Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Hoàng đế Ashoka đã sống lại như thế nào? Và huyền bí văn hóa Ấn Độ 3 pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (136.22 KB, 6 trang )

giới, ngay cả cách xa đây 600 yojanas, nơi mà vua Hy Lạp Antiochos ngự trị, và
xa hơn nữa nơi mà 4 vua tên là Ptolemy, Antigonos, Magas và Alexander cai trị,
cũng vậy ở về phía Nam giữa những người Cholas, Pandyas và xa tận Tamraparni.

(Bia đá ở Kalsi, làm năm 256 BC)
(c)
Những dân ở những xứ láng giềng giờ tự hỏi: "Vua này có ý định gì?". Ý định
duy nhất của trẫm là họ hảy sống không còn sợ trẫm nửa, và họ tin trẫm và với
trẫm chỉ có hạnh phúc thôi chứ không còn đau khổ. Trẫm khuyến khích họ áp
dụng Phật pháp vào cuộc sống để đạt được hạnh phúc trên cõi đời này và cõi khác.
Trẫm nói thế để trẫm chuộc lại nợ mà trẫm đã làm và để mọi người biết rằng trẫm
sẽ không thất hứa nữa.
(Bia Kalinga, làm năm 256 BC)
(d) Devanampiya, vua Piyadesi, nói như sau: không có tặng phẩm nào hơn tặng
phẩm Dhamma, không có thân hưũ nào hơn Dhamma, không có phân phát nào
hơn phân phát Dhamma, va không có liên hệ nào hơn liên hệ Dhamma. Và
Dhamma gồm rằng: đối xử đàng hoàng với người ở và ngươi làm việc, kính mẹ và
cha, rộng lượng với bạn bè, đồng hành, người thân, tu sĩ và cư sĩ, và không sát
sinh. Vì thế một người cha, con, anh em, chủ, bạn, đồng hành hay hàng xóm đều
nói: "Đây là điều tốt, nên thực hành". Một điều tốt trên thế gian này và đạt được ân
huệ lớn cho thế gian tới bằng ban phát tặng phẩm Dhamma.
(Bia đá Girna, làm năm 256 BC)
(e) "Thương quí của các thần linh", vua Piyadesi, kính trọng các tu sĩ và bậc tu
lãnh đạo của tất cả các tôn giáo, và vua phong tặng họ với quà tặng và đủ loại
phẩm vật, tước phong. Nhưng "Thương quí của các thần linh", vua Piyadesi không
coi trọng những tặng phẩm và tước hiệu bằng điều này Là phải có sự phát triển
về cơ bản của tất cả các tôn giáo. Sự phát triển về cơ bản có thể được thực hiện
bằng nhiều cách, nhưng tất cả các cách đều có nguyên căn chính là tránh nói quá
độ, có nghĩa là, không nên ca ngợi tôn giáo mình thái quá, hay nói xấu tôn giáo
khác mà không có nguyên do. Nếu có lý do đi nữa để phê bình thì phải làm một
cách nhẹ nhàng. Nhưng tốt hơn vẫn là kính trọng các tôn giáo khác. Làm như vậy


thì tôn giáo của mình được lợi, cũng như các tôn giáo khác. Trong khi nếu làm
ngược lại, thì sẽ mang hại đến chính tôn giáo mình và các tôn giáo khác. Những ai
khen quá nhiều tôn giáo mình, do một niềm tin quá độ, và chỉ trích các tôn giáo
khác với ý nghĩ là "Để tôi làm rạng danh tôn giáo tôi", thật ra chỉ là làm hại chính
tôn giáo mình. Vì thế, sự tiếp xúc giữa các tôn giáo là điều tốt. Mọi người nên lắng
nghe và kính trọng niềm tin và điều tốt từ các tôn giáo khác. "Thương quí của các
thần linh", vua Piyadesi, mong muốn rằng, mọi người sẽ học được những điều tốt
từ tất cả các tôn giáo.
Sắc lệnh trên cột
(a) Sau hai mươi năm lên ngôi, "Thương quí của các thần linh" (devanampiya),
vua Piyadesi, đã đến thăm và tôn thờ nơi đây bởi vì nơi đây, Đức Phật, nhà hiền
triết của bộ tộc Sakyans, sinh ra. Vua đã làm một tượng đá và cột đá dựng lên. Và
bởi vì Đức Phật đã sinh ra tại đây, làng Lumbini được miễn thuế và chỉ phải trả
1/8 sản lượng.
(Cột ở Lumbini, nơi đức Phật sinh ra, làm năm 249 BC)
(b) Thương quí của các thần linh, vua Piyadesi, nói rằng: Dọc theo các con
đường, trẫm đã trồng các cây bàng để chúng có thể cho bóng mát cho thú vật và
dân chúng, và trẫm cũng trồng các vườn xoài. Ở mổi khoảng cách 8 //krosas//,
trẫm đã đào giếng và xây những nhà nghỉ, và ở nhiều chổ, trẫm đã ra lệnh làm các
trạm có nước để cho thú vật và dân chúng dùng. Nhưng những điều này chỉ là kết
quả nhỏ thôi. Những việc làm dân chúng hạnh phúc đã được các vua trước làm. Ta
cũng đã làm như vậy để có mục đích là, dân chúng có cơ hội áp dụng Phật pháp
vào đời sống.
(Cột Delhi, làm năm 243 B.C)
(c) Thương quí của các thần linh, vua Piyadesi đã nói như sau: Hai mươi sáu
năm sau khi ta lên ngôi, ta ra lệnh nhiều loại thú vật được bảo vệ - các loài két,
//aruna//, ngỗng, vịt trời, //nadimukhas, gelatas//, dơi, kiến chúa, cá không xương,
rùa, sóc, nai, bò bồ câu và tất cả các loài thú vật 4 chân không có ích hay không
ăn được Nơi trú của các sinh vật không được đốt và rừng không được đốt không
lý do hay để giết thú vật.

(Cột Delhi, làm năm 243 B.C)
(Chú thích: những tên hay chữ giữa 2 dấu // là những từ cổ hiện nay chưa hiểu
được nghĩa của chúng)
Chữ Brahmi khắc trên cột ở Lumbini
(5) Ashoka và di sản
Ashoka là một vị vua gương mẫu trong lịch sử thế giới. Trong vương quốc của
ông, tất cả nhân dân đều được đối xử nhân hậu, các sinh vật được bảo vệ, không
có sự sát sinh kể các các thú vật nhỏ bé nhất. Ông đã ban những đạo luật áp dụng
những lời dạy của dức Phật trên toàn vương quốc rộng lớn từ Tây sang Đông, từ
Bắc xuống Nam. Những lời lẽ trong sắc lệnh của ông cho thấy rõ về con người của
vị vua này. Người ta biết nhiều về ông hơn hết các vị vua khác trong lịch sử Ấn
độ.
"Amidst the tens of thousands of names of monarchs that crowd the columns of
historỵ the name of Ashoka shines, and shines almost alone, a star" (H.G Wells,
Sử gia Anh, tác giả bộ sách "History of the World")
"Trong giữa cả chục ngàn tên họ của các vua các triều đại đông đúc trên các
trang cột trong lịch sử Tên của Ashoka soi sáng, và hầu như soi sáng một mình,
một ngôi sao"
Mặc dầu nước Ấn hiện nay theo đạo Ấn giáo và Hồi giáo nhưng trên quốc kỳ
của Ấn độ là hình bánh xe luân hồi (dhammachakra) gần tượng sư tử trên cột
tượng mà hoàng đế Ashoka đã dựng lên hơn 2000 năm trước đây. Người Ấn đã rất
hảnh diện với vị vua gương mẫu và nổi tiếng này. Ông đã để lại một di sản quí báu
cho nhân loại.

Ông gởi các cư sĩ đạo Phật đi truyền tư tưởng Phật đi các nước. Nhờ ông mà
đạo Phật đã còn và phát triển qua Tích Lan, Miến điện, Thái lan, Cam Bốt, Lào,
Việt Nam, Trung Quốc, Đại Hàn, Nhật Bản. Di sản của ông thật là to lớn. Ông
cũng gởi tu sĩ lên các nước phương Bắc và qua phương Tây và có ảnh hưởng đến
một số nhà hiền triết ở Hy Lạp nhưng đạo Phật đã không bám rễ lâu dài ở những
nơi đó. Theo Lê Mạnh Thát (4) thì nhà sư Phát Quang có thể là người truyền đạo

Phật đầu tiên ở Việt Nam do vua Ashoka gởi đi qua nước chung quanh. Chữ Đồng
Tử và Tiên Dung (con vua Hùng, khoảng thế kỷ 3 trước công nguyên) không phải
là hai nhân vật trong huyền thoại mà là hai phật tử đầu tiên ở Việt nam sau khi thụ
Pháp từ nhà sư Phát Quang.
(6) Lời Kết
Sau khi đã đọc và giải các dòng chữ trên các cột tượng, Prinsep tiếp tục đọc các
khám phá mới như trên phiến đá tìm được ở Dhauli, tiểu bang Orissa gần Calcutta,
một số chữ và dòng viết đã mòn và mất, tuy nhiên ông cũng đọc trên phiến đá này
nhắc đến về các vị vua ở tận bờ Địa Trung Hải như Antiochus, Ptolemy đã biết
đến vua Ashoka (xem bản dịch bia đá ở Kalsi đoạn trên).
Đây là một chi tiết quan trọng cho biết vua Ashoka cùng thời với vua Ptolemy ở
Ai Cập mà sử liệu có chép đầy đủ hơn. Ông rất phấn khởi và cố gắng tìm và tái tạo
lại những dòng chữ đã mất. Không lâu sau đó, thêm một phiến đá to lớn có chữ cổ
Ashoka Brahmi ở Girna, gần Gujerat được biết đến, Prinsep một lần nữa chú ý để
đọc và nhận ra hai bản ở phiến đá Dhauli và Girna là giống nhau, mặc dầu chúng
cách nhau hàng ngàn dậm, một ở phương Tây và một ở phương Đông. Lúc này thì
tiếng tăm của Prinsep đã lớn ở khắp Ấn độ, ông khẩn cấp nhờ chính phủ cho người
đến Gugerat để tìm kiếm và làm bản facsimile tốt hơn. Chính phủ vui lòng và đã
khẩn cấp gởi người tới Girna để lấy thêm thông tin.
Nhưng khi bản facsimile đến trụ sở Hội Á Châu thì Prinsep đã lên tàu một ngày
trước đó trở về Anh để trị bệnh. Ông đã yếu sức và tâm thần đã suy đồi sau những
năm say mê tận tuỵ khám phá to lớn trong sử học. Năm sau ông suy tâm, đi đến
điên loạn và mất ở Anh.
Ở trung tâm thành phố Calcutta, dọc bờ sông Hằng (Ganges), gần trụ sở Hội
Asiatic Society, có một bức tượng mà du khách có thể viếng đến, nếu để ý tới. Đó
là bức tượng của nhà khoa học James Prinsep mà nước Ấn độ đã dựng lên tưởng
nhớ công trình khám phá to lớn về khảo cổ học. Trong sách du lịch hướng dẫn về
Ấn độ của Lonely Planet xuất bản hiên nay, có đề cập đến nơi này. Nếu có dịp,
bạn nên viếng thăm nơi đây.


Ca dao Việt nam ta thường nói
Trăm năm bia đá thì mòn
Ngàn năm bia miệng vẫn còn trơ trơ
có ý nghĩa thâm thuý về hạnh phẩm, tiếng tăm của con người được tồn giữ qua
dân gian bền lâu hơn cả bia đá. Tuy vậy, vua Ashoka là trong trường hợp hi hữu,
với "bia đá" của ông mặc dầu trải qua hơn nhiều trăm năm, đã mòn nhiều, nhưng
may mắn thay tiếng tăm của ông đã được sống lại và từ đó (thế kỷ 19) đến nay đã
được sống lại trong "bia miệng" của nhân loại. Đó cũng là nhờ tri thức và sự tận
tuỵ của một nhà khoa học khảo cổ đặc biệt.

×