Tải bản đầy đủ (.pdf) (15 trang)

Chế tài phạt vi phạm và bồi thường thiệt hại trong hợp đồng thương mại – quy định của pháp luật và thực tiễn (tt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (709.26 KB, 15 trang )

TÓM TẮT
Tên đề tài: “Chế tài phạt vi phạm và bồi thường thiệt hại trong hợp đồng
thương mại – Quy định của pháp luật và thực tiễn”.
Tác giả luận văn: Lưu Kiến Quốc

Khóa 3 đợt 2 năm 2014

Người hướng dẫn: Tiến Sĩ Đoàn Thị Phương Diệp
Từ khóa: Chế tài phạt vi phạm và bồi thường thiệt hại trong hợp đồng thương
mại – Quy định của pháp luật và thực tiễn
Nội dung tóm tắt: Ngoài phần mở đầu và kết luận, bố cục luận văn được chia
thành 03 chương cụ thể như sau:
Chương 1, người viết tập trung thể hiện khái quát chung về hợp đồng thương
mại, kết hợp với phương pháp phân tích, so sánh, từ đó nêu lên những đặc trưng của
hợp đồng thương mại. Bên cạnh đó, tại chương này người viết nêu khái quát về các
loại chế tài trong thương mại theo quy định tại điều 292 Luật Thương mại 2005. Kết
hợp với phương pháp phân tích lịch sử, nêu sơ lược về lịch sử chế tài phạt vi phạm
và bồi thường thiệt hại.
Chương 2, tại chương này, người viết đi vào cụ thể các quy định của pháp luật
về chế tài phạt vi phạm và bồi thường thiệt hại. Cùng với phương pháp phân tích, so
sánh để tìm ra mối quan hệ giữa chế tài phạt vi phạm và bồi thường thiệt hại cũng
như mối quan hệ giữa hai chế tài này với các chế tài khác trong Luật Thương mại.
Bên cạnh đó, trong chương này, người viết sẽ nêu lên các trường hợp được miễn trừ,
những quy định của pháp luật về nghĩa vụ chứng minh trong các trường hợp được
miễn trừ.
Chương 3, người viết nêu thực trạng áp dụng chế tài phạt vi phạm và bồi thường
thiệt hại trong các hợp đồng thương mại, trong các bản án của Tòa án nhân dân các
cấp. Trên thức tế đó, nêu lên những vấn đề pháp lý phát sinh từ việc áp dụng pháp
luật, đồng thời kiến nghị hoàn thiện các quy định liên quan đến chế tài phạt vi phạm
và chế tài bồi thường thiệt hại.


-iii-


ABSTRACT
Topic “Regulations on fines for violations and compensation for damages
in the commercial contract- Regulation of the law and practice”.
The Author: Luu Kien Quoc, the 3rd year, the 2nd course, 2014.
- Instructor: Dr. Doan Thi Phuong Diep
Key word: Regulations on fines for violations and compensation for damages
in the commercial contract- Regulation of the law and practice
Brief content: In addition to introduction and conclusion, the layout of the thesis
is divided into 03 following specific chapters:
In chapter 1, the author focuses on presenting an overview of the commercial
contract, in combination with method of analysis and comparison and then states
characteristics of the commercial contract. In addition, in this chapter, the author
presents an overview of regulations in commercial contract as stipulated in article
292 of the Commercial Law in 2005. In combination with the historical analysis
method, the author presents a summary of history for regulations on fines for
violations and compensation for damages;
In chapter 2, the author specifies regulations of the law on regulations on fines
for violations and compensation for damages. In combination with the methods of
analysis and comparison, the author seeks a relationship between the regulations on
fines for violations and compensation for damages as well as relationship between
these regulations and other regulations in the Commercial Law. In addition, in this
chapter, the author states exemptions, regulations of the law for obligations in proving
exemptions.
In chapter 3, the author states the current status of applying the regulations on
fines for violations and compensation for damages in commercial contracts,
judgements of the people’s courts at the levels. In such fact, the author states legal
issues arising from application of the law, and recommends completion of regulations

relating to regulations on fines for violations and compensation for damages.

-iv-


MỤC LỤC
Trang tựa
Quyết định giao đề tài
LỜI CAM ĐOAN ...................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................... ii
TÓM TẮT ................................................................................................................ iii
ABSTRACT ............................................................................................................. iv
PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài ................................................................................................1
2. Lịch sử nghiên cứu đề tài ....................................................................................2
3. Mục đích nghiên cứu ..........................................................................................3
4. Nhiệm vụ nghiên cứu ..........................................................................................4
5. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................................4
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ............................................................5
6.1. Ý nghĩa khoa học .........................................................................................5
6.2. Ý nghĩa thực tiễn .........................................................................................6
7. Bố cục của luận văn ............................................................................................6
CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ HỢP ĐỒNG THƯƠNG MẠI VÀ CÁC
CHẾ TÀI THƯƠNG MẠI ........................................................................................7
1.1. Khái quát chung về hợp đồng thương mại.......................................................7
1.1.1. Khái niệm về hợp đồng thương mại .........................................................7
1.1.2. Những đặc trưng của hợp đồng thương mại .............................................8
1.2. Chế tài do vi phạm hợp đồng thương mại .......................................................9
1.2.1. Khái niệm chế tài do vi phạm hợp đồng thương mại ...............................9
1.2.2. Đặc điểm của chế tài do vi phạm hợp đồng thương mại ........................12

1.2.3. Các loại chế tài trong thương mại ..........................................................13
1.2.3.1. Buộc thực hiện đúng hợp đồng .......................................................14
1.2.3.2. Phạt vi phạm ....................................................................................14

-v-


1.2.3.3. Buộc bồi thường thiệt hại ................................................................15
1.2.3.4. Tạm ngừng thực hiện hợp đồng ......................................................16
1.2.3.5. Đình chỉ thực hiện hợp đồng ...........................................................16
1.2.3.6. Hủy bỏ hợp đồng .............................................................................17
1.3. Sơ lược lịch sử về chế tài phạt vi phạm và bồi thường thiệt hại trong pháp luật
Việt Nam từ năm 1945 cho đến nay .....................................................................18
CHƯƠNG 2: CHẾ TÀI PHẠT VI PHẠM VÀ BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI
THEO QUY ĐỊNH CỦA LUẬT THƯƠNG MẠI NĂM 2005 ............................22
2.1. Chế tài phạt vi phạm ......................................................................................22
2.1.1. Khái niệm chế tài phạt vi phạm ..............................................................22
2.1.2. Căn cứ áp dụng chế tài phạt vi phạm .....................................................22
2.1.3. Nội dung của chế tài phạt vi phạm .........................................................24
2.2. Chế tài bồi thường thiệt hại ...........................................................................29
2.2.1. Khái niệm chế tài bồi thường thiệt hại ...................................................29
2.2.2. Căn cứ áp dụng chế tài bồi thường thiệt hại ...........................................29
2.2.3. Nội dung của chế tài bồi thường thiệt hại ..............................................32
2.3. Mối quan hệ giữa chế tài phạt vi phạm, chế tài bồi thường thiệt hại và các chế
tài khác theo quy định của Luật Thương mại năm 2005 ......................................35
2.3.1. Mối quan hệ giữa chế tài phạt vi phạm và bồi thường thiệt hại .............35
2.3.2. Mối quan hệ giữa chế tài phạt vi phạm, chế tài bồi thường thiệt hại với
các chế tài khác .................................................................................................36
2.4. Các trường hợp miễn trách nhiệm đối với hành vi vi phạm ..........................37
2.4.1. Các trường hợp được miễn trừ ...............................................................37

2.4.2. Nghĩa vụ chứng minh trong các trường hợp được miễn trừ...................41
CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN
CHẾ TÀI PHẠT VI PHẠM VÀ CHẾ TÀI BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI TRONG
HỢP ĐỒNG THƯƠNG MẠI THEO LUẬT THƯƠNG MẠI ............................43
3.1. Thực trạng chung về thỏa thuận áp dụng chế tài phạt vi phạm và bồi thường
thiệt hại trong các hợp đồng thương mại ..............................................................43

-vi-


3.2. Các vấn đề pháp lý phát sinh trong việc áp dụng chế tài phạt vi phạm và bồi
thường thiệt hại và các kiến nghị ..........................................................................50
3.2.1. Vấn đề pháp lý liên quan đến chế tài phạt vi phạm................................50
3.2.1.1. Chức năng của phạt vi phạm ...........................................................50
3.2.1.2. Căn cứ áp dụng phạt vi phạm ..........................................................51
3.2.1.3. Mức phạt vi phạm ...........................................................................54
3.2.2. Vấn đề pháp lý liên quan đến chế tài bồi thường thiệt hại .....................57
3.2.2.1. Hành vi vi phạm là căn cứ pháp lý phát sinh trách nhiệm bồi thường
thiệt hại .........................................................................................................57
3.2.2.2. Có thiệt hại thực tế ..........................................................................62
3.2.2.3. Vấn đề hành vi vi phạm hợp đồng là nguyên nhân trực tiếp gây ra
thiệt hại .........................................................................................................65
3.2.2.4. Lỗi trong trách nhiệm bồi thường thiệt hại .....................................67
3.2.3. Các trường hợp miễn trách nhiệm đối với hành vi vi phạm...................71
3.2.3.1. Miễn trách nhiệm do thỏa thuận......................................................71
3.2.3.2. Miễn trách nhiệm theo quy định của pháp luật ...............................73
PHẦN KẾT LUẬN ..................................................................................................77
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................78

-vii-



PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Hợp đồng có bản chất là sự tự nguyện thoả thuận và thống nhất ý chí nhằm xác
lập, thay đổi hay chấm dứt các quyền và nghĩa vụ pháp lý giữa các chủ thể trong xã
hội. Các thỏa thuận chỉ có thể trở thành các quan hệ hợp đồng, tức là được nhà nước
thừa nhận và đảm bảo thực hiện, khi sự bày tỏ ý chí đó của các chủ thể phù hợp với
ý chí Nhà nước. Việc giao kết và thực hiện hợp đồng chính là cách thức cơ bản để
các chủ thể thực hiện có hiệu quả các hoạt động kinh doanh. Pháp luật hiện hành
không đưa ra định nghĩa về hợp đồng trong lĩnh vực thương mại. Về lý luận, hợp
đồng trong thương mại là một dạng cụ thể của hợp đồng dân sự. Có thể xem xét hợp
đồng thương mại trong mối liên hệ với hợp đồng dân sự theo nguyên lý của mối quan hệ
giữa cái riêng và cái chung.
Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa cùng quá trình hội nhập
kinh tế quốc tế đã dẫn tới sự phát triển mạnh mẽ của các quan hệ thương mại. Bên
cạnh việc thúc đẩy giao kết hợp đồng thương mại giữa các chủ thể thì các hành vi vi
phạm hợp đồng cũng diễn ra ngày càng phổ biến và phức tạp. Để đảm bảo cam kết
giữa các bên được thực hiện, bù đắp những thiệt hại xảy ra cho bên bị vi phạm, pháp
luật về chế tài trong thương mại đã ra đời và ngày càng hoàn thiện hơn. Đặc biệt, với
việc ban hành Luật Thương mại năm 2005, hệ thống pháp luật về chế tài trong thương
mại trở nên tương đối đầy đủ và hoàn thiện, đáp ứng kịp thời cho các chủ thể trong
hoạt động thương mại.
Trong hệ thống pháp luật về chế tài thương mại được quy định trong Luật
thương mại năm 2005, chế tài phạt vi phạm và chế tài bồi thường thiệt hại được áp
dụng một cách phổ biến và thường xuyên nhất. Các quy định của pháp luật về chế tài
phạt vi phạm và chế tài bồi thường thiệt hại đã góp phần đảm bảo cho hợp đồng
thương mại được thực hiện một cách nghiêm chỉnh, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp
của các bên trước hành vi vi phạm. Tuy nhiên, thực tiễn áp dụng các chế tài trên vẫn
còn những hạn chế, vướng mắc nhất định: Cách áp dụng mức phạt vi phạm giữa các


-1-


chủ thể, cách thức giải quyết phần mức phạt vượt quá quy định mà pháp luật cho phép
hay cách xác định giá trị tổn thất thực tế, trực tiếp, các biện pháp hạn chế tổn thất
trong chế tài bồi thường thiệt hại cũng chưa được quy định cụ thể.
Chính vì những lẽ trên, người viết chọn đề tài: “Chế tài phạt vi phạm và bồi
thường thiệt hại trong hợp đồng thương mại – Quy định của pháp luật và thực
tiễn” làm đề tài nghiên cứu luận văn thạc sĩ luật học của mình. Hy vọng rằng với
công trình nghiên cứu này sẽ đóng góp một phần nhỏ vào khoa học pháp lý về những
vấn đề lý luận và thực tiễn cũng như một số kiến nghị hiệu quả nhằm mục tiêu bảo
vệ quyền lợi giữa các chủ thể trong quan hệ hợp đồng thương mại cũng như việc áp
dụng có hiệu quả hơn đối với chế tài phạt vi phạm và bồi thường thiệt hại trong hợp
đồng thương mại, đảm bảo hợp đồng được thực hiện nghiêm chỉnh.
2. Lịch sử nghiên cứu đề tài
Có thể thấy, trong những năm gần đây các hành vi vi phạm hợp đồng diễn ra
ngạy càng phức tạp. Để đảm bảo cam kết giữa các bên được thực hiện, bù đắp những
thiệt hại xảy ra cho bên bị vi phạm, pháp luật về chế tài trong thương mại đã ra đời
và ngày càng hoàn thiện hơn. Đặc biệt, với việc ban hành Luật thương mại năm 2005,
hệ thống pháp luật về chế tài trong thương mại trở nên tương đối đầy đủ và hoàn
thiện, đáp ứng kịp thời cho các chủ thể trong hoạt động thương mại. Trong hệ thống
pháp luật về chế tài thương mại được quy định trong Luật thương mại năm 2005, chế
tài phạt vi phạm và chế tài bồi thường thiệt hại được áp dụng một cách phổ biến và
thường xuyên nhất. Vấn đề này, theo tìm hiểu của người viết thì đã được đề cập qua
những bài viết được đăng trên nhiều tạp chí, bài báo khoa học cũng như các công
trình nghiên cứu. Cụ thể như:
Thứ nhất: Bài viết “Bình luận bản án: Sự kiện bất khả kháng” của tác giả TS.
Đỗ Văn Đại, được đăng trên Tạp chí khoa học pháp lý số 5 năm 2007. Trong bài viết
này, Tác giả đã dẫn chứng 02 bản án cụ thể trên thực tế, qua đó nêu lên quan điểm

của cơ quan tố tụng các cấp về sự kiện bất khả kháng. Bên cạnh đó, tác giả bình luận
và đưa ra quan điểm cá nhân trên cơ sở những quy định của pháp luật hiện hành về
sự kiện bất khả kháng. Tuy nhiên, tác giả chỉ dừng lại ở việc làm sáng tỏ vấn đề, chưa
nêu lên những bất cập khi áp dụng trên thực tế và kiến nghị hoàn thiện.

-2-


Thứ hai: Bài viết “Chế tài phạt vi phạm hợp đồng theo Luật thương mại 2005”
của Tác giả ThS. Nguyễn Việt Khoa – Giảng viên khoa Luật, Trường Đại học Kinh
tế thành phố Hồ Chí Minh được đăng trên Tạp chí Tòa án số 01 năm 2012. Trong bài
viết, Tác giả nêu sơ lược về lịch sử ra đời của chế tài phạt vi phạm, các quy định của
pháp luật liên quan, từ đó đưa ra những phân tích, nêu các đặc điểm của chế tài, điều
kiện áp dụng. Tác giả đã dẫn chứng một số vụ việc cụ thể để phân tích, so sánh quan
điểm của mình và làm sáng tỏ vấn đề, từ đó đưa ra các kiến nghị đối với những quy
định của pháp luật về việc áp dụng chế tài phạt vi phạm theo Luật Thương mại. Tuy
nhiên, Tác giả không phân tích sâu đối với các trường hợp được miễn trách nhiệm
đối với hành vi vi phạm theo quy định của pháp luật.
Bên cạnh đó, còn có một số công trình nghiên cứu và bài viết như: TS. Nguyễn
Viết Tý (2008), “Vấn đề áp dụng Bộ luật dân sự trong điều chỉnh quan hệ hợp đồng
thương mại”, Tạp chí Luật học, Tr.19-23; TS. Đỗ Văn Đại (chủ biên), “Các biện
pháp xử lý việc không thực hiện đúng hợp đồng trong pháp luật Việt Nam”, Nxb.
Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2010; Nguyễn Thị Hằng Nga (2006), “Về việc áp dụng
chế tài phạt hợp đồng và bồi thường thiệt hại vào thực tiễn giải quyết tranh chấp hợp
đồng trong thương mại”, Tạp chí Tòa án nhân dân số 9 tr.26; Đỗ Xuân Phú (2011),
“Tìm hiểu các chế tài trong thương mại theo quy định của Luật thương mại năm
2005”, Khóa luận tốt nghiệp, Hà Nội; Lê Thị Hiên (2012), “Chế tài phạt vi phạm và
bồi thường thiệt hại trong việc giải quyết tranh chấp hợp đồng theo Luật Thương mại
2005”, Khóa luận tốt nghiệp, Hà Nội.
Nhìn chung, có rất nhiều đề tài và công trình nghiên cứu khoa học về chế tài

phạt vi phạm và bồi thường thiệt hại. Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu chỉ dừng
lại ở các bài viết, bình luận khoa học về một khía cạnh riêng lẽ của vấn đề, chưa thể
hiện tính hệ thống. Song song đó, theo tìm hiểu của người viết thì chưa tìm thấy công
trình nghiên cứu thật sự có hệ thống về vấn đề phạt vi phạm và bồi thường thiệt hại
trong hợp đồng thương mại.
3. Mục đích nghiên cứu
Việc nghiên cứu đề tài luận văn, người viết hướng đến mục tiêu làm rõ và hệ
thống hóa các quy định của pháp luật về chế tài phạt vi phạm và bồi thường thiệt hại

-3-


trong hợp đồng thương mại. Trên cơ sở những quy định của pháp luật và lý luận khoa
học pháp lý kết hợp với quan sát thực tiễn (thông qua các bài viết, một số bản án và
hợp đồng thương mại cụ thể) việc áp dụng chế tài phạt vi phạm và bồi thường thiệt
hại trong hợp đồng thương mại trong thời gian qua, từ đó đưa ra những kết luận và
kiến nghị nhằm hoàn thiện các quy định của pháp luật, làm tài liệu tham khảo cho các
chủ thể trong giao kết hợp đồng thương mại hiểu và áp dụng có hiệu quả chế tài phạt
vi phạm và bồi thường thiệt hại.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
Trên cơ sở các quy định của pháp luật hiện hành, các tài liệu và thực tiễn áp
dụng các hình thức chế tài trong thương mại thời gian qua, người viết đặt ra cho mình
nhiệm vụ nghiên cứu như sau:
Thứ nhất: Giải quyết một số vấn đề lý luận về hợp đồng thương mại, chế tài
trong thương mại;
Thứ hai: Đánh giá thực trạng áp dụng các quy định của pháp luật về chế tài phạt
vi phạm và chế tài bồi thường thiệt hại;
Thứ ba: Phân tích thực tiễn áp dụng chế tài phạt vi phạm và chế tài bồi thường
thiệt hại trên cơ sở giải quyết một số vụ án điển hình;
Thứ tư: Đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện các quy định của pháp luật về

chế tài phạt vi phạm và chế tài bồi thường thiệt hại trong hợp đồng thương mại theo
Luật Thương mại năm 2005.
5. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn được nghiên cứu dựa trên cơ sở lý luận nhận thức của chủ nghĩa Mác
- Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước và pháp luật, phương pháp duy vật
biện chứng, duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác - Lênin. Ngoài ra, luận văn còn sử
dụng các phương pháp nghiên cứu khác như:
- Phương pháp logic, phương pháp lịch sử: Phương pháp này được người viết
sử dụng chủ yếu ở chương 1 nhằm hệ thống hóa các quy định của pháp luật trên cơ
sở các giáo trình, bài viết đã được đăng tải trên một số báo và tạp chí chuyên ngành,
từ đó đưa ra các kết luận. Đồng thời, làm rõ các khái niệm, cơ sở lý luận có liên quan
đến chế tài phạt vi phạm và bồi thường thiệt hại trong Luật Thương mại.

-4-


- Phương pháp tổng hợp, phân tích luật viết: Phương pháp này chủ yếu được
sử dụng ở chương 2. Đề tài tập trung nghiên cứu những quy định của pháp luật có
liên quan. Đây là đề tài liên quan đến nhiều văn bản pháp luật khác nhau như Pháp
lệnh hợp đồng kinh tế năm 1989, Luật Thương mại năm 1997, Luật Thương mại năm
2005, Bộ luật Dân sự năm 2005, Bộ luật Dân sự năm2015, các Nghị định, thông tư hướng
dẫn … Do đó, cần phải có phương pháp tổng hợp kỹ lưỡng những vấn đề thuộc phạm
vi của đề tài, phân tích chúng và đưa ra một số kiến nghị phù hợp.
- Phương pháp diễn giải, bình luận: Phương pháp này chủ yếu được sử dụng
ở chương 3. Trên cơ sở thực tế áp dụng chế tài phạt vi phạm và bồi thường thiệt hại
trong hợp đồng thương mại đã và đang diễn ra ở một số địa phương, kết hợp cơ sở lý
luận khoa học pháp lý cùng sự dẫn chiếu các quy định của pháp luật liên quan đến đề
tài, từ đó đưa ra các bình luận, diễn giải với mục đích đánh giá các quy định của pháp
luật có liên quan, đánh giá tình hình chung, nêu lên những thực trạng cũng như kiến
nghị một số giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật, đảm bảo các thỏa thuận phạt vi

phạm và chế tài bồi thường của các chủ thể trong hợp đồng được thực hiện có hiệu
quả và đúng pháp luật.
- Phương pháp thống kê:: Phương pháp này cũng được sử dụng chủ yếu ở
chương 3 nhằm thu thập số liệu ở nhiều kênh thông tin khác nhau cũng như khảo sát
một số chủ thể có liên quan trong hợp đồng thương mại cũng như khảo sát lấy ý kiến
đối với thành viên trong Tòa án nhân dân, Viên kiểm sát nhân dân và một số cơ quan
chức năng khác.
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
6.1. Ý nghĩa khoa học
Từ kết quả nghiên cứu của luận văn, người viết khái quát hóa về lý luận hợp
đồng thương mại, chỉ ra những bất cập trong quá trình áp dụng chế tài phạt vi phạm
và bồi thường thiệt hại trong hợp đồng thương mại từ đó có các kiến nghị nhằm hoàn
thiện pháp luật về chế tài phạt vi phạm và bồi thường thiệt hại nói riêng, các chế tài
trong thương mại nói chung.
Kết quả nghiên cứu của luận văn có thể được xem là tài liệu tham khảo đối với các
tổ chức, cá nhân có quan tâm cũng như làm tài liệu cho các Sinh viên, Học viên tham khảo.

-5-


6.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Đối với các chủ thể trong hợp đồng thương mại: Kết quả nghiên cứu của luận
văn làm cơ sở lý luận để các chủ thể thỏa thuận chặt chẽ hơn trong việc áp dụng chế
tài phạt vi phạm và bồi thường thiệt hại, đảm bảo các thỏa thuận trong hợp đồng có
thể được áp dụng có hiệu quả khi tranh chấp xảy ra.
- Đối với tổ chức, cá nhân giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại: Luận
văn góp phần làm sáng tỏ các quy định của pháp luật về chế tài phạt vi phạm và bồi
thường thiệt hại trong hợp đồng thương mại, hạn chế sự bất nhất ở các cấp xét xử
cũng như Tòa án nhân dân ở những địa phương khác nhau như hiện nay.
7. Bố cục của luận văn

Nội dung nghiên cứu, ngoài phần mở đầu và kết luận, bố cục luận văn được chia
thành 03 chương cụ thể như sau:
Chương 1, Khái quát chung về hợp đồng thương mại và các chế tài thương mại.
Chương 2: Chế tài phạt vi phạm và bồi thường thiệt hại theo quy định của Luật
Thương mại 2005.
Chương 3: Thực trạng và một số giải pháp nhằm hoàn thiện chế tài phạt vi phạm
và chế tài bồi thường thiệt hại trong hợp đồng thương mại theo Luật Thương.

-6-


CHƯƠNG 1

KHÁI QUÁT CHUNG VỀ HỢP ĐỒNG THƯƠNG MẠI
VÀ CÁC CHẾ TÀI THƯƠNG MẠI
1.1. Khái quát chung về hợp đồng thương mại
1.1.1. Khái niệm về hợp đồng thương mại
Khi nói đến hợp đồng, theo điều 385 Bộ luật Dân sự năm 2015 thì “Hợp đồng
là sự thoả thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa
vụ dân sự”. Hợp đồng là một hành vi pháp lý, là sự thể hiện ý chí của các bên để làm
phát sinh các quyền và nghĩa vụ. Hợp đồng là loại hành vi pháp lý cơ bản và thông
dụng nhất. Ý chí của cá nhân đóng vai trò quan trọng trong hợp đồng, khi sự thống
nhất của các ý chí là thực chất và không trái pháp luật thì nó sẽ làm phát sinh các
nghĩa vụ. Nghĩa vụ này ràng buộc các bên. Nói cách khác hiệu lực của hợp đồng là
tạo lập, biến đổi hay chấm dứt một nghĩa vụ.
Ở Việt Nam, khoa học pháp lý và pháp luật thực định đã sử dụng nhiều khái
niệm để chỉ hợp đồng trong kinh doanh như: Hợp đồng kinh doanh, hợp đồng kinh
tế, hợp đồng thương mại…Pháp luật hiện hành không đưa ra định nghĩa về hợp đồng
trong lĩnh vực thương mại. Về lý luận, hợp đồng trong thương mại là một dạng cụ thể
của hợp đồng dân sự. Có thể xem xét hợp đồng thương mại trong mối liên hệ với hợp đồng

dân sự theo nguyên lý của mối quan hệ giữa cái riêng và cái chung.
Từ cách tiếp cận này, những vấn đề cơ bản về hợp đồng thương mại được điều
chỉnh bởi pháp luật không có sự khác biệt với hợp đồng dân sự, như: đều là sự thỏa
thuận ý chí của các chủ thể trong việc ký kết, thực hiện và chấm dứt hợp đồng; do
các chủ thể có thẩm quyền ký kết và thực hiện hợp đồng; mục đích của hợp đồng phải
hợp pháp; các quyền lợi và nghĩa vụ phát sinh theo hợp đồng có hiệu lực ràng buộc
chung với các chủ thể và được đảm bảo thực hiện theo quy định của pháp luật; việc
ký kết, thực hiện cũng như các vấn đề phát sinh khác từ hợp đồng mà các bên không
thỏa thuận được sẽ được theo quy định của pháp luật và không có sự khác biệt với
các loại hợp đồng dân sự thông thường.

-7-


TÀI LIỆU THAM KHẢO
A. Danh mục văn bản pháp luật
[1]. Hiến pháp Việt Nam năm 2013.
[2]. Bộ luật dân sự năm 2005.
[3]. Bộ luật dân sự năm 2015.
[4]. Bộ luật tố tụng dân sự Việt Nam năm 2004, sửa đổi, bổ sung năm 2011.
[5]. Luật thương mại 1997.
[6]. Luật Thương mại năm 2005.
[7]. Pháp lệnh Hợp đồng kinh tế 1989.
[8]. Điều lệ số 735-TTg ngày 10/4/1956 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành
Điều lệ tạm thời về hợp đồng kinh doanh.
[9]. Nghị định số 004-TTg ngày 04/1/1960 của Thủ tướng Chính phủ, Ban hành điều
lệ tạm thời về chế độ hợp đồng kinh tế giữa các xí nghiệp quốc doanh và các cơ
quan nhà nước.
[10]. Nghị định số 29-CP ngày 23/2/1962 của Hội đồng Bộ trưởng về việc ban hành
điều lệ tạm thời qui định những nguyên tắc xử lý trong việc chấp hành chế độ

hợp đồng kinh tế.
[11]. Nghị quyết 04/2012/NQ-HĐTP ngày 3/12/2012 của Hội đồng thẩm phán Tòa
án nhân dân tối cao hướng dẫn thi hành một số quy định về “Chứng minh và
chứng cứ” của Bộ luật tố tụng dân sự đã được sửa đổi, bổ sung theo Luật sửa
đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật tố tụng dân sự.
B. Giáo trình, sách chuyên khảo và tạp chí
[12]. Vũ Thị Lan Anh (2008), “Hợp đồng thương mại và pháp luật về hợp đồng
thương mại của một số nước trên thế giới”, Tạp chí Luật học, tr.3-10.
[13]. Đào Thị Ngọc Ánh (2009), Các hình thức chế tài do vi phạm hợp đồng thương
mại, Khóa luận tốt nghiệp, Hà Nội.
[14]. Nguyễn Thị Dung (2001), Áp dụng trách nhiệm do vi phạm hợp đồng, NXB
chính trị quốc gia Hà Nội.

-78-


[15]. Nguyễn Thị Dung (2008), Pháp luật về hợp đồng trong thương mại và đầu tư
những vấn đề pháp lý cơ bản, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
[16]. Đại học luật Hà Nội (2005), Giáo trình lý luận Nhà nước và pháp luật, NXB
Bộ Tư pháp.
[17]. Đại học luật Hà Nội (2009), Giáo trình Luật dân sự Việt Nam – Tập I, NXB
Công an nhân dân.
[18]. Đại học quốc gia Hà Nội (2008), Giáo trình Luật thương mại Việt Nam, NXB
Đại học quốc gia Hà Nội.
[19]. Đỗ Văn Đại (2010), Các biện pháp xử lý việc không thực hiện đúng hợp đồng
trong pháp luật Việt Nam, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
[20]. Đỗ Văn Đại (2008), Luật hợp đồng Việt Nam (bản án và bình luận án), NXB
Chính trị quốc gia.
[21]. Đỗ Văn Đại (2009), Luật hợp đồng Việt Nam (bản án và bình luận án), NXB
Chính trị quốc gia.

[22]. Đỗ Văn Đại (2007), “Phạt vi phạm hợp đồng trong pháp luật thực định Việt
Nam”, Tạp chí Tòa án nhân dân, (19), tr.23-25.
[23]. Giám đốc thẩm (2007), Quyết định Giám đốc thẩm số 05/2007/KDTM-GĐT
ngày 14/8/2007 của Tòa Kinh tế Tòa án nhân dân tối cao về tranh chấp hợp
đồng mua bán hàng hóa.
[24]. Giám đốc thẩm (2009), Quyết định Giám đốc thẩm số 03/2009/KDTMGĐT ngày 09/04/2009 về vụ tranh chấp về hợp đồng mua bán hàng hóa.
[25]. Nguyễn Việt Khoa (2012) “Chế tài phạt vi phạm hợp đồng theo luật thương mại
năm 2005”, Tạp chí nghiên cứu lập pháp, (3), tr.21.
[26]. Nguyễn Thị Hằng Nga (2006), “Về việc áp dụng chế tài phạt hợp đồng và bồi
thường thiệt hại vào thực tiễn giải quyết tranh chấp hợp đồng trong thương mại”,
Tạp chí Tòa án nhân dân, (9), tr.26.
[27]. Đỗ Xuân Phú (2011), Tìm hiểu các chế tài trong thương mại theo quy định của
Luật thương mại năm 2005, Khóa luận tốt nghiệp, Hà Nội.
[28]. Dương Ánh Sơn, Lê Bích Thọ (2005), “Một số ý kiến về phạt vi phạm do vi
phạm hợp đồng theo quy định của pháp luật Việt Nam”, Tạp chí Khoa học Pháp
lý, (1), tr.12-15.

-79-


[29]. Dương Ánh Sơn (2005), “Thỏa thuận hạn chế miễn trừ trách nhiệm do vi phạm
hợp đồng”, Tạp chí nghiên cứu lập pháp, (50), tr.20-24.
[30]. Toà án nhân dân thành phố Hà Nội (2006), Bản án số 124/2006/KDTM-ST ngày
28/12/2006, Toà án nhân dân thành phố Hà Nội.
[31]. Toà án nhân dân thành phố Hà Nội (2007), Bản án số 120/2007/KDTM-ST ngày
21/9/2007, Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội.
[32]. Tòa án nhân dân TP. Hồ Chí Minh (2006), Bản án số 671/2006/ST-KDTM ngày
28/6/2006 của Tòa án nhân dân TP. Hồ Chí Minh về việc tranh chấp hợp đồng
mua bán.
[33]. Tòa án nhân dân TP. Hồ Chí Minh (2007), Bản án số 312/2007/KDTM-ST ngày

19/3/2007 của Tòa án nhân dân TP. Hồ Chí Minh về việc đòi bồi thường thiệt
hại hợp đồng cung cấp thức ăn.
[34]. Tòa án nhân dân TP. Hồ Chí Minh (2008), Bản án số 1954/2008/KDTM-ST
ngày 03/12/2008 của Tòa án nhân dân TP. Hồ Chí Minh về tranh chấp hợp
đồng xây dựng.
[35]. Tòa án nhân dân Quận 12, TP. Hồ Chí Minh (2008), Bản án số 23/2008/KDTMST ngày 8/8/2008 của Tòa án nhân dân Quận 12, Thành phố Hồ Chí Minh.
[36]. Tòa án nhân dân tỉnh Nghệ An (2008), Bản án số 482/2008/KDTM-ST ngày
23/11/2008 của Tòa án nhân dân tỉnh Nghệ An.
[37]. Tòa án nhân dân tỉnh Nghệ An (2009), Bản án số 297/2009/KDTM-ST ngày
15/10/2009 Tòa án nhân dân tỉnh Nghệ An.
[38]. Tòa án nhân dân thành phố Cần Thơ (2010), Bản án số 210/2010/KDTM-ST
ngày 22/12/2010 của Tòa án nhân dân thành phố Cần Thơ.
[39]. Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam VIAC (2002), 50 phán quyết trọng tài
quốc tế chọn lọc, Hà Nội.
[40]. Nguyễn Viết Tý (2008), “Vấn đề áp dụng Bộ luật dân sự trong điều chỉnh quan
hệ hợp đồng thương mại”, Tạp chí Luật học, tr.19-23.
[41]. UNIDROIT (1999), Nguyên tắc hợp đồng thương mại quốc tế, NXB thành phố
Hồ Chí Minh.

-80-



×