Tải bản đầy đủ (.pdf) (57 trang)

Báo Cáo Thực Tập Kiểm Toán Khoản Mục Chi Phí Trả Trước Trong Quy Trình Kiểm Toán Bctc Tại Công Ty Tnhh Kiểm Toán Ags.pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.9 MB, 57 trang )

<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

<b>TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HỒ CHÍ MINH --- </b>

<b> </b>

<b>BÁO CÁO THỰC TẬP </b>

<b>KIỂM TỐN KHOẢN MỤC CHI PHÍ TRẢ TRƯỚC TRONG QUY TRÌNH KIỂM TỐN BCTC TẠI CƠNG </b>

<b>TY TNHH KIỂM TOÁN AGS </b>

Sinh viên thực hiện: MSSV:

Lớp: Khóa:

Ngành: KẾ TOÁN – KIỂM TOÁN Giảng viên hướng dẫn:

<i>Tp. Hồ Chí Minh, tháng 4 - 2024</i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2">

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

<b>TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HỒ CHÍ MINH --- </b>

<b> </b>

<b>BÁO CÁO THỰC TẬP </b>

<b>KIỂM TỐN KHOẢN MỤC CHI PHÍ TRẢ TRƯỚC TRONG QUY TRÌNH KIỂM TỐN BCTC TẠI CƠNG </b>

<b>TY TNHH KIỂM TOÁN AGS </b>

Sinh viên thực hiện: MSSV:

Lớp: Khóa:

Ngành: KẾ TỐN – KIỂM TỐN Giảng viên hướng dẫn:

<i>Tp. Hồ Chí Minh, tháng 4 - 2024</i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3">

<b>LỜI CAM ĐOAN </b>

Tác giả:

Mã số sinh viên: Giảng viên hướng dẫn:

Tôi xin cam đoan báo cáo thực tập “Kiểm toán khoản mục Chi phí trả trước trong quy trình kiểm toán báo cáo tài chính tại cơng ty TNHH Kiểm toán AGS” là cơng trình nghiên cứu của riêng tơi, các sớ liệu, kết quả nêu trong báo cáo được trích dẫn đầy đủ và trung thực xuất phát từ tình hình thực tế của đơn vị thực tập.

Tôi xin chịu trách nhiệm hồn tồn trước bộ mơn, khoa và nhà trường về sự cam đoan này.

<b>Tác giả </b>

<i><b>(Ký, ghi rõ Họ tên) </b></i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4">

<b>LỜI CÁM ƠN </b>

Để có thể hoàn thành báo cáo thực tập “Kiểm toán khoản mục Chi phí trả trước trong quy trình kiểm toán BCTC tại cơng ty TNHH Kiểm toán AGS”. Lời đầu tiên, tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành để Quý thầy cô giảng viên trường Đại học Ngân Hàng TP. HCM nói chung và là giảng viên đã cố vấn trực tiếp cho tác giả hoàn thành đề tài báo cáo thực tập này.

Bên cạnh đó, tác giả xin cám ơn sâu sắc đến đơn vị thực tập, Ban lãnh đạo, các anh chị tại Công ty TNHH Kiểm toán AGS đã hướng dẫn, góp ý và tạo điều kiện để tác giả có cơ hội học hỏi, tích luỹ kiến thức, kinh nghiệm thơng qua các trải nghiệm thực tế trong quá trình thực tập.

Kính chúc Quý thầy cơ, Ban lãnh đạo cùng các anh chị luôn khoẻ mạnh, công tác tốt và đạt được thành công trong công việc.

<b>Tác giả </b>

<i>(Ký, ghi rõ Họ tên) </i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5">

 Đáp ứng yêu cầu

 Không đáp ứng yêu cầu

<b>XÁC NHẬN CỦA ĐƠN VỊ THỰC TẬP </b>

<i><b>(Ký, ghi rõ Họ tên, đóng dấu) </b></i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">

<b>XÁC NHẬN CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN </b>

- Họ và tên sinh viên thực tập: - Mã số sinh viên:

- Lớp sinh hoạt: - Ngành:

- Nội dung xác nhận:

<b>GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN </b>

<i>(Ký, ghi rõ Họ tên) </i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">

CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG TẠI CƠNG TY TNHH KIỂM TỐN AGS ... 5

1.1 Giới thiệu tổng quan công ty TNHH Kiểm toán AGS ... 5

1.1.1 Khái quát chung về công ty ... 5

1.1.2 Quá trình hình thành và phát triển ... 5

1.2 Đặc điểm hoạt động kinh doanh của đơn vị ... 5

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC CHI PHÍ TRẢ TRƯỚC TRONG KIỂM TỐN BCTC TẠI CƠNG TY TNHH KIỂM TOÁN AGS ... 11

2.1 Cơ sở lý thuyết về khoản mục chi phí trả trước ... 11

2.2 Hệ thống kiểm soát nội bộ đới với khoản mục chi phí trả trước ... 12

</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">

2.2.1 Những rủi ro, sai sót có thể xảy ra đới với khoản mục chi phí trả trước ..

... 12

2.2.2 Hệ thớng kiểm sốt nội bộ khoản mục chi phí trả trước... 12

2.3 Quy trình kiểm tốn khoản mục Chi phí trả trước tại trong kiểm tốn BCTC ... 13

2.3.1 Mục tiêu kiểm toán khoản mục Chi phí trả trước trong kiểm tốn BCTC ... 13

2.3.2 Lập kế hoạch kiểm toán ... 14

2.3.3 Thực hiện kiểm toán ... 15

2.3.4 Giai đoạn kết thúc kiểm toán ... 17

2.4 Thực trạng quy trình kiểm tốn khoản mục Chi phí trả trước trong kiểm tốn BCTC tại cơng ty TNHH Kiểm tốn AGS ... 17

2.4.1 Hồ sơ kiểm toán ... 17

2.4.2 Thực trạng lập kế hoạch kiểm tốn khoản mục Chi phí trả trước ... 18

2.4.3 Thực trạng thực hiện kiểm tốn khoản mục chi phí trả trước ... 23

2.4.4 Thực trạng tổng hợp kết quả kiểm toán khoản mục Chi phí trả trước.. 32

2.5 Đánh giá chung về quy trình kiểm tốn khoản mục Chi phí trả trước trong kiểm tốn BCTC tại cơng ty TNHH Kiểm toán AGS... 33

2.5.1 Những ưu điểm ... 33

2.5.2 Những hạn chế và nguyên nhân ... 34

TÓM TẮT CHƯƠNG 2 ... 37

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ NHẰM GĨP PHẦN HỒN THIỆN QUY TRÌNH KIỂM TỐN KHOẢN MỤC CHI PHÍ TRẢ TRƯỚC TRONG KIỂM TỐN BCTC DO CƠNG TY TNHH KIỂM TOÁN AGS THỰC HIỆN ... 38

</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">

3.1 Hồn thiện chương trình kiểm tốn ... 38

3.2 Áp dụng cơng nghệ thơng tin ... 39

3.3 Đầu tư nguồn nhân lực ... 39

TÓM TẮT CHƯƠNG 3 ... 41

KẾT LUẬN ... 42

TÀI LIỆU THAM KHẢO ... 43

PHỤ LỤC ... 46

</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10">

<b>DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT </b>

Nam

</div><span class="text_page_counter">Trang 11</span><div class="page_container" data-page="11">

<b>DANH MỤC SƠ ĐỒ </b>

<i>Trang </i>

Sơ đồ 1.1: Tổ chức bộ máy, bộ phận công ty TNHH Kiểm toán AGS ... 6

Sơ đồ 2.1: Quy trình kiểm toán mẫu VACPA ... 18 Bảng 2.1: Thơng tin tìm hiểu hệ thớng KSNB đới với việc quản lý CCDC ... 19

Bảng 2.2: Xác lập mức trọng yếu đối với khách hàng KKK ... 20

Bảng 2.3: Kết quả mức trọng yếu đối với khách hàng KKK ... 21

Bảng 2.4: Thủ tục kiểm toán khoản mục chi phí trả trước cho cơng ty TNHH KKK Việt Nam ... 21

Bảng 2.5: Kiểm tra chính sách kế toán khách hàng KKK ... 23

Bảng 2.6: Bảng chỉ đạo (Leadsheet) ... 24

Bảng 2.7: So sánh số liệu các sổ kế toán ... 25

Bảng 2.8: Phân tích biến động chi phí trả trước ... 26

Bảng 2.9: Bảng phân tích chi tiết phân bổ chi phí trả trước ... 27

Bảng 2.10: Kết quả tính toán lại chi phí trả trước khách hàng KKK ... 28

Bảng 2.11: Tài khoản chi phí đới ứng chi phí trả trước phân bổ trong kỳ ... 29

Bảng 2.12: Rà soát bút toán điều chỉnh tài khoản 6423 ... 30

Bảng 2.13: Kiểm tra nghiệp vụ bất thường và phát sinh tăng trong kỳ ... 31

Bảng 2.14: Thuyết minh khoản mục chi phí trả trước ... 32

Bảng 2.15: Bảng tổng hợp vấn đề và bút toán điều chỉnh ... 33

</div><span class="text_page_counter">Trang 12</span><div class="page_container" data-page="12">

<b>MỞ ĐẦU </b>

Xu hướng hội nhập kinh tế hiện nay kèm theo các điều kiện thuận lợi do Nhà nước tạo ra để phát triển kinh tế, các doanh nghiệp ngày càng mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh. Điều này dẫn đến phát sinh mối quan tâm của các cá nhân, tổ chức sử dụng thông tin BCTC như các nhà đầu tư, cổ đơng, cơ quan thuế,… về tính minh bạch của BCTC. Vì vậy, kiếm toán BCTC đóng vai trò quan trọng và thực sự cần thiết khi là bên thứ ba độc lập đưa ra ý kiến về tính trung thực và hợp lý BCTC của các đơn vị, tăng độ tin cậy của BCTC.

Để đảm bảo được tính minh bạch thơng tin BCTC, trong quá trình thực hiện kiểm toán các phần hành trong BCTC, kiểm toán viên phải xem xét các rủi ro ảnh hưởng trọng yếu đến kết quả của cuộc kiểm toán. Trong đó, khoản mục chi phí trả trước được coi là một khoản mục linh động khi chi phí phần lớn do ước tính của kế toán phân bổ, đây có thể là nơi doanh nghiệp có thể dễ tận dụng để “làm đẹp” báo cáo tài chính cơng ty. Ví dụ như một sớ khoản mục đủ điều kiện ghi nhận tài sản cố định, thay vì vậy lại ghi nhận vào chi phí trả trước hay thời gian phân bổ chi phí không hợp lý. Những sai sót này có thể ảnh hưởng đến các chỉ tiêu tài sản và kết quả hoạt động kinh doanh hay nói cách khác, chúng có khả năng ảnh hưởng trọng yếu, trực tiếp đến kết quả cuộc kiểm toán về tính trung thực và hợp lý của BCTC.

Qua quá trình thực hành kiểm toán BCTC thực tế, tác giả được thực hiện kiểm toán các phần hành về chỉ tiêu tài sản, chi phí và nhận thấy rằng thực trạng kiểm toán khoản mục chi phí trả trước tuy ít nghiệp vụ so với các khoản mục khác nhưng dễ xảy ra nhiều sai sót, gian lận và thường phải thực hiện các thủ tục phân tích chi tiết, cụ thể đối tượng theo thông tư 200/2014/TT-BTC. Vì vậy cùng với quá trình đào tạo tại công ty TNHH Kiểm toán AGS và sự hướng dẫn của TS. Nguyễn Thị Kim Phụng, tác giả quyết định lựa chọn đề tài “Kiểm toán khoản mục chi phí trả trước trong quy trình kiểm toán BCTC tại Công ty TNHH Kiểm toán AGS” làm đề tài báo cáo chuyên đề thực tập với kết cầu gồm 3 chương:

+ Chương 1: Khái quát về tổ chức và hoạt động tại Công ty TNHH Kiểm toán AGS

</div><span class="text_page_counter">Trang 13</span><div class="page_container" data-page="13">

+ Chương 2: Thực trạng kiểm toán khoản mục chi phí trả trước trong kiểm toán BCTC tại Công ty TNHH Kiểm toán AGS

+ Chương 3: Một số đề xuất, kiến nghị nhằm góp phần hồn thiện quy trình kiểm toán khoản mục chi phí trả trước trong kiểm toán BCTC do Công ty TNHH Kiểm toán AGS thực hiện

</div><span class="text_page_counter">Trang 14</span><div class="page_container" data-page="14">

<b>CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG TẠI CÔNG TY TNHH KIỂM TỐN AGS </b>

<b>1.1 Giới thiệu tổng quan cơng ty TNHH Kiểm toán AGS 1.1.1 Khái quát chung về công ty </b>

Công ty TNHH Kiểm toán AGS có tên tiếng anh là AGS Auditting Company Limitted với Giám đốc/ Đại diện pháp luật là ông Hồ Hồng Pháp, giấy chứng nhận đăng kí hành nghề kiểm tốn sớ: 4942-2019-246-1, mã sớ thuế: 0313534786, sớ điện thoại: 028.6679.8621. Địa chỉ công ty tại Lầu 12 -Tòa nhà Habourview –35 Nguyễn Huệ, Phường Bến Nghé, Quận 1, TP.HCM.

Hình 1.1: Logo cơng ty TNHH Kiểm tốn AGS

(Nguồn: Tài liệu nội bộ cơng ty TNHH Kiểm toán AGS)

<b>1.1.2 Quá trình hình thành và phát triển </b>

Công ty được thành lập vào ngày 13/11/2015 là công ty kiểm toán chuyên nghiệp hoạt động trong lĩnh vực kiểm toán và cung cấp dịch vụ chuyên ngành về kiểm toán báo cáo tài chính, tư vấn kế toán và thuế cho các doanh nghiệp. Cho đến nay, phần lớn khách hàng của công ty là doanh nghiệp có vốn đầu tư của Nhật Bản hoạt động tại Việt Nam. Do nhu cầu dịch vụ kế toán và kiểm toán ở Việt Nam ngày càng cao, công ty đã mở thêm chi nhánh tại Hà Nội.

<b>1.2 Đặc điểm hoạt động kinh doanh của đơn vị </b>

Cơng ty TNHH Kiểm tốn AGS là tổ chức kiểm toán độc lập được cấp giấy phép và thành lập tại nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam, cung cấp các dịch vụ chuyên ngành bao gồm kiểm toán, dịch vụ kế toán, tư vấn thuế, tư vấn và giải pháp doanh nghiệp, tư vấn tài chính, tư vấn kế toán, đào tạo và quản lý nguồn lực cho nhiều loại hình khách hàng có vớn đầu tư trong và ngoài nước. Công ty cung cấp những dịch vụ cụ thể như sau:

</div><span class="text_page_counter">Trang 15</span><div class="page_container" data-page="15">

- Dịch vụ Kế toán - Dịch vụ Kiểm toán

- Dịch vụ Tư vấn Tài chính – Thuế

- Dịch vụ Tư vấn quản lý, chuyển đổi và tái cơ cấu doanh nghiệp

- Dịch vụ Tư vấn ứng dụng công nghệ thông tin trong quản trị của doanh nghiệp, tổ chức

<b>1.3 Cơ cấu tổ chức </b>

<b>1.3.1 Sơ đồ bộ máy tổ chức </b>

Tổ chức bộ máy quản lý là nhân tớ có ảnh hưởng quyết định đến sự thành cơng trong hoạt động của AGS. Mơ hình tổ chức của AGS được áp dụng và có những thay đổi cần thiết cho phù hợp với điều kiện thực tế trong tình hình hiện nay. Cụ thể như sau:

Sơ đồ 1.1: Tổ chức bộ máy, bộ phận công ty TNHH Kiểm toán AGS

(Nguồn: Tài liệu nội bộ công ty TNHH Kiểm toán AGS)

</div><span class="text_page_counter">Trang 16</span><div class="page_container" data-page="16">

<b>1.3.2 Chức năng từng bộ phận </b>

Giám đốc: Là người chịu trách nhiệm cao nhất, điều hành mọi hoạt động của công ty theo Điều lệ của công ty và ký kết hợp đồng Kiểm toán, dịch vụ kế toán với khách hàng. Vị trí này bắt buộc phải có chứng chỉ hành nghề CPA theo quy định hiện hành.

Các Kiểm toán viên (CPA): thực hiện công việc chỉ đạo, kiểm soát chất lượng dịch vụ và công việc liên quan đến cuộc kiểm toán theo sự phân công của Ban Giám Đốc.

Bộ phận dịch vụ Kiểm toán: Thực hiện công việc cung cấp dịch vụ kế toán, kiểm toán cho khách hàng.

Bộ phận hành chính và phiên dịch: Bộ phận hành chính nhân sự chịu trách nhiệm tiếp đón khách hàng tại công ty, tổng hợp xử lý các thơng tin từ bên ngồi và giải quyết các vấn đề liên quan đến nhân sự theo nhiệm vụ và quyền hạn của mình. Phiên dịch tiếng Nhật và tiếng Anh chịu trách nhiệm phiên dịch khi có nghiệp vụ liên quan đến các khách hàng nước ngoài.

<b>1.4 Mục tiêu và phương hướng phát triển của đơn vị 1.4.1 Mục tiêu </b>

Mục tiêu hoạt động của AGS là phát triến công ty dịch vụ tư vấn nhằm chuyển hoá kiến thức và giá trị cho khách hàng, cho đội ngủ nhân viên của mình và cho cả cộng đồng xã hội. Quan trọng hơn cả là muốn khách hàng đạt được sự hài lòng tối ưu nhất. Để đạt được mục tiêu này, AGS tập trung phát triển, nâng cao giá trị dịch vụ và tận dụng ba nguồn lực quan trong nhất là khách hàng, nhân viên, và kiến thức theo triết lý hoạt động sau:

- AGS luôn muốn được cộng tác với khách hàng nhằm tạo ra giá trị kinh tế đặc biệt. Điều này có nghĩa là công ty AGS luôn mong muốn phục vụ khách hàng, xây dựng mối quan hệ lâu dài, vững mạnh với họ.

- Đội ngũ nhân viên AGS phát huy tiềm năng tới đa của mình. AGS luôn mong muốn là nơi thu hút những nhân viên giỏi, có kỹ năng và trình độ chun mơn cao, vì vậy, cơng ty luôn tạo môi trường làm việc thân thiện,

</div><span class="text_page_counter">Trang 17</span><div class="page_container" data-page="17">

hiện đại, giao phó cho nhân viên những công việc khác nhau với nhiều thử thách, cùng với việc phát triển nghề nghiệp có định hướng, đồng thời nâng cao tinh thần làm việc tích cực cũng như các kỹ năng mềm cần thiết trong công việc.

- Không ngừng trau dồi kiến thức của mình, các nhân viên ở cơng ty AGS luôn được tạo điều kiện và được giúp đỡ để phát triển tư duy và nguồn kiến thức của mình. Cơng ty TNHH Kiểm toán AGS ln xác định rõ kiến thức là nền tảng cho sự phát triển bền vững và lâu dài của mình.

<b>1.4.2 Phương hướng phát triển </b>

Công ty TNHH Kiểm toán AGS được thành lập và điều hành bởi đội ngũ sáng lập viên và các chuyên gia tâm huyết, am tường về kiểm tốn, kế tốn, tài chính, quản trị, môi trường kinh doanh và luật pháp tại Việt Nam, có nhiều năm nắm giữ vị trí quản lý trong các công ty hàng đầu trong và ngồi nước. Điều này giúp cho AGS có đươc một đội ngũ nhân lực cao cấp và có thể cung cấp cho khách hàng các dịch vụ phù hợp với Việt Nam trong việc đảm bảo đáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng quốc tế.

AGS hoạt động theo nguyên tắc cam kết và đảm bảo chất lượng dịch vụ trong mọi lĩnh vực cung cấp đến khách hàng. Công ty TNHH Kiểm toán AGS luôn tôn trọng các nguyên tắc về tính độc lập, khách quan, tính bảo mật phù hợp với các chuẩn mực kế toán Việt Nam.

Dựa theo các nguyên tắc hoạt động trên công ty TNHH Kiểm toán AGS có các định hướng phát triển nhất định sau:

- Nâng cao chất lượng dịch vụ và không ngừng đào tạo đội ngũ nhân viên có chuyên môn cao nhằm đáp ứng khách hàng một cách tốt nhất.

- Nâng cao độ hài lịng về chất lượng dịch vụ của cơng ty, tạo những khách hàng than thiết của công ty TNHH Kiểm toán AGS.

- Thường xuyên nâng cao năng lực hồn thành tớt các cơng việc mang tính cơ bản.

- Hồn thiện kỹ năng làm việc, tốc độ làm việc “SPEED UP”.

</div><span class="text_page_counter">Trang 18</span><div class="page_container" data-page="18">

- Tiêu chuẩn hóa tất cả các cơng việc,

- Làm việc nhóm với khẩu hiệu “All For One One For All”. - Đạt mục tiêu doanh thu theo mỗi kỳ.

</div><span class="text_page_counter">Trang 19</span><div class="page_container" data-page="19">

<b>TÓM TẮT CHƯƠNG 1 </b>

Chương 1 giới thiệu tổng quan về công ty TNHH Kiểm toán AGS, đơn vị tác giả thực hiện kỳ báo cáo thực tập. Chương tiếp theo tác gải sẽ đi sâu vào nghiệp vụ tại đơn vị và đánh giá thực trạng công tác kiểm toán đối với nghiệp vụ đó

</div><span class="text_page_counter">Trang 20</span><div class="page_container" data-page="20">

<b>CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC CHI PHÍ TRẢ TRƯỚC TRONG KIỂM TỐN BCTC TẠI CƠNG TY TNHH </b>

<b>KIỂM TỐN AGS </b>

<b>2.1 Cơ sở lý thuyết về khoản mục chi phí trả trước </b>

<b>Khái quát khoản mục chi phí trả trước </b>

Trích dẫn từ Điều 47 thơng tư 200/2014/TT-BTC, tài khoản chi phí trả trước dùng để phản ánh chi phí thực tế đã phát sinh liên quan đến kết quả hoạt động SXKD của nhiều kỳ kế toán và việc kết chuyển các khoản chi phí này vào chi phí SXKD của

<i>các kỳ kế toán sau. (phụ lục 1) </i>

Phân loại chi phí trả trước thành nhóm ngắn hạn và dài hạn dựa trên thời gian trả trước (ngắn hạn: dưới 12 tháng, dài hạn: trên 12 tháng). Theo thông tư 200/2014/TT-BTC và thông tư 133/2016/TT-BTC, tài khoản 242 được dùng để theo dõi chung chi phí trả trước dài hạn và ngắn hạn nhưng doanh nghiệp phải phân loại và trình bày chúng trên BCTC.

Đề cập đến khoản mục chi phí trả trước, ước tính của kế toán thể hiện ở việc xác lập thời gian phân bổ chi phí, cụ thể như thời gian phân bổ CCDC hiện nay, có hai quy định ban hành liên quan đến khoản này:

Theo Khoản 1 Điều 47 Thông tư 200/2014/TT-BTC:

“c) Việc tính và phân bổ chi phí trả trước vào chi phí SXKD từng kỳ doanh nghiệp phải căn cứ vào tính chất, mức độ từng loại chi phí để lựa chọn phương pháp và tiêu thức hợp lý.

d) Doanh nghiệp phải theo dõi chi tiết từng khoản chi phí trả trước theo từng kỳ hạn trả trước đã phát sinh, tình trạng phân bổ và sớ cịn lại chưa phân bổ vào chi phí.”

Và tại Khoản 2, Điều 4 Thơng tư 96/2015/TT-BTC:

“Đối với tài sản là công cụ, dụng cụ, bao bì,... khơng đáp ứng đủ điều kiện ghi nhận là tài sản cố định theo quy định thì chi phí mua tài sản nêu trên phân bổ dần vào chi phí hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ nhưng tối đa không quá 3 năm.”

</div><span class="text_page_counter">Trang 21</span><div class="page_container" data-page="21">

Qua hai quy định trên, kế toán phải xem xét tính chất mà phân bổ CCDC hợp lý và thời gian phân bổ không quá 3 năm (36 tháng). Nhưng đối với hai quy định trên, việc phân bổ thời gian với từng mức giá trị CCDC chưa cụ thể, tuỳ thuộc vào sự ước tính của doanh nghiệp. Theo VSA 540 (Ban hành kèm Thông tư số 214/2012/TT-BTC), nội dung và độ tin cậy của các thơng tin có thể có để hỗ trợ cho Ban Giám đốc lập ước tính kế tốn có thể khác nhau đáng kể, làm ảnh hưởng đến mức độ không chắc chắn của các ước tính kế tốn. Mức độ khơng chắc chắn đó lại ảnh hưởng đến rủi ro có sai sót trọng yếu của các ước tính kế tốn, kể cả việc ước tính kế tốn dễ bị ảnh hưởng bởi sự thiên lệch cố ý hay vô ý của Ban Giám đốc.

<b>2.2 Hệ thống kiểm sốt nợi bợ đới với khoản mục chi phí trả trước </b>

<b>2.2.1 Những rủi ro, sai sót có thể xảy ra đới với khoản mục chi phí trả trước </b>

Chi phí trả trước là khoản mục được cho là ít rủi ro sai sót so với các khoản mục khác nhưng tùy vào loại hình doanh nghiệp mà phát sinh nghiệp vụ nhiều hay ít. Hiện nay, việc phân bổ chi phí trả trước được hệ thớng, phần mềm kế toán của các doanh nghiệp thao tác nhằm giảm rủi ro đến mức tối thiểu nhưng cũng vì vậy mà khoản mục này thường được đánh giá trên tổng thể, không chú trọng trong phân tích chi tiết, cụ thể từng đới tượng và khơng có chứng từ rõ ràng như các nghiệp vụ được hạch toán khác dẫn dến dễ xảy ra sai sót, gian lận thường bị bỏ qua. Một số sai sót thường gặp như:

- Nhầm lẫn khi ghi nhận chi phí trả trước và tài sản cố định. (điều kiện ghi

<i>nhận tài sản cố định theo thông tư 45/2013/TT-BTC (phụ lục 2)) </i>

- Thời gian phân bổ không hợp lý, sai so với quy định. - Tiêu thức phân bổ khơng nhất qn.

- Sai sót phân bổ chức năng chi phí giữa hạch tốn kế tốn và bảng phân bổ - Thiếu sót đối tượng, không được theo dõi trên bảng phân bổ

<b>2.2.2 Hệ thớng kiểm sốt nợi bợ khoản mục chi phí trả trước </b>

Hệ thống kiểm soát nội bộ của một doanh nghiệp được tạo ra để đảm bảo sử dụng nguồn nhân lực, tài chính một cách hiệu quả, tuân thủ pháp luật, chính sách công ty, ngăn chặn việc xảy ra các rủi ro. Theo lý thuyết kiểm tốn, mơ tả hệ thớng

</div><span class="text_page_counter">Trang 22</span><div class="page_container" data-page="22">

KSNB có thể thực hiện bằng ba phương pháp: bảng tường thuật, bảng câu hỏi và lưu đồ. Đới với khoản mục chi phí trả trước, đơn vị thiết kế thủ tục kiểm soát nội bộ để quản lý nói chung và hệ thống kế toán khoản mục chi phí trả trước nói riêng dựa trên các nguyên tắc, công cụ:

Nguyên tắc phân chia trách nhiệm: phân chia nhiệm vụ rõ ràng, chi tiết ở các khâu hoạt động. Những nhiệm vụ khác nhau bao gồm việc ghi sổ, bảo quản các CCDC, thanh lý nhượng bán thực hiện ở các bộ phận khác nhau.

Nguyên tắc phê duyệt, uỷ quyền: Việc áp dụng nguên tắc này là khi phát sinh nghiệp vụ, cần có sự kiểm tra và phê duyệt từ cấp trên, uỷ quyền để những bộ phận cấp dưới thực hiện, người phê duyệt phải có đầy đủ thẩm quyền, chuyên môn. Khi áp dụng đối với khoản mục chi phí trả trước , vấn đề phân bổ giá trị và thời gian, việc mua bán, thanh lý CCDC phải được kiểm soát, phê duyệt từ bộ phận quản lý để đảm báo kiểm soát CCDC một cách hợp lý.

Các công cụ khác như hệ thớng sổ chi tiết chi phí trả trước, các quy qui định liên quan đến ước tính phân bổ chi phí, thủ tục mua bán và thanh lý CCDC. Ngồi ra còn có các cơng cụ khác quy định điều kiện ghi nhận chi phí trả trước hay quy định cách bảo quản CCDC.

<b>2.3 Quy trình kiểm tốn khoản mục Chi phí trả trước tại trong kiểm toán BCTC 2.3.1 Mục tiêu kiểm tốn khoản mục Chi phí trả trước trong kiểm tốn BCTC </b>

Mục tiêu kiểm toán chi phí trả trước trong chương trình kiểm toán mẫu VACPA Việt Nam, phần D- Kiểm tra cơ bản tài sản, mục D630 đề ra như sau:

- E/Tính hiện hữu: Tại ngày kết thúc kỳ kế toán, các khoản chi phí trả trước được ghi nhận trong sổ cái của đơn vị là có thực.

- R&O/Quyền và nghĩa vụ: Tại ngày kết thúc kỳ kế toán, các khoản chi phí trả trước ghi nhận trong sổ cái phải được đảm bảo đơn vị sở hữu hay có quyền hợp pháp.

- C/Tính dầy đủ: Tại ngày kết thúc kỳ kế toán, các khoản chi phí trả trước đã được ghi nhận đầy đủ .

</div><span class="text_page_counter">Trang 23</span><div class="page_container" data-page="23">

- V/Đánh giá: Tại ngày kết thúc kỳ kế toán, các khoản chi phí trả trước bằng ngoại tệ đã được quy đổi theo tỷ giá hối đoái phù hợp trong sổ cái .

- P&D/Trình bày và thuyết minh: Đảm bảo sớ dư khoản mục chi phí trả trước trình bày trên BCTC được thuyết minh chính xác, trình bày hợp lý.

<b>2.3.2 Lập kế hoạch kiểm toán </b>

Theo VSA 300 (Ban hành kèm Thông tư 214/2012/TT-BTC), lập kế hoạch kiểm toán là bước đầu tiên trong quy trình kiểm toán bao gồm xây dựng chiến lược kiểm toán tổng thể và kế hoạch kiểm toán. Việc xây dựng một kế hoạch kiểm toán phù hợp sẽ trợ giúp kiểm toán viên tập trung vào các phần hành quan trọng của cuộc kiểm toán, giúp kiểm toán viên xác định và giải quyết các vấn đề kịp thời, tổ chức và quản lý cuộc kiểm toán một cách thích hợp. Ngoài ra, trong bước lập kế hoạch kế toán còn hỗ trợ việc lựa chọn nhóm kiểm toán có chuyên môn và khả năng phù hợp xử lý các rủi ro dự kiến, dễ dàng kiểm soát và soát xét công việc của nhóm.

Những thủ tục cụ thể trong bước lập kế hoạch kiểm toán một doanh nghiệp bao gồm xác định lĩnh vực kinh doanh của khách hàng và tìm hiểu, đánh giá hệ thớng KSNB, chính sách kế toán, BCTC để xác định mức trọng yếu tổng thể cho BCTC và mức trọng yếu thực hiện. Từ đó, thiết kế các biện pháp xử lý đối với rủi ro có sai sót trọng yếu.

<b>2.3.2.1 Lập kế hoạch kiểm toán </b>

Đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ của đơn vị là bước quan trong trong việc xây dựng chiến lược kiểm toán. Theo VSA 400 (Ban hành theo Quyết định số 143/2001/QĐ-BTC) kiểm toán viên phải hiễu rõ về hệ thống kiểm soát nội bộ và hệ thống kế toán khách hàng để đánh giá rủi ro kiểm toán và xác định thủ tục kiểm toán nhằm giảm rủi ro xuống mức có thể chấp nhận được.

Đối với khoản mục chi phí trả trước, KTV đánh giá hệ thớng KSNB dựa trên các quy trình tìm hiểu về quy định và thủ tục kiểm toán của doanh nghiệp thực hiện về việc hạch toán chi phí trả trước, phân bổ chi phí trả trước vào chi phí SXKD trong kỳ và phân loại chi phí trả trước ngắn hạn, dài hạn, xem xét chính sách phân bổ có

</div><span class="text_page_counter">Trang 24</span><div class="page_container" data-page="24">

hợp lý, nhất quán với năm trước, nếu thay đổi chính sách kế toán doanh nghiệp có tuân thủ theo chuẩn mực kế toán VAS 29.

<b>2.3.2.2 Xác lập mức trọng yếu </b>

Theo VSA 320 “Mức trọng yếu trong lập kế hoạch và thực hiện kiểm toán”, trọng yếu là thuật ngữ dùng để thể hiện tầm quan trọng của thông tin, số liệu kế toán trng BCTC. Kiểm toán viên đưa ra mức trọng yếu dựa trên tính định lượng, thường dựa trên tỷ lệ phần trăm của một số khoản mục như: doanh thu thuần, lợi nhuận trước thuế, tổng chi phí, tổng vớn chủ sở hữu/giá trị tài sản ròng hay tổng tài sản và tính định tính dựa vào xét đoán chun mơn của kiểm toán viên.

Việc xác lập mức trọng yếu tổng thể BCTC nói chung và khoản mục Chi phí trả trước nói riêng có thể thay đổi khi thực hiện kiểm toán vì trong giai đoạn kiểm toán có thể phát hiện thêm những điều bất thường dẫn đến phải điều chỉnh mức trọng yếu phù hợp với tình hình hiện tại của đơn vị.

<b>2.3.3 Thực hiện kiểm toán 2.3.3.1 Thử nghiệm kiểm soát </b>

Trong chuẩn mực kiểm toán VSA 330, thuật ngữ “thử nghiệm kiểm soát” là thủ tục đánh giá tính hữu hiệu của hoạt đơng kiểm soát trong việc ngăn ngừa, phát hiện và sửa chữa các sai sót trọng yếu ở cấp độ cơ sở dẫn liệu bao gồm các nội dung: - Thu thập bằng chứng kiểm toán về tính hữu hiệu hoạt động kiểm soát: các kiểm soát được ai thực hiện và thực hiện như thế nào? Có nhất quán hay không?

- Xác định các kiểm soát được thử nghiệm có phụ thuộc vào kiểm soát khác không?

<b>2.3.3.2 Thử nghiệm cơ bản </b>

Thủ tục chung: kiểm tra chính sách kế toán áp dụng nhất quán so với năm trước và tính hoạt động liên tục của doanh nghiệp. Thu thập và tổng hợp số liệu khách hàng cung cấp, so sánh giữa các sổ để đảm bảo rằng danh sách, tài liệu hay sổ kế toán khách hàng cung cấp chính xác và đầy đủ.

</div><span class="text_page_counter">Trang 25</span><div class="page_container" data-page="25">

Thủ tục phân tích: So sánh, phân tích các khoản chi phí trả trước, các khoản tài sản ngắn và dài hạn giữa kỳ này với kỳ trước, phân tích biến động của những khoản mục này, phân tích tỷ trọng khoản mục chi phí trả trước. Sau khi phân tích, xem xét tính phù hợp giúp kiểm toán viên nhận biết các đối tượng bất thường.

Thủ tục kiểm tra chi tiết:

Số dư khoản mục chi phí trả trước sẽ thể hiện trên BCTC là Tài khoản 242- Chi phí trả trước.

Đới với số dư đầu kỳ:

Công việc đánh giá số dư đầu kỳ tuỳ thuộc vào khách hàng được kiểm toán lần đầu hay từ lần thứ hai trở đi sẽ có những thủ thục khác để xác định số dư đầu kỳ là đúng.

Đối với số dư cuối kỳ:

Kiểm toán viên thực hiện các thủ tục kiểm tra chi tiết về số dư cuối kỳ kết hợp với các nghiệp vụ trong kỳ trên cơ sở đạt dược mục tiêu kiểm toán (cơ sở dẫn liệu) sau:

1) Tính hiện hữu, đầy đủ, quyền và nghĩa vụ: Các nghiệp vụ ghi nhận khoản mục chi phí trả trước trên sổ kế toán là thực sự tồn tại và được ghi nhân đầy đủ.

- Thủ tục kiểm tra: Kiểm tra chứng từ, nếu cần thiết xin xác nhận bên thứ ba về số lần, thời gian cung cấp và số tiền trên hoá đơn. Đối chiếu giữa sổ cái và chứng từ.

2) Tính toán, đánh giá: Sớ dư chi phí trả trước được tính toán một cách đúng đắn, chính xác,

- Thủ tục kiểm tra: Lập bảng phân tích tổng hợp và kiểm tra phương thức tính phân bổ, thực hiện tính toán lại, đánh giá thời gian phân bổ, phân loại lại ngắn hạn và dài hạn và điều chỉnh. Nếu giao dịch bằng ngoại tệ, kiểm tra tỷ giá quy đổi áp dụng, hạch toán chênh lệch tỷ giá trong kỳ và sớ dư ći kỳ. 3) Trình bày và thuyết minh: Đảm bảo các khoản chi phí trả trước được thuyết minh phù hợp trên BCTC, nhất quán với số liệu trên sổ kế toán khách hàng.

</div><span class="text_page_counter">Trang 26</span><div class="page_container" data-page="26">

- Thủ tục kiểm tra: Kiểm tra việc trình bày khoản mục chi phí trả trước trên BCTC đúng chỉ tiêu, đúng giá trị và tuân thủ theo chuẩn mực kế toán VAS 21.

<b>2.3.4 Giai đoạn kết thúc kiểm toán </b>

Tại thời điểm kết thúc cuộc kiểm toán, kiểm toán viên tập hợp kết quả kiểm toán, bút toán điều chỉnh của khoản mục chi phí trả trước và thảo luận với khách hàng. Từ đó đưa ra ý kiến kiểm toán về khoản mục chi phí trả trước.

Như vậy, qua việc nghiên cứu những nội dung cơ bản của quy định của nhà nước đến nghiệp vụ, căn cứ trên những cơ sở khoa học, kiến thức đã được trang bị, tác giả thực hiện đánh giá thực trạng kiểm toán khoản mục chi phí trả trước tại công ty TNHH Kiểm toán AGS qua cuộc kiểm toán 2023 thực tế tại đơn vị khách hàng là công ty TNHH KKK Việt Nam.

<b>2.4 Thực trạng quy trình kiểm tốn khoản mục Chi phí trả trước trong kiểm tốn BCTC tại cơng ty TNHH Kiểm toán AGS </b>

<b>2.4.1 Hồ sơ kiểm toán Hồ sơ chung </b>

Với mục đích phục vụ cho cuộc kiểm toán các năm tài chính sau này và làm cơ sở khi có cơ quan thẩm quyền kiểm tra. Hồ sơ chung là hồ sơ chứa đựng các thông tin của khách hàng trong nhiều năm. Tại công ty TNHH Kiểm toán AGS, hồ sơ chung là các bản cứng được lưu theo thứ tự ngày kết thúc kỳ kế toán của khách hàng.

<b>Hồ sơ kiểm toán năm </b>

Hồ sơ kiểm tốn bao gồm thơng tin liên quan đến BCKT và BCTC khách hàng của một vài năm gần nhất, cụ thể là thông tin về quá trình kiểm toán các năm trước, giấy tờ làm việc (working papers), các phần hành và vấn đề khác. Công ty lưu trữ hồ sơ kiểm toán năm bằng bản cứng và bản mềm được lưu trên phần mềm Google Drive.

<b>Quy trình chung các khoản mục BCTC </b>

Cơng ty TNHH Kiểm tốn AGS trở thành hội viên chính thức Hội Kiểm tốn viên hành nghề Việt Nam (VACPA) vào năm 2016. Do đó, quy trình kiểm tốn BCTC

</div><span class="text_page_counter">Trang 27</span><div class="page_container" data-page="27">

được thiết kế theo chương trình kiểm tốn mẫu sớ 1089/QĐ-VACPA năm 2010 và bản cập nhật năm 2019.

Sơ đồ 2.1: Quy trình kiểm tốn mẫu VACPA

<b>2.4.2 Thực trạng lập kế hoạch kiểm toán khoản mục Chi phí trả trước Tìm hiểu khách hàng </b>

Cơng ty TNHH KKK Việt Nam là công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên được thành lập tại Việt Nam, công ty là khách hàng kiểm toán AGS từ năm 2020 và tiếp tục tái ký hợp đồng kiểm toán năm 2023. Công ty kinh doanh trong lĩnh vực dịch vụ tư vấn quản lý chung (dịch vụ tư vấn quản lý sản xuất), thực hiện quyền xuất, nhập khẩu, quyền phân phối bán buôn, bán lẻ các hàng hóa theo quy định của pháp luật với vốn điều lệ 100% từ Nhật Bản. Sản phẩm của doanh nghiệp chủ yếu xuất khẩu ra nước ngồi, khách hàng chính là các bên liên quan do đó không nhiều áp lực cạnh tranh, giá cả theo giá thị trường và được giám đớc điều chỉnh tùy thuộc vào tình hình thực tế và nhu cầu về sản phẩm của khách hàng. Năm 2023, công ty mẹ tại Nhật

</div><span class="text_page_counter">Trang 28</span><div class="page_container" data-page="28">

Bản có nhu cầu mở rộng quy mơ kinh doạnh tại thị trường Việt Nam dẫn đến doanh thu công ty trong năm chiếm phần lớn từ các hợp đồng ủy thác nghiệp vụ điều tra thị trường, quảng bá sản phẩm tại Việt Nam và tăng 11% so với năm trước.

<i>Kỳ kế toán: Báo cáo tài chính năm của cơng ty bắt đầu từ ngày 01/01 đến ngày </i>

31/12.

<i>Hệ thống kế tốn: Cơng ty áp dụng hệ thống kế toán theo thông tư số </i>

200/2014/BTC và các quy định khác theo Chuẩn mực kế toán Việt Nam.

<i>Đơn vị tiền tệ: Đồng Yên Nhật (JPD), Đô La Mỹ (USD) và Việt Nam Đồng </i>

(VND).

<b>Đánh giá hệ thống KSNB </b>

Công ty TNHH KKK Việt Nam đã được đơn vị AGS kiểm toán những năm trước, do đó, trong năm nay KTV tham khảo kết quả đánh giá của những năm trước trên hệ thống lưu trữ và thực hiện các thủ tục đánh giá hệ thống KSNB theo quy định nếu có sự thay đổi. Tuy nhiên, đới với khoản mục chi phí trả trước, AGS khơng thiết kế riêng một quy trình để tìm hiểu mà sẽ phỏng vấn cách quản lý, ghi nhận các nghiệp vụ liên quan đến chi phí trả trước. Một số thông tin liên quan như chu trình quản lý CCDC thu thập từ phỏng vấn:

Bảng 2.1: Thơng tin tìm hiểu hệ thớng KSNB đới với việc quản lý CCDC

<b>Mơ tả cơng việc Phịng ban phụ trách Chức vụ người trách chính </b>

<b>Mua hàng và quản lý hàng mua </b>

Lập kế hoạch Bộ phận có nhu cầu Người có thẩm quyền

Lựa chọn nhà cung cấp và

Ghi nhận các bút toán liên quan

Bộ phận kế toán Kế toán trưởng Thanh toán tiền mua Bộ phận kế toán Kế toán trưởng

<b>Thanh lý </b>

</div>

×