Tải bản đầy đủ (.pdf) (198 trang)

Giáo trình quản trị chuỗi cung ứng iuh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (8.55 MB, 198 trang )

<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">

<b>TS. ĐOÀN NGỌC DUY LINH (chủ biên)</b>

<b>QUẢN TRỊ CHUỖI CUNG ỨNG</b>

<b>NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH</b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2">

<b>LỜI MỞ ĐẦU</b>

Bạn đọc thân mến!

Trong bối cảnh cả nước đang tập trung nguồn lực xây dựng các chuỗi cung ứng hàng hóa Việt Nam có sức cạnh tranh mạnh mẽ hon so với hàng hóa trong khu vực và thế giới, ngành học Logistics và Quản trị chuỗi cung ứng vừa mới được Trường Đại học Công nghiệp Tp. Hồ Chí Minh thành lập với mục đích là đào tạo nguồn nhân lực có kiến thức vững vàng về logistics và chuỗi cung ứng nhàm đáp ứng nhu cầu rất cấp thiết cho xã hội hiện nay. Quyển sách giáo trình “QUẢN TRỊ CHUỖI CUNG ÚNG” được biên soạn nhằm cung cấp và cập nhật kiến thức cho sinh viên ngành Logistics và Quản trị chuỗi cung ứng, cũng như sinh viên thuộc khối ngành Quản trị kinh doanh về một môn học mới thuộc ngành quản trị đang được xã hội mong đợi.

Cũng như các môn quản trị khác, mơn qn trị chuỗi cung ứng hình thành và phát triển nhằm đáp ứng nhu cầu thực tiễn trong cuộc sống. Các công ty ngày nay đều phải tham gia, thành lập chuỗi cung ứng, chuỗi giá trị để tồn tại và phát triển trong môi trường cạnh tranh toàn cầu ngày càng khốc liệt; và họ nhận thấy lý thuyết quản trị chuỗi cung ứng đã cung cấp điều họ đang cần, đó là lợi thế cạnh tranh. Giáo trình “QUẢN TRỊ CHUỖI CUNG ỨNG” cũng là nguồn tham khảo quý giá giúp các doanh nghiệp có kiến thức vững vàng về mặt lý thuyết cũng như các phương pháp ứng dụng tư duy quản trị chuỗi cung ứng vào thực tế.

Giáo trình “QUẢN TRỊ CHUỎI CUNG ÚNG” gồm có sáu chương.

Chương 1: Tổng quan về quản trị chuỗi cung ứng

Chương 2: Điều hành chuồi cung ứng - Lập kế hoạch và cung ứng í

. Chương 3: Vận hành chuỗi cung ứng - Sản xuất và phân phối

Chương 4: Điều phối chuỗi cung ứng và việc ứng dụng công nghệ thông tin

Chương 5: Hệ thống đo lường hiệu suất hoạt động chuỗi cung ứng

</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3">

TS. Đoàn Ngọc Duy Linh viết chương 1, chương 2 và chương 4; TS. Trần Văn Khoát viết chương 3; TS. Nguyễn Quang Vinh viết chương 5; ThS. Nguyễn Thị Bích Ngọc tham gia viết chương 1; ThS (GVC). Trần Hoàng Giang viết chương 6.

Đây là sách giáo trình đầu tiên của nhóm tác giả biên soạn về lĩnh vực logistics và chuỗi cung ứng nên còn nhiều chi tiết cần phải hoàn thiện. Rất mong nhận được ý kiến đóng góp của bạn đọc để lần tái bản được tốt hơn. Mọi ý kiến xin gửi về khoa Quản trị Kinh doanh - Trường Đại học Cơng nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh, số 02 Nguyễn Văn Bảo, Phường 04, Quận Gò Vấp, Tp. Hồ Chí Minh. Website: hoặc email:

Xin trân trọng cảm ơn!

Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2023 Thay mặt nhóm tác già,

Chủ biên TS. Đồn Ngọc Duy Linh

</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4">

<b>MỤC LỤC</b>

LỜI MỞ ĐẦU...i

DANH MỤC BẢNG, BIÊU, HÌNH... vii

DANH MỤC VIẾT TẮT... ix

CHƯƠNG 1 TƠNG QUAN VỀ QUẢN TRỊ CHUỖI CUNG ỨNG <i>1.1. KHẢI NIỆM CHUỖI CUNG ỦNG... 1</i>

<i>1.2. QUẢN TRỊ CHUỖI CUNG ỦNG... 4</i>

1.2.1. Góc nhìn quản lý các mối quan hệ (Relationship view)...4

1.2.2. Góc nhìn quản lý các giao dịch (transactions view)... 6

1.2.3. Góc nhìn hệ thống (system thinking)... 6

<i>1.3. QUẢN TRỊ CHUỖI CUNG ỬNỌ LÀ sự KÉ THỪA VÀ PHÁT TRIỀN CỦA HỌC THUYẾT QUẢN TRỊ...6</i>

<i>1.4. QUẢN TRỊ CHUỖI CUNG ỦNG VÀ LOGISTICS... 7</i>

1.4.1. Tác động của Logistics lên tổ chức...8

1.4.2. Tiến trình phát triển của Logistics...9

1.4.3. Tác động của logistics lên chuỗi cung ứng...9

1.4.4. Tác động lên sản xuất... 9

1.4.5. Tác động lên tài chính... 10

1.4.6. Logistics ngược (Reverse Logistics)...10

1.4.7. Tiện ích Logistics mang lại cho chuỗi cung ứng... 10

<i>1.5. CẤU TRÚC CHUỖI CUNG ỨNG... ... 11</i>

1.5.1. Chiến lược cạnh franh, chiến lược chuỗi cung ứng, và sự phù hợp chiến lược... 11

1.5.2. Khung quyết định tạo các nguồn lực căn bàn trong SCM...15

<i>1.6. CÁC XU HUONG QUAN TRỊ CHUỖI CUNG ÚNG ...21</i>

1.6.1. Xu hướng tồn cầu hóa (globalization)... 21

1.6.2. Xu hướng thuê ngoài, mua ngoài (Outsourcing)... 21

1.6.3. Xu hướng công nghệ thông tin (Information technology)...21

1.6.4. Xu hướng hoãn lại (postponement)... 22

1.6.5. Chuỗi cung ứng tinh gọn (the lean supply chain)... 22

1.6.6. Chuỗi cung ứng phát triển bền vững và “xanh” (sustainability and the “Green” supply chain)... 22

</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5">

<i>\.6.1. Quản trị sự gián đoạn</i> chuỗi cung ứng (Managing Supply

Chain Disruptions)...23

1.6.8. Quản trị sự bảo mật trong chuỗi cung ứng (Supply Chain Security)... 23

TĨM TẮT CHƯƠNG... 23

CÂU HỎI ƠN TẬP...24

CHƯƠNG 2 ĐIỀU HÀNH CHUỖI CUNG ÚNG: LẬP KÊ HOẠCH VÀ CUNG ÚNG <i>2.1. MƠ HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA CHUỖI CUNG ỨNG...26</i>

<i>2.2. Dự BÁO NHU CÂU... 28</i>

2.2.1. Các phương pháp dự báo...29

2.2.2. Kế hoạch tổng hợp...30

<i>2.3. ĐỊNH GIẢ SẢN PHẨM... 33</i>

<i>2.4. QUẢN LÝ TÔN KHO... :... 35</i>

2.4.1. Mơ hình đặt hàng kinh tế - EOQ (Economic Order

2.4.5. Điểm đặt hàng lại ROP (Reorder Point)... 43

2.4.6. Vòng quay hàng tồn kho - thời gian lưu kho... 45

2.4.7. Phân loại tồn kho A, B, c theo quy luật 80/20 (nguyên tắc

2.5.3. Thương lượng hợp đồng và quản lý hợp đồng... 49

<i>2.6. Tín dụng và các khoản phải thu... 49</i>

2.6.1. Thiết lập các chính sách tín dụng...50

2.6.2. Quản lý rủi ro tín dụng... 53

BẢNG GIÁ TRỊ CỦA z...57

</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">

CHƯƠNG 3 SẢN XUẤT VÀ PHÂN PHỐI

<i>3.1. Sàn xuất... 38</i>

3.1.1. Quá trình hình thành và phát triển hoạt động sản xuất... 58

3.1.2. Một số khái niệm...61

3.1.3. Hoạt động sản xuất trong chuỗi cung ứng...63

3.1.4. Các phương pháp sản xuất trong chuỗi cung ứng... 69

<i>3.2. Phân phối... 85</i>

3.2.1. Một số khái niệm...85

3.2.2. Hoạt động phân phối trong chuỗi cung ứng...87

3.2.3. Quản lý chuỗi phân phối...93

CHƯƠNG 4 ĐIỀU PHỐI CHUỖI CUNG ÚNG VÀ VIỆC ÚNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN <i>4.1. TÁC ĐỘNG CỦA HIỆU ỨNG "ROI DA BULLWHIP EFFECT. ... ... .. . ... ... 100</i>

<i>4.2. ĐIỀU PHỐI TRONG CHUỖI CUNG ỦNG... ...101</i>

4.2.1. Mô tả sự phối hợp chuỗi cung ứng và hiệu ứng bullwhip, và tác động của chúng đối với hoạt động của chuồi

<i>4.3. HỢP TÁC HOẠCH ĐỊNH, Dự BẢO, VÀ BÔ SUNG - CPFR (COLLABORATIVEPLANNING, FORECASTING, AND REPLENISHMENT)... 108</i>

4.3.1 Quy trình hợp tác, hoạch định, dự báo, bổ sung (CPFR)...109

4.3.2. CPFR là một cách tiếp cận hiệu quả...109

</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">

4.4.2. Hoạch định nguồn lực doanh nghiệp - ERP (Enterprise

Resource Planning)...‘...122

<i>4.5. CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀ CHUỎI GIẢ TRỊ...125</i>

<i>4.6. E. BUSINESS VÀ CHUỖI CUNG ỨNG TÍCH HỌP... 127</i>

TĨM TẤT CHƯƠNG... 129

CHƯƠNG 5 HỆ THỐNG ĐO LƯỜNG HIỆU SUẤT HOẠT ĐỘNG VÀ

NÂNG

CAO

NẤNG Lực CHUỎI

CƯNG

ỨNG

<i>5.1. HỆ THĨNG ĐO LƯỜNG HIỆU SUẤT HOẠT ĐỘNG CHICUNG ÚNG... ... ... 138</i>

<i>5.2 MƠ HÌNH THAM CHIẾU HOẠ T ĐỘNG CHUỖI CUNG ỦNG...</i>143

<i>5.3. NÂNG CA o NĂNG Lực CHUÔI CUNG ỦNG... 152</i>

CHƯƠNG 6 XẢY DỤNG CHUỖI CUNG ÚNG HIỆU QUẢ... 157

<i>6.1. CHUỖI CUNG ỦNG LÀ LỢI THẾ CẠNH TRANH...157</i>

<i>6.2. CHUỖI CUNG ỨNG HIỆU QUẢ ... ... 159</i>

<i>6.3. CÁC BƯỚC XÂY DỤNG CHUỖI CUNG ỬNG HIỆU QUẢ.... 161</i>

6.3.1. Xác định cơ hội kinh doanh và xác định mục tiêu... 161

6.3.2. Thiết kế chiến lược... 163

6.3.3. Xác định mục tiêu dự án... 172

6.3.4. Xây dựng kể hoạch và lập dự tốn ngân sách ban đầu... 174

6.3.5. Ước tính ngân sách dự án và ROI...179

6.3.6. Xác định chi phí và lợi ích cụ thể... 180

</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">

<b>DANH MỤC BẢNG, BIÉU, HÌNHBẢNG</b>

Bảng 1.1 Chuỗi cung ứng đáp ứng và chuỗi cung ứng hiệu quả...15

Bàng 4.1 Tám quy trình hoạt động kinh doanh trong SCM... 116

Bảng 5.1 Mơ hình SCOR... ... 145

Bảng 5.2 Phân loại các chi số đo lường hiệu suất hoạt động chuỗi cung ứng... 147

Bảng 5.3 Phân loại các thang đo tài chính trên cơ sở mơ hình SCOR.. 149

Bảng 6.1 So sánh chuỗi cung ứng hiệu quả và chuỗi cung ứng đáp ứng... 161

Bảng 6.2 Lựa chọn các mục tiêu hiệu suất... 166

<b>HÌNH</b> Hình 1.1 Mơ hình một chuỗi cung ứng giản đơn... 3

Hình 1.2 Mơ hình một chuỗi cung ứng nhiều cấp...4

Hình 1.3 Chức năng của logistics trong một tổ chức...8

Hình 1.4 Tiến trình phát triển logistics... 9

Hình 1.5 Nhiệm vụ của logistics trong chuỗi cung ứng...10

Hình 1.6 Tiện ích logistics mang lại cho chuỗi cung ứng... 11

Hình 1.7 Khung ra quyết Định trong chuỗi cung ứng...15

Hình 2.6.1 Chu kỳ tiền mặt - Cash cycle...52

Hình 4.1 Tác động của hiệu ứng Bullwhip effect... 100

Hình 4.2 Các giai đoạn tích hợp trong chuỗi cung ứng... 112

Hình 4.3 Cơng nghệ thơng tin, cấu trúc sc, và chiến lược sc...114

Hình 4.4 Phạm vi ứng dụng của ERP... 123

Hình 4.5 Hệ thống cơng nghệ thơng tin và chuỗi giá trị ngành...126

Hình 4.6 Thương mại điện tử và chuồi cung ứng tích hợp... 129

Hình 5.1 Phân loại thang đo hiệu suất hoạt động chuỗi cung ứng... 139 Hình 5.2 Tiến trình phát triển thang đo đánh giá hoạt động Logistics . 140

</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10">

Sàn lượng sàn xuất kinh tế

EOQ Economic Order Quantity <sup>Lượng đặt hàng kinh tế</sup> ISCM Internal Supply Chain

Quản trị mối quan hệ nội bộ ưong công ty

SCM Supply Chain Management Quản trị chuỗi cung ứng SRM Supplier Relationship

Quản trị mối quan hệ nhà cung cap

</div><span class="text_page_counter">Trang 12</span><div class="page_container" data-page="12">

<b>CHƯƠNG 1</b>

<b>TỒNG QUAN VỀ QUẢN TRỊ CHUÔI CUNG ỨNG</b>

Chương 1 trình bày các khái niệm căn bản về chuỗi cung ứng, quản trị chuỗi cung ứng và logistics qua việc cung cấp một cách có hệ thống các lý thuyết nền giúp sinh viên dễ dàng tiếp cận và nắm bắt.

<b>MỤC TIÊU CỦA CHƯƠNG:</b>

• Hiểu được khái niệm chuỗi cung ứng, quản trị chuỗi cung ứng, và vai trò cùa các thành viên trong chuỗi cung ứng;

• Nhận thức được tầm quan ưọng các hoạt động kết nối ưong chuỗi cung ứng;

• Phân biệt logistics và quản trị chuỗi cung ứng;

• Phân tích được mối liên kết giữa chiến lược cạnh tranh, chiến lược chuỗi cung ứng và cấu trúc chuỗi cung ứng.

<b>NỘI DUNG CHƯƠNG</b>

1.1. Khái niệm chuỗi cung ứng

1.2. Khái niệm quản trị chuỗi cung ứng

1.3. Quàn trị chuỗi cung ứng là sự kế thừa và phát triển của học thuyết quàn trị

1.4. Quản trị chuỗi cung ứng và logistics

1.5. Cấu trúc chuỗi cung ứng và chiến lược chuỗi cung ứng 1.6. Các xu hướng quản trị chuỗi cung ứng

<b>1.1. KHÁI NIỆM CHUÓI CUNG ỨNG</b>

Khái niệm chuỗi cung ứng ngày nay bắt nguồn từ khái niệm “chuồi giá trị” được giới thiệu bởi giáo sư Trường Kinh doanh Harvard, Michael Porter, vào nhũng năm 1980. Michael Porter giải thích rằng chúng ta không thể hiểu được lợi thế cạnh tranh của một công ty chi bằng cách xem xét các hoạt động, giao dịch diễn ra trong nội bộ cơng ty. Thay vào đó, lợi

</div><span class="text_page_counter">Trang 13</span><div class="page_container" data-page="13">

thế cạnh ưanh của nó đến từ nhiều hoạt động riêng biệt mà một công ty thực hiện và mỗi hoạt động này đóng góp vào tổng giá trị của công ty.

Khái niệm về từng hoạt động riêng biệt đóng góp vào tổng giá trị đã được mở rộng thành khái niệm chuỗi cung ứng. Trên thực tế, người ta thường nói răng khơng phải các cơng ty cạnh tranh với nhau. Thay vào đó, chính chuỗi cung ứng của họ cạnh tranh.

Theo Nara R. Sanders (2018), chuỗi cung ứng là mạng lưới của tất cả các thực thể tham gia vào quá trinh sàn xuất và phân phối thành phẩm cho khách hàng cuối cùng. Điều này bao gồm quy trình tìm nguồn nguyên liệu thô và các bộ phận linh kiện; quy trình chế tạo, sản xuất, lắp ráp sản phẩm; quy trình bảo quản hàng hóa trong kho; quy trình nhập và theo dõi đơn hàng; quy trình phân phối và giao hàng cho khách hàng cuối cùng.

Chopra (2016) cho rằng chuỗi cung ứng bao gồm tất cả các bên liên quan, trực tiếp hoặc gián tiếp, trong việc đáp ứng yêu cầu của khách hàng. Chuỗi cung ứng không chi bao gồm nhà sản xuất và nhà cung cấp, mà còn cà nhà vận chuyển, nhà kho, nhà bán lẻ và cả chính khách hàng. Trong mỗi tổ chức, chăng hạn như nhà sản xuất, chuỗi cung ứng bao gồm tất cả các bộ phận chức năng liên quan đến việc tiếp nhận và đáp ứng yêu cầu của khách hàng. Các chức năng này thực hiện những công việc như phát triển sàn phẩm mới, tiếp thị, sàn xuất, phần phối, tài chính, và dịch vụ khách hàng.

Một chuỗi cung ứng điển hình có thể liên quan đến nhiều đối tác thương mại khác nhau, được gọi là các thành viên, bao gồm:

Chuỗi cung ứng là một thể động vì trong chuỗi cung ứng ln diễn ra các hoạt động phát sinh liên tục liên quan đến dịng thơng tin, dịng sản phẩm và dịng tiền giữa các thành viên trong chuỗi cung ứng. Một chuỗi cung ứng đơn giản được minh họa như Hình 1.1.

</div><span class="text_page_counter">Trang 14</span><div class="page_container" data-page="14">

<b>Hình l.ỉ Mơ hình một chuỗi cung ứng giản đon</b>

<i>Nguồn: Nada R. Sanders (2018, tr 3)</i>

Các dòng chày trong chuỗi cung ứng bắt đầu từ các nhà cung cấp qua việc vận chuyển nguyên liệu thô và linh kiện cho nhà sản xuất. Các nhà sản xuất chế biến những nguyên liệu này thành các sàn phẩm hoàn chinh và vận chuyển chúng đến các trung tâm phân phối hoặc các nhà bán buôn. Tiếp theo, các sản phẩm được chuyển đến các nhà bán lẻ đế bán cho khách hàng cuối cùng.

Mỗi chuỗi cung ứng đều khác nhau ở cấu trúc và số lượng các thành viên trong chuỗi cung ứng. Trên thực tế, số lượng các thành viên là một đặc điểm của chuỗi cung ứng và thiết kế phù hợp của nó sẽ phụ thuộc vào nhu cầu của khách hàng, vai trò của các thành viên liên quan và giá trị mà mỗi thành viên cung cấp.

Theo Chopra (2016), chuỗi cung ứng ln chịu áp lực tài chính ngày càng tăng và các thành viên không tạo thêm giá trị cho chuỗi cung ứng sẽ nhanh chóng bị bỏ qua hoặc loại bỏ. Vì vậy, chuỗi cung ứng cịn được xem là chuỗi giá ưị hoặc mạng giá trị.

</div><span class="text_page_counter">Trang 15</span><div class="page_container" data-page="15">

<b><small>Hạ hra (downstream)ThvỸM (upstream) Co>€ ự đra</small></b>

<b>Hình 1.2 Mơ hình một chuỗi cung ứng nhiều cấp</b>

<i>Nguồn: Nada R. Sanders (2018, tr 5)</i>

Chuỗi cung ứng là tập hợp các quy trình hoạt động kinh doanh (Process Thinking).

Theo Wisner (2014) chuỗi cung ứng nên được xem xét là tập hợp các quy trinh hoạt động kinh doanh (business process). Quy trình hoạt động kinh doanh là tập hợp các bước được cấu trúc hợp lý nhằm đạt mục tiêu đề ra với nguồn sử dụng hiệu quả nhất. Các quy trình hoạt động được thực hiện xuyên suốt các công ty trong chuỗi qua sự tham gia của các bộ phận chức năng trong tồn chuỗi.

<b>1.2. QUẢN TRỊ CHUỖI CUNG ÚNG</b>

<b>1.2.1. Góc nhìn quản lý các mối quan hệ (Relationship view)Hoạt động điều phối (Coordination)</b>

Nếu Michael Porter là người đưa ra khái niệm “chuỗi giá trị” từ đó được phát triển thành khái niệm chuỗi cung ứng thì Henry Fayol là người đầu tiên đặt nền tàng lý thuyết cho quản trị chuỗi cung ứng. Henry Fayol xác định năm chức năng của quàn trị, gồm: hoạch định (planning), tổ chức (organizing), lãnh đạo (leading), kiểm tra (controlling), và điều phối (coordinating). Trong năm chức năng trên thì bốn chức năng đầu là hoạch định, tổ chức, lãnh đạo, và kiểm tra là khuôn mẫu và thường được đề cập đến trong các sách về quản trị.

</div><span class="text_page_counter">Trang 16</span><div class="page_container" data-page="16">

Chức năng điều phối chỉ mới được đề cập đến khi tư duy và khái niệm về quản trị chuỗi cung ứng xuất hiện vào năm 1980, khởi đầu bằng lời phát biểu của giáo sư Michael Porter về chuỗi giá trị, cùng với những sự bùng nổ về công nghệ thông tin - Internet, nhất là cuộc cách mạng về vận chuyển hàng hóa bằng tàu container, và xu hướng tồn cầu hóa xuất hiện. Hoạt động điều phổi có phạm vi rộng hàm chứa sự kết nối giao dịch vượt ra ngồi phạm vi của một cơng ty. Đó là sự kết nối các hoạt động giữa các công ty trong chuỗi cung ứng.

<b>Hoạt động hợp tác (collaboration)</b>

Để có được sự điều phối nhịp nhàng các hoạt động diễn ra trong chuỗi cung ứng thì phải có sự hợp tác trong mọi hoạt động của các thành viên trong chuỗi cung ứng.

<b>Hoạt động chia sẻ thông tin (information sharing)</b>

Hoạt động điều phối và hợp tác ưong chuỗi cung ứng chỉ có thể thành hiện thực và diễn ra hiệu quả khi có sự chia sẻ thông tin của các thành viên trong toàn chuỗi cung ứng.

Một điều quan trọng là các hoạt động chia sẻ thông tin, điều phối, và hợp tác phải dựa ưên nền tàng là các kết nối băt nguồn từ mối quan hệ tốt đẹp giữa các chù doanh nghiệp, nhà quản lý trong chuỗi cung ứng. Khơng có mối quan hệ tốt thì khơng có sự đồng thuận, thỏa thuận hợp tác, điều phối và chia sè thông tin. Mối quan hệ không tự mà có và cũng khơng mua được; các thành viên phải tự tìm kiếm, gìn giữ, củng cố phát ưiển và nâng tầm mối quan hệ. Mối quan hệ có thể bắt đầu bằng một cuộc điện thoại, một bức thư điện tử - email, một tấm thiệp chúc mừng, hay một cuộc hẹn gặp gỡ giao lưu ưong xã hội qua nhiều hình thức khác nhau; từ đó, các thành viên được gia nhập và chuỗi cung ứng được hình thành phát triển thông qua chia sẻ thông tin, hợp tác và điều phối giữa các thành viên trong chuỗi cung ứng.

Theo Nara R. Sanders (2018) quản trị chuồi cung ứng thực chất là quản trị các mối quan hệ phát sinh giữa các thành viên trong chuỗi cung ứng.

Chopra (2016) cho răng có ba mối quan hệ ờ tầm vĩ mơ bao trùm tồn hệ thống (macro relationship).

</div><span class="text_page_counter">Trang 17</span><div class="page_container" data-page="17">

• Quàn trị mối quan hệ khách hàng (CRM-Customer relationship

<b>1.2.2. Góc nhìn quản lý các giao dịch (transactions view)</b>

Dựa trên mối quan hệ tốt đẹp, các dịng chày vật chất là dịng thơng tin, dòng sản phẩm và dòng tiền liên tục luân chuyển trong chuỗi cung ứng giữa các thành viên thơng qua các giao dịch. Do đó, việc quản lý hiệu quả các giao dịch thuộc các dòng này là chìa khóa thành cơng của quản trị chuỗi cung ứng.

Theo Nara R. Sanders (2018), quản trị chuỗi cung ứng (SCM) là việc thiết kế và quản lý các dịng sàn phẩm, dịng thơng tin và dịng tiền trong tồn bộ chuồi cung ứng. Nó liên quan đến sự phối hợp và quản lý tất cả các hoạt động của chuỗi cung ứng.

<b>1.2.3. Góc nhìn hệ thống (system thinking)</b>

Như đã đề cập, chuỗi cung ứng nên được xem là tập hợp các quy trình hoạt động kinh doanh (Business Process); vì thế, quản trị chuỗi cung ứng là quản lý hiệu quà hệ thống các quy trình hoạt động kinh doanh diễn ra xuyên suốt các công ty qua sự tham gia của các bộ phận chức năng trong toàn chuỗi nhằm đáp ứng nhu cầu khách hàng mục tiêu mà chiến lược cạnh tranh đề ra.

<b>1.3. QUẢN TRỊ CHUÔI CUNG ỨNG LÀ sự KẾ THỪA VÀ PHÁTTRIẺN CỦA HỌC THUYÉT QUẢN TRỊ</b>

Quàn trị chuỗi cung ứng là sự kế thừa và phát triển của học thuyết quản trị vì lý thuyết nền của quản trị chuỗi cung ứng đã được Fayol đề cập trong cuốn sách có tiêu đề “General and Industrial Management” vào năm 1930. Trong cuốn sách trên, Fayol đã chỉ ra năm chức năng chính của quản trị là hoậch định, tổ chức, lãnh đạo, kiểm tra, và điều phối. Tuy nhiên, chức năng điều phối đã không được đề cập và ứng dụng vào thực tế suốt một thời gian dài. Cho đến khi những yếu tố vật chất hữu hình phát triển thì tư

</div><span class="text_page_counter">Trang 18</span><div class="page_container" data-page="18">

tưởng và học thuyết quàn trị này mới được ứng dụng vào thực tế. Đó là khi bùng nổ sự phát triển của công nghệ thông tin, mạng Internet tạo sự kết nối các đối tác thương mại toàn cầu. Cùng với cuộc cách mạng về vận chuyển hàng hóa bằng tàu container làm cước phí vận tải rẻ hơn rất nhiều, hàng hóa được bảo quản tốt hơn vì mỗi loại hàng hóa được đóng vào container riêng biệt, thích hợp với đặc tính của hàng hóa đó, và nhất là có thể vận chuyển nhiều chủng loại hàng hóa trên một con tàu.

Quan trọng khơng kém là chính sách tồn cầu hóa được chính phủ các nước áp dụng trên phạm vi toàn cầu qua việc liên tục ký kết các hiệp định thương mại như FTA, WTO, CPTPP, EVFTA. Tồn cầu hóa mang lại cho khách hàng tiêu dùng nhiều cơ hội lựa chọn sản phẩm, dịch vụ hơn, nhưng cũng đồng nghĩa với việc các nhà sản xuất, cung cấp dịch vụ chịu áp lực cạnh tranh nhiều hơn. Đó là thời điểm chín mùi khiến các cơng ty phải tìm một vũ khí cạnh tranh mới giúp họ đứng vững trước sức cạnh tranh ngày càng tăng; đây là lúc lý thuyết quản trị học được ứng dụng vào thực tế cuộc sống và tư duy quản trị chuỗi cung ứng được hình thành và phát triển giúp các công ty tồn tại trong môi trường cạnh tranh toàn cầu.

<b>1.4. QUẢN TRỊ CHUỖI CUNG ÚNG VÀ LOGISTICS</b>

Nhiều người nhầm lẫn quản trị chuỗi cung ứng (SCM - Supply Chain Management) với logistics. Vì vậy, điều quan trọng là phải làm rõ vai trò khác nhau của hai khái niệm này trong việc phát triển lợi thế cạnh tranh.

Quản trị chuỗi cung ứng đề cập về sự hợp tác giữa các đối tác trong chuỗi cung ứng trong nỗ lực chiến lược để đạt được khà năng cạnh tranh vượt trội. Do đó, quản trị chuỗi cung ứng đòi hỏi phải quản lý các khía cạnh khác nhau của q trình phổi hợp, chẳng hạn như thông tin, công nghệ, phân phối, sản phẩm, nguyên vật liệu, tài chính và cả các mối quan hệ. Các mối quan hệ trong chuỗi cung ứng rất phức tạp, để quản lý các mối quan hệ trong chuỗi cung ứng đòi hỏi phải phối hợp các quy trình quản lý trong nội bộ các công ty và giữa các công ty trong toàn chuỗi cung ứng.

Quàn trị chuỗi cung ứng là một khái niệm chiến lược và quản lý. Chức năng của logistics chủ yếu chỉ liên quan đến xử lý và theo dõi đơn hàng, quản lý hàng tồn kho, vận chuyển, kho bãi, xử lý vật liệu và đóng

</div><span class="text_page_counter">Trang 19</span><div class="page_container" data-page="19">

thể của chuỗi. Nếu khơng có logistics, chuỗi cung ứng sẽ có tình trạng hết hàng tồn kho tại một số địa điểm và quá nhiều hàng tồn kho tại những địa điểm khác.

Quản trị chuỗi cung ứng liên quan đến việc quản lý và điều phối dịng hàng hóa, dịng thơng tin, và dòng tiền, nhưng logistics chi liên quan đến việc qn lý dịng hàng hóa.

<b>1.4.1. Tác động của Logistics lên tể chức</b>

Logistics có tác động rất lớn đến tổ chức qua vai trò hỗ trợ tất cả các chức năng cùa tổ chức nhằm đảm bảo sản phẩm ln sẵn có kịp thời, như minh họa trong Hình 1.3. về phía đầu vào của tổ chức (inbound side), logistics phối hợp với cung ứng đảm bảo các nguyên vật liệu cần thiết cho các hoạt động của tổ chức luôn sẵn sàng đáp ứng nhu cầu sản xuất, về phía đầu ra của tổ chức (outbound side), logistics phối hợp với marketing đảm bảo sản phẩm được giao cho khách hàng đúng như yêu cầu.

Vận chuyền và định vị hàng tồn kho trong chuỗi cung ứng

<small>Tổ chức (nhà sản xuất)</small>

<b>Hình 1.3 Chức năng của logistics trong một tổ chức</b>

<i>Nguồn: Nara. R Sanders (20Ỉ8, ư 139)</i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 20</span><div class="page_container" data-page="20">

<b>1.4.2. Tiến trình phát triển của Logistics</b>

Vào thập niên 1960, logistics chỉ tập trung vào việc phân phổi sản phẩm, hàng hóa (physical distribution) từ nhà sản xuất đến tay người tiêu dùng (outbound side). Trong khoảng giữa thập niên 1970 và 1980, logistics không chi quản lý việc phân phối sản phẩm, hàng hóa (physical distribution) từ nhà sản xuất đến khách hàng mà còn quản lý quá trình vận chuyển nguyên vật liệu (material management) từ nhà cung cấp đến nhà sản xuất (inbound side). Đến thập niên 1990 cùng với sự xuất hiện lý thuyết quản trị chuỗi cung ứng (SCM), logistics bao gồm việc vận chuyển hàng hóa và nguyên vật liệu ttong toàn chuỗi cung ứng. Nghĩa là, logistics bao gồm cả việc quản lý dòng nguyên vật liệu từ nhà cung cấp đến nhà sản xuất, dòng sản phẩm từ nhà sản xuất đến khách hàng (down stream logistics), và dòng sản phẩm, hàng hóa từ khách hàng trà về nhà sản xuất và nhà cung ứng (up stream logistics), còn gọi là logistics ngược (reverse logistics), như được mô tả trong Hình 1.4. <small>trong</small> tồn <small>chicungứng</small>

<b>Hình 1.4 Tiến trình phát triển logistics</b>

<i>Nguồn: Nara R. Sanders (2018, tr 14)</i>

<b>1.4.3. Tác động của logistics lên chuỗi cung ứng1.4.4. Tác động lên sản xuất</b>

Logistics có vai trị đảm bảo dịng hàng hóa, ngun vật liệu luôn sẵn sàng đáp ứng cho quy trình sàn xuất; logistics là điều kiện cần thiết cho mơ hình sản xuất đúng số lượng, đúng thời điểm (just-in-time manufacturing).

</div><span class="text_page_counter">Trang 21</span><div class="page_container" data-page="21">

<b>1.4.5. Tác động lên tài chính</b>

Logistics với vai trị quản lý tốt dịng hàng hóa hình thành mơ hình sản xuất tiết kiệm và hiệu quả (Just-in-time manufacturing) đã làm giảm đến mức tối đa lượng hàng tồn kho phát sinh trong q trình sản xuất và trong tồn chuỗi cung ứng. Logistics không chỉ làm giảm lượng tồn kho phát sinh trong sản xuất mà còn giảm lượng tồn kho trong quá trình phân phối như trường hợp phân phối vượt trạm (cross-docking) từ đó tiết kiệm dòng tiền và làm tăng hiệu quả sử dụng đồng vốn.

<b>1.4.6. Logistics ngưực (Reverse Logistics)</b>

Logistics ngược là quy trình qn lý dịng hàng hóa xuất phát từ khách hàng tiêu dùng đến nhà bán lẻ, nhà phân phối, nhà sản xuất, và có thể là nhà cung cấp. Đó có thể là sản phẩm thu hồi, sản phẩm bị trả lại với nhiều lý do khác nhau. Quản lý Logistics ngược là quản lý các quy trình giải quyết, xử lý các sản phẩm bị trả lại hay thu hồi với nhiều lý do khác nhau; mỗi loại sản phẩm trả lại với những lý do khác nhau sẽ có những quy trình tương ứng để xử lý. Ngày nay, việc dễ dàng trả lại sản phẩm đang được xem là một tiêu chí chất lượng của đơn hàng. Neu Logistics ngược được quản lý tốt sẽ tạo được niềm tin của khách hàng, từ đó đem lại lợi ích to lớn và lâu dài cho nhà sản xuất như được mơ tả trong Hình 1.5.

<b><small>Logistics Bgưot (reserve logistics)</small></b>

<b>Hình 1.5 Nhiệm vụ của logistics trong chuỗi cung ứng</b>

<i>Nguồn: Nara R. Sanders (2018, tr 12)</i>

<b>1.4.7. Tiện ích Logistics mang lại cho chuỗi cung ứng</b>

Dưới góc độ quản lý dịng hàng, logistics đã mang lại ba tiện ích chính cho chuỗi cung ứng; đó là tiện ích về địa điểm, tiện ích về thời gian, và tiện ích về số lượng.

</div><span class="text_page_counter">Trang 22</span><div class="page_container" data-page="22">

<b>Hình 1.6 Tiện ích logistics mang lại cho chuỗi cung ứng</b>

<i>Nguồn: Nara R. Sanders (2018, tr 144)</i>

Nhiệm vụ của logistics là phải giao hàng đúng sổ lượng và chất lượng hàng hóa được bảo quản trong suốt quá trình vận chuyển. Để làm tốt việc này, logistics cần phải phối hợp với marketing hiểu rõ nhu cầu khách hàng để lựa chọn bao bì đóng gói thích hợp nhằm bào quản chất lượng hàng với chi phí cạnh tranh.

Logistics thực hiện vai trị đảm bảo hàng hóa đến đúng địa điểm và thời điểm qua việc lựa chọn và phối hợp các loại phương thức vận tải thích hợp nhằm đáp ứng nhu cầu khách hàng nhưng vẫn tiết kiệm chi phí.

<b>1.5. CÁU TRÚC CHUỖI CUNG ỨNG</b>

<b>1.5.1. Chiến lược cạnh tranh, chiến lược chuỗi cung ứng, và sự phù hợp chiến lược</b>

Mỗi chuỗi cung ứng đều khác nhau ờ cấu trúc và số lượng các thành viên trong chuỗi cung ứng. cấu trúc chuỗi cung ứng bắt đầu từ chiến lược cạnh tranh, chiến lược chuỗi cung ứng; từ đó, hình thành chiến lược cho các bộ phận chức năng và định hình các quy trình hoạt động kinh doanh cụ thể.

</div><span class="text_page_counter">Trang 23</span><div class="page_container" data-page="23">

<b>1.5.1.1. Chiến lược cạnh tranh (Competitive Strategy)</b>

Chiến lược cạnh tranh của một công ty là việc xác định các nhu cầu của khách hàng mà công ty tìm cách thỏa mãn thơng qua các sản phẩm và dịch vụ của mình; đó có thể là giá cà, thời gian giao hàng, sự đa dạng, và chất lượng.

Trong mỗi trường hợp, chiến lược cạnh tranh được xác định dựa trên nhu cầu khách hàng ưu tiên. Như trường hợp công ty Walmart lựa chọn việc cung cấp nhiều loại sản phẩm có chất lượng hợp lý với giá thấp là nhăm đáp ứng khách hàng có nhu cầu quan tâm nhiều hơn vào giá cả.

<b>Ỉ.5.Ỉ.2. Chiến lược chuỗi cung ứng (Supply Chain Strategy)</b>

Để thực hiện chiến lược cạnh tranh của công ty, tất cả các bộ phận chức năng trong chuỗi đều đóng một vai trị nhất định và mỗi chức năng phải phát triển chiến lược của riêng mình. Ở đây, chiến lược chuỗi cung ứng đề cập đến những gì mà mỗi quy trình hoạt động hoặc bộ phận chức năng sẽ cố gắng thực hiện thật tốt vai trị của mình. Chiến lược chuỗi cung ứng bao gồm chiến lược tìm nguồn cung ứng, chiến lược sản xuất, chiến lược logistics, chiến lược dịch vụ khách hàng, và các chiến lược khác.

Để một công ty thành công, tất cà các chiến lược chức năng phải hỗ trợ lẫn nhau và hỗ trợ chiến lược cạnh tranh.

Hãy xem xét một tình huống trong đó hoạt động tiếp thị đang quảng bá khả năng cung cấp nhiều loại sản phẩm một cách nhanh chóng của cơng ty; trong khi đó, hoạt động phân phối đang nhắm vào mục tiêu lựa chọn các phương tiện vận chuyển với chi phí thấp nhất. Trong tình huống này, có khả năng hoạt động phân phối sẽ làm trì hỗn các đơn đặt hàng nhằm đạt được hiệu quả kinh tế vận tải tốt hơn băng cách gom các đơn đặt hàng lại với nhau hoặc sử dụng các phương thức vận chuyển rẻ nhưng chậm. Hành động này mầu thuẫn với mục tiêu tiếp thị đã nêu là cung cấp sàn phẩm đa dạng một cách nhanh chóng.

Tương tự, hãy xem xét một tình huống trong đó một nhà bán lẻ đã quyết định cung cấp mức độ đa dạng sàn phẩm cao với mức tồn kho thấp nhưng lại lựa chọn nhà cung cấp và nhà vận chuyển dựa trên mức giá thấp chứ không phải khả năng đáp ứng của họ. Trong trường hợp này, nhà bán

</div><span class="text_page_counter">Trang 24</span><div class="page_container" data-page="24">

lẻ có khả năng đối diện sự phàn nàn của khách hàng không hài lịng vì sự kém sẵn có của sản phẩm.

<b>1.5.1.3. Sự phù hợp chiến lưực (Strategic fit)</b>

Để giải thích về sự phù hợp chiến lược, hãy xem xét sự phát triển chuỗi cung ứng của công ty Dell giữa 1993. Giữa năm 1993 và 2006, chiến lược cạnh tranh của Dell là cung cấp một lượng lớn nhiều sản phẩm có thể tùy chỉnh với giá cả hợp lý. Dell đã xây dựng các cơ sở lắp ráp được thiết kế linh hoạt và dễ dàng xử lý nhiều loại cấu hình do khách hàng yêu cầu. Khi đó, một cơ sờ tập trung vào chi phí thấp bằng cách áp dụng quy trình sàn xuất với khối lượng lớn cho một cấu hình duy nhất sẽ khơng phù hợp với chiến lược vào thời điểm này.

Một công ty cần làm gi để đạt được sự phù hợp hết sức quan trọng giữa các chiến lược chuỗi cung ứng và chiến lược cạnh ữanh? Một chiến lược cạnh tranh sẽ xác định rõ ràng hoặc ẩn ý một hoặc nhiều phân khúc khách hàng mà một công ty hy vọng sẽ đáp ứng. Để đạt được sự phù hợp chiến lược, một công ty phải đảm bảo răng năng lực của chuỗi cung ứng hỗ trợ khả năng đáp ứng nhu cầu của các phân khúc khách hàng mục tiêu.

Có ba bước cơ bàn để đạt được sự phù hợp chiến lược.

1. Hiểu nhu cầu khách hàng và sự không chắc chắn của chuỗi cung ứng: Đầu tiên, một công ty phải hiểu nhu cầu của khách hàng đối với từng phân khúc mục tiêu và sự không chắc chắn của những nhu cầu này áp đặt lên chuỗi cung ứng. Những nhu cầu này giúp công ty xác định các yêu cầu về dịch vụ và chi phí mong muốn. Sự không chắc chăn của chuỗi cung ứng giúp cơng ty xác định mức độ về tính khơng thể đoán trước cùa cung và cầu mà chuồi cung ứng phải chuẩn bị sẵn sàng.

2. Tìm hiểu khả năng của chuỗi cung ứng: Một công ty phải hiểu nguồn cung cấp, năng lực của các bộ phận chức năng trong chuỗi, và chuỗi cung ứng nên được thiết kế thế nào để hiệu quả nhất.

3. Đạt được sự phù hợp chiến lược: Nếu tồn tại sự không phù hợp giữa năng lực chuỗi cung ứng có thể đáp ứng và nhu cầu mong muốn của khách hàng, công ty sẽ cần phải tái cấu trúc chuỗi cung ứng để hỗ trợ chiến lược cạnh tranh hoặc thay đổi chiến lược cạnh tranh của mình

</div><span class="text_page_counter">Trang 25</span><div class="page_container" data-page="25">

Để đạt được sự phù hợp hồn tồn về chiến lược, một cơng ty cũng phải đảm bảo ràng tất cả các bộ phận chức năng của mình duy trì các chiến lược nhất quán hỗ trợ chiến lược cạnh tranh. Tất cả các chiến lược chức năng phải hồ trợ mục tiêu của chiến lược cạnh tranh. Tất cả các cơ sở trong chuỗi cung ứng, chẳng hạn như sản xuất, tồn kho và mua hàng, phải nhất quán với mức độ đáp ứng của chuỗi cung ứng.

Tuy nhiên, sự đáp ứng ln đi kèm với chi phí. Chi phí tăng sẽ làm giảm hiệu quả. Khi lựa chọn chiến lược tăng khả năng đáp ứng cùa chuỗi cung ứng thì cũng làm tăng chi phí, giảm hiệu quả của chuỗi cung ứng như được minh họa trong Bảng 1.1.

Ở đây đề cập vấn đề là sự đánh đổi (trade-off) vì khơng thể có cả hai; công ty phải chọn một trong hai làm chiến lược và cố găng cải thiện mặt còn lại. Như Walmart chọn chiến lược “giá giảm mỗi ngày - every day low price” nên họ duy trì lượng tồn kho thấp như vậy có khả năng giảm tính đáp ứng. Để tăng tính đáp ứng, Walmart đã đầu tư để sở hữu một đội xe tải có số lượng lớn, hoặc áp dụng phương pháp phân phối vượt trạm

Đáp ứng cầu với chi phí

Tạo tính năng (module) cho phép trì hỗn việc đáp

</div><span class="text_page_counter">Trang 26</span><div class="page_container" data-page="26">

<b>Bảng 1.1 Chuỗi cung ứng đáp ứng và chuỗi cung ứng hiệu quả</b>

Lựa chọn dựa ưên tốc độ, tính linh hoạt, độ tin cậy và chất lượng

<i>Nguồn: Chopra (2016, tr 30)</i>

<b>1.5.2. Khung quyết định tạo các nguồn lực căn bản trong SCM</b>

<b><small>Híêu quà- chi phí tbâp</small></b>

<b>Hình 1.7 Khung ra quyết Định trong chuỗi cung ứng</b>

<i>Nguồn: Chopra (2016, tr 46)</i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 27</span><div class="page_container" data-page="27">

Khả năng đáp ứng và tính hiệu quà của chuỗi cung ứng là kết quả từ sự điều phối, hợp tác, và chia sè thông tin giữa các nguồn lực thuộc logistics (logistics drives) và các nguồn lực thuộc chức năng chéo (cross­ function drives); bao gồm cơ sờ vật chất, hàng tồn kho, vận tải, thông tin, tìm nguồn cung ứng và định giá sản phẩm, cấu trúc trên một lần nữa phân định rõ ràng logistics và quản lý chuỗi cung ứng.

Quản lý chuồi cung ứng bao gồm việc sử dụng các nguồn lực thuộc logistics và các nguồn lực thuộc chức năng chéo để tăng hiệu suất chuỗi cung ứng. Các nguồn lực hay hoạt động thuộc chức năng chéo ngày càng trở nên quan ửọng việc nâng cao hiệu quả chuỗi cung ứng trong những năm gần đây. Mặc dù logistics vẫn là một phần quan ữọng, quản lý chuỗi cung ứng đang ngày càng tập trung vào ba nguồn lực chức năng chéo này. Để hiểu rõ hơn, hãy xem Walmart sử dụng các nguồn lực trên như thế nào qua ví dụ sau đây.

Chiến lược cạnh tranh của Walmart là trờ thành nhà bán lẻ đáng tin cậy, chi phí thấp cho nhiều loại hàng hóa tiêu dùng đại trà. Chiến lược này chi ra rằng chuỗi cung ứng lý tưởng sẽ nhan mạnh hiệu quả nhưng cũng duy tri mức độ đáp ứng đầy đủ về tính sẵn có của sản phẩm. Walmart sử dụng ba hoạt động thuộc Logistics và ba hoạt động thuộc chức năng chéo một cách hiệu quả để đạt được loại hiệu suất chuỗi cung ứng này.

<b>• Với hoạt động hàng tồn kho:</b>

Walmart duy trì chuỗi cung ứng hiệu quả băng cách giữ mức hàng tồn kho thấp.

Walmart đã đi tiên phong trong cross-docking, một hệ thống trong đó hàng tồn kho không được dự trữ trong kho mà được vận chuyển đến các cừa hàng từ nhà sản xuất với một điểm dừng ngắn tại trung tâm phân phối (DC - Distribution Center), nơi sản phẩm được chuyển từ xe tải đến (inbound truck) từ nhà cung cấp lên xe tải đi (outbound truck) từ trung tâm phân phối đến cửa hàng bán lẻ. Điều này làm giảm đáng kể hàng tồn kho vì sản phẩm chi được dự trữ tại các cừa hàng, không phải ờ kho hàng. Đối với hàng tồn kho, Walmart ưu tiên hiệu quả hơn khả năng đáp ứng.

</div><span class="text_page_counter">Trang 28</span><div class="page_container" data-page="28">

<b>• về mặt vận chuyển:</b>

Walmart điều hành đội xe của riêng mình để duy trì khả năng đáp ứng cao. Điều này làm tăng chi phí vận chuyển, nhưng bù lại là lợi ích vì giảm lượng hàng tồn kho và cải thiện tính khả dụng sằn có cùa sản phẩm.

<b>• về các cơ sở vật chất:</b>

Walmart sử dụng các trung tâm phân phối (DC) năm ờ trung tâm trong mạng lưới các cửa hàng của mình để giảm số lượng cơ sờ và tăng hiệu quả tại mỗi trung tâm phân phối DC. Walmart chi xây dựng các cửa hàng bán lẻ khi có đủ nhu cầu để đảm bào răng một số cửa hàng trong số đó được trung tâm phân phối (DC) hỗ trợ, do đó làm tăng hiệu quả của các tài sàn vận tải.

<b>• về cơng nghệ thơng tin:</b>

Walmart đã đầu tư nhiều hơn đáng kể so với các đối thủ cạnh tranh vào công nghệ thông tin, cho phép công ty cung cấp thông tin về nhu cầu trong chuỗi cung ứng cho các nhà cung cấp chi sản xuất những gì được yêu cầu. Kết quả là, Walmart dẫn đầu trong việc sử dụng ưình điều khiển thông tin để cải thiện khả năng đáp ứng và giảm đầu tư hàng tồn kho.

<b>• Đổi với hoạt động tìm nguồn cung ứng:</b>

Walmart xác định các nguồn cung cấp hiệu quà cho từng sản phẩm mà họ bán. Walmart cung cấp cho nhà cung cấp những đơn đặt hàng lớn, cho phép họ hoạt động hiệu quả bằng cách khai thác lợi thế kinh tế theo quy mơ.

<b>• Cuối cùng, đối với yếu tố định giá:</b>

Walmart thực hiện “định giá thấp hàng ngày” (Every Day Low Pricing - EDLP) cho các sản phẩm của mình. Điều này đảm bào rằng nhu cầu của khách hàng luôn ổn định và không dao động theo sự thay đổi giá cà.

Toàn bộ chuỗi cung ứng sau đó tập trung vào việc đáp ứng nhu cầu này một cách hiệu quả. Walmart sử dụng tất cà các yếu tố thúc đẩy chuỗi cung ứng để đạt được sự cân bằng hợp lý giữa khà năng đáp ứng và hiệu

</div><span class="text_page_counter">Trang 29</span><div class="page_container" data-page="29">

quà để chiến lược cạnh tranh và chiến lược chuỗi cung ứng của họ hài hòa với nhau.

<b>I.5.2.I. Cơ sở vật chất• Vai trị của cơ sở</b>

Các công ty phải quyết định liệu các cơ sở sản xuất sẽ tập trung vào khả năng linh hoạt, chuyên dụng hay kết hợp cà hai. Năng lực đáp ứng sự linh hoạt sử dụng được cho nhiều loại sản phẩm nhưng thường ít hiệu quà, trong khi năng lực phục vụ chuyên dụng chỉ có thể được sử dụng cho một số lượng sản phẩm hạn chế nhưng hiệu quả hơn. Các công ty cũng phải quyết định nên thiết kế một cơ sở tập trung vào sản phẩm hay tập trung vào chức năng. Một cơ sở tập trung vào sản phẩm có thể thực hiện tất cà các chức năng (ví dụ: chế tạo và lắp ráp) cần thiết để sản xuất một loại sản phẩm. Một cơ sờ tập trung vào chức năng chỉ thực hiện một số các chức năng nhất định (ví dụ: chế tạo hoặc lắp ráp) cho nhiều loại sản phẩm. Mức độ hoàn thành sản phẩm là một chiến lược sàn xuất quan trọng cần phải cân nhắc trong việc xây dựng cơ sở sản xuất. Đó là các chiến lược sản xuất sản phẩm và tồn kho (make to stock - MTS), chiến lược sản xuất linh kiện và tồn kho (assemble to stock - ATS), và chiến lược sản xuất theo đơn hàng (make to order - MTO).

Đối với nhà kho và trung tâm phân phối (Distribution Center), các công ty phải quyết định xem nên tập trung xây dựng các cơ sờ chủ yếu là cơ sở cross-docking hay cơ sở để lưu kho. Tại các cơ sở cross-docking, xe tải từ các nhà cung cấp được dỡ hàng; sản phẩm được chia thành các lô nhỏ hơn và nhanh chóng được chất lên xe tài chở đến cửa hàng. Mỗi xe tài đến cửa hàng chở nhiều loại sản phẩm, một số từ mỗi xe tài đầu vào. Đối với các cơ sở lưu trữ, các công ty phải quyết định các sản phẩm sẽ được lưu kho.

<b>• Địa điểm cơ sỡ</b>

Việc quyết định nơi một công ty sẽ đặt cơ sở vật chất của mình chiếm một phần lớn trong thiết kế chuỗi cung ứng. Một sự đánh đổi cơ bản ở đây là liệu có nên tập trung hóa để đạt được hiệu quả kinh tế của quy mô hoặc phân tán để phản ứng nhanh hơn bằng cách gần gũi hơn với khách hàng. Các |CÔng ty cũng phải xem xét một loạt các vấn đề liên quan đến các đặc

</div><span class="text_page_counter">Trang 30</span><div class="page_container" data-page="30">

điểm khác nhau của khu vực địa phương trong đó cơ sở được xây dựng. Chúng bao gồm các yếu tố kinh tế vĩ mô, chất lượng của lao động địa phương, chi phí nhân cơng, chi phí xây dựng cơ sở, sự sẵn có của cơ sờ hạ tầng, khoảng cách cơ sở với khách hàng, vị trí của các cơ sở vật chất khác của cơng ty, chính sách về thuế và các yếu tố chiến lược khác.

<b>• Năng lực sản xuất:</b>

Các cơng ty cũng phải xác định năng lực của cơ sở để thực hiện các chức năng dự kiến của nó. Cơ sờ với công suất dư thừa cho phép tăng khả năng đáp ứng khi nhu cầu thay đổi. Tuy nhiên, công suất dư thừa sẽ làm tăng chi phí do đó làm giảm hiệu quả. Một cơ sở có cơng suất nhỏ sẽ có hiệu q hơn trên mỗi đơn vị sản phẩm về mặt chi phí.

Tuy nhiên, cơ sở có tỷ lệ sử dụng, hay khai thác cơng suất cao sẽ khó đáp ứng với sự biến động của nhu cầu. Do đó, một công ty phải thực hiện một sự đánh đổi để xác định lượng cơng suất phù hợp cần có tại mỗi cơ sờ của mình.

<b>1.5.2.2. Vận tải</b>

Hoạt động vận tải liên quan đến việc chọn lựa cách thức mà hàng hóa được lưu chuyển trong chuỗi cung ứng. Tính phản ứng nhanh, tính linh hoạt và chi phí một lần nữa cần được xem xét thông qua việc lựa chọn phương tiện vận chuyển.

Câu hỏi đặt ra cho các nhà quản trị ở lĩnh vực này là:

• Làm thế nào để hàng hóa lưu thơng trong chuỗi cung ứng? • Hình thức vận tải nào nên được sử dụng?

Có sáu phương tiện vận tải cơ bản thường được sử dụng để vận chuyển hàng hóa trong chuỗi cung ứng.

• Máy bay: Là hình thức vận tải nhanh nhất, kèm theo chi phí cũng ở mức cao nhất.

• Xe tải: Là hình thức vận tài linh động, có khả năng tiếp cận được nhiều khu vực khác nhau. Tuy nhiên trọng tải mỗi lần thực hiện không được nhiều so với hình thức xe lửa hay tàu thủy.

</div><span class="text_page_counter">Trang 31</span><div class="page_container" data-page="31">

• Xe lửa: Là loại hình vận tài có chi phí thấp nhưng thời gian vận chuyển lâu, cũng như bị giới hạn về vị trí tuyến đường sắt cũng như hệ thống nhà ga.

• Tàu thủy: Là phương tiện chậm nhất nhưng mang lại hiệu quả về chi phí cao nhất.

• Đường ống: Là hình thức vận tải dùng cho các sản phẩm có đặc tính khác biệt của chất lỏng, chất khí như dầu hỏa, khí đốt hoặc nước.

<b>1.5.23. Tồn kho</b>

Hàng tồn kho phát sinh trong chuỗi cung ứng do sự không phù hợp giữa cung và cầu. Điều này có thể xảy ra tại khâu sản xuất khi áp dụng quy trình sàn xuất với số lượng lớn nhằm tiết kiệm chi phí sàn xuất (economy of scale) nhưng hậu quả là sản phẩm tồn kho phát sinh với số lượng lớn. Điều này cũng xảy ra ở khâu bán lẻ nơi dự trữ hàng tồn kho để đáp ứng nhu cầu dự đoán tăng trong tương lai hoặc khi cừa hàng bán lè tích trữ hàng tồn kho để chuẩn bị cho doanh số bán hàng tăng đột biến trong mùa lễ hội. Trong những trường hợp này, hàng tồn kho được tích trữ để tăng mức độ sẵn có của sản phẩm.

<b>1.5.2.4. Định giá sản phẩm</b>

Định giá là q trình mà một cơng ty quyết định mức phí mà khách hàng phải trà đối với hàng hóa và dịch vụ của mình. Giá cả ảnh hường đến phân khúc khách hàng chọn mua sản phẩm, cũng như ảnh hường đến kỳ vọng của khách hàng. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến chuỗi cung ứng về mức độ đáp ứng yêu cầu cũng như nhu cầu mà chuỗi cung ứng cố gắng phục vụ.

<b>1.5.2.5. Công nghệ thông tin</b>

ứng dụng công nghệ thông tin hiệu quả làm tăng sự phối hợp các quy trình kinh doanh trong chuỗi cung ứng, tăng khả năng hiển thị thông tin, tạo sự kết nối, cập nhật liên tục làm tăng tính đáp ứng và giảm chi phí ưong tồn chuỗi cung ứng. ứng dụng cơng nghệ thơng tin có tầm quan trọng trong việc tiếp cận với khách hàng. Nhờ vào công nghệ thông tin mà khách hàng biết đến các sản phẩm, dịch vụ của công ty. Chiều ngược lại,

</div><span class="text_page_counter">Trang 32</span><div class="page_container" data-page="32">

cũng nhờ công nghệ thông tin mà công ty nắm bắt nhu cầu và hành vi khách hàng qua việc thu thập, phân tích dữ liệu từ khách hàng.

<b>I.5.2.6. Cung ứng</b>

Tim nguồn cung ứng là tập hợp các quy trình kinh doanh cần thiết để mua hàng hóa và dịch vụ. Người quản lý trước tiên phải quyết định xem mỗi nhiệm vụ nên được thực hiện theo tiêu chí đáp ứng hay hiệu quả, và sau đó là quyết định thực hiện nội bộ của công ty hay mua ngồi, th ngồi. Tìm nguồn cung ứng khơng chỉ tạo được lợi thế cạnh tranh mà còn phải tạo mối quan hệ lâu dài với nhà cung cấp.

<b>1.6. CÁC XU HƯỚNG QUẢN TRỊ CHUỎI CUNG ỨNG1.6.1. Xu hướng tồn cầu hóa (globalization)</b>

Khái niệm “thị trường toàn cầu” đã thay đổi ý nghĩa về cách thức và địa điểm tiến hành kinh doanh đối với tất cả các doanh nghiệp và đối với khách hàng cá nhân. Các công ty đã được hưởng lợi từ sự lựa chọn lớn hơn về nguồn sản phẩm. Người tiêu dùng cũng được hưởng lợi do có nhiều lựa chọn sản phẩm hem, chất lượng cao hom và chi phí thấp hơn. Những tiến bộ nhanh chóng về cơng nghệ thơng tin, giao thơng vận tài, và các hiệp định thương mại liên tục được hình thành giữa chính phủ của các nước đã làm cho khái niệm về nền kinh tế toàn cầu trở thành một thực tế của cuộc sống

<b>1.6.2. Xu hướng thuê ngoài, mua ngoài (Outsourcing)</b>

Áp lực cạnh tranh gia tăng buộc các công ty phải nhận ra rằng họ cạnh tranh thông qua năng lực cốt lõi, đôi khi được gọi là năng lực khác biệt. Điều này có nghĩa là một tổ chức tạo ra giá trị vượt trội cho khách hàng bàng cách quản lý năng lực cốt lõi của họ tốt hơn đối thủ cạnh tranh.

Đe có thể tập trung vào năng lực cốt lõi, nhiều cơng ty th ngồi các hoạt động khác cho những công ty khác mà họ có thể thực hiện chúng tốt hơn. Việc th ngồi, mua ngồi (outsourcing) có thể liên quan đến một hoạt động gia cơng, vận chuyển, hoặc tồn bộ một quy trình sản xuất.

<b>1.6.3. Xu hướng cơng nghệ thông tin (Information technology)</b>

Một nguồn lực quan trọng trong quản lý chuỗi cung ứng là công nghệ

</div><span class="text_page_counter">Trang 33</span><div class="page_container" data-page="33">

xuất sản phẩm nhanh hơn, chất lượng tốt hơn, chi phí thấp hơn và xu hướng này sẽ tiếp tục. Nhiều quy trình khơng thể tường tượng được chỉ một vài năm trước đây đã được thực hiện thông qua việc sừ dụng công nghệ thông tin. Các thành tựu trong công nghệ thông tin như Internet, ERP (Enterprise Resource Planning - hoạch định nguồn lực doanh nghiệp), GPS (Global Positioning System - hệ thống định vị tồn cầu), liên lạc khơng dây qua vệ tinh, RFID (Radio Frequency Indentification - nhận dạng bằng tần số vô tuyến radio),V.V., đã biến các hoạt động điều phối, hợp tác, chia sẻ dữ liệu thực tại thời điểm bán hàng trong toàn chuỗi trờ thành hiện thực.

<b>1.6.4. Xu hướng hoãn lại (postponement)</b>

Điều này đơi khi được gọi là trì hỗn, trong đó việc hồn thành sản phẩm cuối cùng bị hỗn lại đến thời điểm cuối cùng có thể cho đến khi biết chắc chắn hơn về nhu cầu của địa phương.

Hewlett-Packard (HP) thành công với chiến lược này trong việc sản xuất và phân phối máy in của họ tại thị trường châu Âu. Cơng ty hồn thành việc sản xuất sản phẩm, lưu trữ sàn phẩm ở kho trung tâm, sau đó chờ đợi; việc đóng gói và dán nhãn quốc gia, ngơn ngữ sẽ được hoàn thiện khi nhu cầu địa phương được xác định.

Trì hỗn (hỗn lại) được xem là một chiến lược quan trọng để các công ty tiếp cận các khu vực địa lý đa dạng trong khi vẫn cung cấp khả năng tùy chỉnh đáp ứng nhu cầu khách hàng.

<b>1.6.5. Chuỗi cung ứng tinh gọn (the lean supply chain)</b>

Chuỗi cung ứng tinh gọn có thể được định nghĩa là tập hợp tất cả các tổ chức được liên kết trực tiếp bởi các dòng sản phẩm, dịch vụ, tài chính và thơng tin trong toàn chuỗi cùng hợp tác hoạt động nhàm giảm chi phí và lãng phí. Như vậy, một chuỗi cung ứng tinh gọn yêu cầu tất cả các tổ chức chuỗi cung ứng phải làm việc cùng nhau. Nó đòi hỏi nỗ lực phối hợp giữa câc đối tác để loại bỏ lãng phí trong tồn bộ chuỗi cung ứng bằng cách phân tích các quy trinh và xác định các lĩnh vực cần cải thiện.

<b>1.6.6. Chuỗi cung ứng phát triển bền vững và “xanh” (sustainability and the “Green” supply chain)</b>

Các tập đoàn ngày càng nhận thức được rằng họ phải thiết kế chuỗi cung ứng của mình sao cho bền vững. Điều này có nghĩa là thiết kế các

</div><span class="text_page_counter">Trang 34</span><div class="page_container" data-page="34">

quy trình để sử dụng các yếu tố đầu vào thân thiện với môi trường và tạo ra đầu ra có thể tái chế và khơng gây ơ nhiễm mơi trường.

<b>1.6.7. Quản trị sự gián đoạn chuỗi cung ứng (Managing Supply Chain Disruptions)</b>

Quản lý rủi ro chuỗi cung ứng là một thách thức vì sự gián đoạn có thể xảy ra vì nhiều lý do. Chuỗi cung ứng bị gián đoạn vì sự chậm trễ trong vận chuyển, hỏa hoạn, đình cơng, thiên tai, khủng bố, hoặc nhữ đại dịch covid 2019 vừa qua. Nhà quàn trị cần lập các kế hoạch dự phòng cho các tình huống rủi ro xảy ra với quy trình cụ thể và chi phí cụ thể nhằm giảm thiểu tổn thất.

<b>1.6.8. Quản trị sự bảo mật trong chuỗi cung ứng (Supply Chain Security)</b>

Là các nghiên cứu về an ninh chuỗi cung ứng và duy trì tính tồn vẹn của sản phẩm khi hàng hóa được di chuyển trên toàn cầu giữa các biên giới. An ninh chuỗi cung ứng xem xét các cách khác nhau để bảo vệ dòng sản phẩm, từ việc sử dụng niêm phong điện tử để ngăn chặn giả mạo, đến sử dụng công nghệ RFID và GPS để theo dõi vị trí sản phẩm. Dịng thơng tin cũng cần được bảo mật khi lan truyền trong chuỗi cung ứng qua việc tạo các bức tường lửa, mã hóa thơng tin. Và dịng tiền càng phải được đảm bảo an toàn tuyệt đối qua việc áp dụng các cộng nghệ nhận diện khuôn mặt, giác mạc, vần tay, giọng nói, chữ viết, và trí tuệ nhân tạo (Artificial Intelligence).

<b>TĨM TÁT CHƯƠNG</b>

Chương 1 đã trình bày những kiến thức cơ bản liên quan đến chuỗi cung ứng và quản trị chuỗi cung ứng, cũng như vai trị của nó trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp hiện nay. Chuỗi cung ứng được xem là một hệ thống các tổ chức có liên quan tới việc chuyển hóa các yếu tố đầu vào thành các sản phẩm, dịch vụ đầu ra và cung cấp chúng đến tay khách hàng. Quản trị chuỗi cung ứng là việc quản lý các mối quan hệ giữa các nhà cung cấp và khách hàng nhàm mang lại giá trị khách hàng vượt trội với chi phí thấp hơn cho tồn bộ chuỗi cung ứng.

</div><span class="text_page_counter">Trang 35</span><div class="page_container" data-page="35">

Quàn trị chuỗi cung ứng (SCM) là một khái niệm chiến lược và quản lý. SCM đề cập về sự hợp tác giữa các đối tác trong chuỗi cung ứng trong nỗ lực chiến lược để đạt được khả năng cạnh tranh vượt trội. Ngược lại với SCM, logistics bao gồm các nhiệm vụ liên quan đến việc di chuyển và định vị hàng tồn kho trong toàn bộ chuỗi cung ứng. Logistics là một chức năng hỗ trợ SCM.

Chuỗi cung ứng hình thành từ sự kết nối giữa các thành viên trong chuỗi, và sự kết nối đó là kết quả từ các mối quan hệ giữa các đối tác trong chuỗi. Vì vậy, quản trị chuỗi cung ứng thực chất là quàn trị mối quan hệ.

Có sáu nguồn lực cơ bản trong chuỗi cung ứng: cơ sờ vật chất, tồn kho, vận tải, tìm nguồn cung ứng, định giá sản phẩm, và cơng nghệ thông tin. Cấu trúc chuỗi cung ứng bắt đầu từ chiến lược cạnh tranh, chiến lược chuỗi cung ứng; từ đó, hình thành chiến lược cho các bộ phận chức năng và định hình các quy trình hoạt động kinh doanh trong tồn chuỗi.

Quản trị chuỗi cung ứng đang phát triển theo các xu hướng: Xu hướng tồn cầu hóa (globalization); xu hướng th ngồi, mua ngồi (outsourcing); xu hướng cơng nghệ (technology): xu hướng hoãn lại (postponement); chuỗi cung ứng tinh gọn (the lean supply chain); chuỗi cung ứng phát triển bền vững và “xanh” (sustainability and the “Green” supply chain).

<b>CÂU HỎI ƠN TẬP</b>

Câu 1: Trình bày khái niệm chuỗi cung ứng và quản trị chuỗi cung ứng.

Câu 2: Michael Porter nói rằng: “Trên thực tế, khơng phải các cơng ty cạnh tranh với nhau. Thay vào đó, chính chuỗi cung ứng của họ cạnh tranh”. Bạn hãy phân tích câu nói trên.

Câu 3: Phân tích sự khác biệt giữa chuỗi cung ứng hiệu quả (efficient) và chuỗi cung ứng đáp ứng (responsive).

Câu 4: Nara R. Sanders cho rằng: “Quàn trị chuỗi cung ứng thực chất là quản trị các mối quan hệ trong chuỗi cung ứng”. Bạn hãy phân tích câu nói trên.

</div><span class="text_page_counter">Trang 36</span><div class="page_container" data-page="36">

Câu 5: Các tiện ích Logistics mang lại cho chuỗi cung ứng là gì? Câu 6: Các hoạt động/nguồn lực căn bản nào thuộc Logistics? Câu 7: Phân tích tác động của Logistics đến sản xuất và tài chính. Câu 8: Hãy phân tích các xu hướng phát triển chuỗi cung ứng, và cho ví dụ minh họa.

</div><span class="text_page_counter">Trang 37</span><div class="page_container" data-page="37">

<b>CHƯƠNG 2</b>

<b>ĐIỀU HÀNH CHƯỎI CƯNG ỨNG: LẬP KÉ HOẠCH VÀ CUNG ỨNG</b>

Chương 2 giới thiệu về mơ hình tham chiếu vận hành chuỗi cung ứng (SCOR). Mơ hình này xác định vận hành chuỗi cung ứng gồm có bốn khâu hay lĩnh vực hoạt động là lập kế hoạch, cung ứng, sản xuất, và phân phối. Nội dung chương này chỉ tập trung phân tích các hoạt động trong hai khâu đầu tiên là lập kế hoạch và cung ứng; các hoạt động thuộc lĩnh vực sản xuất và phân phối sẽ được giới thiệu trong Chương 3.

<b>MỤC TIÊU CỦA CHƯƠNG :</b>

• Lĩnh hội và đánh giá được các khái niệm về các hoạt động điều hành chuỗi cung ứng.

• Hiểu biết ờ cấp điều hành về các hoạt động trong khâu lập kế hoạch và cung ứng

• Đánh giá được các hoạt động này đang vận hành tốt như thế nào trong công ty của bạn

<b>NỘI DUNG CHƯƠNG:</b>

2.1. Mô hình hoạt động của chuỗi cung ứng 2.2. Dự báo nhu cầu

2.3. Định giá sàn phẩm 2.4. Quản lý tồn kho 2.5. Cung ứng

2.6. Tín dụng và các khoản phải thu

<b>2.1. MƠ HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA CHUÔI CUNG ỨNG</b>

Trong chương đầu tiên, chúng ta đã thấy rằng có sáu nguồn lực tác động đến hiệu suất của chuỗi cung ứng. Những nguồn lực này này có thể được coi là các tham số thiết kế hoặc các quyết sách xác định và định hình năng lực của bất kỳ chuồi cung ứng nào. Trên nền tảng được tạo ra bời các

</div><span class="text_page_counter">Trang 38</span><div class="page_container" data-page="38">

quyết sách này, chuỗi cung ứng bắt đầu đi vào vận hành qua việc thực hiện các hoạt động thường xuyên, liên tục. Đây là những hoạt động then chốt, cốt lõi cùa mọi chuỗi cung ứng.

Để hiểu rõ hon về các hoạt động này và cách chúng liên quan với nhau, chúng ta có thể sử dụng mơ hình tham chiếu hoạt động chuỗi cung ứng (SCOR) do Hội đồng chuỗi cung ứng (Supply Chain Council - SCC) phát triển. Mơ hình này xác định vận hành chuỗi cung ứng gồm bốn khâu hay lĩnh vực hoạt động. Chúng ta sẽ sử dụng bốn khâu/lĩnh vực này để thảo luận về các hoạt động của chuỗi cung ứng:

Hoạch định đề cập đến tất cả các hoạt động cần thiết để lập kế hoạch và tổ chức các hoạt động như dự báo nhu cầu, định giá sản phẩm và quàn lý hàng tồn kho.

<b>Cung ứng</b>

Cung ứng bao gồm các hoạt động cần thiết trong việc tìm nguồn cung ứng các nguyên vật liệu đầu vào tạo ra sản phẩm hoặc dịch vụ. Chúng ta sẽ xem xét hai hoạt động ở đây.

Đầu tiên là hoạt động mua sắm nguyên vật liệu và dịch vụ. Hoạt động thứ hai là tín dụng và khoản phải thu, theo lý thuyết thì đây khơng được coi là hoạt động tìm nguồn cung ứng nhưng nó có thể được hiểu theo nghĩa đen là thu được tiền mặt. Cả hai hoạt động này đều có tác động lớn đến hiệu quả của chuỗi cung ứng.

<b>Sản xuất</b>

Khâu này bao gồm các hoạt động cần thiết để phát triển và xây dựng các sản phẩm và dịch vụ mà chuỗi cung ứng cung cấp. Các hoạt động mà chúng ta sẽ thảo luận trong khâu này là thiết kế sản phẩm, quản lý sản xuất,

</div><span class="text_page_counter">Trang 39</span><div class="page_container" data-page="39">

Mơ hình SCOR khơng bao gồm cụ thể quy trình thiết kế và phát triển sản phẩm nhưng vẫn được trình bày ờ đầy vì nó khơng thể thiếu trong quy trình sản xuất.

<b>Phân phối</b>

Khâu này bao gồm các hoạt động trong việc nhận đon đặt hàng của khách hàng và giao sản phẩm cho khách hàng. Hai hoạt động chính được xem xét là nhập đon hàng, thực hiện đon hàng và giao sản phẩm. Hai hoạt động này tạo thành các kêt nôi cốt lỗi giữa các công ty trong chuỗi cung ứng.

Phần còn lại của chưong này trình bày chi tiết hon trong các khâu lập kế hoạch và khâu cung ứng để có cái nhìn tổng quan ờ cấp điều hành về ba hoạt động chính tạo nên quy trình lập kế hoạch và hai hoạt động hình thành quy trình tìm nguồn cung ứng.

<b>2.2. Dự BÁO NHU CÀU</b>

Dự báo là một trong những hoạt động kinh doanh quan trọng nhất vì nó định hướng tất cả các quyết định kinh doanh khác. Các quyết định như theo đuổi thị trường nào, sản xuất sản phẩm nào, lượng hàng tồn kho cần có là bao nhiêu, và cần thuê bao nhiêu người đều dựa trên dự báo.

Wisner (2014) cho rằng hoạch định là quá trình thực hiện hành động để chuẩn bị cho tương lai. Nó địi hòi phải tổ chức các nguồn lực dựa vào sự tiên đoán của dự báo và chuẩn bị cho các sự việc trong tương lai. Các tổ chức cố gắng giảm thiểu khà năng bị tổn thất trước các thay đổi thì họ cần phải dự báo và lập kế hoạch các nguồn lực của mình cho phù hợp. Dự báo và hoạch định trở nên đặc biệt quan trọng khi độ trễ giữa nhận thức về một sự việc sắp xảy ra và nhu cầu ứng phó ngày càng trờ nên ngắn. Độ trễ này càng ngẳn, dự báo và hoạch định càng trở nên quan trọng.

Nhu cầu không tự phát sinh. Thay vào đó, nhu cầu của khách hàng bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố và có thể dự đốn được. Neu một cơng ty có thể xác định mối quan hệ giữa các yếu tố này và nhu cầu trong tương lai thì có thể dự đốn được nhu cầu với mức xác suất cụ thể.

Đe dự báo nhu cầu, trước tiên các công ty phải xác định các yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu trong tương lai và sau đó xác định mối quan hệ giữa các yếu tố này và nhu cầu trong tương lai. Một công ty phải am hiểu

</div><span class="text_page_counter">Trang 40</span><div class="page_container" data-page="40">

<i>về</i> nhiều yếu tố liên quan đến dự báo nhu cầu, bao gồm: • Nhu cầu trong quá khứ

• Thời gian bổ sung sản phẩm

• Kế hoạch quảng cáo hoặc nỗ lực tiếp thị • Giảm giá theo kế hoạch

• Thực trạng nền kinh tế

• Hoạt động mà đối thủ cạnh ưanh đã thực hiện

<b>2.2.1. Các phương pháp dự báo</b>

<i>Phương pháp định tính</i>

Các phương pháp dự báo định tính chủ yếu mang tính chủ quan và dựa vào phán đốn của con người. Chúng thích hợp nhất khi có ít dữ liệu lịch sử hoặc khi các chuyên gia có thơng tin thị trường có thể ảnh hường đến dự báo. Những phương pháp này có thể dùng để dự báo nhu cầu trong vài năm tới trong tương lai cho một ngành mới.

<i>Phương pháp nhãn quả</i>

Các phương pháp dự báo nhân quả giả định rang dự báo nhu cầu có mối tương quan chặt chẽ với các yếu tổ nhất định trong mơi trường (tình trạng của nền kinh tế, lãi suất, V.V.). Các phương pháp dự báo nhân quà tìm thấy mối tương quan này giữa nhu cầu và các yếu tố mơi trường và sử dụng các ước tính về các yếu tố môi trường để dự báo nhu cầu trong tương lai. Ví dụ, giá cả sàn phẩm có mối tương quan chặt chẽ với nhu cầu. Do đó, các cơng ty có thể sử dụng các phương pháp nhân quả để xác định tác động cùa khuyến mãi giá đối với nhu cầu.

<i>Phương pháp chuỗi thời gian</i>

Các phương pháp dự báo chuỗi thời gian sử dụng nhu cầu lịch sử để đưa ra dự báo. Chúng dựa trên giả định ràng lịch sử nhu cầu frong quá khứ là một chì số tốt cho tương lai. Những phương pháp này phù hợp nhất khi mơ hình nhu cầu cơ bản khơng thay đổi đáng kể từ năm này sang năm khác. Đây là những phương pháp đơn giản nhất để thực hiện và có thể đóng vai trị là điểm khởi đầu tốt cho dự báo nhu cầu.

</div>

×