Tải bản đầy đủ (.docx) (17 trang)

Rèn kĩ năng viết đẹp cho học sinh lớp 1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (173.85 KB, 17 trang )

<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">

<b> I. PHẦN MỞ ĐẦU...2</b>

1. Lý do chọn tên biện pháp...2

2. Mục đích nghiên cứu...3

3. Nhiệm vụ nghiên cứu...3

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu...3

5. Phương pháp nghiên cứu...3

<b>II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU...4</b>

1. Cơ sở lý luận...4

2. Cơ sở thực tiễn...5

3. Các biện pháp...6

<i><b>3.1. Biện pháp 1: Cho học sinh nắm chắc, hiểu được các thuật ngữ và các nét cơ bản của phân môn tập viết...7</b></i>

<i><b>3.2. Biện pháp 2: Dạy cho học sinh có kĩ thuật viết đúng...8</b></i>

<i><b>3.3. Biện pháp 3: Một số hình thức giúp học sinh hứng thú, tập trung trong phân môn tập viết...10</b></i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2">

<b>I. PHẦN MỞ ĐẦU1. Lý do chọn biện pháp</b>

<i>“Nét chữ nết người”nét chữ thể hiện tính cách của con người. Từ xa</i>

xưa ơng cha ta rất coi trọng việc rèn luyện chữ viết, xã hội càng văn minh thì yêu cầu về chữ viết càng phải đúng, đẹp. Chính vì vậy, việc rèn luyện kỹ năng viết đúng, viết đẹp cho học sinh là một việc làm quan trọng trong nhà học nói riêng là một vấn đề đáng quan tâm, đáng báo động. Đây là yêu cầu, là trách nhiệm với tất cả giáo viên, đặc biệt là giáo viên Tiểu học. Đồng thời ta có thể nhận thấy rằng chữ viết hiện nay của học sinh nói chung và của học sinh tiểu học nói riêng thì tỷ lệ học sinh viết chữ rõ ràng, đủ nét, thẳng hàng và đẹp nhìn chung là thấp do một số phụ huynh có suy nghĩ chỉ cần con viết thành chữ là được không cần viết đẹp.

Qua thực tế giảng dạy, tôi thấy số học sinh viết chữ xấu, có nhiều sai sót, tăng ở tất cả các lớp, đặc biệt là với lớp 1. Điều này thể hiện rõ qua các cuộc thi “Vở sạch chữ đẹp”của trường tổ chức qua các năm học. Hơn nữa trong thực tế cịn có giáo viên chưa coi trọng việc rèn chữ cho học sinh ở lớp mình, thể hiện ở cách ghi bảng của giáo viên, lời nhận xét đánh giá bài kiểm tra, bài viết của học sinh, cá biệt cịn có giáo viên viết chữ chưa chuẩn.

Mơn Tiếng Việt theo chương trình giáo dục phổ thông tổng thể năm 2018 đã thể hiện rất rõ tầm quan trọng đối với học sinh lớp 1 bởi nó chiếm 12 tiết/tuần với tổng số tiết chiếm 420 tiết/năm học. Đây là mơn học có số tiết nhiều nhất trong 9 mơn học chính ở lớp 1. Trong 4 kĩ năng: Nghe, nói, đọc, viết đối với mơn Tiếng Việt thì kĩ năng viết là một trong những kĩ năng đặc biệt quan trọng, là nền móng cho việc ghi chép các khối kiến thức về sau.

<i><b>Vì những lý do trên mà tơi chọn biện pháp “Rèn kĩ năng viết đẹp cho</b></i>

<b>học sinh lớp 1” để nghiên cứu và áp dụng.</b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3">

<b>2. Mục đích nghiên cứu</b>

Nghiên cứu, triển khai, áp dụng việc rèn chữ viết với học sinh lớp 1. Nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả chữ viết học sinh tiểu học nói chung cũng như học sinh lớp 1 nói riêng. Từng bước góp phần đưa phong trào vở sạch chữ đẹp của Nhà trường ngày càng có hiệu quả cao đáp ứng lòng mong mỏi của học sinh, giáo viên các bậc phụ huynh và toàn thể xã hội.

<b>3. Nhiệm vụ nghiên cứu</b>

Đề tài này thực hiện các nhiệm vụ sau

- Nghiên cứu đưa ra các biện pháp thực tế rèn chữ viết đẹp để nâng cao hiệu quả rèn kĩ thuật viết cho học sinh lớp 1, đáp ứng yêu cầu cần đạt của chương trình giáo dục phổ thơng 2018.

- Tìm ra kinh nghiệm rèn chữ viết đẹp cho học sinh.

- Rút ra bài học kinh nghiệm để áp dụng đạt hiệu quả trong giảng dạy đáp ứng được các yêu cầu cần đạt khi thực hiện chương trình giáo dục phổ thơng 2018.

<b>4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu</b>

- Đối tượng nghiên cứu: Biện pháp rèn kĩ năng viết đẹp cho học sinh lớp 1

- Phạm vi nghiên cứu: Biện pháp được nghiên cứu trong phạm vi thực hiện các tiết Tập viết của lớp 1, năm học 2022-2023 tại nhà trường nơi tôi đang công tác (từ tháng 9 năm 2022 đến tháng 5 năm 2023).

<b>5. Phương pháp nghiên cứu</b>

- Đọc các tài liệu, sách báo có liên quan đến đề tài. - Phương pháp quan sát

- Phương pháp đàm thoại, gợi mở - Phương pháp luyện tập

</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4">

<b>II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU1. Cơ sở lý luận</b>

<i>Người Việt ta từ xưa đã có câu tục ngữ "Nét chữ, nết người". Chữ viết,</i>

ngồi việc lưu trữ và truyền tải thơng tin, cịn thể hiện tính cách của người viết. Trong thời đại 4.0 cùng với sự phát triển của các công cụ đắc lực hỗ trợ

<i>soạn thảo văn bản, quan niệm "nét chữ, nết người”vẫn còn giữ nguyên giá trị</i>

của nó. Chữ viết nói lên rất nhiều về tính cách, hành vi của người viết. Chữ viết đẹp không chỉ thể hiện nét chỉn chu, trau chuốt của người viết, cịn là đức tính kiên nhẫn, cầu tồn, được mài giũa qua q trình rèn chữ địi hỏi rất nhiều sự nỗ lực, miệt mài, tỉ mỉ. Người có chữ viết đẹp dễ chiếm được thiện cảm của người đọc. Do đó người Việt Nam ta coi “Vở sạch, chữ đẹp” là mục tiêu hàng đầu của học sinh lớp 1.

Như vậy phong trào giữ vở sạch, viết chữ đẹp vừa là mục đích, vừa là phương tiện của quá trình giáo dục tồn diện nhân cách học sinh . Có viết được chữ đúng thì học sinh mới có khả năng học được các môn học khác.

Tuy nhiên trước sự xuống dốc của chữ viết học sinh, đây cũng là mối quan tâm lo lắng của nhiều người trong xã hội, đặc biệt là các bậc phụ huynh, những người làm cơng tác trong và ngồi ngành giáo dục. Những năm gần đây phong trào vở sạch chữ đẹp có phần lắng xuống nhường chỗ cho các kì thi trên mạng khiến cho chữ viết của các em có phần giảm sút. Có rất nhiều bài bàn luận về chữ viết của học sinh hiện nay như: “Làm thế nào để cứu lấy chữ viết của học sinh”; “Một số biện pháp để nâng cao chất lượng chữ viết của học sinh” của nhiều tác giả. Có thể nói những bài viết này đã làm thức tỉnh tất cả mọi người và nhất là những ai quan tâm đến sự nghiệp giáo dục của nước nhà. Hơn nữa các em học sinh lớp 1 được học theo chương trình giáo dục phổ thơng 2018 thì việc nâng cao hiệu quả chữ viết lại càng phải được quan tâm.

Với tôi, là một giáo viên dạy lớp 1 tôi đã suy nghĩ rất nhiều, trên thực tế tôi thường xuyên đọc và nghiên cứu, sưu tầm các tài liệu có liên quan đến chữ

</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5">

viết của học sinh . Đặc biệt là các phương pháp dạy chính tả, phương pháp dạy tập viết, phương pháp rèn chữ viết đẹp của nhóm tác giả Lê A Đỗ, Xuân Thảo, Trịnh Bá Ninh. Thường xuyên trau dồi kinh nghiệm rèn chữ viết đẹp cho học sinh trên các nhóm zalo, facebook để vận dụng một cách linh hoạt và phù hợp với điều kiện thực tế của học sinh lớp mình.

<b>2. Cơ sở thực tiễn</b>

Nhìn trang vở tập viết với những dịng chữ đều thẳng tắp, khơng bị giây mực, quăn mép lòng ta dấy lên niềm vui, ta như được củng cố thêm niềm tin vào tương lai của con trẻ. Nhưng muốn viết đẹp, trẻ phải gắng công khổ luyện dưới sự tận tình chăm sóc của các thầy, cơ giáo.

Năm học 2022- 2023 lớp 1A2 có 32 em học sinh. Trước khi vào lớp Một các em đều học qua lớp mẫu giáo và được làm quen với chữ cái nên việc dạy chữ cũng thuận lợi hơn, Ban giám hiệu nhà trường rất quan tâm tới học sinh lớp Một, các em được học ở một ngôi trường khang trang, sạch sẽ, ngồi học bàn ghế chuẩn với lứa tuổi các em, lớp học có đầy đủ trang thiết bị đồ dùng dạy và học đáp ứng nhu cầu tiếp thu kiến thức trong thời kì cơng nghệ 4.0. Bên cạnh đó được các bậc phụ huynh rất quan tâm tới việc học của con, chuẩn bị đầy đủ đồ dùng học tập, sách vở.

Tuy nhiên, đối với bậc tiểu học, lớp Một là lớp đầu cấp các em còn rất nhỏ chưa nắm được đặc trưng mơn học là gì nên việc rèn chữ viết đẹp cho các em rất quan trọng trong việc dạy Tập viết ở Tiểu học hiện nay. Qua thực tế giảng dạy, tôi nhận thấy chữ viết của các em còn xấu, tốc độ viết quá chậm, chữ viết cẩu thả, chưa đúng cỡ chữ, độ cao của từng con chữ, khoảng cách giữa tiếng với tiếng, từ với từ chưa xác định cụ thể, viết chưa liền mạch…. Các em chưa có khái niệm về đường kẻ, dịng kẻ, độ cao, khoảng cách giữa các nét chữ, các chữ cái, chữ ghi tiếng, cách viết chữ thường, dấu thanh và chữ số. Bên cạnh đó thì nhận thức của các em không đồng đều cùng với việc giáo dục các phẩm chất tốt như tính chăm chỉ, cẩn thận và các năng lực tự học và tự chủ, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực thẩm mỹ chưa được quan

</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">

tâm đúng mức. Điều này có liên quan trực tiếp đến việc dạy chữ viết cho học sinh và hưởng không nhỏ đến chất lượng học Tiếng Việt nói riêng và các mơn học khác nói chung.

Trước tình hình thực tế như vậy vấn đề đặt ra là người giáo viên cần phải có những biện pháp nào để rèn học sinh viết đúng, viết đẹp ? Đó là việc làm hết sức quan trọng đối với người giáo viên dạy Tiểu học hiện nay.

<b>2.1. Thực trạng</b>

Qua trực tiếp giảng dạy lớp 1 tôi nhận thấy học sinh viết bài:

<i>- Trường hợp thứ nhất: Học sinh viết đúng nét chữ trên đường kẻ</i>

ngang 1, đúng độ cao, độ rộng tuy nhiên nét chữ viết chưa đẹp như đầu nét chữ bị vuông hoặc nhọn quá.

<i>- Trường hợp thứ hai: Học sinh viết chữ đúng trên đường kẻ ngang 1</i>

nhưng lại không viết đúng độ rộng, độ cao của nét. Cũng giống như trường hợp thứ nhất nhưng ở trường hợp này các em không biết xác định viết đúng độ cao, độ rộng của nét chữ.

<i><b>- Trường hợp thứ ba: Học sinh viết không đúng nét chữ thẳng đều trên</b></i>

đường kẻ ngang 1, chữ viết không đúng độ cao, độ rộng. Các em thực sự lúng túng khi viết bài.

<i><b>2.2. Nguyên nhân</b></i>

- Do học sinh chưa xác định được các đường kẻ ngang, đường kẻ dọc và ô ly, khi viết các nét cơ bản vì vậy chữ viết khơng đúng cỡ chữ.

- Do học sinh chưa có kĩ thuật viết chữ đúng, đẹp.

- Học sinh không tập trung, không hứng thú trong khi viết nên các em viết nhanh chán chỉ nắn nót được một số nét đầu, sau đó các em viết ẩu, viết nhanh cho xong.

<b>3. Các biện pháp</b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">

<i><b>3.1. Biện pháp 1: Cho học sinh nắm chắc, hiểu được các thuật ngữvà các nét cơ bản của phân môn tập viết</b></i>

- Điều kiện đầu tiên để học sinh viết đúng và đẹp là tôi hướng dẫn cho học sinh nắm chắc các thuật ngữ: Đường kẻ ngang, đường kẻ dọc và ô ly để trong quá trình dạy các em biết đặt bút và dừng bút đúng vị trí.

- Cho học sinh nắm chắc các nét chữ cơ bản và bảng chữ cái. Tất cả các con chữ đều được tạo thành từ việc ghép, nối các nét cơ bản lại với nhau. Do đó tơi đặc biệt chú trọng và đặt mục tiêu hàng đầu là rèn cho học sinh nắm chắc, viết chuẩn ngay từ những nét cơ bản đầu tiên.

+ Nét thẳng: Nét thẳng đứng, nét xiên, nét ngang. + Nét cong: Cong kín, cong trái, cong phải.

+ Nét móc: Móc xi, móc ngược, móc hai đầu.

+ Nét khuyết: Nét khuyết trên, nét khuyết dưới, nét khuyết kép. + Nét xoắn, nét thắt.

Khi hướng dẫn học sinh viết các nét cơ bản, tôi thường cho các em chấm các điểm cơ bản mà nét chữ đi qua để học sinh tự viết mà không cần tôi phải viết mẫu các em vẫn viết đúng, chính xác, tơi thấy khá hiệu quả thông qua phương pháp quan sát các điểm chấm và thực hành luyện tập chấm điểm rồi viết nét chữ. Từ đó giúp cho học sinh bước đầu hình thành phẩm chất chăm chỉ học tập và phát triển năng lực thẩm mĩ đáp ứng yêu cầu cần đạt của chương trình giáo dục phổ thơng 2018.

Ví dụ nét khuyết trên: Tôi đã hướng dẫn các em chấm các điểm cơ bản mà nét chữ đi qua để học sinh viết chính xác hơn và tơi thấy học sinh viết nét khuyết trên rất đều, đẹp.

<b>Kết quả: Sau khi áp dụng biện pháp1 tôi thấy</b>

- 100% học sinh lớp tôi xác định đúng đường kẻ ngang, đường kẻ dọc và ô ly, học sinh tự biết chấm điểm, viết nét chữ đúng, đủ độ cao, độ rộng và đẹp.

</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">

- Góp phần phát triển năng lực tự học, tự chủ trong việc tự giác rèn chữ, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, thẩm mĩ đáp ứng yêu cầu cần đạt của chương trình giáo dục phổ thơng 2018.

- Tạo cơ hội phát triển phẩm chất chăm chỉ học tập của học sinh

<i><b>3.2. Biện pháp 2: Dạy cho học sinh có kĩ thuật viết đúng</b></i>

Trước đây, nhà trường là nơi duy nhất cung cấp kiến thức, giáo viên là người duy nhất truyền đạt kiến thức đến học sinh, chính vì vậy vai trị của người giáo viên là chuyển giao kiến thức. Tuy nhiên hiện nay kiến thức có ở khắp mọi nơi, ở nhiều kênh thông tin khác nhau, người học có thể tham gia học trực tiếp hoặc trực tuyến, học bất cứ nơi đâu, bất cứ địa điểm nào và bằng bất kì phương tiện học tập nào. Tri thức khơng cịn độc quyền trong tay người giáo viên bởi người học có thể tiếp thu tri thức từ rất nhiều nguồn tài liệu khác nhau. Với bối cảnh xã hội hiện nay, nếu người giáo viên chỉ đơn thuần làm nhiệm vụ cung cấp kiến thức thì giáo viên chỉ giống như cuốn sách giáo khoa biết nói. Trong cuộc cách mạng 4.0 robot sẽ làm nhiệm vụ đó tốt hơn, tuy nhiên vai trị và ý nghĩa của người giáo viên vẫn vô cùng quan trọng, bởi nhiệm vụ của người giáo viên trong thế kỉ 21 là những nhiệm vụ mới mà robot khơng bao giờ có thể thay thế được. Robot có thể đưa ra cách làm nhưng lại không thể chỉnh sửa, hướng dẫn tỉ mỉ cho các em những kĩ thuật cơ bản, đặc biệt với phân môn Tập viết thì càng cần sự đồng hành sát sao của người giáo viên đối với các em để các em có những kĩ thuật viết chữ đúng, đẹp.

<b>*Kĩ thuật 1: Tư thế ngồi viết đúng</b>

Khi các em viết chữ thì các cơ quan trong cơ thể đều vận động: Mắt nhìn, tai nghe, óc suy nghĩ, cánh tay, cổ tay, khuỷu tay và các ngón tay đều vận động để viết. Q trình viết của các em nếu khơng có tư thế ngồi viết

<i>đúng sẽ dẫn đến một số bệnh như: Cong vẹo cột sống, cận thị… nên tôi đặc</i>

biệt quan tâm sát sao tới tư thế ngồi viết của học sinh, tôi thường xuyên nhắc nhở, uốn nắn các em trong các tiết học, điều này đáp ứng được yêu cầu về tư

</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">

thế viết trong yêu cầu cần đạt của môn Tiếng Việt lớp 1 chương trình giáo dục phổ thơng 2018.

<b>Ví dụ: Trước khi viết bài trong vở luyện viết tôi thường cho bạn lớp</b>

trưởng hô: “Tư thế ngồi viết”cho cả lớp đồng thanh nhắc lại tư thế ngồi viết giúp các em nhớ và ngồi viết đúng tư thế trong quá trình viết bài.

<b>*Kĩ thuật 2: Cách cầm bút và để vở đúng và kĩ năng trình bày bàiviết</b>

- Cầm bút đúng: Cầm bằng 3 ngón tay, ngón cái, ngón trỏ và ngón giữa với độ chắc vừa phải, khi viết dùng 3 ngón tay di chuyển nhẹ nhàng từ trái sang phải, cán bút nghiêng về phía bên phải, cổ tay, khuỷu tay và cánh tay cử động theo mềm mại, thoải mái.

- Cách để vở đúng khi viết: Khi viết theo kiểu chữ đứng hay chữ nghiêng nét chữ luôn thẳng đứng mặt (chỉ khác nhau về cách đặt vở). Vậy khi viết chữ đứng, tôi luôn hướng dẫn học sinh để vở ngay ngắn trước mặt, còn khi viết chữ nghiêng sẽ để vở hơi nghiêng tạo thành một góc khoảng 15 độ.

- Kĩ năng trình bày bài viết: Tơi ln nhắc học sinh viết nắn nót vào vở, khi viết sai (nếu viết bằng bút chì thì có thể dùng cục tẩy để xóa một cách cẩn thận, nhẹ nhàng, tránh rách vở. Nếu là bút mực thì khơng được tẩy xóa mà phải dùng bút chì gạch chân rồi viết chữ đúng bên cạnh) , cần giữ gìn vở cẩn thận, không đè quăn mép vở, đáp ứng yêu cầu về kĩ năng trình bày bài viết trong yêu cầu cần đạt của kĩ thuật viết ở môn Tiếng Việt 1.

<b>*Kĩ thuật 3: Kĩ năng viết chữ đúng</b>

Trên cơ sở đã hướng dẫn các em nắm chắc các thuật ngữ đường kẻ ngang, đường kẻ dọc, ô ly, các nét cơ bản. Hằng ngày tôi thường hướng dẫn các em khi viết phải xác định được và nắm chắc:

- Cấu tạo chữ cái (Gồm mấy nét? Đó là những nét nào? Dấu mũ nào?) - Xác định đúng độ cao, độ rộng từng con chữ theo nhóm chữ.

- Xác định đúng điểm đặt bút và dừng bút

</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10">

- Cách rê bút, lia bút, cách nối các con chữ với nhau, khoảng cách các con chữ, khoảng cách giữa các chữ trong một câu phải đúng quy định.

- Vị trí đặt dấu thanh đúng (đặt ở âm chính)

<b>Ví dụ: Khi hướng dẫn học sinh viết chữ “lọ”cỡ chữ nhỡ tơi thường hướng dẫn</b>

học sinh phân tích và xác định: Cấu tạo của chữ “lọ”gồm 2 con chữ, con chữ “l”và con chữ “o”ghép lại, thanh nặng.

Con chữ “l”có độ cao 5 ơ ly, rộng 1 ơ ly rưỡi, con chữ “o”có độ cao hai ơ ly, rộng 1 ô ly rưỡi

*Hướng dẫn viết: Đặt bút trên đường kẻ ngang 2, viết con chữ “l”có độ cao 5 ô ly. Từ điểm dừng bút của con chữ “l”lia bút để viết con chữ “o”có độ cao 2 ơ ly, rộng 1 ô ly rưỡi, thanh nặng đặt dưới con chữ “o”.

<b>Kết quả: Sau khi áp dụng biện pháp 2 tơi thấy</b>

<i>- Học sinh viết bài đẹp, có ý thức giữ gìn vở cẩn thận, khơng đè quăn</i>

<b>mép vở, đáp ứng yêu cầu về kĩ năng trình bày bài viết trong yêu cầu cần đạt</b>

về kĩ năng viết ở môn Tiếng Việt 1.

- Học sinh nhớ được quy tắc nối, viết đúng độ cao, độ rộng các chữ và đặt đúng dấu thanh của các chữ và khoảng cách giữa các chữ.

- Góp phần phát triển năng lực tự giải quyết vấn đề và sáng tạo - Tạo cơ hội phát triển phẩm chất chăm chỉ, thẩm mĩ cho học sinh

<i><b>3.3. Biện pháp 3: Một số hình thức giúp học sinh hứng thú, tậptrung trong phân môn tập viết</b></i>

<i>3.1.1. Thực hiện trên lớp học</i>

<i>* Trước khi vào giờ học: Tôi thường cho các em khởi động bằng các</i>

điệu nhảy sơi động hoặc chơi các trị chơi hay tơi sẽ kể một câu chuyện liên quan đến bài học để tạo hứng thú học tập cho các em.

<i>* Trong giờ học</i>

<i>- Ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học</i>

Ở nước ta chuyển đổi số được xem là “xương sống”của cuộc cách mạng cơng nghiệp 4.0, nó đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao hiệu

</div>

×