Tải bản đầy đủ (.docx) (19 trang)

Nâng cao kĩ năng và chất lượng câu lạc bộ cho hs thông qua tổ chức hoạt động sáng tạo mĩ thuật

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.36 MB, 19 trang )

<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">

<b>CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc</b>

<b>THUYẾT MINH MÔ TẢ GIẢI PHÁP</b>

<b> Tên giải pháp</b><i><b> : NÂNG CAO KĨ NĂNG VÀ CHẤT LƯỢNG CHO HỌC</b></i>

<b>SINH CÂU LẠC BỘ THÔNG QUA TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG SÁNG TẠOMĨ THUẬT .</b>

<b>2. Ngày giải pháp được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử. </b>

Giải pháp được áp dụng lần đầu vào tháng 9/2018 cho đến hiện nay.

<b>3. Các thơng tin cần bảo mật (nếu có). 4. Mô tả các giải pháp cũ thường làm.</b>

Mơ hình CLB mĩ thuật là một phần quan trọng trong mục tiêu phát triển toàn diện nhân cách cho học sinh bậc THCS, đây là sân chơi tạo điều kiện cho các em thực hành những điều đã học cũng như phát triển tối đa khả năng còn tiềm ẩn trong bản thân của mỗi cá nhân. Mỗi học sinh được tự do lựa chọn CLB theo sở thích, đam mê và năng khiếu của mình. Và quan trọng hơn cả là sau những hoạt động trải nghiệm, sáng tạo cùng câu lạc bộ các em thêm tự tin với những kiến thức, kĩ năng mà mình có được. Chính những điều này sẽ giúp các em luôn “sẵn sàng với cuộc sống.”

Trong những năm học trước tơi thường sử dụng giải pháp mang tính truyền thống là các hoạt động, cách thức tổ chức đều bám sát vào nội dung SGK và hoạt động học tập của học sinh. Giải pháp “Phương pháp để học sinh học tốt môn mĩ thuật” chủ yếu xoay quanh các cách thức tổ chức hoạt động như: cách sử dụng đồ dùng trực quan, cách tổ chức hoạt động học nhóm, học cá nhân, phương pháp dạy học cho từng dạng bài từng phân môn trong môn học cho phù hợp, cách đánh giá học sinh, cách khai thác nội dung bài...

<b>“Phương pháp để học sinh học tốt môn mĩ thuật” sử dụng và chú trọng đến tất cả</b>

các yếu tố từ khâu chuẩn bị nội dung, trực quan dạy học, phương pháp dạy, truyền đạt của giáo viên, hoạt động học của học sinh, cách đánh giá khích lệ trong nhiều mặt ngồi sản phẩm thực hành đã đem lại hiệu quả rõ rệt và tích cực. Chất lượng đại trà của học sinh câu lạc bộ mĩ thuật trong nhà trường cao hơn, học sinh có hứng thú và u thích mơn học hơn. Câu lạc bộ mĩ thuật trong nhà trường có nhiều học sinh tham gia và hoạt động hiệu quả. Đã có nhiều bức tranh đẹp, nhiều sản phẩm sáng tạo chất lượng có tính ứng dụng và giá trị thẩm mĩ. Các cuộc thi vẽ tranh do ngành, đoàn đội phát động có số lượng học sinh hưởng ứng tham gia gửi bài dự thi và cũng có giải trong nhiều năm.

Tuy có nhiều ưu điểm, giải pháp cách thức tổ chức hoạt động phù hợp và hiệu quả nhưng vẫn không tránh khỏi mặt hạn chế.

<b>*Hạn chế: Giải pháp “Phương pháp để học sinh học tốt môn mĩ thuật” chỉ xoay</b>

quanh các nội dung, hoạt động của thày và trò trong SGK, nội dung các bài học và các hoạt động trong nhà trường.

- Các thông tin, kiến thức chỉ được nghe qua sự truyền đạt của giáo viên, thơng qua các kênh hình ảnh, sách báo, tự tìm tịi trên internet.

</div><span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2">

- Học sinh khơng có sự trải nghiệm thực tế mắt thấy, tay sờ, cảm nhận, tự làm sản phẩm mĩ thuật truyền thống ở địa phương và các sản phẩm mĩ thuật truyền thống của dân tộc qua các hoạt động học tập trải nghiệm khác.

- Tính ứng dụng thực tế, yếu tố sáng tạo vận dụng vào sản phẩm tái chế bảo vệ môi trường của học sinh không cao và chưa phong phú, hiệu quả.

<b>5. Sự cần thiết phải áp dụng giải pháp. </b>

<b>Giải pháp “Nâng cao kĩ năng và chất lượng câu lạc bộ cho HS thông qua tổchức hoạt động sáng tạo mĩ thuật” bổ trợ cùng với giải pháp giúp học sinh học tốt</b>

môn mĩ thuật sẽ phát huy được tính hiệu quả một cách toàn diện trên phương diện cung cấp kiến thức và rèn kĩ năng sống cho học sinh. Đây là một trong các yếu tố cần thiết và rất quan trọng trong việc giúp học sinh phát triển một cách toàn diện và phù hợp với yêu cầu của xã hội hiện đại: kĩ năng sống, tính ứng dụng thực tế là một trong các nhu cầu cần thiết hiện nay. Thơng qua tính ứng dụng và hiệu quả của giải pháp học sinh được lĩnh hội, cảm nhận, được cọ sát thực tế để từ đó hình thành thói quen, tư duy đúng đắn, hình thành thói quen làm việc khoa học, đồng thời biết vận dụng thực tế để giải quyết mọi việc, biết sáng tạo làm các sản phẩm tái chế mang tính ứng dụng cao vừa tiết kiệm vừa bảo vệ môi trường.

Hoạt động câu lạc bộ mĩ thuật trong trường sẽ giúp các em rèn kĩ năng sống, bởi trong một mơi trường sinh hoạt mới có nhiều hoạt động và cơ hội phát triển bản thân các em sẽ tận dụng và phát huy được những khả năng, đam mê, ưu thế của mình, tạo điều kiện cho các em thực hành, vận dụng, sáng tạo những điều đã học và ngày càng tự hoàn thiện bản thân mình hơn.

Hoạt động trải nghiệm sáng tạo nhằm định hướng, tạo điều kiện cho học sinh quan sát, suy nghĩ và tham gia các hoạt động thực tiễn, qua đó tổ chức khuyến khích, động viên và tạo điều kiện cho các em tích cực nghiên cứu, tìm ra những giải pháp mới, sáng tạo những cái mới trên cơ sở kiến thức đã học trong nhà trường và những gì đã trải qua trong thực tiễn cuộc sống, từ đó hình thành ý thức, phẩm chất, kĩ năng sống và năng lực cho học sinh.

Thông qua sinh hoạt câu lạc bộ các em có thêm sự trải nghiệm của chính bản thân, bồi dưỡng năng lực tổng hợp, năng lực thực tiễn, khả năng sáng tạo, phẩm chất, cá tính, thể hiện mình và phục vụ cho xã hội. Như vậy tổ chức tốt câu lạc bộ mĩ thuật trong nhà trường sẽ góp phần nâng cao chất lượng giáo dục cho học sinh đồng thời cũng góp phần nâng cao chất lượng các hoạt động thi đua, phong trào trong nhà trường. Nhưng tổ chức tốt câu lạc bộ như thế nào, đâu là những giải pháp tối ưu để phát huy hiệu quả hoạt động của câu lạc bộ, nâng cao kĩ năng vận dụng hoạt động mĩ thuật sáng tạo cho học sinh đó là một vấn đề mà chúng ta đang quan tâm hướng tới. Với mong muốn góp phần nâng cao hiệu quả sinh hoạt câu lạc bộ, hướng đến mục tiêu

<b>nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường tôi chọn giải pháp “Nâng cao kĩ năng vàchất lượng câu lạc bộ cho HS trường THCS Ngọc Sơn thông qua tổ chức hoạtđộng sáng tạo mĩ thuật”</b>

<b>6. Mục đích của giải pháp:</b>

- Hướng tới tổ chức tốt hoạt động sinh hoạt câu lạc bộ mĩ thuật của trường nhằm nâng cao chất lượng giáo dục tại cơ sở. Tạo điều kiện phát huy những thế mạnh, năng khiếu, khơi dậy sở thích, niềm đam mê và phát triển tối đa năng lực cho học sinh. Rèn

</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3">

các kĩ năng cơ bản trong học tập, khẳng định tầm quan trọng của hoạt động sinh hoạt câu lạc bộ trong nhà trường.

- Khắc phục tình trạng các vấn đề chỉ xoay quanh nội dung SGK và thực hành trong nhà trường.

- Cung cấp nguồn thông tin đa chiều từ xã hội, giáo dục và hình thành kĩ năng vận dụng, kĩ năng sáng tạo, tái chế, kĩ năng bảo vệ mơi trường cho học sinh. Từ đó học sinh có thói quen áp dụng các kĩ năng học được sử dụng vào cuộc sống hàng ngày.

- Tạo hứng thú và u thích mơn học cho đại đa số học sinh và từ đó phát triển bồi dưỡng sâu hơn cho những học sinh có năng khiếu nghệ thuật.

<b> 7. Nội dung giải pháp</b>

<b> 7.1 Thuyết minh giải pháp mới hoặc cải tiến</b>

<b> - Nội dung: “Giải pháp nhằm nâng cao kĩ năng vận dụng, hoạt động sáng tạocho học sinh câu lạc bộ mĩ thuật” là một hình thức hay để phát triển tốt những năng</b>

lực cần thiết cho học sinh. Đây là các hoạt động giáo dục thực tiễn được tiến hành song song với hoạt động dạy học trong nhà trường, là một bộ phận của q trình giáo dục, có thể tổ chức ngay trong các giờ học mĩ thuật chính khóa hoặc ngoại khóa. Thơng qua các hoạt động thực hành, những việc làm cụ thể là các hoạt động giáo dục có mục đích, có tổ chức được thực hiện trong và ngoài nhà trường nhằm phát triển nâng cao các tố chất và tiềm năng của bản thân mỗi học sinh, nuôi dưỡng ý thức sống tự lập, đồng thời quan tâm, chia sẻ tới những người xung quanh. Việc tham gia hoạt động trải nghiệm, sáng tạo giúp học sinh phát huy vai trị chủ thể, tính tích cực, chủ động, tự giác và sáng tạo của bản thân. Từ đó hình thành và phát triển cho các em những giá trị sống và các năng lực cần thiết

<b>Biện pháp 1. Lập kế hoạch quản lý và xây dựng nội dung chương trình hoạtđộng.</b>

*Nội dung: Nhằm giúp giáo viên xác định rõ vị trí, chức năng nhiệm vụ của quá trình giáo dục học sinh, nhất là việc giáo dục đạo đức, kĩ năng sống, giá trị sống cho học sinh thông qua các hoạt động trong câu lạc bộ mĩ thuật của nhà trường.

<b>1.1. Nâng cao nhận thức, bồi dưỡng năng lực chuyên môn và năng lực tổ chứchoạt động câu lạc bộ cho cán bộ quản lý và giáo viên.</b>

Để câu lạc bộ hoạt động một cách hiệu quả và nâng cao về chất lượng thì giáo viên có vai trị rất quan trọng trong việc tổ chức điều hành các hoạt động trong câu lạc bộ. Giáo viên càng có năng lực tổ chức và trình độ sâu rộng về các lĩnh vực bao nhiêu thì các hoạt động trong câu lạc bộ càng phong phú và hiệu quả bấy nhiêu. Vì vậy để hoạt động câu lạc bộ mĩ thuật đạt hiệu quả giáo viên cần:

- Bồi dưỡng, tự học nâng cao về trình độ chun mơn, năng lực sư phạm, năng lực tổ chức, giao tiếp, kĩ năng điều hành câu lạc bộ.

- Có khả năng tuyên truyền vận động phụ huynh, học sinh. - Lắng nghe mọi sự đóng góp ý kiến của ban cố vấn nhà trường.

- Tổ chức buổi sinh hoạt mẫu hoặc tham dự buổi sinh hoạt câu lạc bộ của trường bạn để học tập, rút kinh nghiệm.

<b>1.2. Phối kết hợp giữa nhà trường- gia đình- học sinh.</b>

<b>*Đối với nhà trường: Tạo điều kiện cho học sinh lựa chọn câu lạc bộ phù hợp với khả</b>

năng, sở thích, năng khiếu thơng qua việc việc khảo sát.

</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4">

- Hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi về cơ sở vật chất cho câu lạc bộ sinh hoạt.

- Tổ chức các hoạt động ngoại khoá, hoạt động trải nghiệm trong nhà trường phối kết hợp cùng câu lạc bộ để phát huy hiệu quả cao nhất.

<b>*Đối với gia đình: Phụ huynh tạo điều kiện và khuyến khích con em mình tham gia</b>

sinh hoạt câu lạc bộ để phát triển những kĩ năng xã hội, kĩ năng cộng đồng, nuôi dưỡng đam mê, năng khiếu.

<b>*Đối với học sinh: Nghiêm chỉnh chấp hành điều lệ và lịch sinh hoạt của CLB. 1.3. Tổ chức chỉ đạo thành lập câu lạc bộ.</b>

Để nắm bắt được nhu cầu và nguyện vọng của học sinh nhà trường tiến hành làm phiếu khảo sát đưa về các khối lớp.

GV hướng dẫn học sinh đăng kí theo sở thích và năng lực của các em. (Tránh đăng kí hai câu lạc bộ có cùng lịch sinh hoạt.)

Sau đó, nhà trường tổng hợp nhu cầu, nguyện vọng của học sinh, dự kiến số lượng thành viên: từ 15-20 học sinh (có thể ít hoặc nhiều hơn so với dự kiến)

- Bầu ra ban chủ nhiệm, dự kiến nội dung hoạt động, quy chế, dự trù kinh phí hoạt động cho câu lạc bộ.

- Xây dựng kế hoạch năm học, thời khoá biểu. - Xây dựng nội dung hoạt động của câu lạc bộ. Thời gian sinh hoạt của câu lạc bộ cụ thể như sau:

<b>THỨ</b>

từ 14h đến 16h 30 <sup>Nghệ thuật (Mĩ thuật)</sup> <sup>Nguyễn Thị Thúy Nga</sup>

<b>1.4. Tìm hiểu phân loại đối tượng học sinh theo năng lực, thực trạng tâm lý,nguyện vọng của HS</b>

<b>a.Tìm hiểu phân loại đối tượng học sinh theo năng lực. </b>

<b>*Nội dung: Đây là hình thức giáo viên tìm hiểu về đối tượng dạy học, nắm được tâm</b>

tư, đặc điểm nhận thức, khả năng của học sinh để từ đó áp dụng phương pháp, xây dựng nội dung chương trình, mục tiêu đề ra phù hợp. Đồng thời cũng tạo cho học sinh tâm thế thoải mái, sẵn sàng hợp tác với giáo viên trong quá trình học tập.

<b>*Các bước tiến hành:</b>

<b>- Bước 1: Gặp gỡ, trao đổi, nhận thông tin từ giáo viên chủ nhiệm.</b>

<b>- Bước 2. Gặp gỡ, thu thập thông tin về thái độ, sở thích, thế mạnh của học sinh thơng</b>

qua buổi hoạt động ngoại khoá của lớp và nhà trường.

<b>- Bước 3: Thu thập thông tin qua bài khảo sát mà giáo viên đưa ra.</b>

<b>- Bước 4. Tiến hành phân loại học sinh theo các kết quả khảo sát, đánh giá đã thu thập</b>

được thành từng nhóm học tập.

Mỗi nhóm học tập sẽ có một nhóm trưởng, các em này có khả năng nhận thức và năng lực ngang nhau. Các nhóm trưởng này sẽ nhận nhiệm vụ, yêu cầu từ giáo viên, hỗ trợ giáo viên trong quá trình kiểm tra đánh giá. Từ đó giáo viên sẽ chọn ra những học sinh có năng khiếu để bồi dưỡng nâng cao.

</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5">

Qua kết quả khảo sát đầu năm tôi nhận thấy:

- Hầu hết các em làm bài đều chỉ đáp ứng với mức độ và tiêu chí đánh giá của từng thể loại ở mức độ đạt.

- Màu sắc, độ sáng - tối, đậm - nhạt, bố cục, hình mảng, đường nét chưa có độ cảm, độ sâu.

- Phần lớn các em đều thụ động trong tư duy và cách cảm nghệ thuật, hầu hết ở các dạng bài đều là sao chép ở sách giáo khoa, tranh trên mạng mà khơng có sự tư duy, vận dụng sáng tạo của riêng mình. (Đối với bộ mơn nghệ thuật, nhất là trong lĩnh vực thẩm mĩ thì yếu tố sáng tạo, mới mẻ luôn được đặt lên hàng đầu.)

Do đó tơi đã tiến hành tìm hiểu thực trạng tâm lí và tìm hiểu tâm tư, nguyện vọng của các em để từ đó đưa ra kế hoạch, nội dung, phương pháp phù hợp.

<b>b. Tìm hiểu thực trạng tâm lí, nhu cầu, nguyện vọng của học sinh.</b>

Đây là một cơng việc rất cần thiết trong q trình dạy học, giúp cho giáo viên nắm bắt được đặc điểm tâm lí lứa tuổi, sở thích, nhu cầu, nguyện vọng của học sinh để từ đó có những định hướng đúng đắn, gần gũi với các em. Việc thông hiểu, cởi mở cũng khiến cho học sinh có tâm thế thoải mái, dễ tiếp nhận kiến thức, phát huy một cách hiệu quả sự sáng tạo.

<b>*Các bước tiến hành:</b>

<b>- Bước 1: Lập phiếu khảo sát và phát cho 20 em học sinh trong câu lạc bộ. Trong đó</b>

có những câu hỏi nội dung đề cập tới mục đích, sở thích và mong muốn của các em.

<b>Câu 1. Em tham gia câu lạc bộ mĩ thuật vì lí do nào sau đây?</b>

u thích mơn học Được bồi dưỡng, phát triển năng khiếu

Do bạn rủ đi Lí do khác

<b>Câu 2. Trong các dạng bài đã được học ở trường, em thích dạng bài nào sau đây?</b>

Các bài thuộc Các bài thuộc Vẽ tranh phong Vẽ chân dung Các dạng bài

</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">

thể loại vẽ

<b>Câu 3. Em đã từng tự thiết kế làm sản phẩm sáng tạo như bưu thiếp, lọ hoa hay những</b>

sản phẩm trang trí góc học tập, nhà ở của mình bao giờ hay chưa?

<b>Câu 4. Em muốn được học những thể loại nào sau đây?</b>

Họ tên, chữ kí của học sinh

<b>- Bước 2: Thu phiếu điều tra, tổng hợp các kết quả thu được.- Bước 3: Phân loại và xây dựng kế hoạch, nội dung hoạt động.</b>

Căn cứ và dựa trên kết quả các phiếu khảo sát, nắm bắt tâm tư, nhu cầu của học sinh tơi đã điều chỉnh và xây dựng một chương trình phù hợp với nhóm năng lực học sinh:

+ Nhóm gồm các em u thích bộ mơn. + Nhóm gồm các em có năng khiếu.

Từ đó tơi đã xây dựng nội dung, kế hoạch hoạt động của câu lạc bộ với các bài từ cơ bản đến nâng cao dần, đa dạng thể loại từ tranh vẽ, xé dán, nặn, đa chất liệu, vẽ sỏi, màu nước, màu 3D, màu Acilic, các tiết tạo hình sản phẩm ứng dụng như bưu thiếp, lọ hoa… Đặc biệt chú trọng đi sâu vào kĩ năng vận dụng, sáng tạo, lựa chọn nguyên vật liệu có sẵn để sáng tạo sản phẩm mĩ thuật sử dụng trong học tập và đời sống hàng

</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">

phối màu cao chủ đề phong bưu thiếp, hoa, tranh đa chất liệu.

<b>Biện pháp 2: Các biện pháp cụ thể nhằm nâng cao kĩ năng vận dụng hoạt độngsáng tạo cho học sinh CLB mĩ thuật.</b>

<b>1. Dạy học bám sát kiến thức trọng tâm chương trình SGK, sách chuyên ngànhmĩ thuật đồng thời đưa ra những tư liệu, phương pháp mới sáng tạo giúp họcsinh liên hệ thực tế, rèn luyện và phát triển kĩ năng vận dụng sáng tạo.</b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">

Trong các khâu dạy học thì đây là khâu quan trọng trong quá trình cung cấp kiến thức và rèn luyện kĩ năng cho học sinh. Đặc biệt là các em học sinh trong câu lạc bộ. Muốn sáng tạo những điều mới mẻ thì trước hết các em phải trang bị cho mình những những kiến thức căn bản để từ đó hình thành kĩ năng và năng lực sáng tạo.

<b>2. Sử dụng đồ dùng trực quan, phương tiện dạy học linh hoạt.</b>

<b> *Nội dung: Đặc trưng của dạy và học mĩ thuật là dạy bằng trực quan là chủ yếu.</b>

Muốn học sinh tiếp thu, cảm nhận được cái đẹp qua hình ảnh, vật mẫu, qua ngơn ngữ tạo hình (ngơn ngữ đặc trưng của mĩ thuật) như: đường nét, hình khối, bố cục, hình mảng, đậm nhạt màu sắc, sáng tối…và vận dụng vào học tập, trong cuộc sống hàng ngày thì việc sử dụng đồ dùng trực quan sẽ đem lại cảm nhận rõ nhất. Chính vì vậy sử dụng đồ dùng trực quan sao cho hiệu quả nhằm góp phần cung cấp, củng cố kiến thức, rèn các kĩ năng và vận dụng sáng tạo cho học sinh tôi đã tuân thủ những cách làm sau.

<b>*Các bước tiến hành:</b>

- Chọn tranh, ảnh, vật mẫu có tính “đủ, đúng, chất lượng và có tính thẩm mĩ”. Nghĩa là lựa chọn đồ dùng sát trọng tâm, đáp ứng mục tiêu của nội dung và từng hoạt động trong bài học hay hoạt động học tập.

- Tranh ảnh, clip, tư liệu phải phong phú, đảm bảo độ rõ nét, màu sắc giữ được như nguyên tác bản gốc của tác giả, hoạ sĩ mới đem lại hiệu quả thẩm mĩ, cảm xúc chân thật. - Cần sử dụng trực quan khơi gợi hiệu quả sự tìm kiếm và chủ động lĩnh hội kiến thức của học sinh.

- Sử dụng đúng lúc, không lan man, không cần quá nhiều tranh ảnh. VD: phần hướng dẫn tìm hiểu nội dung thì đưa các tranh, ảnh, đồ vật, vật mẫu đa dạng về chủ đề, hình ảnh.. cho học sinh quan sát. Phần hướng dẫn vẽ đưa tranh ảnh cách vẽ, tạo dáng, sắp xếp bố cục, màu sắc, đậm nhạt…(Trong đó có những tranh trực quan có thể sử dụng cùng lúc nhiều nội dung trong bài.)

- Áp dụng công nghệ thông tin vào trong dạy- học để đem lại hiệu quả cao nhất. Đồng thời cũng giảm cho giáo viên việc phải sử dụng, mang nhiều đồ dùng. Việc tìm kiếm thơng tin, tư liệu, clip, tranh ảnh…cũng dễ dàng, thuận tiện hơn.

<b>3. Sử dụng các phương pháp DH theo định hướng phát triển năng lực HS . Khơigợi sự hứng thú, yêu thích của học sinh.</b>

<b>* Nội dung: Đặc điểm nổi bật của phương pháp này là lấy người học làm trung tâm,</b>

khuyến khích sự tương tác, kích thích tư duy sáng tạo, kích thích phát triển nhận thức thông qua hoạt động thực tế mà các em được trải nghiệm. Bên cạnh đó khi sử dụng phương pháp dạy học này giáo viên có thể chủ động theo từng nội dung tiết dạy mà kết hợp nhiều kĩ thuật trong một bài dạy. Khi giảng dạy giáo viên mĩ thuật phải nắm vững những yêu cầu để xây dựng các nội dung liên kết, đặc biệt lưu ý tới 5 lĩnh vực: kinh nghiệm, kĩ năng và kĩ thuật, phân tích giải trình, thể hiện năng lực truyền thông tin và đánh giá với các chủ điểm chung phù hợp với học sinh THCS.

<b>*Ưu điểm: Phương pháp dạy học mĩ thuật theo định hướng phát triển năng lực học</b>

sinh kích thích sự tương tác, tư duy sáng tạo và phát triển nhận thức, giúp học sinh giải phóng và thốt được những khả năng còn hạn chế, các em được biểu đạt và giao tiếp thơng qua hình ảnh, khám phá và hiểu được văn hố thơng qua nghệ thuật thị giác, hình thành các kĩ năng sống trong lĩnh vực mĩ thuật, yêu thích cái đẹp và vận dụng cái

</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">

đẹp vào cuộc sống hàng ngày. Các em được thoải mái sáng tạo theo phương châm “học mà chơi, chơi mà học”.

Khi được rèn kĩ năng, được thực hiện các nhiệm vụ học tập phù hợp với năng lực của bản thân học sinh sẽ tự tin trong quá trình thực hiện, nắm bắt kiến thức, kĩ năng thực hành, vận dụng sáng tạo trong nhiệm vụ.

<b>*Các biện pháp tiến hành:</b>

<b>3.1. Xây dựng kế hoạch dạy học phù hợp theo định hướng phát triển năng lực họcsinh.</b>

Để thực hiện tốt việc dạy học phù hợp theo định hướng phát triển năng lực nhằm giúp học sinh nâng cao kĩ năng vận dụng, hoạt động sáng tạo trong câu lạc bộ người giáo viên cần nghiên cứu kĩ các nội dung trong kế hoạch dạy như:

+ Theo chủ đề. + Kiến thức.

+ Mục tiêu học sinh cần đạt.

+ Phương pháp dạy học: dựa trên sự trải nghiệm, sự khám phá kiến thức, kĩ năng sáng tạo linh hoạt của học sinh trong các quy trình mĩ thuật dưới sự hướng dẫn của giáo viên.

+ Học sinh tham gia và đánh giá lẫn nhau trong quá trình hoạt động học tập và sản phẩm dựa trên năng lực, dưới sự hướng dẫn của giáo viên.

<b>3.2. Tổ chức các hoạt động học tập cá nhân, nhóm theo hướng phát triển nănglực.</b>

Hoạt động này mang yếu tố trải nghiệm thực hành tư duy quan sát và tạo hình, diễn thuyết từ các yêu cầu của mỗi chủ đề dạy học theo định hướng phát triển năng lực cho đối tượng là học sinh. Trong hoạt động nhận thức, tích cực trong trong quá trình trải nghiệm thực hành nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh.

<i>- Tính tích cực: là tích cực tìm hiểu và giải quyết nhiệm vụ, nhận thức dưới sự tổ chức,</i>

hướng dẫn của giáo viên.

<i>- Tính chủ động: thể hiện ở việc học sinh tự giác sẵn sàng tham gia vào các hoạt động</i>

học tập, tự giác giải quyết các nhiệm vụ học tập. Chủ động trao đổi với nhau, trao đổi với giáo viên nhiều hơn. Hào hứng, hứng thú hơn trong q trình học tập.

<i>- Tính sáng tạo: là việc các em tạo ra những sản phẩm mới có giá trị tinh thần, vật chất</i>

và có ý nghĩa cho bản thân các em và xã hội.

<i>- Tính trải nghiệm: là hoạt động trưng bày sản phẩm, biết nhận xét, nêu cảm nhận, chia</i>

sẻ về hình thức, phương pháp vừa trải nghiệm

<b>3.3. Tích hợp liên mơn trong giảng dạy.</b>

Việc tích hợp các mơn học một cách hợp lí, phù hợp sẽ giúp học sinh hình dung, liên hệ một cách chính xác đầy đủ nội dung cần tìm hiểu (mơn văn, địa), biết tìm tỉ lệ một cách chuẩn xác khi thực hiện chia khoảng cách, tính tỉ lệ vật mẫu (mơn tốn), có cảm xúc tốt hơn khi thực hiện sản phẩm (môn văn, âm nhạc), thể hiện được thông điệp, ý nghĩa tác phẩm (môn giáo dục công dân, môn văn)…

<b>3.4. Thực hành đa dạng chất liệu, đề tài. </b>

<b>* Nội dung: Đây là phương thức giáo viên tổ chức và hướng dẫn học sinh nhận biết,</b>

phân biệt, hình thành kĩ năng trên nhiều chất liệu mĩ thuật. Việc được học tập, sử

</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10">

dụng, thực hành, trải nghiệm, sáng tạo nhiều chất liệu, nhiều hình thức mĩ thuật phong phú là yếu tố tích cực khiến học sinh thích thú, hăng say, đam mê với câu lạc bộ. Sự đa dạng đó là nhân tố thúc đẩy, kích thích sự khám phá và sáng tạo của các em. Vì vậy tôi đã đưa các kĩ thuật, chất liệu phong phú vào nội dung hoạt động của câu lạc bộ.

<b>* Chất liệu:</b>

Màu sáp dầu, màu nước, màu 3D, Acilic…

- Thể hiện đa dạng các chất liệu, phương pháp thể hiện như: giấy, vải canvas, đá sỏi, chai lọ, gốm sứ, bìa, gỗ, tre…

<b>*Đề tài:</b>

- Đa dạng chủ đề, đề tài, ý tưởng sáng tạo các cấp độ từ đơn giản đến nâng cao phù hợp với đối tượng học sinh. Đặc biệt chú trọng đến những nội dung, các vấn đề quan tâm của lứa tuổi trong xã hội, gia đình và nhà trường như: bạo lực học đường, hiến máu nhân đạo, bảo vệ mơi trường, an tồn giao thơng, an tồn trên mạng, phịng chống xâm hại trẻ em, phịng chống dịch bệnh…Ngồi ra học sinh được sáng tạo vận dụng làm các sản phẩm thiết thực trong đời sống, học tập, trang trí nhà cửa, lớp học…như làm hoa từ vải hoặc giấy, hộp đựng bút, đèn trang trí, túi xách, đồ trang trí …

- Kết hợp thực hành với các hoạt động trải nghiệm thực tiễn phong phú trong nhà

- Bước 3: Chọn các hạt có màu sắc phù hợp vào các mảng. (Để keo dính lên bề mặt giấy cho hạt lên vị trí phù hợp bằng cách dùng thìa tán đều hoặc dùng nhíp)

Hoàn thiện các chi tiết. (Lưu ý: có thể rang hạt để tạo màu. Dùng hạt đã được phơi khô để bảo quản tranh tốt hơn)

<i> Tranh con vật, tranh phong cảnh từ hạt gạo</i>

<b>2. Cách làm tranh từ lá (hoặc giấy, vải vụn)</b>

</div>

×