TIỂU LUẬN
Vài nét về cuộc khủng hoảng
kinh tế thế giới 2007 - 2010
MỤC LỤC
Lời nói đầu 3
I.TỔNG QUAN VỀ CUỘC KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH TOÀN
CẦU 2007-2010 1. Thế nào là khủng hoảng kinh tế? 4
3.Diễn tiến của khủng hoảng 9
III.TÁC ĐỘNG CỦA CUỘC KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH THẾ
GIỚI 13
IV.ẢNH HƯỞNG CỦA CUỘC KHỦNG HOẢNG KINH TẾ ĐẾN
VIỆT NAM 20
Lời nói đầu
Cả thế giới vừa trải qua một cuộc khủng hoảng kinh tế chưa từng có trong
lịch sử mà hậu quả của nó vẫn còn ảnh hưởng đến hôm nay. Xuất phát từ
yêu cầu làm bài tập môn những NLCB của CN Mac LeNin cũng như
mong muốn có thêm một tài liệu tham khảo về vấn đề khủng hoảng kinh tế
thế giới hiện nay, chúng tôi Nhóm lớp Y1A với kiến thức của mình và
tham khảo them các tài liệu trên mạng đã làm tập san này
Vì đây là lần đầu làm tập san nên sẽ không tránh khỏi những sai sót
Chúng tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến từ bạn đọc, mọi ý kiến
đóng góp xin gửi về Lớp Y1A.
Xin chân thành cảm ơn!
I.TỔNG QUAN VỀ CUỘC KHỦNG
HOẢNG TÀI CHÍNH TOÀN CẦU 2007-2010
1. Thế nào là khủng hoảng kinh tế?
Khủng hoảng kinh tế: là sự suy giảm các hoạt động kinh tế kéo dài và trầm trọng hơn cả
suy thoái trong chu kỳ kinh tế.( bao gồm 3 pha: suy thoái, phục hồi,hưng thịnh) .
Theo học thuyết Kinh tế chính trị của Mác-Lênin , Khủng hoảng kinh tế chỉ khoảng thời
gian biến chuyển rất nhanh sang giai đoạn
suy thoái kinh tế, là căn bệnh kinh niên của
chủ nghĩa tư bản và diễn ra có tính chất chu kì, trải qua những giai đoạn có liên quan kế
tiếp nhau: khủng hoảng - tiêu điều - phục hồi - hưng thịnh.
Bao gồm các xu hướng:
Xu hướng suy giảm tỷ suất lợi nhuận: Tích tụ tư bản gắn liền xu hướng chung
của mức độ tập trung tư bản. Điều này tự nó làm giảm tỷ suất
lợi nhuận rồi kìm
hãm chủ nghĩa tư bản và có thể đưa đến khủng hoảng.
Tiêu thụ dưới mức: Nếu giai cấp tư sản thắng thế trong cuộc đấu tranh giai cấp
với mục đích cắt giảm tiền lương và bóc lột thêm
lao động, nhờ đó tăng tỷ suất giá
trị thặng dư
, khi đó nền kinh tế tư bản đối mặt với vấn đề thường xuyên là nhu cầu
tiêu dùng
không tương xứng với quy mô sản xuất và tổng cầu không tương xứng
với
tổng cung.
Sức ép lợi nhuận từ lao động: Tích tụ tư bản có thể đẩy nhu cầu thuê mướn tăng
lên và làm tăng tiền lương. Nếu tiền lương tăng cao sẽ ảnh hưởng đến tỷ suất lợi
nhuận và khi đạt đến một mức độ nhất định sẽ gây ra suy thoái kinh tế
Thời gian khủng hoảng làm những xung đột giữa các giai tầng trong
xã hội thêm căng
thẳng, đồng thời nó tái khởi động một quá trình tích tụ
tư bản mới.
Có thể khẳng định rằng: Khủng hoảng là giai đoạn cơ bản của chu kì kinh tế tư bản chủ
nghĩa, Mac đã từng viết “cản trở của nền sản xuất tư bản chính là
tư bản”.
II. NGUYÊN NHÂN CỦA KHỦNG HOẢNG
Cuộc khủng hoảng kinh tài chính thế giới 2007 – 2010 xảy ra chủ yếu do 2 nguyên nhân
là
việc chứng khoán hóa không lành mạnh và vỡ bong bóng nhà đất
1.Chứng khoán hóa
Chứng khoán hóa là một phát minh lớn về công cụ tài chính bao gồm các sản
phẩm như chứng khoán đảm bảo bằng tài sản thế chấp (MBS), giấy nợ đảm bảo
bằng tài sản (CDO) và các loại tương tự. Tuy nhiên, vì có ít nhất tới 4 loại chủ thể
kinh tế liên quan đến chứng khoán hóa (thay vi 2 loại chủ thế kinh tế là người thế
chấp - đi vay và tổ chức tín dụng cho vay - nhận thế chấp như giao dịch tín dụng
truyền thống), sự xuất hiện của bảo hiểm cho các sản phẩm chứng khoán hóa như
hợp đồng hoán đổi tổn thất tín dụng (CDS), sự ra đời của các thể chế như các thể
chế mục đích đặc biệt (SPV) và những công cụ đầu tư kết cấu (SIV) để mua bán
MBS và CDO, nên đã tồn tại những rủi ro gồm rủi ro đạo đức và lựa chọn trái ý.
Trong khi đó, nước Mĩ trước khủng hoảng không đủ năng lực giám sát các rủi ro
này.
Những rủi ro đã tồn tại cộng với sự cố bong bóng thị trường tài sản xảy ra thì
những rủi ro này sẽ làm mất lòng tin của các bên liên quan. Thêm vào đó, việc cho
vay liên ngân hàng sẽ làm cho những tổn thất tín dụng lây lan ra toàn hệ thống
ngân hàng
(một ngân hàng phá sản sẽ kéo theo nhiều ngân hàng khác phá sản). Và
mất lòng tin ở người gửi tiền gây ra
đột biến rút tiền gửi càng làm cho tình hình
thêm nghiêm trọng và diễn ra nhanh chóng hơn.
Thực tế, thị trường nhà ở bắt đầu tự điều chỉnh từ năm 2005 khiến cho giá nhà đất
giảm và chất lượng tài sản đảm bảo cho các MBS và các CDO giảm theo. Rủi ro
mang tính hệ thống đã làm cho khủng hoảng tín dụng nhà ở thứ cấp nổ ra vào
tháng 5 năm 2006 khi mà nhiều tổ chức phát hành MBS và CDO cũng như một số
tổ chức tài chính mà trong danh mục tài sản của mình có nhiều MBS và CDO sụp
đổ. Tiếp theo đó, khủng hoảng tài chính nổ ra vào tháng 8 năm 2007 khi đến lượt
cả các SPV và SIV cũng sụp đổ, rồi phát triển thành khủng hoảng tài chính toàn
cầu từ tháng 9/2008 khi cả những tổ chức tài chính khổng lồ như Lehman Brothers
sụp đổ.
2. Bong bóng thị trường nhà đất
Diễn biến thay đổi giá nhà trong thời kỳ bong bóng thị trường nhà ở.
Từ lâu nay đa số người Mĩ vay tiền từ các ngân hàng để mua nhà, với thời hạn hợp
đồng từ 10 năm đến 30 năm (đó là việc bình thường). Nhưng trong 10 năm trở lại
đây thị trường nhà đất phát triển mạnh, các ngân hàng và các tổ chức cho vay ào ạt
tiếp thị tạo ra những hợp đồng cho vay không đạt tiêu chuẩn và khuyến khích cả
những người không đủ khả năng tài chính cũng đi vay tiền để mua nhà.
Ngoài ra, các tổ chức cho vay còn “sáng chế” ra những hợp đồng bắt đầu với lãi
suất rất thấp trong những năm đầu và sau đó điều chỉnh lại theo lãi suất thị trường.
Hậu quả là một số lớn hợp đồng cho vay không đòi được nợ. Nguy hại hơn, các tổ
chức tài chính phố Wall đã gom góp các hợp đồng cho vay bất động sản này lại
làm tài sản bảo đảm, để phát hành trái phiếu ra thị trường tài chính quốc tế. Các
loại trái phiếu này được mệnh danh là “Mortgage backed securities – MBS”,
một sản phẩm tài chính phái sinh được bảo đảm bằng những hợp đồng cho vay bất
động sản có thế chấp. Và nó được các ngân hàng, công ty bảo hiểm, quỹ đầu tư,
quỹ hưu trí trên toàn thế giới mua mà không biết rằng các hợp đồng cho vay bất
động sản dùng để bảo đảm là không đủ tiêu chuẩn.
Trong vài năm trở lại đây thị trường bất động sản liên tiếp hạ nhiệt, người đi vay
đã không có khả năng trả được nợ lại cũng rất khó bán bất động sản để trả nợ, và
kể cả bán được thì giá trị của bất động sản cũng đã giảm thấp tới mức không đủ để
thanh toán các khoản còn vay nợ. Hậu quả là một số lớn hợp đồng cho vay bất
động sản dùng để bảo đảm cho các trái phiếu MBS là nợ khó đòi, các trái phiếu
MBS mất giá trên thị trường, thậm chí không còn mua bán được khiến cho các
ngân hàng, các nhà đầu tư nắm giữ những trái phiếu này bị lỗ nặng và mất cả khả
năng thanh toán.
Theo ước tính trong 22.000 tỷ USD giá trị bất động sản tại Mỹ thì có tới hơn
12.000 tỷ USD là tiền đi vay, trong đó khoảng 4.000 tỷ USD là nợ xấu. Các nước
khác cũng bắt chước Hoa Kỳ và bán ra loại trái phiếu phái sinh MBS này trong thị
trường tài chính của họ.
Vì vậy trên toàn thế giới tổng số nợ bất động sản khó đòi và tổng số MBS bị
“nhiễm độc” chưa thể tính hết được. Bear Stern, Indy Mac, Fannie Mae, Freddie
Mac, Lehman Brothers, Meryll Lynch, Washington Mutual, Vachovia, Morgan
Stanley, Goldman Sachs v.v. (Mỹ), New Century Financial, Northern Rock,
HBOS, Bradford & Bringley (Anh quốc), Dexia (Pháp-Bỉ-Luxembourg), Fortis,
Hypo (Đức-Bỉ), Glitner (Iceland) hoặc bị lung lay hoặc bị ngã gục.
Cơn chấn động tài chính ở Hoa Kỳ chắc chắn sẽ khiến nhiều thị trường tài chính,
nhiều ngân hàng trên khắp thế giới bị rung động theo, bởi hàng loạt ngân hàng lớn
trên thế giới đã đầu tư mua loại trái phiếu MBS này.Trầm trọng hơn nữa là những
“hợp đồng bảo lãnh nợ khó đòi”, tiếng Mỹ gọi là “Credit Default Swap – CDS”.
Các hợp đồng này do các tổ chức tài chính và các công ty bảo hiểm quốc tế bán ra,
theo đó bên mua CDS được bên bán bảo đảm sẽ hoàn trả đầy đủ số nợ cho vay nếu
bên vay không trả được nợ.
Bên Mỹ tổng số CDS ước tính khoảng 35 nghìn tỷ USD, và toàn thế giới khoảng
54.600 tỷ USD (theo ước tính của Hiệp hội “International Swap and Derivatives
Association”).
Tập đoàn tài chính và bảo hiểm hàng đầu thế giới AIG bị đổ vỡ, một phần là do
đầu tư vào MBS và phần lớn là do các hợp đồng CDS này. Rồi đây, nếu thị trường
tài chính Mỹ không được giải cứu kịp thời, và thị trường tài chính thế giới bị đóng
băng, các hợp đồng CDS sẽ tàn phá các ngân hàng và các định chế tài chính khác
đến mức khủng khiếp chưa thể lường hết được.
Tác động của cuộc khủng hoảng tài chính Mỹ sẽ lan rộng ra trên khắp các thị
trường tài chính phát triển vì những lí do đã nói trên. Hàng loạt các ngân hàng lớn
nhỏ sẽ bị sụp đổ, sẽ bị sáp nhập hoặc quốc hữu hóa. Tín dụng toàn cầu sẽ bị co rút
lại. Các tập đoàn sản xuất kinh doanh sẽ gặp khó khăn tiếp cận nguồn vốn vay
ngắn hạn và dài hạn.
Tài sản của các ngân hàng trước và sau khi vỡ bong bóng nhà đất
Đối với từng khu vực, từng lĩnh vực, tác động sẽ khác nhau vì nó phụ thuộc vào
mối quan hệ kinh tế thực tế trong lĩnh vực vay trả nợ, xuất nhập khẩu, đầu tư kỹ
thuật, công nghệ, những nước nào hoặc những khu vực nào phụ thuộc hoàn toàn
vào Mỹ sẽ chịu ảnh hưởng lớn và bị tác động trực tiếp.
Điều này chúng ta thấy không ít ngân hàng lớn tại Anh và Đức đang gánh chịu tác
động trực tiếp từ cuộc khủng hoảng tài chính nghiêm trọng này. Còn nước nào mà
quan hệ kinh tế chưa chặt chẽ lắm với Mỹ thì tác động cũng chỉ ở mức độ nào đó
thôi.
Dự đoán trong một vài tháng tới, sự đổ vỡ sẽ lần lượt như kiểu quân bài domino có
thể xẩy ra, chưa thể biết được cú gục ngã của Lehman Brothers và một số định chế
tài chính khác của Mỹ sẽ còn kéo thêm bao nhiêu ngân hàng, tổ chức tài chính,
bảo hiểm đi vào kết cục giống như vậy bởi nguy cơ thiếu thanh khoản.
Cơn chấn động tài chính ở Hoa Kỳ chắc chắn sẽ khiến nhiều thị trường tài chính,
nhiều ngân hàng trên khắp thế giới bị rung động theo. Có rất nhiều ngân hàng từ
châu Á sang châu Âu đều đã cho Lehman Brothers và các ngân hàng Mỹ trên bờ
phá sản vay những số tiền rất lớn.Ngoài ra, có nhiều ngân hàng quốc tế đã bị
“nhiễm độc” với trái phiếu MBS và các hợp đồng CDS.
3.Diễn tiến của khủng hoảng
Tình hình phá sản 2007-2008
Mĩ là điểm xuất phát là trung tâm của cuộc khủng hoảng.
Ngay sau đó nó nhanh chóng lan ra Châu Âu, Châu Á và toàn thế giới. Nếu khủng hoảng
ở thập niên 70 của thế kỉ XIX có thể đổ lỗi cho các nguyên nhân như chiến tranh ở Iran,
cuộc cách mạng ở một số quốc gia và khủng hoảng chỉ liên quan đến sự suy giảm GDP.
Còn khủng hoảng lần này là tồi tệ nhất, nó tác động đồng bộ lên nền kinh tế toàn cầu.
Khủng hoảng lần này là do sự yếu kém, do kinh tế thị trường, các nền kinh tế bị lạm phát
quá lớn… Trong đó những nước có nền kinh tế dựa vào xuất khẩu là bị ảnh hưởng nặng
nề nhất .
Mĩ:
Cuối 2005 Ngay khi bong bóng nhà ở vỡ kinh tế Mĩ bắt đầu tăng trưởng chậm lại,
dẫn tới các khoảng vay không trả nổi của người đầu tư nhà đối với các tổ chức tài
chính ở nước này.
Giữa 2007, những tổ chức đầu tiên của Mĩ liên quan đến tín dụng nhà ở bị phá
sản. Giá chứng khoán Mĩ bắt đầu giảm dần.
10/2008 sự đổ vỡ tài chính lên đến cực điểm khi cả những ngân hàng khổng lồ và
lâu đời từng sống sót qua những cuộc khủng hoảng tài chính và kinh tế trước đây
như Lemah Brothers, Morgan Stanley, Citigroups, AIG,… cũng lâm nạn, tình
trạng đói tín dụng xuất hiện làm cho khu vực kinh tế thực của Mĩ cũng rơi vào tình
thế khó khăn, điển hình là cuộc khủng hoảng chế tạo ô tô ở Mĩ.
Về bất động sản:
Cho vay cầm cố dưới chuẩn, sự mất cân đối về cán cân thanh toán buộc Cục dự trữ liên
bang Mĩ có kế hoạch kích thích lớn với 800 tỉ USD chiếm 5% GDP để cứu vãn tình hình.
“ Khi bong bóng nhà đất bùng nổ vào giữa thập niên đầu của thế kỉ XXI, hệ thống tài
chính Mĩ trở nên dễ tổn thương không kém gì những quốc gia đang phát triển trong
những lần khủng hoảng trước đây”
Theo Krugman thì thất bại của những qui định quản lí tài chính đang nhanh chóng
thoát khỏi vòng cương tỏa của nhà nước, đẩy nước Mĩ và thế giới vào cuộc khủng
hoảng tồi tệ nhất kể từ những năm 1930 trở lại đây. Và chỉ khi nào nhà nước Mĩ
kiểm soát được tình hình thì kinh tế mới hết khủng hoảng : “ Chúng ta đã chạm
đáy của khủng hoảng và chúng ta nằm ịch ở đó chứ chưa bật dậy được”. Nền
kinh tế thế giới sẽ hồi phục sau 5 năm nữa Krugman nhận định
Báo cáo của bộ trưởng thương mại Mĩ cho biết, trong tháng 1/2008 số đơn đặt
hàng mua các sản phẩm của các nhà máy ở Mĩ giảm 2,5% so với mức giảm 2%
trong tháng 12/2007,đây là mức giảm lớn nhất trong 5 tháng qua. Chỉ số hoạt động
dịch vụ trong tháng 2 là 49,3 điểm và trong tháng 1 là 44,6 điểm. Hai nguyên
nhân chính dẫn đến tình trạng làm ăn ế ẩm này là do hai cuộc khủng hoảng trong
lĩnh vực đĩa ốc và thị trường tài chính ứng dụng.
Theo thống kê của Bộ Thương mại Mĩ cho thấy, theo đà suy giảm kinh tế, năng
suất lao động của công nhân Mĩ trong 3 tháng cuối năm 2007 cũng bị giảm đi
trông thấy, chỉ tăng với tốc độ 1,9% so với mức tăng kỉ lục 6,3% trong quý
3/2007.Năng suất lao động tăng chậm làm cho chi phí sản xuất gia tăng 2,6%
trong quý cuối cùng của năm 2007. Mức độ thuê mướn tư nhân của khu vục kinh
tế tư nhân của Mĩ trong hai năm nay cũng thấp nhất trong 5 năm qua. Theo kết quả
của một cuộc khảo sát công bố ngày 6/3, phần lớn các nhà kinh tế hàng đầu của
Mĩ cho rằng nền kinh tế Mĩ đã sẵn sàng rơi vào suy thoái, hoặc sẽ rơi vào suy
thoái trong 6 tháng tới. Hầu hết các nhà điều hành đượ hỏi nhận định công ti của
họ không tránh khỏi sự ảnh hưởng của cuộc suy thoái này.
Trong khi đó, số lượng nhà tịch thu do gán nợ tiếp tục đà gia tăng tơi mức kỉ lục
mới trong 22 năm qua ở tất cả các bang và các địa phương của Mĩ. Theo đó, thị
trường chứng khoáng Mĩ những ngày qua đã điêu đứng vì giới đầu tư bán đổ bán
tháo cổ phiếu.
Theo kết quả khảo sát của hiệp hội các nhà kinh tế và kinh doanh toàn quốc( Mĩ )
công bố tuần trước cũng cho biết 45% nhà kinh tế tiên đoán về sự suy thoái kinh tế
Mĩ trong năm 2008.
Sự khủng hoảng và suy thoái ở Mĩ mở màn cho hàng loạt khủng hoảng và
suy thoái của các nước khác trên thế giới đặc biệt là hệ thống tín dụng và
ngân hàng
Hệ thống ngân hàng
Nhiều tổ chức tài chính của các nước phát triển, nhất là các nước ở Châu Âu, cũng tham
dự vào thị trường tín dụng nhà ở thứ cấp ở Mĩ, chính vì vậy bong bóng nhà ở ở Mĩ bị vỡ
cũng làm các tổ chức tài chính này gặp nguy hiểm tương tự như các tổ chức tài chính ở
Mĩ. Những nước Châu Âu bị rối loạn tài chính nặng nhất là Anh, Iceland, Ireland, Bỉ và
Tây Ban Nha.
Anh
9 / 2007 Nothern Rock bị tình trạng đột biến rút tiền gửi và hậu quả là phải chịu
quốc hữu hóa. Đột biến rút tiền gửi còn làm căng thẳng các ngân hàng khác của
nước này.
2008 đến lượt Brandford & Bingley plc phải chịu chia nhỏ thành hai công ti riêng
biệt. Các ngân hàng khác phải chịu đổi chủ sỡ hữu bao gồm Catholic Building
Society phải chịu sự giám sát đặc biệt của chính phủ
Iceland
Khủng hoảng ngân hàng trên diện rộng. Ngay quí I năm 2008, GDP của
Iceland giảm 1,5%( mức giảm lớn nhất kể từ năm 1983), Glitnir, Straumur
Investerment Bank và nhiều ngân hàng khác bị quốc hữu hóa.
2008 xếp hạng tín dụng của ngân hàng Ireland bị giảm, khiến cho giá cổ phiếu
của ngân hàng này sụt ghê gớm, giá cổ phiếu tại thời điểm đầu tháng 3/2008
giảm tới 99% so với giá đỉnh cao năm 2007. Đầu năm 2009 Anglo Irish Bank
bị quốc hữu hóa. Allies Irish Bank cũng phải chịu tình trạng cổ phiếu mất giá
ghê gớm và phải chấp nhận cải cách để nhận được khoản vay tái cơ cấu của
chính phủ.
Bỉ cuối năm 2008, Fortis bắt đầu bán dần, chỉ còn lại các dịch vụ kinh doanh bảo
hiểm. Dexia chịu khoảng lỗ 3,3 tỉ Euro và phải xin chính phủ Bỉ cho vay để củng
cố.
Hà Lan để đảm bảo hệ số an toàn vốn, ING Group đã phải xin chính phủ Hà Lan
cho vay.
Đức ngay từ đầu năm 2008, người ta phát hiện ra rằng Bayern LB đã chịu những
khoảng lỗ lớn do tham gia vào thi trường tín dụng nhà ở thứ cấp ở Mĩ. Sau đó
ngân hàng này đã cầu xin sự giúp đỡ của chính phủ LB Đức.
Thị trường chứng khoán
Chỉ số bình quân công nghiệp Dow-Jones giảm liên tục từ cuối quý III năm 2007\
9/3/2009 chỉ số bình quân công nghiệp Dow Jones lúc đóng cửa là 6.547,05 thấp
nhất kể từ tháng 4 năm 1997. Chỉ trong 6 tuần lễ chỉ số này đã sụt tới 20%
Các thị trường chứng khoán lớn của thế giới ở New York, London, Paris,
Frankfurt, Tokyo đều có thời điểm sụt giá lớn lịch sử.
Ở châu Âu, chỉ số FTSE 100 từ mức 4789,79 xuống còn 4699,82.
Chỉ số DAX hôm 2 tháng 3 năm 2009 chỉ còn 3666,4099 điểm so với 8067,3198
hôm 27 tháng 12 năm 2007.
Chỉ số CAC 40 hôm 2 tháng 3 năm 2009 cũng xuống mức thấp kỷ lục 2534,45
điểm.
Nhật Bản có một hệ thống tài chính tương đối vững vàng đã trải qua một thời kỳ
tái cơ cấu sau khủng hoảng 1996-1997. Tuy nhiên, tác động tiêu cực từ khủng
hoảng tài chính Mĩ vẫn khiến cho thị trường chứng khoán của nước này rối loạn.
Chỉ số giá cổ phiếu bình quân Nikkei đã xuống mức thấp lịch sử vào các ngày 8 và
10 tháng 10 năm 2008
III.TÁC ĐỘNG CỦA CUỘC KHỦNG
HOẢNG TÀI CHÍNH THẾ GIỚI
Cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu hiện nay đã dịu bớt, nhưng để
lại nhiều điều nan giải và những hệ quả sâu xa
Đối với Hoa Kỳ:
14/9/2008 đáng được ghi vào biên niên sử của chủ nghĩa tư bản hiện đại: Ngân
hàng Lehman Brothers, “cây đại thụ” 158 năm tuổi cuả Mĩ, bị xóa trên bản đồ
tài chính ngân hàng thế giới - vụ phá sản lớn nhất lịch sử nước Mĩ, châm ngòi cho
sự
bùng nổ cuộc khủng hoảng tài chính, mở màn cho cuộc khủng hoảng kinh tế
toàn cầu. Nó dồn các thị trường tài chính chao đảo một năm trước đó do khủng
hoảng tín dụng thứ cấp rơi vào hoảng loạn thực sự, khiến dòng chảy tài chính
đóng băng hoàn toàn và đẩy hệ thống ngân hàng vào tình trạng nguy hiểm.
Từ cuối quý III năm 2007: Chỉ số bình quân công nghiệp Dow-Jones giảm liên
tụ
c
Hàng loạt tổ chức tài chính trong đó có những tổ chức tài chính khổng lồ và lâu
đời bị phá sản
như 3 nhà sản xuất ô tô hàng đầu của Hoa Kỳ là General Motors,
Ford Motor và Chrysler LLC Æ đã đẩy kinh tế Hoa Kỳ vào tình trạng đói tín
dụng
Æ ảnh hưởng đến khu vực sản xuất Æ doanh nghiệp phải thu hẹp sản xuất,
sa thải
lao động,cắt giảm các hợp đồng nhập đầu vào.
Thất nghiệp gia tăng ảnh hưởng tiêu cực đến thu nhập và qua đó tới tiêu dùng của
các hộ gia đình lại làm cho các doanh nghiệp khó bán được
hàng hóa
Tạm thời đóng cửa 20 nhà máy của hãng ở khu vực Bắc Mỹ Tiêu dùng giảm,
hàng hóa ế thừa đã dẫn tới mức giá chung của nền kinh tế giảm liên tục, đẩy kinh
tế Hoa Kỳ tới nguy cơ có thể bị
giảm phát
Cuộc khủng hoảng còn làm cho dollar Mỹ lên giá:
Do dollar Mỹ là phương tiện thanh toán phổ biến nhất thế giới hiện nay, nên các nhà
đầu tư toàn cầu đã mua dollar để nâng cao khả năng thanh khoản của mình, đẩy dollar
Mỹ lên giá. Điều này làm cho xuất khẩu của Hoa Kỳ bị thiệt
hạ
i />07‐2010‐cite_note‐5
ĐốivớiThếgiới:
Giá dầu (USD/thùng) giảm mạnh từ giữa năm 2008\
Mĩ là thị trường nhập khẩu quan trọng của nhiều nước, do đó khi kinh tế Mĩ suy
thoái, xuất khẩu của nhiều nước bị thiệt hại, nhất là những nước
theo hướng xuất
khẩu
ở Đông Á. Một số nền kinh tế ở đây như Nhật Bản, Đài Loan, Singapore và
Hong Kong rơi vào suy thoái. Các nền kinh tế khác đều tăng trưởng chậm lại.
Châu Âu vốn có quan hệ kinh tế mật thiết với Hoa Kỳ chịu tác động nghiêm trọng
cả về tài chính lẫn kinh tế. Nhiều tổ chức tài chính ở đây bị phá sản đến mức trở
thành khủng hoảng tài chính ở một số nước như
Iceland . Các nền kinh tế lớn , Nga
, Pháp, Tây Ban Nha cùng đều
giảm tăng trưởng. Khu vực đồng Euro chính thức rơi vào cuộc suy thoái kinh tế
đầu tiên kể từ ngày thành lập.
Các nền kinh tế Mỹ Latinh cũng có quan hệ mật thiết với kinh tế Hoa Kỳ, nên
cũng bị ảnh hưởng tiêu cực khi các dòng vốn ngắn hạn rút khỏi khu vực và khi giá
dầu giảm mạnh.
Ecuador tiến đến bờ vực của một cuộc khủng hoảng nợ.
Kinh tế các khu vực trên thế giới tăng chậm lại khiến lượng cầu về dầu mỏ cho
sản xuất và tiêu dùng giảm cũng như giá dầu mỏ giảm. Điều này lại làm cho các
nước xuất khẩu dầu mỏ bị thiệt hại. Đồng thời, do lo ngại về bất ổn định xảy ra đã
làm cho nạn đầu cơ lương thực nổ ra, góp phần dẫn tới giá lương thực tăng cao
trong thời gian cuối năm 2007 đầu năm 2008, tạo thành một cuộc
khủng hoảng giá
lương thực toàn cầu
. Nhiều thị trường chứng khoán trên thế giới gặp phải đợt mất
giá chứng khoán nghiêm trọng. Các nhà đầu tư chuyển danh mục đầu tư của mình
sang các đơn vị tiền tệ mạnh như dollar Mỹ, yên Nhật, franc Thụy Sĩ đã khiến cho
các đồng tiền này lên giá so với nhiều đơn vị tiền tệ khác, gây khó khăn cho xuất
khẩu của Mỹ, Nhật Bản, Thụy Sĩ và gây rối loạn tiền tệ ở một số nước buộc họ
phải xin trợ giúp của Quỹ Tiền tệ Quốc tế.
Hàn Quốc rơi vào khủng hoảng tiền tệ
khi
won liên tục mất giá từ đầu năm 2008.
Trong điều kiện hiện nay, tất cả các quốc gia đều đã hội nhập nên “nhất cử, nhất
động” của một nền kinh tế nào đó cũng có ảnh hưởng nhất định đối với thế giới,
chưa nói tới một nền kinh tế lớn như Mỹ
Trên khắp thế giới sản xuất đình trệ, hàng triệu người lao động bị đẩy ra đường,các đoàn
tàu chở hàng triệu lao động nhập cư làm việc tại các thành phố trở lại quê hương bản
quán. Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) ước tính thiệt hại của cuộc khủng hoảng này lên đến
1.000 tỷ USD.
Khủng hoảng kinh tế như sao chổi va quệt dữ dội vào khối kinh tế Bắc Mỹ NAFTA -
khoảng 250 công ty Canada đã bị loại khỏi các cuộc đấu thầu xây dựng hạ tầng ở Mỹ bởi
điều khoản “người Mỹ dùng hàng Mỹ” mà các dân biểu Mỹ gài vào gói cứu trợ kinh tế trị
giá 787 tỷ USD của chính quyền Obama.
Từ đống đổ vỡ ngổn ngang của nền kinh tế, tài chính toàn cầu, các nhà chính trị, các nhà
kinh tế, các nhà quản lý tài chính đang tiếp tục mổ xẻ nguồn cơn con bệnh, tìm cách xây
dựng (hay vá víu lại) tòa nhà kinh tế tài chính quốc gia và quốc tế.
Qua một năm khủng hoảng, tình hình thế giới nổi lên mấy đặc điểm
chính:
Cuộc cải cách tài chính mong đợi vẫn chưa được thực hiện
Câu hỏi chính đặt ra hiện nay là làm thế nào để không rơi xuống vực thẳm
khủng hoảng một lần nữa. Nhiều dấu hiệu cho thấy các nhà tài phiệt Mỹ và
phương Tây lại “chứng nào tật nấy”. Họ lợi dụng các gói cứu trợ kinh tế, tài chính
của các chính phủ để thoát ra khỏi khủng hoảng để rồi lại lao vào các cuộc chạy
đua kiếm lời. G-8 mất vai trò lãnh đạo. G-20 ra đời chưa đầy một năm, chưa được
thử thách. Cuộc hội nghị thượng đỉnh G-20 lần thứ ba, tại Pittsburgh
(Mỹ) trong
các ngày 24-25/9, chưa chắc đã đạt được đồng thuận về phương pháp kiểm soát
hoạt động của ngành ngân hàng,
nhằm hạn chế ảnh hưởng tiêu cực của các ngân
hàng lớn nhất tới hệ thống tài chính quốc gia riêng biệt cũng như tới hệ thống tài
chính toàn cầu.
Trong diễn văn ngày 15/9, nhân một năm Lehman Brothers sụp đổ, Tổng thống
Mỹ Barack Obama khẳng định một trong những ưu tiên hàng đầu của chính quyền
Mỹ là cải cách các quy định tài chính nhằm ngăn chặn nguy cơ tái diễn khủng
hoảng, “để tránh rủi ro mang tính hệ thống như chúng ta đã trải qua nhằm bảo vệ
người tiêu dùng các sản phẩm tài chính, người đóng thuế và toàn bộ nền kinh tế”.
Theo tổng thống Mỹ, cách duy nhất để tránh cuộc khủng hoảng tương tự là phải
đảm bảo rằng các tập đoàn lớn không bị những rủi ro đe dọa toàn bộ hệ thống tài
chính và có đủ lực để chống đỡ với những cơn bão tài chính tồi tệ nhất. Đồng thời
phải có các chế tài để tránh tái diễn “thời kỳ làm ăn với tác phong khinh suất và
thiếu kiểm tra quá mức”, từng dẫn tới cuộc khủng hoảng hiện nay.
Một vấn đề đang nằm trong chương trình nghị sự của chính quyền các nước tư bản
phát triển là vấn đề những khoản tiền thưởng quá lớn cho những người môi giới
chứng khoán và các lãnh đạo ngân hàng. Một năm sau khi xảy ra khủng hoảng, cốt
lõi của vấn đề vẫn còn nguyên vẹn. Theo
Giáo sư Thami Kabbaj của Đại học
Dauphine (Paris), tiền thưởng quá cao chỉ là “phần nổi của tảng băng chìm”. Điều
quan trọng nhất là khi đưa ra những quy định về vấn đề thưởng tiền, các ngân
hàng sẽ phải hết sức thận trọng khi đem tiền của người khác đi đầu tư. Nhiều
người trong số họ đã coi thị trường chứng khoán như một sòng bạc khổng lồ, tha
hồ đánh bạc bằng tiền của người khác. Một trong những biện pháp để giới hạn rủi
ro trên thị trường là cần xem xét lại chính sách lương bổng dành cho giới lãnh đạo
công ty.
Nhưng cuộc cải cách tài chính mà người ta mong đợi vẫn chưa được
thực hiện. Giới tài chính Phố Uôn (Wall Street) và các trung tâm tài
chính thế giới chưa thông suốt bài học khủng hoảng. Họ nhanh
chóng trở lại với “văn hóa tặng thưởng” và ra sức bảo vệ đặc quyền
của mình.
Những dự án về các quy định tài chính Mỹ vẫn chờ Quốc hội Mỹ thông qua. Các
nền kinh tế chủ chốt phương Tây vẫn chưa nhất trí được những tiêu chí nghiêm
ngặt đối với các thị trường tài chính và việc ấn định một “mức trần” cho các khoản
tiền thưởng.
EU đã thống nhất lập trường về vấn đề này, kêu gọi G-20 đưa ra
những quy định mang tính ràng buộc và yêu cầu minh bạch hơn về cơ cấu tiền
thưởng. EU muốn tiền thưởng cho giới chủ ngân hàng phải được gắn với hoạt
động lâu dài của công ty và phải được thu hồi nếu công ty hoạt động kém hiệu
quả. Các nhà lãnh đạo EU cũng muốn chấm dứt việc thưởng bằng cổ phiếu. Một
lần nữa, Tổng thống Pháp Sarkozy thể hiện lập trường cứng rắn khi tuyên bố sẽ rút
khỏi Hội nghị Pittsburgh nếu cuộc họp không đi đến thỏa thuận nhằm hạn chế vấn
đề này.
Ở Trung Quốc xuất hiện làn sóng phản đối rầm rộ, đặc biệt trên mạng Internet dẫn
tới việc hai ngày sau Bắc Kinh quyết định điều tra chống phá giá nhằm vào “một
số sản phẩm ô tô và thịt gà” nhập khẩu từ Mỹ.
Cả hai chính phủ đều bị áp lực từ
trong nước phải cứng rắn hơn trong việc bảo vệ các lợi ích thương mại quốc gia.
Giới quan sát lo ngại, tranh chấp thương mại Mỹ-Trung lần này có nguy cơ vượt
ngoài tầm kiểm soát và tác động tiêu cực đến phục hồi kinh tế thế giới. Thực ra,
các vụ tranh chấp này chỉ giá trị hơn 1 tỷ USD thương vụ mỗi bên,
hai nước sẽ tìm
cách giải quyết tranh chấp thông qua thương lượng vì những lợi ích tương hỗ rộng
lớn hơn.
Sâu xa hơn, đây là cuộc “so găng” mang tính thăm dò giữa một nền kinh tế đứng
đầu trật tự kinh tế cũ của thế giới tư bản với một nền kinh tế đứng đầu trật tự kinh
tế mới nổi, được kích hoạt bởi cuộc khủng hoảng kinh tế tài tài chính toàn cầu bắt
đầu từ một năm trước.
Những tháng đầu sau khủng hoảng, các quốc gia nhận thức tính cấp thiết phải thảo
ra quy tắc chung, nhưng nay có thể còn kéo dài rất lâu. Hội nghị G-20 Pittsburgh
sẽ cho thấy các nhà lãnh đạo những nền kinh tế chủ chốt thế giới có đạt tới các
quyết sách mong đợi hay tiếp tục kéo lê tư tưởng của mình trên những vết xe đổ
từng dẫn tới cuộc khủng hoảng.
Phản ứng của các nước lớn trước khủng hoảng
Tại Hội nghị quốc tế “Nhà nước hiện đại và an ninh toàn cầu”, tổ chức ngày 14/9 tại
Yaroslav (Nga), Tổng thống Nga Dmitri Medvedev khẳng định vai trò của nhà nước
đang tăng đáng kể so với các định chế quốc tế trong cuộc khủng hoảng hiện nay. Cuộc
khủng hoảng kinh tế thế giới đã bác bỏ những lập luận hạ thấp vai trò của nhà nước có
chủ quyền trong thời đại toàn cầu hóa. Ông nhấn mạnh, trong thời kỳ khó khăn vừa qua,
chính các nhà nước có chủ quyền đã đưa ra những chương trình chống khủng hoảng, biện
pháp ổn định và sự bảo đảm xã hội cho người dân, góp phần ổn định kinh tế thế giới, chứ
không phải các công ty đa quốc gia hay các tổ chức quốc tế. Khủng hoảng đã làm gay gắt
hơn hàng loạt vấn đề xã hội, gia tăng đáng kể tỉ lệ thất nghiệp dẫn đến giảm thu nhập của
người dân, khiến điều kiện sống của hàng chục, hàng trăm triệu người trên hành tinh
thêm tồi tệ. Trách nhiệm của mỗi chính phủ là đưa ra các giải pháp cần thiết.
Tổng thống Mỹ :
Theo kế hoạch cải cách hệ thống quy định tài chính, chính quyền Mỹ sẽ trao thêm quyền
hạn mới cho Cục Dự trữ Liên bang (FED) đối với các định chế tài chính khổng lồ. Ngay
khi khủng hoảng tín dụng nhà ở thứ cấp nổ ra, Fed bắt đầu can thiệp bằng cách hạ
lãi suất và tăng mua MBS. Đến khi tình hình phát triển thành khủng hoảng tài
chính từ tháng 8 năm 2007, Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ (Fed) đã tiếp tục tiến
hành các biện pháp nới lỏng tiền tệ để tăng thanh khoản cho các tổ chức tài chính.
Cụ thể là lãi suất cho vay qua đêm liên ngân hàng đã được giảm từ 5,25% qua 6
đợt xuống còn 2% chỉ trong vòng chưa đầy 8 tháng (18/9/2007-30/4/2008). Lãi
suất này sau đó còn tiếp tục giảm và đến ngày 16/12/2008 chỉ còn 0,25%, mức lãi
suất gần 0 hiếm thấy.
Fed còn thực hiện nghiệp vụ thị trường mở (mua lại các trái
phiếu chính phủ Hoa Kỳ mà các tổ chức tài chính nước này có) và hạ lãi suất tái
chiết khấu. Giữa tháng 12 năm 2008, Fed tuyên bố có kế hoạch thực hiện chính
sách nới lỏng tiền tệ mặt lượng.
12/ 2007, Chính phủ Hoa Kỳ đã lập ra và giao cho Fed chủ trì chương trình Term
Auction Facility
để cấp các khoản vay ngắn hạn có kỳ hạn từ 28 đến 84 ngày theo
lãi suất cao nhất mà các tổ chức tài chính trả qua đấu giá. Tính đến tháng 11 năm
2008, đã có 300 tỷ dollar được FED đem cho vay theo chương trình này. FED còn
tiến hành cho vay thế chấp đối với các tổ chức tài chính với số tiền tổng cộng tới
1,6 nghìn tỷ tính đến tháng 11 năm 2008.
Kế hoạch của Barack Obama
Barack Obama, tổng thống thứ 44 của Hoa Kỳ, sau khi trúng cử đã nêu ra một chương
trình kích thích kinh tế trong đó Hoa Kỳ
đã tiến hành kích cầu bằng:
Những dự án phát triển cơ sở hạ tầng chưa từng có kể từ thập niên 1950;
Nâng cấp hệ thống sử dụng năng lượng của các văn phòng cơ quan chính phủ
Hoa Kỳ theo hướng tiết kiệm năng lượng; Đầu tư lớn cho phát triển công nghệ
nhất là thông tin y tế điện tử, hệ thống máy tính cho các trường phổ thông và
phát triển mạng Internet băng thông rộng;
Cấp thêm ngân sách cho Chương trình bảo hiểm y tế
Cấp thêm 50 tỷ dollar ngoài khoản 20 tỷ dollar đã được đồng ý cho ngành công
nghiệp ô tô với điều kiện là ngành này phải cải tổ đáng kể.
Trong đó có khả năng tịch biên các ngân hàng mà sự sụp đổ của chúng sẽ đe dọa tới nền
kinh tế quốc dân. Chính quyền Mỹ dự kiến sẽ thành lập một tổ chức mới gọi là Cơ quan
Bảo vệ Người tiêu dùng Tài chính đối với các sản phẩm như tiền vay mua nhà, mua xe
hơi, thẻ tín dụng. Nhưng nhiều đề nghị đã bị giới ngân hàng Mỹ phản đối kịch liệt. Xem
ra chính quyền Obama chưa khắc phục được sức cán phá của các tập đoàn lợi ích ở Mỹ,
nhất là giới lãnh đạo ngân hàng.
Chính phủ Trung Quốc:
Tiến hành một loạt cải cách quan trọng trong các lĩnh vực phân phối thu nhập, y tế
và giá cả. Trung Quốc một mặt duy trì vai trò điều phối của thị trường, nhưng mặt
khác tăng cường biện pháp kiểm soát vĩ mô của chính phủ.
Phát biểu tại Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) tổ chức tại thành phố Đại Liên
(Trung Quốc), ngày 12/9, ông Trương Hiểu Cường, Phó Chủ nhiệm Ủy ban cải
cách và phát triển quốc gia Trung Quốc, nhấn mạnh Trung Quốc chỉ có thể đạt
được phát triển bền vững khi có sự kết hợp giữa “bàn tay vô hình” của thị trường
với “bàn tay hữu hình” của nhà nước.
Chủ nghĩa bảo hộ mậu dịch ngóc đầu dậy
Bảo hộ mậu dịch hay tự do thương mại một lần nữa được đặt lên bàn cân. Ngày 14/9, Tổ
chức Thương mại Thế giới (WTO) nhận xét hầu hết các nền kinh tế hàng đầu thế giới đã
sử dụng “những cơ chế bảo vệ thương mại” để vượt qua cuộc khủng hoảng kinh tế toàn
cầu.
IV.ẢNH HƯỞNG CỦA CUỘC KHỦNG
HOẢNG KINH TẾ ĐẾN VIỆT NAM
Việt Nam là một quốc gia nghèo và đông dân đang dần bình phục và phát
triển sau sự tàn phá của chiến tranh, sự mất mát viện trợ tài chính từ khối
các
nước xã hội chủ nghĩa
trước đây, và sự yếu kém của nền kinh tế tập trung.
Chính sách Đổi Mới năm 1986 thiết lập nền "kinh tế thị trường theo định
hướng xã hội chủ nghĩa". Các thành phần kinh tế được mở rộng nhưng các
ngành kinh tế then chốt vẫn dưới sự điều hành của Nhà nước. Sau năm 1986,
kinh tế Việt Nam đã có những bước phát triển to lớn và đạt được tốc độ tăng
trưởng kinh tế trung bình khoảng 9% hàng năm từ
1993 đến 1997.
Tăng trưởng GDP 8,5% vào năm 1997 đã giảm xuống 4% vào năm 1998 do
ảnh hưởng của sự kiện khủng hoảng kinh tế Á châu năm 1997, và tăng lên đến
4,8% năm
1999.
Tăng trưởng GDP tăng lên từ 6% đến 7% giữa những năm 2000-2002 trong
khi tình hình kinh tế thế giới đang trì trệ. Hiện nay, giới
lãnh đạo Việt Nam
tiếp tục các nỗ lực tự do hóa nền kinh tế và thi hành các chính sách cải cách,
xây dựng cơ sở hạ tầng cần thiết để đổi mới kinh tế và tạo ra các ngành công
nghiệp xuất khẩu có tính cạnh tranh hơn.
Tác động trực tiếp đối với nền kinh tế Việt Nam thì không lớn, nhưng tác động
gián tiếp lại khá mạnh:
Khủng hoảng kinh tế thế giới khiến tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam chậm
lại, tăng trưởng GDP đang ở mức trên 8% năm, năm 2008 đạt 6,28% và đến năm
2009 chỉ đạt 5,32%, thấp nhất trong 10 năm qua.
Giá trị tăng thêm của nhiều ngành thấp hơn nhiều so với những năm trước, xuất
khẩu và du lịch giảm mạnh. Nhiều cân đối vĩ mô của nền kinh tế chưa thực sự
vững chắc. Bội chi NSNN ở mức cao nhất trong hàng chục năm qua (6,9%/GDP)
và chính sách tiền tệ nới lỏng khiến lạm phát có nguy cơ tăng cao trở lại.
Các cân đối thanh toán, cân đối ngoại thương, cân đối cung cầu vẫn chứa đựng
những yếu tố rủi ro cao, đặc biệt khi Việt Nam hội nhập sâu và rộng vào kinh tế
thế giới. Giá cả vẫn biến động phức tạp, chỉ số giá tiêu dùng tăng xấp xỉ 7%. Nợ
chính phủ và nợ quốc gia vẫn trong mức an toàn, nhưng ngày càng tăng, gần đến
ngưỡng cho phép tối đa và nhiều khoản nợ sắp đến hạn phải thanh toán lãi hoặc cả
gốc lẫn lãi.
Để đối phó với tác động bất lợi của khủng hoảng kinh tế, từ cuối năm 2008, Chính
phủ đã đặt mục tiêu chống suy giảm, ổn định vĩ mô nền kinh tế và ban hành nhiều
giải pháp, nhiều chính sách cấp bách nhằm ngăn chặn đà suy giảm kinh tế, duy trì
tăng trưởng kinh tế và đảm bảo an sinh xã hội.
Lãi suất cho vay liên ngân hàng quốc tế - LIBOR và SIBOR - đang tăng. Nó có
thể ảnh hưởng tới nợ ngắn hạn của Việt Nam tại các ngân hàng thương mại và
doanh nghiệp.
Mặc dù số nợ này không lớn, chỉ khoảng hai tỷ USD, nhưng người ta buộc
phải tái cấu trúc kỳ hạn và lãi suất, và như thế có thể ảnh hưởng tình hình tài chính
của một số ngân hàng và doanh nghiệp.
Khủng hoảng ở Mỹ có thể làm cho người dân dự đoán USD sẽ xuống giá và
họ có thể rút USD khỏi ngân hàng, hoặc bán USD mua tiền Việt gửi vào. Nó có
thể làm cấu trúc tài sản của các ngân hàng rơi vào thế bất lợi.
Trong lĩnh vực thương mại, một khi mà người tiêu dùng Mỹ thắt chặt hầu
bao thì nhiều nền kinh tế dựa chủ yếu vào nguồn lợi từ xuất khẩu chắc chắn sẽ gặp
rất nhiều khó khăn.
Với Việt Nam : hiện nay 60% GDP của chúng ta là để phục vụ cho xuất khẩu, mà Mỹ
là thị trường nhập khẩu quan trọng các mặt hàng dệt may, da giày, thuỷ sản của Việt
Nam. Khủng hoảng tài chính của Mỹ có thể làm cho xuất khẩu của Việt Nam vào Mỹ
giảm mạnh vì hai lý do
Hàng xuất khẩu của Việt Nam một phần lớn vẫn là các loại hàng thô, trong
khi giá các nguyên liệu thô trên thị trường thế giới đang giảm, kể cả khi không có
khủng hoảng ở Mỹ
Sự eo hẹp của thị trường tài chính dẫn đến eo hẹp thị trường nhập khẩu hàng
hóa, nhu cầu về hàng xuất khẩu của Việt Nam giảm đi.
Không riêng gì Việt Nam mà nhiều quốc gia ở châu Á còn phải chịu những tác động sâu
xa hơn từ việc thị trường xuất khẩu lớn nhất bị suy thoái. Mỹ là một nền kinh tế 70% tiêu
dùng. Một khi mà người tiêu dùng Mỹ thắt chặt hầu bao, không còn vung tiền chi tiêu
mua sắm ôtô, tivi, tủ lạnh, thực phẩm thì các nền kinh tế dựa chủ yếu vào nguồn lợi từ
xuất khẩu chắc chắn sẽ gặp rất nhiều khó khăn.
Giá bất động sản ở Việt Nam cũng có thể xuống thấp hơn nữaÆ tài sản ngân
hàng cũng xuống theo và nợ xấu có thể tăng lên.
Vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam có thể chững lại, vốn cam kết thì lớn,
nhưng vốn thực hiện có thể thấp, tình hình giải ngân những tháng cuối năm sẽ gặp
khó khăn. Lo ngại là phần lớn nhà đầu tư nước ngoài sẽ rút vốn về khi nguồn vốn
của họ bị co lại. Khi đó, một lượng không nhỏ USD sẽ ra khỏi Việt Nam.
Thị trường chứng khoán Việt Nam chưa gia nhập vào hệ thống thị trường chứng
khoán thế giới nên ảnh hưởng tương đối nhỏ.
Nhu cầu đối với sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam sẽ bị thu hẹp (hơn 50% kim
ngạch xuất khẩu của Việt Nam là sang thị trường Mỹ, EU và Nhật Bản)
Nguồn tín dụng đang dần trở nên cạn kiệt của thế giới sẽ làm cho hoạt động đầu
tư trực tiếp và gián tiếp suy giảm trên phạm vi toàn cầu, và Việt Nam không phải
là một ngoại lệ. Đối với khu vực doanh nghiệp, điều đáng lo ngại là tình trạng cạn
kiệt tín dụng trên thế giới lại xảy ra đúng vào lúc tín dụng dành cho khu vực doanh
nghiệp dân doanh ở Việt Nam đang khan hiếm và lãi suất vay vẫn đang được duy
trì ở mức tương đối cao.
Tác động tới khu vực ngân hàng có vẻ như khó nhận thấy hơn. Vì mức độ và trình
độ liên kết của các ngân hàng thương mại Việt Nam đối với hệ thống tài chính
quốc tế còn rất hạn chế nên chúng sẽ ít chịu tác động trực tiếp.Thâm hụt tài khoản
vãng có thể bị nới rộng. Đồng thời các dòng vốn đổ vào FDI, FPI, kiều hối lại ít đi
sẽ làm cán cân thanh toán trở nên xấu đi.
IV. BÀI HỌC RÚT RA CHO VIỆT NAM
Khủng hoảng kinh tế thế giới ảnh hưởng trực tiếp tới Việt Nam theo cả hai vế của tổng
cầu:
Cầu đầu tư bị giảm do nguồn cung vốn FDI và đầu tư gián tiếp bị giảm mạnh
Cầu về tiêu dùng bị giảm, do khủng hoảng thế giới làm giảm mạnh cầu về hàng
xuất khẩu. Điều này khiến các công ty gia công, lắp ráp hàng xuất khẩu phải giãn
thợ, làm tăng số lượng thất nghiệp và thấp nghiệp tạm thời
→ sự sụt giảm tiêu
dùng nội địa.
Chính phủ Việt Nam đã nhanh chóng thực hiện gói kích cầu nhiều tỷ USD, thông qua các
khoản cho vay với sự hỗ trợ lãi suất, đi kèm với giãn thuế đánh vào các doanh nghiệp.
Mặc dù về mặt chủ trương, gói kích cầu này nhằm hỗ trợ các ngành xuất khẩu và đầu tư
vào các dự án hạ tầng, tạo việc làm, thu nhập, và kích thích tiêu dùng của dân cư. Tuy
nhiên, sự giảm mạnh về nhu cầu từ các thị trường xuất khẩu truyền thống là một trở ngại
trong vài năm tới mà Việt Nam sẽ tiếp tục phải đối mặt. Bên cạnh đó, theo đánh giá của
Vụ thống kê tài khoản quốc gia: “Tiêu dùng của dân cư đã suy giảm nghiêm trọng ở mức
âm 10%trong nửa đầu năm nay so
với cùng kỳ năm ngoái” (SGTT, 07/07/09).
Điều đó nói lên rằng, mặc dù gói kích cầu là rất nhanh và khá lớn so với tỷ lệ GDP,
nhưng hiệu
quả thực tế của nó cần phải có sự thẩm định và đánh giá chính xác, nhằm tránh cho nền
kinh tế
bị rơi vào một cuộc suy thoái hay lạm phát mới trong tương lai.
Bài học từ khủng hoảng kinh tế ở Mỹ cho thấy, kích cầu tự bản thân nó không
phải là giải
pháp cho phép nền kinh tế vượt nhanh ra khỏi khủng hoảng ngược lại, có thể là hiểm
họa tiềm ẩn gây nên lạm phát và suy thoái, nếu thể chế tài chính có những khiếm
khuyết, khiến cho dòng vốn kích cầu bị lái trệch khỏi mục tiêu ban đầu, hoặc bị sử
dụng quá kém hiệu quả.
Ở kịch bản xấu nhất, dòng vốn kích cầu có thể bị lái vào đầu cơ bong bóng chứng
khoán hoặc bất động sản, vì bản chất của nó vẫn chỉ là chính sách nới lỏng tiền tệ,
dựa trên việc hạ thấp lãi suất như Mỹ đã làm. Điều này có thể là một nguy cơ dễ
xảy ra, bởi rủi ro lựa chọn tồi (adverse selection) và hiểm họa do sự vô trách
nhiệm trong việc sử dụng vốn vay (moral hazard), mà Stiglitz - Weiss đã chỉ ra.
Cũng bởi chính hành vi trục lợi có thể xảy ra ở ngay tại các tổ chức tài chính, do
thiếu sự giám sát chặt chẽ (moral hazard in bank).
Chúng ta cần tách biệt rõ giữa ý nguyện đúng đắn của chính sách kích cầu với
khiếm khuyết hay rủi ro có thể xảy ra của hệ thống tài chính (mà ngay cả Mỹ cũng
có vấn đề), để có một cái nhìn thực tiễn.
Trong kịch bản xấu nhất này, Việt Nam sẽ trải qua từng đợt bong bóng chứng
khoán và bong bóng bất động sản, theo từng chu kỳ của chính sách nới lỏng tiền
tệ. Và cũng như đã xảy ra ở Mỹ, điều này khiến hiệu quả đầu tư và năng suất
chung của nền kinh tế có thể bị giảm sút hoặc không tăng theo đúng tiềm năng,
kéo theo tình trạng giảm sức cạnh tranh của các doanh nghiệp, thậm chí ngay trên
thị trường nội địa.
Trong điều kiện có de facto tự do thương mại với Trung Quốc - một nền kinh tế
đang đi lên dựa trên việc tăng hiệu quả theo quy mô sản xuất lớn, thì kịch bản trên
lại đặt ra một thách thức khác cho Việt Nam. Gói kích cầu lớn so với tỷ lệ GDP,
và thâm hụt ngân sách khá lớn so với tỷ lệ GDP hiện nay của Việt Nam sẽ không
gây ra áp lực lạm phát ngay, vì sức tiêu dùng cũng như đầu tư vẫn đang suy giảm.
Nhưng nó trực tiếp làm giảm giá trị đồng tiền của Việt Nam so với đồng nhân dân
tệ, hoặc làm ngập hàng nhập khẩu chất lượng thấp của Trung Quốc vào Việt Nam,
hoặc cả hai (Samuelson - Balasa effect). Hệ quả là nhập siêu và vay nợ của Việt
Nam, chỉ riêng với đối tác khổng lồ Trung Quốc, sẽ tăng nhanh.
Việt Nam gặp phải thách thức rất lớn nhưng cơ hội cũng đang mở ra. Vấn đề là
chúng ta có nắm bắt được cơ hội hay không. Cần nhận định rõ rằng, Trung Quốc
là một siêu cường đang nổi lên, một “nhà máy sản xuất” của thế giới, một thị
trường đang tăng trưởng nhanh (vừa vượt cả Mỹ để trở thành thị trường tiêu thụ ô
tô lớn nhất thế giới) và là một quốc gia có dự trữ vốn gần như lớn nhất thế giới.
Một chính sách nhằm làm co hẹp dần khoảng cách về năng suất của nền kinh tế
Việt Nam so với Trung Quốc sẽ biến Việt Nam thành nơi “hút” đầu tư nước ngoài
cực mạnh, ngay khi nền kinh tế thế giới phục hồi trở lại. Đó là cơ hội phát triển
cho Việt Nam, dựa ngay trên sức mạnh đang lên của Trung Quốc. Điều này đòi
hỏi phải có một sự thay đổi về thể chế quản lý một cách có trật tự và vững chắc.
Một thể chế quản lý nhấn mạnh tới trách nhiệm, hiệu quả của từng tế bào của bộ
máy quản lý Nhà nước, của từng tổ chức tài chính và công nghiệp đối với lợi ích
của toàn xã hội và với yêu cầu phát triển bền vững. Điều đó đòi hỏi một sự minh
bạch về thông tin quản lý, về hiệu quả kinh tế - xã hội của từng đơn vị hay tổ chức
trong từng địa phương và trong toàn nền kinh tế. Đây cũng chính là bài học quý
báu nhất về tiến trình chuyển đổi tổ chức và quản lý tại Trung Quốc trong cải
cách. Cũng như Singapore, Hàn Quốc, Đài Loan, hay Trung Quốc, Ấn Độ trước
đây, sự thách thức và cơ hội đang đặt ra với Việt Nam hôm nay. Họ cũng đã bắt
đầu từ một xã hội như chính chúng ta. Và chúng ta cũng hoàn toàn có thể vươn lên
như họ, hòa nhập vào một Châu Á năng động và một Thế giới phát triển bền vững
hơn.
Danh sách các thành viên của nhóm