Tải bản đầy đủ (.pdf) (70 trang)

Tiểu luận truyền thông official vai trò của truyền thông đối ngoại trung quốc trong việc quảng bá hình ảnh quốc gia tại sự kiện thế vận hội mùa đông 2022

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (19.65 MB, 70 trang )

<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">

<b>BỘ NGOẠI GIAOHỌC VIỆN NGOẠI GIAO</b>

<b>KHOA CHÍNH TRỊ QUỐC TẾ VÀ NGOẠI GIAO</b>

<b>---TIỂU LUẬNMƠN: TRUYỀN THƠNG QUỐC TẾ</b>

<b>ĐỀ TÀI: VAI TRỊ CỦA TRUYỀN THƠNG ĐỐI NGOẠITRUNG QUỐC TRONG VIỆC QUẢNG BÁ HÌNH ẢNHQUỐC GIA TẠI SỰ KIỆN THẾ VẬN HỘI MÙA ĐÔNG 2022</b>

<b>Giáo viên hướng dẫn:</b> Ths Triệu Nguyễn Huyền Trang

<b>Sinh viên thực hiện:</b> Mai Quỳnh Anh :QHQT49C41116 Bùi Vũ Hà Chi :QHQT49C11138 Nguyễn Minh Giang :QHQT49C11178 Đào Nguyễn Mai Khanh :QHQT49C11237 Nguyễn Thị Hồng Nhung :QHQT49C11369 Dương Trịnh Yến Nhi :QHQT49B11358

<b>Hà Nội, 2023</b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2">

MỤC LỤC

<b>A. MỞ ĐẦU...1</b>

1. Tính cấp thiết đề tài...1

2. Tổng quan tình hình nghiên cứu...1

3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu...4

4. Phương pháp nghiên cứu...4

5. Đối tượng và phạm vi nguyên cứu của đề tài...5

5.1. Đối tượng nghiên cứu của đề tài...5

5.2. Phạm vi nghiên cứu của đề tài...5

6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn...6

7. Kết cấu...6

<b>B. NỘI DUNG...7</b>

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN...7

1.1. Các khái niệm cơ bản...7

1.1.1. Khái niệm về truyền thông, mơ hình truyền thơng...7

1.1.2. Khái niệm về truyền thơng đối ngoại và vai trị của truyền thơng đối ngoại...7

1.1.3. Khái niệm hình ảnh quốc gia, quảng bá hình ảnh quốc gia...7

1.2. Khái quát về Thế vận hội Mùa đông Bắc Kinh 2022...8

1.2.1. Lý do Trung Quốc trở thành quốc gia đăng cai sự kiện Thế vận hội Mùa đông Bắc Kinh 2022...8

1.2.2. Khái qt tình hình trong và ngồi Trung Quốc trước sự kiện Thế vận hội Mùa đông Bắc Kinh 2022...10

1.3. Tiểu kết...12

CHƯƠNG 2: TRUYỀN THÔNG ĐỐI NGOẠI TRUNG QUỐC TRONG VIỆC QUẢNG BÁ HÌNH ẢNH, VĂN HỐ QUỐC GIA TRONG KỲ THẾ VẬN HỘI MÙA ĐÔNG BẮC KINH 2022...14

</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3">

2.1. Phương thức triển khai truyền thông của Trung Quốc trong việc quảng bá

hình ảnh, văn hố quốc gia tại kỳ Thế vận hội Mùa đông Bắc Kinh 2022...14

2.1.1. Người gửi...14

2.1.2. Người nhận...15

2.1.3. Cách thức và thông điệp truyền tải...16

2.1.3.1. Truyền thông bằng các phương thức truyền thống...16

2.1.3.2. Truyền thông qua các hoạt động truyền bá văn hố...17

2.1.3.3. Truyền thơng qua các trang mạng xã hội và áp dụng công nghệ hiện đại trong q trình truyền thơng...18

2.1.3.4. Truyền thơng qua các sản phẩm đại diện cho thế vận hội...22

2.1.3.5. Truyền thơng qua q trình tổ chức Thế vận hội Mùa đông 2022 ...25

2.2. Ảnh hưởng của hoạt động truyền thơng đối ngoại trong việc quảng bá hình ảnh, văn hố quốc gia trong kỳ Thế vận hội Mùa đơng Bắc Kinh 2022.33 2.2.1. Ảnh hưởng đối với nội bộ Trung Quốc...33

2.2.2. Ảnh hưởng đối với cộng đồng quốc tế...40

CHƯƠNG 3: ĐÁNH GIÁ VÀ BÀI HỌC CHO VIỆT NAM...46

3.1. Nhận định của nhóm tác giả về cách thức tuyên truyền của Trung Quốc46 3.1.1. Ưu điểm...46

3.1.2. Nhược điểm...53

3.2. Đề xuất bài học kinh nghiệm cho Việt Nam trong việc quảng bá hình ảnh, văn hố quốc gia...55

<b>C. KẾT LUẬN...60</b>

TÀI LIỆU THAM KHẢO...63

</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4">

<b>A. MỞ ĐẦU1. Tính cấp thiết đề tài</b>

Tiếp nối Thế vận hội Mùa hè Bắc Kinh 2008, việc đăng cai tổ chức sự kiện Thế vận hội Mùa đông Bắc Kinh 2022 đã đưa Bắc Kinh trở thành thành phố đầu tiên trên thế giới đăng cai cả Thế vận hội Mùa hè và Mùa đông và là thủ đô thứ hai đăng cai Thế vận hội Mùa đông sau Thế vận hội Mùa đông 1952 được tổ chức ở Oslo, Na Uy.

Việc đăng cai Thế vận hội thường được coi là có tầm quan trọng đáng kể đối với nước chủ nhà. Lí do là vì đây là cơ hội để nước chủ nhà nâng cao hình ảnh quốc gia trên trường quốc tế, tạo thanh thế trên phạm vi toàn cầu. Thế vận hội thu hút sự đưa tin rộng rãi của các phương tiện truyền thông, thu hút sự chú ý của quốc tế và nâng cao hình ảnh cho quốc gia đăng cai.

Đồng thời, điều này cịn có tác động về mặt kinh tế khi việc tổ chức Thế vận hội sẽ kích thích du lịch, thúc đẩy phát triển cơ sở hạ tầng, tạo cơ hội việc làm và thu hút đầu tư nước ngoài vào nước chủ nhà. Mặt khác, việc đăng cai Thế vận hội Mùa đông trong thời kỳ đại dịch COVID-19 khó khăn sẽ mang đến cho nước chủ nhà một cơ hội vàng để chứng tỏ cho thế giới thấy sự phát triển vượt bậc, khả năng kiểm sốt tình hình dịch bệnh cùng với tiềm lực quốc gia vượt trội. Do đó, việc đăng cai Thế vận hội Mùa đơng 2022 có ý nghĩa vô cùng lớn đối với nước chủ nhà Trung Quốc.

Nghiên cứu về vai trị của truyền thơng đối ngoại Trung Quốc trong việc quảng bá hình ảnh quốc gia tại sự kiện Thế vận hội Mùa đông 2022 sẽ cung cấp cái nhìn sâu sắc về tầm quan trọng của truyền thông đối ngoại trong việc xây dựng và nâng cao uy tín quốc gia, cũng như ảnh hưởng về hình ảnh của Trung Quốc trên trường quốc tế thơng qua truyền thơng đối ngoại.

<b>2. Tổng quan tình hình nghiên cứu</b>

Tham khảo các nguồn tài liệu liên quan, lịch sử nghiên cứu của đề tài này có thể được chia thành ba mảng lớn như sau: Các nghiên cứu về truyền thông, truyền thông quốc tế; ảnh hưởng và vai trị của truyền thơng đối với việc quảng bá hình ảnh quốc gia; nghiên cứu về sự ảnh hưởng, tầm quan trọng

1

</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5">

của việc tổ chức thế vận hội đối với việc quảng bá hình ảnh quốc gia của các nước chủ nhà nói chung và Trung Quốc nói riêng.

Đầu tiên, bàn về khái niệm truyền thông và truyền thông quốc tế, cuốn “Truyền Thông - Lý thuyết và kỹ năng cơ bản” do PGS.TS Nguyễn Văn Dững (2012) là chủ biên đã cung cấp các quan niệm chung về truyền thông, các lý thuyết, kỹ năng cơ bản về truyền thơng, các mơ hình truyền thông, truyền thông vận động xã hội và truyền thông đại chúng, giúp cho người đọc hiểu rõ kiến thức nền tảng cũng như nâng cao các kỹ năng cần thiết trong hoạt động truyền thơng và báo chí. TS Nguyễn Thị Hồng Nam, chủ biên của Cuốn “Truyền thông quốc tế - Lý luận và thực tiễn” (2016), khi viết về truyền thông quốc tế đã nêu lý luận chung về truyền thông quốc tế, lịch sử phát triển truyền thông quốc tế, truyền thông tại một số quốc gia trên thế giới, truyền thông quốc tế tại Việt Nam từ góc nhìn thơng tin đối ngoại cũng như định hướng phát triển truyền thông quốc tế tại Việt Nam.

Đề cập tới tác động của truyền thông đối ngoại đối với việc quảng bá hình ảnh du lịch, tác giả Benxiang Zeng đã có bài viết Social Media in Tourism. Theo ơng, “Phương tiện truyền thơng xã hội đóng vai trị ngày càng quan trọng trong nhiều khía cạnh của du lịch, đặc biệt là hành vi tìm kiếm thơng tin và ra quyết định, quảng bá du lịch tập trung vào các thực tiễn tốt nhất để tương tác với người tiêu dùng thông qua các kênh truyền thông xã hội (chia sẻ xã hội về trải nghiệm du lịch). Tận dụng phương tiện truyền thông xã hội để tiếp thị sản phẩm du lịch đã được chứng minh là một chiến lược xuất sắc. Nhiều quốc gia coi phương tiện truyền thông xã hội là một công cụ quan trọng để thúc đẩy ngành công nghiệp du lịch của họ”. Trên Tạp chí Văn học nghệ thuật số 401 tháng 11 – 2017, bài nghiên cứu “Truyền thông và sự phát triển của văn hoá đại chúng” của tác giả Đặng Thị Tuyết đã chỉ ra vai trò của truyền thơng đối với văn hố đại chúng cũng như sức mạnh của truyền thơng văn hóa trong việc quảng bá hình ảnh của mỗi quốc gia.

Cuối cùng, đối với các bài nghiên cứu sâu hơn về cách các quốc gia quảng bá hình ảnh đất nước thơng qua các sự kiện thể thao, cụ thể là Thế vận hội các mùa, tạp chí Quan hệ quốc tế Croatia kì 23, số 79, năm 2017 cũng có bài viết Olympic Diplomacy and the Emerging States: Striving for Influence

2

</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">

in the Multipolar World, đặt vấn đề về khái niệm đa cực và tồn cầu hóa bằng cách đặt câu hỏi “Liệu Thế vận hội Olympic có củng cố bản sắc dân tộc và thúc đẩy lợi ích quốc gia bằng cách sử dụng ngoại giao Olympic như một công cụ quyền lực mềm hay không?” (Luša, 2017). Từ đó, bài báo tìm hiểu mối tương quan giữa những thay đổi trong các vấn đề quốc tế với việc đăng cai và tham gia Thế vận hội Olympic của các quốc gia như Brazil, Trung Quốc và Nga. Bài báo của Jonathan Grix và Donna Lee với tựa đề Soft Power, Sports Mega-Events and Emerging States: The Lure of the Politics of Attraction cũng nghiên cứu trường hợp tương tự của Thế vận hội Bắc Kinh 2008, World Cup 2010 ở Nam Phi, World Cup 2014 và Thế vận hội Olympic 2016 ở Brazil.

Đối với riêng vấn đề về Trung Quốc, cho đến nay đã có một số bài viết khoa học nghiên cứu ở những phạm vi khác nhau. Hai tác giả Wenlong Song và Xinyu Xing trong bài báo Olympic Diplomacy: A New Way to Reshape Beijing's International Image đã có những nhận xét rõ ràng về vai trị Thế vận hội Mùa đơng 2022, đồng thời nêu lên lợi thế của Bắc Kinh trong việc tổ chức sự kiện quốc tế quan trọng này. Michelle Cabula và Stefano Pochettino trong bài báo Emerging Negative Soft Power: The Evolution of China’s Identity in the 2008 and 2022 Beijing Olympics Opening and Closing Ceremonies xuất bản trực tuyến ngày 19/05/2023 đã nhận định: “Những sự kiện này đã mang đến cho Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa một cơ hội để quảng bá hình ảnh với thế giới và nâng cao sức hấp dẫn của mình. Các biểu tượng, hình ảnh, cảnh và bài phát biểu trong lễ khai mạc và bế mạc của Thế vận hội Bắc Kinh 2008 và 2022 phản ánh các chiến lược truyền thông quốc tế rộng lớn hơn được Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa triển khai dưới thời Chủ tịch Hồ Cẩm Đào và Tập Cận Bình như một phần trong việc thực thi quyền lực mềm tiêu cực của họ” (Cabula & Pochettino, 2023). Trong “What Does China Stand to Gain by Hosting the 2022 Winter Olympics?”, Patrick Beyrer và Morgan Peirce cũng nhận xét “Bắc Kinh coi các sự kiện này là biểu tượng của “sự trẻ hóa” của quốc gia và bước vào “Kỷ nguyên Vinh quang” của Trung Quốc”. Ngoài ra cịn có nhiều bài nghiên cứu về hiệu quả truyền thông của riêng một tờ báo như bài “China’s National Image Building by China Daily during the Winter Olympics” của tác giả Yang Hu đã phân tích ngẫu nhiên một số bài đăng của

3

</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">

China Daily - tờ báo tiếng Anh chính thức của Trung Quốc, chỉ ra những thành tựu của truyền thông quốc tế trong Thế vận hội Mùa đông và triển vọng truyền thông quốc tế của Trung Quốc, hay những bài nghiên cứu về mặt truyền thông kỹ thuật số như “China's Digital Public Diplomacy during the 2022 Beijing Winter Olympics” của Yuxi Niu thuộc Khoa Quan hệ Quốc tế và Công vụ, Đại học Nghiên cứu Quốc tế Thượng Hải, Thượng Hải, Trung Quốc.

Các bài viết nghiên cứu trên cung cấp một lượng lớn thông tin, tài liệu cho bài tiểu luận này. Tuy nhiên, các cơng trình trên chưa đi sâu vào nghiên cứu, phân tích các phương thức truyền thơng cũng như vai trị của truyền thơng đối ngoại Trung Quốc trong việc quảng bá hình ảnh quốc gia tại sự kiện Thế vận hội Mùa đơng 2022. Vì vậy, đây vẫn là một đề tài mang tính cấp thiết đối với chúng ta.

<b>3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu</b>

Đề tài nghiên cứu nhằm đánh giá vai trị của truyền thơng đối ngoại Trung Quốc trong việc quảng bá hình ảnh quốc gia tại Thế vận hội Mùa đơng 2022. Từ đó nghiên cứu đem tới cái nhìn rõ nét hơn về các phương pháp, chiến lược mà Trung Quốc đã áp dụng và xây dựng để quảng bá, tơn vinh hình ảnh quốc gia, tăng cường sự hiểu biết và sức ảnh hưởng của họ trong cộng đồng quốc tế thông qua sự kiện Thế vận hội Mùa đông 2022. Điều này có thể bao gồm việc tận dụng các nền tảng truyền thơng như truyền hình, báo chí, mạng xã hội và các kênh truyền thơng khác. Bên cạnh đó, nghiên cứu này sẽ tiếp tục phân tích các chiến dịch quảng cáo mà Trung Quốc đã triển khai, nhằm tạo ấn tượng mạnh mẽ và tăng cường uy tín của họ, thu hút sự quan tâm và chú ý của thế giới. Phân tích tác động của các hoạt động truyền thông đối ngoại Trung Quốc đến ý kiến công chúng và hình ảnh của họ trong cộng đồng quốc tế giúp ta định hình và nâng cao hiểu biết về các chiến lược và phương pháp truyền thông, từ đó rút ra bài học, vận dụng trong việc quảng bá hình ảnh và truyền tải thơng điệp quốc gia tại các sự kiện quốc tế trong tương lai.

<b>4. Phương pháp nghiên cứu</b>

Bài tiểu luận sử dụng phương pháp phân tích nội dung mơ hình truyền thơng để nghiên cứu và đánh giá các tài liệu, bài viết, thông cáo báo chí và

4

</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">

các tài liệu truyền thơng khác liên quan đến vai trị truyền thơng đối ngoại của Trung Quốc tại Thế vận hội Mùa đông 2022. Sau q trình phân tích, nhóm thực hiện tiến hành tổng hợp các thơng tin về mơ hình và các phương thức truyền thông Trung Quốc đã sử dụng, từ đó rút ra các nhận định cần thiết.

Bên cạnh đó, việc sử dụng phương pháp liệt kê, trích dẫn nhiều nội dung của tài liệu tham khảo liên quan đến vấn đề đang chứng minh đã tạo nên cơ sở lý thuyết khoa học vững chắc cho luận cứ mà bài luận đang đề cập tới. Cuối cùng, nhóm thực hiện tiến hành so sánh đối tượng với Thế vận hội 2008 và tình hình quốc tế để có cái nhìn khách quan, đánh giá những ảnh hưởng của truyền thông đến nội bộ Trung Quốc, cộng đồng quốc tế và các tác động kinh tế, tác động truyền thông, và tương tác của các quốc gia trong việc quảng bá hình ảnh nước nhà tại Thế vận hội Mùa đơng 2022, qua đó có thể đo lường được sự hiệu quả và tiến hành đánh giá kết quả.

<b>5. Đối tượng và phạm vi nguyên cứu của đề tài5.1. Đối tượng nghiên cứu của đề tài</b>

Trung quốc: Nghiên cứu vai trò và hoạt động của các tổ chức truyền thơng, cơ quan chính phủ và các đại diện của Trung Quốc trong việc quảng bá hình ảnh quốc gia tại Thế vận hội Mùa đông 2022

Quốc tế: Nghiên cứu các tác động và phản ứng của cộng đồng quốc tế, bao gồm giới truyền thông, công chúng và các quốc gia đối với việc quảng bá hình ảnh quốc gia của Trung Quốc tại Thế vận hội Mùa đông 2022.

Thế vận hội Mùa đông 2022: Nghiên cứu vai trò và ảnh hưởng của sự kiện Thế vận hội Mùa đơng 2022 đối với việc quảng bá hình ảnh quốc gia của Trung Quốc.

<b>5.2. Phạm vi nghiên cứu của đề tài</b>

Chiến lược truyền thông đối ngoại: Xem xét và phân tích chiến lược, kế hoạch và các hoạt động truyền thông đối ngoại của Trung Quốc trong việc quảng bá hình ảnh quốc gia tại Thế vận hội Mùa đông 2022.

Các yếu tố truyền thông và quảng cáo: Nghiên cứu các yếu tố truyền thông và quảng cáo được sử dụng để quảng bá hình ảnh quốc gia của Trung

5

</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">

Quốc tại sự kiện này, bao gồm các phương tiện truyền thông, mạng xã hội, quảng cáo trên địa điểm và truyền thông trực tuyến.

Tương tác và phản ứng quốc tế: Nghiên cứu tương tác, phản ứng và ý kiến của cộng đồng quốc tế đối với việc quảng bá hình ảnh quốc gia của Trung Quốc tại sự kiện này.

Tác động kinh tế, văn hóa và quốc tế: Đánh giá tác động của việc quảng bá hình ảnh quốc gia tại Thế vận hội Mùa đông 2022 đối với kinh tế, văn hóa và quan hệ quốc tế của Trung Quốc.

<b>6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn</b>

Bài tiểu luận tiến hành phân tích ý nghĩa vai trị của thế vận hội Bắc Kinh 2022 đối với việc quảng bá hình ảnh quốc gia của Trung Quốc, các vấn đề nảy sinh của truyền thông đối ngoại Trung Quốc trong bối cảnh quan hệ quốc tế có nhiều biến đổi phức tạp, khác hẳn so với bối cảnh diễn ra sự kiện Thế vận hội Mùa hè 2008 và hiệu quả của các công tác truyền thông trong thời gian diễn ra sự kiện này. Từ quá trình đánh giá và phân tích đó, kết quả nghiên cứu có thể rút ra được bài học thực tiễn đối với vấn đề truyền thông đối ngoại của Việt Nam, việc tham khảo các chiến lược truyền thơng có thể góp phần nâng cao hiệu quả quảng bá hình ảnh đất nước trong những sự kiện quốc tế quan trọng, điển hình như sự kiện Đại hội Thể thao Đông Nam Á lần thứ 31 (SEA Games 31) được tổ chức tại Việt Nam vừa qua và các sự kiện quốc tế trong tương lai.

<b>7. Kết cấu</b>

Ngoài phần mở đầu, kết luận, và danh mục tham khảo, nội dung của bài tiểu luận gồm ba chương chính:

Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn

Chương 2: Truyền thông đối ngoại Trung Quốc trong việc quảng bá hình ảnh, văn hố quốc gia trong kỳ Thế vận hội Mùa đông Bắc Kinh 2022

Chương 3: Đánh giá và bài học cho Việt Nam

6

</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10">

<b>B. NỘI DUNG</b>

<b>CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN1.1. Các khái niệm cơ bản</b>

<b>1.1.1. Khái niệm về truyền thơng, mơ hình truyền thơng</b>

Truyền thơng là q trình (khơng diễn ra ngay tức thời mà cần có thời gian) tương tác, chia sẻ và trao đổi thông điệp, thông tin liên tục giữa hai hay nhiều người nhằm đạt đến sự thấu hiểu nhất định và từ đó, góp phần thuyết phục, thay đổi nhận thức, tư tưởng thậm chí là hành vi.

Mơ hình truyền thơng là một dạng thức biểu hiện cụ thể, cô đúc lý thuyết truyền thông, phản ánh mối quan hệ của các yếu tố trong q trình truyền thơng (Một số vấn đề lý luận về mơ hình truyền thơng, 2018).

<b>1.1.2. Khái niệm về truyền thơng đối ngoại và vai trị của truyền thông đối ngoại</b>

Truyền thông đối ngoại là hoạt động truyền tải thơng tin với mục đích làm cho thế giới hiểu rõ đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước; quan điểm và lập trường của quốc gia chủ thể trong các vấn đề quốc tế và khu vực. Bản chất truyền thông đối ngoại là quan hệ trao đổi, thu nhận, tương tác thông tin, truyền phát thông điệp giữa hai quốc gia với nhau nhằm mang lại lợi ích song phương; là tổng thể mọi hoạt động liên quan đến nguồn phát, thông điệp, công chúng, phương thức truyền thông, chủ thể, công nghệ truyền thông… của một nước đối với nước khác.

Truyền thông đối ngoại là một bộ phận quan trọng hợp thành chính sách đối ngoại của một quốc gia, liên quan nhất định đến công tác tư tưởng, nhận thức chính trị, văn hóa - xã hội, dân trí của quốc gia đó, góp phần vào việc tăng cường vị thế quốc gia (Thanh Bình, 2021).

<b>1.1.3. Khái niệm hình ảnh quốc gia, quảng bá hình ảnh quốc gia</b>

Về khái niệm hình ảnh quốc gia, có tác giả cho rằng, hình ảnh quốc gia là tài sản vơ hình, khó lấy tiêu chuẩn cụ thể để đánh giá (Tân Lương, no date, 439). Còn theo một quan điểm khác, hình ảnh đất nước có thể được hiểu là: “Tổng hợp của niềm tin và những ấn tượng mà con người lưu giữ về một địa

7

</div><span class="text_page_counter">Trang 11</span><div class="page_container" data-page="11">

danh hay một quốc gia nào đó”. Hình ảnh của một đất nước được phản ánh bởi nhận thức của người dân, văn hóa, trình độ phát triển kinh tế, chất lượng sản phẩm quốc gia, sản phẩm mà quốc gia đó có lợi thế so sánh.... (Vicente, 2004, tr.20). Do vậy, theo nghĩa rộng, hình ảnh đất nước là một bức tranh tổng thể của một quốc gia với tất cả các lĩnh vực của đời sống chính trị, kinh tế, văn hóa - xã hội của nước đó. Theo nghĩa hẹp, hình ảnh quốc gia được thể hiện ở những lĩnh vực nổi trội của đất nước mà khi nhắc đến lĩnh vực ấy, người ta dễ dàng liên tưởng đến đất nước đó.

Quảng bá hình ảnh quốc gia là tổng hợp tất cả các hoạt động lý luận và thực tiễn trên tất cả các phương tiện của đời sống nhằm ngày càng phát huy được những thế mạnh, những vẻ đẹp của đất nước (từ điều kiện tự nhiên đến điều kiện xã hội, kinh tế, văn hóa, chính trị, con người, …), đồng thời khắc phục và xóa dần những nhược điểm, hạn chế của đất nước đó. Thứ nhất, quảng bá hình ảnh quốc gia chính là kênh “đầu tư” hữu hiệu nhằm thu hút các dòng đầu tư, du lịch phát triển, nâng cao thương hiệu quốc gia. Thứ hai làm, thay đổi nhận thức, chuyển đổi những định kiến truyền thống, tạo dựng niềm tin trong quan hệ quốc tế, từ đó các quốc gia có thể đạt được các thỏa thuận, hợp tác về chính trị, kinh tế và quân sự. Thứ ba, xây dựng, quảng bá hình ảnh quốc gia khơng phải là con đường một chiều mà cịn là q trình tương tác, học hỏi, giao lưu, góp phần làm phong phú bản sắc văn hóa dân tộc.

<b>1.2. Khái quát về Thế vận hội Mùa đông Bắc Kinh 2022</b>

<b>1.2.1. Lý do Trung Quốc trở thành quốc gia đăng cai sự kiện Thế vận hội Mùa đơng Bắc Kinh 2022</b>

Trong q khứ, Trung Quốc đã tìm cách sử dụng Thế vận hội Olympic để chứng minh với các quốc gia khác rằng Trung Quốc có một hệ thống quản trị hiệu quả và xứng đáng có một vị trí nổi bật trong trật tự quốc tế. Có thể thấy rằng năm 2008, Trung Quốc đã đầu tư một lượng lớn vốn và nhân lực để thể hiện bộ mặt hào phóng, chịu chi cho sự kiện Thế vận hội và cởi mở, niềm nở với phần còn lại của thế giới, và người dân Trung Quốc đã rất kỳ vọng rằng chiến lược này sẽ mang lại hiệu quả lần nữa vào năm 2022. Một cuộc thăm dò ý kiến từ năm 2008 đã cho thấy rằng người dân Trung Quốc gần như nhất trí với quan điểm và tự tin rằng Thế vận hội Bắc Kinh sẽ làm thay đổi

8

</div><span class="text_page_counter">Trang 12</span><div class="page_container" data-page="12">

mạnh mẽ cách nhìn nhận của quốc tế về đất nước của họ. Tuy nhiên, sự kiện Thế vận hội 2008 chỉ có tác động vừa phải trong việc thúc đẩy sự hồ hợp của chính phủ Trung Quốc và nền kinh tế quốc tế, được cho là thể hiện những giới hạn của quyền lực mềm của Trung Quốc (Patrick & Morgan, 2022).

Nhưng khơng chỉ vì sự “rộng rãi” của chính phủ mà Trung Quốc được chọn làm chủ nhà tổ chức Thế vận hội tiếp theo. Trong quá trình lựa chọn quốc gia tổ chức kỳ Thế vận hội, các thành phố tiềm năng ở châu Âu - có tới 6 thành phố - đã bỏ cuộc đấu thầu sau khi chứng kiến Thế vận hội Mùa đông 2014 đầy bê bối doping ở Sochi, Nga. Mức giá của sự quảng bá rộng rãi khắp thế giới cho Sochi là 51 tỷ đô la Mỹ đã khiến cho những người đấu thầu Thế vận hội sợ hãi, chùn bước và bỏ cuộc. Khi bước vào giai đoạn bỏ phiếu vào năm 2015 trong các cuộc họp ở Kuala Lumpur, Malaysia, Ủy ban Olympic Quốc tế chỉ còn lại hai ứng cử viên là thành phố Bắc Kinh, Trung Quốc và thành phố Almaty, Kazakhstan.

Đã có một danh sách dài những lời từ chối từ các thành phố trên khắp châu Âu. Oslo và Stockholm là hai thành phố nổi tiếng đã rút lui trong quá trình đấu thầu. Tham gia cùng họ là Krakow, Ba Lan và Lviv, Ukraine, cũng đã rút hồ sơ dự thầu. Hai khu vực khác có khả năng đấu thầu mạnh - St. Moritz, Thụy Sĩ và Munich, Đức - cũng đã bị công chúng bác bỏ trong các cuộc trưng cầu dân ý. Oslo và Stockholm, có lẽ được coi là 2 địa điểm ưa thích của Uỷ ban Olympic quốc tế (IOC - International Olympic Committee) khi họ cố gắng đưa Thế vận hội trở lại các địa điểm mùa đông truyền thống của châu Âu, tuy nhiên cả hai đều rút lui vì chi phí và chính trị. Vào thời điểm đó, chủ tịch Uỷ ban Olympic quốc tế, Thomas Bach, đã thừa nhận trong một cuộc phỏng vấn năm 2014 rằng Thế vận hội Mùa đơng rất khó để được các nước chấp nhận tổ chức. Ơng đã nói: “Số lượng ứng cử viên cho mùa đông đã rất hạn chế theo địa lý. Chúng ta cũng không thể quên rằng đây là thời điểm đầy thách thức đối với nền kinh tế thế giới.”

Thành phố Almaty đã cố gắng giành được phiếu bầu với lý do rằng đây là một thành phố thể thao mùa đông được bao quanh bởi những ngọn núi và tuyết tự nhiên. Ngược lại ở thành phố Bắc Kinh, nơi khơng có truyền thống tổ chức thể thao mùa đơng và có ít tuyết tự nhiên ở những khu vực được chọn để

9

</div><span class="text_page_counter">Trang 13</span><div class="page_container" data-page="13">

trượt tuyết. Tuy nhiên, người đại diện thành phố Bắc Kinh và một số thành viên IOC đã phản bác rằng những người trượt tuyết thực sự thích tuyết nhân tạo hơn. IOC cũng coi Bắc Kinh là một cơ hội kinh doanh thể thao mùa đông khổng lồ.

Cuối cùng, vào ngày 31 tháng 7 năm 2015, Bắc Kinh đã được trao quyền để đăng cai Thế vận hội Mùa đông 2022 với hơn 4 phiếu bầu, tỷ số 44-40. Các thành viên Uỷ ban Olympic quốc tế đã chọn những gì họ tin là lựa chọn ít rủi ro hơn, nhưng điều đó đã khơng xảy ra như vậy (Stephen, 2021).

Tầm nhìn của Bắc Kinh về Thế vận hội Olympic 2022 về cơ bản không khác với năm 2008, nhưng có rủi ro cao hơn vì rất nhiều vấn đề. Trong bối cảnh sự bùng phát đại dịch COVID-19, những khiếu nại về vi phạm nhân quyền và cáo buộc tấn cơng tình dục trong giới thể thao ở Trung Quốc, Thế vận hội Olympic 2022 vẫn được xem là một cơ sở không chỉ để tái khẳng định hệ thống quản lý độc tài của Trung Quốc mà còn để chứng minh sự vượt trội đổi mới của nước này đối với thế giới và người dân Trung Quốc.

<b>1.2.2. Khái quát tình hình trong và ngoài Trung Quốc trước sự kiện Thế vận hội Mùa đơng Bắc Kinh 2022 </b>

Năm 2008, tồn cầu sẵn sàng hợp tác với Trung Quốc và hội nhập nước này vào các thể chế quốc tế, đặc biệt là trong các lĩnh vực kinh tế. Tuy nhiên, vào năm 2022, những thách thức liên quan đến việc thuyết phục công chúng toàn cầu ủng hộ hệ thống độc tài của Trung Quốc gây khó khăn hơn đáng kể so với những thách thức mà Bắc Kinh phải đối mặt tại Thế vận hội 2008. Trên khắp thế giới, quan điểm về Trung Quốc đã trở nên xấu đi khá nhiều do cách xử lý ban đầu của chính phủ đối với đại dịch COVID-19, những lo ngại về vi phạm nhân quyền ở Hồng Kông, Tân Cương và Tây Tạng, việc Trung Quốc sử dụng biện pháp cưỡng chế kinh tế,... cùng các yếu tố khác.

Đã có nhiều diễn biến khi Thế vận hội đến gần có nguy cơ gây nguy hiểm cho mục tiêu của Trung Quốc là tăng sức hấp dẫn tồn cầu thơng qua sự kiện này.

Trong khoảng thời gian gần diễn ra sự kiện, biến thể Omicron đã làm suy yếu lợi ích quyền lực mềm tiềm năng của Thế vận hội và đe doạ tới sức khỏe cộng đồng. Trái ngược với Nhật Bản, quốc gia không cho phép khán giả

10

</div><span class="text_page_counter">Trang 14</span><div class="page_container" data-page="14">

đến xem trực tiếp tại Thế vận hội Mùa hè năm 2021, Bắc Kinh tuyên bố sẵn sàng đón tiếp “hàng trăm nghìn khán giả được tiêm chủng, khơng đeo khẩu trang được bố trí chật cứng các sân vận động” - hoàn toàn là khán giả trong nước. Tuy nhiên, với sự xuất hiện của biến thể Omicron ở Trung Quốc, Bắc Kinh đã hủy bỏ việc bán vé cho cơng chúng, thay vào đó chọn mời các nhóm khán giả được chọn tham dự trực tiếp các trò chơi. Việc hạn chế khán giả tham dự Olympic đã làm giảm nỗ lực, uy tín của Trung Quốc khi so sánh với Nhật Bản cũng như với các nước phương Tây trong việc ngăn chặn đại dịch kém hiệu quả hơn.

Những lo ngại về vi phạm nhân quyền của Trung Quốc cũng đe dọa làm hỏng các mục tiêu của Bắc Kinh trong Thế vận hội Mùa đông 2022. Trong thời gian chuẩn bị cho Thế vận hội, hơn 180 nhóm nhà xã hội đã gửi thư đề nghị các chính phủ tham gia tẩy chay ngoại giao Thế vận hội này vì những vấn đề xoay quanh việc lạm dụng nhân quyền. Hoa Kỳ, Úc, Canada và Vương quốc Anh, là một trong những quốc gia nhận được thư, đã tiếp nhận những lời kêu gọi ấy và tuyên bố tẩy chay ngoại giao Thế vận hội Bắc Kinh 2022. Nhật Bản và New Zealand cũng tuyên bố các nhà ngoại giao của họ sẽ không tham dự Thế vận hội, nhưng đã ngừng ngay việc chính thức tổ chức các cuộc tẩy chay ngoại giao. Mặc dù hầu hết các quốc gia trên thế giới tuyên bố không tham gia ngoại giao tẩy chay Thế vận hội 2022, nhưng sự tồn tại của nó rõ ràng báo hiệu sự phản đối của quốc tế, nhất là ở một số quốc gia dân chủ đối với các chính sách đối nội của Bắc Kinh.

Hơn nữa, sự chỉ trích tồn cầu đối với những hình phạt nặng tay của chính quyền Trung Quốc và thậm chí là quấy rối đối với các nhà báo đưa tin về Thế vận hội Mùa đơng 2022 đã làm hoen ố thêm hình ảnh trên trường quốc tế của Bắc Kinh. Trong khi Bộ Ngoại giao Trung Quốc tuyên bố rằng Trung Quốc sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà báo nước ngồi đưa tin về Thế vận hội thì việc Trung Quốc can dự vào việc đưa tin trong thời gian diễn ra sự kiện này đã làm cho các phóng viên trước đây đặt ra câu hỏi liên quan đến quyền tự do ngôn luận của các nhà báo. Vào tháng 11 năm 2022, Câu lạc bộ phóng viên nước ngoài của Trung Quốc (FCCC) đã cáo buộc Ủy ban tổ chức Olympic quốc gia của Trung Quốc cấm các nhà báo chụp ảnh các địa điểm tổ

11

</div><span class="text_page_counter">Trang 15</span><div class="page_container" data-page="15">

chức Olympic, không tuân thủ các tiêu chuẩn được quốc tế chấp nhận về đưa tin trên các phương tiện truyền thơng.

Ngồi ra, các vận động viên Olympic cũng thấy rất khó khăn khi phải đối mặt với các hạn chế về tự do ngôn luận và căng thẳng về nhân quyền tại Trung Quốc trong thời gian họ tham gia thi đấu. Đặc biệt, "Hệ thống quản lý vịng khép kín của chính phủ" đã gây trở ngại trong việc tiếp cận thông tin đối với hầu hết các thành viên báo chí, khiến cho việc đưa tin về sự kiện Olympic trở nên khó khăn, đồng thời hạn chế các vận động viên tiếp xúc với thế giới bên ngồi trong q trình tham gia sự kiện. Ủy ban Olympic Hoa Kỳ cũng đã khuyến nghị các vận động viên Mỹ mang “điện thoại ổ ghi” đến Bắc Kinh do lo ngại về an ninh mạng và giám sát. Hiệp hội Canada, Hà Lan và Anh cũng đã đưa ra những cảnh báo tương tự.

<b>1.3. Tiểu kết</b>

Truyền thơng đối ngoại có vai trị hết sức quan trọng đối với sự phát triển của mỗi quốc gia trên thế giới. Qua việc truyền tải thông điệp và giá trị của quốc gia, truyền thơng đối ngoại có thể tạo ra một bức tranh tích cực và hấp dẫn về quốc gia đó trong mắt cộng đồng quốc tế, nhằm khẳng định vị thế, giá trị và quan điểm của quốc gia đó trong cộng đồng quốc tế. Đối với Trung Quốc, việc giành được quyền đăng cai Thế vận hội Mùa đông 2022 đã mở ra cơ hội lớn để tăng cường công tác truyền thông đối ngoại. Olympic Bắc Kinh 2022 giúp Trung Quốc nâng cao hình ảnh và thương hiệu của mình trên thế giới. Đây là thời điểm thích hợp để Trung Quốc trình diễn khả năng tổ chức sự kiện quy mô lớn cùng với hệ thống cơ sở hạ tầng hiện đại. Trung Quốc có thể thơng qua sự kiện này để truyền tải thông điệp về sự tiến bộ và sự phát triển của quốc gia họ. Việc đăng cai Olympic Mùa đông cung cấp cho Trung Quốc một cơ hội để kiểm sốt thơng tin và truyền thơng đối ngoại. Như mọi nước chủ nhà Olympic khác, Trung Quốc có quyền kiểm sốt các thơng điệp và tin tức liên quan đến sự kiện này. Qua việc kiểm sốt thơng tin, Trung Quốc có thể tạo ra một bức tranh tích cực và kiểm sốt tốt hơn những thơng điệp và hình ảnh đến cộng đồng quốc tế. Ngồi ra, một sự kiện thể thao quốc tế quy mô lớn có thể thu hút sự quan tâm đặc biệt của hàng triệu người dân và giới truyền thơng trên tồn thế giới đến Trung Quốc. Điều này sẽ tạo ra cơ hội

12

</div><span class="text_page_counter">Trang 16</span><div class="page_container" data-page="16">

kinh doanh và phát triển ngành du lịch của nước này. Trung Quốc không chỉ có thể tận dụng sự kiện này để đẩy mạnh phát triển kinh tế trong khu vực tổ chức mà cịn góp phần tăng cường hợp tác kinh tế với các quốc gia khác. Bên cạnh những lợi ích khơng nhỏ đến từ việc đăng cai Thế vận hội Mùa đông 2022, Trung Quốc cũng phải đối diện với rất nhiều khó khăn và thách thức khi sự kiện diễn ra trong bối cảnh của đại dịch COVID-19, đặc biệt là các vấn đề liên quan đến việc đảm bảo an toàn và giãn cách xã hội.

13

</div><span class="text_page_counter">Trang 17</span><div class="page_container" data-page="17">

<b>CHƯƠNG 2: TRUYỀN THÔNG ĐỐI NGOẠI TRUNG QUỐC TRONGVIỆC QUẢNG BÁ HÌNH ẢNH, VĂN HỐ QUỐC GIA TRONG KỲ</b>

<b>THẾ VẬN HỘI MÙA ĐÔNG BẮC KINH 2022</b>

<b>2.1. Phương thức triển khai truyền thông của Trung Quốc trong việcquảng bá hình ảnh, văn hố quốc gia tại kỳ Thế vận hội Mùa đơng BắcKinh 2022</b>

<b>2.1.1. Người gửi </b>

Chính phủ Trung Quốc: Chính phủ Trung Quốc đóng vai trị chủ đạo trong việc quảng bá hình ảnh quốc gia. Họ sử dụng các cơ quan truyền thơng như Đài Truyền hình Trung Quốc (CCTV), Đài Phát thanh Trung Quốc, và Bưu điện Truyền thơng Trung Quốc để phát sóng các sự kiện, tin tức và thông điệp quan trọng về Thế vận hội.

Các tổ chức truyền thông nhà nước: Các tổ chức truyền thông nhà nước như Xinhua News Agency (Tân Hoa Xã) và China Daily tham gia chính trong việc quảng bá thơng tin và hình ảnh về Thế vận hội, ngồi ra cịn cung cấp tin tức, bài viết và báo cáo về các hoạt động và thành tựu trong sự kiện. Những người làm việc trong lĩnh vực báo chí và truyền thơng như các phóng viên và nhà báo có vai trị quan trọng trong việc thu thập thông tin, phỏng vấn vận động viên và các nhân vật liên quan, viết bài báo, bình luận, và đưa tin về Olympic Bắc Kinh. Họ đóng vai trị quan trọng trong việc cung cấp những thơng tin có tính xác thực cao đến với cơng chúng và phát triển ý thức, sự hiểu biết thêm về sự kiện.

Ủy ban Olympic Trung Quốc: Ủy ban Olympic Trung Quốc chịu trách nhiệm tổ chức và quản lý Thế vận hội. Họ sử dụng các kênh truyền thơng chính thức để truyền tải thông tin liên quan đến sự kiện thông qua những trang web chính thức, các tài khoản mạng xã hội và ứng dụng di động.

Mạng xã hội và truyền thông trực tuyến được vận hành bởi các tổ chức, cơ quan nhà nước: Trong thời đại kỹ thuật số, mạng xã hội và các nền tảng truyền thông trực tuyến đóng vai trị ngày càng quan trọng trong việc truyền tải thông tin về Olympic. Người dùng mạng xã hội chia sẻ thơng tin, hình ảnh và video về sự kiện, đồng thời tạo ra diễn đàn để thảo luận và tương tác với nhau về Olympic Bắc Kinh.

14

</div><span class="text_page_counter">Trang 18</span><div class="page_container" data-page="18">

Các nhà tài trợ: Các công ty và nhà tài trợ lớn của Olympic Bắc Kinh có vai trị quan trọng trong truyền thơng. Một số nhà tài trợ lớn của sự kiện này có thể kể đến như Airbnb, Alibaba, Coca-Cola, Intel, Matsushita Electric, Visa, PetroChina, Anta, .... Ngồi ra cịn có 10 nhà cung cấp độc quyền chính thức là Arowana, Tsingtao Brewery, Panpan Food, Parkson China, v.v. và 13 nhà cung cấp chính thức trong đó có mặt Jinshan Office. Họ sử dụng quảng cáo, tài trợ sự kiện và các chiến dịch truyền thông để tạo sự nhận biết thương hiệu và quảng bá sản phẩm của họ trong suốt thời gian diễn ra Olympic, đóng góp quảng bá hình ảnh và văn hoá của Trung Quốc trên cấp quốc tế. Qua việc hợp tác với tổ chức Olympic và các bên liên quan, các nhà tài trợ có thể tận dụng cơ hội để thúc đẩy các hoạt động truyền thông đối ngoại và xây dựng mối quan hệ với các bên liên quan trong lĩnh vực thể thao và truyền thông.

<b> 2.1.2. Người nhận </b>

- Công chúng trong nước

Người dân Trung Quốc: Công chúng trong nước gồm các cư dân và người dân Trung Quốc. Họ sẽ nhận thông tin từ các phương tiện truyền thông trong nước như truyền hình, báo chí, trang web tin tức và mạng xã hội Trung Quốc. Cơng chúng trong nước sẽ có cơ hội xem trực tiếp các sự kiện Thế vận hội, cảm nhận khơng khí và sự tự hào của quốc gia.

Các nhà báo và phóng viên trong nước: Các nhà báo và phóng viên Trung Quốc cũng sẽ tham gia báo cáo và ghi lại các sự kiện Thế vận hội. Họ sẽ cung cấp thông tin và tin tức liên quan đến Thế vận hội cho công chúng trong nước, đồng thời có vai trị quan trọng trong việc giúp cho sự kiện này được nhiều người biết đến hơn và gợi sự tò mò và hứng khởi đến toàn người dân cùng hướng mắt đến sự kiện.

Các cổ động viên: Các cổ động viên trong nước sẽ tham gia trực tiếp vào các sự kiện Thế vận hội. Họ sẽ mang theo cờ, khẩu hiệu và cổ vũ cho các vận động viên Trung Quốc, tạo ra bầu khơng khí náo nhiệt và hỗ trợ cho đội tuyển quốc gia về mặt tinh thần.

- Công chúng quốc tế

15

</div><span class="text_page_counter">Trang 19</span><div class="page_container" data-page="19">

Khán giả truyền hình quốc tế: Những người xem truyền hình trên khắp thế giới có thể theo dõi các sự kiện Thế vận hội Mùa đông Bắc Kinh thông qua các kênh truyền hình quốc tế như BBC, CNN, NBC và nhiều kênh khác. Dù không thể xem trực tiếp nhưng họ cũng sẽ nhận thông tin, quan sát được các trận đấu, cũng như thành tích vận động viên và các hoạt động phụ khác được tổ chức bởi bên Trung Quốc.

Các nhà báo và phóng viên quốc tế: Các nhà báo và phóng viên từ các tờ báo, truyền hình và các phương tiện truyền thông quốc tế sẽ tham gia báo cáo và ghi lại các sự kiện Thế vận hội. Họ sẽ thu thập thông tin, phỏng vấn vận động viên và quan chức cấp cao trong ban tổ chức sự kiện, đồng thời chia sẻ những câu chuyện và hình ảnh về Thế vận hội tới cơng chúng quốc tế.

<b>2.1.3. Cách thức và thông điệp truyền tải</b>

Thế vận hội Mùa đông 2022 tại Bắc Kinh là thế vận hội Mùa đông thứ tư được tổ chức tại châu Á sau các kỳ Olympic mùa đông 1972 ở Sapporo (Nhật Bản), năm 1998 ở Nagano (Nhật Bản) và năm 2018 ở Pyeongchang (Hàn Quốc). Là chủ nhà của sự kiện này, Bắc Kinh đồng thời cũng trở thành thành phố đầu tiên trên thế giới đăng cai cả Olympic Mùa hè lẫn Olympic Mùa đông. Người phát ngôn hàng đầu của thành phố Bắc Kinh, Xu Hejian cho biết: “Thành công trong việc khai mạc Thế vận hội Mùa đơng đã mang lại những lợi ích kinh tế tích cực và tạo ra những nguồn tăng trưởng mới cho nền kinh tế địa phương”. Và để mang lại một kỳ Olympic Mùa đông đắt đỏ nhưng “xứng đáng từng xu” (Ngân Hà, 2023) như vậy, chính phủ Trung Quốc đã phải sử dụng nhiều phương thức truyền thông đa dạng và tổ chức nhiều hoạt động để quảng bá hình ảnh và văn hóa quốc gia cũng như chi một số tiền khổng lồ để phục vụ cho quá trình Thế vận hội diễn ra thành cơng.

2.1.3.1. Truyền thơng bằng các phương thức truyền thống

Trung Quốc đã sử dụng báo chí và các kênh truyền hình quốc gia để đưa tin về sự kiện quan trọng này như CCTV, Daily China và Xinhua News Agency, tổ chức phát sóng trực tiếp các sự kiện, tin tức và chương trình đặc biệt về Thế vận hội Mùa đơng. Tập đồn truyền thơng Trung Quốc (CMG), đơn vị phát sóng truyền hình lớn của Trung Quốc đã ra mắt CCTV-8K, một kênh truyền hình độ nét cực cao 8K, được sử dụng lần đầu tiên trong một kỳ

16

</div><span class="text_page_counter">Trang 20</span><div class="page_container" data-page="20">

Thế vận hội để phát sóng Olympic Mùa đơng Bắc Kinh 2022 (Hồng Linh, 2022). Chỉ riêng thơng qua truyền hình, phạm vi phát sóng đã tiếp cận được hơn 686 triệu người ở nước chủ nhà. Hơn 150 nhà báo từ các phương tiện truyền thông trung ương và 76 phương tiện truyền thông trong nước đã trở thành đội đưa tin hàng ngày cho Thế vận hội Mùa đông Bắc Kinh (IOC marketing report, 2022).

2.1.3.2. Truyền thông qua các hoạt động truyền bá văn hoá

Kể từ năm 2014, Bảo tàng Olympic Bắc Kinh (Beijing Olympic Museum - BJOM) đã tổ chức một loạt các chương trình và hội thảo cho cơng chúng địa phương để quảng bá văn hóa Olympic và giáo dục Olympic cho giới trẻ, bên cạnh việc giới thiệu các bộ sưu tập đuốc, huy chương, đồng phục, thiết bị và các vật phẩm di sản khác thông qua triển lãm thường trực “Một thế giới, Một giấc mơ”.

Bảo tàng chào đón khoảng 200.000 sinh viên mỗi năm và các hoạt động giáo dục của nó được chia thành bốn loại: hướng dẫn du lịch, sự kiện đặc biệt, chiến dịch thông tin và tham quan triển lãm. Bằng cách tận dụng triệt để di sản do hai kỳ Thế vận hội tổ chức tại thành phố để lại, BJOM hy vọng sẽ đưa tầm ảnh hưởng của Phong trào Olympic tới nhiều nơi nhiều người hơn và khuyến khích cơng chúng, đặc biệt là thanh thiếu niên, tích cực tham gia thể thao (IOC News, 2023).

Nhiều tác phẩm nghệ thuật, chẳng hạn như thư pháp và tranh vẽ theo chủ đề Olympic của Trung Quốc cũng đã được trưng bày hoặc làm quà tặng cho bạn bè nước ngoài tại Bắc Kinh 2022, là tác phẩm của chương trình "Cổ vũ cho Thế vận hội" được thành lập vào năm 2017 để quảng bá tiếng Trung Quốc, văn hóa và cụ thể hơn là góp phần gia tăng sự hội nhập của nó với Thế vận hội.

Ông Wu Aihua, tổng giám đốc của ban tổ chức chương trình "Cổ vũ cho Thế vận hội", tự hào rằng nhóm của ơng đã làm việc chăm chỉ để giúp văn hóa Trung Quốc được nhiều người nhìn thấy hơn trên trường quốc tế và những nỗ lực này sẽ tiếp tục trong tương lai. Ông cũng cho biết, nhiều tác phẩm nghệ thuật đã được trưng bày tại Medals Plaza thuộc thành phố Trương Gia Khẩu, Trung Quốc trong thời gian diễn ra Thế vận hội Bắc Kinh 2022 và

17

</div><span class="text_page_counter">Trang 21</span><div class="page_container" data-page="21">

các vận động viên từ khắp nơi trên thế giới có thể xem những tác phẩm nghệ thuật này khi họ ăn mừng chiến thắng. Nhóm ký họa của đã vẽ những ngọn núi vĩ đại và các địa điểm tuyệt vời của khu vực thi đấu Trương Gia Khẩu theo phong cách truyền thống của Trung Quốc.

Từ năm 2017 đến năm 2022, "Cổ vũ cho Thế vận hội" đã tổ chức một loạt các hoạt động và triển lãm nghệ thuật liên quan đến văn hóa Trung Quốc và Thế vận hội trên khắp Trung Quốc cũng như một số thành phố ở nước ngoài. Điểm nhấn đặc biệt của chương trình là việc tổ chức các hoạt động tại trường học và cộng đồng địa phương nơi các nghệ sĩ, vận động viên ngôi sao tham gia và giao lưu với học sinh, thanh niên.

"Từ Pyeongchang đến Lausanne và Tokyo, các nghệ sĩ của chúng tôi đã ghi lại Thế vận hội bằng nghệ thuật của họ. Với các hoạt động nghệ thuật theo chủ đề Olympic này, mọi người trên tồn cầu có thể khám phá thêm và tương tác với văn hóa Trung Quốc", Zhang Minxia, tổng thư ký của "Cổ vũ cho Thế vận hội" cho biết. "Chúng tôi cũng mời các nghệ sĩ và nhà vô địch thể thao đến trường để học sinh có thể tương tác với họ. Họ chia sẻ những hiểu biết sâu sắc không chỉ về nghề nghiệp của mình mà cịn về lịch sử và câu chuyện Olympic." (China Daily, 2022).

Ngày 28 tháng 10 năm 2019, một cuộc triển lãm có tiêu đề “Beijing in snow and ice " (Tạm dịch: Bắc Kinh trong băng tuyết) dựa theo chủ đề về Thế vận hội Mùa đông 2022 đã được tổ chức vào tại Trung tâm Văn hóa Trung Quốc Tel Aviv. Triển lãm đã giới thiệu logo, linh vật và tầm nhìn của Thế vận hội Mùa đơng 2022, đồng thời giới thiệu cảnh đẹp của Bắc Kinh vào mùa đông và niềm đam mê tham gia các môn thể thao mùa đông của người dân. Triển lãm được đồng tổ chức bởi Quỹ Phát triển Thành phố Olympic Bắc Kinh, Trung tâm Văn hóa Trung Quốc Tel Aviv và Trung tâm Giao lưu Văn hóa Hải ngoại Bắc Kinh (Tân Hoa xã, 2019).

2.1.3.3. Truyền thông qua các trang mạng xã hội và áp dụng công nghệ hiện đại trong q trình truyền thơng

Vào ngày 31 tháng 7 năm 2016, trang web chính thức của Ban tổ chức Thế vận hội đã được ra mắt và mạng lưới các nền tảng truyền thông mới đã được ra mắt liên tiếp, tạo thành một nền tảng tự xây dựng bao gồm trang web

18

</div><span class="text_page_counter">Trang 22</span><div class="page_container" data-page="22">

chính thức của Ban tổ chức Thế vận hội Mùa đông và trang web chính thức APP, mạng xã hội trong nước, video ngắn, nền tảng thông tin và mạng xã hội nước ngồi. Nhờ vào hoạt động truyền thơng đối ngoại đã góp phần khiến cho cơng tác chuẩn bị các giai đoạn và sự kiện quan trọng của Thế vận hội Mùa đông Bắc Kinh trở nên hiệu quả và toàn diện, thu hút cả trong và ngoài nước bằng cách phổ biến qua các phương tiện truyền thông và cơng chúng. Cư dân mạng từ đó đã hướng sự quan tâm và ủng hộ tới Thế vận hội Mùa đơng Bắc Kinh, điều này đã góp phần liên tục thúc đẩy việc quảng bá Thế vận hội Mùa đông. Tính đến ngày 31 tháng 8 năm 2021, lượt truy cập trung bình hàng ngày của trang web chính thức đã đạt 45.000; số lượng người hâm mộ trên Weibo chính thức đã đạt 2,156 triệu, số lượng người hâm mộ trên nền tảng công khai WeChat đã đạt 546.000, số lượng người theo dõi trên Douyin đã đạt 1,09 triệu và số lượng người hâm mộ trên Kuaishou đã đạt 1,611 triệu; trong số các nền tảng truyền thông xã hội ở nước ngồi, tài khoản Twitter chính thức của Ban tổ chức Thế vận hội Mùa đông Bắc Kinh có 163.800 người theo dõi và 70.000 lượt theo dõi trên Facebook.

Trên khắp thế giới, số giờ đưa tin liên quan đến Thế vận hội Mùa đông 2022 dành cho người hâm mộ nhiều hơn bất kỳ phiên bản Thế vận hội Mùa đông Olympic nào trước đây, bao gồm cả mức độ phủ sóng kỷ lục thơng qua các nền tảng kỹ thuật số. Điều này chứng tỏ Bắc Kinh 2022 trở thành Thế vận hội Mùa đông có tương tác kỹ thuật số nhiều nhất từ trước đến nay, với hàng tỷ lượt tương tác trên các nền tảng kỹ thuật số, bao gồm tài nguyên từ Chủ sở hữu quyền Olympic và Truyền thơng nói chung. Tổng cộng, Olympic Bắc Kinh 2022 đã tiếp cận hơn hai tỷ khán giả toàn cầu, với người xem trên khắp thế giới tiêu thụ gần 12 tỷ giờ phủ sóng trên cả nền tảng truyền hình tuyến tính và kỹ thuật số. Điều này tương đương với trung bình 5,9 giờ cho mỗi người xem. Nhưng trong khi lượng xem và mức tiêu thụ kỹ thuật số tăng đáng kể – với số lượng người xem kỹ thuật số tăng 123,5% so với Thế vận hội Mùa đông PyeongChang 2018 – truyền hình tuyến tính vẫn là nền tảng thống trị nhất, chiếm 92% tổng số giờ phát sóng được tiêu thụ trên toàn cầu. Đúc kết sau sự kiện, đã có hơn 62,8 tỷ lượt xem được ghi lại trên nhiều nền tảng của Tập đồn truyền thơng Trung Quốc (CMG), hơn 782 triệu lượt xem trên kênh mạng xã hội Douyin của Olympic Bắc Kinh 2022 và 24 tỷ lượt tương tác đối

19

</div><span class="text_page_counter">Trang 23</span><div class="page_container" data-page="23">

với các bài viết có từ khố “Bắc Kinh 2022” trên Weibo (IOC marketing report, 2022). Từ đó, có thể thấy rằng mức độ phủ sóng của Thế vận hội Mùa đông Bắc Kinh 2022 ở Trung Quốc rộng hơn nhiều so với ba Thế vận hội Mùa đơng trước đó.

Về xử lý thơng tin phát sóng, vào tháng 9 năm 2019, hai dự án được chọn vào danh sách Kế hoạch nghiên cứu và phát triển trọng điểm quốc gia, là dự án đặc biệt trọng điểm "Thế vận hội Mùa đơng khoa học và cơng nghệ". Trong số đó, "cơng nghệ chính của nền tảng phát sóng đám mây cho Thế vận hội Mùa đông" dựa trên điện tốn, trí tuệ nhân tạo và công nghệ truyền Internet tốc độ cao đảm bảo trải nghiệm xem mượt mà và ổn định cho khán giả trên khắp thế giới và đáp ứng các yêu cầu chức năng của khán giả ở các khu vực khác nhau để chuyển đổi nhanh chóng đa ngơn ngữ và thích ứng với tốc độ đa bit. Đồng thời giảm bớt đạo diễn và nhân viên sản xuất tại chỗ, nâng cao hiệu quả phát sóng, giảm chi phí phát sóng sự kiện, ngồi phục vụ phát sóng truyền hình truyền thống cịn phù hợp hơn với truyền thông mạng xã hội. Áp dụng 5G, điện tốn đám mây, AI và các cơng nghệ khác để thực hiện phát sóng đám mây.

Daniel Zhang tại Thượng Hải (bên trái) cùng với Thomas Bach tại Bắc Kinh (bên phải), đã có một cuộc gặp mặt “chân thực” nhờ công nghệ Cloud ME, chiếu tại

Trung tâm Truyền thông Bắc Kinh - Ảnh: PRNewsfoto. 20

</div><span class="text_page_counter">Trang 24</span><div class="page_container" data-page="24">

Kể từ khi trở thành đối tác Olympic toàn cầu vào năm 2017, Alibaba đã cam kết giúp Uỷ ban Olympic quốc tế biến Thế vận hội thành kỷ nguyên kỹ thuật số. Hợp tác với Dịch vụ phát thanh truyền hình Olympic (OBS), cơng nghệ đám mây của Alibaba đã giúp cải thiện hiệu quả phát sóng ở Bắc Kinh 2022, đồng thời cung cấp trải nghiệm xem sáng tạo và toàn diện hơn cho người hâm mộ. Lần đầu tiên trong Thế vận hội Mùa đông, chủ sở hữu quyền truyền thơng (MRH - Media Rights Holder) có thể nhận video trực tiếp thông qua cơ sở hạ tầng đám mây công cộng - một lựa chọn linh hoạt hơn nhiều so với các phương thức truyền tải khác và chỉ tốn một phần chi phí. Với Content+, MRH có quyền truy cập vào tất cả nội dung được sản xuất trong Thế vận hội Mùa đông, bao gồm cả tin tức trực tiếp từ xa một cách dễ dàng.

Thế vận hội Mùa đông 2022 không chỉ thu hút sự chú ý thông qua các trang mạng xã hội mà cịn gây ấn tượng mạnh khi áp dụng các cơng nghệ tiên tiến vào q trình truyền thơng cho thế vận hội. Công nghệ AI Sign Language Anchor (tạm dịch là Phát thanh ngôn ngữ ký hiệu được hỗ trợ bởi AI) - dịch ngơn ngữ ký hiệu chính xác được đưa vào sử dụng tại kỳ Thế vận hội Mùa đông 2022. Đây là một sản phẩm hợp tác giữa Đài truyền hình trung ương Trung Quốc (CCTV) và các công ty công nghệ Baidu Cloud, Zhipu AI và Luster. Nó khơng chỉ có thể báo cáo tin tức, mà cịn thực hiện phát sóng ngơn ngữ ký hiệu trực tiếp tại các sự kiện. Điều này đã giúp những người khiếm thính tận hưởng những sự kiện thú vị của Thế vận hội Mùa đông mà không gặp trở ngại. AI Anchor là một công cụ dịch thuật ngôn ngữ ký hiệu và động cơ chuyển động tự nhiên được thúc đẩy bởi công nghệ nhận dạng giọng nói và hiểu ngơn ngữ tự nhiên, với khả năng thể hiện bằng ngơn ngữ ký hiệu. Với lời bình luận ngơn ngữ ký hiệu chun nghiệp và chính xác, “cơ ấy” có thể truyền tải “tốc độ” và “sự đam mê” diễn ra ở Thế vận hội Mùa đông cho khán giả khiếm thính cùng thưởng thức.

Robot cũng được Trung Quốc đưa vào sử dụng một cách hiệu quả tại kỳ thế vận hội Mùa đông 2022. Để ngăn chặn sự và hạn chế lây lan của COVID-19, hệ thống các đầu bếp robot đã được triển khai để chuẩn bị và cung cấp các bữa ăn tại chỗ cho các vận động viên và nhân viên. Quá trình nấu ăn tự động thực hiện bằng đầu bếp robot được hỗ trợ bởi AI giúp tạo ra những bữa ăn nóng hổi và một robot để xay hạt và pha đồ uống. Ngoài ra,

21

</div><span class="text_page_counter">Trang 25</span><div class="page_container" data-page="25">

robot cũng được sử dụng trong cơng tác phịng dịch COVID-19. Robot khử khuẩn thực hiện công tác khử khuẩn sử dụng tia UV tại các địa điểm diễn ra sự kiện. Việc đo thân nhiệt của du khách, nhân viên được thực hiện tự động. "Đội quân" robot cũng có nhiệm vụ phát hiện và nhắc nhở những du khách không đeo khẩu trang. Đặc biệt, lần đầu tiên trong lịch sử Olympic, robot được sử dụng để rước đuốc dưới nước trong lễ rước ngọn lửa thiêng Olympic. Robot nhận lửa từ người rước đuốc rồi lặn xuống sông, bơi tới vị trí một robot thứ 2. Robot này nhận ngọn lửa và nâng lên khỏi mặt nước, truyền cho người rước đuốc tiếp theo.

2.1.3.4. Truyền thông qua các sản phẩm đại diện cho thế vận hội

Linh vật cho Thế vận hội 2022 tại Bắc Kinh được gọi là Băng Đôn Đôn. Băng (冰) là ký tự Trung Quốc của băng, và Đôn Đôn (墩墩) là biệt danh Trung Quốc dành cho trẻ em. Tồn tại được ít nhất 8 triệu năm qua, được thế giới cơng nhận là "hóa thạch sống" đồng thời là báu vật quốc gia, sinh vật này một lần nữa đại diện cho Trung Quốc tại Thế vận hội Olympic. Chính vì vậy, linh vật Băng Đôn Đôn là một chú gấu trúc mang một lớp vỏ toàn thân làm từ băng và được cho là hiện thân của sức mạnh và tinh thần thể thao của các vận động viên Olympic. Trái tim trên bàn chân trái của nó tượng trưng cho lịng hiếu khách của người Trung Quốc. Màu sắc tươi sáng của vầng hào quang xung quanh mặt tượng trưng cho các đường đua thể thao trên băng và tuyết, còn các vịng trịn gợi lại hình dạng của Sân vận động Trượt băng Tốc độ Quốc gia - “Ice Ribbon”. Hình ảnh tổng thể của Băng Đôn Đôn giống như một phi hành gia, ngụ ý tạo ra điều phi thường và khám phá tương lai, phản ánh việc theo đuổi sự xuất sắc, dẫn đầu thời đại và khả năng vơ tận cho tương lai đồng thời góp phần minh họa tầm quan trọng của các công nghệ mới đối với Bắc Kinh 2022. Sự kiềm chế và lòng tốt của gấu trúc cũng tượng trưng cho tâm trí cân bằng của các vận động viên.

22

</div><span class="text_page_counter">Trang 26</span><div class="page_container" data-page="26">

<small>Linh vật Băng Đôn Đôn của Thế vận hội Mùa đông 2022</small>

Trên trang web thương mại điện tử Tmall.com, cửa hàng chuyên bán các sản phẩm Olympic, linh vật gấu trúc của Thế vận hội được bán với giá lên tới 500 USD và đã cháy hàng sau khi hơn 70.000 sản phẩm được bán kể từ tháng 1 đến tháng 2 năm 2022. Trước sức hút của linh vật Olympic, các cửa hàng đã đặt giới hạn mỗi khách hàng chỉ được mua 1 Băng Đôn Đôn. Cụm từ "một Đơn cho một gia đình" đã trở thành chủ đề thịnh hành trên Weibo, với hơn 10 triệu người xem trong 24 giờ (Kim Ngọc, 2022).

23

</div><span class="text_page_counter">Trang 27</span><div class="page_container" data-page="27">

<small>Hàng dài người xếp hàng mua linh vật Băng Đôn Đôn - Ảnh: Bloomberg</small>

Bên cạnh việc ra mắt linh vật Băng Đôn Đôn, nước chủ nhà Trung Quốc cũng đã phát hành video âm nhạc với ca khúc chủ đề của Thế vận hội Mùa đông 2022 mang tên “Cùng nhau hướng tới tương lai” (Together for a Shared Future) có sự tham gia của 105 nghệ sĩ nổi tiếng của Trung Quốc cùng với các khách mời đặc biệt là ba phi hành gia và các vận động viên. Video kéo dài 11 phút, với nội dung xuyên suốt: "Ai trong chúng ta cũng cần tình yêu. Tất cả cùng ta cùng nắm tay nhau, dùng tình yêu để mở mọi cánh cửa". Ca khúc được quay trong 20 ngày, bối cảnh tại phòng thu do ảnh hưởng của dịch bệnh nên khơng thể quay trực tiếp ngồi trời. Sau khi bài hát được phát hành, các sinh viên đại học, các nghệ sĩ của Trung tâm Biểu diễn Nghệ thuật Quốc gia, các ngơi sao trong ngành giải trí và thậm chí cả đội tiếp sức tồn cầu "đám mây chớp nhống" đa ngơn ngữ đã tham gia. "Vũ điệu cử chỉ" trong MV có thể được nhìn thấy ở khắp mọi nơi, làm tăng thêm khơng khí của Thế vận hội Mùa đơng. Vương Bình Cửu, người viết lời của "Cùng nhau hướng tới tương lai", tin rằng những lời chúc chân thành thường rất thẳng thắn, vì vậy anh ấy đã không theo đuổi việc sáng tác bài hát phức tạp. Anh ấy nói rằng trong tình hình thế giới hiện nay, "Cùng nhau hướng tới tương lai" không chỉ thể hiện sự dũng cảm vượt qua khó khăn bằng sự đồn kết, đáp ứng mong đợi

24

</div><span class="text_page_counter">Trang 28</span><div class="page_container" data-page="28">

chân thành của mọi người, mà còn tiến một bước xa hơn ở cấp độ thể thao, phù hợp với sự đồng lòng sâu sắc của mọi người trên thế giới về một cộng đồng vì một tương lai của loài người.

Ủy ban Thế vận hội Olympic Mùa đông Bắc Kinh cũng công bố 30 chữ tượng hình đại diện cho nhiều sự kiện tại Thế vận hội, đã gợi nhớ rất nhiều đến những con dấu của Trung Quốc, một loại tem truyền thống. Các chữ tượng hình, lấy cảm hứng từ các ký tự Trung Quốc, đã được nhìn thấy tại các địa điểm tổ chức Thế vận hội Mùa đông khác nhau hoặc trên các sản phẩm. Việc sử dụng những con dấu này đã cho cộng đồng trong nước và quốc tế biết đến nhiều hơn nghệ thuật khắc ấn của Trung Quốc, một loại hình nghệ thuật từng đạt đến đỉnh cao vào thời nhà Tần (221 TCN-206 TCN) và nhà Hán (206 TCN-220 SCN).

2.1.3.5. Truyền thơng qua q trình tổ chức Thế vận hội Mùa đông 2022 Bắt đầu là lễ rước đuốc kéo dài ba ngày của Thế vận hội Bắc Kinh, được rút ngắn đáng kể vì những lo ngại về virus corona, bắt đầu từ ngày 2 tháng 2 năm 2022 với một cựu vận động viên trượt băng tốc độ 80 tuổi mang theo ngọn đuốc. Chủ đề của cuộc rước đuốc Thế vận hội Mùa đông Bắc Kinh 2022 là "Đáp ứng lời hứa của băng tuyết và hướng tới một tương lai tốt đẹp hơn". Ngọn đuốc sẽ được thông qua ở Bắc Kinh, Diên Khánh và Trương Gia Khẩu. Vào ngày 4 tháng 2, ngọn đuốc của Thế vận hội Mùa đông Bắc Kinh sẽ được khoảng 1.200 người cầm đuốc đi qua và tháp đuốc chính của Sân vận động Quốc gia sẽ được thắp sáng, mở ra một khoảnh khắc Olympic thú vị.

25

</div><span class="text_page_counter">Trang 29</span><div class="page_container" data-page="29">

<small>Rước đuốc Olympic - Ảnh: AFP</small>

Yang Haibin, phó giám đốc điều hành đội đặc biệt rước đuốc của Ban tổ chức Thế vận hội Mùa đông Bắc Kinh, đã giới thiệu tại cuộc họp giao ban rằng về mặt lựa chọn địa điểm, tuyến đường rước đuốc khép kín được bố trí trong Cơng viên rừng Olympic liền kề với Tổ chim và Water Cube, với tư cách là "Thành phố Olympic đôi" "Biểu tượng của" và viên ngọc trai trên trục trung tâm cổ kính, trong cơng viên rừng mang tên "Olympic", các thành viên của gia đình Olympic sẽ được trải nghiệm cảm giác "nhà".

Vào ngày tiếp sức, những người rước đuốc sẽ đến cổng phía nam của Orson bằng phương tiện từ các trạm tương ứng của họ và hơn 30 tình nguyện viên trong vịng khép kín sẽ cung cấp dịch vụ cho những người rước đuốc. Sau khi trở về điểm tập kết, ngọn đuốc sẽ được trao lại cho người cầm đuốc để làm kỷ niệm sau khi hệ thống nhiên liệu được tháo dỡ bởi các chuyên gia.

Vào ngày khai mạc Thế vận hội Mùa đơng, ngồi cuộc rước đuốc kín, sẽ có hai cuộc rước đuốc ở Cung điện mùa hè và Công viên rừng Grand Canal. "Trong số đó, Cung điện mùa hè là một mơ hình của các khu vườn Trung Quốc và Grand Canal là đại diện của con đường cổ kính và hiện đại. Cánh đồng này truyền tải sự cổ kính và hùng vĩ của các khu vườn hoàng gia,

26

</div><span class="text_page_counter">Trang 30</span><div class="page_container" data-page="30">

cũng như nguồn gốc và sự mở ra của trung tâm phụ của Bắc Kinh", biểu thị sức sống và niềm đam mê do Thế vận hội Olympic mang lại. Kết nối lịch sử và tương lai, quá khứ và hiện tại của Bắc Kinh, sự sắp xếp này khơng chỉ là món q của Thế vận hội dành cho Trung Quốc, mà cịn là món q của chúng tơi dành cho Thế vận hội," Yang Haibin nói.

Thiết kế của ngọn đuốc tràn đầy sức sống, kết hợp văn hóa truyền thống Trung Quốc và thẩm mỹ cơng nghệ. Hình xoắn ốc của phần trên của ngọn đuốc giống như hai dải ruy băng chồng lên nhau tung bay trong gió. Thiết kế ruy băng đỏ bên trong tượng trưng cho ngọn lửa đang cháy, trong khi dải ruy băng bạc bên ngoài tượng trưng cho băng và tuyết. Hai dải ruy băng có ấn tượng về sự mở rộng vơ hạn, đại diện cho sự theo đuổi không ngừng của con người đối với ánh sáng, hịa bình và sự xuất sắc. Màu sắc phù hợp và một số yếu tố nghệ thuật, bao gồm mơ hình đám mây tốt lành trên tay cầm, được lấy cảm hứng từ ngọn đuốc của Thế vận hội Olympic Bắc Kinh 2008. Có thể nhìn thấy hoa văn bông tuyết trên tay cầm và biểu tượng của Thế vận hội Mùa đông Bắc Kinh 2022 được in ở phần trên của ngọn đuốc. Tên của ngọn đuốc là "Fei Yang" (Phi Dương). Thiết kế độc đáo cho phép hai ngọn đuốc được khóa với nhau thông qua đỉnh, chẳng hạn như khi những người cầm đuốc trao đổi ngọn đuốc trong cuộc rước đuốc. Nó tượng trưng cho sự hiểu biết và tôn trọng lẫn nhau giữa các nền văn hóa khác nhau. Thiết kế ngọn đuốc đã được chọn từ 182 mục trong một cuộc thi thiết kế tồn cầu. Hình dạng của ngọn đuốc gợi nhớ đến thiết kế của ngọn đuốc chính của Thế vận hội Olympic Bắc Kinh 2008, giống như một cuộn giấy khổng lồ, làm nổi bật sự kế thừa tinh thần Olympic ở thủ đô Trung Quốc. Thiết kế của đèn an toàn được lấy cảm hứng từ chiếc đèn nổi tiếng ở Trung Quốc cổ đại - Đèn lồng cung điện Changxin của triều đại nhà Hán, có lịch sử khoảng 2.000 năm.

Tối ngày 4 tháng 2 năm 2022, tại sân vận động quốc gia “Tổ Chim” ở thủ đô Bắc Kinh của Trung Quốc đã diễn ra lễ khai mạc Thế vận hội (Olympic) Mùa đông Bắc Kinh năm 2022, với những màn trình diễn nghệ thuật hoành tráng và rực rỡ sắc màu, đậm chất nghệ thuật “đặc sắc Trung Quốc”. Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (Xi Jinping) cùng nhiều nhà lãnh đạo cấp cao nước này đã đến dự lễ khai mạc một trong những sự kiện thể thao lớn nhất thế giới trong năm 2022.

27

</div><span class="text_page_counter">Trang 31</span><div class="page_container" data-page="31">

<small>Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại lễ khai mạc Olympic Bắc Kinh ngày 4/2/2022 -Ảnh: REUTERS</small>

Lễ khai mạc được xem là màn trình diễn thể hiện bản sắc văn hố Trung Quốc một cách công phu và tuyệt vời nhất. Bắt đầu buổi lễ là 24 giây đếm ngược, đại diện cho Thế vận hội Mùa đông lần thứ 24 cũng như 24 tiết khí trong lịch Trung Quốc, nơi Lichun (kinh độ hoàng đạo 315°), ngày 4 tháng 2 năm 2022, được coi là "Ngày bắt đầu của mùa xuân”. Sau khi đếm ngược, các vũ công mang theo những thân cây cao mềm và phát sáng màu xanh lá cây, thể hiện vịng đời của bồ cơng anh, cuối cùng chuyển sang màu trắng và bay lên bầu trời khi các hạt phân tán, tiếp theo là pháo hoa hiển thị dịng chữ "立春" (lìchūn, "đầu xn"), mừng đầu xn. Ở màn hình phía sau đã chiếu một bộ phim về các tác phẩm chạm khắc trên đá Dundbulag từ Altay, một tỉnh phía bắc Tân Cương, Trung Quốc, thể hiện nguồn gốc của loại hình trượt tuyết bắt nguồn từ Altay theo Tuyên bố Altay năm 2015 được thực hiện bởi các học giả từ 18 quốc gia.

Đúng 20 giờ 00 giờ Bắc Kinh (19 giờ 00 giờ Việt Nam), lễ khai mạc chính thức diễn ra với màn trình diễn rực rỡ sắc xanh của các diễn viên, thể hiện rõ sự kiện này đề cao yếu tố bảo vệ môi trường. Dù được tối giản do đại dịch COVID-19 nhưng sự kiện vẫn khiến khán giả “mãn nhãn”, với những

28

</div><span class="text_page_counter">Trang 32</span><div class="page_container" data-page="32">

màn biểu diễn nghệ thuật được dàn dựng kỳ công dưới sự chỉ đạo nghệ thuật tài ba của Tổng đạo diễn lễ khai mạc Trương Nghệ Mưu (Zhang Yimou).

<small>Một màn biểu diễn mãn nhãn tại lễ khai mạc Olympic Mùa đông Bắc Kinh ngày 4/2/2022 -Ảnh: REUTERS</small>

Zhu De'en, một nghệ sĩ thổi kèn, đã thể một bài hát yêu nước của Trung Quốc “Người dân của tôi, Đất nước của tôi” ("My People, My Country"). Mười hai đứa trẻ giương cao quốc kỳ Trung Quốc và bước vào sân vận động, gợi nhớ cho di sản của lễ khai mạc Bắc Kinh 2008. Sau đó, họ chuyền quốc kỳ cho một hàng ngang đại diện cho các tầng lớp xã hội và 56 dân tộc của Trung Quốc, tượng trưng cho sự đoàn kết dân tộc và mối quan hệ sâu sắc giữa quốc kỳ và người dân.

Trước phái đoàn của mỗi nước, một đại diện của Trung Quốc mang một tấm biển hình bơng tuyết có tên của phái đoàn bằng cả tiếng Anh và tiếng Trung. Sau cuộc diễu hành, tất cả những "bông tuyết" như vậy của các đoàn tham gia đã tạo thành một "bông tuyết" lớn để tượng trưng cho thế giới xích lại gần nhau. Pháo hoa sau đó chiếu sáng bầu trời, tạo thành hình "Cây thơng chào mừng", một trong những biểu tượng của Hoàng Sơn, tượng trưng cho sự chào đón nồng nhiệt của Trung Quốc đối với du khách từ khắp nơi trên thế giới.

29

</div><span class="text_page_counter">Trang 33</span><div class="page_container" data-page="33">

<small>Pháo hoa thắp sáng bầu trời sân vận động Tổ Chim ở Bắc Kinh ngày 4/2/2022 - Ảnh: AFP</small>

Xuyên suốt lễ khai mạc là những bài hát, vũ đạo và hiệu ứng hình ảnh được dàn dựng cơng phu gây ấn tượng mạnh với thế giới. Đúng như tuyên bố của Tổng đạo diễn Trương Nghệ Mưu trước lễ khai mạc về “một số khoảnh khắc tuyệt vời đi vào lịch sử” tại sự kiện này, buổi lễ đã thực sự tạo nên một “bữa tiệc hình ảnh” với những màn biểu diễn nghệ thuật nhuần nhuyễn đỉnh cao của các nghệ sĩ Trung Quốc. Tổng cộng có khoảng 3.000 nghệ sĩ nghiệp dư tham gia trình diễn tại lễ khai mạc Olympic Mùa Đông Bắc Kinh 2022, giảm mạnh so với con số 15.000 người tham gia lễ khai mạc Olympic Mùa Hè Bắc Kinh cũng tại sân vận động “Tổ chim” cách đây 14 năm. Do thời tiết lạnh và đại dịch Covid-19, lễ khai mạc được gói gọn trong khoảng 120 phút.

Kéo dài trong khoảng 90 phút, lễ bế mạc Olympic Mùa Đông Bắc Kinh 2022 đã đóng màn sự kiện bằng một câu chuyện liên tục từ lễ khai mạc, nhấn mạnh vẻ đẹp và sự lãng mạn của nước chủ nhà, tình cảm của người dân Trung Quốc dành cho cả hai kỳ Olympic Mùa Hè (2008) và Mùa Đông (2022) được đăng cai.

Buổi lễ chủ yếu sử dụng màu đỏ tượng trưng cho Trung Quốc và màu xanh da trời tượng trưng cho băng và tuyết. Màu đỏ được chọn làm màu chủ

30

</div><span class="text_page_counter">Trang 34</span><div class="page_container" data-page="34">

đạo, với thơng điệp gửi một tình cảm ấm áp đến thế giới. Khoảng 20.000 chiếc đèn lồng, một nét đặc trưng văn hóa của Trung Quốc, đã được sử dụng, càng tôn thêm nét đặc sắc và sự rực rỡ trong lễ bế mạc. Bên cạnh đó thơng điệp về sự đồn kết, may mắn và bình an cũng được nước chủ nhà gửi tới bạn bè trên khắp thế giới thơng qua một hình tết dây Trung Hoa khổng lồ, một nét văn hóa truyền thống lâu đời của Trung Quốc. Màn hình LED diện tích hơn 10.000m2 cũng được sử dụng lần đầu tiên, thể hiện sự đổi mới cơng nghệ chưa từng có của Trung Quốc.

<small>Đồn vận động viên diễu hành trong lễ bế mạc. Ảnh: Getty Images</small>

Lễ khai mạc Olympic Mùa Đông Bắc Kinh 2022 đã gây ấn tượng mạnh với khán giả toàn cầu bằng những yếu tố truyền thống Trung Hoa. Cách chiếc vạc được thắp sáng - 91 bông tuyết nhỏ đại diện cho 91 quốc gia và khu vực tham gia Olympic tạo thành một miếng bông tuyết lớn và hai người cầm đuốc cuối cùng đặt ngọn đuốc vào bông tuyết là chiếc vạc - khơng những sáng tạo mà cịn phù hợp với ý tưởng về sự xanh tươi và gắn kết với nhau của kỳ Olympic lần này. Tiếp nối ý tưởng đó, lễ bế mạc cũng bắt đầu từ câu chuyện về một mảnh bông tuyết. Những đứa trẻ cầm đèn lồng hình bơng tuyết tiến đến thắp sáng biểu tượng của Olympic Mùa Đông Bắc Kinh 2022 để bắt đầu cuộc hội ngộ hoành tráng của các vận động viên. Điều này cũng hàm chứa ý

31

</div><span class="text_page_counter">Trang 35</span><div class="page_container" data-page="35">

tưởng sau một thời gian, hình ảnh bơng tuyết xuất hiện trở lại, tượng trưng cho ngọn lửa và tinh thần Olympic sẽ được truyền lại.

<small>Sân vận động quốc gia rực rỡ sắc màu tại lễ bế mạc Thế vận hội Mùa đông Olympic BắcKinh 2022. Ảnh: Tân Hoa Xã</small>

<small>Hình ảnh bơng hoa tuyết được thể hiện xun suốt lễ bế mạc. (Ảnh: Tân Hoa Xã)</small>

32

</div>

×