ĐỀ TÀI: VAI TRÒ CỦA SINH VIÊN TRONG VIỆC QUẢNG BÁ HÌNH ẢNH CÁC LÀNG
NGHỀ TRUYỀN THỐNG ĐẾN VỚI GIỚI TRẺ
CHỦ TRÌ ĐỀ TÀI: Nhóm 9: Nguyễn Ngọc Trâm
Vũ Hằng Nga
Trần Linh Phương
Phạm Duy Anh
GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN: Hồ Hoàng Lan
THỜI GIAN: 18/ 06/ 2010
MỤC LỤC:
ĐẶT VẤN ĐỀ (lý do chọn đề tài, mục tiêu, đối tượng, phương pháp nghiên cứu)
CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG
1.1: Khái niệm LNTT
1.2: Nét đẹp LNTT
1.3: Giá trị kinh tế của các LNTT
1.4: Vai trò sinh viên
CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG
CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT – GIẢI PHÁP
KẾT LUẬN
ĐẶT VẤN ĐỀ
Việt Nam từ lâu đã nổi tiếng là một quốc gia có truyền thống văn hóa từ lâu đời. Điều này được
thể hiện rõ qua các giá trị văn hóa được lưu truyền đến tận ngày nay như các làng nghề truyền
thống (LNTT) . Tuy nhiên, một bộ phận lớn giới trẻ hiện nay lại đang có xu hướng ngày càng thờ
ơ với các tài sản văn hóa thú vị cấp quốc gia này. Qua đó, gián tiếp khiến các LNTT ngày càng
được ít quan tâm hơn, ngày càng bị mai một và có nguy cơ bị thất truyền, trong khi chính giới trẻ
chúng ta có thể thay đổi được điều này. Chính vì lý do đó mà chúng tôi đã quyết định thực hiện đề
tài “Vai trò của sinh viên trong việc quảng bá hình ảnh các LNTT đến với giới trẻ”. Đây là một đề
tài mở và rất thiết thực trong việc duy trì và bảo tồn các LNTT.
Khi quyết định thực hiện đề tài này, chúng tôi có 2 mục tiêu chính. Mục tiêu đầu tiên là nâng cao
nhận thức của sinh viên đối với các LNTT nói chung , cũng như tầm quan trọng trong việc gìn giữ
tài sản văn hóa quốc gia này. Cuối cùng là qua đó cho sinh viên thấy được vai trò quan trọng của
họ trong việc quảng bá hình ảnh các LNTT đến với giới trẻ.
Đối tượng nghiên cứu được chọn là sinh viên IBD từ khóa 2 đến khóa 5. Sở dĩ chúng tôi chọn sinh
viên IBD vì họ là những người trẻ, năng động và đại diện cho một bộ phận tiêu biểu giới trẻ hiện
nay. Phương pháp nghiên cứu hiệu quả nhất là phát phiếu hỏi gồm các câu hỏi có liên quan đến
LNTT. Dựa vào đó chúng tôi đã tổng hợp được các thông tin cần thiết cho bài nghiên cứu cua
rmình.
CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG
1.1: Khái niệm LNTT:
“Nghề truyền thống là nghề được hình thành từ lâu đời, tạo ra những sản phẩm độc đáo, có
tính riêng biệt, được lưu truyền và phát triển đến ngày nay hoặc đang có nguy cơ bị mai
một, thất truyền. Nghề truyền thống phải đạt 3 tiêu chí sau: Thứ nhất đã xuất hiện tại địa
phương từ trên 50 năm; Thứ hai tạo ra sản phẩm mang bản sắc văn hoá dân tộc; Thứ ba
phải gắn với tên tuổi của một hay nhiều nghệ nhân hoặc tên tuổi của làng nghề.” (Hoàng Văn
Thức, 2002. Thực trạng và giải pháp phát triển nghề, làng nghề truyền thống của Thủ đô giai đoạn 2001 –
2010. Cục Thống kê Việt Nam xuất bản.)
Một số hình ảnh về LNTT:
Làng đan rế nồi ở U Minh
Làng gốm Bát Tràng, Hà Nội
1.2: Nét đẹp của LNTT:
Các LNTT thể hiện các giá trị văn hóa đã được đúc kết từ lâu đời. “ Mỗi một sản phẩm, một
nghề, một làng nghề vừa có giá trị làm ra vật dụng vừa thể hiện nét đẹp văn hóa truyền thống.
Những sản phẩm đó được những bàn tay, khối óc người thợ gửi gắm vào đó những phong tục, tập
quán, tín ngưỡng, nghi lễ, sinh hoạt đời sống cộng đồng. Chính vì vậy, sản phẩm của nghề và
LNTT đồng thời là sản phẩm mang đậm nét văn hóa. Khôi phục, bảo tồn và phát huy, phát triển
nghề và làng nghề truyền thống không chỉ mang lại hiệu quả kinh tế, xã hội mà còn góp phần gìn
giữ bản sắc văn hóa, nâng cao đời sống tinh thần và mức hưởng thụ văn hóa cho cộng đồng dân
cư” (theo báo Đại đoàn kết)
Sản phẩm đặc trưng nhất của gốm Chu Đậu cổ là chiếc bình hoa lam và bình tỳ bà, còn được gọi
là bình Cha, bình Mẹ, tượng trưng cho tín ngưỡng phồn thực với âm dương, trời đất, vợ chồng.
Họa tiết trên mỗi chiếc bình Chu Đậu thường là một câu chuyện, một tích nào đó của Việt Nam,
hoặc kể về cảnh sinh hoạt trong đời sống người Việt.
1.3: Giá trị kinh tế của các LNTT:
LNTT mang lại hiệu quả kinh tế không hề nhỏ. “Hiện nay cả nước có 2.790 làng nghề với 53
nhóm nghề. Việt Nam ước tính có khoảng 200 loại sản phẩm thủ công khác nhau, trong đó rất
nhiều sản phẩm có lịch sử phát triển: Tơ lụa Vạn Phúc, Đồng Ngũ Xã, gỗ Sơn Đồng, thêu Quất
Động có hàng nghìn năm lịch sử, mây tre đan Phú Vinh, gốm sứ Bát Tràng, kim hoàn Định Công,
khảm Chuôn Ngọ... có bề dày lịch sử gần 100 năm... Sau khi Việt Nam gia nhập WTO, làng nghề
Việt Nam có một sức sống mới, phong phú hơn, được chú ý về cơ sở hạ tầng, công nghệ và mở
rộng thị trường xuất khẩu. Tại các làng nghề ra đời nhiều công ty mới, đẩy mạnh các chương trình
xúc tiến thương mại, quảng bá sản phẩm trên thị trường quốc tế. Thị trường trong nước cũng có
điều kiện phát triển như mặt hàng nội, ngoại thất, sản phẩm văn hoá tâm linh... Sự phát triển ấy
không bảo lưu cái cũ mà bắt gặp sự giao thoa với thế giới. Đời sống của người dân ở nơi có làng
nghề thường cao hơn những làng thuần nông từ 3-5 lần. Các làng nghề thu hút khoảng 12 triệu lao
động, ngoài ra còn tạo việc làm cho hàng triệu lao động phụ lúc nông nhàn. Những năm gần đây