tài sản và nguồn vốn của chi nhánh qua 3 năm 2009-2011
ĐVT: Triệu đồng
Chỉ tiêu Năm So sánh
2009 2010 2011 2010/2009 2011/2010
GT % GT % GT % +/- % +/- %
I.Tái sản 787.102 100,00 908.341 100,00 1.507.216 100,00 121.239 15,40 598.875 65,93
1.Vốn khả dụng và các

khoản đầu tư
12.987 1,65 13.534 1,49 44.463 2,95 547 4,21 30.929 228,53
2.Hoạt động tín dụng 576.158 73,20 653.006 71,89 1.154.377 76,59 76.848 13,34 501.371 76,78
3.Tài sản cố định và tài
sản có khác
47.541 6,04 42.147 4,64 55.013 3,65 -5.394 -11,35 12.866 30,53
4.Tài sản khác 150.416 19,11 199.654 21,98 253.363 16,81 49.238 32,73 53.709 26,90
II.Nguồn vốn 787.102 100,00 908.341 100,00 1.507.216 100,00 121.239 15,40 598.875 65,93
1.Các khoản phải trả 438.809 55,75 510.033 56,15 765.816 50,81 71.224 16,23 255.783 50,15
2.Hoạt động thanh toán 230.463 29,28 270.322 29,76 499.491 33,14 39.859 17,30 299.169 84,78
3.nguồn vốn chủ sở
hữu
2.361 0,30 2.998 0,33 6.029 0,40 637 26,98 3.031 101,10
4.Nguồn vốn khác 115.469 14,67 124.988 13,76 325.880 15,65 9.519 8,24 200.892 160,73
(Nguồn:Phòng giao dich 3/2 - chi nhánh Hưng Đạo
SVTH: Võ Đình Anh Trang 23
Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp
Qua bảng số liệu 2.3 thu thập được ta thấy :
• Về tài sản :
Tổng tài sản của NH từ năm 2009-2011 luôn thay đổi với chiều hướng ngày
càng tăng cao. Trong đó hoạt động tín dụng luôn chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng
tài sản, năm 2009 chiếm 73,20%, năm 2010 chiếm 71,89% và đến năm 2011 chiếm
76,59%. Trong năm 2010 đạt 603.006 triệu đồng tăng 76.848 triệu đồng so với năm
2009 tương ứng tăng 13,34%, năm 2011 đạt được 1.154.377 triệu đồng tăng
501.371 triệu đồng so với năm 2010 tương ứng tăng 76,78%. Đạt được kết quả này
là nhờ vào sự cố gắn, nổ lực rất lớn của NH và nhu cầu ngày càng tăng cao của
khách hàng. Tổng tài sản của chi nhánh ngày càng tăng lên chứng minh rằng hoạt
động kinh doanh của NH ngày càng phát triển vững mạnh.
Về tài sản khác : tài sản khác chiếm một tỷ trọng tương đối lớn trong tổng tài
sản và liên tục tăng qua các năm từ 150.416 triệu đồng vào năm 2009 đã tăng lên

199.654 triệu đông vào năm 2010 tương ứng tăng 32,73% và tăng lên 253.363 triệu
đồng vào năm 2011 tương ứng tăng 26,90%. Qua đó ta thấy tài sản khác cũng đóng
một vị trí quan trọng, góp phần trong việc làm tăng tài sản của chi nhánh.
Vốn khả dụng và tài sản cố định tuy chiếm một tỷ trọng khá nhỏ trong tổng tài
sản, năm 2009 từ 12.987 triệu đồng chiếm tỷ trọng 1,65% đã tăng lên 13.534 triệu
đồng vào năm 2010 chiếm tỷ trọng 1,49% và đến năm 2011 thì tăng lên đến 44.463
triệu đồng chiếm tỷ trọng 2,95%, nhưng đã có đóng góp lớn cho hoạt động NH
diễn ra một cách thuận lợn và nhanh chóng, và giá trị đạt được ngày càng tăng lên
nhưng tốc độ tăng rất ít và vẫn chiếm một tỷ lệ nhỏ, Như vậy NH có sự chú trọng
đến việc đổi mới trang thiết bị nhưng vẫn còn hạn chế
• Về nguồn vốn
Với đặc thù của NH là đi vay để cho vay nên qua 3 năm từ 2009-2011 các khoản
phải trả luôn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn của NH. Cụ thể năm 2008 là
438.809 triệu đồng , năm 2010 là 510.033 triệu đồng tăng 71.224 triệu đồng tương ứng
tăng 16,23% ,đến năm 2011 là 765.816 triệu đồng, tăng 255.783 triệu đồng so với năm
2010, tương ứng tăng 50,15%. Điều này là do vào năm 2010 nền kinh tế trên thế giới
nói chung và nước ta nói riêng gặp nhiều khó khăn, tỷ lệ lạm phát tăng nhanh làm cho
người dân e ngại trong việc gửi tiền vào NH nên đã là cho lượng vốn huy động giảm
SVTH: Võ Đình Anh Trang 24
Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp
nên kéo theo khoản phải trả cũng giảm xuống, dến năm 2010 nền kinh tế trong nước
khá ổn định nên hoạt động của Ngân hàng cũng sôi động trở lại làm cho lượng vốn huy
động tăng cao dẫn đến nguồn phải trả cũng tăng cao.
Hoạt động thanh toán có sự tăng giảm qua 3 năm sự tăng giảm này qua quá
trình tìm hiểu thì được biết là do sự điều chuyển vốn trong nội bộ Ngân hàng. Về
nguồn vốn chủ sở hữu và nguồn vốn khác của NH cũng không ngừng tăng lên qua 3
năm từ 2009-2011, nhưng chỉ chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong tổng nguồn vốn và có sự
tăng giảm không đáng kể.
Biểu đồ 2.1 : Tình hình nguồn vốn
Như vậy tình hình tài sản và nguồn vốn của chi nhánh luôn tăng qua các năm

từ 2009-2011,đây là biểu hiện sức mạnh của chi nhánh là tiền đề vững chắc cho quá
trình phát triển của chi nhánh và ngày càng tạo thêm lòng tin của khách hàng đối
với Ngân hàng.
3.1.2. Tình hình kết quả hoạt động kinh doanh
Trong nền kinh tế thị trường, tất cả các lĩnh vực hoạt động sản xuất kinh
doanh thì lợi nhuận là mục tiêu sau cùng mà các nhà kinh tế, các chủ doanh
nghiệp muốn đạt được. Với những nổ lực của mình thì kết quả kinh doanh của
NH Sài Gòn Thương Tín chi nhánh Hưng Đạo không ngừng tăng từ năm 2009-
2011 được thể hiện :
SVTH: Võ Đình Anh Trang 25

×