Tải bản đầy đủ (.docx) (10 trang)

Bài tập học kỳ Luật hình sự 1: C có bị coi là đồng phạm với A tội hủy hoại tài sản không? A mới 17 tuổi khi thực hiện hành vi phạm tội nêu trên thì hình phạt nặng nhất A phải chịu là bao nhiêu năm tù?

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (120.97 KB, 10 trang )

<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">

<b>Bài tập số 1:</b>

Để được tự do quan hệ với tình nhân là A, C đã bàn với A việc giết ông B (chồng của C). Một buổi tối, thấy ông B chuẩn bị tư trang, tự lái ôtô đến tỉnh G để giao dịch, buôn bán. C báo cho A chuẩn bị kế hoạch sau đó nấu mì tơm và lén bỏ thuốc ngủ vào cho ông B ăn. Khi lái xe đi cách nhà khoảng 20km, ông B quá buồn ngủ (do thuốc ngủ C bỏ vào mì tơm) phải dừng xe bên đường để ngủ. A tiếp cận, dùng búa đập vỡ kính chắn gió và đập búa vào đầu làm ơng B tử vong. A chuyển xác ông B xuống ghế sau, lái xe đến đoạn đường hiểm trở (bên núi cao, bên vực sâu), chuyển lại xác ông B vào ghế lái rồi đẩy xe xuống vực, tạo hiện trường giả là vụ tai nạn giao thông (chiếc xe của B trị giá 600 triệu đồng bị thiệt hại hoàn toàn). A bị Tồ án xử phạt tử hình về tội giết người (khoản 1 Điều 123), 10 năm tù về tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản (khoản 4 Điều 178), hình phạt chung là tử hình; C bị phạt tù chung thân.

<b>Câu hỏi:</b>

1. Tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản mà A đã thực hiện trong tình huống nêu trên thuộc loại tội nào theo phân loại tội phạm tại Điều 9 BLHS? (1,5 điểm)

2. C có bị coi là đồng phạm với A tội hủy hoại tài sản không? Tại sao? (2 điểm) 3. Nếu Avừa chấp hành xong bản án 4 năm tù về tội đánh bạc (chưa được xố án

tích) lại phạm tội như tình huống nêu trên thì trường hợp phạm tội của A là tái phạm hay tái phạm nguy hiểm? (2 điểm)

4. Trường hợp A mới 17 tuổi khi thực hiện hành vi phạm tội nêu trên thì hình phạt nặng nhất A phải chịu là bao nhiêu năm tù? (1,5 điểm).

</div><span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2">

<b>Câu 1: Tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản mà A đã thực hiệntrong tình huống nêu trên thuộc loại tội nào theo phân loại tội phạm tạiĐiều 9 BLHS? (1,5 điểm)</b>

Căn cứ theo Điểm a Khoản 4 Điều 178 BLHS 2015 (sửa đổi, bổ sung

<i>2017): “4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ10 năm đến 20 năm:</i>

<i>a) Gây thiệt hại cho tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên;”</i>

Trong tình huống trên, A đã đẩy chiếc xe trị giá 600 triệu của B xuống vực, chiếc xe bị hư hỏng hoàn toàn. A bị Tòa án xử 10 năm tù về tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản (Khoản 4 Điều 178 BLHS 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017)). Để xác định loại tội phạm theo phân loại tội phạm tại Điều 9 BLHS 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) mà A phạm phải thì cần xác định mức cao nhất của khung hình phạt tại Khoản 4 Điều 178 BLHS 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017). Mức cao nhất của khung hình phạt theo quy định tại điều này là 20 năm tù. Đối chiếu sang quy định tại Điểm d Khoản 1 Điều 9 BLHS 2017

<i>sửa đổi, bổ sung BLHS 2015 thì “d) Tội phạm đặc biệt nghiêm trọng là tộiphạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội đặc biệt lớn mà mức caonhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là từ trên 15năm tù đến 20 năm tù, tù chung thân hoặc tử hình.”</i>

<i> Như vậy, căn cứ vào mức cao nhất của khung hình phạt tại Khoản 4 Điều</i>

178 BLHS 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) là 20 năm tù cùng với quy định tại Điểm d Khoản 1 Điều 9 BLHS 2017 sửa đổi, bổ sung BLHS 2015 thì có thể

<b>kết luận rằng tội mà A thực hiện trong tình huống trên thuộc loại tội phạmđặc biệt nghiêm trọng.</b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3">

<b>Câu 2: C có bị coi là đồng phạm với A tội hủy hoại tài sản không? Tạisao? (2 điểm)</b>

<b> Căn cứ theo Khoản 1 Điều 17 BLHS 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) thì:</b>

<i>“Đồng phạm là trường hợp có hai người trở lên cố ý cùng thực hiện một tộiphạm”. Theo nội dung này, đồng phạm đòi hỏi cả những dấu hiệu về mặt</i>

khách quan và những dấu hiệu về mặt chủ quan của tội phạm. Tình huống trên có thể xảy ra hai trường hợp như sau:

<b>TRƯỜNG HỢP 1: A và C cùng bàn kế hoạch giết người, trong kế hoạch đó</b>

có bàn về việc đẩy chiếc xe ô tô của B xuống vực để tạo hiện trường giả. Trong trường hợp này, A và C là đồng phạm tội hủy hoại tài sản hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản (Điều 178 BLHS 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017)).

<b>*Những dấu hiệu về mặt khách quan</b>

- Dấu hiệu về số lượng: Hai người là A và C có đủ điều kiện của chủ thể của tội phạm, đó là năng lực TNHS và người đủ tuổi chịu TNHS.

- Dấu hiệu cùng thực hiện một tội phạm: Trong kế hoạch giết người đã bao gồm kế hoạch hủy hoại tài sản là chiếc xê ô tô trị giá 600 triệu đồng nhằm tạo hiện trường giả là vụ tai nạn giao thông. Theo đó, A người thực hành vì A đã có hành vi lái xe ô tô đến đoạn đường hiểm trở, đẩy chiếc xe xuống vực khiến chiếc xe bị thiệt hại hồn tồn.

Cịn C là đồng phạm với vai trò giúp sức: C đã cùng A bàn bạc kế hoạch phá hủy chiếc xe ô tô để phục vụ cho việc che dấu hành vi phạm tội của mình. Do đó, C là người tạo điều kiện tinh thần cho việc thực hiện tội phạm. Và theo quan điểm của em, C cũng tạo điều kiện vật chất cho A thực hiện tội phạm vì A đã bỏ thuốc ngủ khiến A buồn ngủ, tạo điều kiện cho A giết B, và do đó C gián tiếp giúp A có thể thực hiện việc hủy hoại xe ô tô

Bằng những hành vi như trên, ta thấy những hành vi của A và C được thực hiện trong mối hliene hệ thống nhất với nhau. Hậu quả chiếc xe 600 triệu đồng bị thiệt hại là kết quả chung do A và C cùng tham gia thực hiện tội

</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4">

hoạch, nếu C không bỏ thuốc ngủ cho B uống khiến B buồn ngủ thì A khơng có cơ hội giết B và do đó cũng khơng có hành vi hủy hoại tài sản. Và nếu có hai hành vi trên nhưng khơng có hành vi đẩy xe xuống vực của A thì cũng khơng thể có hậu quả là chiếc xe bị thiệt hại hồn tồn. Do đó, hành vi của A là ngun nhân trực tiếp làm phát sinh hậu quả, còn hành vi của C “góp phần” vào việc thực hiện tội phạm.

<b>* Những dấu hiệu về mặt chủ quan:</b>

- Dấu hiệu lỗi: Cả A và C đều thực hiện tội phạm với lỗi cố ý, và xác định là lỗi cố ý trực tiếp vì:

+ Về lí trí, cả A và C cùng bàn bạc kế hoạch, bao gồm việc đẩy xe xuống vực nhằm tạo hiện trường giả. Do đó, cả hai đều biết hành vi của mình có tính gây thiệt hại và đều biết người kia cũng có hành vi như vậy. Đồng thời, cả A và C đều thấy trước hậu quả thiệt hại là chiếc ô tơ bị hủy hoại hồn tồn.

+ Vể mặt ý chí: cả A và C đều mong muốn và có ý thức để cho hậu quả xảy ra, tức là muôn chiếc xe ô tô bị rơi xuống vực và bị thiệt hại hoàn toàn nhằm che dấu tội phạm giết người trước đó.

- Dấu hiệu mục đích phạm tội, mặc dù đây không phải là dấu hiệu bắt buộc đối với tội hủy hoại tài sản nhưng A và C đều có chung mục đích khi hủy hoại chiếc xe ô tô: là tạo hiện trường giả nhằm che dấu hành vi phạm tội giết người.

Từ những phân tích trên cho thấy, trong trường hợp này, A và C là đồng phạm tội hủy hoại tài sản hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản (Điều 178 BLHS 2015 sửa đổi, bổ sung 2017).

<b>TRƯỜNG HỢP 2: A và C chỉ bàn kế hoạch giết người, còn việc đẩy chiếc</b>

xe xuống vực nhằm tạo hiện trường giả chỉ do A làm và C khơng biết. Do đó A, C khơng phải là đồng phạm tội hủy hoại tài sản.

<b>*Những dấu hiệu về mặt khách quan: Việc đẩy chiếc xe xuống vực chỉ là</b>

chủ ý phát sinh của A sau khi giết người và nó khơng nằm trong kế hoạch mà

</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5">

A và C đã bàn, C không hề biết về việc này. Do đó, chỉ có A là người thực hiện tội phạm.

<b>* Những dấu hiệu về mặt chủ quan - khơng có dấu hiệu lỗi ở C vì:</b>

+ Về lí chí; C khơng biết trước việc A sẽ đẩy xe xuống vực để tạo hiện trường giả vì nó khơng có trong kế hoạch mà A và C đã bàn. Do đó, C cũng khơng thể thấy trước hậu quả thiệt hại của tội phạm mà A thực hiện.

+ Về ý chí: Do khơng biết hành vi phạm tội của A và cũng không thấy trước hậu quả của hành vi mà A thực hiện nên đương nhiên C cũng không thể hiện được mong muốn của mình đối với hậu quả xảy ra.

Từ những phân tích trên cho thấy, trong trường hợp này A và C không phải là đồng phạm tội hủy hoại tài sản hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản (Điều 178 BLHS 2015 sửa đổi, bổ sung 2017). Căn cứ theo Khoản 4 Điều 178 BLHS 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) thì C không phải chịu trách nhiệm về hành vi vượt quá của người thực hành là A.

<b>Câu 3: Nếu A vừa chấp hành xong bản án 4 năm tù về tội đánh bạc (chưađược xố án tích) lại phạm tội như tình huống nêu trên thì trường hợpphạm tội của A là tái phạm hay tái phạm nguy hiểm? (2 điểm)</b>

<b> A vừa chấp hành xong bản án 4 năm tù về tội đánh bạc thuộc Khoản 2</b>

Điều 321 BLHS 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017):

<i> “2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03năm đến 07 năm:</i>

<i>a) Có tính chất chun nghiệp;</i>

<i>b) Tiền hoặc hiện vật dùng đánh bạc trị giá 50.000.000 đồng trở lên;</i>

<i>c) Sử dụng mạng internet, mạng máy tính, mạng viễn thơng, phương tiện điệntử để phạm tội;</i>

<i>d) Tái phạm nguy hiểm.”</i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">

<b>*Trường hợp 1: Hành vi phạm tội của A là tái phạm</b>

Căn cứ theo Khoản 1 Điều 53 BLHS 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) thì:

<i>“1. Tái phạm là trường hợp đã bị kết án, chưa được xóa án tích mà lại thựchiện hành vi phạm tội do cố ý hoặc thực hiện hành vi phạm tội về tội phạmrất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng do vô ý.” </i>

<i> Như vậy, nếu A phạm tội đánh bạc đã bị kết án 4 năm tù theo Điểm a</i>

hoặc b hoặc c của Khoản 2 Điều 321 BLHS 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017), chưa được xóa án tích mà lại thực hiện hành vi phạm tội cố ý giết người (cố ý giết B) và cố ý hủy hoại tài sản (đẩy chiếc xe ô tô trị giá 600 triệu của B xuống vực, xe bị hư hỏng hồn tồn) thì hành vi phạm tội này của A là tái phạm. A tái phạm theo trường hợp cố ý thực hiện hành vi phạm tội.

<b>*Trường hợp 2: Hành vi phạm tội của A là tái phạm nguy hiểm</b>

Căn cứ theo Khoản 2 Điều 53 BLHS 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) thì:

<i>“2. Những trường hợp sau đây được coi là tái phạm nguy hiểm:</i>

<i>a) Đã bị kết án về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọngdo cố ý, chưa được xóa án tích mà lại thực hiện hành vi phạm tội về tội phạmrất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng do cố ý;</i>

<i>b) Đã tái phạm, chưa được xóa án tích mà lại thực hiện hành vi phạm tội docố ý.”</i>

<i> Như vậy, nếu A phạm tội đánh bạc bị kết án 4 năm tù thuộc điểm d “d.Tái phạm nguy hiểm) của Khoản 2 Điều 321 BLHS 2015 (sửa đổi, bổ sung</i>

2017), mà chưa được xóa án tích thì trường hợp phạm tội giết người và hủy hoại tài sản hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của A là tái phạm nguy hiểm theo

<i>Điểm b Khoản 2 Điều 53 BLHS 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017): “b) Đã táiphạm, chưa được xóa án tích mà lại thực hiện hành vi phạm tội do cố ý.” (A</i>

đã tái phạm nguy hiểm, chưa được xóa án tích, lại thực hiện hành vi phạm tội cố ý giết người và cố ý hủy hoại tài sản ô tô của B).

</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">

<b>Câu 4: Trường hợp A mới 17 tuổi khi thực hiện hành vi phạm tội nêutrên thì hình phạt nặng nhất A phải chịu là bao nhiêu năm tù? (1,5 điểm)</b>

Theo tinh thần của Điều 55 BLHS 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) về quyết

<i>định hình phạt trong trường hợp phạm nhiều tội thì “Khi xét xử cùng 01 lầnmột người phạm nhiều tội, Tịa án quyết định hình phạt đối với từng tội vàtổng hợp hình phạt theo quy định...”.</i>

Cùng với đó, theo căn cứ tại Khoản 1 Điều 101 BLHS 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) về tù có thời hạn thì:

<i>“Mức phạt tù có thời hạn áp dụng đối với người dưới 18 tuổi phạm tội đượcquy định như sau:</i>

<i>1. Đối với người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi khi phạm tội, nếu điều luậtđược áp dụng quy định hình phạt tù chung thân hoặc tử hình, thì mức hìnhphạt cao nhất được áp dụng khơng q 18 năm tù; nếu là tù có thời hạn thìmức hình phạt cao nhất được áp dụng không quá ba phần tư mức phạt tù màđiều luật quy định”.</i>

Trong trường hợp này, A 17 tuổi phạm tội giết người (Khoản 1 Điều 123 BLHS 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017)) và tội hủy hoại tài sản hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản (Khoản 4 Điều 178 BLHS 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017)). Xét hình phạt theo từng tội và áp dụng theo Khoản 1 Điều 101 BLHS 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) thì:

+ Đối với tội giết người theo Khoản 1 Điều 123 BLHS 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017), A bị Tòa xử phạt tử hình nhưng vì A 17 tuổi, đủ điều kiện áp dụng Khoản 1 Điều 101 BLHS 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) nên mức hình phạt cao nhất mà A được áp dụng không quá 18 năm tù.

+ Đối với tội hủy hoại tài sản hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản theo Khoản 4 Điều 178 BLHS 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) thì mức cao nhất của khung

</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">

Khoản 1 Điều 101 BLHS 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) nên mức hình phạt cao nhất được áp dụng khơng q ba phần tư mức phạt tù mà Khoản 4 Điều 178 BLHS 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) quy định, tức là mức phạt sẽ bằng ba phần tư của 20 năm tù. Như vậy với tội này thì A phải chịu mức phạt không quá 15 năm tù.

Như vậy, tổng hợp hình phạt tù của A đối với hai tội này là 33 năm tù nhưng căn cứ tiếp theo Khoản 1 Điều 103 BLHS 2015 (sửa đổi, bổ sung

<i>2017) về tổng hợp hình phạt trong trường hợp phạm nhiều tội thì:</i>

<i>“1. Khi xét xử cùng một lần người dưới 18 tuổi phạm nhiều tội thì Tịa ánquyết định hình phạt đối với từng tội và tổng hợp hình phạt chung theo quyđịnh tại Điều 55 của Bộ luật này.</i>

<i>Nếu hình phạt chung là cải tạo khơng giam giữ thì mức hình phạt cao nhấtđược áp dụng khơng q 03 năm. Nếu hình phạt chung là tù có thời hạn thìmức hình phạt cao nhất được áp dụng không được vượt quá 18 năm đối vớingười từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi khi phạm tội và 12 năm đối với người từđủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi khi phạm tội.”</i>

Tình huống phạm tội của A thuộc trường hợp người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi và thuộc trường hợp tù có thời hạn nên mức hình phạt cao nhất được áp dụng cuối cùng đối với A không vượt quá 18 năm tù. Như vậy, nếu A 17 tuổi phạm tội giết người (Khoản 1 Điều 123 BLHS 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017)) và tội hủy hoại tài sản hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản (Khoản 4 Điều 178 BLHS 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017)) thì hình phạt nặng nhất A phải chịu là 18 năm tù.

Những quy định về xử phạt đối với người dưới 18 tuổi phạm tội thể hiện sự nhân đạo của Nhà nước và xã hội đối với họ. Vì ở độ tuổi này người dưới 18 tuổi hầu hết chưa phát triển đầy đủ về thể chất và tâm lí, trình độ nhận thức và kinh nghiệm sống còn hạn chế, khả năng tự kiềm chế chưa cao, dễ bị kích

<i>động, lơi kéo, tổn thương nhưng cũng dễ thích nghi, uốn nắn...do vậy “ Việc</i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">

<i>xử lý người dưới 18 tuổi phạm tội phải bảo đảm lợi ích tốt nhất của ngườidưới 18 tuổi và chủ yếu nhằm mục đích giáo dục, giúp đỡ họ sửa chữa sailầm, phát triển lành mạnh, trở thành công dân có ích cho xã hội.”(Khoản 1Điều 91 BLHS 2015 sửa đổi, bổ sung 2017). Chắc hẳn, chúng ta còn nhớ vụ</i>

án giết người, cướp tiệm vàng của sát thủ máu lạnh Lê Văn Luyện gây chấn động xã hội vào năm 2011. Lê Văn Luyện khi ấy chưa 18 tuổi đã khiến ba người chết thảm và một em bé lâm vào cảnh mồ côi, cướp đi số vàng trị giá 1,27 tỷ đồng. Khi gây án, Luyện còn khoảng 2 tháng nữa mới đủ 18 tuổi để phải nhận mức án tử hình theo pháp luật Việt Nam. Theo đồn luật sư Bắc Giang, Luyện có thể phải chịu mức án cao nhất cho mỗi tội danh giết người là 16 - 18 năm. Về tội cướp, do số lượng tài sản lớn Luyện cũng có thể chịu hình phạt từ 16 - 18 năm. Như thế, tổng hình phạt cho hai tội danh này sẽ là tù có thời hạn trên 18 năm. Tuy nhiên, do bị cáo phạm tội khi chưa đủ tuổi thành niên nên tổng hợp hình phạt đối với bị cáo Luyện cao nhất cũng chỉ là 18 năm tù. Vụ án của Lê Văn Luyện là một minh chứng sâu sắc về sự nhân đạo của Nhà nước đối với người dưới 18 tuổi, nhưng những mất mát mà anh gây ra cho gia đình nạn nhân là quá lớn, để lại sự phản đối quyết liệt trong dư luận xã hội rằng “Có nên sửa đổi pháp luật, trừng trị thích đáng hơn nữa với những tội phạm man rợ như này không? Liệu rằng sau khi ra tù Luyện sẽ làm lại cuộc đời trở thành người có ích chứ?” Những thắc mắc như vậy chỉ có thời gian mới giải đáp được nhưng mỗi chúng ta hãy có niềm tin về con người, về cả hệ thống pháp luật của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

</div>

×