Tải bản đầy đủ (.docx) (11 trang)

Thichinhls2 che tai phat vi pham

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (169.54 KB, 11 trang )

<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">

<b>HỌC VIỆN TƯ PHÁP</b>

<b>CƠ SỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH</b>

<b>BÀI TIỂU LUẬN</b>

<b>KỸ NĂNG CƠ BẢN CỦA LUẬT SƯ TRONG LĨNH VỰC TƯ VẤNPHÁP LUẬT VÀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP NGỒI TỊA ÁN</b>

<b>(Học phần Tư vấn cơ bản/Kỳ thi chính)</b>

<b>ĐỀ TÀI:</b>

<b>NHỮNG VẤN ĐỀ LUẬT SƯ CẦN LƯU ÝKHI TƯ VẤN CHO KHÁCH HÀNG SOẠN THẢO</b>

<b>CÁC ĐIỀU KHOẢN TRONG HỢP ĐỒNG LIÊN QUAN ĐẾN </b>

<i><b>Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 31 tháng 12 năm 2021</b></i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3">

<b>PHẦN 1.MỞ ĐẦU</b>

Nghề luật sư đã và đang có nhiều bước tiến quan trọng cho thấy sự phát triển vượt bậc trong những năm gần đây, phạm vi hoạt động nghề nghiệp của Luật sư cũng ngày một được mở rộng và đóng góp những giá trị to lớn trong sự phát triển của nền kinh tế đất nước. Ở thời điểm hiện tại, việc gắn liền hình ảnh Luật sư là người hùng hồn đứng trước phiên tòa để bảo vệ thân chủ có lẽ đã khơng cịn thật sự phù hợp, bởi lẽ nhiều Luật sư đã chọn con đường tư vấn là hướng đi chính để rèn luyện và phát triển sự nghiệp.

Khi kinh tế phát triển và hội nhập, giao thương trong xã hội cũng theo đó mà tăng lên. Lượng giao dịch tăng đã kéo thứ gắn liền quan trọng là “Hợp đồng” cũng tăng theo. Bên cạnh khung pháp lý đang được Nhà nước xây dựng và nâng cấp từng ngày, thì hợp đồng được ví như là “luật riêng” của các bên tham gia cũng cần được dự liệu và hoàn thiện hơn. Đây là lúc các bên nên cần đến sự tư vấn của các Luật sư là chuyên gia về hợp đồng để có thể chuẩn bị một bản hợp đồng chặt chẽ, nhằm đảm bảo quyền lợi và tránh những mâu thuẫn khơng đáng có. Vì sau khi được ký kết, hợp đồng sẽ gắn liền từ khi bắt đầu đến khi kết thúc giao dịch đó.

Đa phần các bên tham gia vào giao dịch vì mục đích lợi nhuận, do đó tâm lý họ thường sẽ chỉ quan tâm đến nhóm điều khoản về thương mại của hợp đồng. Nhưng họ lại quên một điều rằng, không phải giao dịch nào cũng sn sẻ hay khơng có tranh chấp. Khơng ai có thể đảm bảo rằng đối tác của mình sẽ khơng vi phạm những thỏa thuận, nên nhóm quy định về các chế tài để xử lý khi có hành vi vi phạm hợp đồng là cần thiết phải được quy định trong hợp đồng. Do đó, khi tư vấn soạn thảo hợp đồng cho Khách hàng, ngoài việc hiểu rõ giao dịch để đáp ứng các yêu cầu về điều khoản thương mại, các Luật sư còn phải đảm bảo các điều khoản chế tài để xử lý hành vi vi phạm hợp đồng cho sản phẩm của mình. Vậy những gì Luật sư cần lưu ý khi soạn thảo các điều khoản liên quan đến các chế tài xử lý vi phạm hợp đồng?

Với mục tiêu trên con đường sự nghiệp là trở thành một Luật sư Tư vấn, Người viết tin rằng trả lời được câu hỏi trên sẽ là hành trang bắt buộc và cần thiết cho chất lượng công việc sau này.

<b>PHẦN 2. NỘI DUNG</b>

<b>2.1.Các chế tài xử lý hành vi vi phạm hợp đồng</b>

Trong thương mại, hợp đồng như là một minh chứng cho mối quan hệ của các bên, các bên có được tiếng nói chung và có cùng mục đích là vì lợi nhuận. Nhưng khơng phải vì cái lợi mà có thể bất chấp tất cả, ngay cả những việc gây hại cho các bên khác. Hợp đồng có thể là hứa với nhau vì lợi nhuận, song song đó trong hợp đồng chắc hẳn cũng sẽ có những lời cam kết với nhau. Chính sự kết hợp giữa lợi ích và trách nhiệm sẽ vừa là động lực vừa là áp lực để giữ cho mối quan hệ này đi đúng quỹ đạo

2

</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4">

mà các bên đã thiết lập. Vậy sẽ ra sao nếu một hoặc các bên không thực hiện đúng như những gì đã thỏa thuận?

Việc một trong các bên khơng thực hiện hoặc thực hiện nhưng không đúng và đầy đủ các nghĩa vụ của mình đó là hành vi “Vi phạm hợp đồng”<small>1</small>. Trong quá trình thực hiện hợp đồng, vi phạm những thỏa thuận không phải là hành vi hiếm gặp. Nó có thể phát sinh từ việc một bên khơng thiện chí mà cố ý vi phạm, cũng có thể là sự vơ ý đơn thuần hoặc bên vi phạm vì một lý do nào đó buộc phải vi phạm hợp đồng. Để có thể hạn chế các hành vi vi phạm và bù đắp những thiệt hại phát sinh cho bên bị vi phạm, pháp luật đã dự liệu và quy định một số chế tài để các bên đó có thể áp dụng và xử lý khi có hành vi vi phạm hợp đồng. Vậy các chế tài xử lý vi phạm hợp đồng cụ thể được quy định ra sao?

<i>a.Buộc thực hiện đúng hợp đồng</i>

Khi xuất hiện hành vi vi phạm hợp đồng, bên bị vi phạm có quyền đưa ra nhắc nhở và yêu cầu bên vi phạm tiếp tục thực hiện hợp đồng<small>2</small>, tất nhiên là phải “sửa sai” hoặc dừng các hành động sai phạm và tuân thủ các thỏa thuận của các bên. Tuy nhiên, theo đánh giá là với các yêu cầu của bên bị vi phạm khó mà có trọng lượng để bên vi phạm chủ động thực hiện cơng tác “sửa sai” của mình khi mà họ đã cố ý vi phạm. Thêm vào đó là cho dù có thiện chí khắc phục thì nhiều trường hợp cũng khơng thể như chưa hề có sự vi phạm, đơn cử như hành vi giao hàng muộn hơn cam kết thì bên vi phạm có thiện chí cách mấy cũng khơng thể quay ngược thời gian.

Chính vì vậy, trong chế tài này pháp luật vẫn cho phép bên bị vi phạm một phương án khác để có thể linh hoạt giảm tối đa thiệt hại của mình. Đó là bên bị vi phạm có thể tự mình hoặc nhờ một bên thứ ba khắc phục hậu quả và/hoặc thay bên vi phạm thực hiện các nghĩa vụ với chi phí của bên có hành vi vi phạm hơp đồng.<small>3</small>

Chế tài này có được sinh ra nhằm mục đích đảm bảo hợp đồng được thực hiện tối đa như đã thỏa thuận, là cơ hội để bên có hành vi vi phạm thể hiện sự thiện chí và cứu lấy chính uy tín của mình. Dù bị hành vi vi phạm ảnh hưởng đến lợi ích, nhưng ở vị trí là bên bị vi phạm thì chế tài này cũng nên được ưu tiên nếu việc áp dụng không ảnh hưởng hoặc ảnh hưởng có thể chấp nhận được, bởi lẽ: (i) Sau khi áp dụng chế tài này vẫn không bị mất đi các quyền áp dụng các chế tài khác như bồi thường thiệt hại hoặc phạt vi phạm; (ii) Thể hiện được thiện chí đối với bên vi phạm; (iii) Trong nhiều trường hợp hàng hóa, dịch vụ hay đối tượng của hợp đồng mới là lợi ích cần thiết và các khoản bồi thường thiệt hại hay phạt vi phạm không thể bù đắp được.

<i>b.Phạt vi phạm</i>

<small>1 Khoản 1 Điều 351 Bộ luật Dân sự 2015 và Khoản 12 Điều 3 Luật Thương mại 2005.</small>

<small>2 Khoản 1 Điều 358 Bộ luật Dân sự 2015 và Khoản 1 Điều 297 Luật Thương mại 2005.</small>

<small>3 Khoản 1 Điều 358 Bộ luật Dân sự 2015 và Khoản 1 Điều 297 Luật Thương mại 2005.</small>

3

</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5">

Phạt vi phạm là việc các bên tự thỏa thuận trong hợp đồng về những hành vi vi phạm, khi mà một trong các bên thực hiện các hành vi đã thỏa thuận là vi phạm ấy thì phải nộp cho bên kia một khoản tiền phạt theo như quy định tại điều khoản đó<small>4</small>.

Chế tài phạt vi phạm khơng phải là chế tài mới, nó đã được ghi nhận lâu đời và ở nhiều văn bản quy phạm pháp luật khác nhau. Việc thỏa thuận và áp dụng chế tài này pháp luật luôn tạo cho các bên sự chủ động. Nghĩa là, các bên có thể tự thỏa thuận về hành vi bị phạt và mức phạt. Để áp dụng được chế tài phạt vi phạm trong một vụ việc thực tế phải đáp ứng các điều kiện, bao gồm: (i) Các bên có thỏa thuận phạt vi phạm hợp đồng; (ii) Có hành vi vi phạm trong thực tế; (iii) Hợp đồng có hiệu lực pháp luật. Thêm vào đó, để điều khoản phạt vi phạm chuẩn mực và có thể áp dụng triệt để trong thực tiễn, đòi hỏi người soạn thảo hợp đồng phải nắm rõ các lưu ý liên quan cho từng loại hợp đồng khác nhau, sẽ được bàn luận sâu hơn ở phần sau.

Hiện nay các điều khoản phạt vi phạm được thỏa thuận áp dụng thường xuyên trong nhiều loại hợp đồng, bởi khi áp dụng bên bị vi phạm có thể dùng số tiền phạt để cùng với các khoản bồi thường để bù đắp vào những thiệt hại do hành vi vi phạm gây ra. Nhưng hơn hết chế tài này cịn có ý nghĩa như là lời răn đe với các bên, để tránh bị phạt mà các bên ý thức và chủ động thực hiện đúng theo thỏa thuận của hợp đồng.

<i>c.Buộc bồi thường thiệt hại</i>

Trong quá trình thực hiện hợp đồng, bất kỳ bên nào có hành vi gây thiệt hại cho bên kia thì bên bị thiệt hại có quyền yêu cầu và bên gây thiệt hại phải trả một khoản tiền bồi thường nhằm khơi phục, bù đắp những lợi ích vật chất bị mất của bên bị vi phạm hợp đồng<small>5</small>.

Theo Khoản 2 Điều 302 Luật Thương mại 2005 quy định về các thiệt hại mà

<i>bên bị vi phạm có thể yêu cầu được bồi thường như sau: “Giá trị bồi thường thiệt hại</i>

<i><b>bao gồm giá trị tổn thất thực tế, trực tiếp mà bên bị vi phạm phải chịu do bên vi phạmgây ra và khoản lợi trực tiếp mà bên bị vi phạm đáng lẽ được hưởng nếu khơng có</b></i>

<i>hành vi vi phạm.” Theo đó, ngồi những thiệt hại trực tiếp có thể thấy được ngay thì</i>

bên gây thiệt hại cịn có trách nhiệm bồi thường các khoản lợi ích khác mà đáng lẽ có được của bên thiệt hại bị ảnh hưởng trực tiếp từ hành vi vi phạm.

Ví dụ: A mua sản phẩm X của B để phân phối lại kiếm lợi nhuận. Tuy nhiên, B đã vi phạm nghĩa vụ giao hàng làm cho thiệt hại phát sinh cho A đó là phải bồi thường cho C vì vi phạm hợp đồng vận chuyển sản phẩm X và khơng thể có X để giao hàng cho D trong hợp đồng bán lẻ sản phẩm. Nên B phải bồi thường toàn bộ các thiệt hại của A trong hợp đồng với C phát sinh từ hành vi vi phạm của B và các lợi nhuận mà đáng lẽ ra A đã được nhận nếu có sản phẩm X để bán lẻ cho D.

<small>4 Khoản 1 Điều 418 Bộ luật Dân sự 2015 và Điều 300 Luật Thương mại 2005.</small>

<small>5 Điều 360 Bộ luật Dân sự 2015 và Khoản 1 Điều 302 Luật Thương mại 2005.</small>

4

</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">

Đến Bộ luật Dân sự 2015, ngoài các tổn thất về lợi ích vật chất có thể cân đo đong đếm thì bên gây thiệt hại cịn phải chịu các thiệt hại về tinh thần, tuy nhiên tiêu chí xác định mức độ tổn thất về tinh thần đối với pháp nhân trong hợp đồng thương mại như thế nào thì chưa có quy định cụ thể<small>6</small>.

<i>d.Tạm ngừng, đình chỉ thực hiện và hủy bỏ hợp đồng</i>

Tạm ngừng thực hiện hợp đồng là việc bên bị vi phạm tạm thời không thực hiện nghĩa vụ trong hợp đồng cho đến khi bên vi phạm hợp đồng chấm dứt hành vi vi phạm hoặc khắc phục những hậu quả thì các bên bị vi phạm sẽ có quyền tiếp tục thực hiện hợp đồng.<small>7</small>

Đình chỉ thực hiện hợp đồng là bên bị vi phạm chấm dứt thực hiện các nghĩa vụ còn lại theo hợp đồng đã ký kết<small>8</small>.

Hủy bỏ hợp đồng là chế tài mà một bên áp dụng khi có bị bên cịn lại vi phạm hợp đồng để hủy bỏ một phần hoặc toàn bộ hợp đồng. Phần hoặc toàn bộ hợp đồng bị hủy bỏ sẽ khơng có hiệu lực từ thời điểm giao kết<small>9</small>.

Bên bị vi phạm hợp đồng có quyền áp dụng các chế tài này khi: (i) hành vi vi phạm thuộc các hành vi mà các bên đã thỏa thuận là điều kiện để tạm ngừng, đình chỉ hoặc hủy bỏ hợp đồng; hoặc (ii) Bên vi phạm vi phạm cơ bản nghĩa vụ của hợp đồng.

Một điểm chung nữa là khi bên bị vi phạm chọn áp dụng ba chế tài trên không làm mất đi các quyền áp dụng chế tài đòi bồi thường thiệt hại nếu hành vi vi phạm của bên kia đã làm phát sinh thiệt hại. Trong quá trình áp dụng tạm ngừng, đình chỉ, hủy bỏ hợp đồng nếu có phát sinh thiệt hại cho bên có hành vi vi phạm hợp đồng thì khơng phải bồi thường.

Tạm ngừng, đình chỉ hay hủy bỏ có căn cứ áp dụng giống nhau, tuy nhiên phải cân nhắc trước khi đưa vào hợp đồng và áp dụng bởi hậu quả pháp lý của ba chế tài này là hồn tồn khác nhau, trong đó:

- Tạm ngừng thực hiện hợp đồng thì khi đó hiệu lực hợp đồng vẫn còn và các bên sẽ thỏa thuận tiếp tục sau khi việc vi phạm hợp đồng đã được giải quyết.

- Đình chỉ thực hiện hợp đồng thì hiệu lực của hợp đồng sẽ bị chấm dứt kể từ thời điểm mà một bên nhận được thơng báo đình chỉ của bên có quyền. Bên đã thực hiện nghĩa vụ có quyền u cầu bên kia thanh tốn hoặc thực hiện nghĩa vụ đối ứng theo nghĩa vụ mà bên có quyền đã thực hiện<small>10</small>.

<small>6 Khoản 1 Điều 361 và Khoản 3 Điều 419 Bộ luật Dân sự 2015.</small>

<small>7 Điều 308 Luật Thương mại 2005.</small>

<small>8 Điều 310 Luật Thương mại 2005.</small>

<small>9 Điều 312 và Khoản 1 Điều 314 Luật Thương mại 2005.</small>

<small>10 Khoản 1 Điều 311 Luật Thương mại 2005.</small>

5

</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">

- Hủy bỏ một phần hoặc toàn bộ hợp đồng thì hiệu lực của phần bị hủy bỏ hoặc tồn bộ hợp đồng sẽ khơng có hiệu từ thời điểm giao kết. Các bên có quyền địi lại lợi ích do việc đã thực hiện phần nghĩa vụ của mình theo hợp đồng; nếu các bên đều có nghĩa vụ hồn trả thì nghĩa vụ của họ phải được thực hiện đồng thời; trường hợp không thể hồn trả bằng chính lợi ích đã nhận thì bên có nghĩa vụ phải hồn trả bằng tiền<small>11</small>.

Trên đây là các chế tài xử lý hành vi vi phạm hợp đồng mà pháp luật đã quy định, khi giao kết các bên có thể cân nhắc để đưa vào hợp đồng. Tuy nhiên, như đã nói hợp đồng được ví như “luật riêng” của các bên tham gia và pháp luật tơn trọng các thỏa thuận đó. Nên vẫn chấp nhận một phương pháp hay chế tài khác với các chế tài trên mà các bên thống nhất đưa vào hợp đồng miễn là chế tài mà các bên thỏa thuận ấy không trái với nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam, điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên và tập quán thương mại quốc tế.<small>12</small>

Mỗi chế tài điều có căn cứ áp dụng và hậu quả pháp lý khác nhau, các bên cần phải tự cân nhắc và thảo thuận với nhau về việc sẽ áp dụng chế tài nào cho hợp đồng. Khi đã chọn được chế tài phù hợp, các bên phải thống nhất với nhau về điều khoản cụ thể cho các chế tài này ra sao để có thể áp dụng một cách triệt để nhất khi có hành vi vi phạm phát sinh. Sau đây sẽ là các lưu ý mà các bên tham gia hoặc các Luật sư cần nắm vững để có thể thỏa thuận và soạn thảo nhóm quy định về chế tài xử lý vi vi phạm hợp đồng chính xác nhất.

<b>2.2.Những vấn đề cần lưu ý khi soạn thảo điều khoản xử lý vi phạm hợp đồng</b>

<i>a.Giới hạn phạt vi phạm</i>

Như đã phân tích ở phần trên, phạt vi phạm nghĩa là bên vi phạm sẽ phải trả cho bên bị vi phạm một khoản tiền mà hai bên đã thỏa thuận. Vậy khoản tiền phạt đó là bao nhiêu và có căn cứ nào để xác định hay không?

Câu trả lời cho mức phạt sẽ là bao nhiêu, cịn tùy thuộc vào đó là loại hợp đồng gì, chủ thể các bên tham gia là ai. Bởi lẽ với các loại hợp đồng khác nhau, pháp luật điều chỉnh sẽ khác nhau dẫn đến câu trả lời cũng không giống nhau.

Bộ luật Dân sự 2015 không có mức giới hạn cụ thể cho mức phạt vi phạm, theo đó các bên sẽ tự thỏa thuận một mức phạt cụ thể mà mình cho là phù hợp<small>13</small>. Tuy nhiên, nếu thỏa thuận một mức phạt quá thấp sẽ không đủ răn đe để buộc các bên thực hiện đúng theo thỏa thuận ban đầu, nếu để mức phạt quá cao các bên sẽ cố gắng không vi phạm nhưng sẽ có trường hợp một bên vì số tiền phạt cao sẽ mất đi thiện chí hợp tác để đạt được lợi ích như thơng thường mà sẽ chăm chăm tìm lỗi hoặc cách để bên cịn lại vi phạm và thu về khoản tiền phạt lớn.

<small>11 Khoản 2 Điều 314 Luật Thương mại 2005.</small>

<small>12 Khoản 7 Điều 292 Luật Thương mại 2005.</small>

<small>13 Khoản 2 Điều 418 Bộ luật Dân sự 2015.</small>

6

</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">

Quy định trên của Bộ luật Dân sự sẽ không được áp dụng cho các hợp đồng thương mại, bởi lẽ Luật Thương mại 2005 có quy định riêng cho hợp đồng thương mại một giới hạn số tiền phạt. Căn cứ quy định tại Điều 301 Luật Thương mại 2005 mức giới hạn cho khoản tiền phạt đối với các hợp đồng thương mại sẽ là không quá 8% “giá trị phần nghĩa vụ bị vi phạm”. Rất dễ bị nhầm lẫn ở quy định này, trên thực tế nhiều người đang hiểu là 8% trên “giá trị hợp đồng”. Ví dụ để thấy sự khác nhau giữa “giá trị phần nghĩa vụ bị vi phạm” và “giá trị hợp đồng”, hợp đồng dịch vụ với tổng phí dịch vụ là 01 tỉ đồng chia làm hai đợt thanh toán với mỗi đợt là 500.000.000 đồng. Trường hợp bên sử dụng dịch vụ chậm thanh toán đợt 2 với nghĩa vụ là thành tốn 500.000.000 đồng cịn lại của hợp đồng. Theo đó, với quy định tại Điều 301 nêu trên thì khoản tiền phạt tối đa là 40.000.000 đồng thay vì 80.000.000 theo cách hiểu 8% của “giá trị hợp đồng”.

Mặc dù cơng thức tính đã có nhưng vì ở thời điểm giao kết và soạn thảo hợp đồng, đôi bên không thể biết được phần nghĩa vụ nào sẽ bị vi phạm nên “giá trị của phần nghĩa vụ bị vi phạm” chưa thể xác định. Nên có một số người khi soạn thảo điều khoản phạt vi phạm cho hợp đồng thương mại đã xác định số tiền phạt khá lớn, vì họ cho rằng khi có phát sinh tranh chấp các cơ quan tài phán sẽ có thể xác định cụ thể giá trị nghĩa vụ đã bị vi phạm (vì hành vi vi phạm đã xảy ra) và chỉ áp dụng 8%, còn số chênh lệch lớn hơn sẽ khơng tính. Tuy nhiên, với quan điểm cá nhân Người viết cho rằng một Luật sư khơng nên dùng kỹ thuật soạn thảo như vậy. Vì khi khách hàng biết rõ quy định thì chun mơn của Luật sư sẽ bị đặt dấu hỏi. Hoặc khi để số tiền phạt quá lớn sẽ gây nhầm lẫn và hoang mang đối với các bên trong hợp đồng. Và hơn hết là không phải bất kỳ hành vi vi phạm hợp đồng nào đều cần sự giải quyết của cơ quan tài phán, do đó nó thể gây khó khăn cho các bên trong q trình thương lượng trước khi khởi kiện ra cơ quan có thẩm quyền.

<i>b.Nghĩa vụ chứng minh thiệt hại </i>

Chế tài buộc bồi thường thiệt được sinh ra nhằm bù đắp những tổn thất cho bên bị vi phạm, tuy nhiên để có thể được bồi thường, bên bị thiệt hại có nghĩa vụ là phải chứng minh được yêu cầu của mình là hợp lý. Để bên vi phạm phát sinh trách nhiệm bồi thường cần có đủ ba căn cứ<small>14</small> sau:

- Có hành vi vi phạm hợp đồng; - Có thiệt hại thực tế xảy ra;

- Hành vi vi phạm hợp đồng là nguyên nhân trực tiếp gây ra thiệt hại.

Khi có hành vi vi phạm xảy ra, thường sẽ có nhiều thiệt hại phát sinh, nhưng khơng phải tất cả các thiệt hại của bên bị vi phạm đều được bồi thường, mà chỉ có các thiệt hại là kết quả của nguyên nhân trực tiếp là hành vi vi phạm. Bên có yêu cầu bồi

<small>14 Điều 303 Luật Thương mại 2005.</small>

7

</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">

thường phải chứng minh tổn thất, mức độ tổn thất do hành vi vi phạm gây ra và khoản lợi trực tiếp mà bên bị vi phạm đáng lẽ được hưởng nếu không bị vi phạm hợp đồng. Để thực hiện nghĩa vụ chứng minh, bên thiệt hại cần đưa ra được các chứng từ, hóa đơn, hợp đồng, … để xác định chính xác số tiền thiệt hại là bao nhiêu. Những thiệt hại nào khơng chứng minh được thì bên vi phạm khơng có nghĩa vụ phải bồi thường.

Trên thực tế, nghĩa vụ chứng minh đối với bên bị thiệt hại cũng hết sức khó khăn vì có những thiệt hại gần như không thể chứng minh hoặc xác định con số cụ thể, ví dụ như các thiệt hại về tinh thần, thời gian và chi phí để xử lý vi phạm và tìm nhà cung cấp khác, lợi nhuận bị sụt giảm do hành vi vi phạm gây ra, … Dẫn đến, chế tài này không thể bù đắp hết tổn thất mà bên bị vi phạm gánh chịu. Do đó, q trình soạn thảo hợp đồng khơng nên thỏa thuận đây là chế tài duy nhất mà nên thêm các chế tài bằng tiền khác để có thể bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bên bị vi phạm một cách tốt nhất.

<i>c.Đình chỉ và hủy bỏ - quy định đồng hành</i>

Đình chỉ thực hiện hợp đồng là chế tài mà khi áp dụng, hợp đồng sẽ không được tiếp tục được thực hiện, nghĩa vụ còn lại của các bên chưa được thực hiện sẽ không cần được thực hiện trong tương lai, những nghĩa vụ đã hồn thành sẽ vẫn có hiệu lực. Cịn hủy bỏ hợp đồng có nghĩa là hợp đồng sẽ khơng có hiệu lực ngay từ khi ký kết, những phần nghĩa vụ đã hoàn thành vẫn bị ảnh hưởng.

Với hai hậu quả pháp lý bổ sung cho nhau, nếu được quy định chung trong một hợp đồng với những thỏa thuận chặt chẽ sẽ giúp cho việc xử lý tình huống khi có hành vi vi phạm sẽ được linh hoạt hơn. Các chế tài này chỉ được áp dụng khi có thỏa thuận, do vậy, việc chỉ quy định một trong hai hoặc khơng có chế tài nào thì các bên sẽ gặp khó khăn trong trường hợp cần kết thúc giao dịch không được như ý để tìm đối tác tốt hơn càng nhanh càng tốt thay thế. Khi được quy định cùng nhau trong một hợp đồng, cần lưu ý phải dự liệu tốt các tình huống có thể xảy ra, từ đó các bên sẽ hết sức linh hoạt và nhanh chóng trong việc lựa chọn chế tài áp dụng cho từng hành vi vi phạm cụ thể.

Ví dụ để thấy sự hiệu quả của việc quy định song song hai chế tài đình chỉ và hủy bỏ hợp đồng. Trường hợp A thuê và B đồng ý nhận gia cơng đóng gói sản phẩm và nghĩa vụ gia cơng và thanh tốn được thực hiện từng đợt theo lô hàng gia công, hợp đồng có cả hai chế tài và sẽ được áp dụng cho từng trường hợp cụ thể. Theo đó, nếu A có quyền hủy bỏ hợp đồng để tìm đơn vị gia công khác nếu như phát hiện các lô hàng được gia công không đúng chất lượng và B khơng thể khắc phục. Hay cũng trong hợp đồng đó, B hồn tồn có quyền đình chỉ thực hiện hợp đồng nếu A vi phạm nghĩa vụ thanh toán nhiều lần mà không thay đổi sau khi đã áp dụng các biện pháp xử lý khác.

8

</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10">

Từ ví dụ trên có thể thấy, nếu chỉ quy định hoặc đình chỉ hoặc hủy bỏ chắc hẳn một trong hai bên sẽ phải bị mắc kẹt trong một giao dịch không chất lượng này.

<i>d.Muốn “tự vệ” phải có thỏa thuận</i>

Các chế tài tạm ngừng, đình chỉ thực hiện hợp đồng và hủy bỏ hợp đồng có thể được ví như là hành động “tự vệ” của bên bị vi phạm chống lại các hành vi làm ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Chúng có chung đặc điểm là chỉ được áp dụng khi có thỏa thuận nếu như hành vi vi phạm của bên vi phạm chưa phải là cơ bản. Nên điều khoản về quy định các chế tài này rất quan trọng trong hợp đồng. Chỉ khi có quy định, các bên mới cho mình cịn đường lui hợp lý trong trường hợp giao dịch không được như ý muốn. Với các hành vi không phải là vi phạm cơ bản mà khơng có thỏa thuận cho phép hành động “tự vệ” thì các bên khơng thể áp dụng, vì nếu vẫn được thực hiện khi có thỏa thuận có thể được coi là sự vi phạm hợp đồng và hồn tồn có thể bị bên vi phạm ban đầu yêu cầu bồi thường hoặc tính lãi hoặc phạt vi phạm.

<b>PHẦN 3. KẾT LUẬN</b>

Soạn thảo hợp đồng là một trong những dịch vụ pháp lý thường xuyên của một Luật sư tư vấn, đây là lĩnh vực tư vấn đòi hỏi nhiều sự hiểu biết về chuyên môn, kỹ năng và kinh nghiệm của người Luật sư. Mỗi loại hợp đồng, mỗi lĩnh vực giao dịch của hợp đồng đều có những đặc điểm và thơng lệ riêng. Nên ngồi việc hiểu rõ về giao dịch, nắm bắt tường tận nhu cầu của khách hàng để đáp ứng được cho khách hàng về nhóm quy định thương mại. Bên cạnh đó người Luật sư cần có chun mơn vững vàng và tầm nhìn thật tốt để có thể dự liệu hết các tình huống có thể xảy ra. Từ đó, quy định hóa đưa vào hợp đồng với đầy đủ các quy định cần thiết. Trong đó nhóm quy định về xử lý vi phạm hợp đồng là rất quan trọng, nếu nhóm quy định này được dự liệu hồn chỉnh và soạn thảo chặt chẽ sẽ giúp cho các bên trong giao dịch tránh được rủi ro và mâu thuẫn khơng đáng có. Ngồi ra với nhóm quy định về các chế tài xử lý hành vi vi phạm hợp đồng chất lượng sẽ tạo ra giá trị của người Luật sư.

Để có thể soạn thảo được nhóm quy định về các chế tài xử lý hành vi vi phạm hợp đồng chất lượng, người Luật sư cần nắm rõ các căn cứ phát sinh, trường hợp để có thể áp dụng và hậu quả pháp lý khi áp dụng. Khi đã hiểu rõ từng chế tài thì dựa vào kinh nghiệm và kỹ năng của Luật sư để kết hợp một hoặc một số chế tài cần thiết và triển khai chúng một cách logic trong hợp đồng. Tất cả sẽ tạo nên giá trị của một người Luật sư tư vấn.

9

</div>

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×