Tải bản đầy đủ (.pdf) (13 trang)

Định tính listeria monocytogenes gây viêm màng não trong sữa bằng phương pháp pcr

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (353.08 KB, 13 trang )

<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">

<b>BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO </b>

<b>TRƯỜNG ĐẠI HỌC NƠNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH KHOA KHOA HỌC SINH HỌC </b>

<b>TIỂU LUẬN MÔN HỌC </b>

<i><b>ĐỊNH TÍNH VI KHUẨN Listeria monocytogenes TRONG SẢN </b></i>

<b>PHẨM TỪ SỮA THÔNG QUA KỸ THUẬT PCR </b>

<b>Tháng 10/2023 </b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2">

<b>BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO </b>

<b>TRƯỜNG ĐẠI HỌC NƠNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH KHOA KHOA HỌC SINH HỌC </b>

<b>TIỂU LUẬN MƠN HỌC </b>

<i><b>ĐỊNH TÍNH VI KHUẨN Listeria monocytogenes TRONG SẢN </b></i>

<b>PHẨM TỪ SỮA THÔNG QUA KỸ THUẬT PCR </b>

TS. HUỲNH VĂN BIẾT TRƯƠNG LỆ XUYẾN KIM NGUYỄN NGỌC ANH THI NGUYỄN NGỌC NHƯ Ý

<b>Tháng 10/2023</b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3">

<b><small>Chương 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU... 3 </small></b>

<b><small>2.1.</small></b><i><b><small> Khái quát về vi khuẩn Listeria monocytogenes ... 3 </small></b></i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4">

<b>DANH MỤC HÌNH ẢNH </b>

<i><b><small>Hình 2.1 Listeria monocytogenes, vi khuẩn gram dương. ... 3 Hình 2.2 L. monocytogenes nhuộm dưới kính hiển vi. ... 4 </small></b></i>

<b><small>Hình 2.3 Các giai đoạn trong kỹ thuật PCR ... 6</small></b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5">

<b>Chương 1 MỞ ĐẦU </b>

<b>1.1. Đặt vấn đề</b>

Tổ chức nông nghiệp và lương thực (FAO) nhấn mạnh sữa là một trong các cách để giúp mọi người thuộc các thành phần dân số đáp ứng đủ nhu cầu cơ thể về Canxi, Magie, Selen, Vitamin B2, B5, B12 (hay axit pantothenic). Sữa cũng là một trong những môi trường dinh dưỡng của nhiều vi sinh vật cả có lợi và gây hại. Mặc dù sữa đã được thanh trùng nhưng vi khuẩn vẫn có thể tồn tại. Việc sữa khơng được bảo quản đúng cách hoặc bị nhiễm sau khi đã thanh trùng sữa do nhà chế biến sữa không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm sẽ dễ gây ra các vấn đề sức khoẻ. Vấn đề sức khoẻ do thực phẩm được Tổ chức Y tế Thế giới định nghĩa là các bệnh thường xảy ra bởi nhiễm trùng hoặc nhiễm độc gan do các tác nhân xâm nhập vào cơ thể thông qua hoạt động an uống. Tác nhân gây bệnh bao gồm vi khuẩn, ký sinh trùng, vi rút, chất độc, kim loại và prion. (Thomas

<i>và ctv, 2013). Trong đó tác nhân vi khuẩn khá phổ biến và vi khuẩn Listeria </i>

<i>monocytogenes là một tác nhân gây bệnh nghiêm trọng ở người và động vật thông qua </i>

việc tiêu thụ sữa hay các sản phẩm từ sữa không chất lượng. Tỷ lệ mắc bệnh sẽ cao hơn ở nhóm người dễ mắc bệnh như phụ nữ mang thai, trẻ sơ sinh, người lớn trên 65 tuổi và người có hệ thống miễn dịch suy yếu. So với các bệnh do tác nhân khác hiện nay thì bệnh Listeriosis tỷ lệ bùng phát rất thấp. Mặc dù bệnh Listeriosis không phổ biến ở người nhưng đây là căn bệnh cần quan tâm do mức độ nghiêm trọng và tỷ lệ tử vong

<i>cao. Một số báo cáo cho thấy khoảng 20% trường hợp bị nhiễm vi khuẩn Listeria </i>

<i>monocytogenes, từ đó có thể tiến triển thành viêm não - màng não, áp xe não,… với các </i>

di chứng như động kinh, di chứng về vận động, cảm giác, tổn thương dây thần kinh sọ. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, thì tỷ lượng tử vong cao. Bệnh có thể từ nhiễm trùng nhẹ, tại chỗ đến bệnh cảnh xâm lấn như viêm màng não, nhiễm khuẩn huyết với tổn thương đa cơ quan, trường hợp nặng có thể gây suy đa tạng, tử vong. Để phát

<i>hiện kịp thời và hạn chế tác hại của Listeria monocytogenes, việc định tính vi khuẩn trên </i>

trong sản phẩm từ sữa cần được đặt lên hàng đầu.

</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">

<b>1.2. Mục tiêu đề tài </b>

<i>Định tính vi khuẩn Listeria monocytogenes trong sản phẩm từ sữa thông qua kỹ thuật </i>

PCR. Từ đó xác định chất lượng của sản phẩm, nhanh chóng có biện pháp xử lý đối với

<i>các sản phẩm từ sữa bị nhiễm vi khuẩn Listeria monocytogenes. </i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">

<b>Chương 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU </b>

<i><b>2.1. Khái quát về vi khuẩn Listeria monocytogenes </b></i>

<b>2.1.1. Đặc điểm </b>

<i>Vi khuẩn Listeria monocytogenes là vi khuẩn gram dương, hình que, khơng có vỏ bọc, </i>

khơng hình thành bào tử, tan máu beta, hiếu khí tuỳ tiện, có khả năng di động và

<i>kháng acid. Vi khuẩn Listeria monocytogens có nội độc tố gây hoại tử, không tiết </i>

ngoại độc tố. Trong tự nhiên, tồn tại khắp nơi trong môi trường như đất, nước, phân, động vật, thực phẩm như rau hỏng, sữa, phơ mai, thực phẩm đóng hộp khơng đảm bảo vệ sinh. Nó cịn hiện diện cả trong ruột con người, động vật có vú, chim và động vật giáp xác.

Vi khuẩn dễ phát triển ở nhiệt độ từ 1 – 45<small>o</small>C. Nhiệt độ tối ưu từ 30-37<small>o</small>C, chết ở nhiệt độ cao 60<small>o</small>C. Nó có khả năng chống chịu tương đối ở điều kiện khắc nghiệt pH khoảng từ 4,5 – 9, khả năng chịu muối 10% NaCl và tăng trưởng tối ưu ở pH trung tính

</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">

<i><b>Hình 2.2 L. monocytogenes nhuộm dưới kính hiển vi. </b></i>

<b>2.1.2. Bệnh Listeriosis </b>

<i>Listeria monocytogenes là vi sinh vật gây bệnh Listeriosis, căn bệnh có thể trở nên </i>

nghiêm trọng và gây tử vong cho con người và động vật. Ngược lại với hầu hết các mầm

<i>bệnh truyền qua thực phẩm, L. monocytogenes sẽ phát triển trong thực phẩm có độ ẩm thấp và khả năng chịu mặn cao. Điều đáng chú ý là L. monocytogenes phát triển tốt ở nhiệt độ lạnh. Khả năng tồn tại và nhân lên trong môi trường thực phẩm này khiến L. </i>

<i>monocytogenes đặc biệt khó kiểm sốt. Theo một cuộc khảo sát khác kéo dài hai năm </i>

được thực hiện, tỷ lệ ô nhiễm cao nhất trong ngành công nghiệp thực phẩm Trung Quốc

<i>là L. monocytogenes, với tỷ lệ ô nhiễm khoảng 20% (Shamloo và ctv, 2019). Ngoài ra, </i>

theo CDC ước tính Listeriosis là nguyên nhân đứng thứ 3 gây tử vong do bệnh từ thực phẩm ở Hoa Kỳ, có khoảng 1600 người mắc bệnh hằng năm và khoảng 260 người tử vong. Tỷ lệ mắc bệnh cao nhất ở trẻ sơ sinh, người ở độ tuổi 65 tuổi, và ở những bệnh nhân suy giảm miễn dịch. Phụ nữ mang thai có nguy cơ nhiễm bệnh cao gấp 24 lần so với những người khác (Ryser, E.T và ctv, 2007). Nó ảnh hưởng trực tiếp đến trẻ sơ sinh. Nếu trẻ sơ sinh bị nhiễm bệnh này có thể phát triển các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng.

<i>Bệnh có thể được chuẩn đốn bằng ni cấy vi khuẩn Listeria monocytogenes từ mô cơ </i>

thể hoặc chất lỏng như máu, dịch tuỷ sống hoặc nhau thai. Xét nghiệm máu thường hiệu quả nhất để xác định xem người đó có nhiễm khuẩn này hay không. Trong một số trường hợp, mẫu nước tiểu hoặc dịch tủy sống cũng sẽ được xét nghiệm. Hiện nay, kỹ thuật

</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">

Real-time PCR cũng có thể được áp dụng tuy nhiên đây là kỹ thuật mới, yêu cầu thiết

<i>bị hiện đại, cơng nghệ cao, khó áp dụng rộng rãi trong chẩn đoán nhiễm trùng do Listeria </i>

<i>monocytogenes. Việc điều trị đối với bệnh Listeriosis thường dùng các loại kháng sinh </i>

khác nhau để kiểm soát mầm bệnh. Một số loại thuốc được sử dụng rộng rãi để điều trị bệnh Listeriosis, chẳng hạn như penicillin, ampicillin, gentamycin, meropenem. Điều trị kháng sinh được khuyến cáo càng sớm càng tốt nhằm hạn ché nguy cơ biến chứng. Hiện nay chưa có vaccine phịng bệnh đặc hiệu. Các biện pháp phịng bệnh khơng đặc hiệu như thực hiện an toàn thực phẩm, nâng cao kiến thức và hiểu biết, tiếp cận chuẩn đoán và điều trị kịp thời. Việc phân tích các sản phẩm thực phẩm để tìm hiện diện của vi sinh vật gây bệnh là một trong những bước cơ bản để quản lý an tồn thực phẩm, kiểm sốt và giảm thiểu ca bệnh.

<i>Các con đường phơi nhiễm với vi khuẩn Listeria monocytogenes. </i>

Qua đường tiêu hoá: Vi khuẩn xâm nhập thông qua thực phẩm, nước và nhiễm khuẩn. Thực phẩm như thịt nguội và các sản phẩm ăn liền từ thịt (xúc xích, thịt đóng hộp. thịt lên men,…), các sản phẩm từ sữa (phô mai) và các sản phẩm cá xơng khói dễ phơi nhiễm

<i>với Listeria monocytogenes. </i>

Qua nhau thai: Truyền từ mẹ sang con trong quá trình sinh đẻ.

<b>2.2. Kỹ thuật PCR </b>

Nguyên lý hoạt động của PCR: việc tổng hợp DNA dựa trên mạch khn - một trình tự đích DNA ban đầu, khuếch đại, nhân số lượng bản sao của khuôn này thành hàng triệu bản sao thông qua hoạt động của enzyme polymerase và một cặp mồi đặc hiệu cho đoạn DNA này.

</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10">

<b>Hình 2.3 Các giai đoạn trong kỹ thuật PCR. 2.2.1. Thành phần PCR </b>

Dung dịch ADN mẫu (DNA template) chứa đoạn ADN cụ thể đã được tinh sạch để nhân bản.

Primers: là các đoạn ADN mồi, thường có độ dài vài chục Kbp, có nhiệm vụ định vị điểm bắt đầu và điểm kết thục của đoạn ADN mẫu.

DNA polymerase: là enzyme có nhiệm vụ tổng hợp các đoạn ADN mới là bản sao của trình tự ADN ban đầu. Enzyme này có khả năng chịu nhiệt cao và thường sử dụng trong PCR là Taq polymerase.

Nucleotides (deoxynucleoside triphosphates; dNTPs): bao gồm 4 loại (A, T, G, C) là các thành phần cơ bản, được xem như những “viên gạch” cấu tạo nên cấu trúc của DNA, DNA polymerase sử dụng các dNTPs để tổng hợp nên các trình tự ADN bản sao. Dung dịch đệm (buffer solution): cung cấp môi trường hoạt động cho enzyme DNA polymerase.

Ống PCR (PCR tube): là dụng cụ plastic chuyên dụng dùng để phối trộn dung dịch phản ứng PCR trước khi cho vào thiết bị thực hiện PCR (Thermal cycler).

</div><span class="text_page_counter">Trang 11</span><div class="page_container" data-page="11">

<b>2.2.2. Chu trình nhiệt </b>

1 - Giai đoạn biến tính: Nhiệt độ sẽ được đưa lên 95<sup>o</sup>C, các liên kết hydro sẽ bị phá vỡ khiến DNA bị biến tính trở thành dạng mạch đơn.

2 - Giai đoạn bắt cặp: Nhiệt độ được hạ xuống 50 - 63<small>o</small>C, các đoạn mồi sẽ bắt cặp bổ sung vào 2 đầu trình tự mục tiêu.

3 - Giai đoạn kéo dài: Nhiệt độ được đưa lên 72<small>o</small>C, Taq polymerase sẽ sử dụng dNTP để kéo dài đầu 3' của mồi và tạo ra mạch bổ sung.

<b>2.2.3. Ứng dụng PCR </b>

PCR được dùng để khuếch đại một đoạn DNA ngắn, đã xác định được một phần. Đó có thể là một gen đơn, hay một phần của gen.

PCR được sử dụng trong các nghiên cứu sinh học và y học phục vụ nhiều mục đích khác nhau, như kiểm định an toàn thực phẩm, xác định sinh vật GMO, định danh thịt, kiểm nghiệm nguồn nguyên liệu đầu, phát hiện vi sinh tạp nhiễm gây bệnh, phát hiện các bệnh di truyền, nhận dạng, tách dòng gene, và xác định huyết thống.

Ngồi ra, phương pháp PCR cịn được áp dụng trong việc sản xuất các bộ kit chẩn đoán mầm bệnh trong đa dạng lĩnh vực khác bao gồm: Xác định bệnh trên người, thú y, thủy sản, vi sinh thực phẩm, định danh,..

Phân tích pháp y: Xác định dấu vân tay di truyền, xét nghiệm DNA, quan hệ huyết thống, điều tra tội phạm..

PCR có thể cho cả kết quả định tính và định lượng, nhưng thông thường PCR được sử dụng để cho kết quả định tính: phát hiện hoặc khơng phát hiện, chỉ một số có thể cho kết quả định lượng. Phương pháp kiểm tra nhạy và nhanh. Tuy nhiên kết quả tuỳ thuộc trình độ của kỹ thuật viên và máy móc, thiết bị. Chi phí thực hiện khá cao.

Một phản ứng PCR hoàn chỉnh có thể được thực hiện trong vài giờ, hoặc thậm chí ít hơn một giờ với một số máy tốc độ cao nhất định.

Sau khi phản ứng khuếch đại được hoàn thành trong máy luân nhiệt, phương pháp điện di trên gel agarose có thể được sử dụng để kiểm tra số lượng và kích thước của các đoạn DNA được tạo ra.

</div><span class="text_page_counter">Trang 12</span><div class="page_container" data-page="12">

<b>Chương 3 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ </b>

<b>3.1. Kết luận </b>

Listeria là một trong những tác nhân truyền nhiễm thực phẩm quan trọng có ảnh hưởng quan trọng đến sức khỏe cộng đồng và kinh tế. Dân số ngày càng tăng để đáo ứng nhu cầu lượng thực, thực phẩm, nhà máy sản xuất thực phẩm mở ra càng nhiều với quy mơ lớn. Vì thế, an toàn thực phẩm là điều hết sức cần thiết trong toàn bộ chuỗi sản xuất thực phẩm để đảm bảo sức khoẻ cộng đồng và phòng ngừa bệnh Listeria. Trong số các bệnh lây truyền qua thực phẩm, bệnh ít được chú ý nhất là bệnh Listeriosis mặc dù căn bệnh

<i>nguy hiểm với tỷ lệ tử vong cao. Tác nhân gây bệnh Listeria monocytogenes có thể tồn </i>

tại ở môi trường khắc nghiệt và nguy hiểm đối với sức khỏe con người. Để kiểm soát sự lây nhiễm, cần quan tâm các điều kiện vệ sinh an tồn thực phẩm nhằm mục đích ngăn

<i>chặn sự xâm nhiễm và nhân lên của Listeria monocytogenes trong sữa và các loại thực </i>

phẩm khác.

<b>3.2. Đề nghị </b>

Sản phẩm hậu PCR có thể tạo dịng thuần của chủng vi khuẩn gây bệnh làm tiền đề cho

<i>các nghiên cứu có ứng dụng liên quan đến độc tính chủng vi khuẩn Listeria </i>

<i>monocytogenes trong các điều kiện môi trường khác. </i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 13</span><div class="page_container" data-page="13">

<b>TÀI LIỆU THAM KHẢO </b>

1. Shamloo E., Hosseini H., Abdi Moghadam Z., Halberg Larsen M., Haslberger A., and M. Alebouyeh. 2019. Importance of Listeria monocytogenes in food safety: a

<i>review of its prevalence, detection, and antibiotic resistance. Iran J Vet Res, 20(4), </i>

241-254.

2. Thomas M. K., Murray R., Flockhart L., Pintar K., Pollari F., Fazil A., Nesbitt A., and B. Marshall. 2013. Estimates of the burden of foodborne illness in Canada for

<i>30 specified pathogens and unspecified agents, circa 2006. Foodborne Pathog Dis, </i>

10(7), 639-648.

3. Ryser E.T., Ryser E.T., and E.H. Marth. 2007. Listeria, Listeriosis, and Food Safety

<i>(3rd ed.). CRC Press. </i>

</div>

×