Tải bản đầy đủ (.pdf) (14 trang)

Báo cáo nghiên cứu biến đổi tâm lý của nhân viên phục vụ tại một trung tâm cách lý trong đại dịch covid 19

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (243.33 KB, 14 trang )

<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">

HỌC VIỆN QUÂN Y

BỆNH VIỆN QUÂN Y 103 Báo cáo:

<b>NGHIÊN CỨU BIẾN ĐỔI TÂM LÝ CỦA NHÂN VIÊN PHỤC VỤ TẠI MỘT TRUNG TÂM CÁCH LY TRONG ĐẠI DỊCH </b>

<b>Hướng dẫn khoa học: GS. TS Cao Tiến ĐứcBáo cáo viên: BS. Nguyễn Văn Linh</b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2">

ĐẶT VẤN ĐỀ

<small>Đại dịch Covid-19 xuất hiện ở Vũ Hán, Trung Quốc sau đó lan ra nhanh chóng hầu hết các nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Tình hình dịch bệnh hiện nay vẫn đang hết sức phức tạp với số người nhiễm là hơn 64 triệu và hơn 1,5 triệu người tử vong. Đặc biệt, ở nhiều nước số người nhiễm và số người tử vong rất cao như Mỹ, Ấn Độ, Brazil, Nga... và dự đốn con số này cịn tiếp tục tăng trong thời gian tới. Điều này gây ra gánh nặng y tế cho các hầu hết các nước, gồm cả các nước có nền y học phát triển. </small>

<small>Tại Việt Nam, với sự vào cuộc quyết liệt của chính phủ và tồn xã hội đã phịng - chống dịch rất hiệu quả.Với phương châm chủ động phát hiện, cách ly và dập dịch triệt để nhằm ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh ra cộng đồng, chúng ta đã hình thành nhiều trung tâm nhằm cách ly tất cả những người có tiếp xúc gần với người nhiễm Covid -19 hoặc trở về từ vùng dịch. Số lượng nhân viên phục vụ tại các trung tâm cách ly này là rất lớn. </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3">

ĐẶT VẤN ĐỀ

<small>Các nghiên cứu trước đây đã chỉ ra rằng khi có sự bùng phát của các dịch bệnh truyền nhiễm, ln có những phản ứng tâm lý xã hội với các mức độ khác nhau. Do đó, đánh giá phản ứng tâm lý của nhân viên phục vụ tại các trung tâm cách ly do đại dịch Covid -19 có ý nghĩa rất lớn trong cơng tác phịng chống dịch bệnh hiệu quả. </small>

<i><small>Vì vậy, chúng tơi tiến hành nghiên cứu này nhằm mục tiêu: Phân tích phản ứng tâm lý của nhân viên phục vụ tại một trung tâm cách ly trong đại dịch Covid -19.</small></i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4">

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

<small>-Chọn mẫu: Toàn bộ nhân viên phục vụ tại một trung tâm cách ly, tổng: 86 người-Thiết kế nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang</small>

<small>-Địa điểm: Trung tâm cách ly tập trung, Trường Quân sự, Quân khu 3-Thời gian: 24,25 tháng 3 năm 2020</small>

<small>-Thu thập số liệu: nhóm nghiên cứu gồm 05 người, là cán bộ nhân viên khoa tâm thần, Bệnh viện quân y 103, có kinh nghiệm nghiên cứu khoa học và làm các test tâm lý. Tiến hành thu thập số liệu trực tiếp qua phỏng vấn nhân viên phục vụ tại địa điểm nghiên cứu.</small>

<small>-Xử lý số liệu: Số liệu được xử lý bởi PGS. TS Lê Văn Quân, Bệnh viện Quân y 103; độc lập với nhóm nghiên cứu.</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5">

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

<small>-Cơng cụ thu thập số liệu: Thang đo cẳng thẳng cảm xúc và thang đánh giá tác động của </small>

<b>sự kiện (đại dịch Covid-19)</b>

<b><small>* PSS- Perceived Stress Scale </small></b>

<small>0-13đ: Mức độ căng thẳng thấp</small>

<small>14-26đ: Mức độ căng thẳng trung bình27-40đ: Mức độ căng thẳng cao </small>

<b><small>* IES-R- The Impact of Event Scale-Revised</small></b>

<small>Dưới 24 điểm: Khơng có rối loạn stress sau sang chấn</small>

<small>24-32đ: Cần tiếp tục theo dõi rối loạn stress sau sang chấn trong tương lai.33-38đ: Có thể chẩn đốn rối loạn stress sau sang chấn</small>

<small>39đ trở lên: rối loạn stress sau sang chấn để lại hậu quả nặng nề (thậm chí 10 năm sau) * Độ tin cậy, giá trị</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Bảng 1: Một số đặc điểm chung của ĐTNC

</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Bảng 2: Cảm xúc, thái độ của ĐTNC khi nghe thông tin về dịch Covid-19

</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Bảng 3: Đặc điểm tâm lý của ĐTNC khi dịch bùng phát

</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

<i><b><small>Biểu đồ 1. Hậu quả tác động tâm lý của đại dịch covid-19 lên ĐTNC</small></b></i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10">

BÀN LUẬN

1. Cảm xúc, thái độ của NNC khi mới nghe thông tin về dịch COVID-19

Đại dịch covid-19 gây ra những tác động tâm lý xã hội trong cộng đồng nói chung và những nhân viên phục vụ nói riêng. Tỷ lệ người cảm thấy lo lắng khi nghe thông tin có dịch Covid-19 chiếm chủ yếu với 72 người (83,72%). Cảm xúc này của nhân viên phục vụ là phù hợp với phản ứng tâm lý chung của cộng đồng trước dịch bệnh có tính chất nguy hiểm như đại dịch Covid-19.

Việt Nam đã ghi nhận được những ca nhiễm đầu tiên vào ngày 06 tháng 3 năm 2020 và sau đó đã có những ca lây nhiễm trong cộng đồng từ các ổ dịch, đặc biệt là tại bệnh viện Bạch Mai. Vì vậy, tâm lý chung trong cộng đồng là lo sợ bệnh dịch sẽ lan tràn trong công đồng. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi đã phản ánh đúng với phản ứng tâm lý xã hội chung trước tình hình đại dịch Covid -19: số người lo sợ dịch bệnh lan tràn là 78 người (90,70%).

Hơn nữa, với tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp cả trong nước và trên thế giới, số người trở về từ vùng dịch lớn. Nên tâm lý chung là tin rằng dịch bệnh sẽ có khả năng bùng phát trong tương lại. Điều này đã được thể hiện rõ trong kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy tỷ lệ người lo lắng sẽ có đợt bùng phát trong tương lai 76,74% (66/86).

</div><span class="text_page_counter">Trang 11</span><div class="page_container" data-page="11">

BÀN LUẬN

<small>2. Đặc điểm tâm lý của NNC khi đại dịch COVID-19 bùng phát</small>

<small>Nhân viên phục vụ là một nhóm có nguy cơ nhiễm bệnh do có sự tiếp xúc với những người nghi nhiễm Covid -19. Đặc biệt, tại Việt Nam đã có báo cáo cho thấy có cán bộ y tế bị lây nhiễm trong quá trình điều trị bệnh nhân nhiễm Covid -19. Hơn nữa, số người cách ly tại các trung tâm cách ly rất lớn có thể cũng tác động đến tâm lý của nhân viên phục vụ. Phù hợp với giả thuyết này, kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy tất cả nhân viên phục vụ đều có sự căng thẳng tâm lý ở các mức độ khác nhau, trong đó chủ yếu là căng thẳng mức độ trung bình (88,37%). Phản ứng cẳng thẳng tâm lý này cũng là diễn biến tâm lý thường thấy trong cộng đồng trước các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm. Theo Wu và cộng sự (2009) cho thấy tỷ lệ cao trong cộng đồng có căng thẳng tâm lý liên quan đến dịch SARS. </small>

<small>Sự căng thẳng tâm lý cùng với diễn biến phức tạp của dịch bệnh có thể là nguyên nhân dẫn đến tỷ lệ người đánh giá tiêu cực về dịch bệnh khá cao như trong nghiên cứu của chúng tơi. Có 51,16% đánh giá tiêu cực mức độ trung bình và 48,84% đánh giá tiêu cực mức độ nhẹ. Tuy nhiên, khơng có đối tượng nghiên cứu có đánh giá tiêu cực mức độ cao. Điều này có thể do tình hình dịch bệnh thực tế tại Việt Nam do các biện pháp phòng chống dịch quyết liệt của Nhà nước kết hợp công tác tư tưởng tốt đối với nhân viên phục vụ đã giảm được sự đánh giá tiêu cực với một đại dịch nguy hiểm như Covid-19. Cũng phù hợp với điều này mà tỷ lệ đánh giá tích cực ở mức độ nhẹ là 36,05%, mức trung bình là 40,70% và có cả mức độ cao với 23,25%.</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 12</span><div class="page_container" data-page="12">

BÀN LUẬN

3. Hậu quả tâm lý do đại dịch COVID-19

Một trong những vấn đề cần được phân tích là hậu quả tâm lý trên đối tượng phục vụ liên quan đến đại dịch Covid-19. Các tác giả trước đây cho rằng trước diễn biến của dịch bệnh nguy hiểm và phức tạp như covid-19 thì hậu quả tâm lý có thể gặp là rối loạn stres sau sang chấn (Post-traumatic stress disorder-PTSD). Do đó chúng tơi tiến hành phân tích tỷ lệ người mắc hội chứng này và thậm chí có hội chứng này với những hậu quả nghiêm trọng như nhạy cảm quá mức, trải nghiệm lại các sự kiện sau sang chấn ….

Kết quả nghiên cứu cho thấy mặc dù phần lớn đối tượng nghiên cứu khơng có hậu quả rối loạn stress sau sang chấn khi phụ vụ ở trung tâm cách ly nhưng có một tỷ lệ nhất định nhân viên phục vụ những triệu chứng của rối loạn stress sau sang chấn, được chẩn đoán rối loạn stress sau sang chấn và thậm chí rối loạn stress sau sang chấn đã gây ra những hậu quả nghiêm trọng (11,63%, 5,81% và 12,79%). Tỷ lệ này là tương đối cao và cần thiết có những nghiên cứu sâu hơn để đưa ra các biện pháp cạn thiệp tâm lý phù hợp cũng như xây dựng các chính sách ưu đãi phù hợp cho những người phục vụ trong đại dịch Covid-19.

</div><span class="text_page_counter">Trang 13</span><div class="page_container" data-page="13">

KẾT LUẬN

Nghiên cứu diến biến tâm lý trên 86 nhân viên phục vụ tại một trung tâm cách ly do đại dịch covid -19 cho thấy:

<small>-</small> 83,72% cảm thấy lo lắng khi nghe thông tin có dịch, 90,70% lo sợ dịch sẽ lan tràn, 76,74% lo sợ dịch covid-19 sẽ có đợt bùng phát trong tương lai.

<small>-</small> 100% có căng thẳng tâm lý ở các mức độ khác nhau trong đó chủ yếu là căng thẳng mức độ trung bình (chiếm 88,37%). Đánh giá tiêu cực với 2 mức độ: mức độ nhẹ chiếm 48,84% và mức độ vừa chiếm 51,16% trong khi đánh giá tích cực có 3 mức độ: mức độ nhẹ chiếm 36,05%, mức độ vừa chiếm 40,70% và mức độ cao chiếm 23,25%.

<small>-</small> Có 5,81% được chẩn đốn PTSD và 12,79% được chẩn đoán PTSD gây hậu quả nghiêm trọng.

</div><span class="text_page_counter">Trang 14</span><div class="page_container" data-page="14">

XIN CHÂN THÀNH CẢM ƠN!

</div>

×