Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (108.33 KB, 2 trang )
<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">
Họ và tên: Nguyễn Văn Dương MSV: 21050825
Lớp: KTQT – CLC2 – K66
BÀI THU HOẠCH
BUỔI TRẢI NGHIỆM VĂN HÓA ẤN ĐỘ
Vào ngày 31 tháng 10 vừa qua, và các bạn học cùng mơn "Quản trị quốc tế, đa văn hóa và xuyên quốc gia" đã có cơ hội tham gia vào một buổi trải nghiệm thú vị về văn hóa đương đại của Ấn Độ tại Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – ĐHQGHN. Buổi trải nghiệm này đã đưa chúng em vào một hành trình khám phá và hiểu sâu hơn về những nét đẹp độc đáo trong văn hóa Ấn Độ.
Đầu tiên, văn hóa Ấn Độ được hình thành từ bốn yếu tố quan trọng, mỗi yếu tố này đóng góp một phần quan trọng vào sự đa dạng và sâu sắc của nền văn hóa của họ.
- Về kiến trúc: Kiến trúc nổi tiếng nhất của quốc gia Nam Á là đền Taj Mahal, được xây dựng như là một biểu tượng về tình yêu bất diệt của hoàng đế Shah Jahan dành cho người vợ thứ ba của mình. Ngơi đền là một cấu trúc hài hòa được kết hợp từ những phong cách Hồi giáo, Ba Tư, Ottoman, Thổ Nhĩ Kỳ và Ấn Độ - Về nghệ thuật, Ấn Độ nổi tiếng với môn nghệ thuật thứ 7. Nước Mỹ có
Hollywood thì Ấn Độ có cơng nghiệp Bollywood. Ngành công nghiệp này bắt đầu từ năm 1896 kéo dài và phát triển cho đến nay. Những bộ phim của Ấn Độ thường dùng kỹ thuật Slow Motion và đầu tư rất kỹ lưỡng về trang phục cũng như bối cảnh. Ấn Độ có cả một kho tàng đồ sộ những bộ phim nổi tiếng như Triệu phú khu ổ chuột, cô dâu 8 tuổi và gần đây nhất là vị hoàng đế huyền thoại đều bộc lộ rõ nét tinh hoa của ngành công nghiệp điện ảnh nước này.
- Về trang phục:Đặc trưng trong văn hóa Ấn Độ có nhiều nét đặc biệt từ trang phục truyền thống tại Ấn Độ cũng có nhiều sự khác biệt rất lớn theo từng vùng về màu sắc và kiều dáng, và phụ thuộc trên nhiều yếu tố, bao gồm cả khí hậu. Các kiểu trang phục dân dã gồm sari truyền thống cho phụ nữ và dhoti truyền thống cho nam giới
- Về đồ ăn:Người Á Đông thường dùng đũa để gắp thức ăn, người Tây Âu dùng dao và thìa thì người Ấn Độ lại dùng tay. Đây là một nét đặc trưng trong văn hóa Ấn Độ tạo nên nét độc đáo thu hút khách du lịch khám phá miền đất nơi đây. Một nửa dân số Ấn Độ ăn chay cộng thêm rất nhiều tơn giáo (tổng cộng có đến hơn 2 triệu vị thần) nên người Ấn kiêng rất nhiều loại thịt.Đồ uống rất được ưa chuộng ở Ấn Độ, đặc biệt là bia, gin tonic và whisky
- Về văn hóa giao tiếp:Trong văn hóa giao tiếp ở Ấn Độ việc bạn bắt tay quá chặt ở Ấn Độ bị coi là thiếu lịch sự. Ở phía Bắc (như Delhi), khi chắp hai bàn tay lại như
</div><span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2">để trước ngực, hơi cúi đầu và nói: Namaste J được coi là rất coi trọng người khác. Và cũng không nên bắt tay phụ nữ.Người Ấn Độ thường nói chuyện về gia đình thường nói chuyện về gia đình. Bạn đừng ngạc nhiên khi người Ấn Độ tìm hiểu tỷ mỷ về gia đình bạn, đã kết hơn chưa hoặc có phải đã ly hơn khơng, con tên là gì, vợ hoặc chồng năm nay bao nhiêu tuổi.
Ngoài việc học hỏi về những đặc trưng văn hóa này, buổi trải nghiệm còn cho chúng em tham gia vào các hoạt động thực tế. Em đã được trải nghiệm vẽ henna, thử mặc trang phục truyền thống, và thưởng thức ẩm thực trà Ấn Độ. Mỗi vùng miền Ấn Độ có trang phục riêng biệt và cách thiết kế thể hiện sự đa dạng trong văn hóa Ấn Độ. Buổi trải nghiệm này đã giúp chúng em mở rộng tầm hiểu biết về văn hóa Ấn Độ và là một cơ hội thú vị để tiếp xúc với những đặc trưng văn hóa độc đáo của quốc gia này. Chúng em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến TS. Nguyễn Thị Phương Linh đã tổ chức buổi trải nghiệm này, giúp chúng em thấu hiểu và yêu quý văn hóa Ấn Độ hơn.
</div>