Tải bản đầy đủ (.pdf) (138 trang)

Tên công trình thiết kế poster truyền thông về bình đẳng giới dành cho học sinh thpt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (14.99 MB, 138 trang )

<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">

ĐOÀN THANH NIÊN CỘNG SẢN HỒ CHÍ MINH

</div><span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2">

<b>DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT...5</b>

<b>PHẦN MỞ ĐẦU...6</b>

<b>1.Lý do chọn đề tài...6</b>

<b>2.Tổng quan tài liệu nghiên cứu...8</b>

<i><b>2.1. Các nghiên cứu trong nước...8</b></i>

<i>2.1.1. Các nghiên cứu về thiết kế poster...8</i>

<i>2.1.2. Các nghiên cứu về bình đẳng giới...10</i>

<i>2.1.3. Các nghiên cứu về giới và bình đẳng giới trong lứa tuổi học sinh THPT...12</i>

<i><b>2.2. Các nghiên cứu ở nước ngoài về thiết kế poster...13</b></i>

<b>3.Mục tiêu nghiên cứu...14</b>

<b>6.Địa bàn và cỡ mẫu nghiên cứu...16</b>

<b>7.Phương pháp nghiên cứu...16</b>

<b>8.Bố cục báo cáo nghiên cứu...17</b>

<b>CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA THIẾT KẾ POSTER TRUYỀN THƠNG VỀ BÌNH ĐẲNG GIỚI CHO HỌC SINH THPT...17</b>

<b>1.1. Khái niệm và thuật ngữ...17</b>

1.1.1. Khái niệm thiết kế poster truyền thông...17

<i>1.1.1.1. Khái niệm thiết kế...18</i>

<i>1.1.1.2. Khái niệm poster...18</i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3">

<i>1.1.1.3. Khái niệm truyền thông...19</i>

<i>1.1.1.4. Khái niệm Thiết kế poster truyền thơng...20</i>

1.1.2. Khái niệm về bình đẳng giới...21

<i>1.1.2.1. Khái niệm về giới...21</i>

<i>1.1.2.2. Khái niệm bình đẳng giới...22</i>

1.1.3. Khái niệm học sinh THPT...23

1.1.4. Khái niệm thiết kế poster truyền thơng về bình đẳng giới cho học sinh THPT 23 1.1.5. Một số thuật ngữ...24

<i>1.1.5.2. Định kiến giới...24</i>

<i>1.1.5.3. Bạo lực học đường trên cơ sở giới...25</i>

<b>1.2. Tổng quan chung về thiết kế poster truyền thông...26</b>

1.2.1. Khái lược về lịch sử hình thành và phát triển của poster truyền thơng...27

<i>1.2.1.1. Khái quát về lịch sử hình thành và phát triển của poster truyền thông trên thế giới 271.2.1.2. Khái quát về lịch sử hình thành và phát triển của poster truyền thông ở Việt Nam 28</i> 1.2.2. Phân loại poster truyền thơng...30

<i>1.2.2.1. Poster truyền thơng chính trị...30</i>

<i>1.2.2.2. Poster truyền thơng văn hóa – xã hội...30</i>

<i>1.2.2.3. Poster truyền thơng quảng cáo...31</i>

1.2.3. Các thành tố làm nên poster truyền thông...32

<i>1.2.3.1. Logo, tên thương hiệu...32</i>

<i>1.2.3.2. Khẩu hiệu/thơng điệp...32</i>

<i>1.2.3.3. Hình ảnh minh họa cho thơng điệp...33</i>

<i>1.2.3.4. Thơng tin phụ trợ...34</i>

1.2.4. Mục đích và vai trị của poster truyền thơng...34

</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4">

1.2.5. Quy trình thiết kế poster truyền thơng cơ bản...35

<b>1.3. Khái qt về bình đẳng giới và học sinh THPT...37</b>

1.3.1. Mục tiêu của bình đẳng giới...37

1.3.2. Vấn đề bình đẳng giới trong giáo dục...37

<i>1.3.2.1. Các chương trình, kế hoạch thúc đẩy bình đẳng giới trong giáo dục...38</i>

<i>1.3.2.2. Vai trị của bình đẳng giới trong giáo dục...39</i>

1.3.3. Một số vấn đề bất bình đẳng giới trong lứa tuổi học sinh THPT...39

<i>1.3.3.1.Vấn đề định kiến giới trong việc định hướng lựa chọn nghề nghiệp của học sinhTHPT</i> 41 <i>1.3.3.2. Vấn đề định kiến giới trong gia đình...42</i>

<i>1.3.3.3. Vấn đề bạo lực học đường trên cơ sở giới...42</i>

<i>1.3.3.4. Vấn đề bất bình đẳng giới trong việc được đi học...43</i>

1.3.4. Cơng tác truyền thơng về bình đẳng giới với học sinh THPT...44

<i>1.3.4.1. Thực trạng truyền thông về bình đẳng giới cho học sinh THPT...44</i>

<i>1.3.4.2. Vai trị của cơng tác truyền thơng về bình đẳng giới đối với học sinh THPT</i> 45 <b>Tiểu kết chương 1...47</b>

<b>CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG THIẾT KẾ POSTER TRUYỀN THƠNG VỀ BÌNHĐẲNG GIỚI...48</b>

<b>2.1. Đặc điểm nghệ thuật thiết kế poster truyền thông về bình đẳng giới...48</b>

2.1.1. Hình ảnh minh họa trên poster truyền thơng về bình đẳng giới...48

2.1.2. Màu sắc trong thiết kế poster truyền thơng về bình đẳng giới...49

2.1.3. Nghệ thuật chữ trong thiết kế poster truyền thơng về bình đẳng giới...51

2.1.4. Bố cục trong thiết kế poster truyền thơng về bình đẳng giới...51

<b>2.2. Hiệu quả và hạn chế trong các sản phẩm thiết kế poster truyền thơng về bình đẳng giới hiện nay...52</b>

2.2.1. Hiệu quả...52

</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5">

2.2.2. Hạn chế...53

<b>2.3. Các ngun tắc thiết kế poster truyền thơng về bình đẳng giới...54</b>

2.3.1. Các nguyên tắc về hình thức, bố cục...54

2.3.2. Các nguyên tắc về nội dung, thông điệp...58

<b>2.4. Xu hướng phát triển của nghệ thuật thiết kế poster truyền thông về bình đẳng giới...59</b>

2.4.1. Xu hướng sử dụng hình minh họa...59

2.4.2. Xu hướng thiết kế đồng bộ poster tạo chiến dịch đồng loạt...60

2.4.3. Xu hướng sử dụng poster động trong bối cảnh truyền thông mới...61

<b>Tiểu kết chương 2...62</b>

<b>CHƯƠNG 3: ỨNG DỤNG THIẾT KẾ POSTER TRUYỀN THƠNG VỀ BÌNH ĐẲNG GIỚI DÀNH CHO HỌC SINH THPT...63</b>

<b>3.1. Quy trình thiết kế poster truyền thơng về bình đẳng giới cho học sinh THPT...63</b>

3.1.1. Nghiên cứu và khảo sát thực tiễn...63

3.1.2. Mô tả sản phẩm...65

3.1.3. Lựa chọn thơng điệp chính cho bộ poster...66

3.1.4. Phác thảo và vẽ chi tiết hình ảnh...68

3.1.5. Sản phẩm hồn thiện trước khi khi khảo sát...71

<b>3.2. Bộ sản phẩm hoàn thiện...80</b>

3.2.1. Poster 1: Bạo lực học đường trên cơ sở giới...80

3.2.2. Poster 2: Ảnh hưởng của định kiến giới trong việc lựa chọn nghề nghiệp của học sinh THPT...82

3.2.3. Poster 3: Ảnh hưởng của định kiến giới trong gia đình đối với lứa tuổi học sinh THPT...83

<b>3.2.4. Poster 4: Thực trạng mất cân bằng giới tính khi nhập học ở lứa tuổi THPT (đặc biệt là dân tộc vùng cao)...84</b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">

<b>3.4.1.2. Giá trị truyền thông...87</b>

<b>3.4.1.3. Giá trị văn hóa...87</b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">

Trong những hơn một thập kỷ trở lại đây, kể từ sau khi Chính phủ Việt Nam ban hành luật bình đẳng giới năm 2006 thì vấn đề này đã trở thành một trong những mục tiêu quan trọng hàng đầu mà Đảng và Nhà nước ta đặt ra. Muốn thực hiện được mục tiêu bình đẳng giới này, xã hội sẽ rất cần có sự phối hợp của nhiều bộ, ban ngành, tổ chức, của nhiều yếu tố khác nhau. Trong đó, vấn đề tuyên truyền/giáo dục nhằm

</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">

nâng cao nhận thức và giúp hiểu rõ tầm quan trọng của bình đẳng giới là vơ cùng cần thiết. Nhờ có nhiều hình thức tuyên truyền, giáo dục về bình đẳng giới, lồng ghép giới vào trong các lĩnh vực của đời sống mà người dân đã phần nào có được nhận thức đúng đắn hơn. Trong số các hình thức tun truyền có phương thức chính thống như các cuộc họp, hội nghị, cuộc thảo luận, đồng thời Nhà nước ta còn tăng cường phổ biến trên các phương tiện truyền thơng đại chúng như phát thanh, truyền hình, tạp chí, tờ rơi, poster (áp phích), cuộc thi … nhằm tích cực đẩy mạnh cơng tác truyền thơng được phong phú và đa dạng.

Tuy nhiên, nhận thức về bình đẳng giới trong các nhóm đối tượng, các lứa tuổi vẫn còn nhiều vấn đề bất cập, chưa hiệu quả hoặc chưa được phổ biến sâu rộng, thiếu sự nhất quán. Ở một số lĩnh vực của cuộc sống, phụ nữ và những trẻ em gái vẫn luôn là đối tượng yếu thế, chịu nhiều thiệt thòi, bị áp đặt nhiều định kiến hơn so với trẻ em trai. Trong lĩnh vực y tế thì tiêu biểu là tỷ lệ mất cân bằng giới tính khi sinh, tỷ lệ trẻ phá thai ở tuổi vị thành niên là đáng báo động. Trong lĩnh vực giáo dục, ở cấp Trung học phổ thông (THPT) đang bộc lộ nhiều vấn đề bất bình đẳng giới, như tỉ lệ nhập học thuần theo trình độ giáo dục và giới tính của trẻ em nữ (76.7%) và trẻ em trai (67.7%) là chưa cân bằng (theo UN Women, 2021). Bên cạnh đó, khn mẫu giới, định kiến giới về nghề nghiệp trên truyền thông đại chúng cũng đã ảnh hưởng nhiều đến quan điểm lựa chọn nghề nghiệp của lứa trẻ và có xu hướng phân tách giới (Trương Thúy Hằng, 2022). Không những thế, những chuẩn mực giới cũng gây nên vấn đề bạo lực học đường trên cơ sở giới ở lứa tuổi học sinh, dẫn đến những tác động tiêu cực đối với sức khỏe tinh thần và học tập cho nạn nhân.

Trẻ em nói chung, lứa học sinh THPT nói riêng là những thế hệ trẻ tương lai của đất nước. Các em đang ở độ tuổi thanh niên/dậy thì chính là lúc mà thay đổi mạnh mẽ về mặt tư tưởng, tính cách, thế giới quan và thể chất nhiều nhất. Vì vậy, đối với trẻ em và lứa tuổi vị thành niên, lồng ghép giới trong giáo dục là một trong những yếu tố tác động mạnh mẽ nhất đến tiến trình bình đẳng giới. Truyền thơng bình đẳng giới trong giáo dục sẽ tạo ảnh hưởng tích cực đến chất lượng nguồn nhân lực, xóa bỏ những định kiến giới, nâng cao vị thế của phụ nữ và trẻ em gái, thúc đẩy tiến trình bình đẳng giới sớm đạt được mục tiêu. Để thực hiện “Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2021-2030” của Chính phủ, Bộ Giáo dục và đào tạo đã quyết định lồng ghép bình đẳng giới vào trong chương trình giảng dạy của hệ thống giáo dục quốc dân, lồng ghép trong biên soạn sách giáo khoa của học sinh phổ thông và nhiều cấp học (Bộ Giáo dục – Đào tạo, 2022). Vì thế, việc thơng tin, truyền thơng về bình đẳng giới trong học đường đã được lồng ghép trong học tập, qua các ấn phẩm truyền thơng,

</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">

các chương trình phát thanh, truyền hình, chun đề, ngoại khóa, hội thi về bình đẳng giới trong nhà trường…

Trong số các phương tiện truyền thơng có poster là một loại hình truyền thơng khá hữu hiệu. Poster (dịch ra tiếng Việt gọi là áp phích) là một trong những sản phẩm thiết kế đồ họa, thuộc loại hình mỹ thuật ứng dụng. Chúng có vai trò hết sức quan trọng giúp quảng bá, truyền thông, truyền tải thông điệp mà các cơ quan/đơn vị/tổ chức muốn gửi gắm đến công chúng. Trong mấy năm gần đây, đã có khá nhiều cuộc thi thiết kế poster truyền thơng về bình đẳng giới và các cuộc triển lãm được tổ chức bởi Vụ Bình đẳng giới phối hợp với nhiều cơ sở giáo dục và đơn vị chức năng khác nhằm nâng cao nhận thức về bình đẳng giới dành cho tất cả mọi người đặc biệt là lứa học sinh, sinh viên. Tuy nhiên, dưới góc nhìn nghệ thuật, việc sáng tạo ra những thiết kế poster đồng bộ để tuyên truyền rộng trong lĩnh vực giáo dục, học đường, hoặc dành riêng cho lứa tuổi học sinh THPT vẫn còn chưa được phát triển. Đến thời điểm này, nhóm tác giả chưa tìm thấy cơng trình khoa học chun biệt nào nghiên cứu sâu về poster truyền thơng về bình đẳng giới cho học sinh THPT, nhất là những thiết kế ứng dụng vào thực tiễn cuộc sống. Đây chính là khoảng trống để nhóm tác giả hình thành và phát triển đề tài.

Bởi vậy, nghiên cứu “Thiết kế poster truyền thơng về bình đẳng giới dành cho học sinh THPT” là một đề tài có tính mới và cần thiết, nhằm hệ thống hóa cơ sở lý luận của nghệ thuật thiết kế poster về bình đẳng giới, xác định thực trạng về thiết kế poster truyền thơng bình đẳng giới và ứng dụng trong thiết kế bộ poster truyền thơng về bình đẳng giới cho học sinh THPT, qua đó thúc đẩy tuyên truyền về bình đẳng giới, nâng cao nhận thức và giáo dục thế hệ trẻ, góp phần thu hẹp khoảng cách giới, hỗ trợ hình thành và phát triển nhân cách của học sinh trong học đường.

<b>2.Tổng quan tài liệu nghiên cứu</b>

<i><b>2.1.Các nghiên cứu trong nước</b></i>

<i>2.1.1. Các nghiên cứu về thiết kế poster</i>

Poster là một thuật ngữ tiếng Anh, trong các cơng trình nghiên cứu nghệ thuật về poster thì hầu hết các tư liệu và cơng trình nghiên cứu thường sử dụng từ tiếng Việt như là “áp phích” hoặc cách gọi khác là “tranh cổ động”. Các khía cạnh nghiên cứu chủ yếu của nhóm tài liệu này xoay quanh các vấn đề về quảng cáo thương mại hoặc cổ động trong chính trị, xã hội, hầu như chưa thấy nghiên cứu nào bàn luận về poster hay áp phích truyền thơng về bình đẳng giới. Dạng tài liệu nghiên cứu nhóm tác giả thu thập được chủ yếu là các luận án TS nghệ thuật, luận văn thạc sỹ mỹ thuật hoặc

</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10">

các bài báo khoa học trong nước, hiếm thấy có sách hay giáo trình được xuất bản liên quan đến thiết kế poster truyền thông.

Một số luận án TS nghệ thuật như của Nguyễn Thị Việt Hà (2017) đã có cơng trình nghiên cứu về “Yếu tố hậu hiện đại trong poster quảng cáo tại Việt Nam”, hoặc Đặng Thị Thanh Hoa (2019) nghiên cứu về “Nghệ thuật hình ảnh trong áp phích quảng cáo thương mại ở Hà Nội”. Nếu như Nguyễn Thị Việt Hà tập trung vào việc xác định biểu hiện của yếu tố hậu hiện đại trong poster quảng cáo tại Việt Nam (thông qua nội dung ý tưởng và hình thức nghệ thuật), đánh giá hiệu quả và hạn chế của những poster quảng cáo có ảnh hưởng bởi những yếu tố hậu hiện đại đó, đồng thời xác định xu hướng phát triển yếu tố hậu hiện đại trong poster quảng cáo. Thì Đặng Thị Thanh Hoa lại tập trung vào tổng hợp thực trạng về nghệ thuật hình ảnh trong áp phích quảng cáo thương mại ở Hà Nội trước và sau năm 1997, nêu lên đặc trưng nghệ thuật hình ảnh và dự báo xu hướng phát triển của chúng trong các áp phích quảng cáo thương mại. Các cơng trình nghiên cứu này là tư liệu quan trọng để tham khảo về cơ sở lý luận và khái niệm, thuật ngữ cho đề tài của nhóm tác giả.

Một số luận văn thạc sỹ mỹ thuật được tìm thấy có nội dung nghiên cứu về thiết kế áp phích, tranh cổ động như: Lê Văn Linh (2017) nghiên cứu những ngôn ngữ hình ảnh trong thiết kế áp phích bao gồm các yếu tố tạo hình, mối quan hệ giữa hình ảnh và các yếu tố tạo hình khác trong áp phích cổ động, giải pháp sử dụng hình ảnh, các lưu ý khi chọn hình ảnh trong thiết kế áp phích cổ động. Đồng thời nghiên cứu đó cũng cho thấy hiện trạng về áp phích cổ động về đề tài mơi trường biển nước ta hiện nay, trình bày phương án sáng tạo và sử dụng hình ảnh cho bộ áp phích bảo vệ mơi trường biển mà tác giả thiết kế. Bên cạnh đó, Đinh Thị Thùy Vân (2020) có nghiên cứu về những đặc trưng tiêu biểu của nghệ thuật thiết kế hình ảnh kỹ thuật số trong áp phích quảng cáo nước giải khát trong các quy trình, thủ pháp, phong cách thiết kế và hình tượng. Cùng với đó, tác giả đã có những nhận định, đánh giá về hiệu quả - hạn chế, xu hướng phát triển và một số giải pháp nghệ thuật thiết kế hình ảnh kỹ thuật số trong áp phích quảng cáo nước giải khát. Thêm nữa, Nguyễn Thị Mai Sương (2022) có hệ thống hóa các nội dung biểu đạt của ngơn ngữ đồ họa trong áp phích tun truyền phịng chống đại dịch Covid-19 ở Việt Nam thơng qua hình ảnh, màu sắc, đường nét, hình mảng, nghệ thuật chữ và bố cục; so sánh những áp phích tuyên truyền này với một số áp phích khác có cùng chủ đề nhưng ở trên thế giới, so sánh với áp phích tuyên truyền về các vấn đề xã hội khác ở Việt Nam; nêu lên những nhận định, đánh giá về ngơn ngữ đồ họa trong áp phích tun truyền phòng chống Covid-19 tại Việt Nam từ năm 2019-2022. Ngoài ra, Bùi Thị Thanh Tâm (2017) lại khai thác góc nhìn khác về tranh cổ động chính trị, xác định những yếu tố đồ họa trong tranh cổ động chính trị Việt Nam

</div><span class="text_page_counter">Trang 11</span><div class="page_container" data-page="11">

(như là đề tài, ngôn ngữ đồ họa, phương pháp thể hiện), nghiên cứu yếu tố đồ họa trong tranh cổ động về biển đảo từ năm 2000 đến 2017 và ứng dụng trong thiết kế tranh cổ động chính trị về biển đảo Việt Nam. Những luận văn thạc sỹ trên đây, có ý nghĩa quan trọng và là cơ sở giúp nhóm tác giả tham khảo về phương hướng nghiên cứu, triển khai nội dung trong nghiên cứu thiết kế poster truyền thơng về bình đẳng giới vì có tính tương đồng trong thể loại sản phẩm truyền thông.

Một số bài báo khoa học được công bố trong nước mà nhóm nghiên cứu đã thu thập được cũng góp phần khơng nhỏ trong việc hệ thống hóa cơ sở lý luận của đề tài như là của Hồ Trọng Minh (2010) với những nội dung chính như khái niệm, phân loại, đặc điểm tạo hình, giá trị nghệ thuật và tiêu chí đánh giá của poster. Nguyễn Thị Việt Hà (2015) nêu lên một số khuynh hướng chính trong thiết kế poster quảng cáo thương mại, trong đó có poster, bàn về tính dân tộc trong thiết kế poster quảng cáo. Phan Thị Hương Liên (2011) đã xác định những thực trạng tồn tại trong việc sử dụng poster cổ động về đề tài môi trường ở Thành phố Hồ Chí Minh, đồng thời gợi mở một số giải pháp để xử lý những mâu thuẫn tồn đọng và thực hiện tốt công tác tuyên truyền về bảo vệ môi trường bằng poster truyền thông. Đây là những công bố khoa học có giá trị tham khảo cho phần tổng hợp về cơ sở lý luận của đề tài và những đặc điểm của thiết kế poster truyền thông.

Tranh cổ động là cách gọi thuần Việt của poster, có nhiều bài báo khoa học, cơng trình nghiên cứu về tranh cổ động đã được thực hiện. Cơng trình của Nguyễn Mỹ Thanh (2020) nghiên cứu những nội dung chính về sự thay đổi chủ đề chính của tranh cổ động sau năm 1986 đến 2020 dưới tác động của đất nước đổi mới, nêu lên những ngôn ngữ đồ họa và giá trị biểu cảm của tranh cổ động từ sau thời kỳ đổi mới, trình bày những vấn đề liên quan đến thực hành ý nghĩa biểu đạt và khái qt hóa chức truyền thơng của tranh cổ động. Bài báo khoa học của tác giả Đặng Thị Phong Lan (2017) tổng hợp về bối cảnh sáng tác, đặc điểm nghệ thuật, vai trò giá trị của tranh cổ động trong giai đoạn 1975-1985. Trong khi đó, Phạm Phương Linh (2014) cho thấy sự phát triển của tranh cổ động Việt Nam trong tiến trình phát triển của thời đại công nghệ kỹ thuật số. Triệu Minh Lâm (2019) lại có đánh giá và đúc kết về vai trị và tiêu chí cần phải đạt được của sản phẩm tranh cổ động chính trị trong giai đoạn hiện nay. Nguyễn Mỹ Thanh (2020) phân tích về những giá trị và sức mạnh của tranh cổ động phòng chống dịch Covid-19 trong thời gian diễn ra đại dịch. Trương Thị Thu Thủy (2022) đã có nghiên cứu tổng hợp về nghệ thuật tạo hình con người trong tranh cổ động từ năm 1986 đến nay có các hình tượng chủ đạo là cơng nhân, nơng dân, binh lính, khái qt về sự thay đổi kỹ thuật và đánh giá vai trị của tranh cổ động. Những

</div><span class="text_page_counter">Trang 12</span><div class="page_container" data-page="12">

cơng trình này đều mang lại những giá trị đóng góp rất lớn trong việc tổng hợp cơ sở lý luận cho đề tài nghiên cứu này.

<i>2.1.2. Các nghiên cứu về bình đẳng giới</i>

Hệ thống các văn bản pháp luật về BĐG ở Việt Nam đã được Chính phủ và các bộ/ban/ngành quan tâm nhiều, từ đó ban hành các thể chế, chính sách, kế hoạch, chiến lược về BĐG. Cụ thể như, Quốc hội đã ban hành các văn bản như Luật BĐG (2006); Chính phủ ban hành Nghị định quy định về các biện pháp bảo đảm BĐG (2009) và Nghị quyết Ban hành chiến lược quốc gia về BĐG giai đoạn 2021-2030 (2021); Kế tiếp, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Kế hoạch hành động vì sự tiến bộ phụ nữ và BĐG giai đoạn 2021-2030 (2022) nhằm triển khai chiến lược BĐG quốc gia. Đây là những căn cứ hết sức quan trọng cho cơ sở lý luận về BĐG trong phạm vi đề tài.

Tài liệu nghiên cứu về bình đẳng giới hoặc có nội dung bình đẳng giới có rất nhiều, với các dạng tài liệu sách giáo trình, chun khảo, cơng trình nghiên cứu khoa học, bài viết… có giá trị tham khảo lớn cho nhóm nghiên cứu khi hệ thống hóa cơ sở lý luận về bình đẳng giới trong đề tài này.

Trong khi, giáo trình của Nguyễn Thị Thuận và Trần Xuân Kỳ chủ biên (2008) hệ thống hóa khái niệm về Giới, bình đẳng giới, trình bày lịch sử nghiên cứu Giới và mối quan hệ giữa Giới và Phát triển, hệ thống các cơ quan chức năng thực thi bình đẳng giới ở Việt Nam, đặc biệt giới thiệu cách thức lồng ghép giới vào trong các chính sách, chương trình và dự án một cách có hiệu quả; thì tài liệu chun khảo của Trần Xuân Kỳ (2009) cung cấp những kiến thức cơ bản về phương pháp tiếp cận nghiên cứu giới, bình đẳng và hịa nhập giới, phân tích và lập kế hoạch, ứng dụng phát triển và lồng ghép giới trong các chương trình chính sách. Bên cạnh đó, giáo trình của Hoàng Bá Thịnh (2014) khai thác nội dung về giới trong nhiều lĩnh vực của đời sống như giáo dục, lao động, quản lý, sức khỏe, giới trong gia đình, bất bình đẳng giới (BBĐG), bình đẳng giới (BĐG), bản sắc giới, vai trị giới… Trước đó, Trần Thị Minh Đức (Chủ biên), Hoàng Xuân Dung & Đỗ Hoàng (2006) đã xuất bản tài liệu chuyên khảo nghiên cứu sâu về định kiên và phân biệt đối xử theo giới dưới góc nhìn của xã hội học với nhiều cách tiếp cận nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, hình thức biểu hiện, những rào cản và biện pháp hạn chế định kiến, phân biệt đối xử dưới góc độ giới. Những tài liệu này là nguồn tin cậy góp phần giúp nhóm tác giả tham khảo để hệ thống hóa cơ sở lý luận về giới và BĐG, BBĐG, các định kiến giới, đồng thời có thêm các số liệu khảo sát làm minh chứng cho các luận điểm.

UN Women (2021) đã tổng hợp và hội tụ nhiều kiến thức, số liệu chuyên sâu về vấn đề BĐG ở Việt Nam trong nhiều lĩnh vực như quản trị, lao động, nông nghiệp,

</div><span class="text_page_counter">Trang 13</span><div class="page_container" data-page="13">

kinh doanh, giao thơng vận tải và kết nối, đời sống gia đình, phát triển đô thị, phát triển con người, bảo trợ xã hội…nhằm cung cấp thông tin và cơ sở dữ liệu cho Chiến lược quốc gia về BĐG giai đoạn 2021-2030. Báo cáo của UN Women cho thấy bình đẳng giới có ảnh hưởng lớn tới những tiến bộ và sự phát triển lâu dài của kinh tế - xã hội Việt Nam, trong đó có giáo dục và phát triển con người. Đây là tài liệu quan trọng cung cấp cơ sở lý luận và số liệu cho việc xây dựng nội dung truyền thông trong bộ poster truyền thơng về BĐG của nhóm nghiên cứu.

Cuốn cẩm nang của D.Deligiorgis, M.Benkirane, V.Born, S.Green, F.Vera-Gray, a. Mingeirou (2019) được phát triển để thúc đẩy việc phòng chống bạo lực với phụ nữ, dành cho đối tượng sử dụng là những người làm truyền thơng. Trong đó, cuốn sổ tay hướng dẫn cách giải quyết bạo lực phụ nữ, chia sẻ các bí quyết xây dựng nội dung, nâng cao giá trị bình đẳng, phi bạo lực cho các sản phẩm truyền thơng nói chung. Nó đặc biệt hữu ích trong việc hỗ trợ nhóm nghiên cứu xác định tiêu chí và nội dung của bộ poster truyền thơng về BĐG.

Bên cạnh đó, UNESCO (2012) có nghiên cứu tổng hợp những vấn đề phản ánh giới trong nội dung truyền thông (tin tức, thời sự, quảng cáo), được xây dựng đặc biệt cho truyền thơng trên mọi hình thức, nhằm khuyến khích các đơn vị truyền thơng khai thác và công khai các vấn đề BĐG để công chúng có thể cập nhật và nâng cao nhận thức về BĐG, mong tạo sự chuyển biến trong công chúng. Tiếp theo, UNESCO (2016) cũng cho ra đời bộ công cụ hướng dẫn giúp xây dựng mơi quan hệ bình đẳng trong học đường dành cho học sinh trung học cơ sở với nhiều nội dung hướng dẫn dành cho giáo viên và lãnh đạo nhà trường, hướng dẫn xây dựng các chương trình hoạt động liên quan đến BĐG, bạo lực giới, bạo lực học đường (BLHĐ)... Tuy khơng hồn toàn khớp với đối tượng nghiên cứu của đề tài nhưng đây là những tài liệu hữu ích và thú vị giúp bổ trợ cho nhóm tác giả đề tài sáng tạo và phát triển nội dung thông điệp của bộ poster. Ngoài ra, tổ chức CSAGA & OXFAM (2011) đã cho ra mắt cuốn cẩm nang trình bày về các chuyên đề, những gợi ý và các phương pháp truyền thơng dành cho những nội dung, hình ảnh có nhạy cảm giới trong nhiều chủ đề và thể loại của sản phẩm truyền thông như trên các tin, bài viết, hình ảnh, ngơn từ quảng cáo trên các phương tiện truyền thông đại chúng. Đây là tài liệu tốt phục vụ cho xây dựng các tiêu chí và nguyên tắc truyền thông về BĐG của đề tài này.

<i>2.1.3. Các nghiên cứu về giới và bình đẳng giới trong lứa tuổi học sinh THPT</i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 14</span><div class="page_container" data-page="14">

Bài tham luận hội thảo khoa học của Trương Thúy Hằng (2022) nêu lên những đánh giá và phân tích về ảnh hưởng của truyền thông đại chúng tới khác biệt giới trong định hướng nghề nghiệp của học sinh THPT. Bài viết cho thấy kết quả là học sinh THPT khá quan tâm tới các nội dung truyền thông về nghề nghiệp trên các phương tiện thông tin, đồng thời việc định hướng nghề nghiệp của các em có ảnh hưởng một phần bởi yếu tố truyền thông hay các nội dung truyền thơng có khn mẫu/định kiến giới. Mới đây, Ngơ Thanh Thủy (2023) đã có nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển định hướng nghề nghiệp của nhóm đối tượng là học sinh THPT trong các mối quan hệ với tâm lý lứa tuổi cá nhân học sinh, với vai trò giáo dục của nhà trường, với vai trò giáo dục của gia đình, mơi trường, văn hóa địa phương.

<i><b>2.2.Các nghiên cứu ở nước ngoài về thiết kế poster</b></i>

Cuốn sách của tác giả Elizabeth E. Guffey (2015) là cơng trình tổng hợp về lịch sử hình thành và phát triển của poster trên toàn cầu, từ những poster đường phố thế kỷ 19, đến poster truyền thống, trào lưu nghệ thuật mới, poster đa chủng tộc và tơn giáo tồn cầu, sự phát triển của poster trong thời đại kỹ thuật số. Đây là tư liệu quý giá để tham khảo cho phần lịch sử hình thành và phát triển của poster trên thế giới.

Bộ sách gồm 2 cuốn của tác giả John Foster (2008 và 2012) là cơng trình nghiên cứu, tổng hợp rất nhiều những poster của các bậc thầy thiết kế nổi tiếng trên khắp thế giới. Trong cuốn sách là những hình ảnh của các poster và chú thích kèm theo để người xem có thể hiểu được ý nghĩa và nội dung của chúng. Bộ sách cho thấy rất nhiều phong cách và ý tưởng thiết kế poster độc đáo, ấn tượng trên thế giới.

Một số bài báo khoa học đăng trên các tạp chí quốc tế có viết về thiết kế poster mang lại nhiều giá trị tham khảo về học thuật cho phần cơ sở lý luận về poster nói chung và thiết kế poster BĐG nói riêng.

Tiêu biểu là nghiên cứu của Nikolaos Papanas, George S. Georgiadis, Maria Demetriou, Miltos K. Lazarides, EBSQvasc & Efstratios Maltezos (2019), bài viết đã tổng hợp được các nội dung cơ bản về các thành tố trong nghệ thuật thiết kế poster nói chung, như là lựa chọn văn bản, phơng chữ, màu sắc, hình minh họa, đồ họa, thơng điệp….

Bài báo khoa học của Ani Atsharyan, Tatevik Paytyan, Artashes Melikyan & Ashot Baghdasaryan (2022), là một trong những công trình hiếm hoi mà nhóm nghiên cứu đề tài đã tìm kiếm được có nội dung phân tích về vai trò của thiết kế đồ họa dựa trên vấn đề bình đẳng giới trong việc truyền thơng nhằm ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh Covid-19. Đồng thời bài viết hướng đến cách thiết kế poster tuyên truyền về dịch bệnh nhưng vẫn lồng ghép bình đẳng giới; trình bày những nguyên tắc cơ bản của thiết kế

</div><span class="text_page_counter">Trang 15</span><div class="page_container" data-page="15">

poster dành cho mọi giới tính, nhằm đưa ra thông điệp nghiêm túc về việc khẩn cấp ngăn chặn virus. Ý nghĩa của bài viết là nhấn mạnh tầm quan trọng của bình đẳng giới trong quá trình thiết kế sản phẩm nhằm tăng cường ảnh hưởng của chúng đến hành vi của công chúng.

Bài viết của Wei Ding, Wenqin Fan & Zhenhai Liao (2022) cho chúng ta thấy về triển vọng tương lai của poster động trong bối cảnh tuyền thông kỹ thuật số hiện đại, giúp phân tích và dự báo xu hướng poster trong tương lai. Nghiên cứu đã thực hiện phương pháp so sánh các poster d dộng và tĩnh, khẳng định chuyển từ tĩnh sang động là xu thế tất yếu.

Một số bài nghiên cứu trên thế giới đã bàn về nội dung trong ngôn ngữ đồ họa (các thành tố nghệ thuật) của thiết kế poster như là hình ảnh, màu sắc, chữ, bố cục. Trong đó, Ling Li (2016) nêu lên vai trò của yếu tố đồ họa trong thiết kế poster, vai trò của yếu tố đồ họa thú vị trong thiết kế poster. Xin Cao (2020) nghiên cứu về bố cục hình ảnh, màu sắc, sự sáng tạo của thiết kế poster, thông qua khảo sát và phân tích/đánh giá 72 poster dịch vụ cơng cộng dưới góc độ thẩm mỹ, tìm ra đặc điểm chung trong nghệ thuật bố cục hình ảnh. Yaran Lu (2022) lại tổng kết các quy luật tương phản của màu sắc, giải thích chức năng của nghệ thuật tương phản màu sắc, giải pháp sử dụng tương phản màu sắc sao cho hiệu quả trong thiết kế poster. Bên cạnh đó, Pavel Pisklakov (2018) lại khai thác các nguyên tắc thiết kế poster nghệ thuật chữ, tìm ra giải pháp sáng tạo poster bằng cách áp dụng phương pháp Triz; các nguyên tắc này cũng có thể áp dụng được cho các sản phẩm truyền thơng khác. Khơng những thế, tính tương tác của thiết kế poster theo khái niệm bền vững cũng được Hu Yue (2022) khai thác và nghiên cứu; bài viết tập trung vào các poster có thể đạt được hiệu ứng liên tục với khán giả (đây chính là tính bền vững) và phương án cải thiện tính tương tác để đạt được giá trị bền vững đó.

Đây là những tài liệu tốt hỗ trợ cho nhóm nghiên cứu có thêm căn cứ để khái quát hóa nghệ thuật thiết kế poster và poster về bình đẳng giới, xu hướng thiết kế poster.

<b>Như vậy, cho đến nay, đã có khá nhiều tài liệu về thiết kế poster, nhiều cơng</b>

trình nghiên cứu bình đẳng giới, một số ít bài viết khoa học về bình đẳng giới cho lứa tuổi học sinh THPT ở trong nước; trên thế giới thì có khá nhiều tài liệu về thiết kế poster truyền thông. Các nghiên cứu tập trung xoay quanh về vấn đề lý luận cơ sở và khảo sát thực tiễn của các vấn đề đó, nhiều tài liệu cho thấy vai trị, giá trị của poster truyền thông trong các vấn đề của xã hội.

</div><span class="text_page_counter">Trang 16</span><div class="page_container" data-page="16">

Tuy nhiên, trong quá trình tổng quan nghiên cứu trong nước và quốc tế, nhóm nghiên cứu chưa tìm thấy nghiên cứu chun sâu nào có nội dung thiết kế poster truyền thơng về bình đẳng giới dành cho học sinh THPT. Đồng thời, ở Việt Nam có nhiều sản phẩm poster truyền thơng về bình đẳng giới nói chung, nhưng chưa có bộ poster nào dành riêng cho đối tượng học sinh THPT – nhóm đối tượng vị thành niên là thế hệ trẻ của quốc gia. Nên đây có thể coi là khoảng trống cần nghiên cứu và khai thác, nhằm hệ thống hóa cơ sở lý luận về thiết kế poster truyền thơng bình đẳng giới, đồng thời ứng dụng vào trong thiết kế đồng bộ poster truyền thông về bình đẳng giới cho học sinh THPT ở Việt Nam.

<b>3.Mục tiêu nghiên cứu</b>

<i><b>3.1.Mục tiêu chung:</b></i>

Nghiên cứu thiết kế poster tuyên truyền về bình đẳng giới dành cho học sinh THPT (từ 15-18 tuổi), nhằm nâng cao nhận thức và giáo dục thế hệ trẻ về BĐG, hỗ trợ hình thành và phát triển nhân cách học sinh, thúc đẩy tiến trình BĐG phát triển.

Bên cạnh đó, đề tài thơng qua việc nghiên cứu và hệ thống hóa cơ sở lý luận và tình hình thực tiễn liên quan đến thiết kế poster BĐG, sẽ góp phần khái quát hóa về nghệ thuật thiết kế poster nói chung, poster về BĐG nói riêng, để tạo thành tài liệu tham khảo trong giảng dạy và cho các nhà thiết kế truyền thông sau này.

<i><b>3.2. Mục tiêu cụ thể: </b></i>

- Hệ thống hóa cơ sở lý luận, lý thuyết cơ bản, đặc điểm tiêu biểu về nghệ thuật thiết kế poster nói chung, poster BĐG nói riêng, phục vụ ứng dụng trong đào tạo và thiết kế truyền thông.

- Xác định thực trạng nghệ thuật thiết kế tạo hình (đặc điểm, hiệu quả, nguyên tắc thiết kế, xu hướng) của những sản phẩm poster về BĐG.

- Ứng dụng cơ sở lý luận và thực tiễn vào thiết kế sáng tạo bộ poster với nội dung về BĐG cho học sinh THPT và đề xuất ứng dụng vào đời sống học đường.

<b>4.Đối tượng nghiên cứu</b>

Nghệ thuật thiết kế poster truyền thông về bình đẳng giới dành cho học sinh THPT

<b>5.Phạm vi và khách thể nghiên cứu</b>

<i><b>5.1. Khách thể nghiên cứu</b></i>

- Tài liệu thứ cấp về nghệ thuật thiết kế poster và tài liệu liên quan đến nội dung bình đẳng giới, tài liệu về tâm lý lứa tuổi học sinh THPT.

</div><span class="text_page_counter">Trang 17</span><div class="page_container" data-page="17">

16 - Đối tượng khách thể:

● Học sinh một số trường THPT ● Hiệu trưởng một số trường THPT ● Giáo viên chủ nhiệm một số trường THPT ● Chuyên gia về lĩnh vực Giới

● Chuyên gia lĩnh vực thiết kế và truyền thông

<i><b>5.2. Thời gian nghiên cứu: từ tháng Tháng 12/2022 - Tháng 4/20235.3. Phạm vi nghiên cứu: </b></i>

Đề tài nghiên cứu trọng tâm chính là nghệ thuật thiết kế poster truyền thơng về Bình đẳng giới. Cụ thể, nghiên cứu về mặt tạo hình như hình ảnh, màu sắc, bố cục, nghệ thuật chữ.

<b>6.Địa bàn và cỡ mẫu nghiên cứu</b>

- Cỡ mẫu: (số lượng phiếu khảo sát)

Chuyên gia về lĩnh vực Giới (phỏng vấn sâu): (2-3 người) Chuyên gia truyền thông (phỏng vấn sâu): (2 người) Chuyên gia thiết kế (phỏng vấn sâu): (2 người)

Hiệu trưởng trường THPT, giáo viên các trường THPT: (3 người) - Địa bàn nghiên cứu: Khu vực Hà Nội

<b>7.Phương pháp nghiên cứu</b>

Để đảm bảo tính khoa học và nhằm đạt được kết quả nghiên cứu là bộ poster truyền thông về BĐG dành cho học sinh THPT, nhóm tác giả đã kết hợp đồng thời các phương pháp sau. Cụ thể:

<i><b>7.1.Phương pháp nghiên cứu tài liệu: </b></i>

<i>Mục đích: Trên cơ sở nghiên cứu các văn bản, tài liệu, nội dung về thiết kế</i>

poster, các chủ trương/chính sách liên quan đến BĐG trong giáo dục, đề tài xây dựng và hệ thống hóa cơ sở lý luận và nghiên cứu thực tiễn về thiết kế poster truyền thông về BĐG.

Đồng thời, nhóm nghiên cứu tài liệu và xác định các vấn đề nổi trội về BĐG cần được truyền tải tới học sinh THPT để đưa ra những lựa chọn về nội dung truyền thông BĐG phù hợp với lứa tuổi của đối tượng mục tiêu.

<i>- Nội dung của phương pháp nghiên cứu: </i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 18</span><div class="page_container" data-page="18">

+ Nghiên cứu các lý thuyết về thiết kế poster truyền thông

+ Nghiên cứu các lý thuyết và chính sách/pháp luật liên quan đến truyền thông về BĐG và học sinh THPT

+ Nghiên cứu các cơng trình khoa học của các tác giả trong và ngoài nước về thiết kế poster, BĐG, poster truyền thông về BĐG, BĐG trong lứa tuổi học sinh THPT.

<i><b>7.2.Phương pháp định tính: </b></i>

<i>Mục đích: Lấy ý kiến về nội dung truyền thông của bộ poster. Thu thập các góp</i>

ý nhận xét về kết quả nghiên cứu lần 1 và đánh giá hiệu quả, tính khả thi của kết quả nghiên cứu (chính là bộ poster).

<i>Cách thức tiến hành: </i>

<i>+ Nhóm tác giả tiến hành phỏng vấn sâu qua điện thoại và trực tiếp với một số</i>

chuyên gia về lĩnh vực Giới, Truyền thông, Thiết kế và một số giáo viên/hiệu trưởng trường THPT trên địa bàn Hà Nội nhằm thảo luận và thu thập ý kiến về nội dung truyền thông dự kiến của bộ 04 poster mà nhóm nghiên cứu thực hiện;

+ Thu thập các nhận xét góp ý, đánh giá hiệu quả và tính khả thi của sản phẩm thiết kế thiết kế poster truyền thông về BĐG cho học sinh THPT mới được sáng tạo trong đề tài nghiên cứu này.

<i><b>7.3.Phương pháp thực nghiệm sáng tạo sản phẩm: </b></i>

<i>Mục đích: Sáng tạo ra bộ 04 sản phẩm poster truyền thông về BĐG cho lứa tuổi</i>

học sinh THPT để ứng dụng vào thực tiễn nhằm nâng cao nhận thức và giáo dục thế hệ trẻ về BĐG.

<i>Cách thức tiến hành: </i>

+ Vận dụng cơ sở lý thuyết và tình hình thực tiễn khảo sát và bàn luận để áp dụng vào xây dựng nội dung thông điệp, thiết kế đồ họa, sáng tạo hình ảnh cho bộ poster về BĐG dành cho học sinh THPT (sản phẩm lần 1).

+ Tiếp đến, đưa bộ 04 sản phẩm đó đi khảo sát và lấy ý kiến chuyên gia, thu được ý kiến đóng góp/đánh giá.

+ Sau đó nhóm nghiên cứu rút kinh nghiệm, tiếp tục chỉnh sửa, hoàn thiện và đưa ra bộ 4 poster đầy đủ, hồn chỉnh, chính thức để ứng dụng thực tiễn.

<i><b>7.4. Phương pháp mỹ thuật học: </b></i>

<i>Mục đích: là vận dụng nguyên tắc thiết kế, phân tích/giải thích ý nghĩa về thẩm</i>

mỹ của các sản phẩm poster về BĐG; Là phương pháp vận dụng hệ thống lý luận và

</div><span class="text_page_counter">Trang 19</span><div class="page_container" data-page="19">

kiến thức về lĩnh vực mỹ thuật, thiết kế. Phương pháp này giúp tìm hiểu các yếu tố cấu thành nên tác phẩm, phân tích dưới góc độ của nghệ thuật tạo hình, nhằm mục đích hiểu được ý tưởng, cảm xúc, thông điệp, bộc lộ qua tác phẩm poster về BĐG đã có trước đó.

Phương pháp này giúp nhóm tác giả đề tài có thể kết nối các vấn đề liên quan, vận dụng lý luận mỹ thuật học với thực tiễn sáng tác, thiết kế poster truyền thơng.

<i>Cách thức tiến hành: phân tích các thành tố nghệ thuật trong thiết kế poster trên</i>

góc độ mỹ thuật học như màu sắc, bố cục, hình ảnh, nghệ thuật chữ của những poster về bình đẳng giới đã có thơng qua các cuộc thi, triển lãm trong và ngoài nước, trong những ấn phẩm, tư liệu sách báo, trên internet. Từ đó rút ra những đặc điểm về phong cách, màu sắc, bố cục, hình ảnh, nghệ thuật chữ; góp phần hình thành cơ sở lý thuyết về nghệ thuật thiết kế poster truyền thông về BĐG.

<b>8.Bố cục báo cáo nghiên cứu</b>

Báo cáo nghiên cứu gồm 3 chương:

<b>Chương I: Cơ sở lý luận của thiết kế poster truyền thơng về bình đẳng giới cho</b>

học sinh THPT

<b>Chương II: Thực trạng thiết kế poster truyền thơng về bình đẳng giới.Chương III: Ứng dụng thiết kế poster truyền thơng về bình đẳng giới cho học</b>

sinh THPT.

</div><span class="text_page_counter">Trang 20</span><div class="page_container" data-page="20">

<b>CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA THIẾT KẾ POSTER TRUYỀN THÔNGVỀ BÌNH ĐẲNG GIỚI CHO HỌC SINH THPT</b>

<b>1.1.Khái niệm và thuật ngữ</b>

1.1.1. Khái niệm thiết kế poster truyền thông

<i>1.1.1.1. Khái niệm thiết kế</i>

Theo George Cox, trưởng khoa Đồ họa, Trường đại học Ln Đơn (trích dẫn bởi website chun trang về thiết kế Idesign.vn) : “Thiết kế là sự sáng tạo và đổi mới. Nó định hình các ý tưởng và biến chứng trở thành những sản phẩm thực tiễn và hấp dẫn người dùng hoặc khách hàng. Thiết kế có thể được mơ tả như sự triển khai sáng tạo đến một mục đích cụ thể nào đó.”

Đặng Hải Hà, Phùng Thị Quỳnh Trang, Kiến Thị Huệ (2021), thiết kế được xem là hoạt động truyền tải ý tưởng thành một kế hoạch chi tiết, biến ý tưởng trở thành hiện thực. Để làm được điều này, nhà thiết kế phải có sự hiểu biết sâu sắc về từng lĩnh vực. Bên cạnh đó, thiết kế cũng được xem là sự sáng tạo. Một sản phẩm thiết kế tốt đòi hỏi phải đánh đúng nhu cầu của người xem, ấn tượng, khác biệt.

Như vậy, có thể hiểu thiết kế là sự sáng tạo và đổi mới, biến ý tưởng thành thực tiễn, thành những sản phẩm giúp con người truyền tải những thông điệp đến với công chúng và đối tượng mục tiêu.Những sản phẩm thiết kế vừa mang giá trị công năng sử dụng, vừa mang giá trị thẩm mỹ, làm đẹp cho cuộc sống, lại vừa có giá trị truyền thơng.

<i>1.1.1.2. Khái niệm poster</i>

Đã có khá nhiều nhà nghiên cứu mỹ thuật định nghĩa về poster. Cụ thể như: “Poster là thuật ngữ tiếng Anh, dùng để chỉ các loại quảng cáo được in ấn (hoặc vẽ) trên giấy (hoặc vải) và được dán, treo lên các mảng tường hoặc khung treo theo chiều thẳng đứng. Mục đích là để quảng bá cho sự kiện chính trị xã hội hay một sản phẩm thương mại nào đó” (theo Hồ Trọng Minh, 2010). Poster là loại hình đồ họa được sử dụng phổ biến trong truyền thơng chính trị, xã hội, quảng cáo thương mại với chức năng chính là mang thơng điệp tới cơng chúng, thơng qua việc sử dụng những yếu tố hình ảnh và chữ viết, được in ấn và treo tại những nơi công cộng nhằm thu hút sự chú ý.

</div><span class="text_page_counter">Trang 21</span><div class="page_container" data-page="21">

Với Phan Thị Hương Liên (2011) cho rằng poster (tiếng Pháp: affiché, tiếng Hán Việt: bích chương): “Poster cổ động có mặt khắp nơi, lặp đi lặp lại thông qua các phương tiện thông tin đại chúng và các dạng truyền thông khác, nhằm tuyên truyền thông điệp tái tạo, giáo dục bảo vệ môi trường,… hướng ý thức, thói quen tốt đến với cơng chúng một cách nhanh chóng và hiệu quả”.

Theo Đặng Thị Bích Ngân (2012): “poster - tiếng Anh hay affiche - tiếng Pháp”: loại tranh để ở nơi công cộng đông người qua lại, có nội dung thơng báo, cổ động hay quảng cáo. Có nhiều khn khổ, kích cỡ được in hoặc vẽ trên giấy, gỗ, vải, kim loại, v.v. Những tên gọi khác tương đương với áp phích là: bích chương, tranh cổ động, tranh quảng cáo, v.v. Bên cạnh đó, Poster có thể được xác định qua “chức năng và hình thức” của nó: Về mặt chức năng, poster là một sản phẩm “truyền bá thông điệp từ nguồn phát” (đối tượng truyền thông) “đến công chúng” (tiếp nhận - đối tượng được truyền thông), diễn ra ở “không gian cơng cộng”. Về mặt hình thức, poster “có thể có chữ hay hình ảnh hoặc cả hai, được nhận diện qua tín hiệu thị giác và được in ấn hàng loạt”

Sau này, Nguyễn Thị Việt Hà (2017) đã nhận định: Poster là một thể loại của thiết kế đồ họa, thuộc ngành mỹ thuật công nghiệp của lĩnh vực mỹ thuật ứng dụng. Poster có nhiều tên gọi như áp phích, bích chương, tranh cổ động, v.v. Poster, áp phích (affiche), bích chương... đều dùng để chỉ hình thức thơng tin, khơng gian trưng bày nơi cơng cộng và có mục đích cụ thể cho đối tượng cơng chúng.

Bên cạnh đó, Đặng Thị Thanh Hoa (2019), đã có cơng trình nghiên cứu và giải nghĩa về áp phích – cũng có nghĩa là nói về poster với một góc nhìn của ngơn ngữ đồ họa. Cụ thể rằng:“Áp phích là một sản phẩm thiết kế đồ họa, có kích thước đa dạng, chứa đựng yếu tố thị giác được tạo ra từ ngôn ngữ đồ họa như màu, nét, hình, khơng gian, chữ kết hợp với cơng nghệ và kỹ thuật mới để tạo nên hiệu quả thẩm mỹ nhằm mục đích truyền thơng, thu hút sự quan tâm, chú ý của người xem về một vấn đề mang tính quảng cáo tiếp thị hay cổ động, tuyên truyền.”

Tổng hợp các cách định nghĩa trên, có thể hiểu khái niệm về <b>Poster</b> nghĩa là:

<b>Poster là một thể loại của nghệ thuật thiết kế đồ họa, là một sản phẩm truyền</b>

thơng, là một hình thức truyền đạt thơng tin đến công chúng. Poster thường được đặt ở những nơi cơng cộng, đơng người qua lại và có đa dạng kích thước. Về hình thức, poster có thể có hình ảnh, chữ hoặc cả hai thông qua việc sử dụng những yếu tố thị giác để thu hút người xem. Poster là từ tiếng Anh, dịch ra tiếng Việt là áp phích, cịn có cách gọi khác là tranh cổ động, bích chương.

Tuy nhiên, với những poster tuyên truyền về các vấn đề văn hóa, xã hội, những thơng điệp dành cho cộng đồng thì có thể dùng từ tranh cổ động (cổ động mọi người

</div><span class="text_page_counter">Trang 22</span><div class="page_container" data-page="22">

làm theo một thơng điệp hay khẩu hiệu nào đó có thể là thông điệp về bảo vệ sức khỏe, tuyên truyền giữ an toàn thực phẩm, tuyên truyền về ngày lễ lớn của đất nước...). Cịn poster thì có thể dùng được cho nhiều mục đích truyền thơng hơn (truyền thơng thương mại như là quảng bá các nhãn hàng, sản phẩm, truyền thơng văn hóa, truyền thơng chính trị, xã hội....).

<i>1.1.1.3. Khái niệm truyền thông</i>

Truyền thông là một hiện tượng xã hội và đã trở nên vô cùng phổ biến, đồng thời nó cũng là một trong những hoạt động ra đời và phát triển cùng với sự phát triển của xã hội lồi người. Ngày nay, truyền thơng đã trở thành một hoạt động, ngành nghề, lĩnh vực quan trọng trong đời sống xã hội. Về khái niệm truyền thơng có nhiều định nghĩa, tiêu biểu như:

Theo Đinh Kiều Châu (2016), “Thuật ngữ Communication thường gắn với ý nghĩa truyền thơng là một lĩnh vực. Bên cạnh đó cịn có những thuật ngữ khác liên quan đến địa hạt này, đôi khi cũng được hiểu như là sản phẩm của dịch vụ truyền thông như Media, Multimedia (nhấn mạnh đến ý nghĩa phương tiện) hay Mass media (nhấn mạnh đến ý nghĩa quy mô).” Đồng thời, phương tiện truyền thông ngày nay là một thế giới với nhiều ý tưởng và có sự hỗ trợ của cơng nghệ hiện đại. Từ đó hình thành nên những kênh truyền thơng lớn, có tính tổng qt, thường được nhắc đến như là kênh tiếng - kênh ảnh - kênh hình. Kênh tiếng (audio) với ngơn ngữ là trung tâm. Kênh ảnh và kênh hình (photo và video) ngày càng có cương vị quan trọng. Kênh ảnh và kênh hình là hậu kì của tiếng và chữ.

Bên cạnh đó Nguyễn Văn Dững (2018), cho rằng “Truyền thơng là q trình liên tục trao đổi thông tin, kiến thức, tư tưởng, tình cảm …, chia sẻ kỹ năng và kinh nghiệm giữa hai hoặc nhiều người nhằm tăng cường hiểu biết lẫn nhau, thay đổi nhận thức, tiến tới điều chỉnh hành vi và thái độ phù hợp với nhu cầu phát triển của cá nhân/nhóm/cộng đồng/xã hội”. Hay theo từ điển Oxford (được trích dẫn bởi Vũ Anh Tuấn, 2020), thì “Truyền thơng là một hoạt động hoặc một q trình nhằm trao đổi ý tưởng và cảm xúc hoặc trao đổi thơng tin cho một ai đó”

Tổng hợp từ một số định nghĩa trên về truyền thơng, ta có thể hiểu rằng: Truyền thông là sự trao đổi thông tin, truyền gửi đi những nội dung, thông điệp đến với cá nhân/nhóm/cộng đồng/xã hội, nhằm làm tăng sự hiểu biết, thay đổi nhận thức, tiến tới thay đổi hành vi, thái độ của những đối tượng mục tiêu đó.

<i>1.1.1.4. Khái niệm Thiết kế poster truyền thơng</i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 23</span><div class="page_container" data-page="23">

Từ những khái niệm trên về thiết kế, poster, truyền thơng, ta có thể rút ra một khái niệm chung trong phạm vi nghiên cứu của đề tài này về Thiết kế poster truyền thơng như sau:

Dưới góc độ sản phẩm, poster truyền thông là những sản phẩm áp phích (hoặc tranh cổ động) tuyên truyền trực quan, trực tiếp thơng qua thị giác. Người xem có thể tiếp nhận được các thơng điệp, ngơn từ, hình ảnh, màu sắc, chữ… và các phương tiện truyền thông thị giác khác. Poster truyền thông được xếp vào thể loại nghệ thuật tạo hình, thiết kế đồ họa, là một sản phẩm nghệ thuật thể hiện qua ý tưởng, cảm xúc, thông điệp truyền tải, bố cục, giá trị tạo hình, cách sắp xếp bố cục chữ… Nhà thiết kế phải kết hợp hài hịa các yếu tố đó để đạt đến giá trị thẩm mỹ nhất định. Poster truyền thơng mang tính quảng bá rộng, dễ phổ biến cho mọi đối tượng, truyền tải thông điệp nhằm nâng cao nhận thức của công chúng, hướng tới thay đổi hành vi và thái độ của họ.

Poster truyền thơng cịn là sản phẩm đồ họa có sử dụng yếu tố thị giác và yếu tố thẩm mỹ, dùng để tuyên truyền các chủ trương hoặc chính sách của Đảng và Nhà nước; hay sử dụng nhằm tuyên truyền cho các hoạt động xã hội; giới thiệu sản phẩm/dịch vụ/hàng hóa trong kinh doanh. Với mục đích tuyên truyền, cổ động hoặc quảng cáo nên tranh có đặc điểm phải tập trung, khái quát được hình tượng nghệ thuật cụ thể. Bên cạnh đó, thơng tin đem lại cho người xem thông qua phần chữ và phần ảnh đều vô cùng rõ ràng dễ hiểu, dễ nhớ. Có loại poster ngun hình ảnh. Có loại poster tun truyền lại kết hợp giữa hình cả chữ, trong đó, phần chữ là chính, phần hình chỉ mang tính chất tượng hình, minh họa thêm, làm rõ nghĩa cho thơng điệp truyền tải.

Tóm lại, dưới góc độ nghệ thuật thiết kế, thì Thiết kế poster truyền thơng là: Là việc vận dụng những quy tắc thiết kế, yếu tố đồ họa để tạo ra một sản phẩm nghệ thuật poster truyền thơng chứa thơng tin, hình ảnh, một thơng điệp, nội dung nhằm gây sức ảnh hưởng, truyền tải thông điệp, nâng cao nhận thức, giáo dục công chúng, quảng bá thương hiệu, sản phẩm, dịch vụ,…. Thiết kế poster thường sử dụng chữ viết, hình ảnh, tranh vẽ để biểu đạt và làm rõ thông điệp muốn truyền tải, giúp thu hút và hấp dẫn khán giả thông qua các giác quan, đặc biệt là thị giác.

Thiết kế poster truyền thơng cũng chính là việc làm mới và sáng tạo ra sản phẩm poster mới mẻ về một vấn đề gì đó, nhằm giải quyết mục tiêu truyền tải thơng tin/thơng điệp tới một nhóm đối tượng cụ thể, để thúc đẩy sự thay đổi về mặt nhận thức, tình cảm, dẫn tới lơi cuốn cơng chúng hành động theo các khẩu hiệu truyền thông.

Thiết kế poster truyền thông được xem là một phương thức truyền thông thị giác để tuyên truyền các vấn đề, sự kiện… về chính trị, văn hóa, xã hội… Kênh truyền

</div><span class="text_page_counter">Trang 26</span><div class="page_container" data-page="26">

Thiết kế sản phẩm poster truyền thông về BĐG dành cho học sinh THPT nhằm truyền tải những giá trị bình đẳng, quyền lợi mà học sinh nam và học sinh nữ được hưởng giống nhau trong xã hội và đồng thời nâng cao sự hiểu biết, thay đổi nhận thức của thế hệ trẻ, góp phần giáo dục lứa tuổi học sinh THPT hướng đến tương lai thu hẹp khoảng cách giới, thúc đẩy tiến trình BĐG phát triển.

Thiết kế poster truyền thông về BĐG dành cho học sinh THPT là còn là thể hiện phương thức để thiết kế ra poster mang thông điệp BĐG bằng việc sử dụng các thành tố nghệ thuật (tranh vẽ, hình ảnh, cách phối màu, thơng điệp, bố cục chữ…), kết hợp với các quy tắc trong thiết kế poster sao cho sinh động hấp dẫn và gây ấn tượng với đối tượng học sinh THPT. Đặc biệt, poster cần phải truyền tải được thông điệp về BĐG rõ ý, dễ hiểu để từ đó nâng cao nhận thức của học sinh THPT về BĐG và thúc đẩy hành động theo thông điệp mà poster đưa ra.

Thiết kế poster truyền thông về BĐG dành cho học sinh THPT là một kênh truyền thông thị giác vô cùng hữu hiệu, song song với nhiều loại hình truyền thơng hiện nay. Tuy chúng là những sản phẩm truyền thông quen thuộc, nhưng lại cần thiết và có thể sử dụng tần suất dày để tăng cường tiếp xúc với đối tượng học sinh THPT, đặc biệt ở nhiều vùng miền của tổ quốc. Poster không chỉ được sử dụng bằng cách in ấn và treo dán trực tiếp ở các trường học mà cịn có thể dùng để đăng tin truyền thơng trên mạng xã hội, website giúp phủ sóng nhanh hơn, rộng hơn nữa, tăng hiệu quả truyền tin.

1.1.5. Một số thuật ngữ

<i>1.1.5.1. Bất bình đẳng giới</i>

Hồng Bá Thịnh (2014) cho rằng, Bất bình đẳng giới là sự khơng ngang bằng nhau giữa nam giới hoặc nhóm nam giới với phụ nữ hoặc nhóm phụ nữ trong các cơ hội, sự hưởng thụ những thành quả xã hội. Bất bình đẳng giới sinh ra trong quá trình phát triển của nhân loại.

Một số quan điểm bất bình đẳng giới có thể kể đến như quan điểm “văn hóa cao hơn tự nhiên”. Koos. Neefies (2003) có nêu lên quan điểm của bà Francoise d’ Eaubonne – một người phụ nữ đấu tranh cho nữ quyền về “thuyết nữ quyền sinh thái” (ecofeminism) cho rằng phụ nữ gần giới tự nhiên hơn nam giới và nam giới gần với văn hóa hơn nữ giới. Trong khi đó văn hóa thường được đề cao hơn tự nhiên . Những người theo quan điểm văn hóa cao hơn tự nhiên cho rằng cái gì có giá trị thì thường gắn với văn hóa, cái gì ít giá trị thì gắn với tự nhiên. Và họ lấy quan điểm này để giải thích cho sự bất bình đẳng giới. Ngồi ra cịn có quan điểm về lý thuyết chân đế/ bệ đỡ. Những người theo thuyết này ca ngợi thiên chức sinh con duy trì nòi giống của

</div><span class="text_page_counter">Trang 27</span><div class="page_container" data-page="27">

người phụ nữ. Phụ nữ cịn đảm nhận vị trí chăm sóc và ni dạy thế hệ trẻ và là người tạo nên sự ấm êm cho gia đình. Ngồi ra, phụ nữ cịn là hậu phương vững chắc cho nam giới phấn đấu cho công danh sự nghiệp. Sự hy sinh của phụ nữ vì chồng, vì con cũng giống như chân đế/ bệ đỡ làm cho nam giới nổi bật và ngày càng phát triển. Chính vì vậy, người phụ nữ thường ít có thời gian chăm sóc bản thân, đầu tư cho học tập và sự nghiệp và dẫn đến sự thua kém của phụ nữ so với nam giới.

<i>1.1.5.2. Định kiến giới</i>

Theo Luật Bình đẳng giới (2006) Định kiến giới là nhận thức, thái độ và đánh giá thiên lệch, tiêu cực về đặc điểm, vị trí, vai trị và năng lực của nam hoặc nữ. Một số nhà nghiên cứu cho rằng định kiến giới là sự khái qt mang tính tuyệt đối hóa về vị thế, vai trò của phụ nữ và nam giới. Nhưng thực chất, định kiến giới cịn mang tính thiên vị, khơng trung tính . Định kiến giới vừa phản ánh vừa duy trì sự bất bình đẳng giới trong xã hội (theo Lê Trọng Hùng & Nguyễn Quý Thanh, 2009).

Cũng theo Lê Trọng Hùng, Nguyễn Quý Thanh (2009), định kiến giới được thể hiện dưới 2 hình thức. Đầu tiên là phóng đại một số đặc điểm của phụ nữ và nam giới. Ví dụ: nữ giới phải dịu dàng, phải giỏi nấu ăn hay làm việc nhà. Còn nam giới phải thật mạnh mẽ, khơng được khóc,… Thứ hai là ln coi thường, phê phán một số đặc điểm phẩm chất của phụ nữ và nam giới. Ví dụ: có quan điểm cho rằng phụ nữ luôn yếu đuối, chẳng làm được việc gì lớn lao,…Bên cạnh đó, định kiến giới có thể được chia làm 4 loại như sau:

(1) Định kiến về vị thế giới: người ta thường cho rằng phụ nữ thường thấp kém hơn nam giới, đàn ông là người làm việc lớn (kiếm tiền nuôi gia đình, nhóm trưởng, giám đốc,…) cịn đàn bà làm việc nhỏ (nội trợ, thư ký, …)

(2) Định kiến về vai trò giới: Vị thế giới quy định vai trò giới và ngược lại, vai trò giới tác động tới vị thế giới. Ví dụ, do phụ nữ gặp phải định kiến là thấp kém hơn nam giới, nên vai trò của họ cũng vì thế mà nhỏ bé hơn nam giới. Phụ nữ thường bị gán cho những vai trò phụ, bổ trợ, phục tùng còn nam giới thường đảm nhận vị trí lãnh đạo, có quyền ra quyết định.

(3) Định kiến về phẩm chất của phụ nữ và nam giới: Nói về việc một số quan niệm xấu đã được gán cho phụ nữ đồng thời đề cao một cách quá mức những phẩm chất tốt của nam giới.

(4) Định kiến đề cao con trai – coi thường con gái: Điển hình cho định kiến này là tư tưởng “Trọng nam khinh nữ” và nó thể hiện rất rõ ở nhận thức thái độ và hành vi trong gia đình. Có những gia đình chỉ muốn sinh con trai, coi thường con gái.

</div><span class="text_page_counter">Trang 29</span><div class="page_container" data-page="29">

khuôn viên trường, trên đường đến trường hoặc từ trường về nhà, và trongcác trường hợp khẩn cấp và xung đột) gây ra hoặc có khả năng gây ra nguy hại về thể chất, tình dục, tinh thần hoặc tâm lý của trẻ (các em nam,nữ, liên giới tính và chuyển giới với các xu hướng tính dục khác nhau). Tình trạng bạo lực học đường trên cơ sở giới là hệ quả của các khnmẫu, vai trị hoặc đặc điểm được gắn cho hoặc được mong đợi từ các em vì giới tính hoặc bản dạng giới của trẻ. Tình trạng này cịn có thể kết hợp với việc cơ lập hoặc các hình thức gây tổn thương khác. Bạo lực học đường trên cơ sở giới bao gồm bạo lực thể chất, tâm lý, lời nói và tình dục.”

Hậu quả của BLHĐTCSG rất nghiêm trọng. Về học tập, các em có thể mất tập trung, đạt điểm thấp, bị cô lập trong các hoạt động thể chất,... Về tâm lý, BLHĐTCSG làm gia tăng nguy cơ: trầm cảm, mất tự tin, sức khỏe kém, mất niềm tin vào người khác, hành vi tình dục nguy hiểm, xung đột trong gia đình, tự ngược đãi bản thân, sử dụng đồ uống có cồn, chất kích thích, thậm chí tự tử.

<b>1.2.Tổng quan chung về thiết kế poster truyền thông</b>

1.2.1. Khái lược về lịch sử hình thành và phát triển của poster truyền thơng

<i>1.2.1.1. Khái qt về lịch sử hình thành và phát triển của poster truyền thông trên thếgiới</i>

<i><b>Thời Cổ Đại</b></i>

Trong luận án tiến sĩ nghệ thuật của Nguyễn Thị Việt Hà (2017) đã đề cập đến Sự phát triển poster quảng cáo trên thế giới: Ít ai biết rằng “Cái nơi” đầu tiên của poster truyền thơng chính là vùng đất Ai Cập cổ đại - phiến đá Hammurabi, khắc 282 điều luật của vua Babylon (2067-2025 TCN); hay tại Ấn Độ vào khoảng 205 TCN, cột đá khắc sắc lệnh vua Asoka và tại Hy Lạp, Ai Cập,.... Vào thời điểm ấy, người ta chỉ hiểu đơn giản đó là cách khắc những hình ảnh, ký hiệu chữ tượng hình lên bề mặt các phiến đá bằng phẳng. Sau đó, những phiến đá này được đặt ở khắp các tuyến đường và khu vực công cộng nhiều người qua lại, nhằm mục đích thơng tin về quy định, luật lệ hoặc việc giao thương buôn bán cho nhiều người biết. Có thể nói, mặc dù đã hình thành từ rất lâu (khoảng năm 3000 TCN) nhưng nó đã đánh dấu một bước ngoặt lớn mở ra chương đầu tiên cho lịch sử hình thành và phát triển poster sau này.

<i><b>Thời Trung cổ</b></i>

Tại thời kỳ này, tờ rơi viết tay được treo cũng như phân phát giống như áp phích sẽ được treo trên các quảng trường chợ hoặc trước nhà thờ để quảng bá và thu hút khách hàng.

<i><b>Thập niên 1400</b></i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 30</span><div class="page_container" data-page="30">

Cột mốc đánh dấu kỷ nguyên in ấn hiện đại của nhân loại bắt đầu chính là sự kiện Johannes Gutenberg phát minh ra kỹ thuật in ấn vào năm 1450 đã tạo điều kiện cho việc truyền tải thông tin tới công chúng. Từ đó, thơng tin in ra có thể gửi đến khắp mọi nơi một dễ dàng, kéo theo điều tất yếu là sự trỗi dậy của poster. Cuối thế kỷ XV, tại Châu Âu và Châu Mỹ xuất hiện những hình vẽ minh họa về nội dung, hình thức poster.

<i><b>Thập niên 1700</b></i>

Theo Nguyễn Thị Việt Hà (2017) Đến thế kỷ XIX, kỹ thuật in thạch bản của Alois Senefelder (1796) ra đời - một công nghệ quan trọng cho thiết kế poster hiện đại và là tiền thân của kỹ thuật in offset thời nay, tạo nên một sự chuyển biến trong hình thức poster. Lúc này, poster khơng chỉ đơn thuần chỉ là màu trắng đen mà chúng đã có thể chuyển sắc độ từ tối đến sáng, hình thức nhiều kích cỡ và đã nhân bản hàng loạt. Sự tiện lợi đã làm cho loại hình poster thịnh hành, khẳng định vai trị đóng góp cho sự phát triển, cũng như thẩm mỹ sáng tạo trong nghệ thuật, đánh dấu bước chuyển giao công nghệ kỹ thuật trong thiết kế poster. “Trong khoảng một trăm năm poster QC đã được biết đến và được công nhận là một loại hình nghệ thuật quan trọng”, John Barnicoat. Tiêu biểu, ở Pháp, có họa sĩ Jules Chéret (1836-1932) được coi là người khai sinh tạo ra nghệ thuật poster, cùng với Henri de Toulouse - Lautrec (1864-1901), Eugène Grasset (1845-1917), Adolphe Willette (1857-1926),Pierre Bonnard (1867-1947), Louis Anquetin (1861-1932), Georges de Feure (1868-1943) và Henri Gabriel Ibels (1867-1936), v.v.

<i><b>Cách mạng công nghiệp </b></i>

Thế kỷ XX, sự phát triển thành công của ngành công nghiệp đã thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ của poster. Poster xuất hiện ngày càng dày đặc từ chất lượng nghệ thuật nguyên thủy và dân gian.

Theo Nguyễn Thị Việt Hà (2017) Thế kỷ XXI, sự phát triển vượt bậc của ngành công nghiệp. Từ năm 2007, cơng nghệ phần mềm máy tính và kỹ thuật phát triển đã làm thay đổi nghệ thuật sáng tạo, tạo dựng những khái niệm mới. Ngày nay poster không chỉ đơn thuần trên một trang giấy mà nó đã thay đổi để thích ứng với thời đại về chất liệu, kỹ thuật số, 2D, 3D tạo hiệu ứng thị giác. Sự kết hợp mang tính đương đại giữa truyền thống và hiện tại trong phong cách được hình thành theo chiều dài lịch sử mỹ thuật thế giới cũng là minh chứng cho lịch sử về khả năng sáng tạo nghệ thuật

<i>1.2.1.2. Khái quát về lịch sử hình thành và phát triển của poster truyền thơng ở Việt Nam</i>

Trước năm 1986 trong thời kỳ phong kiến, poster xuất hiện bằng hình thức tranh cổ động những sáng tác nhằm tuyên truyền, cổ động, quảng bá cho các hoạt động

</div><span class="text_page_counter">Trang 31</span><div class="page_container" data-page="31">

chính trị, văn hóa, thương mại… Ngay từ khi mới ra đời, tranh cổ động đã gắn liền với cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, phục vụ đắc lực cho nhiệm vụ chính trị và cuộc sống của người dân. Các tác phẩm gắn liền với tinh thần chiến đấu, lao động hăng say, sục sôi của dân tộc Việt Nam, tác động rất lớn đến đời sống xã hội như bức Tranh cổ động trồng rau từ hình 1.2.1.1 đến 1.2.1.5 , hiện đang được lưu giữa tại Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam đã cho thấy sức mạnh. Từ kêu gọi tổng tuyển cử, đồng lòng kháng chiến, tăng gia sản xuất, đẩy mạnh chăn nuôi, trồng trọt cho đến ca ngợi những tấm gương anh hùng, gương người tốt việc tốt. Lâu dần, dấu ấn hình ảnh và thơng tin truyền đạt của những khẩu hiệu ghi trên những bức tranh cổ động ấy được lưu lại trong trí nhớ đi sâu vào trong tiềm thức của mỗi người dân.

Những năm sau 1986, chế độ bao cấp được xóa bỏ nước ta bước vào thời kỳ đổi mới, cơ chế thị trường theo định hướng XHCN với mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ và văn minh. Các hoạt động kinh tế, xã hội, văn hóa nghệ thuật đã có những bước chuyển đổi quan trọng và đã thu được nhiều thành tựu to lớn, tạo tiền đề cho Việt Nam bước ra thị trường quốc tế. Đại hội Đảng lần thứ VI (1986) đã đưa ra quan điểm chính trị là “đổi mới, cải cách nền kinh tế từ tập trung, quan liêu, bao cấp chuyển sang nền kinh tế thị trường định hướng XHCN cũng như việc ban hành nhiều chính sách mở cửa, hội nhập và giao lưu quốc tế”. Những bước phát triển thần kỳ trong nhiều mặt của một quốc gia suy kiệt kinh tế do chiến tranh, phải dựa vào những khoản viện trợ khơng hồn lại của nước ngồi đã nhanh chóng khẳng định vị thế xã hội của mình trên trường quốc tế. Nền mỹ thuật bắt đầu có những chuyển biến tích cực hơn, cởi mở hơn trong các sáng tạo. Sự xuất hiện của poster thay thế cho những tác phẩm tranh cổ động được vẽ và phóng lên từ đơi bàn tay tài ba của họa sĩ.

Năm 1997, đánh dấu một bước ngoặt lớn trong lịch sử. Việt Nam chính thức hịa mạng với Internet quốc tế. Và một cột mốc quan trọng khơng kém đó là ngày 11 tháng 01 năm 2007, Việt Nam chính thức trở thành thành viên của Tổ chức thương mại thế giới WTO (World Trade Organization) đánh dấu sự khởi đầu cho thời kỳ mở cửa tự do từ các lĩnh vực kinh tế, chính trị, xã hội đặc biệt là kinh tế thị trường đã khiến đất nước trở mình đứng dậy. Hội nhập quốc tế giúp các thương hiệu Việt Nam: Vinamilk, Viettel, VNPT, True Milk, Tân Hiệp Phát, v.v nâng tầm giá trị, xét về mặt mỹ thuật họ đã đóng góp một phần khơng nhỏ nâng cao vai trị giá trị thẩm mỹ poster lên một tầm cao mới; ý tưởng, thơng điệp và hình thức trở nên phong phú, đa dạng, phá cách hơn. Không thể phủ nhận tầm ảnh hưởng poster thế giới như Mccann Erickson (Mỹ), WPP (Anh), Omnicom (Mỹ), Interpublic (Mỹ), Dentsu (Nhật Bản) tác động mạnh mẽ tạo nên một diện mạo mới cho poster Việt Nam.

</div><span class="text_page_counter">Trang 38</span><div class="page_container" data-page="38">

Vai trò của các thiết kế truyền thơng cịn thể hiện ở chỗ giúp thiết lập mối quan hệ giữa thương hiệu với đối tượng khách hàng/khán giả mục tiêu, làm cho thương hiệu được yêu quý hơn, để lại ấn tượng tốt đẹp trong lòng cơng chúng.Ngồi ra, khơng thể phủ nhận nó cịn có vai trị về mặt văn hóa – xã hội vì các sản phẩm thiết kế đồ họa thuộc lĩnh vực mỹ thuật ứng dụng - là một phần của văn hóa - nghệ thuật. Theo như Lê Huy Văn – Trần Văn Bình (2011), các sản phẩm thiết kế có thể là tiêu chí xã hội đánh giá mức hội nhập và định hướng của sản phẩm đối với nhiều tầng lớp xã hội khác nhau. Ngoài ra, các sản phẩm thiết kế còn đánh giá ý nghĩa của sản phẩm với trình độ thẩm mỹ văn hóa của một cá thể. Có thể nói, sản phẩm thiết kế truyền thơng góp phần nâng cao nhận thức thẩm mỹ cho người xem chỉ khi mà các sản phẩm đó đạt tính thẩm mỹ tốt. Nếu tư duy thiết kế thẩm mỹ chưa tốt, có thể khiến người xem có thẩm mỹ kém hơn.

Hiệu quả truyền thông của poster thường lớn hơn so với một số ấn phẩm truyền thông khác, chính vì vậy nó thường được đầu tư nhiều về mặt ý tưởng, chọn lọc thơng tin/hình ảnh và thiết kế, in ấn đều rất cẩn thận, tỉ mỉ, đồng thời được dễ dàng đánh giá cao về mặt thẩm mỹ. Trong nước và quốc tế, đã có rất nhiều các cuộc thi thiết kế poster vì tính thẩm mỹ và giá trị quảng bá truyền thơng của nó đối với các sự kiện/hoạt động, đặc biệt là các cuộc thi truyền thông cho các sự kiện xã hội, truyền đạt thơng điệp mang tính chính trị/ nhân văn.

1.2.5. Quy trình thiết kế poster truyền thơng cơ bản

“Creative workshop on poster design” (năm 2013) của khoa truyền thơng báo chí Đại học Nghệ thuật Tự do Bangladesh (ULAB) có viết về quy trình thiết kế một poster hiệu quả cao phải trả lời được 5 câu hỏi sau:

• What: Mục đích của poster là gì? • Why: Tại sao phải thiết kế poster này? • Who: Thiết kế poster này cho đối tượng nào? • Where: Poster này sẽ được trưng bày ở đâu? • When: Khi nào poster này sẽ được trưng bày?

• How: Poster sẽ được tạo ra như thế nào? (Chụp hình thế nào hay in ấn ra sao) Theo Đặng Hải Hà, Phùng Thị Quỳnh Trang, Kiến Thị Huệ (2020) trước khi thiết kế các sản phẩm truyền thơng nói chung và poster truyền thơng nói riêng cần phải xác định rõ mục đích của sản phẩm truyền thông, đối tượng mục tiêu, định dạng trang và các nguyên lí thiết kế cơ bản:

</div>

×