Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

Thông qua tình huống về tổ chức thi hành án dân sự đối với các vụ việc phức tạp, anh chị hãy nêu kiến thức, kỹ năng, kết quả áp dụng quy định của pháp luật đối với tình huống và đề xuất giải pháp, phương hướng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (154.58 KB, 11 trang )

<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">

<b>PHẦN I: MỞ ĐẦU1.1. Lý do chọn đề tài</b>

Chi cục thi hành án dân sự huyện Hiệp Hịa là một đơn vị đóng trên địa bàn huyện trung du, điều kiện kinh tế những năm gần đây phát triển nhanh chóng, kèm theo đó là những hệ lụy phát sinh ra tăng trong xã hội, điển hình như vi phạm pháp luật về hình sự những vụ án đánh bạc, buôn bán vận chuyển ma túy, cố ý gây thương tích, bn bán hàng cấm… đặc biệt là là những vụ án dân sự có số tiền phải thi hành lớn, người phải thi hành án khơng có tài sản hoặc có tài sản nhưng là tài sản và chỗ ở duy nhất nên cố tình khơng tự nguyện thi hành.

Thi hành án có vai trị vơ cùng quan trọng trong hoạt động tư pháp nói chung và q trình giải quyết vụ án nói riêng. Bản án, quyết định của Tịa án chỉ thực sự có giá trị khi được thi hành trên thực tế. Thi hành án là công đoạn cuối cùng, bảo đảm cho bản án, quyết định của Tòa án được chấp hành, góp phần bảo đảm tính nghiêm minh của pháp luật và pháp chế xã hội chủ nghĩa; bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân và Nhà nước, góp phần giữ vững ổn định chính trị - xã hội, tăng cường hiệu lực, hiệu quả của bộ máy nhà nước. Chính vì vậy, Hiến pháp năm 1992 và năm 2013 (Điều 106) đã quy định rõ: "Các bản án và quyết định của Tịa án nhân dân có hiệu lực pháp luật phải được các cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, các đơn vị vũ trang nhân dân và mọi công dân tôn trọng; những người và đơn vị hữu quan phải nghiêm chỉnh chấp hành". Thể chế hóa đường lối, chính sách của Đảng, Hội đồng Nhà nước trước đây, nay là Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã ban hành Pháp lệnh Thi hành án dân sự năm 1989, Pháp lệnh Thi hành án dân sự năm 1993 và gần đây là Pháp lệnh Thi hành án dân sự năm 2004. Luật Thi hành án dân sự ra đời năm 2008 đã kịp thời giải quyết những vướng mắc phát sinh trong thực tiễn, đồng thời đưa ra các biện pháp xử lý mà Pháp lệnh Thi hành án dân sự trước đây chưa có hướng dẫn giải quyết, phần nào giảm đáng kể lượng án tồn đọng, đảm bảo quyền lợi cho cơng dân, cho nhà nước, đảm bảo tính nghiêm minh của pháp luật, góp phần xây dựng nhà nước pháp quyền Xã hội chủ nghĩa, đến nay Quốc hội đã ban hành Luật thi hành án dân sự sửa đổi, bổ sung năm 2014. Nhận thức rõ được tầm quan trọng của công tác thi hành án dân sự trong đời sống xã hội, đặc biệt là công tác giải quyết những vụ việc khó khăn trên cơ sở hành lang pháp lý về cơng tác thi hành án cơ bản đã được hồn thiện.

Trong cơng tác thi hành án dân sự nói chung việc xây dựng mối quan hệ tốt với các cơ quan hữu quan đặc biệt là mối quan hệ chặt chẽ với ủy ban nhân dân cấp xã nơi người phải thi hành án sinh sống có ý nghĩa hết sức quan trọng để giải quyết việc thi hành án được thi hành dứt điểm tránh việc tồn đọng hồ sơ thi hành án bởi vì Bản án, quyết định của tịa án đã có hiệu lực pháp luật đưa ra thi hành mà không tranh thủ được sự đồng tình ủng hộ của chính quyền cơ sở nơi người phải thi hành án sinh sống để động viên, thuyết phục người phải thi hành án, thì sẽ rất khó để thi hành án được trên thực tế. Về mặt lý thuyết có thể

</div><span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2">

nói Bản án đó hồn tồn tn thủ theo đúng các quy định của pháp luật, đặc biệt là các hồ sơ thi hành án theo đơn yêu cầu có khó khăn phức tạp trong quá trình tổ chức thi hành án hoặc các vụ việc tranh chấp kinh doanh thương mại mà tài sản thế chấp của người thứ 3 hoặc những vụ việc giao nhà, trả nhà phức tạp nếu không tổ chức vận động thuyết phục và phối hợp với chính quyền địa phương nơi người phải thi hành án sinh sống để phân tích cho người phải thi hành án thấy được nghĩa vụ, trách nhiệm của mình để tự nguyện thi hành án thì sẽ mất rất nhiều thời gian và công sức để tổ chức cưỡng chế thi hành án mà chưa chắc đã mang lại hiệu quả cao.

Thực tiễn tại các cơ quan thi hành án dân sự của tỉnh Bắc Giang trong đó có Chi cục thi hành án dân sự huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang trong thời gian qua cho thấy, vụ việc cưỡng chế thi hành án phải tiến hành khá nhiều, những vụ việc khó khăn, phức tạp ngày một gia tăng, không chỉ đơn thuần là công tác nghiệp vụ của cơ quan thi hành án dân sự mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội ở địa phương nơi tổ chức cưỡng chế thi hành án. Mặc dù các cơ quan thi hành án dân sự đã cố gắng tăng cường áp dụng biện pháp vận động, thuyết phục, giáo dục người phải thi hành án tự nguyện thi hành án, hạn chế tối đa việc áp dụng biện pháp cưỡng chế thi hành án, tuy nhiên số lượng vụ việc phải áp dụng biện pháp cưỡng chế thi hành án hàng năm vẫn còn nhiều. Xuất phát từ thực trạng công tác thi hành án trên địa bàn và tầm quan trọng của công tác tổ chức thi hành án đối với những vụ việc

<i><b>phức tạp, do vậy tơi chọn đề tài “ Thơng qua tình huống về tổ chức thi hànhán dân sự đối với các vụ việc phức tạp, anh chị hãy nêu kiến thức, kỹ năng,kết quả áp dụng quy định của pháp luật đối với tình huống và đề xuất giảipháp, phương hướng hồn thiện quy định của pháp luật có liên quan.”</b></i>

<b>1.2. Mục đích hướng tới của đề tài.</b>

Thường xuyên làm tốt công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục về pháp luật thi hành án tới cơ sở, từ đó chuyển biến căn bản nhận thức trong nhân dân. Phối hợp với UBND cấp xã để cùng xây dựng chương trình, kế hoạch cụ thể, tổ chức tuyên truyền trực tiếp đối với các bên đương sự để họ hiểu được các quyền về thi hành án, đặc biệt là quyền được thỏa thuận về thi hành án nhằm giảm thiểu những tình huống, những vụ việc phức tạp.

Quá trình tham gia lớp Bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng theo yêu cầu vị trí việc làm cho Chấp hành viên trung cấp năm 2024, bản thân tôi thấy rằng: Những kiến thức được tiếp thu thực sự phù hợp; đó là những kiến thức cơ bản, có tính lý luận và là cơ sở để mỗi học viên khi trở về đơn vị công tác sẽ thực hiện tốt hơn nhiệm vụ của mình.

Quá trình áp dụng những kiến thức, kỹ năng và đề xuất các giải pháp, phương hướng chắc chắn sẽ chưa được hoàn chỉnh và đầy đủ, tơi mong có sự đóng góp ý kiến của các học viên và thầy cô Trung tâm bồi dưỡng cán bộ - Học viện Tư pháp để giúp tiểu luận của tơi hồn thiện hơn.

</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3">

<b>PHẦN II: TÌNH HUỐNG VÀ LÝ THUYẾT ÁP DỤNG 2.1. Tình huống:</b>

Ông Phạm Văn Thủy và bà Nguyễn Thị Hợi, đều trú tại huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang phải thi hành các Bản án, Quyết định của Tòa án như sau:

1. Bản án dân sự sơ thẩm số 58/2020/DSST ngày 10/8/2020 của TAND huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang. Buộc ông Thủy bà Hợi phải có nghĩa vụ liên đới trả nợ ông Nguyễn Văn Trung, bà Nguyễn Thị Lý số tiền 150.000.000đ và lãi suất chậm thi hành án. Chi cục thi hành án dân sự huyện Hiệp Hòa đã ra quyết định thi hành án theo yêu cầu số 20/QĐ-CCTHADS ngày 16/10/2020 Buộc ơng Thủy bà Hợi phải có nghĩa vụ liên đới trả nợ ông Nguyễn Văn Trung, bà Nguyễn Thị Lý số tiền 150.000.000đ và lãi suất chậm thi hành án.

2. Bản án dân sự sơ thẩm số 17/2021/DSST ngày 08/7/2021 của TAND huyện Hiệp Hịa và Quyết định đình chỉ xét xử phúc thẩm số 04/2022/QĐ-PT ngày 24/01/2022 của Tòa án nhân dân tỉnh Bắc Giang. Bản án ớ thẩm tun: Buộc ơng Thủy bà Hợi phải có nghĩa vụ liên đới trả nợ bà Ngọ Thị Điệp số tiền 1.700.000đ và lãi suất chậm thi hành án. Chi cục thi hành án dân sự huyện Hiệp Hòa đã ra quyết định thi hành án theo yêu cầu số 66/QĐ-CCTHADS ngày 30/3/2022 Buộc ơng Thủy bà Hợi phải có nghĩa vụ liên đới trả nợ bà Ngọ Thị Điệp số tiền 1.700.000đ và lãi suất chậm thi hành án.

3. Quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự số 13/2021/QĐST-DS ngày 09/8/2021 của TAND huyện Hiệp Hịa, tỉnh Bắc Giang, buộc ơng Thủy bà Hợi phải có nghĩa vụ liên đới trả nợ ơng Nguyễn Văn Thắng bà Nguyễn Thị Hà số tiền 320.000.000đ và lãi suất chậm thi hành án. Chi cục thi hành án dân sự huyện Hiệp Hòa đã ra quyết định thi hành án theo yêu cầu số 28/QĐ-CC-THADS ngày 11/11/2021 buộc ông Thủy bà Hợi phải có nghĩa vụ liên đới trả nợ ông Nguyễn Văn Thắng bà Nguyễn Thị Hà số tiền 320.000.000đ và lãi suất chậm thi hành án.

4. Quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự số 14/2021/QĐST-DS ngày 18/8/2021 của TAND huyện Hiệp Hịa, tỉnh Bắc Giang, buộc ơng Thủy bà Hợi phải có nghĩa vụ liên đới trả nợ Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng Chi nhánh Hiệp Hòa số tiền 1.700.000.000đ và lãi suất theo hợp đồng tín dụng. Chi cục thi hành án dân sự huyện Hiệp Hòa đã ra quyết định thi hành án theo yêu cầu số 16/QĐ-CC-THADS ngày 18/10/2021 buộc ơng Thủy bà Hợi phải có nghĩa vụ liên đới trả nợ Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng Chi nhánh Hiệp Hòa số tiền 1.700.000.000đ và lãi suất theo hợp đồng tín dụng.

<i>(Như vậy Phạm Văn Thủy và bà Nguyễn Thị Hợi phải thi hành 04 Bản án,Quyết định của Tòa án).</i>

<b>2.2. Lý thuyết áp dụng</b>

<b>- Luật Thi hành án dân sự 2008 được sửa đổi, bổ sung năm 2014và được</b>

sửa đổi, bổ sung năm 2022;

</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4">

- Nghị định số 62/2015/NĐ-CP ngày 18/7/2015 được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Nghị định số 33/2020/NĐ-CP ngày 17/3/2020 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thi hành án dân sự;

- Thông tư số 01/2016/TT-BTP ngày 01/02/2016 của Bộ Tư pháp hướng dẫn thực hiện một số thủ tục về quản lý hành chính và biểu mẫu nghiệp vụ trong thi hành án dân sự;

- Thông tư liên tịch số 11/2016/TTLT-BTP-TANDTC-VKSNDTC ngày 01/8/2016 của Bộ Tư pháp, Tòa án nhân dân Tối cao, Viện kiểm sát nhân dân Tối cao quy định một số vấn đề về thủ tục thi hành án dân sự và phối hợp liên ngành trong thi hành án dân sự;

Quá trình tổ chức thi hành án, Chấp hành viên đã tiến hành các thủ tục giao quyết định thi hành án, tống đạt các văn bản giấy tờ về thi hành án cho các đương sự theo quy định. Làm việc với ông Phạm Văn Thủy và bà Nguyễn Thị Hợi về nội dung phải thi hành án đối với các khoản phải thi hành án theo quyết định thi hành án đã được nhận ông Thủy, bà Hợi trình bầy: Ơng, bà đã biết các khoản phải thi hành án nói trên, nhưng riêng Bản án dân sự sơ thẩm số 17/2021/ DSST ngày 08/7/2021 của TAND huyện Hiệp Hịa và Quyết định đình chỉ xét xử phúc thẩm số 04/2022/QĐ-PT ngày 24/01/2022 của Tòa án nhân dân tỉnh Bắc Giang. Bản án ớ thẩm tuyên: Buộc ông Thủy bà Hợi phải có nghĩa vụ liên đới trả nợ bà Ngọ Thị Điệp số tiền 1.700.000đ và lãi suất chậm thi hành án, ông bà không đồng ý với quyết định của bản án sơ thẩm và khơng thi hành vì: Khi kháng cáo lên Tịa án nhân dân tỉnh Bắc Giang lúc đó đang dịch COVID ông bà không nhận được giấy triệu tập của tòa án tỉnh Bắc Giang nên khơng biết để có mặt bảo vệ quyền lợi của mình, tịa án đã ra quyết định đình chỉ xét xử phúc thẩm, nay bà đang kháng cáo nên Tòa án nhân dân cấp cao, VKS nhân dân cấp cao, khi nào có trả lời thì mới thi hành.

Hết thời gian tự nguyện, ơng Thủy, bà Hợi kiên quyết không thi hành đối với Bản án dân sự sơ thẩm số 17/2021/DSST ngày 08/7/2021 của TAND huyện Hiệp Hịa và Quyết định đình chỉ xét xử phúc thẩm số 04/2022/QĐ-PT ngày 24/01/2022 của Tòa án nhân dân tỉnh Bắc Giang. Bản án ớ thẩm tuyên: Buộc ơng Thủy bà Hợi phải có nghĩa vụ liên đới trả nợ bà Ngọ Thị Điệp số tiền

<i>1.700.000đ và lãi suất chậm thi hành án, (các bản án, quyết định khác của Tịấn ơng Thủy, bà Hợi khơng thắc mắc gì).</i>

Kết quả xác minh điều kiện thi hành án của ơng Thủy, bà Hợi được biết: Ơng Thủy, bà Hợi có tài sản duy nhất là quyền sự dụng đất và tài sản gắn liền với đất là ngôi nhà ba tầng tại huyện Hiệp Hòa đang thế chấp tại Ngân hàng

<i>TMCP Việt Nam Thịnh Vượng Chi nhánh Hiệp Hịa, (đã có Quyết định cơng nhậnsự thỏa thuận của các đương sự số 14/2021/QĐST-DS ngày 18/8/2021 của TANDhuyện Hiệp Hịa, tỉnh Bắc Giang, buộc ơng Thủy bà Hợi phải có nghĩa vụ liên đớitrả nợ Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng Chi nhánh Hiệp Hòa số tiền1.700.000.000đ và lãi suất theo hợp đồng tín dụng. Chi cục thi hành án dân sựhuyện Hiệp Hòa đã ra quyết định thi hành án theo yêu cầu số 16/QĐ-CC-THADSngày 18/10/2021 buộc ơng Thủy bà Hợi phải có nghĩa vụ liên đới trả nợ Ngân</i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5">

<i>hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng Chi nhánh Hiệp Hòa số tiền 1.700.000.000đvà lãi suất theo hợp đồng tín dụng). Gia đình ơng Thủy, bà Hợi có 04 con đang đi</i>

học phổ thơng và 01 mẹ ông thủy gần 80 tuổi.

Do ông Thủy, bà Hợi không chấp hành án, ngày 04/7/2022 Chấp hành viên ra quyết định cưỡng chế kê biên quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất số 39/QĐ-CCTHA bằng biện pháp kê biên tài sản của ông Rượu và bà Thêu.

Ngày 20/7/2022 Hội đồng cưỡng chế đã tiến hành kê biên tài sản của ông Thủy, bà Hợi gồm: Quyền sử dụng đất và toàn bộ tài sản gắn liền với đất. Căn cứ theo quy định của pháp luật, Chấp hành viên ký hợp đồng với Trung tâm thẩm định giá tài sản. Kết quả thẩm định giá đối với tài sản kê biên của ông

<i>Thủy, bà Hợi là 4.215.000.000đ, (đã được thông báo theo quy định).</i>

Chấp hành viên đã ký hợi đồng với Công ty bán đấu giá tài sản theo quy định, giá đưa ra bán khởi điểm là 4.215.000.000đ. Sau khi giảm giá ba lần và đưa ra bán đấu giá lần thứ tư khơng có người mua, giá trị tài sản sau

<i>các lần giảm giá còn 3.072.000.000đ. Bà Ngọ Thị Điệp (là người được thihành án) có đơn xin nhận tài sản bán đấu giá không thành để đối trừ vào tiền</i>

thi hành án.

Căn cứ khoản 2 Điều 104 Luật Thi hành án dân sự, Chấp hành viên đã thông báo cho ông Thủy bà Hợi biết về vệc bà Ngọ Thị Điệp là người được thi hành án nhận tài sản để trừ vào số tiền được thi hành án. Hết thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được thông báo nhưng ông Thủy, bà Hợi không nộp tiền để nhậ lại tài sản. Bà Ngọ Thị Điệp đã nộp đủ số tiền 3.072.000.000đ.

Chấp hành viên đã ra Quyết định về việc giao tài sản cho người được thi hành án số 01/QĐ-CCTHADS ngày 03/4/2023 và Quyết định về việc cưỡng chế giao quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất số 16/QĐ-CCTHADS ngày

<i>19/4/2023, (các thủ tục đã được thông báo hợp lệ theo quy định của pháp luật).</i>

Lúc này ông Thủy, bà Hợi có biểu hiện chơng đối quyết liệt và vẫn đề nghị khi nào có trả lời của Tịa án nhân dân cấp cao và Viện kiểm sát nhân dân cấp cao thi ông bà xẽ tự nguyện thi hành. Chi cục thi hành án phối hợp với chính quyền địa phương thành lập 03 tổ công tác làm công tác vận động, tun truyền gia đình ơng Thủy, bà Hợi chấp hành các quy định của pháp luật.

Xử lý tình huống:

Chấp hành viên đã thơng báo thời gian cưỡng chế giao tài sản vào hồi 08 giờ ngày 01/6/2023, tuy nhiên đến ngày cưỡng chế công tác đảm bảo an ninh trật tự

<i>chưa được đảm bảo (do công an thơng báo) và địa phương có văn bản đề nghị xem</i>

xét do gia đình có các cháu nhỏ liên quan đến ngày quốc tế thiếu nhi, việc cưỡng chế đã phải tạm hoãn và được ấn định đến ngày 09/6/2023, trong thời gian tạm hỗn cưỡng chế ba Tổ cơng tác của UBND xã vẫn tiếp tục vận động, thuyết phục ông Thủy bà Hợi tự nguyện thực hiện nhưng khơng có kết quả.

Quan điển của các cơ quan phối hợp:

</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">

Do nắm bắt tình hình Thủy bà Hợi sẽ chống đối quyết liệt khi tổ chức cưỡng chế, cơ quan bảo vệ cưỡng chế chưa bảo đảm được an ninh trật tự khi cưỡng chế, cần thêm thời gian để thuyết phục, giáo dục việc chấp hành pháp luật.

Bà Hợi cố đơn xin hoãn cưỡng chế ngày 1/6 do gia đình có các cháu nhỏ liên quan đến ngày quốc tế thiếu nhi 1/6 làm ảnh hưởng đến tâm lý của các cháu, để đảm bảo an ninh chính trị địa phương, địa phương đề nghị tạm dừng việc cưỡng chế và yêu cầu ông Thủy bà Hợi viết cam kết khi được hoãn phải tự nguyện thi

<i>hành (bà Hợi có cam kết sẽ tự nguyện khi nhận được trả lời của Tòa án cấp cao).</i>

Bà Ngọ Thị Điệp là người nhận tài sản đồng ý cho hoãn và đề nghị tiếp tục thi hành vào ngày gần nhất.

Thống nhất lùi thời gian cưỡng chế sang ngày 09/6/2023.

Tuy nhiên đến ngày 09/6/2023 tổ chức cưỡng chế tiếp tục phải hỗn vì cơng tác án ninh trật tự chưa được bảo đảm và người phải thi hành án có đơn đề nghị hỗn cưỡng chế vì ngày 11/6/2023 cháu thứ hai thi chuyển cấp lên cấp 3, nếu cưỡng chế xẽ làm ảnh hưởng đến tâm sinh lý ảnh hưởng đến kết quả thi của

<i>cháu (xác minh thực tế có cháu thứ hai nhà ơng Thủy, bà Hợi thi chuyển cấp lêncấp 3). </i>

Quan điển của các cơ quan phối hợp:

Chi cục Thi hành án chưa nhận được kế hoạch bảo vệ cưỡng chế của cơ quan bảo vệ cưỡng chế.

Xác minh nội dung đơn của bà Hợi thực tế có cháu thứ hai nhà ông Thủy, bà Hợi thi chuyển cấp lên cấp 3.

Bà Ngọ Thị Điệp là người nhận tài sản không đồng ý cho hoãn cưỡng chế. Để đảm bảo an ninh chính trị tại địa phương các cơ quan phối hợp đồng ý lùi thời gian cưỡng chế sang ngày 19/6/2023.

Thời gian cưỡng chế được ấn định ngày 19/6/2023 nhưng đến gần ngày cưỡng chế lại phải thơng báo hỗn cưỡng chế vì trùng với ngày UBND huyện huy động tồn lực lượng để giải phóng mặt bằng của huyện.

Thống nhất hoãn cưỡng chế do nguyên nhân khách quan. Lúc này người nhận tài sản để đối trừ vào tiền thi hành án bức súc không đồng ý với việc liên tục hoãn cưỡng chế giao tài sản cho bà và đã lên Chi cục thi hành án ở từ sáng đến tối hai ngày liền, sau khi được phân tích và giải thích ngun nhân dẫn đến việc phải hồn thi hành án thì người nhận tài sản đã thơng cảm và nhất trí với khó khăn của Chi cục thi hành án.

Qua lắm bắt tình hình mức độ chống đối của người phải thi hành án và công tác bảo vệ an ninh trật tự, Chi cục Thi hành án đề nghị họp ban chỉ đạo thi hành và đã được thành viên ban chỉ đạo và trưởng ban chỉ đạo thi hành án ấn định cưỡng chế vào ngày 31/7/2023, giao nhiệm vụ cho Chi cục Thi hành án cùng các cơ quan phối hợp phải thực hiện xong việc cưỡng chế giao tài sản.

</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">

Ngày 29/7/2023 Chi cục Thi hành án nhận được văn bản của Tòa án nhân dân cấp cao trả lời khơng có căn cứ xem xét trình tự giám đốc thẩm đối với bản án dân sự sơ thẩm số 17/2021/DSST ngày 08/7/2021 của TAND huyện Hiệp Hòa và Quyết định đình chỉ xét xử phúc thẩm số 04/2022/QĐ-PT ngày 24/01/2022 của Tòa án nhân dân tỉnh Bắc Giang, sau khi thông báo cho ông thủy bà Hợi biết nhưng ông bà lại cố tình khơng thực hiện theo cam kết khi có trả lời của Tịa án nhân dân cấp cao, ln đe dọa cả gia đình sẽ tự thiêu khi tổ

<i>chức cưỡng chế (trong đó có cả các con của ơng Thủy), gia đình đã chuẩn bị ga</i>

và xăng để trong nhà. Chi cục Thi hành án phối hợp với Công an huyện và UBND xã bám sát địa điểm cưỡng chế và các thành viên trong gia đình người phải thi hành án, đồng thời phân công cán bộ cùng với tổ cơng tác đến gia đình

<i>vận động, thuyết phục việc chấp hành pháp luật đối với việc thi hành án, (tổ nàytun truyền khơng có kết quả lại hội ý, để tổ tiếp theo vào tiếp tục vận động, batổ liên tục thay nhau vận động đến 22giờ).</i>

<b>2.3. Kết quả xử lý tình huống</b>

Qua làm tốt cơng tác phối hợp với các cơ quan liên quan và chính quyền địa phương nơi người phải thi hành án sinh sống để phân tích cho người phải thi hành án thấy được nghĩa vụ, trách nhiệm của mình để tự nguyện thi hành án, kết quả đến 16 giờ chiều ngày 30/7/2023 gia đình ơng Thủy và Bà Hợi đồng ý sẽ phối hợp để thực hiện việc giao tài sản cho người nhận tài sản, không cản trở chống đối việc cưỡng chế thi hành án.

Sáng ngày 31/7/2023 Chi cục Thi hành án cùng các cơ quan liên quan thực hiện việc cưỡng chế giao tài sản theo quy định đã nhận được sự phối hợp của ông Thủy và Hợi, do Lượng tài sản không thuộc diện kê biên quá lớn, nên hội đồng cưỡng chế đã huy động gần 40 nhân công dịch chuyển tài sản đến nơi ở khác do ông Thủy thuê. Việc thực hiện cưỡng chế giao tài sản kết thúc lúc 14 giờ cùng ngày.

Căn cứ khoản 3 Điều 47 Luật Thi hành án, Chấp hành viên phân phối số tiền bán tài sản 3.072.000.000đ để thực hiện việc thi hành án.

<b>PHẦN III. KẾT LUẬN/KIẾN NGHỊ - GIẢI PHÁP1. Kết luận</b>

Thi hành án dân sự là việc đưa bản án, quyết định của Toà án; quyết định, phán quyết của trọng tài Thương mại, quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh của Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh, ra thi hành trên thực tế. Có thể nói, việc đưa các quyết định của cơ quan có thẩm quyền ra thi hành trên thực tế là cơng việc hết sức khó khăn và phức tạp, nó hồn tồn khơng đơn giản như một số người vẫn hiểu lầm về công tác thi hành án dân sự theo cách nghĩ “Tòa xử sao thì cứ thế mà thi hành”.

Trong hoạt động tổ chức thi hành án dân sự ngoài phương châm vận động, giáo dục, thuyết phục, hòa giải để người phải thi hành án tự nguyện thi hành án, thì bên cạnh đó, để pháp luật được thực thi, các bản án, quyết định của Tòa án được thi hành, chúng ta không chỉ sử dụng phương pháp vận động, giáo dục,

</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">

thuyết phục, mà cần phải vận dụng khéo léo các phương pháp giải quyết. Trong trường hợp người phải thi hành án cố tình chây ỳ, trốn tránh, thậm chí có thái độ thách thức, chống đối, tẩu tán tài sản thì dứt khốt phải sử dụng quyền lực Nhà nước, phải áp dụng biện pháp cưỡng chế mới mang lại hiệu quả.

Khi một bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật, thì theo nguyên tắc hiến định nó phải được thi hành, Điều 106 của Hiến pháp quy định: Bản án, quyết định của Tồ án nhân dân có hiệu lực pháp luật phải được cơ quan, tổ chức, cá nhân tôn trọng; cơ quan, tổ chức, cá nhân hữu quan phải nghiêm chỉnh chấp hành. Tuy nhiên, trên thực tế không ít trường hợp khi bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật nhưng các bên vẫn khơng tự nguyện thi hành. Do đó, một trong các bên phải làm đơn yêu cầu đến cơ quan Thi hành án dân sự để nhờ cơ quan này can thiệp.

Trong thời gian qua, Luật Thi hành án dân sự và các văn bản hướng dẫn thi hành đã phát huy được vai trị vị trí của mình trong hệ thống pháp luật nói chung và trong thực tiễn cơng tác thi hành án dân sự nói riêng. Một mặt đã kiện toàn được hệ thống cơ quan thi hành án dân sự từ Trung ương xuống địa phương. Qua đó, tạo cơ sở pháp lý cho cơ quan Thi hành án dân sự và chấp hành viên thực hiện tốt nhiệm vụ của mình, bảo vệ tốt hơn quyền và lợi ích hợp pháp cho đương sự, từng bước nâng cao hiệu quả của cơng tác thi hành án dân sự.

Có thể nói, chỉ có những người làm cơng tác thực tế mới thấm thía được những khó khăn và sự vô lý của những thủ tục này, mặc dù về mặt lý luận thì việc phải thực hiện các thủ tục trên là không sai. Tuy nhiên, khi người phải thi hành án đã thể hiện rõ ý chí chống đối pháp luật, không hợp tác với các cơ quan có thẩm quyền, thì những thủ tục trên khơng có ý nghĩa gì ngồi việc gây thêm khó khăn, mất thời gian, công sức của cơ quan Thi hành án và ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền lợi của người được thi hành án. Bên cạnh đó, chúng ta cịn dành quá nhiều quyền cho người phải thi hành án. Ví dụ, quy định người phải thi hành án mặc dù đã bị cưỡng chế thi hành án vẫn có quyền đề nghị kê biên tài sản nào trước, thoả thuận về giá cả tài sản đã kê biên, khiếu nại việc kê biên, định giá, nhận lại tài sản đã kê biên, kể cả trường hợp đã ký hợp đồng dịch vụ bán đấu giá tài sản nhưng trước một ngày tổ chức bán đấu giá người phải thi hành án vẫn có quyền nộp đủ tiền và các chi phí phát sinh để nhận lại tài sản.

Điều đáng lo ngại nhất hiện nay đối với trình tự, thủ tục thi hành án dân sự đó là nó tạo cho mọi người cách hiểu giai đoạn thi hành án dân sự là một thủ tục bắt buộc để thi hành bản án, quyết định của Tịa án. Vì thế, dễ tạo nên tâm lý chây ì khơng tự nguyện thi hành, khi bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật mà cứ chờ cho đến khi người được thi hành án làm đơn yêu cầu ra cơ quan Thi hành án dân sự thì mới tính. Tuy nhiên, khi vụ việc đã ra đến cơ quan Thi hành án, thì việc tổ chức thi hành các phán quyết của Tòa án lại được thực hiện theo trình tự, thủ tục mang nặng tính hành chính như đã nêu trên. Do vậy, đã làm giảm hẳn tính nghiêm minh của bản án, quyết định của Tịa án nói riêng và tính nghiêm minh của pháp luật nói chung.

</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">

Chính vì vậy, kết quả thi hành các bản án, quyết định dân sự hiện nay chưa cao, ý thức chấp hành pháp luật của người dân đối với các bản án dân sự còn rất hạn chế. Điều này rất dễ dẫn đến việc người dân mất niềm tin vào hệ thống pháp luật, vì người được thi hành án thì cảm thấy không được pháp luật bảo vệ một cách trọn vẹn, cịn người phải thi hành án thì có hiện tượng “Nhờn thuốc”, khơng tơn trọng phán quyết của Tịa án và thậm chí khơng tơn trọng cả những thỏa thuận, cam kết mà họ đã đưa ra trong quá trình giải quyết ở Tịa án cũng như trong giai đoạn thi hành án. Trong thực tế, có nhiều trường hợp người phải thi hành án không tự nguyện thi hành án, không hợp tác với cơ quan Thi hành án, mặc dù họ có đủ điều kiện nhưng vẫn chờ cho đến “Phút 89” khi cơ quan Thi hành án tổ chức cưỡng chế thì họ mới chịu thi hành.

Ngun nhân của thực trạng chây ì, khơng tự nguyện thi hành án như trên, có thể thấy một phần là do hệ quả từ chính các quy định trong pháp luật về thi hành án dân sự hiện nay tạo nên.

Để nâng cao hiệu quả công tác thi hành án dân sự và khắc phục những hạn chế trên, chúng ta cần phải thay đổi cơ bản tư duy, cách hiểu về giai đoạn thi hành án dân sự. Một điều chúng ta dễ dàng nhận thấy, đó là vì một bên đương sự khơng tự nguyện thi hành bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án, nên bên còn lại mới phải yêu cầu đến cơ quan Thi hành án thi hành. Nghĩa là, đã có một bên đương sự khơng tơn trọng pháp luật, không tự nguyện chấp hành bản án, quyết định của Tịa án. Vì vậy, giai đoạn thi hành án cần phải hiểu là giai đoạn cưỡng chế thi hành bản án, quyết định của Tòa án.

Nhiệm vụ còn nặng nề, vị thế mới của cơ quan thi hành án dân sự ngày càng nâng cao, đòi hỏi sự nỗ lực nhiều hơn nữa của đội ngũ Chấp hành viên và cán bộ làm công tác thi hành án dân sự đề thực hiện cuộc cách mạng thay đổi về chất trong công tác thi hành án dân sự, xứng đang với niềm tin của Đảng, Nhà nước và nhân dân giao phó cho những người thực thi phần cơng lý bảo vệ các quyền, lợi ích hợp pháp của các cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội và mọi công dân được pháp luật bảo vệ.

Tuy nhiên, tôi đã rất cố gắng trong việc nghiên cứu đề tài này, song khơng trách khỏi những thiếu sót hoặc nêu ra những giải pháp chưa phù hợp với điều kiện thực tế hiện nay, tôi mong các thầy cơ tại Học viện tư pháp góp ý cho tơi để đề tài của tơi được hồn chỉnh hơn. Tơi xin trân thành cảm ơn!

<b>2. Kiến nghị</b>

<b>2.1. Kiến nghị với Đảng, Nhà nước: </b>

Để tăng cường hiệu quả và hiệu lực trong công tác Thi hành án dân sự cần hồn thiện hệ thống văn bản pháp luật và có các văn bản hướng dẫn thi hành kịp thời. Có quy định cụ thể về trách nhiệm trong hoạt động phối hợp thi hành án của cơ quan chuyên môn với các ngành và chính quyền cơ sở đảm bảo công tác phối hợp chặt chẽ và hiệu quả.

Bộ Tư pháp thường xuyên có kế hoạch bồi dưỡng nâng cao trình độ chun mơn nghiệp vụ cho Chấp hành viên và cán bộ làm công tác thi hành án dân sự để

</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10">

hoạt động thi hành án dân sự ngày càng có hiệu quả hơn, đảm bảo được quyền, lợi ích hợp pháp của các bên đương sự, đảm bảo lợi ích của Nhà nước, đảm bảo tính nghiêm minh của pháp luật.

- Quan tâm hơn nữa tới công tác thi hành án dân sự ở địa phương. Thường xuyên và trực tiếp chỉ đạo, tạo điều kiện để cơ quan thi hành án dân sự thực hiện tốt nhiệm vụ của mình. Những văn bản quy phạm pháp luật mang tính hướng dẫn cịn nhiều, nên xem xét và bổ sung thêm vào các văn bản có hiệu lực pháp lý cao hơn hoặc trong quá trình dự thảo cần nghiên cứu thực tế để văn bản khi ban hành ít phải có văn bản hướng dẫn;

Bên cạnh đó, Nhà nước cũng nên nghiên cứu, xem xét về mức kinh phí cấp cho các hoạt động của cơ quan, đơn vị sao cho phù hợp với từng cấp, từng ngành, từng địa phương;

- Tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, chỉ đạo của chính quyền các cấp đối với cơng tác thi hành án dân sự. Tuyên truyền, phổ biến pháp luật về thi hành án dân sự đến các cấp, các nghành, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể và nhân dân để có nhận thức đúng đắn, đầy đủ về công tác thi hành án dân sự.

- Cần quy định cụ thể hơn nữa mối quan hệ phối hợp - thừa hành giữa UBND cấp cơ sở và cơ quan Thi hành án dân sự. Luật thi hành án dân sự quy định chung cũng như trong một số trường hợp cụ thể, sự phối hợp của chính quyền cơ sở. Tuy nhiên, đây là mối quan hệ phối hợp - thừa hành vì vậy cần quy định rõ hơn nữa cơ chế hoạt động của cơ quan Thi hành án với chính quyền cơ sở; quy định cụ thể nhiệm vụ theo dõi đôn đốc thi hành án gắn liền với việc thực hiện chức năng quản lý và thực thi nhiệm vụ cụ thể của địa phương; quy định UBND cấp xã có nhiệm vụ chủ động cung cấp thông tin về cư trú, thu nhập, tài sản của người phải thi hành án trên cơ sở danh sách các đối tượng đã được cơ quan Thi hành án dân sự cung cấp; ngoài ra cần quy định rõ trách nhiệm của UBND trong trường hợp cung cấp, xác nhận thông tin không đúng sự thực, đùn đẩy, khơng tích cực phối hợp thi hành nhiệm vụ theo pháp luật ...

<b>2.2. Kiến nghị với cơ quan chức năng</b>

- UBND tỉnh, UBND các huyện, thành phố chỉ đạo việc tổ chức phối hợp giữa các cơ quan có liên quan trong cơng tác thi hành án dân sự. Nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của Ban chỉ đạo thi hành án dân sự các cấp.

- Đối với cơ quan chun mơn: Trong q trình thực hiện nhiệm vụ, thực tế có những vấn đề phát sinh khơng giải quyết được mà chưa có văn bản hướng dẫn thì cần kịp thời có đề xuất kiến nghị với cơ quan có thẩm quyền sớm có văn bản hướng dẫn, quy định cho phù hợp với thực tiễn.

</div>

×