Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.14 MB, 24 trang )
<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">
<b>MỞ ĐẦU</b>
Quan hệ quốc tế ngày càng phát triển, việc cử các phái đoàn đại diện ngoại giao ra nước ngoài trở thành việc làm thường xuyên giữa các quốc gia. Ngày nay, không một quốc gia nào đứng riêng rẽ, tách biệt khơng có quan hệ với thế giới bên ngoài, với các quốc gia khác. Sự xuất hiện các mối quan hệ ngoại giao dẫn đến nhu cầu phải có pháp luật để điều chỉnh. Các chế định đầu tiên của luật ngoại giao là các chế định về sứ giả, hình thành từ thời cổ đại, được coi là manh nha của luật ngoại giao.
Ngoại giao được hiểu là hoạt động chính thức của các cơ quan quan hệ đối của nhà nước, bằng các biện pháp hịa bình, nhằm thực hiện những mục đích và nhiệm vụ đối ngoại cũng như bảo vệ quyền, lợi ích của nhà nước và cơng dân mình ở nước ngồi. Trong q trình tham gia vào quan hệ quốc tế, các quốc gia thực hiện quan hệ ngoài giao bằng cách đặt các cơ quan đại diện ngồi giao của nước mình trên lãnh thổ của quốc gia khác. Do tính chất đặc biệt này, nên cơ quan và những người làm trong cơ quan đại diện ngoại giao thường được hưởng các quyền ưu đãi và miễn trừ ngoại giao.
Quyền ưu đãi và miễn trừ ngoại giao là quyền đặc biệt mà nước tiếp nhận dành cho Cơ quan đại diện ngoại giao và viên chức, nhân viên của cơ quan này đóng tại nước mình nhằm tạo điều kiện để họ hồn thành chức năng ngoại giao. Không những thế, các quy định này rất cần thiết để tăng cường quan hệ giữa các nước, tăng cường hiểu biết lẫn nhau và cũng là để tăng cường việc tôn trọng chủ quyền của nhau.
Việc pháp luật quốc tế qui định nước nhận đại diện phải dành các quyền ưu đãi và miễn trừ ngoại giao cho cơ quan đại diện ngoại giao, viên chức và nhân viên của cơ quan này "không phải để làm lợi cho cá nhân mà để đảm bảo cho các Cơ quan đại diện ngoại giao hoàn thành có hiệu quả các chức năng của họ với tư cách là đại diện cho các nước" [2]
Tuy nhiên, tình trạng các viên chức, nhân viên ngoại giao lợi dụng các quyền ưu đãi và miễn trừ này để tiến hành các hoạt động vượt quá giới hạn cho phép hoặc nhằm chống lại nước sở tạị; những sai sót trong việc áp dụng đặc quyền ưu đãi miễn trừ ngoại giao của nước sở tại như bắt giữ Đại sứ, xâm nhập vào Cơ quan đại diện, khám xét túi thư ngoại giao… vẫn diễn ra và thường đưa đến căng thẳng trong quan hệ giữa hai nước.
1
</div><span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2">Do đó để hiểu rõ hơn về quyền ưu đãi và miễn trừ của các viên chức ngoại giao, nhóm nghiên cứu vấn đề “ Phân tích quyền ưu đãi và quyền miễn trừ đối với viên chức ngoại giao”
2
</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3"><b>Chương 1</b>
<b>NHẬN THỨC CHUNG VỀ QUYỀN ƯU ĐÃI VÀ MIỄN TRỪ NGOẠI GIAO1.1. Khái niệm</b>
<b>Quyền ưu đãi và miễn trừ ngoại giao trong Tiếng anh là “Diplomatic privilegesand immunities” là những quyền ưu đãi và miễn trừ đặc biệt mà nước tiếp nhận, phù</b>
hợp với luật quốc tế, dành cho cơ quan đại diện ngoại giao và thành viên của cơ quan này, nhằm tạo điều kiện thuận lợi để cơ quan đại diện ngoại giao và thành viên của nó thực hiện có hiệu quả chức năng ngoại giao của mình. [3]
<b>1.2. Phân loại</b>
<i><b>* Theo đối tượng áp dụng:</b></i>
- Quyền ưu đãi và miễn trừ cho cơ quan đại diện ngoại giao - Quyền ưu đãi và miễn trừ của viên chức ngoại giao
- Quyền ưu đãi và miễn trừ của nhân viên hành chính - kỹ thuật và nhân viên phục vụ
<i><b>* Theo đối tượng điều chỉnh:</b></i>
- Quyền đối với trụ sở và tài liệu - Quyền đối với việc thực thi chức năng - Các quyền ưu đãi và miễn trừ cá nhân
<b>1.3. Hiệu lực của quyền ưu đãi và miễn trừ ngoại giao</b>
Thời điểm phát sinh và kết thúc quyền ưu đãi và miễn trừ ngoại giao được quy định tại Điều 39, Điều 43 Công ước Viên năm 1961 về quan hệ ngoại giao. [9]
Theo đó, về cơ bản, người được hưởng quyền ưu đãi và miễn trừ ngoại giao có được các quyền đó ngay từ khi vào lãnh thổ nước tiếp nhận để nhận chức hoặc từ khi bộ ngoại giao (hoặc bộ phận nào đó) của nước tiếp nhận được thông báo bổ nhiệm của nước cử đến nếu người đó đã có mặt ở lãnh thổ nước tiếp nhận và kết thúc khi chức năng của một người được hưởng các quyền chấm dứt, hoặc vào lúc người đó xuất cảnh khỏi nước tiếp nhận, hoặc vào lúc kết thúc một thời hạn hợp lí dành cho người này vì mục đích xuất cảnh, ngay cả khi có xung đột vũ trang. Tuy nhiên, quyền miễn trừ vẫn tiếp tục
3
</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4">tồn tại đối với những hành vi thi hành chức năng của người này với tư cách là thành viên của cơ quan đại diện ngoại giao.
Quyền ưu đãi và miễn trừ ngoại giao cũng được các nước thứ ba tôn trọng thực hiện các quyền nhất định theo Điều 40 Công ước Viên năm 1961. Cụ thể:
- Nếu thành viên cơ quan đại diện ngoại giao và thành viên gia đình họ đi qua hoặc đang ở trên lãnh thổ một nước thứ ba mà nước này đã cấp thị thực cho người đó, trong trường hợp cần phải có thị thực, để đi nhận chức hoặc để trở lại nhiệm sở của họ, hoặc để về nước hoặc trong những điều kiện tương tự thì nước thứ ba cho người đó hưởng quyền bất khả xâm phạm và mọi quyền miễn trừ cần thiết khác của họ đi qua hoặc trở về.
- Nước thứ ba phải dành cho thư tín và các truyền thơng chính thức khác khi q cảnh, kể cả các điện tín bằng mật mã hoặc số hiệu, quyền tự do và sự bảo hộ như ở nước tiếp nhận. Nước thứ ba phải dành cho giao thông viên ngoại giao đã được cấp thị thực hộ chiếu, trong trường hợp cần phải có thị thực, và cho túi ngoại giao khi quá cảnh quyền bất khả xâm phạm và sự bảo hộ như nước tiếp nhận dành cho giao thông viên ngoại giao và túi ngoại giao đó khi ở trên lãnh thổ nước thứ ba vì lý do bất khả kháng.
Ngồi ra, Điều 41, 42 Cơng ước Viên năm 1961 có quy định về các nghĩa vụ được xem như là giới hạn của quyền ưu đãi và miễn trừ ngoại giao này. Cụ thể:
- Không làm phương hại đến các quyền ưu đãi và miễn trừ của mình, tất cả những người hưởng các quyền đó có nghĩa vụ lớn trong luật lệ của nước tiếp nhận. Họ cũng có nghĩa vụ khơng được can thiệp vào công việc nội bộ của nước tiếp nhận.
- Mọi cơng việc chính thức với nước tiếp nhận do nước cử đi giao cho cơ quan đại diện đều phải được tiến hành với Bộ Ngoại giao nước tiếp nhận hoặc thông qua Bộ Ngoại giao hay một Bộ nào khác đã được thoả thuận.
4
</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5">- Trụ sở của cơ quan đại diện không được đem sử dụng một cách không phù hợp với các chức năng của cơ quan đại diện đã được nêu trong Công ước này hoặc trong những quy phạm khác của công pháp quốc tế, hoặc trong những hiệp định riêng hiện hành giữa nước cử đi và nước tiếp nhận.
- Viên chức ngoại giao không được tiến hành ở nước tiếp nhận một hoạt động nghề nghiệp hoặc thương mại nào nhằm mục đích kiếm lợi riêng.
<b>1.4. Nguyên tắc chung</b>
<i><b>1.4.1. Ngun tắc bình đẳng, khơng phân biệt đối xử</b></i>
Quan hệ giữa các quốc gia về ngoại giao và lãnh sự là bình đẳng trên cơ sở chủ quyền. Sự bình đẳng này khơng cho phép có bất kỳ sự phân biệt đối xử nào giữa các nước có chế độ chính trị - xã hội và vị trí địa lí, kinh tế, chính trị khác nhau. Đối xử trọng thị và bình đẳng là đặc thù của loại hình quan hệ hợp tác về ngoại giao và lãnh sự.
<i><b>1.4.2. Nguyên tắc thỏa thuận</b></i>
Thỏa thuận là nguyên tắc được áp dụng triệt để nhất trong quan hệ ngoại giao và lãnh sự. Các hoạt động thiết lập quan hệ ngoại giao, quan hệ lãnh sự và cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự, bổ nhiệm người đứng đầu các cơ quan này giữa nước cử đại diện (hoặc cử lãnh sự) và nước nhận đại điện (hoặc tiếp nhận lãnh sự) đều phải thơng qua q trình trao đổi, thỏa thuận để đi đến quyết định cuối cùng. Có thể coi ngun tắc này là “chìa khóa” để mở ra quan hệ đối ngoại và thiết lập cơ quan quan hệ đối ngoại của nhà nước ở nước ngồi.
<i><b>1.4.3. Ngun tắc tơn trọng quyền ưu đãi và miễn trừ của cơ quan đại diện</b></i>
Xuất phát từ nguyên tắc tôn trọng quyền miễn trừ của quốc gia, trong quan hệ ngoại giao và lãnh sự, nước nhận đại diện và tiếp nhận lãnh sự phải tôn trọng quyền ưu đãi và miễn trừ của cơ quan đại diện ngoại giao và cơ quan lãnh sự. Các quyền ưu đãi và miễn trừ này xuất phát từ chủ quyền quốc gia, được pháp luật quốc tế ghi nhận và bảo đảm thực hiện. Quốc gia sở tại phải đối xử trọng thị với viên chức ngoại giao và viên chức lãnh sự, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của mình theo quy định của pháp luật quốc tế để cơ quan đại diện ngoại giao và cơ quan lãnh sự được hưởng đầy đủ quyền ưu đãi và miễn trừ trong khi thực hiện chức năng mà nhà nước trao cho.
5
</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6"><i><b>1.4.4. Nguyên tắc tôn trọng pháp luật và phong tục tập quán của nước tiếpnhận trong các hoạt động ngoại giao và lãnh sự</b></i>
Hoạt động của các cơ quan và thành viên của cơ quan quan hệ đối ngoại của nhà nước ở nước ngoài phải luôn phù hợp với luật quốc tế, với pháp luật nước mình và tơn trọng pháp luật cũng như phong tục tập quán của nước tiếp nhận. Tôn trọng pháp luật của nước sở tại là hành vi biểu hiện sự tôn trọng chủ quyền quốc gia trong quan hệ quốc tế đồng thời là việc làm để xây dựng và thắt chặt thêm quan hệ hữu hảo giữa các quốc gia.
<i><b>1.4.5. Nguyên tắc có đi có lại</b></i>
Có đi có lại là ngun tắc mang tính tập qn và truyền thống trong quan hệ ngoại giao và lãnh sự. Nguyên tắc bình đẳng là nền tảng để xây dựng các quan hệ ngoại giao và lãnh sự trên cơ sở có đi có lại. Biểu hiện thực tế của nguyên tắc có đi có lại trong quan hệ giữa các quốc gia là việc cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự của các quốc gia được hưởng chế độ pháp lí và đối xử như nhau, khơng cho phép một bên địi hỏi cơ quan và thành viên của cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự của mình được hưởng quyền ưu đãi và miễn trừ nhiều hơn những gì mà mình đã, đang và sẽ dành cho bên kia.
Nguyên tắc có đi có lại cũng có nghĩa là các quốc gia có thể áp dụng biện pháp trả đũa trong trường hợp nước nhận đại diện có hành vi xử sự làm ảnh hưởng đến danh dự, uy tín hoặc làm thiệt hại đến lợi ích của nước cử đại diện.
6
</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8"><b>Chương 2</b>
<b>NỘI DUNG QUYỀN ƯU ĐÃI VÀ MIỄN TRỪ DÀNH CHO VIÊN CHỨCNGOẠI GIAO</b>
<b>2.1. Khái niệm</b>
- Viên chức ngoại giao gồm những người có hàm hoặc chức vụ ngoại giao (những người có thân phận ngoại giao) thực hiện chức năng ngoại giao, bao gồm: đại sứ đặc mệnh toàn quyền; cơng sứ đặc mệnh tồn quyền; đại biện; tham tán cơng sứ; tham tán khác (tham tán chính trị, tham tán kinh tế - thương mại, tham tán văn hóa...); bí thư thứ nhất, thứ hai, thứ ba; các tùy viên: tùy viên quân sự (hải quân, không quân); và các tùy viên khác (tùy viên hành chính - quản trị, tùy viên báo chí, tùy viên văn hóa - giáo dục, tùy viên cảnh sát...). [8]
Về nguyên tắc, viên chức ngoại giao phải là công dân của nước cử đại diện. Công dân của nước nhận đại diện hoặc nước thứ ba cũng có thể nhận chức vụ này nhưng bắt buộc phải có sự đồng ý của nước nhận đại diện.
- Quyền ưu đãi và miễn trừ dành cho viên chức ngoại giao được quy định từ điều 29 đến điều 35 Công ước viên về quan hệ ngoại giao 1961; từ điều 9 đến điều 16 Pháp lệnh về quyền ưu đãi và miễn trừ dành cho cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự và đại diện của các tổ chức quốc tế tại Việt Nam 1993. [3] Theo đó, viên chức ngoại giao được hưởng những quyền ưu đãi, miễn trừ sau:
+ Quyền bất khả xâm phạm về thân thể; + Quyền miễn trừ hình sự, dân sự, hành chính;
+ Quyền bất khả xâm phạm về nhà ở, tài liệu, thư tín và phương tiện đi lại; + Quyền miễn trừ thuế, ưu đãi về hải quan;
+ Các quyền ưu đãi, miễn trừ khác.
<b>2.2. Các quyền ưu đãi và miễn trừ dành cho viên chức ngoại giao</b>
<i><b>2.2.1. Quyền bất khả xâm phạm về thân thể</b></i>
* Cơ sở pháp lý
Quyền bất khả xâm phạm về thân thể của viên chức ngoại giao được quy định tại điều 29 Công ước Viên năm 1961. [3]
* Nội dung
Theo quy định tại điều 29 Công ước viên năm 1961: “Thân thể của viên chức ngoại giao là bất khả xâm phạm, họ không thể bị bắt hoặc giam giữ dưới bất kỳ hình
8
</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">thức nào. Nước nhận đại diện phải đối xử với sự kính trọng thích đáng và có những biện pháp hợp lý tránh xúc phạm đến thân thể, tự do và phẩm cách của họ”[2]
Với ưu thế này viên chức ngoại giao hoàn toàn yên tâm được luật pháp bảo vệ về tính mạng, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm; kể cả trường hợp viên chức ngoại giao phạm tội đặc biệt nghiêm trọng thì việc giải quyết đối với họ vẫn phải thực hiện bằng con đường ngoại giao.
Như vậy, quyền bất khả xâm phạm về thân thể đối với viên chức ngoại giao là tuyệt đối, không phụ thuộc mức độ nghiêm trọng của hành vi phạm tội có liên quan. Đồng thời, nước nhận đại diện phải có nghĩa vụ triển khai tất cả các biện pháp để đảm bảo sự an toàn về sức khỏe, tính mạng, tài sản, uy tín, danh dự của viên chức ngoại giao.
<i><b>2.2.2. Quyền miễn trừ xét xử về hình sự, dân sự và xử lý hành chính củanước sở tại</b></i>
* Cơ sở pháp lý
Quyền miễn trừ xét xử về hình sự, dân sự và xử lý hành chính của nước sở tại được quy định rõ tại điều 31 Công ước viên 1961. [3]
* Nội dung
Theo quy định tại điều 31 Công ước viên 1961:
“1. Viên chức ngoại giao được hưởng quyền bất khả xâm phạm về tài phán hình sự của nước nhận đại diện. Viên chức ngoại giao cũng được hưởng quyền bất khả xâm phạm về tài phán dân sự và hành chính trừ trường hợp:
a) Vụ kiện về bất động sản tư ở trên lãnh thổ của nước nhận đại diện (trừ phi viên chức ngoại giao có bất động sản do nhân danh nước cử đại diện và để phục vụ cho cơ quan đại diện ngoại giao)
b) Vụ kiện về thừa kế trong đó viên chức ngoại giao là người chấp hành di chúc, người quản lý, người thừa kế hoặc người hưởng gia tài theo di chúc, với tư cách cá nhân chứ không phải nhân danh nước cử đại diện.
c) Vụ kiện về bất kỳ một nghề tự do hoặc hoạt động thương mại gì, của viên chức ngoại giao làm ngồi chức vụ chính thức của mình ở nước nhận đại diện.
2. Viên chức ngoại giao không bắt buộc phải ra làm chứng.
3. Khơng được có một biện pháp thi hành nào đối với viên chức hoặc nhân viên ngoại giao, trừ các trường hợp ghi ở các điểm a), b), c) thuộc khoản 1 của Điều này,
9
</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10">miễn là việc thi hành đó có thể thực hiện được mà không phải vi phạm đến quyền bất khả xâm phạm về thân thể, về nhà ở của viên chức ngoại giao.
4. Quyền miễn trừ về tài phán của một nhân viên ngoại giao tại nước nhận đại diện khơng thể miễn cho người đó khoản quyền tài phán của nước cử đại diện. ” [2]
Như vậy, viên chức ngoại giao được hưởng quyền miễn trừ xét xử về hình sự là tuyệt đối. Nghĩa là nếu viên chức ngoại giao thực hiện hành vi phạm tội tại nước nhận đại diện thì họ khơng bị bắt, bị truy tố, tạm giam, không bị đưa ra xét xử trước tòa án của nước nhận đại diện dưới bất kỳ hình thức nào cho dù phạm bất cứ tội gì.
Đối với quyền miễn trừ xét xử về dân sự, hành chính chỉ mang tính chất tương đối. Cụ thể viên chức ngoại giao nếu rơi vào những trường hợp trên thì sẽ khơng được hưởng quyền miễn trừ, nghĩa là nếu có tranh chấp xảy ra thì viên chức ngoại giao vẫn phải tham gia vụ kiện bình thường.
<i><b>2.2.3. Quyền bất khả xâm phạm về nơi ở, tài sản, tài liệu, thư tín và phươngtiện đi lại</b></i>
* Cơ sở pháp lý
- Khoản 1 Điều 30 Công ước viên 1961; Khoản 3 Điều 31 Công ước viên 1961 [3] * Nội dung
- Nơi ở của viên chức ngoại giao (bao gồm: nhà riêng, căn hộ trong khu chung cư, phòng khách sạn…) được quyền bất khả xâm phạm và được bảo vệ như trụ sở của cơ quan đại diện ngoại giao, tức là được hưởng quyền bất khả xâm phạm
Theo khoản 1 điều 30 Công ước viên 1961 quy định: “Nhà riêng của viên chức ngoại giao cũng được hưởng quyền bất khả xâm phạm và được bảo vệ như trụ sở của cơ quan đại diện” [2]. Trên cơ sở đó, mọi trường hợp xâm phạm đến nhà ở của viên chức ngoại giao khi có sự đồng ý của họ đều bị coi là vi phạm pháp luật quốc tế.
Các nhà chức trách cũng như mọi người đều không tự tiện xâm nhập vào nhà ở của viên chức ngoại giao, kể cả các trường hợp cấp bách có hỏa hoạn hay bất cứ một thiên tai nào khác.
Nước nhận đại diện có nghĩa vụ thi hành mọi biện pháp thích đáng bảo vệ sự an toàn cho nhà ở của viên chức ngoại giao không bị đột nhập, tịch thu, khám xét…
- Đối với tài sản:
10
</div><span class="text_page_counter">Trang 11</span><div class="page_container" data-page="11">Trừ những loại như bất động sản tư nhân, tài sản thừa kế, tài sản phục vụ cho hoạt động thương mại ngồi phạm vi chức năng chính thức của viên chức ngoại giao thì tài sản khác của viên chức ngoại giao được hưởng quyền bất khả xâm phạm như tài sản trong cơ quan đại diện.
Theo quy định tại khoản 3 điều 31 Công ước viên 1961, những tài liệu, thư tín và phương tiện đi lại của viên chức ngoại giao cũng được hưởng quyền bất khả xâm phạm như đối với tài sản, thư tín và phương tiện đi lại của cơ quan đại diện ngoại giao; chúng không thể bị khám xét, tịch thu, kê biên trong mọi trường hợp.
<b>2.2.4. Quyền miễn thuế, ưu đãi hải quan</b>
* Cơ sở pháp lý
- Điều 34 Công ước viên 1961 và điều 14 Pháp lệnh 1993; Điều 36 Công ước viên năm 1991 và điều 16 Pháp lệnh 1993 [3], [4]
* Nội dung
Điều 34 Công ước viên 1961 và điều 14 Pháp lệnh 1993 quy định, Viên chức ngoại giao được miễn mọi thứ thuế và lệ phí của Nhà nước, khu vực hay thành phố đánh vào người hoặc hiện vật, trừ:
- Thuế gian thu là thuế thông thường vẫn được tính gơpk vào giá hàng hóa hoặc cơng dịch vụ (thuế đánh qua các hình thức trung gian như thuế VAT, thuế tiêu thụ đặc biệt …);
- Thuế và lệ phí đối với bất động sản tư nhân nhằm trên lãnh thổ Nước tiếp nhận, nếu viên chức ngoại giao khơng sở hữu bất động sản đó trên danh nghĩa Nước cử đi để phục vụ cho cơ quan đại diện
- Thuế và lệ phí thừa kế do Nước tiếp nhận thu, trừ những quy định nêu ở đoạn 4 điều 39
- Thuế và lệ phí đánh vào các khoản thu nhập tư nhân có nguồn gốc ở Nước tiếp nhận và thuế đánh vào vốn đầu tư các cơ sở thương mại đóng tại Nước tiếp nhân
- Thuế và lệ phí thu về việc trả cơng các dịch vụ cụ thể;
- Các lệ phí trước bạ, chứng thư, toàn án, cầm cố và cước tem về bất động sản, trừ các quy định nêu ở Điều 23
11
</div><span class="text_page_counter">Trang 12</span><div class="page_container" data-page="12">Như vậy, Viên chức ngoại giao được hưởng quyền miễn thuế liên quan đến các hoạt động chính thức, cịn đối với các hàng hóa, dịch vụ khơng liên quan đến chức năng ngoại giao thì không được miễn.
Theo quy định tại điều 36 Công ước viên, điều 16 Pháp lệnh năm 1993, nước tiếp nhận cho phép nhập khẩu và miễn thuế quan, các loại thuế và các khoản thu khác có liên quan, trừ các khoản thu về lưu kho, vận chuyển và các dịch vụ tương tự, đối với các đồ vật dùng riêng cho viên chức ngoại giao, kể cả những đồ vật dụng vào việc bố trí nơi ở.
Hành lý cá nhân của viên chức ngoại giao được miễn khám xét, trừ trường hợp có những lý do xác định để cho rằng hành lý đó chứa đựng những đồ vật không thuộc loại được hưởng sự ưu đãi nêu ở Đoạn 1 Điều này hay thuộc loại mà luật pháp Nước tiếp nhận cấm nhập khẩu hay xuất khẩu hay phải tuân theo chế độ kiểm dịch của Nước tiếp nhân. Trong trường hợp đó, việc khám xét chỉ được tiến hành trước mặt viên chức ngoại giao hoặc người được ủy quyền đại diện cho họ.
<b>2.2.5. Các quyền ưu đãi và miễn trừ khác</b>
* Quyền tự do đi lại
- Cơ sở pháp lý: Điều 26 Công ước viên 1961 [3] - Nội dung:
Điều 26 Công ước viên 1961 quy định: “Trừ trường hợp có các luật lệ của nước nhận đại diện về các khu vực mà việc đi vào bị ngăn cấm hoặc ó sự quy định vì lý do an ninh quốc gia, nước nhận đại diện đảm bảo cho tất cả các thành viên của cơ quan đại diện ngoại giao được quyền di chuyển và đi lại trên lãnh thổ của mình”. [2]
Như vậy, tất cả các thành viên của cơ quan đại diện ngoại giao được quyền tự do đi lại trên lãnh thổ nước tiếp nhận, trừ những khu vực quy định cấm vì lý do an ninh quốc gia hoặc khu vực hạn chế chung.
* Quyền miễn trách nhiệm pháp lý với việc làm chứng - Cơ sở pháp lý: khoản 2 điều 31 Công ước viên 1961 - Nội dung:
Khoản 2 điều 31 Công ước viên 1961 quy định: “Viên chức ngoại giao không bắt buộc phải ra làm chứng”. [2]
Viên chức ngoại giao và thành viên gia đình họ được miễn trách nhiệm làm chứng khi xảy ra một vấn đề gì kể cả khi họ biết. Tuy nhiên, trong một số trường hợp,
12
</div>