Tải bản đầy đủ (.pdf) (72 trang)

Các yếu tố tác động đến khả năng xảy ra kiệt quệ tài chính của các doanh nghiệp niêm yết tại việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.75 MB, 72 trang )

<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">

<b>TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP.HỒ CHÍ MINH </b>

<b>KHĨA LUẬN </b>

<b>TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC </b>

<b>CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN KHẢ NĂNG XẢY RA KIỆT QUỆ TÀI CHÍNH CỦA CÁC DOANH NGIỆP </b>

<b>NIÊM YẾT TẠI VIỆT NAM</b>

<b>Ngành: Tài chính - Ngân hàng Mã số: 7 34 02 01 </b>

<b>TRƯƠNG THÀNH TRUNG </b>

<b>TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2023</b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2">

<b>BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO </b>

<b>TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP.HỒ CHÍ MINH </b>

<b>KHÓA LUẬN </b>

<b>TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC </b>

<b>CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN KHẢ NĂNG XẢY RA KIỆT QUỆ TÀI CHÍNH CỦA CÁC DOANH NGIỆP </b>

<b>NIÊM YẾT TẠI VIỆT NAM </b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3">

<b>LỜI CAM ĐOAN </b>

<b>Tôi xin cam đoan luận văn với tên đề tài “ Các yếu tố tác động đến khả năng xảy ra kiệt quệ tài chính của các doanh nghiệp niêm yết tại Việt Nam” là </b>

cơng trình nghiên cứu của chính tác giả. Số liệu và nội dung là hoàn toàn trung thực. Bài nghiên cứu được thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của PGS,TS. Lê Phan Thị Diệu Thảo.

Tác giả

<b>Trương Thành Trung</b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4">

<b>LỜI CẢM ƠN </b>

Lời đầu tiên, tôi xin gửi lời cảm ơn đến quý thầy cô và các bạn sinh viên Trường Đại học Ngân hàng với lịng biết ơn sâu sắc nhất, tơi xin gửi đến thầy cơ Khoa Tài chính - Ngân hàng Trường Đại học Ngân hàng TP. HCM đã tận tình dạy dỗ, đào tạo và truyền đạt cho tôi. Và đặc biệt trong chương trình khóa luận tốt nghiệp với sự hướng dẫn của PGS, TS. Lê Phan Thị Diệu Thảo đã giúp đỡ tôi rất nhiều trong công tác chọn đề tài, triển khai đề tài, cũng như hướng dẫn chu đóa và tận tình trong suốt q trình thực hiện khóa luận vừa qua.

Mặc dù đã cố gắng thực hiện đề tài một cách hoàn chỉnh nhất, nhưng vốn kiến thức, kinh nghiệm và khả năng trình bày của bản thân cịn hạn chế, khơng thể tránh khỏi những thiếu sót nhất định mà bản thân chưa thấy được. Tôi rất mong nhận được góp ý của q Thầy Cơ để tơi có thể hồn thành bài khóa luận tốt nghiệp tốt hơn.

Cuối cùng, tôi xin kính chúc q thầy cơ dồi dào sức khoẻ và thành công trong công việc, đạt nhiều thành tựu với sự nghiệp giảng dạy của mình.

Tơi xin chân thành cảm ơn!

Tác giả

<b>Trương Thành Trung</b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5">

<b>1.3. Câu hỏi nghiên cứu ... 2 </b>

<b>1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ... 2 </b>

1.4.1. Đối tượng nghiên cứu ... 2

1.4.2. Phạm vi nghiên cứu ... 3

<b>1.5. Phương pháp nghiên cứu ... 3 </b>

<b>1.6. Kết cấu khóa luận ... 3 </b>

<b>CHƯƠNG 2.TỔNG QUAN LÝ THUYẾT VÀ NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM ... 5 </b>

<b>2.1. Lý thuyết về kiệt quệ tài chính ... 5 </b>

2.1.1. Khái niệm về kiệt quệ tài chính ... 5

2.1.2. Các lý thuyết kiệt quệ tài chính ... 7

<b>2.2. Tổng quan nghiên cứu thực nghiệm ... 9 </b>

2.2.1 Nghiên cứu nước ngoài ... 9

2.2.2 .Nghiên cứu tại Việt Nam ... 14

<i><b>CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ... 22 </b></i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">

3.1.1. Mơ hình nghiên cứu ... 22

3.1.2. Xác định các biến trong mơ hình nghiên cứu ... 23

3.1.3. Dữ liệu nghiên cứu ... 32

<b>3.2. Trình tự xử lý dữ liệu ... 33 </b>

<b>CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ... 35 </b>

<b>4.1. Thống kê mơ tả biến ... 35 </b>

<b>4.2. Phân tích tương quan ... 40 </b>

<b>4.3. Kết quả nghiên cứu ... 41 </b>

<b>4.4. Thảo luận kết quả nghiên cứu ... 43 </b>

<b>4.5. Đo lường mức độ phù hợp của mơ hình ... 45 </b>

<b>4.6. Đo lường hiệu ứng cận biên (Marginal Effects) ... 46 </b>

<i><b>CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ... 49 </b></i>

5.2.5. Quy mô của doanh nghiệp (SIZE) ... 51

<b>5.3. Hạn chế của đề tài và hướng nghiên cứu tiếp theo ... 51 </b>

<b>TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC </b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">

<b>DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT </b>

EBITDA Earnings before interest, taxes, depreciation và amortization (Lợi nhuận trước thuế, lãi vay và khấu

</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">

<b>DANH MỤC CÁC BẢNG </b>

Bảng 2.1: Tóm tắt kết quả các ngiên cứu thực nghiệm ... 16

Bảng 3.1 Tổng hợp các biến trong mơ hình ... 31

Bảng 4.1 Mô tả thống kê biến sử dụng trong mơ hình - gồm có các biến tỷ số tài chính, thị trường và chỉ báo kinh tế vĩ mô ... 36

Bảng 4.2. Ma trận tương quan giữa các biến trong mơ hình ... 41

Bảng 4.3 Kết quả hồi quy mơ hình ... 42

Bảng 4.4 Kết quả kiểm định Wald cho mơ hình ... 43

Bảng 4.5 Các giá trị thống kê đô lường mức độ phù hợp của mơ hình ... 46

Bảng 4.6 Hiệu ứng cận biên của từng biến trong mô hình ... 47

</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">

<b>TĨM TẮT </b>

Luận văn này nhằm tìm ra các yếu tố tác động đến khả năng xảy ra kiệt quệ tài chính của các doanh nghiệp niêm yết tại Việt Nam trong khoảng thời gian từ năm 2012-2022. Dữ liệu trong bài nghiên cứu được chia làm hai nhóm: các cơng ty rơi vào kiệt quệ tài chính và các cơng ty khơng bị kiệt quệ tài chính. Đầu tiên tác giả sẽ xem xét mơ hình hồi quy Logit của các biến tỷ số tài chính đến khả năng xảy ra kiệt quệ tài chính. Sau đó, các biến thị trường và vĩ mô lần lượt được tác giả đưa vào để xem mức độ ảnh hưởng của từng biến trong mơ hình. Bài nghiên cứu thu được kết quả như sau:

Đầu tiên, các biến tỷ số tài chính có mức độ tác động cũng như có khả năng dự báo tốt đến khả năng xảy ra kiệt quệ tài chính của doanh nghiệp. Tuy nhiên cần phải kết hợp với các biến số vĩ mơ và thị trường để có thể gia tăng mức độ phù hợp cũng như khả năng dự báo của mơ hình. Trong đó, các biến số tỷ số tài chính có mức độ tác động cao nhất đến mơ hình .

Sau khi đưa các biến thị trường và vĩ mơ vào mơ hình thì đã có sự đóng góp nhất định vào trong mơ hình dự báo khả năng xảy ra kiệt quệ tài chính, qua đó đã cho ra kết quả chính xác cao nhất và phù hợp nhất, làm gia tăng thêm khả năng dự báo của mơ hình.

<i><b>Từ khóa: Kiệt quệ tài chính, hồi quy Logit, các yếu tố tác động, các doanh nghiệp niêm </b></i>

<i>yết tại Việt Nam </i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10">

<b>ABSTRACT </b>

This thesis aims to find factors affecting the likelihood of financial distress of listed enterprises in Vietnam during the period from 2012-2022. The data in the study are divided into two groups: companies in financial distress and companies not in financial distress. First, the author will consider the Logit regression model of financial ratio variables on the likelihood of financial distress. Then, the author introduced macro and market variables in turn to see the influence of each variable in the model. The study obtained the following results:

First, financial ratio variables have a degree of impact as well as good predictive ability on the likelihood of financial distress of a business. However, it is necessary to combine with macro and market variables to increase the model's relevance and predictive ability. Among them, financial ratio variables have the highest level of impact on the model. After including macro and market variables into the model, it has made a certain contribution to the model predicting the possibility of financial distress, thereby producing the most accurate and appropriate results. best, increasing the model's predictive ability.

<i>Keywords: Financial distress, Logit regression, influencing factors, listed enterprises in </i>

Vietnam

</div><span class="text_page_counter">Trang 11</span><div class="page_container" data-page="11">

<b>CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU NGHIÊN CỨU 1.1. Lý do chọn đề tài </b>

Nền kinh tế Việt Nam là một nền kinh tế non trẻ với nhiều cơ hội thu hút dòng đầu tư FDI, ứng dụng kinh tế số, song song với đó là các thách thức và rủi ro cũng là một vấn đề đặc biệt cần quan tâm, đặc biệt là trong bối cảnh nền kinh tế tồn cầu nói chung đang trong thời kỳ thiếu ổn định vì những sự kiện quốc tế như hệ quả của dịch bệnh Covid-19, các xung đột chính trị, sự biến động đột ngột trong giá cả các hàng hóa quan trọng như năng lượng, dầu mỏ, khí đốt và sự đứt gãy trong chuỗi cung ứng quốc tế. Tại Việt Nam, trong năm 2022 Việt Nam đã có 143.198 nghìn doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường, tăng 19.5% so với năm trước đó, phần lớn là các doanh nghiệp lựa chọn hình thức tạm ngừng kinh doanh trong ngắn hạn, chiếm 51.5% (Bộ kế hoạch và Đầu tư, 2022). Việc tạm ngừng kinh doanh trong ngắn hạn của doanh nghiệp gây ra nhiều ảnh hưởng tiêu cực tới nền kinh tế. Các chủ đầu tư nước ngoài sẽ xem việc mỗi năm có hàng trăm nghìn doanh nghiệp tạm ngưng hoạt động là một yếu tố kém hấp dẫn khi ra quyết định đầu tư. Về mặt xã hội, hệ quả này gây ra thất nghiệp, môi trường kinh doanh, kinh tế bị ảnh hưởng dây chuyền và có thể dẫn tới kết quả nặng nề nhất là doanh nghiệp rơi vào phá sản

Doanh nghiệp phá sản gây ra nhiều hậu quả tiêu cực đến nền kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, việc xác định các nguyên do dẫn đến việc doanh nghiệp phá sản rất phức tạp do bị tác động bởi nhiều yếu tố khác nhau cả về vi mô lẫn vĩ mơ. Do đó, việc có một cơng cụ giúp phân tích, đo lường tình trạng kiệt quệ tài chính và dự báo khả năng phá sản và tình trạng kiệt quệ tài chính của doanh nghiệp sẽ là rất hữu ích nhằm giúp các chủ doanh nghiệp có thể đưa ra các giải pháp, chiến lược nhanh chóng, chính xác và phù hợp với tình hình kinh doanh của cơng ty. Cùng với đó, các nhà đầu tư, các nhà hoạch định chính sách có thể xem xét, đánh giá tình hình kiệt quệ tài chính của các doanh nghiệp để đưa ra các kế hoạch đầu tư, xác định rủi ro và phân tích tình huống được chính xác hơn.

Các bài nghiên cứu về kiệt quệ tài chính đã được thực hiện rất nhiều bởi các nhà nghiên cứu nước ngoài dành cho các quốc gia phát triển như Hoa Kỳ và các nước Châu Âu. Tại Việt Nam, chủ đề về kiệt quệ tài chính của doanh nghiệp vẫn chưa được dành nhiều sự quan tâm, đặc biệt rất cấp thiết trong bối cảnh nền kinh tế thiếu ổn định như hiện nay. Vì vậy, nghiên cứu “Các yếu tố tác động đến khả năng xảy ra kiệt quệ tài chính của

</div><span class="text_page_counter">Trang 12</span><div class="page_container" data-page="12">

các doanh nghiệp niêm yết tại Việt Nam” được thực hiện nhằm tìm ra các yếu tố tác động tới mô hình dự báo kiệt quệ tài chính của các doanh nghiệp sản xuất niêm yết tại Việt Nam.

<b>1.2. Mục tiêu nghiên cứu </b>

<b>1.2.1. Mục tiêu tổng quát </b>

Mục tiêu tổng quát của nghiên cứu nhằm đánh giá các yếu tố tác động đến khả năng xảy ra kiệt quệ tài chính của các doanh nghiệp niêm yết tại Việt Nam và đưa ra gợi ý chính sách đối với các bên liên quan.

<b>1.2.2. Mục tiêu cụ thể </b>

Để thực hiện được những mục tiêu tổng quát nêu trên, nghiên cứu hướng tới các mục tiêu cụ thể sau:

- Xác định các yếu tố tác động đến khả năng xảy ra kiệt quệ tài chính đối với các doanh nghiệp niêm yết tại Việt Nam

-Kiểm định mức độ tác động của từng yếu tố này đến tình trạng kiệt quệ tài chính của doanh nghiệp.

- Các gợi ý chính sách đối với các doanhh nghiệp niêm yết tại Việt Nam nhằm giảm thiểu khả năng xảy ra kiệt quệ tài chính.

<b>1.3. Câu hỏi nghiên cứu </b>

Để nghiên cứu nội dung trên, cần thiết phải trả lời các câu hỏi nghiên cứu sau: - Các yếu tố tài chính, vĩ mơ và thị trường có tác động đến khả năng kiệt quệ tài chính của các doanh nghiệp niêm yết tại Việt Nam ?

- Các yếu tố tài chính, vĩ mơ và thị trường có mức độ tác động như thế nào,

chiều hướng tác động và yếu tố nào có tác động mạnh nhất đến khả năng xảy ra kiệt quệ tài chính của các doanh nghiệp niêm yết tại Việt Nam ?

- Gợi ý chính sách gì để nhận biết sớm khả năng kiệt quệ tài chính của các doanh nghiệp niêm yết nhằm đưa ra quyết định quản trị và giảm thiểu khả năng xảy ra kiệt quệ tài chính ?

<b>1.4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu </b>

<b>1.4.1. Đối tƣợng nghiên cứu </b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 13</span><div class="page_container" data-page="13">

Đối tượng nghiên cứu của bài nghiên cứu là các yếu tố có thể đo lường ( thông qua các biến tỷ số tài chính, thị trường và kinh tế vĩ mơ ) tác động đến khả năng kiệt quệ tài chính của doanh nghiệp niêm yết tại Việt Nam.

<b>1.4.2. Phạm vi nghiên cứu </b>

<b>Phạm vi nội dung: Đề tài đánh giá các yếu tố tác động đến kiệt quệ tài chính của </b>

doanh nghiệp niêm yết tại Việt Nam qua các yếu tố như: tài chính của doanh nghiệp, vĩ mô và thị trường. Đây là những yếu tố có quan hệ trực tiếp hoặc gián tiếp đến kiệt quệ tài chính của doanh nghiệp niêm yết tại Việt Nam.

<b>Phạm vi thời gian và không gian: Nghiên cứu đã sử dụng dữ liệu của 184 công </b>

ty niêm yết trên sở giao dịch chứng khốn Hồ Chí Minh (HOSE) và sở giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX) trong giai đoạn từ 2012 -2022

<b>1.5. Phương pháp nghiên cứu </b>

Trong nghiên cứu này, tác giả thu thập dữ liệu từ các báo cáo tài chính đã kiểm tốn giai đoạn 2012 đến 2022 của các cơng ty phi tài chính đang niêm yết tại Việt Nam, dữ liệu được thu thập từ phần mềm Finpro. Cụ thể, bài nghiên cứu lựu chọn ra 184 cơng ty có đầy đủ báo cáo tài chính từ năm 2012 đến 2022 và có sự chấp nhận tính trung thực của cơng ty kiểm tốn.tác giả đã sử dụng mơ hình Logit để sử dụng mơ hình với biến phụ thuộc là biến giả nhị phân với 2 trường hợp: thứ nhất nếu biến phụ thuộc bằng 1 có nghĩa là cơng ty có khả năng rơi vào kiệt quệ tài chính; thứ 2 nếu biến phụ thuộc có giá trị bằng 0 tức là doanh nghiệp không bị kiệt quệ tài chính. Sau đó, tác giả kiểm định giả thuyết, phân tích hồi quy, … thực hiện bằng cách thu thập dữ liệu thứ cấp về các yếu tố môi trường bên trong doanh nghiệp (các chỉ số tài chính) và các yếu tố mơi trường bên ngồi (các chỉ số kinh tế vĩ mơ) và các yếu tố thị trường (giá cổ phiếu, quy mơ, vốn hóa, ….) từ năm 2012 đến năm 2022. Xử lý và phân tích số liệu thu thập được thực hiện bằng phần mềm Stata. Từ đó xác định mơ hình gồm các các yếu tố tác động đến kiệt quệ tài chính

<b>của doanh nghiệp niêm yết tại Việt Nam. 1.6. Kết cấu khóa luận </b>

Kết cấu bài nghiên cứu bao gồm 5 chương, được trình bày như sau.

</div><span class="text_page_counter">Trang 14</span><div class="page_container" data-page="14">

<b>Chương 1 – Giới thiệu. Tác giả giới thiệu tổng quan về đề tài nghiên cứu cùng: lý do </b>

chọn đề tài, mục tiêu nghiên cứu, đối tượngi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, kết cấu khóa luận .

<b>Chương 2 – Cơ sở lý thuyết và tổng quan nghiên cứu thực nghiệm. Nội dung chính </b>

trong phần này là trình bày các quan điểm, lý thuyết về kiệt quệ tài chính; lượt khảo các nghiên cứu trước đây liên quan đến kiệt quệ tài chính. Qua đó có trình bày một cách rõ ràng hơn để có thể chọn lựa các biến số phù hợp trong mơ hình nghiên cứu

<b>Chương 3 – Phương pháp nghiên cứu. Đề cập cụ thể về phương pháp nghiên cứu, xử </b>

lý dữ liệu, xác định các biến độc lập để đưa ra mơ hình nghiên cứu ngồi ra cũng đưa ra các kỳ vọng về dấu của các biến

<b>Chương 4 – Kết quả nghiên cứu. Bằng phương pháp thông kê mơ tả, phân tích tương </b>

quan giữa các biến số trong mơ hình, trong phần này bài nghiên cứu sẽ thảo luận về kết quả đã chạy thông qua mơ hình hồi quy Logit đồng thời đưa ra nhận xét trong q trình phân tích.

<b>Chương 5 – Kết luận và khuyến nghị. Tác giả tổng kết các kết quả đạt được trong quá </b>

trình nghiên cứu, tóm tắt các kết luận, đưa ra các mặt hạn chế của đề tài và các hướng nghiên cứu sau này.

</div><span class="text_page_counter">Trang 15</span><div class="page_container" data-page="15">

<b>CHƯƠNG 2.TỔNG QUAN LÝ THUYẾT VÀ NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM 2.1. Lý thuyết về kiệt quệ tài chính </b>

<b>2.1.1. Khái niệm về kiệt quệ tài chính </b>

Đã có nhiều định nghĩa khác nhau được đưa ra về khái niệm kiệt quệ tài chính. Nhìn chung, kiệt quệ tài chính là giai đoạn mà doanh nghiệp gặp rủi ro cao về mặt tài chính và có khả năng khiến cho doanh nghiệp phải ngừng hoạt động. Nhiều bài nghiên cứu đã được thực hiện về tình trạng kiệt quệ tài chính của doanh nghiệp, tuy nhiên đến nay vẫn chưa hoàn thiện một định nghĩa thống nhất được cơng nhận. Do đó, tình trạng kiệt quệ tài chính của doanh nghiệp đơi khi được hiểu tương đương cho việc phá sản của doanh nghiệp (Dichev, 1998). Tuy nhiên, kiệt quệ tài chính và phá sản có sự khác biệt đáng kể về bản chất và mức độ nghiêm trọng đối với doanh nghiệp. Một công ty có thể trải qua tình trạng kiệt quệ tài chính kéo dài nhưng sau đó vực dậy được và thốt khỏi bờ vực phá sản. Cịn một doanh nghiệp khi đến bước phá sản chắc chắn đã trải qua tình trạng kiệt quệ tài chính trước đó.

Wruck (1990) cho rằng kiệt quệ tài chính là tình trạng doanh nghiệp khơng có đủ dịng tiền để phục vụ cho việc thực hiện các nghĩa vụ nợ ở thời điểm hiện tại. Platt & Platt (2002) nhấn mạnh rằng kiệt quệ tài chính là giai đoạn cuối cùng của một doanh nghiệp đang suy thoái, dẫn đến kết cục cuối cùng là phá sản. FitzPatrick (1932) là một trong những người đầu tiên nghiên cứu về tình trạng tài chính của các doanh nghiệp. Ơng cho rằng phá sản là một dấu hiệu đánh giá tình trạng kiệt quệ tài chính của doanh nghiệp. Sau đó, tiêu chí này được sử dụng phổ biến bởi nhiều nhà nghiên cứu khác như Altman (1968) và Ohlson (1981). Còn theo Gertner và Schafstein (1994), một doanh nghiệp được xem là rơi vào kiệt quệ tài chính khi doanh nghiệp có lợi nhuận trước thuế, lãi vay và khấu hao (EBITDA) thấp hơn chi phí lãi vay trong hai năm liên tiếp, hoặc khi EBITDA thấp hơn 80% vào một năm bất kỳ. Andrade và Kaplan (1998) cũng đã cho rằng tình trạng kiệt quệ tài chính của doanh nghiệp được nhận diện thơng qua khi EBITDA nhỏ hơn chi phí lãi vay hoặc dịng tiền của doanh nghiệp ít hơn nợ dài hạn ở kỳ hiện tại hoặc giá trị thị trường của doanh nghiệp bị sụt giảm (Whitaker, 1999). Một doanh nghiệp rơi vào kiệt quệ tài chính theo Pinado (2008) khi thỏa hai điều kiện sau là khi chi phí tài chính lớn hơn EBITDA trong hai năm liên tiếp và có giá trị thị trường sụt giảm trong hai năm liên tiếp.

</div><span class="text_page_counter">Trang 16</span><div class="page_container" data-page="16">

Theo quan điểm của Altman và Hotchkiss (2005), có thể nhận diện một doanh nghiệp có khả năng lâm vào tình trạng kiệt quệ tài chính thơng qua bốn giai đoạn khó khăn về tài chính đó là thất bại, mất thanh khoản, vỡ nợ và phá sản.

<b>Thất bại </b>

Một doanh nghiệp ở đây được xem là thất bại khi tỷ suất sinh lợi thực tế trên vốn đầu tư cùng với các chỉ tiêu đánh giá tỷ suất sinh lợi thấp hơn liên tục so với các khoản đầu tư tương đương trên thị trường hoặc khi doanh thu không đủ chi trả cho các chi phí (Altman và Hotchkiss, 2005). Theo Wruck (1990), một doanh nghiệp được xem là thất bại khi dịng tiền của doanh nghiệp khơng đủ để thỏa mãn các nghĩa vụ tài chính hiện tại như không trả được nợ và lãi vay cho chủ nợ, nợ đã chiếm dụng của nhà cung cấp, người lao động, nhà nước hoặc doanh nghiệp đang phải gánh chịu các tổn thất từ quá trình pháp lý diễn ra không dứt điểm. Andrade và Kaplan (1998) cũng đã phân thất bại thành hai loại là thất bại kinh tế (hoạt động kinh doanh thua lỗ ) và thất bại tài chính ( vi phạm nghĩa vụ với chủ nợ).

<b>Mất thanh khoản </b>

Một công ty gặp khó khăn về mặt tài chính thường rơi vào tình trạng mất thanh khoản (Altman và Hotchkiss, 2005). (Shrader và Hickman, 1993) cho rằng một công ty được xem là mất thanh khoản khi không đủ khả năng hồn thành các nghĩa vụ tài chính theo hợp đồng như các khoản nợ đối với người lao động, nhà cung cấp và chủ nợ. Quan điểm về mất thanh khoản này giống với quan điểm về thất bại của Wruck (1990). Theo Wruck, Ross và cộng sự (2003), tình trạng mất thanh khoản xảy ra xuất phát từ hai nguyên nhân chính là mất thanh khoản do giá trị và mất thanh khoản do dòng tiền. Mất thanh khoản do giá trị là mất thanh khoản xảy ra khi giá trị thị trường các tài sản của doanh nghiệp thấp hơn giá trị các khoản nợ. Mất thanh khoản do dòng tiền ( hay còn gọi là mất thanh khoản kỹ thuật ) là trường hợp mất thanh khoản tạm thời, xảy ra khi công ty khơng thể tạo ra đủ dịng tiền để đảm bảo chi trả cho các nghĩa vụ tài chính hiện tại.

<b>Vỡ nợ </b>

Theo Altman và Hotchkiss (2005), vỡ nợ là khi công ty không thể trả được nợ gốc và lãi khi đến hạn (vỡ nợ thanh toán), hay đã vi phạm điều kiện của hợp đồng tín dụng dẫn đến các hành động pháp lý ( vỡ nợ kỹ thuật ). Để tránh nhầm lẫn trong hai định nghĩa

</div><span class="text_page_counter">Trang 17</span><div class="page_container" data-page="17">

mất thanh khoản và vỡ nợ thì Gilson và cộng sự (1990), Altman và Hotchkiss (2006) đã phân trạng thái vỡ nợ thành hai loại là vỡ nợ thanh toán và vỡ nợ kỹ thuật. Vỡ nợ thanh tốn là khi cơng ty không thể trả được nợ gốc và lãi khi đến hạn và vỡ nợ kỹ thuật là khi cơng ty vi phạm các điều khoản hợp đồng tín dụng.

<b>Phá sản </b>

Phá sản là việc công ty đệ trình đơn xin phá sản chính thức đến tịa án, được tòa án phê duyệt cho phá sản (Altman và Hotchkiss, 2005). Sau đó diễn biến có thể theo hai hướng: Doanh nghiệp thanh lý tài sản để trả nợ hoặc nỗ lực thực hiện tái cấu trúc vốn.

Nhìn chung, có thể nhận biết một doanh nghiệp đang rơi vào kiệt quệ tài chính qua các dấu hiệu như sau: Đầu tiên, doanh nghiệp khơng có khả năng đáp ứng hoặc nếu có khả năng đáp ứng được thì cũng chỉ đáp ứng được một cách rất khó khăn cho các nghĩa vụ tài chính của mình với chủ nợ ( thất bại tài chính), ngồi ra doanh thu cũng không đủ để chi trả cho các chi phí ( thất bại kinh tế). Tiếp đến, doanh nghiệp còn phải đối mặt với các tình trạng tài chính trở nên khó khăn hơn nữa, hay còn gọi là mất thanh khoản. Mất thanh khoản xảy ra là do doanh nghiệp không thể tạo ra đủ dòng tiền để đảm bảo chi trả cho các nghĩa vụ tài chính hiện tại ( mất thanh khoản kỹ thuật) hoặc là do giá trị thị trường của tài sản nhỏ hơn giá trị các khoản nợ ( mất thanh khoản giá trị). Trong trường hợp nếu doanh nghiệp khơng có khả năng vượt qua được giai đoạn mất thanh khoản này thì sẽ dẫn đến kết quả là không thể trả được nợ gốc và lãi cho chủ nợ khi đến thời gian đáo hạn, hoặc doanh nghiệp vi phạm các điều khoản hợp đồng tín dụng thì sẽ có khả năng rơi vào tình trạng vỡ nợ. Lúc này doanh nghiệp buộc phải thanh lý các tài sản hoặc phải thực hiện tái cấu trúc sau khi tòa án phê duyệt cho là phá sản. Vì vậy giai đoạn phá sản được coi là giai đoạn cuối cùng và nghiêm trọng nhất của kiệt quệ tài chính.

<b>2.1.2. Các lý thuyết kiệt quệ tài chính </b>

<b>2.1.2.1. Lý thuyết rủi ro tín dụng (Credit Risk Theory) </b>

Lý thuyết này được Merton đề xuất vào năm 1974 và được Duffee và Schaeffer cải thiện trong năm 1988. Rủi ro tín dụng có thể dẫn đến rủi ro phá sản hoặc với góc nhìn khác thì rủi ro tín dụng được định nghĩa là mức độ biến động giá trị công cụ nợ do sự thay đổi chất lượng tín dụng tiềm ẩn của khách hàng vay nợ hoặc đối tác Các công ty cũng hay bán trước cho khách hàng và thu tiền về sau và việc không thu được các khoản tiền khách hàng chưa trả về sẽ làm cho thu nhập trở nên bất ổn và ảnh hưởng đến tiềm năng do ảnh

</div><span class="text_page_counter">Trang 18</span><div class="page_container" data-page="18">

hưởng đến vị thế thanh khoản, và có thể xảy ra tình trạng kiệt quệ. Lý thuyết rủi ro tín dụng phù hợp với nghiên cứu này vì nó cho thấy mức độ ảnh hưởng của tín dụng đối với khả năng thanh toán của doanh nghiệp. Theo lý thuyết, việc doanh nghiệp khơng có khả năng quản lý đầy đủ rủi ro tín dụng sẽ khiến doanh nghiệp đó có khả năng đang gặp khó khăn về tài chính.

<b>2.1.2.2. Lý thuyết đánh đổi ( Trade-Off Theory) </b>

Lý thuyết đánh đổi cơ cấu nguồn vốn (TOT) cho rằng người quản lý doanh nghiệp khi đưa ra quyết định về cơ cấu nguồn vốn của doanh nghiệp nên xem xét và đánh giá tất cả các chi phí và lợi ích trong các tình huống có những trạng thái cơ cấu vốn khác nhau.Doanh nghiệp tìm kiếm và duy trì cơ cấu nguồn vốn mục tiêu thông qua việc làm cân bằng giữa lợi ích và chi phí của nợ vay.

Modigliani và Miller (1963) đã bổ sung yếu tố thuế vào mơ hình từ đó cho thấy được lợi ích của lá chắn thuế khi sử dụng nợ vay, theo đó cơ cấu vốn tối ưu là 100% nợ vay. Theo lý thuyết này, doanh nghiệp có thể vay đến mức mà lợi ích thuế từ một đồng nợ thêm bằng chính xác chi phí xuất phát từ xác suất khả năng gia tăng của kiệt quệ tài chính ( Ross, 2002). Garlappiet và cộng sự (2005) cũng lập luận rằng việc gia tăng nợ dẫn đến tăng xác suất phá sản ( kiệt quệ tài chính). Do đó, cấu trúc vốn tối ưu thể hiện mức độ đòn bẩy can bằng chi phí phá sản và lợi ích của tài chính bằng nợ. Xuất phát từ lý thuyết đánh đổi, ở đây kiệt quệ tài chính được coi là một yếu tố quyết định quan trọng đến cấu trúc vốn tối ưu của doanh nghiệp.

Ngoài ra, Miller (1977) cho rằng chi phí phá sản thực sự quá nhỏ để có thể ảnh hưởng đến cấu trúc vốn tối ưu, tác giả cũng đã lập luận rằng thuế không liên quan đến sự lựa chọn của nợ với vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp.

Tóm lại, lý thuyết đánh đổi đã giúp chúng ta hiểu làm thế nào lợi ích từ lá chắn thuế có thể giúp cải thiện tình trạng thanh khoản thông qua việc đi vay. Tuy nhiên, việc đi vay q nhiều sẽ làm xói mịn lợi ích có được từ tiết kiệm thuế khi chi phí đại diện và kiệt quệ tăng đáng kể, có thể dẫn đến phá sản. Do đó, lý thuyết này cảnh báo về tác động của việc gia tăng vay mượn đối với địn bẩy tài chính của doanh nghiệp.

</div><span class="text_page_counter">Trang 19</span><div class="page_container" data-page="19">

<b>2.1.2.3. Lý thuyết trật tự phân hạng ( Pecking Ordert Theory )</b>

Lý thuyết xuất phát từ thông tin bất cân xứng khi nhà quản lý biết rõ về hoạt động của doanh nghiệp hơn các nhà đầu tư bên ngồi. Khi cơng ty phát hành cổ phiếu để huy động vốn, các nhà đầu tư sẽ tự hiểu rằng cơng ty đang gặp khó khăn về vốn, triển vọng thấp do đó giá cổ phiếu thường sẽ giảm ngay khi có thơng tin về việc phát hành. Nhưng chỉ có những nhà quản lý mới thật sự nắm rõ thực trạng công ty, họ sẽ đưa ra quyết định phát hành cổ phiếu như một kênh huy động vốn, đồng thời cũng sẽ phát hành khi nhận thấy tiềm năng phát triển của công ty. Vì vậy, việc phát hành cổ phiếu có thể khơng chuyển tải nhiều thơng tin có lợi cho công ty hơn là việc vay nợ. Điều này khiến các nhà quản trị quan tâm đến vay nợ hơn là huy động vốn cổ phần bằng phát hành cổ phiếu. Từ đó, Meyers và Majluf (1984) cho rằng"cơ cấu nguồn vốn được quyết định bởi việc doanh nghiệp lựa chọn 3 nguồn chính: nguồn vốn nội bộ (chủ yếu là lợi nhuận tái đầu tư), nợ vay (vay và phát hành trái phiếu) và vốn chủ sở hữu (phát hành cổ phiếu)". Do những thông tin bất cân xứng dẫn đến một trật tự ưu tiên trong hoạt động tài trợ cho các dự án như sau: ưu tiên nguồn vốn nội bộ, sử dụng nguồn vốn này tiết kiệm được chi phí phát hành so với nguồn vốn bên ngoài. Khi quỹ nội bộ cạn kiệt, doanh nghiệp sẽ sử dụng đến nợ vay nhằm hạn chế được tình trạng định giá sai. Huy động vốn chủ sở hữu là phương tiện tài chính cuối cùng khi doanh nghiệp đã sử dụng hết khả năng vay nợ."Meyers và Majluf (1984) cho rằng "khơng có một cấu trú vốn tối ưu, việc huy động vốn sẽ theo một trật tự phân hạng nhất định"."Quyết định về cơ cấu nguồn vốn không dựa trên hệ số nợ mà dựa trên phân hạng thị trường. Đây là cơ sở lý thuyết giải thích tại sao đại đa số các công ty đều sử dụng cả nợ vay và vốn cổ phần. Điều thứ hai, do thông tin bất cân xứng, các công ty đều nắm thế chủ động trong huy động vốn và sử dụng nợ vay. Có thể vay nợ khi thực hiện một dự án cần thiết mà không cần thực hiện phát hành cổ phiếu với giá thấp. Do đó, hệ số nợ mục tiêu thường thấp hơn hệ số nợ được xác định trong mơ hình lý thuyết đánh đổi

<b>2.2. Tổng quan nghiên cứu thực nghiệm </b>

<b>2.2.1 Nghiên cứu nước ngoài </b>

<b>Yonas Nigussie Isayas (2021) đã thực hiện nghiên cứu “ Financial distress and its </b>

determinants: Evidence from insurance companies in Ethiopia “ nghiên cứu tập trung

</div><span class="text_page_counter">Trang 20</span><div class="page_container" data-page="20">

đánh giá khả năng xảy ra tình trạng kiệt quệ tài chính và các nhân tố quyết định tới kiệt quệ tài chính ở các doanh nghiệp bảo hiểm Ethiopia. Bài nghiên cứu đã sử dụng dữ liệu bảng từ 11 doanh nghiệp bảo hiểm trong thời gian từ 2008-2019. Nghiên cứu đã sử dụng thống kê mô tả và các công cụ kinh tế lượng để phân tích dữ liệu. Kết quả bài nghiên cứu cho thấy được nợ là một thách thức khá lớn đối với các doanh nghiệp bảo hiểm trong việc phải đối phó với tình trạng kiệt quệ tài chính. Các biến khác như biến thanh khoản, biến tăng trưởng phí bảo hiểm và biến an tồn vốn lại có tương quan nghịch biến với các khó khăn tài chính nhưng ảnh hưởng của chúng lại không đáng kể về mặt ý nghĩa thống kê.

<b>Edward I. Altman (1968), bài ghiên cứu có 66 mẫu khảo sát được chia thành hai </b>

nhóm với mỗi nhóm là 33 doanh nghiệp. Nhóm thứ I, nhóm các công ty phá sản theo Chương X của Luật Phá sản Hoa Kỳ trong giai đoạn 1946 –1965 và nhóm thứ II, là nhóm các cơng ty khơng phá sản trong cùng thời kỳ và vẫn hoạt động trong nặm 1966. Có 22 biến tỷ số tài chính được sửdụng để phân tích và được chia thành 5 nhóm gồm: tỷ số về tính thanh khoản, tỷ số về lợi nhuận, tỷ số đón bẩy, tỷ số khả năng thanh toán nợ và tỷ số hoạt động

Kết quả ước lượng chỉ ra rằng, tất cả doanh nghiệp có điểm số Z-score lớn hơn 2.99 đều thuộc nhóm khơng kiệt quệ tài chính trong khi các doanh nghiệp có điểm thấp hơn 1.81 thuộc nhóm vùng kiệt quệ tài chính. Mơ hình của Altman (1968) phân tích đa thức các tỷ số cực kỳ chính xác trong việc dự báo phá sản của doanh nghiệp, dự báo đúng 94% mẫu khảo sát ban đầu và 95% với tất cả các cơng ty nằm trong nhóm phá sản và

<b>không phá sản. </b>

<b>Fredrick Ikpesu (2019) đã nghiên cứu “Firm specific determinants of financial </b>

distress: Empirical evidence from Nigeria “ sử dụng dữ liệu hàng năm của 18 doanh nghiệp sản xuất được niêm yết tại sở giao dịch chứng khoán Nigeria trong giai đoạn từ 2010-2017. Nguồn dữ liệu được lấy thông qua báo cáo tài chính của các doanh nghiệp đã được kiểm tốn. Mơ hình được ước lượng bằng cách sử dụng bình phương nhỏ nhất thơng thường (FMOLS) đã được sửa đổi đầy đủ. FMOLS cung cấp độ chính xác và đáng tin cậy về thanh khoản, địn bẩy tài chính, khả năng sinh lời và quy mô công ty ước lượng cho một cỡ mẫu nhỏ. Kết quả của FMOLS đã cho thấy quy mơ của doanh nghiệp, địn bẩy tài chính, tính thanh khoản, lợi nhuận và tăng trưởng doanh thu là những yếu tố quyết định

</div><span class="text_page_counter">Trang 21</span><div class="page_container" data-page="21">

cụ thể của doanh nghiệp cũng như là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng khó khăn tài chính trong lĩnh vực sản xuất của Nigeria.

<b>Mohamad Nizam Jaafar và cộng sự (2018), với nghiên cứu “ Determinants of </b>

Financial Distress among the Companies Practise Note 17 Listed in Bursa Malaysia” đã sử dụng dữ liệu bảng từ 18 doanh nghiệp được liệt kê tại PN17, Bursa Malaysia trong giai đoạn từ 2009-2016. Bài nghiên cứu này đã sử dụng báo cáo tài chính thơng qua các biến cụ thể khơng được sử dụng trong mơ hình Alman Z-Score làm yếu tố quyết định tới khả năng xảy ra tình trạng kiệt quệ tài chính. Do vậy, dựa vào kết quả thu được, khả năng sinh lời được xem là yếu tố chính ảnh hưởng đến Alman Z-Score ở các công ty PN17. Khả năng sinh lời được xem là hệ số cao nhất so với các biến số khác. Ngược lại, đòn bẩy là yếu tố ít nhất có thể ảnh hưởng đến tỷ lệ Altman Z-Score trong bài nghiên cứu này đã cho thấy hệ số thấp hơn.

<b>J.Chen và J. Zhu (2016), với nghiên cứu “ Assessing corporate financial distress </b>

risk based on integrated decision tree algorithms”, các tác giả J. Chen và J. Zhu đã đề cập đến khả năng đáp ứng các nghĩa vụ tài chính và mối quan hệ của nó tình trạng kiệt quệ tài chính của các doanh nghiệp. Bài nghiên cứu đã sử dụng mơ hình tính tốn các nguy cơ rủi ro tài chính của các doanh nghiệp dựa trên các thuật toán cây quyết định. Cụ thể, bài nghiên cứu đã sử dụng và kết hợp các thuật toán C4.5, ID3 và CART để phát triển một mơ hình dự đốn nguy cơ xảy ra rủi ro tài chính của các doanh nghiệp. Các bài nghiên cứu đã đưa ra kết luận rằng sự khá biệt giữa khả năng đáo hạn và khối lượng nợ của một doanh nghiệp có thể dự báo nguy cơ xảy ra rủi ro tài chính và đưa ra các giải pháp, khuyến nghị để cải thiện tình hình tài chính của các doanh nghiệp. Các bài nghiên cứu cũng cho thấy rằng việc đánh giá khả năng đáp ứng nghĩa vụ tài chính của một doanh nghiệp có thể giúp giảm thiểu nguy cơ xảy ra kiệt quệ tài chính trong tương lai.

<b>Pirzada và Khan (2014), trong nghiên cứu “ Impact of financial rarios on </b>

bankruptcy probability: Evidence from sugar industry of Pakistan” cho thấy rằng khả năng thanh toán lãi vay là thành phần rất quan trọng đóng góp vào việc đảm bảo sự ổn định tài chính cho các doanh nghiệp và hạn chế khả năng rơi vào tình trạng phá sản qua mơ hình hồi quy. Các chỉ số tài chính liên quan đến khả năng thanh toán lãi vay như tỷ suất sinh lợi ròng, tỷ suất sinh lợi gộp và tỷ lệ thanh tốn lãi vay đều có ảnh hưởng đáng kể đến khả năng phá sản của các doanh nghiệp trong ngành công nghiệp đường ở

</div><span class="text_page_counter">Trang 22</span><div class="page_container" data-page="22">

Pakistan. Do đó, việc đảm bảo khả năng thanh tốn lãi vay sẽ giúp cho doanh nghiệp giữ ổn định tài chính và giảm thiểu các tình trạng liệu quan đến kiệt quệ tài chính

<b>Tinoco và Wilson (2013), với nghiên cứu “ Financial distress and bankruptcy </b>

prediction among listed companies using accounting, market and macroesconomic variables” đã cho thấy khả năng đáp ứng nghĩa vụ tài chính và tác động của nó đến tình trạng kiệt quệ tài chính của doanh nghiệp là rất quan trọng để có thể dự đốn tình trạng phá sản và đóng cửa cho các doanh nghiệp niêm yết. Bài nghiên cứu đã sử dụng mơ hình hồi quy Logit tập trung vào việc kết hợp các biến số tài chính, thị trường và kinh tế chung nhằm phát triển mô mơ hình dự đốn sự phá sản. Kết quả bài nghiên cứu cho thấy tính thanh khoản, lợi nhuận, địn bẩy tài chính, quy mơ doanh nghiệp, biến động của thị trường chứng khoán và các biến kinh tế toàn cầu như tỷ giá và lãi suất là các chỉ báo rất quan trọng trong việc dự báo khó khăn tài chính và phá sản.

<b>Charalambakis (2014), với nghiên cứu “On corporate financial distress </b>

prediction: What can we learn from private firms in a small open economy?” đã sử dụng một bộ dữ liệu bao gồm gần 31.000 công ty tư nhân của Hy Lạp để điều tra những biến nào ảnh hưởng đến dự đoán về khó khăn tài chính của cơng ty. Dựa trên mơ hình logit nhiều giai đoạn tính đến các tác động của ngành, xác định sáu biến cụ thể của cơng ty mơ tả chính xác nhất xác suất kiệt quệ tài chính của các cơng ty tư nhân Hy Lạp. Đặc biệt, kết quả cho thấy khả năng sinh lời, đòn bẩy, tỷ lệ lợi nhuận giữ lại trên tổng tài sản, khả năng xuất khẩu của một cơng ty, tính thanh khoản và khả năng chi trả cổ tức của một công ty là những yếu tố dự đoán mạnh mẽ về kiệt quệ tài chính. Nghiên cứu cũng cho thấy tăng trưởng GDP và một biến giả xem xét ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng nợ Hy Lạp ảnh hưởng đến xác suất kiệt quệ tài chính.

<b>Christidis và Gregory (2010), với nghiên cứu “Some New Models for Financial </b>

Distress Prediction in the UK” đã phát triển một số mơ hình mới để dự đoán thất bại ở Vương quốc Anh bổ sung vào tài liệu bằng cách chỉ ra rằng các mơ hình “logit động” kết hợp các biến thị trường dưới dạng được phát triển bởi Chava và Jarrow (2004) và Campbell và cộng sự (2008) ) thêm sức mạnh đáng kể cho các mơ hình dựa trên kế tốn thuần túy. Nghiên cứu đã mở rộng logic của Campbell và cộng sự (2008) bằng cách chỉ ra rằng việc kết hợp các biến số kinh tế vĩ mô sẽ bổ sung khả năng dự đoán, cả trong và ngồi mẫu, cho các mơ hình kế tốn dựa trên thị trường.

</div><span class="text_page_counter">Trang 23</span><div class="page_container" data-page="23">

<b> Purnanandam (2008), với nghiên cứu “Financial Distress and Corporate Risk </b>

Management: Theory and Evidence” đã mở rộng các mơ hình lý thuyết hiện tại về quản lý rủi ro doanh nghiệp khi có chi phí kiệt quệ tài chính và kiểm tra các dự đốn của mơ hình bằng cách sử dụng một bộ dữ liệu tồn diện. Mơ hình dự đốn mối quan hệ tích cực (tiêu cực) giữa đòn bẩy và phòng ngừa rủi ro đối với các cơng ty có mức vay nợ trung bình (cao).

<b>Chancharat (2008), với nghiên cứu “The Relationshop between Firm Size and </b>

Financial Distress: A Study of Thai-listed Firms” đã sử dụng phương pháp hồi quy Logit, bài nghiên cứu tập trung vào việc đánh giá tác động của quy mô doanh nghiệp đến hoạt động tài chính và khả năng kiệt quệ tài chính của các doanh nghiệp tại Thái Lan. Kết quả cho thấy sự tương quan giữa quy mô doanh nghiệp và khả năng kiệt quệ tài chính của doanh nghiệp, nghĩa là các doanh nghiệp nhỏ hơn thì sẽ có khả năng kiệt quệ tài chính cao hơn so với các doanh nghiệp lớn hơn. Bài nghiên cứu này cũng chỉ ra rằng quy mơ doanh nghiệp có thể ảnh hưởng đến việc thu hút đầu tư và tài trợ từ các ngân hàng và nhà đầu tư khác. Ngồi quy mơ ra thì cịn những nhân tố khác như quản trị tài chính, chiến lược kinh doanh và hiệu quả hoạt động,… cũng đóng vai trò rất quan trọng trong khả năng xảy ra kiệt quệ tài chính của một doanh nghiệp

<b>Pindado và cộng sự (2008) đã có nghiên cứu “Estimating financial distress </b>

likehood” đã ước tính khả năng xảy ra kiệt quệ tài chính. Bài nghiên cứu đã sử dụng mơ hình hồi quy Logit với biến phụ tuộc là xác suất xảy ra kiệt quệ tài chính và các biến độc lập bao gồm tỷ số chi phí tài chính, tỷ số lợi nhuận giữ lại và tỷ số khả năng sinh lời. Kết quả bài nghiên cứu cho thấy rằng tỷ số khả năng sinh lời và tỷ số lợi nhuận giữ lại có tác động ngược chiều đến khả năng xảy ra kiệt quệ tài chính, và tỷ số chi phí tài chính lại có tác động ngược chiều đến khả năng xảy ra kiệt quệ tài chính.

<b>Platt và Platt (2002) đã thực hiện nghiên cứu “Predicting corpotate fianncial </b>

distress: reflectionson choice based samle bias” dự đoán kiệt quệ tài chính của doanh nghiệp bằng mơ hình hồi quy Logit. Với biến phụ thuộc là xác suất xảy ra khả năng rơi vào kiệt quệ tài chính và biến độc lập gồm có lợi nhuận, địn bẩy tài chính, thanh khoản và tốc độ tăng của dòng tiền có tác động ngược chiều tới khả năng xảy ra kiệt quệ tài chính, cịn địn bẩy tài chính có tác động cùng chiều tới khả năng kiệt quệ tài chính.

</div><span class="text_page_counter">Trang 24</span><div class="page_container" data-page="24">

<b>2.2.2 .Nghiên cứu tại Việt Nam </b>

<b>Phạm Thị Hồng Vân (2018), với nghiên cứu “Đo lường khả năng kiệt quệ tài chính của các cơng ty niêm yết trên thị trường chứng khoán” đã áp dụng phương pháp </b>

phân tích tương quan, kiểm định Hausman và hồi quy nhị phân nhằm đo lường khả năng xảy ra kiệt quệ tài chính của 606 cơng ty trên thị trường chứng khốn Việt Nam giai đoạn 2010-2015. Kết quả cho thấy tỷ số thanh toán hiện thời, tỷ số nợ càng cao thì xác suất công ty rơi vào tình trạng kiệt quệ tài chính càng lớn. Ngược lại, khi quy mô doanh nghiệp càng lớn thì xác suất rơi vào tình trạng kiệt quệ tài chính của cơng ty càng khó xảy ra. Mơ hình dự báo của nghiên cứu này có tỷ lệ dự báo chính xác tình trạng khơng kiệt quệ tài chính là 98,56% và có tình trạng kiệt quệ tài chính là 28%.

<b>Lê và các cộng sự (2022), với nghiên cứu “Mơ hình nào phù hợp để đo lường kiệt </b>

quệ tài chính cho cơng ty phi tài chính niêm yết tại Việt Nam” đã sử dụng dữ liệu thu thập từ hệ thống FiinPro, báo cáo tài chính đã kiểm tốn và thống kê thị trường của 505 doanh nghiệp trong giai đoạn 2015-2020. Từ đó kiểm định Kruskal Wallis và phân tích thống kê để xác định rằng S-Score là mô hình phù hợp nhất để đo lường kiệt quệ tài chính cho cơng ty phi tài chính niêm yết tại Việt Nam với tỷ lệ sai lầm dạng I và II lần lượt là 5,21% và 8.55% cùng tỷ lệ chính xác lên đến 86.24%. Nghiên cứu đưa ra đề xuất rằng các doanh nghiệp nên quản lý tài chính thơng qua các thành phần của mơ hình S-Score

<b>Lương Trọng Đức (2012), trong nghiên cứu “Nghiên cứu kiệt quệ tài chính các </b>

nhân tố tác động và mô hình dự báo cho các công ty cổ phần tại Thành phố Hồ Chí Minh”. Bài nghiên cứu đã thu thập dữ liệu bảng của các doanh nghiệp phi tài chính được niêm yết trên sở giao dịch chứng khốn Hồ Chí Minh (HOSE), thơng qua bảng cân đối kế tốn và báo cáo tài chính của các doanh nghiệp này vào năm 2010. Dữ liệu sau khi chọn lọc với các điều kiện ràng buộc thì chọn lọc được các mẫu phù hợp, bài nghiên cứu sau khi lọc thì còn lại 252 doanh nghiệp đủ điều kiện. Các biến độc lập trong mơ hình của bài nghiên cứu bao gồm: RET, MB, OL, OPRO, LEV, log(SIZE), Log(RAT), log(AGE), CUA, INV .Kết quả sau cũng của bài nghiên cứu chỉ có hai biến là có sự tác động đến khả năng xảy ra kiệt quệ tài chính là biến RAT và LEV.

<b>Bùi và Mai (2021), với nghiên cứu “Kiệt quệ tài chính và dịng tiền của các doanh </b>

nghiệp phi tài chính niêm yết tại Việt Nam” đã thông qua việc tiếp cận từng dòng tiền. Bài nghiên cứu đã sử dụng dữ liệu thông qua báo cáo tài chính đã kiểm tốn của 542

</div><span class="text_page_counter">Trang 25</span><div class="page_container" data-page="25">

doanh nghiệp phi tài chính để phân tích hồi quy GLS. Kết quả của bài nghiên cứu cho thấy kiệt quệ tài chính có tác động cùng chiều tới dòng tiền hoạt động đầu tư và dòng tiền hoạt động tài trợ và ngược chiều với dòng tiền hoạt động kinh doanh.

<b>Nguyễn và cộng sự (2022), trong bài nghiên cứu “Các yếu tố ảnh hưởng đến khả </b>

năng xảy ra kiệt quệ tài chính của các doanh nghiệp Việt Nam” đã sử dụng nguồn dữ liệu từ 623 doanh nghiệp Việt Nam trong giai đoạn 2014-2019. Bài nghiên cứu nhận diện các yếu tố bao gồm: địn bẩy tài chính, quy mơ cơng ty, tỷ lệ vốn lưu động rịng trên tài sản lưu động, tỷ lệ lợi nhuận giữ trên tổng tài sản, tỷ suất lợi nhuận trước thuế và lãi vay trên tổng tài sản. Kết quả tận dụng hồi quy logistics nhị phân Bayesian cho thấy mức độ kiệt quệ tài chính tăng lên khi địn bẩy tăng lên. Trong khi quy mô công ty, tỷ lệ vốn lưu động ròng trên tài sản ngắn hạn, tỷ lệ lợi nhuận giữ lại trên tổng tài sản cũng như tỷ lệ lợi nhuận trước lãi vay và thuế trên tổng tài sản đều có tác động tiêu cực đến khả năng xảy ra kiệt quệ tài chính.

<i>Bảng 2.1. Tóm tắt kết quả các nghiên cứu thực nghiệm </i>

<b>STT Tác giả Mô tả nghiên cứu Kết quả nghiên cứu </b>

1 Yonas Nigussie Isayas (2021)

Mục tiêu của nghiên cứu này là đánh giá tình trạng kiệt quệ tài chính và các yếu tốt quyết định tình trạng khó khăn của nó trong các công ty bảo hiểm Ethiopia. Bài nghiên cứu đã sử

Kết quả này cho thấy nợ là một thách thức lớn đối với các công ty bảo hiểm trong việc đối phó với tình trạng kiệt quệ tài chính. Các biến còn lại như thanh khoản, tăng trưởng phí bảo hiểm và an toàn vốn có tương quan nghich với kiệt quệ tài chính nhưng ảnh hưởng của

Bài ghiên cứu gồm có 66 mẫu khảo sát được chia thành hai nhóm với mỗi nhóm là 33

Kết quả bài nghiên cứu này cho thấy rằng các biến như: Vốn lưu động ròng, lợi nhuận giữ

</div><span class="text_page_counter">Trang 26</span><div class="page_container" data-page="26">

doanh nghiệp. Nhóm thứ I, nhóm các cơng ty phá sản theo Chương X của Luật Phá sản Hoa Kỳ trong giai đoạn 1946 lợi nhuận, tỷ số đón bẩy, tỷ số khả năng thanh toán nợ và tỷ số hoạt động

lại, thu nhập trước lãi vay và thuế, giá trị thị trường vốn cổ phần, và tỷ lệ doanh thu trên

Nghiên cứu sử dụng dữ liệu hàng năm của 18 công ty sản suất đươc niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán Nigeria (từ năm 2010-2017). Dữ liệu được lấy từ báo cáo tài chính của các cơng ty đã được kiểm toán. Mơ hình được ước tính bằng cách sử dụng bình phương nhỏ nhất thông thường (FMOLS) đã được sửa đổi đầy đủ. FMOLS cung cấp độ chính xác và đáng tin cậy thanh khoản, khả năng sinh lời, địn bẩy và quy mơ doanh nghiệp được ước lượng

Kết quả của FMOLS cho thấy quy mô của cơng ty, tính thanh khoản, lợi nhuận, địn bẩy tài chính, giá cổ phiếu và tăng trưởng doanh thu đều là những yếu tố quyết định cụ thể của công ty cũng như là nguyên nhân dẫn đến tình trạng khó khẳn tài chính trong lĩnh vực sản xuất của Nigeria. Trong đó, địn bẩy tài chính, giá cổ phiếu có tác động cùng chiều đến kiệt quệ tài chính, cịn các biến như tính thanh khoản, lợi nhuận, tăng trưởng doanh thu có tác động ngược chiều đến kiệt quệ

</div><span class="text_page_counter">Trang 27</span><div class="page_container" data-page="27">

cho một cỡ mẫu nhỏ. tài chính điều khiển từ 18 công ty được liệt kê tại PN17, Brusa Malaysia trong khoảng thời gian 8 năm, từ 2009 đến 2016 được phân tích. Ngiên cứu này đã sử dụng báo cáo tài chính từ các biến cụ thể khơng được sử dụng trong mơ hình Altman Z-Scỏe làm yếu tố quyết định khả năng xảy ra kiệt quệ tài chính

Địn bẩy và khả năng sinh lời là những yếu tố quyết định đáng kể đến tình trạng kiệt quệ tài chính. Do đó, dựa trên kết quả thu được, khả năng sinh lời là yếu tố chính ảnh hưởng đến Altman Z-Score và nó tác động cùng chiều đến mô hình kiệt quệ đối với các công ty PN17. Khả năng sinh lời là hệ số cao nhất trong số các biến số khác. Mặt khác, địn bẩy tài chính là yếu tố ít nhất có thể ảnh hưởng đến tỷ lệ Alman Z-Score trong nghiên cứu này cho thấy hệ số hình tính tốn nguy cơ rủi ro tài chính của các công ty dựa trên các thuật toán cây quyết định. Cụ thể, tác giả đã kết hợp và sử dụng các thuật toán ID3, C4.5 để phát triển một mơ hình dự đoán nguy cơ rủi ro tìa chính của các doanh nghiệp.

Tác giả đã đưa ra kết luận rằng sự khác biệt giữa khả năng đáo hạn và khối lượng nợ của một doanh nghiệp có thể giúp dự báo nguy cơ rủi ro tài chính . Trong đó, khối lượng nợ có tỷ lệ thuận tới kiệt quệ tài chính. Tác giả cũng nhận thấy rằng việc đánh giá khả năng đáp ứng nghĩa vụ tài chính của một doanh nghiệp có thể giúp giảm thiểu nguy cơ kiệt quệ tài chính trong tương lai

6 Tinoco Tác giả đã sử dụng mơ hình Kết quả cho thấy tính thanh

</div><span class="text_page_counter">Trang 28</span><div class="page_container" data-page="28">

hàng năm của các công ty niêm yết trong giai đoạn 1980 -2011. Mơ hình ước tính sử dụng kết hợp dữ liệu kế tốn, thơng tin thị trường chứng khoán và các đại diện cho những thay đổi trong môi trường kinh tế vĩ mô

khoản, lợi nhuận giữ lại, quy mô công ty, giá cổ phiếu, khả năng sinh lời đều có ảnh hưởng ngược chiều đến kiệt quệ tài chính trong khi các biến đòn bẩy tài chính, và các biến kinh tế toàn cầu như lãi suất và tỷ giá là các chỉ báo quan trọng trong việc dự báo khó khăn tài 31.000 cơng ty tư nhân của Hy Lạp để điều tra những biến nào ảnh hưởng đến dự đốn về khó khăn tài chính của cơng ty. Dựa trên mơ hình logit nhiều giai đoạn tính đến các

Kết quả bài nghiên cứu cho thấy khả năng sinh lời, đòn bẩy, tỷ lệ lợi nhuận giữ lại trên tổng tài sản, khả năng xuất khẩu của một cơng ty, tính thanh khoản và khả năng chi trả pháp hồi quy Logit, tập trung vào đánh giá tác động của quy mô doanh nghiệp đến hoạt động tài chính và khả năng kiệt quệ tài chính của doanh nghiệp tại Thái Lan

Kết quả cho thấy sự tương quan giữa quy mô doanh nghiệp và khả năng kiệt quệ tài chính của doanh nghiệp là ngược chiều. Ngồi quy mơ, cịn những yếu tố khác như chiến lược kinh doanh, quản lý tài chính, hiệu quả hoạt động…cũng đóng vai

</div><span class="text_page_counter">Trang 29</span><div class="page_container" data-page="29">

trị trong khả năng kiệt quệ tài chính của một doanh nghiệp. 9 Pindado

và cộng sự (2008)

Bài nghiên cứu đã ước tính khả năng kiệt quệ tài chính. Nhóm tác giả đã sử dụng mơ hình hồi quy Logit với biến phụ thuộc là xác suất gây ra kiệt quệ tài chính và các biến độc lập bao gồm tỷ số lợi nhuận giữ lại, tỷ số chi phí tài chính và tỷ số khả năng sinh lời

Kết quả nghiên cứu chpo thấy tỷ số lợi nhuận giữ lại và tỷ số khả năng sinh lời có tác động ngược chiều đến khả năng xảy ra kiệt quệ tài chính, tỷ số chi

Nghiên cứu dự đoán kiệt quệ tài chính của cơng ty bằng mơ hình hồi quy Logit. Với biến phụ thuộc là xác suất xảy ra kiệt quệ tài chính và biến độc lập gồm địn bẩy tài chính, lời nhuận, thanh khoản và tốc độ tăng của dòng tiền

Lợi nhuận, thanh khoản, tốc độ tăng của dịng tiền có tác động ngược chiều với khả năng xảy ra kiệt quệ tài chính. Địn bẩy

Bài nghiên cứu đã áp dụng phương pháp phân tích tương quan, kiểm định Hausman và hồi quy nhị phân nhằm đo lường khả năng xảy ra kiệt quệ tài chính của 606 cơng ty trên thị trường chứng khoán Việt Nam giai đoạn 2010-2015

Kết quả cho thấy tỷ số thanh toán hiện thời, tỷ số nợ càng cao thì xác suất cơng ty rơi vào tình trạng kiệt quệ tài chính càng lớn. Ngược lại, khi quy mô doanh nghiệp càng lớn thì xác suất rơi vào tình trạng kiệt quệ tài chính của cơng ty càng khó xảy ra.

11 Lương Trọng

Bài nghiên cứu đã thu thập dữ liệu bảng của các doanh

Kết quả sau cũng của bài nghiên cứu chỉ có hai biến là có

</div><span class="text_page_counter">Trang 30</span><div class="page_container" data-page="30">

Đức (2012)

nghiệp phi tài chính được niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán Hồ Chí Minh (HOSE), thơng qua bảng cân đối kế toán và báo cáo tài chính của các doanh nghiệp này vào năm 2010. Dữ liệu sau khi chọn lọc với các điều kiện ràng buộc thì chọn lọc được các mẫu phù hợp, bài nghiên cứu sau khi lọc thì cịn lại 252 doanh nghiệp đủ điều kiện.

sự tác động đến khả năng xảy ra kiệt quệ tài chính là biến RAT và LEV, có tác động cùng chiều đến kiệt quệ tài chính. Trong đó RAT là tỷ lệ lợi nhuận giữ lại, LEV là địn bẩy tài chính

12 Bùi và Mai (2021)

Bài nghiên cứu đã thông qua việc tiếp cận từng dòng tiền. Bài nghiên cứu đã sử dụng dữ liệu thông qua báo cáo tài chính đã kiểm tốn của 542 doanh nghiệp phi tài chính để phân tích hồi quy GLS.

Kết quả của bài nghiên cứu cho thấy kiệt quệ tài chính có tác động cùng chiều tới dòng tiền hoạt động đầu tư và dòng tiền hoạt động tài trợ và ngược chiều với dòng tiền hoạt động kinh doanh.

13 Nguyễn và cộng sự (2022)

Bài nghiên cứu đã sử dụng nguồn dữ liệu từ 623 doanh nghiệp Việt Nam trong giai đoạn 2014-2019. Bài nghiên cứu nhận diện các yếu tố bao gồm: đòn bẩy tài chính, quy mơ cơng ty, tỷ lệ vốn lưu động ròng trên tài sản lưu động, tỷ lệ lợi nhuận giữ trên tổng tài sản, tỷ suất lợi nhuận trước

Kết quả tận dụng hồi quy logistics nhị phân Bayesian cho thấy mức độ kiệt quệ tài chính tăng lên khi đòn bẩy tăng lên. Trong khi quy mô công ty, tỷ lệ vốn lưu động ròng trên tài sản ngắn hạn, tỷ lệ lợi nhuận giữ lại trên tổng tài sản cũng như tỷ lệ lợi nhuận trước lãi vay và thuế trên tổng tài sản đều có tác

</div><span class="text_page_counter">Trang 31</span><div class="page_container" data-page="31">

thuế và lãi vay trên tổng tài sản.

động tiêu cực đến khả năng xảy ra kiệt quệ tài chính.

</div><span class="text_page_counter">Trang 32</span><div class="page_container" data-page="32">

<b>CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Mơ hình nghiên cứu và dữ liệu nghiên cứu </b>

<b>3.1.1. Mơ hình nghiên cứu </b>

Để thực hiện nghiên cứu, tác giả đã sơ lược và chọn mơ hình như sau:

<b>Y<sub>i,t</sub> = β<sub>0</sub> + ∑β<sub>i</sub>X<sub>i,t</sub> + ∑β<sub>i</sub>Z<sub>i,t </sub>+∑β<sub>i</sub>C<sub>i,t</sub> + u<sub>i,t </sub></b>

Trong đó,

i là đơn vị chéo thứ i và t là thời gian thứ t; Y<sub>i,t</sub> là biến phụ thuộc;

X<sub>i,t</sub> là biến độc lập (các biến tỷ số tài chính) Z<sub>i,t </sub>là biến độc lập (các biến số thị trường)

C<sub>i,t </sub>là biến độc lập (các biến chỉ báo kinh tế vĩ mô) β<small>i</small>: hệ số hồi quy, β<small>0: </small>hệ số góc của mơ hình, uit: phần dư.

Dựa trên các nghiên cứu về chủ đề “kiệt quệ tài chính” trong và ngồi nước, tác giả nhận thấy số lượng các biến (tài chính, thị trường, vĩ mô) khác nhau ở các bài nghiên cứu trước. Tuy nhiên các nghiên cứu này đều cùng lựa chọn một số yếu tố ảnh hưởng đến “khả năng kiệt quệ tài chính” của các doanh nghiệp niêm yết như các yếu tố tài chính, vĩ mơ và thị trường. Các biến này đều có khả năng thu thập về số liệu và đều có ý nghĩa kinh tế, có tương quan và giải thích được vấn đề nghiên cứu.

Vì vậy tác giả đã căn cứ cơ sở lý thuyết và các bằng chứng thực nghiệm, bài viết căn cứ vào nghiên cứu thực nghiệm của Tinoco và Wilson (2013). Bài nghiên cứu thực nghiệm đã sử dụng hồi quy Logit tập trung vào việc kết hợp các biến số tài chính, thị trường và kinh tế vĩ mô nhằm phát triển mơ hình dự báo kiệt quệ. Qua đó, tác giả đã sử dụng thêm các biến nghiên cứu từ thị trường, vĩ mơ để có thể đánh giá thêm mức độ tác động của các biến này đến mơ hình nghiên cứu.

Mơ hình nghiên cứu có cấu trúc như sau:

<b>FD<sub>i,t</sub> = β<sub>0</sub>+ β<sub>1</sub>OCF<sub>i,t</sub>+ β<sub>2</sub>OCFTL<sub>i,t</sub> + β<sub>3</sub>LEV<sub>i,t</sub>+ β<sub>4</sub>WC<sub>i,t</sub>+ β<sub>5</sub>RETA<sub>i,t</sub>+ β<sub>6</sub>NITA<sub>i,t</sub>+ β<small>7</small>PRICE<sub>i,t</sub> + β<sub>8</sub>ABNRET<sub>i,t</sub>+ β<small>9</small>SIZE<sub>i,t</sub> + β<sub>10</sub>CPI<sub>i,t</sub> + β<sub>11</sub>TBILL<sub>i,t</sub>+ u<sub>i,t </sub></b>

Trong đó,

OCF là dịng tiền hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp OCFTL là dòng tiền hoạt động kinh doanh trên tổng nợ

</div><span class="text_page_counter">Trang 33</span><div class="page_container" data-page="33">

LEV là địn bẩy tài chính WC là tỷ lệ vốn lưu động ròng RETA là tỷ lệ lợi nhuận giữ lại NITA là tỷ lệ lợi nhuận trước thuế PRICE là giá cổ phiếu

ABNRET là tỷ suất sinh lợi vượt trội SIZE là quy mô doanh nghiệp

CPI là chỉ số giá tiêu dùng

TBILL là lãi suất trái phiếu chính phủ

<b>3.1.2. Xác định các biến trong mơ hình nghiên cứu  Kiệt quệ tài chính (FD) </b>

Với biến phụ thuộc rơi vào hai trường hợp 0 – doanh nghiệp khơng rơi vào tình trạng kiệt quệ tài chính và 1 – doanh nghiệp rơi vào trình trạng kiệt quệ tài chính. Trong các nghiên cứu trước đây, điển hình là nghiên cứu “How costly is financial not economic distress? Evidence from highly leveraged transactions that became distressed” của Andrade and Kaplan (1998) đã xác định một doanh nghiệp rơi vào kiệt quệ tài chính khi ngay tại năm quan sát có EBITDA bé hơn chi phí lãi vay. Bên cạnh đó, trong bối cảnh thị trường chứng khốn Việt Nam cịn non trẻ - chỉ trải qua trên dưới 20 năm tuổi, vì vậy số doanh nghiệp nghiệp phá sản, kiệt quệ tài chính là rất ít. Cho nên, tác giả đã xác định một

<b>doanh nghiệp rơi vào kiệt quệ tài chính (biến phụ thuộc ghi nhận giá trị khi EBITDA < Chi phí lãi vay. </b>

<b> Dịng tiền hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp (OCF) </b>

<b> </b> Dòng tiền hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp (OCF) được tính bằng cơng thức như sau:

Dòng tiền từ hoạt động kinh doanh đóng vai trị quan trọng nhất trong báo cáo lưu chuyển tiền tệ do nó phản ánh khả năng sinh lời từ hoạt động kinh doanh cốt lõi của doanh nghiệp. Dịng tiền này quan trọng vì nó cho thấy khả năng của doanh nghiệp tạo ra nguồn lực tiền mặt nội tại để đáp ứng các nhu cầu như thanh toán nợ, phân chia lợi nhuận cho các cổ đông, và tăng cường đầu tư. Dòng tiền từ hoạt động kinh doanh thực sự là

</div><span class="text_page_counter">Trang 34</span><div class="page_container" data-page="34">

dịng tiền mà cơng ty thực sự nhận vào và chi ra trong quá trình hoạt động kinh doanh hàng ngày, không phải là các chỉ số lưu chuyển tiền tệ được ghi chép trong sổ sách theo quy định kế toán. Chú ý rằng việc chú trọng vào dòng tiền từ hoạt động kinh doanh là quan trọng vì nó liên quan trực tiếp đến việc sản xuất và kinh doanh chủ đạo của doanh nghiệp. Ngay cả sự chênh lệch nhỏ trong tỷ trọng của dòng tiền từ hoạt động kinh doanh so với các dịng tiền khác cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo đáng kể đối với nhà đầu tư, nhấn mạnh tầm quan trọng của việc quản lý nguồn lực tiền mặt từ hoạt động kinh doanh cốt lõi.

Theo Phạm Thị Hồng Vân (2005), "Dòng tiền là mối quan tâm của tất cả doanh nghiệp, vì nguy cơ dễ dàng dẫn đến khó khăn trong thanh tốn của doanh nghiệp là do sự mất cân bằng giữa dòng tiền thu vào và dòng tiền chi ra". Dòng tiền hoạt động kinh doanh thể hiện khả năng tạo tiền của công ty, đây được xem là nguồn lực tài chính từ nội lực để cơng ty có thể thực hiện nghĩa vụ với các cổ đông và chủ nợ. Trong nghiên cứu, tác giả sử dụng tỷ lệ dòng tiền hoạt động kinh doanh trên doanh thu thuần vào nghiên cứu, với giả thuyết như sau:

<i>Giả Thuyết H<sub>1</sub>: Các cơng ty dễ rơi vào tình trạng kiệt quệ tài chính thường có dịng tiền hoạt động kinh doanh thấp. Dấu kỳ vọng của tác giả là nghịch chiều (-) giữa biến này tới biến phụ thuộc FD. </i>

<b> Dòng tiền hoạt động kinh doanh chia tổng nợ (OCFTL) </b>

Dòng tiền hoạt động kinh doanh chia tổng nợ (OCFTL) được tính bằng cơng thức như sau:

Thay vì sử dụng bảng cân đối kế tốn để đo lường khả năng trả nợ, tác giả nhấn mạnh sự quan trọng của việc đo lường thông qua dòng tiền. Đặc biệt, tác giả chú trọng vào khả năng thanh khoản của dòng tiền thực vào được từ các hoạt động kinh doanh sản xuất. Việc đề cao khả năng thanh tốn của dịng tiền thực này là điều đáng chú ý. Như những lập luận trước đó về dịng tiền, tỷ lệ dịng tiền từ hoạt động sản xuất kinh doanh trên tổng nợ thể hiện khả năng của doanh nghiệp đảm bảo cho các khoản nợ thơng qua dịng tiền thực tế được tạo ra từ hoạt động kinh doanh sản xuất. Dựa theo nghiên cứu của Ohlson (1980), Tinico & Wilson (2013), tác giả đưa ra giả thuyết thứ hai.

</div><span class="text_page_counter">Trang 35</span><div class="page_container" data-page="35">

<i>Giả thuyết H<small>2</small>: Các cơng ty ít có khả năng rơi vào tình trạng kiệt quệ tài chính thường có tỷ lệ dịng tiền hoạt động kinh doanh chia tổng nợ cao. Dấu kỳ vọng của tác giả là nghịch chiều (-) giữa biến này tới biến phụ thuộc FD. </i>

<b> Địn bẩy tài chính (LEV) </b>

Địn bẩy tài chính (LEV) được tính theo cơng thức như sau:

Biến này cho thấy mức độ sử dụng nợ để tài trợ cho tài sản của doanh nghiệp. Brealey và Myers (1980) đã nhấn mạnh rằng đòn bẩy tài chính có thể có tác động đến giá trị của doanh nghiệp và doanh nghiệp nên xem xét các chi phí tài chính và rủi ro để có thể lựa chọn cho doanh nghiệp một cấu trúc tài chính tối ưu nhất. Địn bẩy tài chính có thể tăng cường việc giải quyết các vấn đề thông tin không đối xứng giữa doanh nghiệp và nhà đầu tư (Harris và Raviv, 1990). Thơng qua mơ hình hồi quy Logit, Masdupi và cộng sự (2018) cũng đã xác nhận rằng địn bẩy tài chính có tác động tiêu cực lên kiệt quệ tài chính của các doanh nghiệp niêm yết tại Indonesia.

<i>Giả thuyết H<sub>3</sub>: Các cơng ty dễ rơi vào tình trạng kiệt quệ tài chính thường có địn bẩy tài chính cao. Dấu kỳ vọng của tác giả là cùng chiều (+) giữa biến này tới biến phụ thuộc FD. </i>

<b> Tỷ lệ vốn lưu động ròng (WC) </b>

Tỷ lệ vốn lưu đổng rịng (WC) được tính theo cơng thức như sau:

Tỷ lệ vốn lưu động ròng là chỉ số thường được sử dụng khi nói về mặt thanh khoản của một doanh nghiệp. Theo các nghiên cứu của Altman, (1968), Ohlson (1980), thì các tác giả đều kết luận rằng chỉ tiêu tính thanh khoản các tác động ngược chiều đến khả năng xảy ra kiệt quệ tài chính. Khi tài sản của doanh nghiệp có khả năng thanh tốn cho các khoản nợ vay, sẽ giúp doanh nghiệp không bị rơi vào trạng thái mất thanh khoản. Theo Beaver (1966), nhà nghiên cứu đã xác định chỉ tiêu khả năng thanh tốn hiện hành có tác động quan trọng trong việc dự đốn kiệt quệ tài chính của doanh nghiệp. Từ đó, các nhà đầu tư và chủ nợ sẽ không giảm giá trị doanh nghiệp xuống, không tạo nên rủi ro kiệt quệ

</div><span class="text_page_counter">Trang 36</span><div class="page_container" data-page="36">

tài chính cho doanh nghiệp. Vì vậy trong bài nghiên cứu, tác giả đã lựa chọn tỷ lệ vốn lưu động ròng trên tài sản ngắn hạn để nghiên cứu, với giả thuyết như sau:

<i>Giả thuyết H<sub>4</sub>: Các cơng ty ít có khả năng rơi vào tình trạng kiệt quệ tài chính thường có hệ số vốn lưu động rịng trên tài sản ngắn hạn cao. Dấu kỳ vọng của tác giả là ngược chiều (-) giữa biến này tới biến phụ thuộc FD. </i>

<b> Tỷ lệ lợi nhuận giữ lại (RETA) </b>

Tỷ lệ lợi nhuận giữ lại (RETA) được tính theo công thức như sau:

Lợi nhuận giữ lại là số thu nhập rịng (sau thuế) mà cơng ty giữ lại sau khi chia cổ tức cho các cổ đông. Ở đây, lợi nhuận giữ lại mang lại một số lợi ích quan trọng cho doanh nghiệp. Thứ nhất, là để phòng ngừa các trường hợp xấu xảy ra, việc duy trì lợi nhuận giữ lại giúp doanh nghiệp duy trì tính thanh khoản, giảm thiểu rủi ro và có khả năng phản ứng linh hoạt đối với các tình huống đột ngột khơng đốn trước được trong tương lai. Thứ hai, đối với các giao dịch, lợi nhuận giữ lại cung cấp nguồn tài chính để hỗ trợ cho các hoạt động kinh doanh thường xuyên của công ty. Thứ ba, lợi nhuận giữ lại cho phép doanh nghiệp tích trữ lượng tiền mặt để tận dụng cho các cơ hội đầu tư, đặc biệt khi tồn tại vấn đề khơng cân xứng thơng tin có thể làm tăng các chi phí tài trợ từ bên ngồi, từ đó dẫn đến việc bỏ lỡ các cơ hội đầu tư. Cuối cùng, là đối với thuế, lợi nhuận giữ lại có thể là lựa chọn hấp dẫn hơn là trả cổ tức, giúp tránh thuế trên cổ tức.

Như đã được đề cập trước đó, tác giả đã đề xuất sử dụng tỷ lệ lợi nhuận giữ lại trên tổng tài sản. Nghiên cứu của Edward I. Altman (2000) đã hỗ trợ giả thuyết này và đưa ra nhận định rằng những nhà đầu tư ở hiện tại thì sẽ có nhiều thơng tin hơn so với những nhà đầu tư mới tham gia vào, từ đó làm cho chi phí của nguồn vốn mới trở nên đắt đỏ hơn so với nguồn vốn ở hiện tại. Do đó, việc sử dụng nguồn tài trợ từ lợi nhuận giữ lại có thể là lựa chọn ưu tiên và giúp giảm khả năng doanh nghiệp rơi vào tình trạng kiệt quệ tài chính.

<i><b>giữ lại trên tổng tài sản thấp. Dấu kỳ vọng của tác giả là ngược chiều (-) giữa biến này tới biến phụ thuộc FD. </b></i>

<b> Tỷ lệ lợi nhuận trước thuế (NITA) </b>

Tỷ lệ lợi nhuận trước thuế (NITA) được tính theo cơng thức như sau:

</div>

×